HÓA PHẬT THỦ CHÚ LUÂN
Soạn dịch: Huyền Thanh
Kinh Thiên Quang Nhãn ghi là: “Nếu người muốn chẳng xa lìa và ở bên cạnh Đức Phật thì có thể tu pháp HÓA PHẬT THỦ. Tượng Bất Ly Quán Tự Tại có tướng tốt đẹp trang nghiêm như trên đã nói, chỉ đặt vị Hóa Phật trong lòng bàn tay trái, tay phải làm cái bàn tòa Hóa Phật”
𑖡𑖦𑖺 𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧
𑖡𑖦𑖾 𑖁𑖨𑖿𑖧-𑖀𑖪𑖩𑖺𑖎𑖰𑖝𑖸𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧 𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯- 𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯-𑖎𑖯𑖨𑖲𑖜𑖰𑖎𑖯𑖧
𑖌𑖼 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖠𑖨𑖿𑖦_ 𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠 𑖢𑖯𑖨𑖦𑖰𑖝 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
NAMO RATNA-TRAYĀYA
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ- SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
OṂ VAJRA-DHARMA_ SIDDHA PĀRAMITA SVĀHĀ.
Trên bàn tay đặt một vị Hóa Phật nên có tên là Hóa Phật Thủ. Đây là pháp Hữu Vi Hóa, nghĩa là ứng cơ liền hiện như bóng tuỳ hình. Do ngoài Tam Giới (3 cõi) chẳng có chúng sanh cho nên 3 thân Phật: Pháp Thân (Dharma-kāya), Báo Thân (Saṃbhoga-kāya), Hoá Thân (Nirmāṇa-kāya) cũng chẳng xa lìa Tam Giới. Lại nữa, vị Hoá Phật kết Định Ấn nhằm hiển thị cho nghĩa “Mỗi một chúng sanh đều có thân vi diệu của Như Lai”.
Nay Quán Thế Âm Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi xông ướp Tam Muội “Chư Phật hiện tiền” nên mới hiện vị Hoá Phật trên bàn tay, hiển thị cho nghĩa “Tất cả chúng sanh chẳng xa lìa Phật”.
Muốn thành tựu Pháp nầy, Hành Giả quán tưởng tướng tay ở trước vị Hoá Phật, tụng chú Đại Bi thì rốt ráo chẳng xa lìa Phật Đạo.
Như Kinh nói: “Nên biết người đó là TẠNG THÂN của Chư Phật, là nơi yêu mến của 90 ức hằng hà sa Phật vậy”.
_Ý nghĩa của Chú này là:
NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam Bảo
NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đức Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát
OṂ – VAJRA-DHARMA (quy mệnh Kim Cương Pháp) SIDDHA PĀRAMITA SVĀHĀ (quyết định thành tựu Ba La Mật của Tất Địa)