SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.
QUYỂN 3
PHẦN 2
Kế nói Xảo Độ. Trước nêu tức thứ lờp ba quán tên chung là xảo (khéo), vụng mà được tên. Như trong Đại luận dẫn Hỷ căn, v.v… gọi là Xảo Độ, tức chỉ ba giáo, ấy thì thứ lớp cùng chẳng thứ lớp, đều gọi là Khéo. Nay từ đầu nói nên cũng gọi xảo. Kế chánh giải thích. Trong thứ lớp đầu, trước là chỉ sau là quán. Trước trong nói chỉ thể đầu là chân chỉ. Thích văn giải thích văn ấy còn lược đủ khởi phải dùng bốn tánh mà xem xét. Phá tánh kể rồi đủ hai không, cho nên mới gọi đắc không. Thứ lớp hai chỉ, trước lại nói chung ba thừa chỗ chứng mà giống nhiều khác ít. Nếu Nhị thừa trở xuống là giải thích chẳng cần phương tiện. Kế dẫn kinh chép: Động chỉ tâm một, chỉ tức là không, động tức vào giả, không tâm vào giả, nên nói thường một. Trong thứ lớp ba chỉ nói thiên hạnh, v.v… là bác bỏ hai chỉ trước. Chỗ ý đến gọi là hạnh, chỗ ý nương gọi là Dụng. Thể trước chân chỉ đều quán hai đế. Thiên thú ở chân, nương chân khởi hạnh. Kế phương tiện chỉ cũng đều quán hai đế. Thiên thú ở tục, tuy nương tục khởi hạnh nhưng vì chưa quán Trung đạo nên đều gọi là Thiên. Nên nay bác là không gặp Trung đạo. Lại Niết-bàn trụ không gọi là Thiên hạnh, xuất giả lưu động gọi là Thiên dụng. Lại biết tục chẳng phải tục nghĩa chung hai thứ. Duyên sanh tục và xuất giả tục, hai tục đều vắng lặng, nên nói tịch nhiên. Ba tên chỉ này, v.v… là giải thích nghi. Đây là lời khiêm nhường của Đại sư. Kế là giải thích luận dưới, chứng ý ba chỉ sao chỉ ánh vọng ba quán, khiến tên có bằng cớ. Đại luận cũng cho tùy nghĩa đặt tên. Nói y quán lập ba chỉ, là kinh Đại Tiểu thừa đều lập hai tên Chỉ Quán, huống chi chỉ quán, chỉ là tên khác của Định Tuệ. Đã tên Định Tuệ mọi chỗ đều nêu, cho nên nay so sánh quán để đặt tên chỉ. Do đó, Anh Lạc ba quán nghĩa phải gồm chỉ, cho nên trong Thành Luận có phẩm Chỉ Quán, trong bốn A-hàm hễ có Phật giáo khiến tu hai pháp tức là chỉ quán. Lại Bà-sa quyển bảy mươi chép: Các Tỳ-kheo hỏi Thượng tọa rằng: Nhàn phòng dưới cây là tu pháp gì? Thượng tọa đáp: Phải tu hai pháp, đó là chỉ quán. Lại hỏi tu nhiều chỉ quán thì được gì. Đáp: Được sơ quả cho đến quả A-la-hán. Như thế thứ lớp hỏi năm trăm Tỳ-kheo đều nói tu hai pháp chỉ quán. A-nan bạch Phật, Phật cũng nói tu hai pháp chỉ quán. A-nan khen rằng: Lành thay lành thay. Như lai và đệ tử nói ra đều giống, cú nghĩa vị đồng. Lại Tịnh Danh chép: Pháp thân từ chỉ quán mà sanh. Đại Anh Lạc chép: Nếu muốn học các pháp vào sâu Thiên bổn, phải thấy năng lực Bồ-tát tu tập chỉ quán. Đại tiểu kinh luận tất cả đều thế. Kế rõ dưới đây là cùng Thích Danh phân biệt đồng khác. Nói phảng phất là chẳng phải hợp đồng cho nên nói thế. Nói đồng, trước nói chỉ, tức y cứ phiền não (dứt). Nay nói thể chân, thể vọng tức chân. Trước nói đình chỉ y cứ tâm đến lý. Nay nói tùy duyên, là tâm tùy lý tục. Trước chẳng chỉ chỉ là y cứ lý chẳng phải chỉ và chẳng chỉ. Nay dứt hai bên, bên không như chỉ, giả như chẳng chỉ. Trung đạo chẳng phải hai bên không giả giống như chẳng chỉ chỉ. Tướng nói khác là ba chỉ trước cùng thành một đế, nay ba chỉ này đều thành một đế. Ba thứ trước thành ba thứ kế là kế, và sau đều chỉ thể tướng. Văn thêu dệt cùng nói cho nên khác nhau. Ba là Thích Danh trước thành ba thể tướng, cho nên ba thể tướng mỗi thứ tướng đều giả, Thích Danh ba thành. Vì sao như thể chân chỉ thì dứt kiến tư, dừng tâm chân đế và thấy chân lý chẳng phải chỉ chẳng chỉ. Thể chân đã tế, hai thứ kia lệ theo như thế. Cho nên mỗi đều đủ ba trước. Câu dưới chép: Một sau đủ ba trước, câu phức ở trên chép: Một trong thể tướng đều đủ ba trong Thích Danh.
Kế nói ba quán. Trước y kinh nêu. Ở kinh Bổn Nghiệp Anh Lạc kia văn có hai chỗ nói ba quán này, quyển hạ Phật vì bảy Bồ-tát như Văn-thù, Phổ Hiền, v.v… nói đủ như quyển một đã dẫn. Quyển thượng nói một trong mười hồi hướng, một hồi hướng đều có mười cảnh giới sở duyên. Quán thứ mười trong mười hướng gọi là vô tướng, Đệ nhất nghĩa quán được vào sơ địa. Sơ địa trở lên ba quán một tâm. Nói ba quán, là từ giả vào không gọi là Nhị đế quán, từ không vào giả gọi là quán Bình đẳng, hai quán là phương tiện nhân là hai quán không được vào Trung đạo đệ nhất nghĩa đế quán. Chiếu soi cả hai đế, tâm vắng lặng tự nhiên tiến vào Sơ địa pháp lưu thông trung gọi là Ma-ha-tát. Văn nay y đó lược năm ba chữ. Từ chỗ nói trở xuống là giải thích ý kinh. Trước giải thích vào không, còn gọi hai đế. Văn có năm lớp: Một là con đường chung, y cứ thuyên năng sở cùng luận. Là sao, tục là năng thuyên, không là sở thuyên. Nếu không có năng thuyên thì không nhờ đâu biết được sở thuyên. Cho nên phải đặt tên hai đế. Lại hội không trở xuống là thứ hai y cứ chứng, huống chi tu mà nói. Trước là pháp kế là dụ, sau là hợp. Trong pháp trước nói ngày hội chẳng những phải thấy không, còn không giả đều thấy, huống chi do quán giả thấy chân mà chẳng được, nói hai đế quán ư? Cho nên chẳng được chẳng lập hai đế. Như mây trừ, v.v… kế là nêu dụ, mây tức là chướng, chướng trừ thì tên phát, phát tức là khai mở. Như khi mây tan hết thì trên hư không hiển bày một sắc, dưới muôn tượng sẽ sáng. Trên biển là dụ thấy chân, dưới sáng là dụ thấy tục. Mây là dụ cho hoặc kiến tư. Trên hiển thì dưới sáng. Cho nên phải hai đế. Do chân dưới hợp dụ, do chân hợp trên hiển, giả biển hợp dưới sáng. Do thấy chân nên giả ấy lại hiển. Nay do trở xuống là so sánh giải thích, là nói khi chứng chân còn thấy hai đế. Này trước (mới) tu chân do quán giả mà được, vì sao chẳng gọi hai Đế quán. Cho nên nói nay do, v.v… Lại tục trở xuống là thứ ba y cứ phá dụng mà nói. Nếu có sở phá thì có năng phá. Năng phá tức là chân đế sở dụng, năng sở chẳng lẻ loi cho nên đều lập. Lại phân biệt trở xuống là thứ tự y cứ Tình trí mà nói. Nay (ta) giải thích để làm Đại Tiểu Thừa đều đối Tình Trí, nghĩa mới hết lý. Cho nên dùng Đại Kinh để giải thích Văn Anh Lạc. Đại Kinh quyển ba mươi hai chép: Tùy tự ý, tức như năm trăm Tỳ-kheo đều nói thân nhân, năm trăm Tỳ-kheo đều hỏi Xá-lợi-phất rằng: Phật nói thân nhân là sao? Xá-lợiphất chép: Các thầy cũng đều được Chánh giải thoát tự phải biết, sao duyên phương tiện mà hỏi như thế… Có Tỳ-kheo chép: Khi chúng con chưa được Chánh giải thoát thì ý bảo vô minh xem là thân nhân, khi quán như thế thì được A-la-hán. Có người nói ái, có người nói hành, có người nói ăn uống và năm dục, v.v… Như thế năm trăm vị đều nói xong, cùng đến chỗ Phật đi nhiễu bên phải xong thì đều nói cái của mình. Thân Tử bạch Phật ai nói đúng? Phật bảo năm trăm Tỳ-kheo đều nói đúng, đều nói chỗ mình chứng gọi là tùy tự ý, cũng gọi là Tùy trí. Như Trưởng giả Ba-tra-la gọi Phật là người huyễn. Phật do đó rộng nói tất cả pháp huyễn, các thứ khác nhau. Thuận theo vật tình mà gọi, theo ý nói, cũng gọi là tùy tình. Như nói tâm thấy của người đời gọi là Thế đế, tâm thấy của người xuất thế gọi là nghĩa đế Đệ nhất. Thế đế thì thuộc tình, nghĩa đế Đệ nhất thì thuộc trí. Tình trí đều hợp thì được tên hai đế, t tùy ý tự tha (mình người) cũng gọi là tùy Tình trí. Đây y cứ hai đế, hai giáo Tạng Thông nghĩa là ý quán đều văn nay. Hai giáo sau chuẩn nói rất dễ hiểu. Như nói ba đức rằng: Danh hiệu Như lai mười muôn khác nhau, Bát-nhã một pháp nói các thứ tên. Giải thoát cũng như thế, phần nhiều các danh tự là gọi tùy tình, an trí các con cũng tự ở trong đó, nên gọi tùy trí. Đức tu, đức tánh tên tùy tình trí. Nay y theo quán đầu còn đủ tình, v.v… ba thứ hai đế, huống chi là một thứ. Hỏi: Đã chưa khế chân, chỉ phải tùy tình đâu được hai thứ kia. Đáp: Chung trước sau nên phải nói khắp. Nay văn chánh dùng hai thứ giáo, hạnh để hiển sơ tu thành nghĩa hai đế. Kế hỏi trở xuống là phân biệt. Có tám pháp hỏi đáp. Hỏi: Đầu là dùng quán đầu thứ ba mà giải thích ý hỏi quán thứ hai, quán đầu phá tục dùng chân, quán kế phát chân dùng tục, hai quán đã đều phá một dùng một. Cũng phải đều được gọi là hai đế quán, sao tên thứ hai lại là bình đẳng? Đáp: Đều gọi Đế quán đối với lý thì thật thông, chỉ tên trước sau đồng hơn kém lẫn lộn. Cho nên cái thứ ba từ (hơn) mà đặt tên. Nói thắng là được chỉ dùng chân nay có thể dùng tục. Chân chỉ tự lợi, tục thì lợi tha. Tự hành gồm người nên gọi là Thắng. Hỏi: kế Dùng quán thứ ba mà hỏi quán thứ hai, quán hai trông đầu từ thắng mà được tên, thứ ba trông đầu sao chẳng từ thắng? Thứ hai dùng khắp còn gọi Bình đẳng. Thứ ba dùng đẳng phải gọi Bình đẳng mà chỉ gọi là Trung đạo quán ư? Đáp: Hai quán trước đều có phá dụng phải quán mà luận đều chẳng bình đẳng. Thứ hai nhìn đầu trước sau hợp nói, cho nên đến thứ hai mới gọi Bình đẳng. Đây từ phá dụng đối nhau mà gọi tên, nay quán thứ ba phải quán mà luận đã tự bình đẳng nhìn hai quán trước lại làm cuối cho nên chỉ thành lại phá lại dụng. Nay đây đều chiếu chẳng đối phá dụng, cho nên chỉ từ năng dụng mà gọi tên. Vì thế thứ ba, hai thứ này đều không dính mắc. Dẫu ở Địa Tiền chưa vào Trung đạo, bèn dính mắc rồi phá chỉ dùng ở Trung. Lại Trung đạo quán không phải chẳng bình đẳng lại gọi bình đẳng, lại thành lẫn lộn. Kế hỏi: Song nạn hai thứ trước đều quán hai đế cũng phải đều vào, vì sao trước chỉ vào chân, kế chỉ vào tục? Đáp: Chỉ đáp quán đầu y cứ biết thứ hai. Trước đã đều quán mà chẳng đều vào. Thứ hai cũng vì phá không dụng giả, phá dụng chẳng bình đẳng, vào cũng khác nhau. Hỏi: kế trước đã hỏi chân tục phá dụng nay dùng chân trung mà hỏi Tục đế, trong ba đế chỉ nêu chân trung mà hỏi một tục, hai đều gọi tục sao chỉ hỏi riêng. Chân trung tức là giới nội ngoại chân tức có chỗ phá giới nội ngoại tục. Chân trung là lý dung có thể gọi Đế. Chỗ phá chẳng phải lý đâu được gọi đế. Đáp ý: Pháp tánh là lý, lý tức là đế. Dã đều pháp tánh nên đều gọi là đế. Hỏi kế: Đế cho nên không, hoặc cho nên không sanh tử. Đã đều gọi đế thì đều nhập Niết-bàn chăng? Đáp: ý Chân tục tuy khác, đều được gọi đế, thế xuất thế khác, đều gọi là Niết-bàn. Niết-bàn tức là xuất thế an vui, cho nên thế an vui cũng gọi là Niết-bàn. Kế hỏi: Niết-bàn tức là vô lậu vô vi, 32 hai đế đều được gọi là Niết-bàn, cũng phải đều được gọi là vô lậu? Đáp: ý: Phàm vào vô lậu thì phải chánh kiến, đã cho thế gian cũng có chánh kiến tức gọi là thế gian không hề rõ rĩ (lậu thất). Câu Hỏi kế: Vì vô lậu cho nên là Vô sanh, đã cho chân tục đều gọi vô lậu, thì cũng phải chân tục đều gọi Vô sanh. Tên Vô sanh cũng chung cho hai đế, cho nên mượn Đại Kinh quyển ba mươi hai. Văn ngoại đạo chấp mà đáp. Cũng như thế gian có bốn thứ không: Một là chưa sanh gọi là không, cũng như bùn không có bình; hai là đã diệt gọi là Vô, như bình đã bể; ba là lẫn nhau là không, như trâu ngựa đều không; bốn là rốt ráo nên không, như lông rùa sừng thỏ. Nay mượn thứ ba cùng không mà đáp, tức là xuất thế không sanh thế gian, thế gian cũng không sanh xuất thế. Cái gọi là mượn, là tuy không phải chánh nghĩa nhưng y cứ Thế đế, bốn không chẳng phải nhầm, quyền mượn để làm thích thời mà đáp. Dưới cũng lệ như thế. Hỏi kế: Nói từ giả là phá hay chẳng phá? Đáp: Trong đó khai làm câu ba mươi sáu câu, đủ như văn dưới trong cảnh phiền não. Nay trước lại bốn câu trong đối văn, phá là phá giả, vào là vào không, chẳng phá mà vào tức là thể pháp vô học, phá vào tức là chiết pháp vô học. Phá mà chẳng vào gọi là Đắc thiền ngoại đạo, chẳng phá chẳng vào tức là tất cả phàm phu. Phá và chẳng phá đều gọi từ giã, cũng đều vào không tức là hai câu trước. Tức là phá chẳng phá đều gọi từ giả, mà chẳng vào không tức hai câu sau. Kế đơn thích quán thứ hai, khác thời đối nhau gọi là bình đẳng, quán thứ hai này được gọi bình đẳng, chẳng phải riêng từ quyển hai này mà được. Quán đầu dùng chân mà phá tục, ở đây lại dùng tục phá chân, gồm trước bèn thành song dụng, song phá. Trước sau đối nhau gọi là khác thời, đến đây thứ hai mới gọi là bình đẳng. Kế nay sẽ trở xuống là có hai lớp thí họp. Trước là dụ vào không, kế là hiển vào giả. Phàm phu đui mù chân tục đều chẳng thấy. Mắt tuệ mở rồi thấy chân đế không, cũng thấy tục sắc. Từ giả trở xuống là hợp vào không dụ. Tuy thấy hai đế chỉ có thể dùng chân, chưa thể phân biệt chẳng thể dùng tục. Cho nên trong dụ chép: Chẳng thể phân biệt các thứ, v.v… bốn thứ bốn đế gọi là các thứ. Mãng là tên chung của các thứ cỏ, đều nêu ba cỏ. Mộc là tên chung các thứ cây, đều nêu hai cây, thân rễ nhánh lá trong sớ là dụ cho Tín giới định tuệ, bốn giáo đều có bốn pháp này. Bốn thứ đạo diệt gọi đó là thuốc, bốn thứ khổ tập gọi đó là Độc. Bốn giáo phân riêng nên chủng loại khác nhau. Cho nên mới vào không, chưa thể phân biệt. Cho nên gọi là chẳng thể dùng giả. Lớp thí dụ kế, mắt tuệ mở rồi tức khi vào giả cũng thấy hai đế gọi là thấy không sắc, phân biệt từ trước nay về sắc được phá thì thấy suốt các sắc căn đều khác nhau, rõ bốn thứ bốn đế gọi là thức chủng loại. Biết rõ thuốc và bịnh, nhân khởi khác nhau, gọi là hiểu nhân duyên, xoay vần nhìn nhau cùng nói thô tế. Bên trị khổ tập gọi đó là Thuốc. Thuốc giúp pháp thân nên gọi là ăn. Biết thuốc biết bịnh, gọi là đều biết, khéo hay trao thuốc gọi là đều dùng. Khắp bốn thứ bốn đế nên nói là đều. Chỗ phá chín giới gọi là ích tha. Thí dụ này trở xuống là hợp. Trước sau hai quán đều quán chân tục, ở đây hay phân biệt nhìn trước cho nên đẳng. Kế giải thích Trung đạo. Trước chánh nêu văn kinh Anh Lạc, trong kinh giải thích hai quán trước đã xong, tức nói nhân là hai không, quán là đạo phương tiện, được vào Trung đạo, chiếu cả hai đế. Tâm tâm vắng lặng tự nhiên tiến vào Sơ địa. Nay trước giải thích phương tiện. Có hai thứ, một là mất cả hai, hai là chiếu cả hai. Trước nói hai không. Không giả không không, không tức là giá, giá tức là mất do khác thời trước, song vong phương tiện. Nay vào Trung đạo nhậm vận song vong. Vong tức là trung, cho nên nói tâm tâm vắng lặng. Lại quán đầu trở xuống là kế giải thích cùng chiếu. Khi hai quán trước dùng không dùng giả. Do khác thời trước, song dụng phương tiện. Dung tức là chiếu, chiếu tức là trung. Cho nên dẫn kinh nói: Nếu tâm ở trong định thì sanh tức là tục, diệt tức là chân. Cho trụ Trung đạo biết được sanh diệt. Biết chỉ là chiếu ý ở tại đây. Vì đều trung nên được nhậm vận. Nhậm vận này do tác ý ở trước, lại cùng vong chiếu mà làm phương tiện. Khi vào Trung đạo nên được như thế. Câu Hỏi kế: Dẫn kinh giải thích ngại để chứng văn nay: Khi vào Sơ địa mới gọi là đẳng. Cho nên trước hỏi tướng Thiên như thế nào. Đáp ý: Cái gọi là Thiên phần nhiều chẳng thấy tánh là y cứ nghĩa thứ lớp. Kế hỏi hướng đáp văn. Hướng đáp: Hai quán thuộc thiên định tuệ cho nên chẳng thấy tánh. Lại dẫn Đại kinh đế hỏi đáp ở trước. Mắt tuệ ở trước pháp nhãn còn được gọi là thấy, chỉ nói không rõ vì sao mà nói hai toàn chẳng thấy. Văn này là Đại Kinh Phật đáp Sư Tử Hống rằng mắt tuệ thấy mà chẳng rõ ràng, Phật dùng mắt Phật thì thấy rõ ràng. Hạnh Bồ-tát thấy cũng không rõ, nếu vô hạnh thì thấy rõ ràng. Trụ vào Thập Trụ nên chẳng thấy rõ, chẳng trụ chẳng đi thì thấy rõ ràng. Vì sao mà nói các giai vị hạnh hướng cũng chẳng thấy ư? Đáp: ý nói hai mắt đều chẳng thấy là y cứ nghĩa thứ lớp, hai quán đã thuộc thiên quả thiên không, thì mắt tuệ mắt pháp đều chẳng thấy tánh. Ông dẫn kinh mắt tuệ thấy, tuệ tuy ở vị Mười trụ, nhưng mượn tên riêng viên nên nói mười trụ và mắt tuệ thấy, y viên mà nói. Sợ trụ trở xuống thật là mắt Phật. Cho nên biết đây mượn viên trụ gọi là mắt tuệ, chẳng phải gọi mắt tuệ mười trụ rất dễ thấy. Kế dẫn Pháp Hoa để chứng mắt tuệ. Thế tôn rốt ráo còn gọi mắt tuệ huống chi là Mười trụ mà chẳng được gọi là tuệ hay sao? Mắt tuệ của Phật thì thấy rốt ráo không. Không tức là trung, mắt tuệ tức là Mắt Phật. Nói như thế là chỉ mắt tuệ trong trụ chẳng thấy rõ, chẳng bằng mắt tuệ rốt ráo của Thế tôn. Như đêm vô minh mà thấy sắc Trung đạo, vô minh khác còn nên thấy không rõ, ngỗng nhạn trong hư không cũng như thế. Có vô minh khác làm chướng cho mắt, nên khiến thấy ngỗng nhạn trong hư không chẳng rõ. Cho nên Đại Kinh quyển tám nói: Ví như nhìn xa ngỗng nhạn trên hư không, đó là hư không hay ngỗng nhạn, nhìn kỹ chẳng thôi thì thấy hơi giống. Bồ-tát Mười trụ đối với Như lai tánh phần ít tri kiến cũng giống như thế. Không như vô minh, ngỗng nhạn như tánh. Nói chẳng rõ là Bồ-tát Thập Trụ Mắt tuệ đó đâu liên quan đến Nhị thừa Thiên không tuệ nhãn. Ấy thì Biệt giáo Địa tiền đều chẳng thấy huống chi là Bồ-tát thông giáo và hai Nhị thừa. Lại dẫn ví dụ đào giếng v.v… trong kinh Pháp Hoa, chứng cho quán thứ ba viên trụ mới thấy. Trong Pháp Hoa sớ vì tiêu văn kinh nên quán y cứ bốn giáo, giáo y cứ năm thời, phải biết giáo quán đều thành y cứ giáo, mới hiển bày ấy gọi là Độc diệu. Nó nhờ bốn giáo để giải thích quán. Trước Tam Tạng giáo lấy chúng sanh làm đất cao (cao nguyên), tập quán làm đào giếng, chứng lý làm nước trong. Thông quán lấy càn tuệ làm đất khô, tánh địa làm đất ướt thấy chân làm nước trong. Biệt quán lấy quán không làm đất khô, quán giả làm đất ướt, thấy trung làm nước trong. Viên quán lấy năm phẩm làm đất khô, lấy sáu căn làm đất ướt, Sơ trụ làm nước trong. Trong y cứ giáo đó có bốn thời giáo thông, ước, tiệm, trung. Ba tạng là đất khô, Phương Đẳng Bát-nhã là đất ướt, Pháp Hoa là bùn, thấy trung là nước. Hai nghĩa đều dùng Sơ trụ làm nước, nay y cứ tu quán, chỉ tu đốn quán. Viên giáo sơ tâm đều gọi là nước trong. Chẳng đồng sớ ấy khắc lấy Sơ trụ mới gọi nước trong. Xếp vị tuy khác, trước sau chẳng hai. Cho nên nay tức là y kinh Khởi Quán hai giáo trở xuống là kết y cứ giáo trước. Nói hai giáo là Tạng và Thông, nên hai giáo ấy như đất khô ướt hoàn toàn chưa có nước. Biệt giáo như bùn, giáo đạo xen lẫn nên chẳng gọi là nước trong. Sơ tâm biết trung, cho nên chỉ nói hai giáo chẳng nói, hai hạnh chẳng đến. Hạnh tức là quán. Kết thúc y cứ quán trước tức là hai quán không giả, tức là Nhị thừa thông biệt vào không, thuộc về hạnh không. Bồ-tát Tam Tạng Thông Biệt xuất giả, nhiếp thuộc giả hạnh. Cho nên nói chung hai quán chẳng đến. Trong quán thứ lớp Trung đạo tuy chẳng phải chỗ dùng của văn nay, vì đồng chứng đạo cho nên lại nói hai hạnh chẳng đến. Quyền giáo còn như thế huống chi là các thứ khác. Nên nói khắp không, cho đến không có việc ấy. Kế ba quán này trở xuống là cùng Thích Danh ở trước ba quán nói khác. Giải thích theo ý ba chỉ cũng rất dễ hiểu. Đây y theo Đại thừa là xếp vào khéo độ trước, thứ lớp ba quán, tuy có không giả đều thuộc Diễn môn. Cho ba quán này dùng danh nghĩa đối đãi nhau trong giáo xưa để làm giải thích chung, thứ lớp giáo tướng để làm năng hiển, thứ lớp ba đế để làm sở hiển. Vì nghĩa đó nên chẳng phải tướng viên đốn. Tuy chẳng phải viên đốn mà vốn là Viên đốn. Lại chẳng phải Biệt giáo, chỉ nói y diễn. Cho nên dưới kết nhân vị chung cho đại tiểu. Vì nghĩa ấy, ở đây y đại phẩm Đại thừa môn giải thích tướng ba quán. Đã chưa bị hội chỉ thành thứ lớp, lấy nghĩa thứ lớp mà tùy tướng thứ lớp. Ba quán rõ ràng, mỗi quán đều khác. Đây là nêu chung tướng riêng. Nếu luận trở xuống là y cứ người trí quán để giải thích tướng riêng. Nghĩa tức là giáo, giáo tùy tướng riêng, hiển thể khác nhau. Cho nên khiến quán, v.v… chưa thể dung tức; hai quán trước là quyền, Trung đạo quán thật. Ba quán xoay vần kịp làm cạn sâu. Quán và nhân trí là quả, nhân đã khác nhau quả cũng như thế, nên khiến ba trí xoay vần hơn kém có trước có sau, quán pháp tuy thông, người tu đều khác. Cho nên khiến ba quán thuộc về Đại Tiểu. Tất cả các vị đều vào trong đó. Gồm chung hai giáo cho nên nói các vị, phụ hẹp Thanh văn nên chung ở tiểu. Cho nên nếu nói thứ lớp thì chỉ ở Đại. Nếu nói về người thì gồm chung Đại Tiểu, vì thế quán trí sau lại luận ở người. cho nên biết quán không Nhị thừa chỉ tiểu, Bồ-tát Thông giáo nghĩa chung ở Đại. Biệt tuy vào không mà một bề ở Đại. Thông biệt đều có Bồ-tát vào giả cũng một bề đại. Thông giáo lợi căn hậu tâm có phần tức là bị kiếp, là người sơ địa Biệt giáo mới là hiện tiền. Cho nên các vị Đại Tiểu khác nhau. Nếu nói về quyền môn chỉ phải phế tạng. Lại từ thứ lớp nên cũng bỏ viên. Kế nói viên đốn dùng tên gọi tuyệt đãi để làm năng thuyên, một đế ba đế để làm sở hiển. Văn trên dưới đối nhau phải rõ ràng. Trong đó trước chỉ, kế quán, sau nói đồng thời. Trước nói trong chỉ có pháp dụ hợp. Pháp đầu trong văn, chỉ là năng duyên, đế là sở hệ. Cho nên kinh chép: Hệ duyên pháp giới, pháp giới chẳng khác, năng sở là một chấp trong thí dụ, là song thí chỉ đế ba, một chẳng hai. Chỉ đế trở xuống là hợp. Pháp đầu trong nói, chỉ cùng đế đều ngay nơi một là ba. Trong thí thí chung ba, một chẳng hai. Hợp trung đế thì ngay nơi một là ba, chỉ thì ngay nơi ba là một. Văn giống chẳng đồng, ý hiển Chỉ đế ba. Một chẳng hai, chẳng hai mà hai. Vì quán trở xuống là nói quán, quán và cảnh tuy cùng thực hành quán phát tên. Vì quán nên phát, vì phát nên quán. Đồng thời thể khắp, năng sở đều ngay nơi một mà ba. Kế trong dụ cũng dụ ba, một chẳng hai. Hợp chỉ y cứ đế ngay nơi một là ba, quán và cảnh cũng ngay nơi một là ba. Sở quán là cảnh, sở phát là quán. Hợp quán và chỉ văn lại trái ngược. Cũng chỉ nói thể ở ba, một, v.v… Nhưng chỉ quán đã một, duyên chiếu chẳng khác. Đế cảnh tên khác vốn là một pháp, pháp ở chỉ quán khiến không khác nhau, vẫn phân ra năng sở vừa một vừa ba. Cho nên chẳng nên trước sau chấp nhất định. Trong dụ nói Ma-hê-thủ-la, là Sắc Đảnh Thiên Chủ một mặt ba mắt, nghiêm thiên nhan mà chiếu đại thiên. Nghiêm thiên nhan là ví các đức đầy đủ. Chiếu đại thiên là ví thấy khắp. Chẳng quyền chẳng thật trở xuống là hiển diệu bày thô, chẳng quyền chẳng thật là chê ba quán trước quyền thật cạn sâu. Chẳng hơn chẳng kém là chê ba trí trước hơn kém trước sau, chẳng cùng chẳng khác, mượn chữ y mà dụ chung chê quán trí. Chẳng đại chẳng tiểu là bác bỏ ba người mê đắm các địa vị Đại Tiểu. Kế dẫn Trung Luận là chứng ba quán ba chỉ tức nhau dung nhau. Kế dẫn Kim cương dụ chỉ quán cùng cảnh thể không hai mà hai. Nhãn dụ trở xuống là hợp thí rất dễ thấy. Nhưng chỉ quán đế cảnh chẳng hai mà hai, nghĩa ý dường như đồng mà đều khác nhau. Chỉ quán hai pháp tuy tức là chẳng hai, tịch chiếu rõ ràng. Hai pháp đế cảnh tuy đối chỉ quán chia làm hai tên. Nhưng thật không có hai thể khác nhau. Cho nên văn dụ này phân ra chỉ quán để dụ cho Nhật Nhãn. Hai tên đế, cảnh đồng dụ một sắc. Nhãn nhật sắc ba chẳng trước chẳng sau. Nếu thấy trở xuống là kết khuyến. Khuyên hiểu ý văn, đâu chỉ trở xuống là nói chung khai hiển. Khai trước các tên đồng một thật tướng. Đây tức nêu lên so sánh chung, đâu chỉ viên này ba, một tức nhau. Tất cả thứ lớp trong chung trước gọi là đồng khai vào thật. Tướng nó trở xuống là kế bày tướng khai. Trước khai hiển bày thể thứ lớp ba chỉ ba quán đồng thành bặt đãi một diệu chỉ quán. Giáo đã khai rồi thể không thô nữa. Kế thể chân trở xuống là y cứ hiển bày danh. Khai trong Thích Danh là Tương Đãi tên thô tức thành tên diệu. Danh đã tức diệu, thể cũng chẳng thô. Lại ở thể chân đủ Thích Danh trước ba chỉ ba quán. Y cứ ví dụ cũng phải tùy duyên phương tiện và dứt hai bên, đều nói các diệu ba chỉ ba quán. Chẳng nói lại nữa là thể chân đã diệu, tức là hai sau, cho nên chẳng nói nữa. Người đời phần nhiều mê lấy tên gọi đối đãi nhau mà hiển thể đối đãi nhau, há lại đến đây biết khai thứ lớp và tên gọi tương đãi đều thành bặt đãi ư? Nếu được ý này để tiêu biểu thì văn sau các nghĩa tự hiển bày. Như thế trở xuống là kết. Đã nói các nghĩa chỉ một niệm tâm phải biết một lý ứng hẳn là tên (danh). Cũng là một lý ứng tất cả lý. Cho nên nói bất động cho đến khác nhau. Kinh nói trở xuống là dẫn kinh Tịnh Danh làm chứng. Tuy nhiều trở xuống là dẫn Bát-nhã làm chứng. Các tên trở xuống là kết thành. Đã khai trước đây tất cả danh nghĩa, ngoài viên không pháp nên nói đều viên, đốn ngộ như tên này hiển ở diệu thể. Cho nên danh là giáo tướng hiển thể. Tương đãi Bặt đãi v.v… là kết khen. Tương đãi Bặt đãi kết thích danh ở trước thành không thể nghĩ bàn, đối thể kết trước thứ lớp giáo tướng chỗ hiển thành không thể nghĩ bàn. Pháp đặt tên đều đứng đầu sở thuyên nên nói đối thể. Nay khai hiển xong, danh không có thú riêng, thể không có lý riêng, đều khắp tất cả, chẳng chướng tất cả, nên nói vô ngại đều nhiếp tất cả, không chỗ nào giảm ít. Cho nên đầy đủ không giảm. Đầy đủ cho nên đốn, không giảm nên viên. Như thế mới có thể hiển thể chỉ quán.
Kế nói Nhãn trí Y giáo khởi hạnh cũng là dùng năng mà hiển sở. Trước giải thích chung cũng gọi ý đốn, trước nói thể thì chẳng phải tri, chẳng phải kiến, v.v… thể được hiển thật không phải nhãn trí cho đến nhân quả. Nói chẳng phải, là chẳng phải do năng hiển mới có sở. Vì có sở nên khiến năng có công, lại do năng nên khiến sở thấy được. Cho nên nói tuy không phải thấy biết nhưng do Nhãn trí thì thấy biết được. Cho nên nhãn thấy trí biết. Ở đây dùng Mắt Phật Nhất thiết chủng trí làm năng tri kiến. Như diệu thể này y theo tên mà nói còn là khó, huống chi tên ở dưới thể mà có thể chỉ bày cho người. Tuy phả trở xuống là nói chung về năng hiển. Lý tuy như thế, y cứ sự thì phải Nhãn trí chỉ quán dùng làm năng hiển. Chỉ quán là nhân trở xuống là xếp riêng. Do chỉ quán mới được Trí nhãn, do Trí nhãn mới hiển được thể, cho nên chỉ quán gọi là nhân xa, Trí nhãn là nhân gần. Thể nó minh diệu trở xuống là giải thích ý năng hiển, thể nó đã diệu đâu thể phân biệt. Nhưng nhờ Nhãn trí mà thể thấy được. Ba chỉ trở xuống là chánh giải thích. Trước giải thích thứ lớp hai nhân gần xa, tức ba chỉ ba quán để đối ba đế mà thành ba nhãn, ba trí.
Trước nói ba chỉ là tùy duyên chỉ mà nói Đà-la-ni, Tổng trì các pháp viên đốn ba chỉ đều được gọi là Đà-la-ni. Nay nói thứ lớp nên y cứ xuất giả trì pháp nghĩa tiện cho nên nói phân biệt thuốc bịnh. Lại Đại luận chép: Đà-la-ni thuộc tuệ tánh cho nên phải đối xuất giả. Nếu nói năm trăm Đà-la-ni, mỗi đà-la-ni đều là Trung đạo chánh tuệ thì chẳng phải trong ý này. Pháp nhàn mở rộng phá chướng chung vô tri, là đủ rất dễ hiểu bịnh biết thuốc cho đến trao thuốc, phá được chướng ngại trong sự ở thần thông, hóa đạo vô tri, chẳng dùng hai tướng thấy các cõi Phật, là tuy dẫn văn nghĩa hơi khác. Đó vì Như lai phát được thiên nhãn đối bác bỏ tiểu tông tu được thiên nhãn, tức hiển Đại thừa trụ không thể nghĩ bàn, gọi là chẳng hai tướng mà cũng thấy được ba cõi khác nhau.
Nay phương tiện tùy duyên thường ở Tục đế, khác nhau với có của phàm phu, khác nhau với không của Nhị thừa, gọi là chẳng hai tướng. Xuất (ra khỏi) giả phân biệt nhân quả Tịnh độ, gọi là thấy các cõi Phật. Ấy thì trở xuống là kết thành ý thứ lớp. Hỏi: Trở xuống là phân biệt. Trước y cứ mắt tuệ tất cả trí rộng bàn, kế hai nhãn hai trí kia mà lược hỏi trước rất dễ thấy, kế trong đáp thì trước y cứ bốn câu, y văn Đại Kinh. Kinh quyển mười lăm ấy giải thích rộng bốn câu, nay chỉ mượn tên Tri kiến, không phải hoàn toàn dùng ý đó. Hỏi: Văn trước nhờ quán mà phát là trí, nay ở đây dùng nhân nghe mà sanh là tri. Văn đã khác nhau vì sao dùng đây mà giải thích? Đáp: Tên khác mà nghĩa đồng. Nghe là tuệ tánh, quán cũng là tuệ tánh. Hỏi: vừa tri vừa kiến đối Tiểu thừa xong, kiến mà chẳng phải tri, đâu được lại đối Bích-chi-phật. Đáp: trước là y cứ vào Phật thế gian giáo Nhị thừa, hai người đều là vừa tri vừa kiến. Kiến mà chẳng phải tri là y cứ vào Độc giác, Bích-chi, không có Phật ra đời. Cho nên lại dùng Bích-chi Phật mà đối riêng. Lại nữa trở xuống là lại y cứ tín pháp để đối tri kiến. Hỏi: Trước nói Nhãn trí chỉ quán làm nhân, nay đâu được dùng tín pháp làm nhân. Đáp: Nghe đồng với quán, nghĩ đồng với chỉ, nghĩa loại giống nhau nên đối được. Kế nói chẳng thứ lớp. Trước là bác bỏ chung rằng: Chẳng đúng như thế, là một tâm khác nhau vì là thứ lớp. Như trước trở xuống là mở lý do xa trước để thành chẳng thứ lớp. Kế được thể trở xuống là mở lý do gần trước mà thành chẳng thứ lớp. Kế nhãn cố trở xuống là nói lý do gần thể đồng, lý do xa là chỉ quán tức nhau, lý do gần cũng phải Nhãn trí chẳng hai, vì nhân quả thuận nhau. Mắt Phật trở xuống là giải thích Nhãn trí. Vương Tam-muội tác dụng là dẫn chứng Phật nhãn có đủ năm nhãn. Nên nói tất cả đều vào trong ấy. Đại Phẩm trở xuống là dẫn chứng trí Phật đủ ba trí, cho nên đều nói là học. Ba trí bốn trí ở sau sẽ giải thích. Hỏi: Trở xuống là phân biệt trí nhãn. Trước hỏi, nói muốn được, là một người trước sau muốn được, hoặc là nhiều người đều muốn được, chỉ nói đương học thì đâu phải gọi một tâm. Đáp ý: Pháp ở một tâm, nói có thứ lớp, đâu nói thứ lớp khiến pháp tung ngang. Kim cương trở xuống là nói năm nhãn, đều nói Phật có nên ở một tâm. Chỉ y cứ một nhãn mà có năm dụng thì phải nói Mắt Phật mà có bốn dụng, sao lại nói năm. Đáp: Ở đây y cứ năm nhãn mà nói về thể dụng. Cho nên Mắt Phật là thể, bốn nhãn là dụng. Nếu làm chung riêng thì như Niết-bàn là chung, ba đức là riêng năm nhãn cũng như thế. Chỉ là viên thường không thể nghĩ bàn gọi là Mắt Phật mà có năm dụng như thấy Trung, cho đến thấy sắc, v. v…, nên được năm tên. Thế thì Phật và mình một thể năm nhãn khai phát. Không phải là xưa, không đến Phật mới có. Vì sao trở xuống là giải thích? Nhưng năm nhãn này, Thiên Thân và Vô trước đều giải thích không bằng Trí Luận rất rõ ràng. Quyển ba mươi chín chép: Nhục nhãn của Phật thấy nhân duyên thô sắc, cho đến cũng hơn chỗ thấy của người. Gọi Nhục nhãn là thấy hình bày, sắc chẳng khác với người. Người thấy chẳng xa, chỗ thấy lại ngược (đảo), như gần xem nhỏ thì lớn, xa xem lớn thì nhỏ. Cho đến các sắc nếu xem xa thì chỉ thấy ở trên hư không bày một sắc. Đại Phẩm chép: Nhục nhãn của Như lai thấy cả Đại thiên. Luận hỏi: Vì sao Như lai chỉ thấy Đại thiên. Đáp: Nhục nhãn Phật thấy hơn Đại thiên, chỉ vì phong luân che chướng nên chẳng thấy cõi khác. Lại có Bồ-tát ở trên Đại thiên. Y cứ lý cũng sẽ thấy ngoài Đại thiên. Hỏi: Sao chẳng tu Nhục nhãn khiến thấy xa? Đáp: Nếu không có Thiên nhãn thì ép tu Nhục nhãn khiến thấy xa. Lại nói Phật pháp khó nghĩ bàn, Nhục nhãn của Phật cũng có khả năng thấy xa. Nếu chẳng bằng Phật thì giảm dần dần, hai ngàn, một ngàn cho đến một châu, đó gọi là Nhục nhãn tiểu tịnh. Cho nên nói theo lý tận thì Nhục nhãn Phật thấy pháp giới thô sắc. Luận y giáo đạo gần gũi tiểu tông, cho nên chỉ nói thấy Đại thiên. Nếu chỉ vì đời trước thì đèn sáng v.v… cho đến Luân vương trọn chẳng bao giờ thấy đến trăm do-tuần. Nếu tiểu Bồ-tát cũng chẳng hơn đây. Hỏi: Mặt trăng, mặt trời cách đất bốn mươi hai ngàn do-tuần người đều thấy thì trăm do-tuần có gì lạ. Đáp: Mặt trời, mặt trăng có ánh sáng khiến người thấy được các sắc khác không phải thế. Thiên nhãn mới thấy. Người tuy nói thấy mà chỗ thấy cũng trái ngược nhật nguyệt vuông tròn năm mươi do-tuần, thấy chẳng hơn cây quạt to. Bồ-tát thì chẳng như thế. Hỏi: Thấy các sắc gì. Đáp: Thấy các sắc gọi là Nhục nhãn. Trong luận chẳng nói pháp tu Nhục nhãn. Nếu muốn so với thí đèn sáng, v.v… nhân ở dưới. Bồ-tát lại gia thêm từ tâm phục hoặc, cho nên chỗ thấy rộng dần, cho đến Đại thiên. Cũng có khả năng thấy được sắc nhỏ trở xuống là nói Thiên nhãn. Như các bụi gọi là sắc nhỏ. Thiên nhãn các trời dưới chẳng thể thấy trên. Phạm vương chẳng thấy hơn Đại thiên. Phật thấy hơn đây gọi là Thiên nhãn của Phật. Đại Phẩm chép: Phật bảo Tu-bồ-đề rằng Thiên nhãn của Phật thấy ở Ni-tra, cũng thấy Hằng sa thế giới ở mười phương, chết đây sanh kia và các thiện ác, v.v… Luận tướng không tức như Na-luật duyên cũng là việc ấy. Nói hơn cõi trời là các vị trời quả báo được cao tột như Phạm Vương, nay thấy mười phương còn hơn Na-luật huống chi là Phạm Vương. Cho nên Tịnh Danh chính là chê Na-luật, chê bai Phạm vương. Đạt thô tế sắc trở xuống là nói mắt tuệ. Nói như chỗ thấy của Nhị thừa, lại y cứ thứ lớp một lượt mà nói. Cứ lý thì cũng phải nói hơn Nhị thừa, Nhị thừa chỉ thấy các sắc không thô tế trong Đại thiên mà Phật thấy. Pháp giới giả trung (trong giả) đều không. Đại Phẩm chép: Thế nào gọi là Đại Bồ-tát tuệ nhãn thanh tịnh? Phật bảo Xá-lợi-phất: Mắt tuệ Bồ-tát không nghĩ gì về hữu vi vô vi, thế xuất thế, lậu vô lậu tất cả tri kiến. Luận chép: Nhục nhãn thấy chẳng xa, cho nên tu thiên nhãn. Thiên nhãn dối gạt nên cầu tuệ nhãn. Luận Văn đã chép: Tất cả tri kiến (thấy biết) cho nên hơn Nhị thừa. Tướng tu là sao? Có người chép: Chính là chánh kiến trong tám chánh đạo, vì thấy được năm ấm trái ngược. Có người nói năng duyên với Niết-bàn. Có người chép: Ba môn giải thoát tương ưng với tuệ có công năng mở cửa Niết-bàn. Có người chép: quán sát thật tế đều biết thông suốt. Có người chép: Định tâm biết các tướng. Có người nói không phải. Có người nói chính là mười tám không. Có người nói chính là thế, xuất thế. Đó gọi là tướng tu mắt tuệ. Lại có người nói ngôn hạnh ở Trung đạo. Hỏi: Nhị thừa cũng có Mắt tuệ, sao chẳng nói không pháp nào chẳng thấy. Đáp: Nhị thừa chỉ thấy tướng chung lại có hạn lượng. Phật thấy vô lượng không có bến bờ. Phật và Nhị thừa đã hai tướng khác nhau, nghiệm mà biết hai nhân tu pháp đều khác. Cho nên trong văn chỗ có các giải thích chẳng ngoài hư không, không thuộc Nhị thừa, Trung thuộc Phật. Di Hiền tu phát hai nghĩa khác nhau. Như ba giải thích đầu và ba giải thích thứ năm dưới là tướng tu cùng Nhị thừa. Vẫn là Thông giáo y tức không tuệ. Nếu ba tạng Nhị thừa phần nhiều nương căn bản, khác với đây. Giải thích thứ tư ở trước và giải thích ở sau cũng tức là Viên tu. Viên tu thật tế thời sau phát được mới gọi mắt tuệ. Cho nên cũng phải nói hơn Nhị thừa, chiếu đạt giả danh chẳng lầm gọi là pháp nhãn. Chỉ nói như chỗ thấy của Bồ-tát. Chính là như chỗ thấy của hạnh hướng trong Biệt Bồ-tát. Cũng nhờ thứ lớp nên gọi là giả danh. Giả danh tức là pháp mười sáu môn. Y cứ lý cũng phải nói là hơn Bồ-tát nhậm vận chân hóa rốt ráo thuốc bịnh, gọi là pháp nhãn của Phật. Đại Phẩm nói: Thế nào gọi là pháp nhãn của Đại Bồ-tát? Phật bảo Xá-lợi-phất: Người có pháp nhãn là tùy tín tùy pháp ba không năm căn, nghiệp này quả này thọ thân ấy mà sanh chỗ đó, Bồ-tát đó: Thối, bất thối, được thọ ký chẳng được thọ ký, v.v… đều phải biết rõ. Luận nói: Khi Đại Bồ-tát khi mới phát tâm tuy được Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn, v.v… để thấy chúng sanh các thứ khác nhau, vì sao có thể được thật pháp như thế, cho nên cầu pháp nhãn dẫn dắt khiến vào. Cho nên gọi là pháp nhãn. Lại pháp nhãn có hai: Một là phân biệt Nhị thừa; hai là phân biệt Bồ-tát. Phân biệt Nhị thừa chỗ nào cũng có văn. Phân biệt Bồ-tát chính là văn này. Rộng nêu tất cả hành tướng nhân quả, tất cả các môn phương tiện, khiến chúng sanh vào đó gọi là pháp nhãn. Đã nói tất cả nhân quả, lại nói phân biệt Bồ-tát. Cho nên phải biết cũng hơn Bồ-tát. Đối với các pháp trở xuống Mắt Phật chỉ nói thấy pháp thật tướng, từ Thắng làm tên. Đại Phẩm chép: Thế nào là Mắt Phật. Phật bảo Xá-lợi-phất: khi Đại Bồ-tát cầu Phật đạo, vào Tam-muội Kim cương được trí Nhất thiết chủng thành tựu năng lực, vô sở úy, mười tám bất cộng, biết tất cả pháp, v.v… Đó gọi là Đại Bồ-tát được Bồ-đề, được Phật nhãn tịnh tướng. Luận rằng có người chép: Bồ-tát Thập trụ được
Phật nhãn, không khác với Phật. Như Biến Cát Văn-thù có đủ công đức Phật mà chẳng làm Phật, rộng độ chúng sanh, cho nên sanh nghi. Vì thế nói Mắt Phật thấy khắp mười phương. Bồ-tát ấy đối với các Bồ-tát khác gọi là Đại, đối Phật cũng chẳng biết khắp nghe khắp, v.v… Hỏi: Nhãn phải nói là thấy, sao nói là nghe? Đáp: Chúng sanh trí tuệ từ sáu tình mà vào nên biết sáu trần người gọi Mắt Phật có chỗ chẳng nghe. Nhưng các kinh luận đều nói Phật và Bồ-tát đều được năm nhãn, cho nên biết đều làm chẳng phải mở mắt. Cho nên trong văn nay tuy nói Phật có lý luận chúng sanh tất cả đầy đủ. Vì sao? Vì nhãn trí đã dùng chỉ quán làm nhân. Chỉ quán viên dung nhãn trí cũng như thế. Luận muốn nói khắp, cho nên luận rõ cạn sâu khác nhau. Cho nên kinh nói trở xuống là dẫn thỉnh Quan Âm để chứng Kim cương. Phật Bồ-đề đầy quyền thật trí đủ. Vì hai trí này mà được sanh ba hữu Bồ-đề Phật từ. Lại nói cha mẹ mà riêng khen trở xuống là ý Mắt Phật. Cho nên luận quyển bốn mươi lam phân biệt rằng: Phật thấy tất cả không phải là mắt tuệ, vì sao nói tuệ nhãn là thấy? Đáp: Mắt tuệ khi thành đồi tên là Mắt Phật, cho đến bốn nhãn mất tên cũ, như sông vào biển mất tên sông cũ. Vì sao? Vì nhục nhãn thiên nhãn là nhân duyên hữu lậu, tuệ nhãn, pháp nhãn là tập khí chưa hết cho nên bỏ vị cũ mà vào Mắt Phật. Đây vẫn mượn ở chỗ bỏ thô mà nói. Phật trí trở xuống là giải thích một tâm ba trí, cho nên biết trở xuống là kết lý do được tên. Cảnh và đế trở xuống là nói chỉ quán chẳng hai, trước dùng hai mắt phải trái làm thí dụ, đế và cảnh cũng như một vật mà được hai tên phải trái khác nhau. Một người ở phía trái của vật thì gọi vật là phải, người ở phía phải của vật thì gọi vật là trái, do chỗ người đứng mà phải trái sanh, mà một vật này vốn chưa hề khác. Đế cảnh cũng như thế, đối với chỉ thì gọi là đế, đối với quyển thì gọi là cảnh. Hai pháp nhãn, trí để dụ cho mắt (nhãn mục), chỉ là một vật mà lập hai tên. Nhãn thấy trí biệt cũng giống như thế. Chỉ là một pháp tuy từ hai pháp chỉ quán mà được tên. Viên đốn chỉ quán xưa nay chẳng hai, cho nên chỗ thành Nhãn trí một thể chẳng khác. Cho nên tri kiến (thấy biết) chỉ từ đương thể mà lập hai tên cũng như mắt. Đế cảnh tuy từ chỗ đối mà lập hai thứ, thì thành chỗ đối thể cũng không khác, đến nỗi khiến năng đối và Đế Cảnh chẳng khác. Nay đem trở xuống là lập khác để hiển bày thể, thể vốn chẳng hai, tạm mượn tên khác mà hiển thể không hai. Vì sao? Vì đế cảnh nhẫn trí thể tuy không hai, nhưng trí do quán mà thành. Quán vốn đối cảnh. Nay lại đem cảnh để hiển trí giúp quán dễ sáng, quán sáng tức trí thành, trí thành tức thể hiển. Nhãn do chỉ thành, chỉ vốn đối đế, nay lại đem đế để chỉ nhãn, khiến chỉ có thể hiểu, chỉ giải tức Nhãn khai, Nhãn khai tức thể hiển. Tuy mượn nhân hiển pháp mà chẳng phân chia. Cho nên nói tuy làm ba nói mà thật là một pháp. Dùng đây trở xuống là kết. Dùng năng hiển chánh dùng như hướng một pháp Nhãn trí mà hiển thể chỉ quán viên đốn. Như thế trở xuống là kết về pháp truyền của thầy trò. Kết các văn trên qui về chánh hạnh. Chánh hạnh có đậy là phát xuất từ bản sư. Nói thật không phải đọc kinh, an trí, v.v…, như quán không – giả – trung, trước nói thứ lớp sau chẳng thứ lớp, dẫn các kinh Đại thừa chứng thành môn hộ. Cho đến chỉ quán là nhân, nhãn trí là quả, tức một mà ba tức ma mà một. Các tướng như thế há do văn kinh mà an bày ư? Chỉ tránh chê bai nghi ngờ may phải dẫn chứng. Việc ngoài ý nên nói là may.
Ba là nói cảnh giới, chỉ là giáo tướng Nhãn trí hiển bày ra. Trước đã nói giáo tướng Nhãn trí hiển đủ điều nói chỗ biết điều thấy, không cần nói một khoa ra đây. Người độn căn tuy nói hai trước cũng còn chẳng hiểu, lại khoa này trình bày lại sở hiển. Cho nên biết đây là thân nói sở hiển. Nay trước nói ý đến chẳng nói giáo tướng mà chỉ nói Nhãn trí, là giáo tướng tuy đồng với năng hiển, nhưng giáo nhìn ở hạnh thì hạnh thân mà giáo sơ, nói theo thân, cho nên chỉ nói Nhãn trí. Chung mà nói thì đều có khả năng hiển thể. Phàm nói hạnh trở xuống là nhắc lại hai chương trước để nói ý đến. Tín hạnh nhắc lại giáo tướng, trước phải ở giáo tướng tên còn nghe nhiều (còn gọi học rộng). Viên diệu tức là Diệu cảnh giới nay. Pháp hạnh nhắc lại Nhãn trí trước phải ở định tuệ gọi là tông sâu quán chánh cảnh cũng là Diệu cảnh giới nay. Mượn văn trau chuốt câu nên lập hai tên, chính là hai thứ trước mà nói cảnh sở thủ, cho nên lại luận, kinh nói trở xuống là chánh nói ý cảnh. Việc gì phải có cảnh? Là khiến tự hành biết ba nhãn và đến ba trí các chỗ thấy biết. Biết chỗ thấy biết thì đến được y giáo tướng tu, nhờ chỉ quán mà được quả Nhãn trí. Cho nên phải nói cảnh giới. Nếu vì trở xuống là ý hóa tha, cho nên phải nói cảnh. Nếu chẳng nói cảnh thì lấy gì làm gốc nói pháp.
Gốc tức là cảnh. Tuy có cảnh gốc cũng phải tùy tình, cho nên nêu ba thứ tùy tình, tùy trí, v.v…, khiến người hóa vật y theo cảnh mà nói. Nói ở diệu cảnh là ý ở đây. Trước là ý của Đại sư, kế là ý của Chương An. Trước nêu văn, kế giải thích. Trước thí dụ người nghe là chấp môn mê giáo. Trong đây có bốn thí dụ là dụ trước chấp mê danh, văn kinh vốn dụ ngoại kế tà thường, các kinh trích dẫn đều đồng ý kinh. Văn này mượn dùng ý ấy hơi khác. tuy khác văn ấy lý cũng không mất ý nghĩa chẳng y lời cho nên đổi mà dùng. Là sao? Bối thinh tuy dối, bối thể là thật, nên dụ cho hữu môn. Cây lúa mềm yếu có thể dụ cho không môn, tuyết có mà không thật có nên có thể dụ cho vừa không vừa có. Hạc bay trên hư không mà chẳng ở trên hư không, có thể dụ cho chẳng phải không chẳng phải có. Phàm tình trở xuống là hợp. Lại có ba, trước là nói Đại bi làm thuyết. Kế tuy nghe trở xuống là nói phàm tình đều chấp. Ba là các v.v… là kết lỗi. Phàm phu đều chấp môn năng thông, mê ở chỗ đến nên chẳng thể thấy thường lạc ngã tịnh là mầu sữa thật. Đây thì lại y vào Đại Kinh. Như các ngoại đạo chấp thường lạc, v.v… các lỗi môn năng thông, cho nên lại có lỗi lý sở thông. Cho nên thường đồ trở xuống là người nói mê giáo. Trước nói Sư phàm mê giáo, hạng người chấp giáo chẳng phải một. Như Lương Chiêu Minh viết lời tựa nói các sư nói nghĩa hai đế có hai mươi ba người đều giải thích không đồng. Ở Quảng Hoằng Minh Tập đều, chẳng đạt tùy tình đều trái với ý chỉ của Phật. Cho nên biết chỉ là phó tình tên khác, hai đế chẳng khác, vì thế chẳng thể đều chấp mất phương tiện Phật, đều chấp tên khác mà mất một lý phải hiểu một lý mà được các tên. Như trong Bà-sa có nói Thế đế và nghĩa dế đệ nhất. Tuy tên đồng Đại thừa mà nghĩa trọn qui về Tiểu, huống Đại Tiểu Thừa Đế đều có phó tình. Cho nên biết hai mươi ba nhà còn muội văn tùy tình, huống chi rất dễ hiểu Tình trí v.v… ư? Tuy uống cam lộ, v.v… Thuyết Văn chép: Chưa đến hai mươi tuổi mà chết gọi là thương (chết non). Lễ nói mười chín tuổi trở xuống mà chết gọi là Trưởng thương, mười lăm tuổi trở xuống gọi là Trung thương, mười một trở xuống gọi là Hạ thương, bảy tuổi trở xuống gọi là Vô phục thương. Cho nên gọi thương để nói sớm yểu. Yểu là trung tử. Cam lộ là thuốc bất tử của các vị trời. Cho nên dụ thường trụ như thuốc bất tử. Tuy đều chấp tên hai đế cam lộ là chân thường trụ tuệ mạng ý chỉ Phật. Kinh khen trở xuống là nói nhân xưa của hai thánh để nghiêm thuyết bất liễu tùy tình. Kinh Diệu Thắng định nói: Phật bảo A-nan rằng: xưa Ta là người học rộng cùng Văn-thù-sư-lợi tranh luận nghĩa hai đế, chết rồi đọa vào ba đường. Văn nói Di-lặc sợ lầm. Cho nên chỗ Huyền văn dẫn tức như kinh ấy. Tranh luận hai đế mà phải trải qua vô lượng kiếp nuốt hoàn sắt nóng. Từ địa ngục ra thì gặp Phật Ca-diếp giải thích cho ta nghe, hai đế có không. Phật Ca-diếp chép: Tất cả các pháp đều không có tánh nhất định, ông nói có không là nghĩa chẳng đúng. Tất cả muôn pháp thảy đều vắng lặng. Hai đế này vừa có vừa không, ông chỉ biết văn mà không hiểu nghĩa, ông đối nghĩa ấy như câm như điếc, làm sao hiểu được nghĩa sâu xa này. Ta nghe rồi liền vào thiền định liền thấy muôn pháp đều vắng lặng. Cho nên biết chẳng thấy lý vắng lặng đều chấp ở văn tùy tình còn đọa vào ba đường làm sao thấy đế được? Nếu nay được xếp ý tùy tình, các giải thích diệu dụng. Đời nay trở xuống là nói đời gần đây phàm phu chẳng hiểu tùy tình. Như thế trở xuống là kết như văn. Nếu biết trở xuống là thức giả đạt giáo (người biết hiểu giáo), biết Phật phó duyên chẳng mê thuyết lạ. Tùy tình trí trở xuống là giải thích trí tùy tình. Trước chánh lập một tình một trí cùng làm ba đế, nên gọi là Tình trí. Nói chẳng được một chỗ nói ba, là viên tu tuy tức, trước sau đều ba. Đã y cứ tình trì để nói ba đế, phải y cứ các vị nhìn nhau mà nói. Kế như tương tự trở xuống y cứ vị để xếp. Cho nên phân ra chân tục để thuộc ở tình vị ở sáu căn, nhượng ở Trung đạo để thuộc về vị trí ở Sơ trụ. Thì Thất Tín trở xuống là thuộc Chân, Bát Tín trở lên là thuộc tục. Ấy thì Sơ trụ trở lên Trung đạo cũng có đồng thể chân tục, sáu căn thanh tịnh cũng có tương tự Trung đạo. Cho nên sau Chương An làm cho lấy mà giải thích, tức là sáu căn đoạt tương tự Trung đạo, và tương tự chân tục. Tùy trí trở xuống là kế nói ba đế trong Tùy trí. Trước y cứ vị mà xếp đều thuộc chỗ chứng của Thánh cho nên từ Sơ trụ trở lên vẫn thuộc phần đắc. Phải biết đối tình, tình chẳng phải chẳng được tương tự ba đế. Chỉ đoạt Trung đạo mà suy cùng Sơ trụ. Không phải chỉ, v.v… là so sánh. Tùy trí ba đế chỉ ở tâm Thánh như trong phẩm không thể nghĩ bàn của Tịnh Danh, đây đều là Bồ-tát Tục không thể nghĩ bàn. Há là sở năng văn kiến hạ địa (chẳng thấy nghe của bậc thấp). Tục đã như thế thì chân cũng như thế. Bồ-tát Sơ trụ chỗ không có sắc thinh, cho nên phàm tiểu không thể thấy nghe. Ba đế trở xuống là khen giải thích ba đế. Từ Thắng mà nói cho nên chỉ nói cùng chẳng sai. Năng phi tức trung, sở phi tức hai, chẳng hai mà hai xem là năng sở. Trong thứ mười chín giải thích mười sự công đức. Trước nói chẳng cho Nhị thừa cùng chung, người nghe không thể nghĩ bàn rất kinh lạ. Cho đến không có tướng mạo thế gian cũng không có. Nay văn nghĩa nói trăm phi bốn câu. Văn kinh chánh khen Sơ địa trở lên chánh đồng Sơ trụ. Cho nên dẫn chứng tùy trí ba đế. Chương an giải thích đây nói rằng: Nghe sâu không đáy nên kinh nghe rộng không bờ nên lạ. Tánh chẳng tự hiển, nên chẳng phải trong, tánh chẳng tha hiển nên chẳng phải ngoài. Trong ngoài đây chung với nội ngoại giới. Chúng sanh tức như thế nên chẳng phải khó. Bảy phương tiện chẳng lường nên chẳng phải dễ. Chẳng phải sắc pháp nên chẳng phải tướng, chẳng phải tâm pháp nên chẳng phải không phải tướng, lại chẳng phải giới như cho nên chẳng phải tướng, chẳng phải lìa giới như cho nên chẳng phải không phải tướng. Chẳng phải ba đời cho nên chẳng phải thế pháp, không bên không giữa nên không tướng mạo, dứt bốn lìa trăm cho nên thế gian không có. Các chẳng phải đều trái cho nên nói chung là trăm, câu ấy đều mất nên lược là bốn. Bốn nhiếp các bốn nên lại nói bốn. Hỏi: Chương An giải thích câu chẳng giống cùng chẳng sai, sao làm chứng được? Đáp: Chánh nói Trung đạo chẳng phải hai bên. Vì Bát-nhã sâu, vì giải thoát rộng hai đức tức là hai đế chân, tục. Tự là nội chiếu, tha là tùy duyên. Đây cũng là chân tục khác tên mà thôi, chúng sanh tức là nói theo lý, phương tiện chẳng lường là y cứ sự mà nói. Sự lý cũng là chân tục khác tên. Sắc của trăm cõi, tâm của một niệm cũng là chân tục. Hai câu dưới lại làm phức sơ ba đế mà nói. Chỉ Phật trở xuống là dẫn Pháp Hoa cũng chứng tùy trí. Trước y cứ Sơ trụ nay chỉ ở Phật. Chỉ Phật tức là Thích-ca. Cùng Phật tức là mười phương ba đời, tuy có trước sau mà đồng thấy ba đế. Chẳng thể trở xuống là bác bỏ đoạt. Có pháp thí hợp. Trong Sơ trụ một là pháp tánh, ba là ba đế còn không phải sáu căn chưa lường biết được, huống chi là thế tình đồ tưởng rất dễ hiểu được sắc sửa Chân thiệu diệu của ba đế. Năm nhãn mở rộng mới thấy đế cảnh. Ấy là tương tự cũng thuộc mù, vì trong chướng vô minh chưa phá. Nếu y theo Pháp Hoa, phải y cứ ba giáo mà nói người chẳng biết. Như thế trở xuống là kết như văn. Nay lại trở xuống là dẫn hai đế trong kinh mà giải thích thành nghĩa ba đế văn nay. Văn trước lược bày hai đế để hiển ba đế. Hai khai hợp với ba giáo môn, cho nên được dùng hai dụng để hiển ba hai đã có hai, ba há không ba? Trước ba đế thô luận mà chép kỹ, nay y cứ hai đế làm rõ tướng trạng. Nghi giả trở xuống là giải thích nghi. Trước lập nghi rằng: Các Phật chỉ y hai đế mà nói pháp nên có ba phen. Làm sao được ví dụ khiến nói ba đế cũng có ba phen. Nay cũng ví dụ trở xuống là giải thích. Hoặc hai hoặc ba chỉ là khai hợp. Trước nói hai đế nghĩa đã gồm ba. Nay trong nói riêng ví dụ ở hai đế cũng làm ba, nghĩa là thường thích
Trung đạo. Đại luận quyển năm nói: Hỏi: Phật vì sao sanh ở cõi trời Đâu-suất. Đáp: Phật thường ở Trung, trời Đâu-suất kia ở trong sáu tầng trời cõi dục và Phạm thiên. Từ tầng trời ấy trở xuống là sanh ở giữa nước. Giữa ngày giáng thần, nửa đêm vượt thành khi được bình đẳng cũng chứng Trung đạo, vì người nói Trung, nửa đêm nhập diệt. Đại Phẩm cũng chép: Một sắc một hương đều là Trung đạo. Trung này thêm trước lại thành ba phen. Vì sao? Giữa trời, giữa nước, giữa đêm, giữa ngày đều là tùy tha, hành trung, nói trung là tùy tự tha. Nửa đêm nhập diệt và được Trung đạo tức là tùy tự. Lại các Trung này đều là tùy tha. Tự chứng minh tịch gọi là tùy tự, tự tha đối nhau gọi là tự tha. Lại mỗi pháp trở xuống là lại y cứ ba thứ như tùy tình, v.v… mà nói tướng bốn tất. Nếu không có bốn tất thì lấy gì để hiểu tự hành hóa tha. Trước tùy tình rộng, còn hai văn kia lược. Văn đầu, trước là giáo, kế là quán, tức hai hạnh tín pháp. Văn đầu từ hoan hỷ cho đến phát triệt, phải tế y cứ ba đế mà lập mười lực bốn tất. Chớ để lộn lạo chẳng thể ghi (nhớ) đủ. Cho đến quán tâm trở xuống là y cứ quán. Văn lược ba trước nên nói cho đến. Y cứ nghĩa bậc nhất nói tướng bà đế. Tác dụng như thế, v.v… là nói giáo quán hai thứ tướng được lợi ích. Nói phải ở một, chẳng ở hai, v.v… là một là trong ba tùy một, hai là trong ba tùy hai. Theo lời cho tiện nên chẳng nói chân. Đến khi nhìn nhau được lợi ích khác nhau. phải làm bảy câu, nghĩa là phải ở tục chẳng ở chân, trung phải ở chân, chẳng ở trung tục, phải ở trung chẳng ở chân tục. Đây là phải ở một mà chẳng ở hai để thành ba câu, phải ở hai chẳng ở một cũng là ba câu phải ở đủ ba để làm một cú. Mỗi câu đều trung, ba đế đều như thế. Trong văn nêu chung đớn ích, phức ích hai thứ ba cách, họp ba một câu văn lược chẳng luận, đều y cứ sơ môn được lợi ích khác nhau. Bảy câu như thế đều y theo viên. Phải lạc đã khác phó cơ đều khác. Phật nói sanh pháp v.v… là phức giải thích văn tên về tướng khác nhau. Sanh tức là hai đế, Vô sanh tức là trung. Đây lại mượn Trung đạo là một, hai đế là hai. Các thứ khác có hai cái hai hai cái một và có ba, theo lời vừa nói. nếu làm hai đế thì sanh tức là tục, Vô sanh là chân. Nếu thực hành bốn đế thì sanh là ba đế, Vô sanh là diệt, tất cả các pháp so nói này rất dễ hiểu. Tùy được lợi ích vị gọi là được độ. Hỏi: Phật nói sanh pháp, đối với pháp Vô sanh mà được độ, chính là chúng sanh tự độ, có liên quan gì đến Phật? Đáp: Chính do nói sanh mà ngộ pháp Vô sanh chính là giám cơ biết nhân nói sanh mà ngộ Vô sanh thì công ở Phật, sao gọi là tự độ y cứ nghĩa bậc nhất nên được độ. Nếu y cứ ba tất cũng có thể nói rằng: Phật nói sanh pháp ở pháp Vô sanh mà sanh vui mừng, sanh thiện phá ác. Cho nên Pháp Hoa trở xuống là dẫn chứng bốn tất. Trong mỗi tất đều nói các thứ, là trong mỗi tất-đàn có đủ vô lượng. Nay y cứ tu quán lại dùng ba đế hai đế gọi là các thứ. Nếu nói ý kinh tám giáo bốn vị mới gọi là các thứ. Vì sao như thế trở xuống là giải thích kinh, trước đối bốn tất, kế vì sao tánh thuộc sanh thiện, v.v… là trong phân biệt lại ngăn cách hai tất. Văn trước là hỏi. Ý hỏi rằng: Tánh và hạnh đều chung thiện ác. Vì sao đối kinh thì tánh thuộc về người, hạnh thuộc về đối trị? Nếu thông luận trở xuống là đáp. Tánh là chẳng đổi, thiện xưa chẳng đổi, từ xưa đến nay có nghĩa năng sanh. Nay sanh thiện ấy nên thuộc về sanh thiện. Hạnh nghĩa là làm lành làm ác, nay dứt ác ấy nên thuộc về đối trị. Nói thông luận là làm thông giải, giải thích thông suốt Tánh tuy ở xưa nhưng ở nay cũng thành có minh có hiển. Thân miệng hiện làm là hiển, ngầm chứa ở tâm là minh hạnh tuy hiện tại minh hiển cũng như thế. Nay từ bốn tất nghĩa tiện cho nên theo riêng bỏ chung. Vì người sanh thiện là tìm phục, còn đối trị là trị ác đã hiện bày, nếu hiểu thiện đã sanh còn minh ác chưa khởi thì chẳng phải văn này. Bậc Thánh tùy tình mà đâu vật, như Phật chưa ra đời trở xuống là y cứ Phật Hóa Nghi để lệ cho tướng tánh thiện mà hành ác, ba thừa thiện căn ngầm chứa chẳng hiện, Phật giúp sanh nên gọi là sanh thiện. Phàm phu ngoại đạo hạnh ác lộ bày, Phật bèn đối trị nên gọi là trị ác. Các thứ ức tưởng là Đệ nhất nghĩa, là lại giải thích Đệ nhất nghĩa. Chưa thấy lý đến đều là ức tưởng. Nếu gặp Phật pháp tưởng đều thành tuệ. Trong ba đảo, tưởng đảo ở giữa. Vì trừ diệt chánh nên tâm thấy chánh. Đây là y cứ Đệ nhất nghĩa mà giải thích ba đế. Như bốn tất này đều tùy tình. Hai thứ kia thì lệ theo cũng rất dễ hiểu. Thế thì ba, bốn trở xuống là lấy hợp số này mà trách kia chấp nhầm, khuyên khiến thuận giáo bỏ mạn dứt tranh cãi. Nghiên tâm tu quán, quán thành thì thấy đế, có khả năng bày lời quyết định mà nói. Như mây tan, v.v… ba hoặc chướng dứt tên, hiển tức thấy trung, dưới sáng thấy hai đế. Sư Tử Hống, Đại Kinh nói Sư Tử Hống gọi là quyết định nói, nói các chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh tức Trung đạo. Tư vị trở xuống là Chương An giải thích riêng. Tư là chẳng công. Đã chẳng phải Đại sư nói với chúng, lại không phải thân đối Đại sư mà ấn thuật nên gọi là riêng. Nếu luận hai đế chứng tuy ở Thánh, vốn dạy phàm phu, tuy dạy phàm phu mà thật chưa chứng đắc. Nói chứng thì đoạt, phàm phu không có phần, cho nên nói đều đoạt. Luận giáo thì cho là phàm phu đều được. Nếu ở bên phàm đoạt chân mà cùng với tục cho nên nói nữa cho nửa đoạt).