QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 21

THIÊN THỨ TƯ: PHÁP NGHĨA (Phần 4)

Thái tử Chiêu Minh đời Lương đáp thư Pháp sư Vân thỉnh giảng ba bài (và phần đáp).

Chiêu Minh tạ sắc chỉ tặng Thủy Tê như ý khải.

Thái tử Chiêu Minh giải nghĩa chương hai đế.

Chùa Nam giản, Thích Tuệ Chiêu, luận hỏi nghĩa Hai đế (qua lại sáu lần).

Nhà Tấn, An Vương Cương hỏi ý chỉ nghĩa Hai đế (qua lại năm lần).

Chùa Chiêu Đề, Thích Tuệ Diễm hỏi nghĩa Hai đế (qua lại bốn lần).

Chùa Thê Huyền, Thích Đàm Tông hỏi nghĩa Hai đế (qua lại bốn lần).

Trung Lang Vương Quy hỏi ý chỉ nghĩa Hai đế.

Chùa Linh Căn, Thích Tăng Thiên hỏi nghĩa Hai đế.

La Bình Hầu Túc Chánh Lập hỏi ý chỉ nghĩa Hai đế (qua lại bốn lần).

Hoành Sơn, Hầu Túc Cung hỏi ý chỉ nghĩa Hai đế.

Chùa Trung Hưng, Thích Tăng Hoài hỏi nghĩa Hai đế (qua lại bốn lần).

Đời Thỉ Hưng Vương năm thứ tư, Nam Tiêu Ánh hỏi ý chỉ nghĩa Hai đế (qua lại bốn lần).

Thế Tử Ngô Bình Vương là Túc Lệ hỏi ý chỉ nghĩa nhị đế (qua lại năm lần, rộng học sách hơn ba vạn quyển).

Thỉ Hưng Vương năm thứ năm Nam Tiêu Diệp hỏi ý chỉ nghĩa Hai đế (qua lại năm lần).

Chùa Hưng Hoàng, Thích Pháp Tuyên hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Lang Hầu Túc Kỳ hỏi ý chỉ nghĩa Hai đế.

Chùa Quang Trạch, Thích Pháp Vân hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Linh Căn, Thích Tuệ Linh hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Tương Cung, Thích Tuệ Hưng hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Trang Nghiêm, Thích Tăng Mân hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Tuyên Võ, Thích Pháp Sủng hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Kiến Nghiệp, Thích Tăng Mẫn hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Quang Trạch, Thích Kính Thoát hỏi nghĩa Hai đế.

Chùa Minh Thái tử khiến ý chỉ một chương nghĩa pháp thân.

Chùa Chiêu Đề, Thích Tuệ Diễm hỏi nghĩa pháp thân.

Chùa Quang Trạch, Thích Pháp Vân hỏi nghĩa pháp thân.

Chùa Trang Nghiêm, Thích Tăng Mân hỏi nghĩa pháp thân.

Chùa Tuyên Võ, Thích Pháp Sủng hỏi nghĩa pháp thân.

Chùa Linh Căn, Thích Tuệ Linh hỏi nghĩa pháp thân.

Chùa Linh Vị, Thích Tịnh An hỏi nghĩa pháp thân.

Cảm tạ sắc chỉ sai chủ thơ xem giảng.

Tạ sắc chỉ hỏi giải giảng rộng.

Cảm tạ sắc chỉ tặng chế chỉ Sớ giảng kinh Đại Niết-bàn.

Cảm tạ sắc chỉ tặng chế chỉ Sớ giảng kinh Đại Tập.

Nhà Tấn, An Chương cùng Quảng Tín Hầu ghi chép việc nghe giảng.

Nhà Tấn, An Xương cùng Quảng Tín Hầu ghi chép lại nội giáo. Quảng Tín Hầu là Tiêu Ánh đáp lời Vương Tâm Yếu.

CHIÊU MINH THÁI TỬ NHÀ LƯƠNG TRẢ LỜI PHÁP SƯ VÂN THỈNH NGHE GIẢNG.

Xét tông gần muốn thấy khiến nói nghĩa. Đạo Phật sâu xa chí lý uyên thâm, đạo nhất tướng mênh mông khó suy lường, môn không hai vắng lặng không tiếng vang, tự chẳng hiểu sâu tông nhiệm mầu tinh giải nghĩa kín đáo, chỗ như thế đâu dễ gì nói. Đến như tuyên dương chánh giáo, mục đích lợi vật, đệ tử đối với nội nghĩa thành thật tự ưa vui. Nhưng dẫn dắt sâu đến xa phần nhiều chưa đều, vì lý lợi đâu đáng nói. Chư Tăng đều vào pháp môn, dạo nơi mặt trời đạo rộng lớn, đến như Pháp sư càng không đợi nói, nói rằng muốn thấy bữa cơm bởi chỗ chưa dụ, tưởng được ý này không cần phải nói nhiều, đều chung đảnh lễ.

Thích Pháp Vân thưa: Điện hạ do sinh biết thượng thức, tinh nghĩa nhập thần tự nhiên thắng biện, luận nói nhiệm mầu xuất tục, mỗi lần qua lại cả tiệc tâm say thật khiến chư Thiên khen hay, thật khiến Đế Thích, Phạm thiên mưa hoa. Bần đạo dẫu nhỏ biết phương hướng mà lớn không thành nghiệp, lạm thổi xe hộ tống Thánh minh mà người biết hổ thẹn không lui sụt, há không nguyện bữa ăn tối tăm, dám cầu xin thật ở chỗ ít nghe khéo nói. Nay kẻ hèn mong đáp ý chỉ, chưa hứa quần tình, lại suy nghĩ dụng nhẹ thoát, rất sợ hãi, khát ngưỡng có thật đói trống không giả. Theo suy nghĩ xem xét xin lại tâu cầu, chỉ mong cam lộ sẽ mở dụng được bỏ hẳn xấu xa bủn xỉn, cúi xin bốn bổn thệ nguyện đầy đủ ba lần thỉnh, hết lòng kính tâu.

Lại xem đến chỉ bày, biết vẫn muốn khiến thuật nghĩa, không nói làm lợi đủ như lời trước, cam lồ đã mở càng hổ thẹn đến nói, nếu chỉ là lược nêu tông nghĩa, vô vi không phải vậy. Nhưng hổ thẹn lấy mắt cá phát họa dọc ngang của Pháp sư, gồm cả đảnh lễ.

CẢM TẠ SẮC CHỈ TẶNG THỦY TÊ NHƯ Ý

Thần Thống tâu: Nên ra lịnh tả hữu Bá Phật Chưởng phụng tuyên sắc chỉ ban tặng một cái Thủy Tê Như Ý, thức là đạo nghĩa chỗ cần, ngọc trắng chiếu màu xứ này chẳng quý, san hô diên chất thệ này chưa phải là châu báu, điêu khắc đã thành trước giúp thường mỏng. Như nhờ cái trâm của Hán Đế, giống như được ấn của Triệu Nghiêu, kính cẩn ngưỡng mong oai thần bày các tòa giảng, phương tiện vui vẻ La-hán hoài bỏ than thở của bát, Ngọc Thức to lớn, nho phân tích nói về Ly Câu, gấu trang sức dao báu, Tử Hoàn hổ thẹn sự giúp đỡ lớn, bò rừng nhẹ phất, Trương Xưởng hổ thẹn nghi xưa, giáng ân thù đặt phục sâu vọt hoa sen, không kể hạ tình, kính tấu sự việc lên vua. Kính bạch.

RA LỊNH GIẢI Ý CHỈ NGHĨA HAI ĐẾ

Lý hai đế thật sâu mầu tự chẳng hư hoại, không do chung cả rộng xa kia, mới của sáng đạo kia lý do chẳng phải một, nêu yếu luận không ngoài cảnh và trí. Hoặc khi do cảnh rõ nghĩa, hoặc khi do trí hiển bày hạnh, còn như hai đế tức là đến cảnh rõ nghĩa. Nếu mê phương này ba cõi không dứt, nếu hiểu đầu mối kia muôn lụy từ đây hết.

Nói hai đế, một là chân đế, hai là tục đế. Chân đế cũng gọi là Đệ nhất nghĩa đế, tục đế cũng gọi là thế đế. Chân đế tục đế do thể mà đặt tên, Đệ nhất nghĩa đế hay thế đế dùng tụ lập chung đề mục. Nếu dùng thứ lớp ngôn ngữ nên nói rằng: 1- Chân đế; 2- Tục đế. Một hợp với hai, số là ba, chẳng phải gặp số quá hai, cũng gọi là có trước sau, đối với nghĩa chẳng tiện. Chân đã không nhân tục mà có, tục cũng không do nhân mà sinh, chính có thể được nói một chân tục. Chân là thật nghĩa tức là bình đẳng, không có pháp khác để làm lẫn lộn. Tục là tập nghĩa, pháp này được sinh luống dối khởi tạo. Đệ nhất nghĩa đến trong cảnh vô sinh đặt tên riêng đẹp, nói pháp này thắng diệu tột cùng không gì bằng được. Cho nên dùng cách biệt làm nghĩa, sinh diệt lưu động không có tướng trụ, kinh Niết-bàn nói: “Chỗ biết của người xuất thế gọi là Đệ nhất nghĩa đế, chỗ biết của người thế gian gọi là thế đế”, đây là văn chứng lý bao gồm hai đế, đặt tên khác nhau, chân tục thế đồng do một nghĩa mà nói, Đệ nhất nghĩa đế dùng hai nghĩa mà nói. Chánh nói lý này đức đã đệ nhất thì nghĩa cũng đệ nhất. Thế đã hư ngụy lại không có nghĩa cho nên chỉ lập tên thế, đế dùng xét thật làm nghĩa, chân đế xét thật là chân, tục đế xét thật là tục. Chân đế lìa có lìa không, tục đế tức có tức không, tức có tức không này là giả danh, lìa có lìa không này là trung đạo. Chân là trung đạo lấy vô sinh làm thể, tục đã giả danh, dùng sinh pháp làm thể.

Chùa Nam Gian, Thích Tuệ Siêu hỏi rằng: “Luống dối khởi tạo gọi là tục, lìa có không gọi là chân, chưa xét dối nổi là sẽ cùng chân một thề hay là có khác”. Nay ý chỉ đáp rằng: Sinh pháp người đời biết làm thể, cái vô sinh người xuất thế biết làm thể, nương người làm luận, nên nói như vậy, nếu nói về chân thì có là không, tục chỉ không làm có, nương nghĩa này nói không được riêng khác.

Lại hỏi: “Chân tục đã nói là một thể, chưa xét chân đế cũng có khởi động, là phải khởi động tự động không quan hệ gì đến chân đế”. Nay ý chỉ đáp: “Chân lý vắng lặng không có tướng khởi động, phàm phu lầm thức tự chấp ngang là khởi động”.

Lại hỏi: “Chẳng hay có khởi động mà phàm phu chấp ngang hay không khởi động mà phàm phu chấp ngang?”. Nay ý chỉ đáp: “Nếu có khởi động thì không gọi là chấp ngang, do không động mà thấy động cho nên là chấp ngang”.

Lại hỏi: “Nếu pháp không khởi động thì lẽ ra chỉ là một đế?” Khiến ý chỉ lại đáp: Lý này thường vắng lặng, đây từ một đế chấp ngang trái là khởi động lại là một đế, lẽ ra là có hai không được nói một.

Lại hỏi: “Là có chấp ngang hay không chấp ngang?” Ý chỉ lại đáp: “Nương người là nói có chấp ngang này”. Lại hỏi: “Nếu nương người nói nên có chấp ngang, nương pháp mà bàn chẳng nên thấy động phải không?” Ý chỉ lại đáp: “Pháp chính là không động, không ngại gì người chấp ngang tự thấy kia động”.

Đơn Dương Doãn Tấn An Vương Tiêu Cương hỏi rằng: Giải ý chỉ nương người mà nói là có sinh hay không? Chẳng hay dối nổi đó cùng

không sinh chỉ là một thể hay có khác?

Ý chỉ đáp: Phàm tình thấy kia khởi động, bậc Thánh thấy đó bất không sinh, nương người mà bàn nên là khác thể, nếu nói tướng tức thì không thành khác, đủ như trước đã giải thích không cần nói nhiều.

Lại hỏi: “Nếu chân chẳng khác tục, tục chẳng khác chân, đâu được người tục chỗ thấy sinh pháp làm thể, bậc Thánh lấy thấy không bất làm thể?” Ý chỉ lại đáp: Tức tục biết chân, tức chân thấy tục, đến đây là bàn tự thành chẳng khác. Y cứ người mà nói thấy tự có sinh không sinh khác nhau.

Lại hỏi: “Chẳng hay thể của tục đế đã nói là phù huyễn, đâu được ở trong chân thật thấy phù huyễn này?”, khiến đáp: “Thể của chân thật tự không có phù huyễn, người mê hoặc ngang bướng cho là có, không thương tổn thể chân thật mà tự bị hư huyễn”.

Lại hỏi: “Bậc Thánh thấy không lưu động, phàm phu thấy là lưu động. Đã lưu động và không lưu động khác nhau, người ngu cho rằng không được là một.” Ý chỉ đáp: “Không cho là lưu hay không lưu đều là một thể. Ngay phàm phu ở trong không lưu động hoành thấy đây lưu động, do đây mà bàn có thể được thành một”.

Lại hỏi: “Thể chân tịnh vốn tự không lưu, phàm phu thấy lưu không lìa chân thể, nhưng thì chỉ có một chân không thành hai đế?” Ý chỉ đáp: Thể hằng, tướng tức lý, chẳng được khác. Nhưng phàm phu thấy phù hư, bậc Thánh thấy chân tịch, y cứ phàm thánh kia có thể đặt tên hai đế.

Chùa Chiêu Đề, Tuệ Diễm hỏi rằng: “Phàm phu thấy tục dùng pháp sinh làm thể. Bậc Thánh thấy chân dùng bất sinh làm thể. Xét sinh và bất sinh chỉ thấy kia khác, lại nương theo nghĩa nào mà được nói là một?” Khiến ý chỉ đáp: “Phàm phu đối với không gọi là có, bậc Thánh thì có nói là không, có không tức nhau đây nói là một thể.”

Lại hỏi: “Xét theo đây được nói là một, một y theo chỗ nào mà gọi?” Đáp: Chính là do có chẳng khác không, không chẳng khác có, cho nên gọi là một lại chẳng khác tên.

Lại hỏi: Nếu không chẳng khác có, có chẳng khác không, chỉ thấy kia là một, vì sao nói là hai?

Đáp: Phàm phu thấy có, bậc Thánh thấy không. Hai cái thấy đã khác, do đây thành hai.

Lại hỏi: Bậc Thánh thấy không thì chẳng thể gọi là đế. Phàm phu thấy có, đâu được gọi là đế.

Đáp: Bậc Thánh thấy không, đối với Thánh là đế. Phàm phu xét cho là có cho nên đối với phàm là đế.

Đàm Tông ở chùa Thê Huyền hỏi: Bậc Thánh có thấy thế đê hay không?

Đáp: Bậc Thánh biết người phàm thấy có thế đế, nếu nói bậc Thánh thì không còn thấy thế đế.

Lại hỏi: Bậc Thánh không thấy thế đế, làm sao dùng thế đế giáo hóa chúng sinh?

Đáp: Bậc Thánh không có hoặc tự không thấy thế đế, không ngại Bậc Thánh biết phàm phu thấy có, cho nên tùy tình chúng sinh nói có hai đế.

Lại hỏi: Bậc Thánh biết phàm phu thấy thế đế tức là phàm phu này phải không?

Đáp: Phàm này tức là thế đế, bậc Thánh cũng không thấy phàm này.

Lại hỏi: Bậc Thánh đã không thấy phàm, sao biết phàm phu thấy thế đế?

Đáp: Thánh dẫu tự không phàm, cũng có thể biết có phàm, tự cho là có, cho nên khúc phó tình kia vì nói thế đế.

Tư Đồ Tùng Sự Trung Lang Vương Quy hỏi: Xét chân tục đã khác nhau, đâu được nghĩa tức nhau?

Ý chỉ đáp: Bậc Thánh đã được tự thấy kia không phải phàm nhân chỗ được thấy kia là có, chỗ thấy khác nhau, không ngại gì tục không ngoài chân?

Lại hỏi: Xét đã chẳng khác, một chất mà có hai nghĩa, phải là nghĩa lìa thể hay tức nghĩa tức thể?

Đáp: Không còn có tướng ngoài danh là một thể. Ngu, Thánh thấy khác tự thành nghĩa khác.

Lại hỏi: Phàm phu chỉ thấy tục hay cũng được thấy chân? Đáp: chỉ được thấytục không được thấy chân.

Lại hỏi: Thể đã tức nhau thì lẽ nào không thấy chân?

Đáp: Vì nếu thấy chân thì không nên thấy tục, thấy tục đã vọng đâu được thấy chân.

Tăng Thiên ở chùa Linh Căn hỏi: Nếu đệ nhất dùng không lỗi làm nghĩa, đây là tên khen ngợi, chân lìa nơi tục lẽ ra cũng là tên tán thán?

Ý chỉ đáp: Tức thể chân này không được nói khen Đệ nhất nghĩa đế đã lại lập tên đẹp cho nên là khen.

Lại hỏi: Không thắng ngã đã được khen, thể ngã tức là chân, vì sao chẳng tán thán?

Đáp: Không thắng ngã cho nên được xưng tán thán, thể ngã tức chân cũng là chân ngã cho nên chẳng tán thán. Lại hỏi: Ngã không lỗi cho nên được xưng là tán thán, ngãlà không ngụy đâu được chẳng khen?

Đáp: Không ngụy thật là tên của đương thể, như thể người nghĩa gọi là giải nghĩa, chính đủ xưng thật thể kia, há thành khen ngợi?

Lại hỏi: Pháp đây không thể nêu ra, đâu được tức là tán thán?

Đáp: Đã nói là không nêu ra, chẳng phải là khen hay sao?

La Bình Hầu Túc Chánh Lập hỏi: Xét tục đế là sinh pháp hay không?

Ý chỉ đáp: Thể của tục đế chính là sinh pháp.

Lại hỏi: Thế tục đã chấp ngang đâu được có sinh?

Đáp: Chấp ngang là có cho nên có sinh.

Lại hỏi: Chấp ngang là có chữ thật tự không pháp. Thật đã không có pháp, nói gì là sinh?

Đáp: Tức sinh pháp này gọi là chấp ngang, cũng tức là cái chấp ngang này gọi là pháp sinh.

Lại hỏi: Nếu là chấp ngang chẳng nên có sinh, nếu quyết có sinh sao gọi là chấp ngang.

Đáp: Đã nói là chấp ngang, thật tự không sinh chỉ chấp ngang là có, có này ngang trái sinh ra.

Hoành Sơn Hầu Túc Cung hỏi: Xét Đệ nhất nghĩa đế đã có nghĩa mục, vì sao thế đế riêng không có nghĩa danh.

Đáp: Thế đã là phù tục không có nghĩa để nói?

Lại hỏi: Nếu không nghĩa để nói lấy gì gọi là đế?

Đáp: Phàm tục xét thấy cho nên đặt tên là đế.

Lại hỏi: Nếu phàm tục thấy có, được gọi là đế, lẽ ra cũng phàm tục thấy có được đặt chữ nghĩa?

Đáp: Phàm tục xét thấy cho nên tên đế được đặt, phù tục không nghĩa đâu được gượng gọi chữ là nghĩa.

Lại hỏi: Phù tục dẫu không thật nghĩa mà đều là nghĩa phù tục, đã có phù tục này, làm sao không nhận tên nghĩa được?

Đáp: Chánh do phù tục nên không có nghĩa để nói. Nếu có nghĩa để nói thì không gọi là phù tục.

Tăng Hoài ở chùa Trung Hưng hỏi: Lịnh ý chỉ giải rằng chân không lìa tục, tục chẳng lìa chân. Xét chân là vô tướng, tục là hữu tướng, hữu tướng vô tướng khác nhau, đâu được đồng thể?

Đáp: Tướng và vô tướng, chỗ này khác nhau. Nhưng phàm phu thấy có, tức là bậc Thánh thấy không, do đây mà luận có thể được là không khác.

Lại hỏi: Đã là một pháp sao được thấy là hai? Thấy đã có hai đâu thể là một pháp?

Đáp: Lý không như vậy, tùy theo vật thấy cho nên được có hai.

Lại hỏi: Thấy đã có hai đâu chẳng trái nhau?

Đáp: Nếu Pháp thật hai, có thể được trái nhau.

Pháp thường không hai, người tự thấy có hai, đến đây làm luận đâu được trái nhau.

Lại hỏi: Người thấy có hai, có thể nói hai người Lý đã là một đâu được có hai?

Đáp: Lý dẫu không hai mà y cứ theo người thành hai.

Thỉ Hưng Vương thứ tư, là Nam Tiêu Ánh hỏi: Đệ nhất nghĩa đế nghĩa kia thứ nhất, đức cũng là thứ nhất chăng?

Đáp: Nghĩa đã thứ nhất, đức cũng là thứ nhất.

Lại hỏi: Nói thẳng thứ nhất đã bao gồm nghĩa đức sao lại thêm các nghĩa để gây ra phiền phức.

Đáp: Nói thẳng đệ nhất ở nghĩa còn mê muội, đệ nhất thấy nghĩa có thể được tốt đẹp.

Lại hỏi: Nếu thêm chữ nghĩa có thể được tốt đẹp, sao không thêm chữ đức để có thể tốt đẹp?

Đáp: Đệ nhất là tức đâu đợi lại thêm, chỉ thêm chữ nghĩa thì đức nghĩa đều đẹp.

Lại hỏi: Gọi thẳng đệ nhất đủ thấy cái đẹp kia, nếu thêm chữ nghĩa dường như có cuộn hạn?

Đáp: Bậc nhất tiêu biểu cho đức, lại thêm chữ nghĩa thì hai cái tốt đẹp đều bày, đâu có hạn cuộc.

Ngô Bình Thế Tử là Túc Lệ hỏi: Thông chỉ nói rằng: “Đệ nhất nghĩa đế, thế đế, bao gồm đặt tên. Chân tục hai đế định thể đặt tên. Xét lý chân đế đã nhiệm mầu và dứt tuyệt nói năng suy nghĩ, xét vì sao có ý chỉ định thể?”

Ý chỉ đáp: Bàn vô tướng kia không chân, chẳng phải không chân nương danh tướng nói dùng chân định thể.

Lại hỏi: Nếu chân đế không có tự thể, nay nương lời nói thể, xét chân đế vô tướng sao không nương lời nói tướng?

Đáp: Nương lời nói thể còn sợ thiếu đức, nếu lại nương lời biện tướng thì có lụy hư huyễn.

Lại hỏi: Chân đế hư huyễn lìa xa nói năng. Nay đã nói có chân, há chẳng nương lời nói tướng?

Đáp: Nương có danh này, danh tự là tướng, không thương tổn lý vô tướng vắng lặng này.

Lại hỏi: Xét đây nương lời nói thể là đúng lý hay không?

Đáp: Không danh mà nói danh là không đúng lý.

Lại hỏi: Nếu nương lời nói danh, danh không đúng lý, chẳng hay nương đây toan ở chỗ nào mà nói?

Đáp: Dẫu không đúng lý mà vì dắt dẫn chúng sinh cần nói danh tướng.

Tuệ Linh ở chùa Tống Hy hỏi: Chân đế thì bất sinh là thể, tục đế thì pháp sinh là thể, mà nói bất sinh tức sinh, sinh tức bất sinh, là đương thể trong tướng tức hay đương nghĩa trong tướng tức? Lại hỏi: Nghĩa đã không tức, thể làm sao tức?

Đáp: phàm phu thấy kia có, bậc Thánh thấy kia không, y cứ thấy thành khác, đến thể hằng tức.

Lại hỏi: Thể đã không hai, sự đâu cần tức?

Đáp: Nếu thể không hai, duyên thấy có hai. Thấy đã hai thì nói thể tức.

Lại hỏi: Nếu như ý chỉ giải, quả là đến người rõ tức?

Đáp: Y cứ người thấy là hai, hai đế gọi là sinh, đến người thấy rõ tức đây, đâu có ngại gì.

Thỉ Hưng Vương thứ năm là Nam Tiêu Diệp hỏi: Chân đế gọi là chân, là thật chân chăng?

Lệnh chỉ đáp: Được là thật chân.

Lại hỏi: Khi Bồ-tát hội chân là quên tục quên chân chăng?

Lịnh Chỉ đáp: Quên tục quên chân, nên nói là hội chân.

Lại hỏi: Nếu quên tục quên chân nên nói hội chân, quên tục quên chân sao gọi là thật chân?

Đáp: Nếu còn tục còn chân đâu gọi là thật chân. Chính do cả hai đều quên nên gọi là thật chân.

Lại hỏi: Nếu quên tục quên chân mà là thật chân thì lẽ ra cũng quên chân quên tục mới là thật chân?

Đáp: Quên tục quên chân cho nên thấy chân, quên chân quên tục càng thấy chẳng phải tục.

Lại hỏi: Bồ-tát hội chân, đã quên tục quên chân, nay gọi là thật chân liền thành trái lý?

Đáp: Giả gọi thật chân, trọn tự quên chân, cả hai đều quên nên gọi là thật sao gọi là trái lý?

Pháp Tuyên ở chùa Hưng Hoàng hỏi: Nghĩa chỉ nói rằng tục đế là có là không cho nên pháp sinh là thể, chẳng hay có pháp có tự thể nên được gọi là sinh, chẳng phải không pháp, làm sao có nghĩa sinh được?

Lịnh Chỉ đáp: Tục đế có không đối đãi nhau mà lập, đã là đối đãi nhau cho nên đều gọi là sinh.

Lại hỏi: Nếu hai pháp có và không đều gọi là sinh nghĩa sinh đã là một, thì có không chẳng khác nhau rồi?

Đáp: Đều là chỗ thấy của phàm phu cho nên nghĩa sinh được đồng là có là không, đâu được chẳng khác.

Lại hỏi: Nếu có, không, quả là khác nhau, lẽ ra có sinh hay không sinh?

Đáp: Đã đối đãi nhau đặt tên nên đồng một nghĩa sinh.

Trình Lang Hầu Túc Kỳ hỏi: Xét tên đệ nhất là hình đối đãi hay không?

Đáp: Chính là hình đối đãi.

Lại hỏi: Đệ nhất vô tướng có hình gì đối đãi?

Đáp: Đã nói rằng đệ nhất đâu được chẳng đối đãi.

Lại hỏi: Đệ nhất là đối đãi, đã gọi là đệ nhất, thế đế đối đãi với đệ nhất, sao không gọi là đệ nhị, nếu tục đế là đối đãi mà không gọi là đệ nhị, lẽ ra chân đế cũng là đối đãi thì không gọi là đệ nhất?

Đáp: Nếu gọi đệ nhất là đối đãi thì đối với nghĩa đã đủ, không nhờ nói tục thứ hai mới thành đối đãi nhau.

Lại hỏi: Nếu danh từ thế đế không gọi là đệ nhị thì gọi là đệ nhất không có hình đối đãi được chăng?

Đáp: Đệ nhất Cao gồm chân, đã nói rằng đối đãi nhau thì tên đối là đãi gặp thẳng có thể biết.

Pháp Vân ở chùa Quang Trạch hỏi: Cảnh thấy biết của bậc Thánh đây là chân đế, chưa xét trí hay biết là chân đế hay tục đế?

Đáp: Hay biết là trí, chỗ bị biết là cảnh trí đến xét rõ cảnh được nói là chân.

Lại hỏi: Người có trí là chân đế hay tục đế?

Đáp: Nếu gọi người có trí tức là tục đế.

Lại hỏi: Xét người tục đế đâu được có trí chân đế?

Đáp: Bậc Thánh quên được tục nên được có chân trí.

Lại hỏi: Người này đã nói vô sinh lẽ ra cũng không được gọi là người?

Đáp: Rõ vô sinh không được gọi là người, nương danh tướng mà nói thường tự có người.

Tuệ Linh ở chùa Linh Căn hỏi: Đối với chân đế thấy có hay đối với tục đế thấy có?

Lịnh Chỉ đáp: Đối với chân đế thấy có tục.

Lại hỏi: Có tục đế là thật hay giả?

Đáp: Là luống dối mà có.

Lại hỏi: Là ngay đó thấy vọng hay ngay đó thấy có?

Đáp: Thấy vọng có.

Lại hỏi: Đối với không danh tướng đâu được thấy có danh tướng?

Đáp: Đối với không danh tướng thấy có danh tướng, cho nên vọng có.

Lại hỏi: Đối với không danh tướng vọng thấy có, thí như lửa nóng người nói lầm là lạnh, được đối với nóng có tướng lạnh không? Nếu đối với tướng không mà có danh tướng thì cũng như lửa có lạnh?

Đáp: Lửa tự thường nóng, vọng thấy có lạnh, đây là tự mê hoặc lạnh nóng chứ chẳng có thường khác.

Tuệ Hưng ở chùa Tương Cung hỏi: Hoặc của phàm phu là chỉ ở chân có mê hay ở tục cũng có mê?

Lịnh chỉ đáp: Ở chân thấy có, đây là mê chân, đã thấy có tục thì không thành mê tục.

Lại hỏi: Nếu khiến hiểu tục liền thành hiểu chân, nếu không hiểu chân đâu được hiểu tục?

Đáp: Chân lý vắng lặng, hoặc tâm không hiểu, dẫu không hiểu chân đâu ngại gì hiểu tục.

Lại hỏi: Tâm này không hiểu chân, đối chân có thể là lầm hoặc. Tâm này đã hiểu tục, đối tục lẽ ra chẳng lầm hoặc?

Đáp: Thật mà là nói thông, tự là lầm hoặc, nói tục sâm la đối với tục đều hiểu.

Tăng Mân ở chùa Trang Nghiêm hỏi: Trong ba mươi tâm chỗ được giải không là chân giải hay là tục giải?

Lịnh Chỉ đáp: Có thể gọi là tương tự giải.

Lại hỏi: Xét tương tự là chân hay tục?

Đáp: Tập quán bất sinh không gọi là hiểu tục. Chưa thấy bất sinh không gọi là hiểu chân.

Lại hỏi: Nếu trí năng chiếu chẳng phải chân chẳng phải tục, lẽ ra cảnh sở chiếu cũng chẳng phải chân chẳng phải tục. Nếu là chẳng phải chân chẳng phải tục thì có ba đế?

Đáp: Cảnh sở chiếu đã là bất sinh, bất sinh là chân, đâu có ba đế.

Lại hỏi: Nếu cảnh tức là chân cảnh sao không trí tức chân trí?

Đáp: Chưa thấy bất sinh cho nên chẳng phải chân trí, đâu ngại trí này chưa chân, mà tập quán chân cảnh, đâu được do trí chưa chân mà khiến cảnh chẳng phải là chân cảnh.

Pháp Sủng ở chùa Tuyên Võ hỏi: Chân đế bất sinh bất diệt, tục đế có sinh có diệt, hai nghĩa chân tục được nói có khác. Bàn pháp thể kia chỉ được là một, chưa xét thể từ nơi nghĩa cũng được có hai chăng?

Lịnh Chỉ đáp: Thể cũng chẳng được hợp từ nghĩa.

Lại hỏi: Chưa xét đến hai thấy của Thánh phàm được nóihai nghĩa, cũng đến hai thấy của Thánh phàm được nói hai thể?

Đáp: Lý chẳng khác nhau cho nên nói là một, đến hai thấy của thánh phàm được có hai thể khác nhau.

Lại hỏi: Nếu khiến người phàm thấy có bậc Thánh thấy không, lại lẽ ra phàm phu chỉ thấy thế đế là có, bậc Thánh nên thấy thái hư là không?

Đáp: Thái hư cũng chẳng phải chỗ thấy của bậc Thánh, thái hư được tên do đối đãi nhau, đã do đối đãi sinh đều là chỗ thấy của phàm phu.

Lại hỏi: Phàm phu thấy hư không có được nói là một chăng?

Đáp: Nói theo phàm thì có thật khác với không, nói theo thánh thì không chẳng khác có.

Tăng Mẫn ở chùa Kiến Nghiệp hỏi: Người tục hiểu tục là đúng hiểu tục so le mà nói hiểu tục, hay là thấy tục hư giả mà nói hiểu tục?

Đáp: Chỉ là thấy tục so le mà nói hiểu tục.

Lại hỏi: Tục đế không chỉ so le, cũng là luống dối, vì sao hiểu so le mà không hiểu luống dối?

Đáp: Nếu khiến phàm phu hiểu luống dối tức là hiểu chân không hiểu luống dối, nên gọi là hiểu tục.

Kính Thoát ở chùa Quang Trạch hỏi: Xét bậc Thánh thấy chân là tiệm thấy hay đốn thấy?

Đáp: Tiệm thấy.

Lại hỏi: Không có tướng hư hoại, một phen thấy lý này muôn tướng đều vắng lặng, xét vì sao thấy chân được có lý do là tiệm?

Đáp: Từ phàm đến thánh, hiểu có cạn sâu, chân tự vắng lặng không ngại thấy có do tiệm.

Lại hỏi: Chẳng hay một được vô tướng đều quên muôn cái có hay là không đều quên?

Lịnh Chỉ đáp: Một cái được không tướng thì muôn có đều quên.

Lại hỏi: Một cái Phật vô tướng thì quên muôn cái có, thì cũng có thể một cái được hư hoại tột cùng chân cảnh kia, không nên là tiệm thấy?

Đáp: Như Lai hiểu vắng lặng tự là tột cùng chân, bậc Thánh hạnh cạn hằng tự tiệm thấy.

Lại hỏi: Nếu thấy chân có tiệm không thể đốn hội, lẽ ra cũng tiệm quên muôn cái có không thể đốn quên?

Đáp: Hiểu có hơn kém cho nên thấy có đốn tiệm, quên hoại không riêng cho nên muôn có đều vắng lặng.

LỊNH CHỈ GIẢI NGHĨA PHÁP THÂN, ĐỒNG THỜI HỎI ĐÁP

Pháp thân vắng lặng xa lìa cảnh có không, riêng thoát ngoài nhân quả, không thể dùng trí để biết, không thể dùng thức hiểu, há là xưng gọi có thể luận bàn. Toan muốn hiển lý không cho im lặng, cho nên tùy theo ngôn thuyết mới có ra tên gọi pháp thân. Thiên trúc nói là Đạt-ma Xá-lợi, Hán dịch là pháp thân. Nếu do đương thể thì là tên của tự tánh, nếu do ngôn thuyết thì là đối đãi nhau mà đặt tên. Pháp thì phép tắc làm ý chỉ, thân là nghĩa có thể, thể của phép tắc gọi là pháp thân. Lược nói ngôn thuyết thô bày thể kia là thân thường trụ, là thân Kim cang. Lại nghiên cứu thêm thì không như vậy, nếu nhất định là Kim cang tức là danh tướng, định là thường trụ liền thành nơi chốn. Cái điều gọi là thường trụ thì vốn là nương tên gọi là Kim cang, vốn là dụ nói bèn bàn thật thể, thì tánh đồng vô sinh, nên nói là thân Phật vô vi không rơi vào các pháp. Cho nên kinh Niết-bàn nói: “Thân Như Lai chẳng phải thân, là thân vô lượng vô biên, không có dấu chân, vô tri vô hình rốt ráo thanh tịnh, vô tri thanh tịnh mà không thể là không, xưng là diệu hữu mà lại chẳng có, lìa không lìa có gọi là pháp thân.

Tuệ Diễm ở chùa Chiêu Đề hỏi rằng: Xét pháp thân vô tướng không nên có thể, đâu được dùng thể để giải thích nghĩa thân?

Lịnh Chỉ đáp: Không danh không tướng chính là không có thể để bàn, nương danh tương đều là diệu thể.

Lại hỏi: Nếu do nương danh tướng đều là diệu hữu, thì do nương danh tướng không thành vô tướng.

Đáp: Đã nói rằng nương danh tướng, đủ rõ lý thật không có tướng.

Lại hỏi: Nếu do nương danh tướng mà lý thật là vô tướng, lý đã vô tướng thì làm sao có tự thể?

Đáp: Nương nói quỷ vật đâu được không có tự thể.

Lại hỏi: Lẽ ra cũng nương nói quỷ vật chẳng phải là không tướng?

Đáp: Bên nghĩa quỷ vật lý chẳng vô tướng, cái gọi là vô tướng vốn là bàn diệu thể.

Lại hỏi: Chân thật xưa nay vô tướng, chính là do quỷ vật này, đâu được ẩn chân thật này, mà gượng sinh nói tướng?

Đáp: Chân thật vô tướng chẳng phải học giả gần thấy được, cho nên tiếp những người cạn cợt tầm thường thì phải nương vào ngôn tướng.

Pháp Vân ở chùa Quang Trạch hỏi: Xét pháp thân thường trụ là muôn hạnh được chăng?

Lịnh Chỉ đáp: Danh tướng trong đạo muôn hạnh có được.

Lại hỏi: Đã là muôn hạnh có được há là vô tướng? Nếu chắc chắn vô tướng há là muôn hạnh có được?

Đáp: Vô danh vô tướng, đâu hội có được nhờ danh tướng mà giả nói có được.

Lại hỏi: Thật có muôn hạnh, thật được quả Phật đâu thể cho vô tướng toàn không thật có?

Đáp: Người hỏi trụ tâm cho là thật có muôn hạnh, nay cho là muôn hạnh tự không, há có thật quả để được ư?

Lại hỏi: Hiện có chúng sinh tu tập muôn hạnh, chẳng hay vì sao hoàn toàn cho là không?

Đáp: Chỗ thấy của phàm tục cho là có, theo lý mà xét thật không có muôn hạnh.

Lại hỏi: Kinh nói thường trụ cho là diệu hữu, như kia giả nói cái gì cho là diệu hữu?

Đáp: Nhờ danh tướng nên nói diệu hữu, lý tuyệt danh tướng gì là diệu gì là hữu.

Tăng Mân ở chùa Trang Nghiêm hỏi: Xét pháp thân bặt tướng, trí không thể biết, tuyệt tướng tuyệt biết đâu được còn có thân mà gọi?

Lịnh Chỉ đáp: Vô danh vô tướng có gì là thân, giả danh tướng nói nên nói là pháp thân.

Lại hỏi: Cũng nên giả danh tướng nói là trí sở chiếu, đâu được không thể dùng trí biết, không thể dùng trí hiểu?

Đáp: Cũng có thể nhờ danh tướng tuệ nhãn mà thấy.

Lại hỏi: Nếu tuệ nhãn thấy được thì có thể dùng trí biết, nếu trí không thể biết thì tuệ nhãn không thấy?

Đáp: Tuệ nhãn không thấy, cũng không có pháp để thấy.

Lại hỏi: Nếu nói là không thấy thì có gì là pháp thân.

Đáp: Lý tuyệt thấy nghe, thật không có pháp thân.

Lại hỏi: Nếu không pháp thân thì không có Chánh giác, Chánh giác đã có pháp thân đâu không?

Đáp: Hằng là nhờ lời cho nên có Chánh giác, Chánh giác đã nhờ nương lời thì pháp thân đâu được nhất định là có.

Pháp Sủng ở chùa Tuyên Võ hỏi rằng: Xét gọi pháp thân là chánh ở diệu bổn, thân vàng trước sáu cũng là pháp thân phải không?

Lịnh Chỉ đáp: Thông mà làm luận bổn tích đều phải, biệt mà làm lời chỉ ở thường trụ.

Lại hỏi: Nếu chỉ ở thường trụ thì không nên có thân? Nếu thông lấy trượng sáu, trượng sáu đâu gọi là pháp thân?

Đáp: Thường trụ đã có diệu thể đâu được không thân, trượng sáu cũng có thể làm phép tắc của chúng sinh cho nên có thể gọi chung là pháp thân.

Lại hỏi: Nếu thường trụ không lụy mới gọi là pháp thân, trượng sáu có lụy sao gọi là pháp thân?

Đáp: Chúng sinh khát ngưỡng vọng thấy trượng sáu, trượng sáu chẳng phải có thì có gì thật lụy.

Lại hỏi: Nếu trượng sáu chẳng có thì chỉ đâu gọi là thân?

Đáp: Tùy vật thấy có gọi là ứng thân.

Lại hỏi: Đã nói là ứng thân sao gọi pháp thân?

Đáp: Tướng chung làm biện cho nên gồm bổn tích khảo xét cầu thậtt nghĩa không ở thân vàng.

Tuệ Linh ở chùa Linh Căn hỏi: Xét là cho cực trí gọi là pháp thân hay do tuyệt tướng mà gọi là pháp thân?

Lịnh Chỉ đáp: Vô danh vô tướng là tập diệt pháp thân, viên cực trí tuệ là thật trí pháp thân.

Lại hỏi: Vô danh vô tướng thì không thân chẳng thân, đã có pháp thân sao gọi là không tướng?

Đáp: Chính do vô tướng nên gọi là pháp thân.

Lại hỏi: Nếu do không tướng nên gọi là pháp thân thì trí tuệ danh Tịnh độ chẳng phải pháp thân?

Đáp: Đã là vô tướng trí tuệ há chẳng phải là pháp thân.

Lại hỏi: Như kia có thân sao gọi là vô tướng? Nếu là vô tướng đâu được có thân?

Đáp: Đối với không danh tướng giả gọi pháp thân.

Lại hỏi: Nếu giả gọi pháp thân chính còn danh tướng làm sao chỉ thẳng vô tướng mà gọi là pháp thân?

Đáp: Đã ở vô tướng giả lập danh tướng, đâu được khác vô tướng này mà nói là pháp thân.

Tịnh An ở chùa Linh Vị hỏi: Xét pháp thân thừa ứng hay không?

Linh Chỉ đáp: Pháp thân không ứng.

Lại hỏi: Vốn do không ứng hóa nên gọi là pháp thân, nếu không ứng hóa thì cái gì gọi là pháp thân?

Đáp: Vốn do thể của phép tắc gọi là pháp thân. Bàn ứng hóa chẳng phải phép tắc ngày nay.

Lại hỏi: Nếu không ứng hóa làm sao có phép tắc? Đã là phép tắc của vật đâu không ứng hóa?

Đáp: Chúng sinh khát ngưỡng mong lợi ích nên nói rằng có thể làm phép tắc cho vật, hóa duyên đã xong đâu có chỗ nên hóa.

Lại hỏi: Nếu làm lợi ích cho chúng sinh thì liền thành ứng hóa. Nếu không ứng hóa thì làm sao lợi ích cho chúng sinh?

Đáp: Có thể sinh khát ngưỡng phép tắc tự thành đâu nhọc đến người ứng theo trần tục.

Lại hỏi: Đã sinh khát ngưỡng đâu không ứng hóa? Nếu không ứng hóa khát ngưỡng ích gì?

Đáp: Chính do Thế Tôn chí cực thần diệu đặc biệt sâu xa, chỉ khiến khát ngưỡng tự nhiên mong nhờ nương cậy. Nếu ứng mà sau mới lợi ích thì sao gọi là chí thần. Không ứng mà lợi ích cho nên thành tốt đẹp cùng tột. Nếu quyết khiến thật ứng thì đâu khác gì Bồ-tát?

HOÀNG THÁI TỬ CHIÊU MINH ĐỜI LƯƠNG

CẢM TẠ SẮC CHỈ BAN CHO NGHE GIẢNG

Thần gồm tâu, chủ sách quản muôn an, kính đọc sắc chỉ, do thần nay giảng xong cho phép nhọc hỏi, xin dùng lời ngay sâu xa bao gồm tất cả kinh, đều đấu môi dùng mạng bốn thời, đồng với mặt trời mà chiếu muôn nước. Thần không bờ bến tầm thường cạn cợt xin kính đọc chớ suy lường văn trời, luống xem ngọc phủ, sợ sệt giao bái, ngủ thức không đặt để, cúi ngước giữa khiến rủ lòng ban ánh sáng đến, vẻ vang gánh vác lòng từ đặc biệt, không biết chỗ tâu, không nhậm hạ tình, kính nép tâu việc cảm tạ, kính bạch.

TẠ SẮC CHỈ THAM GIẢI GIẢNG

Thần Thống tâu: Chủ Thơ Châu Mão vâng đọc sắc chỉ, rủ lòng tham gia, nay thần giảng giải. Lại do chí lý ít nêu bày, lời mầu sâu xa, chẳng phải chỗ nghiên cứu tìm tòi, bèn do không cần lạm ở đây tuyên giải thích, toan nên nhường lời lại giáng ân giáo vị, đầy đọc còn học lại gánh vác chiếu nói kinh. Trộm do ôm ấp sách tấn tám oai thì thần vật chẳng can hệ, phục hoa chín đơn thì tiên đồ sẽ sai khiến được. Thần ngưỡng nương oai vua dạy bạn học đây kính đọc thánh chỉ hiểu suốt quần nho, thống trị dị sư, gồm mọc trệ lâu, phương tiện tuệ thí hổ thẹn dài ngắn kia. Công tôn bỏ cứng trắng kia. Ngọc sinh khuất phục đã trọn thần khí, pháp mở nhận khuất phục, hằng ẩn núi đông. Trong sử khúc lâm càng sáng hàm tịch, mong chở thù từ không biết chỗ tâu, không nhậm hạ tình, kính tâu cảm tạ sự lắng nghe. Kính bạch.

CẢM TẠ SẮC CHỈ BAN CHẾ CHỈ

GIẢNG SỚ KINH ĐẠI NIẾT-BÀN

Thần bạch chung: Sau xem nên sắc chỉ Mộc Phật Tử kính đọc sắc chỉ, ban cho chế chỉ giảng sớ kinh Đại Niết-bàn một bộ mười pho, gọi chung là một trăm quyển mùa đông lạnh thấy mặt trời chưa đủ gọi là kỳ lạ, đi hái thuốc gặp tiên đâu có gì dụ cho sự vui mừng ấy. Thần cúi xin sáu hào soi sáng đến chỗ sâu tột nơi cơ tượng, bốn trú chỗ bao gồm thí mạng lịnh dừng giữa nước, há có nhân quả lồng nhốt, biện giáo thành báu bao trùm chân tục, mở văn như trăng tròn đầy, mới ngay đạo truyền đi cả đại thiên, giáo hóa đều trăm ức, mây che chủng thức, mưa khắp ruộng thân, há lại nói vua Đường làm quy thư, vua Chu sách phủ, nào đợi khắc tẩm bàn vu truất bỏ khâu tốt, cam lồ sách màu trước giáng ân đặc biệt, xét mình theo ngu không vượt qua gánh vác vui mừng, không nhậm đầu đội, kính tâu.

CẢM TẠ SẮC CHỈ BAN CHO CHẾ CHỈ

GIẢNG SỚ KINH ĐẠI TẬP

Thần tâu chung: Tuyên chiếu Vương Tuệ Bảo phụng tuyên sắc chỉ, ban cho chế chỉ giảng sớ kinh Đại Tập hai pho mười sáu quyển. Cam lồ vào đảnh nước tuệ rưới tâm, dường như tối gặp sáng, như đói được ăn no. Cúi mong chẳng phải sắc chẳng phải dục hai cõi đồng phường, chẳng văn chẳng lý ba thừa nhóm mây, bốn biện tài nói mà chưa tột, tám âm thinh giảng mà chẳng cùng. Cúi mong cơ trời nương thánh tác đây đồng chân như mà vô tận, cùng mặt trời mặt trăng đều treo. Chỉ xem núi xuân báu được châu biển lớn, thần thật đâu thể hằng nhờ dạy dỗ giúp đỡ, mở sách khua bút đâu đủ bày tâm, giấu tay áo mở lời chưa than ca múa, không nhậm chí tột vui mừng gánh vác, kính cảm tạ tâu lên. Kính tâu.

TẤN AN VƯƠNG TRẢ LỜI THƠ QUẢNG TÍN HẦU

Vương Bạch, ngưỡng nương so xưa khai thiện nghe giảng kinh Niết-bàn, dầu thường trong núi, dạo ngoài tâm người, thông xanh sương trắng chỗ nào cũng đáng vui. Núi kỳ đá lạ tột mắt quên về, thêm dùng nước pháp lưu chảy, đêm rụng hoa trời, qua mà quên lại, có hiểu lời xưa. Vua kéo vật theo, việc không đến riêng, kính dấu vết cao đây tận tâm như kết. Kính bạch.

TẤN AN VƯƠNG GỞI THƯ CHO QUẢNG TÍN HẦU

Vương Bạch, rộng dứt âm chỉ, thường dùng kết dài, gió mạnh rất lạnh nguyện sánh vui hòa. Xin nương pháp tòa Tịnh Danh thân theo miệng vàng, lời quý giá ở Lộc uyển, lý hợp non Linh Thứu, sâu xa bí mật ở đây đã thạnh, đạo tràng trang nghiêm từ đây mở rộng, đâu chỉ đèn tâm sáng rỡ cũng là hoa ý bay xa. Huống chi suy nghĩ rộng rõ gốc dài của nội giáo, khiến thêm xe mười điều lành, mở đường tám chánh, dòng nước Bát-nhã rửa bụi ý thức, do đây xuân đẹp mới là thật thu.

Vua thường nhớ hội nhóm thù thắng ở rừng hoa cũng tạm nhờ cuối vị, từ sáng đến tối tắm gội lời nhiệm mầu, đến ngày bãi tòa hơn lui nghĩ xét bên. Nắm tay bên đến gồm mở nói cười, ngước trông chín tầng cúi xem trăm thước, ao vàng động trăng, cây ngọc ngậm gió, ngay lúc này đủ gọi là pháp lạc. Nay bộ thừa cuốn màn bày một góc, nghe bên mưa tuệ, dòng vui vọt khắp, luống ôm sông huyền mà thân nương bẩm thọ, hư không chẳng thật có, không sáng tánh linh, duyên bịnh có ái tự sai khó cứu. Gồm dưới xe xưa nay nghĩa lời càng ít, nhớ xưa đã hết giải mới chưa ăn, đã hổ thẹn miệng tụng lại chẳng phải tâm biện. Hằng cảm tạ vẽ bình trọn thẹn nhiễm ô lụa. Huống chi mây từ đã giúp, biển trí cũng sâu, bóng hơn ngọn sóng mong thường rưới quét, nhưng xa trái chuyển nhóm khởi lời đầy ở mắt, nguyện thêm kính nạp, lời không kể hết ý, kính bạch.

Tiêu Ánh, Khai quốc hầu ở huyện Quảng Tín, sợ hãi tội chết, tin đến vâng lời dạy. Lời trong gồm giấy văn vẻ hay đẹp, an ủi vấn vương, như ngày lạnh sương thảm thiết. Cúi xin đi, đứng hòa niệm, dân giàu ân nặng không qua ngưỡng tổn, hạ quan trí mờ thức tối người phàm học cạn, bèn được ủng hộ thềm ngọc, chính thân thờ giáo nghĩa. Tai nghe pháp cam lồ, tâm vương chế thuyết, ân trời sâu xa, tình duệ rộng sâu, ba minh một soi chiếu, giải thích nghĩa dính mắc với người mê lâu. Bốn biện đã bày mở rộng điều khó suy nghĩ mà đốn hiểu, há là vua Hán mộng dấu vết mà âm vang Phạm lại rộng. Dẫu chúa Tấn để tâm mà lời vi diệu mới hiện? Thường đến đêm rảo bước trên chiếu ngọc, sáng lên thềm châu, không hề chẳng nhớ rừng cỏ phương thắng hội, vườn nhiệm mầu, tòa pháp.

Điện hạ kéo lôi mây báu, hoặc theo dung nhan mà hỏi đạo, thí vạt áo rộng nhìn, chợt chẻ sừng mà mở trán. Bấy giờ lầm răng cuối chiếu dựa nghe tranh luận, thân thờ lời nói thường giúp nhan sắc. Đến như tòa giảng ngày nay, Điện hạ hạn đồng chia Thiểm, lầm ban thiên tướng vẫn đến hạ quan, ai không khâm phục nhân từ, ai không luyến mến đức, ngưỡng tâm đông chú, thường dùng kính ngưỡng làm đầu. Hạ Quan hèn tệ kính mến từ lâu, tuy nghe diệu nghĩa, tâm ngu khó mở, mới muốn theo Linh Thứu làng thông hỏi thăm điều nghi dưới tòa. Bỗng gặp Lịnh chỉ, ban cho tìm sóng dư, xét độc chiến hoàng cúi ngước thêm hổ thẹn ngõ hầu vì suy nghĩ đùa bởn thiếu thái hạ tình. Chính ngay mây từ biển trí, lại lấy ngưỡng thuộc tạ bình, hổ thẹn lụa thật quy về hẹ tầm thường.

Hạ quan hoặc duyên đã nhóm trần lụy chưa tiêu, gần nhiếp bảo vệ, trái phương bèn giữa đường cảm bịnh, không được ăn nhờ rốt ráo, thiếu nghe phẩm cuối, luống tự trách mình trọn thiếu duyên vận, không xét ngày nào cho thần thức vui vẻ. Giở xem sử Nho, không còn tổn niệm. Hạ quan thường thăm hỏi tây bưu, giúp được linh đức, ngước nương nhìn dặn dò rõ trên hoa chương, hoặc nghe công ở dưới cam đường (nhà ngọc) chưa thưởng không văn bút, rối rắm sợi tơ, suốt sáng không dứt. Luận bàn xanh đen, đêm chia bèn ngủ, khách xuân hoa lên tòa bên phải mà thăng đường, khách thật thu ứng luống bên trái mà vào nhà. Văn tôn nghĩa cúi ở chung đàn, chỉ có đây rất vui thật nghiệm sáng này. Hạ quan xưa dạo Lương uyển. Mong xuân đoái hoài, nay riêng cách nhan sắc xanh nhìn lâu tiếp ngưỡng nghiêng tâm đã hết khởi lời rơi lệ. Chỉ có khi gởi âm chỉ ban sự thơm lây. Cúi xin trân trọng xét lại sau nương, khúc phụng ân dạy dỗ dùng chép sâu gánh vác, Ánh đáng tội chết, tội chết.