ĐẠO TUYÊN LUẬT SƯ CẢM THÔNG LỤC

Thích Đạo Tuyên ở núi Chung nam soạn vào niên hiệu Lân Đức năm đầu.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

TRUYỆN LUẬT SƯ ĐẠO TUYÊN CẢM ĐƯỢC CÁC VỊ TRỜI THEO HẦU

Chúng tôi thường nghe người xưa hay biên soạn ghi lại những chuyện thần kỳ như Trung Mâu. Cuối tháng hai năm nay chúng tôi cũng thường thấy trời người cảm ứng. Có người bảo tôi: Những tác phẩm của tôi rất được hưng thịnh vì thần thánh đều vui. Nhưng về luật thì thiếu. Vì sao lại coi y phục vương quý giống như y phục người thế tục. Y của vua mặc quý giá đồng như ba y của Tỳ-kheo, giá trị mười vạn là y quý, vua cúng y cho tăng thì có thể đồng với giới hạn khinh. Vì y thế tục ngoại đạo, người xuất gia không dùng. Ba y do Phật chế, người mặc y này được giải thoát. Phật cấm mặc y thế tục. Tùy theo từng đất nước Phật khai chế ba y theo phong tục riêng. Chúng tôi mới tỏ ngộ, hỏi người ấy từ đâu đến? Đệ tử họ Vương tên Phan, quan Lan đài của Đại Ngô. Rồi kể lại việc Sa-môn Khương Tăng Hội cầu được xá-lợi ở thời Ngô Tôn Quyền. Lại có người xưng là sứ giả của Nam Thiên Vi tướng quân nói rằng tướng quân luôn lo việc giữ gìn Phật pháp, nơi nào Phật pháp gặp nguy tướng quân đều biết. Không lâu sau lại có người nói: Đệ tử họ La, người đất Thục. Người ấy nói tiếng Thục, bàn về tướng luật rất rành rẽ, rồi bỗng biến mất. Một hôm lại có người xưng là họ Phí, đến kính lễ, thưa: Thời Phật Ca-diếp, đệ tử làm đệ tử của Vi tướng quân cõi trời. Chư Thiên tham dục nhưng đệ tử chuyên chay tịnh giữ mình. Vi tướng quân cũng thanh tịnh giới hạnh, không tham dục lạc cõi trời. Chư Thiên nguyện hộ Phật pháp trong bốn thiên hạ, nhưng Phật pháp được hưng thịnh ở ba thiên hạ, thiên hạ phía Bắc pháp ít thịnh hành. Người xuất gia tuy đông nhưng ít giữ giới luật. Người ở thiên hạ đông, tây thì ít thông minh, nặng về phiền não. Thiên hạ phương Nam tuy phạm tội nhiều nhưng dễ khai hóa. Lúc Phật sắp Niết-bàn có phó chúc cho tất cả ủng hộ bảo vệ Phật pháp, đừng để ma quấy phá, nếu không giáo pháp sẽ diệt vong. Phật chế giới cấm để chúng thực hành theo, một điều lành sinh, muôn điều ác diệt. Vì thế chư Thiên thường lo bảo hộ., ba mươi hai tùy tướng của Vi tướng quân ngày đêm che chở, hễ thấy ma quấy phá mê hoặc tăng ni họ liền đến dẹp trừ. Đệ tử ưa thích giới luật mà Phật đã chế nên lãnh thọ giới luật, thông hiểu tất cả. Nhưng Tam bảo ở Đông Hoa vốn thường có đá hiện trên nước, người ta cho là linh thiêng, muốn hỏi nguyên nhân nhưng không biết hỏi ai, do đây xin hỏi, nhưng văn thiếu, chỉ suy lý, chưa từng xem làm sao nói được. Chúng tôi thích sưu tầm biên soạn những chuyện thần linh, đã từng đọc qua, không nên nghi ngờ. Vả lại Phật là bậc hy hữu, tâm dũng mãnh hỗ trợ thần thánh, giữ gìn thánh pháp đã có từ xưa, không phải do chúng tôi nói. Sau tìm đủ duyên do nên viết lại. Trước hỏi về việc Phật: tượng Phật Đa Bảo bằng đá ở thành đô Ích châu xuất hiện vào thời nào? Trên núi Thanh Thành, kinh đô nhà Thục này thuộc vùng biển Thành đô. Thời Phật Ca-diếp người ta xây ở chùa núi Thứu đầu bên sông Tây Nhĩ. Sau có người Thành đô đến thấy lạ nên thỉnh về. Chùa Đa bảo bị nước cuốn nhưng tượng vẫn còn. Sau có người làm thần nổi giận nên nhận chìm cả tượng. Trên núi Thứu đầu vẫn còn một ngôi tháp, ánh sáng thường phát ra. Từ đây đến sông Tây Nhĩ cách hơn ba ngàn dặm, sông này rất rộng. Ở Kinh châu cũng có chùa kinh tượng cổ nhưng không có tăng ở. Mỗi năm người dân nghe tiếng chuông hai lần, họ lên núi, cúng dường tháp cổ. Tháp bằng đá ba tầng, người ta cho là mộ thần. Khi tháp phát ra ánh sáng, người ta làm chay cầu phước. Từ đó đến Thiên Trúc không xa. Đời Tấn, một vị Tăng thấy hiện tượng lạ nên đào đất kiếm, đào sâu hơn một trượng thì thấy một pho tượng và một bộ xương người rất lớn. Đó là người Diêm phù đề sống hai vạn tuổi thời Phật Ca-diếp. Thời nay mạng người ngắn ngủi, đệ tử thành người già, thời Chu mạt pháp tạm ẩn, nay lại hưng khởi. Người Thục biết là linh thiêng, thấy dưới chân có chữ Đa Bảo thì gọi là Phật Đa Bảo, chùa Đa bảo. Hỏi chữ lệ xuất hiện ở thời Tam Tần, vì sao thời Phật Ca-diếp đã có sách thần? Chữ Lệ của Lý Tư đời Tần vốn kế thừa chữ cổ, chữ lệ hưng thịnh ở thời Phật xưa. Xét châu phía Nam hiện đã có hơn ngàn châu. Xung quanh cõi Diêm-phù-đề có hơn vạn nước, văn tự thấy nói giống nhau. Nhà Đường vì cách xa mấy mươi vạn dặm, người dịch không truyền bá nên không biết. Thầy không nghe rằng: Lương nhìn vua núi, học rộng hiểu nhiều, Chu hỏi nguồn gốc chữ, hiển ẩn bất định. Trong lời tựa của Ngọc Thiên ghi: Khai quật mộ vua thấy bài minh chữ lệ. Vua ấy thuộc sáu nước thời Chu, thời ấy dùng chữ lệ, sách chữ Triện, chữ lệ còn mù mờ huống chi là thời Phật Cadiếp làm sao họ thấy biết. Hỏi: Đài Cao Tứ ở phía Tây kinh thành tục cho là Thương Hiệt làm ra, sao lại nói xưa đã có chữ lệ? Thương Hiệt đắp đất làm đài, xem dấu chân chim sẽ biết. Vả lại truyện Thương Hiệt ở đây ít ai biết, hoặc cho là bề tôi của Hoàng đế, hoặc cho là vua xưa. Sách chữ dấu chân chim giờ đã mất không cần phải nói. Lại có vị trời họ Lục tên Huyền Sướng nói thời Chu Mục Vương đệ tử sinh ở cõi trời, thời Phật Ca-diếp trời thông hóa nên thường hiện. Về đài Cao Tứ, thời Phật Ca-diếp nói pháp độ sinh ở đó. Đến thời Chu Mục Vương, Vănthù, Mục-liên hóa độ Mục Vương, là nơi Phật Ca-diếp nói pháp. Thời Tần Mục Công người ta tìm thấy một tượng Phật đá, Mục Công không biết đem bỏ ở chuồng ngựa, vị thần tức giận gây họa cho Mục Công. Mục Công mơ thấy bị thần quở trách, tỉnh dậy hỏi Do Dư, Do Dư đáp: Thần đọc sách cổ thời Chu Mục Vương có hóa nhân đến đây, là thần Phật. Mục Vương tin, lập đài Trung Thiên ở núi Chung Nam cao hơn ngàn thước, hiện vẫn còn nền. Lại xây miếu thần ở Thương Hiệt là đạo tràng ba hội, tai họa của bệ hạ là do thần Phật gây nên. Mục Công kinh sợ kể lại chuyện tượng đá. Nghe thế Do Dư đi xem, khẳng định là thần Phật. Mục Công cho thỉnh tượng tắm gội sạch sẽ, thờ ở nơi thanh tịnh, tượng phát ra ánh sáng, Mục Công kinh sợ giết ba vật để cúng tế, các Thần bỏ đi, Mục Công hỏi Do Dư, Do Dư đáp: Thần nghe, Phật chay tịnh, thương yêu sinh mạng như con một, người ta chỉ đốt hương cúng dường mà thôi, lại cúng bằng vật chay. Mục Công định là tượng nhưng không có thợ, hỏi Do Dư, đáp: Xưa Mục Vương làm chùa, tìm được một người thợ ở làng phía Nam đài Cao Tứ họ Vương tên An, là người có tham dự ở đạo tràng ba hội nhưng người ấy quá già (một trăm tám mươi tuổi) nên bảo người đến tìm bốn anh em ở làng phía Bắc. Họ liền đúc làm một tượng đồng rất đẹp, vua ban thưởng trọng hậu, họ liền xây một cái gác cao ba trăm thước, người ta gọi đó là đài Cao tứ, từ đó đến nay vẫn gọi là đài Cao tứ.

Hỏi: Mục-liên tịch trước Phật Thích-ca, sao lại hiện được? Có sáu người cùng tên. Mục-liên ở đây không phải là Đại Mục-liên. Thời Chu, Bồ-tát Văn-thù đến đây định lễ bái chỗ Phật Ca-diếp nói pháp. Nơi Văn-thù ở là núi Thanh lương. Bồ-tát hỏi nhưng không ai biết, Pháp sư Trí Mãnh mười tám tuổi, hỏi: Làm sao biết có hai thánh tích? Cách thành đô nhà Tần hai mươi dặm về phía Nam có đài của Thương hiệt. Đó là nơi Phật nói pháp. Nơi đó cách sông Sa hà năm mươi dặm về phía Nam, cách núi Thanh sơn bốn mươi dặm về phía Bắc. Hỏi: Sa Hà, Thanh Sơn là gì? Đó là sông Vị thủy, núi Chung nam. Bồ-tát liền đến đó. Pháp sư cũng theo, đến nơi thì không thấy Bồ-tát nữa. Sau Pháp sư xin vua xây chùa. Sau khi độ Tôn giả Ca-diếp mười hai năm, Phật Thích-ca có đến đó, thấy xá-lợi Phật Ca-diếp, lại gặp Chu Mục Phật bảo: Hãy về thờ phụng tháp cổ. Vua hỏi nơi chốn, Phật chỉ rõ. Trong biệt truyện về Thiên Trục ghi: Có một vị Tăng chín mươi chín tuổi hạ chứng quả thứ ba ở nước Sư Tử, nghe thánh tích liền đến chiêm bái.

Hỏi: Kinh có kể: Bồ-tát Văn-thù đưa năm trăm vị tiên đến núi Thanh lương nói pháp. Bồ-tát ở mãi cõi Ta-bà. Ta-bà là chỉ chung cho đại thiên thế giới nào phải riêng nơi này? Văn-thù là người thầy đầu tiên của chư Phật, tuy cơ biến hiện. Công lực của Bồ-tát không ai biết được. Bồ-tát thường ở núi Hoa sơn phủ Thanh lương huyện Ngũ đài.

Hỏi: Cách Trung đài ba mươi dặm về phía Đông nam có chùa Linh thứu, người thì bảo do Hán Minh Đế xây, người thì cho là do Ngụy Hiếu Văn tạo. Sao lại như thế? Do hai vua làm. Xưa núi này linh thiêng, là nơi ở của Bồ-tát Văn-thù, Chu Mục có xây chùa để cúng dường, vua A-dục cũng xây tháp ở đây. Thời Hán Minh đế Pháp sư Ma-đằng thấy tháp nên khuyên vua xây chùa. Ngụy Văn Đế thường đến lễ bái. Đâu phải chỉ ở Ngũ đài, mà các núi Chung nam, Thái bạch, Thái hoa, Ngũ nhạc đều có bậc Thánh. Để truyền bá Phật pháp nên các bậc Thánh hiện hữu khắp nơi.

Hỏi: Tượng ở núi huyện Phiên hòa, phía Tây Lương châu thuộc thời nào? Là Thời Phật Ca-diếp, Bồ-tát Lợi Tân thấy người ở đây không tin Phật pháp, chuyên giết hại sinh mạng nên xây chùa, đại phạm Thiên vương tạo tượng. Bồ-tát dùng thần lực làm cho tượng như thật, rồi đi giáo hóa mọi người nhưng họ vẫn không tin nhận. Bồ-tát liền làm việc kinh sợ để chuyển tâm chúng, Bồ-tát biến những xác chết thành hoa sen, khắp nơi đều có hoa sen mọc. Bồ-tát khuyên họ xây bảy ngôi chùa suốt ba trăm năm mới xong, lại độ hai vạn người xuất gia. Nhưng vì nghiệp lực xưa, những kẻ bị giết thì quyết tâm hại, rồi chúng đốt lửa, phun nước đốt cháy cuốn trôi tất cả. Khi chùa chưa bị cháy, thần núi thỉnh tượng để trong hư không. Sau khi bình yên thần núi thỉnh tượng thờ trong động đá. Đến khi Lưu Tát Hà gặp tượng thì đó là tượng Bồ-tát Lợi Tân.

Hỏi: Về tượng Long Quang ở sông tương truyền do Pháp sư Lathập thỉnh từ đất Phù nam thì sao? Không phải Pháp sư La-thập. Do Tống Hiếu Vũ đánh dẹp Phù nam thỉnh về. Sau khi Phật diệt độ ba trăm năm, đại La-hán Ưu-lâu-chất-na dùng thần lực tạo tượng cao hơn ba trăm thước. Theo truyện của Huyền Trang thì cao hơn trăm thước. Thánh tích ký thì ghi cao tám tượng, chân cao tám thước. Tượng thường phát ra ánh sáng vào các ngày chay. Tượng có năm tầng, trên cùng được làm bằng gỗ chiên-đàn, tầng hai làm bằng chiên-đàn ngưu đầu, tầng ba là vàng, tầng bốn là ngọc, tầng năm là đồng. Sáu trăm năm sau La-hán Phật Nại-già thỉnh tầng trên cùng để thân mẫu hiện ở Phù Nam thờ cúng. Sau xuất gia ở chùa Tân hưng chứng quả thứ ba. Tống Hiếu Vũ đánh Phù nam thỉnh tượng này về. Xưa thầy Đàm-vô-kiệt cũng có ghi việc này.

Hỏi: Kinh của Pháp sư La-thập dịch rất được hưng thịnh? Người này thông minh, thông hiểu pháp đại thừa, được các đời tôn kính. Tác phẩm của Pháp sư dịch là do chứng ngộ, biểu đạt được ý của Phật, tùy cơ bỏ phiền toái hoặc bổ sung phần thiếu sót, nên Đại Luận lược rất nhiều. Khi dịch xong thì thành tâm đọc tụng, lại được Phật che chở, Văn-thù truyền chỉ, đâu có gì đáng nói.

Tượng cổ ở chùa Hiển tế, Phường châu có từ thời nào? Là do Tần Mục Công làm ra trụ chùa mà Chu Mục Vương xây. Sau khi Phật diệt độ, con gái thứ tư của A-dục làm tháp tượng để cúng dường. Chùa đó có một người chứng quả thứ ba. Chùa thời Phật Ca-diếp là do sa di Hiển Tế làm, rồi lấy tên mình đặt tên chùa.

Hỏi: Tháp gạch trên núi Đàn đài phía Nam cung Ngọc Hoa có từ thời nào? Xưa ở đó có chùa do Mục Vương xây, vua A-dục cho thần núi xây tháp. Vưa Lưu Diệu nằm mộng thấy thần bảo: Người chớ ham mê tửu sắc, nên xa lánh kẻ nịnh thần, gần gũi người trung. Lưu Diệu thức dậy sai người lên núi Hòa, quả đúng như lời liền bỏ tháp nhỏ, xây tháp lớn cao mười chín tầng, và xây chùa Pháp đăng, độ ba trăm vị tăng. Chùa có ba mươi hai người tu chứng quả thứ ba. Thần núi lại lập một chùa khác để cúng dường chư Tăng chứng quả thứ hai. Thần còn hai cỏ linh chi ở núi Thái bạch để cúng dường Thánh tăng, Thánh tăng đều được sống lâu. Chùa hiện vẫn còn, người đời ít thấy nhưng thường nghe tiếng chuông. Nên tháp tuy do Lưu Diệu xây nhưng vốn là chùa do Mục Vương tạo và là nơi Phật Ca-diếp nói pháp. Vào niên hiệu Trinh Quán, trên núi phía Bắc cung Ngọc hoa thường có bầy nai xuất hiện, có người đào chỗ nai đứng thì thấy một tượng đá cao gần một trượng.

Tượng gỗ chiên-đàn chùa Đại minh, Kinh châu tương truyền do vua Ưu-điền tạo, hiện ở kinh đô cũng có, chẳng hay tượng nào là gốc? Tượng ở chùa Đại minh là tượng gốc. Sau khi Lương Cao băng hà, tượng được đưa đến Kinh chử. Niên hiệu Thừa Thánh năm thứ ba, nhà Chu đánh bại nhà Lương, thâu thập vật báu, thầy Trân cất giấu tượng. Niên hiệu Khai Hoàng năm thứ chín đời Tùy, vua sai Liễu Cố đến chùa thỉnh tượng. Liễu Cố liền làm một tượng khác dâng vua, hiện thờ ở chùa Hưng thiện. Tượng giáo ở đất kinh bị người ta làm mất nguyên trạng. Đại Minh là trụ xứ của Phật xưa, tượng không thể bị dời về phương Bắc. Pháp sư Diệu Nghĩa nằm mộng thấy thần báo nên bóc bỏ lớp bên ngoài, tượng hiện như xưa, oai nghi sáng rỡ, không thể là người thường tạo nên.

Hỏi: Vì sao chùa núi Tam học ở Giản châu đất Thục thường có đèn sáng trong hư không? Vì trên núi có chùa Pháp đăng do Bồ-tát Hoan Hỷ Vương xây vào thời kỳ đầu trong chánh pháp của Phật Cadiếp, đèn là của thần núi cúng nên thường sáng.

Chùa Tương tư ở Bội châu có nhiều thánh tích chẳng biết do đâu? Thời Phật Ca-diếp có một vị thần núi tên La Tử Minh, vốn là Tỳ-kheo giữ giới. Vì ghét người phá giới nên phát nguyện làm quỷ dữ ăn thịt kẻ phá giới. Vị thần này vốn là anh của Phật Ca-diếp, sau làm đệ tử. Phật thương tình nên đến hóa độ, thần xin thọ năm giới, dần biết đời trước nên không ăn thịt người nữa. Vì sợ thần đổi ý, nên Phật để lại thánh tích. Vua A-dục xây tháp ở đó, thần ẩn trong đá. Chùa Linh khám huyện Hán ninh phía Bắc Tuần châu cũng có nhiều linh tích, là do đệ tử Bồ-tát Văn-thù thương vị thần núi bèn đến giáo hóa để chuyển tâm, và lưu lại thánh tích. Niên hiệu Trinh Quán năm thứ ba thần núi chết, được sinh lên cõi trời Đâu-suất. Một vị thần quyến thuộc của thần nùi cũ đến ở đó cũng tạo nghiệp ác, thần núi nhờ Bồ-tát Văn-thù giáo hóa, để lại thánh tích nhỏ. Vì thế núi này có nhiều thánh tích.

Hỏi: Vì sao động đá ở núi phía Bắc Bí châu thường có ánh sáng?

Đáp: Vì hoàng tử thứ hai của Chu Mục Vương đúc tượng Phật Cadiếp để cúng dường ở đó.

Trên núi huyện Chung nam, Vị châu cũng có tượng Phật?

Đáp: Hang ở núi Nam do Phật Ca-diếp tạo, còn có mười ba vị Duyên giác tu ở đây, nơi nào cũng có chùa tháp thánh linh, có nơi hiện, có nơi ẩn. Trong tháp chùa Quách trung, Cam châu, Hà tây có xá-lợi.

Trong điện Phật chùa Linh nham, Hà châu cũng có xá-lợi. Chùa ở Mạch tích, Tần châu có xá-lợi bị thần núi phế bỏ. Chùa này vốn do Chu Mục Vương xây, có tên là Linh an, đến nay vẫn thường có người lạ xuất hiện. Tháp chùa Trường minh, kinh châu do vua A-dục xây để thờ xá-lợi, đào sâu hơn một trượng là thấy hộp đựng xá-lợi. Ba ngôi tháp ở Ích châu đều có thần tích (có nói rõ như trong biệt truyện).

Hỏi: Tháp cổ Trường can ở Dương đô do vua A-dục tạo phải không?

Đáp: Xưa do Lưu Tát Hà mộng thấy, hiện vẫn còn. Ở đó có chùa Trường can phải không?

Đáp: Chẳng phải tên chùa mà là tên đất. Lại còn ngôi tháp ở huyện Mậu cũng do vua A-dục xây nên. Đó là tháp thờ xá-lợi của Phật Ca-diếp do một vị La-hán làm. Sau này có hai con cá thần giữ gìn tháp. Ở dấu chân cũng có ghi: Đó là do ba Đức Phật đạp lên. Vì thời Chu, ở đây có người nên lập tháp để tạo phước.

Hỏi: Nếu thế các vua đều có thấy sao ít ghi chép như thế?

Đáp: Linh tháp do tiền duyên, ít ai thấy nên ít ghi lại. Dương Hùng, Lưu Hướng tìm trong các sách biết trước thời Tần kinh tháp đã có. Cách Hoành Nhạc năm, sáu trăm dặm về phía Nam, phía Bắc Vĩnh châu có con sông lớn, Đông tây dài hơn năm trăm dặm, Nam bắc rộng hơn trăm dặm, trong sông xưa có mấy mươi vạn nhà, nay toàn là rừng rậm, giữa có con sông nhỏ chảy về sông Tương. Phía Nam có hang, phía Bắc có ao vuông, bốn mặt là đá, nước sâu rồng ở, ít ai đến. Phía Nam ao có tháp của vua A-dục xây, phía Đông tháp có bia bằng chữ triện.

Hỏi: Ở Trung Hoa có nhiều thuyết cho rằng Phật giáng sinh vào thời Ân, thời Chu, thời Lỗ, thuyết nào đúng?

Đáp: Đều có nguyên nhân, thời vua Kiệt nhà Hạ, đệ tử đã thấy Phật hóa độ. Hơn nữa Phật có ba thân, hai thân pháp và báo thì con người không thể thấy biết, còn hóa thân thì ở khắp tam thiên đại thiên thế giới nên có đến trăm ngàn ức Thích-ca, sự cảm hóa của người khác nhau nên thấy khác nhau.

Hỏi: Các tượng thánh linh bấy giờ thường cho rằng do công chúa thứ tư của vua A-dục tạo? Công chúa thứ tư của vua A-dục có dung mạo rất xấu nên thường vẽ tượng Phật nhưng tượng Phật lại xấu như công chúa. Do đó công chúa phát nguyện cầu Phật ứng hiện. Sau được Phật cảm hóa, thay đổi dung mạo. Nghe tin vua A-dục sai các quỷ thần truyền bá Phật pháp. Chùa Sùng kính trước đây là chiến trường. Cuối thời Tây Tấn, ngũ Hồ dấy binh, giết hại vô số nên quỷ thần đưa tượng về, làm cho oan hồn biết tu pháp lành. Sau bị nhà Chu diệt pháp, thần ẩn thân, nhà Tùy khai pháp Phật lại hiện.

Các thần có oai lực tự tại như tháp cổ ở Tần Xuyên, tương truyền do vua A-dục xây, cứ ba mươi năm phát ra ánh sáng một lần. Từ niên hiệu Trinh Quán đến nay đã hai lần phát ra ánh sáng, vì sao xá-lợi trong đó lại thô lậu đến thế? Quỷ thần cùng có giàu nghèo như người, tùy khả năng của mình mà vật cúng khác nhau.

Việc u hiển thường xảy ra, có người thì chết bảy ngày trăm ngày, cho đến ba năm thì sống lại. Trong kinh chép tinh thần (linh hồn) con người ở chỗ Diêm Vương năm, ba, bảy ngày, vì sao? Vì con người có bảy thức, mỗi thức đều có thần, tâm thức là chủ, chủ tuy đi nhưng thần không theo, điều này không có gì lạ. Xin hỏi: Sư nói thọ giới, một giới có mấy vị thần?

Đáp: Một giới có năm vị thần, nếu phá một giới thì chỉ có một vị thần ra đi, nghĩa là có hai trăm năm mươi vị thần thường theo hộ giới.

Các Tích người ở huyện Ba tây, Miên châu, chứng quả thứ hai. Nhân đến thôn Tân Phồn, người cúng rượu thịt, Cú Tích không dùng, người ta đánh, Cú Tích viết chữ, người ta xin chữ nhưng không lễ kính, Cú Thích buồn, phát nguyện nằm trên bãi cỏ phía Bắc làng, vẽ trong hư không để làm gì?

Đáp: Viết kinh để trời đọc, không cho người xem. Viết xong bộ Kim Cang Bát-nhã phải mất bảy ngày. Các vị trời làm lọng báu che ở trên, chỗ đó cỏ không mọc nữa, các đứa trẻ chăn trâu hay tránh mưa ở đó thì không bị ướt, từ đó người trong làng tôn kính, người ta xây hàng rào để ngăn. Ngày chay tịnh họ thường đến lễ bái. Chùa Trúc Lâm ở núi Cổ Sơn được xây vào thời Phật Ca-diếp. Sau Mục Vương làm lại, hiện vẫn còn. Sơn thần thỉnh năm trăm La-hán đến ở đây nên thường thấy hai ngàn thánh tăng nhiễu quanh chùa, năm vạn vị thần tiên cúng dường lễ Phật. Sau đó nói về tướng luật.

Hỏi: Vào đời Lương, Sư đã là người soạn thuật nổi tiếng, khá thông tướng luật nhưng hiện giờ thì không còn. Đời này lại tiếp tục việc ghi chép tức nghiệp xưa huân tập, trời người giúp đỡ. Vì thế ngày lại ngày già đi như cây khô xe hỏng. Nếu thế muốn đọc kinh tạng, thì ghi lại để thực hành có được không?

Đáp: Sư chỉ phù hợp việc nghiên cứu luật. Về những văn nghĩa sâu xa thì đọc kỹ mới nắm bắt được. Những gì sư ghi lại thần linh đều mừng, từ khi pháp truyền đến phương Đông đến nay đã sáu, bảy mươi năm nhưng tất cả Luật sư Nam bắc đều như thế, không thể dùng của sát sinh làm y phục Từ bi. Tôi đọc luận Trí Độ, thấy Phật chế Tăng-già-lê thô, ghi nhớ trong lòng, vì sao lại trái? Sau đọc trong luật thấy y bằng tơ tằm nên muốn ghi lại, ngọa cụ ba y đều là vật cần dùng nhưng đều là tổn hại sinh mạng. Pháp phục vốn hiển bày tâm Từ bi, không từ bi thì không cứu khổ ban vui. Tâm Phật là đại Từ, sát sinh để hành từ thì đâu được. Vải thô cũng phải cần bao công lao khó nhọc, giàu nghèo đều dùng, lớn nhỏ đều mặc một pháp y. Đạo không có lý tổn hại, đó là Từ bi giáo hóa.

Tuỳ duyên dùng ba y, sao ở đây không như vậy? Luật Tứ phần không có nên không may ba lần. Trong Thập Tụng có ghi sao không thực hành? Đã có thì chẳng thể không thành. Y đại được may ba lần nhưng chỉ ở trên, vì sao ở dưới lại không được? Sư liền cầm y chỉ rõ.

Hỏi: Tọa cụ hai lớp là luật định tức cắt xong nối lại chỉ một đường viền vá một đầu. Nếu nối bốn mặt thì sao?

Đáp: Luật định: Ngoài mức quy định thêm mỗi đầu dài rộng nửa gang. Đó chỉ là một dài một rộng chứ không phải là dài rộng bốn mặt. Hiện nay thấy có Tỳ-kheo vắt tọa cụ trên vai khi đi đường thật là chướng mắt. Xin sư nói rõ.

Đáp: Vắt tọa cụ trên vai đã thành lệ. Xưa Tôn giả Xá-lợi-phất rời tinh xá Kỳ hoàn vắt tọa cụ trên vai, khi đến pháp tòa, trải tọa cụ ra ngồi. Nhiều kinh luật cũng ghi: Khi ăn xong, hoặc khi xuất định các Tỳ-kheo vắt tọa cụ lên vai. Ở đây thì ngườin ta để y lên vai trái rồi nắm chéo y trên vai buộc với chéo y ở tay. Tọa cụ là để bảo vệ y và ngọa cụ, làm cho trong ngoài đều sạch. Khác với ở đây. Trong kinh dạy: Khất thực xong trở về tinh xá, thâu y bát, rửa chân ngồi. Chư Tăng ở đây sinh hoạt rất bẩn, cứ tiện là làm. Các Sa-môn thực hành đúng pháp thì thân tâm đều thanh tịnh. Thập Tụng Tỳ-nại-da ghi: Dây buộc của ba y thì cách bốn ngón tay ở trước, cách tám ngón ở sau. Ở đây thì dùng ngược lại.

Sau có một vị trời đến nói: Đệ tử Hoàng Quỳnh xin kính lễ. Về tọa cụ tuy không trái kinh luật nhưng chưa đủ. Từ lúc Phật độ năm đầu đến độ anh em Ca-diếp thì Phật chế ca sa để ở tay trái, tọa cụ để dưới ca sa. Vua quan thì để trên vai trái. Sau đồ chúng đông Phật chế để chéo y trên vai trái, sau bị gió cuốn nên cho đặt vật để đè. Chư tăng không hiểu ý Phật nên chế các vật giữ rất đẹp, bị thế tục chê cười. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: Vật đè mà ta chế là ni sư đàn, cái khác không hợp. Sau ngoại đạo Đạt-ma-đa ở thành Vương xá mặc nhiều y phục sặc sỡ, mỗi ngày thay một y, ba mươi ngày mới tắm. Thức ăn được nấu bằng củi thơm, nhà ở cất bằng gỗ thơm, trét bùn cũng dùng nước thơm, xung quanh vườn đều trồng cây thơm, suối ao thoảng hương ngưu đầu, nước trong vắt. Vườn của Đế thích cũng không hơn. Một hôm, Đức Phật và các Tỳ-kheo vào thành khất thực, thấy vậy ngoại đạo muốn Đạt-ma-đa biện tài với Phật. Khi đến chỗ Phật, ngoại đạo không thấy Phật, chỉ thấy các Tỳ-kheo. Ngoại đạo hỏi manh vải trên vai dùng để làm gì?

Đáp: Để ngồi. Y của các vị mặc là y gì? Áo nhẫn nhục. Thế nào là áo nhẫn nhục? Là tướng Tam bảo trên hàng thiên ma, dưới phục ngoại đạo. Y quý như vậy sao lại đặt mảnh vải ngồi lên trên? Là Sa-môn Cùđàm chế hay tự các vị làm? Các Tỳ-kheo im lặng. Ngoại đạo nói: Nếu là Sa-môn Cù-đàm chế thì không thể là người được Nhất thiết trí. Nếu các vị tự làm thì vì sao Phật không răn dạy. Sau đó các Tỳ-kheo về bạch lên Phật. Do vậy Phật chế để y trên tay trái, tọa cụ để phía dưới y. Về sau các Tỳ-kheo đắp y không ngay thẳng nên bị chê là không có oai nghi, y phục mặc như dâm nữ. Từ đó Phật mới cho dùng cúc. Nay thì nắm chéo y vắt qua dưới nách, không để rũ xuống. Sách chép: Mũ tuy rẻ không được để ở dưới, dép tuy đắt không được để ở trên. Việc hóa độ không vì người mà bỏ giáo, đó là tông chỉ chính của giáo pháp ba thừa. Lại nữa, tọa cụ như nền tháp, ca sa như tháp pháp thân. Nền thấp không lệch, tọa cụ sao lại thay đổi.

Lại hỏi: Gần đây thấy chư Tăng Tây Vực mặc y phục bằng lá cây? Sau khi Phật Niết-bàn hai trăm năm, chư Tăng sống chung với ngoại đạo, ngoại đạo ganh ghét ngầm giấu dao trong y rồi báo quan rằng Samôn họ Thích muốn hại vua nên giấu dao trong y. Thấy vậy, vua liền ra lệnh xử trảm tất cả Tỳ-kheo. Do đó Tôn giả Da-xá quyền khai. Ngày nay giới đàn hưng thịnh, Phật được tôn trọng. Chùa Kỳ hoàn lập ba đàn hai viện, tùy tăng ni kiết giới. Một đàn của viện tăng là thọ giới Cụ túc, lại được trang nghiêm một nơi như bảo tòa Tu-di, xung quanh có tượng thần che chở. Thấy có đàn tràng bằng đá, luật sư Hoằng lập ra tướng đàn tràng ai nấy đều ưa thích? Giới đàn Nam Lâm trong tăng truyện có nói việc này. Ở đó ghi: Vốn chỉ một nơi, giờ lại thỉnh cầu, phương Nam cũng có. Thời Tống Cầu-na-bạt-ma lập đàn ở Quý Châu. Trúc Pháp Hộ đời Tấn lập đàn ở chùa Ngõa quan, Chi Đạo Lâm nhà Tấn lập một đàn ở Thạch Thành. Chi Pháp Tồn lập một đàn ở nơi kín. Trúc Đạo Nhất lập đàn ở núi Động đình. Trúc Đạo Sinh lập đàn ở núi Hổ khâu. Trí Nghiêm đời Tống lập đàn ở Định lâm. Tuệ Quan lập đàn ở chùa Thạch Lương. Tăng Phu lập đàn ở Vô Hồ. Lương Pháp Siêu lập đàn ở Nam Giản. Lương Tăng Hựu lập đàn ở bốn nơi. Nền chùa bốn tầng ở Kinh châu, Trường sa, chùa Đại minh đều là giới đàn, nay từ Du châu đến phía Nam Giang hoài có hơn ba trăm giới đàn. Phật pháp được lưu truyền suốt thời gian qua là nhờ giới đàn. Giới là nền tảng của pháp. không thể bỏ phế. Ở Bắc Hà vì không có giới đàn nên ba lần pháp bị diệt. Nhờ các căn mà tâm trí con người mới định sáng. Pháp Phật là nơi nương tựa duy nhất không thể nghi ngờ, không thể phế bỏ. Chư Tăng thuyết giới thọ giới đều theo luật định trở về đây, chuyển bên trái, ra hướng Nam. Trong kinh thường ghi xoay bên phải sao ở đây lại là bên trái? Thường pháp là thế, con người chuyển thành bên phải. Mặt trời, mặt trăng, sao đều chuyển theo hướng trái. Tất cả đều mọc từ phía Đông rồi đi về phía Tây. Pháp Phật cũng như thế, nhưng ở đây lại cho là không thanh tịnh. Vì Phật quán nơi pháp được truyền bá lâu dài nên chế cho chư Tăng nằm nghiêng bên hông phải. Do đó mà thỉnh ra khỏi tinh xá Kỳ hoàn. Không bao lâu lại có một vị trời đến nói là họ Diêu, rồi có hai vị trời nữa. Sau cùng Vi tướng quân đến kính lễ, thưa: Đệ tử thường thấy Sư, Sư ở phường An phong biên soạn kinh sách, phân tích tà chính, rất phù hợp với thánh ý. Nhưng vì việc Phật trong ba thiên hạ quá nhiều, binh biến loạn lạc không thôi, đệ tử phải có trách nhiệm che chở, khuyên giải, nên sai các sứ giả đến đàm đạo với Sư trước, giờ đệ tử mới đến được. Hiện nay Phật pháp suy vong, các nước Thiên Trúc còn tệ hơn ở đây. Ở đây tuy phạm giới nhưng còn biết hổ thẹn, phạm giới bên trong nhưng bên ngoài vẫn còn giữ gìn nên làm cho các vị trời thấy một điều lành mà quên trăm ngàn điều ác. Nếu thấy làm ác thì các vị trời buồn khổ, càng dốc sức che chở, không để các ma gây tổn hại. Hỏi: Thiên chủ cõi Dục há không phải là ma sao? Các vị trời dưới quyền cũng nào khác gì? Nếu ma làm ác thì bốn vị Thiên vương, Đế Thích không vâng theo. Chư Thiên hai cõi dưới làm lành thì ma quân không làm gì được. Ở đây chư Tăng phụng hành cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Tây Vực không như thế. Chư Tăng Tiểu thừa mà thấy kinh Đại thừa thì quăng vào lửa, chú tiểu thì bị bán cho Bắc Địch, người già thì bị giết. Hiện chùa Bồ-đề, vị trụ trì có oai đức, chùa có tám vạn tượng, có mấy ngàn vạn vị Tăng, vua không xâm phạm được. Họ dùng vàng bạc, ăn thức ăn thế tục, giết hại động vật nhưng cũng che chở, không để ác ma hãm hại.

Hỏi: Há không có Long vương thiện thần, sao lại để họ tự do gây ra tội lỗi? Các thần ăn máu đều đến che chở, người vâng lời Phật là che chở chùa Tăng Đại thừa. Ở đây có kẻ chỉ lo giết hại, liền nguyện cầu rồng quỷ có thế lực trong sinh tử chặn đứng việc làm ác. Vì sao thần lại để tự do giết hại? Đó là do nghiệp ác của chúng sinh tạo nên, cá dê trả nợ là lý thường. Trả nợ thì không thể nói nhưng lại giết hại để ăn uống thì là do mê hoặc, tham si tạo quả cõi ác, sao các thần lại để cho làm? Đó là do nghiệp, chư Phật còn không thể trừ được huống chi là các thần. Khi thọ sinh ở đây, mất chánh niệm, tạo nghiệp sát. Xưa có nguyện: Thoát sinh thất niệm. Nếu không quán hạnh rõ ràng, trong bùn không nhơ, mới làm như thế.

Hỏi: Khắp nơi đồn rằng Thích Đạo An được mọi loài chiêm ngưỡng, cỡi lừa đỏ, ngày đêm đều thấy, chưa biết ra sao? Chỉ là luống dối. Nếu là dối vì sao trên chùa Hà đông có con lừa, ở Sơn nam có làng lừa, như vậy là có y cứ ư? Không phải. Người sau xây đài để cúng dường, đặt con lừa bên cạnh điện Phật? Làng lừa vốn có tên là quận Lư quốc, người đời sau không hiểu nên gọi sai.