QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

THIÊN THỨ HAI BIỆN HOẶC (PHẦN 5)

Luận tiếu đạo (văn kia rộng, chọn điều đáng cười).

Thần Loan xin thưa! Phụng sắc chỉ làm rõ đạo Lão, đạo Phật và định sự trước sau, cạn sâu, đồng khác của hai giáo. Thần thông đánh giá chỗ yếu kém chỉ cẩn thận chép đủ chỗ thấy nghe, Thần trộm nghĩ, đạo Phật và đạo Lão dấu vết khác nhau, xuất hiện, mất đi, ẩn, hiển, biến, thông cũng khác, sâu xa nhiệm mầu chưa dễ gì rõ được. Vả lại, một phen đối nhau thì đạo Phật lấy nhân duyên làm tông, đạo Lão lấy tự nhiên làm nghĩa. Tự nhiên là vô vi mà thành, nhân duyên là nhóm hạnh bèn chứng. Giữ bổn thì sự tịnh mà lý đồng, trái tôn thì ý trái ngược mà giáo pháp dối ngụy. Lý đồng thì trước sau như một, giáo luống dối thì không chỗ nào không làm.

Xét nghĩa năm ngàn văn từ của Lão Tử thì đều vĩ đại, thiết nghĩ là đáng quý. Lập thân, trị nước là đạo giàu của vua dân, cho nên đạo Lão có phương pháp bùa chú nguyền rủa, đạo Phật cấm thuật yêu quái trái lòng thương xót, hình tướng kia đây, đến đỗi khiến cho người đời nghi là chánh là tà. Đây há là ý của đại đạo tự nhiên vắng lặng vô vi ư? Toan để người đời sau trái bổn vọng sinh xuyên tạc.

Lại phương thuật của đạo Lão lấy tiên làm thần, đó cuồng hoặc trộm thấm dưới mắt. Xưa Từ Phúc dối vọng chia nước ở Di Đan, Văn Thành Ngũ Lợi yêu mị dối trá ở đời Hán, Tam Trương cuồng hoặc Tây Lương, Tôn Ân quấy nhiễu đông Việt. Những con mọt nước quá lớn này từ xưa xứng sự xằng bậy, dùng họ để sửa chánh sách thì chánh sách phần nhiều là tà, dùng để dẫn dắt dân, dân phần nhiều dối trá mê hoặc. Nghiệm sách vở kia, từng quyển tự trái, luận nghĩa lý kia thì đầu đuôi không y cứ. Xưa Hành Phụ làm người thấy vua có lễ kính như con hiếu thờ cha mẹ, thấy vua vô lễ ghét như chim Ưng đuổi chim Sẻ.

Tuyên Ni nói: “Thờ quân tử là trên hết” suy nghĩ tiến thì tận trung, suy nghĩ lui la giúp lỗi. Toan thuận điều tốt kia, sửa chữa lỗi kia, cho nên trên dưới có thể thân nhau. Truyện Xuân Thu nói: “Vua chỗ gọi là đáng có chăng? Thần hiến kia đáng để bỏ chăng? Thần cũng là người gì? Vâng sắc chỉ giáng hỏi dám đâu không đáp thật”. Đạo Đức một quyển có thể là tông của rừng nho, cái nghi sai lầm là bỏ, hai điềm kia xin lượng san định. Xét Ngũ Thiên Văn nói: “Kẻ bậc thượng nghe đạo mà siêng thực hành, kẻ bậc trung nghe đạo như còn như mất, kẻ bậc hạ nghe đạo thì cười to. Không cười không tên là đạo, thần liền dùng sự hiểu biết của kẻ bậc hạ soạn luận tiếu đạo ba quyển, gồm ba mươi sáu điều. Ba quyển là cười ba tên rỗng suốt kia, ba mươi sáu điều là cười kinh kia có ba mươi sáu bộ. Sợ toát mồ hôi trình lên, tâm hồn thất thủ. Kính dâng vào niên hiệu Thiên Hòa nhà Đại Chu ngày mười lăm tháng hai năm thứ năm, trước ty Lệ, huyện Mẫu Cực, khai quốc bá thần Chân Loan, trình tấu.

Luận Tiếu Đạo quyển thượng:

  1. Tạo lập trời đất.
  2. Niên hiệu khác nhau.
  3. Vốn vì trời người.
  4. Kết cõi vì người.
  5. Năm Phật đầu xuất hiện.
  6. Năm luyện sinh cửa.
  7. Quán Âm hầu Lão.
  8. Phật Tây pháp là âm.

Luận Tiếu Đạo quyển trung:

  1. Nhật nguyệt kinh khác nhau.
  2. Côn Luân bay bổng.
  3. Pháp đạo lập quan.
  4. Xưng “Nam-mô Phật”.
  5. Vết chim văn trước.
  6. Trương Khiên chấp Kinh.
  7. Nhật nguyệt nhóm khắp.
  8. Thái Thượng tôn quý.
  9. Ngũ cốc mạng tạc.
  10. Lão Tử thành Phật.
  11. Sai sử Cù-đàm.
  12. Sự tà cầu đạo.
  13. Tà khí loạn chánh.
  14. Nghe giới cây chết khô.

Luận Tiếu Đạo quyển hạ:

  1. Phương Bắc lễ trước.
  2. Hại cha cầu đạo.
  3. Phù phép kéo dài mạng sống.
  4. Xét cùng kiếp trai.
  5. Theo kiếp sinh tử.
  6. Phục đơn sắc vàng.
  7. Đổi Phật thành Lão.
  8. Trộm nhân quả của Phật.
  9. Kinh đạo Lão chưa xuất nói xuất.
  10. Năm ức lớp trời.
  11. Oai nghi ra vào.3. Đạo sĩ thờ Phật.
  12. Đạo sĩ hợp khí.
  13. Sách đạo Lão của các nhà hiền triết.

1. Tạo lập trời đất:

Thái Thượng Lão Quân tạo lập trời đất, ban đầu ghi xưng là Lão Tử, do U Vương nhà Chu đức kém, muốn qua cửa Tây cùng Doãn Gia hẹn ba năm sau gặp nhau ở Trường An trong chợ bán gan dê xanh. Lão Tử sinh trong bụng Hoàng hậu, đến hẹn mừng gặp người bán gan dê xanh, đó hỏi thăm gặp Lão Tử trong bụng mẹ chui ra, đầu tóc đã bạc thân cao trượng sáu, đội mũ trời cầm gậy vàng, toan lúc Doãn ưa giáo hóa nước hồ, ẩn núi Thủ Dương mây tím che đó, vua nước Hồ nghi là yều quái bỏ cháo nấu mà không rục Lão Quân quá giận định giết chết vua Hồ bảy người con và một phần nhân dân nước Hồ, vua mới phục ra lịnh nhân dân nhận sự giáo hóa. Đầu trọc không vợ thọ hai trăm năm mươi giới, làm hình tượng hương lửa lễ bái. Lão Tử bèn biến hình, mắt trái là mặt trời, mắt phải là mặt trăng, đầu là núi Côn Luân, tóc là ngôi sao, xương là rồng, thịt là thú, ruột là rắn, bụng là biển, ngón tay là năm ngọn núi, lông là cỏ cây, tim là hoa lá, cho đến hai trái thận hợp thành chân yếu cha mẹ.

Thần Loan cười rằng: Sách Hán nói: “Trường An vốn gọi là Hàm Dương, Hán Tổ bình định thiên hạ đóng đô ở ấp Lạc, nhân Lâu Kính Chi can ngăn bèn than rằng: “Trẫm sẽ ở lâu tại đây” do đó đặt tên”. Châu U chưa có được gì, Lão Tử dự biết hẹn cùng Doãn ở Trường An ư?

Lại xét Tam Thiên Chánh Pháp Hỗn Độn Kinh nói: Ban đầu hỗn độn, khí trong sạch làm trời, khí trược dơ làm đất, lại có bảy ngôi sao sáng, hình vạn tượng đến lâu. Đâu có sau khi Lão Tử giáo hóa nước Hồ mới biến ra mặt trời, mặt trăng, núi, sông ư? Nếu vậy thì trước U Vương trời đất chưa sinh muôn vật, làm sao kinh đạo Lão có ba Hoàng, năm Đế, ba Vương? Vậy thì trời đất bắt đầu từ U Vương ư? Lại tạo trời đất ghi rằng: “Núi Côn Luân cao bốn ngàn tám trăm (.00) dặm, trên có núi Ngọc Kinh, núi Đại La, đều cao bốn ngàn tám trăm (.00) dặm, ba núi hợp lại cao một muôn bốn ngàn bốn trăm dặm (1.00)”. Lại phẩm Quảng Thuyết nói: “Trời đất cách nhau muôn muôn năm ngàn dặm” tình cung Tử vi ở trên năm ức lớp trời. Đây thì độ cao của núi Côn Luân có mấy trăm muôn dặm, mà Lão Quân dùng tâm làm lọng hoa, gan làm cung Thanh đế, tỳ (lá lách) là cung Tử vi, đầu là núi Côn Luân, không biết Lão Quân mắc tội gì mà đứng chốc ngược ở đất, đầu dưới thấp, gan ở trên, do điên đảo cho nên thấy cũng lộn ngược ư? Cho Trường An là năm Độ Quan, U Vương là năm Khai Tịch, toan đem giáo hóa chúng sinh, làm sao đáng theo?

2. Niên hiệu khác nhau:

Bài tựa kinh Đạo Đức nói: Lão Tử lấy năm Đinh mão niên hiệu Thượng Hoàng năm đầu, dưới làm Thầy nhà Chu, niên hiệu Vô Cực năm đầu Quý Sửu bỏ Chu qua Quan. Thần cười rằng: Xưa vua Tiên Đế lập năm không hiệu, đến Hán Võ đế sáng lập Kiến Nguyên, vua sau do đó theo đến ngày nay. Thượng Hoàng Mạnh phóng đãng rất đáng chê cười.

Lại Văn Thỉ Truyện nói: “Lão Tử từ ba Hoàng trở lại đời đời làm Quốc gia giáo hóa nước Hồ”. Lại nói rằng: “Thời Thang là Tích Thọ Tử, đầu nhà Chu là Quách Thúc Tử”, đã là Quốc sư lẽ ra phải truyền sách sử, sao lại không thấy thuật? Nhưng nêu truyện Y Doãn nói Lữ Vọng là người Khang Thai ư? Mà truyền thuyết chỉ chú giải Lão Tử trụ ở Hạ Lại. Đạo gia chú là Thầy nhà Chu, lại là quan thế tục, thế nào sử truyện không nói? Lại Thượng Hoàng năm đầu là Đinh mão, tính Cơ Vương một đời hơn bảy trăm năm chưa nghe hiệu Thượng Hoàng, xem xét các sử truyện đều nói rằng: Lão Tử do thời Cảnh Vương qua Quan”, nhà Lỗ thời Ai Công năm thứ mười sáu thì Khổng Khâu mất, tức thời

Chu Kính Vương, Kính Vương là con Cảnh Vương, Cảnh Vương tức sau

U Vương hơn mười đời, ở đây thì Khổng, Lão đồng thời, mà giáo hóa ở Hồ kinh bèn nói rằng: “Ngày U Vương qua Quan” không nghe trở lại, sao được gặp Khổng Tử?

Giáo hóa Hồ lại nói: “Vì Chu trụ sử bảy trăm năm”, tính từ đầu nhà Chu đến U Vương chỉ có hơn ba trăm năm sao được vọng làm?

Nhưng năm của Thượng Hoàng là môn nhân đạo Lão dối gọi, cho nên Linh Bảo nói rằng: Ta vào năm đầu hiệu Thượng Hoàng độ người nửa kiếp, lúc ấy nhân thọ một muôn tám ngàn tuổi” làm sao vượt hơn nửa kiếp trước gọi tương lai, cận đời dùng ư? Nhất dâu đáng cười. Vả lại Thượng Hoàng Vô Cực đều là người vô ý thức xuyên tạc, người soạn muốn thần thuật kia, bèn lấy niên hiệu thêm ngày, hậu bối có tin mà theo.

Lại nói rằng: “Đời đời làm Quốc sư”, trong bài tựa “Cát Hồng Thần Tiên” đều nói “Dỉ quái tầm” bậc Thánh đã sửa lại là tiên mà vua Kiệt nhà Hạ bạo ngược làm dân chúng lầm than. Thành Thang, Vũ Đinh Tư hiền như khát, Lão Tử vì sao vua hiền không giúp, bạo ngược không làm Thầy, chỉ tu thân dưỡng tánh tự giữ mà thôi? Hẹn Di Tương đến, biết cái chết đến ẩn qua Tây Độ, riêng nói cho Doãn nghe, thẳng khiến đọc tụng không dạy trao cho người, thân chết ở Quan, mộ phần vẫn còn thấy, Tần Thỉ làm bài điếu kêu ba lần mà ra, nghiên cứu kinh truyện trước là người sau vọng bàn, dẫu nói là tôn sùng lại thành hủy nhục đạo.

3. Vốn là người trời:

Phẩm Thái Thượng Tam Nguyên nói: Thượng Nguyên một phẩm, nguyên khí thiên cung ban đầu ngưng, ba quang (mặt trời, mặt trăng và sao) khai sáng, khí xanh vàng đặt ba cung thượng nguyên ở bậc nhất tên là cung Huyền Đô Nguyên Dương Thất Bảo Tử Vi, thì có khí thanh nguyên Thỉ dương, gồm chủ Linh Bảo Thượng Hoàng, các vua Thiên đế, Thượng thánh, Đại thần ở cung Thượng Chân Tự Nhiên Vương, cung này đều năm ức năm vạn năm ngàn năm trăm năm mươi lăm ức vạn lớp khí thanh dương, trong đó thần tiên quan liêu dân chúng đều có năm ức năm vạn, cho đến muôn lớp như trên, đều kết khí tự nhiên thanh nguyên làm người, chín cung kia số lớp, quan liêu, dân chúng đều đồng cung Tử vi.

Thần cười rằng: Kinh Tam Thiên Chánh Pháp nói: “Thiên quang chưa sáng, chứa nhóm chưa trong, hơn bảy ngàn kiếp huyền cảnh mới chia, chín khí vẫn còn, mỗi khí cách nhau chín muôn chín ngàn chín trăm chín mươi dặm, khí trong thì lên cao, khí đục thì xuống thấp, mà chín trời Chân Vương nguyên ban đầu vua trời sinh trong chín khí, khí kết thành hình. Lại có vua Cửu Chân đều là khí thanh trong của chín trời ngưng kết thành vị chín trụ. Người trời ba Nguyên từ khí mà sinh, trong phòng rỗng suốt ở cung ngọc có ba ngàn ngọc nữ hầu hạ, cho trời là cha khí là mẹ sinh vua Tam Nguyên.

Lại xét phẩm Linh Bảo Tội Căn nói: “Thái Thượng Đạo Quân lễ Nguyên Thỉ Thiên Tôn học mười điều lành,… các pháp, vì vậy Thiên Tôn gọi hết Thần tiên lại và nói nhân duyên, có hằng sa vị đắc đạo rồi thành Như Lai, còn những người chưa thành cùng nhiều như hằng sa”. Lại truyện Nguyên Thỉ nói: “Thiên đường đối lại địa ngục, người thiện lên trời, kẻ ác vào địa ngục”, nếu dùng đây nói lý thì không phải vậy. Vì sao? Vì Nguyên Thỉ Thiên Vương và Thái Thượng Đạo Quân, chư thiên thần nhân đều hết khí tự nhiên thanh nguyên mà hóa làm gốc, chẳng phải tu giới mà thành. Kia vốn không do trì giới mà thành, đâu được khiến ta làm riêng pháp lành mà mong được làm rồi ư?

Lại xét kinh Độ Nhân Bổn Hạnh nói: “Thái Thượng Đạo Quân nói: “Ta từ vô lượng kiếp độ người vô số, Nguyên Thỉ Thiên Tôn lấy ta làm nhân duyên siêng năng, cho ta hiệu là Thái Thượng.” Suy theo đây có nghi, như có phẩm Vô Sinh Thành nói: “Hư không là mẹ của muôn vật, đạo là cha của muôn vật”, ở đây thì trước có đạo sau mới có chúng sinh. Nhưng ở đây cha là đạo chứ chẳng phải chúng sinh làm, đạo đã như thế, chúng sinh đâu cần tu điều thiện làm gì? Lại đạo sinh muôn vật, lúc mới sinh vật thì là ban đầu, ta đã mới sinh chưa có tập nhiễm, sao lại có sáu đường bốn loài khổ vui khác nhau? Lại là không đúng. Lại nói rằng: Thần thức chúng sinh xưa nay tự có chẳng phải đạo sinh. Đạo đã có thể sinh muôn vật, thần thức đâu chẳng phải là vật? Lại là không đúng.

4. Kết đất thành người:

Kinh Tam Thiên Chánh Pháp nói: “Chín khí đã chia, Cửu Chân Thiên Vương cho đến Tam Nguyên Thiên Nhân là vua của Tam Nguyên, Thái Thượng Đạo Quân vì thế mà so sánh, đợi đến Hoàng đế mới lập sinh dân, kết đất làm tướng ở đồng trống, ba năm có thể nói, đều ở một phương cho nên có Thương, Tần, Di, Khương, năm tình hợp đức, năm pháp tự nhiên, nương khí Thượng Chân mà được làm người.

Thần cười rằng: Phẩm Tam Nguyên nghiệp thiện ác dối đều do một thân. Lại truyện Nguyên Thỉ nói rằng: “Nếu dâm, trộm, bật hiếu, chết vào địa ngục chịu năm khổ tám nạn, sau đọa vào loài lục súc hay chỗ mọi rợ”. Suy theo đây mà nói thì sai trái rất lắm. Vả lại tượng đất Hoàng đế trải qua ba năm có khí Thượng chân vào mới nói năng được. Khí thượng thanh này đồng nguồn với Thái Thượng, luận trước khi chưa có thiện ác thì cái gì là vào trong tượng đất, liền rơi vào tám nạn để làm man di ư? Đất đây làm tượng, trước cũng không nhân, làm sao sau khi tạo mà có giữa hay biên địa khác nhau ư? Lại khí thượng chân là si hay sáng suốt? Nếu là kia ngu si thì không nên vào đất để nói. Như kia là sáng suốt, nên biết năm khổ tám nạn, sao không ưa thiện vui mà tham làm khổ nạn ư? Suy các điều đây rất đáng cười.

5. Nói năm vị Phật đều đồng xuất hiện.

Truyện Văn Thỉ nói: “Lão Tử dùng Thượng Hoàng Nguyên Viên Hạ làm Thầy nhà Chu, Vô Cực Nguyên Niên cưỡi trâu xanh, xe vãn mỏng qua quan vì Doãn Hỷ nói Ngũ Thiên Văn rằng: “Ta dạo trong trời đất, ông chưa đắc đạo không thể theo ta, phải tụng Ngũ Thiên Văn một muôn biến, tai phải nghe suốt, mắt phải thấy suốt, thân sẽ bay đi sáu thông bốn đạt, hẹn ở thành đô”. Hỷ y lời được đó, đã thăm hỏi gặp nhau, đến Kế Tân trong núi Đàn Đặc bèn đến vua dùng lửa đốt, nước chìm, Lão Tử vẫn ngồi trong hoa sen tụng kinh, vua ân cần xin hối lỗi, Lão Tử suy cử Doãn Hỷ làm Thầy, nói với vua rằng: Thầy ta gọi là Phật, thờ Phật là trên hết, đạo vua theo đó giáo hóa, nam nữ đầu trọc không cưới vợ, là đạo Vô thượng, nương oai thần Phật, gửi gắm cho Doãn Hỷ làm Quốc sư Kế Tân hiệu là Nho Đồng Minh Quang.

Thần cười rằng: Phẩm Quảng Thuyết nói: Thỉ Lão Quốc Vương nghe Thiên Tôn nói pháp, cùng vợ con đều được quả Tu-đà-hoàn. Thanh Hoà Quốc Vương cùng quần thần nghe pháp và làm Thiên Tôn, sáng ra đều bay lên trời, vua là chủ của Phạm thiên hiệu là Pháp sư Huyền Trung, vợ vua nghe pháp đồng bay lên làm Diệu Phạm Thiên Vương, sau sinh ở nước Kế Tân giận vua Đà Lực giết hại vô đạo. Pháp sư Huyền Trung đợi hóa độ bèn hóa sinh vào thai họ Lý, tám mươi hai năm mới xẻ hông trái mà ra. Lúc sinh ra đầu đã bạc. Qua ba tháng cưỡi con nai trắng cùng Doãn Hỷ dạo qua đây đến ẩn ở Huyền Trung chỗ Đàn Đặc. Ba năm sau vua Phẩn đà Lực săn bắn gặp liền đốt và nhận nước mà Lão Tử không chết, vua phục nên liền cạo tóc đổi y phục lấy họ Thích, Pháp hiệu Sa-môn, chứng quả thành Phật Thích-ca Mâu-ni, đến đời Hán, pháp truyền về Đông Tần”. Lại truyện Văn Thỉ nói: “Lão Tử giáo hóa nước Hồ suy cử Doãn Hỷ làm Thầy (Quốc sư)”. Kinh Tiêu Băng nói: “Doãn Hỷ suy tôn Lão Tử làm Quốc sư”. Truyện Văn Thỉ nói: “Thầy ta là Phật, Phật thờ đạo vô thượng”. Lại nói rằng: “Đạo Vô thượng nương oai thần Phật”: Doãn Hỷ làm Phật. Suy lời này thì Thầy trò lộn xộn, sao gọi là sự tồn tại của giáo pháp.

Lại giáo hóa nước Hồ, kinh Tiêu Băng đều nói Lão Tử hóa thân ở Kế Tân tự là Phật. Phẩm Quảng Thuyết thì vua Phẩn Đà Lực là vợ của Lão đắc đạo hiệu là Phật Thích-ca Mâu-ni, tức lưu hành vào thời Tần, Hán.

Thiên Huyền Diệu nói: Lão Tử vào quan đến nước Duy-vệ ở Thiên Trúc, vào trong miệng của phu nhân Thanh Diệu, đến năm sau ngày mồng tám tháng tư mở hông bên trái mà ra, giơ tay nói: “Trên trời dưới đất chỉ có ta là tôn quý, ba cõi đều khổ đâu đáng vui”. Xét ra nước Kế Tân có năm Đức Phật đều xuất hiện:

  1. Doãn Hỷ hiệu Nho Đồng;
  2. Lão Tử giáo hóa Kế Tân;
  3. Vợ của Lão Tử tức vua Phẩn Đà Lực hiệu Thích-ca;

– Lão Tử ở Duy-vệ làm Phật, cũng hiệu Thích-ca;

– Tất-đạt-đa con vua Bạch Tịnh cũng làm Phật, hiệu là Thíchca.

Xét truyện Văn Thỉ nói: “Năm trăm năm một vị hiền, ngàn năm một vị Thánh” nay năm vị Phật đều xuất hiện, chẳng biết có rắc rối không? Nếu nói bậc Thánh có thể phân thân hóa vật, nói kinh cũng quyết nhiều phương, sao lại là Lão Tử hóa thì nhiều mà kinh chỉ có hai quyển không thay đổi, đến kinh Nho Đồng Doãn Hỷ Phẩn đà Phật thì không nghe, đến nay chỉ là kinh của con vua Bạch Tịnh nói, do đây mà suy thì Lão Hỷ thành Phật là luống dối đáng cười. Vả lại kinh đạo Lão là mật thuyết không cho người nghe, trước sau thay nhau thành có ý xa. Nhưng Lão Tử có thể thành Phật, chỉ là một người Đạo sĩ mà không biết thờ Phật là lầm hoặc rất lắm. Như cha là Đạo nhân con là Đạo sĩ, há vì là Đạo nhân mà con lại không nhận kia là cha mình ư?

6. Ngũ Luyện Sinh Hộ ấy:

Kinh Ngũ Luyện nói: Người diệt độ (chết) dùng sắc tơ lụa, Thiên tử một thất, công vương một trượng, thứ dân năm trước. Thượng kim năm lượng mà làm một rồng, thứ dân dùng thiếc năm sắc, đã năm mai để vẽ lằn ngọc, thông sương đêm chân sâu ba thước”. Nữ Thanh văn nói: U hồn Cửu Tổ liền xuất ra đêm dài nhập vào ánh sáng của trời, cùng cơm nhà bếp kia ba mươi hai năm, trở lại hình cũ mà sống lại.

Thần cười rằng: Trong phẩm Tam Nguyên trời đất nước ba cung chín phủ, chín cung một trăm hai mươi tào, tội phước công hạnh, quan xét viết đó không có sai lầm, người thiện càng thọ kẻ ác đoạt số, há có không nhân nơi nghiệp hạnh dùng thẳng năm thước lụa mà khiến u hồn Cửu Tổ nhập vào ánh sáng trời, ba mươi hai năm trở lại hình cũ ư? Không như vậy bàn đó, đây có thể thấy. Tính văn Ngũ Luyện đưa ra trước khi trời đất chưa chia đến nay cũng nên dùng thì ba mươi hai năm sau xoi mồ mà ra. Như mắt tai chỗ biết đâu là Hy, Hoàng đã đến không nghe Đạo sĩ thây chết, Cửu Tổ từ đất vọt ra ư? Trạng không như vậy lại đáng cười. Nay chỗ hoang vắng ngoài thành mã xưa cũng có hang mở, chẳng phải chỗ Tổ phụ Đạo sĩ tái sinh ư? Cũng là đáng cười.

7. Quán Âm hầu Lão Tử:

Có Đạo sĩ làm tượng Lão Tử có hai tượng Bồ-tát đứng hầu, một vị tên Kim Cang Tạng, một vị tên Quán Thế Âm. Lại Đạo sĩ đội khăn vàng, hoặc dùng khăn che cả thân mà mặc, trộm tướng pháp phục ca sa của chúng Tăng đạo Phật. Kia trùm khăn vàng chính là áo của bậc hiền khi xưa trùm ngang lại thêm hai dây ở trước, nay đều đã bỏ học theo y phục của Tăng.

Thần cười rằng: Xét văn Chư Thiên Hội Âm Bát Tự nói: Hình Phạm thiên rơi ở hư không, chín linh suy tìm trước thì Thiên Chân Hoàng Nhân giải rằng: Hình Phạm thiên là Nguyên Thỉ Thiên Tôn là hiệu rồng ở đời Hán đến niên hiệu Xích Minh hiệu là Quán Âm”. Lại xét Thục Ký nói: Trương Lăng ở trong đền thờ Khâu trốn bệnh sốt rét được thuật chú quỷ, tự làm phù thơ để dối hoặc trăm họ bị rắn lớn nuốt, đệ tử xấu hổ nói là ngày nọ bay lên trời. Con của Lăng tên Hoành làm Hệ sư, con Hoành là Lỗ làm Từ sư, dùng pháp yêu tà của ông nội làm hoặc loạn thiên hạ. Sách Hán nói rằng: Lưu Yên cho Lỗ làm Duệ Nghĩa Tư Mã bèn giết Hán Trung Thái Thú là tÔ Cố liền được Hán Trung, lấy đạo quỷ giáo hóa người, thời truyền áo vàng cho vua lúc ấy, Lỗ bèn khiến bộ chúng kia sửa lại mặc áo vàng khăn choàng là điềm thay nhà Hán. Từ ấy đến nay áo vàng không dứt, giống áo Sa-môn thật đáng thương! Vả lại gốc lập thân lấy trung hiếu làm đầu, con là tượng, cha đứng hầu, trời đất không lập. Quán Âm là bậc Đại sĩ ngôi cao nhất, Lão Tử không bằng Đại thánh mà khiến Tổ phụ (cha ông) đứng hầu con cháu là bất hiếu. Lại mặc áo lễ của Trương Lỗ là người nghịch là bất trung. Đã là bất trung bất hiếu làm sao đáng theo?

8. Phật sinh ở Tây âm: Lão Tử có bài tựa nói: Đạo âm dương hóa thành muôn vật, đạo sinh ở Đông là mộc dương, Phật sinh ở Tây là kim âm. Đạo là cha Phật là mẹ, đạo là trời Phật là đất, đạo sống Phật chết, đạo là nhân Phật là duyên và một âm một dương không lìa nhau. Phật là do đạo sinh ra, Đại thừa là giữ đạo thiện, tự nhiên không chỗ theo sinh, Phật hội tòa lớn pháp là đất vuông, đạo hội tòa nhỏ pháp là trời tròn. Đạo nhân không binh là có thể biết đạo nhân thấy Thiên tử, Vương hầu không lễ bái, giống người nữ ở thâm cung, không can dự chính trị, Đạo sĩ thấy Thiên tử giữ lịnh lễ bái do can dự chính trị làm quan liêu. Đạo hội uống rượu không lỗi, Phật hội không uống, do người nữ uống rượu phạm bảy xuất. Đạo hội không trai giới do chủ sinh, sinh cần ăn. Phật hội trì trai do là chủ tử, chết không cần ăn. Lại do người nữ giảm ăn. Đạo nhân riêng nằm cho nữ nhân giữ một bên, Đạo sĩ nhóm lại ngủ cho nên không chế.

Thần cười rằng: Truyện Văn Thỉ nói: “Đạo sinh phương Đông là mộc là nam. Phật sinh phương Tây là kim là nữ”. Nay dùng ngũ hành suy đó thì Phật là quan quỷ của đạo, đạo là thê tài của Phật. Lại nói rằng: “Đạo sinh Phật” lý thì không đúng. Âm dương ngũ hành đâu có mộc sinh kim, cho nên biết đạo không sinh Phật. Đạo nhân tòa lớn là quan phủ của đạo, Đạo sĩ tòa nhỏ là do trên ép ngặt quan. Đạo nhân không có binh tô (thuế) là do vốn dòng vua nên miễn, Đạo sĩ là thứ dân hạ tiện binh tô là chuyện thường. Kinh Đạo Lão như thế, nếu miễn binh tô lại trái đạo giáo. Lại Linh Bảo Đại Giới nói: “Đạo sĩ không uống rượu không liên can đến quý” như vậy sao cố trái phạm Đại giới ư? Về sau ồn ào toàn không chỉ mục đích. Lại nói rằng: Đạo sĩ cho trai giới là pháp chết cho nên không trì trai, sao không ăn no suốt ngày để nuôi hình hài mà lại khởi việc dứt ăn gạo phục khí để cầu thuật trường sinh? Cuối cùng không hề thấy làm luận bắt bóng. Lại nói rằng: “Đạo nhân nằm riêng, Đạo sĩ nhóm ngủ”, theo đây hợp khí thì sách vàng không là dối hay sao?

9. Chu vi và đường kính mặt trời mặt trăng:

Truyện Văn Thỉ nói: Trời cách đất bốn mươi muôn chín ngàn dặm, mặt trời mặt trăng đi thẳng qua đều ba ngàn dặm, đi vòng là sáu ngàn dặm. Trời đất giờ tý giờ ngọ cách nhau chín ngàn muôn muôn dặm, giờ mão giờ dậu, góc Tây cũng khiến chuyển hình”. Kinh Tề Khổ nói: “Núi Côn Luân cao một muôn năm ngàn dặm”.

Thần cười rằng: “Nương kinh Tề Khổ nói: “Trời đất cách nhau muôn muôn năm ngàn dặm” hoàn toàn không giống với Văn Thỉ ở trước, Văn Thỉ Truyện nói: “Mặt trời mặt trăng chu vi sáu ngàn dặm, bán kính là ba ngàn dặm, y cứ pháp thì chu vi là chín ngàn dặm, vì sao chỉ có sáu ngàn? Lại trời tròn đất vuông đạo Lão hằng thuật, nay bốn góc cùng phương đồng lượng, thì trời đất đều tròn.” Hóa Hồ nói: “Phật pháp hạn cao nhất chỉ là cõi trời Tam thập tam không bằng đạo Lão ở trên cõi trời tám mươi mốt”. Lại nói rằng: “Núi Côn Luân chín lần chín lớp cách nhau chín ngàn dặm, núi có bốn mặt, mỗi mặt một cõi trời, cho nên bốn lần chín là ba mươi sáu cõi trời, lớp thứ nhất là Đế Thích ở. Nay tính núi Côn Luân cao một muôn năm ngàn dặm mà có chín lớp, lớp cao chín ngàn thành ra cao tám muôn một ngàn, mà nói một muôn năm ngàn dặm là quá sai, đều rất đáng cười.

10. Côn Luân bay nổi:

Truyện Văn Thỉ nói: Muôn muôn ức muôn muôn năm có một đại thủy, núi Côn Luân bay nổi, bấy giờ tiên bay đón lấy Thiên vương và dân lành để lên núi. Lại muôn muôn ức năm có đại hỏa xảy ra, bấy giờ bậc Thánh bay đón Thiên vương và người lành để ở trên núi.

Thần cười rằng: Kinh Tế Khổ nói: “Trời đất ở kiếp thiêu thấu suốt hư không như nước sôi, khí thanh làm trời, khí trược làm đất, bèn khiến cự linh hồ cai tạo lập núi sông mặt trời mặt trăng như trước”. Núi Côn Luân nay nổi đâu cho có thể rước người để lên núi. Nếu trời đất rỗng suốt, núi bị đốt cháy, nghĩa không lập riêng, làm sao rước lấy vua và người đặt lên núi?

Lại kinh Độ Nhân Diệu chép: Trên năm ức lớp trời là trời Đại La, có núi Ngọc Kinh, tai không đến. Tính ta Thái Thượng thương xót sao không rước để ở núi Ngọc Kinh? Nếu thấy chết mà không rước là không từ. Nếu không thể rước là lừa dối. Lại kinh Độ Nhân Bổn Hạnh nói rằng: “Đạo nói ta tùy kiếp sinh tử”, nhưng Thái Thượng Đạo Quân ở trên Đại La thủy hỏa tai không đến, còn nói rằng: “Tùy kiếp sinh tử” từ bao nhiêu tiên bay làm sao rước lấy Thiên vương và người lành đặt lên núi để khỏi chết. Rất là đại ngu, lại rất đáng cười.

11. Pháp đạo lập quan:

Kinh Ngũ Phù nói: Trung Huỳnh Đạo Quân nói: “Trời sinh vạn vật, người là quý nhất, thân người bao gồm trời đất không đâu chẳng là pháp. Lập Thiên tử, đặt ba công, chín khanh, hai mươi bảy đại phu, tám mươi mốt nguyên sĩ, chín châu, một trăm hai mươi bộ, ngàn hai trăm huyện. Mật là Đại Đạo Quân con trời, tỳ (lá lách) là Hoàng hậu, tim là Thái úy, vai trái là Ty Đồ, vai phải là Ty Không, phong tám thần và rốn là chín khanh, Châu Lâu thần là mười hai, vị thần là mười hai Tiêu thần ba, hợp thành hai mươi bảy đại phu, tứ chi là tám mươi mốt, nguyên sĩ hợp thành một trăm hai mươi, dùng pháp là quận số. Lại phổi là phủ Thượng thư, gan là phủ Lan đài.

Thần cười rằng: Xét tên châu huyện trong kinh đạo Lão, văn dường như rút ra từ cận đại. Xưa huyện lớn mà quận nhỏ, thấy ở các sách nhà Chu và Xuân Thu, nay lại cho quận lớn hơn huyện là chẳng đúng. Kinh đạo Lão từ Xuân Thu về trước. Vua báng mê lầm không đáng xem mà đáng cười.

12. Xưng “Nam-mô Phật”:

Kinh Hóa Hồ nói: Lão Tử hóa Hồ, vua không nhận sự giáo hóa, Lão Tử nói: Nếu vua không tin, ta vào Nam Thiên trúc giáo hóa các nước, đạo kia rất hưng thịnh, từ đây “Nam-mô” tôn hỏi Phật, vua Hồ vẫn không tin nhận nói: “Nếu Nam hóa Thiên Trúc ta sẽ đảnh lễ xưng “Nam-mô Phật”.” Lại Lưu Sa Tắc có thêm nước Di thường bị trộm cướp, vua Hồ lo lắng sai người nam giữ gìn, Tắc thường lo lắng, do đó gọi người nam là Ưu-bà-tắc nữ lại sợ thêm di đã bị cướp và lo cho chồng bị Di vây khốn, do đó gọi là Ưu-bà-di.

Thần cười rằng: Tiếng Hồ nói: “Nam-mô” Hán dịch là quy mạng, cũng nói là “Cứu ngã”. Tiếng Hồ nói Ưu-bà-tắc, Hán dịch là Thiện tín nam, Ưu-bà-di là Thiện tín nữ. Nếu cho Lão Tử nói Phật xuất hiện ở phương Nam, liền nói là “Nam mô Phật”. Nếu xuất hiện phương Tây, thì sẽ nói là “Tây mô Phật” chăng? Nếu nói người nam giữ Tắc gọi là Ưu-tắc, người nữ lo chồng, sợ Di có thể gọi là Ưu-di, chưa biết “bà” là lo cho bà nội ư? Như đây y chữ giải thích thật là xấu hổ đần độn khốn nhục rất đáng cười.

13. Vết chim văn trước:

Kinh Đổng Thần Tam Hoàng xưng Tiên vì Tây Vức nói Hoàng Văn chính là Tam Hoàng về trước, ban đầu vết chim là Văn Chương. Lại nói: “Tam Hoàng là tôn thần của Tam Đổng là tổ khí của Đại Hữu, Thiên Hoàng chủ khí, Địa Hoàng chủ thần, Nhân Hoàng chủ sinh, ba vị hợp thành đức muôn vật hóa sinh.

Thần cười rằng: Phẩm Nam Cực Chân Nhân Vấn Sự, xưng Linh Bảo Chân Văn ba mươi sáu quyển ở thất Huyền Đài Ngọc nơi núi Ngọc Kinh, Chân Văn Đại Tự đủ ở trong, trời đất chìm mất muôn thành muôn hoại, Chân văn riêng sáng? Chân văn đây tức là văn Tam Đổng. Tam Hoàng tức tôn thần của Tam Đổng quyết không ở sau Tam Đổng. Bấy giờ chưa có chim thú, đâu được nói là Tam Hoàng về trước là văn ban đầu của vết chim. Nếu cho Phục Hy là Tam Hoàng, xét bộ Hoài Nam Tử nói: “Hoàng đế sai Thương Giáp nhìn vết chim làm văn tự”, ở đây thì chỉ ở thời Hoàng đế, đâu được nói là Tam Hoàng về trước bắt đầu có chữ dấu vết chim ư?

14. Trương Khiên Thủ Kinh:

“Kinh Hóa Hồ nói: “Bồ-tát Ca-diếp nói rằng: Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm, ta đến phương Đông du hóa trao đạo cho Hàn Bình Tử, sáng ngày sau bay lên trời”. Lại hai trăm năm, trao đạo cho Trương Lăng, lại hai trăm năm trao đạo cho Kiến Bình Tử, lại hai trăm năm trao đạo cho ngàn nhà”. Bấy giờ cuối thời Hậu Hán Lăng Trì không thờ đạo ta. Đến Hán Minh Đế, Giáp tý, hiệu Vĩnh Bình năm thứ bảy ban đêm sao vẽ hiện phương Tây, Minh Đế mộng thấy vị Thần cao trượng sáu, đầu có ánh sáng, sáng ra hỏi quần thần, Truyền Cốc nói: Thái tử vua Hồ ở phương Tây thành đạo hiệu là Phật”. Minh Đế sai Trương Khiên v.v… đi hết sông nguồn trải qua ba mươi sáu nước đến Xá-vệ thì Phật đã Niết-bàn, chép kinh sáu mươi muôn năm ngàn lời, đến niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười tám mới trở về.

Thần cười rằng: Sách Hán nói: Trương Lăng là người sau thời Thuận Đế của Hậu Hán, khách học ở Thục vào núi Hạc Minh bị rắn nuốt. Tính đời Thuận Đế chính là cháu bảy đời của Minh Đế, lý không ở trước Minh Đế hơn trăm năm. Lại nói rằng Minh Đế sai Trương Khiên theo sông ngòi, đây cũng là vọng làm. Xét sách Hán thì Trương Khiên là đời Võ Đế thời Tiền Hán theo nguồn sông, làm sao Minh Đế Hậu Hán lại sai được? Không biết Khiên là Hà Trường Thọ Tiên ư? Đời đời nhận sai sứ, một đâu khổ thay! Đáng cười kia dẫn lầm.

15. Mặt trời, mặt trăng khắp nhóm:

Văn Chư Thiên Nội Âm Đệ Tam Tông Phiêu Thiên Bát Tự chép: “Trạch Lạc Giác Bồ Đài Lục Đại La”, Thiên Thiên Chân Hoàng Nhân giải thích rằng: Trạch là tên núi

Thiên Trung là hang. Các loài rồng ở, Lạc Giác là tên trong của Đạo Quân, Bồ Đài là hiệu ẩn của Chân Nhân, Ngọc Đài là phía Nam núi

Trạch, ba muôn mặt trời, mặt trăng sáng ở hai bên, phu nhân La Hán Nguyệt đại kiếp đã giao, chư Thiên, mặt trời, mặt trăng hội dưới Ngọc Đài chia đại thiên thế giới, thiên hạ sửa đổi đại thiên rỗng suốt.

Thần cười rằng: Kinh Tế Khổ nói: Sau khi trời đất rỗng suốt bèn khiến Cự Linh Hồ Cai tạo núi sông, Huyền Trung làm mặt trời mặt trăng, phía Nam núi Côn Luân cách ba mươi triệu dặm lại có núi Côn Luân, như vậy thứ lớp có ngàn núi Côn Luân gọi là tiểu thiên thế giới, lại có ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới, lại có ngàn trung thiên gọi là một đại thiên thế giới. Tính ra trong đại thiên thế giới có trăm ức mặt trời mặt trăng. Lại kinh nói rằng: Đại kiếp đã giao, thiên địa sửa đổi, mặt trời mặt trăng ngôi sao không tồn tại. Nếu mặt trời mặt trăng nhóm khắp thì trăm ức đều đến chứ sao lại chỉ có ba ngàn đến nhóm. Nếu bao nhiêu không nhóm là do thiên tai không đến hay là cõi nước nhỏ chật? Nếu hẳn là nhỏ thì người phàm trên đất còn nhờ mặt trời mặt trăng soi chiếu. Trên trời phước thù thắng sao lại riêng không chiếu? Lại dưới mặt trời, mặt trăng là cõi Dục, dưới người không có tên Đại La Thượng giới mà tai không đến. Nay không lại lý ở vậy ư? Phải biết người tạo kinh này chỉ nghe tên đại thiên mà mê mờ số mặt trời mặt trăng, cho nên viết như vậy.

16. Đại Thượng tôn quý:

Truyện Văn Thỉ xưng Lão Tử cùng Doãn Hỷ dạo nơi trời, vào chín lớp bạch môn, Thiên đế thấy Lão Tử liền lạy, Lão Tử và Thiên đế lễ chào nhau. Lão Tử nói: “Thái Thượng Tôn Quý, khắc ngày dẫn thấy”. Thái Thượng ở cung bảy báu nơi núi Vương Kinh, sinh ra các thiên thượng, vắng lặng mênh mông xa xăm.

Thần cười rằng: Truyện Thần Tiên nói: “Chẩm Hy ở quận Ngô ngày nọ lên trên, bốn trăm năm sau trở lại nhà nói rằng: “khi mới lên trời muốn gặp Thiên đế tôn quý không thể gặp, bèn trước gặp Thái Thượng ngồi ở chánh điện, nam nữ đứng hầu có mấy trăm người”, như đây rõ thì biết Thái Thượng kém hơn Thiên đế. Nói Thái Thượng tôn quý trị ở trên thiên chúng là sai. Cung Ngọc Thanh kia ở trên Huyền Đô sao cùng Đồng lại ở trên Ngọc Thanh, lại cao hơn Huyền Đô hai lớp? Mà Lão Tử nói rằng: Thái Thượng trị ở trên chúng trời, sao lại lầm quá vậy.

17. Ngũ cốc mạng tạc:

Kinh Hóa Hồ nói: “Tam Hoàng tu đạo người đều không chết, thời Thượng cổ trời sinh cam lồ đất sinh suối nước ngọt ăn uống được trường sinh. Thời Trung cổ trời sinh năm khí đất xuất hiện năm vị, ăn vào kéo dài tuổi thọ. Thời Hạ cổ đời mỏng trời sinh gió mưa, đất nuôi trăm thú, người bắt ăn, ta đau xót đất này cho nên thưởng trăm loại lúa đậu để triệu dân ăn”, vì vậy ba Hoàng đều thờ năm hộc lúa làm tin, cầu đời đời con cháu không dứt năm thứ lúa đậu sinh thần châu.

Thần cười rằng: Kinh Ngũ Phù nói: “Ba vị Tiên vương bảo Hoàng đế rằng: “Người sở dĩ sống già, là vì không ăn năm giống lúa đậu”. Kinh Đại Hữu nói: “Năm thứ lúa đậu đào tạo thân mạng, năm tạng hư thối mạng căn ngắn ngủi, lương thực này vào bụng không hy vọng sống lâu, ông muốn không chết trong ruột không nước đái. Kinh Ngũ Phủ nói: Tinh vàng là khí ba dương, trên cung Thái Thanh ăn đồ ngon ngọt lại sống lâu. Chưa hiểu Lão Tử sao không thưởng đây mà thưởng ngũ cốc hư vào bụng người? Lại ba Hoàng đều là Thần nhân, do vì không khiến con cháu vua ở nước trường sinh mà dùng năm thăng cốc thỉnh con cháu vua ở thần châu, cầu mổ bụng hư mạng ngắn ư? Lại là đáng cười.

18. Lão Tử thành Phật:

Huyền Diệu Nội Thiên nói: “Lão Tử vào cửa đến nước Duy-vệ vào miệng phu nhân Thanh Diệu, sau mổ hông trái mà ra, đi bảy bước và nói: “Trên trời dưới đất chỉ có ta là tôn quý” vì vậy nên có Phật pháp.

Thần cười rằng: Kinh Hóa Hồ nói: Lão Tử giáo hóa Kế Tân tất cả thờ Phật, Lão Tử nói: “Kiếp sau trăm năm trên trời Đâu-suất lại có chân Phật gá sinh vào cung vua Bạch Tịnh nước Xá-vệ. Lúc bấy giờ ta cũng sai Doãn Hỹ hạ sinh theo Phật, hiệu là A-nan, tạo mười hai bộ kinh. Lão Tử cách trăm năm sau ở nước Xá-vệ vua quả nhiên sinh Thái tử, sáu năm khổ hạnh thành đạo hiệu là Phật tự là Thích-ca Văn, bốn mươi chín năm sau nhập Niết-bàn. Lão Tử lại thấy ở đời hiệu Ca-diếp trong rừng Song Thọ vì đại chúng khải thỉnh Như Lai ba mươi sáu lần vặn hỏi xong Phật liền Niết-bàn, Bồ-tát Ca-diếp hỏa thiêu thân Phật xong thâu lấy xá-lợi, chia cho các nước xây tháp. Vua A-dục lại xây tám mươi bốn ngàn (.000) tháp”. Liền thấy việc này mà suy đoán thì Lão Tử vốn không thành Phật. Nếu thành Phật thì đâu thể Lão Tử lại tự nhiên thiêu thây Lão Tử mà xây tháp ư? Là điều đáng cười thứ nhất. Vả lại Lão Tử trong các kinh phần nhiều nói là thành Phật hoặc làm Quốc sư, đâu thể Quốc sư của thiên hạ cùng Phật đợi ở Bá Dương? Độ người giáo hóa thế tục phải đợi Lý Nhĩ ư? Nếu nói rằng: “Phật không thể làm, phải đợi đạo Lão” thì từ thai khí đến nay riêng một Lão Tử chứ không chấp nhận người khác ngộ đại đạo mà làm Quốc sư? Đây thì Lão Tử là tự khoe chỉ là ta mới có thể được. Nhưng kinh Phật người người tu hành đều chứng quả Phật, kinh đạo Lão không nói như vậy, chỉ có Lão Quân thì làm sao Phật giáo rộng như vậy mà kinh đạo Lão lại hẹp hòi như thế? Vả lại vọng nói thuật dối, đầu đuôi không có y cứ. Thục ghi Trương Lăng bị rắn nuốt mà chú là ngày nọ bay lên trời. Sách Hán nói Đặng An phục Việt mà nói trường sinh bất tử, đạo gia nói dối Lão Tử thành Phật rất đáng quái lạ.

Lại kinh Tạo Thiên Địa nói: “Qua Tây giáo hóa vua nước Hồ, Lão Tử biến hình mà đi, mắt trái là mặt trời, mắt phải là mặt trăng”, xét kinh Huyền Diệu nói rằng: Lão Tử nương nhật tinh vào miệng Thanh Diệu” thì Lão Tử chỉ nương tinh của một mắt mà vào miệng. Kể ra đại đạo thần rỗng suốt chỗ nào lại không ở, bèn muốn nương một tinh mà vào thai ư? Nếu quyết nhờ tinh, tinh nương vào đầu, nếu nương đầu vào thì hai mắt đều vào, nay bèn nương một mắt mà vào liền thành thiên kiến của đại đạo ư? Cũng là đáng cười.

19.Sai khiến Cù-đàm:

Lão Tử Hóa Hồ Ca nói: Khi ta ở Xá-vệ huyễn sai thân Cù-đàm “Ông cùng Ma-ha-tát đồng qua đến Đông Tần, trải qua cõi Thần Châu, thẳng đến trong biển Đông, rộng nói pháp Thế Tôn, dạy trao cho người điếc cùng pháp oai thần ông hóa đạo đủ ngàn năm, khi mãn hạn sẽ trở về, cẩn thận chớ luyến lưu Đông Tần, đừng để Thiên đế giận, Thái Thượng sân đạp đất.

Thần cười rằng: xét Cù-đàm tức Thích-ca. Kinh Hóa Hồ nói: Chu Trang vốn ba năm đầu là năm Bính thìn hoàng hiệu Thái Tuế thì con vua Bạch Tịnh đã chứng quả Chánh giác hiệu là Phật Thích-ca. Lão Tử thấy kia cách đời vợ người biếng nhác. Lại xuống Tụ Lạc Đa-la hiệu là Ca-diếp gần gũi với Phật, hỏa thiêu nhục thân Phật lấy xá-lợi xây tháp phân chia như văn trên. Thích-ca chưa sinh thì không được dự sai Cùđàm qua Đông Độ. Như Ngài đã sinh, thành Phật, thì chặng giữa không cho được nhận Ca-diếp hẹn sai đủ ngàn năm. Vì đâu có Bồ-tát thân hầu Phật mà lại sai khiến Phật ư? Lại chính sách của Chu Trang chỉ có mười lăm năm, năm đầu là Ất dậu hoàn toàn không có năm Bính thìn, vốn đầu niên hiệu sao lại lầm như thế? Đáng để bịt tai, cũng khiến Thái Thượng đạp đất mà giận?

20. Sự tà cầu đạo:

Kinh Độ Nhân Diệu nói: “Ma vương ba cõi đều có lời ca, tụng đó trăm biến gọi là độ cung Nam, ngàn biến Ma vương bảo đảm sẽ rước, muôn biến bay lên trời, quá ba cõi lên tiên công”. Lại kinh Huyền Trung Tinh nói: “Đạo sĩ nhận giới phù lục đặt ngôi ngũ nhạc lập rượu lại lạy”.

Thần cười rằng: Quán Thân Đại Giới nói: “Học đạo Lão không được cúng tế quỷ thần và lễ bái họ.” Đã là Ma vương cõi Dục, chưa vượt qua các cõi đâu thể tụng thông trăm biến để độ cung nam?

Lại xét pháp tam Trương, Xuân Thu chia làm hai tế Thần Thổ địa và Thần Táo, hai mùa Đông Hạ đều đồng chuyện cúng tế của thế tục, binh phù hợp thần, khế hợp quân tướng khiển binh, đều không có văn khuyên giới khuyên. Thần Thổ địa này là Thần hay là đạo? Nếu là thần thì Đạo sĩ không lạy. Nếu là đạo thì không lập tế rượu, đâu có miệng tụng ma mà nói thân làm việc cúng tế cầu ra khỏi ba cõi, rất là đáng thương.

21. Phật tà loạn chánh:

Kinh Hóa Hồ nói: “Phật sinh nước Hồ, phương Tây khí Kim cứng mà vô lễ, kẻ sĩ Thần Châu bắt chước nghi pháp kia xây dựng chùa tháp nơi nơi chuyên thờ kinh Phật, trái gốc theo ngọn, ngôn từ phi lý không hợp diệu pháp, sửa khắc kinh tượng để dối hoặc vua quan, đến đổi thiên hạ nước suối cỏ binh đánh nhau, không quá mười năm tai biến xảy ra cùng khắp, năm ngôi sao mất chừng độ, núi lở sông cạn, vua giáo hóa không công bằng, đều do Phật mà loạn. Vua chúa không thờ tôn miếu, thú dân không hưởng lộc tiên Tổ, cho nên đạo khí thần kỳ không thể lại mai một.

Thần cười rằng: Phẩm Trí Tuệ Tội Căn nói: Nguyên Thỉ Thiên Tôn nói: “Ta ở nửa kiếp năm đầu của Thượng Hoàng độ người kéo dài mạng sống một muôn tám ngàn năm, ta bỏ người sau tâm đồi bại cúng tế tà thần, giết sinh mạng cầu cúng lại tàn hại lẫn nhau, tự chuốc lấy mạng yểu, tuổi thọ không lâu dài”. Do đây mà suy thì cùng tế tà thần, muôn thân vui mừng, khí hợp với đạo nên lẽ ra được phước lợi, vì sao mạng ngắn thọ không định năm? Lại Hán Minh Đế về trước Phật pháp chưa lưu hành, đạo khí xương thạnh sao vẫn binh đao, thường làm nước cỏ hại nhau? Mưa máu, núi lở, đói khát, cỏ hoang đầy đất? Lại có Kiệt Trụ xào nướng sinh linh. Từ Minh Đế về sau Phật pháp lưu hành hơn năm trăm năm đâu có yêu mị tai ương, chính sách bạo ngược như trước? Do nay nghiệm xưa, có ai cuồng dối việc rõ ràng như ban ngày không thể che giấu. Loan tôi dâng sớ rất mong hai giáo Phật và Lão hãy khiêm tốn, hành ngụy để hiển bày chân Phật, Phật pháp chánh trong giữ lý mà mở thông tánh cho muôn loài, nếu không như vậy mà thông đạo thì thật đáng cười chết người được.

22. Nghe giới cây chết khô!

Lão Tử Bá Bát Thập Giới Trọng Luật nói: “Giới của ta rất trọng, nói với cây thì cây khô, nói với súc thì súc chết”. Lại kinh Linh Bảo nói: Đạo nhiệm mầu trong sạch người xưa tu kéo dài tuổi thêm thọ mạng, người nay tu tiêu tổn tuổi thọ.

Lại Đạo sĩ thọ năm ba pháp tướng quân cấm nhàm chán. Có người hờn ghét biếng nhác nổi cuồng tổn mạng. Lại phẩm Độ Quốc Vương nói: “Phương Đông khai sáng vẫy gọi chân thần thân mặc áo đen, có lằn đỏ, chân bước rộng trăm bước, đầu trụ thiên chủ, ăn tà ma, miệng chứa được núi. Sáng ăn năm trăm chiều nuốt ba ngàn năm mươi năm hợp y.

Thần cười rằng: Tam Nguyên Đại Giới chép: Thiên Tôn nói các giới nhập Thập Thiện v.v…, vô lượng người đắc đạo, giới nói rằng: “Không được ôm lòng ác nghe giới sinh phỉ báng mắc tội”, nay cây là vô tình không lo mắc tội khởi phỉ báng, đâu cần giới mà giới làm cho bị khô. Nếu quyết chết khô thì có hiểu biết, nếu có hiểu biết, nghe pháp lẽ ra phải ngộ. Nhưng không có lý này sao được nói lời này. Ông biết người đời nay tu thì tổn mạng, tai ương độc hại lưu hành. Đại đạo khoan dung nghiệm mà không nghiệm, đến đỗi khiến tai ương kéo dài, đời sau không dám chép ư?

Lại xét thuật của ba người họ Trương, khoa úy quỷ nói: “Tả Bội Thái Cực Chương, Hữu Bội Côn Ngô Thiếc, chỉ mặt trời thì mặt trời dừng ở hư không, nghi quỷ thì ngàn dặm máu.” Lại tạo Huỳnh Thần Xích Chương giết quỷ, Châu Chương giết người, hoặc làm lầm than người trai giới, đất vàng mặt bùn lừa lăn lộn trong bùn, treo đầu dính trên trụ, đáng vỗ khiến cho nhừ. Từ trong đời Nghĩa Hy nhà Tấn, Đạo sĩ, Vương Công hẹn ước pháp đánh phách mà Lục Tu Tịnh vẫn dùng đất vàng mặt bùn lại treo đầu, cúng tế như vậy mọi người nhìn thấy đồng cười.

Lại xét nữ quan Tiệp dư nhà Hán, vua nghi kia nguyền rủa, kia thưa rằng: “Nếu quỷ thần có biết thì không nhận sự nguyền rủa vô lý, như kia không biết thì nguyền rủa nào có ích gì, cho nên không làm”.

Lấy việc này mà suy lường thì trí người thường còn hiểu suốt huống gì quỷ có linh thần thông minh chánh trực mà nhận sự ngu nhàm là chưa có đó. Nay quán văn kia thì lời nghĩa không hợp, có đồng thế tục luống giải sai nhà Tần, sao hẹn đại đạo. Nếu đây bao dung mà không sai trái ư? Toan không ham đắm say mê dâm trọn năm ư? Dùng lý mà suy giới đâu được như vậy?

23. Khi lễ thì lễ phương Bắc trước:

Y kinh Thập Giới Thập Tứ Trì Thân nói: Phương Bắc lạy một lạy, phương Bắc làm trước rồi đến phương Đông, rồi giáp vòng mười phương, tưởng thấy chân hình của Thái Thượng.

Thần cười rằng: Truyện Văn Thỉ nói: Lão Tử cùng Doãn Hỷ lên trời, Hỷ muốn gặp Thái Thượng, Lão Tử nói: “Thái Thượng ở Đại La Thiên Ngọc Kinh, núi rất xa tối, có thể ở xa lễ bèn thấy mà trở lại”. Do đây suy đó thì Huyền Đô Ngọc Kinh mà Thái Thượng ở đó, nay ở phương trên, sao không cho phương trên là đầu mà lãng lễ phương Bắc ư? Nhưng đạo sinh ở Đông dương, sao không từ phương Đông lễ trước. Phật sinh ở Tây là âm, Bắc cũng là âm, trước đã là quê mùa, nay lại tôn lượng mà lễ trước ư? Lại phẩm Tội Căn nói: “Thái Thượng Đạo Quân cùng Dương Quán Trung cúi đầu lễ Nguyên Thỉ Thiên Tôn hỏi các pháp thập thiện” giới đây chính Thiên Tôn nói sao không lễ Thiên Tôn mà tưởng gặp Thái Thượng? Bỏ gốc theo ngọn là lỗi của ai?

24. Giết cha cầu đạo:

Kinh Lão Tử Tiêu Băng nói: “Lão Tử bảo Doãn Hỷ”: “Nếu cầu học đạo, trước phải bỏ năm tình: 1- Cha mẹ; 2- Vợ con; 3- Tình sắc; – Tài báu; – Quan tước, nếu bỏ được thì cùng ta đi Tây”. Hỷ vui mừng, do đó chặt đầu bảy người đem đến, Lão Tử cười: “Ta thử lòng ông việc không thể làm, người ông đã giết chẳng phải thân thuộc mà là cầm thú”, Hỷ cúi nhìn thì bảy cái đều là bảy báu, bảy thây chết là bảy con chim, Hỷ nghi ngờ trở về nhà thì bảy người thân đều còn sống”. Lại Tạo Lập Thiên Địa Ký nói rằng: Lão Tử giáo hóa nước Hồ, vua Hồ không phục, Lão Tử đánh chết bảy người con và một phần dân trong nước của vua Hồ.

Thần cười rằng: Tam Nguyên Giới nói: “Học đạo không được có tâm ác, bất hiếu cha mẹ, không thương vợ con”. Kể ra Hỷ đã giết cha mẹ, như biết là huyễn sao lại hoài nghi mà về lại xem, như là thật tâm y giới ôm lòng ác là đã phạm tội nặng, huống gì cắt đầu cha mẹ? Lại vua Hồ không phục mà giết bảy người con của vua đã là quá lắm rồi, lại giết một phần dân trong nước nữa, sao mà bất nhân lắm vậy! Nếu làm pháp ở đời sau thì khiến người cầu đạo đều giết cha mẹ vợ con. Lại không thể do một vị vua không phục mà lạm giết dân nửa nước ư? Tới lui hai ba lân đáng cười là quái lạ.

25. Phù phép kéo dài mạng sống:

Phẩm Tam Nguyên nói: Cung Tử vi có phù phép kéo dài tuổi thọ, tám phương thì tám khí ứng liền thành người, hủy phù phép đem đốt người theo khói hóa thành khí, văn kia bốn muôn kiếp xuất hiện một lần.

Thần cười rằng: Muôn muôn ức ức năm có một lần đại thủy tai, Côn Luân nổi lên có tiên bay rước Thiên vương và người hiền lành để lên núi. Cho đến muôn muôn năm trời đất hỗn độn như con gà vàng, gọi là một kiếp. Xét ngày đại thủy tai thì chư Thiên không chết, không nên rước lên núi.

Lại kinh Tế Khổ nói: Sau khi trời đất rỗng suốt, bỗng nhiên hư không nổi sóng, tính thời gian là một kiếp, người vật không còn, phù phép kéo dài tuổi thọ ấy bốn muôn kiếp mới xuất hiện, đâu thể trong bốn muôn kiếp không hề có chư Thiên, mờ mờ mịt mịt sao kia xa quá. Lại muôn muôn là một ức, ức ức là một triệu, chỉ nói một ức triệu năm mà lại nói là muôn muôn ức ức là bởi người mới học làm kinh nên không biết lớn nhỏ của số.

26. Xuân và kiếp trai:

Động Huyền Đông Phương Thanh Đế tụng rằng: “Chín lần năm không thường ở, trời đất có nghiêng đổ nguy hiểm, đại kiếp trọn một cây mùa xuân, trăm sáu cổ xe chở về”.

Thần cười rằng: Đại thủy tai đã khởi, núi Côn Luân nổi lên, sau có đại hỏa tai vàng thiếc cũng tan đất không cọng cỏ, cho đến muôn muôn ức năm trời đất như con gà vàng, đều gọi là một kiếp. Nhưng cây xuân là cây ở thế gian, lấy lửa thế gian đốt thì nó ra tro gặp kiếp hỏa liền tiêu mà nói đại kiếp giúp cây xuân, là rất lầm, cũng thật đáng cười.

27. Tùy kiếp sinh tử:

Như kinh Độ Mạng Diệu nói: Đại kiếp giao khắp, trời lở đất chìm, cõi Dục diệt hết, kinh Đại Bình đạo Lão và phẩm Pháp Hoa Đại Tiểu của đạo Phật dạo khắp trên dưới trong mười tám tầng trời, ở trong cõi Sắc đến đại kiếp giao văn kia bèn mất. Kinh Ngọc Thanh Thượng Đạo Tam Đổng Thần và bài tựa Chân Văn Ngọc xuất hiện ở Nguyên Thỉ, ở trên hai mươi tám tầng trời cõi Vô sắc, núi Đại La Ngọc Kinh, Huyền Đài, thủy tai hỏa tai không đến cho nên văn tự nhiên đồng sinh đồng diệt với vận, có thể thờ thất Tổ sinh thiên. Chuyển luân thánh vương đời đời không dứt.

Thần cười rằng: Kinh Độ Nhân Bổn Hạnh nói: Đạo nói từ Nguyên Thỉ khai mở đến nay, năm đầu hoàng hiệu Xích Minh đã trải qua hơn chín ngàn ức kiếp, độ một hằng sa chúng sinh, như vậy đến niên hiệu Thượng Hoàng năm đầu độ người vô lượng. Ta tùy theo kiếp sinh tử đời đời không dứt, thường cùng Linh Bảo đồng xuất hiện. Trải qua nhiều kiếp trọn chín khí, sửa vận mệnh gá thai. Hồng thị chứa hơn ba ngàn năm, đến Xích Minh năm Khai Thông ở Giáp ty, đản sinh nơi phò lực, bởi trời lại cùng Linh Bảo đồng xuất hiện độ người. Nguyên Thỉ Thiên Tôn do nhân duyên ta, ban cho ta hiệu Thái Thượng, ở Huyền Đô Ngọc Kinh. Do đây mà suy thì Chân Văn ở Ngọc Kinh tai không đến được mà nói rằng: “Văn của tự nhiên cùng vận đồng sinh đồng diệt”, đồng sinh đồng diệt há chẳng phải là tai ư?

Lại nói rằng: “Ta cùng Linh Bảo đồng thời xuất hiện và biến mất”, lại nói rằng: “Ta tùy kiếp sinh tử”. Tính ra Linh Bảo vận mạng diệt thì Thái Thượng mất theo, mà nói là “trường sinh bất tử” là dối vọng. Lại Ngọc Kinh ở trên thiên chúng, tai không đến được, lẽ ra đúng nghi, tất cả hình sắc không có tồn tại, Ngọc Kinh, Ngọc Đài là cõi Sắc, cõi Sắc chẳng thường Ngọc Kinh há tồn tại sao? Lại Xích Minh hiệu Giáp tý đâu đồng thật của Hà Hán?

28. Phục đơn sắc vàng:

Kinh Thần Tiên Kim Dịch nói rằng: Kim Dịch Hoàn Đơn mà Thái Thượng đã uống, nay thần đốt nước bạc trở lại làm đơn (viên), uống vào được thành tiên, một hơm bay lên trời, cầu tiên không được đây là học trò đạo Lão tự làm khổ (đốt đơn thành nước bạc (thủy ngân) đốt nước bạc thành đơn, nên gọi là hoàn đơn). Xưa Hàn Chung uống vào nên mặt có sắc vàng.

Lại thân Phật sắc vàng ròng, bởi đạo pháp linh nghiệm, nay thân trong ngoài cứng chắc như vàng nên gọi Phật là thân kim cương.

Thần cười rằng: Truyện Văn Thỉ nói: “Thái Thượng Lão Tử, Thái Nhất Nguyên Quân, hai vị thánh này cũng có thể là một thân”. Kinh Kim Dịch nói: Thái Nhất chỉ có Trung Huỳnh Trượng phu và Thái Nhất Quân hai vị đứng đầu tiên nhân, uống Kim dịch bay lên trời thành Thiên thần, điều hòa âm dương. Xét Hán Chung khi chưa uống kim dịch chỉ là người thường, uống xong bay lên trời tức là Lão Quân, mà Lão Quân là Thái Thượng chủ của muôn chân. Sao chỗ không thể mà bàn phải uống kim dịch rồi mới điều hòa âm dương ư?

Lại Thái Nhất Đại Thần Thành là bao nhiêu người điều hòa âm dương thì cần bấy nhiêu người. Nếu nói người uống đều được, sao kia nhiều vậy? Lại đơn cùng thủy ngân khắp đất đều có, lửa đốt thành đơn thì làm ra nó không khó, sao Đạo sĩ không uống để có ngày lên trời làm chủ thiên tiên mà cực khổ gõ răng luống qua một đời rất đáng thương.

Nếu không uống rõ biết là đơn lầm cho nên làm chuyện bắt bóng.

Lại nói rằng: Thân Phật sắc vàng do đơn làm nên. Đây chính không cần làm một phen đốn đơn, được sự xem trọng của tà kiến, thật đáng thương.

29. Trộm sửa kinh Phật thành kinh đạo Lão:

Như kệ Diệu Chân nói rằng: “Dù cho chúng Thanh văn, số ấy như hằng sa, hết sức cùng nhau suy nghĩ suy lường cũng không thể suy lường được trí đạo”.

Thần cười rằng: Đây là sửa chữ “trí Phật” ở kinh Pháp Hoa thành trí đạo, còn bao nhiêu đều đồng các văn chẳng sai một chữ. Xưa có người hỏi Đạo sĩ Cố Hoan, Hoan đáp: “Linh Bảo Diệu Kinh Thiên Văn Đại Tự xuất xứ từ tự nhiên, vốn chẳng phải Pháp Hoa, chính là La-thập vọng cùng Tăng Triệu sửa kinh đạo ta thành Pháp Hoa”. Vả lại Linh Bảo trộm kinh Pháp Hoa có thể dối ở Đông Hạ (Trung Hoa), Pháp Hoa khác Linh Bảo không sai ở Tây Vức. Nay người dịch chỗ đưa ra không sai với văn kinh. Do đây mà suy cho nên biết trộm sửa thật là Linh Bảo. Vả lại kinh Phật rộng y cứ theo lời nghĩa rất sâu rộng, ngàn quyển trăm bộ không trùng văn, không như kinh Lão tự không sai lệch, nương dựa kinh Phật khai trương quyển bộ. Lại văn của Ngũ Thiên hoàn toàn không đề cập đến Phật, tám năm của Phật cũng không bàn đến đạo Lão, còn bao nhiêu sau này làm đều trộm kinh Phật, sau tự rõ đó, không rộng loại kia là do xưa nay Hiền Đạt tụng kinh Phật, đến nay truyền bá đời đời không mất, đạo pháp quyết thù thắng đâu không tụng trì, nêu bao gồm cả nước tụng kinh đạo Lão ai đúng, đây cho nên biết chẳng thể làm chuẩn đích.

30. Trộm kinh Nhân Quả của Phật: Phẩm Độ Vương nói:

Thiên Tôn bảo Thuần-đà Vương rằng: Đắc đạo Thánh chúng đến hằng sa, Như Lai đâu không theo phàm nhóm hạnh mà được? Thập tiên vô số, cũng có khởi mà có ra một vị tiên, lại có nhiều kiếp mà lên do công cao. Một nêu công thấp, thì mười lần bay lên có mười giai cấp, từ Hoan Hỷ địa đến Pháp Vân Địa tướng tốt đầy đủ. Vì vậy các vua nghe nói được tứ quá. (A-la-hán)

Lại phẩm Độ Thân nói: Ni-kiền-tử ở chỗ Thiên Tôn nghe pháp được quả Tu-đà-hoàn.

Lại truyện Văn Thỉ nói: Lão Tử ở Kế Tân búng ngón tay, các vị Thiên vương, La-hán, năm thông, trời bay đều đến nhóm, sai Doãn Hỷ làm thầy, Bồ-tát đắc đạo là Lão Tử làm bài tụng.

Thần cười rằng: Đạo Phật cùng đạo Lão dấu vết khác nhau, biến thông có khác. Đạo Lão lấy tự nhiên làm tông, đạo Phật lấy nhân duyên làm nghĩa. Tự nhiên là vô vi mà thành, nhân duyên là nhóm hạnh mà chứng. Đây do Tiểu thừa nêu cấp bậc bốn quả, Đại thừa có ngôi Thập đẳng, từ phàm vào Thánh đều có kinh luận, chẳng biết đạo Lão nêu tên bốn quả mười tiên có giống với Phật hay không, nhân duyên tu hành chưa thấy kia nói, nhưng đạo Lão tu hành là hấp khí lên trời, uống nước chứng đạo, nghe pháp bay lên hư không, ăn cỏ thây hiểu. Hành nghiệp đã khác, chứng quả lý chẳng đồng. Chỉ nói trời có năm lớp, hoặc ba ngàn, sáu ngàn, hoặc tám mươi mốt cõi trời, hoặc sáu mươi Đại phạm, hoặc ba mươi sáu hoặc ba mươi ba cõi trời, hoặc hơn năm ức năm vạn trời, hoặc chín chân Thiên vương, chín khí Thiên quân, bốn phương khí quân, Tam Nguyên Tam Thiên, chín cung, Thiên Tào, Ngọc Thanh Thái Hữu, Huyền Đô, Tử Vi, ba Hoàng Thái cực, các loại như thế lý có sở duyên, đâu có dối bày tự lấy kiêu dị, xin nói trời này là chồng lớp hay là ngang là dối hay là thật, uống đơn thảo nào mà được lên trời này? Chỗ uống chưa rõ thì luống là dối chỉ, lại càng đáng cười.

31. Kinh đạo Lão chưa xuất nói xuất:

Xét Huyền Đô Đạo sĩ chỗ dâng mục lục kinh thì lấy bài soạn của Lục Tu Tịnh người đời Tống đã soạn, mục lục nói: Kinh Thượng Thanh một trăm tám mươi sáu quyển, một trăm mười bảy cuốn đã lưu hành. Thỉ Thanh trở xuống bốn mươi bộ sáu mươi chín quyển chưa lưu hành ở đời. Nghiệm kinh mục nay đều nói Thầy còn tồn tại, cho đến kinh Đổng Huyền mười lăm quyển còn ẩn ở Thiên cung, nay nghiệm mục lục kia đều chú giải thấy vẫn còn tồn tại.

Thần cười rằng: Tu Tịnh là người đời Tống Minh Đế. Thái Thỉ bảy năm nhân sắc chỉ mà dâng mục lục kinh, đã nói rằng “ẩn ở Thiên cung” vậy đến hơn trăm năm không nghe người cõi trời giáng xuống, không thấy Đạo sĩ lên trời, chẳng biết kinh này từ đâu đến đây? Xưa Văn Thành Thơ lấy cơm trâu dối nói bệnh của Vương Mẫu, mà Huỳnh Đình Nguyên Dương đem đạo Lão thay đạo Phật. Trương Lăng sáng tạo Linh Bảo, thời Ngô Xích Ô mới đưa ra. Thượng Thanh bắt đầu nơi Cát Huyền, giữa đời Tống Tề mới lưu hành. Bao Tịnh tạo Tam Hoàng, việc bại lộ mà bị giết, Văn Thành Thơ ăn cơm trâu đến đổi bị giết vào đời Hán. Kẻ học ngày nay lại theo thuật kia lại là đáng thương! Sách Hán nói: Tổ phụ (ông nội) Trương Lỗ là Trương Lăng ở thời Hoàn Đế làm sách phù chú để mê hoặc người, người muốn học đạo phải đóng năm đấu gạo, người đời gọi là giặc gạo. Lăng truyền cho con là Hoành, Hoành truyền cho con là Lỗ, gọi là ba sư, vợ của ba người là ba phu nhân, đều nói là sáng ngày đó bay lên trời. Ban đầu thọ đạo gọi là quỷ tốt, sau gọi là tế tửu, yêu mị xấu xa rất lắm, xuyên tạc lạm hành đều nêu ở đây.

32. Năm ức lớp trời:

Truyện Văn Thỉ nói: Trời có năm ức năm vạn năm ngàn năm trăm năm mươi lăm lớp. Đất cũng có như vậy, dày một muôn dặm, bốn góc có trụ vàng trục vàng, vuông tròn ba ngàn sáu trăm dặm, được thần gió giữ gìn. Cho bốn biển là mạch của đất, trời, đất, núi, sông, Hán thông khí gió mây đều từ núi mà ra.

Thần cười rằng: Kinh Tam Thiên Chánh Pháp nói: Thiên quang chưa sáng hơn bảy ngàn kiếp Huyền Cảnh mới chia chín khí tồn tại. Cửu Chân Thiên Vương, Nguyên Thỉ Thiên Vương bẩm thọ dòng giống tự nhiên gọi thẳng là Cửu Thiên. Thượng, trung, hạ, chân chân là một nguyên. Nguyên có ba trời, cung Thượng Nguyên tức chỗ Thái Thượng Đại Đạo Quân cai trị. Kế một cõi trời cách nhau chín muôn chín ngàn chín trăm chín mươi dặm, thì chín trời cách nhau là bảy mươi chín muôn chín ngàn chín trăm chín mươi dặm, một dặm có ba trăm bước, một bước có sáu thước, cho nên có mười bốn ức ba ngàn chín trăm tám mươi lăm muôn sáu ngàn thước. Lấy năm ức lớp trời chia ra thì mỗi cõi trời cách nhau hai thước đâu có đất dày muôn dặm mà trên chở trời hai thước?

Truyện Văn Thỉ nói: Lão Tử dẫn Tứ Thiên Vương, đại chúng thân đều trượng sáu, người lùn thì trượng hai. Tính ra người thì cao lớn mà trời lại nhỏ đâu cho tự phải nằm không đứng? Ngạc nhiên quái lạ.

33. Nghi thức ra vào của Đạo sĩ: Kinh Huyền Trung nói: “Đạo sĩ cần thẻ bằng vàng ngọc, rộng một tấc dài năm tấc năm phân, cầm đó làm dụ. Thời trung cổ cầm Triều Sư Quân, hạ cổ vàng ngọc ẩn nên cầm cây tạp, dài chín tấc gọi là thủ giản. Cầm để bỏ kiêu mạn răn dè Đạo sĩ. Nếu vào cung vua, xóm làng, nhà người thì ở ngoài nhà mười bước đội khăn choàng cầm giản mà vào, chớ có nghiêng lưng. Ra khỏi nhà cởi khăn mặc áo trắng mà đi, chớ tự hiển tổn đạo pháp. Nếu vào nhà thế tục, oai nghi ngay thẳng cầm giản mà ngồi, chớ để cho thế tục lấy làm lạ. Đạo sĩ đi ngoài trăm dặm, cầm gậy, khăn choàng, lư hương bằng đồng, dụng cụ xuất gia tự mang theo, oai nghi đầy đủ được mười món công đức.

Thần cười rằng: Kinh tự nhiên chép: Đạo sĩ khăn vải thô pháp thô, dài ba trượng sáu thước, ba trăm sáu mươi tấc, pháp năm có ba mươi sáu câu, năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày, một thân hai (sừng) góc, mỗi góc có sáu điều, hai ống tay đều có sáu điều, hợp lại là hai mươi bốn điều, pháp hai mươi bốn khí, hai đới pháp âm dương, giữa hai góc pháp hai nghi. Cho đến pháp mũ, khăn hoa sen. Kinh Tự Nhiên đã có khoa luật do đâu không y theo mà mặc phép khăn vàng của Trương Lỗ? Trái luật mà không biết.

34. Đạo sĩ thờ Phật: Kinh Hóa Hồ nói: Nguyện đem hoa Ưu-đàm, nguyện đốt hương chiên-đàn cúng dường ngàn vị Phật, cúi đầu lễ Định Quang.

Lại nói rằng: Vì sao Phật sinh trễ, vì sao Niết-bàn sớm, không thấy Phật Thích-ca trong lòng sầu não.

Lại, Đại Giới nói rằng: Đạo học phải nghĩ dạo cung Đại Lưu cảnh, lễ Phật.

Thần cười rằng: Kinh Phu trai, Thiên Tôn dạy Hữu Huyền Chân Nhân rằng: Phật Thích-ca dùng pháp sinh tử xoay vần giáo hóa đời khiến trời già Hữu Huyền Chân Nhân dùng đạo tiên độ pháp bất tử”. Lại tựa của Lão Tử nói: Đạo chủ trương sống Phật chủ trương chết, đạo Lão kỵ dơ, đạo Phật không kỵ, đạo Lão thuộc dương sống kỵ dơ, đạo Phật thì ngược lại. Y cứ đây trong, đục trời chia, sống chết phân rõ, vì sao không nghĩ đại đạo trong sạch mà nguyện xin sống chết dơ uế nơi đạo Phật? Cho nên xưa Thái tể nhà Ân hỏi Khổng Tử về bậc Thánh, Khổng Tử đáp: Ba Hoàng, Năm Đế, ba vua và Khâu tôi đều không phải Thánh, phương Tây có bậc Thánh. Cho nên biết Khổng Tử cho Phật là Thánh mà không cho đạo là Thánh.

Kinh Hóa Hồ nói: Đại thuật trong thiên hạ, thuật của Phật là bậc nhất. Thăng Huyền nói rằng: “Thầy ta du hóa Thiên Trúc”. Phù Tử nói: “Thầy của họ Lão là Đức Thích-ca. Đây Đạo Tề kinh lại nói rằng: xưng tiên Phạm thiên, xưng Phật Ẩn Văn, người nước ngoài đọc kinh phần nhiều là Phạm thiên, Đạo sĩ chỗ kia Phạm tức là Phật, ở đây học Phật lâu rồi, nên gọi Phạm. Lại Linh Bảo ba mươi hai vị trời Đại Phạm Ẩn nói: Trời riêng tám chữ, tụng được muôn biến sẽ bay đi, bảy Tổ đồng bên cung Nam”. Đây lại là chứng cứ Đạo sĩ học Phật. Nhưng Đạo sĩ chỉ biết học Phạm cũng không biết Phạm là Phật nào, ngu mà tin lẽ ra cũng có phước, chẳng biết có đáng cười hay không?

35. Đạo sĩ hợp khí:

Luật Chân Nhân Nội Triều nói: Chân Nhân nói rằng: “Hễ nam nữ đến ngày sóc vong (mười lăm và mồng một) trước trai giới ba ngày vào phòng riêng, đến chỗ Thầy lập công đức, âm dương đều tiến, ngày đêm sáu thời, những điều tạp nhạp không đáng nghe nói”. Lại Đạo Luật nói: Hành khí để thứ lớp không được mặc ý bày sắp xấu gần tốt, sao cắt vượt thứ lớp”. Lại Huyền Tử nói: Không cách tội lỗi được độ đời, không ganh ghét thế gian thì có thể độ âm dương nên cưỡi rồng đi v.v…

Thần cười rằng: Thần khi hai mươi tuổi ưa đạo thuật đến xem học, trước dạy thần đạo Huỳnh Thơ Hợp Khí là ba, năm, bảy, chín đôi nam nữ giao tiếp, bốn mắt, hai lưỡi đối nhau, hành đạo ở đơn điền. Có người thực hành để độ khổ ách kéo dài năm tuổi, dạy chồng đổi vợ, chỉ có sắc là đầu, cha anh đứng trước mặt mà không biết xấu hổ, tự xưng là trung khí chân thuật. Nay Đạo sĩ thường làm pháp này để cầu đạo, có chỗ chưa rõ.

36. Sách đạo Lão của Chư Tử: Huyền Độ Kinh Mục nói: Kinh đạo Lão truyện ký, phù đồ (bùa chú) luận có sáu ngàn ba trăm sáu mươi ba (.33) quyển, hai ngàn không trăm bốn mươi (2.00) quyển có gốc, cần bốn muôn năm mươi bốn trang giấy. Hơn một ngàn một trăm quyển kinh truyện, bùa chú, trong đó luận của chư tử là tám trăm tám mươi bốn quyển, còn bốn ngàn ba trăm hai mươi ba quyển là của Lục Tu Tĩnh chép, có số mục kia và bổn đều chưa đưa.

Thần cười rằng: Đạo sĩ dâng mục lục kinh, trong mục lục của Lục Tu Tịnh thấy có kinh sách còn phương thuốc, bùa chú chỉ có một ngàn hai trăm hai mươi tám quyển (1.22) vốn không là tạp sách tên các nhà hiền triết, mà Đạo sĩ nay nêu hơn hai ngàn quyển là lấy từ Hán Nghệ Văn Chí Mục tám trăm tám mươi bốn quyển làm kinh luận của đạo Lão. Y cứ như trạng này, lý đáng nghi, vì sao đến như bọn Hàn Tử, Mạnh Tử, Hoài Nam v.v… đều không nói việc đạo? Lại có phương Bát Lão Huỳnh Bạch, thuật Đào Châu Biến Hóa, phù phép lật trời đảo đất, phép trừ binh giết quỷ và phương thuốc chú yểm được là sách của đạo Lão, có thể cần trích dẫn. Chưa biết Liên Sơn Quy Tạng, Dịch Lâm Thái Huyền, Hoàng đế Kim Quỷ, Thái Công Lục Thao, do đâu không nêu ở sách đạo Lão? Trong Mục của Tu Tĩnh vốn không có Chư Tử, nay bèn đặt dư là không biết y cứ vào đâu? Vả lại trong tháng bảy năm ngoái Đạo sĩ đã dâng mục lục kinh, chỉ chú ba trăm năm mươi quyển của chư tử là kinh đạo Lão, nay nói là hơn tám trăm quyển, vì sao trước sau khác nhau? Lại người có tật xấu chỉ sợ người khác biết, mình có điều hay lo người không biết cho nên Đạo sĩ từ sách nói “Người không thọ giới của đạo Lão không được đọc kinh đạo Lão”, tức trạng như đây, sợ người biết chỗ xấu kia ư? Nếu cho chư tử làm sách đạo Lão, thì người trong chư tử đều cần truy tìm đâu được để sót. Vả lại Đạo sĩ trích dẫn đạo đức Lão Tử của ta vốn là chư tử, nay tôn là kinh lưu bày giúp nhau có lỗi gì ư? Cho nên biết Lão Tử, Huỳnh Tử, Chư Tử là một dòng, như vậy đâu được chống với bảy kinh của Nho lưu? Hai thiên sau của kinh Ban Cô Tiên Lục tựa đạo là Trung thượng hiền loại, ở đây thật chép.

Lại Đào Châu tức Phạm Lãi đã thờ Việt Vương Câu Tiễn, vua quan giam Ngô ở động đá cho ăn phân uống nước tiểu cũng là quá lắm rồi, nay tôn sùng thuật kia đâu không mê muội lắm ư?

Lại Phạm Lãi bị giết ở đời Tề, sao là không làm cha của thuật biến hóa lại soạn kinh Thiên Địa. Lão Tử gá thai nơi Hoàng hậu của U Vương tức là con của U Vương, thân là trụ sử tức tôi của U Vương. Kinh Hóa Hồ nói: Lão Tử ở Hán làm Đông Phương Sóc, nếu vậy U Vương bị Thái Nhung giết, há có thể không trao cho vua cha thần chú khiến không chết ư?

Lại Hán Võ thiếu binh, bị bệnh ở giữa nước, hộ khẩu trong thiên hạ giảm quá một nửa, xưng Lão Tử là Đông Phương Sóc sao nở không cho chú tránh binh tránh chết, phương pháp yểm người chú quỷ để gìn giữ nước Hán ư? Mắt nhìn sự xấu xa tệ hại nếu không có tâm cứu giúp thì đâu chẳng phải dối lầm ư?

Lại nói gồm thâu mục lục kinh đạo Lão, có hơn sáu ngàn quyển, xem xét luận thấy bổn chỉ có hai ngàn bốn mươi quyển, còn bao nhiêu là dối chỉ, chưa nêu ra, có lẽ chẳng phải mài mực chưa đủ nên kinh bổn chưa thành ư? Còn bao nhiêu là đầu sóng phân vân, nói không đủ để càng rộng.