TỨ NIỆM XỨ

SỐ 1918

QUYỂN 03

Đại sư Trí Giả ở chùa Tu Thiền Núi Thiên Thai đời Tùy thuyết giảng.
Đệ tử là Chương An Quán Đảnh ghi

Chia làm ba phần:

  1. Đại ý.
  2. Năm dừng.
  3. Niệm xứ.

I. ĐẠI Ý:

Bốn câu tuy lược, nhưng thu nạp hết, hoặc dứt hoặc nói, hoặc thế, xuất thế đã nói như trên. Nay nương bất sinh mà sinh để nói về Biệt giáo. Trung Luận gọi giả danh tức là câu này.

Bốn môn của Biệt giáo còn chỉ cho đại thừa. Kinh nói Phật tánh như nhà tối, bình – bồn, bảy báu trong giếng là hữu môn. Phật tánh chúng sinh ví như hư không, rốt ráo thanh tịnh là Không môn. Ví như trong sữa cũng có tánh lạc, cũng không có tánh lạc, là môn vừa có vừa không. Phật tánh chẳng phải không chẳng phải có, là môn thứ tư. Tuy kể bốn môn nhưng nói hay hành phần nhiều dùng môn vừa có vừa không.

Hỏi: “Môn Hữu” có thể nói về Phật tánh. “Môn Không” tại sao có tánh, lại lạm vào Thông giáo?

Đáp: Biệt giáo là chẳng những không, do đó được thấy Phật tánh. Thông giáo chỉ hạn cuộc không, “chẳng những không” hạn cuộc rộng rãi, làm sao lạm qua nhau được?

Các môn của các kinh kể vị thứ, số vị thêm bớt, Kinh Hoa Nghiêm ban đầu không có Thập Tín, sau không có Đẳng giác, đối với Thập Trụ phần nhiều nó về nghĩa Viên giáo. Ở trong phần Đăng địa, phần nhiều nói về nghĩa Biệt giáo. Dù Trụ, dù Địa đều nêu hạn vị của giới ngoại, không nói giới nội, v.v…

Phương đẳng, phần trước đối duyên nói tản mác về đắc đạo mà thôi, chưa nói về địa vị. Đến kinh Anh Lạc thì tổng kết cấp bậc, nói về năm mươi hai địa, số trước sau tề chỉnh, giới nội cũng rõ ràng.

Các kinh Bát-nhã, phần trước cũng đối duyên mà nói tản mác, cũng chưa có giai cấp. Kinh Thắng Thiên Vương chỉ nói về Thập Địa, trước không có ba mươi tâm, sau không có Đẳng giác. Kinh Tân Kim Quang Minh không trước không sau chỉ nói về Thập địa. Kinh Nhân Vương, Bát-nhã nói năm mươi mốt vị, không có Đẳng giác. Suy ý các kinh như Quân Soái đánh giặc xong, mới trình bày công lao, định tước lộc, do đó trước tản sau kết.

Hỏi: Pháp Hoa là kinh sau, sao không nói về địa vị?

Đáp: Trước nói về trước sau của một bộ. Pháp Hoa là sau của một kỳ, vì Anh Lạc kết các kinh Phương Đẳng, Nhân Vương, kết Bátnhã xong, Pháp Hoa ở sau không nói về vị thứ, chỉ quyết rõ các quyền mà vào thật. Kinh Niết Bàn cũng chẳng nói về vị thứ, đồng khai Phật tánh nhập tạng Bí mật. Nhưng nghĩa của các địa rất sâu xa, không phải Thánh chứng thì không rõ được, phàm phu thấp kém chẳng biết, đối duyên thêm bớt, tùy cơ rộng lược, xuất hiện hay chìm lặng phải như thế. Chỉ thuận theo lời Phật, nương Tu-đa-la, không được chấp đây trách kia, mỗi bên ganh đua phi pháp, chê người, vu Phật báng kinh v.v… Sư Nam Nhạc giải thích Đại phẩm có ba chỗ nói về địa vị. Trước tiên có bốn mươi hai tự môn, trước chữ A, sau chữ Trà, đều đủ tất cả pháp, phán thuộc bốn mươi hai vị của Viên giáo. Kế nói về Sơ địa tu trị địa nghiệp cho đến Thập Địa tu trị địa nghiệp, thuộc về vị của Biệt giáo. Sau cùng nói về Càn Tuệ địa cho đến Phật địa, thuộc về vị của Thông giáo. Đây thật được sâu ý kinh; nghĩa văn sáng sủa. Nhưng các kinh Đại thừa một đời của Phật, các môn khác nhau, vị số khác. Người tu hành chọn dùng mỗi người một khác. Nếu luận số đúng đắn nhất nên y theo kinh Anh Lạc. Nếu theo thứ lớp ba quán, thì phải nương Đại phẩm. Nếu phàm phu được thọ ký phải nương kinh Niết-bàn, số hoàn chỉnh có thể hiểu.

Người tu theo Ba quán, muốn đem tuệ đạo để làm đầy đủ đạo chủng tuệ thì nên học Bát-nhã. Muốn dùng đạo chủng tuệ đầy đủ Nhất thiết trí, thì nên học Bát-nhã. Muốn dùng Nhất thiết trí để đầy đủ Nhất thiết Chủng trí, nên học Bát-nhã. Muốn dùng nhất thiết chủng trí để dứt phiền não và tập khí, nên học Bát-nhã. Năm phương tiện đầu hàng phục hoặc kiến, tư, quán từ giả vào không. Thập trụ là tuệ đạo, dứt kiến tư, từ không vào giả học đạo chủng tuệ, dứt hoặc trần sa. Nếu từ giả vào không là phá thiên giả, từ không vào giả là phá thiên không. Đến Thập Hồi Hướng học Nhất thiết trí chẳng giả chẳng không, hàng phục vô minh. Đăng địa được Nhất thiết chủng trí. Hoặc đến Đẳng giác cùng lúc dứt phiền não và tập khí. Hoặc không nói về Đẳng giác, chỉ Thập 19 địa dứt phiền não. Cho nên Ba quán nâng đỡ nhau, v.v… hoặc kinh Anh Lạc nói về Thập Tín, Thập Trụ là Tập chủng tánh, Thập hạnh là Đạo chủng tánh, Thập hồi hướng là tánh chủng tánh, Thập địa là Thánh chủng tánh, Đẳng giác tánh, Diệu giác tánh. Sơ lược thì có bảy vị, rộng thì năm mươi hai vị. Nương Niết- bàn năm hạnh, mười công, năm vị; Bán Mãn thứ lớp giúp nhau. Bắt đầu từ phàm phu được thọ ký tu học có đủ Biệt, Viên, giới nội, giới ngoại. Ý của bốn loại Tứ đế:

  • Bồ-tát trụ Kham nhẫn địa, trong vị Thiết luân tu Tứ đế sinh diệt.
  • Trong Thập trụ tu Tứ đế vô sinh.
  • Trong Thập hạnh tu Tứ đế vô lượng.
  • Trong Thập hồi hướng tu tương tợ Tứ đế Vô tác.

Bồ-tát Đăng địa, trong kiến được nhất thiết chủng trí, năm hạnh, mười công.

Hỏi: Tạng, Thông vì sao được nhập vào Niết-bàn tu học?

Đáp: Niết-bàn đề cao luật mà nói nên gọi là chuộc mạng, nếu Biệt, Viên có pháp thân tuệ mạng, thì đâu cần chuộc mạng? Chuộc mạng ý tại mạng của Tạng, Thông, dứt như tro nguội, để được pháp thân thường trụ.

Hỏi: Ba tạng là tuệ sinh diệt, làm sao chuộc thành tuệ thường trụ.

Đáp: Nay Niết-bàn dẫn trong Tạng, Thông dứt tâm như tro nguội, chẳng rõ Phật tánh. Nay đều dẫn cho thấy Phật tánh, nên biết ba tuệ được phán đoán khác nhau. Lúc trước nếu nói về giới thì các giới năm chi Tiểu thừa không có. Nếu nói theo tám bối xả, trong Thập tín hàng phục Thông hoặc, trụ Kham nhẫn địa, giáo hóa chúng sinh, đâu đồng với nhị thừa?

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp: Một là vì nghĩa suy rất dễ thấy, hai là vì tướng Thanh văn khác.

Hỏi: Biệt giáo Đăng địa vẫn dùng tên gọi Thông giáo ở giới nội gọi là nghĩa Tứ y. Vì sao mà không dùng phương tiện giới nội?

Đáp: Tức dùng được, đã dùng tên của Thông giáo gọi là Đoạn đạo, sao lại không dùng phương tiện hàng phục đạo những vị như Noãn, v.v… Lại nữa, Phật pháp gọi là Giáo. Thông giáo dùng Tiểu thừa gọi là Giáo, trong phương tiện vẫn dùng Đại thừa phương tiện đạo, thấy đế đoạn đạo vì sao không dùng? Cái gọi là Biệt giáo có tám nghĩa: Lý, giáo, trí, đoạn, hạnh, vị, nhân, quả, v.v…

– Lý biệt là lý của Ba đế. Lý riêng không cho tin mà tu, từ cạn tới sâu trải qua Biệt có khác. Từ cạn khác với sau, sâu khác với trước, ngay thể gián cách, đó là lý biệt.

– Giáo biệt là Phật nhật chiếu Bồ-tát trước, nhị thừa còn câm điếc huống chi là phàm phu. Kinh Anh Lạc, Nhân Vương, Địa Luận, Nhiếp Luận chẳng nói về giới nội nên phàm Thánh nghe khác. Đại Luận nói: 1. Cùng thuyết với Thanh văn. 2. Chẳng cùng thuyết. Chẳng cùng thuyết tức là Giáo biệt. Đại kinh năm hạnh chẳng dung. Đại phẩm ba tuệ thuộc ba hạng người. Thích luận giải thích rằng thật là một pháp. Vì hướng về người mà nói cho dễ hiểu. Ba tuệ là ba, như cùng lúc nói ba tướng, đây là Giáo biệt.

– Trí biệt là ý của Viên giáo khó hiển bày, phải nhờ phương tiện rồi mới thấy, như nhờ tác để nhập vào vô tác, nhờ vô thường để nhập thường. Ngoại đạo vặn hỏi nhân vô thường quả làm sao thường? Phật đáp: Ông nhân là thường mà quả vô thường, vì sao chẳng chấp nhận trong pháp ta nhân vô thường mà quả là thường?…

– Bồ-tát Biệt giáo muốn học Phật tánh thường trụ, trước tu Tứ Thánh đế vô lượng, sau quán thật tướng Trung đạo của các pháp. Phật tánh bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, thứ lớp tầng bậc, trước quán không, kế học Hằng sa Phật pháp, sau mở Như lai tạng. Lần lượt tu ba nhãn, ba trí. Đó là Trí biệt.

– Dứt hoặc biệt là như kinh Vô Lượng Nghĩa chép: Tánh dục của chúng sinh vô lượng, vì tánh dục vô lượng nên nói pháp vô lượng, nói pháp vô lượng nên thuốc bệnh vô lượng, thuốc bệnh vô lượng nên thông, bít vô lượng. Phân biệt tính toán, sinh diệt, không sinh diệt, vô lượng vô tác, khổ – tập – diệt – đạo đều vô lượng, che đậy Như lai tạng tăm tối nên gây ra nghiệp hai mươi lăm cõi, chịu các sinh tử, thương xót đêm dài này, phát tâm Bồ-đề, phát bốn thệ nguyện rộng lớn, tự thoát khỏi vô lượng trói buộc, cũng giải thoát vô lượng trói buộc cho chúng sinh.

Đó là dứt hoặc biệt.

Các hạnh, vị, nhân, quả v.v… rất dễ biết.

Hỏi: Vô tác đã cao siêu, sao không duyên vô tác mà phát tâm Bồ-đề?

Đáp: Biệt giáo cho vô tác là quả; quả chẳng chung nhân, nên chẳng phải ý chính phát tâm. Ý là duyên vô lượng phát tâm, đến quả mới thành vô tác.

Hỏi: Nếu vậy, Sơ địa đã được vô tác, sao ý không duyên để phát tâm?

Đáp: Sơ địa được một phần, đến Diệu giác mới rốt ráo, cũng như ba tạng, ban đầu sinh diệt, đến quả mới Vô sinh. Thông giáo thì không như thế, phát tâm liền quán vô sinh. Biệt giáo thì ban đầu duyên vô lượng, sau mới vô tác. Viên giáo phát tâm, ban đầu phải vô tác. Đại ý đã xong

II. DỪNG TÂM:

Ba tạng trước, sổ tức, bất tịnh v.v…, dừng tâm sơ sài việc luống dối. Thông giáo do quán dứt, chẳng sinh chẳng diệt, dừng tâm ngay sự mà lý gần khít chân thật. Nay Biệt giáo dùng căn bản trì giới. Nếu ta trụ thế cũng không khác đây tức Phật, nương đây mà trụ tức tăng, tuy vậy, nhìn về ba tạng là khít là chân. Nhìn về thật tướng thì chẳng gần, chẳng khít, chẳng chân, chẳng lý, khác với trước, khác với sau, giữa, cuối và đầu, nghĩa này rất dễ biết, v.v…

Đại Kinh chép: Bồ-tát nghĩ rằng: Xuất gia rộng lớn như hư không, tất cả pháp lành do đó tăng trưởng. Tại gia ép ngặt như lao ngục, tất cả pháp ác do đó mà sinh. Vào đến tăng phường, nghe Phật có đạo vô thượng, Chánh pháp vô thượng, Chánh hạnh của đại chúng liền cầu xuất gia. Phật là bậc Quả của chẳng phải quả. Vô thượng đạo là tuệ, Thánh hạnh, chánh pháp là định, Thánh hạnh, đại chúng là giới, Thánh hạnh. Đây là nhân của chẳng phải nhân. Lúc Bồ-tát thọ trì như ôm phao nổi lội qua biển lớn. Bấy giờ, La-sát Ái – kiến đến xin phao nổi, hoặc xin hết, hoặc xin một nửa, hoặc bằng cánh tay, hoặc ngón tay, hoặc bằng hạt bụi. Khiến ông an ổn được vào Niết-bàn, vừa lòng vui thích gọi là Niết-bàn. Độn sử làm ác phần nhiều rơi vào ba đường; Lợi sử chấp cái thấy của mình, phá giới cũng đọa ba đường; hoặc tuy chấp kiến mà tu thiện thì phần nhiều được sinh lên trời, lâu sau lại bị đọa, nếu không theo ái kiến sẽ sinh ra năm chi nhánh của giới:

Căn bản nghiệp thanh tịnh giới: Bốn giới trọng.

Trước sau quyến thuộc, dư thanh tịnh giới: Trước sau là phương tiện Thâu-lan-già, v.v… Dư là các thiên, v.v… Chẳng phải các ác giác.

Giác thanh tịnh giới là định cộng giới.

Hộ trì chánh niệm niệm thanh tịnh giới là đạo cộng giới.

Hồi hướng Bồ-đề là giới Đại thừa.

Sau có chín loại tương tự với mười loại của Thích luận.

Giới thanh tịnh là thọ trì được thanh tịnh.

Giới thiện pháp là động và bất động đều là tỳ-ni. Nếu hộ trì chẳng phạm, sinh hai thiện chỉ và hành là pháp.

Giới bất khuyết: Ngũ thiên không phá.

Giới bất tích: Tách giả nhập không và thể giả nhập không đều là đạo cộng giới.

Giới Đại thừa: Tức Bồ-tát Sơ tín tâm. Kinh nói: Các ông chỉ phát tâm Bồ-đề thì cấm giới xuất gia đã đầy đủ.

Giới bất thối: Tức Thập trụ không lui sụt.

Giới tùy thuận: Đối với Thập hành tùy theo đạo giới.

Giới cứu cánh.

Giới hồi hướng: Đoạn tập khí chánh của giới nội.

Giới Cụ túc chư ba-la-mật: Lên Sơ địa cho đến Đẳng giác.

Trong một giới đầy đủ từng ấy pháp môn, tức là dừng tâm của Biệt giáo, như sổ tức ở trước là điều quan trọng của thân mạng. Nay giới là gốc của pháp, là cội nguồn của đạo, nên dùng giới để dừng tâm. Bồtát tuy tin Phật pháp, đối với lý thường trụ đã hiểu rõ ràng, nhưng vẫn còn tự giác quán, không trụ là chân mà chẳng phải thiện. Bấy giờ, lại học Định Thánh hạnh dừng tâm, tức là cộng niệm xứ. Y kinh tức là Tùy tức dừng tâm. Đây biết A-na (quán) thở ra thở vào, dài biết dài, ngắn biết ngắn; Trước tiên trị giác quán phát tịnh căn bản, thông sáng đặc biệt, v.v… trong sạch như mở kho thấy lúa thóc. Kinh nói: Lại có phạm hạnh là thấy ba mươi sáu vật trong thân, là tu thật quán niệm xứ. Kế đó, quán bất tịnh trị tham dục. Kinh nói: Lại có Thánh hạnh là trừ bỏ da thịt, quán kỹ xương trắng trong mỗi đốt có ngã hay chăng? Lúc quán như thế liền thấy trong xương có các màu xanh vàng đỏ trắng là bối xả định tướng cõi Dục, bốn sắc chuyển sáng, tâm hợp với mầu xanh nên tất cả đều xanh. Những mầu khác cũng vậy, là tướng của Vị đáo địa. Bấy giờ chẳng hoại nội sắc, chẳng hoại ngoại sắc, trong ngoài đều chẳng diệt sắc tướng. Dùng tâm bất tịnh nầy quán sắc trong ngoài liền thấy tám mầu trong xương trên trán, ánh sáng chói lọi chiếu ra khắp thiên hạ, tức là tướng Sơ thiền giác chi. Thanh văn chỉ có ánh sáng không thấy Phật, Bồ-tát tu niệm Phật nhiều thì thấy Phật, hoặc được nghe nói pháp, tức thuộc về Sơ bối xả sơ thiền; bên trong không sắc tướng.

Dùng tâm bất tịnh nầy quán ngoại sắc: Bên trong diệt xương người, dùng tâm bất tịnh quán ngoại sắc. Ngoại sắc có hai:

Sắc ngoài thân tức là thây chết, v.v…

Xương người phát ra ánh sáng tám mầu là sắc giới ngoại.

“Sở dĩ phải quán” là bỏ cõi Dục dùng gần để ngừa lỗi, nên nội sắc ngoại sắc của cõi Dục đều bất tịnh. Nên nói dùng tâm bất tịnh quán ngoại sắc.

Nếu làm phương tiện của người tu thì tự có pháp quán diệt bỏ xương người. Nay cái gọi là chứng pháp thấy xương người, tự nhiên tiêu mất chẳng thấy, chỉ có tám mầu và bên ngoài bất tịnh nên nói nội vô sắc ngoại quán sắc. Lúc xương người nầy diệt thì có tướng của Vị đáo địa; cùng là Sơ thiền diệt, Nhị thiền nội tịnh khởi. Lúc khởi tám mầu càng sáng theo, xanh vàng đỏ trắng không phải như trước. Cũng có nội tịnh hỷ lạc, nhất tâm. Bốn chi khác nhau căn bản, thông sáng đặc biệt, thuộc về nhị bội xả, nhị thiền.

Tam tịnh bối xả lúc thân tác chứng là tướng Tam thiền. Luận cũ chép: Tam thiền không có thắng xứ, Tứ thiền không có Bối xả. Thích luận nói tịnh bối xả thân tác chứng, Tam thiền khắp thân vui thích là chứng, Tứ thiền không lạc, thân tác chứng chỗ nào? Các nhà luận Thành Thật cộng chung ba thiền làm một tịnh bối xả. Nay cộng hai thiền Tam và Tứ thung dung thành một tịnh bối xả cũng được. Tam thiền thân chứng là cửa đầu tiên của tịnh bối xả, thành tựu ở thiền thứ tư, thứ tứ thiền đầy đủ thắng xứ.

Vì sao nói là Tịnh? Đại luận chép: Duyên tịnh nên tịnh. Tám màu là tịnh. Pháp chưa được luyện không được tịnh. Nay pháp Tam thiền, Tứ thiền khởi lên chạm tám mầu này là duyên tịnh Tam thiền, Tứ thiền, v.v… Đây là sắc cực tịnh của cõi Sắc. Dùng đây làm duyên nên nói là duyên tịnh xúc, tám mầu càng tịnh nên nói duyên tịnh là lạc khắp thân thọ. Nên biết tịnh trong Tam thiền nầy có bốn nghĩa: Ba nghĩa Như lai bối xả trước, tức là duyên tịnh nên tịnh ý này.

Bốn không, Bốn bối xả, Vô sắc không còn có pháp khác, chỉ dùng tâm không, vô tướng để tu. Như phàm phu từ địa địa ái nhiễm, bậc Thánh tâm sâu xa trí tuệ bén nhạy, đi thẳng không trở lại, nên gọi là Bối xả.

Hỏi: Luận cũ nói: Ở đây không có pháp khác, chỉ dùng vô lậu tu. Điều này có thể được. Còn ở trước vì sao không có pháp khác?

Đáp: Không thể chỉ thiền cũ là pháp khác, không thể chỉ Tà thiền, quỷ định, việc ngoại đạo là pháp khác v.v… Nay Tứ thiền được tu nếu không đắc thiền thì quán không thành, dù tu tuy không phát vô lậu cũng gọi là tu Bối xả mà không gọi là giải thoát. Nếu có tập khí cũ phát ra thì đây đâu có ngại gì. Chỉ có một Bối xả Diệt thọ, nếu không được vô lậu thì tu không thành, nên không luận sự phát tập khí cũ.

Chín thứ đệ sư tử siêu vượt, v.v… trong Ba tạng không có phàm phu tu được định này. Đại thừa thì có, v.v…

Kế đến là Đại bất tịnh, cũng gọi là đại bối xả. Vì giả tưởng, sức

chán ghét nhỏ. Nếu giả tưởng chán ghét lớn đều do sở duyên rộng hẹp. Nếu quán xương người bất tịnh trừ bỏ thịt da, hoặc quán một thây, một cặp, thành ấp xóm làng v.v… tất cả chánh báo, nên nói tiểu bất tịnh, tiểu bối xả. Nếu đại bất tịnh thì là y báo, cõi nước, tiền tài, thóc lúa tơ lụa, núi sông, vườn rừng, sông rạch, ao hồ, đất đai, tất cả sắc pháp đều là bất tịnh. Trùng mủ chảy ra hôi tanh nhơ nhớp. Núi như đống mủ, sông biển dơ đục, y phục như da thây chết hôi thúi, thức ăn uống đều như trùng dịch. Đại Kinh nói: Quán canh ngon ngọt tưởng như nước dơ, cơm như đống trùng, nhà như gò mả, đất đai không chỗ nào đáng yêu. Như huyễn thuật gạt người, nay thần thông đắc đạo lý của pháp nên bơ sáp, vàng sắt gặp Ấm thì chảy, gặp lạnh thì kết băng. Phàm phu gặp duyên tịnh thì thành tịnh, gặp duyên bất tịnh liền bất tịnh. Đạt được đạo lý này thì được sự chuyển biến của nó. Vì xưa từng tu được, nay phát tu tập xưa, nên đất đai y báo, chánh báo đều bất tịnh. Sơ học chợt có hưng phế, vài lần tập thành tánh, tự nhiên bất tịnh, thí như dùi lửa phát cháy không chọn củi. Cho đến sông ngòi khô cạn, quán này cũng như vậy. Ban đầu chỉ một thây, hai thây, một hai làng xóm. Nếu thành thế lực lớn, tất cả y báo, chánh báo đều bất tịnh cả. Nên nói là đại bất tịnh quán. Lại, người có phước cảm được sắc thân thanh tịnh, lại người tâm chấp tịnh nặng, cấu uế nhẹ. Phá chấp lớn này đều là bất tịnh, không nên cố chấp, núi sông đất nước mà nói là tịnh. Như Tăng Hộ thấy địa ngục, có một trăm hai mươi lăm chỗ. Thấy mặt đất là thân bị người ta cày, kêu là khổ não. Đây gọi là địa ngục ruộng. Lại thấy thân là cây, các khổ chứa nhóm, cong queo lắt léo như núi như nhà, các pháp sự như quần áo, nhà tắm, v.v… thảy đều chịu khổ. Vì sao? Xưa gặp cảnh sinh tâm dính mắc khởi tâm yêu thích, nay gặp cảnh dơ xấu chịu khổ. Bây giờ, vì chuyển sự ái nhiễm này mà tu quán đại bất tịnh, phá tịnh điên đảo cũng gọi là đại bất tịnh đại bối xả. Nếu là phàm phu tu tám thiền, chỉ từ địa dưới, không trừ địa của mình, còn đệ tử Phật tu có thể trừ địa bên dưới cũng trừ cả địa của mình; chưa phải là vô lậu không thể trừ địa trên. Nếu duyên vô lậu thông thì địa của mình, bên dưới, bên trên đều sẽ trừ hết.

Nếu bên trong quán xương người, bên ngoài quán sắc gọi là Sơ bối xả thuộc về Sơ thiền. Nếu bên trong Vô sắc ngoài quán sắc, tám sắc bên ngoài y báo chánh báo đều bất tịnh thì gọi là Nhị bối xả, thuộc về Nhị thiền. Hai bối xả này theo y báo, chánh báo mà định ra đại, tiểu. Nếu Tam thiền nhập tịnh bối xả thì bất luận. Vì sao? Vì căn bản là Tiểu thì được bất tịnh thành Tiểu bối xả, nếu căn bản là Đại thì thành Đại bối xả. Cho đến Bốn không, Diệt thọ cũng theo như thế, v.v… Nếu theo hai bất tịnh làm thắng xứ, lại nương y báo, chánh báo mà định ra đại, tiểu. Nếu theo nhiều ít, đẹp xấu thành tiểu thắng xứ. Cũng theo y báo, chánh báo, nhiều ít, đẹp xấu thành đại thắng xứ. Sở dĩ tâm chán ghét chưa thể chuyển biến tự tại, thắng xứ lại chưa thuần thục. Một thây ít, hai thây nhiều; mười ít, trăm nhiều; một nước ít, đại thiên nhiều; cơm áo nhiều ít cũng vậy.

Ban đầu chưa thể nhiều, tập ít đã thành liền có thể nhiều. Nay phát trở lại. “Hoặc đẹp hoặc xấu”: Đây là theo hai báo làm đẹp xấu, xinh đẹp, xấu xa; trí tuệ, ngu si; giàu nghèo, sang hèn mà nói về đẹp xấu, đẹp xấu đều bất tịnh, đây cũng là tiểu bất tịnh. Đại thì núi đẹp, núi xấu; nước đẹp, nước xấu; đẹp xấu đều bất tịnh, đây tức là Đại. Kế đó y báo, chánh báo đều xấu, xương người phát ra tám mầu là đẹp. Hai thứ nầy đều bất tịnh mà gọi là đẹp xấu. Đây là thắng xứ thuộc về Sơ thiền.

Nếu trong không sắc, ngoài quán sắc hoặc nhiều hoặc ít, hoặc đẹp hoặc xấu, thắng tri thắng kiến thuộc về Nhị thiền. Tuy không xương người mà ngoài có tám mầu, lại có y báo chánh báo, hoặc nhiều hoặc ít đẹp xấu như trước v.v… “Thắng tri, thắng kiến” là rõ tâm nầy đối với sắc không bị sắc trói buộc. Tâm có thể chuyển sắc nên nói là thắng tri, thắng kiến. Tịnh, bất tịnh v.v… đều ở tâm mình có thể được tự tại quán giải thành tựu nên nói thắng tri thắng kiến. Hành giả lúc quán thắng như thế, chẳng lẽ lại tham luyến ở đời. Thân mình còn chẳng tiếc, thì đâu có tham cái khác? Các bậc hiền Thánh xưa bỏ ngôi báu, nhường nước; dắt trâu rửa tai đều là xưa đã trải qua thành tựu điều này. Nay đối với năm dục không có ý nhiễm nữa. Nếu không được tâm này, tham năm dục sau khi chết. Bốn thắng xứ ở trong Tứ thiền, Tam thiền vị lạc nhiều không thể chuyển biến. Đối với pháp Thanh văn như thế, Bồ-tát há không có thắng xứ hay sao? Đại Luận nói: Xanh vàng đỏ trắng, Anh Lạc nói: Đất, nước, lửa, gió, ở đây cũng không đúng. Trong hữu kiến, tam giả năng sở phá có hai mươi bốn câu phá, sau cũng vậy, chín mươi sáu câu phá ngã kiến. Đó gọi là bốn niệm xứ cho đến tám chánh đạo, là ba mươi bảy phẩm trong phá thuộc kiến. Nên kinh nói: Ta dứt tất cả các kiến trói buộc, v.v…, dùng đao trí tuệ, chặt đứt.

Nếu cọng niệm xứ quán chín tưởng, tám bối, v.v… tất cả thiền cũng gọi là được giải quán chẳng phải thật quán. Ba mươi bảy phẩm kể như trước, Thọ, Tâm, Pháp cũng giống như thế.

Duyên niệm xứ quán trong kiến có tất cả Phật pháp, vô sinh, Bốn đế, giáo lý, danh tự, cú nghĩa thông đạt không trệ ngại, tùy căn tánh ưa thích của chúng sinh mà đối trị cho thích hợp, dùng nghĩa đệ nhất mà nói pháp cho họ nghe, đó là phá thuộc kiến, trong phiền não tu ba loại bốn niệm xứ tướng riêng.

Hỏi: Vì sao Thông giáo nói phi khổ phi lạc là ba mươi bảy phẩm kể ở trước, Thọ, Tâm, Pháp cũng giống như thế. Quả khổ chẳng phải khổ chẳng phải lạc, lẽ ra là lạc?

Đáp: Ở đây có bốn câu, nêu luận chung phi khổ phi lạc. Ở đây khác bốn câu chẳng thể nói của Thông giáo, vì có nhân duyên nên nói phi khổ phi lạc, kết thành khổ vui sinh diệt, là ý của Ba tạng. Nếu phi khổ phi lạc kết thành khổ vui của không khổ không vui thì thuộc về Thông giáo. Tịnh Danh nói năm nghĩa của Ca-chiên-diên:

Năm thọ Ấm thông đạt không, không sinh khởi là nghĩa khổ, kết niệm xứ thọ.

Như quán Bất tịnh trong Đại phẩm, tức là Đại thừa đều không thật có, nên dùng tâm bất tịnh này quán sắc. Tự nghĩ thân ta chưa thoát khỏi pháp này. Chưa khỏi rơi vào ba cõi, còn phải chịu trăm ngàn sinh tử, nên nói chưa thoát pháp này. Dẫn phẩm Quảng Thừa thành niệm xứ Thân.

Các pháp bất sinh bất diệt là nghĩa vô thường, kết thành tâm niệm xứ quán.

Đối với ngã vô ngã mà chẳng hai là nghĩa vô ngã, kết thành pháp niệm xứ quán.

Nếu kết phi thường phi vô thường thành thường; phi cấu phi tịnh kết thành tịnh; phi khổ phi lạc kết thành lạc; phi ngã phi vô ngã kết thành ngã thì thành nghĩa của Biệt giáo. Thường, lạc, ngã, tịnh dứt hoặc, trải qua Biệt giáo mà chứng.

Nếu thực hành phi cấu phi tịnh, soi chiếu cả cấu tịnh, phi khổ phi lạc chiếu soi cả khổ lạc, phi thường phi vô thường chiếu soi cả thường, vô thường, phi ngã phi vô ngã chiếu soi cả ngã vô ngã, kết thành Viên giáo. Viên tâm tu tập chẳng dứt phiền não mà nhập Niết-bàn.

Ở Càn Tuệ địa tu ba loại Bốn niệm xứ tướng chung. Như trong Ba tạng trước phân biệt, nhưng có khác thể như huyễn như hóa, pháp tức không. Đó là vô sinh Bốn niệm xứ tướng chung. Nếu là tướng chung niệm xứ tu thân tức không, tất cả pháp Ấm, nhập, giới cũng giống như thế. Đó là thân niệm xứ. Thọ, Tâm, Pháp cũng giống như thế. Quán vị nầy là niệm xứ tướng chung.

Tu Bốn chánh cần, như ý, căn, lực, giác, đạo ba mươi bảy phẩm. Cộng và duyên niệm xứ cũng giống như thế. Tuy chưa phát Noãn tướng, mà tương tự nước pháp vô lậu. Mà tướng chung quán năm Ấm, trí tuệ sâu xa bén nhạy hơn niệm xứ tướng riêng, cho nên gọi là niệm xứ tướng chung, thuộc Càn tuệ địa ngoại phàm.

Bích chi Ca-la danh mục lớn nhỏ, như trước cũng tu ba thứ niệm xứ mười hai nhân duyên. Vô minh quá khứ chỉ là bất tịnh phiền não. Các hành năm Ấm chỉ là năm Ấm Thiện ác. Từ thức cho đến Thọ là quả báo năm Ấm vô ký. Hoặc thô hoặc tế đều quán như huyễn như hóa. Đó gọi là tánh niệm xứ nhân duyên giác. Cộng và Duyên niệm xứ theo như trước.

Cũng có ba loại Tánh, cộng, duyên; quán ba hạng người Đại, Tiểu.

Bồ-tát phát tâm Bồ-đề, từ bi, thệ nguyện quán, ba loại niệm xứ Thân, Thọ, Tâm, Pháp này. Lúc tu tánh thân, quán thân sắc nầy đều vô sinh như huyễn, như hóa có thể phát các pháp Noãn, Đảnh, v.v… thành tựu năm dừng tâm.

Bốn niệm xứ tướng chung của Biệt giáo gọi là Phục nhẫn, bốn thiện căn gọi là Nhu thuận nhẫn. Tám nhân địa phát chân dứt kết gọi là Vô sinh nhẫn. Tu-đà-hoàn gọi là quả Vô sinh pháp nhẫn. Tư-đà-hàm gọi là Du hý thần thông. A-na-hàm gọi là Ly dục thanh tịnh. A-la-hán gọi là Dĩ biện địa. Bát địa gọi là Bích-chi-phật địa. Cửu địa gọi là Bồ-tát địa, Thập địa gọi là Phật địa.

Tánh niệm xứ quán thành công, phá hoặc chung kiến, tư giới nội được nhất thiết trí, bằng với A-la-hán.

Bát địa tu giới nội đạo chủng trí, phá giới nội trần sa, vô tri là cộng niệm xứ.

Cửu địa trở lên học Nhất thiết chủng trí là Duyên niệm xứ.

Thập địa nên biết là bằng như Phật. Phật là Phật của Thông giáo, thành tựu bốn khô, trang nghiêm Song thọ, nên nói Bốn niệm xứ ngồi đạo tràng, dứt thông hoặc, chánh tập dứt, thấy được lý thiên chân. Đối với Nhị đế quán chiếu thuần thục, đó là ngồi đạo tràng.

Bát Niết-bàn là hai loại Niết-bàn hữu dư và vô dư.

Xoay bánh xe pháp là xoay bánh xe pháp thiên chân Vô sinh của Thông giáo khiến tất cả chúng sinh đồng nhập pháp tánh thiên chân, chẳng phải pháp tánh Trung đạo bất không. Kinh Pháp Hoa chép: Chúng ta đồng vào pháp tánh, chẳng thấy Phật tánh. Nhị thừa đều được lý này và có ngồi đạo tràng, xoay bánh xe pháp, mà la-hán chẳng dứt tập khí chỉ là bốn khô, trang nghiêm song thọ. Nhưng ba tạng là quán môn độ vụng, đã vụng mà hiểu Không cũng cạn. Như năm nghĩa của Ca-chiên-diên là thể của Thông giáo, quán môn giả nhập vào Không đã sâu. Ba tạng là sự quán, là sơ sài, Thông giáo là lý quán, là dầy kín. Ba tạng gá sự là ngụy, Thông giáo duyên lý là chân, so đến lúc chứng được chân thì không còn khác nhau.

Sắc là danh, đất nước là thể. Trong đây chỉ nhiều ít chuyển biến không có đẹp xấu. Vì sao? Sắc trong ngoài đều hết, chỉ tám màu tuôn ánh sáng nên không đẹp xấu. Bốn thắng xứ ở trong thiền thứ tư. Mười nhất thiết xứ cũng ở trong Tứ thiền. Sơ thiền giác quán nhiều, Nhị thiền hỷ động, Tam thiền lạc động không được rộng tất cả chỗ. Chỉ đây không động niệm tuệ thì sẽ khắp tất cả chỗ, dùng một mầu xanh khắp mười phương đều xanh. Các màu khác cũng giống như thế. “Như tất cả nhập” là nhập một mầu xanh vào một mầu vàng khắp tất cả chỗ. Một mầu vàng nhập vào mầu xanh cũng khắp tất cả chỗ mà xanh vàng chẳng mất. Các mầu khác nhập vào nhau cũng giống như thế, là tất cả nhập. Đây là tám mầu từ nội tâm phát ra khắp tất cả chỗ.

Vì sao nói lấy ít lá cây làm duyên khắp tất cả chỗ? Nếu nội tâm không có năng lực này thì ngoài chẳng thể khắp. Chẳng nên lấy sắc bên ngoài làm duyên. Đại Luận lấy hoa Ưu-bát-la là vì người không hiểu, phải mượn bên ngoài để dụ cho bên trong, chẳng thể cho dụ là đúng, cũng có nghĩa này. Nếu sáng suốt trong quán không xương người, không phát ra tám màu, lúc ấy tu tám giải thoát thì mượn ngoài làm duyên có thể được. Nay chẳng hoại pháp người có tám mầu tự không chịu dùng, lấy lá cây bên ngoài, ở đây không thành nghĩa, nay không dùng đến, v.v…

III. NÓI VỀ BỒ TÁT TU DUYÊN NIỆM XỨ:

Đối với y báo, chánh báo chuyển biến tự tại đủ các ba-la-mật. Tâm san tham đã phá, còn không tiếc thân mạng đâu được vì thân mà tham cầu vật của người khác, đó gọi là bố thí (đàn). Lúc được quán này chẳng hề vì y báo, chánh báo nầy mà trộm cắp, giết hại, nói dối, gây nguy hiểm cho người để mình an ổn, tâm theo lý mà hành gọi là giới (thi). Nếu bị người xúc phạm mình không sinh tức giận, phát ngôn, động thân, miệng báo thù thêm gọi là nhẫn nhục, không hề nương bất tịnh nầy mà sinh sân, lười biếng buông lung, mê đắm, túng tình để mình bị uế tạp, đó là tinh tấn. Phương tiện khéo léo, tâm tùy chỗ được, chỗ quán điều hòa, niệm tuệ hiện tiền. Thành bất tịnh, bối xả, thắng xứ, thần thông biến hóa, nguyện trí huân tu, duy trì các thiền ở trong đó chuyển biến được thành Tam-muội, trăm ngàn biến hóa, tất cả đạo, tất cả định 20 đều ở tại thiền nầy mà được đầy đủ, gọi là Thiền. Lúc quán như thế, Thân, Thọ, Tâm, Pháp chẳng phải nhân chẳng phải quả, chẳng phải thế gian, xuất thế gian, như khổ – tập – diệt – đạo đều là bất tịnh. Năng quán sở quán, tất cả các pháp đều chẳng thật có, không có gì cả, rốt ráo thanh tịnh không một pháp thật có, chẳng sinh chẳng diệt gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Đó gọi là ở trong thắng xứ chuyển biến làm tất cả pháp môn. Tâm nầy định nên tùy ý tự tại, quán thắng xứ hễ thực hành pháp nào thì thành tựu pháp đó, như ngựa hay có thể phá trận trước, lại có thể điều phục chế ngự ngựa của địch, muốn đi muốn đứng, xoay chuyển tự tại, thực hành các pháp môn cũng giống như thế, không thể cùng tận. Đó là Bồ-tát đối với bốn niệm xứ tu thắng xứ quán. Trong quán rộng tu các pháp, đều đối với thắng xứ tu tập. Nếu lúc phát sinh thiện căn đời trước, thì ở trong thắng xứ phát. Lúc ấy quán tịnh không có ma nhập vào phá hoại pháp nầy. Vì sao? Vì tâm được tự tại không chướng ngại nên thực hành ở tâm, tâm là thầy sai khiến ma, ma không thể phá tâm. Người thực hành bốn Tam-muội phần nhiều chuyển nhập vào năm loại địa vị Phật tử, nhập ngay vào địa vị Năm phẩm Phật tử. Vì sao? Vì đều là năng lực giúp đạo rất lớn, là liều thuốc giúp nhiều cho sự mở cửa xuống ao mát mẻ. Đây là thiền quán phát tướng. Như chín định thứ đệ, Sư tử siêu vượt, v.v… Có hai địa vị nương Tạng giáo. Người A-na-hàm được vô lậu, tâm địa điều hòa mềm mỏng mới có thể tu chín định, phàm phu không tu được.

Người Đại thừa tu tập, như phát tâm cả hai không khác. Bồ-tát Biệt giáo, tu tập từng thứ riêng khác nhưng không chấp chứng. Nếu theo kinh thì trước hết có trì giới đối với sổ tức, kế đó có quán bất tịnh, giữa mỗi tiết tìm ngã chẳng được, tức đối với giới phương tiện, trong ánh sáng thấy Phật tức là thuốc niệm Phật dừng tâm. Đây là tánh niệm xứ đối với bốn dừng tâm. Kế nữa tu duyên niệm xứ quán, học bốn tâm vô lượng, tu pháp duyên từ định rõ ràng, khai phát pháp quán vô ngã chẳng thật có nên thuộc về giới phương tiện.

Quán bốn tâm vô lượng, nói chung từ bi đầu đuôi đều có vô duyên, tức lấy thật tướng làm từ. Từ tức Như lai, từ tức giải thoát, từ tức pháp thân. Đây chính là lý thật tướng, từ vô duyên, chẳng tu lòng từ duyên pháp chúng sinh, chẳng tu sự từ duyên pháp chúng sinh. Chính tu đại từ vô duyên, sự từ tự phát, cần phải hiểu biết.

Cái gọi là “sự từ” là chúng sinh duyên từ phát. Có hai nghĩa: Một là phát lòng từ này để huân tập định. Pháp định càng sâu, do đây từ định liền phát căn bản. Hai là hoặc trước được cõi Dục, hoặc được Vị đáo địa, hoặc được Căn bản, ở trong Căn bản có từ, cũng nói phát lòng từ nầy, tất cả chúng sinh được tướng của lạc, không oán trách, không não phiền, vui vẻ vừa lòng thích ý. Hoặc được lạc trong loài người hoặc được lạc cõi trời. Nếu tu được từ định rõ ràng tưởng được lạc, không một chúng sinh nào không được lạc. Đây gọi là từ tâm định. Nhưng định duyên chúng sinh nầy có ba loại: Nếu duyên người thân được lạc gọi là rộng, duyên người thường được lạc gọi là lớn, duyên người oán được lạc bằng với người thân gọi là vô lượng. Lại nữa, duyên chúng sinh một phương được lạc gọi là rộng, duyên bốn phía gọi là Đại, duyên mười phương gọi là Vô lượng. Định nầy có hai: một là chìm ẩn, hai là không chìm ẩn.

Nếu duyên chúng sinh được lạc, trong tâm trong sáng quyết định được chỗ duyên, thật chẳng phải thấy chúng sinh nầy được thọ ở lạc, chỉ tưởng mà thôi, đó là trong không chìm ẩn mà ngoài chìm ẩn.

Tự có nội tâm sáng sạch tạo được tưởng lạc mà mười phương chúng sinh được duyên bên ngoài, rõ ràng thấy họ được lạc, hoặc được trong loài người, hoặc được trên cõi trời, tướng ấy rõ ràng, thì gọi là trong ngoài không chìm ẩn.

Nếu trong Từ định thấy ba hạng người được tướng lạc này rồi, mới lại phát năm chi căn bản. Năm chi công đức hơn gấp bội căn bản. Như đường cát, đường phèn hòa với nước đâu có cách lạnh riêng?

Bi, hỷ, xả gá vào định mà khởi cũng giống như thế. Bồ-tát tu thiền định này năng lực tư duy bên trong mạnh nên trụ Kham Nhẫn địa. Trong địa vị Thập Tín, không điều gì chẳng làm. Nên Ca-diếp hỏi: Bồ-tát có duyên được phá giới chăng? Đáp: Có duyên thì được. Như Tiên-dự giết năm trăm người, ban cho trống cam lộ được thọ mười kiếp, cho đến làm chúng sinh địa ngục, v.v…

Tiếp theo, tánh cộng niệm xứ: hợp tu Bốn đế sinh diệt điều tâm quán xét Bốn đế vô sinh giúp đỡ hàng phục kiến hoặc, đến lúc dứt kiến lại dùng Tứ đế vô sinh để dứt. Nên Đại kinh chép: Khổ là tướng ép ngặt; Tập là tướng năng sinh; Diệt là tướng vắng lặng; Đạo là tướng Đại thừa.

Như trong Ba Tạng, phải có thiền để giúp hàng phục kiến hoặc, thì pháp Noãn mới phát được, nay cũng giống như thế, Bồ-tát biết hoặc chướng nầy sâu nặng, chẳng thể dứt ngay, phải mượn phương tiện sinh diệt phát pháp Thập Trụ noãn.

Hỏi: Trong Thập trụ, Thập Tín có lui sụt không?

Đáp: Kinh nói lục tâm lùi còn Thất tâm không lùi.

Hỏi: Biệt giáo chỉ dùng giới này có khác với Thanh văn không?

Đáp: Tuy đồng mà khác. Giới Bồ-tát đầy đủ năm chi và làm rốt ráo các ba-la-mật. Nhị thừa không thể rốt ráo. Hoặc thân và trí cùng mất, nhập vào vô dư, dứt mất như tro nguội.

Hỏi: Còn thiền thì sao?

Đáp: Trong pháp Thanh văn dứt cõi Dục mới được tu Sơ thiền, Bồ-tát thì không như thế. Ở Thập Tín tu Cộng niệm xứ quán, học Bối xả, an nhẫn thành tựu. Vì chúng sinh mà tu tất cả, giữ gìn chánh pháp. Sợ đạo Nhị thừa như người tiếc thân mạng, Nhị thừa đâu thể như thế. Kinh nói: Mười pháp làm đạo: một Tín có mười, thập Tín có trăm. Cho đến thập địa chỉ là mười pháp. Nhưng một lần nhận là chẳng mất, người hơn được tên. Bốn niệm xứ cũng giống như thế. Chỉ là quán giải càng sâu, tên càng hơn. Tức là địa vị Sơ thiền, càn Tuệ địa của Biệt giáo.

Hỏi: Thập Tín này và Thập Tín của Viên giáo thế nào?

Đáp: Viên giáo hàng phục vô minh, kiến tư tự hết. Sáu căn thanh tịnh đều có thể dùng lẫn nhau. Nên nói bao nhiêu loại một lúc đều biết cả. Thân như gương sáng sạch hiện các sắc tượng. Chỉ riêng mình tự sáng rõ, người khác không thấy được.

Hỏi: Mười quán của Biệt giáo và Thông giáo ra sao?

Đáp: Thông giáo dùng mười pháp truyền truyền đơn sơ. Như mười pháp của Tạng giáo, chỉ phá ngoại đạo thành người Ba thừa. Người ngoài không biết chỗ hành của người pháp Noãn, huống chi có mười pháp. Mười pháp của Thông giáo khác với Tạng giáo. Hậu tâm của Tạng giáo cũng không biết Sơ tâm của Thông giáo, sơ tâm của Thông giáo cũng không biết sơ tâm của Biệt giáo, huống chi là hậu tâm.

Mười pháp của Biệt giáo khác là:

Khéo biết chánh nhân duyên, cảnh của vô minh Phật tánh. Thông giáo chỉ biết chân đế vô sinh, cảnh huyễn hóa.

Chân chánh phát chân chánh, Tứ Thánh đế vô lượng, tâm cầu quả Phật thường trụ, có thể độ pháp giới chúng sinh. Thông giáo chỉ phát tâm duyên tứ chân vô sinh, khiến được Niết-bàn hữu dư, độ chúng sinh giới nội.

Chỉ quán điều hòa thích hợp: Chỉ thành tất cả thiền, quán thành nhất thiết chủng trí. Thông giáo chỉ chung Ba thừa cộng chỉ quán, nguyện trí Đảnh thiền.

Phá pháp khắp: Phá pháp nội giới, ngoại giới, lần lượt khắp. Thông giáo chỉ phá khắp giới nội nhị đế.

Khéo biết thông bít: Như lai tạng hiển là thông, giữ tướng trần sa chướng ngăn là bít. Thông giáo chỉ theo kiến ái của Tứ đế mà nói về thông bít.

Ba mươi bảy đạo phẩm điều hòa thích hợp: Đại Kinh nói: Tu vô lượng ba mươi bảy phẩm là nhân Đại Niết-bàn. Thông giáo chỉ là thiên chân, nhân của tiểu Niết-bàn.

Khéo tu trợ đạo: Tu mười ba-la-mật, tất cả muôn hạnh, Hằng sa Phật pháp, mở ba cửa giải thoát. Thông giáo chỉ mở Tứ đế, giúp cho ba cửa giải thoát.

Khéo biết năm mươi hai địa, bảy vị, rộng lược đều biết. Thông giáo chỉ Ba thừa cộng mười vị.

An nhẫn hai giặc, cứng cỏi mềm dịu: Nhẫn pháp giới chúng sinh, hai mươi lăm hữu, cứng mềm của Có và Không. Thông giáo chỉ nhẫn ái kiến là cứng mềm.

Thuận đạo pháp, ái chẳng sinh: Đối với Đại Niết-bàn chẳng sinh tham đắm, huống chi là tiểu Niết-bàn. Thông tạng giữ quả, yêu thích tiểu Niết-bàn là tham đắm sinh tử.

Phân biệt mười pháp như thế rất khác. Lại đủ mười phen quán môn, vào Thập tín, thành tựu kham nhẫn. Bồ-tát Sơ địa trở lên, vị cũng có thể dùng mười pháp đối với Thập tín. Bồ-tát tu ba loại niệm xứ, phát sinh các cảnh giới, đủ các thứ pháp, hoặc chân hoặc ngụy, hoặc ích hoặc tổn, chẳng ngoài mười. Mười là Ấm, giới, nhập, phiền não, bệnh hoạn, nghiệp tướng, ma thiền, kiến mạn, nhị thừa và Bồ-tát. Nay chẳng giải thích, như thế đủ rõ. Nếu không Đảnh đọa thì được nhập Sơ thiền vị.

Hỏi: Sáu tức của Biệt giáo thế nào?

Đáp: Phật tánh Trung đạo là lý tức. Hiểu năm mươi hai địa, văn nghĩa thông suốt vô ngại là Danh tự tức. Thập tín là Quán hành tức. Ba mươi tâm là Tương tự tức, từ lên Sơ địa đến Đẳng giác là Phần chân tức. Diệu giác là Cứu cánh tức.

Quán niệm xứ thứ ba là: Xa duyên Như lai tạng lý, lý này khó rõ mà nhờ phương tiện, chân thật được khai mở. Còn như Tạng giáo và Thông giáo dùng phương pháp thế gian, hạnh thế gian, người có năm loại, bảy loại lấy làm phương tiện. Biệt giáo dùng phương pháp xuất thế, hạnh xuất thế, người có ba mươi tâm v.v… làm phương tiện. Ví như dùi lửa thì nóng trước, cũng như xuống biển trước thấy tướng bằng phẳng. Pháp Hoa dùng vô lậu làm tướng Niết-bàn. Nên biết mượn phân tích là phương tiện của Tạng giáo, mượn thể là phương tiện vô sinh. Tích và thể vô lượng là phương tiện của Biệt giáo. Tánh niệm xứ phương tiện hiển bày tánh niệm xứ chân thật. Phương tiện cộng niệm xứ hiển bày cộng niệm xứ chân thật. Phương tiện duyên niệm xứ hiển bảy duyên niệm xứ chân thật. Sinh diệt, vô sinh diệt vô lượng đều là phương tiện của Biệt giáo. Nếu phương tiện thành có thể xưng tướng lửa, tướng bằng, phương tiện không thành không có nóng, không biển lớn bằng phẳng khó được. Quán này thế nào? Ban đầu dùng năm dừng tâm để ngăn gió phiền não, khéo thành tựu ngay đèn tuệ chiếu rõ Ấm thân bất tịnh, năm thứ nhơ xấu, thọ có trăm lẻ tám đều là khổ. Đã vậy thuận nghịch niệm niệm vô thường, trong thiện không có ngã mà trong ác cũng không có ngã, không thiện không ác thì chỗ nào có ngã. Tướng riêng tướng chung xoay vần tịch nhập Niết-bàn. Lúc quán này thành tựu, khai năm dừng thành Mười tín, cũng gọi là ngoại phàm, cũng gọi là Càn Tuệ địa, cũng gọi là năm Ấm Thiện hữu lậu, có thể hàng phục bốn tịnh điên đảo, v.v… của giới nội, an nhiên chẳng động, Thanh văn chán khổ muốn mau Niết-bàn, Bồ-tát không như thế, bỏ quán Tứ đế sinh diệt, chính tu quán Tứ đế vô sinh. Quán khổ vốn chẳng sinh, chẳng sinh nên chẳng diệt. Chẳng sinh nên chẳng có, chẳng diệt nên chẳng không. Chẳng thường chẳng đoạn, rốt ráo thanh tịnh. Sạch như hư không, khổ còn không có, làm sao có điên đảo? Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như thế. Lúc quán này thành thì tiến vào Thập trụ, nhập lý hiểu tâm gọi là nội phàm, cũng gọi là Noãn pháp, cũng gọi là vừa hữu lậu vừa vô lậu. Theo giới nội gọi là vừa vô lậu, theo giới ngoại gọi là vừa hữu lậu, nên gọi là Tự giải Thập hạnh, Thập hồi hướng. Tự giải vừa lậu vừa vô lậu, đăng địa mới gọi là vô lậu. Chính là dùng tuệ Tứ đế vô sinh dứt kiến – tư giới nội. Nên Đại Kinh nói: Bồ-tát hiểu khổ, không khổ mà có ở Chân, ba đế kia cũng thế. Nên nói nhập lý Bát-nhã gọi là Trụ.

Có hai loại Bát-nhã. Nếu phát Trung đạo là Viên Bát-nhã, nếu phát không là Thiên Bát-nhã. Ở giới nội là chân, ở giới ngoại là giả, cũng gọi là nhất phẩm tương tự trung đạo. Nói về chỗ dứt, dứt giới nội thì hoặc của Thông giáo hết sạch, bằng với Thất địa của Thông giáo, cũng được giới ngoại tương tự tuệ nhãn. Nên Tu-bồ-đề nói: Tôi từ xưa đến nay được tuệ nhãn mà chưa hề được nghe kinh điển như thế, tức là nghĩa này. Lại dứt thượng phẩm trần sa của giới ngoại, lại hàng phục vô minh vẫn còn là Noãn pháp nội phàm. Địa nhân cho năm hạng đệ tử Phật là Tứ quả và Bích-chi-phật, khai năm làm mười, đối với Thập trụ, nay chẳng như thế, Đại Luận nói: Trước ở quả năm Phật tử khen trong loài người, nay vì sao chỉ khen bồ-tát?

Đáp: Thanh văn, các Bồ-tát chưa đắc quả, còn Bồ-tát Đại thừa đắc quả nên chỉ khen Bồ-tát. Nay chẳng dùng năm hạng Phật tử trước để đối Thập trụ. Nếu muốn làm thì lấy năm phẩm đệ tử trong kinh Pháp Hoa, khai ra năm phẩm thành mười để đối Thập tín. Nên kinh Nhân Vương nói: Bồ-tát Thập thiện phát đại tâm, cách xa biển khổ ba cõi. Thập thiện tức Thập tín, Thập tín còn dứt hoặc huống là Thập trụ v.v… nếu muốn tiến lên, nên xả Tứ đế vô sinh, chính tu Tứ đế vô lượng. Vô minh hợp với pháp tánh, khởi lên vô lượng tướng thủ; chiêu cảm vô lượng sinh tử; vô lượng trần sa vời lấy vô lượng quả báo; vô lượng vô minh chịu vô lượng báo thân, thì có sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là Khổ đế; vô lượng thọ Ấm có phiền não đều là Tập đế; vô lượng trí năng quán đều là Đạo đế; vô lượng tập hết, khổ trừ đều là Diệt đế. Vô lượng căn tánh như thế thọ vô lượng phương thuốc, trao phương thuốc vô lượng phương tiện. Vì thế Bồ-tát mà khởi đại bi, phát bốn thệ nguyện rộng lớn; năm Ấm thuộc giới nội, giới ngoại chưa độ, cho đến còn có một chúng sinh đều khiến được độ. Người chưa hiểu kiến, tư, Tứ đế, trần sa, vô minh của Thông giáo và Biệt giáo đều giúp cho hiểu. Người chưa an thiên đạo đều giúp cho được an. Người chưa được nhập Tiểu Niết-bàn đều khiến được nhập. Bốn đức Thường, lạc, ngã, tịnh đầy đủ, lúc tu quán này tiến vào Thập hạnh, theo lý tiến thú mới tu tất cả các hạnh, nên gọi là hạnh, cũng gọi là Đăng đảnh dứt trung phẩm trần sa giới ngoại, được giới ngoại tương tự pháp nhãn, thấy hằng sa Phật pháp tương tự Như lai tạng, v.v… nếu người tiến vào Thập hồi hướng phải bỏ Tứ đế vô lượng, chính quán Tứ đế vô tác. Quán thế nào? Ban đầu từ hữu môn quán Phật tánh, nhưng vô minh nặng nên không thấy. Đại Phẩm nói: Các pháp có như thế, không như thế, cho nên việc này không biết gọi là Vô minh. Vô minh che tâm không thấy Phật tánh. Bốn cửa đều bít lấp, khéo dùng bốn tùy, bốn cửa đều mở. Cửa tuy có bốn, chỉ là pháp môn không hai. Quán vô minh này là từ vô minh sinh hay từ pháp tánh sinh? Kinh Anh Lạc và Địa luận đều giải thích rằng: Từ pháp tánh sinh. Nhiếp Luận chép: Từ vô minh sinh, nương thức A-lại-da khởi. Thức này là vô ký, như đất có vàng và đất. Nương nhiễm như đất, nương tịnh như vàng. Nên nói là Y tha. Thức A-lại-da nương nghiệp sinh nên nói Y tha. Nếu là tha y, sáu thức khởi nghiệp thiện ác, sáu thức diệt, hạt giống nương A-lại-da nhiếp trì được sinh nên gọi tha y. Luận nầy kệ rằng:

Thức này thời vô thỉ, tất cả đều nương tựa…

Người học ba Tạng vặn hỏi người Tiểu thừa rằng: “Trong sáu thức của ông khởi nghiệp thiện ác, sáu thức qua mất, thiện ác lẽ ra nên diệt theo. Nếu diệt thì hiện chẳng được khởi, còn nếu không diệt mất thì Alại-da nương đâu được nhiếp giữ?”

Nay lại nạn hỏi, kệ của ông nói tha y sao ông lại nói nương Alại-da? A-lại-da là vô minh, khách pháp là tha, pháp tánh là gốc. Pháp là tự, nếu pháp tánh là tự, A-lại-da thành tha. Nếu y tha thì chỗ nào có tự? Nếu tha là khách pháp, gọi sáu thức là tha, vì sao không gọi được A-lại-da là tha?

Lại vặn hỏi: Sáu thức nương A-lại-da, sáu thức là tha; A-lại-da nương pháp tánh, A-lại-da cũng là tha v.v… Nếu A-lại-da, tha là tự tánh thì tự tánh lẽ ra là tha. Lúc định như thế, tùy ý kia mà đáp, hoặc tự hoặc tha đều bị phá.

Hỏi: Tất cả thiện ác từ vô minh sinh ra hay từ pháp tánh sinh ra, hay vô minh pháp tánh cộng sinh? Hay lìa vô minh lìa pháp tánh sinh? Pháp tánh sinh là tự sinh; vô minh sinh là tha tánh sinh; vô minh pháp tánh hợp lại nên sinh là cộng tánh sinh; lìa vô minh, lìa pháp tánh sinh là vô nhân sinh.

Các pháp không tự sinh, cũng không từ tha sinh, không cộng, không vô nhân. Cho nên nói Vô sinh. Vô sinh mà nói sinh là giả sinh chẳng phải không sinh, chỉ có danh tự. Danh tự nầy chẳng trụ cũng chẳng không trụ. Danh tự này không thật có, nên vô minh là tự. Pháp tánh là tha cũng làm như thế để phá, v.v…

Sư nói: Tuy bốn câu chẳng lập mà người phần nhiều chấp cộng sinh. Ví như pháp ngủ và tâm ngủ hợp lại, liền sinh ngủ. Ngủ nên có vô lượng việc mộng diễn ra. Vô minh và pháp, tánh hợp sinh vô lượng việc trong sáu đường. Việc trong sáu đường đều từ vô lượng phiền não sinh, lại sinh vô lượng không thể nghĩ bàn trần sa phiền não, khởi vô lượng việc giới ngoại. Bồ-tát tu bốn niệm xứ suy tìm vô lượng phiền não này, vô lượng sự tướng nương vô minh mà khởi. Nếu được vô minh thì được pháp tánh, được pháp tánh nên thấy Phật tánh. Nếu Thông giáo chỉ tìm sáu thức, quán như huyễn như hóa tức không, chỉ chặt bỏ cành nhánh không tìm gốc rễ vô minh, chẳng thấy Như lai tạng. Vì không thấy nên không được vô minh, không được pháp tánh. Không được vô minh, không được pháp tánh nên không thấy Phật tánh. Như tìm mộng được ngủ, không được tâm ngủ vì trong sáu thức quán cạn cợt, chỉ là nghỉ ngơi tạm ở Hóa thành, chẳng thể quán sâu Như lai tạng có Hằng sa Phật pháp. Bồ-tát quán sâu Như lai tạng phá vô lượng tướng thủ, phá vô lượng trần sa, phá vô lượng vô minh, phá vô lượng thân tướng, phá vô lượng thọ tướng, vô lượng tâm tướng, vô lượng pháp tướng, biết vô lượng tướng bệnh, biết vô lượng thuốc. Lúc thực hành quán này liền nhập vào Thập hồi hướng; hồi nhân hướng quả, hồi sự hướng lý, hồi mình giúp người nên gọi là Hồi hướng. Vị này chính là tâm cuối cùng của giải hạnh. Hoặc thô đã tiêu dung, trí tuệ tương tự Trung đạo thanh tịnh, đoạn hạ phẩm trần sa giới ngoại, hàng phục vô minh càng mạnh, như nhắm núi hướng đến trước dần dần dễ thấy, tương tự Trung đạo thấy Hằng sa Phật pháp, dứt Hằng sa phiền não. Nhập tương tự là tự hành, xuất giới giả là hóa tha (giáo hóa người khác). Địa Trì giải thích tự tánh thiền là vị của ba mươi tâm, chưa đến Sơ địa. Đại Kinh nói người mới nương còn đủ tánh phiền não, có thể biết tạng bí mật cùa Như lai, chưa được chỗ trụ thứ hai, thứ ba, chính là vị ba mươi tâm. Lại nữa, Địa Trì nói ba mươi tâm có ba phần: 1. Quán phần, 2. Chỉ phần, 3. Hai phần đồng loại. Chính là trong đạo phương tiện trước khi đăng địa. Tu ba thứ niệm xứ: Quán phần là tu Tánh niệm xứ, Chỉ phần là tu Cộng niệm xứ, Hai phần đồng loại là tu Duyên niệm xứ, tương tự Trung đạo quán. Trong khoảng một sát-na, chân giải khai phát, lên Sơ địa, dứt một phẩm vô minh, được một phần Tứ đế Vô tác, hiểu năm hạnh thành tựu các công đức tròn đầy. Hoặc Thông giáo đối vị: Trong mỗi vị đều có ba thứ niệm xứ. Hoặc Biệt giáo đối: Thập trụ tu quán Tánh niệm xứ; Thập hạnh tu quán Cộng niệm xứ; Thập hồi hướng hồi biệt hướng viên tu quán Duyên niệm xứ. Đến Sơ địa, ba thứ niệm xứ phân chia thành tựu. Hoặc đối với Đại phẩm: Muốn dùng tuệ đạo, nên học Bát-nhã đối Thập Trụ, vị tánh niệm xứ. Muốn dùng tuệ đạo, đầy đủ đạo chủng tuệ đối Thập hạnh, vị cọng niệm xứ. Muốn dùng Nhất thiết trí, đầy đủ Nhất thiết chủng trí đối vị Thập địa. Qua một lần như thế, nếu lúc đăng địa Trung đạo hiển bày, chân tánh pháp thân từng phần thành tựu Nhất thiết thiền. Nhất thiết thiền có ba:

  1. Hiện pháp lạc thiền.
  2. Xuất sinh Tam-muội thiền.
  3. Lợi ích chúng sinh thiền.

Lúc lên Sơ địa, danh vị đều chuyển. Quán phần chuyển gọi là Hiện pháp lạc thiền, sinh ra mười lực chủng tánh, tam-ma-bát-đề phá vô minh. Pháp thân hiển bày Phật tánh. Một pháp giới là tất cả pháp giới, tất cả pháp giới là một pháp giới; không phải một, không phải tất cả. Nhị đế tự tại, có thể thành Phật ở trăm cõi Phật, Chư Phật che chở cho; có thể nói pháp cho Bồ-tát Thập địa. Bồ-tát chẳng xét kỹ cho là chân cực. Trong kinh Pháp Hoa, Phật che chở hàng Thanh văn vì Bồ-tát nói pháp: Các Phật tử theo ta nghe pháp, được Phật thọ ký, ông ở đời sau sẽ được thành Phật. Các Thanh văn còn như thế, huống chi là che chở các Bồ-tát, sắc tâm thần thông, tướng tốt sáng chói, động trời động đất hình thể và tiếng nói cả hai đều lợi ích. Pháp nhãn mở sáng biết căn tánh chúng sinh, có cơ duyên liền cảm ứng, phân biệt khéo léo, giống như hư không chẳng thể cùng tận. Người nghe nói pháp đều được đắc quả. Đây là quán phần cũng là quán trong thân, lý pháp tánh hiển rõ gọi là năng lực của Tánh niệm xứ.

Chỉ phần chuyển: Gọi là Xuất sinh Tam-muội thiền, sinh ra một trăm lẻ tám Tam-muội, hiện khắp sắc thân gọi là Tam-muội vương, tất cả Tam-muội đều nhập vào đây, trụ Thủ-lăng-nghiêm tu trị, tâm giống như hư không; có thể một pháp môn thành tất cả pháp môn, tất cả pháp môn thành một pháp môn, chẳng phải một, chẳng phải tất cả, vô ngại tự tại, phá vô minh hiển bày ngã tánh chân thật, mười ba-la-mật, các môn đà-la-ni, việc trong biển lý Như lai tạng đều hiển rõ. Hoặc giáo hóa chúng sinh, tạm mượn tên gọi, nói các thứ năm Ấm, phá các thứ điên đảo; nói các thứ thuốc pháp, phá các thứ bệnh; làm vô thượng y vương, ứng bệnh cho thuốc, giúp được bình phục, đều khiến ngộ nhập chánh vị của Bồ-tát. Đó gọi là Đàn ba-la-mật, bố thí cho chúng sinh. Nên Kinh nói: Có pháp môn tên Vô Tận Đăng tức là ý nầy. Chín ba-la-mật sau cũng như thế. Kia giải mười ba-la-mật đối với Thập địa. Sơ địa, Đàn ba-la-mật viên mãn chỉ là y cứ theo vị. Ngay ở trong thiền tu, đủ trăm ba-la-mật quán pháp giới, thần thông chiếu khắp tất cả chúng sinh trong pháp giới. Chúng sinh nhờ ánh sáng, tội cấu phiền não đều được dứt trừ, đó là Chỉ phần, cũng là năng lực của Cộng niệm xứ v.v…

Hai phần đồng loại, dùng tu quán Duyên niệm xứ được pháp giới duyên khởi, dùng từ bi vô duyên để tu thân, theo căn cơ được một thân Như lai làm vô lượng thân, vô lượng thân làm một thân, chẳng phải một, chẳng phải vô lượng, có khả năng tự tại hiện hình mười pháp giới, ứng hiện khắp nơi chỉ đồng một năm Ấm, dụng có mạnh yếu. Sức giới nội yếu chỉ thấy thiên chân, sức giới ngoại mạnh, có thể thấy viên mãn. Bây giờ ba loại niệm xứ đầy đủ ba đức: Tánh niệm xứ hiển thành pháp thân, Cộng niệm xứ hiển bày gọi là Ma-ha Bát-nhã, Duyên niệm xứ hiển bày gọi là Giải thoát. Nghĩa là chỗ hàng phục chúng sinh gọi là giải thoát. Hơn nữa, cũng dùng niệm xứ Tánh làm Bát-nhã, niệm xứ Cộng làm Giải thoát, niệm xứ Duyên làm pháp thân. Pháp thân tức pháp tánh, thấy pháp tánh tức thấy Phật tánh, tức được Trung đạo, được Trung đạo tức được Bồ-đề, được Bồ-đề thì được trụ Đại Niết-bàn, tức được pháp giới Chư Phật. Pháp giới tức pháp thân, pháp thân cùng khắp pháp giới nên trụ Đại Niết-bàn. Các thứ thị hiện ba loại niệm xứ gọi là ba điểm chẳng ngang chẳng dọc, là Đại Niết-bàn, được sắc giải thoát, thọ tưởng hành thức, năm loại Niết-bàn, đủ hai mươi đức gọi là Bốn niệm xứ, ngồi đạo tràng, xoay bánh xe pháp, nếu viên mãn là song thọ. Chẳng phải thiên, chẳng phải viên, ở giữa nhập Niết-bàn; các hạnh công đức trang nghiêm gọi là thường, lạc, ngã, tịnh; là khen ngợi thầy thuốc mới, từ phương xa đến hiểu tám thứ thuật. Phương xa là từ đất pháp thân khởi từ bi thệ nguyện đáp ứng chúng sinh. Căn duyên chúng sinh khác nhau, cho nên hiện các thứ thân, nói các thứ pháp. Kinh Pháp Hoa chép: Trưởng giả xông vào nhà lửa vì độ lửa sinh, già, bệnh, chết, lo buồn khổ não, ngu tệ ba độc của chúng sinh, giáo hóa khiến được Tam Bồ-đề, v.v…

Lúc lên Sơ địa, được hai mươi lăm Tam-muội gồm mười phen phá hai mươi lăm hữu, phá hai mươi lăm không, phá hai mươi lăm vô minh, được địa vô úy, chẳng sợ ba ác bốn nẻo bên hữu, chẳng sợ Thanh văn, Duyên giác bên vô, chẳng sợ oai đức đại chúng, hai bên ở giữa đều chẳng sợ, vì tu Tánh niệm xứ. Được tự tánh địa, nếu đến địa ngục chẳng chịu những thứ khổ dữ dội nát thân; đến tất cả nơi không có tất cả khổ, có thể nhét Tu-di vào hạt cải, hạt cải chứa Tu-di, rót đầy bốn bể vào lỗ chân lông, một lỗ chân lông trong biển, do năng lực tu Cộng niệm xứ v.v… Được hai mươi lăm Tam-muội, tất cả Tam-muội đều nhập vào đó, tất cả sự, tất cả lý, đều không chỗ sợ, đều tự tại, đều gọi là Tam-muội Vương, vì vốn tu Duyên niệm xứ. Sơ địa đã như thế, từ Nhị địa cho đến Diệu giác có thể biết, chẳng cần nói thêm. Nên biết bốn niệm xứ có năng lực công đức lớn như thế, huống chi các pháp môn sau ư? Người có mắt có ý, tự nên ưa thích, đâu cần dặn dò.

Pages: 1 2 3 4