QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

THIÊN THỨ NHẤT: QUY CHÁNH (PHẦN I)

Đời Thương, Thái Tể hỏi Khổng Tử ai là bậc Thánh, rút ra từ Liệt tổ.

Thái Tể hỏi Khổng Tử rằng:

– Phu Tử có phải là bậc Thánh không?

Đáp: Phu tử là người kiến thức cao rộng chớ không phải bậc Thánh.

Lại hỏi: Ba vua là bậc Thánh phải không?

Đáp: Ba vua khéo dùng trí, dũng, còn phải là bậc Thánh hay không thì Phu Tử không biết.

Hỏi: Năm đế có phải là bậc Thánh hay không?

Đáp: Ngũ đế khéo dùng nhân, nghĩa, còn có phải là bậc Thánh hay không thì Phu Tử không biết.

Hỏi: Ba Hoàng có phải là bậc Thánh hay không?

Đáp: Tam Hoàng khéo dùng thời, còn có phải là bậc Thánh hay không thì Phu Tử không biết.

Thái Tể ngạc nhiên, hỏi rằng: Vậy ai là bậc Thánh?

Phu Tử nghiêm sắc mặt đáp: Ta nghe ở phương Tây có bậc Thánh, không trị mà chẳng loạn, không nói mà tự tin, không hóa mà tự hành, mênh mông như vậy, không thể gọi tên.

Theo đây mà nói thì Khổng Tử biết rõ Đức Phật là bậc Đại thánh. Vì thời cơ chưa đến nên im lặng mà biết, nay có cơ hội nên nêu ra, sang chưa nói đến chỗ cùng tột kia.

* Đức Phật là Lão sư:

Lão Tử có nói rằng: Thầy của ta du hóa đến Thiên Trúc khéo nhập Niết-bàn.

Phù Tử nói: Thầy của Lão Tử là Đức Thích-ca. Tôi tìm xem biết được ba Hoàng, năm Đế có thờ Bôn Hãn và Văn Đông Thê ở phương Tây, vì thế ngựa xe đến nước Hoa Tư, Vương Thiệu nói rằng tức là Thiên Trúc. Lại đến núi Côn Luân tức Hương Sơn. Lão Tử theo dấu đó đến Trầm Phù Phong, sử thuật ở vùng sa mạc. Mà các sách Đạo gia đã nói đều là Tây thăng côn khưu mà lên cõi trời do sự rõ đó đều từ cõi nước của Đức Phật. Vì thế Bá Ích nói nước của Thân Độc Sơn Hải gần gũi và thương yêu người. Quách Phộc là người am hiểu việc thời xưa nói rằng: Thiên Trúc tức Thân Độc, đã xây dựng tháp Phật, nay nghe việc đó nên nói rằng: Vật hư hoại trong đất màu đỏ sẫm rất đẹp đẽ. Nhân dân biết rõ về nhân, trí; thế tục thông lý học, lập đức rộng lớn giúp chúng sinh nào có cậy nhờ các nơi. Xưa gọi là nước thương yêu nước, là bậc Thánh hiền đỉnh đạt ở đời há là hư cấu ư?

* Đời Hán, truyện vua Hiển Tông khai mở Phật hóa pháp. Không rõ tác giả.

Truyện rằng: Thời Minh Đế, niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ ba, vua mộng thấy có một vị thần, thân màu vàng, cao trượng sáu, ở cổ có vầng ánh sáng. Khi thức dậy, hỏi các hạ thần, quả quyết so sánh biết được có Đức Phật ra đời ở Thiên Trúc, bèn sai sứ đến đó tìm cầu, được kinh tượng và hai vị tăng. Vua lập chùa Phật, vẽ tượng, ngàn xe muôn tượng nhiễu quanh tháp ba vòng. Lại ở trên đài Thanh Lương ở Nam Cung và cửa Cao Dương có xây một ngôi Lăng lớn, vẽ tượng đứng và kinh Tứ Thập Nhị Chương để kín trong nhà bằng đá ở Lan Đài, rộng như tập trước Mâu Tử đã nói.

Truyện rằng: Lúc bấy giờ có Sa-môn Ma Đằng, Trúc Pháp Lan, lập hạnh khó lường, chí để tâm vào sự khai hóa vua thầm lặng sai người đến thỉnh Ma Đằng đến, không giữ theo đến Lạc Dương.

Dẫn dắt vật tình, kính minh tin bổn.

Vua hỏi Ma Đằng rằng Đức Phật xuất hiện ở đời giáo hóa thế nào, sao không đến đây?

Ma Đằng đáp: Nước Ca-tỳ-la-vệ, là trung tâm của tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức mặt trời mặt trăng, chư Phật ba đời đều giáng sinh ở nước đó, cho đến trời, rồng, quỷ, thần có hạnh nguyện đều sinh ở đó, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật đều được ngộ đạo, còn chúng sinh những nơi khác không có duyên cảm Phật nên Phật không đến. Đức Phật tuy không đến nhưng ánh sáng của ngài cũng chiếu đến những chỗ đó. Hoặc năm trăm, hoặc mười ngàn năm, hoặc hai ngàn năm đều có bậc Thánh truyền sự giáo hóa của Phật mà hóa độ dẫn dắt chúng sinh.

Nói rộng giáo nghĩa, văn rộng nên lược.

Truyện rằng: Ngày mồng một tháng giêng niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn, Đạo sĩ ở các núi Ngũ Nhạc triều chính chi thứ tự tương mạng chép:

Thiên Tử bỏ Đạo pháp của ta, xa cầu Hồ giáo (giáo pháp của rợ Hồ). Nay nhân lúc triệu tập hãy làm tờ biểu để dâng lên, tờ biểu lược rằng: Mười tám núi ở Ngũ Nhạc quán Thái Thượng Tam Đổng Đệ Tử Đỗ Thiện Tín v.v…

Sáu trăm chín mươi người chết tội nói ở trên, thần nghe Thái Thượng vô hình, không tên, vô cực vô thượng, hư vô tự nhiên, Thái thượng xuất thế trước tạo hóa, Thượng cổ đều vâng theo, trăm vua không sửa đổi. Nay bệ hạ nói Hoàng Đức cao tột, Nghiêu Thuấn cao thượng, Bệ hạ bỏ gốc theo ngọn cầu giáo ở Tây Vức, chỗ thờ chính là Hồ Thần, chỗ nói không can dự đến Hoa Hạ, xin Bệ hạ tha thứ tội cho thần, Bệ hạ cho phép thần thử nghiệm. Các Đạo sĩ ở các núi, phần nhiều nhìn rộng nghe xa, thông suốt kính điển. Từ thời Nguyên Hoàng đến nay, các sách Thái Thượng phù chúc của Thái Hư không đâu chẳng thông thạo đạt đến bờ kia. Hoặc sai khiến quỷ thần, nuốt sương uống khí, hoặc vào lửa không cháy, hoặc xuống nước không chìm, hoặc thanh thiên bạch nhật hoặc ẩn hình không lường được, còn như phương thuật chẳng chỗ nào không làm được, xin được tỉ thí với kia.

  1. Thánh thượng an ủi.
  2. Nói lược chân ngụy.
  3. Đại đạo có chỗ quy y.

– Không loạn phong tục Trung Hoa.

Các thần nếu so tài không đúng trách nhiệm thì sẽ xử quyết nặng. Nếu kia thắng thì xin trừ hư vọng. Vua ra sắc lệnh sai Thượng thư khiến Tống Tường dẫn vào cung Trường Lạc, vào ngày rằm tháng nay hãy tập trung tại chùa Bạch mã. Các Đạo sĩ liền lập ba Đàn tế. Đàn riêng khai hai mươi bốn cửa.

Đạo sĩ ở Nam Nhạc là Chử Thiện Tín, Đạo sĩ ở Hoa Nhạc là Lưu Chánh Niệm. Đạo sĩ ở Hằng Nhạc là Đàn Văn Độ. Đạo sĩ ở Đại Nam là Tiêu Đắc Tâm. Đạo sĩ ở Tung Nhạc là Cung Tuệ Thông Hoắc. Đạo sĩ ở Sơn Thiên Mục, Ngũ Đài, Bạch Lộc v.v… ở mười tám núi là Văn Tín v.v… Đều đem linh báu, và các sách chân văn Thái Thượng, Ngọc

Quyết, Tam Nguyên Phù v.v… Năm trăm lẻ chín quyển để ở đàn phía Tây. Mao Thành Tử, Hứa Thành Tử, Huỳnh Tử, Lão Tử v.v… hai mươi bảy nhà Tử Thư gồm hai trăm ba mươi lăm quyển để ở Đàn giữa, dọn thức ăn cúng một trăm vị thần ở đàn phía Đông. Vua ngự ở điện thuộc cửa phía Nam chùa. Xá-lợi Phật và kinh tượng để đạo Tây. Ngày rằm, thiết trai xong rồi, các Đạo sĩ dùng củi thơm, chiên đàn, trầm hương làm đuốc, đi nhiễu quanh kinh điển mà khóc rằng: Các thần thượng khải Thái cực đại đạo xưa nay trời tôn quý, các Đạo sĩ có một trăm sự linh nghiệm, nay Hồ Thần loạn hạ, chủ tin tà giáo, chánh giáo mất dấu vết, huyền phong mất cội nguồn nay các thần xin để kinh trên đàn dùng lửa thử nghiệm, vì để khai thị tâm ngu tối, làm rõ chân ngụy. Nói xong, dùng lửa đốt kinh, kinh từ trong lửa bay ra, lửa tắt. Các Đạo sĩ thấy vậy nhìn nhau tái mặt sinh tâm sợ hãi, toan muốn bay lên trời ẩn hình, nhưng không thể được. Các quỷ thần có uy lực lớn quát rằng không nên có tâm xấu hổ. Đạo sĩ ở Nam Nhạc là Phất Thúc Tài tự hổ thẹn mà chết. Thái truyền Trương Diễn nói với Chử Tín rằng: Các khanh thử không có hiệu nghiệm tức là luống dối, Tây lai đúng là chân pháp.

Chử Tín nói rằng: Mao Thành Tử cho rằng: Sự linh báu Thái thượng trời còn tôn trọng, tạo hóa cho là Thái Sách, đây há là luống dối ư?

Trương Diễn đáp: Thái Sách có tên quý đức, không gọi là ngôn giáo, nay ông nói có ngôn giáo là không đúng. Tín nghe vậy, liền yên lặng.

Lúc bấy giờ, xá-lợi Phật phát ra ánh sáng năm màu chiếu thẳng lên hư không xoay thành vòng tròn như lọng báu, che khắp đại chúng và phủ lấp cả ánh sáng như thế Pháp sư Ma Đằng bay vụt lên cao, ngồi nằm trên hư không, hiện các thần biến. Lúc đó, trời mưa hoa báu trên tượng Phật và chúng tăng. Lại nghe nhạc trời nổi lên cảm động lòng người, đại chúng vui mừng chưa từng có, đều vây quanh Ma Đằng nghe nói pháp, phát ra Phạm âm khen ngợi công đức Phật, cũng khiến cho đại chúng xưng dương Tam bảo. Nói về nghiệp lành, nghiệp ác đều có quả báo. Sáu đường ba thừa các tướng chẳng phải một. Lại nói công đức xuất gia, phước đó rất cao. Đầu tiên lập chùa Phật đồng phạm phước lượng? Quan Ty ở Dương thành là Hầu Lưu Tuấn, cùng các quan, nhân sĩ, thứ dân v.v… hơn mười ngàn người xuất gia. Đạo sĩ ở các núi Tứ Nhạc như Lữ Tuệ Thông v.v… sáu trăm hai mươi người xuất gia. Phu nhân của vua, các quan Tiệp Dư nữ v.v… cùng các phụ nữ trong cung hai trăm ba mươi người xuất gia. Liền xây dựng mười ngôi chùa, bảy ngôi chùa ở ngoài thành thì Tăng ở, ba ngôi chùa trong thành thì Ni ở.

Từ đây về sau sẽ nói rộng. Truyện có năm quyển, lược không chép đủ. Có người nghi truyện này thuộc cận đại, vốn không có việc đọ sức.

Xét trong sách nhà Ngô nói Phất Thúc tài cảm động chết, vì thế truyện cho là ghi lại sự thật.

* Hậu Hán Thư Giao Tự Chí (xuất xứ từ Mang Hoa Hán thư):

Chí nói: Phật: Sách Hậu Hán dịch là Giác, dùng giác này giác ngộ chúng sinh. Bao gồm giáo pháp kia là dùng tu thiện, tâm từ bi làm chính. Không sát sinh, chuyên thanh tâm, tinh tấn là Sa-môn. Dứt tâm cạo tóc xuất gia, dứt tình bỏ sự ham muốn mà quy về chỗ vô vi.

Lại cho rằng: Người chết tinh thần không diệt, trở lại thọ thân đời sau. Đời này làm các việc lành và ác, đời sau đều có báo ứng; tôn quý thực hành các việc lành để luyện tinh thần kia, luyện mãi không thôi, cho đến vô sinh sẽ được thành Phật. Thân Phật cao một trượng sáu thước, sắc vàng, quanh cổ có vầng ánh sáng, biến hóa vô cùng, không chỗ nào không đến. Vì thế, có thể hóa thông vạn vật mà cứu giúp chúng sinh. Kinh điển có đến mấy ngàn quyển, dùng hư vô làm tông, bao la cùng khắp, chẳng nơi nào không thống nhiếp. Khéo nói lời rộng lớn thù thắng, chỗ cầu ở trong một thể, chỗ nói trong chốn thấy nghe. Quy y vi diệu, sâu xa khó lường được, vì thế Vương Công Đại nhân quán bờ mé sinh tử báo ứng không đâu chẳng phải bỗng nhiên tự mất.

Sách nhà Ngụy nói: Kinh của Đức Phật đại khái nói về việc sinh tử đều do hạnh nghiệp mà khởi, có ba đời: Quá khứ, hiện tại và vị lai. Tu đạo, giai cấp v.v… chẳng phải là một đều từ duyên cạn đến sâu, khoan dung, nhiệm mầu dùng làm thứ lớp. Noi theo việc chứa nhóm lòng nhân, thuận tập hư tịnh mà thành thông chiếu v.v…

* Ngô Chủ Tôn Quyền trình bày ba tông của đạo Phật, xuất xứ từ sách nhà Ngô.

Đời Tôn Quyền, niên hiệu Xích Ô năm thứ tư, có Trưởng giả Khương Cư là Đại thừa tướng trong nước, bỏ tục, xuất gia, tên là Tăng Hội, họ Khương, thần nghi đỉnh đạt, lấy việc du hóa làm trách nhiệm.

Lúc bấy giờ, Tam quốc quyền lực ngang nhau mỗi nước đều chiếm lấy oai quyền. Phật pháp từ lâu ở Trung Nguyên, chưa đến Giang Biểu. Tăng Hội muốn đạo Phật truyền đến chỗ chưa được nghe bèn du hóa đến Nam Quốc. Đầu tiên đến đất Nghiệp, lập một lều tranh, lập ra tượng Phật để hành đạo. Người nhà Ngô, lúc đầu thấy vậy bèn cho là kỳ dị. Có một vị quan tâu lên nhà vua, vua Ngô hỏi rằng: Phật có linh nghiệm gì?

Tăng Hội đáp: Sự linh nghiệp của Đức Phật đã xuất hiện hơn mười ngàn năm nay, đã lưu lại xá-lợi ứng hiện vô phương.

Vua nói: Nếu có được xá-lợi thì ta sẽ xây tháp. Ba tuần sau thì vua được xá-lợi, năm màu chiếu sáng, càng bền chắc hơn, đốt không hề cháy. Ánh sáng phát ra lửa thành hình hoa sen lớn chiếu sáng rực rỡ cả cung điện, nhà vua và quần thần thấy vậy đều kinh ngạc, đây thật là điềm lành ít có. Thế là, nhà vua phát khởi lòng tin, do đây xây tháp, độ người lập chùa.

Sự giáo hóa bắt đầu hưng khởi, vì thế gọi là chùa Kiến Sơ.

Vua hạ chiếu bảo quan Thượng Thư Linh Hám Trạch rằng: Từ đời Hán Minh để đến nay đã bao nhiêu năm, Phật giáo truyền đến nhà Hán đã lâu, vì sao nay mới đến Giang Đông.

Hán Trạch tâu rằng: Đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười, Phật pháp mới đến, cho đến nay là niên hiệu Xích Ô năm thứ tư tính ra là một trăm bảy mươi năm rồi.

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn, lúc Đạo sĩ ở núi Ngũ Nhạc đọ sức (so tài), kết quả Đạo sĩ không thắng. Các Đạo sĩ ở Nam Nhạc như Chử Thiện Tín, Phất Thúc Tài v.v… ở trong hội động tâm chết, môn đồ đệ tử quy táng ở Nam Nhạc. Không dự xuất gia không người truyền bá. Sau gặp chánh sách nhà Hán xâm lấn binh đáo không dứt. Kinh nay chép nhiều, bắt đầu thạnh hành.

Lại nói: Khổng Tử, Lão Tử có thể so sánh với Đức Phật được chăng?

Hán Trạch tâu rằng: Khổng Tử, Lão Tử là bậc anh tài lỗi lạc, Thánh đức siêu vượt, người đời gọi là Tố Vương. Chế thuật kinh điển, dạy bảo khắp nơi, giáo hóa đời sau, phong cách nhà Nho thấm nhuần xưa nay. Cũng có những người sống ẩn dật như Hứa Thành, Tử Nguyên, Dương Tử, Trang Tử, Lão Tử v.v… trăm nhà hiền triết đều tu thân tự vui. Thong thả nơi hang núi, ẩn dật tâm kia. Học quy về đạm bạc, sự trái nhân luân những người già trẻ cũng được an vui. Còn vua Hán Cảnh Đế dùng nghĩa lễ của Huỳnh Tử, Lão Tử rất sâu xa. Đổi tử làm kinh mới lập đạo học, ra lệnh khắp nơi đều tụng. Nếu đem giáo lý của Khổng Tử, Lão Tử so sánh với Phật pháp thì thật thua xa. Vì sao như vậy? Vì giáo pháp của hai đạo Khổng và Lão, do pháp trời chế dùng, không dám trái ý trời. Còn chư Phật lập giáo thì chư Thiên phụng hành không dám trái Phật. Do đây mà nói, thật không để so sánh được.

Vua nghe xong, rất vừa ý.

Hám Trạch là Thái tử Thái Truyền v.v…

Tống Văn Đế tập Triều Tể bàn luận về Phật giáo.

Văn đế là con thứ ba của Tống Cao. Thông minh, tài ba lỗi lạc, trị vì được ba mươi năm. Những ngày rảnh rỗi thường hỏi quan Sử bộ Dương Huyền Bảo là Thị trung Hà Thượng rằng: Trẫm lúc nhỏ ít đọc kinh, gần đây lại không có thời gian rảnh rỗi, nhân quả ba đời cũng chưa biết rõ, lại không dám lập điều khác.

Tạ Linh Vận Thường nói: Văn sáu kinh điển vốn cứu giúp người đời là chính, quyết tìm tánh linh chân thật, đâu không dùng giáo pháp đạo Phật làm kim chỉ nam ư? Gần đây thấy các luận: “Nhan Diên chi chiết đạt tánh”, “Tông Yên nan bạch hắc” nói Phật pháp rất sâu xa, rất là đúng lý, đều đủ khai mở tâm ý cho người. Nếu khiến cho đều mê mờ sự giáo hóa này thì trẫm ngồi đến thái bình cũng đâu có việc gì?

Thượng đáp: Bọn hoang đường phần nhiều không tin Phật pháp. Thần là kẻ tầm thường, lại đảm nhiệm việc quan không dám trái. Còn như các bậc anh tài đời trước không dám trái lời vua ban xuống. Từ đời Trung triều trở đi khó còn có người biết hết. Từ thời Độ Giang đến nay thì Vương Đạo Chu Khải, Dữu Lượng Vương Mông, Tạ Thượng Hy Siêu, Vương Đán, Vương Cung, Vương Bật, Quách Văn Cử, Tạ Phu Tài, Lục Hứa Tuần và anh em Cao tổ đã mất cùng với Vương Nguyên Lâm, con cháu là Phạm Uông Tôn Xước, Trương Huyền Ân Khải,… hoặc là con với Tể Phụ, hoặc bà con với nhân luân, hoặc lúc tận tình với trời người, hoặc chống lại dấu vết khỏi sóng, đồng thời bẩm chí quy y, gá tâm kính tin. Trong đó so sánh thì lan hộ khai thế, sâu xa kín đáo, đều không có người sánh bằng.

Pháp sư Tuệ Viễn có nói: Sự giáo hóa của đạo Phật không đâu chẳng thích hợp, đạo vốn từ nguồn gốc giáo hóa, cứu giúp mọi người là việc gấp trộm xét lời nói này có sự khế hợp. Nếu khiến mọi nhà đều vâng theo giới cấm của Phật thì tội dứt, hình phạt không còn, bệ hạ cái gọi là ngồi yên hưởng thái bình, thật đúng như ý chỉ của Đức Phật.

Dương Huyền Bảo nói: Lời bàn này trùm khắp trời người, đâu phải chỗ biết của thần. Trộm cho là đời Tần đời Sở luận về việc binh mạnh. Tông Ngô hết cách thôn tính cũng không dám thử nơi đây.

Vua nói: Đây không phải là dụng cụ chiến quốc như lời khanh nói:

Thượng Chi đáp: Phàm lễ ẩn dật thì chiến sĩ lười biếng, quý nhân nghĩa thì binh khí quy kém. Nếu dùng Tông Ngô làm chí, ví như có nuốt chững cũng không giữ đạo của vua Nghiêu, vua Thuấn, đâu chỉ giáo lý đạo Phật mà thôi ư?

Vua nói: Đạo Phật có khanh cũng như đạo Khổng có Lý Lộ, cái gọi là lời xấu không vào tai. Từ đây Văn Đế để tâm đến kinh điển của Phật, đồng thời gặp các vị Tăng như Nghiêm Quán v.v… cùng luận bàn nghĩa đạo. Vua thường mời đến cung điện dự hội, đích thân vua cùng ngồi dự tiệc với vị tăng. Lúc bấy giờ, có Sa-môn Trúc Đạo Sinh là bậc kỳ tài xuất chúng, hào kiệt nhân từ, vua rất tôn trọng. Thường thuật nghĩa đốn ngộ, các vị Tăng thần nạn, vua nói: Dù cho chết cũng đáng vui thích, đâu vì các ông mà oan ức.

Lúc bấy giờ, Nguyện Diện Chi soạn luận Ly Thức, vua mời Nghiêm Pháp sư biện về sự giống và khác nhau đó. Vua đi đi lại lại cả ngày, cười nói: Các ông ngày nay không thẹn với lời bàn của Chi Hứa.

* Nguyên Ngụy, Hiếu Minh Đế Thiệu Thích Đạo Môn Nhân luận trước sau.

(Đời Nguyên Ngụy, Hiếu Minh Đế mời môn nhân của đạo Phật và đạo Lão đến luận bàn về tuần tự trước sau), xuất xứ từ sách đời Ngụy.

Niên Hiệu Chánh Quang năm đầu, Minh Đế gia triều đại xá cho thiên hạ. Mời môn nhân của hai tông Phật và Lão đến trước điện, dùng cơm xong, Quan Thị Trung là Lưu Đằng tuyên bố sắc chỉ mời các Pháp sư luật nghị với Đạo sĩ để giải thích lưới nghi cho các đệ tử. Lúc bấy giờ, Thanh Thông Quán Đạo sĩ, Khương Bân cùng vị Tăng ở chùa Dung Giác là Đàm Mô Tối biện luận.

Vua hỏi rằng: Đức Phật và Lão Tử có cùng thời hay không?

Khương Bân đáp: Lão Tử đến phương Tây giáo hóa giặc Hồ. Phật có cùng thời.

Đàm Mô Tối hỏi: Vì sao biết được như vậy?

Bân đáp: Khảo xét trong kinh Khai Thiên của Lão Tử mà biết được.

Đàm Mô Tối hỏi: Lão Tử sinh vào năm nào, nhằm thời vị vua nào của nhà Chu, năm nào từ phương Tây đến?

Bân đáp: Lão Tử sinh vào đêm 1 tháng thuộc năm Ất mão thời Châu Định Vương thứ ba, tại ấp Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Đến thời vua Châu Giản, năm Đinh sửu thứ tư, thời vua nhà Chu giữ kho sử. Đời vua Giản Vương năm thứ mười ba đổi làm quan Thái Sử. Đến niên hiệu Kính Vương năm đầu tức năm Canh Dần, năm tám mươi lăm tuổi thấy Chu Đức hình phạt tàn nhẫn và giam cầm, nên khiến Doãn Hỷ đến phương Tây giáo hóa giặc Hồ, từ đây mà rõ biết.

Mô Tối nói: Đức Phật giáng sinh vào ngày mồng tháng , niên hiệu vua Châu Chiêu Vương năm thứ hai mươi bốn. Diệt độ vào ngày rằm tháng hai niên hiệu. Mục Vương thứ năm mươi ba. Tính ra, sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn ba trăm bốn mươi lăm năm mới đến niên hiệu

Định Vương năm thứ ba (tức thời Chu Định Vương năm thứ ba) thì Lão Tử mới sinh. Năm Lão Tử được tám mươi lăm tuổi là niên hiệu Kính Vương năm đầu, tính ra là bốn trăm hai mươi lăm năm cùng Doãn Hỹ đến phương Tây, y theo năm tháng này thì chênh lệch quá xa, không phải sai lầm ư?

Khương Bân nói: Nếu nói Đức Phật sinh vào thời Chu Chiêu Vương, thì có sách nào ghi lại không?

Mô Tối đáp: Trong “Dị Ký Hán Pháp Bổn Nội Truyện” sách nhà Chu, đều có ghi.

Khương Bân nói: Khổng Tử đã là bậc Thánh chế pháp, đương thời đối với Phật không có sách nào ghi ư?

Mô Tối đáp: Sự hiểu biết của người có lòng nhân đồng như ống dòm, nhìn xem không rộng xa. Khổng Tử có kinh Tam bị bốc nghĩa là Thiên Địa Nhân (trời, đất, người). Sách của Đức Phật nêu đầy đủ trong đó. Lòng nhân tự mình nghiên cứu không có sự mê lầm ở đây.

Khương Bân nói: Bậc Thánh Khổng Tử không nói mà biết, đâu cần bói toán?

Mô Tối: Chỉ có Đức Phật là vua của các vị Thánh là Thầy trong bốn loài, thông suốt tất cả hàm linh hai đời trước sau, nguyên nhân kết quả của sự tốt sự xấu không cần bói toán, còn các bậc Tiểu thánh khác tuy hiểu mà chưa thấu suốt, phải nhờ sự bói toán để thông suốt sự linh nghiệm.

Quan Thị Trung Thượng Thư bảo Nguyên Hựu tuyên bố sắc chỉ rằng: Đạo sĩ Khương Bân luận không có tông chỉ phải xuống tòa.

Lại hỏi: Kinh “Khai Thiên” từ đâu có và do ai nói? Liền sai Trung Thư Thị Lang Ngụy, Thượng Thư Lang Tổ Tổ Oánh v.v…, đến lấy kinh xem, vua bảo luận nghị.

Thái Úy: Đan Dương Xương, Tiêu Tổng Thái Truyền, Lý Thị. Quan Vệ Úy: Hứa Bá Chẩm. Sử Bộ Thượng Thư: Hình Luyến Tán, Kỵ Thường Thị, Ôn Tử Thăng v.v… một trăm bảy mươi người, đọc xong tâu rằng: Lão Tử chỉ chép năm ngàn lời không có lời nói, chỗ luận nghị của các Thần, tội của Khương Bân đã mê hoặc chúng, vua gia cực hình Khương Bân. Tam Tạng Pháp sư Bồ-đề Lưu Chi can ngăn nên được tha chết, đày đi Mã Ấp.