QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

BÀI TỰA THIÊN THỨ HAI: BIỆN HOẶC (PHẦN 1)

Hoặc của thế tục đại khái có hai:

Một: Nghi Phật là huyễn ngụy, dắt dẫn tâm người.

Hai: Nghi nhân quả đắm chìm, giữ gìn thân thế.

Phật là bậc Đại giác soi chiếu cùng tột căn cơ, xét rõ nhiều phương của tánh dục, luyện huyền đạo thuốc để trị bệnh. Vì thế, có thể thị hiện kim thân, cao một trượng sáu; ánh sáng chiếu khắp, đuốc tuệ soi suốt, thông khắp cõi Đại thiên mà mở mang giáo hóa. Khiến cho người lãnh thọ chánh đạo, chứng được trần sa. Bên trong hàng phục được sự ràng buộc của mười món kiết sử, bên ngoài trừ sạch sự tệ hại của tám thứ ma. Vì thế, có thể đi trên lửa nước mà không ngại. Nhiếp hết Rồng quỷ mà tinh thần vui vẻ. Ba món minh sáu món thần thông, thấu suốt diệu thuật linh khâm. Bốn thứ biện tài, tám món giải thoát, biến hóa con đường rộng lớn cứu giúp muôn vật. Đạo kia rõ ràng chênh lệch khó trình bày đủ. Còn như Lý Tẩu xưng đạo, vừa mở rộng hai thiên. Danh vị sử thần của nhà Chu, môn học quan lại của nhà Chu. Sinh ở làng Lệ, chết ở làng Quỷ. Trang Sinh có thể làm Thật Lục Tần ẩn dật, thật không phải vọng bàn, mà Sử Thiên khen ngợi nói rằng: Tây độn lưu sa. Hán cảnh kính tin, mới khai mở đạo học Đông hạ. Sau đó tông phái dần dần mở rộng thêm. Cuối cùng trí tuệ ở Thần Châu, bặt trí giữ sự yếu mềm. Hoàn toàn chưa nghe nơi hoàn hải. Người thế tục ngu si tin tô điểm cho sự dối trá, khen ngợi cho là chân thật, bèn soạn kinh Lão Tử Hóa Hồ v.v… So sánh bốn quả, mười địa, kiếp số, luân hồi của Phật pháp. Kết đất làm người, Quán Âm thị lão. Huỳnh Thơ độ mạng, Xích Chương yểm chúc. Đây là nói vội vàng không đáng khen ngợi. Muốn vượt hơn Đức Phật mà nói khoác Tăng Ni, muốn mạnh hơn thế tục mà làm bậc tôn cực. Người hiểu biết cao xa tự dứt sinh thường, kẻ học ít mê mờ đồng chìm đắm. Vả lại, hai thiên đạo đức, Quyên Tử đã nói, Bá Dương vì y mà truyền, đây là kể lại mà không phải làm ra. Còn như bốn quả trở xuống, hoàn toàn chẳng phải đạo lưu. Đây chính là do môn nhân hậu học mở rộng con đường rộng lớn. Nói liền dẫn loại trở lại lụy ở bổn tông. Vì thế trong bộ Thần Tiên Truyện chép: Không nói Đạo sĩ vọng truyền, Lão Tử đời đời làm Quốc sư, ấy là quá lạm. Cát Hồng có thể gọi là người sinh tri, ngàn năm một lần gặp. Các kẻ ngu hèn xe ngựa đi trước. Kinh Phật không nêu trong Lý Đam, sách đạo Lão phần nhiều có liên quan đến lời dạy bảo của đạo Phật. “Nhân lưu mộ thượng” là lời ngạn ngữ xưa, “Ác cư hạ đồ” là hành sự (việc làm) của thế tục nay. Do đó, tùy có tướng trạng đều nghĩ bàn, là bổn khí của đạo. Không có hình tượng để vẽ, nay thì nghi kim thân Đức Phật. Nêu riêng thiên đàng địa ngục. Liền đúc tượng thực hành năm giới, mười điều lành không hề có dấu vết khác. Cuối cùng, tài dụng kém cỏi không thể tự lập tông khoa.

Trộm kinh cắp nghĩa nương đó mà xưng đạo, còn như Dương Hùng Thái Huyền siêu nhiên cư dị, Bảo Phác nói đạo chẳng ai bằng khai quyền. Ân tuệ của Trang ban bố có thể làm danh tác. Nam Hoa gần núi cũng đủ mạng gia. Đâu như nguyên mật của Thượng hoàng, lấy hiệu của Hán Triệt. Sinh giải phẩu ở nách bên trái, dùng nghi so sánh của bậc Năng nhân. Đây là con đường ư? Đủ như ở sau sẽ nói rõ.

Lại thế tục nghi ngờ nghiệp ba đời. Bấy giờ, khinh quả báo trong bốn đường. Người chết ở đây sinh, sinh cũng không biết đến chỗ nào, do đây trầm luân, ra khỏi cảnh vô duyên. Nếu không gồm nêu việc vượt quá mê mờ, cột chặt hiềm nghi thì làm sao tóm lược đó.

Lại tựa rằng: Nếu giải được nghi ngờ kia, còn ở bậc Bác kiến nghĩa cử, truyền văn thầm ghi, tin thì khó nói đơn sơ. Vì thế, bốn tịnh bất hoại, vị đầu tiên nhập lưu. Một nhóm chánh định mới xứng hợp cõi chánh. Còn lại thì ban đầu nhiễm sợi lông nhẹ, tùy gió thồi không thoái chuyển, cây sơn tuy mài không mỏng nhưng đây do bỏ hoặc được chánh, khai căn cơ ngộ đạt. Vững thân an đạo, quyết căn cứ đức của Kê Minh. Từ khi Phật pháp truyền bá đến Chấn Đán, tin hủy xen nhau. Phần nhiều do ức đoạn tâm sư thống quyết, việc ba đời tất nhiên như vậy, bèn cho là ngụ ngôn. Sáu đường hình chiêu ảnh, nói là luống dối. Phàm do luân hồi sinh tử, theo nghiệp mà trở lại. Theo niệm niệm mà trả thân, nên kiếp kiếp truyền thức. Do đó, những vị tài giỏi soạn luận phương sinh. Quế Hạ hác triết, xưng quỷ kia không thần. Có thể gọi là thời gian dài có hết mà bở sinh không cùng. Vũ phụ đã hóa Huỳnh Hùng. Hán Vương biến thành Thương Thái. Bành Sinh đọa làm con heo, việc này hiển rõ trong việc Trang Công vào Tề Hầu. Nguyên Bá tòng quân danh cao Hán sử. Đây là đồ chúng ư.

Khó đủ thư thân. Bọn vô thức vọng sinh suy thác, liền nói ba hậu do trời là phép tắc cao của sự dẫn dụ, bày cúng quỷ hương là mưu kế của sự hiếu đạo. Đây là mưu mô của con người, vượt hơn hành sự bình thường, hại kinh loạn tục không đáng nói. Như lời bàn lệ thuộc du hồn, nêu bày công việc ở đời trước. Chiêu Mục có tự Tôn Tổ trọng thân. Cẩn thận lúc lâm chung, nhớ cha mẹ xa, do lại đồng ngưỡng, tiễn sương hưng cảm nêu sự rộng lớn, đâu bỏ mất chỗ sinh, chuyên còn các đời. Luận “Hoành Trần Vô Quỹ”, thuật “Tự Hứa Có Thân”, tập trước đã nói nay lại nói rõ. Cần phải so sánh danh lý, nghiên cứu kinh luận, quyển bộ năm ngàn hoặc xem xét mục lục kinh. Nghĩa thông tám tạng diệu thức tông quy. Nếu hiểu rộng việc này sẽ dứt bặt nghi ngờ. Thầm cho rằng sáu nhân bốn duyên, tùy theo thiện ác mà thành nghiệp. Bốn loài sinh, sáu đường vời lấy quả báo nổi chìm. Đạo này thản nhiên không học thì không rõ. Đâu thể tin ức đoán (đoán chừng) của phàm phu mà bác bỏ lời dạy rõ ràng của bậc Đại thánh ư? Huống chi nêu thuyền nhân từ sáu độ, tâm lớn cứu giúp nơi biển khổ. Chia giai cấp (thứ lớp) bốn để, dẫn dắt núi tà của kẻ tiểu trí. Dùng ba món học vô lậu để gồm nhiếp hai thừa, bốn lần chuyển pháp luân để bẻ dẹp tám nạn. Đại khái như vậy, không có lý do nghi ngờ mà được. Lại dùng chùa tháp cao sang lộng lẫy lãng phí tài của. Tăng đồ cúng thí, lạm dụng nơi phước điền. Rõ ràng quá phạm, thế tục chê bai, nhiễm ô Phật pháp hoặc bị mất đi. Vì thế, hai quan Võ Chu, Ngụy sinh ở U Bộ, hai quân Xích Liên con cháu dòng rợ. Quê hương không phải là chỗ nhân nghĩa, tánh dứt tâm soi xét, chuyên sát hại thật không đáng sợ hãi. Nay nêu chung thời đại xếp theo thứ lớp đó. Ngõ hầu dứt hết những điều nghi ngờ mê lầm mà chứng ngộ, kính ghi lời tựa

Hoằng Minh Tập – đời Lương Mục lục Thiên Biện Hoặc Mâu Dung biện hoặc

– Luận Vong danh chánh vu.

Luận Tông bính nạn hà thừa thiên bạch hắc.

– Luận Hà thừa thiên đạt tánh luận nhan Diên chi nạn. Thích đạo hằng thích bác.

– Luận Trương dung môn luật chu Ngung nạn Thích huyền quang biện hoặc.

– Luận Lưu Hiệp diệt hoặc.

– Luận Lý Lâm nạn bất hiện Phật hình.

– Luận Tiêu Tử Lương thích nghi hoặc thư.

Quảng Hoằng Minh Tập – đời Lương Tổng mục thiên biện hoặc.

– Đời Ngụy, luận biện đạo của Trần Tư Vương.

– Đời Tấn, luận Thánh hiền cùng phép tắc, Lão Đam không phải là Đại hiền của Tông Thạnh.

– Đời Tấn, Tông Thạnh nêu đạo trở lại hỏi, Lão Tử nghi hỏi.

– Đời Nam Tề, Chẩm Hưu Văn luận đồng bậc Thánh và lời giải nạn, nêu lời giải thích vua quan nghi ngờ.

– Đời Nguyên Ngụy, Thái Võ ban chiếu chỉ bãi bỏ Phật pháp.

– Đời Chu, Cao Tổ nhóm Tăng luận về phế lập.

– Đời Chu, Sa-môn Thích Đạo An nói về hai giáo.

– Đời Chu, luận Tiếu đạo của Chân Loan.

– Đời Chu, Cao Tổ ban chiếu chỉ bỏ hai giáo.

– Đời Chu, Võ Bình Tề nhóm Tăng luận về phế lập.

– Đời Tiền Chu, luận Kháng đế của Sa-môn Nhậm Đạo Lâm.

– Đời Chu, Biểu Thỉnh Hưng Pháp của Sa-môn Vương Minh Quảng.

– Đời Đường, Truyền Dịch dâng lời biểu phé bỏ Phật pháp.

– Đời Đường, Lý Trọng Hương luận mười dị chín mê.

– Đời Đường, Sa-môn Thích Pháp Lâm luận về phá tà.

– Đời Đường, Sa-môn Thích Minh Khái trình bày việc lập Phật pháp.

– Đời Đường, Lý Sư Chánh luận về nội đức.

– Đời Tấn, luận Tài An giải thích nghi và Diêu chủ giải thích nghi.

– Đời Đường, Sa-môn Thích Tuệ Tịnh luận phá trừ nghi.

– Phần thứ nhất của Thiên Biện hoặc thứ hai trong Quảng Hoằng Minh Tập.

– Luận Biện Đạo – Đời Ngụy, quan Trần Tư Vương tên Tào Thực Tử soạn.

– Luận Thánh hiền đồng phép tắc, Lão Đam không phải Đại thánh. Đời Tấn, Bí Thư Giám tên Tông Thạnh an quốc. Lão Tử nghi ngờ, trở lại hỏi của Tông Thạnh đời Tấn.

– Luận đồng bậc Thánh, đời Tề, Thường Thị Chẩm Ước.

****

Luận Biện Đạo – Đời Ngụy, Tào Thực soạn.

Sách của Thần tiên, lời nói của Đạo gia (đạo Lão) nói rằng: Theo truyền thuyết trên là sao Thàn vĩ, sao Mộc tinh giáng xuống là Đông phương sóc.

Vương An ở Hoài Nam bị giết ở Hoài Nam mà cho là được đạo khinh cử. Câu bị bắn chết ở Vân Dương mà cho là quan tài trên hư không. Những trường hợp này rất luống dối. Ở Trung Hưng, người dốc chí soạn luận, Hoàn Quân Sơn, soạn sách rất hay. Lưu Tử Tuấn thường hỏi người rằng: Thật có thể đứng trước sự tham muốn mà nhắm mắt bịt tai, có thể không suy tàn ư?

Lúc đó, trong sân có một cây Du đã già, Quân Sơn chỉ nói rằng: Cây này vô tình, ham muốn có thể nhẫn được, không có tai để bịt không có mắt để nhắm, nhưng vẫn khô héo hư mục. Tử Tuấn bèn nói: Nếu không khô héo hư mục thì không bàn.

Cư Sơn vịn vào cây Du để ví dụ là chưa đúng. Vì sao? Vì tôi trước đây làm điển nhạc cho vua, Đại phu nhạc ký rằng: Văn Đế được Ngụy Văn hầu nhạc nhân Đậu Công. Năm một trăm lẻ tám tuổi, hai mắt bị mù. Vua hỏi làm sao mà thi hành.

Đáp: Năm Thần lên mười ba tuổi đã không nhìn thấy ánh sáng. Cha mẹ thương sợ không làm được việc gì bèn dạy cho Thần nghề khảy đàn, thần không thể dẫn dắt không biết thọ được bao nhiêu.

Quân Sơn luận rằng: Đã bị mù từ nhỏ, chuyên nhất bên trong thấy tinh tế, không có sự trợ giúp bên ngoài. Trước là nạn Tử Tuấn do bên trong thấy không có lợi ích. Sau luận Đậu Công cho là không xem xét. Tôi chưa thấy định luận kia.

Quân Sơn lại nói: Phương Sĩ có Đổng Trọng Quân, nhốt trong ngục, giả vờ chết. Vài ngày từ trùng mà ra. Chết rồi lại sống, sau đó chết lại sống, cuối cùng cũng chết. Quân tử hiểu rõ thí dụ kia như thế nào ư?

Chí thần không hơn trời đất, không thể khiến cho loài sâu bọ mùa hạ thì ẩn núp sợ sấm sét, mùa Đông thì xuất hiện. Khi biến thì vật động, khí thay đổi thì sự ứng. Trọng Quân kia có thể ẩn khí kia, chết thân kia, rách da kia, xuất hiện loài trùng kia, không phải là điều quá lạ?

Đời có Phương Sĩ, Ngô Vương đều mời đến. Cam Lăng có Cam Thỉ. Lưu Giang có Tả Từ. Dương Thành có Huy Kiêm. Ban đầu có thể hành khí dẫn dắt. Thuật của Từ Hiểu Phòng Trung, Kiệm Thiện quần cốc, đều nói là ba trăm tuổi chết. Do đó, tập trung ở nước Ngụy, thật sợ cho đồ đệ của người này. Tiếp nhận kẻ gian, dối trá coi thường mọi người làm việc yêu ma để mê hoặc người. Vì thế tụ tập lại để cấm.

Cam Thỉ già nhưng dung sắc còn trẻ. Từ thuật sĩ khác đều quy đến. Song lời nói của Thỉ rất nhiều mà ít thật, lại có những lời quái lạ.

Nếu gặp Tần Thỉ Hoàng, Hán Võ Đế thì lại thong thả, thị biến học trò lớn. Vua Kiệt, vua Trụ khác đời mà đều ác. Người gian khác đời mà cùng dối trá.

Lại ở đời luống dối có thuyết vị Tiên. Tiên nhân ấy là thuộc loài vượn, cùng người đời đắc đạo, hóa thành vị Tiên? Con chim Sẻ xuống biển thành con Sò. Con chim Trĩ xuống biển thành con Sò. Kia đang bồi hồi, cánh kia nhầm ao. Cánh kia còn tự biết. Bỗng nhiên rơi xuống, thần hóa thân biến, lại cùng đàn với loài Ba ba. Há lại tự biết bay lượn nơi rừng rậm, bờ thành cho là vui ư? Nhìn lại thấy Thất phu chán nãn nạp lời luống dối tin lời huyễn hoặc. Trọng lễ để kêu gọi Thần, kính việc sinh sản để cung cấp hư cầu. Buông bỏ ngôi vua để vẻ vàng, tìm chỗ nhàn rỗi để ở. Trải qua nhiều năm không có công hiệu gì. Hoặc chôn vùi dưới gò đất, hoặc chết ở Ngũ Tạc. Đến lúc giết thân kia, diệt dòng tộc kia, rõ ràng đủ làm trò cười cho thiên hạ. Song tuổi thọ dài ngắn, thân thể mạnh yếu, đều tùy mỗi người. Khéo dưỡng thì sống trọn đời, nhọc nhằn lo âu thì nửa đời người, hư dụng ấy thì chết yểu. Kia gọi như thế ư?

Thực tự là Tử Đạt, là con thứ tư của Võ Đế đời Ngụy. Lúc đầu phong chức Đông Á Quận Vương, sau làm chức Trần Tử Vương. Thuở nhỏ ngậm ngọc Khuê, mười tuổi có thể thuộc văn, hạ bút liền thành. Lúc đầu không có chỗ sửa đổi được, thuật nghệ của thế gian đều khéo léo. Thuần ở Hàm Đan (Hàm Đan Thuần) thấy vậy lấy làm lạ, kính phục gọi là Thiên nhân.

Mỗi khi Thực đọc kinh Phật thì quyến luyến khen ngợi cho là tông cùng tột của Chí đạo. Bèn chế chuyển tụng bảy âm thanh có âm hưởng thăng trầm khúc chiết. Vì thế, đời gọi là phúng tụng, hoặc gọi là Hiến Chương. Thường dạo chơi ở Ngư Sơn, nghe trên hư không Phạm Thiên khen ngợi, sinh tâm kính mến mà truyền đời sau. Đủ thấy trong bộ “Pháp Uyển Tập” song gồm nhiếp nguồn đạo, nghiên cứu Tiên lục, rất là dối trà, vì thế soạn luận để nói rõ.

****

– Luận Thánh hiền đồng phép tắc, Lão Đam không phải là đại hiền, đời Tấn, Tông Thạnh soạn.

Được an nhàn trong chốc lát, lại trình bày chỗ vịnh. Tôn kính sự nhiệm mầu của bậc tiên triết, xét linh thuật của bậc đại hiền. Xem rõ phong lưu, nghiên cứu hành chỉ. Phân biệt cao thấp gần như lờ mờ. Đại Thánh nương thời nên thành tích ở sở nhân. Đại Hiền kém hơn nên cùng Đại Thánh phương tiện có thay đổi sở nhân không đồng. Vì thế, có nhường nhịn và đấu tranh thành tích trái nhau. Kém hơn nói là á. Vì thế phép tắc hành tạng chẳng khác. Cũng có Rồng Hổ theo phong vân, hình tướng hợp ảnh hưởng, lý vốn tự nhên không phải kêu gọi đến. Đây cho nên ngôi sao ky đồng như điềm báo. Điềm lành nơi mép con Hổ con Tê giác, Nhan khổng đều suy đồi. Ung dung nơi khuông trần. Đời Đường, Nghiêu là vua, Tắc Khiết mong sự giáo hóa kia. Cách mạng của vua Thang vua Võ, Y Lữ khen công lao. Do đây mà nói, dùng luận xả ảnh hưởng, chỉ có ta bàn luận với ông, há không tin ư? Vì sao? Đại Thánh hầu như quán (nhìn) tượng biết khí. Quán tượng biết khí dự trước lành dữ. Đây là vận hình đồng ngự trị nhân ứng, đối tiếp các phương cuối cùng bảo vệ nguyên kiết, thông suốt vướng mắc chỉ là một.

Nhưng kính trọng Thánh ưa đổi, có tiếp đãi thì hưởng thụ. Khâm minh mà không thể minh, vui vắng lặng mà không thể vắng lặng. Do đây có hơn kém mà thôi. Đến bậc Hiền thứ ba, cách xa bậc Thánh. Vì thế đạo minh thể chưa hết, tự nhiên vận dụng, tự không được đồng nhiệm mầu. Nhưng trông mong còn thắng, cao tưởng liền đủ. Kính mến thuần phong, chuyên vịnh chí hư. Vì thế, có người ở một mình nơi rừng núi hiểm trở, hoặc nói và thực hành chống cự dây cương ngựa như bọn người của Lão Bành. Cũng chẳng phải cố nhiên lý tự nhiên. Hễ thân xao động thì ưa tịnh tính nhu thì thích cương. Quấy nhiễu chỗ thường tập, tham chỗ ít nghe, đây là lẽ thường của thế tục. Đây là do thấy từ của riêng chống cự, lại không tìm sự ưa thích nhân ứng, thấy luận giả dối, lại không ngộ được lỗi quá thẳng. Xét việc làm của Lão Tử giống với Thánh giáo. Thí dụ này là thay thế ngón chân cái của con Ngựa biên, có nguy có Thánh giáo. Là xa cứu đời, trái minh đạo hoặc mê muội nghĩa. Sáu kinh sao thường thiếu lời dạy hư tịnh, lời dạy nhún nhường lặng lẽ.

Khổng Tử nói: Thuật mà không làm, tin mà ưa thích. So sánh ta với Lão Đam, nghiên cứu ý chỉ xa. Thì đạo của Lão Bành dùng lồng đậy kín trong Thánh giáo mà thôi. Vả lại, chỉ nói hai sự mà thôi không phải là lời nói thật, làm sao rõ được. Bậc Thánh thanh tịnh sao lại không thích ư? Lại ba Hoàng, năm Đế về sau không ở đâu chẳng chế tác. Vì thế cho nên dịch tượng kinh phần, rõ ràng xán lạn, cột nhà, áo quần cùng thời khởi lên, đâu ở nơi thuật mà không làm ư? Vì thế kinh Dịch nói: Bậc Thánh làm mà muôn việc thấy đây là chứng cớ. Bởi chỉ nói đức của Lão Bành, dường như giống nơi chốn của hình thuật mà thôi. Cũng giống như che giấu oán mà trái với người kia. Tả Khưu hổ thẹn thì Khưu cũng hổ thẹn. Há đối với lời nói của ta chẳng có chỗ nào không nói cùng tột của tướng thể. Vả lại, Nhan Hồi, Khổng Tử không dùng dưỡng làm sự mà Lão, Bành thì dưỡng. Khổng Tử, Nhan Hồi giống như người đây mà Lão, Bành thì khác. Những người này không đâu chẳng phải là dấu vết của Á Thánh. Mà sách kia thường thường mâu thuẫn, nêu sơ như ở dưới. Đại Nhã làm quan may mắn dứt bỏ được điều tệ kia. Lại không đạt được ý chỉ khinh cử của Lão Đam, muốn truyền bá dẫn dắt Nhung Địch, dẫn dắt phong tục khác ư?

Nếu muốn truyền bá dẫn dắt loài khác (phong tục khác) thì mặc áo trái không phải là chỗ huyền hóa, dạo một mình không phải là cử động gia độn. Các họ Hạ, Lăng, Trì mở rộng lời dạy của Tổ Tiên. Giáo pháp của bậc Thánh từ gần đến xa chưa có cách lừa dối tránh hiểm nạn như đây. Nếu sợ tai họa mà tránh đất, thì bậc Thánh có thể ẩn thương triều. Lỗ Bang không có. Nếu được đạo kia thì Du Nhậm có dư. Chạm đất Nguyên kiết đâu tránh tâm trời. Đối với các dân tộc thiểu số như Nhung. Mạch không thể như vậy, không nhiều ẩn nơi triều nhưng đồ đệ của thần tiên ư?

Xưa, Bùi Dật có soạn hai luận: Kính có trọng không. Lúc bấy giờ, người bàn luận hoặc cho là không thông suốt đạo hư thắng; hoặc cho là giả bộ, thời lưu đơn giả. Tôi cho là tôn thượng cái không đã mất, trọng cái có cũng chưa được. Đạo vì vật chỉ hoảng hốt. Nhân ứng vô phương, chỉ thay đổi chỗ thích hợp. Gặp lúc lóng trong thì tư khiết rủ xuống, gặp hóa vạn động thì hình thể bộc phát. Đây là so soi suốt tuy giống nhưng giáo pháp có, không trình bày khác. Thánh giáo tuy một mà tên gọi có khác. Từ đời Đường, Ngu không mong ràng buộc. Vua Thang, vua Võ không định nhường nhau, đâu có khác ư? Chính vì thời vận. Nhưng Bá Dương do chấp đạo xưa để ngăn có ngày nay. Họ Dật muốn chấp có ngày nay để dứt phong tục xưa. Ta lấy hai chữ kia, do không rõ mất đạo viên hóa, thương xót cho một phương kia mà thôi.

Luận Lão Tử nghi hỏi lại Tôn Thạnh, đời Tấn.

Kinh Đạo Lão nói: “Nên thường vô dục để quán diệu kia”, “nên thường hữu dục để quán sát điều kia”. Hai câu này đồng nêu ra nhưng tên thì khác, cùng gọi là huyền. Huyền lại có huyền các môn diệu kia.

Xưa nói và Vương Bật giải, Diệu là thỉ; kiểu là chung. Phàm quán thỉ yếu chung, thấy diệu biết chấp, là gương của người thông suốt. Đã dùng dục lóng thần sáng diệu thỉ kia, thì từ đây cần phải giữ gìn, đâu cần phải có dục để được chung kia ư? Có dục đều xuất ra diệu môn, đồng gọi là huyền. Nếu như vậy thì trước tại sao riêng quý vô dục?

Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp của cái xấu, đều biết thiện là thiện của điều ác.

Tôn Thạnh cho là: Tên gọi thiện ác, sinh từ sự thật đẹp xấu. Đạo đức thuần tốt thì có danh tốt, ngu dốt không nghe không thấy thì có tiếng xấu. Vì thế kinh Dịch nói rằng: Điều xấu không chứa nhóm không đủ để diệt thân.

Lạc nói: Điều tốt ở trong đó, thông suốt tứ chi mà phát sinh nơi sự nghiệp.

Lại nói: Tốt đẹp hết vẫn chưa hết điều tốt.

Song rất tốt rất thiện, thiên hạ đều biết, đâu được nói rằng đây ác ư? Nếu hư mỹ chẳng phải mỹ thì thiện cũng chẳng phải thiện. Được mỹ quá mỹ được thiện trái thiện. Nếu đây đều là chỗ bệnh của thế giáo thì Thánh vương răn dè thiên hạ cũng tự biết. Đây là lời bàn.

Không tôn trọng người hiền, khiến cho người dân không đấu tranh, không quý hóa khó được khiến người không trộm cắp. Thường khiến cho người dân không biết thì không ham muốn, người biết thì không làm.

Lại nói: Người tuyệt học không lo, Duy và A cách nhau bao xa? Thiện và ác cách nhau thế nào?

Chương sau nói rằng: Người thiện, người không thiện là thầy. Người không thiện, người thiện là trò. Không quý thầy kia, không thương trò kia. Tuy trí quá mê, Tôn Thạnh cho là do dân không ham muốn, cũng tại sao sơ sư đối với sư? Thầy và trò không học, vì sao không thiện cái thiện của Thầy vì sao không tôn trọng hiền. Tôn trọng, thương mến đã còn thì thiện ác chẳng được không chướng. Không cách nhau vì sao gọi đó.

Lại chương sau nói: Giáo pháp của người ta cũng đem dạy cho người. Ta nói rất dễ biết mà thiên hạ đều có thể biết.

Lại nói: Ta sẽ cho là cha dạy vốn ở lời này, chưa là tuyệt học. Cái gọi là tuyệt ấy là sự học của Nghiêu, Khổng ư? Sự học của Nghiêu và Khổng Tử tùy thời lập giáo. Lời nói của Lão Tử một kia chỗ tôn trọng tùy thời lập giáo, do đó đạo thông trăm đời. Một kia đã tôn trọng, chẳng được không dính mắc nơi thích biến. Đây lại là ám tệ, chỗ chưa thể thông.

Nói rỗng không mà dụng lại không đầy đủ. Hòa quang kia, đồng trần kia. Tôn Thạnh cho là Lão Đam có thể gọi là tri đạo, không phải là thể đạo. Xưa Đào Đường tới thiên hạ. Không có ngày hiểu ư? Tắc duy chiêu nhập chúng sư tích thất phu, cho nên thầm trao thiền, há chẳng phải rỗng không mà dùng ánh sáng đồng trần kia ư? Bá Dương thì không phải như vậy. Đã ở vị trược lại xa lánh Tây Nhung (các giống Rợ ở phương Tây). Hành chỉ thì điên cuồng dấu vết kia. Viết sách thì dối trá lời nói kia. Hòa ánh sáng với cát bụi đồng trần vốn như vậy ư? Tôi vốn cho là biết đạo, thể đạo thì chưa.

Kinh Đạo Lão nói: Ba là không thể gạn hỏi. Hồn nhiên là một. Thằng thằng hề không thể gọi. Lại trở về chỗ vô vật. Tượng vô vật gọi là hoảng hốt.

Chương sau nói: Đạo ấy là vật. Chỉ có hoảng và hốt. Hoảng ư! Hốt ư! Trong đó có tượng. Hoảng ư! Hốt ư! Trong đó có vật. Hai chương này hoặc nói không vật, hoặc nói có vật. Trước có chỗ không thích nghi.

Chấp đạo xưa để ngăn có ngày nay. Chương sau nói chắp tay là thất, làm đó là bại, lại nói rằng: Chấp đạo xưa để ngăn có ngày nay; hoặc chấp hoặc không, được không rơi vào luận mâu thuẫn?

Tuyệt Thánh, bỏ tri, lợi dân gấp trăm lần.

Tôn Thạnh nói rằng: Nếu có nhân tránh ắt có đức nhân Thánh, thành tích này mà không tôn sùng thì Đào Huấn làm sao dung. Nhân nghĩa không tôn trọng thì đạo hiếu từ táng mất. Lão Tử nói là dứt Thánh, mà mỗi chương liền xưng bậc Thánh. Đã xưng bậc Thánh thì dấu vết thành tích đâu được dứt. Nếu muốn dứt thì dứt dấu vết của Nghiêu, Thuấn, Chu, Khổng. Vậy thì chỗ xưng tánh ấy, là dấu vết của bậc Thánh nào ư? Như lời nói kia thì bậc Thánh có nên diệt dấu vết kia, có nên xưng dấu vết kia chăng? Xưng và diệt khác nhau, ta theo ai?

Dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ.

Nếu bàn như vậy, Nhân nghĩa không dứt thì không hiếu không từ.

Lại nói: Ở thiện địa cùng thiện nhân, không xem xét cùng nhân của thiện nhân, đây là ở trước chỗ nói là muốn dứt ấy là sai ư? Như thế là đúng, như thế thì không nên gọi là thuật, như kia là sai. Thì chưa rõ nghĩa của hai nhân. Một nhân nếu bặt một nhân nói lên. Đây lại là chỗ chưa đạt. Nếu cho rằng Thánh không Thánh, bậc không bậc thì giáo pháp đã trách phạt không nên tuyên bố.

Đến như Trang Chu nói rằng: Bậc Thánh không giết, không trộm, không chỉ.

Lại nói: Điền Thường trộm nhân nghĩa để Tề quốc, trời đất hun đúc thiện ác gồm nuôi dưỡng, đều bẩm thọ lý tự nhiên không quan hệ nhau. Chim Ái, chim Châm phun chất độc không nhờ học nơi chim Loan chim Phụng. Chó sói, Hổ hại người không mượn thuật ở Kỳ lân. Đây đều là thân chất tự nhiên, không cần cật bên ngoài. Tại sao riêng kẻ hung ác phải nhờ lòng nhân nghĩa để giúp kẻ gian kia ư? Như Xương Đốn giết cha. Trịnh Bá cướp, há lại trước nhờ hiếu đạo hại được kia ư? Mà Trang Lý phê phán sát căn, hủy bỏ chánh huấn, sao khác với giặc trộm mà hun đúc vũ khí, thấy thức ăn bị nghẹn mà bỏ ngũ cốc ngon ư?

Người sau bàn đó, tuy sai lệch nghĩa kia, phân biệt giải thích, đâu không gian truân đối sát thánh, khốn khổ đối với vong thân.

Người biết ta ít thì ta quý.

Chương trước nói rằng: Bậc Thánh ở thiên hạ. Trăm họ đều chú ý tai mắt kia. Thầy và tư cách, quý trọng và thương mến phải nêu bày muôn vật. Như vậy thì người biết đâu được ít ư? Người biết ít thì cần gì phải quý trọng ư? Tức thân của mình thấy quý, cửu phục nào được. Trái sự thật kháng cự nói rằng: Quý trọng, do biết ít ư? Đây là vì muốn đè nén hành động, giữ gìn phong tục, nên phát lời nói này mà thôi. Thánh giáo thì không như vậy, trung hòa lời kia dùng lý dạy dỗ dẫn dắt, vì thế nói rằng ở nhà sẽ nghe, ở nước sẽ nghe, nghe đây sẽ phải hiểu. Chẳng thấy thiện mà không buồn bực. Ẩn đức của Rồng, người chẳng biết mà không ấm ức, Đạo của quân tử, các điều tốt phải xét lại, các điều xấu phải xét lại. Đã không do biết nhiều mà hiển, cũng không do biết ít mà quí. Dạy bảo dẫn dắt có đủ trong lý tự nhiên. Sao đồng ngày với lời nói của Lão Đam, mà nói là hơn kém kia ư?

Lễ ấy: là sự non kém của lòng trung tín nhưng là đầu tiên của loạn. Tiền thức là hoa của đạo nhưng khởi đầu của sự ngu si. Đây là do đại trượng phu ở chỗ sâu sắc, không ở chỗ kém cỏi kia. Ở chỗ thật, không ở chỗ xa hoa.

Tông Thạnh nói rẳng: Lão Đam biết đủ lệ nhạc của bậc Thánh, chẳng phải dụng cụ huyền thắng. Không được tự mình chế tác, vì sao bỏ đó ư? Cho nên trừ bỏ lễ học đễ hoàn toàn tín nhiệm kia. Luận tự nhiên, há không biết Thục mạt, không còn được phản đạo tự nhiên. Thẳng muốn nêu hoài bão của mình, nhưng không khỏi tình cảm đối với chỗ vui, chẳng phải là chú tâm cứu vật. Chẳng những không cứu mà chính là khuyến khích tệ kia. Có người nói: Sở dĩ Trang Lão cố nói ra lời này bởi cùng với Thánh giáo làm trong ngoài đối với đào vật minh huấn, kia quy về một.

Tôn Thạnh cho rằng: Không đúng, đạo của bậc Thánh rộng lớn đầy đủ. Dụ như mặt trời mặt trăng treo trên trời, có vật gì mà chẳng chiếu ư? Lời nói của Lão Tử đều lẫn lộn trong sáu kinh. Đâu đợi có chỗ sai lầm, giúp đỡ Đam, Chu ư? Tức Trang Chu cho rằng: Mặt trời mặt trăng phát ra ánh sáng ra mà đuốc lửa không dứt ở đây. Còn như lời nói dối trá, lừa lọc, kinh lạ còn dính mắc nơi một phương mà hành xưng không phải là ỷ từ của kinh.

Vương Hầu được một cho là thiên hạ trinh. Trinh là chánh.

Chương sau nói rằng: Ai biết chỗ cùng tột kia, chỗ không chánh kia. Đã nói rằng: Người thiện không thiện là thầy của người, mà lại nói rằng yêu quái.

Thiện của thiên hạ là một. Chánh đạo của thiên hạ là một. Mà nói chánh lại là nương vào đây mà phản kẻ quê mùa dốt nát chỗ thấy chưa thể thông suốt.

Thạnh tự là An Quốc. Đời Tấn, làm quan đến chức Cấp Sự Trung Bí Thư Giám. Lúc nhỏ, dạo đến phần sách, dùng sử sách làm hoài bảo. Vì thế nói rằng: Thánh hiền cao xa được các ngôn biểu. Mà nhân ái tự ngã đào nhiễm thứ vật. Công phu dần dần thấm vào, đâu hơn kinh sử. Soạn bộ Tống Dương Xuân Thu ba mươi quyển, bình phẩm về bậc Trunghiền của Lão Tử. Vì thế, biết là do Doãn thuật sách, chính là tổ truyền thừa có y cứ.

Kê Tử nói rằng: Lão Tử theo Quyên Tử học thuật Cửu Tiên, nghiên cứu dẫn dắt, lời nói này có y cứ với bậc Thánh, nên chẳng nói là học. Nên nói rằng: Người sinh tri là Thượng, người học tri là thứ, vua đâu có ngôi vị rộng lớn. Vì thế Ban, Cố thứ lớp lệ như cửu đẳng. Khổng, Khưu đồng là Thượng thượng; đều là loại Thánh. Lý Đam đồng là Trung thượng; đều là loại hiền. Thánh có Chí thánh và Á thánh. Hiền có Đại hiền và Trung hiền. Đều do thần cơ có lợi độn, nên trí dụng có tiệm có đốn.

Tôn Thạnh nêu Lão Tử không phải là bậc Đại hiền, thủ sự an nhàn không thể gồm cứu giúp thiên hạ. Ngồi xem Chu suy kém ở Tây Duệ. Đi đến Tần Nhượng, chết ở Phù Phong, an táng ở làng Hòe. Chẳng tin là tiên lánh ở trên trời ư?

****

Luận Đồng bậc thánh. Đời Tề, Thẩm Ước soạn.

Từ thiên địa quyền dư, dân sinh bắt đầu. Vì sao tinh vi cao xa không được nói? Không được nói, vì có tượng để nói. Còn như khoảng hư không rộng lớn của Thái hư, mênh mông từ vô thỉ, há chỉ nói tượng không dòm ngó ư? Bởi tâm lự sự bặt, đến trời đất nhỏ bé trong nhà kia. Biển lớn trong lỗ chân lông, ở đây chẳng cần thí dụ nhưng từ khi có trời đất đến nay, dụ như một niệm. Chỗ lâu xa của ta không quá Hiên Hi, mà trời đất ở trong Thái hư kia cũng như Hiên Hi ở trong trời đất, chỉ cho

Hách Tư là xa, sao vụn vặt kia hạn cuộc trong một niệm ư, thế gian có Phật không biết bắt đầu vào lúc nào. Trước Phật sau Phật, đạo kia chẳng khác. Pháp thân vắng lặng đều do cảm ứng. Cảm đã vời thì vượt quá cõi Đại thiên chỉ trong gang tấc. Duyên nếu chưa ứng tuy theo sát gót chân cũng không thấy. Phía Nam cõi Ta-bà gọi là Diêm-phù. Thông Lãnh ở Tây, kinh đồ gần sát. Duyên vận chưa khai, tự cho lý cách, do đâu mà nói. Nhà Hạ, nhà Ân về trước thư truyện còn ít. Nhà Chu thọ mạng kinh điển còn đủ. Tượng nương Địch tùy phương thọ chức. Trùng dịch nhập cống tổng quát chỗ quan trọng, mà tám giống Mán ở phương Nam, năm giống Địch ở phương Bắc đâu không ngu si. Văn tự không biết, huấn nghĩa không thông. Hoặc dâng nạp Vương Phủ, đăng lạc Thanh Triều. Tây quốc gần sát, quyết lộ không xa, tuy diệp thư hành tự, Hoa, Phạm khác nhau. Nghĩa sâu xa, lý nhiệm mầu do đâu có ra. Đường, Ngu ba đời chưa có khi nào không dung. Sự riêng giới hạn ở phương Tây, đạo chưa truyền sang phương Đông. Há chẳng phải khư khư cho rằng Trung Quốc duyên ứng chưa khởi. Cầu hội quy kia, nghiên cứu chỉ yếu kia há đồng ngày với Tây Di mà nói ư? Chẳng phải là Cơ Công để lại, bởi do pháp này nên ẩn lấp. Đời Viêm Hạo chưa có lửa, chưa có gạo, ăn thịt cả da. Việc của Nhân trắc khơi dậy hoài bão. Không thịt không da, khi qua đời chết đứng. Tuy bậc Đại thánh ân cần suy nghĩ cứu giúp cho khỏi, nhưng thân mạng này giúp lý khó đốn đoạt. Thật nên dẫn dắt để dần dần khai mở nguôn kia. Vì thế đốt đuốc hóa lửa, biến thịt sống thành thịt chín. Sống chín đã biến, bởi mầm móng tốt của Phật giáo. Vì sao? Vì biến thịt sống thành chín, việc kia dần dần khó, chứa điều dần dần khó này có thể thành. Đến thần nông rủ xuống kéo lên, ngũ cốc bắt đầu gieo, dân dùng gạo ăn. Bụng đói trống không, chẳng có thịt để no, thì toàn mạng giảm bớt giết hại, đối với sự càng nhiều. Từ đây về sau lòng thương xót bảo hộ ngày càng rộng, đi săn mùa xuân khỏi bào thai kia, mầm móng mùa hạ thủ hại cốc kia. Lễ đi săn mùa thu, lệ đi săn mùa đông đã hại thật nhiều. Nạn mau qua, đầy đủ thuyết trước, tông điều của hai vị thánh Chu và Khổng tương đối rộng. Thấy kia sống không nỡ giết. Nghe tiếng kêu không nỡ ăn thịt. Cây cỏ chặt đốn có lúc. Trứng không được vọng phạm. Đánh cá không được hết ao, làm ruộng không được thả lừa đốt đồng. Câu cá không dùng lưới, dao, nỏ đánh bắt ban đêm. Ăn thịt, mặc áo tơ tằm đều phải người già. Trâu, dê, chó, heo vô cớ không được giết. Đây là giới có năm điều. Lại khai một kia. Còn say sưa trong rượu, dâm mê nơi sắc, dối trá với người, buông lung tự mình, những điều này ngoại điển cũng cấm không đợi gì giáo pháp của Đạo Phật. Bốn ấy là phạm người. Con người đứng đầu trong hàm linh. Một là hại loài thú. Thú là cuối cùng của sinh phẩm. Thượng thánh khai tông phải có thứ lớp. Cũng do giới của Đức Phật giết người là nghiệp nặng nhất. Nội thánh, ngoại thánh nghĩa đồng lý nhất. Nhưng bọn mờ lý không biết ngoại giáo, cho rằng nấu dê, làm heo lývốn tự nhiên. Hoặc nói: Như trong sách của đạo Phật đều có nghiệp của duyên báo, vậy thì Võ, Thang, Văn, Võ đều bị cắt mổ. Chu Công, Khổng Tử đều bị vào vạc dầu sôi. Đây vì sao nói về kiến đạo, dốc chí như thế ư? Thử nghiên cứu chứng cớ này, có thể có chỗ ngộ.

Luận rằng: Phật trước, Phật sau đạo kia chẳng khác, nhà Chu thọ mạng, tượng nương Địch đề tùy nơi thọ chức. Tây Quốc gần gũi, quyết lộ không xa. Đường Ngu ba đời chưa có không dung. Sự riêng giới hạn phương Tây, đạo chưa truyền đến phương Đông. Chẳng phải Cơ Công để lại. Bởi đạo này nên đổi. Đốt đuốc hóa lửa biến sống thành chín. Bởi mầm móng tốt của Phật giáo.

Tông điều của hai vị Thánh Chu và Khổng tương đối nhiều. Thấy kia sống không nỡ giết, nghe tiếng kêu không nỡ ăn thịt. Cây cỏ chặt đốt có lúc. Trứng không được vọng phạm. Lại giới có năm điều. Bốn là phạm người. Người đứng đầu trong hàm linh. Một là hại thú, thú là cuối cùng trong sinh phẩm. Nội Thánh ngoại Thánh nghĩa đồng một lý.

Hỏi rằng: Khảo xét kinh Phật thì một Đức Phật xuất hiện trải qua nhiều kiếp, chưa xét kỹ Phật trước Phật sau cách nhau bao nhiêu. Hiện đời Đức Thích-ca gần với Trang Vương. Đường, Ngu, Hạ, Ân chưa hẳn đã có. Chu Công không nói, sợ do chưa ra đời, không liên quan đến việc nên ẩn. Dục vương xây tháp, bắt đầu đời kính vương. Diêm-phù có bốn thì Đông quốc không cho đều ít. Phu tử tự dùng Hoa lễ khởi giáo đâu phải nói pháp của mọi rợ. Vì thế than rằng: Nước mất lễ, cầu ở bốn dòng mọi rợ, cũng bởi do ý riêng. Vả lại, nhạc của bốn dòng mọi rợ, xuất xứ từ địa phương của Yêu Hoang, nương bốn dòng mọi rợ. Cũng gần sát ranh giới của Nguy Vũ. Dấu vết của vua Võ đã đến không bì kịp với nguồn sông. Việt thường bạch trĩ thượng xưng trùng dịch. Thì Thiên Trúc, Kế Tân đã lâu đâu có khác với Thượng quốc. Nhà Chu về sau hoặc có nghe. Vì thế Trâu Tử cho là Xích Huyện trong vũ trụ, là một trong chín châu mà thôi. Ban đầu Trường An có chùa nhưng kinh tượng mờ mịt. Trương Khiên tướng mạng Đại Hạ; Cam Anh xa khuất phục An Tức. Còn không thể tuyên tịch phong giáo mở mang pháp này, quyết kia phát điềm vua nằm mộng, bèn dần dần hưng điển. Đây thì dường như thời đến có, thông có ngại, chẳng liên quan đến vận mệnh có khởi có phục. Như phải do duyên ứng có hội, thì chúng sinh thật thà khi xưa sao lại có tội, chúng sinh khe khắt ngày nay sao lại được may mắn. Dù cho pháp kia vốn là để cứu giúp, tội không hơn nơi giết hại. Khi ăn thịt, ai giết ư? Mà lửa ở các phương khởi dậy chánh giáo. Đối lòng đại bi, thần lực không bị trở ngại. Nếu lương thực, lúa mạ chưa gieo trồng thì việc giết hại khó dứt, chẳng biết chư Phật quá khứ dùng pháp gì để giáo hóa, mầm móng của pháp này khởi vào thời Đức Phật nào. Gồm bốn giới phạm người, là quả báo nhẹ. Một giết hại loài thú thọ đối càng nặng. Đầu nhẹ sau nạng cũng chưa rõ suốt. Nếu lập đạo của con người nói là nhân và nghĩa. Châu, Khổng nói rằng: “Nghe tiếng kêu không ăn, đốc chặt có lúc.” Đây là bởi muốn làm sáng tỏ đạo nhân nghĩa. Đối với chim thú, cây cỏ còn nói như vậy, huống chi đối với người mà bạo ngược được. Chẳng phải cho là bên trong cẩn thận, ý ở duyên báo. Thấy tích hoặc tợ, luận tình đốn trái. Không xét kỹ hai vị Thánh nội và ngoại, việc kia có thể cho là bằng nhau hay không. Trong đây tham khảo khó dùng để đốn ngộ. Cẩn thận đề phòng bàn bạc. Xin khai mở dụ ở các tế. Bắt bẻ rằng: Hiện Đức Thích-ca xuất hiện ở đời gần với Trang Vương, Đường, Ngu, Hạ, Ân chưa hẳn đã có. Chu Công không nói sợ vì chưa xuất hiện ra đời, không liên quan đến việc nêu ẩn. Dục Vương xây tháp, đầu đời Kỉnh Vương Diêm-phù có bốn, thì Đông quốc chẳng cho đều là không.

Đáp rằng: Đức Thích-ca xuất hiện ở đời, năm tháng chẳng thể biết được. Kinh Phật đã không có nên lịch ghi chú, pháp này lại chưa truyền đến phương Đông, làm sao biết được thời của Chu, Trang. Chẳng qua do sách Xuân Thu nói tháng tư ngày Tân mão năm thứ bảy Lỗ, Trang sinh ra đời, hành tinh không thấy làm y cứ. Ba niên đại đã không giống nhau, không rõ nước ngoài dùng lịch pháp gì, do đâu mà biết Lỗ, Trang sinh vào tháng tư, đây là tháng tư của nước ngoài ư? Nếu ngoại quốc dùng lịch nhà Chu làm chánh thì tháng ngày Tân mão suy ra là ngày mồng không phải là ngày mồng . Nếu dùng lịch nhà Ân làm chánh thì tháng của nhà Chu là tháng 3 của nhà Ân. Dùng lịch của nhà Hạ làm chánh thì tháng nhà Chu là tháng 2 nhà Hạ đều không giống mồng tháng của đạo Phật. Nếu lấy thàng của nhà Lỗ làm chứng cớ thì ngày tháng không đều chẳng thể nhất định. Nếu không lấy đây làm chứng thì tháng không có chứng cớ để nghiên cứu. Vả lại, Đức Thích-ca khi mới đản sinh, trên hư không sáng rực chẳng phải là tinh tú không hiện. Điềm lành xã hội, lại có mặt trời, mặt trăng, ngôi sao dừng lại không vận hành. Lại nói: Khi sao mai xuất hiện, Ngài bước xuống đất đi bảy bước. Ban đầu nói không có ngôi sao không hiện ý hằng trái với sách Xuân Thu nói hành tinh không hiện.

Vua Dục Vương xây tháp là đời Kỉnh Vương. Cõi Diêm-phù có bốn, đạo này đã truyền bá đến phương Đông. Từ Kỉnh Vương về trước đối với sáu nước, ghi chú rất nhiều không có đại khái. Dục Vương xây tháp chẳng phải là thời Kỉnh Vương, lại rất rõ ràng. Tình Công Đán đâu được chưa có (Đông quốc đâu được chưa có).

Bắt bẻ rằng: Phu Tử tự dùng hoa lễ lập giáo, vì sao nói pháp của dòng mọi rợ, vì thế than rằng: Trung Quốc mất lễ, cầu của bốn dòng mọi rợ, cũng có ý riêng.

Đáp: Mở mang giáo pháp theo thứ lớp, luận trước đã rõ. Ở đây không bàn lại.

Bắt bẻ rằng: Nhạc của bốn dòng mọi rợ chép ra từ địa phương của Yêu Hoang, nương các giống mọi rợ, cũng gần sát sinh giới của Nguy Vũ. Dấu vết của vua Vũ đã đến không kịp nguồn sông. Việt thường bạch trỉ còn gọi trùng dịch, thì Thiên Trúc, Kế Tân từ lâu cùng Thượng quốc đâu có dứt. Nhà Chu về sau hoặc có nghe. Vì thế Trâu Tử cho là Xích Huyện ở trong vũ trụ, chỉ là một trong chín Châu mà thôi. Ban đầu Trường An có chùa nhưng kinh tượng mờ mịt. Trương Khiên tuy tướng mạng Đại Hạ. Cam Anh xa khuất phục An Tức, còn không thể tuyên dịch phong giáo, quyết báo mộng cho vua, bèn gọi là hưng hiển. Đây là thời tợ thời có thông có ngại. Không liên quan đến vận mệnh có khởi có phục.

Đáp: Vốn do Tây Vức đường gần mà đại pháp (Phật pháp) không truyền đến. Đây là do duyên ứng chưa phát, không thể cho là đường kia xa. Đường kia đã gần mà pháp đây thường không truyền đến phương Đông, nếu không phải duyên ứng chưa đến, vì sao đến đây.

Về sau, phương Đông được truyền đến đều do duyên ứng, phát thông ngại, đều có thời kia, luận trước đã có ghi.

Bắt bẻ rằng: Nếu cho rằng duyên ứng có hội, như vậy thì xưa chúng sinh thật thà vì sao lại có tội, còn chúng sinh khe khắt vì sao được may mắn, dù cho pháp này để cứu giúp kẻ khe khắt, nhưng không quá đối với việc giết hại, khi ăn thịt ai giết. Phương hầu lửa cháy bỏ làm giáo minh. Đối đại bi thần lực không hề trở ngại. Nếu lương thực, lúa gạo chưa gieo trồng thì việc giết hại khó dứt. Chưa xét chư Phật quá khứ dùng pháp gì để giáo hóa. Mầm móng của giáo pháp này phát khởi vào thời Đức Phật nào. Và bốn giới phạm nhân thì quả báo nhẹ. Một giết hại thú vật thọ tội lại nặng, trước nhẹ sau nặng cũng chưa rõ suốt. Nếu lập đạo người thì đó là nhân và nghĩa. Chu, Khổng nói rằng: Nghe tiếng kệu không nỡ giết, chặt đốn có lúc, đây là muốn nêu rõ đạo nhân nghĩa. Đối với chim chú còn nói như vậy, huống chi đối với con người mà có thể bạo ngược như vậy. Chẳng phải cho là thận trọng bên trong, ý ở duyên báo. Thấy tích hoặc tợ, luận tình đốn trái. Không xét kỹ hai vị Thánh nội và ngoại, việc kia có thể cho là bằng nhau hay không. Trong đây không đồng đều, khó dùng để đốn ngộ gần đủ là trước tiên, xin khai mở đầy đủ các tệ hại.

Đáp: Dâng lên thịt này mà lửa chưa khởi liền khiến cho không có thịt thì lời dạy đâu được thực hành. Luận trước đã nói đầy đủ, ở đây không giải thích lại.

Chúng sinh duyên quả đã gặp đều có thời gian.

Xưa Phật giáo chưa truyền đến đây là do lúc nghiệp ác quá mạnh. Về sau được nghe pháp là lúc nghiệp thiện bắt đầu khởi. Thiện ác đều có thời kỳ, đâu có liên quan gì đến chúng sinh hiền lành hay khe khắt. Năm giới đều có nhẹ nặng. Chẳng phải chỉ có giới sát sinh là nặng, còn bốn giới kia là nhẹ, năm giới tuy khác nhưng xen nhau phát khởi. Giới phạm với người (giết người), người là quan trọng thuộc tội nặng nên nêu trước. Giới phạm với súc sinh, súc sinh tội nhẹ nên nêu sau. Đạo huấn giới thứ lớp như vậy.

Chu Công, Khổng Tử mở rộng lòng nhân ái, luận trước đã nói, ở đây không nói lại. Nếu cho là giáo pháp của Đạo Phật trái với đạo lý của Tây Vức, thì ngoài sự học của một nhà ở đây ra thì không đạo nào dám nói.