QUẢNG HOẰNG MINH TẬP
Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
MỤC LỤC
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 01
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 02
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 03
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 04
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 05
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 06
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 07
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 08
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 09
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 10
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 11
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 12
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 13
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 14
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 15
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 16
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 17
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 18
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 19
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 20
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 21
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 22
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 23
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 24
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 25
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 26
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 27
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 28
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 29
- Quảng Hoằng Minh Tập Quyển 30
BÀI TỰA QUẢNG HOẰNG MINH TẬP
Cuối đời Đường, niên hiệu Lân Đức năm thứ nhất, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây minh.
“Quảng Hoằng Minh Tập” từ đời Đại Hạ lưu truyền dần về phía Đông. Đây là do tình hình hỗn loạn, ba hiền, trí ngu, bốn chiếu nên khiến cho bọn ác nghiệt vọng nêu ra tà phong làm ảnh hưởng đến những người chân chánh.
Lúc bấy giờ, gặp được những bậc có tài hùng biện, do đó giáo pháp được truyền đến nước Trung Quốc hơn sáu trăm năm. Riêng nước Trung Quốc này bị tai họa ba lần tàn phá, không kịp trở gót. Sau cùng, nhìn lại sự tốt đẹp và tai họa đã bị xảy ra trước đây, lấy đó làm trò cười cho thiên hạ. Hơn nữa, lòng tin là mẹ sinh ra các công đức; trí là nhân của bậc Thánh, là bắt đầu Tổ đạo, là cuối cùng của sự chứng quả.
Theo luận lý này thì bên trong kính mến sự mê hoặc của tám món kiêu mạn. Xét sự đồng tình kia thì bên ngoài dẹp được sự che lấp của sáu trần.
Nghiêm trang bên ngoài không phải là sự trau chuốt của đạo, tiến lên chỗ cao xa rộng lớn chính là chỗ ngao du của bậc thượng nhân. Nhưng do thời gian trải qua (ba pháp tệ, đắm chìm của năm Tể), không biết tà chánh. Lựa chọn cương pháp của trời người, cho nên bên trong dạy kinh vĩ, lập pháp y để nhiếp cơ. Bậc hiền minh, kẻ thế tục nương văn luận để làm khuôn phép.
Xưa, vào đời Lương, Pháp sư Tăng Hựu ở chùa Định lâm o núi Chung sơn học thông hết thuyết của Cửu Lưu, nghĩa bao gồm mười đế, dốc lòng từ cứu giúp nghĩ đến vấn đề tồn tại lâu dài của Phật pháp. Tất cả các vị anh hùng đời Tấn, đời Lương đã lưu tâm đến pháp soạn bài tựa mười thiên, soạn bộ “Hoằng Minh Tập” gồm mười bốn quyển. Thảo luận về phong quy của họ Nhan, họ Tạ; bao gồm môn đồ của ông Châu, ông Trương, chọn chỗ sâu xa của tình lý, nghiên cứu so sánh tánh linh. Thật là chỗ cao tột của người trí, (đầy đủ chỗ sâu kín, bày tâm trần) nhưng người trí thì không mê muội, mê muội thì không phải người trí. Vì thế, bậc trí sĩ khi phát ra lời nói hay cử chỉ thì tâm đều lãnh ngộ (các điều quan trọng). Người mê thủ ngộ cần phải nhiều lời nói mới được sự cung kính của thần. Nếu tin hiểu sẽ giúp cho thần dụng, khế hợp sẽ tinh thông khuôn phép. Vì thế tin có ba: Tri, kiến và ngu.
Tri là sinh tri, trụ ba hiền mà nhập chánh tụ.
Ngu là ngu tẩu, dính mắc bốn hoặc mà chìm đắm trong dục trần. Hóa mà không thể đổi kẻ hạ ngu bằng với bậc Thượng trí.
Sách Trung Dung nói kiến, tín từ thiện, kia hoặc lưu tai. Đây do pháp làm mai một ba đời, đều vướng bận kẻ ít học. Vì thế, được tâm của thầy, dứt trừ tai họa, dự tính vạch ra “Đồ Bát tạng tông”, văn nghĩa thành công, tìm manh mối cửu thức, thông đạt chỗ mê giải của người trí thì lòng tin chân chánh như mặt trời sáng. Năm lọng dù che mà hơn được ánh sáng hay sao?
Tôi đã dò xem kỹ bộ “Quảng Hoằng Minh” để làm giang biểu năm đời, hưng thịnh Tam bảo? Quân thần sĩ tục không khác, tôn là xưng văn quốc, người trí nương vào văn để khai. Ở Trung Nguyên, đời Châu đời Ngụy trọng đạo Lão, khinh đạo Phật, tin và hủy báng lẫn nhau, đến nỗi kiến cho công ngôn đã bày ninh hãnh tư cập.
Lúc bấy giờ không thiếu bậc hiền, nội tâm đặc đạt. Nhưng tối sáng xen nhau, tà chánh lẫn lộn. Căn cứ theo tượng thì có hai phần vân nê, luận về tình thì nương cậy giao dưỡng. Đây là sáu thuật tuyên dương Phật Tam Trương Xương đối với pháp lưu đều là quyền mưu của Đại sĩ, là thích hóa của bậc chí nhân. Đây đầy đủ hạnh nguyện tà kiến của ba độc. Ngài Tịnh Danh hàng phục Ma vương sáu tầng trời cõi Dục, hoặc mở đường khác ép ngặt, đều lập bánh xe lớn chống lại. Vả lại, y cứ theo hành sự kia chắc chắn dính mắc ở tư lăng.
Thí dụ rõ suốt như dòng suối, lời sớ chung cả tánh hải. Còn như ông Khấu Khiêm chống cự với Thôi Hạo họa phước rõ ràng. Trịnh Ái chiến đấu với Châu Quân thành bại trong khoảnh khắc. Diêu An chép luận ức chế đạo Lão ở Nho lưu. Trần Lâm viết sách mở mang đạo Phật vượt hơn mẫu mực của triều đình. Đây là đọc và bàn luận nhiều mà không lưu loát, rồi vào các điều sai khó mà chắp nối được. Lại hai quan võ đời Lương, đời Chu đều phân rõ nghi hiển hối, hai vị vua tài đức đời Tống, đời Ngụy đồng nương yếu lược của hoằng dụ. Tâm từ cứu giúp của Thẩm Hưu Văn; quy tâm của họ Nhan. Lời văn cao tuyệt, mở rộng vật biểu, thường dùng hoàn cảnh khác răn nhắc, nêu những điều tệ xấu trong “Duy Hư Tổng Tập Lạo Lạc”, có Hán Âm Bác Quán Sa-môn làm văn tán thành, kỷ cố duy trực? đặt bút trình bày. Nếu xem xét điều chương, suy tìm nghĩa sẽ ngộ Hiền minh, tóm lược phụ nêu ra, gọi là “Quảng Hoằng Minh Tập”, một bộ ba mươi quyển, do Lương Sở soạn, hoặc chia ra nghiên cứu. Lược tùy theo điều lệ, chọn đề mục rõ ràng để nêu ra, ngõ hầu bày tỏ với người chưa đọc rộng tin đạo Phật. Vốn không phải luống dối. Như còn chỗ nào ẩn khuất xin tìm xem sẽ rõ.
– Thiên thứ nhất Quy chánh: Nói Phật là Đại thánh phàm tục nương về quy y. Hai nghi, ba ngũ (tam quy, năm giới) không đáng quy kính.
– Thiên thứ hai Biện hoặc: Nói chánh tà xen nêu, cuồng triết thay nhau lấn hiếp mà xét định không cần quy cảnh.
– Thiên thứ ba đức của Phật
– Thiên thứ tư Pháp nghĩa: Xe báu chuyên chở nhiếp độ, người từ bến này vượt qua bờ kia, tâm soi chiếu khắp.
– Thiên thứ năm hạnh Tăng: Người nối gót bậc Thánh để mở mang đạo pháp, thật xứng đáng là một trong ba ngôi Tam bảo, chỗ quy về nương tựa.
– Thiên thứ sáu Từ trắc: Được người đời xem trọng, tha thứ, thương xót lấy đó làm giác bổn.
– Thiên thứ bảy Giới công: Răn nhắc sự buông lung biếng nhác, kiêu mạn, lăng mạ, muốn ngang bằng bậc Thánh, xem xét sự sai trái không biết sợ.
– Thiên thứ tám khởi phước: Phước là việc làm hằng ngày, tài vật quý giá khi đem làm phước không chấp trước.
– Thiên thứ chín Diệt tội: Tội được diệt trừ rồi, mà khởi lại, tâm ưa thích, che giấu khi sám hối tập khí tánh tướng.
– Thiên thứ mười Tổng quy: Vâng theo điều chân chánh dẹp tà thuyết, y đạo thành đức, thần giải đã thông suốt, nêu bày lời ca vịnh.
Bài tựa của Thiên Quy Chánh trong “Quảng Hoằng Minh Tập” ghi rằng: Tà chánh lộn xộn, trí ngu xen lẫn, không phải là bậc cực Thánh (Thánh cùng tột) thì đâu thể khai mở. Vì thế, Thiên ma ở cõi Dục còn có thể hiện tướng Phật, huống chi những hình tượng khác, ai có thể biết được ư? Phải biết trong một châu có muôn nước, một nước có một ngàn vị vua, thay nhau lên ngôi truất vị không thể bình luận hết. Đây là dùng chín mươi sáu bộ để nối tiếp gốc trời ở thượng giới, để nghiệm xét minh bốn của cực kế, đều trình bày chánh sóc, gọi là Tam bảo đối với mọi người hoặc xưng là đại tế, ban bố (Từ, Bi, Hỷ, Xả) khắp trong thiên hạ. Lại có Lỗ Bang, Khổng Tử noi theo lễ nhạc ở chín châu. Lý Công ở nước Sở khai linh huyền trang Ngũ nhạc, chẳng phải xưng là giáo chủ đều trình bày đối với Tiêu vương, khen ngợi thời thể quốc, các thần sử đối với cơ vụ. Đây là ngã tư đường phân cách bờ cõi (là vùng sa mạc ở phía Đông do Khổng Tử giáo hóa và sông Thông ở phía Tây do Bộ khác thống lãnh. Biện ngự quai trương trời lý lộ khác. tự riêng biệt như vậy, sao rõ như vậy ư? Vì thế Đại Hạ ở Tây Vức thành lập Ngã thần, đạo Nho ở Đông Hoa đại lược ở thân quốc. Ai biểu vọng tưởng lưu ái ràng buộc ở Cửu cư. Đảo điên luống trệ, trừ bỏ bảy thức, đến nỗi khiến cho mê hoặc cương yếu, che lấp tâm đâu biết chỗ hướng về. Mờ mịt giữa sóng nước đâu rõ chỗ trở về. Không thể bắt chước làm điều lầm lạc, cần phải phản tỉnh. Phàm tiểu đạo, đại đạo từ xưa thường bàn luận, Đại thánh Tiểu thánh thời nay cùng thuật. Còn như đối diện trước mình mà không hề hiểu biết. Theo thể phụ theo đó mà cạnh tranh, vì thế có khắc niệm làm Thánh, cuồng triết xen nhau xưng, ngay đây là luận chưa khế hợp đầu mối.
Xưa Hoàng Giác ở nước Xá-vệ, hai mươi lăm năm, chín ức biên hộ nghịch tùng Thái Bán, Tố Vương ở huyện môn học ba ngàn. Tử Hạ coi thường mà sinh ra sự nghi ngờ lời nói của Nhan Hồi không thể lường được, dùng đây luận bàn về đạo lại có thể ngờ lạ (mê lầm) được sao?
Do thấu hiểu chân chánh gọi là Thánh, không chỗ nào chẳng thông suốt, căn trần không ngại đối với có không, giáo hóa không ngại nơi tánh dục. Hình không thể dùng tướng mà được, vượt hơn thân vàng ba mươi hai tướng tốt. Tâm không thể dùng trí để cầu.
Mười tám món bất cộng, đây chỉ có một người xưng là Phật Thánh, vì thế cứu giúp các cõi, u hiển đều quy y. Từ chỗ cao rộng khác, như con đường cõi trời chưa lên được. Vả lại, địa vị trong nước khác nhau không lạm quyền được. Trên trời không thể có hai mặt trời, nước không có hai vua chỉ có Đức Phật xưng là Đại Thánh, ánh sáng của Ngài chiếu khắp thiên hạ. Vì thế, khiến cho môn học ngày càng thạnh, không nước nào chẳng kính mến phong tục kia. Giáo nghĩa phải tu, người hiểu biết đều tham dự kiến giáo pháp kia. Địa vị của Khổng Tử và Lão Tử đồng thế tục chẳng khác người thường, noi theo tiên vương không dạy bảo làm SỐ 2103 – QUẢNG HOẰNG MINH TẬP, Bài Tựa 2 sao được so sánh với Đức Phật mà chống đối nhau ư?
Vả lại, y theo lược âm dương tám sát, cúng tế núi sông. Bảy chúng nương theo đó làm di chúc, năm giới bỏ đi không đoái hoài đến. Xem một đường này, cao thượng tự đủ đầu thành, huống chi là có các bậc Hiền thánh là bậc Thầy trời người ư? Phải biết trên trời dưới đất chỉ có Đức Phật là tôn quý. Sáu đường bốn loài đều khổ, là thân tâm thường khổ nghĩa tất rong ruổi. Không suy nghĩ điều này, ôm lòng vọng cho là cao lớn. Lớn mà có thể xưng lớn thì không bị vùi lấp trong hữu vi. Đã đến chỗ phi thường, thì hãy trở về chánh giác, có sự loại như thế nên bạo dạn soạn bài tựa này.
Quảng Hoằng Minh Tập, thiên thứ nhất: Quy chánh. Mục lục của thiên Quy chánh trong Quảng Hoằng Minh Tập, đời Lương:
Tổng mục của thiên Quy chánh trong Quảng Hoằng Minh Tập, đời Đường.
– Trong Tử Thư, đời Thương, quan Thái Tể hỏi, Khổng Tử cho rằng Phật là bậc Thánh.
– Lão Tử, Phù Tử nói Phật là Thầy.
– Đời Hán, Hiển Tông khai Phật hóa lập bổn truyện.
– Đời Hậu Hán.
– Ngô Chủ Tôn Quyền nói về Phật hóa ba tông.
– Tống Văn Đế. Tập Triều Tể nói về Phật giáo.
– Đời Nguyên Ngụy, Hiếu Minh Đế nói Thích Lão môn nhân nói về tông.
– Sách đời Nguyên Ngụy nói về chí khí của đạo Phật và đạo Lão.
– Thiên Nam Tề Giang Yêm Toại Cổ.
– Thiên Bắc Tề, Nhan Chi suy qui tâm.
– Bài Tựa, Lương Nguyễn Hiếu tự thất (bảy) lục.
– Bắc Triều, Vương Thiệu Tề Chí nói về Phật giáo.
– Lương Cao Tổ bỏ sự đạo chiếu.
– Bắc Tề, Tuyên Đế hạ chiếu bỏ thờ đạo.
– Luận Tùy Thích Ngạn Tông thông cực.
Quảng Hoằng Minh Tập. Thiên thứ nhất Quy chánh. Đời Thương, Thái Tể hỏi Khổng Tử ai là bậc Thánh, xuất xứ từ Liệt Tử.
Sách Tử Thơ cho rằng: Phật là thầy, xuất xứ từ Khổng Tử, Phù Tử.
Hán Pháp Bổn Nội Truyện, không rõ tác giả.
Hậu Hán, Giao Tự Bổn Chí, xuất ra từ sách “Phạm Hoa Hậu Hán”.
Ngô Chủ Tông Quyền Luận Phật Hóa Ba Tông, xuất xứ từ sách nhà Ngô.
Tống Văn Tập Triều Tự Phật Giáo, xuất xứ từ “Cao Tăng Truyện”.
Đời Nguyên Ngụy, Hiếu minh thuật Phật tiên hậu xuất xứ từ sách đời Ngụy.