QUÂN TRÌ THỦ NHÃN

 

Quân Trì Thủ (Tay cầm bình Quân Trì):

Tay thứ sáu trong tám tay thuộc Liên Hoa Bộ của Mật Pháp, là Pháp Kính Ái.

Câu thứ 30 trong Chú Đại Bi là:Đà Ra Đà Radịch nghĩa là Năng Tổng Ẩn Trì tức Quân Trì  Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 30: Đà Ra Đà Ra

– Thiên Thủ Thiên  Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ bảy trong Kinh Văn:

“Nếu mong cầu sinh lên các Trời Phạm Thiên thì nên cầu nơi tay Quân Trì Bình”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 24:

“Nếu người nào vì sinh về cõi Phạm Thiên thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái bình Quân Trì”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 24 là:

Nếu người muốn sinh lên cõi Phạm Thiên nên tu pháp cái bình Quân Trì, tượng THIỀN ĐỊNH QUÁN TỰ TẠI….chỉ có tay phải cầm cái bình Quân Trì, tay trái làm tướng suy tư, dựng đứng đầu gối phải, đặt cánh tay phải trên đầu gối, đem chưởng trái để ở giữa gò má và lông mày, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là  Liên Hoa Hợp Chưởng, hợp cổ tay.

Thiền Định Quán Tự Tại Bồ Tát

24) Quân-Trì Thủ Nhãn Ấn Pháp 

Kinh nói rằng: “Nếu muốn sanh lên cõi Phạm-Thiên, nên cầu nơi Tay cầm bình Quân-Trì.”

Thần-chú rằng: Đà Ra Đà Ra [30]

𑖠𑖯𑖨 𑖠𑖯𑖨
DHĀRA DHĀRA

DHĀRA (Nhiếp trì, gia trì)

DHĀRA DHĀRA: Gia trì , gia trì

Đà Ra Đà Ra” cũng là tiếng Phạn. Tiếng Phạn chẳng dễ gì hiểu đặng, chẳng học qua tiếng Phạn thì không thể hiểu Chú này, cũng không thể giảng. Có người nói :”Vậy Hòa Thượng đã học qua tiếng Phạn chăng?” Tôi chẳng học qua tiếng Phạn, song, ý nghĩa Chú Ðại Bi, tôi vẫn hiểu biết chút chút, chẳng hiểu biết hết toàn bộ.

Đà Ra Đà Ra là Tịnh Bình Thủ, trong tịnh bình chứa nước cam lồ. Bồ Tát Quán Thế Âm dùng nhành dương liễu vẩy nước cam lồ để đượm nhuần tất cả chúng sinh. Bất cứ bạn có bệnh gì, nếu được Bồ Tát Quán Thế Âm rưới cho bạn một giọt nước cam lồ thì mao bệnh của bạn sẽ khỏi.

Đà Ra Đà Ra dịch ra là “năng tổng ấn trì”. Nghĩa là hay tổng ấn trì tất cả tâm chúng sinh. Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Cam Lồ Thủ Nhãn, Dương Chi Thủ và Tịnh Bình Thủ hợp lại để cứu độ khắp tất cả chúng sinh.

Kệ:

Hiện đại trượng phu thân kì đặc
Pháp tướng trang nghiêm li chư quá
Dĩ đức cảm nhân tâm thành phục
Vọng chi nghiễm nhiên tức ôn hòa

Dịch:

Hiện thân nam vẻ hiên ngang, khác lạ
Dáng trang nghiêm tinh vẹn chẳng lỗi lầm
Khiến người người mến đức muốn theo chân
Ngoài nghiêm nghị, bên trong tâm hòa nhã.

Chơn-ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra thế khê ra, rô tra hàm tra.

𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖫𑖰𑖏𑖨 𑖨𑖘𑖿 𑖦𑖘𑖿
OṂ_ VAJRA ŚIKHARA RAṬ MAṬ

OṂ VAJRA ŚIKHARA (Quy mệnh Kim Cương Đỉnh Kế ) RAṬ (Hét lớn) MAṬ (Trì hoãn ,chậm chạp)

Quân Trì  là dịch âm từ tiếng Phạn Kundali. Đường dịch là cái Bình Quân Trì gọi đủ là Quân Chùy Ca, tức là Phạm Bình, hay là Táo Bình (cái bình chứa nước rưới vảy, tắm gội)

Quân Trì là cái bình chứa nước, có mở thêm một cái vòi bên cạnh. Người xưa nói Quân Trì là Bình Tam Ma Gia của Phạm Thiên, vì lúc Phạm Thiên tạo lập Thế Giới thì cái bình này chứa đầy công năng của vạn vật.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng bản Nguyện Từ Bi xông ướp Tam Muội Vương, nên cái bình này biểu thị cho nghĩa “sanh Phạm Thiên”.

Muốn thành tựu Pháp này, Hành Giả làm cái Bình Quân Trì đặt trước Bản Tôn, tác niệm tụng Chú va khởi tâm xa lìa ái dục thì sẽ sanh lên cõi Phạm Thiên và thường gặp các vị Vua Hiền đức.

Kệ tụng:

Thanh tịnh vô nhiễm Đại Phạm Thiên
Thọ thắng diệu lạc phúc báo toàn
Đản năng trì thử quân trì thủ
Thân thân sinh bỉ thọ như sơn.

[Cõi Trời SẮC GIỚI Đại Phạm Thiên, thanh tịnh vô nhiễm ly THAM dục.
Phước báo thù thắng diệu vô cùng, như còn khổ nạn vì HỎA TAI.
Nếu thường tu niệm QUÂN TRÌ THỦ.
Đời đời kiếp kiếp được trường thọ, không bị nạn khổ vì HỎA TAI.]

ĐI PHM THIÊN  cõi tri SC GII nên rt THANH TNH VÔ NHIM, không còn tình ái dc nhim na, đã lìa được 6 cõi tri DC GII, hưởng được đy đ phước báo, thù thng diu lc, như  đây còn b  NN HA TAI THIÊU HOI, vì trong TÂM  còn nghĩ mình là T TI, mình là THANH TNH VÔ NHIM, nên còn có la SÂN trong TÂM.

Vì vy, CHIÊU CM LA BÊN NGOÀI ĐN ĐT CHÁY THIÊU HOI. Thy vy, B TÁT QUÁN TH ÂM thương sót, NG THÂN  thành ĐI PHM VƯƠNG vì h mà thuyết pháp.

KINH VĂN:

Ðáng dùng thân Phạm vương để được độ thoát, liền hiện thân Phạm vương đến nói pháp độ họ.

Phạm vương chính là Ðại Phạm Thiên Vương, Hoàng đế của trời Ðại Phạm. Phạm có nghĩa là thanh tịnh. Vị ấy làm vua trên trời cảm thấy rất tự tại. Bồ Tát Quán Thế Âm cũng hiện thân Ðại Phạm Thiên Vương đến để nói pháp cho họ nghe.

(KINH PHÁP HOA-PHẨM PHỔ MÔN) 

ĐẠI PHẠM THIÊN VƯƠNG THỈNH PHÁP GÌ TRÊN CUNG TRỜI  ĐẠI PHẠM?

KINH VĂN:

Khi ấy Đại Phạm Thiên vương từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chắp tay cung kính bạch với đức Quán Thế Âm bồ tát rằng: “Lành thay đại sĩ! Từ trước đến nay, tôi đã trải qua vô lượng Phật hội, nghe nhiều pháp yếu, nhiều môn đà ra ni, song chưa từng nghe nói chương cú thần diệu Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni này. Cúi xin đại sĩ vì tôi, nói hình trạng tướng mạo của đà ra ni ấy. Tôi và đại chúng đều ưa thích muốn nghe”.

Quán Thế Âm Bồ tát bảo Phạm vương:

“Ông vì phương tiện lợi ích cho tất cả chúng sanh, nên hỏi như thế, nay ông khéo nghe, tôi sẽ vì ông mà nói lược qua. Này Phạm vương! Những

1) Tâm đại từ bi,

2) Tâm bình đẳng,

3) Tâm vô vi,

4) Tâm chẳng nhiễm trước,

5) Tâm không quán,

6) Tâm cung kính,

7) Tâm khiêm nhường,

8) Tâm không tạp loạn,

9) Tâm không chấp giữ,

10) Tâm vô thượng Bồ Đề,

nên biết các thứ tâm này đều là tướng mạo của môn đà ra ni này. Vậy, ông nên y theo đó mà tu hành”.

Phạm vương thưa: “Tôi và đại chúng hôm nay mới hân hạnh được biết tướng mạo của môn đà ra ni này, từ đây chúng tôi xin thọ trì chẳng dám lãng quên”.

Lại nữa, KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ-RA-NI nói về THỂ, TƯỚNG và DỤNG như sau:

1. Lấy “THẬT TƯỚNG” LÀM THỂ  CỦA CHÚ ĐẠI BI.

2. Lấy 10 Tâm (Đại Từ Bi…Vô Thượng Bồ Đề) LÀM HÌNH TRẠNG TƯỚNG MẠO CỦA CHÚ ĐẠI BI.

3. Lấy 42 THỦ NHÃN ẤN PHÁP LÀM DIỆU DỤNG CỦA CHÚ ĐẠI BI.

KINH VĂN:

Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền.

Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp  [1] không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại.

Nên biết người ấy chính là tạng Dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi mười phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng!”

Đức Phật bảo Phạm vương:

– Này thiện nam tử! Nếu kẻ nào chán sự khổ ở thế gian muốn cầu thuốc trường sanh, thì nên an trụ nơi chỗ vắng lặng sạch sẽ, kiết giới thanh tịnh và thật hành một trong các phương pháp như sau: Hoặc tụng chú vào trong áo mà mặc, hoặc tụng chú vào nước uống, thức ăn, chất thơm, dược phẩm mà dùng. Nên nhớ mỗi thứ đều tụng 108 biếntất sẽ được sống lâu. Nếu có thể kiết giới đúng pháp, và y như pháp mà thọ trì, thì mọi việc đều thành tựu.

Tam tai ác kiếp [1]: Tam tai là hỏa tai, thủy tai, phong tai. Ác kiếp có nghĩa là kiếp khổ sở, độc dữ. Khi thế giới này sắp tiêu tan, hỏa tai làm hoại từ địa ngục đến cõi sơ thiền, thủy tai làm hoại đến cõi nhị thiền, phong tai làm hoại đến cõi tam thiền.

Lại nữa, dù cho hỏa taithủy tai hoặc phong tai có phát sanh đi nữa, thì nội viện ở trên cõi trời Đâu Suất của Dục giới cũng vẫn tồn tại, chẳng bị ảnh hưởng mảy may nào. Tại sao vậy? Bởi đó là cõi Tịnh độ của chư Phật và Bồ Tát.

( Xin xem Nguyên Nhân Gì Phát Sinh Tam Tai ?

của Hòa Thượng Tuyên Hóa sau cùng của thủ nhãn nầy)

Khi thoát  đuợc tai nạn lửa, thì bồ tát dạy tất cả thiên chúng PHÁT TÂM  thành A-LA-HÁN, THÀNH PHẬT, THÌ MỚI THẬT SỰ THOÁT ĐƯỢC HỎA TAI. Đây là bổn nguyện của bồ tát, cũng là bổn nguyện của 10 chư phật xuất hiện ra nơi đời, để dạy cho tất cả chúng sanh THÀNH PHẬT như mình không khác. Tuy dùng vô-lượng PHƯƠNG TIỆN, THÍ-DỤ…để dẫn tới PHẬT THỪA mà thôi.

(KINH PHÁP HOA)

Tóm lại, nếu “QÚY VỊ” TU THEO  “QUÂN-TRÌ THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì không còn TÁNH HAY NÓNG GIẬN, không còn bị nạn LỬA THIÊU ĐỐT, không còn THAM, SÂN, SI.. nên không còn bị TAM TAI ÁC KIẾP…cũng như người niệm “NAM-MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” trong PHẨM PHỔ MÔN vậy.

Lại có khả năng sanh về cõi TRỜI PHẠM THIÊM, dạy chúng PHẠM THIÊN TRÌ “QUÂN-TRÌ THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, ĐỂ TRÁNH ĐƯỢC NẠN LỬA VÀ TUỖI THỌ ĐƯỌC DÀI LÂU NHƯ NÚI DIỆU CAO.

Sau cùng mới khuyên họ PHÁT TÂM TU THÀNH A-LA-HÁNTHÀNH PHẬT THÌ MỚI THẬT SỰ KHÔNG CÒN BỊ TAM TAI ÁC KIẾP NỮA.

Kệ tụng Việt dịch:

Phiên dịch
Thanh tịnh vô nhiễm Đại Phạm Thiên
Thọ phúc báo thù thắng vẹn toàn
Chuyên cần trì pháp quân trì thủ
Thọ kiếp lâu dài như núi non.

Quân-Trì Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai mươi Bốn       

Đà Ra Đà Ra [30]
𑖠𑖯𑖨 𑖠𑖯𑖨
DHĀRA DHĀRA

Án – phạ nhựt ra thế khê ra, rô tra hàm tra.
𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖫𑖰𑖏𑖨 𑖨𑖘𑖿 𑖦𑖘𑖿
OṂ_ VAJRA ŚIKHARA RAṬ MAṬ

Nguyên Nhân Gì Phát Sinh Tam Tai?
Hòa Thượng Tuyên Hóa

Tam tai gồm có hai loại là đại tam tai và tiểu tam tai.

Đại tam tai là ba tai họa lớn về lửa, nước  gió.

Tiểu tam tai là ba tai họa nhỏ về chiến tranh, đói kém và bệnh dịch.

Đó cũng tức là tai kiếp. Trong một đại kiếp thì có bốn trung kiếp, gồm thành, trụ, hoại, và không. Mỗi trung kiếp lại có hai mươi tiểu kiếp. Vào cuối thời kỳ giảm kiếp của mỗi trụ kiếp thì phát sanh hiện tượng tiểu tam tai. Còn đại tam tai thì phát sanh trong thời kỳ hoại kiếp của mỗi đại kiếp. Bây giờ chúng ta hãy bàn đến nguyên nhân phát sanh đại tam tai.

Bởi con người có tâm tham nên mới phát sanh ra thủy tai; con người có tâm sân hận mới sanh ra hỏa tai; con người có tâm ngu si mới sanh ra phong tai. Cho nên tam tai đều là do tam độc mà sanh khởi. Trong tâm chúng ta, ai ai cũng có đầy đủ cả ba độc – tham, sân, si. Ba thứ độc trong tâm này mỗi ngày một lớn rộng ra và khi đến một mức độ nhất định, sẽ hình thành đại tai kiếp.

Tam tai phát sanh cũng có thứ lớp, bởi con người có thất tình – hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (tức là vui, giận, buồn, sợ, thương, ghét, muốn). Bảy loại tình cảm này dần dần phát triển rộng ra. Và mỗi một loại tình sẽ phát sanh một lần tai họa, cho nên mới hình thành bảy lần hỏa tai. Sau bảy lần hỏa tai thì sẽ phát sanh một lần thủy tai. Trong bảy loại tình cảm, mỗi loại lại chia ra làm bảy, cho nên mỗi cái “thất hỏa nhất thủy” (bảy trận lửa cháy, một trận nước lụt) này sẽ theo thứ tự mà xảy ra bảy lần. Rồi lại xảy ra bảy lần hỏa tai khác. Đến lúc sau cùng thì phong tai phát sanh và hủy diệt toàn cả thế giới.

Khi hỏa tai phát sanh, ngọn lửa có thể thiêu đốt đến tầng trời Sơ thiền của Sắc giới (tức gồm các cõi Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên và Đại Phạm Thiên).

Lúc thủy tai phát sanh thì nước có thể ngập đến tầng trời Nhị thiền của Sắc giới (tức gồm các cõi Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang và Trời Quang Âm). Khi phong tai phát sanh thì gió có thể thổi đến các tầng trời Tam thiền của Sắc giới (tức là các cõi Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên và Biến Tịnh Thiên). Cho nên nói:

Sáu cõi trời Dục có năm suy,
Cõi Trời Tam Thiền có phong tai,
Dẫu như tu đến Phi Phi Tưởng,
Không bằng về Tây rồi trở lại.

Phong tai từ đâu tới? Nó đến từ sự tổng kết của bảy thứ tình cảm – hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Phong tai thì tượng trưng cho si độc. Khi con người còn ngu si, thì cái gì cũng quên bẵng. Do đó, khi đại phong phát khởi, mọi thứ từ cõi trời Tam Thiền đến tận dưới địa ngục đều không còn, tất cả đều bị quét sạch.

Tuy nhiên, dù cho hỏa tai, thủy tai hoặc phong tai có phát sanh đi nữa, thì nội viện ở trên cõi trời Đâu Suất của Dục giới cũng vẫn tồn tại, chẳng bị ảnh hưởng mảy may nào. Tại sao vậy? Bởi đó là cõi Tịnh độ của chư Phật và Bồ Tát. Hiện nay, Bồ Tát Di Lặc đang ngự tại nội viện trên cung trời Đâu Suất, chờ đến trụ kiếp thứ mười trong thời kỳ Hiền Kiếp, Ngài mới giáng lâm thế giới Ta Bà để giáo hóa chúng sanh (hiện tại chúng ta đang ở vào thời Giảm Kiếp của Trụ Kiếp thứ chín).

Tham sân si hình thành biết bao loại ác khí, giống như những hạt nguyên tử trong bom nguyên tử; nguyên tử là thứ vật chất đáng sợ, nhưng thứ nguyên tử phát sanh từ lửa Tam muội của chúng ta thì lại càng đáng sợ hơn nữa. Loại nguyên tử này không phải đến từ bên ngoài, mà vốn đã có sẵn trong tự tánh của chúng ta. Chân hỏa Tam muội trong tự tánh của chúng ta vốn là thuần dương, nhưng vì bị chúng ta lạm dụng nên biến thành lửa dục vọng.

Trong thân người có tam tiêu hỏa (ba tầng hỏa khí) là thượng tiêu hỏa, trung tiêu hỏa và hạ tiêu hỏa. Tam tiêu hỏa này có thể hình thành hỏa tai, hoặc biến thành bom nguyên tử để hủy diệt tất cả mọi thứ. Bởi bên trong chúng ta có bom nguyên tử, cho nên bên ngoài mới có bom nguyên tử. Chúng được hình thành bởi có sự tương ứng và tương tục với nhau. Hiện nay trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề cũng đều là từ điểm này.

Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó. Nếu trong tâm chúng ta không có chiến tranh thì bên ngoài cũng sẽ không có chiến tranh. Cho nên nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy!

Lời bàn:

“Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó”. Nếu ta TỤNG KINH, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, LÀM THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC… hồi hướng cho người thân đã mất thì họ hưởng được qủa lành an vui giải thoát. Nếu ta làm những VIỆC KHÁC VỚI THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC hồi hướng cho người thân đã mất thì họ cũng hưởng được NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nên không biết khi nào họ mới được an vui giải thoát đây? Cho nên nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy!

Giảng ngày 29 tháng 7 năm 1985

Chú thích: Tam tiêu: Ba tầng hỏa khí, tức là ba ngăn trống trong thân mình: Thượng tiêu (ngăn trên – nơi chứa phổi, tim, gan); Trung tiêu (ngăn giữa – nơi chứa bao tử, lá lách, ruột non); Hạ tiêu (ngăn dưới – nơi chứa bang quang, ruột già).