BẢO BÁT THỦ CHÚ LUÂN
Soạn dịch: Huyền Thanh
Kinh Thiên Quang Nhãn ghi là: “Nếu muốn trị bệnh trong bụng, có thể tu pháp Bát báu. Nên vẽ Tượng Bảo Bát Quán Tự Tại Bồ Tát, tượng đó tướng tốt đẹp trang nghiêm như trước nói. Xong 2 tay để ngang rốn cầm Bình Bát báu, liền thành”.
𑖡𑖦𑖺 𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧
𑖡𑖦𑖾 𑖁𑖨𑖿𑖧-𑖀𑖪𑖩𑖺𑖎𑖰𑖝𑖸𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧 𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯- 𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯-𑖎𑖯𑖨𑖲𑖜𑖰𑖎𑖯𑖧
𑖌𑖼 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖠𑖨𑖿𑖦 – 𑖀 𑖄𑖟𑖨-𑖫𑖲𑖩𑖽 _ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
NAMO RATNA-TRAYĀYA
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ- SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
OṂ VAJRA-DHARMA – A UDARA-ŚULAṂ _ SVĀHĀ
Bình Bát (Patra) là vật tròn trịa dùng chứa thực phẩm. Các vị Khất Sĩ thường ôm Bình Bát đi xin thức ăn để trừ đói bụng. Riêng cái Bát Báu của chư Phật ba đời có hình tròn trịa, biểu thị cho nghĩa KHÔNG (Śūnya:Trống rỗng) tức là sự vô ngại, Bát chứa đầy thực phẩm biểu thị cho nghĩa “Bình phục hay che ngăn mọi bệnh”. Do Uy Đức này mà Đức Phật Thích Ca thường đem cơm trong Bát của mình để trị các bệnh trong bụng cho chúng Tỳ Kheo.
Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản Nguyện Từ Bi cầm giữ cái Bát Báu của chư Phật ba đời, bỏ các thực phẩm thuốc men vi diệu vào Bát để ban phát cho chúng sanh nhằm chữa trị các bệnh trong thân tâm của họ.
BỆNH có 2 loại là: Nội Bệnh và Ngoại Bệnh
a.) NỘI BỆNH: Là nghiệp bệnh thường nói là các bệnh trong bụng, bệnh nóng lạnh của thân tâm, bệnh vì bốn đại tăng giảm.
Phàm nóng bức trong bệnh tức là nghiệp tà của đời trước phát khởi cho nên dùng CHÍNH trị TÀ nghĩa là dùng Bát Báu mà chữa trị.
Nếu cho nước, thức ăn, hương liệu, thuốc men …vào trong cái Bát đặt trước Bản Tôn, tụng Chú 108 biến . Sau đó ăn uống vào thì trừ được các bệnh trong bụng và sống lâu … Ngoài ra còn trừ được Tâm bệnh.
b.) NGOẠI BỆNH: Là các bệnh do Quỷ ác, Vọng Lượng … gây ra nên dùng tay cầm nhành Dương Liễu chữa trị .
_Ý nghĩa của Chú này là:
NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam Bảo
NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ-
SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đức Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát
OṂ VAJRA-DHARMA (quy mệnh Kim Cương Pháp) A UDARA-ŚULAṂ (sự vô ngại ngăn che mọi bệnh trong bụng) SVĀHĀ (thành tựu tốt lành)