SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 4

PHẦN 4

Thứ ba là bỏ cái. Văn nghĩa đồng như trước, trong đó văn đầu nêu số, Thích Danh nói khác, nêu thí dụ dẫn chứng các văn đều rất dễ thấy. Luận Bà-sa quyển mười tám nói: Trong năm cái này ba việc đều lập tức là tham sân nghi, hai sự cùng lập là Thùy Miên, Trạo Hối. Câu-xá chép: Thực trị dụng đồng. Tham lấy diệu dục làm ăn, bất tịnh quán làm trị. Sân nhuế (giận dữ) lấy tướng đáng ghét làm thức ăn, từ tâm quán làm trị. Nghi dùng tướng ba đời làm ăn, duyên khởi quán làm trị. Cho nên đều lập một phía. Hôn trầm thùy miên lấy năm pháp làm thức ăn: Một là mù mờ, hai là chẳng vui, ba là nhíu mày, bốn là tánh ăn không bình đẳng, năm là tâm tánh gầy yếu, dùng Tỳ-bát-xá-na để trị. Xưa gọi thùy miên tức là hôn trầm. Trạo cử, tác lấy bốn pháp làm thức ăn: Một là thân lý tầm, hai là cõi nước tầm, ba là bất tử tầm, bốn là nghĩ việc xưa tầm, dùng Xa-ma-tha để trị, xưa gọi là trạo hối trạo là cử động. Hối là ác tác, nên đều lập một. Hỏi: Vì sao ba trước đều lập một, hai sau hai, hai lập một? Đáp: Ba trước có thể nói riêng, hai sau chung mới nói được, như người nói sự có chung, có riêng. Nay đây văn nêu nghi ở sau, vì bốn thứ trước đều có nghi, mà bốn trước tăng cường từ bốn là cái, ý song chiếc lại y theo luận văn. Nếu ý kinh Đại thừa chung đến Kim cương đủ như giải thích sau: Trước trách dục trở xuống tức là nói về khác. Trước chỗ trách dục đối trần phát thức, chẳng phải ngay ở năm thức mà được gọi là năm dục, phải đồng thời ý thức duyên hiện năm trần khởi năm ý thức phân biệt tưởng mê đắm khởi tâm mong cầu nên gọi là Dục. Nay năm cái này mới nói chuyển vào ý địa, nghĩa là năm trần trước đến khi nhập thiền, ý địa cũng nhiễm. Che lấp thiền định nên gọi là Cái. Dục trước một bề đối thuận tình trần. Cái chung trái thuận đối định để nói. Trong nêu thí dụ, trước nêu bổn trí, kế nêu trọng thí.

Nói như cây độc v.v… văn tuy đồng trước ý nghĩa khác, khiến có cái ắt bỏ, như có độc phải cắt. Kiểm soát giặc cũng như thế. Đại Phẩm trở xuống là dẫn chứng. Nói lìa dục và pháp ác, là Câu-xá nói: Năm cái chỉ ở dục, thiền đời còn phải lìa hai pháp này huống chi là tu viên đốn ư? Tham dục cái khởi trở xuống là kế nói tướng cái. Trong tham dục trước nói khai môn kiết sử, chín kiết cùng tám mươi tám sử đều nhân dục mà vào. Vì nghĩ hương thơm nên chung kiết sử mà vào. Hương là năng chung gọi là môn kiết sử. Lại nói kiết sử tức môn gọi là kiết sử môn. Vì hay khiến hành giả (người tu) đến đường ác. Hàm mạng nói sử là kết chỗ sai khiến. Ba đời chín não. Văn chung nêu ba, tức một là khuấy não ta, hai là khuấy não người thân của ta, ba là khen người ta thù oán, ba đời cho nên hợp thành chín. Hỏi: Quá khứ đã qua, vị lai chưa đến đâu gọi là não. Đáp: Não tuy cảnh quá vị mà thật ở hữu tình, cùng lúc gặp nhau thì sanh não cho đến quá khứ có làm não ta. Nếu người lìa sân thì tuy có cảnh não mà tâm não chẳng sanh. Như Thích-Đề Bà-na dùng kệ hỏi Phật: Vật nào giết an ổn, vật nào giết vô ưu, vật nào là gốc độc, nuốt mất tất cả thiện. Phật đáp: Giết sân thì an ổn, giết sân thì vô ưu, sân chính là gốc độc, nuốt diệt tất cả thiện. Miên gọi là tăng pháp tâm sở, trong đây nói chung là thùy miên khiến cho tâm sở thêm lớn không ngừng. Trong Câu-xá y cứ pháp tướng nói rằng: Thùy miên khắp chẳng trái, nếu có, đều tăng một, vì nó chung ba tánh. Tâm thiện sở có hai mươi hai pháp đều khởi mười Đại dị, mười Đại thiện địa và Tầm từ, có khi thêm ác tác. Tâm sở bất thiện có hai mươi, tức là Đại địa mười, Đại phiền não địa sáu, Đại bất thiện hai, Tầm từ hai, bốn phiền não phẫn v.v… ác tác hai mươi mốt, hữu phú có mười tám, vô phú có mười hai. Như trong phẩm tâm ở trước nếu có đều tăng thêm một. Kinh Tát-già-ni-càn nói: Nếu người nặng về ngủ nghỉ, v.v… hai hàng kệ đủ như văn nay. Thích Luận chép: Đại luận gồm có tám bài kệ v.v… Đại Kinh nói: Như người thích ngủ nghỉ thì thấm nhuần nhiều. Tướng cái trạo hối. Trạo là động, trạo là pháp phá tâm xuất gia, nhiếp còn chẳng định huống chi là trạo tán. Đại luận quyển mười chín có bài kệ rằng: Ông đã cạo tóc mặc áo cà-sa, ôm bình bát đi khất thực, sao lại ưa pháp hý luận, buông lung mất pháp lợi. Kinh Tát-giá nói: Tâm hý luận cấu nhiễm, tâm chẳng trụ Tam-muội, bị người trí bác bỏ trách, hành giả chẳng giải thoát muốn được lợi ích nhanh, phải lìa các buông lung. Luận chép: Nói hối, có hai thứ: Một là trạo sau sanh hối, hai là như người có tội nặng thường ôm tâm lo sợ. Tâm hối vào tim, chắc không nhổ được. Nay cũng đủ hai thứ. Văn trước tức ý đầu, kế nếu người trở xuống tức là ý thứ hai.

Cho nên Đại luận quyển mười chín nói: Nếu người có hai thứ phải làm mà chẳng làm, phải làm mà làm ấy là tướng người ngu. Chẳng vì tâm hối nên chẳng nên làm hay làm được, các việc ác đã làm rồi thì không thể khiến cho chẳng làm. Câu trước là nêu chung, ba câu kế là ý đầu, bốn câu kế là ý thứ hai. Cho nên trong kinh Bảo Tích có Bồ-tát được trí Túc mạng nhớ biết trong ức kiếp tội nặng đã gây, vì ưu hối nên chẳng chứng Vô sanh. Lúc đó Văn-thù Sư-lợi biết rõ ý nghĩ bèn ở giữa đại chúng mà cầm dao hại Phật. Phật nói: Nếu muốn hại ta là khéo hại ta. Văn-thù bạch Phật vì sao, Phật do đó nói tất cả pháp đều như huyễn hóa, nếu hay như thế là khéo hại ta. Bồ-tát do đó soi biết tội đời trước đều như huyễn hóa mà được Vô sanh nhẫn. Trong nghi nói do dự là gọi chung chẳng quyết. Do Nhĩ Nhã nói con hoẳng khéo leo cây. Thi Tử nói: Chó lớn năm thước gọi là Do. Thuyết Văn nói: Lũng hữu gọi con chó là Do, cũng thuộc nói con chó này hoặc chạy theo người được sau chẳng định nên gọi là do dự. Nghi tuy có lỗi nhưng phải nghĩ chọn, ở thân tâm mà quyết chẳng nên nghi. Pháp sư hai nghi phải hiểu lúc ấy, nếu chưa vào Tam-muội đối hai pháp này nếu chẳng nghi thì lại gặp Tà sư, Tà pháp. Cho nên phải suy nghĩ phân biệt cho thật chín chắn, nghi là giải tâm đây là tên gọi. Sư pháp đã chánh thì y theo pháp mà tu hành. Bấy giờ ba nghi phải bỏ hẳn. Tướng bệnh năm cái trở xuống là nói bỏ cái. Đây thì kết trước sanh sau. Cũng trước sự kế là ký. Hành giả trở xuống là nói pháp lập trị. Tùy gượng, nếu tham trở xuống là chánh nói dụng trị. Bất tịnh trị tham, là y cứ thật quán, đủ như trong quyển bảy. Trong Trị Sân nói hai đời là quá hiện, cũng như thứ bảy, thứ chín. Trong trị thùy miên nói như hướng về núi báu. Đại luận trong giải thích Tín chép: Lấy tín làm tay, như người không có tay mà vào núi báu thì không lấy được gì. Người chẳng tin mà vào núi báu Phật pháp thì đều không được gì. Vì chẳng tin nên sanh ngờ vực. Nếu người có lòng tin mà vào Phật pháp thì chẳng cạo đầu suông, mà hay hỏi hay đáp, phải biết người xuất gia đến núi báu đâu thể trở về tay không. Trương cúc cụ v.v…

Trượng là đi trong thiền đường. Luật Tăng-kỳ nói: Lấy trúc làm gậy dài tám chỏ để ở hai đầu, sai hạ toạ gánh đi, chẳng được chống sườn chống trước ba hay chẳng biết chống bên trái. Nói cúc là đều lấy tay cúc dính trên đầu, ngủ thì rớt xuống đất thức thì sách phát. Luật nói: Nếu có người ngủ thì dùng cúc mà nén. Bối là vỏ ốc lớn để thổi ra tiếng mà thức tỉnh người ngủ. Ngôi sao là Phật pháp chỉ cho hết ngủ xem sao, còn tất cả lúc khác thì cấm, hoặc lại dùng nước rửa chân và mặt. Bà-sa nói từ mặt trời lặn đến mặt trời mọc ngồi kiết già siêng năng tinh tấn Đảnh an thiền trấn, gậy hành thiền cúc pháp. Cũng lại có pháp trị của các bậc Thánh khác. Như kinh Dục Vương nói: Có một Tỳ-kheo ham ngủ, Hòa thượng Cúc-đa hóa thành một con quỉ bảy đầu bảy tay cầm gậy treo trên hư không thấy rồi về chỗ cũ. Hòa-thượng bảo nên ngồi thiền, nếu ngủ thì trở lại, mà tinh tấn được dạo. Lại có một Tỳ-kheo ngủ nhiều, thấy quỉ thấy Cúc-đa, Cúc-đa nói: Quỉ chẳng sợ, bị quỉ giết mà chẳng vào sanh tử còn bị ngủ giết thì sanh tử vô cung. Tỳ-kheo trở về phòng ngồi thiền mà được định. Lại kinh Thí Dụ nói có một Tỳ-kheo ăn no vào phòng ngủ, Phật biết qua bảy ngày sẽ chết. Phật đến phòng ấy búng ngón tay để thức tỉnh, Phật nói kệ cảnh cáo. Thức rồi lễ Phật. Phật nói: Ông ở thời Phật Duy-vệ làm Sa-môn vì tham lợi dưỡng chẳng tu tập kinh giáo ăn no liền ngủ, chẳng nghĩ vô thường, chết rồi đọa làm loài cá ông, con nghêu con ốc, năm trăm muôn năm thường ở trong tối tăm chẳng thích ánh sáng. Một khi ngủ thì cả trăm năm, thức rồi chẳng cầu xuất gia. Nay làm Sa-môn, vì sao lại ngủ mà chẳng biết nhàm chán. Tỳ-kheo nghe rồi tự hội tự trách, năm cái liền dứt mà chứng quả thứ tư. Đây chính là Thánh biết cơ cảnh cáo việc ngủ. Trong Trị Nghi chép: Núi Tuyết từ quỉ thỉnh kệ, nói đủ như trong trong Tuyết Sơn Đồng Tử của Đại kinh. Thiên đế lạy súc sanh làm thầy, là kinh Vị Tằng Hữu quyển thượng, Phật nói như thuở quá khứ cách nay vô số kiếp. Ở nước Tỳ-ma trong núi Xỉ-đà có một con dã can bị sư tử rượt đuổi muốn ăn thịt, chạy rờirớt xuống giếng chẳng lên được, suốt ba ngày bèn móc tim ra chết mà nói kệ rằng: Họa thay ngày nay bị khổ ép, phải bị mất mạng ở giếng gò, tất cả muôn vật đều vô thường, hận chẳng dùng tâm nuôi sư tử. Nam mô qui mạng Mười Phương Phật cho biết tâm ta thanh tịnh không thôi. Lúc đó, trời Đế-thích nghe tên Phật nghiêm chỉnh niệm Phật xưa, chỉ có một mình không Đạo sư, đam mê năm dục tự chết chìm, liền cùng các trời tám muôn chúng, liền bay xuống giếng muốn hỏi han. Bèn thấy dã can ở đáy giếng, hai tay bám đất chẳng lên được. Thiên đế lại tự nghĩ rằng: Bậc Thánh phải nhớ vô phương thuật, nay tôi tuy thấy thân dã can. Đây ắt Bồ-tát chẳng phải phàm khí. Nhân giả vừa nói chẳng phải lời phàm, xin vì các trời nói pháp yếu. Lúc đó dã can bèn đáp: Các ông Thiên đế không dạy bảo, Pháp sư ở dưới mình ở trên, đều chẳng tu kỉnh hỏi pháp yếu. Nếu pháp thanh tịnh cứu được người, vì sao muốn được tự cống cao. Thiên Đế nghe xong rất hổ thẹn. Giúp đỡ các trời ngạc nhiên cười. Thiên Vương giáng chỉ rất vô lợi. Thiên đế tức thời bảo các trời. Cẩn thận vì đây mà sợ sệt, là ta ngang bướng đức chẳng xứng. Ắt phải nhân đây nghe pháp yếu, liền tự trải y báu trời ra mà đặt dã can nằm lên. Các trời bày cam lộ cho ăn, dã can ăn xong mà muốn sống, chẳng phải trong họa được phước này, tâm càng hớn hở vui vô lượng, lúc đó dã can tự nghĩ rằng: Ta được túc mạng biết quá khứ v.v…

Bèn khiến các trời bày tòa v.v… Thiên đế nói được thoát nạn giếng v. v… dã can nói rộng có người thích sống ghét chết, có người thích chết ghét sống v.v… Thiên đế hỏi: Cứu mạng không công đức, thí pháp có công đức gì? Dã can nói rộng công đức thí pháp v.v… Bèn nói quá khứ có vị vua tên là A-dật-đa, trước, giữ mười điều lành. Sau vì nước lân cận dâng con gái tặng của báu, do đó mà xa xí bị đọa địa ngục. Ra khỏi ngục rồi thì làm quỉ. Từ quỉ lại nhớ kiếp xưa có mười điều lành. Từ quỉ đọa vào súc sanh làm dã can. Tạ đọa phần tử mang được sanh lên cõi trời. Vì ông nên trái bản nguyện của ta, cho nên nói cứu mạng có công ít. Thiên đế hỏi rằng: Thế tôn nói người thiền cầu chết việc ấy chẳng đúng. Nếu muốn cầu chết vì sao vào áo? Đáp rằng có ba ý: Một là thuận ý Thiên đế, hai là vì các vị trời được nghe pháp, ba là vì chung hóa tuyên truyền pháp. Lại vì Thiên đế nói rộng pháp môn v.v… Đại luận chép: Chẳng vì túi da thúi v.v… Đại luận quyển chín mươi sáu trong Ba Luân Duyên chép: Nếu có đệ tử thấy lỗi của thầy nếu thật chẳng thật tâm ấy tự hư mất pháp hơn lợi cho nên không tiếng bảo rằng chớ thấy lỗi của thầy phải tự nghĩ mình bạc phước không được gặp Phật, gặp thầy ác chẳng nên nghĩ lỗi, tự hại Bát-nhã. Nếu thầy có lỗi chẳng can dự gì đến ta. Ta từ thầy cầu Bát-nhã, như túi da chó đựng đầy vật báu, thì chẳng vì da thúi mà bỏ báu. Như người tội cầm đuốc đủ như trong bốn Tam-muội đã dẫn. Muôn sông, nước hội mà làm sông, sông lớn tự xuyên, xuyên là chung. Kinh Phổ Siêu chép v.v… Nay dẫn tóm tắt, kinh ấy quyển hạ chép: Phật thọ ký cho Xà Vương rồi bảo Xá-lợi-phất rằng: Người gặp nhau không gì bằng tướng bình đẳng, sở dĩ chẳng nên bình tướng người, vì căn người khó thấy, chỉ có Như lai là bình tướng người, làm đúng như Như lai sẽ bình tướng người. Hiền giả Xá-lợi-phất và đại chúng kinh ngạc vui mừng ghi nhớ lời này. Từ ngày nay cho đến chết chẳng xem người khác, chẳng dám nói ai đọa địa ngục, nói ai sẽ diệt độ. Hạnh của chúng sanh là không thể nghĩ bàn Phật pháp như biển chỉ có lòng tin mới vào được. Lời của Khổng Khưu còn lấy tín làm đầu, huống chi Phật pháp lý sâu không tín mà vào được ư? Cho nên nói Binh Thực còn như thế, nên bỏ tín chẳng thể đi. Kinh Hoa Nghiêm nói: Tín là nguồn đạo, là mẹ công đức. Như các Thanh văn được La-hán rồi bốn trí rốt ráo, hai thoát đầy đủ há lại tiến cầu đạo Đại thừa. Cho nên tự trình bày rằng: Chẳng lại tiến cầu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. nói lấy tín mà được vào, nếu chẳng ở Phương Đẳng Bị Đần mà sanh tín tâm, làm sao đến Pháp Hoa mà được thọ ký. Hòa-già-lợi là bản thứ nhất nói có cụ già mới xuất gia chưa biết gì, ở trong tăng-già-lam bị Sa-di đùa giỡn rằng: Cho ông Sơ quả, khiến ông ngồi rồi để mạo cúc lên đầu bảo rằng: Đây là sơ quả. Vì tín tâm nên liền được sơ quã, mà bảo Sa-di rằng: Tôi đã được sơ quả. Sa-di lại đùa giỡn bảo: Như thế cứ y theo trước bốn phen làm như thế đến quả thứ tư. Cúc-đa dạy đệ tử leo lên cây. Phó Pháp Tạng Truyện chép: Nam Thiên trúc có người con của quí tộc xuất gia học đạo mà cứu trước thân mình tắm gội thoa hường thích ăn uống ngon bổ. Thân thể mập ra mà chẳng được đạo, bèn đến chỗ Cúc-đa cầu xin Thắng pháp. Tôn giả thấy biết ông ấy vì mê đắm thân nên chẳng được lậu tận. Bảo rằng nếu nnận được thì ta sẽ trao pháp cho. Đáp: Con nhận, liền hóa ra cây lớn, bảo leo lên bốn bên biến thành hố sâu ngàn trượng, khiến buông tay trái như thế liền buông. Thứ lớp khiến buông tất cả, buông bỏ thân mạng đến đất chẳng thấy hố sâu và cây. Vì nói pháp yếu mà được quả thứ tư.

Hồ nghi. Hồ là tên một loài thú, dã can nhiều nghi nghe giỏi. Người nói hồ nghi là do đó. Thú này là quỉ cởi, người thời ấy cho là tinh mị. Có người nói sông Hoàng Hà đóng băng dày, muốn qua sông phải lắng nghe tiếng nước chảy, tiếng dứt mới qua. Phú khí là tin vô cớ như chậu úp. Đại luận chép: La-vân từ bé đã thích nói dối, vì nói dối khiến vô số người chẳng được thấy Phật. Phật muốn điều phục, bèn đi sai xa xách nước. Phật úp chậu tắm rồi chế nước vào, đáp rằng: Chập úp nước không vào được. Phật bảo ông giống như chậu úp, nên nước pháp không vào, đoạn dùng thứ quở trách. Nay mượn thí dụ nghi cũng đồng như chậu úp. Hỏi trở xuống là liệu giải. Trong đáp ở trước nêu nhiều giải thích khác nhau. Văn đầu là, đã có môn hộ thuyên thứ chẳng vì không biết mà đến được cho nên là chướng. Ra vào có lý do nên gọi là môn hộ. Đầu tiên từ cõi Dục thô tế các trụ cho đến phi tưởng gọi là Thiên thứ. Văn ấy rất dễ hiểu. Tuy đều dị kế (chấp lạ) theo văn nay phải tùy người mà sắp xếp. Hỏi: Trở xuống là trước hỏi khởi tướng cái, là lý do dài xa kế rộng khai trở xuống là nêu tướng dài xa. A-tỳ-đàm trở xuống là bác bỏ Thiên, hoặc gần đã lấy tướng che úp mà nói. Phải biết chẳng phải chỉ là tướng che bởi tham ái sân nhuế v.v… còn mất khác nhau. Cũng lấy gần che xa chưa nói năm cái chung đến Phật địa. Trên bỏ dưới bày, các tướng thiên kế cận cái, chưa phát Thiền đến nay tất cả năm cái đều gọi là Độn sử, như văn trước đã nói tướng cái.

Lợi sử trở xuống là kế nói năm cái lợi sử, chỉ tùy tứ ý trước nói

người tà không. Đây là so sánh với lợi sử, do sử này nên sanh năm cái, cũng như trước nói sáu mươi hai kiến trong năm dục đều gọi là Dục. Tức hai cái lợi, độn đều là cảnh quán. Từ trách bỏ trở xuống là phá cái vào không, lại kết sơ quả. Lại phá lợi sử làm tên. Từ sơ quả trở xuống là lại y cứ sơ quả làm độn sử, là tướng năm cái, là chỗ phá của ba quả sau. Lệ với tướng cái Sơ quả để nói tướng cái trên quả hai, ba. Lại kế y theo không trở xuống là nói xuất giả trên cái mà y không khởi.

Nói năm thứ muối, Đại luận quyển hai mươi bốn nói: Sáu vị giáo chủ ngoại đạo chẳng cho ăn năm thứ muối, chẳng hay năm thứ muối ở cõi ấy như thế nào. Như năm muối cõi này tức là muối hột, muối xanh, muối đỏ, muối trắng. Muối ấn. Muối có nhiều loại, đại lược có năm. Phương Tây y theo đây cũng rất dễ thấy. Có A-la-hán bị người khác hỏi vì sao gọi là muối đỏ. Không biết bèn hỏi Tam Tạng, Tam Tạng nói: Muối là vị, đỏ là sắc. Chẳng hay việc nhỏ do chưa có trí xuất giả. Đã là chẳng liễu nghĩa thì sẽ ngủ. Y trung khởi cái nói rằng: Cây lớn gãy cành. Đại luận quyển ba mươi chép: Thí như đầm trống có loại cây tên là Xa-ma-lê cảnh tỏa rộng các chim đậu nghỉ rất nhiều. Có một con bồ câu đến sau đậu trên một cành, cành cây liền gãy. Thần Đầm hỏi: Chim to đậu mặc tình, vì sao chim nhỏ đậu mà gãy. Thầy cây nói: Chim này là kẻ thù của ta, ăn hạt cây Ni-câu đến đậu trên cành ta, ỉa phân có hạt xuống, cây ác sẽ mọc lên sẽ có hại lớn, cho nên lo sợ, thà bỏ một cành mà an toàn. Đại Bồ-tát cũng giống như thế. Đối với các ngoại đạo các sử Thiên ma và nghiệp ác, không sợ như thế mà sợ Nhị thừa. Nhị thừa ở bên Đại Bồ-tát cũng như chim kia, sẽ làm hư tâm Đại thừa, làm mất hẳn tâm Phật thừa. Trong Luận nói: Ba thừa cùng vị, dùng đại bác bỏ tiểu, cho nên đối tâm Nhị thừa. Nay mượn văn ấy, cũng lại y theo đó mà nói tâm Nhị thừa. Nếu theoý văn nay phải nói chẳng thích tâm hai bên,. Như chẳng chứa chim oán. Vì chẳng vui nên nghĩa phải sân. Đại luận nói v.v… là trong chứng địa đều có vô minh, có chứng minh liền có năm cái. Cho nên Đại luận giải thích Đại Phẩm rằng: Kinh trước văn sau vì sao chỗ nào cũng đều nói đâu có vô minh Tam-muội? Đáp: Pháp ái khó dứt nên chỗ nào cũng nói phá vô minh Tam-muội. Đây tức chân đạo pháp khác nhau với tự ái. Ấy thì Sơ trụ tuy phá một phẩm, mà phải phá từng phẩm. Nếu ám chứng gia tức là vừa biết chân lý thì liền là Phật, là chẳng hiểu giáo tướng. Cho nên nay nói Bồ-tát so với Phật còn có ậu thất. Ấy thì Đẳng giác so Phật còn có một phẩm lậu thất huống chi là hạ địa. Địa Trì nói thứ chín v.v… là luận văn lấy Đẳng giác làm thiền thứ chín, thiền thú chín gọi là lìa tất cả kiến, cho nên biết Đẳng giác còn tu lìa kiến. Cho nên nghĩa kiến chẳng gần. Nên nói chỉ có Phật là rốt ráo. Cho đến tám mươi bốn ngàn chỉ là bốn phần, bốn phần chỉ là năm cái. Do đó Phật Đia nói hết năm cái. Lại nữa trở xuống là y cứ một tâm bỏ cái. Trước tuy ba đế dùng thứ lớp, nên không phải là một tâm. Trong đó văn đầu trước bác bỏ thứ lớp, nên nói sau chẳng quan hệ trước, huống chi xếp ba người khác nhau. Vì phàm phu có lợi độn cho đến Bồ-tát có tục cái. Cho nên nói lời hỏi khi làm phàm phu, cho đến chỗ bỏ khi làm Bồ-tát v.v… Địa nhiếp trở xuống là dẫn hai luận nói kế thứ lớp. Viên Thích trở xuống là dẫn Phật Hóa Nghi để chứng minh Viên giáo. Nhưng giáo viên đốn vốn bị phàm phu, nếu chẳng định ích phàm phu thì Phật sao chẳng tự trụ Độ pháp tánh, dùng thân pháp tánh vì các Bồ-tát nói viên đốn này, đâu cần cùng các Bồ-tát pháp thân mà bày phàm thân hiện ở ba cõi này? Nếu đãi trở xuống là chánh kết bày. Một tâm ở phàm thì có thể tu tập. Cho nên Đại Phẩm trở xuống là dẫn kinh bày tướng. Trong kinh đã nói Dục có đủ các pháp. Phải biết Dục cái tức là pháp giới. Cho nên tất cả pháp đều ở Dục. Thích Thú trở xuống là giải thích ý kinh. Trước lược kế rộng. Văn trước lược chỉ là ba đế, ba đế chỉ là ba thứ như thú v.v…. Lược tức không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn vì khó thấy. Từ nay lại trở xuống là rộng y cứ nghĩ bàn, để bày tướng không thể nghĩ bàn. Các văn sau đều trước nói nghĩ bàn, kế nắm nghĩ bàn mà thành không thể nghĩ bàn. Từ trên các văn đều trước nói thứ lớp, kế nói chẳng thứ lớp. Chỉ một văn sau dùng nghĩ bàn mà giải thích không thể nghĩ bàn, cho nên biết trước sau rộng lược hiển bày nhau. Chỉ ở chung lý văn tướng vì sao người luôn chẳng thấy, tùy căn mà sanh trưởng, theo lời mà mê văn. Liền ở bộ này mà muốn phân biệt văn này có thể tu bỉ phi tu giả (tu cái người khác chẳng tu). Nay Đại thể trước sau, biết đại thể rồi phân biệt và chẳng phân biệt, ý ở trong ấy. Cho nên ở văn lược phải khéo hiểu ý. Nên Đại luận quyển mười bảy nói: Như thiền bỏ cái nhiếp tâm một chỗ, là Bồ-tát dùng lợi trí tuệ mà quán năm cái không có chỗ bỏ. Đối với thiền chẳng chấp lấy biết các pháp là không, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa. Nếu được thật tướng các pháp thì biết các pháp không thật có. Cho nên gọi là biết thật tướng, cái gọi là Bồ-tát thật tướng thiền cũng như thế. Biết dục và cái, thiền và chi lâm một tướng vô tướng y đó tu vào, ấy là thiền Ba-la-mật, cho đến bốn niệm cũng giống như thế.

Kế trong rộng giải thích nói dục là pháp giới, tức là chỉ một niệm dục tâm đầu tiên, ở trong đó đã có tánh mười pháp giới, có thể thứ lớp sanh dục quả trước sau đều ở một niệm đầu tiên. Nên nói là cội gốc tất

cả pháp. Nói tất cả pháp là nhân quả trước sau của các pháp. Cho nên nói mới khởi Dục giác đã đủ các pháp. Vì chẳng biết nên khinh thường, vì lỗi ấy quá nhẹ. Nếu đã biết các pháp đầy đủ, thì sẽ sợ sệt sởn ốc, há khiến thân nghiệp tạo thú mê hoang. Mới thử đã hết nóng, là chứa nhóm dục tưởng trong ngóng ở tâm, mới một làm giống như nêu hết, tiếp tục khởi làm không lúc nào tạm bỏ, cho nên khiến không hề ở một (miệng) ăn, một hớp nước mà lìa dục tưởng. Hoặc trộm hoặc cướp v.v…

Núp kiến chẳng cho mà lấy gọi là trộm, tức là chung riêng nhân pháp giữ gìn. Đối mặt chẳng cho mà lấy gọi là cướp, tức là gượng đoạt rõ ràng cảnh giữ, ép bức là đè ép người khác, có giữ không giữ tình chẳng ưng. Trao đổi là vật không giữ lấy, bén ra để lấy liền. Như thế v.v… mà lấy không phải các thứ trên, tức là thấy hình liền muốn. Nếu được cảnh này, là phàm lấy dưới dâng lên trên gọi là cúng, lấy tu giúp tôn gọi là dưỡng. Người ấy bỏ ruộng tốt Tam bảo, chỉ chuộng năm dục uế cảnh, cung cấp chỗ cần nên gọi là cúng dưỡng. Pháp Hóa Sớ chép: Thí y báo gọi là cúng dường. Bản thứ một nói nếu được cảnh này rất cần cung cấp. Lời tuy giống thuận mà chẳng bằng văn nay. Được cảnh Dục rồi chẳng phân ra giàu nghèo đều sanh tội lỗi. Vừa có đây có v.v…, là vừa đến cảnh dục gọi là vừa có (thích hữu), nghiệp dục đã thành gọi là đây có. Chiêu vời quả báo ở vị lai gọi là tức có sanh tử, đời đời thêm lớn nên khắp chịu quả. Cũng lại do sát, đạo v.v… mà chịu quả cũng khắp ngoài dục pháp giới chẳng có pháp nào khác. Lại nêu một niệm đầy đủ lợi độn. Lợi độn ở khắp mười phương ba đời cũng do lợi độn mà sinh ra ba đế. Phải biết pháp dục nhiếp hết các pháp. Đây tức là một niệm dục tâm đủ sáu pháp giới lấy làm cảnh quán. Như trên, là nói lợi độn. Vì sao trở xuống là suy ở dục không mà y cứ bốn câu ba đời. Trong ba đời quá khứ dục duyên v.v… bỏ năm trần gọi là quá khứ, trần tuy quá khứ cũng phát hiện dục, gọi là dục duyên. Dục tưởng hiện tại gọi là Dục nhân. Hạnh ở dục sự gọi là pháp sở sanh, pháp này vời lấy quả khổ. Nay suy ba đời đều chẳng thật có. Ngang dọc, là kết hai suy trước. Ngang là bốn câu, dọc là ba đời. Đã biết trở xuống là nói quán cái là giả. Thí dụ nói Đối giặc bày trận. Khấu là giặc. Nếu giặc nhiều thì bày trận phải rộng, chỗ phá phải lớn, huân công phải cao. Dục rộng công sâu cho nên gốc huân. Phá dục vào vị gọi là công lớn. Vị đủ các pháp gọi là rất giàu sang. Tham dục là giống nên sanh ra Phật, trong một niệm tâm phân biệt vô lượng nên sanh ra vô lượng pháp môn. Dục như củi nhiều phân, quán như lửa dữ hoa sanh, họp dụ sẽ biết. Đây lại y cứ Tục đế mà nói. Hoại, Thượng Thư chép: Đất không khối gọi là hoại. Tục đế nếu thành vị ở Thất Tín. Bát tín. Cho nên nói làm thanh tịnh các căn. Như thế trở xuống là xếp vị.

Thứ tư là điều sự. Văn nghĩa đồng như trước. Văn tướng có hai, đó là khai hợp. Từ điều thực trở xuống là chánh giải thích, cũng trước sự, kế lý. Năm thứ ăn đều là một điều, ba thứ kia hợp thành một điều. Trước trong điều ăn là nói Bất an thân thực. Như kinh Ni-Càn quyển tám. Kinh ấy Ni-Càn đáp lời vua Nghiêm Xí rằng: Vua Ba-tư-nặc ham ăn quá mức nên thân nặng nề, lười biếng. Hiện tại vị lai thân đều mất lợi, ngủ nghỉ tự chịu khổ cũng khuấy não người, mê muộn khó tỉnh ngộ tùy lúc mà tính toán việc ăn uống. Hoàng Phủ Dật hỏi Thanh Ngưu Sĩ nói pháp Dưỡng Sanh rằng: “Do dục thường nhọc, thực dục thường ít, nhọc mà không quá mức, ít mà không chí hư. Bỏ báo mập, bớt mặn chua”. Pháp tục Dưỡng Sanh mà còn khiến tự nhọc, đâu là chí đạo mà ăn quá mức sanh ra biếng lười. Không phải chỉ mất lợi thôi mà cũng thêm bệnh giảm tuổi thọ. Ngủ là thức ăn của mắt. Tăng Nhất nói: Phật ờ vườn Cấp Cô Độc vì nhiều người nói pháp. A-na-luật ngủ ở trong đó. Phật nói kệ rằng: Chao ơi, gì là mắt, là nghêu sò ốc hến. Hỏi rằng ông sợ phép vua hay sợ trộm cướp mà xuất gia? Đáp: chẳng phải, con chán sanh già bệnh chết mà xuất gia. Người đã tín tâm bền chắc mà xuất gia, Phật đang nói pháp mà ngủ ư? A-na-luật đứng dậy bạch Phật, từ nay trở xuống dù hình thể này tan nát, con cũng không ở trước Phật mà ngủ Nhân hiểu không ngủ mà nhãn căn liền mất. Phật nói người càng tinh tấn tương ưng với trạo hý, người Ba-la-mật mết mõi tương ưng với kết sử ông nên hành Trung đạo. A-na-luật nói: Đã phát thệ trước Phật thì chẳng thể lại trái yếu trước. Phật bảo Kỳ Vức điều trị. Kỳ Vực nói: Nếu nhỏ chẳng ngủ thì tự có thể hết, còn đây thì không thể trị. Phật bào Na-luật: Ông phải ngủ nghỉ, vì sao? Vì tất cả do ăn mà còn, mắt lấy ngủ làm thức ăn, cho đến ý lấy pháp làm thức ăn, Niết-bàn lấy chẳng buông lung làm thức ăn. Ta không buông lung mà được đến Niết-bàn. Na-luật nói: Con chẳng dám trái. Sau nhân được thiên nhãn. Ngủ là Cõi dục báo pháp, đã chưa được thiền chỉ có thể điều đình mà thôi. Nếu không có thiền mà chẳng ngủ thì sẽ là quỉ. Như quyển tám dưới có dẫn vua là giống quỉ mà chẳng ngủ nghỉ. Văn đầu trong ba việc hợp điều, tức là lý do hợp điều, là việc gì. Cho nên phải ba việc hợp điều, dùng ba việc trước sau mà hợp.

– Nói bảy ngày một lần biến đổi, như kinh A-nan Vấn chép: Phật vì Nan-đà nói rộng tướng thai của sáu đường khác nhau, gồm nói tướng các ấm, cho đến tinh huyết cha mẹ đều có không, thành và chẳng thành,

và tinh huyết tịnh và bất tịnh v.v… Trước vào như mưa gió vào nhà v.v…các tướng khác nhau, có con ở bụng mẹ mà chết. Dùng dầu tô, nước mầu da du mà thoa tay, kịp dao mỏng thò tay vào mà cắt chết thân con từng miếng lấy ra. Lại thai mẹ có các hoạn nạn mà chẳng đậu thai. Nếu đậu thai mà chẳng hư thì bảy ngày một lần thay đổi, bảy ngày đầu gọi là Kha-la-la như lạc mỏng, bảy ngày thứ hai gọi là A-phù-đà như lớp lạc dày, bảy ngày thứ ba gọi là Bế thủ, như cái chày đâm thuốc nhỏ ngắn, bảy ngày thứ thư gọi là Già-na như ôn thạch, bảy ngày thứ năm gọi là Ba-la-xa-ha, năm pháo mở lớn, bảy ngày thứ sáu hiện tướng gối, bảy ngày thứ bảy hiện tướng tay chân, bảy ngày thứ tám hiện tướng chỉ tay, bảy ngày thứ chín mắt tai mũi miệng và đường đại tiểu tiện, bảy ngày thứ mười chắc thật có phong môn thổi thai như cái túi, bảy ngày thứ mười một bảy lỗ mở suốt, tánh mẹ đổi lường, bảy ngày thứ mười hai sanh ruột già, ruột non như sợ tơ có ba chi tiết một trăm lẻ tám lỗ, bảy ngày thứ mười ba sanh trưởng đói khát mẹ ăn tươi nhuận, bảy ngày thứ mười bốn sanh chín mạch giao xen triền nhiễu, bảy ngày thứ mười lăm sanh hai mươi mạch mỗi bên đều mười lại bốn mươi mạch, có tám muôn tên, bảy ngày thứ mười sáu hơi thở chung, bảy ngày thứ mười bảy mắt được tỏ sáng, bảy ngày thứ mười tám các căn đều sáng, bảy ngày thứ thứ mười chín các căn đều đủ, bảy ngày thứ hai mươi sanh các xương, bảy ngày thứ hai mươi mốt sanh thịt, bảy ngày thứ hai mươi hai sanh máu, bảy ngày thứ hai mươi ba sanh da, bảy ngày thứ hai mươi bốn sanh da trong, bảy ngày thứ hai mươi lăm máu thịt nhiều, bảy ngày thứ hai mươi sáu mọc tóc, bảy ngày thứ hai mươi bảy vì nghiệp lực nên phân ra tốt xấu, nam ở bên trái mẹ, nữ ở bên phải mẹ, mặt Nam quay vào trong, mặt nữ ngó ra ngoài, hai tay ôm mặt ngồi chồm hổm, bảy ngày thứ hai mươi tám sanh tám thứ tưởng là tòa ngồi, vườn rừng v.v… bảy ngày thứ hai mươi chín sanh tươi nhuận năm mầu khác nhau, bảy ngày thứ ba mươi móng tóc dài ra, bảy ngày thứ ba mươi mốt đến thứ ba mươi lăm tướng người đầy đủ, bảy ngày thứ ba mươi sáu sanh chán lìa tâm chẳng vui, bảy ngày thứ ba mươi bảy sanh trưởng ngục nhơ, bảy ngày thứ ba mươi tám sức bảy gió chuyển đầu hướng về sản môn, thò hai cánh tay ra khỏi sản môn. Mỗi bảy ngày đều có một ngọn gió thổi khiến đổi khác. Gió đều có tên đủ như kinh ấy. Sanh rồi tám muôn hộ trùng từ thân mà sanh, dọc ngang ăn hút, phải trái đều năm trăm, các tiết đều có chừng ấy trùng hộ, lớn nhỏ già yếu thường ở với trùng. Thế thì ba mươi tám tuần có hai trăm sáu mươi sáu ngày, thành chín tháng, do đó thiếu bốn là bán tiểu. Hỏi thế giáo và kinh đều nói mười tháng, vì sao chỉ có chín?

Đáp chín tức là mười. Vì sao? Vì trải qua mười như ngày mùng một đầu tháng thọ thai thì chắc chắn chỉ có chín, đã qua ngày thứ hai số đầy thì vượt đến mười phần lớn là như thế, lại có La-vân sáu năm, Hiếp Tôn giả sáu mươi năm ở trong thai. Cũng có người ít hơn như đến tháng thứ năm mới sanh (sanh non). Tuy thêm bớt khác nhau nhưng ba việc đều đủ.

Đáp: Thọ nhuyến thức ba thứ cùng thân tức tâm, nói đã khác nhau do nghĩa nào còn. Đáp: Nhuyến tức là thân, vì nhuyễn nên tinh huyết không hư, từ công năng mà nói nên gọi là Nhuyến. Thọ gọi là phong tức trước khi thác thai có một hào khí, chỉ khi căn chưa đủ thì theo hơi thở của mẹ, căn đủ rồi thì khí phân gọi là (hơi thở của con) do có hơi thở nên giữ mãi thân này từ hay giữ mà nói nên tức (hơi thở) gọi là Thọ. Thức tức là tâm nói theo đương thể, đã từ thức đầu cùng thọ nhuyến hai thứ chẳng trước chẳng sau. Phải biết thân tức tâm ba thứ không hề lìa nhau, cho nên phải ba việc mà hợp điều. Nếu điều đình được thì y theo đó mà vào đạo, tức là y nhân thây chết mà đến bờ kia, tất cả pháp thiện do đó mà sanh. Cho đến thành ba đức Bí tạng, cho nên nói nếu điều thì phàm phu ba việc rõ thành thánh ba pháp tức là ý này. Khi mới nhập định trở xuống là chánh nói pháp điều, ba nghĩa vào, ở, ra mà điều cho nên trong thiền môn điều thân nói: Phàm ngồi thì phải trước an chỗ khiến lâu không ngại. Nếu ngồi bán già thì chân trái đè lên chân phải rồi kéo gần thân khiến hai chân sát đùi. Nếu muốn ngồi toàn già, thì tréo chân phải đè chân trái, áo quần rộng rãi, toàn thân ngồi thẳng chớ để khi ngồi lại có thoát lạc, tay trái để trên tay hữu cùng ngửa ra đề trên chân phải cũng khiến gần thân phải để tâm an, lắc qua lắc lại bảy, tám cái như phép chà sát, chớ ngửa cổ cúi đầu, đầu cổ phải thẳng khiến mũi đối rún, chẳng ẹo chẳng khom, thân như tảng đà không lay động không chậm không gấp, ấy là tướng điều tức, thân đã điều rồi kế hả hong thổi hơi trong bụng ra, khiến trăm mạch trong thân đều thoát hơi ra kế ngậm miệng mũi hít thanh khí vào ba hơi. Nếu hơi thở đã điều thì một hơi cũng đủ, kế ngậm miệng môi răng vừa khít, lưỡi để trên nóc Vọng, nhắm mắt nhẹ không thấy sáng là được. Kế phân biệt hơi thở, phong khí dưới nếu điều thì dễ vào định. Kế là điều tâm, một là điều loạn khiến chẳng buông lung, hai là điều tâm khiến trầm phù vừa chừng. Nếu khi tâm trầm thì bó buộc niệm ở đầu mũi, nếu khi tâm phù thì để tâm hướng xuống. Lại có ba thứ: Một là hạ trước tâm, hai là khuynh thân thể, ba là tưởng hơi thở theo lỗ chân lông khắp thân chung nhau mà ra. Dùng ba pháp điều này mà điều ba khiến điều. Đây là tướng điều ba khi mới vào, trụ ở trong thiền, nếu có chẳng điều thì như pháp mới vào. Như điều dây đờn v.v… trước như dây đờn vào chơi sau chẳng thành khúc, như ở trong thiền ba việc chẳng điều tâm thì chẳng vào pháp. Nếu muốn xuất định thì từ từ duỗi ra mà chà xát thân, rồi hít thở từ từ rất nhẹ, chớ để thô đốn bên ngoài xung kích vào tế bên trong, dần dần phóng tâm duyên cảnh bên ngoài. Tâm vẫn quán rõ cảnh được duyên, pháp điều ba việc rất rõ trong thiền môn. Nếu hay trở xuống là ý điều ba việc. Do đâu mà điều ba việc này? Nếu tu căn bản cho đến viên đốn, bổn ý văn nay khiến đến ba đức cho nên nói ba pháp thành bậc Thánh. Cho nên ba thứ này là lý do ba học, thành thân thường trụ, tức tâm ba thứ, nên chuyển thân phàm thành pháp thân, chuyển phàm tức để thành tuệ mạng, chuyển phàm tâm để thành tâm Bồ-đề. Bắt đầu từ đây là phàm phu ba pháp làm đầu ra khỏi Thánh thai, đến vị Diệu giác gọi là thân thành tựu. Đây tức là vị hợp điều. Kế quán tâm điều cũng là ba đoạn. Trước Điều thực, cũng đều y cứ ba đế ba quán. Trong Thực dẫn kinh Pháp Hoa nói: Không có pháp thực Trung đạo là đói khát, không có công đức muôn hạnh là ốm gầy chưa có pháp thân thanh tịnh, chỉ có trần sa vô minh các ác trang nghiêm gọi là ghẻ lở. Kế ba việc hợp điều, văn có ba phen, một phen y cứ giáo, hai phen y cứ quán. Văn tuy nêu hợp, nghĩa đều giải thích, nghĩa tuy giải thích lý thật chẳng phân. Trước y cứ thân trong giáo nói sáu Ba-la-mật, điều sáu độ vô tác khiến đầy đủ pháp thân cho nên Đại Kinh Sư Tử Hống nói: Sáu thân Ba-la-mật đầy đủ Đại Phẩm nói: Lạc thuyết nói v.v… Hỏi: Vì sao dùng lạc thuyết nói để giải thích sáu độ? Đáp: Sáu độ lấy Bát-nhã làm gốc, lại thiền tấn v.v… đều là tướng lạc thuyết. Ba thứ này lại cùng ba thứ Thí-Giới-Nhẫn cùng trang nghiêm. Cho nên sáu độ đều gọi là lạc thuyết. Trong văn Đại Phẩm lại dùng nói pháp làm lạc thuyết nói, cũng là tướng Bát-nhã. Kinh nói: Lạc thuyết chợt khởi không chợt khởi, hoặc có Pháp sư lếu láo, hoặc giỡn cười tâm loạn. Luận quyển sáu mươi sáu giải thích rằng: Ngồi trên tòa cao nói pháp Lạc thuyết chẳng sanh, người nghe buồn rầu. Nên ta ở xa lại Pháp sư chẳng nói hoặc suy nghĩ sợ hãi nên chẳng nói, hoặc chẳng biết nên chẳng nói. Tốt khởi vì sao lại là việc ma? Đáp: Pháp sư cầu danh sanh mê đắm mặc tình mà nói không có nghĩa lý nên cũng là việc ma. Đại Phẩm nói: Bát-nhã không phải lợi v.v… lợi độn là không giả, Trung đạo chủng trí khác nhau hai bên. Cho nên không phải lợi không phải độn, không phải khó không phải dễ Nhị thừa xuất giới do trải (kinh) tám, sáu, bốn, hai nên là khó. Ba giáo Bồ-tát tuy chưa khế chân diệu đã nói đã phát gọi là Dễ. Người viên sáu tức, sáu nên chẳng phải dễ, tức nên chẳng phải khó. Kế y cứ quán hai phen, phen đầu ba quán cùng ba việc, phen kế ba quán đều ba việc hợp. Trong phen đầu điều tâm ở trước, tùy tiện mà giải thích nên không có ý riêng. Nhờ sự hiển lý, trước sau vô ngại. Hành giả trớ đi là kết vị rất dễ thấy. Như tức hành nhân chưa có chỗ được là chỉ thực hành quyền trí riêng cha thật mẹ tuệ khiến thành mầm Thánh.

Thứ năm là thực hành năm pháp. Văn nghĩa đồng như trước mà chẳng phân rasự lý, nêu ví dụ rất dễ hiểu. Trước dụ trở xuống là nhắc lại bổn vụ ở trước. Trước nhắc lại kế hợp. Văn đầu trước trái dụ không có năm pháp thì việc làm chẳng thành. Trước chẳng chịu làm là dụ không ưa thích, làm chẳng hết lòng là dụ không tinh tấn. Chẳng còn tác pháp là dụ vô niệm, làm chẳng khéo léo là dụ không tuệ, làm chẳng chuyên nhất là dụ không một tâm, thì sự chẳng thành là dụ cho chánh hạnh chẳng thành. Nay cũng như thế trở xuống là hợp với vô năm pháp. Nếu không có hai chữ quán chung ở dưới. Nếu không ưa thích kính mến là hợp không dục lạc (ưa thích), nếu không thân tâm khổ sách là hợp với không tinh tấn, nếu không niệm tưởng là hợp với (vô) niệm, nếu không phương tiện là hợp với không xảo tuệ, nếu không nhất tâm là hợp với không nhất tâm, Chỉ quán là hợp với chánh hạnh chẳng thành. Đủ hai mươi trên nếu không năm pháp còn tự chẳng thành huống chi trong hai mươi mà thiếu hoặc không có năm pháp ư? Nếu hay trở xuống là chánh hợp có năm pháp, cũng là nếu hai chữ mà quán năm câu dưới. Nếu huân tập không chán là hợp có lạc dục (ưa thích). Nếu không hay hiểu đêm phỉ giải (không biếng lười) là phải có tinh tấn, nếu niệm niệm nối nhau là phải có niệm, nếu khéo được ý ấy, là phải có xảo tuệ, nếu một tâm không khác là phải có nhất tâm. Người này trở xuống là hợp với chánh hạnh thành tựu. Kế thí dụ hai, thuyền đạo nước pháp tánh để đến bờ kia. Kế là chim như hành giả là từ mới phát tâm mà đi trong khoảng không thật tướng đến quả Niết-bàn. Nếu không có năm pháp, các hạnh chẳng thành, lại đem Sơ trụ mà làm chỗ đến. Không có năm pháp này trở xuống là nêu cạn so sánh sâu. Cho nên văn đầu nói: Việc nhỏ còn khó tức là Thế Thiền, phải biết trở xuống là kết ý. Đại tức là ba giáo, tiểu tức là ba tạng. Sự tức là Thế thiền, Lý tức là xuất thế. Lại thế xuất thế đều có sự lý. Cho nên văn trước y cứ chung tiệm đốn để giải thích phương tiện, kế y cứ văn riêng nay giáo viên đốn ở trước năm phẩm để lập hai mươi lăm pháp làm phương tiện xa. Y theo đây làm lệ. Ba giáo đều phải riêng ở trước ngoại phàm đều dùng hai mươi lăm pháp phương tiện xa, chỉ phương tiện gần sở quán đều khác. Nếu tu sự thiền thì dùng bảy cảnh làm phương tiện gần, nếu hai giáo Nhị thừa thì dùng tám cảnh làm phương tiện gần. Nếu Nhị thừa Thông giáo thì lại dùng ba tạng làm cảnh sở quán, dùng tám cảnh rưỡi làm phương tiện gần. Bồ-tát ba tạng lấy chín cảnh giới trước làm phương tiện gần. Nếu Bồ-tát Thông, Biệt cũng lấy mười cảnh làm phương tiện gần. Cứ ý này là gá sự sanh giải, tùy việc làm lập hạnh khác nhau. Văn nay hiển hiện cũng nhờ thứ để hiển bày bất thứ. Lại tùy sự trước lập ở thứ, nếu nói nguyên ý thì chuyên ở Bất thứ. Lại bốn khoa trước nhờ sự hiển lý, thì y cứ sự mà nói chuyển. Nay năm pháp này tức sự luận chuyển, cho nên y cứ thẳng pháp tướng mà nói, chẳng cần thực hành hai lớp sự lý. Cho nên chỉ nói vì Đại Tiểu sự lý mà làm phương tiện, tùy làm giáo nào mà sanh ưa thích, cho đến nhất tâm.

Kế chánh trong giải thích ở trước xếp định thể phương tiện khác nhau. Kế chánh giải thích phương tiện. Xưa văn trước trích dẫn thành luận Anh Lạc nói phương tiện khác nhau. Anh Lạc bốn thiền đều một im lặng, song chi là định thể. Kế Tỳ-đàm trở xuống ở đây chánh dùng, tức năm pháp này đều là phương tiện. Đại luận đồng với Tỳ-đàm. Trước y cứ Sơ thiền, kế y cứ ba quán. Trong Sơ thiền nói: Thí, giới, nhẫn là thường pháp thế gian như pháp khách và chủ pháp ứng cung cấp, cho đến súc sanh cũng biết bố thí, hoặc sợ người khác mà trì giới, như sợ phép vua, hoặc sợ người khác nên thực hành nhẫn. Nay muốn biết các pháp thật tướng thực hành Bát-nhã tu thiền định. Thiền định là môn trí tuệ, vì thiền định nên phải cần tinh tấn. Lại nữa, thí giới nhãn là đại phước đức lớn. Lại muốn tu Diệu định, Diệu tuệ cho nên thêm tinh tấn. Ví như đào giếng thấy đất bùn ướt, nếu không tinh tấn thì không được nước. Dùi lửa cũng như thế, trong đây nói nay muốn cầu Bát-nhã, lại y cứ xa mà nói. Như ở chỗ luận đã cầu Sơ thiền Bát-nhã cũng phải thế trí mà thôi. Dẫn lời Phật nói: Như kinh Thụy Ứng nói chẳng được thành Phật thì chẳng bao giờ khởi v.v… được ba việc ấy là tinh tấn, định, tuệ. Nhân quả hợp luận thì mười hai quán, trước vin là nhân, chí thượng là quả, trước chán là nhân, (luống thấp) là quả. Nếu theo lời nói này trở xuống là phân biệt. Nói theo phan yểm nhân quả này thì giống, chẳng khác ngoại đạo. Đây là đệ tử Phật tạm dùng sáu hạnh để tu Sơ thiền, dùng thiền để làm phương tiện thật tướng, hoặc làm các giáo phương tiện, đều gọi là chánh pháp. Theo văn này tuy nói Sơ thiền. Thiền này cũng là môn các giáo. Như tiệm thứ tu cho nên so sánh ở đầu ba quán. Quyết định một tâm, quyết định là cầu Sơ thiền cho đến ba quán chẳng phải đã nhập định, nếu đã nhập định, tức là chánh tu, sao gọi là phương tiện.

Kế trong y cứ ba quán trước là quán không. Lại nữa, muốn là muốn giáo hóa chúng sanh trở xuống là quán giả. Lại nữa, muốn là như trong Tát-đà-ba luân mà quán, trong đó trước y cứ cầu Bát-nhã tức là cầu giáo Trung đạo. Kế từ lại nữa lại nói trở xuống là y cứ quán, trước trong y cứ cầu Bát-nhã nói bảy ngày bảy đêm, là bảy ngày bảy đêm ở chỗ vắng mà khóc lóc chẳng biết chỗ nào nghe Bát-nhã. Bảy năm đi đứng, đến Hương thành gặp Bồ-tát Đàm-vô-kiệt nhập định, đợi ông ấy khởi định mà bảy năm chỉ đi đứng không ngồi không nằm. Chuộc mình v.v… trước nghe tên hư không có tiếng nói trong Hương thành có Bồ-tát tên là Đàm-vô-kiệt vì nói cúng dường để tự chuộc thân. Lớn tiếng khiến bị ma che người không nghe. Tuy che người khác đều chẳng thể vì ta nói cúng dường. Có con gái ông Trưởng giả ở trên lầu cao nghe tiếng Bồ-tát tự chuộc mình mà vì Bồ-tát nói rộng đồ cúng dường, nên nói ma chẳng thể che. Chích máu v.v… là ông ấy đi đứng suốt bảy năm rồi, Bồ-tát xuất định tìm nước rưới đất để rải hương hoà, bị ma che nước bèn hết, sức tinh tấn tự chích lấy máu mình. Ma tuy che nước nhưng càng khéo léo mạnh mẽ mà niệm một tâm, thường cầu Bát-nhã chẳng có niệm khác. Bồ-tát đã cầu Bất cộng Bát-nhã, cũng được dẫn chứng ý đó.

Kế y cứ quán, văn đầu là dục, chẳng tạp hạ tiến, buộc duyên buộc niệm, tu xảo tuệ trung hạ, dứt hai bên hạ một tâm. Y cứ nghĩa cũng lại phải nói ba quán Đại tâm. Vừa y cứ giáo nói cầu Bát-nhã, đã là cầu Viên Thật Bát-nhã. Cho nên từ lược chẳng lại nói, từ hai mươi lăm pháp này trở xuống là kết bày về công dụng của hai mươi pháp. Tất cả cũng chẳng ngoài xuất thế gian cho đến bốn giáo, dùng Thế thiền bốn giáo quán giải mà dắt dẫn hai mươi lăm pháp thì việc làm đều khác. Nên nói cũng chuyển. Trong thí dụ nói khúc lộng v.v… Lộng của chánh khúc gọi là khúc lộng. Điều dây đàn tức là tựa của chánh khúc. Phân kỹ vô lượng là nêu chung Thế Thiền, thiền thiền khác nhau và bốn môn các giáo, các môn khác nhau cho nên thành vô lượng. Nay dùng trở xuống là chánh nói công sâu phương tiện văn nay tức là viên đốn phương tiện xa vì đối mười cảnh làm gần là nội. Đại Phẩm trở xuống là chứng. Đã thấy lý rồi, lý không gần xa tức dùng phương tiện xa làm ngoại, phương tiện gần làm nội, dùng phương tiện này quán không thể nghĩ bàn thấy không thể nghĩ bàn ai lại nói trong ngoài xa gần. Tuy chẳng phải trong ngoài nhưng nhờ nội ngoại thành Diệu quán. Nên nói chẳng vì vô quán mà được trí tuệ ấy. Trí tuệ ấy là Trung đạo chủng trí dùng làm năng quán. Nay lại trở xuống là lại nhở chưa thấy lý trước phải lập hai mươi lăm phương tiện ngoài nhưng chẳng thể chấp nhất định trở xuống là phá chấp. Nếu dùng giải dẫn dắt sự và cảnh quán giới chẳng mất ý quán thì đều thành phương tiện. Nếu mất ý này thì trong ngoài đều không đúng mà người chẳng thấy, đau đớn thay! Đau đớn thay!

Pages: 1 2 3 4