SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 4

PHẦN 3

Kế ăn cũng ba, lại nhìn áo mà nói. Đầu-đà Hán dịch là Đẩu tẩu, mười hai việc này đều làm mười hai lỗi Đẩu tẩu. Văn nay tức hai chữ đều nêu. Tiếng phóng mục là ngoài ba dặm khiến mục đồng nghe tiếng trâu kêu, chẳng nghe trụ xứ, tu được thiền quán. Người đời có lời lạm dụng là phóng xa cây cọc chẳng nghe tiếng rơi, được rồi là buông bỏ, mỗi đêm đến ba lần gọi là Đầu-đà dứt tiếng phóng cây. Như Diêm Quan Thiền sư Nhẫn soạn kinh Đầu-đà nói rằng: Đầu là phiền não chủ đầu, Đà nghĩa là đà thải phiền não. Đây tuy nói nhầm cũng hơn là phóng cây. Như các ví dụ này Giang Biểu rất nhiều. Phân-vệ, Hán dịch là khất thực, đủ như trong năm thứ ăn của Đầu-đà pháp, nghĩa là thường khất thực, ăn một chỗ tiết lượng, sau giờ ngọ chẳng uống nước trái cây ép, xin theo thứ lớp. Nay chỉ nêu một trong năm là khất thực. Thất Phật và Phương Đẳng đều nói khất thực, là như trong bốn Tam-muội có nói: Ở A-lan-nhã thì phải khất thực. Cày cấy trồng trọt xay giả sàng sảy chẳng được nấu nướng để qua đêm nuôi tám thứ bất tịnh việc dính bốn tà làm ô nhiễm đàn việt, không phải hạnh Lan-nhã. Đời gần đây đã cách xa lời Thánh dạy, nam nữ tới lui gây nhiều việc chê bai, xấu xa. Nếu y theo lời Phật dạy thì ích lợi chẳng nhỏ. Cho nên Thập Trụ Bà-sa nói: Khất thực có mười lợi: Một là tự dùng nuôi sống thuộc mình chẳng thuộc người; hai là người thí cho ta khiến họ trụ Tam bảo, sau mới ăn; ba là thường sanh tâm bi; bốn là thuận theo lời Phật dạy; năm là dễ đầy đủ dễ nuôi nấng; sáu là phá tánh kiêu mạn; bảy là gốc lành vô kiến đảnh. Tám là thấy ta khất thực người sẽ bắt chước; chín là chẳng cùng nam nữ lớn nhỏ có các việc; mười là thứ lớp xin ăn thì sanh tâm bình đẳng. Như các Thích tử xưa tức là vua ở trong vườn Ni-câu-loại cách thành Xá-vệ khoảng nửa do-tuần, vào thành khất thực, khất thực rất cực khổ. Cho đến hạ căn được đàn việt đưa cho thức ăn. Cho nên biết chỗ ở chẳng được quá xa. Kinh Thí Dụ nói: Xưa Ba-la-nại cách thành năm mươi dặm có núi, có năm vị Tỳ-kheo ở. Buổi sáng vào thành khất thực, sau trưa trở về núi, tối đến trở về thành rất mệt nhọc chẳng ngồi thiền được. Trải một năm cực nhọc như thế mà không được, Phật hóa thành một đạo nhân đến chỗ người ấy an ủi thì đáp rằng thân bốn đại cách thành đạo xa có gì vui chăng? Chỉ nghĩ mạng chết mà thôi. Hóa Sa-môn nói: Đạo, lấy giới làm gốc, nhiếp tâm làm hạnh. Thân hèn đạo quí mục bỏ thân mạng, ăn dùng chi hình giữ ý chánh định, trong học Chỉ quán diệt ý được đạo. Nếu nuôi thân buông lung các căn đâu được khỏi khổ, xin cđường ác nhân sáng không gì bằng khất thực, ta phải cúng dường thức ăn một ngày Phật sáng đưa thức ăn năm người ăn xong đều được quả La-hán. Ấy thì chỗ ở cũng là đạo duyên chẳng phải quá xa. Ăn là đạo duyên do đây mà gọi như thế. Cho nên biết Như lai không phải chỉ ứng cúng mà lại cúng ứng. Ngoại hộ đưa đến v.v… là trong tăng tịnh dọcc vẫn là hạ căn, đâu thể ngồi yên trong phòng mà tự làm việc riêng, hoặc chẳng bệnh mà giả bệnh đòi chúng cấp dưỡng, không có đức khoe có đức khuấy động đàn việt, tuy nói hứa tông, nhân ăn tự xét. Ba phẩm chẳng thâu, đạo TỪ do đâu đến. Quán hạnh ăn, cũng y cứ ba bậc. Phàm sự ăn thì nuôi sắc thân giúp báo mạng, lý ăn thí giúp pháp thân nuôi tuệ mạng. Cho nên Bình đẳng đại tuệ hư không pháp thân nương theo đây mà lập. Y cũng lệ theo như thế. Trước y cứ thượng phẩm, là chỗ dẫn Đại Kinh cũng là văn kinh ấy bác bỏ ba nhóm. Như lai pháp hỷ v.v… tức là nói bảy phương tiện lạ. Đây trở xuống là giải thích Như lai thực. Dẫn ý Tịnh Danh, tức là ăn khởi quán khiến thức ăn cùng khắp. Văn ấy chính dùng ăn làm pháp giới mà trách việc ăn. Cho nên Nam Nhạc trong tùy tự ý nói rằng: Phàm khi được ăn phải nói thức ăn này sắc, hương, vị trên cúng mười phương kế dâng các Hiền thánh, sau cùng là sáu đường bình đẳng không khác nhau, tùy cảm đều no đủ, giúp các thí chủ được vô lượng Ba-la-mật. Lại nói nghi thực sắc hương như gió chiên đàn, một lúc xông khắp các thế giới ở mười phương. Phàm thánh có cảm đều được thượng vị, sáu đường nghe hương phát tâm bình đẳng, ở ăn sanh ra sáu Ba-la-mật cho nên có ba hạnh. Trong Tịnh Danh Sớ thí dụ như xông thuốc, thuốc nhân thế lửa mà vào thân người, bệnh sẽ trừ hết. Bồ-tát quán ăn cũng như thế. Khi dùng ăn mà thí, thì ăn là pháp giới đủ tất cả pháp. Phàm các người nhận pháp hễ ăn vào thì mình lợi ích, hoặc gần hoặc xa phá hết vô minh. Tưởng là đàn phong cũng giống như thế. Kế y cứ nghĩa Đầu-đà mà lập thứ lớp quán rừng Hạ phẩm. Hỏi: Phải nói viên đốn sao dùng chi lâm? Đáp: Đây thì chung làm một pháp với trước. Thứ ba là y cứ chỗ. Tuyết sơn là thượng đã như nói trước. Đầu-đà là trung, tức chỗ trong mười hai Đầu-đà có bốn, tức là Lan-nhã, nghĩa địa, dưới cội cây và ngoài trời, y bốn chỗ này phải thường ngồi. Hỏi: Hai chỗ Hạ, trung Lan-nhã nghĩa đồng có gì khác chăng? Đáp: Lan-nhã là tiếng Tây Trúc, Hán dịch là Nhàn tịnh. Chỗ trung tức là không hướng địa. Chỗ hạ tức là không huýnh trụ xứ (chỗ vắng) và Nhàn tịnh Tăng-già-lam (chùa viện vắng vẻ). Thập Trụ Bà-sa nói: Không Huýnh xứ là ở Lan-nhã, có mười lợi: Một là tự tại tới lui, hai là không có ngã sở, ba là tùy ý không chướng ngại, bốn là tâm vui chốn Lan-nhã, năm là ít dục ít việc, sáu là chẳng tiếc thân mạng đầy đủ công đức, bảy là lìa các tiếng nói ồn ào, tám là tuy làm công đức mà chẳng cầu trả ơn, chín là dễ được nhất tâm, mười là dễ sanh trưởng không chướng ngại. Lại nói: Tỳ-kheo tu hạnh A-lan-nhã có mười việc vào chùa tháp chẳng phải như ngoại đạo: Một là cung cấp cho người bệnh, hai là tìm thuốc cho người bệnh, ba là vì người bệnh mà tìm người nuôi bệnh, bốn là vì người bệnh mà nói pháp, năm là vì các người khác mà nói pháp, sáu là nghe pháp giáo hóa, bảy là vì cung kính cúng dường Đại đức, tám là vì cung cấp Thánh chúng, chín là tụng đọc thâm kinh, mười là dạy người khác khiến tụng đọc thân kinh. Ở Lan-nhã khi sợ sệt thì phải nghĩ rằng: Người giữ đạo tuy đi đường hiểm biển khơi, chiến trận mà an ổn không hoạn nạn. Lại hộ thân không gì hơn thiện thân nghiệp ý nghiệp, để tự giữ gìn. Cho nên Phật bảo Nặc Vương rằng: Khéo giữ gìn ba nghiệp gọi là khéo Thủ hộ. Lại nghĩ rằng: Các thú ở trong rừng núi chẳng giữ ba nghiệp mà chẳng sợ, tâm ta là trí há như chúng sao. Lại niệm: Phật nên phá tất cả sợ. Cho nên ở Lan-nhã. Sợ hãi thì niệm mười hiệu Phật. Lại có bốn pháp mới ở Lan-nhã: Một là học rộng, hai là khéo quyết định nghĩa, ba là ưa tu chánh nhớ nghĩ, bốn là thuận theo như lời nói mà làm. Luận văn lại có năm mươi pháp mới ở Lan-nhã. Nếu lìa trở xuống là khuyên răn. Áp Quốc Ngữ nói: Quản Trọng làm tướng nhà Tề chế ra ba mươi nhà làm một ấp. Thôn làng này là chỗ Thánh gọi. Thượng Thư Đại Truyện nói: Phàm tông miếu có vua trước làm chủ gọi là Đô, không có gọi là ấp. Đây Tề Đường nghĩa đồng không chủ, Tịnh Danh nói: Hoặc làm chủ trong ấp hoặc làm người thương nhân dẫn đường. Đây là nói Bồ-tát lợi vật vô phương mà thôi. Quán tâm xứ, bảy phương tiện như trước đây khai ba cỏ hai cây làm bảy vị này, khai cỏ nhỏ làm trời người, khai cỏ vừa làm Nhị thừa, cỏ Thượng hai cây làm Bồ-tát Ba giáo. Hai cỏ hai cây đều nương đất. Bảy thứ phương tiện lấy thật làm gốc. Cho nên ba cỏ hai cây tuy tùy chủng tánh mà đều được sanh ra lớn lên. Cuối cùng ở rễ lớn lên đều nhờ mưa và đất. Đất là viên lý, mưa là Viên giáo. Cứ tiệm mà vào biên gọi là phương tiện. Đương vị chưa chuyển gọi là chẳng thể đến. Chỗ tối thượng là thật tướng. Lại, mảy may điều lành chưa đến Bồ-đề gọi là Tuyệt tích bất đáo. Ngang dọc cùng khắp cho nên cùng pháp giới đẳng. Nên nói bất động. Cũng lìa hai duyên như trước đã nói, gọi đó là Tịnh. Chẳng sanh quả bảy phương tiện, chẳng khởi nhân bảy phương tiện lại ở nhân quả chẳng sanh ý tưởng dính mắc gọi là chẳng sanh, chẳng khởi. Đại phẩm chừng ấy do-tuần, là Đại luận quyển mười tám giải thích rằng: Vô phương tiện Bồ-tát tuy ở chỗ hoang vắng trăm do-tuần là chỗ ở của cầm thú quỉ thần La sát trăm ngàn muôn năm, hoặc hơn số ấy, hoặc chẳng biết pháp xa lìa của Bồ-tát phát tâm Bồ-đề mà làm thọ trước thì hạnh xa lìa ấy Phật không cho. Chân thật xa lìa là chẳng thấy tướng xa lìa. Bồ-tát ấy khen ngợi lành thay lành thay là Phật chỗ nói mau được Bồ-đề. Nếu Bồ la khởi dính mắc nói rằng: Chỗ ta làm là hạnh xa lìa. Nếu thành bàng thì ai khen tốt ông. Phải biết là Bồ-tát Chiên-đà-la, nhiễm ô Bồ-tát tự tượng Bồ-tát giặc của trời người là giặc mặc pháp y. Người cầu Phật chớ nên gần gũi là rơi vào tăng thượng mạn. Phải biết ý luận vì núi sâu chấp trước gọi là hội náo, Thành bàng đạt lý là chẳng hội náo. Cho nên biết người chẳng khởi trước, lấy trước tâm hội náo làm chẳng hội náo. Khởi tâm Nhị thừa còn là hội náo huống chi trước tâm ở tịnh xứ. Hội là loạn. Nếu xứng lý thì giỡ chân, hạ chân đều đạo tràng, mới gọi là thượng xứ. Đời có lạm dụng Ẩn Triều Thị là có nói vô lý. Cho nên biết trung sanh chỉ lấy chỗ mà làm trên dưới chẳng biết đế lý thượng trung hạ. xóm làng là chỗ ở của nam nữ. Hiêu là ồn náo. Thật chẳng đẳng, là đối sự mà nói khác núi rừng đối hai chỗ trung thượng, mật thất (nhà kín) là đối với hạ xứ. Lấy lý mà chê sự, nên nói thật chẳng bình đẳng.

Kế dứt duyên việc, việc là sự việc. Nay phân biệt tùy tự ý, là lại y cứ thiện ác vô ký để nói. Nếu theo các kinh thì đều cần đây. Cho nên hai mươi lăm pháp chung làm bốn thứ Tam-muội phương tiện ở trước. Cho nên tùy tự ý y kinh phương pháp các việc cũng dứt. Điếu khánh v. v…, Điếu là dữ, khánh là lành, phủ là cúi, ngưỡng là ngước, đê là co, ngang là duỗi, tạo là đi, sính là đón Thuyết Văn nói: Tạo là đến, sính là hỏi. Huống chi trở xuống là nêu so sánh. Một điếu một khánh mà tổn cao tung, suốt ngày tìm đạo đâu có. Lại kết v.v…, Thích Danh nói: Châu là chú, quận quốc chú ngưỡng. Phong tục nói chung châu là trù, trù là loại. Thuyết Văn nói: Ruộng là giới, đôn là khuyên. Hiếu Truyện chép:

Người ba châu khế là cha con, trước là cha, kế là trưởng tử, kế là ấu đệ. Cha khiến lấp sông để tạo nhà, lấp lâu chẳng đầy bị cha trách, hai con phát thề: Nếu Hiếu thành thì khiến lấp sông có hiệu xét. Thề xong thì sông đầy. Lại Tiêu Quảng Tế Hiếu Tử Truyện chép: Xưa ba người ở một châu (đều trơ trọi cô độc), ba người ngầm gặp nhau ở dưới một cội cây, hỏi nhau rằng bẻ vàng mà khế y cứ, hai người bảo tốt, bèn y cứ làm cha con. Nước Lương thua ba người chia lìa, năm quận, Thích Danh chép: Người ở Đông gọi là quận vua chế đất ngàn dặm chia làm trăm quận. Tiêu Quảng Tế Hiếu Tử Truyện chép: Xưa ngươi năm quận tức quận Trung sơn, quận Thường sơn ở Hằng châu, Ngụy quận ở Ngụy châu, quận Cư lộc ở Hình châu, quận Triệu ở Triệu châu, năm người này tuổi nhỏ đã xa quê hương không có cha mẹ, theo nhau đến nước Vệ, kết làm anh em. Người lớn tên Nguyên Trọng, kế là Thúc Trọng, Xung Trọng, Hiếu Trọng, Trỉ Trọng, sáng tối cùng làm việc, tiền chứa được ba ngàn. Ở trong thành trông thấy một bà lão anh em bàn nhau rằng: Lạy bà làm mẹ, do đó lạy làm mẹ, bà chịu, bèn kính thờ đến hai mươi bốn năm. Mẹ bỗng bị bệnh miệng không nói được. Năm người con nhìn trời than rằng: Vì sao hiếu thành mà không cảm mẹ bỗng bị bệnh mà không nói. Nếu ta có cảm thì khiến mẹ nói được. Lúc đó thì nói được, bảo năm người con rằng: Ta vốn là con gái của Thái Nguyên Dương Mãnh, gả cho người đồng quận là Trương Văn Kiên. Văn Kiên chết rồi, ta có con trai tên là Ô Di, bảy tuổi gặp loạn mà lạc mất. Con ta trước ngực có chữ thất tinh, dưới chân trái có dấu đen, nói chưa xong thì chết. Năm con, chôn cất xong đến Triều Ca khiến sao mọc quên túi nhớ bảo năm con là trộm bắt ba người cấm hai người. Đến Hà Nội kêu oan trình đủ trước sau. Thái thú Hà Nội là Ô Di do đó khóc lớn bảo rằng: Ta sanh ra không biết cha mẹ mà mẹ là người khác nuôi. Bèn thả ba trọng. Sau tâu vua năm người được làm Huyện lịnh. Hiếu thế gian như thế, nay người xuất gia bỏ cha mẹ, từ ân ái ở Lan-nhã, tu Tam-muội lại kết họ khác làm anh em, cha mẹ. Như năm quận ba châu kia nên răn dè, là rất điên đảo, lấy thường mà dụ. Mao Thi Lạt Tế nói: Có Chí Hồ Thị biết quan lậu khắc (thì giờ), lậu khắc chẳng tiết độ vua quan lại loạn, mà đảo thường cầu lãnh, lễ độ hôn loạn (cầu biết lễ để độ hỗn loạn). Nay lấy ý này, mà bác bỏ điên đảo. Ba kỵ năng đẳng, chữ kỵ là dành cho nghề người nữ. Từ người là hại không phải ý văn nay. Y phương bốc phệ v.v… y là thầy thuốc trị bệnh. Phương là phương sợ, bốc là để diệt nghi. Chu Lễ nói: Bói là để quyết nghi, không nghi sao bói. Phệ là quyết. Nặn đất khắc gỗ vẽ hình làm tượng, cờ đờn cờ vây. Thư là sáu sách. Thích Danh chép: Thư là giá kỷ là thứ vật. Thư cũng gọi là túi, đựng muôn vật. Chu Lễ có sáu cách viết chữ, tức là chỉ sự, tượng hình, hình thanh, hội ý, chuyển chú, giả tá. Nghĩ rất dễ hiểu. Vẽ bùa đọc chú để có dụng này nên rất hại mình. Sừng đẹp da trơn đường nét, cao có minh nên tiễn. Mõ có tiếng nên động thì có tiếng kêu để tuyên bày giáo lệnh. Việc văn thì gõ mõ gỗ, việc võ thì lắc chuông. Lưu Tử nói: Rùa vì trí tự hại, thúy vì lông tự tàn, đan vì ngậm mầu nên bị mài tan, đá vì chứa ngọc mà nát chất. Thiểm Kinh nói: Voi vì ngà mà chết, Tê giác vì sừng mà mất mạng, chim Thúy vì lông mà tự tàn, Nai vì da thịt mà bị hại. Người dẫn Trang Tử nói: Chẳng dùng xem là đại dụng của sanh, lời đồng mà ý khác. Trong Phật pháp ta tạng huyễn diệu ẩn hậu đức toàn là Vô sanh, ứng pháp giới mới gọi là đại dụng, cho nên biết Trang vì Yên Chi Ly mày cao hơn đầu, má ấn ở rún năm ống ở trên, nếu bị bịnh ăn lúa, ta thì có phần. Nếu sai người làm việc bịnh thì ta không dụng, đó gọi là toàn đại dụng của sanh, toàn là tàn tật này là sanh, chưa biết dụng nào không đức nào ẩn giấu được, lệ cũng chẳng thành, mà phải rừng cây mời gọi chim chóc. Kinh nói: Ví như cây lớn chim đậu nhiều có nạn gãy cành, tan da nát thịt. Thí như lằn xanh bu đậu thịt thúi mà càng làm thúi thịt. Há chẳng trở xuống là song hợp hai thí dụ. Tồi chiết hợp với rừng cây, ô nhục hợp với thịt thúi. Người như thế tồi chiết tự làm ô nhục Tam bảo. Hoại cành lá gọi là tồi hoại, trinh chất gọi là chiết. Sự lý đều mất. Hỏi đáp hơn thua, thua là bất khắc, lại thua là hỏi chẳng lường đáp, đáp chẳng xứng lời hỏi, đều gọi là thua. Lại gánh gì trên lưng bị người khác cởi nên gọi là kém. Trang Tử nói: Người có sức thua mà chạy, người muội là chẳng giác, tối tăm là kém, vì hơn thua nên nhân pháp mất, nhiều đời sanh chỗ oán thù thường hại nhau. Vì nghĩa ấy nên hơn thua lỗi sâu. Như kinh Hiền Ngu nói Phật và Tỳ-kheo tới Tỳ-xá-ly ở bên bờ sông thấy năm trăm người chăn trâu và năm trăm người bắt cá, cùng kéo một con cá thân có trăm đầu lừa ngựa v.v… mọi người quái lạ. Phật đến chỗ ấy hỏi ba lần rằng: Các ông phải là Ca-tỳ-lê chăng, đều đáp “phải”. Phật hỏi: Người dạy các ông nay ở đâu? Đáp: Ở địa ngục A-tỳ. A-nan bạch Phật: Vì sao hỏi cá phải Ca-tỳ-lê không? Phật nói ở quá khứ thời Phật Ca-diếp có Bà-la-môn học rộng, sanh được một đứa con nhưng chẳng hơn Sa-môn. Cha khi qua đời dặn con rằng: Con cẩn thận chớ tranh luận với Sa-môn. Cha chết rồi mẹ dạy rằng: Con kiến thức cao minh có thể hơn ai. Đáp: Chỉ không hơn Sa-môn. Mẹ hỏi sao con không hơn? Đáp: Nếu họ hỏi con không đáp được. Mẹ bảo con làm Sa-môn học xong thì trở về. Liền theo lời mẹ chỉ ít lâu thì học xong ba tạng.

Mẹ hỏi hơn chưa? Đáp: Nếu họ thì con chưa bằng họ. Mẹ bảo: Khi tranh luận phải mắng chửi họ. Sau tranh luận thua bèn chửi rằng: Kiến thức của Sa-môn như dựa vào trăm thú như thế chẳng phải một. Cho nên chịu thân cá đầu có trăm hình dạng. Phật nói: Kiếp hiền hết rồi cũng chưa thoát khỏi. A-nan và đại chúng nghe xong liền nói nghiệp nghiệp chẳng thể không cẩn thận. Nay những kẻ chăn trâu bắt cá đều chắp tay hướng về Phật nghe nói lành thay thì đều được bốn quả. Người thường hơn thua chiêu lấy quả báo chẳng nhẹ, huống chi là người Tam-muội thì càng bị hai loạn. Lãnh là lục, là lý, cũng là thọ nhận. Trì là nhớ. Sự công gọi là lao. Lã Thị Xuân Thu nói: Nhọc thì tinh thần tan, nay vì sự nhọc là lao, chẳng phải công lao. Thi nói: Ở tâm là chí, mệt là không có sức. Hà là nhàn là an. Tâm tánh như nước, chân lý như châu, duyên việc như khuấy, sanh lo nghĩ như cặn đục, mê lý như tối. Lại nhanh mê chân làm sao có thể an nhàn tu Chỉ quán. Việc này còn bỏ v.v… là nêu ích so sánh tổn. Học Chánh kinh luận lãnh trì ghi nhớ v.v… là trợ đạo có ích, lúc đó còn bỏ, huống chi là việc người mà chẳng bỏ ư? Nếu không phải khi tu tập ba Tam-muội, học rộng thêm trí tuệ, học rộng là đạo tràng, vì như lời nói mà hành khởi ở học rộng. Rộng đọc các Dị luận thì biết ý Trí Giả, nghe mà chẳng tu quán còn được xa là tín hạnh thừa chủng, há có chẳng học mà thành Tam-muội. Nếu người có hạnh tầm thường có dẫn ra đây thì chẳng phải như thế. Chỉ hơn thua phải trái là một bề phải bỏ. Nếu học ngoài, là trong giáo Tiểu thừa thì trong mười hai thời vì hàng phục ngoại đạo nên cho một giờ học ngoài. Nếu trong Đại thừa thì Bồ-tát sơ tâm một bề chẳng cho. Kinh Tịnh Danh chép: Như thích câu văn trao chuốt phần nhiều là Bồ-tát mới phát ý, đây là bác bỏ chẳng chịu học ngoài, lại khiến tiến hành đến vị sáu căn tịnh học chẳng phải khó. Các nghiệp tuy có sức là mượn văn nghiệp ấy để thành tựu lý quán. Đại luận quyển năm giải thích nghiệp rằng: Vòng sanh tử mang chở người, các phiền não kiết sử, đại lực tự tại chuyển. Không thể cấm ngăn, là các nghiệp vô lượng mà không theo không làm, như gió chẳng vào thật, dòng nước chẳng chảy ngược. Kỹ thuật, thuật là đạo nghệ. Lý quán thì dùng thần thông làm nghề. Chưa được quả Thánh chẳng được tu chung, vì thần thông đối với Phật pháp là nghề khéo nay chưa được đạo chẳng cho tu học như dứt nghệ thuật Phật nhân Điều-đạt chưa được Thánh đạo mà được thần thông gây ra tội nghịch, cho nên Phật chế: Nếu thật được đạo còn chẳng cho vô sự mà hiện thần thông. Như trong A-hàm Phật bảo Tỳ-kheo nếu hiện thần thông thì có ba lỗi: Một là khiến người chẳng tin nói có Cù-đàm cho đến Phạm thiên đều có khả năng biến hiện; hai là các người chẳng tin nói có Càn-đà-la chú hiện tha tâm; ba là dạy răn dè thần thông, nếu khiến hiện thì chỉ có ta làm được còn người tu Tam-muội bỗng phát thần thông thì phải bỏ đi. Vì pháp là luống dối. Nói chướng Bát-nhã là chủng trí Bát-nhã tự đủ các pháp, hay mất các tướng chưa đủ đến nay chỉ an ở lý đâu cần sự chung, nếu chuyên ở chung ấy thì chướng lý. Trong học tập quán thì ngói đá cũng là Đại Kinh trong dụ ao xuân như học vấn ở trước, trong hỏi đáp chỗ dẫn học tập tức là ý ở đây. Cho đến chẳng phải ở trong (đường nhỏ) mà học là chê chung. Chưa được Vô sanh mà tu tập thế trí là vô ích đối với đạo. Như Tăng Cảnh Lục trong Tục Học Vô Bi Lục chép rằng: Ngoại đạo Bà-nhĩ-ni tự soạn Thinh luận dạy một đệ tử. Thầy ấy chết rồi liền thờ đệ tử học Thinh minh này trước sau bị gậy đánh mà không được gì. Có vị A-la-hán thấy cười, vốn chỗ gốc soạn luận mà học không được. Đại luận nói: nếu tu tập theo sách ngoại đạo như lấy dao rạch bùn, bùn không bị lẽ ra mà dao tự bẩn. Lại nói: Đọc sách ngoại đạo như mắt nhìn ánh sáng mặt trời, khiến mắt bị lóa. Cho nên trong văn khiến đến Phật Nhãn Nhất thiết chủng trí thì pháp nào chẳng đủ. Hỏi: Trước trì giới v. v… ba minh quán tâm, đều y cứ ba đế để hiển bày cực lý, vì sao trong đây sanh hoạt chỉ đối với ái, vì sự chỉ đối với nghiệp, kỹ năng để đối với sự chung, học vấn để đối với thế trí ư? Đáp: Cũng phải y theo trước, nay mượn bốn thứ này đều chỉ từ sự, tức bốn việc này xem là năng phóng, lại dùng ba đế mà làm sở phóng. Theo Kỹ Thuật Tập Học Quán chép rằng: Như được châu như ý và trí Nhất thiết chủng, cho nên biết ái ng-hiệp sở phóng cũng đồng.

Năm là đại nhân duyên trong Thiện tri thức là Văn của cuối Phó Pháp Tạng nói: Tập pháp gần Thánh được đến Niết-bàn, là nhờ thiện tri thức. Lại nói: Vì được đạo hoàn toàn nhân duyên, A-nan phải biết, cõi Diêm-phù-đề này trừ Đại Ca-diếp, Xá-lợi-phất ra, nếu chúng sanh chẳng gặp ta thì không được giải thích. Cho nên ta nói thiện tri thức là lợi ích lớn. Kinh Tăng Nhất nói: Chớ làm việc với ác tri thức và kẻ ngu, phải giao thiệp với thiện tri thức và người trí mà. Nếu người vốn không ác mà gần gũi người ác sau sẽ thành người ác. Ác gọi là khắp thiên hạ, thiện tri thức thì trái với đó, cho nên phải gần gũi. Đại luận nói: Có hai nhân duyên được đạo Vô thượng: Một là trong tự suy nghĩ, hai là được Thiện tri thức. Đại Kinh quyển mười tám nói: Xà Vương đến chỗ Phật. Phật bảo đại chúng. Nhân gần của Bồ-đề không gì hơn bạn tốt. Xà Vương chẳng gặp Kỳ-bà thì phải đọa A-tỳ, đây là ý nói phải gần thiện tri thức. Trong giải thích thì trước sự kế lý. Trước sự, trong nói thiện tri thức trước nói ngoại hộ, tự thân tâm mình là nội, nhìn thân tâm người là ngoại. Vì hộ bên ngoài nên gọi là ngoại hộ. Nói hành là mình người cùng đồng khuyên nhau gắng phát, khác người mà hạnh đồng nên gọi là đồng hành. Nói giáo thọ là tuyên truyền lời Thánh nói gọi là giáo, dạy dỗ ta gọi là Thọ lại lời trên bị dưới gọi là giáo, dạy cho người nhận gọi là Trao. Nói chung về tri thức, thì Pháp Hoa Sớ nói: Nghe tên là Tri, thấy hình là thức. Người ấy ích ta đạo bình đẳng thì gọi là thiện tri thức. Nếu sâu trở xuống là chánh giải thích. Phân biệt tùy tự ý, là phẩm ít có thể tụ doanh lý chẳng bỏ tiến tu cho nên chẳng can, đạo tục đều được cho nên chẳng phân biệt trắng đen. Chỉ nặng đẳng: đức mỏng kính ngưỡng người nên là doanh lý, ai thuần thiện nên khuyên chớ thấy lỗi người. Chưa kham trái thuận khuyên chớ xúc não và chớ ngợi khen. Nói gồm nêu: như thuyền kéo buồm được gió tiến nhanh khác thường, nhờ tinh tấn nhỏ mà khen ngợi quá sự thật, gọi là gồm nêu, bỗng sanh chấp chặt lại sanh tổn thất. Tuy vốn không tâm nhưng lý tách dễ bể, trong phòng việc ma, ngoài dẹp kiêu căng. Thuyền pháp Tam-muội mới đến bờ kia. Nay khen tiểu thiện là thường nhân như thế, không phải chuyên vì Tam-muội khác là ngoại hộ thì tự trừ ganh ghét mà phát tâm gốc lành ấy. Như mẹ nuôi con, là mẹ tuy từ dưỡng con ắt sách, Hổ tuy mảnh hàm với con thì khoan (mẹ tuy hiền từ nhưng đối với con ắt nghiêm khắc, cọp tuy hay cắn nhưng đời con ắt rộng tha. Ngoại hộ tri thức như mẹ như hổ. Che chở người tu như chớ cử chớ não. Người xưa hành đạo, nếu chưa thân biết nhau được chăng? Một bề lộn tục chẳng hiểu khai giá. Lại sao chỉ chuyên khiến ngoại hộ hộ mình, cũng phải khéo tương hộ mà hộ ngoại. Như Tăng Nhất ba nói Phật ở Cấp Cô Độc bảo các Tỳ-kheo rằng: Phải nên cung kính Đàn Việt thí chủ như hiếu thảo dưỡng nuôi cha mẹ phải nuôi dưỡng đãi đằng tử tế. Thí chủ hay thành giới định trí tuệ, giúp ích rất nhiều. Ở trong Tam bảo không có quái ngại, hay thí bốn việc. Cho nên các Tỳ-kheo từ tâm đối với Đàn Việt, ân nhỏ còn chẳng quên huống chi là ân lớn. Ba nghiệp phải siêng năng khiến thí chủ phước chẳng uổng phí. Trọn hộ đại quả tiếng tăm truyền khắp. Cũng như người mê được chỉ đường, cũng như người sợ được an ủi hết sợ, che chỗ người không chỗ nương tựa người nghèo thiếu thì cấp lương thực, kẻ mù được mắt hai đồng hành, là tùy tự ý lạc hạnh nói chưa hẳn cần. Như tùy tự ý y kinh tu hành có cũng không ngại. Chẳng chế đồng bạn nên chưa hẳn cần, các thiện ác khác có không chẳng ngại. Nếu hạnh an lạc thực hành hai mươi mốt ngày, một bề chẳng dùng, nếu hạnh tướng phần nghi cũng có thể chung dụng. Như nói được đồng học tốt cũng đọc tụng kinh.

Trong ba thứ kia có bạn quyết tu, như nói chẳng ngủ chẳng tán loạn v. v… Trong luật thường nghi còn cần bạn đồng hành giúp nhau tiến bộ không não nhau, nên nói Tỳ-ni cộng Tỳ-ni. Cho đến mười hai Đầu-đà cũng cần người đồng hành. Tăng Nhất nói: Ca-diếp v.v… đều gọi là tướng các hạnh Tỳ-kheo. Phật bảo các Tỳ-kheo rằng căn người chẳng đồng, người thiện cùng người thiện, người ác cùng người ác, như sữa sẽ đồng với sữa, cho đến đề hồ đồng với đề hồ, phân đồng với phân. Cho nên Xá-lợi-phất đồng với người trí tuệ cho đến La-vân đồng với người mật hạnh, Điều-đạt đồng với người ác hạnh. Nếu hai mặt trời công ngang nhau thì một sáng trống không. Cho nên nay (lấy cớ) tu hạnh hôm qua cố gắng hơn hôm qua gọi là nhật tân (ngày càng đổi mới). Thiết tha mài giũa. Nhĩ Nhã nói: Vàng thì chạm, gỗ thì đục, xương gọi là khắc, ngà gọi là giũa ngọc cũ gọi là (mài), đá gọi là ma (mài), sáu thứ đều là tên tự khí. Nay gọi tức thiết tha (dồi mài) cho thành pháp khí. Lại trong Thích Huấn chép: Như thiết như tha (như mài như giũa) đạo học. Người tu học muốn thành đức phải như trác như mà dồi mài tự tu. Người phải tu để lập hạnh, tự học tự tu cố gắng tha ý. Trước giải thích đúng ý văn. Cho nên cùng thiết tha một ngày thành một ngày. Đồng tâm tề chí v.v…nghĩa là hai nghĩa cùng có một lỗi sẽ khai cùng hoại. Như vượt bể khơi thì buồn và bánh lái phải giúp nhau. Cùng kính trọng như thấy Thế tôn. Nếu kính trọng nhau thì đạo pháp cùng tăng. Cho nên Đại luận quyển tám mươi mốt nói: Phật bảo A-nan, Đại Bồ-tát ở chung cùng nhìn nhau phải như Thế tôn, vì sao? Vì thật bạn của ta như cùng ngồi một thuyền, người ấy học ta học, ba giáo trao nhau, là trong ba tri thức nầy là khó nhất. Phàm người dắt dẫn phải đủ chân mắt. Nếu hạnh giải chẳng đều làm sao có thể lợi tha được. Cho nên từ văn đầu chánh bày tướng giáo thọ thiện tri thức. Từ ư chư trở xuống là chọn bày chẳng cần người giáo thọ, như thế còn có thể giáo thọ người, cho nên được tự hành không chỗ ngại khó. Lại hạnh giải đầy đủ đức ở người khác. Nghĩa là ích ta chỉ ở tại giải. Cho nên trong văn lại nêu hay nói chuyển tâm người, ở trong mười cảnh đều chẳng phải đạo, mười thừa pháp quán mới gọi là Đạo. Đạo tiền là phương tiện lại có trong ngoài. Cho nên thiện trong ngoài mới phải khéo biết. Theo trong Thiền môn hai mươi lăm pháp là ngoại phương tiện, lại có năm pháp là nội phương tiện: Một là Chỉ môn, hai là Nghiệm căn tánh thiện ác, ba là pháp An tâm, bốn là pháp trị bệnh, năm là pháp phân biệt ma. Nay văn chẳng lập hai cảnh ma bệnh tức là thứ bốn thứ năm, nghiệp cảnh tức là thứ hai, thứ một và thứ ba đây y cứ lý quán như trong an tâm đó y cứ sự chỉ cho đến sự an, cho nên ở đây chẳng dùng. Lại văn nay chẳng lập trong năm phương tiện, là lấy mười thứ cảnh giới làm nội phương tiện. Cho nên văn trên nói hai mươi lăm pháp là ngoại phương tiện, cũng gọi là xa. Cho nên biết đối với mười cảnh là nội là gần. Lại ở ngoại chỉ có hai mươi lăm mà phân ra nội ngoại. Đủ duyên một bề là ngoại, quở dục bỏ cái nghĩa gồm nội ngoại. Nghĩa là trong năm sự cũng nội cũng ngoại. Ăn và ngủ ở ngoại, ba thứ kia ở nội. Hạnh ở năm pháp một bề ở nội. Thông bít v.v… là phương tiện được coi là chung, ngược hạnh phương tiện là tắc. Mười cảnh cùng phương mười thừa thêm bớt, trong mỗi pháp đều có thông bít. Nếu giới thông bít này đề ngại chướng, lại khéo nói pháp dắt đạt tâm người mới có thể gọi là giáo thọ tri thức. Thị giáo lợi hỷ, chỉ trao là thị, giáo chiếu là giáo, khiến người được ích là lợi, thấy người khác được lợi tâm sanh vui mừng là hỷ. Cũng có thể hai trước thuộc mình, hai sau thuộc người. Kia đây hợp luận gọi là thiện tri thức. Kế trong quán tâm tri thức trước dẫn kinh bày tướng. Kinh hỏi thế nào là thiện tri thức. Phật nói: Phật, Bồ-tát, A-la-hán là thiện tri thức, sáu Ba-la-mật và tất cả pháp pháp tánh thật tế đều gọi là thiện tri thức. Pháp tánh giúp người đến bình đẳng, sáu độ có khả năng thành tựu pháp tánh. Bậc Thánh Ba thừa có khả năng dùng sáu độ khiến Bồ-tát thực hành mà được thành Phật, cho nên đều gọi là thiện tri thức. Luận hỏi: Tiểu thừa đạo khác nói thế nào là thiện tri thức? Đáp: Có người Tiểu thừa trước đến cầu đại, quyển biết sẽ thành đại, cũng vì nói đại. Đây là thật hạnh cũng có người hay nói đại là thọ, tưởng, hành, thức. Nếu y theo văn sau này chỉ nội bí ngoại hiện mới có thể chung dụng, sao ngại trong đây cũng là nội bí, giáng ngoại này nếu y theo văn sau chỉ là chân đế thiện tri thức mà thôi. Nay đều trở xuống là khai đối. Trước như Phật trở xuống là trong Phật Bồ-tát khai ra ba: Một là ngoại hộ, tức Chư Phật oai thần đối với ta là ngoại; Kế trong đồng hành báo thân không thể nghĩ bàn công đức là anh lạc. Tướng tốt trượng sáu là (áo dơ), đạo phẩm sanh diệt là đồ đựng phân. Bày đồng kiến tư gọi là ánh sáng, vốn vì ích kia gọi là lợi vật. Vì sao? Vì dẫn ra khỏi nhà rồi bày thân tôn đặc nói pháp khó nghĩ bàn. Quở trách (đuổi bỏ) người được thọ ký trước sau cùng đồng lợi hơn đây; Ba là giáo thọ, chánh là lý ấy, cho nên chẳng cần dùng sự hiểu nghĩa. Kế trong sáu độ khai hai, trợ đạo nhìn chánh cho nên trợ gọi là ngoài, trợ giữ gìn chánh khiến chẳng lui mất là nghĩa ngoại hộ. Chánh trợ hợp nghĩa như trở xuống là trong trợ đạo chánh trợ hợp làm, hợp tức là đồng, nên nói đồng hành. Nói chẳng mất khuôn phép, là đối chuyển gồm đủ và nghĩa Đệ nhất. Thêm bớt vừa chừng đều trong khuôn phép. Qui tròn cũ vuông tức dùng vuông mà giúp tròn. Kế trong pháp tánh khai ba, pháp tánh vốn tịnh, còn ta mê từ vô thỉ, cho nên mê thành tự, nhìn tịnh và tha. Tự chẳng phải nội huân sao sanh ra ngộ, cho nên biết năng lực sanh ngộ ở chân như, nên dùng minh huân làm ngoại hộ. Từ thỉ đến chung trí cảnh thầm hợp nhất, tức gọi đồng hành. Lại vì trí đồng cảnh nên gọi là đồng hành. Chưa thấy như mù do không giáo thọ, mắt trí vô vắng lặng nghĩa đồng giáo thọ, cảnh trí chẳng sai gọi là vô vắng lặng. Đây thì trở xuống là kết bày. Trước kết số, kế bày pháp môn. Trước bày số, là ở ba văn kinh đã đều khai ba, đều cùng ba trước nên thành mười hai. Trước ba kế ba, là trước giải thích ba chính là y cứ sự, ba đầu trong chín là Chư Phật Bồ-tát là ba, nên cũng là sự. Sáu sau trong chín đã y cứ sáu độ pháp tánh để lập ba tên nên gọi là lý. Trước dẫn Đại phẩm rồi khai thành chín. Cho nên vốn ba chẳng cần đến lại. Đối Đế đối Tất ý cũng rất dễ hiểu. Kế bày xứ, nay đã nghĩa khai để đối ba đế, như trong Hoa Nghiêm, Phổ Hiền, Văn-thù và Di-lặc v.v… đều là Trung đạo thiện tri thức, các người khác phần nhiều là thuộc tục đế chỉ tri thức đó không có người Tiểu thừa thiếu nghĩa chân đế. Nếu thứ lớp thực hành mười trụ lấy bộ Đốn kia mà chế là ma. Cho nên kinh ấy không có tiểu tri thức. Nếu theo pháp giới Tánh luận của ngài Bồ-đề-lưu-chi thì Thiện Tài trước ở cõi nước Khả lạc, ở Tỳ-kheo Đức Vân mà nghe quang minh quán sát chánh niệm Chư Phật Tam-muội, để đối Sơ trụ cho đến thú bốn mươi hai, ở Di-lặc mà nghe Pháp môn Nhập Tam Thế Chí Chánh Niệm Tư Duy Trang Nghiêm để đối Diệu giác. Nếu nhất định theo ngài Bồ-đề-lưu-chi thì kinh nói: Thiện Tài gần gũi Tam thiên Đại thiên thế giới vi trần số các thiện tri thức, vì sao đối vị để ứng trần số. Lại y một nhà như trước đã giải thích đây trở xuống là chọn xếp. Ba đế đều nói là thiện tri thức đã dẫn Thiện Tài chứng nhập pháp giới, chỉ có thể được là hai nghĩa Biệt Viên. Người La-hán há là tri thức. Cho nên phân biệt rằng tuy đồng tên tri thức. Nhưng theo kinh Hoa Nghiêm vẫn bác bỏ là ma. Cho nên trong mười ma nêu là ba ma. Tuy gọi chung là ma, mà quyền thật khó lường, cho nên lại phân biệt thật và quyền. Quyền là vẫn được gọi chân thiện tri thức. Thật là tiến lùi (lưỡng lự) còn ở hai tên. Cho nên lại dùng Biệt giáo mà so sánh giải thích. Biệt giáo mất ý còn tên là ma, huống người Nhị thừa mà chẳng phải ma. Lại chi hai thứ Bồ-tát Tạng Thông. Nếu nửa cho nửa đoạt đồng lệ Nhị thừa, như Thiện kinh luận trong thế tục là chỉ cho người đường chánh Bồ-đề, huống chi là A-la-hán đốn đồng với ma. Thánh giáo chê khen chẳng thể một hướng. Như kinh Thí Dụ quyển hai nói: Xưa có nhà giàu mùa đông gặt hái ngàn hộc đem chôn dưới đất, mùa xuân đào lên thì không có lúa, chỉ thấy một con sâu to như con trâu, không tay chân đầu mắt như một khối thịt tròn. Chủ nhân lớn nhỏ đều quái lạ, đem ra đất bằng hỏi là vật gì, nhưng chẳng ai biết. Bèn dùng cái cọc sắt nhọn mà ghi một chỗ. Bèn bảo muốn biết ta là gì thì đem để ta bên đường cái, liền làm theo. Sau có năm trăm người cỡi ngựa đều mặc toàn mầu vàng, dừng ngựa hỏi rằng: Giặc lúa, sao ngươi ở đây? Bèn đáp: Ăn lúa của người ta nên bị giữ ở đây. Nói rất lâu rồi đi. Chủ nhân hỏi ai đó? Đáp là Kim tinh đi về Tây ba trăm bước ở dưới cây có hốc đá đầy vàng ròng. Người chủ đến đào lên quả nhiên được vàng bèn rất vui mừng mà đem giặc lúa trở về. Chủ nhân được vàng rồi thì rất biết ơn thần bèn lập đàn cúng dường giặc lúa bảo rằng: Trước chẳng nói tên họ là muốn chỉ chỗ để vàng. Nay ta phải chuyển làm phước trong thiên hạ, chẳng thể ở đây lâu, nói xong thì biến mất. Kinh chẳng hợp dụ ý cũng rất dễ thấy. Giặc lúa là Pháp sư danh lợi, có miệng không tay chân là có giải mà không hạnh. Lúa trong đất là tiến của trong kho, tiền của trong kho vốn cúng ruộng thanh tịnh nên gọi là hạt giống Mùa xuân mở ra là chủng (giống) muốn cúng ruộng thanh tịnh, ăn tức là lúa, là người nhận cúng dường. Lớn nhỏ chẳng biết là thí chũ chẳng chọn ruộng. Đất bằng là chỗ thường đi đứng. Hỏi: chẳng nói là thường ở chỗ vắng chẳng giảng nói. Mũi sắt nhọn đâm mới nói là nghe lợi mới giảng. Bên đường là giảng đường, năm trăm người cỡi ngựa là đều giảng năm thể. Toàn chứa vàng là thuần giảng nói kinh Phật cùng nói là vì nói kinh. Trong kinh lại quở trách là người vì lợi, chẳng phải tòa mà nói pháp mầu. Cho nên nói giặc lúa vì sao ở đây? Đáp: Ăn lúa người là tự giải thích lợi dưỡng khó nêu. Chủ nhân hỏi là: Thí chủ quyết nghi? Đáp: Là vàng ròng là đều giảng nói thật tướng của sở thuyên, năng thuyên. Dưới cây phía Tây là Tây chủ thu dâu kho Bí mật. Ba trăm bước là ba độc, cây là sanh tử, lý ở phiền não sanh tử. Đào lên quả được vàng, là chủ nhân y giáo tu hành mà được thấy lý. Đem về, là thí chủ tuy biết Pháp sư trái giáo, mà vì đền ân pháp nên muốn cúng dường. Giặc lúa từ biệt là Pháp sư trước nay chẳng nói đã là vô hạnh muốn tìm chỗ giảng. Chẳng chịu ở là vì sanh hổ thẹn. Làm phước thiên hạ là các chỗ cầu giảng. Vì lợi còn như thế huống chi là Biệt giáo bác bỏ đồng với ma. Vì hình tròn nên khiến như thế. Lại thực hành Nhị thừa cũng gọi là thiện tri thức. Như Đại luận nói: Các Bồ-tát Chư Phật, Thanh văn v.v… tin Phương Đẳng v.v… như pháp mà nói thì cũng gọi là thiện tri thức. Lại như Đại phẩm chuyển giáo tuy là bị gia lợi ích cho người khác cũng gọi là chân thiện tri thức. Chỉ đây là phân nửa là đại lược mà nói. Nếu y cứ ba hoặc chỉ dứt kiến tư vẫn là chưa tới phân nửa. Y cứ do-tuần mà thí dụ là hơn phân nửa, y cứ hoặc làm thí dụ đủ như thứ bảy. Nay lại y cứ vào bán giáo sở thuyên một lượt mà nói, cần gì phải cần hoặc v.v… phân nửa. Viên giác ba thứ, là viên ngoại hộ v.v… ba thứ là chân tri thức. Tam-muội Bồ-đề tâm v.v… là đã phân biệt thiện tri thức ma, thì hai ma kia cũng lệ với phân biệt này. Ấy thì Viên giác Tam-muội Bồ-đề mới gọi là Chân thật Tam-muội Bồ-đề. Ba giáo Tam-muội Bồ-đề ở trước hoặc thật hoặc ma như trên v.v…

Thứ hai là bác bỏ năm dục. Văn năm nghĩa năm ý chỉ ở một. Năm nghĩa lại có hai là sự lý. Trở xuống là ý văn đồng với năm duyên. Trước là sự, kế là lý. Hề là bạn (buộc), mỗi pháp trong năm đều y cứ. Y chánh hai báo hữu tình vô tình mà sanh dục. Tham sắc, là luận chép: Thí như có người tham đắm quả ngon, ở trên cây mà chẳng chịu xuống. Mọi người xô cây cây ngã xuống thì đầu mình hư hỏng do đó mà chết, cho nên phải quở trách. Mâu là con ngươi của mắt, lai là liếc mắt nhìn một bên. Lại nói: mâu là con ngươi. Mạnh Tử nói: Trong tâm chánh thì con ngươi sáng. Thúy là chim phỉ thúy. Dị vật chí nói tổ ở trên cây cao, cách đất sáu, bảy trượng. Người Di bắt nó. Thuyết văn nói: Xích ty cứ to bằng con yến, lông cánh màu xanh ngọc bích. Nay từ mầu lông mà gọi sắc mày. Hạo là ánh sáng trắng. Như Nan-đà vì muốn trì giới kinh Nhập Thai Tạng chép: Thế tôn ở thành Ca-tỳ-la, Phật biết Nan-đà thọ giới đã đến lúc, bèn đến trước nhà ông mà phát ra ánh sáng. Nan-đà nói sẽ là Thế tôn, bèn sai người hầu ra xem thì quả là Thế tôn. Nan-đà muốn ra gặp. Vợ nói nếu ra gặp ắt khiến xuất gia, liền kéo áo, Nan-đà bảo rằng: Gặp một chút rồi về ngay. Vợ nói trán ướt chưa khô là phải về, bèn đáp: được! Phật sai lấy bát đựng đầy cơm, khi đã múc đầy cơm đem ra thì Phật đã đi rồi. A-nan hỏi ai giao bát? Đáp: Phật. A-nan nói chạy theo giao cho Phật. Nan-đà bèn chạy theo đưa bát cho Phật. Phật sai người cạo tóc, rồi bảo người cạo tóc chớ cầm dao đến đảnh vua Diêm-phù-đề lại nghĩ thuận theo Thế tôn, chiều tối sẽ trở về. Phật biết ý nghĩ liền hóa hầm chắn ngang, bèn nghĩ chết rồi làm sao về. Phật bảo A-nan khiến Nan-đà làm Tri sự. Nan-đà hỏi tri sự là sao? A-nan nói là ở trong chùa kiểm soát, hỏi là làm gì? Đáp: Là các Tỳ-kheo đi khất thực rồi thì phải quét đất rải nước, lấy củi và phân trâu trên đất sạch giữ gìn không rơi mất và đóng cửa nhà tăng, đến sáng phải mở cửa quét ty cứ chỗ tiểu tiện. Tăng đi rồi bèn muốn đóng cửa, nhưng đóng cửa Tây thì cửa Đông mở, đóng cửa Đông thì cửa Tây mở. Bèn nghĩ dẫu có mất mát gì khi ta làm vua thì lại tạo ra trăm ngàn chùa tốt mà bồi thường lại. Liền theo đường lớn mà về nhà. Bỗng sợ gặp Phật trở về liền theo đường nhỏ. Nhưng cũng gặp Phật, liền chạy núp vào cành cây, gió thổi lên thân hiện ra. Phật hỏi đi đâu? Đáp: Nhớ vợ quá. Phật liền dời ông ra khỏi thành đến vườn Lộc tử mẫu. Phật hỏi: Ông có thấy núi Hương Túy chăng, thì đáp chưa thấy. Phật khiến nắm áo mà bay. Chợt thấy núi trên núi có cây ăn quả, dưới cây có một con khỉ cái một mắt bị đốt Phật hỏi thế nào là trời? Đáp: Trời không dục đâu được sánh đây. Hỏi: Ông đã thấy trời chưa, đáp chưa thấy. Phật khiến nắm chéo y liền đến cõi trời Ba mươi Ba cho dạo xem. Đến vườn rất vui thấy thể nữ và thấy vườn giao hợp, thấy các thứ tiếng. Có một chỗ Thiên nữ không chồng. Hỏi Phật, Phật bảo hỏi trời. Trời đáp em Phật là Nan-đà trì giới và sanh lên đây sẽ làm chồng ta. Phật hỏi Nan-đà: Thiên nữ ra sao so với Tôn-đà-lợi. Đáp: Trời so với Tôn-đà-lợi như Tôn-đà-lợi so với khỉ một mắt. Phật nói: Tu phạm hạnh có lợi ích ấy. Nay ông trì giới sẽ sanh lên cõi trời này. Lúc đó, cùng Phật trở về rừng Thệ đa. Bấy giờ Nan-đà ham cõi trời nên tu phạm hạnh. Phật bảo chúng tăng tất cả chẳng được đồng pháp sự với Nan-đà. Tất cả Tỳ-kheo đều chẳng đồng đi đứng với ông. Tự nghĩ A-nan là em ta ắt chẳng ghét ta, bèn đến ngồi chung. A-nan đứng dậy đi, liền hỏi: Sao em bỏ ta? A-nan nói vì nhân hạnh khác nhau nên trái nhau. Hỏi nghĩa là gì? Đáp: Anh thích sanh trên trời, còn em thích vắng lặng. Nghe rồi thì rất buồn bực. Phật lại hỏi: ông có thấy địa ngục chưa? Đáp: chưa. Phật bảo nắm chéo áo, liền thấy các ngục đều trị tội người. Có mười chỗ không người liền hỏi Phật. Phật khiến hỏi ngục tốt. Ngục tốt nói: Em Phật là Nan-đà vì sanh lên cõi trời cho nên tu hành, tạo ở cõi trời rồi trở về đây chịu khổ. Nan-đà sợ hãi khóc lóc như mưa, bạch Phật nói việc ấy. Phật nói vì vui cõi trời mà tu phạm hạnh nên có lỗi ấy. Bèn cùng Phật trở về rừng Thệ đa. Như nói rộng trong thai tướng. Nan-đà do đó mới phát tâm vì giải thoát nên trì giới, sau được quả A-la-hán. Nếu vào chúng trước quán người nữ vì dư tập, nay lại từ lỗi chẳng nói được quả. Quốc vương hoang dâm vô độ. Lớn là nước, nhỏ là bang, lấy một suốt ba nên gọi là vương, ba tức ba tài là Thiên, Địa, Nhân. Vì ở tục chẳng biết trong ba cõi có các trời. Tức vua Tần-bà-ta-la vì sắc dục nên thân vào nước kẻ thù ở trong phòng của dâm nữ Phạm ma. Vua Ưu-ruộng vì sắc dục nên chặt tay chân năm trăm vị tiên. Trích ở Đại luận quyển mười chín. Đam, Nhĩ Nhã gọi là ưa thích lâu hoang là mê vui không chán tông là tôn, miếu là mạo, nghĩa là chỗ ở của Tôn Mạo Xã là hậu thổ. Thổ là cõi, sanh ra như miệng ói nhã vật, tức là thân đất. Quốc Ngữ nói: Bình chín cõi nên thờ làm thần. Ruộng là chánh. Lại nói nâng Hoàng thiên mà che hậu thổ. Đất thổ địa rộng chẳng thể kính hết nên phong làm xã, Tắc là tên chung năm giống lúa. Tức là thần năm lúa, cho nên chỗ Thiên tử ở, bên trái là Tông miếu, bên phải là Xã tắc, bày ra bốn mùa ngũ hành, cho nên mất nước gọi là mất Xã tắc. Đã vào nước kẻ thù và phòng dâm nữ cho nên Xã tắc hoại. Cõi này trở xuống kế dẫn đam hoang cõi này mà so sánh. Hách hách là Thạnh. Như thế là Thạnh Chu sắp mất. Bao Tự, xưa là Hoàng hậu nhà Hạ lúc suy có hai con rồng nằm ở sân nhà Hạ, tự nói ta là Bao Tự ở hai vua trước. Rồng mất mà vẫn còn che kín. Nhà Hạ mất khí này truyền đến nhà Ân, Ân mất truyền cho nhà Chu ba đời chẳng dám phát, đến những năm cuối đời U Vương phát ra để ở sân khiến người nữ ở truồng mà tắm thì hóa thành Táo đen nhập vào Hậu cung của vua, Hậu cung có cô bé chưa mọc răng, đã cài trâm thì có thai không chồng mà sanh, sợ mà đem bỏ ngoài đường. Có hai vợ chồng đêm nghe khóc thương mà đem về nuôi sau mất ở nước Bao. Người Bao chuộc tội thỉnh vào Đồng nữ ở U Vương. Cô gái sinh ra ở nước Bao nên gọi Bao Tự. U Vương năm thứ ba ở hậu cung thấy mà thương, sanh con là Bá Phục, lại phế Thân Hậu và Thái tử mà lập Bao Tự và Bá Phục. Bao Tự chẳng cười, cười thì có một trăm hai mươi vẻ đẹp U Vương muốn nàng cười nên đánh trống báo có giặc và đốt phong hỏa. Chư hầu cùng kéo đến mà không có giặc, Bao Tự bèn cười lớn. U Vương làm nhiều lần như thế, sau Chư hầu không đến nữa. Đến năm thứ mười một thì Thân hầu và Khuyển Nhung đánh U Vương, U Vương đốt phong hỏa đánh trống báo có giặc nhưng không ai đến. Bèn giết U Vương, bắt sống Bao Tự, lấy hết của cải mà đi. Thân hầu bèn cùng chư hầu lập Thái tử. Tham lang là tâm tham như sói dữ. Thinh dục (tiếng dục), là tiếng chẳng dừng, người ngu chẳng hiểu chứa nhóm sinh đắm nhiễm. Kiều Mỵ yêu từ v.v… như trong Bà-sa nói: Khi Phật chưa ra đời. Đế-thích thường đến chỗ vị Tiên Đề-ba-diên-na nghe pháp. Xá Chi nghĩ rằng: Đế-thích bỏ ta muốn đến người nữ khác, bèn giấu mình trên xe đến chỗ vị Tiên. Đế-thích thấy bèn bảo rằng: vị Tiên chẳng muốn thấy người nữ, nàng trở về đi, khổ chẳng chịu đi. Đế-thích dùng cành hoa sen mà đánh. Xá Chỉ bèn dùng lời dịu dàng từ tạ Đế-thích. Các Tiên nghe tiếng liền khởi dục thì Loa Kế té xuống đất mất thần thông. Cho đến tất cả lời nhiễm ở thế gian đều sanh dục cho người. Cho nên phải quở trách.

Tơ Trúc huyền quản v.v… Tư xưa có nhạc chẳng ngoài tám âm. Thổ gọi là quyên, nay trẻ con cũng thổi, bào là sanh (sên), bì là trống, trúc là quản (ống sáo), tơ là huyền (đờn dây), thạch là khánh, kim là chung, cây là chúc. Do đó làm nhạc điều khiển tám âm để đổi chí tà của người để toàn chánh tánh, để thay đổi phong tục. Nay nhạc đều là tiếng Trịnh Vệ, tăng cuồng dật, hoại chánh tánh cho nên phải quở trách. Như luận nói: Có năm trăm vị Tiên ở trong núi Tuyết. Cô gái Chân-ca-la ở núi Tuyết tắm mà hát, tiên nghe tiếng hát mà mất các thiền định, tâm say mê cuồng chẳng thể tự chuyển. Ở ngón là Nhẫn, ở cánh tay là Xuyến. Chuông đeo đều là món trang sức trên thân người nữ phát ra tiếng nên sanh ra dục. Kế trong hương dục mà nói Uất-phất. Phất là đeo hương. Phân huân là khí tốt. Hương phân phương là khí tạp. Khốc liệt cũng là dáng đầy hương thơm, các dục là hương dịu dàng. Ở y chánh hương đều chẳng nên mê đắm. Người cho là đeo hương có lỗi nhỏ, nay thì không như thế. Khai môn kết sử, thấy đường chân chánh, trăm năm trì giới có thể hoại một giờ. Đại luận nói: Như có La-hán vào cung rồng được rồng mời ăn, bát dơ giao cho Sa-di rửa, bát hôi được thơm tho, liền làm phương tiện chung dưới giường dây, tay cầm chân giường cùng vào cung rồng. Rồng nói: Sao đem người chưa đắc đạo đến. Sư nói chẳng biết. Sa-di được ăn ngon thấy Long nữ thơm tho đẹp đẽ không gì sánh bằng, bèn rất đắm nhiễm. Trong tâm phát nguyện nguyện thường làm phước để cướp Long nữ này. Rồng nói chớ đem Sa-di đến. Sa-di trở về một lòng tu thí giới nguyện sớm thành rồng. Khi ấy đi nhiễu chùa thì dưới chân có nước, tự biết nghiệp rồng đã thành. Đến ao lớn chỗ thầy vào xưa che y ca sa lên đầu mà chết, liền biến thành rồng to phước đức rất lớn, liền giết rồng kia, máu nhuộm đỏ ao. Trước khi chưa chết thầy quở trách đồ chúng. Đáp rằng: Lòng con đã định thầy dắt chúng tăng đến ao xem thì than rằng: Do mê đắm hương thơm mà đến nỗi này! Lại có Tỳ-kheo mê đắm hương hoa sen bị thần ao quở trách, người sau nhổ bỏ thần ao chẳng trách. Tỳ-kheo trách ngược thần ao. Thần nói: Tỳ-kheo như áo trắng dính mực liền thấy, người thế tục như vật đen nên dính mực chẳng ai thấy, đâu đáng lấy làm lạ. Quí nhất trong vị dục là vị ngon, truyện nói: Không phải lúa mà ăn thì gọi là hào. Hào là dưa muối. Thuyết Văn nói từ thịt là đạm. Phi dụ, thuyết văn nói là thịt dưới bụng là tâm nhuận. Nị v.v… là mỡ nước mỡ đặc. Vì mê đắm vị nên nước đồng sôi đổ vào miệng, vì mê đắm vị nên rơi vào chỗ bất tịnh. Như một Sa-di tâm ưa thích vui. Đàn việt cúng dường tăng, mỗi khi Sa-di được dư thừa thì đắm mê không lìa. Chết rồi thành sâu sanh trong lạc thừa. Thầy đã được A-la-hán, mỗi khi tăng chia lạc thì bảo từ từ, kẻo là tổn thương Sa-di ưa lạc. Người hỏi thì đáp con sâu này vốn là Sa-di của ta, vì ưa vị lạc nên đọa trong lạc này, vì nghĩa ấy cho nên phải trách vị.

Xúc dục, là gốc sanh tử, là duyên buộc ràng. Vì sao? Vì các dục ở bốn căn kia đều được chia riêng, chỉ có xúc dục này là ở toàn thân, chỗ sanh rộng nhiều nên sanh mê đắm. Mê đắm này khó bỏ. Nếu bị đọa địa ngục thì lại lấy thân xúc mà chịu khổ muôn mối. Xúc này gọi là điểm đen tối lớn. Luận chép: Như kinh Kiếp Bát Tiên Nhân nói: Quá khứ có vị tiên tên là Kiếp-bát được năm thần thông vua rất kính trọng, bay đi bay về. Vua tự cõng tiên trải tóc để vị tiên đi và cùng ăn làm, chính tay vua nấu gắp thức ăn cả mấy năm. Vua có việc phải đi xa, vua có một cô con gái rất đẹp không ai bằng. Vua bảo con gái ta kính thờ vị tiên chẳng dám trái ý. Nay ta có việc đi xa con phải cung cấp cho vị ấy như ta. Vị tiên ấy bay đến, cô gái mời ngồi và tay để trên ghế trên bàn, vị tiên chạm vào liền khởi dục. Dục mạnh quá mất thần thông phải đi bộ ra khỏi cung. Mọi người nhóm họp nhìn xem. Vua nghe liền đến xem cúi đầu nói kệ trách vị tiên, vị tiên nói đúng thật như chỗ nói. Năm nạn này trở xuống là năm thí dụ như văn nói. Lại Đại thừa nói: Thương thay chúng sanh thường bị năm dục làm não loạn mà vẫn mãi tìm cầu chẳng thôi, như chó gặm xương khô, như đạp nhằm rắn độc. Năm dục này cùng chẳng khác súc sanh, quán tâm trách dục, là văn trước nêu dục sanh ra ba đế thường vô thường v.v… tức là hai bên. Nghĩa đế bậc nhất tức là Trung đạo. Trong dục đã có vị ba đế sao chẳng quán đã sanh quán giải, mà chỉ mê đắm dục nhiễm thô ác của thế gian, thật lầm lạc thay. Cho nên Đại luận trở xuống nói: Trong dục cũng sanh vô lượng các kiến. Dục là Độn sử lại sanh vô lượng các kiến. Lợi độn đầy đủ đều sanh trong dục. Đây là trở xuống là văn ba quán nói cảnh sở quán. Nay quán trở xuống là quán năng quán.

Thứ lớp của quán, trước nói quán không, tức chiết thể khác nhau. Lại hai không này đâu đồng với Lão Trang? Trang nói năm mầu loạn mắt khiến mắt chẳng sáng, năm tiếng loạn tai khiến tư chẳng chung, năm mùi loạn mũi nhân thuần trong sáng, năm vị ở miệng khiến miệng lệ sảng, lấy bỏ hoạt tâm khiến tánh bay bổng. Năm thứ này sanh hai hại năm căn rất đồng với lời đã nói, ông ấy tuy nói hại sanh mà chẳng biết gốc hại sanh, chỉ biết bị năm hại ấy thì mê mờ phương hại.

Trong quán giả nói cũng gọi là thọ nhập sắc không, là bác bỏ quán không ở trước, nếu chẳng rõ sắc trong tất cả Phật pháp, chỉ gọi là lãnh thọ chấp đắm sắc không. Trung quán rất dễ thấy. Cho nên Thích Luận nói trở xuống là lại bác bỏ tiểu. Cho nên biết Nhị thừa chẳng thấy sắc thật. Bác bỏ sâu trở xuống là nêu lý để quở trách. Trong sự trách dục lại gồm viên lý, mới được phương tiện của Viên gia, nên nói ý ở

đây người chẳng thấy đây mà làm theo văn ấy. Trên dưới đều như thế, xin chú ý.

Pages: 1 2 3 4