TỨ NIỆM XỨ

SỐ 1918

QUYỂN 04

Đại sư Trí Giả ở chùa Tu Thiền Núi Thiên Thai đời Tùy thuyết giảng.
Đệ tử là Chương An Quán Đảnh ghi

Bốn niệm xứ của Viên giáo

  • Đại ý
  • Dừng tâm
  • Niệm xứ

I. ĐẠI Ý:

Chia ra bốn môn v.v… hoặc nói hoặc hành, phần nhiều dùng môn phi hữu phi vô v.v… pháp còn lại rất dễ biết. Biệt và Viên phải giải thích.

a- Minh vị có cao thấp b- Minh pháp thiên hay viên c- Minh đoạn và bất đoạn d- Minh đủ và chẳng đủ e- Minh thông và chẳng thông a. Vị cao thấp:

  • Thập Tín của Biệt giáo hàng phục kiến-tư giới nội.
  • Thập Trụ dứt kiến-tư giới nội, lại dứt thượng phẩm trần sa giới ngoại.
  • Thập Hạnh dứt trung phẩm trần sa.
  • Thập Hồi Hướng dứt hạ phẩm trần sa và hàng phục vô minh.
  • Lên Sơ Địa thấy Trung đạo dứt vô minh.
  • Cho đến Đẳng giác, Diệu giác dứt vô minh hết sạch.

Viên giáo ban đầu có năm phẩm đệ tử gọi là ngoại phàm. Thập Tín gọi là nội phàm đều viên phục vô minh mà kiến tư giới nội tự nhiên dứt sạch. Như lửa đốt sắt, sắt tuy chưa chảy, bụi bẩn khử trước. Chính tuệ quán vô minh, vô minh chưa trừ, kiến-tư hết trước. Nếu lên Sơ trụ dứt một phẩm vô minh, cho đến Thập trụ dứt mười phẩm vô minh bằng với Thập địa của Biệt giáo. Nếu lên Sơ hạnh thì bằng với Diệu giác của Biệt giáo. Nếu lên Tam hạnh thì dứt sở hữu trí, người Biệt giáo không biết tên gọi này huống chi là biết pháp. Tứ hạnh cho đến Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, dứt sở hữu trí đều chẳng phải cảnh giới, chỉ biết mười hai phẩm dứt vô minh là quả cùng tột của nhà mình, chẳng biết là hạ nhân của nhà kia. Ví như trộn ngói gạch làm nền, dùng báu vàng trang trí lên, chẳng lẽ từ nền đến nóc đều chất kim cương? Chẳng những cao thấp có khác mà cũng khác biệt giữa quý báu và không quý báu. Pháp thuyết thí dụ đơn giản rõ ràng, không nên nghi ngờ.

  1. Pháp thiên-viên:

Giống như Tiểu thừa dứt hoặc của Thông giáo mà không trừ hoặc của Biệt giáo, nghe Chân-sa-la đàn cầm, Ca-diếp đứng lên múa may, Thiên-quán hỏi: Bậc kỳ lão giải thoát vì sao lại như thế? Ca-diếp trả lời: Hoặc của Thanh văn tôi đã dứt. Đây là công đức thắng diệu của Bồtát nên tôi đối với việc nầy không thể tự an. Như gió bốn phương không làm động núi Tu-di, nhưng gió Tỳ-lam thổi đến thì nát bét như cỏ mục. Nên biết Thanh văn biết Thông mà không thể biết Biệt, năng lực vô lậu yếu không thể tự an. Sơ tâm Biệt giáo chỉ hàng phục kiến-tư. Địa Tiền chỉ dứt kiến tư giới nội. Đăng địa hàng phục vô minh từng phần, dứt vô minh từng phần. Đây là thiên đoạn chẳng phải Viên phục. Nếu tạo giới nội, thì Biệt giáo nói: Đăng địa dứt kiến hoặc của Biệt giáo, từ Nhị địa đến Lục địa dứt tư hoặc cõi Dục của Biệt giáo; Thất địa dứt tư hoặc cõi Sắc, cõi Vô Sắc của Biệt giáo. Đây cũng là nghĩa thiên đoạn. Lại người tạo nghĩa sáu trần không thể nghĩ bàn, nhập vô lượng thiền, tạo vô ký biến hóa sắc trụ, lại nhập lực thiền xả, lại nhập lực thiền khởi, lại nhập lực thiền vô lượng trăm ngàn ức kiếp, tu trở lại việc phàm phu. Đến Bát địa trở lên, vẫn là quả báo cõi Vô Sắc, sáu trần không thể nghĩ bàn. Vì sao biết được? Địa Trì giải thích: Đẳng giác Vô Cấu địa mới được lìa kiến, thấy thanh tịnh thiền, nên biết lìa hoặc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, đến Đẳng giác mới hết, mới là nghĩa Viên. Nếu Bát địa mới lìa quả báo cõi vô sắc là nghĩa thiên đoạn. Nên Đại Kinh chép: Thập địa bị hoặc của bánh xe vô ngã chuyển. Vô ngã chỉ là kiến hoặc. Nếu kiến hoặc dứt trước không nên đến Vô cấu địa. Nếu thấy đến Vô cấu địa là nghĩa Viên. Lấy đây mà suy, thiên đoạn là ý của Biệt giáo. Viên đoạn hoặc bắt đầu từ nội ngoại phàm tức viên phục hoặc trong ba cõi. Sơ trụ tức viên đoạn vô minh. Từ Nhị địa đến Đẳng giác đều viên đoạn vô minh. Lấy đây mà suy, Viên và Biệt đoạn sẽ rõ.

2. Dứt, chẳng dứt:

Biệt giáo chỉ nói về dứt, chẳng nói không dứt. Viên giáo có đủ hai nghĩa. Nếu giáo đạo nói dứt, chứng đạo chẳng dứt, ví như Tiểu thừa phương tiện nói dứt chứng, chân thật chẳng nói dứt hay không dứt. Nay cũng như thế. Nếu không thể nghĩ bàn quán nội, chẳng thấy có phiền não, chẳng thấy dứt phiền não, tánh chẳng chướng Bồ-đề, Bồ-đề chẳng chướng phiền não, phiền não tức Bồ-đề, Bồ-đề tức phiền não. Nên kinh Tịnh Danh chép: Phật vì người tăng thượng mạn nói dứt dâm-nộ-si gọi là giải thoát. Người không tăng thượng mạn thì tánh dâm – nộ – si tức là giải thoát. Kinh Vô Hạnh chép: Dâm nộ tức là Đạo. Lại nói: sáu mươi hai kiến là hạt giống Như lai, ngay sáu căn sáu trần mà không hạn ngại. Chỉ trong mắt thấy sắc cũng trong mắt nhập vào ba môn giải thoát. Hoa Nghiêm nói mười nhãn cho đến sáu căn đều sáng, ở trong một hạt bụi có đủ Chư Phật mười phương ba đời, tám tướng thành đạo, xoay chuyển bánh xe pháp, độ chúng sinh đều chẳng dứt mà rõ ràng.

3. Đủ – chẳng đủ:

Nếu chỉ làm một pháp, không làm tất cả pháp. Đây là ý của Biệt giáo. Nếu một pháp mà tất cả pháp thú hướng; tất cả thú hướng này, ngay thú hướng còn chẳng thật có, huống là có thú và chẳng phải thú. Một tức là pháp tánh, pháp tánh tức pháp giới, không một pháp nào nằm ngoài pháp giới. Nếu có một pháp nào hơn Niết-bàn, ta cũng nói pháp đó như huyễn như hóa. Nên biết một pháp đủ tất cả pháp, tức là ý của Viên giáo.

4. Các công đức chung và chẳng chung:

Nếu ý của Biệt giáo thì chỉ một địa không liên quan đến địa khác. Nếu ý của Viên giáo thì một địa đủ tất cả các địa. Nên Đại Phẩm nói: Nếu nghe tự môn A thì hiểu tất cả nghĩa, quá chữ Trà thì không có chữ để nói. Chữ A đầu tiên đầy đủ bốn mươi mốt chữ, chữ Trà sau cùng cũng đủ bốn mươi mốt chữ. Từ Sơ địa có đủ nghĩa trụ trì, sinh trưởng, gánh vác, đến rốt ráo sau cũng đủ ba nghĩa. Đại luận chép: Có Thỉ nhập, Trung nhập, Chung nhập. Thật là một nhập mà có đầu, giữa và cuối.

Hỏi: Hoặc làm theo ý Viên giáo hay phán định hao đế không thể nghĩ bàn?

Đáp: Thiên viên đều thông là tướng Thế đế. Chẳng thông chẳng bít là tướng chân đế.

(Xong đại ý)

II. NĂM DỪNG TÂM:

Nói riêng là Năm phẩm.

Ngay sự mà lý tướng này tự bày. Vì sao? Sơ giáo (Tạng) dùng việc đếm hơi thở để dừng tán loạn. Viên giáo dùng tin lý để dứt nghi hoặc. Lại, tin là đầu mối của đạo cho nên tương đương với Sơ phẩm. Lại, tin là mẹ công đức như hơi thở tánh mạng của kia. Lại, tin thuận chẳng động tức là dừng tâm, nên Tín phẩm là dừng tâm thứ nhất.

Sơ giáo dùng quán việc bất tịnh để dừng tham dục. Viên giáo dùng tụng đọc trừ uế nhiễm, nếu chấp vào văn tự thì nhiễm ô pháp tánh, đó là thực hành pháp nhiễm, chẳng phải cầu pháp. Văn tự tánh lìa tức là giải thoát. Giải thoát thanh tịnh là dừng tâm thứ hai.

Sơ giáo dùng Từ để dừng sân. Viên thì dùng Từ nên có nói, nói không giấu diếm không bỏn sẻn, bỏn sẻn thì có che giấu, giận thì không phải tướng Từ. Nên biết từ nên có thể nói là dừng tâm phẩm thứ ba.

Sơ giáo dùng quán nhân duyên để dừng si. Viên dùng sáu độ, độ sáu tệ, tối hết thì sáng sinh, là dừng tâm phẩm thứ tư.

Sơ giáo dùng niệm Phật để dừng ép ngặt. Viên dùng ngay sự làm lý. Lý tức pháp Phật, pháp Phật há chẳng lẽ ép ngặt Phật pháp. Không có năng bức và sở bức, không bức không người bức, không pháp bức là dừng tâm thứ năm.

Nên biết tin sự tức lý, văn tự tức giải thoát, từ tức rộng độ các tệ đến bờ kia, tất cả bình đẳng là năm dừng tâm của Viên giáo. Lấy Năm phẩm làm dừng tâm, nghĩa này đã hiển rõ. Lại nêu thêm bốn hoằng, bốn Tam-muội. Sinh tử khổ đế tức là Niết-bàn, không hai không khác.

Đây thì tin sự thuận lý. Nguồn đạo, mẹ công đức, chưa độ khổ đế khiến độ khổ đế là Sơ dừng tâm. Phiền não tức Bồ-đề không hai không khác. Đó là chưa hiểu Tập đế khiến hiểu Tập đế, tức đọc tụng giải thoát dừng tâm thứ hai, đại bi cứu khổ hai thệ nguyện v.v… Chưa an đạo đế khiến an đạo đế, là dùng lòng từ không tiếc lẫn mà nói pháp, là dừng tâm thứ ba. Chưa nhập diệt đế khiến nhập diệt đế là kiêm hành sáu độ, độ tệ đến bờ kia, là dừng tâm thứ tư, đại từ hưng hai thệ nguyện… Lại chỉ dạy bốn Tam-muội là dừng tâm thứ năm.

Bốn Tam-muội nầy đều tu niệm Phật, phá tội chướng đạo, tự có người sổ tức mà giác quán không thôi, hoặc niệm Phật, hoặc xưng danh hiệu Phật, tức phá giác quán, khoan thai an định. Nên phẩm Phổ Môn chép: Nếu có chúng sinh nặng về tham dục, thường niệm Quan Âm liền xa lìa được, phá vô minh căn bản. Tịnh Danh nói: Một niệm biết tất cả pháp đó là ngồi đạo tràng, đều là pháp môn niệm Phật. Thường đi xuất xứ từ kinh Ban-Chu, Chư Phật đứng ở trước mặt, thấy pháp giới Phật. Thường ngồi xuất xứ từ kinh Văn-thù Vấn Bát-nhã, cột duyên pháp giới, nhất niệm pháp giới mà niệm Phật. Nửa đi nửa ngồi xuất xứ từ Phương đẳng, Pháp Hoa. Làm như thế xong, lại ngồi tư duy pháp thật của Chư Phật. Pháp Hoa chép: Sẽ thành tựu bốn pháp:

Được Chư Phật hộ niệm… Lời này người sơ tâm thực hành, người hành đạo lâu như phẩm “An Lạc Hạnh” nói, thường thích ngồi thiền, ở chỗ nhàn vắng, tu nhiếp tâm mình. Quán tâm vốn không tâm, pháp không trụ pháp, tâm ta tự không, tội phước không có chủ. Sám hối như thế là đại sám hối, v.v…

Chẳng đi chẳng ngồi chung cả bốn pháp: (1) Chung chúng sinh. (2) Chung với các thiện. (3) Chung với các ác, như Hiền giả quân giới, gia nghiệp v.v… chẳng ngại dụng tâm. () Chung với vô ký.

Đi đứng nằm ngồi, nói nín đều là Đại thừa vì không thật có. Người đạt thì hiểu sâu, người mê thì chưa ngộ. Như trong túi có của báu không lấy cho người xem, thì người không thấy. Nay lại điểm đối, mong được siêu nhiên. Trong ba Tạng ở trước dùng sự duyên. Sự là sổ tức, bất tịnh cho đến nhớ nghĩ tướng tốt… Nay thì không như vậy, dùng lý quán duyên. Lý là sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức bồ-đề. Sinh tử là hơi thở, mạng sống của chúng sinh. Niết-bàn là hơi thở, mạng sống của Pháp thân. Tuy không thể đếm mà có thể tán động, sáng lặng đối với đếm hơi thở; phiền não là uế ác tận đáy, Bồ-đề là lý tịnh cực tôn, đối trước hiển sau, nên dùng văn tự giải thoát đối với dùng bất tịnh để dừng tâm. Đại bi thệ nguyện, nhổ bỏ nhân quả khổ, nếu có ngã sở thì tự mình còn không ra khỏi, huống chi là cứu giúp khổ của người. Nếu không ngã sở dùng lòng từ bi tự cứu, cứu người đối trước hiển sau v.v… Đại từ thệ nguyên ban nhân quả vui. Như mười hai nhân duyên si mê còn không tự vui huống chi ban vui cho người. Nay tự không si nên có thể ban vui; đối trước, v.v…

Thực hành bốn Tam-muội đều là niệm Phật, phá tội chướng đạo, trước dạy niệm sinh thân nên có tướng tốt. Nay niệm tướng tốt của Pháp thân, sự lý khác hẳn. Nên nêu bốn Tam-muội làm dừng tâm thứ năm.

Kế tu quán thành năm dừng: Năm dừng trên cầu, trên cầu những gì?

– Tin thuận không thể nghĩ bàn, là thật tứ đế. Tin một niệm đủ mười pháp giới, sinh tử tức khổ đế. Một niệm đủ mười pháp giới, phiền não tức Tập đế, Tập đế tức Bồ-đề, Bồ-đề là Đạo đế, Sinh tử khổ đế tức Niết-bàn là Diệt đế. Bốn điều này chẳng phải bốn, một niệm nầy chẳng phải một mà gọi là Thật đế. Phiền não khắp tất cả chỗ, tất cả chỗ đều là Bồ-đề, bỏ Bồ-đề nầy thì còn chỗ nào là Bồ-đề? Như thế sinh tử khổ đế khắp tất cả chỗ, đều là Niết-bàn, bỏ Niết-bàn nầy thì tìm Niết-bàn ở chỗ nào? Rốt cuộc định dừng tâm. Trên phiền não nầy tìm Bồ-đề, hoàn toàn định dừng tâm. Trên sinh tử này cầu Niết-bàn, tin tức là cầu, không phải cầu gì khác. Đó là tin nhất thật đế thành ở dừng tâm.

Lại, dừng tâm thế nào? Dừng tâm muốn giáo hóa dưới, phải phát tâm chân chính, chúng sinh chẳng biết sinh tử tức Niết-bàn, chưa độ khổ đế. Bồ-tát vì thế khởi thệ nguyện đại bi giúp cho được giải thoát. Đã được giải thoát rồi tức là khiến độ khổ đế. Chúng sinh chưa biết phiền não tức Bồ-đề. Bồ-tát vì thế mà khởi đại bi khiến được giải thoát. Đã được giải thoát rồi tức là khiến độ Tập đế. Nếu chúng sinh hiểu phiền não tức Bồ-đề, tức là an ở Đạo đế. Nếu chúng sinh hiểu sinh tử tức Niếtbàn, tức là được Diệt đế, đó là Bồ-tát dưới hóa độ chúng sinh.

Nói “Chân chánh” là: Kinh Vô Hành chép: Nếu phát tâm cầu Bồđề, người này cách xa Phật như trời với đất. Vì chỉ phát ba tâm Bồ-đề phương tiện. Đây là tâm Bồ-đề ma. Đại Kinh chép: Từ đây về trước, chúng ta đều gọi là người tà kiến. Nếu người nói pháp nầy gọi là thiện tri thức ma. Kinh chép: Niết-bàn là sinh tử, là chỉ tham đắm Niết-bàn ngoại giới, thành sinh tử biến dịch. Kinh nói: Sinh tử tức Niết-bàn là chỉ sinh tử Phần đoạn tức đại Niết-bàn, huống là biến dịch mà chẳng phải Niết-bàn. Dùng tâm Bồ-đề chân chính là giáo hóa chân chính. Đem sự hạ hóa nầy để thành tựu dừng tâm.

Ban đầu gọi là trên cầu, kế gọi là dưới hóa, nương các pháp nào mà hướng trên hướng dưới. Cái gọi là “Khéo tu chỉ quán” sinh tử tức Niết-bàn, Niết-bàn gọi là Chỉ. Dừng tâm tâm tánh gọi là Đại định. Đại Niết-bàn là hang thiền định sâu nên Niết-bàn tức là Chỉ. Quán phiền não tức Bồ-đề tức là quán. Tuệ thật tướng gọi là Nhất thiết Chủng trí. Nhất thiết Chủng trí gọi là Bát-nhã. Pháp Hoa chép: Năng lực định tuệ trang nghiêm tức trên cầu. Dùng đây độ chúng sinh, tức là dưới hóa. Nên biết chỉ quán là pháp để chở. Chuyên chỉ quán này thành tựu ở dừng tâm, đã có thể chở hướng lên hướng xuống, hướng lên đáng đắc quả, hướng xuống đáng được độ. Đã không quả không độ thì có vật gì ngăn ngại? Mà nay không đạt được nên biết phá pháp không khắp.

Nên nghiên cứu sinh tử tức Niết-bàn ngang phá sự bít lấp của mười pháp giới, phiền não tức Bồ-đề, dọc phá bít lấp của mười pháp giới, đường Bồ-đề Niết-bàn tức thông. Nếu không tức là sáu pháp thì làm sao chợt tức là sáu pháp, cho nên phải phá. Không lìa sáu pháp làm sao chợt lìa sáu pháp, cho nên phải phá. Không tức không lìa, đường Bồ-đề thông, lấy đây phá pháp, thành tựu dừng tâm, v.v…

Đã phá pháp khắp, thì lẽ ra hội với lý. Nếu vẫn không hợp thì sẽ xem xét kỹ hơn. Trong tất cả các pháp đều có tánh an vui, sao chợt phá hết, tất cả các pháp đều là lưới ma, sao chợt lấy hết? Phải biết rõ thông bít. Nếu mê sinh tử chẳng phải Niết-bàn, mười pháp giới đều bít. Mê phiền não chẳng phải Bồ-đề. Mười pháp giới cũng bít. Đạt sinh tử tức Niết-bàn, mười pháp giới vắng lặng gọi là thông. Phiền não tức Bồ-đề, mười pháp giới si như hư không chẳng thể cùng tận, già chết như hư không chẳng thể cùng tận, vô minh không thấy đầu thấy cuối, gọi là thông. Như thế khéo biết tướng thông bít của đường hiểm không thể nghĩ bàn để thành dừng tâm, v.v… Đã biết thông bít, thế nào ở trong đường bằng phẳng mà tu? Ở Đạo phẩm, nếu sinh tử thân bất tịnh cho đến tâm vô thường, đây là pháp phân tích (của Tiểu thừa) là bốn đạo phẩm khô. Niết-bàn tức sinh tử là chỉ ý này. Nếu ban đầu tu bất tịnh, sau tu tịnh. Cho đến ban đầu tu vô thường, sau tu thường, đây tức là bốn đạo phẩm tươi, sinh tử thành Niết-bàn là đây. Nếu tức bất tịnh, tức tu phi tịnh phi bất tịnh, cho đến tức vô thường. Đây là không khô không tươi, ở khoảng giữa này nhập Bát Niết-bàn là đây. Nên kinh chép: Từ sơ phát tâm thường quán Niết-bàn, hành đạo đủ trăm câu giải thoát gọi là trăm cân vàng. Phiền não tức Bồ-đề, gọi là Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, tu trị ở tâm giống như hư không, cũng gọi Tam-muội Vương. Đó là khéo tu đạo phẩm, tự sẽ trôi vào ba cửa giải thoát. Chưa vào mà khó khởi, vừa cứu người mà khó khởi đều là làm sao đối trị? Nếu bỏn sẻn ngăn che khó khởi, quán bỏn sẻn tức Bồ-đề (thọ, chẳng thọ, vừa thọ vừa chẳng thọ, cho đến năm bất thọ đàn [bố thí] tức nghĩa thuộc về pháp giới đàn. Ở lục tư sinh pháp vô úy, trong đó một hai ba là bỏn sẻn, tức Bồ-đề, không lấy không bỏ, các ngăn che khác cũng giống như thế. Lại, đối trị chuyển trị, bất chuyển kiêm phi đẳng v.v… đó là trợ đạo, thành ở dừng tâm, v.v…

Người tu hành chưa được nói được, chưa chứng nói chứng, tăng thượng mạn nổi lên, nên quán thế nào? Sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề là lý Niết-bàn. Có thể hiểu như thế, hợp với Tu-đa-la là văn tự Niết-bàn. Sáu căn thanh tịnh là tương tự Niết-bàn. Vô minh phá, lý Phật tánh hiển là Phần chân Niết-bàn. Đồng đại giác như Chư Phật là rốt ráo Niết-bàn. Nên tự quán sát là những vị nào, xoa ngực nói tâm, chớ tự dối mình và dối người. Đó gọi là biết vị thứ, giúp thành dừng tâm.

Hành giả hành đạo sắp thành thục, chưa thành thục động nhiều, chướng nạn trong ngoài, cần phải an nhẫn khiến chướng trong ngoài không thể lay động, nhẫn được thì thành việc đạo, không động cũng không lui sụt, là tâm Bồ-tát. Ngoài là tám gió khen chê, trong là hai giặc cứng mềm. Sinh tử chẳng thể vầy, phiền não chẳng thể nhiễm. Kiến và ái trong mười pháp giới đều là thị giả. Hai tử phần đoạn và biến dịch đều lặng lẽ để an thị giả. Thị giả dùng cung cấp công việc, đó gọi là an nhẫn để thành dừng tâm.

Thuận đạo pháp ái chẳng sinh, hễ sắp lên ngôi mà băng, sắp qua mà rớt xuống, đây chẳng phải việc nhỏ, có nhiều chỗ sơ sót. Hành giả phải cẩn thận chớ khởi pháp ái. Nên nói Niết-bàn tức sinh tử vì tham đắm Niết-bàn. Sinh tử tức Niết-bàn chẳng lui sụt, chẳng sinh, nên không nhiễm một pháp nào trong mười pháp giới, gọi là Thuận ái bất sinh mà sinh Bát-nhã, Bát-nhã như người có mắt có thể tránh chỗ hiểm trở, theo lối bằng phẳng, đâu cần lời dạy của người chung quanh, đó gọi là Mười quán thành năm dừng tâm. Mỗi dừng tâm đều phải có mười quán, tổng cộng gồm năm mươi quán v.v…

Sơ phẩm quán chúng sinh mười pháp giới tức là Phật. Năm Ấm trong mười pháp giới là Pháp. Chúng sinh và Phật không hai không khác. Chúng sinh Ấm và Phật Ấm không khác mảy may. Việc Phật ba đời, bốn oai nghi của chúng sinh không đâu không đủ các Ba-la-mật, gọi đó là Tăng. Đại luận chép: Chúng sinh vô thượng là Phật, Pháp vô thượng là Niết-bàn, lại đến chỗ gọi là tăng thì nghĩa thứ nhất là tín thuận tùy hỷ không có nghi ngờ, đó gọi là phẩm Sơ tùy hỷ. Dùng tâm này đọc tụng gọi là Đệ Nhị Phẩm. Có thể nói chút ít phần gọi là Đệ tam phẩm, hành luôn sáu độ gọi là Đệ Tứ phẩm, đầy đủ sáu độ, tạo lập tăng phường, bốn việc như lý, cho đến Bát-nhã gọi là Đệ ngũ phẩm. Năm phẩm thành thục gọi là Quán hành Vị. Một phẩm đã tu mười quán. Bốn phẩm cũng giống như thế. Mười quán thành năm phẩm. Như trên nói, dùng tưởng tuệ thuần thục chuyển thành tâm Thập tín, Sơ tùy hỷ:

1/ Lý của Thật, không hai không khác, chuyển thành Tín tâm. Tín tuệ phân biệt vững chắc không chướng ngại. Ở trong Tín này đầy đủ tất cả Phật pháp, như kho báu kim cương, không chút thiếu thốn.

2/ Phát tâm chân chính dưới độ, trên tôn kính chuyển thành Niệm tuệ chân chính. Nên kinh chép: Trăm đời ngàn đời, ngàn muôn ức đời khiến tâm chánh niệm, do chánh niệm nên Như lai khéo che chở. Lại như trong bảy giác chi, tâm hôn trầm dùng niệm khởi lên, phá sinh tử tức Niết-bàn. Nếu lúc tâm tán loạn dùng niệm quán nhiếp lại, khiến phiền não tức Bồ-đề. Đó là chân chánh phát niệm.

3/ Khéo tu chỉ quán chuyển thành tâm tinh tấn: Kinh nói nhất tâm siêng năng tinh tấn nên được tam-bồ-đề, tất cả các hạnh tinh tấn là gốc.

Chánh quán rõ ràng thuần nhất không xen hở, tạp loạn gọi là Tinh, không nhiễm ái kiến là Tấn, v.v…

4/ Phá pháp khắp chuyển thành Định tâm: Niết-bàn tức sinh tử, Bồ-đề tức phiền não, là đại tán loạn, nay quán mười cõi sinh tử tức Niết-bàn, đạt tướng giải thoát của tất cả pháp, tướng thường vắng lặng rốt ráo, rốt ráo trở về không, thể thường vắng lặng. Đó gọi là ngang phá sinh tử, chuyển thành định tâm, không khởi nhiễm ái phiền não, phiền não tức Bồ-đề, là dọc phá mười pháp giới, vô ngại thấu suốt đến pháp tánh, chuyển thành Định tâm.

5/ Khéo biết thông bít chuyển thành Tuệ tâm. Nếu khởi ngu si mười cõi gọi là sinh tử, nếu khởi tham sân mười cõi gọi là phiền não. Quán sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề. Bồ-đề chẳng phải một, chẳng phải ba. Đó gọi là Tuệ tâm.

6/ Khéo tu ba mươi bảy phẩm chuyển thành Bất thối tâm. Như bốn đạo phẩm khô, tuy không lui sụt, nhập vào phần đoạn mà không tiến lên biến dịch, vẫn gọi là Thối. Nay bốn đạo phẩm tươi và đạo phẩm chẳng tươi chẳng khô, qua đến bờ kia không sinh không diệt, nên gọi là Bất thối tâm.

7. Tu đối trị trợ đạo chuyển thành Hồi hướng tâm, hồi sinh tử hướng Niết-bàn, hồi phiền não hướng Bồ-đề, hồi nhân hướng quả, hồi sự nhập lý. Nên nói Hồi Hướng tâm.

8. Khéo biết vị thứ chuyển thành Hộ tâm. Nếu cãi trên lấn dưới, khởi tăng thượng mạn, tức là Bồ-tát Chiên-đà-la. Nay chẳng chấp sinh tử làm Niết-bàn, chẳng chấp phiền não làm Bồ-đề. Lại ba nghiệp ở Niết-bàn không nhiễm, ở Bồ-đề không chấp mắc, đó gọi là Hộ tâm.

a. An nhẫn cứng mềm trong ngoài chuyển thành Giới tâm. Giới Bồ-tát ngăn ngừa đủ thân và tâm, nếu khởi tâm Nhị thừa là phá giới. Biết các pháp không sinh, không tâm, không niệm, không ỷ lại, không dính mắc gọi là không phá giới. Kinh Đại Tập chép: Thà bỏ thân mạng chứ không cầu Tiểu thừa, gọi là Trì giới tâm.

b. Thuận đạo pháp ái chẳng sinh chuyển thành Nguyện tâm. Bồtát phát nguyện cầu Đại Niết-bàn, chẳng chấp chẳng chứng. Đại phẩm nói: Nguyện cầu Bồ-đề không lấy nhỏ làm đủ. Đủ tức trụ, vì không đủ nên Niết-bàn chẳng nên trụ. Dùng mười tâm này thành mỗi trụ. Thập trụ có một trăm, gọi là Bách pháp minh môn. Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, lần lượt tăng gấp bội thiên pháp minh môn, vạn pháp minh môn, ngàn vạn, trăm vạn không thể nói, không thể nói minh môn. Nên kinh Anh Lạc chép: Thập Tín là hơn hết trong các đạo, được gọi là Trụ – Hạnh – Hướng – Địa. Nếu lại trước suy Thập Tín là vị Nội phàm tương tự, gọi là Nhu thuận nhẫn, cũng gọi là Phục nhẫn, phiền não giới nội đã tiêu dung, vô minh viên phục, được sáu căn thanh tịnh. Tại sao trong mắt tịnh giữ tướng tịnh? Trần sa tịnh, vô minh tịnh cho đến ý căn cũng là ba loại tịnh, chẳng chướng ba thân ba đức? Ba thân ba đức đều tương tự với chân. Tương tự nên gọi là sáu căn thanh tịnh, nói rộng như kinh Pháp Hoa. Thế nào là sáu căn thanh tịnh lẫn nhau? Đại phẩm chép: mắt trong, mắt chẳng thể được; Tai trong mắt, chẳng thể được; cho đến trong mắt, mũi – lưỡi – thân – ý đều chẳng thể được. Đó là sáu căn thanh tịnh lẫn nhau. Lại nữa, tướng mắt trong mắt chẳng thật có, tướng tai trong mắt chẳng thể được, cho đến tướng mũi lưỡi thân ý trong mắt đều chẳng thể được. Đó là tướng sáu căn thanh tịnh lẫn nhau. Tánh mắt trong mắt chẳng thể được, tánh tai trong mắt chẳng thể được, cho đến tánh mũi lưỡi thân ý đều chẳng thể được. Đó là tánh sáu căn thanh tịnh lẫn nhau. Nếu danh không thể được là Tục thanh tịnh, tướng không thể được là chân thanh tịnh, tánh không thể được là Trung thanh tịnh. Lại, danh – tánh và tướng đều không thể dược là Tục thanh tịnh; không thể được cũng không thể được là Chân thanh tịnh; phi tục phi chân không thể được là Trung thanh tịnh. Nếu lấy mắt làm gốc, các căn thanh tịnh lẫn nhau. Tai – mũi – lưỡi – thân – ý mỗi thứ làm gốc, mỗi thứ thanh tịnh các căn lẫn nhau. Thanh tịnh lẫn nhau thì như trên đã nói, còn thế nào là sáu căn dùng lẫn nhau? Ở trong nhãn căn, có thể thấy vô lượng trăm, ngàn, muôn, ức chẳng thể nói, chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn sắc của chúng sinh mười pháp giới ở các thế giới bằng với hư không, hoặc y báo, hoặc chánh báo, hoặc nội, hoặc ngoại, hoặc trên, hoặc dưới đều thấy đều biết hết. Đó là dụng của nhãn căn. Ngay ở trong mắt nghe vô lượng trăm ngàn muôn ức chẳng thể nói, chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể nghĩ bàn chúng sinh mười pháp giới trong thế giới bằng với hư không, hoặc y báo, hoặc chánh báo, hai loại âm thanh, tiếng đốt nấu ở địa ngục. Đại luận chép: Tiếng tra khảo, tiếng voi ngựa, xe trâu đau khổ gay gắt, tiếng ngạ quỷ đòi ăn, tiếng to lớn của Tu-la đấu tranh, tiếng vô số loài người, tiếng ba thọ: Khổ thọ v.v… cho đến tiếng trời Hữu Đảnh nhập thiền, xuất thiền. Đại luận chép: Tiếng lúc yêu thương, tiếng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đọc tụng, tiếng không – vô ngã; tiếng Bồ-tát nghĩa giải, tiếng Chư Phật nói pháp. Tai sáng nhạy nên có thể phân biệt biết. Đó là mắt có được dụng của tai.

Lại, ở trong mắt biết vô lượng trăm ngàn ức không thể nói không thể nghĩ bàn mười pháp giới hư không, hoặc y báo, hoặc chánh báo, núi Thiết Vi, biển lớn, trong đất v.v… Các chúng sinh, Tu-la nam nữ, Đại thế tiểu luân, các quan, các cung nhân, cho đến ở Phạm thế, Quang Âm và Hữu Đảnh, chúng Tỳ-kheo, chúng Bồ-tát, các Đức Thế tôn ở các phương, nghe hương đều biết. Đó là mắt có dụng của mũi.

Ngay trong mắt biết vô lượng trăm ngàn muôn ức pháp môn không thể nói không thể nghĩ các mùi vị trong thế giới như hư không, đối với thức ăn bình đẳng, đối với pháp cũng bình đẳng. Như tám thăng bốn đấu của Thuần-đà là Phật sự Niết-bàn, hoặc ngon chẳng ngon, hoặc tốt đẹp chẳng tốt đẹp, đến lưỡi này đều biến thành thượng vị. Như cam lồ cõi trời, không món nào chẳng ngon. Lại biết chúng sinh mười pháp giới sẽ nhận được pháp vị. Ở trong đại chúng phát ra âm thanh sâu mầu, có thể nhập vào tâm người đều khiến cho vui mừng, lại khiến trời, rồng, người, thần nghe ngôn luận đã nói lần lượt đều thích đến nghe nhận. Và Chư Phật, Bồ-tát thường thích hướng về chỗ người này nói pháp, nghe xong đều thọ trì, lại có thể phát ra tiếng sâu mầu. Đó là mắt có dụng của lưỡi.

Ngay trong mắt này biết chúng sinh trong mười pháp giới, trăm ngàn muôn ức chẳng thể nói năng chẳng thể nghĩ bàn đồng với hư không, chạm thân như gương sáng sạch, chúng sinh đều ưa thấy. Thân nầy thanh tịnh nên ba ngàn cõi trong ngoài, y báo, chánh báo, núi rừng, sông biển đều hiện trong thân. Địa ngục trở lên, trời Hữu Đảnh trở xuống, các y báo chánh báo lúc sinh lúc chết, hoặc tốt, hoặc xấu, đều hiện trong thân. Chỉ có mình rõ biết, người khác không thấy được. Chư Phật mười phương ba đời từ khi mới phát tâm, khoảng giữa tu hành, cho đến lúc thành đạo, xoay bánh xe pháp, nhập Niết-bàn đều hiện trong thân. Cảnh giới Phật đã vậy, huống chi là việc khác, đó là trong mắt có dụng của thân.

Lại, ở trong mắt có thể biết trăm, ngàn, muôn, ức chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ mười pháp giới như hư không. Có bao nhiêu loại niệm, cùng lúc có thể biết hết. Đó là trong mắt có dụng của ý. Người này nghe tiếng biết mùi, vị xúc pháp cũng dùng lẫn nhau, đều như trên nói. Nên biết sáu thức có vô minh, có trí tuệ đều là nhân duyên, nhân duyên chủng, nhân duyên tánh. Bảy thức có vô minh, có trí tuệ đều là liễu nhân, liễu nhân chủng, liễu nhân tánh. Tám thức có vô minh, có trí tuệ đều là chính nhân, chính nhân chủng, chính nhân tánh. Ba loại chủng, ba tướng, ba tánh, như thế chưa phát gọi là Sáu căn thanh tịnh. Nếu ba loại phát tức chân chính khai kiến Phật tri. Nếu pháp môn Tiểu thừa thì phân tích, dứt trừ các căn, vào không, chấp chứng. Nay Đại thừa báo thân là pháp giới chẳng cần diệt nữa, có thể đối với các căn tạo sự dùng lẫn nhau này. Một căn đủ sáu, sáu lần sáu là ba mươi sáu pháp môn, chánh thọ thanh tịnh có thể có dùng lẫn nhau này. Nên kinh Tịnh Danh chép: có cõi Phật dùng ánh sáng làm Phật sự, có cõi Phật dùng âm thanh làm Phật sự, hoặc dùng hương, vị, y phục làm Phật sự, có chỗ dùng không lời, lặng lẽ làm Phật sự, đều là ý này. Đây có tương tự, có chân thật. Như điều nói trong Pháp Hoa tức tương tự, như chỗ nói của Hoa Nghiêm tức là chân thật. Nên sáng tối chẳng trừ nhau, hiển bày là Bồ-đề của Phật. Chỉ nói dứt mà nói tức giải thoát, chỉ nói không dứt lại nói kiết sử, tập khí dứt sạch. Hoa không dính thân, đối với chẳng dứt, chẳng không dứt mà nói về dứt, đối với dứt nói về chẳng dứt. Đây là phương tiện viên dung không thể nghĩ bàn. Cần dứt thì dứt, như cõi này, đại sĩ độ chúng sinh bền chắc. Cần chẳng dứt thì chẳng dứt, như cõi Hương Tích nghe mùi hương liền nhập vào luật hạnh. Kinh Nhân Vương chép: Bồ-tát mười điều lành phát đại tâm, xa lìa biển khổ ba cõi. Mười điều lành tức Thập tín. Khổ ba cõi tức hoặc của giới nội viên dung. Đại kinh chép: Người học Đại thừa dù có mắt thịt nhưng gọi là mắt Phật. Kinh Pháp Hoa chép: Tuy chưa được vô lậu, mà có nhãn căn thanh tịnh. Như thế đều là văn nói về địa vị tương tự. Nếu quán Như lai tàng tâm địa pháp môn, tức là quán mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của Như lai, hoát nhiên chân phát thấy được Phật tánh. Hoặc nhờ nghe phát ba trí, hiện tiền ba thân đầy đủ. Kinh Hoa Nghiêm chép: Lúc mới phát tâm liền thành Chánh giác có được thân trí tuệ không do người mà ngộ, được Như lai một thân thành vô lượng thân, vắng lặng mà ứng tất cả. Chúng sinh cơ cảm liền có khả năng ứng hiện, tạo tám tướng thành đạo, thành Phật ở trăm thế giới; hoặc hiện thân Nhị thừa lợi ích chúng sinh cho đến tạo thân địa ngục lợi ích chúng sinh. Chư Phật che chở có thể làm Đại Bồ-tát nói pháp. Đây là văn phát chân.

III. NÓI VỀ QUÁN BỐN NIỆM XỨ:

Trước hết theo kinh dạy, Đại kinh chép: Sau đó chẳng lâu vua lại bệnh, thầy thuốc đoán bệnh vua, quyết định phải uống sữa. “Vua” là chúng sinh có tám điên đảo. “Sau đó bệnh” là ban đầu điên đảo được hàng phục, sau điên đảo lại khởi lên. Nên nói “Chẳng lâu”. “Quyết định uống sữa” là nên trao cho thuật “Bốn tươi”. Chính là ý niệm xứ ở đây. Lại ví như có người bôi thuốc độc lên mặt trống, đánh lên giữa đám đông. Người đứng gần thì chết, người ở xa chưa chết. Sau đánh trống độc thì xa gần đều chết. Ban đầu bôi “Bốn khô”, chỉ phần khô tàn diệt, nên nói chưa chết. Nay bôi “Bốn tươi”, gốc vô minh dứt nên gần xa đều chết. Cũng là ý bốn niệm xứ ở đây. Lại nói, như chim ra khỏi lồng mới được rời khỏi lưới. Nay hai chim đều bay cao, vỗ cánh đến phương xa, khắp nơi tự tại. Chính là bốn niệm xứ ở đây. Lại nói, ban đầu sinh tử khô, không thể soi sáng Phật pháp, không thể khai ngộ chúng sinh; đối với Phật pháp không có công phu, đối với chúng sinh không có lợi ích. Nên nói Song thọ khô. Nay hiển bày tròn đầy Phật pháp, ích lợi lớn cho chúng sinh. Người có tâm đều sẽ thành Phật; tám ngàn Thanh văn được thấy Phật tánh, như thu thâu, đông chứa, thành quả trái lớn. Nên nói bốn tươi trang nghiêm song thọ. Đại kinh chẳng cho phép ăn bã rượu, cám hèm, chẳng đồng với trâu đực cùng một bầy không ở cao nguyên, cũng không ở dưới chỗ ẩm thấp. Chỗ ẩm thấp là bốn điên đảo của phàm phu tà đạo. Cao nguyên là bốn điên đảo của người Nhị thừa (nghiêng về bốn diệu đế). Bã rượu là ngu si, cám hèm là tức giận, trâu đực là tham dục. Chọn lựa trung nguyên để cho con mình ở yên. Pháp Hoa chép: Chính bỏ ngay phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng, chẳng để Nhị thừa được diệt độ riêng, đều dùng diệt độ của Như lai mà diệt độ cho được khai thị ngộ nhập tri kiến Phật, vua ban cho hạt ngọc quý trên đỉnh đầu. Ta vốn lập đại nguyện khiến khắp tất cả chúng cũng đồng được đạo nầy. Người vô trí lầm lẫn, mê hoặc không tin nhận. Cho nên ngày nay, quyết định nói Đại thừa. Lại nói: Pháp của Chư Phật lâu dài về sau cần phải nói chân thật. Chân thật là chẳng phải sinh tử, chẳng phải Niếtbàn, không tà, không nghiêng, không điên đảo, không chánh. Than ôi! Trượng phu, chỉ dạy xưa cột hạt ngọc. Than ôi! Qua lại chỗ châu báu rất gần. Cho nên từ bổn mà hiện tích, cùng pháp thân quyến thuộc, ẩn thật nêu quyền, giấu cao bày thấp cùng giáo hóa chúng sinh, mở bày chánh đạo, kín trong nhìn ngoài, nay khai bày cho được vào chỗ mầu nhiệm. Chính là bốn niệm xứ này. Bốn là số không thể nghĩ bàn. Một tức là vô lượng, vô lượng tức một. Mỗi số đều là pháp giới. Ba đế đầy đủ, nhiếp tất cả pháp, ngoài pháp giới không còn có pháp giới. Không pháp giới đầy đủ pháp giới. Tuy không pháp mà đầy đủ các pháp, là số không thể nghĩ bàn. Kinh Hoa Nghiêm chép: Trong một hạt bụi đủ tất cả hạt bụi và tất cả pháp, trong một niệm đầy đủ tất cả niệm và tất cả pháp trần. Tức là sắc niệm, tức là tâm sắc tâm, tức tên khác của niệm xứ. Kinh Đại phẩm chép: Bốn niệm xứ tức Đại thừa, Đại thừa tức bốn niệm xứ. Ở một niệm xứ, không hai không khác với ba niệm xứ, tất cả pháp hướng về bốn niệm xứ. Sự hướng đến nầy chẳng qua ngay niệm xứ còn chẳng thật có, làm sao mà hướng về và chẳng hướng về. Ở đây cũng đồng với ý không thể nghĩ bàn. Kinh Phổ Hiền Quán nói: Quán tâm không tâm, pháp chẳng trụ pháp gọi là Đại sám hối, gọi là Trang nghiêm sám hối. Quán tâm đã như vậy, quán sắc cũng như thế. Đại kinh chép: Phật tánh là một, chẳng phải một; chẳng phải một chẳng phải chẳng một.

Một là tất cả chúng sinh đều là nhất thừa.

Chẳng phải một là nói Ba thừa.

Chẳng phải một chẳng phải chẳng một là số chẳng phải số, không có quyết định.

Nên biết bốn số chẳng thể quyết định tức là bốn không thể nghĩ bàn. Trong kinh Pháp Hoa, tám ngàn Thanh văn được thấy Phật tánh. Đại kinh nói: Vì các Thanh văn mà mở phát mắt tuệ. Ngài Thiên Thân dùng bảy thứ Phật tánh để giải thích Pháp Hoa. Nên biết lý Phật tánh ở hai kinh này đồng: Đồng viên, đồng diệu, đồng đại, không có khác. Mà Pháp Hoa dùng Nhất thừa làm tông, theo trí nói về pháp tướng. Niếtbàn lấy thường làm tông, theo định để nói về pháp tướng. Trí và định khác nhau chút ít. Pháp Hoa chỉ cho kinh trước, cũng nói: Dùng năng lực phương tiện nên nói cho năm Tỳ-kheo nghe. Văn kinh ấy chép: Chính bỏ ngay phương tiện, chỉ nói đạo Vô thượng. Niết-bàn khai kinh trước nói: Vì chuộc mạng nên nói Đại Niết-bàn, nói rõ ràng năm hạnh mười công đức riêng. Văn kinh chép: Lại có một hạnh là hạnh Như lai, cái gọi là Đại thừa Đại bát Niết-bàn. Nên biết hai kinh là đồng, nay dùng rốt ráo thật để nói về niệm xứ. Tức là bốn niệm xứ cùng cực viên mãn. (Giải thích về số xong).

Niệm là quán vậy. Đại luận chép: Niệm, tưởng, trí là tên khác của một pháp. Ban đầu ghi nhớ vào tâm gọi là Niệm. Kế là tu tập hành là tưởng. Sau thành biện gọi là trí.

Xứ là cảnh, từ đầu chẳng lìa trí Tát-bà-nhã năng quán, chiếu mà thường vắng lặng gọi là Niệm; cảnh sở quán vắng lặng mà thường chiếu soi gọi là Xứ. Cảnh tịch trí cũng tịch, cảnh chiếu trí cũng chiếu, nhất tướng vô tướng, vô tướng nhất tướng tức là Thật tướng. Thật tướng tức là nhất thật đế, cũng gọi là Phật tánh hư không, cũng gọi là Đại bát niết-bàn. Cảnh và trí như thế không hai không khác. Cảnh như như tức trí như như. Trí tức là cảnh. Nói trí và trí xứ đều gọi là Bát-nhã. Cũng giống như nói xứ và xứ trí đều gọi là Sở đế. Là cảnh không phải cảnh mà nói là cảnh. Trí không phải trí mà gọi là trí, cũng gọi là Tam-muội tâm tịch, cũng gọi là Tam-muội sắc tịch, cũng gọi là Tam-muội minh tâm, cũng là Tam-muội minh sắc. Thỉnh Quán Âm chép: Thân phát ra ánh sáng đại trí, như đốt núi Tử Kim. Đại Kinh chép: Ánh sáng tức là trí tuệ. Kim Quang Minh chép: Trí cảnh không thể nghĩ bàn, trí chiếu không thể nghĩ bàn, các kinh nầy đều nói niệm chỉ là xứ; xứ chỉ là niệm; sắc tâm không hai, không hai mà hai. Vì hóa độ chúng sinh nên tạm đặt tên nói là hai. Quán tuệ nầy chỉ quán tâm một niệm vô minh của chúng sinh. Tâm này tức là pháp tánh. Do nhân duyên sinh tức không, tức giả, tức trung. Một tâm đủ ba tâm, ba tâm là một tâm. Quán này cũng gọi là Nhất thiết chủng trí. Cảnh này cũng gọi là Nhất viên đế. Một đế là ba đế, ba đế là một đế. Chư Phật vì một việc nhân duyên lớn này mà xuất hiện ở đời, muốn giúp cho chúng sinh khai mở tri kiến Phật. Việc ra đời của Chư Phật mới đầy đủ. Đại kinh chép: Vua đi đường bằng phẳng. Kinh Vô lượng Nghĩa chép: Đi đường thẳng lớn, không gặp nạn. Pháp Hoa gọi là Cụ túc đạo. Tuy nói ba trí, thật ra là một tâm. Vì nói cho người được dễ hiểu nên nói là ba. Nếu dạy đạo vì nói để dứt phiền não, nếu lật mặt đất thì sông biển đều sụp đổ, rễ cành cây lớn đều ngã nhào. Dùng trí nầy dứt hoặc cũng giống như thế. Thông – Biệt trần sa vô minh cùng lúc thanh tịnh, vô lượng công đức các Ba-la-mật, muôn hạnh pháp môn đầy đủ không giảm bớt, kho bí mật Phật pháp đều hiện ở trước. Đại Phẩm chép: Các pháp tuy không, một tâm đủ muôn hạnh. Đại Kinh chép: Phát tâm rốt cùng không hai không khác. Pháp Hoa chép: Bổn mạt rốt ráo bình đẳng nên gọi là đạo Diệu giác bình đẳng. Nên biết trí tuệ này là nguồn của pháp giới tâm linh, là mẹ pháp vô thượng của Chư Phật ba đời. Vì pháp thường nên Chư Phật cũng Thường, Lạc, Ngã, Tịnh cũng giống như thế; cũng gọi là đảo châu báu, cũng gọi là kho bí mật, là chỗ đồng trở về của Phật và tất cả Ba tạng trước (Tiểu thừa) đường hẹp không thể cùng đi. Thông giáo cùng vâng theo, cùng thực hành, cùng nhập vào, nhưng nhập không được sâu. Biệt giáo quanh co trải qua từng pháp riêng xa xôi, tức không thể đạt. Nay niệm xứ nầy rộng lớn như hư không, bờ mé ở chỗ không bờ mé, giống như sợi dây thẳng, thẳng vào bốn biển. Nên gọi là bốn Niệm Xứ của Viên Giáo.

Trương Hành nói: Chim đại bàng ngẩng lên còn chẳng kịp huống là hạng chim xanh và sẻ vàng. Ngay ba niệm xứ trước còn chẳng thể kịp, chỉ niệm xứ của Viên Giáo, một mình bay vút lên trời xanh, vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Dọc không gì cao che nên nói vô thượng. Ngang không gì bằng nên nói vô đẳng, vô đẳng đẳng. Đối với Chư Phật mười phương ba đời mà nói Vô đẳng đẳng. Muốn nói lại nghĩa này lại dẫn Luận Duy Thức của Thiên Thân, chỉ là một thức lại có thức phân biệt và thức vô phân biệt. Thức phân biệt là thức, thức vô phân biệt là thức tự trần. Tất cả những vật như bình, áo, xe cộ v.v… có trong pháp giới đều là Thức vô phân biệt, thành ba vô tánh. Vô tánh gọi là Phi an lập đế. Như kia nói đủ. Long Thọ nói: Bốn niệm xứ tức Đại thừa. Đại thừa tức bốn niệm xứ, tức là nhất tánh. Sắc có sắc phân biệt và sắc vô phân biệt. Sắc phân biệt như nói ánh sáng tức là trí tuệ. Sắc vô phân biệt tức là pháp giới do bốn đại tạo thành, đều là vô phân biệt v.v… Sắc tâm nầy không hai. Kia đã được tên hai loại thức, đây cũng tạo thuyết hai loại sắc. Nếu sắc và tâm đối đãi nhau mà có thì lìa sắc không tâm, lìa tâm không sắc. Nếu không có sắc phân biệt và sắc vô phân biệt nầy thì làm sao có được thức phân biệt và thức vô phân biệt? Nếu Viên Giác nói thì cũng được duy sắc, duy thanh, duy hương, duy vị, duy xúc, duy thức. Nếu nói chung thì mỗi pháp đều đầy đủ các pháp bình đẳng trong pháp giới. Nên Bát-nhã bình đẳng, nội chiếu đã bình đẳng, ngoại hóa cũng bình đẳng. Tức là bốn tình thức đuổi theo vật có khó dễ. Đại luận chép: Tất cả pháp đều không, đâu cần dùng thêm mười dụ. Đáp: “Không” có hai loại. 1. “Không” khó hiểu. 2. “Không” dễ hiểu. Mười dụ là “không” dễ hiểu. Nay dùng “không” dễ hiểu để dụ cho “không” khó hiểu. Ý Duy Thức cũng giống như thế. Chỉ theo Duy Thức là đủ tất cả pháp môn, mà chúng sinh có hai loại:

  1. Chấp nhiều sắc bên ngoài, chấp ít thức bên trong.
  2. Chấp nhiều về thức bên trong, chấp ít sắc bên ngoài.

Như cõi trên chấp nhiều về nội thức, hai cõi dưới chấp ngoại sắc nhiều, nội thức ít. Như người học hỏi phần nhiều hướng ra bên ngoài để hiểu. Nếu theo thức khi làm luận giả Duy thức phá ngoài hướng vào trong. Nay quán rõ ràng pháp trong mười pháp giới đều là một thức. Thức không thì mười pháp giới không; thức giả thì mười pháp giới giả, thức trung thì mười pháp giới cũng trung. Chỉ dùng nội tâm phá tất cả pháp. Nếu ngoài quán mười pháp giới thì thấy nội tâm. Nên biết hoặc sắc hoặc thức đều là Duy thức. Hoặc thức hoặc sắc đều là duy sắc. Nay tuy nói hai kỳ sắc, tâm thực ra chỉ là một niệm. Vô minh pháp tánh, mười pháp giới tức là một tâm không thể nghĩ bàn, đủ tất cả pháp do nhân duyên sinh. Một câu gọi là nhất niệm vô minh pháp tánh tâm. Nếu nói rộng bốn câu thành một kệ, tức tâm do nhân duyên sinh, tức không, tức giả, tức trung. Nên kinh Bát-nhã nói: Thọ trì một bài kệ bốn câu thì bằng với mười phương hư không. Kinh Pháp Hoa nói: Nghe một bài kệ cũng được thọ ký Bồ-đề. Một câu cũng vậy, ba đời cũng thế. Nay quán chỉ một tâm không thể nghĩ bàn này, mười cõi thường hiện tiền, vào pháp môn Tâm địa. Nên có thể chẳng ra khỏi vắng lặng, mà hiện thân trong tám hội. Chỉ là một câu. Một câu có vô lượng, trong vô lượng chỉ một câu. Đó là không thể nghĩ bàn. Nên như tâm, Chư Phật cũng vậy; như Phật, chúng sinh cũng vậy, ba pháp không khác nhau. Giải thoát của Chư Phật nên tìm trong tâm tất cả chúng sinh. Tâm chúng sinh cũng nên tìm trong giải thoát của Chư Phật. Mới là Bát-nhã rốt ráo bình đẳng. Người chưa rõ tất cả pháp chánh, tất cả pháp tà, chẳng dùng tâm phân biệt tức tất cả chánh. Tâm khởi phân biệt tức si. Vô tưởng tức Nê-hoàn. Sự không thể nghĩ bàn này chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, vuông tròn dài ngắn, không danh không tướng, rốt ráo vắng lặng, chỉ ngay tâm biết, miệng không thể nói. Nếu có nhân duyên được phương tiện tốt, dùng tất-đàn cũng có thể nói được. Dùng năng lực phương tiện nói cho Tỳ-kheo, chúng sinh vô lượng kiếp tự tánh tâm không bị phiền não làm nhiễm. Chẳng nhiễm mà nhiễm, khó rõ biết được. Mê vọng tức nhiễm, nhiễm thì che tâm, không thấy tánh thanh tịnh. Cho nên ở lâu trong sinh tử, chẳng thể trở về nguồn cội. Nguồn thật khó hiểu, Nhị thừa còn không nghe đến tên, huống chi phàm phu. Nay Phật vì tạo nhân tu tập, như cột châu chỗ Phật Đại Thông Trí Thắng, đến thời Phật Thíchca mới thành quả trái. Nay hạt giống này dần dần chứa nhóm. Sau gặp thanh quang phát hạt giống này, chuyển phàm lên Thánh, dần dần chứa nhóm công đức, đầy đủ tâm đại bi, đều đã thành Phật đạo. Nếu không như thế, thì vô minh che lấp pháp tánh, tạo ra năm Ấm mười pháp giới càng mê chồng chất. Nếu có thể siêu ngộ khởi lên năm Ấm Nhị thừa cho đến Phật Ấm. Kinh Hoa Nghiêm chép: Tâm như người thợ vẽ, tạo các thứ năm Ấm. Trong tất cả thế gian không gì chẳng do tâm tạo. Các Ấm chỉ do tâm làm ra. Quán tâm vô minh rốt ráo không thật có, mà năng sinh ra các Ấm trong mười cõi. Đây là không thể nghĩ bàn, như Hoa Nghiêm chép: Một niệm mộng, gây nhân được quả. Trong một niệm ngủ, tâm vô minh hợp với pháp tánh sinh ra vô lượng phiền não, tìm phiền não nầy thì được pháp tánh.

Hỏi: Biệt giáo và Viên giáo đều làm điều nầy, vì sao thí dụ khác nhau?

Đáp: Biệt giáo trải qua từng thứ, Viên giáo thì một niệm đủ. Như hạt cải chứa núi Tu-di nên gọi là không thể nghĩ bàn. Hoa Nghiêm Tánh Khởi chép: Trong một hạt bụi có quyển kinh lớn bằng cõi Đại thiên. Người trí mở hạt bụi lấy quyển kinh ra thì một niệm tâm vô minh có pháp phiền não, có pháp trí tuệ. Phiền não là ác trần, thiện trần, vô ký trần, mở ra pháp thân, Bát-nhã, giải thoát. Kinh Pháp Hoa chép: tánh tướng, v.v… như thế, một cõi, mười cõi, trăm ngàn pháp giới rốt ráo đều đồng. Nay quán tâm vô minh nầy từ đâu mà sinh? Từ vô minh hay từ pháp tánh? Là cộng hay lìa? Hoặc tự hoặc tha cả bốn đều chẳng thật có. Gọi là môn không giải thoát. Chỉ quán tâm tánh là có là không, là cộng là lìa, hoặc thường hoặc đoạn. Bốn điên đảo đều không thật có, gọi là môn Vô tướng giải thoát. Chỉ tâm tánh này là chân, là duyên, là cộng, là lìa, chẳng phải do bốn câu làm ra. Gọi là môn Vô tác giải thoát. Vô sinh mà nói sinh, sinh tướng tánh trong mười pháp giới. Tánh của vô minh là thật tánh. Cũng nói vô minh tức là minh. Minh cũng không thật có. Đó là nhập pháp môn không hai. Nhưng chúng sinh mê lầm điên đảo không thấy tâm đó không, nên tâm minh trở thành vô minh…

Hỏi: Chúng sinh tự tánh thanh tịnh, không bị nhiễm phiền não. Vì sao có vô minh sinh?

Đáp: Như trước đã trách, tướng sinh không thật có mà tạo mười bốn câu vặn hỏi. Phật đều chẳng đáp. Dù đáp chỉ làm cho tà kiến thêm lớn. Trong Đại phẩm hỏi có cũng không đắc đạo, không cũng chẳng đắc đạo. Cho đến bốn câu đều không đắc đạo, chẳng phải Thế tôn không đắc đạo sao? Phật đáp: Thật được chẳng phải bốn câu.

Kinh Kim Cương Bát-nhã nói: Tu-bồ-đề ở trong đó không thật, không hư. Đại luận Ma Càn Đề nói: Pháp câm trên được đạo. Phật đáp: nêu ông chứng pháp của ta, lúc ấy tự sẽ câm. Có lúc Phật biết lợi ích cũng có đáp mười bốn câu vặn hỏi, như đáp Tịnh Phạm Chí. Dứt hết cái cũ, không tạo ra cái mới. Ta đã biết, vì sao ông biết tên gọi vô minh nên thủ hữu gọi là mới. Nếu biết vô minh, chẳng khởi thủ hữu thì biết thần và thế gian là thường, vô thường. Chúng sinh chỉ vì ái kiến mê tự tánh, đuổi theo các vọng duyên, trôi lăn không dứt cách đạo rất xa năm trăm do-tuần. Phổ Hiền Quán chép: Vì ân ái mà nô lệ cho sắc, sai khiến mắt ta. Pháp Hoa nói: Tham đắm sinh ái thì bị thiêu đốt. Nhân của các khổ thì tham dục là gốc, không dứt phiền não mà nhập Niết-bàn. Vô minh phiền não là hạt giống Như lai. Nếu dứt phiền não tức là dứt hạt giống Phật. Nên nói bất động mà vận đại từ che khắp chúng sinh trong mười cõi. Chúng sinh vô lượng, từ bi cũng vô lượng. Chẳng phải một rộng lớn thì không thể hết được thệ nguyện. Không phải một rộng lớn thì không thể hết, đó là Duyên niệm xứ, ba loại một tâm đầy đủ. Tánh trí tuệ quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp này gọi là Tánh niệm xứ. Một tánh niệm xứ gồm tất cả tánh niệm xứ. Quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp, định tuệ ngang bằng có thể giúp cho đại đạo, gọi là Cộng niệm xứ. Một cộng niệm xứ, tất cả cộng niệm xứ, quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp tất cả từ bi gọi là Duyên niệm xứ. Một duyên niệm xứ, tất cả duyên niệm xứ. Quán một niệm tâm vô minh này tức là chúng sinh, chúng sinh tức pháp tánh. Pháp tánh tức Đại thừa, Đại thừa tức mười pháp giới. Tánh niệm xứ lợi ích mười pháp giới. Chúng sinh đồng ở bốn niệm xứ, ngồi đạo tràng xoay nhiều thứ bánh xe pháp không thể nghĩ bàn. Nhất thiết chủng trí làm căn bản. Vô lượng công đức để trang nghiêm, đều khiến chúng sinh ở yên trong Thập địa. Mười loại châu báu làm chân bước, trí tuệ khô tươi làm song thọ. Nếu thấy Phật tánh chẳng tươi chẳng khô, vì ở khoảng giữa mà nhập Niết-bàn, chiếu soi cả nhị đế. Tổng kết bốn niệm xứ. Tuy nói riêng để dạy người mà văn ngôn khó thấy. Chỉ một tâm sát-na, tức là pháp do nhân duyên sinh. Nhân duyên tâm sinh diệt tức là Tam tạng (Tạng giáo). Ba mươi bảy phẩm nhân duyên tâm Không là Thông (Thông giáo). Ba mươi bảy phẩm nhân duyên tâm giả là Biệt (Biệt giáo). Ba mươi bảy phẩm nhân duyên tâm Trung, chẳng không, chẳng giả tức là Viên (Viên giáo). Ba mươi bảy phẩm chỉ là một niệm tâm. Nếu ngang thì không bờ mé, dọc thì vô cùng tận. Nguồn ba đế như thế. Một niệm này không ngang không dọc. Nếu tâm tức không, tức giả, tức trung, là quán ngang. Tâm này trước thấy không, kế thấy giả, sau thấy trung tức là dọc. Nay quán kỹ ba câu trong tâm, thật chẳng dọc chẳng ngang, chẳng trước chẳng sau, rốt ráo thanh tịnh, pháp giới rộng lớn rốt ráo như hư không. Quán tâm thật tánh không có vi trần tri giác. Tức pháp tánh nầy gọi là bất giác, phiền não là đạo tràng. Dứt phiền não không gọi là Niết-bàn, chẳng sinh phiền não mới gọi Niết-bàn. Phiền não tức Bồ-đề, sinh tử tức Niết-bàn. Ý ở ba tứh niệm xứ. Quán sắc mười cõi gọi là Thân, thọ mười cõi gọi là Thọ, thức mười cõi gọi là Tâm, tưởng – hành trong mười cõi gọi là Pháp. Pháp tánh sắc, một sắc là tất cả sắc, tất cả sắc là một sắc. Một thọ là tất cả thọ, tất cả thọ là một thọ. Một tâm là tất cả tâm, tất cả tâm là một tâm. Một tưởng – hành pháp là tất cả pháp, tất cả pháp là một pháp. Đem trí tuệ tánh quán mười pháp giới sắc tánh gọi là quán liễu đạt. Trong sắc không dơ không sạch gọi là xứ. Trí tuệ quán mười pháp giới thọ tánh gọi là quán liễu đạt. Trong thọ tánh không khổ không vui gọi là Xứ. Trí tuệ tánh quán mười cõi tâm tánh gọi là quán liễu đạt. Tâm tánh, tánh chẳng thường chẳng vô thường gọi là Xứ. Trí tuệ tánh quán mười pháp giới, pháp tánh gọi là quán liễu đạt. Pháp tánh chẳng phải ngã chẳng phải vô ngã gọi là. Năng sở hợp tiêu chuẩn gọi là quán Tánh niệm xứ.

Kế là giải thích quán Cộng niệm xứ. Quán mười pháp giới sắc, không dơ, không sạch, chiếu soi cả nhị đế, dơ cùng sạch tánh không hai. Tánh không hai tức là thật tánh. Kế quán mười thọ giới, chẳng khổ chẳng vui, chiếu soi cả nhị đế, khổ và vui tánh không hai. Tánh không hai tức là thật tánh. Kế quán mười giới tâm, chẳng thường chẳng vô thường, chiếu soi cả nhị đế. Thường và vô thường tánh không hai. Tánh không hai tức là thật tánh. Kế quán mười giới pháp, chẳng phải ngã chẳng phải vô ngã, chiếu soi cả nhị đế. Ngã và vô ngã tánh không hai. Tánh không hai tức là thật tánh. Đó gọi là quán Cộng niệm xứ. Kế là giải thích Duyên niệm xứ. Bồ-tát quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp này không duyên từ bi, không duyên vô niệm, như nam châm hút sắt, vắng lặng mà thường chiếu soi. Tuy vô niệm, bất giác mà gọi là Phật, đầy đủ hằng sa pháp tạng. Pháp môn như hư không, mười phương chẳng thể nói, chẳng thể nói, trong một hạt bụi chứa hết Phật, pháp, tăng trong pháp giới, thật tướng mà không chứa nhóm. Ví như người tham chất chứa nhiều gọi là kho. Giải thoát thì không như thế, không chỗ chất chứa. Không chỗ chất chứa tức là chân giải thoát. Giải thoát tức là Như lai. Không chỗ chất chứa gọi là hư không. Năng quán kho này là quyển kinh Đại thiên. Mở kho lớn này là mở tri kiến Phật. Tri kiến nên năm thứ mắt đầy đủ. Năm thứ mắt đầy đủ thì thành Bồ-đề. Bồ-đề tức Ma-ha Bát-nhã, tức được pháp thân. Pháp thân tức chân giải thoát. Ba chẤm không ngang không dọc gọi là Đại Niết-bàn. Niết-bàn gọi là pháp giới Chư Phật. Thực hành quán tâm này là vào thất Như lai, mặc áo Như lai, ngồi tòa Như lai, giở chân đặt chân từ đạo tràng đến, trụ ở Phật pháp. Như lai di chúc khiến ở niệm xứ mà tu đạo, mục đích là ở đây.

Hỏi: Ở trước năm dừng tâm, sáu căn dùng lẫn nhau. Nay niệm xứ chứng công đức gì?

Đáp: Trước nói để hiểu, tướng mạo như trên. Nay tu niệm xứ, tiến phát địa vị chân thật của Thập trụ. Trước thấy tướng bằng phẳng khoáng đãng rộng lớn như thế. Huống chi biển lớn sâu rộng, mênh mông bao la, có thể dùng trí mà biết, không đợi nói thêm.

Pages: 1 2 3 4