LUẬN ĐẠI THỪA BẢO YẾU NGHĨA
Pháp Hộ v.v… dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 6

Như Kinh Bảo Tích nói: Giả sử tất cả hữu tình đầy trong 3 cõi, các hữu tình đó đều tạo lập tháp miếu Như Lai, các sắc tướng đều cao hiển như núi chúa Tu-di mà các hữu tình trong số kiếp như cát sông Khắc-già đều tôn trọng cúng dường tháp ấy. Nếu có Bồ-tát không lìa tâm nhất thiết trí, chỉ đặt một cành hoa cúng dường được phúc uẩn còn hơn phúc uẩn trước gấp bội.

Kinh ấy lại nói: Giả sử tất cả hữu tình trong 3 ngàn đại thiên thế giới đều trụ Đại thừa mà đều thành chuyển luân thánh vương lập đèn dầu thơm như nước biển lớn, chất chứa cỏ thơm đốt đèn lượng bằng núi Tu-di đều thắp đèn sáng lớn cúng dường tháp miếu Như Lai. Nếu có Bồ-tát xuất gia dùng cỏ đốt đèn cho vào một ít dầu thắp cúng dường nơi tháp miếu Phật, người này được phúc uẩn còn hơn phúc uẩn bố thí đèn sáng trước, trăm phần không được một, cũng không được một phần ô-ba-ni-sát-đàm. Lại nữa, nếu các chuyển luân thánh vương kia đều ở nơi Phật và chúng Bí-sô khắp thí tất cả các thứ thụ dụng, nếu có Bồ-tát xuất gia tự mang bát khất thực, trước giảm bớt phần ăn thí cho người rồi sau mới ăn, người này được phúc uẩn hơn phúc uẩn trước rất lớn. Lại nữa, các chuyển luân thánh vương kia chất chứa y phục tốt, lượng bằng núi Tu-di khắp thí Phật và chúng Bí-sô, nếu có Bồ-tát xuất gia chỉ dùng 3 y hoặc thí cho Bồ-tát 10 tín tâm, hoặc thí Phật và các chúng Bồ-tát, hoặc thí trong tháp miếu Như Lai, người này được phúc uẩn rất thù thắng hơn bố thí trước. Lại nữa, nếu các chuyển luân thánh vương kia mỗi mỗi đều dùng hoa đẹp đầy cõi Diêm-phù-đề cúng dường rộng rãi các tháp miếu Như Lai, lại có Bồ-tát xuất gia chỉ dùng một cành hoa cúng dường tháp miếu Như Lai, người này được phúc uẩn so với bố thí trước hơn đến trăm phần không được một, cho đến cũng không được một phần ô-ba-ni-sát-đàm.

Kinh Thứ Đệ Xuất Sinh nói: Phải quán sát Bồ-tát được 4 thứ hiền thiện ngợi khen ứng với cần sách cúng dường nơi Như Lai.

Những gì là 4 ?

1. Tự làm bố thí cúng dường tối thượng, khiến các hữu tình khác cũng làm thắng hạnh cúng dường như vậy.

2. Siêng năng chí thành cúng dường chư Như Lai rồi lại kiên cố tâm Bồ-đề.

3. Hiện tiền chiêm ngưỡng 32 tướng đại trượng phu.

4. Gieo trồng thiện căn tăng hơn nhiều.

Bốn pháp này là pháp tối thượng phụng sự cúng dường chư Như Lai.

Hải Tuệ Vấn Kinh nói: Phật nói: Hải Tuệ ! Có 3 pháp tối thượng phụng sự cúng dường Như Lai.

Những gì là 3 ?

  1. Phát sinh tâm đại Bồ-đề.
  2. Nhiếp thụ chính pháp Như Lai.
  3. Rộng vì hữu tình khởi tâm đại bi.

Các pháp này là thắng nghĩa của hạnh cúng dường.

Kinh Từ Thị Sư Tử Hống nói: Không có Phật có thể tưởng, không có Phật có thể quán, huống chi có Phật có thể cúng dường. Có sở đắc, là không có chỗ đó. Trong đây những gì là cúng dường Phật ? Nói chân thật cúng dường là nên khởi tâm vô tưởng vô tướng. Nếu không có tâm tâm sở tác ý không có tưởng Phật, không có tưởng pháp, không có tưởng chúng sinh, không có tưởng Bổ-đặc-già-la, không có tưởng tự tha. Cúng dường như vậy là chân thật cúng dường chư Phật Như Lai.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói: Phật nói: Thiên chủ ! Giả sử trong số thế giới như cát sông Khắc-già chứa đầy xá-lợi Như Lai đặt ở trên sát tràng, nếu có người biên chép Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa đủ để dâng hiến cúng thí, trong 2 phần đó người sẽ lấy phần nào ? Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn ! Trong 2 phần đó con sẽ lấy phần Bátnhã Ba-la-mật-đa. Bởi vì sao ? Bát-nhã có thể sinh xá-lợi của Như Lai. Nếu người có cúng dường tu tập Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức cúng dường xá-lợi Như Lai. Phật nói: Đế Thích ! Nếu các hữu tình tin hiểu Như Lai như thật Niết-bàn thì rất khó được. Trong đây những gì là chư Như Lai như thật Niết-bàn. Trong vô số kinh có nói như vậy.

Kinh Như Lai Hưng Hiển nói: Phật nói: Phật tử ! Nếu các Bồtát muốn biết Đại Niết-bàn của Như Lai, dùng tuệ quán sát trước sẽ hiểu biết tính tự tính của pháp. Tự tính của pháp là chân như thật tế, pháp giới hư không giới tự tính thanh tịnh tế, vô tướng tế, ngã tự tính tế, tất cả pháp tự tính như như Niết-bàn. Phải hiểu biết Niết-bàn như thật của Như Lai là như vậy. Bởi vì sao ? Phật tử ! Các pháp từ xưa đến nay là như vậy không sinh , không được sinh. Nếu pháp từ xưa nay như vậy không sinh không được sinh cho nên không một thiểu pháp nào có thể được. Nhưng Phật Như Lai có được sinh, chỉ vì hữu tình hỷ lạc tương tục nên mới có sinh. Như Lai nhập Niết-bàn là cũng vì hữu tình chán mệt sự sinh, mà thật ra Như Lai vốn không sinh cũng không Niết-bàn. Đó là pháp giới thường trụ của Như Lai. Phật tử ! Ví như vầng mặt trời quang minh xuất hiện chiếu sáng khắp tất cả thế giới, trong mối đồ đựng nước trong sạch thấy bóng mặt trời. Chẳng phải mặt trời biến đi khắp mọi nơi theo vào trong đồ đựng mới có hiện mặt trời. Nếu đồ đựng nước trong sạch kia lại hoặc khi bị vỡ, hoặc nước bị vẩn đục hoặc giảm ít sẽ không thấy bóng mặt trời kia. Bóng mặt trời tuy không hiển hiện trong đồ đựng không phải lỗi ở mặt trời, mà vì đồ đựng kia bị vỡ. Phật tử ! Như Lai cũng vậy. Mặt trời pháp giới rộng lớn quang minh thường xuất hiên trong pháp giới, tùy thuận chiếu sáng khắp tất cả thế gian. Nếu tâm hữu tình liên tục thanh tịnh, ảnh tượng Như Lai tức xuất hiện. Tuy tất cả hữu tình thường thấy bóng mặt trời Như Lai xuất hiện không phải Như Lai biến khắp mọi nơi mà xuất hiện. Nếu có hữu tình như đồ đựng bị vỡ, tâm không thanh tịnh, liên tục nghiệp phiền não che khuất thì không thấy bóng sáng mặt trời của Như Lai. Các hữu tình kia liền khởi tưởng Như Lai nhập Niết-bàn. Nhưng Như Lai nhập Niết-bàn chẳng phải lỗi của Như Lai. Chỉ vì cái thiện căn liên tục của hữu tình bị phá vỡ. Hoặc vì dùng pháp Đại Niết-bàn có thể hóa độ các hữu tình nên Như Lai hiện nhập Niết-bàn mà kỳ thật Như Lai không đến không đi không sở trụ.

Phật tử ! Ví như tất cả thế gian đều có hỏa hoạn, sau đó có làng xóm đất xứ thành ấp hết hỏa hoạn. Nhưng không phải tất cả thế gian đều hết hỏa hoạn. Phật tử ! Như Lai cũng như vậy, khắp tất cả thế giới tùy thuận làm tất cả Phật sự, nếu trong các cõi Phật khác làm Phật sự xong hiện nhập Niết-bàn, không phải chư Phật tất cả thế giới đều nhập Niết-bàn. Như nhà ảo thuật học giỏi các pháp thuật, biết rõ các chú thuật, trong tất cả 3 ngàn đại thiên thế giới đều hiện thân làm các ảo thuật. Tất cả làng xóm xứ sở thành ấp đều hiển thị khắp, tùy sức ảo thuật hoặc trụ một kiếp hoặc hơn một kiếp. Nếu ở các làng xóm thành ấp khác làm các việc ảo thuật xong tự ẩn thân tướng, đó không phải tất cả việc ảo thuật trên thế gian đều xong mà ẩn. Phật tử ! Như Lai cũng vậy, dùng trí vô lượng như huyễn khéo dùng phương tiện thắng tuệ, trí minh, Như Lai tùy hiện thị hiện huyễn sự tất cả pháp giới, nhưng thân Như Lai rốt ráo an trụ pháp giới và hư không giới. Tất cả hữu tình đều sự nghiệp bình đẳng, tùy thuận làm Phật sự ở các cõi khác nhau xong thị hiện Niết-bàn, nhưng không phải nhập Niết-bàn trong một cõi Phật là đều nhập Niết-bàn trong tất cả pháp giới Như Lai.

Phật tử ! Các Bồ-tát phải biết như vậy chư Phật Như Lai nhập Đại Niết-bàn nên sở tri vô lượng hoàn toàn không chấp trước, pháp giới vô biên cũng không có ở giữa như cõi hư không tự tính rộng lớn. Chân như không sinh cũng không diệt an trụ thật tế nhưng dùng phương tiện tùy thời thị hiện. Cho nên phải biết chớ nên sinh mệt mỏi tất cả thế gian, tùy hạnh nguyện trước mà tự an trụ.. Tất cả thế gian, tất cả cõi nước mà làm xong các thắng pháp hạnh.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói Đại Niết-bàn là tự tính không.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: Phật nói: Ca-diếp ! Nếu có thể hiểu rõ tính bình đẳng tất cả các pháp tức là Đại Niết-bàn. Kinh ấy lại nói: Phật nói: Thiện nam tử ! Những việc Như Lai làm đều đã làm xong, thành Phật đến nay rất lâu xa, thọ mạng vô lứợng. Như Lai thường trụ không nhập Niết-bàn. Vỉ độ hữu tình nên thị hiện Niếtbàn. Bởi vì sao ? Vì phải dùng duyên như vậy thành thục hữu tình.

Kinh Đại Bi nói: Phật nói: Đại phạm ! Như vậy đời này nghiệp hết, phiền não hết, khổ hết. Khổ duyên dứt diệt, tịch nhiên xuất ly. Đó là Niết-bàn. Đại phạm ! Trong đây lại không có người hiểu Niết-bàn này là nghiệp phiền não hết tự tính thanh tịnh.

Phẩm xuất thế nói: Chư Phật phương tiện khai thị vô biên pháp Niết-bàn.

Phạm Vương Vấn Kinh nói: Phạm vương bạch Phật: Thế Tôn ! Những người xuất gia nếu có thể chấm dứt chỗ thích muốn trong tất cả tướng, đó là Niết-bàn. Phật nói: Đại phạm ! Đây là duyên nhau mà thành lập.

Kinh Giác Trí Phương Quảng nói: Phật nói: Đại Mục-kiền-liên ! Quá khứ có Phật hiệu Danh Xưng Cao Hiển. Trong cõi Phật đó chỉ có chúng Thanh Văn. Khi ấy có một Bí-sô tên Đẳng Quán Chư Sở Duyên trụ hạnh Đại thừa. Người này từng ở nơi vô lượng câu-chi na-dữu-đa chư Phật gieo trồng thiện căn, từng không thoái chuyển tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, an trụ trong pháp Đại thừa vô thượng, muốn làm trang nghiêm thanh tịnh không thể nói hết không thể nói hết cõi Phật, trong cõi Phật ấy không có hữu tình khác phát tâm Bồ-đề. Khi ấy vị Bí-sô kia tuy rộng gieo trồng thiện căn nhưng trong pháp thậm thâm sinh tâm khinh mạn. Do duyên đó nên sinh vào trời Trường thọ. Bấy giờ Danh Xưng Cao Hiển Như Lai làm Phật sự đã xong liền khắp quán sát các cõi Phật trong những cõi Phật nào hữu tình không làm Phật sự, trở lại tự quán thấy trong cõi của mình có một Bí-sô trụ hạnh Đại thừa là Bồ-đề khí nhưng Bí-sô kia có chướng nạn đã sinh trời Trường thọ nên thân khí của người ấy không thể kham nhiệm khiến gieo trồng thiện căn Bồ-đề. Người ấy sau khi mạng chung phải đọa trong đại địa ngục A-tì, cũng lại không thể kham nhiệm gieo trồng thiện căn Bồ-đề. Ra khỏi địa ngục rồi sinh trong loài người lại bị câm điếc, có làm việc gì thì đưa tay chỉ hoặc nhờ duyên khác mời hiểu được. Bấy giờ Danh Xưng Cao Hiển Như Lai vì muốn hóa độ Bí-sô kia nên khéo dùng phương tiện trong 60 câu-chi na-dữu-đa kiếp chịu khổ nhọc làm các việc hóa độ khiến cho thành thục. Phật nói: Đại Mục-kiền-liên ! Ông hãy quán tâm đại bi của Như Lai kia, vì một hữu tình trải thời gian chịu lao khổ như vậy cho đến khi Bí-sô kia cơ duyên thành thục an trụ bậc không thoái chuyển. Đại Mục-kiền-liên ! Ý ông nghĩ sao ? Danh Xưng Cao Hiển Như Lai khi ấy không phải ai khác, tức Hiện Nhất Thiết Nghĩa Như Lai đó. Bí-sô Đẳng Quán Chư Sở Duyên kia tức Vô Lượng Quang Như Lai đó.

Phẩm tiên hành, Kinh Phụ Tử Hợp Tập nói: Phật nói: Điệu Cát Tường ! đời quá khứ trong kiếp luân hồi vô lượng a-tăng-kì không thể nghĩ bàn không thể so sánh không giới hạn ban đầu kia, bấy giờ có Như Lai tên Đế Tràng, trải qua thế giới cõi Phật như số cát sông Khắc-già, các loại hữu tình trong các cõi Phật đó đều được 5 thứ thú vui. Hoặc có hữu tình được thú vui dục lạc, hoặc được cái vui xuất ly, hoặc được cái vui thiền định, hoặc được cái vui Tam-ma-địa, hoặc được cái vui A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề mà hữu tình ấy thụ hưởng thú vui nhưng không trói buộc đắm trước. Như chim bay trên trời rộng tự tại, các hữu tình ấy hưởng thụ thú vui cũng vậy đều không nhiễm trước. Diệu Cát Tường bạch Phật: Thế Tôn ! Đế Tràng Như Lai khi ấy tức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni Phật của chúng con đó.

Bài tụng trong Kinh Nhập Lăng-già nói:

Ta không quán tịch tĩnh,

Cũng không khởi hành tứớng.

Lại không tâm phân biệt,

Nên ta chứng Niết-bàn.

Trong đây phải biết tin hiểu nhất thừa là điều rất khó được. Nhất thừa đây là, như trong các kinh đều nói.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: Ta phát khởi nhất thừa vì hữu tình nói pháp. Đó là Phật thừa, không hai không ba, 10 phương tất cả thế giới pháp nhĩ như thị. Bởi vì sao ? Như đời quá khứ 10 phương tất cả thế giới chư Phật Như Lai đều phát khởi nhất thừa vì hữu tình nói pháp. Như đời vị lai 10 phương tất cả thế giới chư Phật Như Lai cũng phát khởi nhất thừa vì hữu tình nói pháp. Như nay hiện tại 10 phương tất cả thế giới chư Phật Như Lai lại phát khởi nhất thừa vì hữu tình nói pháp. Đó gọi là Phật thừa. Vì duyên đó nên 10 phương thế giới còn không có thể kiến lập 2 thừa huống chi có 3.

Phẩm chân thật nói: Phật nói: Diệu Cát Tường ! Do xưa trong nhân cảnh giới nhất thừa có thể đầy đủ cho nên nay trong cõi Phật duy chỉ pháp nhất thừa là xuất ly mà không thiết lập 2 thừa Thanh Văn Duyên Giác. Bởi vì sao ? Vì Như Lai đã lìa các tưởng. Nếu có người nói Như Lai hoặc nói pháp Đại thừa, hoặc nói Duyên Giác thừa, hoặc nóí Thanh Văn thừa, người ấy đối với Như Lai khởi tâm chấp trước, tâm không bình đẳng, tâm không thanh tịnh.

Kinh Đại Bi nói: Phật nói: Nếu ta nói có các thứ tưởng tức ở trong pháp tự sinh siểm nịnh không chính trực. Nhưng ta vì các hữu tình mà nói pháp đều muốn khiến cho ưa thích Bồ-đề muốn được pháp Đại thừa gồm nhất thiết trí, khiến các hữu tình đồng đến bậc trí nhất thiết trí. Cho nên không thể thiết lập phần vị cho các thừa kia. Ta cũng không thiết lập các địa, cũng không thiết lập việc Bổ-đặc-giàla, cũng không thiết lập thiểu hạnh với vô lượng hạnh. Lại nữa không thể phân biệt 3 thừa, tính không phân biệt ấy nhập vào cửa pháp giới. Nhưng vì thế tục đế nên khai thị phương tiện dẫn dắt mà nói. Trong thắng nghĩa đế duy chỉ có pháp nhất thừa không có hai.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói: Phật nói: Thiên chủ ! Nếu các thiên tử chưa phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề ta sẽ khiến phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nếu lại có người không thể quyết định phát tâm Bồ-đề, ta cũng sẽ khiến tùy hỷ phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Bởi vì sao ? Vì chúng ở trong dòng sinh tử liên tục không dứt, ta không muốn các phần thiện căn của chúng ẩn mất, nên khiến chúng có chỗ sở đắc trong pháp tối thắng kia.

Phẩm đại tập hội nói: Nhất thừa thâu nhiếp tất cả thừa kia. Vì nhất thừa thâu nhiếp tất cả thừa nên đồng quy vào một lý, khắp nhập vào tính không phân biệt của pháp giới.

Tổng Trì Tự Tại Vương Vấn Kinh nói: Phật không nói có các thứ tưởng. Phật ra đời làm tất cả Phật sự đều đồng một vị, pháp giới không chướng ngại dung nạp tất cả hữu tình, tự thành chính giác rồi chuyển pháp luân khiến các hữu tình cũng được giác ngộ, gọi là bánh xe không thoái chuyển. Ví như người thợ ngọc đến chỗ có ngọc chỉ lấy những thứ giống lưu ly, trước dùng nước tro chà rửa cho sạch bóng, tiếp dùng tóc đen chà đánh không biết mệt, sau dùng nước thịt và lụa chà bóng, lại dùng nước đại dược và vải mịn lần lượt chà đánh cho đến khi sáng bóng giống như lưu ly thật. Như Lai cũng vậy, biết hữu tình giới vốn không thanh tịnh mới vì nói pháp bất tịnh: vô thường, khổ, vô ngã khiến khởi tưởng chán lìa luân hồi, sau dùng thánh pháp điều phục phương tiện khai đạo, Như Lai cũng không chút mệt mỏi. Sau vì tuyên thuyết pháp không, vô tướng, vô nguyện khiến khai giác Như Lai nhãn, Như Lai cũng không chút mỏi mệt. Sau vì tuyên thuyết bất thoái chuyển luân và thuyết tam luân thanh tịnh dắt dẫn hữu tình khiến vào trong cảnh giới Như Lai, bình đẳng siêu việt các thứ nhân tính, đều chứng pháp tính thanh tịnh của Như Lai. Đó là cứu cánh thế gian được quả vô thượng.

Kinh A-duy-việt-trí nói: Bánh xe pháp bất thoái chuyển là bình đẳng nên chư Phật thuyết pháp cũng bình đẳng. Cho nên Như Lai vì các hữu tình tin hiểu thấp kém không thể hiểu pháp nhất thừa nên mới xuất hiện trong thời ngũ trược nơi thế giới Ta-bà dùng phương tiện khéo léo vì hữu tình kia kiến lập Phật sự khiến thành Phật quả.

Kinh Thắng Man Sư Tử Hống nói: Chư Phật Như Lai phương tiện tuyên thuyết pháp Niết-bàn này, từ trong 3 thừa xuất sinh các thừa, nhưng do pháp nhất thừa thủ chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Kinh Nhập Lăng-già nói: Các chủng tử phiền não nhập Tamma-địa Tam-ma-bát-để, như thật giác liễu trụ vô lậu giới, lại nhập trong vô lậu giới của Thanh Văn Duyên Giác, làm xong viên mãn thắng hạnh xuất thế, được pháp thân tự tại không thể nghĩ bàn. Như Lai vì giáo hóa hữu tình thành tựu các thiện hạnh nên phương tiện nói các thừa. Cho nên Như Lai trong các giới không chỉ nói 3 thừa mà còn nói pháp các thừa khác.

QUYỂN 6 HẾT

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10