SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 4

PHẦN 2

Lại nữa trở xuống là trì phạm bất định, tức là hòa hợp hai môn trước, trì thì trì đủ mười giới, phạm thì phạm đủ mười giới, cho nên nói một bề. Nay hợp xếp thì bốn trước trong mười thuộc về giới, sáu sau thuộc về thừa. Thừa giới giao nhau bốn câu phân biệt. Nêu hai câu đều thuộc hai môn trước, hai câu giao lạc thuộc ý trong đây, cho nên nói bất định. Cho nên bốn câu này văn bốn nghĩa hai, ý ở đều trì, vì chẳng phải hiển. Cho nên lại nói: Nói nghĩa hai tức là Thừa và Giới. Nếu nói chung trở xuống là muốn nói bốn câu. Trước xếp chung riêng. Nếu nói mười pháp chung gọi là giới như trước đã nói, tức đạo định v.v… cũng gọi là giới, cũng có thể mười pháp gọi chung là Thừa, đều hay động xuất, nghĩa là bốn giới trước giúp ra khỏi ba đường. Muốn phân bốn câu phải từ nghĩa riêng, cho nên bốn trước là giới, sáu sau là thừa, đều phân ra ba phẩm để đối hoãn cấp (chậm gấp). Lại có thể giới phước đối nhau để làm bốn câu. Không giới có phước như Vương gia tượng (voi của nhà vua), có giới mà không phước như Tỳ-kheo khất thực, không được, giới phước đầy đủ như Tỳ-kheo thọ cung, không phước không giới như chó đói quỉ đói. Lại đem phước tuệ có không cùng làm bốn câu, là câu phải đủ hai nghiêm phước tuệ, thừa giới đều gấp. Sự lý không dấu vết, sự tức bốn trước, lý tức sáu sau. Người viên một đời có nghĩa vượt lên Mười địa. Nên nói một đời sẽ được. Ngài Nam Nhạc nói: Một đời trông vào Đồng luận chỉ thanh tịnh sáu căn. Lại nói: Tu bốn hạnh An lạc, một đời được vào sáu căn. Chậm nhất là chẳng ngoài ba đời, nếu vì tiếng khen lợi dưỡng thì nhiều kiếp chẳng được. Hoa Nghiêm Lợi Độn Căn, chỉ là người Biệt viên mà thôi. Trong đó phẩm số y cứ thuyên lượng trước mà nói rất dễ thấy. Câu kế là chẳng đều gấp. Như Đại Kinh nói: Thà làm thân đường ác mà được nghe pháp, trọn chẳng thân trời người mà chẳng được nghe pháp. Nghe pháp thì sanh tử có hạn kỳ, còn trời người hoặc lui sụt thì vào đường ác. Văn từ cực trọng mà nói cho nên nói đều là bị nuốt. Năm thân đều là phá, thân nghiệp đều thiếu. Giống xưa vẫn còn hay chuyên lý giới. Vì lợi căn cho nên hoặc sẽ được đạo. Cho nên gượng ở thừa chậm giới gấp trong câu thứ ba nói chấm đơn, là y cứ Phật còn tại thế, nếu giáo đến cõi này thì biết mà chẳng thấy hai chữ chấm đơn e là viết lầm. Quyển mười dẫn là Pháp sư Chấn Đán Châu giải thích rằng: Phương Đông thuộc Chấn, là phương mặt trời mọc, nên nói Chấn Đán. Tân-bà-sa gọi là Chi-Na, Tây Vực ký gọi Chi-Na, tiếng xứ này đều là Chấn Đán, Chân Đơn giống nhau. Cho nên biết đều thuộc tiếng Phạm. Ba ức v.v…, là Đại luận quyển mười một nói Xá-vệ có chín ức nhà, ba ức thì mắt thấy Phật, ba ức thì tai nghe mà chẳng thấy, ba ức thì chẳng nghe chẳng thấy, huống chi mê đắm vui cõi trời và sanh chỗ nạn Bắc châu và ba đường ác thêm trời Trường thọ và Thế trí biện thông, sanh trước Phật, sau Phật, các căn chẳng đủ, đó là tám nạn. Thí như trở xuống là nêu thí dụ để giải thích nghi. Nghi rằng: Đã chẳng gặp Phật đâu cần giữ giới này. Nên thí dụ để giải thích rằng: Mong được ân xá, ân xá là gặp Phật nghe pháp. Xưa không tu thừa, không có duyên nghe pháp, ở trong ba cõi cũng như bị nhốt trong ngục. Giới thiện như tiền của, nghiệp đạo như sức lớn, được thân trời người như mạng chưa chết, hoặc gặp Phật pháp như được ân xá, sợ ở tại trời người cũng chẳng thọ hóa nên lại chê bai rằng: Nếu chẳng tu thừa thì không bao giờ gặp Phật, trời người phước hết lại đọa ba đường. Cho nên nước tu thừa chẳng thể thiếu. Hành giả trở xuống là trong xem xét nói rằng: đây là quyền đến dẫn thật. Đã giới chậm thừa gấp thì đọa vào ba đường ắt là Bồ-tát pháp thân đồng loại dẫn dắt. Cho đến cũng là thừa giới đều chậm sau là chủng dụ. Nếu tế trở xuống là giáo xếp nhân quả, bốn giáo nói nhân, là xưa tu bốn giáo, quán trí khác nhau xem là thừa chủng. Nay trải năm vị được đạo khác nhau để nói quả ấy.

Bốn là nói Sám tịnh. Trước lại nêu lời hỏi. Đã phạm sự lý sám pháp thế nào? Nếu phạm trở xuống là đáp. Trước đáp sám khinh. Luật văn từ thiên thứ hai trở xuống đều có Hối pháp. Sám thành giới tịnh chỉ quán mới sáng, đâu có khiến khinh giới chuộng lý. Nếu trong phạm sự tội trọng trở xuống nghĩa là ái thành thì phạm trọng. Chẳng chỉ cải quán hay diệt tội sâu, phải y Tam-muội gác sự phụ lý và quán tướng mà trị mới được thanh tịnh. Đây trở xuống là nói nghịch thuận mười tâm tức là phương pháp sám hối, nên nói lại nói. Kế lý quán trở xuống là nói nhân kiến giải tịch chưa đến thân miệng chẳng gây tội nặng nhẹ, cũng chẳng phải dùng bốn thứ Tam-muội. Chỉ chuyển quán khiến chánh, kiến tâm tự mất. Tịch chưa bày ở người ngoài cho nên chỉ cúi đầu tụ trách. Nếu kiến nặng thì lại ở quán tâm tu sám. Đã nói phạm trọng chẳng riêng quán tâm. Nói quán tâm là thực hành sự sám phải nhờ quán tâm, nếu quán không tâm thì tội nặng không hết. Lấy quán làm chính nên nói ở trong quán tâm dẫn Quán Định Thắng Diệu, của Phổ Hiền ắt sự lý hợp làm mới nói được sự trước. Phương Đẳng nói đẳng là nếu trái ba qui mà qui về Tà sư Tà pháp Tà chúng mà phá năm giới cho đến hai trăm năm mươi giới tội trọng liền thành người Phật pháp chết, nhân sám giới còn nên nói sống lại. Ngài Nam Sơn cũng lập Vô sanh sám pháp nêu chung ba thứ: Một là các pháp tánh không, vô ngã. Lý này chiếu tâm gọi là Tiểu thừa; hai là các pháp Bổn tướng là không chỉ tình vọng thấy, lý này chiếu dụng thuộc về Tiểu Bồ-tát; ba là các pháp ngoại trần xưa nay không thật. Lý này sâu mầu, chỉ ý duyên biết là chứng hạnh của Đại Bồ-tát, quả Phật. Nam Sơn văn này tuy tức có cứ, song thứ nhất xếp là Tiểu thừa. Tiểu thừa lại không có Lý sám tội trọng, huống chi vị này đã cách sơ tâm. Thứ hai thứ ba thuộc Bồ-tát và quả Phật. Phàm phu muốn y tâm ra làm thì không có chỗ. Nay ở chỗ lập mà nói thẳng kẻ phàm hạ muốn dụng Đại thừa sám hối tội trọng thì phải y vào Phương Đẳng và quán Phổ Hiền v.v… Cho nên Nam Sơn quán vị quá cao sơ tâm không có phần. Vị cao mà không tội thì đâu cần nêu. Nếu người trở xuống là nói lâu xa chẳng ngoài quá khứ, hiện tại. Nếu vận mười tâm tới cùng đối với ở vô thỉ vô minh điên đảo thì tội nào chẳng nêu. Lại đời có người ngu. Nói tâm vô sanh, các pháp cũng không, lại gây tội mới. Phàm tạo tội phải nương ba độc. Người chân vô sanh phước còn chẳng làm, huống chi là tội ư? Vì tội và phước đều thuận sanh tử. Nói sám hối, như Đại Kinh quyển mười bảy Kỳ-bà-bảo Xà Vương (vua A-xà-thế) rằng: Tu một tâm lành hay phá trăm muôn hạt giống ác, như chút Kim cương phá được núi Tu-di, cũng như mồi lửa nhỏ đốt thiêu tất cả, như chút thuộc độc giết hại chúng sanh, chút điều thiện nhỏ cũng như thế, phá hoại điều ác lớn. Tuy gọi thiện nhỏ thật ra là lớn. Vì nghĩa ấy nên cần phải sám hối. Sám hối chỉ là ba nghiệp thiện. Văn trong đây lập hai mươi nghĩa phân ba hai, ý có xa gần nói ba, hai: Một là nghịch thuận, hai là ái kiến, ba là sự lý. Nghịch thuận là công năng, ái kiến là nhân phạm, sự lý là chỗ hiển. Nói xa gần, gần là lại tịnh, xa là hẹn chánh hạnh. Trong đó trước nêu mười tâm thuận lưu từ tế đến thô, trước do một niệm vô thỉ vô minh, cho đến thành tựu một tội Đơn đề. Kế mười tâm nghịch lưu thì từ thô đến tế, nên trước ngược phá một tội đơn đề, cho đến mới đạt vô minh tánh không. Trước trong thuận lưu, kiến ái đồng là từ tế đến thô, thuận ở sanh tử. Cho nên thuận lưu đồng lập một môn, đến nghịch lưu mới phân ra ái kiến. Trước trong thuận lưu nói Lỗ ấp v.v… là dáng không mắc cỡ chẳng thuận. Kế ấy là trở xuống là tổng kết và nói ý tới. Kế nghịch lưu có hai: Một là ái, hai là kiến. Về ái, trước chánh tín nhân quả, sằng là hiện. Than ôi không câu móc. Than ôi là kinh ngạc. Như xưa ta là kẻ không biết mắc cỡ mà nay lại tự hổ thẹn. Xưa không tin câu móc đến nỗi gây ra tội trọng. Như voi điên không câu móc chẳng thể khống chế, nay dùng câu móc hổ thẹn mà móc con voi không biết mắc cỡ. Cho nên Đại Kinh có hai Bạch pháp cứu được chúng sanh: Một là Tàm, hai là Quí. Tàm là tự chẳng gây tội, quí là phát lồ với người. Lại tàm là trong tự hổ thẹn quí là chẳng xúi người khác làm. Tàm là người, quí là trời v.v… các giải thích khác nhau. Nếu không biết hổ thẹn thì gọi là súc sanh (ngàn năm), là lời thế tục nói: Một khi mất thân người thì muôn kiếp chẳng được lại. Ba cõi đường dài phải dùng muôn hạnh mà làm lương khô, bể sanh tử rộng phải dùng trí tuệ làm thuyền bè. Cho nên phải sợ vô thường mà dự bị lương khô, dự bị thuyền bè. Một khi nhắm mắt thì phải cậy nhờ ai. Nên nói an ký pháp vô thường này Hiền thánh bỏ đi, không phải cậy nhờ, không có mẹ để cậy, không cha có thể nhờ. Không thể sanh lớn gốc lành xuất thế, gọi là không cậy nhờ. Niên sự vừa đi v.v…, ký niên sự mà làm ngữ đoan. Nói phong đao, là mạng người sắp dứt sẽ bị gió tán nghiệp lực tháo bỏ, như tháo bỏ ống dọct lò rèn, khiến dứt gió không tiếp tục nữa. Như tháo bỏ móc câu khiến máu không lưu chung, như tháo bỏ cơ quan khiến con rối không còn cử động, như tắt đuốc thì hơi nóng không còn, như tháo bỏ phôi khí thì khiến thịt xương chia lìa. Bốn đại đã phân phải gặp tro than. Vì sao khoanh tay chẳng tu gốc lành? Như dã can, Đại luận quyển hai mươi ba nói thí như Dã can ở trong rừng nương theo sư tử cọp beo mà ăn thịt thừa để tự nuôi sống. Nửa đêm vắng lặng nhảy rào vào nhà người tìm thịt chẳng được, trốn ngủ chẳng thức, nửa đêm sợ sệt không biết tính sao, muốn dậy đi mà sợ bị bắt, sợ quá hèn giả chết nằm dưới đất. Mọi người tới xem, có người nói tôi cần cái tai dã can, liền cắt tai. Dã can nghĩ cắt tai tuy đau mà còn sống. Kế một người nói tôi cần cái đuôi, lại tự nghĩ cắt đuôi là việc nhỏ. Kế một người nói tôi cần răng. Dã can tự nghĩ: Người cần lấy càng nhiều, nếu lấy đầu ta hẳn là khó sống, liền vùng dậy dùng hết sức lực mà phóng chạy thì liền thoát. Người tu tâm cầu thoát khổ nạn cũng giống như thế. Trẻ chẳng tu như mất đuôi, bệnh chẳng tu như mất răng chẳng lẽ đợi đến chết thì như mất đầu, vì lúc già bệnh còn dài rộng có thể sai hẹn, khi chết đến không có chỗ cậy nhờ. Như vua A-luân-kha v.v… Đại luận quyển hai mươi nói trong cung vua A-dục thường cúng dường sáu muôn vị La-hán. Vua A-luân-kha là vua A-dục mỗi khi thấy tăng chúng nhận vua cúng dường thì hỏi có đức gì mà được vua luôn cúng dường. Vua nói tuy nhận mà thường quán vô thường thì đâu có rãnh mà tham nhiễm. Người em chẳng tin. Vua muốn điều phục bèn thầm sai người bàn việc cướp ngôi lên làm vua. Vua anh bắt được liền hỏi nước mà có hai vua à? Bèn muốn giết đi, lại ra lịnh: Cho làm vua bảy ngày, sau đó thì giết. Trong bảy ngày mặc tình hướng năm dục. Một ngày trôi qua bèn khiến Chiên-đà-la lắc chuông báo rằng: “Một ngày đã qua còn sáu ngày nữa sẽ chết!” Như thế hết ngày thứ bảy thì lắc chuông báo: Bảy ngày đã qua hôm nay phải chết. Vua anh hỏi làm vua có thích không. Vua em nói tôi đều chẳng thấy chẳng nghe chẳng biết. Vì sao thế? Vì Chiên-đà-la hằng ngày lắc chuông lớn tiếng báo ngày sắp chết. Tuy làm vua được hưởng năm dục nhưng vì quá lo sợ nên chẳng nghe chẳng thấy v.v…! Cho nên phải biết vui nhiều mà sức yếu. Nếu người khắp mình được vui, một chỗ châm kim, thì các vui đều dứt, một biết cái đau. Vua anh nói Tỳ-kheo cũng như thế. Chỉ quán vô thường khổ, không, vô ngã, đâu rảnh mà tham đắm việc cúng dường mà phá ngược tâm, chẳng sợ đường ác. Nghĩ đọa đường ác như nghe tiếng chuông báo không lâu sẽ bị đứt đầu. Kinh Pháp Cú nói: Xưa có Thiên đế (vua trời) biết chết rồi sẽ sanh làm lừa, buồn khổ không thôi, bảo rằng người cứu khổ ách chỉ có Phật. Liền đến chỗ Phật đảnh lễ, khi chưa đứng dậy thì đã sanh vào thai lừa, bèn bứt dây mà đạp phá nát đồ vật, chủ đánh bị hư thai, bèn trở về thân Thiên đế. Trong lúc tự vẫn đã qui y Tam bảo nên tội hết. Thiên đế nghe xong thì được Sơ quả. Cho nên tạm qui y mà còn phá được tâm đường ác. Phát lồ là Đại Kinh quyển mười bảy nói: Người trí có hai: Một là tánh chẳng làm ác, hai là phát lồ với người khác. Người ngu cũng có hai: Một là làm tội, hai là che giấu tội. Bệnh bên ngoài của ngọc là vết, bệnh bên trong của ngọc là dấu. Cho nên có thể lấy thí dụ cho hai lỗi ẩn hiển, nếu che giấu dấu vết thì gọi là không biết hổ thẹn. Giặc độc cỏ ác v.v… nếu phát lồ, như kiểm thâu giặc khiến không lẩn trốn, như đốn chặt cây độc nếu để còn thì ác lớn, như cắt cỏ dại, nếu để còn thì mọc đầy. Căn lộ v.v…, phàm tội do tâm che giấu nếu phơi bày tâm che giấu thì như chặt cây bày rễ, dứt dòng chận nguồn, thì cây khô dòng hết. Nếu che giấu, tội là nhân ác, che thì chẳng hết, người che giấu tội thành người bất lương. Lương là thiện. Ca-diếp v.v… Phật tùy cơ nghi quí ở chỗ diệt tội, hoặc riêng từng người hoặc chúng đông mà không có thường khoa, Đại Kinh quyển mười bảy nói: Che giấu là lậu, chẳng che giấu là vô lậu. Nếu làm tội mà chẳng che giấu thì sẽ yếu mỏng dần. Ngoài ra hạnh pháp v.v… là trừ Phương Đẳng Đầu-đà ngoài ra các kinh như Bát-chu, Chiêm-sát, Kim Quang Minh cho đến tăng thường sáu thời hành nghi, chẳng nói hướng về người phát lồ tức là loại ấy. Như che giấu có ung nhọt là làm tội, chưa phát lồ thì như che giấu ghẻ nhọt, gây báo đời sau thì như lúc chết. Nếu quả quyết là một, khi sám hối rồi thì sẽ sanh tưởng quyết định được chỗ không lỗi, gọi là quả, quả là dám. Cho nên phải dứt hết không để nối tiếp. Như mới phạm, trước phạm đã tha tái phạm thì khó dung. Cho nên tội trọng phạm thì khó mất. Cho nên phải biết dứt tâm nối tiếp. Cho nên ói ra sám hối rồi lại phạm thì như nuốt vào. Như Luận nói: Đã bỏ vui năm dục, bỏ hẳn không đoái hoài, vì sao lại muốn như người ngu thích ăn đồ ói mửa. Phát tâm Bồ-đề, nếu ngay đây hết tội cần gì phải phát tâm. Như tăng trong Tiểu thừa có hai lần sám tội thì trái với tội cảnh vô thỉ chẳng khắp như diệt tội quá tiểu giáo quyền văn đều do chẳng phát tâm Bồ-đề. Lại Tiểu thừa sám chỉ gọi để trách chẳng vì hộ khác nên không có lý thường, vì trái đây mà phát tâm Bồ-đề. Các thứ khác như văn nói. Tu công đức để bồi bổ lỗi, là từ vô thỉ làm tội sẽ khắp ba nghiệp, khắp nên lại nối tiếp, nối tiếp nên càng nặng. Cho nên nay tu công đức để bồi bổ lỗi xưa, cần phải ba nghiệp đều vận, niệm niệm tiếp nối cố gắng không thôi. Chẳng dời đổi, là tội xưa sâu rộng như biển, ba nghiệp chỉ vận như núi, không phải vận núi ba nghiệp đâu lấp biển ba lỗi. Thắng-man nói v.v… là khiến hiện pháp chẳng mất gọi là giữ gìn chánh pháp, nhóm họp thuốc pháp không nhàm chán gọi là nhiếp thọ chánh pháp. Gần gũi bạn ác, v.v… là vì bạn xấu phá hoại gốc lành Bồ-đề của người. Đại Kinh quyển hai mươi nói: Như voi dữ chỉ phá hoại được thân thúi bất tịnh, còn bạn xấu thì phá hoại tịnh thân, nhục thân, pháp thân đến ba đường chẳng đến ba đường. Thân oán pháp oán cũng giống như thế. Niệm vô ngại từ v.v… là từ năng thuận vật, là bạn lành của ta trái với ngày xưa gần gũi kẻ ác. Trí phá được tà dắt ta tránh mê trái với ngày xưa tin lời kẻ ác nói. Hiểu rõ tham sân si đến cầu ta chẳng thật có, là xưa từ vô trụ khởi ngã kiến cho đến tham sân, nay tham sân đến chỗ vô trụ cội gốc đã mất thì nhánh lá cũng rụng hết. Trong đây chấp không phải thần ngã, chỉ là vô thỉ vọng chấp giả danh. Nói môn Tịch tịnh, do quán tâm nên chung đến vắng lặng. Cho nên các tâm là môn Tịch tịnh. Trong kinh lại nói vì bày vắng lặng nên các tâm rất dễ thấy vắng lặng, như nhân ngón tay chỉ thấy chỗ đến, cho nên Kinh Bảo Khiếp quyển thượng chép: Văn-thù-sư-lợi ở phương Đông nước Trang Nghiêm, Phật tên Quang Tướng, hiện đang nói pháp, có vị Đại Thanh văn tên là Trí Đăng, nhân Văn-thù hỏi mà làm thinh không đáp, Phật ấy bảo Văn-thù rằng: Hãy nói pháp môn giúp các chúng sanh được đạo Vô thượng. Văn-thù đáp rằng: Tất cả các pháp đều là môn Tịch tịnh hiện bày vắng lặng. Lúc đó, có Bồ-tát Pháp Dõng hỏi Văn-thù-sư-lợi rằng: Các điều Như lai nói ra và tham, sân, si là Môn Tịch tịnh chỉ bày vắng lặng chăng? Văn-thù hỏi lại rằng: Ba độc từ đâu khởi. Đáp: Khởi do vọng niệm. Vọng niệm trụ ở điên đảo, điên đảo trụ ở ngã sở, ngã sở trụ ở thân kiến, thân kiến trụ ở ngã kiến, ngã kiến thì không chỗ trụ. Như thế ta thấy mười phương suy cầu đều chẳng thật có. Vì nghĩa ấy nên ta nói các pháp đều là môn Tịch tịnh. Trong đây toàn dùng văn kinh ấy ý chỉ nói lược, so rất dễ thấy. Kinh Niết-bàn nói: Nói là Đại Kinh có bốn pháp làm nhân Niết-bàn: Một là gần gũi bạn lành, hai là lắng nghe chánh pháp, ba là suy nghĩ nghĩa ấy, bốn là đúng như lời nói mà tu hành. Nếu nói siêng tu khổ hạnh là nhân duyên gần của Đại Niết-bàn, thì không có việc đó. Kế sám kiến tội, vì kiến trở xuống là chỉ mười tâm thuận dòng ở trước. Tâm thuận dòng ở trước ái kiến cùng nêu, cho nên nay sám kiến còn nhắc lại thuận lưu, lại chỉ nêu trước. Hướng vận trở xuống là phân biệt khác tâm ái, tâm ái nghịch lưu đều là phụ sự. Ái thuộc Độn sử gọi là Độn sử tội không phải nói tội diệt thì Độn sử hết, vì tội ái ấy (nhờ) sự mà sanh. Cho nên phụ sự sám. Thấy (kiến) trái lý khởi sám cũng là phụ lý. Nếu sám tội trọng cũng phải làm nên nói khởi trọng phiền não phải phụ dùng sự trợ. Bổ thuốc như suy lý, sự trợ như ba đậu, thì sự lý đều có bàng chánh. Một phiên phá trở xuống là chánh giải thích, cũng từ thô đế tế. Nói kẻ chẳng tin tức là tâm nhất xiển-đề do thân kiến khởi, cho nên ngầm chỉ giúp biết khổ tập, là sao, là do thân kiến nên có tám mươi tám, vì tập thành nên chiêu vời khổ, đủ như quyển năm đã giải thích. Như Uất-đầu v.v… là Đại luận quyển hai mươi chín nói: Được định phi tưởng có năm thần thông, hằng ngày bay vào cung vua ăn, vua cùng phu nhân theo phép nước mà đảnh lễ dưới chân. Do chạm chân nên dục phát mà mất thần thông, nên xin xe về núi và tu lại năm chung. Một tâm chuyên chí đến được định, vì ở gần rừng ao bị các chim cá làm ồn ào, do đó phát lời thề nuốt hết cá chim. Sau như từ đầu mà được định phi tưởng sanh phi tưởng xứ. Báo hết rồi vì lời thề xưa mà đọa làm con chồn bay. Bà-sa nói: Con chồn bay rộng năm mươi do-tuần, hai cánh cách nhau năm mươi do-tuần, thân lớn năm trăm do-tuần giết hại chúng sanh trên không dưới đất đều không thoát được. Phát nguyện ác là tập, làm thân chồn bay là khổ. Tu-bạt được định phi tưởng, là trước được định này trong hội Niết-bàn, ở vị lai đến chỗ Phật bị Phật quở tuy không có thô tưởng mà có tế tưởng, qui tâm thọ đạo được quả A-la-hán. Văn nay dẫn chỗ chưa được đạo, Trường Trảo cũng như thế, khởi chấp, Phật quở mà được quả A-la-hán. Đến quyển năm lược nêu duyên khởi. Cao Trứ v.v… tức là Uất-đầu-lạm-phất v.v… Tu-bạt v.v… ở trong ngoại đạo là người học cao. còn chẳng bằng là bác bỏ các người cận đại chấp kiến vá các ngoại đạo yếu kém, còn chẳng bằng Lam-phất mà nói là chân đạo ư? Đã chẳng biết khổ tập, nói không có bốn đế. Từ người ấy trở xuống là nói không có mười hai duyên diệt, chỉ có vô minh đến già chết, nên nói đâu có vắng lặng. Nếu có trở xuống là bác bỏ ngược chỉ có vô minh mà không có vô minh diệt v.v… Thân biên tà kiến việc ấy rất dễ biết. Năm lợi trước đã nêu giới kiến hai sử, ba thứ kia so lời nói cũng rất dễ thấy là sao? Là khởi kiến y sắc tức sắc ấm, lãnh nạp ở kiến, giữ hình ảnh thấy được, khen thì mừng, chê thì giận, hiểu rõ ở kiến năm ấm đầy đủ nên gọi là thân kiến. Chỗ chấp kiến không phải đoạn thì tức là thường, gọi là biên kiến. Lấy kiến làm chánh, bác không có nhân quả gọi là Tà kiến. Năm kiến đầy đủ tức là tám mươi tám gọi là Tập đế. Tập vời lấy khổ, gọi là khổ đế. Còn chẳng phải ba tạng trở xuống là nêu huống chi chê Đại Tiểu đều không. Nếu như thế đến phá bất tín, là các kiến xưa nay gây ra nhiều việc ác đều do mê lý mà thuận sanh tử. Nay biết rõ tội lỗi đạt lý Thiên viên là kiến căn bản hoại, y chỗ khởi kiến tất cả đều hoại. Nếu nói riêng về phá kiến thì chỉ biết tướng kiến hoặc của ba tạng thì các kiến tự dứt. Nay muốn biết khắp là viên phương tiện hiển ở viên lý, nói rõ cạn sâu, rộng bày các giáo, nên nói phá khắp các giáo bất tín. Lại y cứ Lý quán mà nói trời người, là gá sự nói lý. Nay chẳng nói sự nên nói về y cứ, lý quán trời người chỉ lấy Thánh vị tự nhiên tiến đạo gọi đó là trời, hiền vị (tác) ý gọi là người. Cứ lý cũng phải nêu người bảy phương tiện trời bốn quả của Ba Tạng. Văn không có là lược. Lại y cứ Diễn môn chưa nói ba tạng, lại thành ở ba đế nghĩa đủ, nên lược ba tạng. Sở dĩ phải y cứ quán luận trời người là vì phá mê lìa không biết hổ thẹn. Lý đủ ba đế cần phải trái lại, nên đối với ba đế mà không hết tàm quí. Cho nên khắp ba đế mà nói trời người. Nếu nói quả báo v.v… thì Phẩm Tín Báng trong kinh Đại Phẩm có nói: Chể hủy Bát-nhã là khinh bác bỏ chư Phật ba đời, vô lượng ức kiếp phải đọa địa ngục, từ ngục này đến ngục khác, đến khắp các địa ngục lớn trong mười phương, nếu được làm thân người thì bị đui mù hoặc sanh vào nhà Chiên-đà-la, vào nhà gánh phân, vác thây chết, nếu không một mắt thì không lưỡi không tai không tay chân, hoặc làm súc sanh mà chịu nhiều thứ khổ. Thân Tử hỏi người ấy tội có giống như năm tội nghịch chăng? Phật nói còn hơn năm tội nghịch. Nếu nghe lời người ấy nói mà tin theo thì cũng chịu khổ ấy, như khổ chết v.v… nên chẳng nói. Đại luận quyển sáu mươi bảy giải thích rằng: Vì sao Phật chẳng nói, có hai nhân duyên nên Phật chẳng nói: Một là trên đã nói lỗi ấy chịu khổ hơn năm tội nghịch. Nay lại nói thân ấy rất xâu xa hoặc tin hoặc chẳng tin. Chẳng tin thì phải chịu khổ dữ; hai là nếu tin lời Phật thì rất lo sợ, lo sợ nên phát phong ói máu mà chết, nếu chẳng tin thì lại chịu khổ nặng. Lại phá chẳng sợ đường ác. Giải thích này một bề y theo văn trên dưới. Thiếu nghĩa lý quán, y lệ phải nói xưa y kiến khởi lỗi phá hoại chánh lý, chẳng sợ ba đường, nay ham thích Đế-lý còn sợ Tiểu thừa ba không đường ác ba không là hầm hố, cho đến sợ đường ác ba giáo trước huống chi là địa ngục v.v… ba đường ác. Nay lại từ nghĩa bác bỏ bai ba đế mà đọa đường ác mà dùng tám chánh đạo, là dùng tám đạo vô tác mới phá được ba hoặc. Hữu vô biên v.v…, hữu tức là nghiệp hữu lậu, tội tức là lậu nghiệp vời quả. Cho đến vô lậu, vừa lậu vừa vô lậu, phi lậu phi vô lậu vời tội hai độ. Cho nên biết xưa mê ba đế nghiệp khắp ba hoặc, khổ khắp ba độ. Nay duyên pháp giới phát tâm Bồ-đề vô tác cũng khắp pháp giới mà khởi, nên ngược phá ác khắp pháp giới. Ba đế đến bảo cự; kinh Đại Tập nói: phẩm Ba mươi bảy là Bảo Cự Đà-la-ni của Bồ-tát, tức là Vô tác đế. Đầy đủ Phật pháp gọi là Bảo, chiếu khắp pháp giới gọi là cự (đuốc báu). Tổng Trì tất cả gọi là Đà-la-ni. Công ta như thế thì lối nào chẳng bồi bổ. Nếu khiến v.v… là nếu bỏ hữu kiến mà vào vô kiến, chẳng tu đạo phẩm thì chẳng ra khỏi sanh tử, huống chi là hữu vô. Nói hữu vô là lược nêu, tuy thấy biết lỗi mà chưa tu niệm xứ. Nếu phá trở xuống là tu chiết pháp đạo phẩm. Lại thể kiến trở xuống là còn phá Thông Biệt huống chi ba tạng, nên nói thể kiến tức không phải trung, đó là chữ Tung là bình thanh, từ cạn đến sâu gọi là Tung. Các kiến đều phá, tu cđường ác phẩm. Cho nên nói bổ ở lỗi Tung kiến xưa do kiến mà gây ra các kiến giới nội, kiến không cạn sâu, nên nói là ngang. Nay tu công đã sâu phá kiến cũng xa, trước từ ngoại kiến, phá ngoại vào tạng, cho đến Biệt kiến phá Biệt vào Viên. Đến Viên gọi là phi động, phi bất động, phi tu phi bất tu, đó là đạo phẩm vô tác. Nếu làm đủ bốn câu thì phải nói động tu, bất động bất tu, cũng động cũng bất động, vừa tu vừa bất tu, phi động phi bất động, phi tu phi bất tu. Lại dùng bốn động để đối một tu thành mười sáu câu. Nay lại bốn tu để đối bốn động cho nên nói riêng. Xoay vần dọc nhập nên nói là Tung. Viên lý chưa kế đều gọi là lỗi. Cho nên tu công một tâm ba đế mà bổ cho lỗi kiến sâu thứ lớp ba đế từ trước. Giữ gìn chánh pháp là xưa hủy lý hộ kiến mà bày chung ở kiến, nay hủy kiến hộ lý mà bày chung ở lý. Nếu chẳng quên thân giữ pháp thì lấy gì biểu hiện cho chí hộ pháp. Nếu chí hộ pháp yếu thì lấy gì mà ngược giữ kiến bỏ thiện. Cho nên lại dụ cha mẹ hộ con. Niệm Phật mười phương là xưa trong giấu các kiến, ngoài lại thêm thầy ác, cho nên thuận ba hoặc mà trái ba đế lý. Nay trong niệm ba đế, đế tức là Phật, trong ngoài đầy đủ, nên ngược phá gần gũi bạn ác. Nếu thế, lý tánh vì đâu là Phật được? Cho nên dẫn Đại phẩm. Tát-bà-đa luân ở trên hư không thấy Phật, sau thấy Đàm-Vô-Kiệt bèn hỏi: Phật từ đâu đến? đáp rằng chẳng đến chẳng đi tức là Phật, pháp vô sanh tức là Phật. Cho nên phải biết (biết trí vô sanh) tức là Phật. Nếu thế, pháp tức là Phật, cho nên hay ngược xưa thầy ác, pháp ác mà quán tội tánh vốn không. Trước nói chấp thật nên chẳng biết tánh không, phàm một niệm tâm ba hoặc đầy đủ tức ba hoặc này vốn tự Niết-bàn, nên nói vắng lặng. Nay quán trở xuống là nói thấy tánh không, một không thì tất cả không. Dưới vừa giải thích tánh không, e bảo như huyễn chẳng tới lui cho là không ngơ. Cho nên lại giải thích rằng: Một không tất cả không. Vận đây trở xuống là tổng kết. Quán lý thêm sự mới thành hối pháp. Gọi là kiện nhi thứ hai, là Đại kinh nói có hai kiện nhi: Một tánh chẳng làm ác, hai là làm rồi thì sám hối. Nếu theo đời này thấy hoặc chưa khởi, nếu luận vô thỉ ai chẳng có, cho nên biết tất cả đều thiếu thứ một. Hỏi: kiến đã chưa khởi đâu cần khởi hối? Đáp: Chưa khởi mà dự biết trước huống chi là xưa đã từng khởi. Lại bày đương khởi, phải cần hối này. Vì thế văn trước dùng ái kiến ác mà gọi Dĩ sanh, Vị sanh. Cho nên văn này chỉ khiến vận mười tâm nghịch lưu này mà dứt ác ba đời. Cho nên tu hối thì sự lý phải song hành. Cho nên gọi trở xuống là song kết sự lý, hai sám từ trước. Nếu sám pháp thành thì ba đế Tam-muội các hạnh đầy đủ, huống chi mười giới nhiếp tất cả hạnh. Tam-muội là nhãn, nhãn trí đầy đủ, đến vị Sơ trụ mới gọi khai phát. Văn tuy thứ lớp hiển bày viên dung. Các văn trước sau tất cả đều như thế, huống chi sự giới là gốc ba quán. Cho nên nói Thi-la thanh tịnh v.v… Nếu không có sự giới, thế thiền còn không, huống chi là ba đế. Có nói Đại thừa đâu phải chấp giới là nhầm. Nói chẳng chấp, chính là trì mà chẳng chấp, nếu khiến chẳng trì gọi là chẳng chấp thì chính là chấp phá, sao gọi chẳng chấp, chấp trì còn không, quên trì đâu còn. Được đây trở xuống là kết thành nhãn bốn nhiếp pháp. Lại hay trở xuống là kết thành chỉ quán. Cho nên biết trở xuống là kết thành nguyện ý. Trì giới thanh tịnh là kết nêu tên trước và tướng trì, tức là chánh tu phương tiện xa. Khẩn xét trở xuống là kết tướng phạm trước và sám tịnh. Hoặc sợ lỗi hiện, hai phạm sự lý, lại phải thành khẩn sám hối tội sâu ấy. Tội trừ liền tịnh, hai đời không dấu vết, cùng gốc chẳng phạm, đều có thể làm duyên. Cho nên nói đều là duyên đầu ý ở tại đây.

Thứ hai là cơm áo đầy đủ. Trước là ý đến vì cơm áo này thân làm Đạo duyên. Nói và đạo, là tự có mạng tệ hình mà chẳng vì đạo, là tệ thì của đạo trước hình mạng, nếu lập hình mạng thì bổn đạo sẽ còn, cho nên nói và. Ở trong hai duyên áo sơ cơm thân cho nên dẫn chứng nói ăn xong thì thành đạo. Đây tuy là tiểu duyên v.v… nhưng áo cơm này vốn là duyên sắc thân báo mạng, nên nói tiểu duyên. Nhờ đây lại nói việc đạo pháp, cho nên nói là việc lớn. Không áo nên trần truồng, thiếu ăn nên đói khát. Như thế đâu thể chuyên tu chỉ quán? Đại Kinh quyển hai mươi nói: Đại Bồ-tát nếu cần áo thì liền lấy, chẳng vì thân nên tuy nhận ăn uống mà thường vì chánh pháp chẳng vì thân thể, chẳng vì oán hại. Như người bệnh ôm dùng tô miến mà thoa, vì chín lỗ rò rĩ nên lấy áo che. Y trở xuống là chánh giải thích. Che xấu xí tức Đại Kinh nói: nhận bốn chẳng vì nghiêm thân mà vì ngăn hổ thẹn lạnh nóng và ruồi muỗi. Ở đây nói trang sức, là che thân xấu xí nên gọi là sức, không phải làm đẹp thuận tham tình y có ba thứ, lại chia ba phẩm. Lại có thiên Tu-bồ-đề Tỳ-kheo Diện Vương và hứa cho chứa trong vật. Trọng vật hợp trong nuôi lớn mà nói, cho nên nay chẳng nói riêng, vì đồng văn dưới một lệ ba phẩm. Nói trăm một nuôi lớn v.v… xem là hạ căn. Tuyết Sơn là trên. Như Đại Kinh nói: Thích-ca đời trước từng làm Đại sĩ ở trong núi Tuyết chỉ mặc áo da nai. Lúc đó, trong núi tuyết lại có nhiều rễ thơm, ngó sen, cây xanh rễ thơm. Lúc đó ta một mình ở đây, chỉ ăn trái cây, ăn rồi buộc niệm suy nghĩ tục thiền, sức (chịu đựng) thành, chẳng xuống chốn người đời, như thế bèn quên thuyết tịnh, thọ trì các việc. Mười hai Đầu-đà, mới gọi là Đổ-Đa Hán dịch là Đẩu tẩu. Luật luận khác nhau, luật có tùy ngồi, chẳng làm dư thực cho đến đoàn thực. Đại luận thì không, luận có tiết lượng sau chẳng uống và thứ lớp. Luật văn thì không. Lại luật nói nạp y, luận nói phấn tảo. Luật chỉ nói khất thực, luận nói thường khất thực, hai thứ này tên khác ý đồng, mười thứ kia đều đồng. Các bộ A-hàm và Luận Thập Trụ cũng có tướng khác nhau. Đại thể không khác. Nay y Đại luận quyển sáu mươi tám lược nêu tướng trạng: Một là Lan-nhã, là ở tại gia nhiều phiền não nên bỏ quyến thuộc mà thầy trò đồng học, lại kết trước sau, lại não loạn nhau. Cho nên phải ở Lan-nhã khiến thân lìa xa. Gần nhất là ba dặm, xa hơn càng tốt, thân xa lìa rồi cũng phải tâm lìa năm dục, năm cái; Hai là thường khất thực là đủ như trong Phương Đẳng thứ hai nói v.v…; Ba là y phấn tảo, nếu bốn phương tìm cầu hoặc đắm mê tà mạng, nếu nhận y của người khác thì hoặc xấu hoặc tốt mà sanh vui buồn. Trong tăng về lỗi được y lược như ăn v.v…

Hoặc lo trộm cướp v.v…; Bốn là một bữa ăn, tự nghĩ một bửa ăn còn có chỗ đề phòng, huống chi là sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn, bỏ công nửa ngày chẳng được nhất tâm hành đạo. Như nuôi ngựa heo v.v…; Năm là tiết lương thực, là ăn no bụng căng đầy, khí tắt ngại đạo. Cho nên phải phân ba để một. Như Xá-lợi-phất ăn năm sáu miệng. Người Tần mười miệng cho là đủ mà uống nước; Sáu là sau ngọ không uống nước trái cây ép, tâm sanh mê đắm cầu các tương, chẳng thể nhất tâm, cũng như nuôi ngựa trước lặc ý nó thì dứt; Bảy là ở trong nghĩa địa, dễ ngộ vô thường, dễ được đạo quả; Tám là ngồi dưới gốc cây, vì được đạo sự nói bỏ mà đến dưới cội cây. Như Phật xoay bánh xe pháp, nhập Niết-bàn đều ở dưới gốc cây; Chín là ngồi chỗ trống, hoặc nói dưới cây cũng như nửa nhà còn sanh mê đắm. Lại ngồi dưới cây có hai lỗi: một là trời mưa ướt, hai là phân chim trùng độc; Mười là thường ngồi, mặc áo cởi áo, tùy ý vui sướng. Trong bốn nghi ngồi là bậc nhất, ăn dễ nêu hóa, khí lực điều hòa, cầu đạo việc lớn sức lớn là, xong. Các giặc thường rình người chẳng nên yên ngủ, hoặc đứng hoặc đi tâm cũng dễ nhiếp; Mười một là tự đi khất thực. Chẳng mê đắm chẳng vị chẳng khinh, chúng sanh tâm bình đẳng mà thương xót, chẳng phân biệt giàu nghèo; Mười hai là ba y, người tại gia cầu nhiều nên chứa nhiều, ngoại đạo khổ hạnh nên trần truồng, chẳng nhiều chẳng ít nên chứa ba y. Nay văn lấy phấn tảo ba y trong mười hai hạnh Đầu-đà hợp làm trung sĩ. Nói ba y là chỉ ba y, nay chứa nhiều là ba y đồng nạp, hoặc mặc để làm việc, hoặc ngủ đêm ở chỗ lạ, bởi không biết giáo chỉ từ cây mê tình, dựa theo đây mà tự cao lại bị chết chìm. Nay trong văn này xếp vào trung, trên thì chẳng kịp chỉ mặc áo da nai, dưới thì cao chứa dư 101 vật, vì sao súc trưởng lại gọi ba y? Nay nói ba y khác nhau một y và chứa y dư. Vào xóm làng thì mặc tăng già-lê thêm hai y trên, vào đại chúng thì mặc Uất-đa-la tăng thêm năm điều trên. Vào núi rừng thì chỉ mặc An đà hội. Vì hổ thẹn, vì lạnh nhiều nên cho mặc nhiều lớp, đều là oai nghi ngay ngắn nuôi lớn gốc lành, nên nói ăn mặc tề chỉnh, khác với người đời, nghi phục lộn xộn gọi là đầu-đà, dung chỉ thu nhiếp gọi là chấp tướng. Kẻ tục chưa hiểu làm càn đáng thương. Người đạo không xét, buồn mà đáng thương.

Kẻ hạ căn cõi này phần nhiều là hàn căn, tánh lại mỏng. Đại Thánh một hứa ba phẩm khai chung. Nếu nuôi trăm một ghi nhớ mà thôi. Có nói gia pháp nếu chứa dư thì (thuyết) tịnh, gia pháp thọ trì. Nay hai phẩm hợp luận nên nói trăm một cần phải nói (thuyết) tịnh, đều là trợ đạo để chữa bình hình khô. Như loại này vẫn là hạ căn, người chẳng nói (thuyết) tịnh ba phẩm chẳng nhiếp. Lạm dẫn thượng phẩm Đại sĩ hành sự sâu chẳng thể. Song pháp thuyết tịnh (ở gần) Đại thừa. Cho nên trong Địa Trì, Bồ-tát chứa tức ở mười phương Chư Phật, Bồ-tát mà làm tịnh thí. Bèn lấy Thanh văn tịnh khí mà làm dụ rằng: Ví như Tỳ-kheo tịnh thí y vật mình cho Hòa thượng A-xà-lê. Nếu hiểu một thật tức tịnh thí này thành pháp Bồ-tát. Lại trong Tiểu thừa nếu y cứ mà làm thì cũng làm mỏng tham tình của mình mà thuận Phật cấm ngăn. Như lý này đâu tổn khoáng hoài, vật ta thuộc người khác phi dù dính mắc, huống thọ ăn nhận thuốc do cấm tánh trọng, trì bát trì y gốc đổ chê bai, chê bai tánh trọng hộ không giấu riêng hỗn Thanh văn chân Bồ-tát. Chỉ vì mong xuất khổ xếp vào tiểu tông, đâu vì trái ngược thọ trì mà xưng là Đại Đạo. Lại có người nói: Hễ có các vật không tưởng là vật của mình, có ích liền dùng, thì thuyết tịnh làm gì. Nay hỏi không phải tiền của của mình sao chẳng cho bốn hiển, có ích liền dùng sao chẳng giáo hơn cho hai ruộng mà sao cất giấu trong phòng sâu kho kín. Thật nhớ tưởng khác dùng sẽ vời lấy tội. Bỗng cho là tài vật của mình vẫn trái thuyết tịnh, thuyết tịnh mà thí ở lý có ngại gì. Thuận tâm chấp mình, đời sau bắt chước. Lại Đại Kinh nói: Người xuất gia có bốn thứ bệnh chẳng được Niết-bàn: Một là y dục, hai là thực dục, ba là ngọa cụ dục, bốn là làm nhân hữu. Nếu chẳng đối với y thực mà tu quán, thì ai năng thọ mà chẳng làm nhân hữu. Quán hạnh y, là trong sớ nhiếp mười hai thứ này làm chỗ y thực có ba, y cứ ba việc này mà luận lý quán tức là ba đức, đủ như trong sớ giải thích duyên Ca-diếp. Nay thì chẳng như thế, ở chỗ y thực đều lập quán hạnh, cũng phân ra ba bậc. Đại Kinh v.v… là kinh ấy bác bỏ ba nhóm rằng: Các thầy Tỳ-kheo tuy cạo tóc mà chưa thực hành chánh pháp, còn giấu các kết sử, tuy mặc cà sa mà tâm chưa nhiễm pháp Đại thừa. Cho nên dẫn Pháp Hoa tức là ý ấy. Bỏ hai giác quán, tân dịch là tầm từ. Câu-xá nói tâm tầm từ thô tế. Nay quán tâm cũng như thế. Sanh tử là động thô như giác, không loạn ý tế như quán, muỗi tế mà ruồi thô, hai bên đều có thô tế, nên nói đạt sâu v.v… là viên trung như gương nên chiếu khắp gọi là đạt sâu, vì đạt sâu nên có tất cả tướng. Không giả chẳng như thế như mài ngói gạch. Tịch nhẫn trở xuống là hợp thí dụ rất dễ hiểu. Vì Trung đạo quán muôn đức trang nghiêm cho nên thế gian chẳng cắt đứt. Nêu lý khác sự nên nói chẳng phải. Ba y quán, trong văn có hai lớp: Trước là y cứ chung ba đế, trên mỗi đế đều có ái kiến. Ái như nóng, kiến như lạnh. Ba giác: Đại Kinh nói ba giác là Dục, Nhuế, Hại, nay mượn dụ ba thứ kiến tư v.v…, nên Đại Kinh quyển hai mươi nói: Đại Bồ-tát biết ba giác ấy có các thứ bệnh hoạn, là kẻ thú của ba thừa, khiến cho ba thừa chẳng thấy Phật tánh, thường bị Chư Phật, Bồ-tát quở trách. Văn Kinh đã nói khiến cho chúng sanh không thấy Phật tánh. Cho nên có thể đem ba giác mà đối ba hoặc, ba quán quán ba đế như mặc áo che thân thân cũng có ba. Lại khởi kiến trở xuống là riêng y cứ ba đế, trên mỗi đế đều lập năng tự sở trị, năng nghiêm sở nghiêm. Trước quán rộng hai thứ kia được, cũng có thể chuẩn biết. Cho nên biết trên mỗi đế đều kiến ái hai nghiêm phước tuệ. Chỉ thuộc phước, quán thuộc tuệ. Trăm một quán là nuôi y giúp thân chung làm nghĩa trợ, cho nên trên ba đế đều phải trợ. Trải tất cả hạnh cũng giống như thế, đâu chỉ chánh hạnh bất động, trợ cũng đều vắng lặng, đủ như trong trợ đạo, chánh trợ hợp làm. Thượng căn chỉ y cứ lý một, trung căn nghĩa khai chung riêng, hạ căn nghĩa lập trợ đạo. Cho nên y cứ lý một, thông cả chung riêng, cùng thành một ý.

Trang: 1 2 3 4