TÍCH TRƯỢNG THỦ CHÚ LUÂN
Soạn dịch: Huyền Thanh

 

Kinh Thiên Quang Nhãn ghi là: “Nếu người cầu Từ Bi, nên tác  pháp Tích Trượng. Tượng Từ Trượng Quán Tự Tại Bồ Tát, tướng tốt đẹp trang nghiêm như trên đã nói, chỉ có tay phải cầm cây Tích Trượng, tay trái để trên rốn  …”

𑖡𑖦𑖺  𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧
𑖡𑖦𑖾  𑖁𑖨𑖿𑖧-𑖀𑖪𑖩𑖺𑖎𑖰𑖝𑖸𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧  𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧  𑖦𑖮𑖯- 𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧  𑖦𑖮𑖯-𑖎𑖯𑖨𑖲𑖜𑖰𑖎𑖯𑖧
𑖌𑖼_   𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖠𑖨𑖿𑖦 – 𑖭𑖦𑖧   𑖦𑖮𑖯-𑖎𑖯𑖨𑖲𑖜𑖰𑖎𑖯𑖧- 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

NAMO  RATNA-TRAYĀYA
NAMAḤ  ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA  BODHISATVĀYA  MAHĀ- SATVĀYA  MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
OṂ_   VAJRA-DHARMA – SAMAYA   MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA- SVĀHĀ

Tích Trượng gồm có Bồ Tát Trượng biểu thị cho sáu Độ, Thanh Văn Trượng biểu thị cho 4 Đế, Duyên Giác Trượng biểu thị cho 12  Duyên.

Tích Trượng ở đây là Bồ Tát Trượng gồm có sáu cái vòng, vây quanh tháp Suất Đổ Ba (Stūpa) biểu thị cho sáu Độ vây quanh tướng Tam Muội Gia của Bản   Tôn.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản nguyện Từ Bi xông ướp Tam muội “Phổ Hiện Sắc Thân” mà cầm cây Bồ Tát Trượng biểu thị cho nghĩa che chở giúp đỡ cho tất cả chúng sinh trong ba cõi sáu đường.

Muốn tác thành tựu Pháp này, Hành Giả làm cây Bồ Tát Trượng đứng trước Bản Tôn, tác tướng tay tụng Chú. Sau đó cầm cây gậy rung lắc để phát ra âm thanh và xướng danh Từ Bi lục Độ tức được thành tựu. Vì Bồ Tát Trượng lấy sáu Độ làm Thể nên ngay trong đời này có thể chứng Bồ Tát vị mà cứu chúng sinh  .

Như Kinh nói: “Thường biết nghĩ Từ Bi luôn dùng Đà La Ni cứu chúng sinh

_Ý nghĩa của Chú này là:

NAMO  RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam  Bảo

NAMAḤ  ĀRYA  AVALOKITEŚVARĀYA  BODHISATVĀYA  MAHĀ-SATVĀYA  MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đức Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát

OṂ VAJRA-DHARMA (quy mệnh Kim Cương Pháp) SAMAYA MAHĀ- KĀRUṆIKĀYA SVĀHĀ (Thệ nguyện quyết định thành tựu bậc có đầy đủ Tâm Đại Bi)