Đại Bi Chú Kệ
大 悲 咒 偈
Great Compassion Mantra Verses
[46]
Bồ Đề Dạ, Bồ Đề Dạ
𑖤𑗜𑖠𑖰𑖧 𑖤𑗜𑖠𑖰𑖧
BUDHIYA BUDHIYA
BUDHIYA (Giác ngộ, tỉnh ngộ)
BUDDHIYA BUDDHIYA: Khiến cho khắp cả chúng sinh Giác ngộ tỉnh ngộ.
慈悲喜捨四無量
示現善相化群萌
攝受眾生登彼岸
迴光返照歸故鄉
Phiên âm:
Từ bi hỉ xả tứ vô lượng
Thị hiện thiện tướng hóa quần manh
Nhiếp thụ chúng sanh đăng bỉ ngạn
Hồi quang phản chiếu quy cố hương
Phiên dịch:
Tứ vô lượng tâm từ bi hỉ xả
Giả hiện tướng lành dạy dỗ kẻ ngu si
Dẫn dắt chúng sinh vượt thoát tử sinh
Soi tự tính tìm đường về quê cũ.
Using kindness, compassion, joy, and giving, the four infinite minds,
She reveals wholesome aspects to transform the untaught masses.
Gathering in beings, she helps them ascend to the other shore.
Returning her light she shines it within and goes back home.
“Bồ Ðề Dạ Bồ Ðề Dạ”: Hai câu Chú này là tiếng Phạn, nghĩa là “giác đạo” hoặc là “giác tâm”. Bạn muốn đắc được giác đạo thì trước hết phải có tâm giác ngộ ; nếu bạn chẳng có tâm giác ngộ thì không thể tu đạo giác ngộ. Cho nên chúng ta người tu đạo, trước phải có tâm chân chánh giác ngộ, sau mới có thể tu thành đạo giác ngộ.
Hai câu Chú này là “Bất Thối Kim Luân Thủ Nhãn”. Bất Thối Kim Luân tức là tâm bồ đề vĩnh viễn không thối chuyển.
Từ nay cho đến khi thành Phật, tâm bồ đề đã phát ra phải càng ngày càng tinh tấn, vĩnh viễn không thể thối chuyển. Vì tâm bồ đề không thối chuyển, cho nên bạn sớm sẽ thành tựu quả vị Phật, nếu bạn thối thất tâm bồ đề thì thành Phật chậm một chút. Chúng ta là người học Phật pháp nên ngày càng tinh tấn, ngày càng phát tâm đại bồ đề, đừng thối thất tâm bồ đề. Giống như luôn luôn đến Phật đường để nghe giảng Kinh, phải có tư tưởng rất khó khăn mới nghe được Kinh, vì pháp hội này chẳng dễ gì gặp được. Bạn thấy pháp hội của chúng ta rất đơn giản, song hiện nay trên thế giới này bạn tìm pháp hội tinh tấn như chúng ta, hằng ngày giảng Kinh, hằng ngày thuyết pháp, giống như nước sông chảy hằng ngày, không ngừng, có thể nói là không có. Trên thế gian này, chúng ta gặp được pháp hội như thế này, bất cứ chúng ta như thế nào cũng ở trong sự bận rộn mà đến nghe Kinh, nghe pháp; mỗi khi có người giảng Kinh thì bạn nên đến tùy hỷ đạo tràng, ủng hộ đạo tràng. Chúng ta ở đây mỗi buổi tối đều có giảng Kinh, cho nên mỗi buổi tối đều nên đến ủng hộ pháp hội. Chúng ta đừng có phân biệt nói : Tối hôm là người nào giảng, người đó giảng không hay lắm, tôi không đi nghe. Ðừng có tâm như thế ! Bạn nghe lâu rồi thì bất cứ ai giảng cũng đều có chân lý, đều có chỗ phát minh. Cho nên nếu người nào có thời gian đều nên tùy hỉ pháp hội, đừng lười biếng. Vì pháp môn này trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được. Hiện nay chúng ta đã gặp thì hãy dũng mãnh tinh tấn. Bạn dũng mãnh tinh tấn thì không thối thất tâm bồ đề. Không thối lùi có ba thứ : Vị không thối lùi, niệm không thối lùi và hành không thối lùi.
Vị không thối lùi : Nếu bạn đã chứng quả thì không thối lùi về phàm phu. Nếu bạn chứng được quả Bồ Tát thì không thối lùi về A La Hán; nếu bạn chứng được Phật quả thì không còn thối lùi về quả vị Bồ Tát, trừ khi bạn hoan hỉ nói tôi chứng được quả vị Phật, song tôi còn hiện thân Tỳ Kheo để giáo hóa chúng sinh.
Niệm không thối lùi : Giống như chúng ta học Phật pháp, có khi cảm thấy chẳng có ý nghĩa gì, tôi chẳng muốn tu hành nữa, chẳng muốn đi nghe Kinh, đó là ý niệm thối lùi. Tôi không thích đến Chùa, không thích đi lễ Phật, đó là niệm thối lùi. Niệm thối lùi thì ma chướng sẽ sinh ra; ma thì rất thích bạn thối lùi. Nếu bạn niệm không thối lùi thì nghe Phật pháp, càng nghe càng thích nghe, càng thích nghe thì càng nghe, đó là niệm không thối lùi. Niệm không thối lùi thì hành phải không thối lùi.
Hành không thối lùi : Hành là tu hành, tu hành càng ngày càng tiến bộ, ngày càng dụng công. Dũng mãnh tinh tấn phát tâm đại dũng mãnh để tu đạo, đó là hành không thối lùi.
Bạn tu “Bất Thối Kim Luân Tử” thì đời này cho đến khi thành Phật, tâm bồ đề của bạn vĩnh viễn không thối lùi, cần nhất bạn phải tu hành.