TỨ PHẦN LUẬT TỲ-KHEO HÀM CHÚ GIỚI BẢN
Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở soạn tại núi Thái Nhất
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

BÀI TỰA GIỚI BẢN TỨ PHẦN LUẬT TỲ-KHEO HÀM CHÚ

Về Giới bản Tứ phần, có nghe rằng con đường ngã tư chung cho cả muôn hạnh, dẫn ra khuôn phép Ba thừa. Từ bậc Pháp Vương sự lợi sinh rộng lớn là ở tại duyên. Nói lên nỗi lo canh cnáh của bậc thượng Thánh, thương kẻ tiểu phàm đắm chìm trong biển khổ. Cho nên mở ra cánh cửa không trái, mở bày pháp siêu xa bí mật, nói ra thuyết vô vấn mà nói lên bờ bến cho người mới học. Từ nơi tĩnh xứ mà hiển bày nguồn gốc giáo pháp. Nhóm chúng để giảng nói khuôn phép. Trước nói bài tựa này, trình bày rộng về công năng phát trí. Sau đó nêu lên Đại tông, bao gồm các căn cơ được độ. Y cứ vào thời mà phô diễn chỗ thông hành, nương theo đó mà hòa hợp thông suốt.

Có nghe chánh pháp nhờ đây mà trụ lâu, chỉ vì lúc đến không tranh theo tình biến mà lưu chảy. Trong kinh trình bày để làm chứng. Luật thì lấy phân trượng làm dụ. Giáo pháp tùy văn kết lý mà tình chấp có thay đổi. Vân phi có hai bộ, năm bộ khác nhau. Sơn Trương thập bát, ngũ bá khác nhau. Lấy những thứ từ nguyên thỉ bao trùm thảy đều là tình chấp. Cùng tận tâm yếu hội đều chung cho chánh nghiệp.

Thế là cuối thời Tào Ngụy giới bản này được sáng lập truyền bá, cuối cùng thì vào đầu đời Tùy. Sự thay đổi đó rất nhiều, hoặc y theo phạm bản, hoặc viết theo văn chữ Lệ, hoặc dùng nghĩa mà cầu. Hoặc y cứ vào duyên. So sánh các thuyết mà thành việc rõ ràng. Lạm dụng chỗ tu ở trước mà che lấp lu mờ kẻ hậu học, Phạm bản thì văn nghĩa yếu chỉ trái ngược, tiếng nói địa phương chưa thể dung thông. Y cứ theo luật thì ở tại tông quy, có lỗi đối với giải thích tướng, nghĩa cầu tuy có hội sâu nhưng chưa rảnh nói về đầu mối, duyên y cứ theo đó dường như đầy đủ. Dừng lại ở biệt kiến, nguyên là chánh giới minh cấm, chỉ có Phật mới chế khai, các Hiền Thánh thì im lặng. Chỉ biết vâng theo. Cho nên luật luận trình bày, đều là Tông bản của kinh. Từ các ban vị khác không hề so lường, nêu chung các kiến, Sư tâm thì nhiều. Xét định theo duyên xưa, bởi chưa rảnh rỗi. Nay đem giới bản mà lược bỏ chỗ rườm rà, ẩn nghĩa mà hạn cục văn. Dụng thì thất nghi, xả thì không có y cứ. Nếu không hiển tướng, thì người khó mà y cứ theo đầy đủ.

Tôi ít ngưỡng theo giáo lý, chí muốn làm hưng thạnh giới luật. Xưa ở tại đế kinh chu du giảng nói khắp nơi, có tâm thỉnh nghiệp ghi chép suy tầm, đâu từng không cầm sách xem văn. Lòng cảm khái không nguôi. Thế nên vào năm Canh Dần niên hiệu Trinh Quán thứ tư, ngao du khắp sông núi, rộng phê bình về luật tông, vì thấy lời văn còn lộn xộn nên chưa nghĩ đến việc mở mang xa rộng.

Cao đàm có sự việc dùng vô thí, mới nêu lên được sự dụng vô thí, vừa bao gồm năm bảy danh từ, vọng ở đầu một chữ, nói lại cương yếu hành tạng. Từ khai tâm quyết chánh, hỏi thì giới luật có hưng thạnh hay không, diệu thì dựa vào sơ giải, y cứ vào tình thông căn bản. Không có văn nào để nương. Tự có bậc bác học biết về hành danh đều rõ ràng. Mà thần dụng chẳng chuẩn, đình thì trái với trời. Nay ý đó chưa an, nghĩa nên y theo pháp làm quy tắc nhất định mà tranh luận thì đâu đợi gì từ ngữ rườm rà. Nay thử y theo luật bản ghi đầy đủ theo chánh kinh. Vẫn lấy từ thời Phật mà giải tức là chú thuật. Văn chỉ có một quyển, đồng theo sở truyền từ xưa. Cả hai trì, phạm đều rõ ràng. Nay thì khác với xưa, ngõ hầu giúp cho người mới học và kẻ trí người ngu đều vâng theo đó. Người biết thô thì có ba thứ trì luật. Tinh luyện thì là một Đại sư giáo hóa. Vì dụng này, mà cầu thành tựu chí cực, lại đem các duyên khởi của luật mà vọng nói phi vô. Nếu không chiếu soi thì cuối cùng quy về luống dối. Cho nên tùy theo giới loại mà dẫn những chỗ quan trọng rồi có thêm bớt. Giúp cho hiển tướng thông ban khinh trọng đều chiếu hiện, đủ làm cho thân tỏa sáng đức độ, đủ làm hộ pháp khuông thời, đối với văn không chấp lầm lời văn. Từ nghĩa thì không giúp nghĩa khác, đâu tự để sót vô lậu, cũng giúp kẻ hữu duyên, nay kính ghi lời tựa nầy.

 

QUYỂN THƯỢNG

Giới bản tứ phần, xuất xứ từ luật của bộ Đàm-Vô-Đức (đời Đường dịch là pháp Hộ)

Cúi đầu lễ Chư Phật
Và Pháp, Tỳ-kheo tăng
Nay giảng pháp Tỳ-ni
Khiến chánh pháp còn lâu.
Giới như biển không bờ
Như báu cầu không chán
Muốn giữ pháp tài Thánh
Chúng nhóm nghe tôi nói
Muốn dứt bốn tội khí
Và diệt pháp Tăng tàng
Chướng ba mươi xả đọa.
Chúng nhóm nghe tôi tụng.
Tỳ-bà-thi, Thức-khí
Tỳ xá, Câu-lưu-tôn
Câu-na-hàm-mâu-ni.
Ca-diếp Thích-ca Văn
Các Đại Đức Thế tôn
Nói việc này cho tôi
Nay tôi muốn khéo nói
Các vị Hiền cùng nghe.
Ví như người què chân
Không thể nào đi được
Người phá giới cũng thế.
Không được sinh trời, người,
Muốn sinh lên cõi trời
Hay sinh vào loài người
Thì phải thường trì giới
Chớ nên làm hủy tổn.
Như xe vào đường hiểm
Lo mất chốt gãy trục
Pháp giới cũng như thế
Khi chết tâm sợ hãi.
Như người tự soi gương
Đẹp xấu sinh vui buồn.
Nói giới cũng như thế
Được mừng, mất thì lo
Như hai binh đánh nhau
Mạnh tiến, nhác thối lui.
Nói giới cũng như thế
Tịnh an, uế sinh sợ.
Thế gian vua trên hết.
Các dòng, biển là lớn.
Các sao, trăng là sáng.
Các Thánh Phật là tột.
Trong tất cả các luật.
Giới kinh là trên hết
Như lai lập giới cấm
Nửa tháng tụng một lần.

Đã nói xong bài kệ do Tôn giả Pháp Hộ soạn. Vì rộng lược bài tựa chung cho cả Nhị giáo. Trước khai lời trì hủy (trì giới và phá giới), để thành ra gốc của việc nói nghe. Sau khi hòa hợp Nhị giáo rồi thì Đại tông chia ra làm ba phần gồm: phần tựa, phần chánh tông và phần lưu thông.

Hòa hợp: lúc này bậc đồng sư tri thức, nói giới pháp của bộ khác, phải nên tôn trọng thừa sự cung kính. Cùng hòa hợp một chỗ nói giới, nếu trái thì phạm tội.

Phật bảo: “Có ba thứ hòa hợp.

– Một là người nên đến thì đến.

– Hai là người gởi dục thì cho gởi dục.

– Ba là hiện tiền đáng quở trách thì quở trách, nếu trái thì thành biệt chúng.”

Tăng nhóm hội: Bấy giờ, có Tỳ-kheo, vào ngày nói giới, ở trong giới nội có giới tràng mà không đến chỗ nói giới. Phật bảo: “nên cầu nên gọi, đó là giáo pháp của ta. Nếu ra ngoài giới, hoặc đến mà không ngồi, thì đúng như pháp mà trị tội. Từ nay trở đi, tùy theo trụ xứ có một Tỳ-kheo, đến ngày nói giới, trước phải đến nhà Bồ-tát quét dọn sạch sẽ, trải đồ ngồi, thay nước đốt nhang v.v… Nếu có khách đến, bốn người hoặc hơn nữa thì cũng một người tụng giới. Cho đến dù một người tâm niệm cũng thanh tịnh. Nếu có người biệt chúng mà tụng giới phi pháp, thì đúng như pháp trị tội.

Người chưa thọ đại giới đi ra: Bấy giờ, có Tỳ-kheo, khiến người khác ngăn việc thuyết giới. Phật cũng bảo người chưa thọ giới đi đến chỗ không thấy không nghe. Chẳng có người đến nghe, lại không nên tụng giới ở trước ni chúng.

Không đến chỗ các Tỳ-kheo thuyết dục và thanh tịnh. Bấy giờ, ngày tụng giới có Tỳ-kheo bịnh. Nếu người khám bịnh và người bận việc Tam Bảo không đến nghe giới, Phật bảo: Nên gởi dục và thanh tịnh, tùy theo đó mà rộng lược. Nếu thân tướng không hiện, không dùng miệng nói thì không thành. Nếu người bịnh nặng đến trong tăng, sợ bịnh càng nặng thêm thì ra khỏi giới mà tụng, không dùng phương tiện để được biệt chúng tụng giới Yết-ma. Chúng Tỳ-kheo ni có sai người đến không?

Phật bảo: Nếu có thì nên đứng dậy bạch rằng: Tỳ-kheo ni tăng hòa hợp nên lễ dưới chân Tỳ-kheo Tăng. Rộng như trong San Bổ Yếtma. Nếu người có ai đến, thì đáp là: Không có ni đến thỉnh giáo giới.

Nay tăng hòa hợp ở chỗ nào?

Kia nên đáp rằng:

Tụng giới Yết-ma. Phật bảo: nếu ngày tụng giới không được ở trong phòng, cùng nhau kiểm xem ai đến ai không. Trước nên tác bạch rồi mới tụng giới. Nếu Tỳ-kheo si mê thì nói trước không tụng, hoặc có ai quên thì không thành. Tụng giới nên nướng vào người có khả năng tụng giới. Các Tỳ-kheo năm hạ phải tụng cho thông thuộc. Nếu ở chỗ gần thì tụng lời tựa giới cho đến các pháp khác, rồi trở về bản xứ lần lượt tụng giới mà không nên trùng tụng. Nếu không được thì chỉ nói pháp tụng kinh, đứng dậy khỏi chỗ ngồi, nếu không thì đúng như pháp mà trị.

Đại Đức tăng xin lắng nghe: Nay là ngày mười lăm chúng tăng Bồ-tát tụng giới. Nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến tăng bằng lòng cho phép. Bồ-tát tụng giới, xin tức bạch như vậy.

Phật bảo: Nên tùy theo vua thì hoặc ngày mười bốn, hay ngày mười lăm thì nên thực hành số pháp, như ngày có trăng, không trăng đều là ngày mười lăm, tùy theo trăng mà gọi. Nếu được bốn người thì nên thực hành như thế! Ba người trở xuống thì ba lần nói tụng giới.

Thưa Chư Đại đức! Ta tôi sắp tụng Ba-la-đề-mộc-xoa.

Phật bảo: Người mới thọ giới, chưa nghe giới không biết học pháp gì. Nghe có chỗ nhóm họp hòa hợp tụng giới. Ba-là-đề-mộc-xoa là giới. Đến trụ xứ tự nhiếp giữ oai nghi, trụ xứ hành căn đầu mặt, nhóm các pháp lành thành tựu tam-muội. Nên kiết giới, nên giảng nói, nên phát khởi, giảng nói khai hiện và phận biệt trở lại.

Các Tỳ-kheo cùng nhóm họp ở một chỗ. Phật bảo: Đồng Yết-ma nhóm họp một chỗ. Cho đến người đáng quở trách mà không quở trách, đó gọi là như pháp. Nếu chúng nhiều mà tiếng nhỏ, thì trải tòa ở chỗ cao để nói. Tám nạn và các duyên khác đều tùy thời mà nói lược. Nếu khách cực trụ mà số nhóm họp có nhiều ít, thì nói qua bài tựa này, nói thanh tịnh thì liền nghe, các pháp khác như trong luật có nói rộng.

Các ông nên nên lắng nghe và khéo suy nghĩ. Phật bảo: – Chuyên tâm nhất ý mà lắng nghe pháp.

Nếu tự biết mình có phạm tội thì phải sám hối.

Phật bảo: Nghĩa là có phạm tội mà chưa sám hối. Có hai hạng người có trí mình phạm tội thì thấy được, thấy tội thì đúng như pháp mà sám hối. Nếu muốn sám hối, nên đến vị Tỳ-kheo thanh tịnh trình bày việc mình phạm, đúng như pháp mà dứt tội rồi, sau đó mới nghe tụng giới. Cho đến nghi có tội cũng nói như thế. Nếu vị tăng kia cùng phạm không có người để sám hối. Không hỏi mà biết nghi, thì bạch sám hối rồi mới nói.

Người không phạm thì im lặng, vì im lặng nên biết các Đại đức thanh tịnh.

Phật bảo: Người không phạm có hai loại. Đó là người vốn không phạm, và người phạm mà đã sám hối.

Nếu có người khác hỏi, cũng đáp như thế. Phật bảo: Như hai Tỳkheo hỏi đáp nhau.

Tỳ-kheo như thế, ở trong chúng cho đến ba lần hỏi, nghĩ nhớ có tội mà không sám hối thì phạm tội nói dối, người nói dối Phật cho là pháp chướng đạo.

Phật bảo: Lúc Tăng tụng giới mà nói dối bằng cách im lặng thì phạm Đột-Cát-la.

Nói chướng đạo là chướng ngại Tứ thiền, Ba không, bốn quả.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Như biển lớn không dung nạp thây chết. Giáo pháp ta cũng như vậy,không chấp nhận xác chết. Vì thây chết chẳng phải sa-môn phạm hạnh, mà nói là sa-môn phạm hạnh. Người phạm giới ác pháp thì uế trược không thanh tịnh, bị tà kiến che lấp. Bên trong thì mục nát, bên ngoài ra vẻ thanh tịnh, như thân cây bộng. Tuy ngồi trong chúng mà thường xa lìa chúng, chúng cũng xa cách họ. Cho nên biết sám hối tội thì mới thành việc nghe giới.

Nếu Tỳ-kheo kia nhớ việc có tội, muốn đến vị thanh tịnh để cầu xin Sám hối. Sám hối xong thì được an vui.

Phật bảo: Vì giới học thanh tịnh, cho nên được định tuệ thanh tịnh. Đạt được thiền quả thì an vui.

Thưa các Đại đức! Tôi đã tụng bài tựa giới kinh xong rồi, các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (ba lần)

Các đại đức trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc nầy hành trì đúng như thế. Từ đây về trước, là nói rộng về bài tựa riêng. Văn nói sau đó tức là phần chánh Tông của quảng giáo.

Thưa các Đại đức! Bốn pháp Ba-la-di này nửa tháng tụng một lần như trong giới kinh.

– Một là giới đại dâm: Bấy giờ, Phật ngự tại Nước Tỳ-xá-ly. Lúc ấy, có Tu-Đề-Na sau khi xuất gia, khi trở về nhà cũ đã làm việc bất tịnh với vợ. Chúng Tỳ-kheo biết được bạch lên Đức Như lai. Sống trong pháp thanh tịnh, đối với dục hay vô dục, mà dứt được sự khát ái, phá trừ hết hang ổ, diệt hết kiết phược, ái tận đến Niết Nàn. Vì sao lại làm việc xấu xa như thế! Người ấy trình bày tội của mình với Phật, Phật nhóm họp chúng tăng, quở trách rằng:

– Việc của ông làm là sai trái, là phi oai nghi, phi Sa-môn, phi tịnh hạnh, chẳng hạnh tùy thuận, là việc không nên làm.

Phật lại bảo các Tỳ-kheo: Ta dùng vô số phương tiện nói phải dứt dục, dứt hết sự ái kiết.

Lại nói: Dục này như lửa như đuốc, cho đến như đao, như kiếm. Phật quở trách đây là kẻ si mê, gây ra nhiều hữu lậu. Đây là người phạm giới đầu tiên. Nay nên kiết giới, nhóm họp mười cú nghĩa là:

  1. Nhiếp thủ chúng tăng.
  2. Khiến tăng vui mừng.
  3. Khiến cho tăng an vui.
  4. Người chưa tin khiến cho tin.
  5. Người đã tin làm cho đức tin thêm sâu.
  6. Khó điều thuận làm cho điều thuận.
  7. Người biết hổ thẹn được an vui.
  8. Dứt hết hữu lậu hiện tại
  9. Dứt hữu lậu vị lai.
  10. Giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài.

Các giới trình bày như thế. Phần sau đều có nói lược. Người muốn tụng giới nên tụng như thế.

Nếu Tỳ-kheo: Phật bảo: Tỳ-kheo gồm có Tỳ-kheo danh tự, Tỳkheo tương tự, Tỳ-kheo tự xưng, Tỳ-kheo khất câu, Tỳ-kheo y cắt tiệt, Tỳ-kheo phá kiết Sử, Tỳ-kheo Thiện lai. Tỳ-kheo thọ đại giới bạch tứ yết-ma thành tựu đắc được xứ sở.

Trong đó Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo thọ đại giới bạch tứ yết-ma như pháp thành tựu đắc xứ sở, đó là nghĩa Tỳ-kheo.

Cộng Tỳ-kheo:

Phật bảo: Nếu cùng Tỳ-kheo khác thọ Đại giới bạch tứ Yết-ma cho đến trụ trong pháp Tỳ-kheo, đó là nghĩa cộng Tỳ-kheo.

Đồng giới:

Phật bảo: Phật vì hàng đệ tử kiết giới này rồi. Thà chết không phạm giới. Đây là giới cùng Tỳ-kheo khác đồng cùng một giới. Đó là nghĩa Đồng giới.

Nếu không hoàn giới:

Phật bảo: Nếu có Tỳ-kheo không thích sống đời phạm hạnh, muốn xả giới hoàn tục. Sau đó lại muốn xuất gia trong pháp Phật tu phạm hạnh, thì nên độ cho họ được xuất gia và thọ đại giới.

Vì sao không gọi là xả giới? Nếu tự tâm điên cuồng, não loạn, các bịnh câm điếc. Nếu hướng về người đó hoặc người ở bên cạnh mà xả giới lẫn nhau thì không thành. Nếu nói chơi, hoặc lúc ngủ, nếu người không biết gì, hoặc không tự nói, nếu trước người mà không hiểu. Đều không thành xả. Nếu nói ta bỏ Phật, bỏ pháp, bỏ Tăng, Hòa-thượng giới luật, ta thọ gia pháp v.v… Đó gọi là xả giới.

– Giới ốm bất tự hối: (Giới thiếu sót mà không hối lỗi)

Phật bảo: Vì sao phạm giới mà không xả giới? Nếu có Tỳ-kheo thường có tâm sầu não, không thích tu phạm hạnh, nhàm chán đời sống Tỳ-kheo, ý muốn hoàn tục nên nói rằng: Tôi nhớ đến cha mẹ vợ con, làng xóm vườn rộng, và thân bằng quyến thuộc. Tôi muốn bỏ Phật và các pháp họcv.v… Vì vậy, nên tôi muốn xả giới. Đó là do giới ốm mà xả bỏ.

Phạm bất tịnh hạnh: Phật nói: đó là pháp dâm dục. Nam thì hai đường, nữ thì ba đường. Nếu từ đạo nhập vào đạo, từ đạo nhập vào phi đạo, từ phi đạo nhập vào đạo. Nếu vào có giới hạn, hoặc nhập vào hết: cho đến nhập vào như đầu sợi lông đều phạm Ba-la-di.

Nhẫn đến cùng với loài súc sinh: Phật bảo: là nơi có thể hành dâm. Có ba thứ hành dâm. Đó là nhân, phi nhân và súc sinh.

Lại có năm loại: Phụ nữ, đồng nữ, người có hai hình, huỳnh môn và người nam. Tỳ-kheo tâm dâm, hướng về tiền cảnh, nơi ba chỗ, hai chỗ vừa nhập liền phạm, có cách cũng phạm. Nếu hướng về người ngủ, người chết chưa hoại hay chưa hoại nhiều, hành dâm ở ba chỗ, hai chỗ, mới nhập vào liền phạm. Nói rộng như thế. Nếu Tỳ-kheo-ni bị kẻ thù đem đến chỗ đó rồi ép buộc bắt nhập vào ba chỗ hai chỗ. Khi mới làm có cảm giác vui thì phạm, không vui thì không phạm. Hoặc ngăn che hay không ngăn nghe cũng như trên. Nếu kẻ thù bắt buộc Tỳ-kheo làm việc bất tịnh, cảm giác vui hay không vui, có cách không cách cũng giống như trên.

Tỳ-kheo nầy phạm tội Ba-la-di: Phật nói: Cũng như người bị chặt đầu không thể sống được. Tỳ-kheo cũng giống như thế. Người phạm pháp này không thành Tỳ-kheo, cho nên nói như thế. Nếu phương tiện muốn làm việc bất tịnh, thành thì phạm Ba-la-di, không thành thì phạm Thâu-lan-già. Nếu xúi giục Tỳ-kheo thực hành, nếu người xúi giục phạm Thâu-lan-già, không thực hành thì phạm đột-cát-la. Trừ Tỳ-kheo, Tỳkheo-ni, các chúng khác xúi giục nhau làm hay không làm đều phạm Đột-cát-la. Nếu xác chết hoại phân nửa hay hoại tất cả, hoặc trong xương, hoặc bùn đất, làm bất tịnh với người thì đều phạm thâu-lan-gia. Như đường tưởng là đường, hoặc nghi hoặc tưởng chẳng phải đường, đều phạm Ba-la-di. Nếu chẳng phải đường tưởng là đường, nghi là đường thì cùng phạm thâu-lan-gia. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni thì phạm Đột-cát-la diệt tẩn, đó gọi là phạm. Về không phạm, nếu lúc ngủ không hay biết gì, không thọ vui, tất cả không có ý dâm. Vì không phạm, là lúc chưa chế giới, tâm si loạn điên cuồng, bị bịnh khổ ràng buộc.

Bất cộng trụ: Phật bảo: Có hai pháp cộng trụ:

– Là đồng một Yết-ma, đồng một thuyết giới, không được trụ trong hai việc này, nên gọi là bất cộng trụ.

– Hai là giới trộm cắp. Phật khi ở thành La-duyệt, có Đàn-ni-ca, vào một ngôi nhà tranh vắng vẻ ngồi thiền. Rồi bị người cho đến làm lại nhà ngôi bằng ngói. Phật bảo phá bỏ. Người này dối nói là lệnh vua bảo giữ đó làm thôn. Bị vua quan, người dân quở trách không cho vào xóm, không được an ổn. Tỳ-kheo đem việc đó bạch lên Đức Phật. Do đây mà Phật chế giới.

Nếu Tỳ-kheo: Ý nghĩa ở trên.

Tại thôn xóm: Thôn xóm có bốn loại:

– Một là có bốn phía có tường bao bọc.

– Hai là có hàng rào.

– Ba là không có vách tường bao quanh.

– Bốn là nhà cửa bao bọc bốn bên.

Như ở chỗ nhàn tịnh: tức là vùng đất thanh tịnh ở ngoài thôn.

Xứ là ở trong đất hay chỗ trên đất. Hoặc cỡi, hoặc gánh vác, như ở trên không, trên giá, ở thôn, ở A-lan-nhã, chỗ ruộng đồng, ở trên thuyền, hoặc trên nước. Như vượt qua trạm, không đóng thuế. Nếu lấy tín vật của người gởi. Hoặc lấy nước, tăm xỉa răng, hoặc cây cỏ hoa trái. Nếu các chúng sinh hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Nếu là tài sản chung, hoặc cùng yêu cầu, hoặc dò xét, hoặc giữ gìn hoặc ngăn che. Đó gọi là.

Không cho: Là người không bỏ. Như vật của người tưởng người giữ hộ, tưởng có chủ. Chẳng phải vật của mình chẳng tưởng tạm dùng, chẳng đồng ý.

Tâm trộm cắp: có tâm trộm cướp mà lấy. Gồm có năm loại: Tâm tối tăm, tâm tà, tâm tà vạy, tâm sợ hãi, tâm thường trộm của người.

Lại có năm thứ lấy: Quyết định lấy, sợ hãi lấy, gởi vật mà lấy, thấy liền lấy, dựa thế mà lấy, hoặc dựa vào bạn thân, hoặc dùng lời nói biện thuyết cuồng hoại để lấy.

Tùy theo pháp mà không cho lấy: Theo pháp vua lập ra: Nếu lấy năm tiền, nếu vật trị giá năm tiền, tội đáng chết. Phật tùy theo pháp vua, trộm đủ thì phạm tội trọng.

Nếu là Vua: Được tự tại không lệ thuộc người.

Đại thần của vua: Các bậc đại thần phò tá vua.

Hoặc bắt, hoặc giết, hoặc trói hoặc, đuổi ra khỏi nước và bảo: Ông là giặc là kẻ ngu si không hiểu biết, Tỳ-kheo nầy phạm tội Ba-la-di.

Tỳ-kheo như trên đã giải thích. Các vật lấy được, nếu trộm vật trị giá năm tiền hay hơn năm tiền thì phạm tội Ba-la-di, phương tiện thì phạm Thâu-lan-già. Lấy vật dưới năm tiền thì phạm Thâu-lan-già, không được thì phạm đột-cát-la. Dạy người lấy trộm, nếu lấy được vật, cả hai đều phạm Ba-la-di. Người nghe lời xúi giục trộm mà tự lấy các vật khác, hoặc đến chỗ khác lấy vật, người lấy thì phạm tội trọng.

Người xúi lấy thì phạm Thâu-lan-già. Nếu bị bắt buộc lấy mà không có tâm trộm, người dạy phạm Ba-la-di, người lấy không phạm. Nếu xúi giục người lấy vật, nghĩa là lấy trộm vật, thì người lấy phạm tội trọng, người dạy không phạm. Nghĩ có chủ thì phạm tội trọng, nếu nghi phạm Thâu-lan-già. Vật vô chủ mà nghi tưởng có chủ thì phạm Thâu-lan-già. Tỳ-kheo-ni và bốn chúng đều đồng như giới trên.

Không phạm là tưởng cho mình, tưởng mình có, tưởng đồ phẩn tảo, tưởng lấy tạm, tưởng chỗ thân tình sâu dày.

Bất cộng trụ: Nghĩa như trên đã giải thích.

– Ba là giới đại sát: Phật ngự tại nước Tỳ-xá-ly, vì chúng Tỳ-kheo nói pháp quán Bất tịnh. Có vị Tỳ-kheo tu tập thiền định nhàm chán thân mạng, khen ngợi và khuyến khích việc chết. Tỳ-kheo Nan-đề nghe lời bèn cố giết người. Các cự sĩ kinh hãi. Phật biết việc này liền giảng nói về pháp Thiền. Chúng Tỳ-kheo tụ tập đều chứng được thượng quả.

Phật do đó quở trách lỗi trên mà chế ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo cố tự tay mình cắt dứt mạng sống. Đó gọi là hành sát. Nếu tự giết hoặc xúi giục người giết, hoặc sai bảo giết, hoặc qua lại khiến người giết, hoặc lần lượt bảo giết, hoặc cầu người Nam giết, hoặc xúi giục người cầu nam tử giết. Hoặc cầm dao đưa cho người giết. Hoặc xúi giục người cầm dao đưa cho người giết, hoặc hiện ra thân tướng, hoặc miệng nói giết. Hoặc hiện ra tướng thân miệng. Hoặc dạy người khen ngợi giết. Hoặc gởi thư, hoặc xúi giục người gởi thư. Hoặc rơi xuống hầm hố, hoặc cậy bới. Hoặc cho thuốc, hoặc đặt dụng cụ giết và dùng các phương tiện khác để giết.

Mạng người: Từ sơ thức đến hậu thức mà cắt dứt mạng sống của mình.

Cầm dao đưa cho người, khen ngợi chết, khuyên người chết. Dùng lời ác khuyên chết rằng: Nầy người nam! Sống như thế thì sống làm gì? Thà chết chứ không nên sống. Suy nghĩ tìm các phương tiện, khen ngợi chết, khuyên nhủ chết, Tỳ-kheo này phạm tội Ba-la-di.

Nếu dùng các phương tiện giết người như trên mà không chết thì phạm Thâu-lan-già.

Nếu giết loài phi nhân, hoặc loài súc sinh có trí, hiểu được tiếng người. Hoặc loài có khả năng biến hình. Dùng phương tiện giết thì phạm Thâu-lan-già. Không chết thì phạm Đột-cát-la. Loài súc sinh không thể biến hình, nếu giết thì phạm Ba-dật-đề. Thật là người mà tưởng là người phạm Ba-la-di. Phi nhân, mà tưởng là người, nghi là người phạm Thâu55 lan-già. Bốn chúng phạm thì cũng như trên.

Không phạm là làm rớt dao gạch, cây đá lỡ làm chết người. Hoặc khi xây sửa phòng ốc nhà cửa lở làm rớt cây đá mà chết. Như dìu người bịnh vào phòng, qua lại tất cả không có tâm hại mà chết đều không phạm.

– Bốn là giới Đại vọng ngữ: Phật ngự tại nước Tỳ-xá-ly. Bây giờ, gặp năm mất mùa, lúa gạo kém. Việc đi khất thực rất khó khăn. Bên sông Bà-Cầu có người an cư, cùng nhau khen ngợi là được pháp của bậc thượng nhân. Có vị cư sĩ tín tâm giảm phần ăn đem cúng dường. Sau đến chỗ Phật, Phật hỏi biết nhân đó quở trách mà đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo-ni thật không hiểu biết gì, nghĩa là thật không có pháp tri kiến. Mà tự xưng ta đã được pháp của bậc Thượng nhân.

+ Tự xưng nói: Có người nghe tín giới thí, trí tuệ biện tài hơn người.

+ Nhân pháp: là nhân ấm, nhân giới, nhân nhập. Pháp của bậc Thượng nhân: Các pháp có công năng thành tựu xuất yếu.

+ Ta đã nhập vào pháp Thánh trí thù thắng, tự nói. Có niệm ở thân. Hoặc là chánh nhớ niệm, hoặc kiên trì giới, hoặc có dục, hoặc không buông lung, hoặc tinh tấn, hoặc đắc tịnh. Hoặc chánh thọ. Hoặc có đạo.

Hoặc có tu, hoặc có tuệ, hoặc có kiến, hoặc có đắc, hoặc có quả.

Ta biết như thế, ta thấy như thế!

Hoặc nói: Hàng trời, rồng, quỷ thần đến cúng dường ta, hoặc nói được pháp quán bất tịnh, bốn thiền, bốn không định, v.v…

Người kia vào lúc khác, hoặc có người hỏi, hoặc không ai hỏi, muốn tự thanh tịnh nên nói ta thật không biết không thấy mà nói thấy, ý muốn dùng sau hối trước thật là chuyển hư. Do miệng tạo nghiệp, nói rồi thì kết trọng.

Trừ người Tăng thượng mạn: Tỳ-kheo có tâm kiêu mạn tự nói mình đắc đạo. Sau đó tinh tấn tu chứng quả tăng thượng, sinh nghi đến bạch lên Đức Phật. Phật dạy: Người Tăng thượng mạn thì không phạm.

Tỳ-kheo nầy phạm Ba-la-di: Nếu sự thực hành là hư giả mà nói với người, người hiểu thì phạm tội Ba-la-di, người không hiểu thì phạm tội Thâu-lan-già. Hoặc dùng ấn tay, hoặc sai người, hoặc viết thư, hoặc ra dấu, người biết thì phạm cũng giống như vậy. Hoặc nói với Súc Sinh không thể biến hình thì phạm Đột-cát-la. Bốn chúng sinh ở dưới cũng như trước đã nói, không phạm là những người tăng thượng mạn, hoặc do nghiệp báo, hoặc không nói ta được, hoặc vui cười mà nói, nói lúc bịnh, muốn nói lời đối gạt với người kia.

Bất cộng trụ: Các Đại Đức! Tôi đã nói bốn pháp Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo phạm một pháp Ba-la-di nào thì không được ở chung với các Tỳ-kheo. Trước sau cũng như vậy. Tỳ-kheo phạm Ba-la-di không được ở chung. Nay xin hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không (ba lần)? Các Đại đức trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc này đúng như thế mà hành trì.

Thưa các Đại đức, mười ba pháp Tăng-già-Bà-thi-sa nầy, nửa tháng tụng một lần.

*1/ Giới cố ý làm xuất chất bất tịnh.

Phật đến đến thành Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-Đà-di vì dục ý phát lên mạnh mẽ làm cho thân sắc tiều tụy. Một mình ở căn phòng đẹp, giường tốt đầy đủ, chăn mền ấm áp, ăn uống thì đầy đủ vị ngon, tùy theo ý niệm buông lung, các căn vui vẻ, nhan sắc rực rỡ. Các Tỳ-kheo cử người đến bạch lên Đức Phật, Phật dùng vô số phương tiện quở trách xong, bèn đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo cố ý lộng âm làm cho ra chất bất tịnh, vì thật tâm làm mà ra chất bất tịnh. Tiền Cảnh có sáu, hoặc đối với nội sắc ngoại sắc, nội ngoại sắc, hoặc nước hoặc gió, hoặc hư không. Tùy theo các phương tiện, nếu xuất ra liền phạm.

Trừ trong mộng:

Phật bảo: Khi ngủ nghỉ có năm lỗi:

1/ Gặp mộng xấu.

2/ Các vị trời không hộ niệm.

3/ Tâm không nhập vào pháp.

4/ Không suy nghĩ rõ ràng.

5/ Ở trong mộng bị xuất tinh.

Ngủ nghỉ với thiện ý có năm công đức, trái với năm câu trên.

Tăng-già Bà-thi-sa: các tỳ kheo tự xúi giục nhau, nếu xuất thì phạm Thâu-lan-già, nếu không xuất thì phạm Đột-cát-la. Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Đột-cát-la. Không phạm là khi tất cả đều không cố ý xuất tinh.

*2 Giới xúc chạm người nữ:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Khi Phật chưa đặt ra giới này thì Tỳ-kheo Ca lưu lúc ấy ở bên ngoài cửa, rình bắt phụ nữ đem vào phòng sờ mó cười vui rất thích chí. Có người không chịu nổi sân lên mắng chửi. Các Tỳ-kheo đến bạch lên Đức Phật, Phật nhóm chúng đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo có ý dâm dục: Tâm ô nhiễm ái dục.

Cùng người nữ: Nghĩa là cảnh có bốn. Là lúc thức, lúc ngủ, lúc mới chết và thân bị hoại ít, Thân là từ tóc đến chân.

Tương xúc (xúc chạm nhau). Hoặc cùng xúc chạm nhau. Hoặc lôi kéo, hoặc đẩy tới, xúc chạm nghịch thuận. Hoặc đưa lên, hoặc để xuống, hoặc vuốt ve, hoặc mơn trớn, hoặc dùng các phương tiện khác xúc chạm.

Hoặc nắm tay nắm tóc, hoặc các phần trên thân thì phạm tănggià-Bà-thi-sa. Nếu đụng vào áo người nữ thì phạm Tăng tàng, người nữ đụng thân Tỳ-kheo thì cũng đồng phạm. Nếu không đụng vào thân thì phạm Đột-cát-la. Trước có tâm nhiễm thì phạm Thâu-lan-già. Cùng xúc chạm mà có y phục thì phạm Thâu-lan-già. Đều có y phục thì phạm Đột-cát-la. Nếu xúc chạm với người hai hình thì phạm Thâu-lan-già. Nếu vì tâm dục mà xúc thân người nam hoặc y áo đồ nằm, cho đến tự mình xúc chạm hay với loài súc sinh thì phạm Đột-cát-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Ba chúng dưới phạm Đột-cát-la. Không phạm là lúc vui đùa đụng chạm.

*3/ giới nói lời thô tục với người nữ.

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Ca-lưu-đà-di nghe Phật chế ra hai giới trước, liền dùng lời thô tục với người nữ mà mình có tâm dục trước kia. Các Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật, Phật liền đặt ra giới này.

Tỳ-kheo có ý dâm dục với người nữ. Nữ nhân có trí hoặc mạng sống chưa dứt.

Dùng lời thô ác dâm dục. Dùng lời thô ác thì chẳng phải phạm hạnh. Lời dâm dục gọi là hai đường tốt xấu. Hoặc tự cầu, hoặc dạy người cầu. Hoặc hỏi hoặc đáp, hoặc giải hoặc nói, hoặc dạy hoặc mắng. Nói cầu, cùng hai đường của ta làm việc như thế. Hoặc nói lời khác, cứ giải thích như thế.

Tùy theo lới nói thô ác dâm dục mà phạm Tăng-già-Bà-thi-sa.

Nếu một lần dùng lời thô ác tăng tàn thì phạm tội Tăng tàng. Tùy theo lời nói ít nhiều, rõ ràng thì phạm Tăng tàng, không rõ ràng thì phạm Thâu-lan-già. Nếu dùng thư từ qua lại khiến cho người nữ kia, biết thì phạm Tăng tàng, không biết thì phạm Thâu-lan-già. Trừ đường lớn nhỏ, nói các đường khác phạm Thâu-lan-già. Cùng nói lời thô với loài hai hình, huỳnh môn, phi nữ nhân, biết thì phạm Thâu-lan-già. Với loài súc sinh không thể biến hình, hoặc dùng lời thô với người Nam thì phạm Đột-cát-la. Tỳ-kheo-ni thì phạm Thâu-lan-già. Ba chúng dưới thì phạm Đột-cát-la. Cho đến các giới sau cũng vậy.

Không phạm là nói pháp quán Bất tịnh, hoặc nói Tỳ-ni, thọ kinh hỏi đáp không có ý dục.

*4 Giới tự khen mình với người nữ để mong cầu sự cúng dường:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Lúc này, Ca-lưu-đà-di nghe Phật đã đặt ra ba giới trước rồi, ông bèn dắt người nữ vào phòng rồi, nói lời khen ngợi thân mình và bảo: Cô tùy ý nên cúng dường cho ta. Các phụ nữ lấy lấy làm lạ quở trách. Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật, nhân đó mà Phật chế giới.

Nếu Tỳ-kheo có ý dâm ở trước người nữ: Nữ nhân như trên đã giải thích.

Tự khen thân: Khen thân mình khôi ngô, nhan sắc tốt đẹp, ta thuộc dòng sát-đế-lợi, là Trưởng giả, Cư sĩ, Bà-la-môn thuộc dòng họ lớn.

Nói: Em gái ơi! Ta đây tu phạm hạnh, siêng năng tu tập, xa lìa uế trược.

Tinh tấn giữ giới, không có thiếu sót, không hữu lậu, không nhiễm ô.

Tu pháp lành, ưa thích chỗ thanh tịnh, tới giờ đi khất thực, mặc y phấn tảo, không ăn phi thời, giữa ngày ăn một bữa, ngồi thiền dưới gốc cây trong gò mả. Thường ngồi thì tùy ngồi, trì giữ ba y. Lễ bái học rộng, có thể nói pháp, trì Tỳ-ni, ngồi thiền.

Khởi ý dâm dục nói cúng dường ta là cúng dường tối thượng bậc nhất, phạm tăng-già-Bà-thi-Sa.

Nếu tự khen ngợi cúng dường mình, không nói dâm dục thì phạm Thâu-lan-già. Trừ các cảnh tạp khác thì như trước đã nói.

Không phạm là nếu Tỳ-kheo nói với người nữ rằng: – Đây là chỗ diệu tôn tối thượng. Tỳ-kheo này tinh tấn giữ giới tu pháp lành. Các thầy nên dùng thân miệng ý nghiệp cúng dường Tỳ-kheo ấy.

Nếu ý của người nữ nói rằng: Vì tôi mà khen ngợi thân mình, hoặc nói Tỳ-ni. Nói đây kia để khen ngợi thân, hoặc nói lầm thì không phạm.

* 5/ Giới làm môi giới cho người:

Phật ngự tại thành La-duyệt-kỳ. Có Tỳ-kheo Ca-la vốn là một vị Đại thần, kheo biết các pháp thế tục, các việc mối mai ở trong thành đều đến hỏi ông. Lúc ấy, có vợ chồng gặp điều tốt xấu gì cũng đến ông để nói sự khổ vui. Các cư sĩ chê trách, Tỳ-kheo đến thưa với Phật. Phật do đây mà đặt ra giới.

Nếu Tỳ-kheo qua lại làm môi giới cho người là làm cho người hòa hợp.

Đem lời người nam nói với người nữ, đem lời người nữ nói với người nam: Người nữ có hai mươi loại: Được cha hộ, mẹ hộ, hoặc anh em hộ, Anh hộ, em hộ hoặc anh em hộ, Tự hộ, pháp hộ, dòng họ hộ, Tôn thân hộ. Tự thích làm thị nữ hay y theo thị nữ. Cùng tài của với tôi tớ, đồng nghiệp với tôi tớ, qua sông không đóng thuế. Phóng thích, dung tác tôi tớ. Có người hộ một bên mới được.

Người nam cũng có hai mươi loại như thế, hoặc làm thành vợ chồng, cho đến trong khoảnh khắc thì phạm Tăng-già-Bà-thi-sa.

Nếu mới nói lần đầu thì phạm Đột-cát-la. Nói qua rồi mà không báo thì phạm Thâu-lan-già. Nếu báo ân lại thì phạm tăng tàng. Hoặc sai người, hoặc viết thư hiện tướng chỉ ra. Tùy làm mai mối nhiều ít mà nói ra rõ ràng. Tùy theo qua lại mỗi việc đều phạm tội Tăng tàn. Nếu không rõ thì phạm Thâu-lan-già. Trừ hai đường mà nói các chi tiết khác trên thân để làm mai mối thì phạm Thâu-lan-già. Nếu mai mối cho loài phi nhân, Huỳnh môn, hai căn đều phạm Thâu-lan-già. Nếu môi giới súc sinh và người nam thì phạm Đột-cát-la. Nếu nhận thư người gởi đến mà không xem, nếu làm tay sai cho người tại thì phạm Đột-cát-la. Tỳkheo-ni cũng đồng phạm như vậy.

Không phạm: Như nam, nữ trước tư thông, sau ly cách rồi hợp lại. Nếu vì cha mẹ bịnh hoạn buộc ràng xem thư rồi gởi lại. Người thế tục do tín tâm tinh tấn cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo vì Phật pháp làm sứ giả cũng như vậy.

*6/ Giới không làm phòng thất quá lượng ở chỗ không có chủ:

Phật tại thành La-duyệt, nghe nói chúng Tỳ-kheo làm phòng thất riêng. Tỳ-kheo ở nơi đồng vắng trống trải cũng làm phòng nhà lớn đi khất cầu vật dụng rất nhiều, làm não loạn khó khăn cho cư sĩ nên xin khó được. Do đó mà họ tìm chặt các cây thần. Thần và Tỳ-kheo đem việc này bạch lên Đức Phật. Phật do đó quở trách, dẫn dụ và đặt ra giới này, hoặc Tỳ-kheo tự cầu: là đi đến các nơi để cầu xin.

Tác ốc là làm nhà, nhà là phòng.

Vô chủ: là chỗ ở không có chủ, hoặc một hoặc hai, hoặc vô số.

Tự vì mình: Không vì người khác mà làm.

Thường ứng lượng làm là dài khoảng mười hai khuỷu tay Phật, bên trong rộng bảy khuỷu tay, nên bạch với chúng Tỳ-kheo chỉ chỗ cho làm. Vị Tỳ-kheo kia tìm được chỗ không bị ngăn ngại khó khăn rồi đến chư tăng cởi bỏ giày dép đi chân đất, mặc y bày vai phải lễ bái, lạy vị Thượng tọa. Gối phải sát đất chắp tay bạch rằng: – Đại đức tăng nghe… tôi là Tỳ-kheo… xin được cất phòng thất, ở chỗ vô chủ đã làm xong. Nay con từ nơi chúng tăng mà cầu xin làm ở chỗ không khó khăn trở ngại gì. (Bạch ba lần).

Tỳ-kheo kia nên chỉ rõ nơi chốn: Bấy giờ, chúng tăng quán xét vị Tỳ-kheo này. Nếu tin thì cho làm, không tin thì sai chúng tăng đến xem. Nếu tăng không tin thì nên sai vị tăng đáng tin cậy đi xem. Nếu thấy có chướng nạn thì không cho làm. Trong chúng nên sai vị có khả năng làm pháp Yết-ma. Hoặc vị Thượng tọa hoặc kế Thượng tọa. Hoặc tụng luật hoặc không tụng luật. Nên tác bạch rằng: – Đại đức lắng nghe! Con là Tỳ-kheo… xin làm phòng thất. Ở chỗ không có chủ đã làm rồi, nay xin chúng tăng phân xử xét đây là nơi không chúng nạn không chướng ngại. Nếu tăng đi đến, tăng vẫn nghe, nên cùng Tỳ-kheo xử phân chỗ không nạn không ngại.

Bạch như vầy: Đại Đức tăng lắng nghe: Tỳ-kheo… xin làm phòng thất… nay tăng cho Tỳ-kheo này làm nhà ở chỗ không có chướng ngại gì? Các Trưởng lão bằng lòng vì chúng tăng mà cho thì im lặng, ai không cho thì nói: Tăng đã bằng lòng, việc nầy rõ như vậy. Vì Tỳ-kheo làm phòng nhà trước phải biết tìm chỗ an ổn và hào đất để trộn bùn, cho đến cuối cùng là trét bùn xong.

Chỗ không có nạn: là chỗ không có các loài thú dữ như cọp báo, sư tử cho đến các loài côn trùng. Nếu không có các loài trùng thú này làm hại thì nên san bằng đất đai. Nếu có cây đá, gai gốc thì sai người chặt phá đào bới lên. Nếu có hầm hố, nương rạch, ao vũng thì lấp lại. Nếu sợ nước tràn vào thì nên làm đê điều để ngăn phòng. Đất đó nếu có người đến nhận thì nên bỏ đi, không lời qua tiếng lại. Vì đó là nạn xứ (nơi khó khăn hiểm nạn).

Chỗ không có chướng ngại: là nơi có cỏ lá và xe qua lại.

Nếu Tỳ-kheo ở chỗ hiểm nạn trở ngại không có chủ làm nhà ở, mà không có chúng tăng chỉ bảo và làm quá lượng cho phép thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu Tỳ-kheo làm nhà ở hai chỗ đó thì phạm hai Đột-cát-la. Quá lượng mà không xử phân thì phạm hai tăng tàng. Cùng nhau có không, tùy theo chỗ mà phạm. Nếu sai người làm thì phạm cũng giống như vậy. Vì người khác làm thì phạm hai tội Thâu-lan-già và hai cát-la.

Nếu dùng dây đo đất, nghe lời người làm quá lượng thì phạm Tăng tàn. Không trở lại báo, lại không hỏi người kia, đều phạm cát-la. Tỳ-kheo-ni thì phạm Thâu-lan-già. Không phạm là đúng theo lượng mà làm, hay giảm số lượng và nơi tăng phân xử cho làm không có trở ngại, không có hiểm nạn, đúng như pháp mà làm. Nếu vì tăng chúng, vì Phật pháp muốn làm giảng đường. Hoặc làm nhà tranh nhỏ để dung thân, hoặc làm cho nhiều người cùng ở thì làm.

*7/ Giới: Đất có chủ làm rồi, không phân xử mà xây dựng phòng nhà.

Phật ở tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, vua Ưu-điền xây phòng nhà cho Xiển-đà, cho người chặt phá cây cối của thần, bị người quở trách. Tỳ-kheo nêu lỗi Phật quở trách xong. Nếu phá cây thần thì phạm Đột-cát-la. Phật liền đặt ra giới này.

Hoặc Tỳ-kheo làm phòng nhà lớn, làm phòng lớn thì dùng nhiều vật dụng.

Có chủ: là trái với việc không chủ ở trên. Vì muốn làm cho mình, nên vâng theo lời chỉ dạy của chúng Tỳ-kheo. Tỳ-kheo như trên đã giải thích. Nên ở trước tăng lễ dưới chân vị Thượng tọa, cầu xin ba lần. Văn này cũng đồng như trên, chỉ có chủ là khác.

Vị Tỳ-kheo kia nên chỉ thọ nơi chốn, chỉ ra nơi chốn: tăng nên quán xét, nếu có người trí tuệ tin tưởng, tức là tin người kia mà cho bạch hai lần. Nếu không tin thì bảo dừng lại.

Chỗ không có hiểu nạn: Nghĩa là có các loài thú dữ, nếu không khuấy nhiễu thì làm ở. Cho đến sợ, người biết nhận, cũng bỏ đi như trước.

Chỗ không có chướng ngại: là chỗ chiếc xe xoay đầu được.

Nếu Tỳ-kheo làm phòng nhà cho mình ở chỗ có chủ, có sự trở ngại hiểm nạn mà không có Tỳ-kheo khác đến chỉ bày nơi chốn thì phạm Tăng-già-Bà-thi-sa. Giới này cũng giải thích tướng khai thông như trước, chỉ có việc không quá lượng là khác.

*8/ Giới vô căn cứ hủy báng Ba-la-di:

Phật ngự tại thành La-duyệt-kỳ. Bấy giờ, Tôn giả Đạp-ba đắc quả La-hán rồi, từ các ngón tay phát ra ánh sáng, làm Tri sự trong Tăng, Phật khen ngợi là bậc nhất. Từ Địa ở trong chúng theo thứ lớp gặp căn phòng xấu và thức ăn dở, liền xúi giục em gái là một vị Tỳ-kheo-ni hủy báng chúng Tăng. Chúng Tăng hỏi thì tự nói ra, Tỳ-kheo cử tội, nhân đó mà đặt ra giới này.

Như Tỳ-kheo bị sân giận che lấp: Có mười nhân duyên pháp ác, cho nên tức giận. Tùy theo có hai trong mười việc này mà sinh ra tức giận, đối với Tỳ-kheo chẳng phạm Ba-la-di, mà không căn cứ hủy báng là phạm pháp Ba-la-di.

Căn cứ có ba thứ là thấy nghe nghi. Căn thấy (Kiến) là thấy phạm phạm hạnh, thấy trộm năm tiền, thấy cắt đứt mạng sống người. Nếu nghe người khác mà thấy nghe thì gọi là nghi căn. Nghe phạm phạm hạnh, nghe trộm năm tiền, nghe cắt đứt mạng sống người. Nghe người tự nói là được pháp hơn người.

Như người kia nói nghe từ người khác, đó gọi là Văn Căn (Căn nghe).

Nghi có hai căn: từ thấy mà sinh ra, thấy cùng phụ nữ ra vào trong rừng không có y phục, thân nhiễm ô bất tịnh. Cầm dao vấy máu, làm bạn với người ác.

Từ nghe mà sinh ra, như nghe tiếng động của giường từ chỗ tối. Nghe âm thanh chuyển động, như tiếng động cựa mình, tiếng nói chuyện. Như nghe tiếng nói ta chẳng trái phạm phạm hạnh. Cho đến nghe nói ta được pháp hơn người. Trừ ba căn này, nếu dùng các pháp khác hủy báng đều là vô căn cứ.

Muốn phá hoại hạnh thanh tịnh của Tỳ-kheo kia. Nghĩa là nói với chúng tăng nên diệt tẩn Tỳ-kheo này thì ta mới trụ an vui. Nếu vào lúc khác, hoặc hỏi hoặc không hỏi, Phật sai Tỳ-kheo hỏi việc hủy báng đó có thật hay không? Nếu vô căn cứ mà hủy báng người là phạm tội trọng.

Biết việc này không có y cứ mà nói: Là nói Tỳ-kheo Đạp Bà là người thanh tịnh không có việc như thế.

Ta tức giận nên nói như vậy: Do lần trước ở phòng xấu, ăn thức ăn dở, có tâm tức giận cho nên hủy báng.

Nếu Tỳ-kheo nói và làm như thế thì phạm Tăng-già-Bà-thi-sa. Nếu dùng bốn việc vô căn cứ này hủy báng người mà rõ ràng thì phạm tội Tăng Tàn, không rõ ràng thì phạm Thâu-lan-già. Nếu dùng tay ấn khiến cho biết nhau hay không biết nhau cũng phạm như thế. Dùng mười ba việc nạn hủy báng cũng đồng phạm. Ngoài việc chẳng phải pháp Tỳ-kheo này lại dùng các pháp vô căn cứ khác để hủy báng. Tùy theo các việc đã phạm ở trước. Nếu hủy báng Tỳ-kheo-ni cũng phạm như trước. Hủy báng ba chúng sau thì phạm Đột-cát-la, Ni phạm Tăng tàn.

Không phạm: Là ba căn đều đều thật, là nói chơi, nói khi bịnh, nói một mình, nơi yên tịnh và nói lầm, v.v…

*9 Giới: Dựa vào căn cứ hủy báng phạm Ba-la-di:

Phật ngự tại thành La-duyệt-kỳ. Tỳ-kheo Từ Địa trông thấy các con dê đang hành dâm, bèn nói dê này là Đạp-Bà, mẹ của con dê này là Ni Từ Địa (mẹ của Từ Địa).

Rồi lại đến nói với Tỳ-kheo: nay Tôi chính mắt nhìn, chứ chẳng phải vô căn cứ như trước. Tỳ-kheo cật vấn biết chuyện liền đến bạch lên Đức Phật, do đó mà Phật đặt ra giới này.

Tỳ-kheo vì tâm tức giận, như trên đã nói.

Lấy một phần trong việc khác.

Dị phần: là dựa vào tội khác, cảnh khác, người khác. Như vốn ở tại nhà, hay dựa vào âm thanh.

Đối với Tỳ-kheo chẳng phạm Ba-la-di, dùng pháp Ba-la-di không y cứ, để phá hại hạnh thanh tịnh của người kia. Vào lúc khác hoặc có người hỏi, hoặc không ai hỏi, biết việc ấy là dựa vào một phần trong việc khác. Tỳ-kheo tự nói tôi vì tức giận nên nói như vậy. Tỳ-kheo này phạm Tăng già Ba thi Sa. Về giải thích tướng khai thông cũng đồng như giới trước.

*10/ Giới: Phá tăng

Phật ngự tại nước Di-Ni-lâu, độ cho tám vị họ Thích. Các vị này đến nước Chiêm-ba đều chứng quả Tăng thượng Địa, chỉ có Đề-BàĐạt-Đa là chứng thần túc. Phật trở về thành La-duyệt-kỳ, Đề-Bà xúi giục người đến hại Phật. Việc này đồn xa làm cho ông không còn được lợi dưỡng nên ông ăn riêng chúng, bị Phật quở trách. Do việc phá tăng này, Phật sai người đến can ngăn và đặt ra giới này. Như Tỳ-kheo-ni muốn phá hoại. Nói phá hoại ở đây có mười tám việc: pháp phi pháp, luật phi luật, phạm hay không phạm, hoặc nhẹ hoặc nặng, hữu tàn vô tàn, thô ác và phi thô ác, thường hành trì hay không thường, chế phi chế, thuyết phi thuyết.

Hòa hợp: Yết-ma đồng thuyết giới. Tăng: có bốn, năm, mười cho đến vô số Tỳ-kheo. Dùng phương tiện phá hoại hòa hợp bền chắc không bỏ, nghĩa là trụ vào mười tám pháp để phá tăng.

Tỳ-kheo kia can ngăn vị Tỳ-kheo này rằng: Đại đức chớ phá hòa hợp tăng. Chớ tìm phương tiện phá hòa hợp tăng. Chớ theo pháp hoại tăng bền chắc không bỏ. Đại đức nên hòa hợp với chúng tăng, vui vẻ không tranh cãi. Đồng học một thầy như sữa hòa với nước, ở trong Phật pháp mới được thêm lợi ích an vui.

Lại nên nói với Tỳ-kheo kia rằng: phải bỏ việc này, chớ để chúng tăng quở trách, khuyên can mà phạm tội nặng. Nếu nghe theo lời này thì tốt, bằng không thì nên nhờ Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-Bà-di, hoặc vua, hoặc quan, các dị đạo Sa-môn, Bà-la-môn đến can ngăn.

Nếu Tỳ-kheo ở các phương khác nghe biết người ấy tin theo lời nói thì nên cầu can ngăn, đó là cùng can ngăn.

Tỳ-kheo nầy, lúc can ngăn như thế mà giữ chắc không bỏ là trái với việc can ngăn.

Tỳ-kheo nên ba lần can ngăn cho bỏ việc này, cho đến ba lần can ngăn bỏ là tốt. Tỳ-kheo nên nhóm họp chúng tăng Yết-ma. Như can ngăn tác bạch xong rồi thì lại cầu, cho đến một lần, hai lần Yết-ma cũng vậy.

Không xả là trái với lời tăng can ngăn. Giới sau cũng nói như thế. Tăng-già-Bà-thi-sa. Nếu lúc tăng can ngăn, bạch hai lần xong, bỏ thì phạm ba tội Thâu-lan-già, cho đến bạch xong xả thì phạm giới một tội Thâu-lan-già. Bạch chưa xong mà xả thì chỉ phạm một Đột-cát-la. Nếu trước chưa bạch mà phá Tăng pháp kiên trì bất xả thì cũng phạm Đột kiết la. Ni thì đồng phạm Tăng Tàn.

Không phạm là lúc mới can ngăn liền bỏ. Hoặc lập phi Yết-ma quở trách can ngăn. Nếu phi pháp, phi luật, phi lời Phật dạy. Nếu phá ác hữu tri thức, hoặc muốn phá Tăng, hoặc làm phi pháp. Hoặc òi Tháp Tăng Hòa Thượng A-Xà-lê tri thức mà phá thì không phạm.

*11 Giới: trợ giúp việc phá tăng trái lời khuyên can.

Phật ngự Tại Nước La-duyệt-kỳ, bấy giờ Đề-Bà-đạt-đa chấp vào năm pháp, trọn đời khất thực, đắp mặc y phấn tảo. Thường ngồi chỗ đất trống. Không ăn thịt cá, muối và sữa. Rồi dạy chúng Tỳ-kheo cũng thực hành như vậy. Lúc chúng tăng can ngăn, các Tỳ-kheo bè đảng cũng tán trợ theo đó. Chúng Tỳ-kheo nên tội. Phật quở trách xong lại đặt ra giới này.

Như Tỳ-kheo có đồng bạn từ một hai cho đến vô số người.

Nói bạn là từ bốn người hoặc hơn. Có hai điều thuận theo.

Pháp thuận theo: dùng pháp dạy trao, để tăng giới tăng tâm, tăng tuệ phúng tụng vâng theo.

Y thực thuận theo: là cấp cho y phục, mùng mền, thức ăn uống, giường nằm đồ ngồi, thuốc men.

Tỳ-kheo kia bảo Tỳ-kheo này rằng: – Đại đức chớ khuyên can vị Tỳ-kheo này, vị Tỳ-kheo nầy là Tỳ-kheo nói đúng pháp nói đúng luật. Những lời của Tỳ-kheo này nói, chúng tôi đều vui mừng tin theo.

Các đồng bạn xấu lại bảo: Vị Điều-đạt này hiểu rõ pháp luật. Nay Tôi rất vui mừng, vì sao còn bày chuyện can ngăn lỗi lầm.

Tỳ-kheo kia nói: Đại Đức chớ nói như thế, vì lời Tỳ-kheo nầy nói là lời phi pháp phi luật. Đại Đức chớ nên phá hòa hiệp tăng. Các vị nên ưa thích hòa hợp tăng, Đại đức hòa hiệp với chúng tăng, vui mừng không đua tranh, cùng học một thầy, như sữa hòa vơí nước, sống trong Phật pháp mới thêm lợi ích an vui. Đây gọi là Thiện Tỳ-kheo, dùng pháp để can ngăn nhau. Điều-đạt nói điều là phi pháp chớ nên nghe theo.

Lúc Tỳ-kheo can ngăn như thế mà giữ chắc không bỏ. Vì Tỳ-kheo kia nên can ngăn ba lần cho bỏ việc này. Nếu bỏ thì tốt, không bỏ thì phạm Tăng-già-Bà-thi-sa.

Giải thích tướng như trên.

*12 Giới: Làm nhơ bẩn nhà người bị đuổi rồi hủy báng, trái lời can ngăn.

Phật ngự tại nước Xá-vệ, các vị A-thấp-ba cỡi xe vào xóm làng làm việc xấu xa dơ bẩn nhà người. Chúng Tỳ-kheo nêu tội, Phật sai ngài Xá-lợi-phất đến đuổi các vị ấy đi. Lúc tác pháp, họ hủy báng tăng không chịu nhận tội. Chư Tăng bạch lên Đức Phật. Phật quở trách rồi đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo nương ở trong xóm làng, xóm làng có bốn loại, như trên đã nói.

Hoặc nương vào thành ấp mà ở: là nói thuộc về vua.

Làm nhơ nhà người, nhà thì có nam có nữ, nhơ nhà người có bốn thứ:

1. Ở nhà làm dơ nhà: Được vật nhà nầy lại cho một nhà khác, nhà không được vật thì không thích, nhà được cho thì nghĩ sẽ báo ân.

Nghĩ thế nên nói: Người cho ta, ta sẽ đáp lại, nếu không cho thì ta cần gì phải báo lại.

2. Dựa vào lợi dưỡng làm nhơ bẩn nhà người, đúng như pháp được lợi. Và trong bát có dư thì đem cho một người cư sĩ. Người được thì sinh tâm nghĩ rằng. Nên báo đáp ơn này, nếu không cho thì ta đâu có báo đáp.

3. Nương vào bạn thân làm nhơ bẩn nhà người. Nếu Tỳ-kheo nương vào Vua Quan hoặc cư sĩ, hoặc chẳng phải Cư sĩ, liền sinh tâm nghĩ rằng: Kia vì ta thì ta nên cúng dường, kia không vì ta thì ta không cúng dường.

4. Nương vào Tăng-già-lam làm dơ bẩn nhà người: Nếu Tỳ-kheo đem hoa quả của tăng cho cư sĩ nầy, mà không cho cư sĩ khác. Người được cho thì nghĩ nên cúng dường, người không được cho thì ta không cúng dường.

Thực hành hạnh ác: Tỳ-kheo làm các việc như thế là thực hành hạnh ác. Tự trồng hoa quả, tự tưới bón, tự cắt hoa, tự làm hoa man, dùng chỉ khâu lại, rồi đem cho người. Nếu lại dạy người làm các việc như trên là thực hành phi pháp.

Trong thôn xóm thì có phụ nữ, ngồi chung trên giường, ăn chung mâm, nói cười đùa giỡn. Hoặc ca mua hát xướng. Hoặc người bắt giọng mình xướng họa theo, hoặc làm hát bè, hoặc đàn trống thổi kèn, làm các tiếng chim kêu. Hoặc chạy hoặc nhảy, hoặc tự lắc mình, hoặc là vui cười.

Làm nhơ nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe, thực hành hạnh ác ai cũng thấy, ai cũng nghe. Lúc ấy, có Tỳ-kheo ngủ nghỉ ở chỗ kia, đắp y ôm bát vào xóm khất thực, pháp phục nghiêm chỉnh đi đứng đàng hoàng, mắt nhìn thẳng không liếc ngó hai bên, theo thứ lớp đi khất thực. Các cư sĩ thấy rồi hỏi nhau: Đây là người nào, mà đi thì mắt nhìn xuống, không liếc ngó hai bên, cũng không nói cười, không giao tiếp với người, cũng không khéo hỏi thăm, chúng ta không nên cúng dường thức ăn cho người này. Không bằng ông A-Thấp-Bà v.v… giao tiếp nói chuyện với người, thì nên cúng dường. “Khi đó vị Tỳ-kheo này khất thực rất khó khăn, lúc thầy đến chỗ Phật. Phật hỏi: Nơi ở có vui không? Tăng có hòa hợp không? Đi khất thực có khó khăn không?

Người kia bạch lại sự việc, Phật quở trách các vị kia và đặt ra giới này, cho người đến đuổi đi.

Các Tỳ-kheo nên nói với vị Tỳ-kheo ấy rằng: – Đại đức làm nhơ bẩn nhà người, làm điều xấu ác, ai cũng thấy ai cũng nghe. Đại đức! Thầy làm nhơ nhà người, gây ra việc xấu, nay nên lìa xa xóm làng thành ấp này.

Bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất, nói pháp cho các cư sĩ nghe khiến ai cũng được an vui, tin tưởng theo. Ăn xong thì nhóm họp chúng tăng nêu tội của Tỳ-kheo kia. Sau đó, lâm pháp Yết-ma đuổi ra khỏi xóm làng. Khi tác pháp, người kia đứng dậy phỉ báng rằng: những người đồng phạm kia sao không đuổi ra mà đuổi tôi?

Sau đó, lại nói với các Tỳ-kheo khác: Các Tỳ-kheo có tâm thương người nầy, giận người kia, sợ người nọ, si người khác. Có người đồng tội như tôi mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi.

Bấy giờ, ngài Xá-lợi-Phất trở về bạch lên Đức Phật đầy đủ sự việc trên. Phật liền quở trách.

Chư Tỳ-kheo can ngăn vị kia: – Đại đức! Chớ nên nói chúng tăng có người thì thương, giận, sợ, si v.v… Chớ nói có những người đồng tội mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi, thật ra các Tỳ-kheo nầy không có thương giận sợ si. Đại đức làm nhơ nhà người, làm việc xấu ai cũng thấy nghe. Các Tỳ-kheo khuyên ngăn như thế mà ông không bỏ việc này. Can gián ba lần cho bỏ việc. Bỏ thì tốt, không bỏ thì phạm Tăng-già-Bà-thi-sa.

Nếu khi chưa bạch mà nói tăng có thương, giận, sợ, si, hoặc không xem thư đem đến và làm người sai việc cho người tại gia, tất cả đều phạm Đột-cát-la. Ni cũng đồng phạm như tăng.

Không phạm: là lúc vừa nói liền bỏ, nghe lời can ngăn quở trách đó là phi pháp. Hoặc được y thực, cho cha mẹ hay cho người bịnh, cho trẻ con hay phụ nữ mang thai, cho người bị tù tội lao ngục, khách làm công quả trong chùa. Hoặc trồng hoa cỏ và hái hoa, cho đến dạy người xâu hoa để cúng dường Phật pháp tăng, tất cả đều không phạm. Nếu người vì trốn tránh nạn trộm cướp hay thú dữ đuổi bắt thì không phạm. Nếu đồng bạn còn ở sau, quay lại tìm không thấy, kêu lên thì không phạm. Nếu cha mẹ, hoặc người bịnh, hoặc kẻ tù tội, có vị dốc tín ưu-Bàtắc bị bịnh. Hoặc ở trong ngục, xem thư gởi đến. Nếu vì việc Tỳ-kheo bịnh, hay Tháp Tăng mà mang thư qua lại thì thì không phạm.

*13 Giới: Có tánh xấu, chống trái sự can ngăn của tăng.

Phật ngự tại nước Câu-Diệm-Di, bấy giờ Tôn giả Xiển-đà sinh ra tánh xấu, chống lại lời can ngăn, nói rằng: lẽ ra tôi dạy bảo các Đại đức mới phải vì sao? Vì tôi là Thánh chủ chứng đắc chánh giác. Chúng Tỳ-kheo nêu lỗi rồi bạch lên Đức Phật, Phật liền quở trách và đặt ra giới này.

Như Tỳ-kheo có tánh xấu, không nghe lời người, không nhận lời dạy bảo của người.

Ở trong giới pháp: Dùng giới luật đúng như pháp, dạy cho người, gồm có bảy nhóm phạm là: Ba-la-di, Tăng-già-Bà-thi-sa, Ba-dật-Đề đề xá-ni, Thâu-lan-già, Đột-cát-la, ác thuyết.

Chúng Tỳ-kheo đúng như pháp can ngăn rồi: Đúng như pháp, như luật, như lời Phật dạy. Tự thân không nghe lời can ngăn và nói: – Đại đức chớ nói với tôi việc xấu việc tốt. Đại đức hãy thôi đi chớ can ngăn tôi. Đây chính là việc được can ngăn. Phần dưới là dẫn dụ trong điều can ngăn thứ hai. Các Tỳ-kheo can ngăn Tỳ-kheo này rằng: – Đại đức nên nghe lời can ngăn nầy. Đại đức đúng như pháp mà can ngăn các Tỳkheo, các Tỳ-kheo cũng đúng như pháp mà can ngăn Đại đức, như thế đệ tử Phật nhờ can ngăn lẫn nhau, dạy bảo nhau, mới tăng thêm nhiều lợi ích. Lúc can ngăn như vậy mà Tỳ-kheo giữ chắc không bỏ. Tỳ-kheo kia nên ba lần can ngăn việc này. cho đến ba lần bỏ thì tốt, không bỏ thì phạm Tăng-già-Bà-thi-sa. Trước khi chưa bạch mà tánh xấu nổi lên mà không nghe lời người can ngăn, tất cả đều phạm Đột-cát-la. Ni cũng đồng phạm như vậy.

Không phạm là khi vừa nghe khuyên can liền bỏ.

Phi pháp phi luật phi lời Phật dạy: Nếu là người vô tri can ngăn, thì nên nói với người kia rằng: – Ông là Hòa-thượng A-xà-lê mà việc làm cũng như vậy, ông phải học hỏi tụng kinh thêm. Nếu sự việc như thế, hoặc nói lầm đều không phạm.

Thưa các Đại đức! Tôi đã nói mười ba pháp Tăng-già-Bà-thi-sa, chín giới trước vừa can ngăn một lần liền phạm, bốn giới sau can ngăn đến lần thứ ba mới phạm. Nếu Tỳ-kheo phạm bất cứ một pháp nào, hoặc biết mà che giấu đều phạm tội. Nên cho thực hành Ba-lợi-Bà-sa. Thực hành xong thì tăng thêm thực hành pháp mạnh mẽ-na đỏa trong sáu đêm. Thực hành Ma-noa-đỏa rồi mới khỏi tội. Phải ở trước hai bộ tăng đủ hai mươi vị người để giải tội cho Tỳ-kheo này, không được thiếu, các Tỳ-kheo cũng phải quở trách vị này, đây là đúng thời. Nay xin hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (ba lần). Các Đại đức trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc này rõ như vậy.

Các Đại Đức! Hai pháp bất tịnh nầy, nửa tháng thường tụng xuất xứ từ trong giới kinh.

+ Giới ở chỗ vắng bất định: Phật ngự tại nước Xá-vệ. Ca-lưu-đàdi trước kia có người yêu là Ưu-Bà-tư, hình dáng rất xinh đẹp. Hai người rất thương yêu nhau, bèn dẫn đến chỗ khuất ngồi nói chuyện phi pháp. Mẹ của Tỳ-xá-khư trông thấy liền mau chóng đến bạch lên Đức Phật.

Do đó Phật quở trách rồi chế giới.

Nếu Tỳ-kheo cùng người nữ: Người nữ có trí chưa qua đời.

Độc: là một vị Tỳ-kheo, và một người nữ.

Ở chỗ khuất: chỗ khuất có hai loại: Một là ở chõ khuất không thấy: Như hạt bụi, như sương mù, hoặc nơi tối tăm không thấy nhau. Hai là ở chỗ khuất không nghe: nơi thường nói mà không nghe tiếng.

Phú xứ: nơi phía trên có vật che đậy.

Chướng xứ: Hoặc cây, hoặc tường, hoặc hàng rào, hoặc y phục và các vật che chướng khác.

Có thể làm chỗ ngồi hành dâm: Nơi hành dâm được.

Nói lời phi pháp: Là nói về pháp dâm.

Có vị trụ tín Ưu-Bà-tư: Nghĩa là người tin Phật pháp Tăng. Quy Phật, quy pháp, quy Tăng. Quy Phật, quy pháp, quy Tăng, không sát, không trộm, không tàdâm, không uống rượu, không nói dối. Khéo ghi nhớ thọ trì chớ sai lầm. Đây là lời chân thật không dối.

Trong ba pháp, nói từng pháp một. Hoặc Ba-la-di, hoặc Tăng-giàBà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề.

Tỳ-kheo tự nói rằng: Tôi phạm tội này, trong ba pháp, mỗi pháp đều bị trị tội, hoặc là Ba-la-di, hoặc Tăng-già-Bà-thi-sa, hoặc Ba-dậtđề. Như vị trụ tín Ưu-Bà-tư đã nói, nên đúng như pháp mà trị Tỳ-kheo nầy. Đó gọi là pháp bất định.

Trong đây tự nói chỗ hướng về, chỗ đi đến. Hoặc ngồi, hoặc nằm, nếu không tự nói thì đều đúng như Ưu-Bà-tư nói mà trị tội.

Giới ở chỗ trống bất định:

Phật ngự tại nước Xá-vệ: Ca-lưu-đà-di là người đầu tiên phạm giới này. Nhân duyên cũng giống như giới trước, chỉ có hai tội ở chỗ trống là khác.

Như Tỳ-kheo cùng người nữ ở chỗ trống thấy được: Nghĩa là không có tường vách và chỗ che khuất.

Không thể làm chỗ hành dâm: là chỗ không thể hành dâm.

Nói lời thô ác: Nói việc dâm dục, hành bất tịnh: khen ngợi sự đẹp xấu của hai đường.

Có vị trụ tín Ưu-Bà-tư trong hai pháp, đem một pháp ra nói: Hoặc Tăng giá Bà Thi Sa, hoặc Ba-dật-đề. Tỳ-kheo tự nói rằng: Tôi phạm pháp này trong hai pháp nên trị tội. Hoặc Tăng-già-Bà-thi-sa. Như trụ tín Ưu Bà Tư nói nên đúng như pháp mà trị tội. Đó gọi là Pháp Bất định. Trong đây, nếu tự nói chỗ hướng về, chỗ đến, hoặc ngồi hoặc nằm. Nếu không tự nói thì đều y như lời Ưu-Bà-tư nói mà trị tội. Vì ở trong pháp vô định nên gọi là Bất định. Nầy các Đại đức! Tôi đã nói hai pháp bất định. Nay xin hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (ba lần). Thưa các Đại đức trong đây đều thanh tịnh vì im lặng, nên thọ trì như thế.

Này các Đại đức! Ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, nửa tháng thường tụng, xuất xứ trong giới kinh.

1. Giới: chứa y dư quá thưòi gian cho phép: Phật ngự tại nước Xávệ. Cho thọ trì ba y, không được chứa dư. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị chứa rất nhiều y dư. Hoặc y mặc buổi sáng, buổi trưa và tối. Các vị ấy thường kinh doanh y phục trang nghiêm nên chứa nhóm cất giấu. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách, do đó mà chế ra giới nầy.

Hoặc Tỳ-kheo y đã đầy đủ: là nói ba y.

Y Ca-Hy-Na đã xả: Nghĩa là đã đã xả y công đức.

Chứa y dư: Y có mười loại. Y dư y là y dài, tám ngón tay, rộng bốn ngón tay của Đức Như lai.

Bất tịnh thí được chứa y dư quá mười ngày. Trước chế giới không chứa y dư, vì ngài A-nan được một y phẩn tảo rất quý, muốn dâng lên ngài Ca-diếp nhưng sợ phạm tội. Ngài Ca-diếp mười ngày nữa mới trở về, do đó Phật cho phép chứa y dư trong mười ngày.

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Không phạm có tám việc, hoặc không được y, hoặc tịnh thí, hoặc đem cho người, hoặc mất y, hoặc y đã cũ, hoặc làm phi y. Hoặc ý của bạn thân. Hoặc quên mất. Trái với ở trên đều là ni-tát-kỳ.

Hoặc y xả đọa chưa xả mà đổi ý khác. Một phạm Ni-Tát-Kỳ Ba-dật-đề, một phạm Đột-cát-la. Y xả đọa này nếu xả cho tăng, cho đến một người cũng không được biệt chúng. Xả không thành xả thì phạm Đột-cát-la. Tỳ-kheo ni cũng đồng phạm như vậy. Ba chúng dưới cho đến hạ giới cũng đều Không phạm: Trong mười ngày, nếu chuyển thành tịnh thí. Hoặc phạm Đột-kiết-la đem cho người, hoặc bị cướp giựt, hoặc nghĩ bị mất, hoặc bị cháy, bị trôi, bị đoạt, bị mất. Nếu cho người làm mền. Nếu giáo y cho người đi xa bị sông nước ngăn trở. Như thế thì không tịnh thí, không cho người không phạm.

2 Giới ngủ lìa y: Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị đem y gởi bạn thân trong khi đi khỏi. Người kia đem y ra phơi, Tỳ-kheo trông thấy hỏi: Phật cho phép chứa ba y, không được chứa dư. Đây là y của ai? Người kia đáp và bị quở trách. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật do đó đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo, y đã xong, y Ca-hy-na đã xả, đều giải thích như trên.

Trong ba y: Tăng-già-lê, uất-đa-la-tăng, uất-đà hội gồm có mười loại.

Lìa các y ngủ chỗ khác: Không mất y là trong Tăng-già-lam có một giới. Mất y: trong tăng-già-lam có bao nhiêu ranh giới. Như thế từ cây cối, sân bãi, xe thuyền, làng xóm, nhà cửa, kho, lẫm cũng như vậy.

Tăng-già-lam này có bốn thứ như trên.

Thọ (cây): Đủ cho mọi người ngồi.

Tràng (Sân): Chỗ phơi ngũ cốc.

Xa (xe): Là chỗ chiếc xe quay đầu lại được.

Thuyền giới: Cũng như vậy.

Xóm có bốn loại

– Đường (nhà): Phần nhiều thoáng mát.

– Kho: Nơi chứa các vật.

– Lẫm: chứa trữ gạo thóc.

– A-lan-nhã là vô giới. Trong khoảng tám cây phân biệt với bảy cung, mỗi cung là bốn tấc.

Già-lam giới: Già-lam giới chẳng phải là già-lam kia, chẳng phải thọ giới (cây kia), cho đến khố tàng giới. Làm ở nơi khác cũng vậy.

Già-lam giới: Người đứng ở ranh giới già-lam, ném cục đá ra xa, chỗ viên đá rớt gọi là y giới. Cho đến khố, tàng, thương cũng vậy. Tỳkheo để y trong già-lam, cho đến ngủ dưới gốc cây, sáng mặt trời chưa mọc, hoặc xả y, hoặc đưa tay đụng y, nếu không đến chỗ viên đá ném, hoặc không xả y, hoặc không đưa tay đụng y, không đến chỗ viên đá ném, mặt trời chưa mọc mà lìa y ngủ, thì phạm Ni-Tát-Kỳ Ba-Dật-Đề.

Trừ tăng có làm Yết-ma: Bấy giờ, có Tỳ-kheo bị bịnh thân ốm gầy, y phẩn tảo Tăng-già-lê rất nặng, khi có duyên sự đi đâu mang theo không nổi. Tỳ-kheo bạch việc này lên Phật: Phật dạy tác bạch ba lần xin cho lìa hai y.

Ni-Tát-Kỳ Ba-dật-đề: Trừ ba y, nếu lìa y khác thì phạm Đột-cátla. Ni cũng đồng phạm với tăng.

Không phạm: Khi tăng thực hành Yết-ma lúc mặt trời chưa mọc. Đưa tay đụng y, hoặc xả y, hoặc đến chỗ ném cục đá. Hoặc nghĩ y bị cướp, hoặc bị nạn sông nước cách trở, hoặc bị giặc cướp ác thú cướp mất, hoặc bị nạn phạm hạnh, tánh mạng. Hoặc không xả y, không đến chỗ ném đá làm đấu thì không phạm.

3/ Giới ba tháng mong được vải quá hạn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhưng Tỳ-kheo ba y chỉ có Tăng-già-lê. Trong thời gian quá mười ngày thì không thể được. Nghe nói cho chứa y nhiều để cho đầy đủ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị chờ vải giống nhau không đủ, nên giặt nhuộm điểm tịnh, rồi đem gởi để đi du hành. Chúng Tỳkheo nêu tội, Phật quở trách rồi đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo y đã xong, y Ca-hy-na đã xả, nếu Tỳ-kheo được y phi thời.

Thời: là không phải y Ca-hy-na, tự tứ sau một tháng. Có y Ca-HyNa tự tứ sau năm tháng. Phi thời nghĩa là quá thời hạn nầy.

Khi cần thì thọ, thọ rồi thì nên may thành y. Nếu đủ thì tốt. Nếu trong mười ngày mà có đủ vải giống thì cắt may như trên. Không được để qua ngày thứ mười một, tùy ý nhiều ít đều phạm xả đọa.

Nếu không đủ thì cho chứa một tháng để đợi cho đủ. Nếu đồng ý không đủ thì cho mười một ngày cho đủ, tức để mười một ngày như trên. Nếu quá mười hai ngày thì bất cứ vải nào đều phạm. Cho đến hai mươi chín ngày cũng vậy. Đến ba mươi ngày, hoặc đủ hoặc không đủ, có vải giống hay không cũng đều như pháp trên.

Nếu chứa y quá thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-Đề. Tỳ-kheo-ni đồng phạm. Không phạm là trong mười ngày có đủ vải giống. Cho đến ba mươi ngày phải may cho thành y. Có duyên khác thì đồng với giới chứa y dư.

4/ Giới lấy y của ni không phải là bạn thân.

Phật ngự tại nước La-duyệt-kỳ, Tỳ-kheo-ni Liên Hoa sắc đi khất thực qua núi cùng các Thượng tọa. Có một vị Tỳ-kheo mặc y đã cũ rách. Liên Hoa Sắc cởi y quý tốt của mình đổi cho Tỳ-kheo. Sau đó, đắp y xấu vào người. Phật lấy làm lạ hỏi và biết chuyện bèn quở trách Tỳkheo, do đó mà Phật đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo từ Tỳ-kheo ni chẳng phải bà con.

Chẳng phải bà con: là chẳng phải cha mẹ và thân thuộc trong bảy đời, trái lại là bà con. Nếu chẳng phải bà con, thì không có sự trù lượng. Nếu là thân thuộc thì liền có sự trù lượng. Biết là không thể giữ cho dù là tốt xấu, mới cũ.

Thủ y: y có mười loại. Tỳ-kheo-ni đắp y cũ rách, bạch lên Đức Thế tôn. Phật bảo: Không nên như thế, cho phép chứa năm y chắc chắn để đắp, các y dư được phép tùy ý đem cho. Vì sao? Vì phụ nữ đắp y phục bâc thượng còn không tốt, huống chi đắp các y phục cũ xấu.

Trừ Đổi chác

Bấy giờ, hai bộ tăng được y cùng phân chia, hai bộ được y xấu. Phật bảo: cho phép trao đổi qua lại, nói trao đổi là lấy y đổi y. Hoặc chẳng phải y. Hoặc đem phi y đổi lấy y. Hoặc đổi sắt, đồng, dao, chỉ, hoặc đoạn vật nhỏ, cho đến một viên thuốc đổi y.

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề: Tỳ-kheo-ni phạm Cát la.

Không phạm: Là có thân thuộc với ni mà giữ, hoặc trao đổi. Hoặc vì Phật vì tăng mà giữ thì không phạm.

5. Giới: Nhờ ni không bà con giặt y dùm:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Ca-lưu-đà-di và ni Thâu-la-nan-đà dung mạo đều rất xinh đẹp cả hai đều có ý với nhau.

Khi ngồi ra chất bất tịnh làm ô uế y An-Đà-hội. Ca-lưu bèn nhờ ni Nan-đà giặt giũ giùm. Các Tỳ-kheo đem lỗi đó bạch lên Đức Phật: Phật quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni chẳng phải bà con v.v… Như trên đã nói.

Tỳ-kheo-ni: Nếu chẳng phải thân thuộc mà sai Thức-xoa-ni và sa-di-ni giặt nhuộm y dùm thì phạm Đột-cát-la.

Giặt y cũ: y cũ là y dù chỉ mặc qua thân một lần, y mới đã đem giặt nhuộm đập thì phạm Đột-cát-la. Hoặc giặt, hoặc nhuộm, hoặc đập thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-Dật-Đề. Hoặc nói người giặt, nhuộm, đập, cùng làm cả ba thì phạm ba tội ni-tát-Kỳ Ba-Dật-đề.

Không làm thì tùy theo mà phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Như lúc bịnh nhờ người giặt, nhuộm, đập, hoặc vì chúng tăng, vì Phật pháp nhờ người giặt nhuộm đập thì không phạm.

6. Giới xin y người thế tục không phải bà con:

Phật ngự tại Nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-Nạn-đà nói pháp cho người nghe. Vì muốn xin y, nên chỉ mặc y mỏng đi vào thành nói với mọi người rằng: – Trong tịnh xá Kỳ-hoàn bị cướp.

Người thế tục chê bai, Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo xin y với vợ cư sĩ hoặc cư sĩ chẳng phải bà con: giải thích như văn trên.

Trừ lúc khác thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Tỳ-kheo-ni cũng đồng phạm.

Lúc khác là như y bị cướp, bấy giờ, Tỳ-kheo bị giặc cướp mất y, lõa hình mà đi. Phật bảo: – Không nên như thế! Nếu để lõa hình Phạm tội Đột-cát-la. Nếu bị như vậy thì lấy cỏ mềm, lá cây che thân lại. Hoặc đến chùa có y dư, hoặc nhờ bạn ở bên lấy. Nếu không thì ở trong tăng được phép chia y, nếu không thì hỏi lấy y phục, đồ nằm của tăng. Còn không cho thì tự mở cho xem. Hoặc dùng mền nệm da len cắt ra làm y. Đi ra ngoài xin y. Được y rồi thì trở về giặt nhuộm, may mặc, trở về bản xứ. Nếu không trở về bản xứ thì đúng như pháp mà trị.

Nếu y bị mất, bị cháy bị trôi thì nhân duyên cũng giống như trên.

Đây gọi là lúc khác. Về Không phạm:

Nếu bị đoạt y, mất y v.v… duyên cũng từ việc xin y với người không phải bà con. Nếu xin y từ người bà con, hoặc xin y của người xuất gia, hoặc xin của người khác, Người xin cho mình, hoặc không mong mà được, đều không phạm.

7. Giới lấy y quá phần:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, có nhiều Tỳ-kheo bị giặc cướp mất y. Các vị này đi đến Kỳ-hoàn. Có vị tín thí nghe chuyện bèn đem đến cúng dường nhiều y. Tỳ-kheo nói: Tôi đã có đủ ba y nên không cần nữa.

Nhóm Tỳ-kheo sáu vị bèn nhờ người lấy cho mình. Chúng Tỳkheo nêu tội, Phật do đó đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo bị mất y, bị cướp y, y bị cháy, y bị trôi. – Nếu mất một y thì không nên lấy. Hai y kia nên may dày ba bốn lớp thì nên trích ra để làm y tăng-già-lê, uất-đa-la tăng hoặc an-già-hội.

Nếu cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải Bà con? Như trên đã giải thích:

– Nếu tha hồ thỉnh cho nhiều y: Nếu tha hồ thỉnh có nhiều y, hoặc nhỏ, hoặc mỏng, hoặc không chắc thì may thành hai, ba, bốn lớp. Nên may có viền. Nếu chỗ vải trên vai bị dơ, thì nên đặt móc lên đó. Nếu bị rách chỗ khác thì nói với cư sĩ: – Chỗ y rách này phải cắt ở đâu để vá? Nếu Đàn Việt nói: Chúng tôi không vì mất y cho nên cho, chúng tôi sẽ tự cho Đại đức.

Nếu muốn thọ thì nên thọ.

– Tỳ-kheo nên biết đủ mà thọ y: Nếu mất cả ba y, thì kia nên biết đủ để thọ. Biết đủ có hai loại: Người tại gia biết đủ, thì tùy người cho bao nhiêu thì thọ lấy bấy nhiêu. Người xuất gia biết đủ thì chỉ có ba y.

– Nếu quá: Nghĩa là nếu mất một thì thọ một, ba y đều mất thì thọ cả ba.

– Ni-tát-Kỳ Ba-dật-đề: Tỳ-kheo-ni đồng phạm.

Không phạm: là thọ vừa đủ hoặc thọ ít, hoặc nhiều thì đem cho lại. Nếu y mỏng, nhỏ, không chắc, thì may hai, ba lớp. Có dư thì như trên đã nói.

8. Giới khuyên cư sĩ thêm giá tiền y:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, có vợ chồng cư sĩ bàn với nhau:

– Bạt-Nan-Đà là cậu của ta, vậy nên may chiếc y có giá trị để cúng dường thầy ấy.

Có vị Tỳ-kheo tu hạnh khất thực nghe được chuyện này, sau đó đến nói với Bạt-nan-đà, Bạt-nan-đà bèn đến nhà vợ chồng cư sĩ đó nói tôi cần y rộng dài, tốt đẹp, bền chắc. Bị người thế tục chê trách. Tỳkheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

– Hoặc Tỳ-kheo, cư sĩ, vợ cư sĩ: như đã giải thích ở trên.

– Vì Tỳ-kheo mà chuẩn bị giá tiền sắm y: Nghĩa là dùng tiền, vàng, bạc, chân châu, lưu ly, ngọc đá, hoặc anh lạc sinh tượng, cho đến mười thử vải đầy đủ giá tiền y như thế để cúng dường vị Tỳ-kheo ấy, Tỳ-kheo ấy trước không tha hồ thỉnh: Như hỏi thầy cần loại y gì? Phật dạy Tỳ-kheo ít muốn biết đủ thì không cầu xin như thế.

– Đến nhà cư sĩ mà nói rằng: Lành thay! Cư sĩ vì tôi mà sắm sửa giá tiền y như thế để cúng dường tôi, thật là rất tốt: – Việc cầu xin có hai thứ: Nếu cầu giá trị đó là Đàn việt cho y có giá trị lớn, dù chỉ cầu thêm một phần mười sáu giá trị một đồng tiền.

Còn nói cầu y là nói cư sĩ may y rộng dài, dù chỉ thêm một sợi chỉ, nếu được thì phạm Ni-tát-Kỳ Ba-Dật-Đề. Tỳ-kheo ni cũng đồng phạm.

Không phạm: Trước khi thọ Tự tứ thỉnh mà đến xin biết đủ. Đối với việc cầu xin mà giảm ít, xin từ bà con, từ người xuất gia, hoặc xin cho người khác. Người khác xin cho mình, hoặc không xin mà tự được.

9. Khuyên hai nhà cùng thêm giá tiền y:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Có hai gia đình của hai cặp vợ chồng cư sĩ nọ, vợ chồng bàn tính với nhau may y cho Bạt-Nan-Đà. Có vị Tỳ-kheo tu hạnh khất thực đi khất thực nghe được chuyện đó bèn nói với Bạt-nan đà,Bạt-nan-đà bèn đến hai nhà kia bảo chung nhau làm. Bị các cư sĩ chê trách, Tỳ-kheo nêu tội, Phật do đó quở trách và đặt ra giới này.

– Nếu có hai gia đình của hai cặp vợ chồng cư sĩ nọ chuẩn bị giá tiền y, may chiếc y như thế cúng dường cho Tỳ-kheo ấy, Tỳ-kheo này trước đây không được tha hồ thỉnh, bèn đến nhà hai gia đình cư sĩ nói như vầy: Lành thay cư sĩ, sắm giá tiền y như thế cho tôi, hai gia đình nên cùng nhau sắm một y cho thật tốt. Nếu nói như vậy mà được y thì phạm Ni-Tát-Kỳ Ba-Dật-Đề. Giới tướng thành phạm, khai thông đều như giới trước.

10. Giới y thí gấp quá hạn

Phật ngự tại thành La-duyệt-kỳ ở nước Xá-vệ. Có một vị Đại thần qua lại rất thân thiết với Bạt-nan-đà, mới may y có giá trị đem cho. Người kia đã đủ giá y cho tịnh chủ rồi. Do vì muốn gấp đến cầu khiến cho kia bị phạt. Các Cư sĩ chê trách, Tỳ-kheo nêu tội, Phật nhân đó đặt ra giới này.

– Hoặc Tỳ-kheo, hoặc Vua, được tự tại không bị lệ thuộc.

– Hoặc Đại thần, hoặc hầu cận của vua.

– Hoặc Bà-la-môn: là Bà-la-môn có mạng sống.

– Hoặc cư sĩ: trừ vua, Đại Thần và các vị Bà-la-môn, còn lại đều là cư sĩ tại gia.

– Cư sĩ phụ: Là người phụ nữ tại gia.

– Sai sứ đem giá tiền y cho Tỳ-kheo: Như trên đã nói.

Đem giá tiền y như thế cho vị Tỳ-kheo đó. Người kia đến nói với Tỳ-kheo rằng: – Đại đức, tôi trao giá tiền y này cho Đại đức, Đại đức nên thọ nhận.

Tỳ-kheo nói: Tôi không nên nhận giá tiền y này. Nếu khi cần y, hợp thời thanh tịnh mới nhận. Người kia bảo: Đại đức có người chấp sự không?

Tỳ-kheo nói: Có, hoặc có người trong Tăng-già-lam, hoặc ưu-Bàtắc là người chấp sự của Tỳ-kheo. Bấy giờ, người kia đưa giá tiền y cho người chấp sự, rồi trở lại thưa với Tỳ-kheo: Đại đức đã chỉ người chấp sự, tôi đã đưa giá tiền sắm y cho ông ta rồi. Đại đức cần thì đến kia lấy.

Khi cần y, Tỳ-kheo nên đến người chấp sự kia nói tôi cần y. Nếu không được y thì đến chỗ người kia hai, ba lần nói tôi cần y, khiến cho người kia nhớ lại.

– Nhớ nghĩ: là người chấp sự hoặc ở tại nhà, hoặc ở chợ, hay ở nơi làm việc, nên đến chỗ kia nói tôi cần y từ một, hai đến ba lần.

Nếu hai ba lần khiến cho kia nhớ lại, được y thì tốt. Nếu không được y, thì bốn phen, năm phen, sáu phen, ở trước người kia đứng làm thinh. Người chấp sự kia hoặc ở nhà, ở chợ, hoặc nơi làm việc, thấy người này đứng làm thinh bèn hỏi: Vì sao đứng đây? Tỳ-kheo đáp: – “Ông tự biết”. Kia đáp: “Tôi không biết”. Nếu có người khác thì Tỳkheo nên nói. Người kia biết, đó là tướng im lặng. Nếu bốn phen, năm phen, sáu phen trước người đứng làm thinh được y thì tốt, không được y thì một lần nói, hai lần im lặng. Cho đến ba lần nói, sáu lần im lặng.

Nếu không được y, quá sáu lần cầu cho được y thì phạm Ni-TátKỳ Ba-Dật-Đề. Tỳ-kheo ni cũng phạm như tăng.

Nếu không được y, thì tự mình đến, hay bảo người đến nói với người kia rằng: Ông đem giá tiền y cho Tỳ-kheo mà Tỳ-kheo rốt cuộc không được y. Ông nên lấy lại chớ để mất, đó là đúng cách.

Không phạm: Hoặc sai sứ đến bảo cho biết, hoặc kia nói nay tôi không cần y, đã đem bố thí. Tỳ-kheo dùng lời nhỏ nhẹ phương tiện đòi lại y, hoặc vì làm Ba-lợi-Ca-la. Cho dùng lời nhỏ nhẹ đòi, hoặc phương tiện đòi.

*11. Giới: Dùng tơ tằm làm đồ nằm.

Phật tại nước Khoáng Dã, Bấy giờ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị đến chỗ nuôi tằm, xin các loại chưa thành sợi cùng các loại đã thành sợi, cùng các tạp loại khác đem về làm đồ nằm. Các Cư sĩ chê trách nói như vậy là hại sinh mạng, không có chánh pháp. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

– Nếu Tỳ-kheo tạp: Hoặc lông, hoặc kiếp cụ, hoặc y và các loại sợi tạp khác.

– Dùng các loại tằm làm đồ ngồi thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề: trong đây, xả là hoặc dùng búa chặt nhỏ ra, hòa với bùn để trát tường.

– Ba-dật-đề: Tự làm, dạy người làm. Nếu thành thì đồng phạm.

Không thành thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Nếu thành rồi dùng búa chặt hòa với bùn để trét.

*12. Giới làm đồ nằm bằng lông dê đen:

Phật ngự tại nước Tỳ-xá-ly, các người Lê-xa phần nhiều hành tà dâm, may mền dạ bằng lông dê đen mặc vào người để đi đêm, cho người không thấy. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị liền bắt chước làm theo, bị những người Lê-xa chê trách. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo dùng lông dê mới thuần mầu đen: đen tự nhiên hay nhuộm thành đen.

Nếu dùng lông dê làm đồ ngồi thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề: – Tự làm hay dạy người làm, vì người mà làm, cũng phạm như giới trước. Ni thì phạm Đột-cát-la. Không phạm: Nếu được đồ ngồi đã thành rồi, hoặc cắt hoại ra. Hoặc mỏng may lại thành hai lớp, hoặc làm đồ ngồi nhỏ, hoặc làm mền, làm mũ, làm khăn v.v… thì không phạm.

*13. Giới làm đồ nằm bằng lông dê trắng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị dùng lông dê thuần trắng để làm đồ ngồi mới. Các cư sĩ chê trách cho là như bậc vua quan. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo làm đồ nằm mới, nên dùng thuần hai phần lông dế đen và ba phần lông dê trắng: hoặc thuần trắng hoặc nhuộm trắng.

Bốn phần lẫn lộn: là Lông trên đầu, trên tai, hoặc lông trên chân. Hoặc các mầu lông lẫn lộn. Nếu muốn làm đồ nằm bốn mươi bát la thì gồm hai mươi Bát-la màu đen mười Bát-la mầu trắng, mười bát-la lẫn lộn. Cho đến làm Bát-la chuẩn là hai mươi bát-la, thì như trên có thể tính biết.

Nếu Tỳ-kheo làm đồ ngồi mới không dùng hai phần đen, ba phần trắng, bốn phần lẫn lộn thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Tự làm, dạy người làm, hoặc làm cho người, cũng đồng như trên.

Ni thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Hoặc làm đúng theo lượng, hoặc khi được thì đã thành rồi. Cái khác cũng đồng như trước.

*14. Giới: Đồ nằm chưa đầy sáu năm:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị chê đồ ngồi cũ, hoặc nặng, hoặc nhẹ, hoặc dày, hoặc mỏng. Không xả cái cũ mà muốn làm cái mới. Lại còn xin cầu chứa để cho nhiều. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách rồi đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo làm đồ ngồi mới phải dùng đến sáu năm. Nếu chưa tới sáu năm, không xả cũ mà làm cái mới: – Nếu tự làm, bảo người làm, đều đồng phạm như trước.

Trừ tăng có làm Yết-ma: Có Tỳ-kheo bi bịnh thân ốm gầy, đồ ngồi bằng phẩn tảo quá nặng không thể mang theo khi đi đường.

Phật dạy: Xin chúng tăng ba lần rồi được may y mới. Tăng nên bạch hai lần mà cho.

Ni-Tát-Kỳ Ba-dật-đề: Ni thì phạm Đột-cát-la. Không phạm: là Tăng cho, hoặc dưới hoặc đủ sáu năm xả bỏ rồi làm cái mới. Hoặc được đồ ngồi đã thành rồi, hoặc được người cho đều không phạm.

*15. Giới Không đồ ngồi không may xếp chồng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, có người đi nhận thức ăn về. Theo pháp thường của Chư Phật thì khi chư tăng đi phó trai, Phật sẽ đi xem xét các phòng. Ngài nhìn thấy đồ ngồi bỏ bừa bãi lung tung, không có người dọn dẹp. Do các Tỳ-kheo chê các đồ ngồi dày mỏng nhẹ nặng nên làm mới hết. Phật bèn chế ra cái cũ may xếp chồng lên cái mới. Nhóm Tỳkheo sáu vị trái với lời Phật chế. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo làm đồ ngồi mới, thì lấy cái cũ khoảng một khuỷu tay đắp lên cái mới để làm cho hoại sắc, lúc làm đồ ngồi mới, hoặc cái cũ chưa bị hoại chưa bị lủng lỗ, thì đem giặt nhuộm lại. Cắt ra một đoạn đắp vào chỗ mới chừng khoảng một khuỷu tay, hoặc đắp vào chỗ giữa để làm cho hoại sắc.

Nếu làm đồ ngồi mới mà không theo như trên thì phạm ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Tự làm, dạy người làm thì phạm như trên. Ni thì phạm Độtcát-la. Không phạm: là cắt cái cũ đắp lên cái mới, hoặc kia tự không có phải làm cái mới, hoặc người may cho, hoặc được cái đã thành, hoặc thuần là cái cũ, đều không phạm.

*16. Giới: mang lông dê đi quá hạn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà có được lông dê bèn xỏ trên đầu gậy mà đi. Các cư sĩ chê trách, nói là người buôn bán 58 lông dê. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo đi trên đường được lông dê. Nếu không có người xách thì được mang xách trong khoảng ba do-tuần: Như trên đường, hoặc ở trụ xứ có được lông dê, nếu cần thì nên lấy. Không có người cầm thì tự mình xách cho đến ba do-tuần. Như có người nói: Tôi có vật này có thể giúp Ngài đem đến chỗ kia. Tỳ-kheo trong khoảng này không có người giúp thì phạm Đột-cát-la. Nếu bảo ni và bốn chúng khác cầm xách quá ba do-tuần thì phạm Đột-cát-la. Trừ lông dê ra thì phạm các vật khác như y, gai vải đều phạm Đột-cát-la. Nếu mang các vật trên đầu thì phạm Đột-cát-la.

Nếu không có người cầm, hoặc tự cầm quá ba do-tuần thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Tỳ-kheo ni thì phạm Đột-cát-la. Không phạm là mang đi ba do-tuần, có người nói cầm mang trong khoảng đó không có người giúp thì cho ni và bốn chúng mang trong ba do-tuần. Nếu mang hành trang dây bằng lông nhỏ, hoặc mang lông trên đầu làm khăn thì được.

*17. Giới: Sai ni không phải bà con giặt lông dê:

Phật ngự tại thành Ca-duy-la-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị nhờ ni giặt nhuộm lông dê cho mình. Bấy giờ, Di Mẫu Ni vì nhuộm lông cho nên tay bị dính mầu nhuộm, đến chỗ Phật làm lễ rồi đứng sang một bên. Phật biết mà cố hỏi, quở trách rồi chế giới.

Nếu Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni chẳng phải bà con giặt nhuộm lông dê thì phạm Ni-tát-Kỳ Ba-dật-đề. Tỳ-kheo ni thì phạm Đột-cát-la. Việc thành phạm, khai thông như giới giặt y cũ.

*18. Giới chứa để tiền bạc, vật báu:

Phật ngự tại thành La-Duyệt, có một vị Đại Thần vì Bạt-Nan-Đà mà để dành phần ăn. Một đứa bé ăn thức ăn đó và trả năm đồng tiền. Bạt-Nan-Đà đến lấy tiền đó gởi trên chợ, các cư sĩ đều hiềm nghi. Tỳkheo quở trách. Vua và các quan bàn luận. Phật nói rộng ví dụ, nhân đó quở trách và chế giới.

Nếu Tỳ-kheo tự tay cầm tiền, cũng như văn trên đã nói.

Như vàng bạc v.v… hoặc bảo người cầm, hoặc để dưới đất thì phạm Ni-tát-Kỳ Ba-dật-đề: Trong đây, xả là người kia tin giao cho người giữ vườn hoặc Ưu-Bà-tắc và nói: “Đây là vật mà tôi không nên giữ, ông nên giữ dùm. Nếu người kia lấy trả lại cho Tỳ-kheo thì nên nhận rồi giao cho tịnh nhân giữ. Nếu được y bát thanh tịnh thì đem trao đổi và thọ nhận. Nếu Ưu-Bà-tắc đem giao y bát thanh tịnh cho Tỳ-kheo thì nên nhận lấy.

Ba-Dật-đề: Tỳ-kheo-ni đồng phạm. Nếu không nói cho người biết và xem qua thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Như nói: “biết đó, giữ đó” như pháp xả ở trên. Nếu người kia không chịu cho y áo. Các Tỳ-kheo nên nói: – Phật có dạy: Vì thanh tịnh nên đem cho ông, nên hoàn trả vật cho người. Nếu không cho lại thì tự đến nói: – Phật dạy Tỳ-kheo tác tịnh cho ông. Ông nên cho Tăng, tháp, Hòa-thượng, tri thức và bản thí chủ. Không để cho tín thí kia bị mất.

*19. Giới: Đổi chác tiền bạc, vật báu:

Phật ngự tại La-duyệt-kỳ. Bấy giờ, Bạt-Nan-Đà đến chợ dùng tiền đổi tiền. Các cư sĩ chê bai, nói là mua bán giỏi chê. Các Tỳ-kheo nghe việc bạch lên Đức Phật, Phật liền quở trách và đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo buôn bán các thứ: Hoặc đã thành vàng hay chưa thành. Bạc có ba loại, tiền chỉ có một loại, mua bán trao đổi với nhau. Tiền thì có tám loại là: vàng, bạc, đồng, sắt, bạch lạp, tiền gỗ, thiếc, Hồ dao…

Ni-Tát-Kỳ Ba-dật-đề, Tỳ-kheo ni cũng đồng phạm. Các pháp xả bỏ, khai thông khác về phương tiện xin tìm vật báu cũng như giới trên.

Không phạm: Hoặc dùng tiền, vàng bán đổi ra anh lạc. Dùng tiền đổi tiền, vì Phật pháp Tăng, v.v…

*20. Giới mua bán:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-Nan-Đà đi vào các thôn xóm không có trú xứ, đem các loài gừng sống để đổi thức ăn, ăn rồi thì đem đi. Sau đó, ngài Xá-lợi-phất đi khất thực. Đàn việt nói lại việc của Bạt-Nạn-Đà, Ngài hổ thẹn không nói gì. Chúng Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo các thứ: dùng thuốc đúng thời đổi thuốc phi thời, thuốc bảy ngày, thuốc suốt đời, phạm Ba-lợi-Ca-la. Các vật trao đổi như thế cho đến đem y đổi y.

Phiến mãi: Nghĩa là vật trên dưới một tiền. Tăng mãi là giá trị một tiền, nói thẳng ba tiền. Trùng tăng mãi: Là Tăng giá trị một tiền nói giá năm tiền. Mại (mua) cũng phạm như thế.

Ni-Tát-Kỳ Ba-dật-đề: – Tỳ-kheo ni đồng phạm. Không phạm là: cho phép năm chúng xuất gia trao đổi với nhau, nên tự xét định. Trong Phật pháp không tính toán, mua bán cao thấp như ở chợ. Không được trao đổi với người, không được bảo tịnh nhân trao đổi. Nếu hối hận thì cho đổi lại. Nếu đem bơ dầu cùng trao đổi thì không phạm.

*21. Giới chứa, bát quá hạn lượng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị chứa bát, bát xấu thì bỏ lại để tìm bát mới tốt hơn. Do đó mà bát càng nhiều. Các cư sĩ đi qua thấy vậy liền quở: – Chẳng khác gì tiệm bán đồ gốm! Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách rồi đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo chứa bát dư: Ở đây có sáu loại: Bát sắt, Bát đen, Bát đỏ, bát nước Tô-ma, bát nước Ô-già-la, bát nước Ưu-già-xa.

Đại yếu thì có hai: Bất sắt và Bát bằng đất bùn. Lớn thì ba đấu. Nhỏ thì một đấu rưỡi, đó là lượng của bát. Như thế nên thọ trì, nên tịnh thí. Bất tịnh thí: Tịnh thí, không tịnh thí đều đối với tám môn. Như giới chứa y dư không khác.

Đủ mười ngày: Bấy giờ, ngài A-nan có được một cái bát quý muốn dâng cho ngài Ca-diếp. Vì ngài Ca-diếp mười ngày nữa mới trở về. Sợ phạm xả đọa nên A-nan bạch lên Đức Phật, Phật liền chế được để mười ngày.

Nếu quá thì phạm Ni-Tát-Kỳ Ba-Dật-Đề. Ni cũng đồng phạm. Về biện tướng khai thông như giới chứa y dư.

*22. Giới: Xin Bát quá phần:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Bạt-Nan-Đà bị vỡ bát, xin được nhiều bát chứa để. Hàng cư sĩ xem xét mới biết ông thọ nhiều liền chê trách nói: Tỳ-kheo này thọ giữ không biết nhàm chán. Các Tỳ-kheo bạch Phật. Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo chứa bát dưới năm chỗ hàn chưa bị chảy: Cách khoảng hai ngón tay chưa bị nứt.

Vì muốn tốt mà xin bát mới: Nếu đủ năm chỗ hàn chưa chảy mà cầu bát mới thì phạm Đột-cát-la.

Ni-Tát-Kỳ: Trong đây, Xả là xả bát trong tăng: ở trú xứ nầy đã đơn phương tác bạch thọ sám. Liền nói tên tội chủng tướng. Trách tâm sinh nhàm chán xa lìa. Bát nếu còn tốt thì giữ lại theo thứ lớp đổi từ Bát vị Thượng tọa cho đến bát vị hạ tọa, đem cho Tỳ-kheo ấy.

Ba-Dật-Đề: Tỳ-kheo-ni đồng phạm. Tỳ-kheo kia nên đến trước tăng, đem bát lần lượt đổi cho đến bát của vị hạ tọa, rồi trì lấy. Cho đến vỡ, nên trì bát như thế.

Tăng bạch hai lần đem bát vị hạ tòa cho vị ấy. Vị Tỳ-kheo nên trì lấy, không được để dao gậy, gạch đá rớt vào. Không được để bát ở giữa đường, trên tảng đá, dưới gốc cây và nơi đất không bằng phẳng. Không được để trên ngạch cửa sổ, dưới ngạch cửa, ở dưới giường hay góc giường, trừ lúc để tạm. Không được để giữa hai giường, không được đứng rửa bát, cho đến dùng chân đạp. Nếu dùng phi bát thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Như năm chỗ hàn bị chảy mà xin bát mới, hoặc xin của người bà con, hoặc xin từ người xuất gia, hoặc xin cho người, hoặc người xin cho mình, không cầu mà được. Hoặc cúng dường thứ lớp mà được, nếu tự có giá mua mà chứa thì đều không phạm.

*23. Giới xin chỉ nhờ người chẳng phải bà con dệt y:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bạt-Nan-Đà may Tăng-già-lê, đi xin chỉ. Chỉ xin được nhiều bèn nhờ người dệt thành vải, tự làm khung cửi, xem coi thợ dệt. Các cư sĩ chê trách, Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách rồi đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo tự xin chỉ sợi: là đến các nơi để xin, có mười thứ chỉ vải.

Nhờ thợ dệt chẳng phải bà con dệt y: Nếu thợ dệt và người cho là bà con thì không phạm. Chẳng phải bà con thì phạm Đột-cát-la. Tự dệt, xem người dệt, làm khung dệt đều phạm Đột-cát-la. Ni-tát-Kỳ Ba-dậtđề: Tỳ-kheo-ni đồng phạm. Không phạm: Cả hai đều là bà con. Nếu tự dệt để làm túi đựng bát, bện dây làm thắt lưng, làm khăn mũ thì được.

*24. Giới khuyên thợ dệt, thêm sợi:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Cư sĩ đưa sợi cho thợ dệt, dệt y cho BạtNan-Đà. Vị này sau đó đến nhà thợ dệt lựa những loại sợi tốt đưa cho thợ dệt, bảo dệt và hứa cho thêm tiền. Các cư sĩ chê trách, các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo, có cư sĩ hoặc con cư sĩ bảo thợ dệt may y cho Tỳkheo, Tỳ-kheo trước không được tha hồ thỉnh. Nếu cư sĩ cho Tỳ-kheo giá tiền y, ít muốn biết đủ, cầu xin, không được thì tùy ý.

Tỳ-kheo tìm đến thợ dệt mới nói: Y này dệt cho tôi đó, nên dệt cho thật đẹp, rộng dài, bền chắc, tôi sẽ cho ông thêm tiền, dù chỉ một bữa ăn, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu cầu y không được thì phạm Đột-cát-la, ni cũng đồng phạm.

Không phạm: xin giảm ít, xin của bà con, xin người xuất giá, người khác xin cho mình.

*25. Giới giật y Tỳ-kheo:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Đệ tử của Nan-đà giỏi về hạnh khuyến hóa. Bạt-Nan-Đà ý muốn cho đi theo du hóa nên cho y trước. Có Tỳkheo khác nói: Người đó ngu si không biết tụng giới, thuyết giới, Bồ-tát Yết-ma, đi sau mà không theo. Người ấy liền giật lại y. Tỳ-kheo quở trách, Phật do đó chế giới.

Nếu Tỳ-kheo trước cho y Tỳ-kheo kia, sau đó vì tức giận giật lại hay bảo người giật lại: – Trả y lại cho tôi không cho ông đâu. Nếu tức giận giật lại hay bảo người giật lại và che giấu thì phạm. Giật mà chứa giấu thì phạm Đột-cát-la. Nếu lầy mà bỏ trên ghế, trên cây, trên giường nằm và đi chỗ khác thì phạm xả đọa. Không lìa chỗ thì phạm Đột-cát-la.

Kia nếu trả y mà lấy y thì phạm Ni-tát-Kỳ Ba-dật-đề. Ni cũng đồng phạm như tăng.

Không phạm là không tức giận nói rằng: – Ta hối hận, ta không cho ông đâu. Trả y lại cho ta. Người kia biết tâm nầy hối hận thì trả y lại. Nếu có người khác nói: Tỳ-kheo này hối hận muốn lấy y lại, vô đạo lý giựt lại thì không phạm vì sợ mất, sợ hoại. Nếu người kia phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Nếu đáng diệt tẩn thì nên diệt tẩn. Nếu vì việc này mà bị phạm nạn. Tất cả giật lấy không che giấu thì đều không phạm.

*26. Giới chứa thuốc quá hạn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, có vị Tỳ-kheo bị bịnh phong vào mùa Thu mình mẩy khô gầy sinh ra lở loét.

Phật bảo: Có dầu sữa, bơ sống, mỡ mật cho người bịnh dùng đúng thời hoặc phi thời.

Khi Phật ngự tại La-duyệt-kỳ, đồ chúng của ngài Tất-lăng-già chứa các loại sữa mật chảy tràn lan, bị người đạo tục chê trách, bạch lại với Phật: Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo bị bịnh: Nghĩa là thầy thuốc bảo uống các loại thuốc như thế.

Chứa các loại thuốc, bơ dầu, bơ sống, mật thạch v.v… được dùng trong bảy ngày. Nghĩa của câu tám môn đều như giới y ở trước.

Nếu dùng quá bảy ngày thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Ở đây nên xả cho tăng. Bạch trị tội xong thì trả lại thuốc cho người kia. Đúng theo pháp thì đến bảy ngày xả cho Tỳ-kheo. Người kia nên lấy dùng. Nếu quá bảy ngày thì dầu bơ quét lên cửa; Mật, thạch mật thì cho người giữ vườn. Dưới bảy ngày, bạch hai lần thì trả lại, Tỳ-kheo nên lấy dùng để đốt đèn.

Ba-dật-đề: Tỳ-kheo-ni đồng phạm.

Không phạm: Như xả dùng ở trên không khác nhau.

*27. Giới: quá trước một tháng xin áo tắm mưa, trước nửa tháng dùng tắm.

Phật ngự tại nước Xá-vệ, bà Tỳ-xá-khử thỉnh Phật và chúng tăng. Khi người hầu đến bạch thỉnh, thấy các Tỳ-kheo lõa hình tắm. Nhân đó mà phát tám nguyện được Phật khen ngợi. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị thường đến đó xin áo mưa. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo sau mùa xuân một tháng thì xin áo tắm mưa.

Ao tắm mưa: là Tỳ-kheo mặc áo tắm mưa. Có mười loại: Nên xin vào ngày mười sáu tháng ba.

Nửa tháng dùng áo tắm mưa để tắm, vào ngày mùng một tháng tư thì dùng.

Nếu Tỳ-kheo xin áo tắm mưa hơn trước một tháng là xin trước ngày mười sáu tháng ba.

Dùng tắm quá trước nửa tháng: Nghĩa là dùng trước ngày mùng một tháng tư.

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề: Tỳ-kheo-ni phạm Đột-cát-la. Không phạm là: Nếu xả để làm cái khác, hoặc mặc tắm, hoặc giặt giũ thì không phạm.

*28. Giới: Thọ cấp y chứa quá trước quá sau:

Phật ngự tại Tỳ-lan-nhã, cho phép chúng tăng thọ y mùa hạ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị thường xin y, thọ y. Bạt-Nan-đà an cư ở chỗ khác, thọ y ở chỗ khác. Khi ấy, Phật ở tại nước Xá-vệ. Có vị đại thần cúng dường an cư. Phật nhân đó khai ra mà chế giới này.

Nếu Tỳ-kheo còn mười ngày nữa chưa đủ ba tháng hạ. Nghĩa là sau ngày mười sáu và trước ngày mười lăm.

Các Tỳ-kheo được y thí gấp: Nếu thọ thì được, không thọ thì mất, nên gọi là gấp. Y này có mười loại. Tỳ-kheo biết y thí gấp nên thọ. Thọ rồi thì nên chứa đúng thời y.

Y thời: là tự tứ xong không thọ y Ca-hy-Na. Một tháng thọ y năm tháng. Nếu tự tứ mười ngày, được y thí gấp, thọ rồi thì chứa từ một tháng đến năm tháng, cho đến ngày mai tự tứ thì nên thọ. Ngoài một tháng năm tháng thì tăng thêm chín ngày.

Nếu chứa quá thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề: Là thọ y thí gấp quá hơn trước hoặc quá hơn sau đều phạm xả đọa. Tỳ-kheo-ni cũng đồng phạm. Không quá trước không quá sau thì không phạm. Nếu bị cướp y, mất y, giữ hơn trước thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo đi xa gởi lại y, bị ngăn trở sông nước, đường xá quá thời về sau thì không phạm.

*29. Giới: ở lan-nhã có nghi ngờ, lìa y quá hạn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Các Tỳ-kheo ở trong lan-nhã, bị bọn giặc đánh, đồng thời cướp mất đồ vật. Phật bèn bảo lưu lại một y gởi trong thôn xóm. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị gởi y đi du hành. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo, ba tháng hạ đã xong. Ca-đề một tháng đã đủ. Nghĩa là từ nửa tháng tám về sau.

Tại A-lan-nhã: Cách làng xóm năm trăm cung. Ở nước Giá-ma-la một cung dài bốn tấc. Dùng trong lượng tấc.

Nếu có nghi: Nghi có trộm cắp.

Nơi có sự sợ hãi: Trong chỗ có trộm cắp sợ hãi, Tỳ-kheo ở chỗ như thế, trong ba y muốn để lại một y gởi trong thôn xóm, thôn nghĩa là xóm vậy.

Các Tỳ-kheo có nhân duyên lìa y ngủ cho đến sáu đêm. Nếu có nhân duyên lìa y ngủ bảy đêm, sáng ra trước khi mặt trời mọc thì phải xả y, hoặc đụng y, hoặc đến kịp chỗ ném đá thì không phạm.

Nếu quá thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Khai duyên cũng giống như giới lìa y ở trước.

*30. Giới: Xoay vật của tăng về mình:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Có cư sĩ cúng dường y cho Phạm tăng. Bạt-Nan-đà nghe biết liền nói: Bố thí cho tăng đã nhiều, nay nên bố thí cho tôi. Về sau, cư sĩ thấy Tỳ-kheo Trưởng lão oai nghi đầy đủ liền hối hận than thở. Tỳ-kheo nêu tội, Phật do đó, đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo biết: Không biết thì không phạm.

Là vật của Tăng: Có ba thứ. Vật của Tăng; đã hứa cho Tăng, vì tăng: Vì tăng mà làm nhưng chưa hứa cho tăng. Đã cho Tăng rồi: Đã hứa cho tăng rồi thì xả cho. Vật của Tăng: cho đến các vật đựng ăn uống.

Tự cầu về cho mình: Nếu hứa cho Tăng thì chuyển cho tháp. Nếu hứa cho tăng bốn phương thì chuyển cho Tăng hiện tại. Hoặc tăng ni, hoặc chỗ khác. Hoặc trái với trên, hoặc nghi tưởng lẫn nhau, đều phạm Đột-cát-la.

Ni-tát-Kỳ Ba-dật-đề: Không phạm là: Nếu không biết, hoặc làm mà không nghĩ hứa. Hoặc hứa ít mà khuyên nhiều. Hứa ít người mà khuyên nhiều người cho vật tốt. Hoặc nói vui, nói lộn thì không phạm.

Các Đại đức! Tôi đã nói ba mươi pháp Ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nay xin hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không (ba lần). Thưa các Đại đức! trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc nên thọ trì như vậy.

TỨ PHẦN LUẬT TỲ-KHEO GIỚI HÀM CHÚ – QUYỂN THƯỢNG

(HẾT)

Pages: 1 2 3