SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 3

PHẦN 4

– Hai là tất cả thiền, trong đó có hai: Một là thế gian, hai là xuất thế gian. Thế và xuất thế có ba tên: Một là Hiện pháp lạc, hai là Xuất sanh Tam-muội công đức, ba là Lợi ích chúng sanh. – Ba là cái khó của thiền có ba: Một là bỏ thiền mà sanh cõi Dục là khó; hai là đủ tất cả công đức hơn Nhị thừa là khó; ba là y thiền mà được Bồ-đề là khó. -Bốn là tất cả các môn có bốn tức là bốn thiền, Năm là Thiện nhân thiền có năm, tức là bốn vô lượng và bất vị ở trước (không mê chấp vị). – Sáu là tất cả hạnh thiền có mười ba v.v… – Bảy là trừ não thiền, có tám. – Tám là thiền đời này đời kết quả, có chín. – Chín là ly kiến thiền có mười, một trăm lẻ tám Tam-muội Lăng-nghiêm đứng đầu, tên lấy từ Đại phẩm Đại luận giải thích rộng. Mười tám không quyển năm giải thích rộng. Mười dụ, kệ nói huyễn, diệm, trăng, không, tiếng vang, thành, mộng, ảnh, tượng, hóa có lược giải ở sau. Và năm trăm Đà-la-ni, Văn Trì đứng đầu, tên ở Đại phẩm, Đại luận cũng giải. Ở đây nhiếp tất cả vị, trong ý đến trước nói vô vị. Muốn nói về có trước phải nói không. Phàm kế vị là xuất từ tâm Thánh, tâm Thánh vốn vắng lặng, vị kế sao bày. Đậu vật căn duyên thềm bậc đồng khác. Tự không phải tuyệt vị cực Thánh đâu thể xếp ở các thứ sau. Cho nên trước nói lý vô vị, kế mới y cứ sự mà nói các vị. Lại vô cớ y cứ chân có tức nhờ tục. Chân tục chẳng hai nên trước nói chân. Cho nên Lăng-già quyển bốn Phật nói phẩm tâm rằng trong nghĩa bậc nhất không có thứ lớp. Văn nay từ nghĩa nên nói vắng lặng chân như. Lại trong kệ văn ở dưới nói: Mười địa là mười, Sơ địa là tám, thứ tám thì là bảy, bảy cũng lại là tám, thứ hai là thứ ba, thứ tư là thứ năm, thứ ba là thứ sáu, không có thứ nào chỉ là kinh văn bốn quyển. Các thứ khác đã dẫn đều là văn quyển bảy. Kinh nói vô vị chỉ một văn này. Trên dưới văn đều y theo thứ vị. Nhưng nói nhiều về Thông Biệt mà ít nói Tạng Viên. Nếu nói Trí Hạnh thì chung đủ bốn giáo. Lấy bộ Phương Đẳng mà chê nhiều Tam Tạng, vị nghĩa lại ít. Phải biết Lăng-già y cứ vào viên lý mà nói vô thứ vị, y cứ sự chẳng phải không. Dẫu nói viên sự nhiều là giới ngoại pháp môn tương tức. Cho nên trong kinh Viên Vị lại ít, riêng trong tựa kinh ấy Thế tôn thọ thỉnh khi vào thành Lăng-già đã dùng thần lực làm vô lượng núi báu, núi đều có Phật, trước mỗi Phật đều có La-sát và chúng hội, mười phương cõi nước đều hiện trong đó. Đây hợp với Tịnh Danh, bởi hiện biến nào có khác, còn chưa kịp thỉnh Bát-nhã mười phương, đều gọi là Thích-đề-hoàn-nhân. Nói thêm đều gọi Thiện Hiện Thân tử xét biết bộ Phương Đẳng ấy nói. Thứ vị đã thế, pháp tướng cũng phải đủ bốn, cũng thiếu ba tạng, ý như vừa nói tức như La-sát Vương bổn cung tư Phật. Phật nói các pháp huyễn hóa tức là Thông giáo, phát được gốc lành lìa tâm ý thức, vào Như-lai-tạng tức là Biệt viên. Nếu theo ý này thì ví dụ kia sẽ biết. Riêng văn của tựa nêu Viên còn thiếu. Xét biết chính nói nghĩa viên không nhiều. Cho nên trong phần Chánh tông, Đại Tuệ hỏi rằng: Tịnh tất cả chúng sanh tự tâm hiện lưu là tiệm hay đốn? Phật nói đó là tiệm chẳng phải đốn. Văn dưới tuy nói Phật tịnh chúng tâm hiện lưu là đốn hiện tất cả. Đây là nói tiệm cực thì nói là đốn, tức riêng vị Diệu giác mà thôi huống chi văn lập năm thứ chủng tánh, nghĩa là Phật, Bồ-tát, Thanh Văn Bất Định Vô tánh, vì chưa khai quyền các tánh còn cách, đâu đồng Pháp Hoa bại chủng được thọ ký, huống chi năm pháp và ba tự tánh tám thức hai vô ngã hoàn toàn là nghĩa riêng, đâu được chấp một lời không có thứ vị ư? Lại Đại thừa trở xuống là nói có thứ vị, vừa nói vô vị cũng là Đại thừa. Nay lại nói có, nên nói lại. Bởi vì trở xuống là hòa hội có không. Như trước đã nói chưa chứng vô vị không thể nói vị. Lại ngại người ngu chấp riêng vô vị. Cho nên kết rằng thứ vị hiềm gì. Nếu chiết trở xuống là chánh nói thứ vị các giáo. Trước ba tạng nói bảy hiền bảy thánh, bảy hiền tức là bảy phương tiện, bảy thánh tức là tính hạnh pháp hạnh, Tín giải kiến đắc thân chứng thời giải thoát bất thời giải thoát, hai mươi bảy Hiền thánh, là khai sơ quả hướng làm ba tức là tín hạnh, pháp hạnh, vô tướng hạnh và sơ quả làm bốn, năm là quả hướng thứ hai, sáu là quả thứ hai, bảy là quả hướng thứ ba, tám là quả thứ ba. Trong quả này lại khai làm mười một tức là Trung sanh, Hành bất hành, Lạc định lạc tuệ, Chuyển thế hiện, Tín giải kiến đắc thân chứng và bảy thứ trước là học nhân mười tám, khai vô học là chín, tức là Thối hộ, Trụ tư, Tử bất thối, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát bất hoại pháp. Câu-xá nói: Thế tôn nói học nhân mười tám tức là bốn hướng ba quả Tín pháp hạnh, Tín giải kiến đắc nhà nhà một gian năm hàm tức là Trung sanh, Hạnh bất hạnh thượng lưu vô học chín, tức là Thối hộ, Tư trụ, Đạt bất động, Bất thối tuệ giải thoát Câu giải thoát, hai mươi bảy tên gọi này là ruộng phước. Hỏi: Duyên gì tự chứng chẳng nằm trong số ấy. Đáp: ba học Vô lậu là nhân của bậc Thánh, Trạch diệt Niết-bàn và quả của bậc Thánh, Diệt định hữu lậu không phải y nhân nên không dự vào số ấy. Muốn hiểu rõ xin tìm Bổn luận. Trung A-hàm quyển bốn mươi, Trưởng giả hỏi Phật: Ruộng phước có bao nhiêu? Pháp đáp đồng với Câu-xá. Hai môn kia đều có luận, cũng phải có vị. Nay thiếu chẳng nói ba thừa cộng vị như sau trong thứ vị mà nói. Trong Thông giáo đã không có bốn môn luận bộ khác nhau. Cho nên chỉ y kinh mà nêu cộng mười địa. Kế là biệt vị, cũng như Lănggià Bồ-tát Sơ địa là pháp thêm vào, trăm ngàn muôn kiếp tu tập các gốc lành dần vào các địa đế, địa Pháp Vân ngồi hoa sen lớn. Nay văn chánh dùng Anh Lạc nêu các vị bất đắc ý thành ba mươi tâm v.v… sự chẳng được rồi lập bày giáo đạo, quyền tiếp vật cơ, chẳng phải bổn ý của Phật. Ý ở Sơ địa Trung đạo thật tướng cũng ở Địa tiền phục hoặc, sáu cộng bảy bằng mười ba đều đồng Hoa Nghiêm bác bỏ là tà. Năm hành, đây là bắt đầu từ Huỳnh Đế cảm huyền nữ tinh tinh mà nói năm hành này. Bạch Hổ Thông nói: Hỏa là Dương tôn, thủy là Âm ty, cây là thiếu dương, kim là thiếu âm, thổ là đại bao, cho nên hai âm ba dương. Tôn phối với thiên, thủy là duy, nuôi dưỡng muôn vật. Cây là xúc, là xúc động muôn vật. Hỏa là hoa tức biến hóa muôn vật. Kim là cấm, tức cấm khởi đầu. Thổ là ói ra, là ngậm muôn vật. Cho nên muôn loại đều thuộc năm hành. Sáu giáp, giáp là đầu một giáp năm hành, một hành hai ngày, sáu giáp sáu mươi ngày. Trong một năm giáp trải sáu lần, hành ba mươi sáu lần. Bạch Hổ Thông nói: Giáp có mười can, thời có mười hai. Nói can là số, giáp là đầu muôn vật, như giáp chưa khai, ất là co lại. Như rồng cuộn chưa muốn ra. Bính là minh, tức là muôn vật sáng. Đinh là cương, mậu là thạnh, kỷ là khởi, canh là canh, tân là thỉ (bắt đầu). Nhâm là nhậm vận, quí là đô. Nói mười hai thời, tý là từ, sửu là sửu, dần là diễn, mẹo là mậu, thìn là chấn, tỵ là khởi, ngọ là trưởng, mùi là vị, thân là thân, dậu là thâu, tuất là diệt, hợi là hài. Can và thời này cũng gồm thâu tất cả cho nên nói. Cho đến thành nhuận độ số v.v… chẳng phải điều ở đây nói. Rộng như trong luật lịch. Âm dương là kinh Thái Huyền nói: Doanh đại công, sáng muôn vật gọi là Dương, sâu kín không thể lường gọi là âm. Dịch nói một âm một dương gọi là một Đạo. Âm dương chẳng lường gọi là Thần, tháng năm ngày giở v.v… cho đến năm hành, tám quái đều thuộc về âm dương. Cho nên pháp âm dương bày khắp thế gian, ý nghĩa bất tận. Bát quái là Chấn, đoái, ly, khảm, càn, khôn, cấn, tốn. Một quẻ có sáu hào, hào là biến đổi thích thời, lại hào là hiệu, tức là khí âm dương. Dịch nói: Quái một dùng tượng ba mươi có tám biến mà thành quái. Năm kinh, Bạch Hổ Thông nói: Khổng Tử gặp Chu Đạo Lăng Trì từ Vệ trở về Lỗ để định năm kinh mà làm đạo. Lễ Ký Kinh giải rằng: Ôn nhu đôn hậu là thi giáo, Sơ biết chung xa là thư giáo, Quảng bác dịch lương là (nhạc) giáo, Khiết tịnh tinh vi là Dịch giáo, Cung liễm khiêm kính là lễ giáo, thuộc từ tỷ sự là Xuân Thu giáo. Nay gọi Lễ Nhạc Thượng Thư Thi Dịch Xuân Thu. Có người gọi là truyện. Lễ có ba, tức là Chu Lễ, Nghi Lễ, Lễ Ký. Truyện có ba, tức là Công Dương, Cốc Lương, Tả Truyện, nên nói chín kinh. Tử là trăm nhà Hiền triết. Sử là Sử vắng lặng các nước, cho nên dùng bốn thứ để gồm nhiếp tất cả sách, tức là kinh Sử Tử Tập. Tập là các sao chép các bậc Hiền lương xưa nay, như loại Ngự Lãm. Nay vì lược biết Thế pháp đồng khác, chẳng phiền nêu rộng, ý ở biết chung đều từ tâm khởi. Vì sao trở xuống là nói giáo xuất thế hai luận khác nhau. Văn đầu có dụ có hợp, đủ như quyển một đã dẫn Hoa Nghiêm. Kế trong Không Kinh dụ gồm bảy giáo trong tám không bí mật, đủ như trước khai chương, sau phân biệt. Kế từ quán tâm nhân duyên, dưới đến bình đẳng với Như lai, tức là bốn giáo như Tạng v.v…. Kế lại quán tâm trở xuống là Đốn quán. Kế từ quán tâm nhân duyên đến kinh Thục Tô và Tiệm Quán. Pháp Hoa khác nhau các văn, chỉ là Hội tiệm qui đốn. Niết-bàn bốn người đều biết Phật tánh, cho nên bốn câu tức nhau. Nếu theo Đại kinh năm thời ý thì Hoa Nghiêm dụ cho sữa. Nay lại theo tiện liền dùng Hoa Nghiêm làm riêng một đốn. Trong tiệm vẫn còn bốn vị. Cho nên lấy ba tạng dụ cho vị sữa cộng thêm Bát-nhã như lạc, tuy không có bộ khác cùng văn Bát-nhã, bèn lấy Phương Đẳng Bát-nhã hoặc một hội một thời một chương. Nói riêng ý chung loại đó cũng nhiều. Lại nay luận quán lý nhiếp pháp gồm rộng. Cho nên từ dung ở Tiệm giáo mà nói Cộng Bátnhã. Nếu y cứ xếp giáo thì chẳng dùng văn này. Trong giáo Tiệm thứ đối Phương Đẳng Bát-nhã đều nói tức không v.v… là Năng nhiếp thể tức, Sở nhiếp chưa tức. Tuy còn chưa tức lại từ năng nói, nên đều nói tức. Kế nói Pháp Hoa Niết-bàn, là ý hiển Chỉ quán đều nhiếp khai hiển lượm nhặt giáo ý Niết-bàn, bốn giáo kinh này đều biết thường trụ nên bổn ý ở viên, quyền dụng ba giáo để làm Tô tức. Thật chẳng bảo quyền xem là rốt ráo. Ý vốn biết viên cho nên tức nhau. Nếu Thô tâm dứt thì lại nương vào đốn quán. Hỏi: Phương Đẳng cũng làm bốn câu tức nhau thì có gì khác với Niết-bàn? Đáp: Phương Đẳng chỉ Đại tiểu đối nhau, một thời cùng nghe bốn thứ chẳng lìa nhau, nghĩa đồng tức nhau, khác nhau Niết-bàn tức giải tức tu. Lại Phương Đẳng này cũng nhờ Trung luận bốn câu tức văn, chẳng phải gọi bốn giáo là tức nhau. Lại văn trong đây là nhờ năm thời thuận bộ kinh ấy hoặc tức hoặc lìa. Cho nên tu hành tùy dùng mấy câu mà được thấy thật. Lại nếu đem quyển kinh trong hạt bụi dụ cho tám giáo, văn ấy tuy lược, đại ý cũng đủ. Tức là trước tiểu sau đại là tiệm. Đại tiểu bất định là bất định. Trong tiệm bốn tức bảy kế trong quán bất định nói: Nếu quán nhân duyên, lại quán nhân duyên tức là Phật tánh. Đây có hai ý: Một là hiện tại tập duyên thành người bất định. Nghĩa là nguyên biết lý viên, hoặc khi quán nhân duyên sanh pháp lại quán nhân duyên tức thành Trung quán, tức thấy Phật tánh. Như trong ba Chỉ quán nói hoặc chỉ thế giới là nghĩa Đệ nhất, hoặc sự hoặc lý tức là tướng ấy; Hai là phát viên túc tập thói quen xưa như ở hiện tại Chỉ quán sanh diệt, sau lại thường quán duyên sanh, tức thấy Phật tánh. Cho nên trong quán nhân duyên như sữa, do quán nhân duyên mà được thấy Phật tánh nên nói như sữa giết người không giả đều có. Lại văn quán ý đều y theo đây. Đến quán Trung đạo cũng có. Lại nói quán thì thiếu một ý, chỉ là lợi căn vượt nhập thâm vị. Nếu làm phát tập thì như vị năm phẩm chỉ là phục hoặc. Nhờ túc tập phát nên phá vô minh, cũng là bất định. Lược nhiếp trở xuống là lấy lược lệ rộng. Lại nữa trở xuống là nói dùng tâm nhiếp ý các giáo. Văn có hai ý tức là Năng hóa, Sở hóa khác nhau: Một là Y cứ sở hóa, nghĩa phá tâm trần chúng, sanh ra tất cả pháp; Hai là Phật đã được trước, nay dạy chúng sanh tức là hóa tha, năng sở cùng thành, nghĩa chẳng thể thiếu. Trên sáu trở xuống là kế nói sáu pháp thu nhiếp lẫn nhau, tức không thể nghĩ bàn. Hỏi: Như trước nói lý cho đến giáo, tự tha nhân quả tất cả đầy đủ, sao lại phải nói mỗi pháp nhiếp năm? Đáp: Như trước nói trong mỗi môn đều có đủ Thiên viên, nghĩa nó dường như đủ. Trong mỗi pháp tự chẳng gồm thâu nhau, giống quyền chẳng nhiếp thật huống năm thứ kia. Nay nói nhiếp, là sáu pháp này chưa gồm thâu nhau, sáu nghĩa trước sau thứ lớp sanh nhau. Cho nên văn nay nói thứ lớp có thể hiểu. Nói thẳng ra là nêu một lệ các thứ, dùng thẳng một văn còn nhiếp tất cả, huống chi sáu ư? Như lý chẳng nhiếp hoặc trí hạnh vị, chỉ lý mà thôi chẳng đủ các pháp. Huống lý quyền thật giống như chưa thâu nhau. Cũng như sáu độ tuy đều tự Viên, vẫn phải mỗi đệ rõ ràng nhiếp nhau, đều là pháp giới, mới gọi đầy đủ. Cho nên sáu trước chỉ giống tương đãi, nên lại phải nói tướng bặt đãi. Vì sao? Vì một lý nhiếp tất cả các lý, nghĩa là quyền tức thật, tức lý luận hoặc, nên lý nhiếp hoặc. Tánh đức Bát-nhã chẳng ngoài lý, lại lìa tánh không có trí, nên lý nhiếp trí. Tánh đức giải thoát duyên nhân chẳng thiếu. Lại lìa lý không có hạnh nên lý thuộc hạnh. Lý tánh mười giới phàm thánh vị đủ. Lại lìa tánh không có vị nên lý nhiếp vị. Tâm trần gồm đủ quyển kinh lớn như cõi Đại Thiên. Lại lìa lý không có (nói), nên lý thuộc về giáo. Kế hoặc nhiếp tất cả, cũng phải nói một hoặc nhiếp tất cả hoặc, chỉ là văn lược. Cho đến giáo cũng giống như thế. Trước một hoặc tất cả hoặc, là tâm đủ ba hoặc như một tâm tham các hoặc đầy đủ, mạnh yếu (che) nhau mà chẳng hiện hành, cho nên hoặc nhiếp các hoặc. Thể hoặc là lý nên hoặc nhiếp lý, hoặc đã tức lý. Trí hạnh vị giáo y theo hoặc y cứ lý mỗi thứ mà nói. Kế trí nhiếp tất cả. Một không thì tất cả không. Không tức giả trung. Một trí nhiếp các trí, trí minh như cảnh, cảnh trí chẳng hai, nên trí nhiếp lý. Phiền não Bát-nhã thể tướng vốn một, lại dùng Năng phá đối Sở phá, dùng năng nhiếp sở, nên trí nhiếp hoặc. Bát-nhã tức giải thoát, duyên liễu thể đồng. Lại phàm có trí đều hay dắt hạnh, nên trí nhiếp hạnh. Tánh đức Bát-nhã chiếu mười giới vị. Lại nêu không có trí thì có vị để bước lên. Lại có hoặc thì có trí, hoặc mất thì trí dứt. Cho nên dùng trí nhiếp vị, hai trí quyền thật không giáo nào chẳng thâu. Cho nên trí nhiếp giáo. Kế hạnh nhiếp tất cả, sáu độ pháp giới gồm thâu tất cả hạnh. Thoát tức pháp thân, duyên chánh thể một. Lại y lý khởi hạnh mảy thiện lý đều, nên hạnh nhiếp lý. Buộc thoát thể một, nghịch tức Bồ-đề. Lại có hoặc tức có hạnh, hoặc cùng thì hạnh dứt. Cho nên được hạnh nhiếp hoặc. Giải thoát tức Bát-nhã. Hạnh thanh tịnh ở trí, cho nên được hạnh nhiếp trí. Không phải hạnh thì chẳng lên vị, vị mãn thì hạnh mới trọn. Cho nên được hạnh thâu vị. Y giáo để tu, hạnh giáo vốn bàn ở hạnh, nên được hạnh thâu giáo. Vị nhiếp tất cả. Tâm Phật và chúng sanh ba pháp không khác. Y cứ hạnh sơ phẩm còn đủ các vị. Nếu chứng đắc, thì Sơ trụ đủ tất cả, một trụ tất cả trụ, cho nên được một vị thâu khắp tất cả vị. Sơ trụ tức pháp giới cho đến vị sáu tức. Mỗi vị đều nói tức cho nên được vị thâu lý. Có vị do hoặc, hoặc cùng thì vị hết, cho nên được vị thâu hoặc. Không có vị thì không có trí, vị mãn nên trí cực. Lại do trí nên tiến vị, vị cùng thì trí mất, nên được vị thâu trí. Vào vị phải do hạnh, hạnh khắp tất cả vị, nên được vị gồm thâu hạnh. Tiến vị nên lập giáo, giáo bàn không ngoài vị, nên được vị thâu giáo. Kế giáo nhiếp tất cả, như nghe môn chữ A thì giải tất cả nghĩa, vì ở một Phật thừa mà phân biệt thành ba. Cho nên được giáo thâu giáo, giáo nói tất cả pháp. Văn tự tức thật tướng, cho nên gồm thâu tất cả lý. Mê giáo sanh các hoặc, giáo nói tất cả hoặc, cho nên được giáo thâu hoặc. Y giáo mà hiểu. Giải mãn nên giáo hưng, nên được giáo thâu trí. Y giáo nên sanh hạnh, hạnh cùng tất cả giáo, cho nên được giáo thâu hạnh. Giáo nói tất cả vị giáo sanh tất cả vị, nên được giáo thâu vị. Như trên nhiếp nhau vẫn y cứ giáo pháp sanh nhau mà nói. Nếu thẳng y cứ đốn một hướng mà nói, thì trong lý đủ năm, cho đến giáo thể tức năm, đều là pháp giới. Nghĩ sẽ thấy được. Chẳng phân biệt Thiên viên, mỗi đều thế. Cho nên sáu pháp này chẳng ngoài vắng lặng chiếu không thể nghĩ bàn trung một diệu chỉ quán. Chỉ quán nhiếp sáu, sáu cùng nhiếp nhau. Tức là lý tánh chỉ quán, cho đến giáo tha chỉ quán, kia đây chẳng hai. Sáu pháp này tức là thể trước tới chẳng thứ lớp. Thể trung nhiếp pháp không thể nghĩ bàn.

Kế nói Thiên viên Trung, trước nói ý đến. Trước nhắc lại chương trước, chính chỉ thể nhiếp pháp đến trước. Chỉ sáu phen trước, trong mỗi phen nhiếp tất cả pháp, và mỗi pháp lại nhiếp nhau, nên nói không pháp nào chẳng gồm thâu. Thâu pháp đãi nhiều trở xuống là chánh nói ý đến. Thâu pháp đã nhiều, nên mỗi pháp đều phải biết rõ Đại tiểu cho đến ý không thể nghĩ bàn. Đại tiểu tức là lược nêu hai môn một, hai. Cộng bất cộng nói dùng hai môn ba, bốn. Bán mãn và Đại Tiểu nghĩa đồng, nên chẳng nêu riêng. Cho nên biết Viên đốn thật ba, một bề bất cộng. Thiên Tiệm Quyền ba có cộng và bất cộng. Tạng chung là cộng. Biệt là bất cộng quyền thật tuy cùng bốn nghĩa trước đồng, phải đem quyền thật để phân biệt bốn trước. Tiểu bán một bề là quyền, mãn đại có quyền có thật. Hai thứ Viên đốn một bề là thật. hai thứ Thiên Tiệm một bề là quyền, lấy nghĩ bàn và bất nghĩ bàn lại quản năm cặp, lệ theo đây sẽ hiểu. Cho nên năm chương này văn năm nghĩa ba. Bán mãn đồng Đại Tiểu, tiệm đốn đồng Thiên viên. Quyền thật xếp bốn ý trước chỉ ở khai. Phàm đến lý trở xuống là nói ý chương. Ý, chỉ là không nói mà nói, không nói tức là tự hành vì người khác mà nói. Nói sẽ chẳng ngoài cặp này. Hỏi: Đây là xếp thuộc về pháp trước hiển thể, vì sao lại nói vì người khác nói. Đáp: Xếp tức là nói, cho đến quả thành, lấy năm song này vì người khác mà nói, nói chẳng ngoài năm. Vì tiểu trở xuống là nói ý dùng chương. Nói phải biết lý do, há vì phương tiện tên đồng mà khiến Đại Tiểu Lý một, huống chi là trong đại vẫn phải phân biệt. Cho đến quyền thật cũng giống như thế. Cho nên phương tiện các thứ khác nhau. Như Ba tạng giáo một bề là tiểu, toàn là phương tiện, huống chi ba tạng giáo lại có tên mới vào làm phương tiện. Cho nên có thể ngoài thể trong khác nhau, đủ như sớ văn giải thích phẩm Phương tiện, chẳng cùng Tịnh Danh Báo Ân Phương Tiện phẩm đồng. Như kinh Hoa Nghiêm có phẩm Thọ Lượng khác nhau với phẩm Thọ Lượng của Pháp

Hoa. Tiểu trở xuống, là kế trong chánh giải thích trước giải thích về Tiểu. Trước tức tướng pháp quán của Tiểu thừa. Như Thích luận trở xuống là bày tướng tà chiết để hiển bày chánh, hai câu đầu là lập định, kế nêu trở xuống là hai câu giải thích trách. Kế nếu chiết trở xuống là phá. Nói phương phân là vô trần mà thôi, có phải là sắc, sắc ở tại phương, phương ắt có phần, có mười phương phân. Kế phá lại chiết cực vi, chiết cho nên hết. Nếu một trần hết thì các trần đều hết. Nếu hết thì làm sao hòa hợp mà thành thân. Cho nên hết chẳng thể. Nếu chẳng hết, nếu một trần là thường thì các thứ đều là thường. Nếu là thường thì thân phải chẳng diệt, cho nên chẳng phải Phật pháp chánh chiết tướng. Chiết tâm cũng như thế. Nếu một sát-na tâm chẳng thể hết thì làm sao lại có sát-na sau sanh, sát-na sau sanh, tâm trước sẽ diệt. Nếu diệt hẳn thì làm sao lại có sát-na sau sanh. Cho nên biết sát-na niệm niệm sanh diệt chẳng phải đoạn, chẳng phải thường. Luận văn dưới là bày tướng chánh chiết. Ba tạng chiết pháp không phải nói Bổn tông, nên nói vẫn sáng, cũng trước quán sắc, kế quán tâm. Khi quán sắc tâm thì chỉ quán thô tế vô thường, vô ngã. Chẳng cần nói hết và chẳng hết. Nói từ vô minh sanh là từ một niệm vô minh quá khứ mà sanh các hạnh. Lại do các hạnh khi đến Trung ấm, tâm ta một niệm vô minh lại cùng tâm cha mẹ một niệm vô minh hợp, sanh ra sắc thân. Y báo cũng do cộng nghiệp vô minh đồng cảm cát đá. Cho nên y chánh đều từ vô minh mà sanh, thể của vô minh từ nhân duyên mà có, cho nên khiến cho tạo sắc cũng từ nhân duyên. Phải biết nhân quả đều từ vô thường, như thế nào mà kể là hết và chẳng hết, quán tâm cũng như thế,. Sát-na quá khứ chiêu cảm sát-na nay, huống chi sát-na nay lại đối cảnh ngoại nhân duyên mà có. Cho nên niệm niệm đều vô thường. Như thế khi suy sao chỉ biết sắc tâm vô thường. Tiến suy tâm niệm xưa nay chẳng phải có bèn thấy pháp tánh chân như thường trụ như trước đã nói. Giáo tướng bất định nếu quán vô thường, lại quán vô thường thì thấy Phật tánh, tức là ý này. Nếu quán huyễn hóa cho đến giả v.v… cũng giống như thế. Thực hành quán ấy chính là vốn hoại, ba đường rốt ráo, đâu chỉ có giới nội vô minh là hoại. Chiết danh trở xuống được gọi là lý do, chiết danh này vốn ở ngoại đạo, xem sắc cực vi và một sát-na hết hay chẳng hết, nay quán vô thường v.v… cũng gọi chiết là vì đối phá ngoại đạo, ông chiết chẳng phải chánh, đâu chỉ trở xuống là nói công năng phá của chiết này cho đến Viên giáo bốn môn sanh mê đắm cùng có thể phá hết. Phật pháp như cam lộ, thấy trước như uống nhiều mất lý như chết yểu. Ở ngoài chấp sanh như khóa sắt ở trong, chấp sanh như khóa vàng. Kế do trong tâm nên gọi là tự mình khởi ngã nhân chẳng khác với ngoài, đều làm nhân sanh tử cả. Cho nên Đại luận trở xuống là nói dụng phá ý, nghĩa là phá năng chấp, năng chấp là chấp trước, chẳng phá sở chấp, sở kế là giáo. Cho đến chưa được Niết-bàn mà sanh chấp trước há phá Niết-bàn. Đây là nói công năng đối địch phá kiến. Nếu lại có người bỗng phải tu quán khác mà phá kiến. Như quyển mười dùng bốn thứ quán phá kiến khác nhau, phàm có trở xuống là y môn tu quán, quán tức mười pháp. Người đời cũng nói tu tập pháp quán nói chẳng dính mười. Thừa hoại xe lừa chánh Nam mà đi. Cho nên biết trở xuống là chánh nói ở Tiểu kế với đại cũng trước bày pháp quán. Đại nhân trở xuống là dẫn người năng thừa và giáo năng thuyên, xét mà biết là đại. Trong diễn trở xuống là dẫn chứng cộng thừa thí như trở xuống là dụ. Nay trở xuống là hợp, rất dễ hiểu, ví dụ như trở xuống là dẫn ví dụ, hễ có nghĩa lệ có nghịch có thuận, trong đây là nghịch lấy Tiểu thừa mà lệ Đại. Như trong Tiểu có Đại vẫn gọi là Tiểu. Sao ngại trong Đại có Tiểu vẫn gọi là đại. Cái gọi là trở xuống là đối nói pháp thể. Có hai lớp pháp thí. Trước là chiết, kế là thể. Trong trước chiết nói ba tạng gọi là giả v.v… là nắm chung năm ấm, giả gọi là chúng sanh. Sanh là giả danh, ấm là thật pháp, đã kế pháp thật thì chiết khiến nhập vào không. Nay Đại thừa trở xuống là kế nói thể. Ấm và chúng sanh đều chẳng thật có, cho nên đều giả. Trong đây tuy dùng cảnh tưởng để thí dụ, mượn Sử Thiếu Tông Nghi dụ gương ảnh cũng gọi là Thật. Như luận Bà-sa quyển bốn mươi hai hỏi rằng: Ảnh trong nước và gương là thật hay không thật? Thí dụ nói chẳng thật vì mặt gương chẳng vào. Tỳ-đàm nói ảnh là có pháp. Vì sao? Vì sắc đó là sắc vào nên nhãn thức có được. Hỏi: Đã chẳng vào nhau sao nói là thật? Đáp: đã có sắc như thế là sắc nhập, chẳng phải một thứ sanh sắc mà là sắc nhập. Như nhân mặt trời, do kính sanh lửa, do mặt trăng, do châu sanh nước. Tuy chỗ sanh đều khác, chẳng phải là không thật, duyên gương duyên mặt mà sanh ảnh, chẳng phải không có ảnh dụng, sanh ra nhãn thức, thì chẳng phải không thật, tiếng vang và hóa cũng như thế. Cho nên người tu theo Tỳ-đàm chấp ảnh duyên khởi có riêng một đủ bốn đại tạo sắc, cho nên thật có. Người nói chỗ thấy tất cả chẳng thật, lấy ảnh chẳng thật mà dụ cho ngoài chẳng thật, cho nên lấy dễ mà dụ cho khó. Nói Bà-sa thí dụ sư tức là Chánh Lượng bộ khác chỗ sư thấy chấp là chẳng thật cho nên cũng giống chỗ thấy như huyễn của Đại thừa, chẳng phải là tông Bà-sa. Cho nên Tỳ-dàm Sư chẳng chịu cái thấy này. Dẫn Phật ở một phương trên cây, là chánh bày thể quán. Luận quyển mười hai chép: Khi Phật ở núi Kỳ-xà-quật cùng các Tỳ-kheo vào thành Vương xá giữa đường thấy có cây gỗ vuông lớn, Phật bèn trải tọa cụ Ni-sư-đàn ngồi trên cây ấy, bảo các Tỳ-kheo rằng: Nếu Tỳ-kheo vào thiền tâm được tự tại, khiến cây này làm đất thì thành đất thật Vì sao? Vì cây có địa thủy hỏa phong, như một sắc đẹp, người dâm thấy là người, người quán bất tịnh thấy là bất tịnh, người vô dư thì tâm không ưa thích. Cho nên tùy người thấy mà chấp lấy khác nhau. Nay văn theo nghĩa mà nói biến vàng thành đất, cũng vì trong vàng có đất, như cây là đất. Lại trích dẫn nhắc lại, luận giải thích trong ba thứ có trước nói nhắc lại mà chiết đến cực vi, nhìn chung thì vô thường vô ngã, ấy là phân tích không. Lại có quán không như quán nhắc lại này, nhắc lại vốn chẳng sanh nay cũng chẳng diệt. Cho nên cũng cùng vàng đất dụ đồng. Khi vàng là đất, vàn gvốn không sanh, nay cũng chẳng diệt v.v… Cho đến mười tám không như quyển năm nói. Cho nên dẫn nhắc lại có không tánh như cây có tánh đất, để chứng tức không. Mười tám không này nghĩa chung với ba giáo v.v… Lại nữa trở xuống là giải thích tùy tình tùy lý. Trong văn đủ làm hai lý cộng và bất cộng. Lại lấy văn này mà giải thích Đại Tiểu. Trước nói tiểu không mà nói Phật tánh, cho nên biết ba tạng không việcng, một bề xếp thuộc tùy tình. Đại thừa trở xuống là y cứ tùy lý để nói Đại không. Vì sao? Vì Ba tạng tuy không, không này do diệt sự mà được, nên gọi là tùy sự. Nếu Đại thừa không, thì không này do tức sự mà được, nên gọi tùy lý. Lý tức sự cho nên tức nghĩa gồm thâu, cho nên trong tức không mà gồm chẳng không, gọi là Phật tánh. Cho nên huyễn hóa không, chung có cả chung riêng. Do đó, dụng ở các thí dụ tìm huyễn v.v…. Nói tìm huyễn được nhà ảo thuật, là thí dụ quán huyễn hóa vì thấy chung lý, nói tìm nhà ảo thuật được pháp huyễn. Là dụ quán lý không để thấy chẳng không. Mộng dụ cũng như thế, tìm mộng được ngủ, tìm ngủ được tâm. So với huyễn sẽ thấy. Nếu thế, tìm huyễn sắc tâm được vô minh trở xuống, tức là hợp văn. Vì sao dùng dụ mà chẳng tương ưng? Chỉ nói tìm huyễn được vô minh, tìm vô minh được Phật tánh, mà sao chẳng nói tìm huyễn được chân, tìm chân được Phật tánh ư? Đáp: Lý chân đế tức là vô minh chỉ quán sâu chân liền thấy Phật tánh, tức là quán vô minh mà thấy tánh. Lại người đời chỉ nói tìm tâm thấy tánh chẳng nói tìm sắc mà được thấy tánh. Lại bỏ sắc ngoại thẳng đây quán ấm, người đời đâu hề thấy ấm Phật tánh. Kế nói thể pháp y môn tu quán. Cũng phải gồm đủ ba thứ bốn môn. Nay cũng từ chung nên chỉ nói bốn. Quán này trở xuống là chánh (nói). Đã nói các môn đại tiểu sanh mê đắm và dùng huyễn để phá, cho nên biết một bề thuộc Đại thừa. Trong tiểu môn ở trước tức nói các mê đắm đều là quán vô thường. Trong đây Diễn môn đã đủ ba giáo, tức ba giáo ấy đồng dùng huyễn hóa phá chấp, nếu dùng ba quán phá chấp khác nhau. Gồm trước thành bốn, toàn đồng với ý phá chấp thứ mười. Nếu được trở xuống là bác bỏ mà đoạt Đại thừa ba giáo mười hai môn, trước còn phải huyễn hóa, tức không mà phá chẳng bao giờ trở xuống là so sánh bác bỏ. Lão Trang còn tự chẳng biết năng trước sở trước, năng phá sở phá của Tiểu thừa huống chi trong Đại thừa hoặc trước hoặc phá. Cho nên chẳng đồng với Phật pháp. Song người giảng đời thì mê danh tướng, người lạm thiền thì mê lầm chánh lý, muốn đem đạo đức tên nêu dao mà nói ngang bằng với giải thoát của Phật pháp đâu có thể được? Vương Mục Dạ nói: Tiêu dao là ý điều sướng dật dự. Phàm chí lý trong đủ thì không lúc nào chẳng thích, quên hoài ứng vật, đi đâu chẳng chung, lấy đây mà đi khắp thiên hạ nên gọi là nêu dao. Lý không ẩn kín, rõ ràng gánh vác, hình không lớn nhỏ, dao nhiên đều thích nên gọi là tiêu dao, chẳng biết lấy gì làm lý, lấy gì làm hình, quên phiền não làm sao đi khắp thiên hạ,. Cho nên biết pháp đã chẳng bằng người cũng có thể xếp. Lại đặt pháp báo để so sánh với đây, hơn kém cách nhau trời vực phải quấy trái hẳn. Bỏ vị Kim luân Thánh đế, sao bằng mến tiếc trụ sử vi quan. Thân vàng trượng sáu quang minh tướng tốt, đâu bằng chất phàm dung sáu thước. Tướng lạ vô lượng chẳng thể nói hết. Rõ như Lý Trọng Khanh làm mười dị chín mê để bác bỏ Phật pháp. Nam Sơn làm mười dụ chín châm dùng hình tà ma nói. Nay lược còn năm dùng phân biệt tà chánh: Một là Lão Quân nghịch thường gá thai mục nữ mà ra đời, còn Thế tôn thuận hóa do mẹ hiền mà đản sanh; Hai là Lão Đam có sanh có diệt, sợ nạn sanh ra lại chịu bạc đầu, còn Thích-ca thùy tích bày sanh bày diệt trở về vắng lặng bèn sáng rỡ mình vàng; Ba là trẻ thơ giấu hình sanh ra ở huyện khổ Trần châu, còn Năng Nhân thì hiện thân ở Đông hạ thần châu; Bốn là chức quan nhỏ ở Bách dương sau lên Tạng lại (quan giữ kho) chẳng phải mặt trời ở Văn Vương cũng chẳng phải Thầy của Long Chu còn Thích-ca ở ngôi Thái tử, thân chứng đặc tôn, năm thành ở thời Chiêu Vương là Giáo chủ cõi Diêm-phù; Năm là lý thị ẩn ba hiển không giáo nào nói, dù cho năm trăm tuổi cũng kém tuổi rùa hạc, còn Pháp vương một sanh một diệt, thị hiện dung vi trần, tám mươi tuổi dẫn dắt Hằng sa chúng phàm các so sánh này đều là sự thật, đủ để phân biệt chánh luận chánh, Tiếu đạo tâm cảnh phá tà hai giáo, Mâu tử các luận nói rộng tướng lạ nay cũng thấy có xe chẳng ra gì, còn nói đồng đám xuất gia ấy có gì kia đây mà tướng phải trái, ánh sáng mặt trời với lửa đom đóm rất khác xa nhau. Viên môn sanh trước, trước tâm chẳng vào số Tiểu hiền, còn là ba tạng có môn bị phá, huống chi Trang Lão là chỗ thấy tầm thường không muốn kết bạn với viên lý Phật pháp, thì như đom đóm đối với mặt trời, như sợi lông tơ đối với quả núi. Trong Đại Phẩm chép: Thanh văn như lửa đom đóm, Bồ-tát như ánh sáng mặt trời, nay mượn đây mà ví với Lão Trang còn quá. Mảy may, sắp dứt, là Thiên Tề Vật nói: Mảy may chẳng nhỏ, núi Thái chẳng lớn, nay chẳng dùng nghi tề vật kia, mà mượn văn đại tiểu dứt hẳn cho nên nói sắp dứt. Tự nói Đạo chân v.v… là Ca-diếp thấy Phật hiện Đại thần biến, trong tâm đã biết sức Phật khó lường nhưng vẫn nói lời kiêu ngạo khinh Phật rằng: Cù-đàm tuy Thần chẳng bằng đạo chân của ta như thế ta tránh mà chẳng phá. Như chỗ Ca-diếp khởi duyên rộng như trong luận văn và Thụy Ứng đã nói.

Kế nói Bán Mãn, tên ở Đại Kinh. Bồ-đề-lưu-chi dùng đây xếp giáo chưa phải hết lý, cho nên huyền văn phá bỏ, khiến đây chỉ y cứ pháp môn để nói. Huống chi là bốn thứ kia cùng thành ý này. Cho nên lại đồng với môn đại tiểu, chẳng phải xếp nghĩa một kỳ mà có thể dùng chung. Một lượt lại dùng tự riêng mà xếp. Cho nên dùng chín và mười hai để chia Bán Mãn. Nghĩa chung đủ như trong Huyền văn phân biệt, hoặc đại tiểu đều chín đều mười một, mười hai. Theo truyền thuyết thế gian trở đi là phá xếp giáo nghĩa. Nhiều thầy chấp chung nói truyền thuyết thế gian. Niết-bàn là mãn nghĩa có thể hơi chung, các thứ khác gồm Pháp Hoa cho đến Hoa Nghiêm vì sao đều Bán? Lưu-Chi xếp ra lại chẳng phải chung phương Bát-nhã, bỏ Mãn chẳng chọn Tiểu thừa nghĩa lại chẳng thể. Ba tạng là nghĩa Bán có thể thế. Nay nói trở xuống là chánh nêu ý nay. Đã giúp thành đại tiểu y theo đó mà nói mãn chung hai lý gồm mang người tiểu. Bán chỉ ở tiểu, cách hẳn Đại thừa. Phương Đẳng thì đủ, còn Bán Mãn, Bát-nhã, Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm chỉ Mãn mà chẳng Bán. Vườn Nai chỉ Bán chẳng Mãn. Cho nên biết nói Bán Mãn là có gồm có toàn. Cho nên khác nhau người khác qui một hạnh nhất định.

Kế nói Thiên Viên. Đối hai chương trước để nói chung cục, gồm lấy thí dụ để hiển bày nghĩa tự sáng. Văn trước giải thích tên gọi. Nói chung riêng, nếu chung đường mà luận, gọi tiểu là thiên đối với lý chẳng lỗi, chỉ nghĩa thiên thì xa chẳng đồng với tiểu. Cho nên phải lấy môn này mà nói khác thí như trở xuống là thí dụ. Nếu cõi này luận trăng thì lấy ngày mười lăm làm Bán. Nay nói Bán: Một là lấy phương Tây trắng đen đều làm Bán; hai là lấy hình mặt trăng thêm bớt đến phân nửa (bán). Cuối tháng là hối, hối là tối. Đầu tháng là sóc, sóc là tô (sống lại?). Sóc là thí dụ mới đầu tức như chiếc cung. Ngài 1 gọi là vọng, tức ngày 1 mặt trăng, mặt trời thẳng góc nhau, tức trăng tròn, thí như dần đầy. Cho nên văn nói mặt trăng cũng gọi là vọng thư, trăng vọng thì thư. Nay nói Bán tức dùng ở cõi này trên dưới hai nửa gọi là Huyền. Mặt trăng như hình cây cung giương dây cung. Mặt trăng thượng huyền mùng mùng 9, hạ huyền là ngày 20, 23. Do (trước tháng) mặt trăng lớn nhỏ khác nhau. Nếu như sau tháng hai dây xa gần khác nhau. Nay chỉ lấy dây mà dụ cho phân nửa nhỏ, thời khắc nhất định nên từ sóc đến vọng, các tháng khác thiếu một ngày đều dụ cho thiên, thiên nghĩa là dài. Cho nên nói bắt đầu từ cung ngạ đến đêm mười bốn. Vì mặt trăng bắt đầu giống như chân mày lại như chiếc cung đầy. Nên văn nói: Mặt trăng cũng gọi là Hằng nga, cũng gọi là Thường nga. Trăng đầu trăng cuối hằng luôn như nga. Nên biết hai nghĩa Thiên, Bán khác nhau nhau. Tiểu Bán trở xuống là hợp. Cho nên Đại Kinh trở xuống dẫn chứng rằng. Tà nên đồng thiên, phải biết Ca-diếp chưa nghe viên y thường trụ ở trước đó đều gọi là Thiên. Chỉ vì trở xuống là kết bày. Như văn.

Bốn là nói Tiệm Đốn. Trước giải thích tên. Ba quán ba trí thứ lớp mà vào. Tạ là do từ không vào giả, từ giả vào trung, nên nói tạ xiển (do cạn), vì Trung đạo nên trước tu hai quán, vì lợi tha nên trước dứt buộc mình, nên nói do sâu, đủ cực hai tên có chung có riêng. Chung thì đều chung trước sau, riêng thì tột sau đủ đầu. Sơ tâm chỗ quán muôn pháp đều đầy đủ. Hoặc hết đức mãn đến sau mới cực. Đây cũng trở xuống là nói đồng khác. Tiệm giúp thiên, đốn giúp viên. Bàng xuất nghĩa khác lại giúp nhau thành. Đại tiểu Bán Mãn cũng giống như thế. Ba giáo trở xuống là lược giải. Nay lại trở xuống là phân biệt cũng là giải rộng. Trong đó trước y cứ bốn câu mà phân biệt. Cho đến trở xuống là văn y cứ bảy giáo mà phân biệt, nghĩa chánh mở rõ, chỉ chưa như trong chương quyền thật tên ấy rõ ràng. Trong bốn câu đầu, hai giáo trước là tiệm chẳng phải đốn. Cứ lập ý giáo mà được gọi Tiệm. Không phải bẩm giáo mà được gọi Tiệm. Biệt giáo được làm câu thứ ba. Giải đốn mà hạnh tiệm. Giải chỉ biết lý đốn mà thôi, hạnh phải trải qua Hằng sa kiếp số, cho nên biết giáo này trước từ phương tiện. Cho nên phương tiện nói gồm đủ hai nghĩa: Một là tạ Địa tiền phương tiện; hai là Văn Đãn trung phương tiện. Lại nữa trở xuống là y cứ bốn pháp quán, giáo, hạnh, chứng mà phân biệt. Trong đó lại y cứ hai đạo giáo chứng để giải thích bốn pháp, cho nên khiến bốn pháp đều có quyền thật. Hai giáo trước bốn pháp đều quyền Biệt giáo thì ba quyền chứng thật. Viên giáo thì bốn pháp đều thật. Nói chỉ những thứ này là y cứ người thì đối bác bỏ Nhị thừa, y cứ lý thì đối bác bỏ hai đế. Giáo hạnh ở đây nói rất dễ hiểu. Nói vào thất là nhà từ giải thoát, áo nhẫn pháp thân. Tòa không Bátnhã. Quán ba đức nên nói hạnh thật. Y cứ vị sáu tức lệ theo đó sẽ thấy. Kế hai quán trước trở xuống là y cứ bốn pháp giáo, hạnh, chứng, nhân, vì bốn pháp phân biệt trước đem ba pháp mà đối chứng để phân biệt. Trong đây hợp quán vào hạnh ba pháp đối giáo để phân biệt quyền thật, thì ba pháp và giáo nhân chung quả lấp, cho nên hai giáo trước ở nhân thì bốn pháp đều có. Bẩm ở quyền giáo, hạnh ở quyền hạnh, để vào nhân vị mà thành nhân người, ở quả thì chỉ có giáo thành Phật, không có người hạnh thật đến chứng quả này, cho nên không. Vì sao trở xuống là giải thích ý không? Vì thân tro lạnh nên đều không ở hạnh chứng và người, dù cho dùng ba mươi bốn tâm chỉ thành diệt hết. Không phải là tướng quả Phật. Lại người vào diệt nói chưa hội trước. Nếu đến Pháp Hoa chuyển thành nhân vị. Nhị thừa còn hiểu huống chi là ba kỳ. Biệt giáo có không giống đồng hai trước, chỉ đến Sơ địa tụ hội vào viên. Cho nên khác nhau biếm trước thành hội đoạn Sơ địa còn như thế trở xuống là nêu cạn so sánh sâu. Ở quả sau phải nói Diệu giác. Sơ địa còn không, huống chi là Diệu giác. Vì Biệt Sơ địa cũng có khả năng tám tướng chân nhân tợ quả, nên phải so sánh nó dùng nhân hiển quả, cho nên nêu nhân, lấy quả của mình mà thành nhân người khác nên nói không có người. Sơ địa vào trụ, đây là chánh văn đối với văn giáo đạo chẳng nên nghi. Lại tên giáo chứng cũng có thể chung Viên. Chưa vào Sơ trụ gọi là giáo đạo. Nếu phá vô minh mới gọi chứng đạo. Nếu xếp vào quyền thật thì khác với Biệt. Mượn nghĩa Địa để giải thích nghĩa Viên. Cho nên Bốn niệm xứ nói Biệt giáo chỉ dứt giáo đạo mà nói viên đủ hai ý. Giáo đạo nói dứt, chứng đạo chẳng dứt, cho nên biết người nhân chẳng đảo quả, là có hai nghĩa: Một là người nhân dẫn phá mười hai phẩm mất vị Diệu giác chỉ thành viên gia hạnh thứ hai; hai là Sơ địa tức vào Sơ trụ huống chi đảo Diệu giác. Cho nên văn nói, huống chi là quả sau. Lại nữa, ba trước trở xuống là y cứ khai hội mà phân biệt. Biệt cũng biết trung nay nói chẳng biết là ba trước chẳng biết lý viên. Pháp Hoa khai xong đều gọi là Đốn. Nói tuy chẳng phải, tức không phải gọi chỗ làm, khai vẫn không phải tức. Chỉ xếp người ấy chỗ làm ngày xưa nay khai thành đốn. Hạnh xưa được làm tiệm đốn gia, không phải ngày xưa tiệm tức là đốn, cho nên nói chẳng phải tức. Hạnh xưa chẳng khai còn chẳng gọi tiệm, đâu phải tiệm đốn cho đến tức đốn. Nay nếu khai xong tiệm tức là đốn. Cho nên nói là đạo Bồ-tát, chỉ vì khác với trước sau đều đốn.

Từ nhân xưa mà nói nên nói tiệm đốn, y bản tập mà vào nên nói các thừa. Vì gọi bản tập nên nói thích nguyện, khai sở tập ấy nên nói quyết liễu. Nếu pháp còn tiệm làm sao gọi kinh Vương? Kinh Vương vốn nói trước lúc chưa khai. Lý vốn viên diệu đâu đợi hội ư? Hội đã vẫn tiệm sao gọi được vào, huống chi từ đốn khai tiệm vì cơ sanh chưa chuyển. Cho nên đến nỗi có lời Biệt Tiếp. Nói Biệt lý là biệt của chung riêng, không phải Biệt của Viên biệt. Song lại nghĩa của Biệt lý chung với Viên biệt. Biệt đeo giáo đạo nay bỏ không nói. Cho nên Niết-bàn trở xuống là dẫn ví dụ giúp giải thích. Nếu Nhị thừa khai quyền chẳng được vào thì vì sao Đại kinh lại được quả Nhị thừa, tình mến viên thường. Chỉ Pháp Hoa trở về trước tình cách nên gọi là dị. Đại kinh chẳng cách, công đức do Pháp Hoa cho nên nói, cũng gọi là khai tiệm hiển đốn. Lại nói: Biệt tiếp thì nghĩa gồm hai ý: một là Pháp Hoa trở về trước phân tích đào thải. Ý này chánh đáng Biệt lý tiếp lấy. Chỉ thật ẩn ở quyền nói chưa rõ ràng, hai là đến hội Pháp Hoa gọi hội là Tiếp, đây là tiếp của tiếp dẫn, không phải tiếp của giao tế, cho nên hai nghĩa trước khác sau đồng. Lại kế bốn thứ trở xuống là y cứ bất định. Trước tiệm đốn bốn câu, nghĩa phải là hai thứ trong tám giáo, kế hai lớp bốn pháp nghĩa phải ở trong tiệm khai bốn. Cho nên lại y cứ bất định mà phân biệt. Chẳng nói bí mật ý ấy y cứ theo trước. Không cần đều độ v.v…, là người ba giáo trước tùy vị tiến vào phải là Bồ-tát, nên nói không cần đều đợi khai tiệm cho nên trở đi là thí dụ. Thí dụ xưa nghe liễu nhân tùy vị hay phát lời. Năm vị là nói vị biến nhưng vẫn giết người, không phải nói Pháp Hoa gọi vị thứ năm. Vì Pháp Hoa gọi là định, chẳng phải bất định. Đây là Pháp Hoa về trước y cứ hạnh năm vị. Nay trong văn này chỉ y cứ có duyên có tướng bất định. Cho nên chẳng phải hoàn toàn y cứ văn trước của Pháp Hoa. Chúng sanh trở xuống là hợp thí dụ nói xa xúc là lý giáo hạnh, chứng kịp luận xa xúc. Y cứ thời, y cứ hạnh hai thứ năm vị, tùy gần xa mà kịp luận xa xúc. Như Bích-chi-phật, là kế dẫn Bíchchi Phật để lệ lý phát, người Tiểu thừa đến đời không Phật chưa có giáo hạnh mà phát ngộ, nên gọi là lý phát. Lý phát cũng như thế trở xuống là dẫn đồng. Người viên tu cũng giống như thế. Hoặc Phật chưa ra đời, hoặc nghe Hoa Nghiêm, gọi chung là bất định đều được gọi là Nhũ. Vì sao? Vì phàm phu hoàn toàn sanh đạo lý như Nhũ. Hoa Nghiêm y cứ thời lại gọi là Nhũ. Trong Hoa Nghiêm nói bốn pháp lại xếp năm vị phát là văn giáo như nhũ phát, quán hạnh như lạc phát, tương tự như hai tô, tăng đạo như đề hồ. Tương tự phát chứng nên nói tương tự chứng phát. Ở chứng lại phát nên nói cũng như thế. Hỏi: Tăng đạo là định, sao gọi bất định? Đáp: Thứ lớp tăng đạo gọi là định, nếu vượt chứng thì gọi là bất định. Cũng có thể văn giáo và quán đều gọi là Nhũ phát. Trong vị tương tự gồm ba vị thì bảy Tín trở xuống gọi là lạc, Bát Tín trở lên gọi là hai tô. Nếu trước ba giáo trở xuống là y cứ ba giáo trước giáo hạnh các vị mà phát viên, gọi là ba nhà vào thì bất định, ấy là nhà Bác địa văn giáo gọi là giáo phát, trong ngoài phàm vì gọi là hạnh phát chí thánh vị mà phát thì gọi là chứng phát. Nói Hiền thánh tức là Thánh của hiền gia, phương tiện là hiền đâu lại từ hiền. Lại có trở xuống là lại đường chung mà giải thích nghĩa bất định. Bất định tên đồng mà nghĩa khác, nên chẳng phải giết người. Trước lệ hoán đế, như từ năm kinh là tu vô lậu phát được Hoãn giải không phải chỗ trông mong, cũng gọi là chẳng cầu tự phát. Khi giải này khởi thì cũng thuộc về hữu lậu, nên nói hữu lậu chẳng cầu tự phát. Ba hoặc hoàn toàn còn, nên nói toàn chẳng giết hai tử. Hoặc là nhân của tử, trong nhân nói quả, cho nên nói thế. Nếu tu Trung đạo trở xuống là y cứ ước tu trung để nói bất định, cũng chẳng phải giết người, từ mới phát tâm vốn tu viên thường. Thô hoặc trước trở xuống nghĩa đáng vô lậu, vô lậu này là chẳng cầu tự phát chẳng phá vô minh mà chẳng phải giết người. Người chẳng thấy gọi là Tiệm đốn. Lại nữa, bốn thứ chỉ quán trở xuống là y cứ Tiệm viên v.v… mà phân biệt đồng khác. Trước lập bốn giáo đều vì nhân vị gọi đó là tiệm, du kỳ cực quả gọi là viên, vì viên tiệm hai tên này lạm cho nên từ viên viên trở xuống là hai câu cùng phân biệt nhau. Cho nên biết trở xuống là kết. Tuy là phân biệt mà hai nghĩa vẫn còn, cho nên viên quả không phải là quả ba giáo, gọi Viên viên vì không phải Tiệm viên. Viên nhân khác nhau nhân ba giáo trước, nên gọi Viên tiệm, không phải là Tiệm tiệm. Cũng lại phải gọi Tiệm viên không phải là Viên viên, Tiệm tiệm không phải là Viên tiệm.

Văn dưới giải thích nghĩa bốn câu liền đủ. Pháp Hoa Sớ là chỉ trong Huyền Văn cũng nói đủ hai thứ Viên tiệm, lại Hiền thánh v.v… bốn phân biệt. Nhưng Tiệm tiệm trở xuống là phân biệt khai chung thì có thể khai chẳng thể khai, cho nên phải phân biệt. Ba giáo Phật người chẳng thể khai. Khai nhân vị người ba giáo trước đều vào Viên. Tiệm tiệm mà khai đều thành Viên tiệm. Sao thế trở xuống là giải thích. Ba quyền quả trước vốn là viên quả, thùy làm ba tích đâu có thể lại khai, khiến viên thành Phật. Lệ là lệ bốn chương kia, khai chung cũng như thế. Đại tiểu gồm được Bán Mãn, tiệm đốn lại gồm thiên viên. Vì vậy chỉ nói đại tiểu quyền thật. Cho nên nói chẳng rườm văn. Nhưng, đại tiểu Bán Mãn trước phải phân biệt, chung đồ mà nói. Như đại tiểu là hoặc chỉ người nhân ba giáo trong diễn hoặc chỉ người Nhị thừa trong diễn. Đại đại là hoặc chỉ người quả đầu ba giáo, hoặc chỉ người nhân vị Viên giáo hoặc chỉ chỉ người quả Viên cực. Tiểu đại là hoặc chỉ người Bồ-tát ba tạng, hoặc chỉ quả Phật ba tạng. Đại tiểu đã thế thì Bán Mãn cũng, cho nên khác nhau. Quyền thật ba thứ nay nếu khai chung y cứ lệ mà nói thì cũng nhìn giới hạn ba thứ kia mà nói. Nói Tiểu đại là Phật ba tạng, nói Tiểu tiểu là người nhân ba tạng. Nói Đại đại tức là chỉ quả Phật ba giáo. Nói Đại tiểu tức là người nhân ba giáo. Bán Mãn lệ nói cũng rất dễ hiểu, khai chung tiến chăng so sánh trước rất dễ biết. Quán tâm cho đến suy v.v… là Chư Phật khế tâm, như khế mà nói. Đại sư cũng là suy quán mà nói, tâm hợp với pháp. Cho nên quán tâm suy chẳng trái pháp tướng. Là bất tín, là lại dẫn chứng thành tựu nghĩa đốn tiệm, văn của bốn giáo phải phân ra tiệm viên. Thứ sáu xét văn chưa thấy sợ là văn lầm. Trong văn chẳng nói Bồ-tát, ví chẳng dứt hoặc đồng với phàm phu, văn ở quyển hai mươi hai đủ như đã dẫn, đồng với văn quyển chín. Kinh sau cùng nói: Này người thiện nam, như trâu mới đẻ máu huyết chưa khác, nay trở lại trước lấy nghĩa tiện nói vì hòa máu sữa với sữa sạch trước. Tuyết Sơn v.v… là văn ở quyển hai mươi bảy. Kinh nói núi Tuyết có cỏ tên là Nhẫn nhục, trâu ăn liền thành đề hồ. Thứ tám lại nói: Núi tuyết có cỏ tên là phì nị, trâu ăn vào thuần sạch đề hồ. Đề hồ không có mầu xanh vàng đỏ trắng, nhân duyên nước cỏ khiến có mầu khác. Cho nên chúng sanh cũng vì vô minh nghiệp nhân duyên mà sanh ra hai tướng, nếu vô minh chuyển tức biến thành minh văn, kế lại nói: Núi Tuyết có loại cỏ tên là phì-nị. Nếu trâu ăn vào liền thành đề hồ. Chúng sanh phước mỏng chẳng thấy cỏ ấy. Phật tánh cũng như thế, vì phiền não che lấp nên chẳng thấy Phật tánh. Ba văn đồng có tên đề hồ. Hợp văn khác chút ít. Văn trước tu tám Chánh Đạo kế nói chuyển tức là gọi, đều là viên ý chánh ở văn nay. Sau nói phiền não che tức là ý khác. Kinh nói: Ý mật khéo tu gương sáng. Thứ lớp tám văn chứng bất định, cũng sợ văn lầm. Ở kinh quyển hai mươi bảy, Sư Tử Hống hỏi rằng: Thân chúng sanh sáu đường khác nhau, vì sao nói Phật tánh là một. Phật nói ví như có người bỏ thuốc độc vào sữa, cho đến đề hồ đều có độc, sữa chẳng gọi lạc cho đến đề hồ, tên tuy đổi mà vị độc chẳng mất, nếu uống đề hồ thì cũng giết người, mà thật chẳng để thuốc độc vào đề hồ. Phật tánh cũng như thế. Tuy khắp năm đường chịu thân khác nhau mà Phật tánh ấy thường một chẳng đổi. Từ thí dụ năm đường nay thí dụ năm vị làm sao đồng được. Đáp: Người phải y cứ pháp, Đại kinh y cứ người thân khắp năm đường, giống xưa chẳng dứt ở trong năm đường độc phát bất định, nay dùng năm đường nghe pháp trải vị nghĩa chẳng trái nhau. Đã y cứ nghe giáo phải trải năm vị, tức tám bộ các kinh trước. Phương Đẳng cũng có chúng ở địa ngục đến nghe, nên kinh lấy năm mươi mốt để dụ năm mươi hai đối với lý không thương tổn. Nay y cứ trở xuống là dẫn ví dụ. Lấy một khoa này mà lệ với văn trước sau, đều phải làm phân biệt mà dẫn chứng. Tuy có thể lệ với đây nhưng có hơi khác. Như ý văn vừa phân biệt khai chung, xem rất dễ hiểu.

Năm là quyền thật. Trước giải thích tên, quyền này vốn là diệu thể của Chư Phật, trong thể phương tiện nên gọi là quyền mưu. Như quyền không thể nghĩ bàn mà bày mưu nên gọi là quyền mưu. Mưu nghĩa là mưu độ. Đây là chẳng mưu mà mưu nên gọi quyền mưu. Không phải tạng chung v.v… có quyền mưu. Đây gọi quyền mưu nên dẫn Pháp Hoa để giải thích quyền thật, tức là quyền ở trong thể. Tạm dùng v.v… là tạm dùng văn thích danh của Pháp Hoa để giải thích tên gọi quyền thật. Hỏi: Vì sao dùng quyền lại dùng thật? Đáp: Trước nói chung về ý dùng giáo, chúng sanh căn cơ kém mỏng dùng quyền để thành dọcc, nếu căn cơ thành dọcc rồi thì khai quyền bỏ quyền, bày khai bỏ đều y cứ vào bốn tất. Vì nghĩa ấy nên dùng quyền thật. Kế nói về sự hưng phế, phán năm vị, nếu chẳng y cứ năm vị thì không do đâu để hiển bày Thật bộ của Pháp Hoa. Cho nên trở xuống là ý kết giáo. Nay lại trở xuống là khai. Trước y cứ bốn tất xoay vần hưng phế không phải theo thời theo bộ bỏ hẳn. Cho nên biết văn trước chỉ là xếp. Cho nên y cứ phân biệt để nói về khai, thì bốn giáo đều thật. Lại bốn thứ trở xuống là dùng giáo đối với lý mà nói quyền thật, thì lý Thật giáo quyền. Trong giáo tuy có tên quyền thật đều vì người khác chẳng được mà nói, nên gọi là gượng ép. Đẳng thị trở xuống là nêu lời vặn hỏi. Quyền thật trong giáo đều đã gượng gọi sao chẳng đem thật làm quyền gọi quyền làm thật. Vì có trở xuống là đáp. Nay nói gượng, là y cứ bèn nói có gọi là gượng nói. Gượng tức là quyền gọi nên gọi là quyền y cứ thẳng bên nói chẳng thể quyền thật lẫn lộn nhau. Lại đây trở xuống là lại xếp trong giáo hoặc quyền hoặc thật, đều chẳng phải quyền thật. Vì sao trở xuống là giải thích, vì quyền thật này chẳng phải quyền chẳng phải thật, chẳng thể làm quyền thật mà nói. Đây chẳng phải quyền, chẳng phải thật trở xuống là bày đồng. Tuy song phi quyền thật nhưng chẳng được khác với vừa nói là thật bỏ quyền. Vừa rồi trở xuống là lại bày lý chẳng khác. Vì khai quyền nên thấy ở thật lý. Thật lý này chỉ là vừa tới hai lớp song phi: Một là song phi quyền thật hai lý; hai là song phi nói quyền lý thật, đều là y cứ lý không thể nói. Cho nên biết lý này tức là thật lý ở trước.

Nếu khác trở xuống là ngăn nghĩa khác. Nếu lý song phi khác lý thật, thì ngoài lý thật phải có lý khác. Đã không có tuệ năng chiếu lý khác lại không có cảnh sở chiếu lý khác, cho nên ngoài thật lý không có song phi khác. Đối quyền trở xuống là giải thích không có lý khác, vì đối phá quyền giáo nên nói thật giáo, cho nên có quyền có thật. Thật cũng nói lý. Nếu bỏ giáo quyền thật thì nói chẳng phải quyền chẳng phải thật, bỏ giáo cũng là hiển một thật, đối phá lý giáo cũng là hiển một thật. Cho nên lý song phi chẳng khác lý một thật, tức giáo trở xuống là khai giáo hiển lý, bỏ giáo bỏ quyền còn tức hiển lý, huống chi tức văn tự là lý thật tướng. Phải biết giáo quyền thật cũng chẳng phải quyền thật. Song phi này lại chẳng khác với song phi ở trước, nên nói không hai không khác, tùy nói khác cho nên chẳng hợp, lý chẳng khác nên chẳng tan. Chẳng phải quyền chẳng phải thật trở xuống là dùng một chỉ quán mà kết. Quán cho nên trở xuống là nói tên khác. Đây không phải chỉ trở xuống là kết chung. Như vừa khai quyền thật đều là lý không quyền thật, cho nên đều chẳng phải quyền và thật. Cũng thuộc v.v… là sợ nghe song phi lại bảo thật lỗi. Cho nên kết rằng chỉ là hiển thật. Hỏi: Huyền văn các nghĩa đều trước khai sau phế, như chỗ vừa dẫn vì sao lại trước phế sau khai? Đáp: Huyền văn y cứ dụ như hoa sen ở đời là trước nở sau rụng, nay từ pháp tiện nên trước phế sau khai. Đã phế quyền rồi thì thật rất dễ thấy, nghĩa nó như khai. Lại văn phế này hơi khác với kia, nó y cứ Pháp Hoa mà phế bỏ giáo quyền trước bộ trước. Lại phải khai quyền bộ quyền giáo trước. Nay y cứ các văn xoay vần bế nhau, cũng giống như chưa khai, vì thế khai ở trước nay đủ hai nghĩa cho nên phế ở trước. Lại phế đồng với đãi khai, đồng với dứt tuyệt, đại trước tuyệt sau, chưa mất pháp thường. Lại người tu Lăng-già nói: Kinh này khai quyền nghĩa đồng với Pháp Hoa. Nếu thế sao các văn trước sau đều chê bai Nhị thừa và ngoại đạo. Cho nên thứ ba nói tất cả kẻ ngu thiền đều gọi là Nhị thừa. Đây là bác bỏ ba tạng; Hai là quán sát thiền, tức là lìa tự tha mà được người vô ngã, cũng lìa ngoại đạo, chẳng lẽ không phải Thông giáo; Ba là chân như thiền, tức là biết niệm chẳng khởi há không phải Biệt giáo; Bốn là Như lai thiền tức là vào Phật địa há không phải là Viên giác. Cho nên biết kinh ấn cũng còn quyền thừa. Dùng Đại mà bác bỏ tiểu, cũng cùng với nghĩa vị trước nói ý đồng. Quyển cuối lại nói: Đạo Nhất thừa chỉ có Như lai được, ngoại đạo, Nhị thừa, Phạm thiên không được, đâu cùng Pháp Hoa Nghiêm Vương Tà Kiến, năm nghịch Điều-đạt, Long nữ súc sanh mất giống Nhị thừa đều được thọ ký làm Phật ư? Hỏi: Vì Phật mà bày quyền trở xuống là lại phân biệt lý giáo tiếp nghĩa. Từ đầu đến tiếp vào vị nào gồm có năm câu hỏi. Dùng một chữ hỏi mà gồm năm văn: Một là hỏi quyền hay thật; hai là hỏi ý gì chẳng dự bốn số; ba là hỏi vì sao chỉ tiếp chung; bốn là hỏi vị nào bị tiếp; năm là hỏi tiếp vào vị nào. Trong đáp đáp đủ năm câu hỏi vẫn là hai lớp, một là y cứ giáo, hai là y cứ đế. Trong y cứ giáo đáp câu hỏi đầu là bị người biết tiếp ắt chẳng chứng hết, cho nên có quyền thật khác nhau. Bốn giáo trở xuống là đáp câu hỏi hai, vì biệt tiếp nên chỉ dùng chung của Biệt giáo như trước nói. Các giáo trở xuống là đáp câu hỏi ba, Huyền văn nói đủ dùng Viên tiếp Thông dùng Viên tiếp Biệt. Nó y cứ giáo đạo, trong giáo đạo hoặc dùng quyền giáo mà tiếp quyền, hoặc dùng thật giáo mà tiếp quyền. Nay chỉ y cứ giáo sở thuyên lý bên chỉ dùng quyền lý bị thật lý tiếp ở nghĩa lược đủ. Cho nên chỉ nói trong ngoài giao tế phải lập một tiếp, các thứ khác như trước nói. Nếu bằng trở xuống là đáp câu hỏi bốn, Bát địa mới tiếp, đây là y cứ theo hạ căn. Cửu địa trở xuống là đáp câu hỏi năm, là từ hạ căn đến phần nhiều là Sơ địa, người vào trung thượng ở đây thì bất định. Lại xét vị nào thì ở Địa tiền, người hơn tấn vào thì đến Sơ địa. Nói Cửu Địa phục, mười địa phá, là vẫn tên vốn lập gọi là Cửu Địa Thập địa, vào giáo biệt viên phải gọi là Sơ địa cho đến Sơ trụ. Nếu tới trở xuống là y cứ đế để đáp. Chỉ đáp bốn câu hỏi, đáp thiếu câu thứ hai, vì câu hỏi hai chỉ hỏi vì sao chẳng dự vào bốn số, không phải chánh hiển lý nên lược chẳng đáp. Trong đáp bốn câu hỏi vẫn chẳng thứ lớp. Trước đáp câu hỏi một, trung không họp luận, không tức là quyền, trung tức là thật. Phá kiến tư trở xuống là đáp câu hỏi bốn, tức địa thứ tám mới phá tiếp. Hỏi vì sao đến Bát địa mới tiếp đáp vì muốn bày trung ở trong chân, cho nên đợi chứng không mới điểm bày. Khiến quán sâu không liền thấy chẳng không. Nếu thế, hai căn trung thực hành nghĩa ấy thế nào? Đáp: Hai căn trung thượng cũng thấy chân rồi mới bày trung chung. Nhưng hai căn trước chân không còn cạn. Cho nên nói giáo thường giúp hạ căn. Nghe rồi trở xuống là đáp câu hỏi năm. Chỉ nói vị khác chẳng nói tên vị. Một vì người nào bất định vị ấy; hai là riêng ở Sơ địa, vì vị Địa tiền cùng trước chung nhau, cho nên chỉ Sơ địa gọi là Biệt vị, cũng như Viên giáo thỉ chung đều Viên. Nếu xếp viên vị thì ở sở trụ. Bồ-tát Ba tạng trở xuống là đáp câu hỏi ba. Bồ-tát phục hoặc rồi như trước nói, Nhị thừa hai giáo Pháp Hoa mới hội, cũng chẳng nói tiếp. Hỏi: Pháp Hoa Huyền nói tiếp không phải nghĩa hội nay y cứ Pháp Hoa chỉ phải nói hội, sao lại nói tiếp. Đáp: Trước sau các văn hội không phải một nghĩa. Nay nói tu quán cũng có thể kể lại giáo trước Pháp Hoa để lệ với người tu. Nói ở giáo 92 môn tướng chung bít, cho nên nói chưa ngại hội. Huống chi là tiếp ở Bồ-tát chẳng khác với hội. Lại văn trước sau chỗ nào cũng đều nói có thể nghĩ bàn là chỉ để hiển, không thể trước đãi sau tuyệt, thứ lớp như thế, đâu cần hỏi rằng chẳng nên nói tiếp. Hỏi: Ba quyền trở xuống là phân biệt lý giáo cơ thật, có hai hỏi đáp văn đầu rất dễ thấy, kế là hỏi đáp trung. Trong câu hỏi đầu gồm hai ý, trước hỏi nếu biết vì sao gọi là quyền, hỏi: hai giáo Thông, Biệt cũng gọi là quyền phải không? Kế hỏi: Nếu nói chẳng biết hai kinh trái nhau, là hỏi ba tạng giáo trước sau chẳng biết, liền trái với Niết-bàn, Thắng-man. Hai kinh ấy đều có văn sáng tỏ nói trong đáp Tam Tạng trước, đáp ý đầu có phương tiện riêng, tuy trước nghe thật từ giáo thành quyền, Bát địa Thông giáo có thể tiếp mà biết, cho nên giáo cũng quyền. Nếu nói trở xuống là đáp ý thứ hai, trước là nhắc lại câu hỏi, kế Đại kinh trở xuống là chung nạn. Trong đó, trước chung Đại kinh, vẫn trước nêu Đại kinh về câu hỏi ấy. Y theo văn trước nêu hai kinh để làm lời hỏi. Sau mới kết nạn. Để tránh văn rườm rà nên ở trong đáp mới bắt đầu dẫn lời hỏi kinh, sau đó mới chánh đáp để bày ý kinh. Cho nên Đại kinh quyển ba mươi hai nói tuy tin khác tướng chẳng tin một thể không tướng khác nhau gọi tín chẳng có tín. Vì chẳng có tín nên tất cả cấm giới cũng chẳng đầy đủ, vì tín chẳng đủ nên tất cả họ rộng cũng chẳng đầy đủ. Thứ ba nói rằng: Người thiện nam phải tu tập Phật pháp và tăng mà nghĩ là thường, Tam bảo này không có tướng khác, không có tướng vô thường, không có tướng đổi khác. Nếu đối ba thứ này mà tu tướng lạ, thì phải biết người này thanh tịnh ba qui y không chỗ nương tựa, bao nhiêu giới cấm đều chẳng đầy đủ, chẳng bao giờ được Bồ-đề Thanh văn, Duyên giác. Nếu tu tưởng thường thì có chỗ về. Như chỗ lập câu hỏi, cứ hai văn này hợp thành một câu hỏi. Từ ngữ nhắc lại lời hỏi đã xong. Kế nghĩa này trở xuống nha nay làm chung. Trước nói không nghe thì chẳng biết. Nói tụ sức mình, là nếu không có sức nguyện của Chư Phật, Bồ-tát gia hộ cho khiến biết thì còn chẳng được ở Phương Đẳng nghe Bát-nhã, huống chi ở Pháp Hoa mà đích thân được thọ ký. Kế nêu thí dụ. Thiên nhãn chưa mở, ví như sức mình chẳng biết, nếu nghe mà biết thí như bị đờn (đạn) v.v… La-hán trở xuống là đều chẳng biết. Cho nên Pháp Hoa trở xuống là dẫn chứng sức mình căn bản, sức khác mới biết. Lại nói trở xuống là kết trước chẳng nghe thì sức mình chẳng biết. Gồm nêu Bồ-tát để so sánh Thanh văn. Kế kinh gọi trở xuống là chánh nêu ý kinh. Nếu nói chẳng biết thì làm sao chung. Cho nên kế nêu rằng cùng biết lý mình sở dĩ Đại kinh nói thế là nêu xưa mà bác bỏ nay. Thanh văn chẳng nghe Chân đế thường trụ một thể chẳng đổi, Tiểu thừa qui giới còn chẳng đầy đủ, huống chi là chưa nghe Đại thừa thường trụ, đâu có thể đầy đủ đạo bình đẳng cho nên y cứ phẩm từ đây về trước Phật nhãn chưa mở, chưa được thọ ký, vẫn ở chỗ được sanh nghĩ là diệt độ, cho nên trong kinh Tịnh Danh tự buồn hư giống. Nếu Phật diệt độ rồi dẫu sanh diệt tưởng cũng gặp bốn y mà nghe thường trụ. Nam Nhạc giải thích rằng: Phật kia là bốn y. Nếu quyết liễu rồi lại chẳng phải Nhị thừa, cho nên biết Pháp Hoa về trước chẳng được nói biết rõ ràng. Sở dĩ kinh nói biết, là chỉ biết Chân đế. Cho nên dẫn Tu-bồ-đề chẳng lễ sắc thân, vì ở hang đá thấy pháp thân Tiểu thừa không tới lui, cũng như Trần-như được chứng Vô sanh. Chứng Vô sanh chỉ là thường trụ, đây đều là chân đế thường trụ của Tiểu thừa mà thôi. Lại Luật nghi trở xuống là kế bày hai văn qui giới mà hỏi. Nếu thấy không, còn được luật nghi vô lậu đều phát, với đạo gọi là đầy đủ, huống chi là chẳng đủ sự luật nghi ư? Cho nên Hoa Nghiêm trở xuống dẫn chứng Chân đế được gọi thường trụ. Đã nói Thường trụ Nhị thừa cũng được, lại chẳng gọi Phật, phải biết lời chung thường trụ đâu cần phải hạn cục Đại thừa. Nếu chẳng trở xuống là kết thành bày ý hỏi. Nếu y cứ vào văn Thanh văn chẳng biết thì chẳng đủ ở giới cấm. Giới cấm đã đủ thì tên thường không hạn cục ở đại, lại nêu lệ trở xuống là dẫn lệ mà giải thích thành. Trước dẫn kinh. Muốn gọi trở xuống là lệ đều kết thành. Cho nên ba tạng trở xuống là kết đáp. Như chỗ giải thích trước thật chẳng trái với văn Niết-bàn. Cho nên văn kinh Niết-bàn ý gồm hai hướng. Xưa thì phải biết Tiểu thường, nay thì phải biết Diệu thường. Thắng-man trở xuống là chung ý kinh Thắng-man cũng trước nhắc lại lời hỏi, kế bày ý kinh. Nếu muốn làm sáng tỏ ý kinh Thắng-man thì phải làm hai thứ sơ nghiệp mà giải thích. Văn đầu đã nêu sơ nghiệp lâu xa nên nói căn bản, đều kết duyên với mười sáu Vương tử, lại chỉ tích hóa nên nói ra tìm. Nếu lấy trở xuống là chỉ gần đời này. Trước nghe bốn đế diệt lý chân thường, ý này đồng với trước. Nếu xa xưa trở xuống là lại giải thích lâu xa tức là thuận hỏi đáp trước. Ngày nay Thanh văn đầy đủ cấm giới, bởi sơ nghiệp lâu xa nghe thường. Nếu xưa chẳng nghe tiểu còn chẳng đủ huống chi là đại ư? Nếu hoàn toàn chưa hề nghe thường Đại thừa, đã không có Tiểu quả, làm sao nói giới cấm đủ hay chẳng đủ. Vì thật mà bày quyền, che tướng nói đủ, đậu lâu xa ấy, sơ nghiệp nghe thường. Đời này hiển luận được ký mới đủ. Sợ hãi sanh tử là như Xá-lợi-phất lội qua sông bố thí, cho nên Đại luận quyển mười hai nói: Xá-lợi-phất trong sáu mươi kiếp thực hành hạnh Bồ-tát, có Bà-lamôn đến xin mắt Ngài. Xá-lợi-phất nói: Phải xin cái cho được, mắt này 9 không kham. Bà-la-môn nói không cần thân và tiền của, chỉ cần mắt. Nếu ông thật hành bố thí thì phải cho tôi mắt. Bèn móc một mắt mà cho. Bà-la-môn được rồi thì ngửi mà bảo rằng: mắt này thúi quá, rồi khạc nhổ bỏ đi và dùng chân đạp lên. Xá-lợi-phất nói: Người này quá tệ ác làm sao độ được. Thật không dùng mắt mà ép đòi cho được. Không bằng tự độ mà sớm thoát sanh tử, lui sụt Đại thừa rồi sau bị luân hồi sanh tử gọi là chẳng đến bờ kia. Pháp Tài Vương Tử, là kinh Bản Nghiệp Anh Lạc quyển thượng chép: Bồ-tát trụ thứ sáu, chỉ quán hiện tiền gặp Phật Bồ-tát và thiện tri thức che chở, vào Trụ thứ bảy rồi được bất thối, người vô ngã rốt ráo chẳng sanh. Nếu chẳng thế thì một kiếp cho đến thối tâm Bồ-đề như ta ở hội đầu có tám muôn người lui sụt, tức là Tịnh Mục Thiên Tử, Pháp Tài Vương Tử, Xá-lợi-phất v.v… Muốn vào Thất trụ gặp ác tri thức lui xuống phàm phu. Cho đến ngàn kiếp có tà kiến lớn và năm tội nghịch, không điều ác nào chẳng gây tạo. Và trong Niết-bàn thối chuyển Bồ-tát, là kinh thứ hai mươi sáu, Sư Tử Hống hỏi Phật rằng: Nếu Phật tánh thường sao có lui sụt? Phật nói: Ví như có hai người cùng nghe ở phương khác có núi bảy báu, một người sợ đường xa nhiều hiểm trở, ít thức ăn liền lui sụt chẳng đi. Một người liều mạng đến đó mà được nhiều châu báu. Người lui sụt thấy rồi thì tâm nóng nảy lại đi. Người lui sụt là dụ cho Bồ-tát thối, còn người không lui sụt là dụ cho Bồ-tát Bất thối. Đâu vì lui sụt mà làm cho đạo không thường. Thí như trở xuống là nêu thí dụ. Đại địa là mới phát tâm Bồ-đề, y vào mới phát tâm mà có Tiểu thừa sơ nghiệp các dụng. Tiểu thừa sơ nghiệp như cây mới nảy mầm, đều do đất Bồ-đề mà được thành tựu. Tiểu thừa trở xuống là hợp thí dụ. Nói Yết-ma chẳng thành, là gọi lâu xa, nếu không có đại thì khiến bỉnh pháp Tiểu thừa chẳng thành, vì không có (gốc) nên các hạnh chẳng thành, như cây không rễ chẳng ra hoa quả. Thời cơ chưa thuần dọcc nên quyền đặt tên tiểu nhưng việc làm của các ông là đạo Bồ-tát, không phải mới được thọ ký mới được gọi là Đại nhân. Cho nên biết vô tâm là ở bến báu, đường đến hóa thành một bước chẳng thành đâu thể vào thành mà nghĩ là an ổn. Chẳng tin thường trụ, cấm giới Thanh văn đều chẳng đầy đủ. Lời này có bằng cớ. Đây là đều bác bỏ kẻ chưa phát đại tâm thì thành tựu không gốc. Tuy là không gốc mà y cứ vào tâm thọ giả, y cứ vào bổn hoài của Phật đã bày đại hóa, ý có không cần phải xét kỹ. Nếu có giải thích này, đây là hiển bày ý hai giải thích sở nghiệp. Bốn niệm sơ nghiệp chẳng trái với Tiểu thừa, sơ nghiệp lâu xa chẳng đạt đến Đại thừa.

Pages: 1 2 3 4