QUÁN ÂM NGHĨA SỚ

QUYỂN HẠ

Đại sư thiên Thai – Trí Giả đời tủy giảng
Học trò là Quán Đảnh ghi

 

Thứ hai là từ “Nếu có chúng sanh nào nặng về dâm dục v.v…” trở xuống, là nói về ý cơ. Giải thích phần này chia làm hai: Một. Thuận theo văn. Hai là Quán giải thích. Thuận theo văn chia làm hai: Một. Chính thức nói về ý cơ. Hai. Kết thúc ý cơ. Ý cơ dựa theo ba độc chia làm ba chương, mỗi chương đều có ba phần: Một là nói có khổ. Hai. mặc niệm, hai phần này tức là nói về cơ. Ba. Nói về lìa bỏ tức là trình bày ba cảm ứng đó. Thường gọi là độc ấy là thực hành xâm phạm làm hại người được dụ như độc, nhưng tên gọi có đơn có phức. Có người giải thích rằng: Ba độc nhiều là không biết đó là lỗi lầm cho nên không cầu Quán Âm ba độc ít là đức phạm hạnh xưng niệm Quán Âm cho nên có thể cảm. Ý nói rằng cách giải thích này trái với văn. Văn chép: Nếu có chúng sanh nặng về dâm dục niệm liền được lìa xa, vì sao đối diện mà làm được trái kinh? Nay trình bày ba độc nhiều, có thể niệm Quán Âm Bồ-tát có lực khiến cho thường được xa lìa, huống chi đối với ít. Đây thì lấy nhiều so sánh ít mà thôi. Đại Luận chép: “Người nữ làm bẩn giới chê bai pháp còn tai họa cho người, không phân biệt cầm thú không tránh tường cao hào rộng, bất kể tiếng tăm, đức hạnh, phá nhà mất nước diêt dòng họ đổ tổ tông, tai họa, kéo dài thân đó, như Thuật Bà già tai họa kéo dài đất nước của họ, như Chu thất bại, khen ngợi Bao Tự”. Tịnh trú và thiền kinh trình bày người nặng về dục có con sâu dục, con sâu nam nước mắt chảy ra màu xanh trắng, con sâu nữ nhã ra máu mà hồng đỏ. Lại nói có con quỹ dục quấy nhiễu lay động tâm niệm của họ khiến cho phát sinh điên đảo mê hoặc. Như Đại Kinh chép: “Nếu thói quen gần gũi tham dục là lúc báo ứng chín muồi”. Đây là đưa ra tướng đa-dục. Nếu người ít dục thì con sâu, con quỷ ẩn nấp. Không vượt qua điên cuồng say sưa là tướng ít dục, sớ chép: Tự yêu thích là tham – người khác yêu thích là dục .v.v… Người nhiều tức giận nóng nảy thì đời nay đời sau không thích nhìn, như ngựa khát bảo vệ nước uống – như bắn sư tử mẹ, cho nên Di giáo chép: “Giặc cướp công đức không gì hơn tức giận”. Hoa Nghiêm chép: “Một niệm tức giận nổi lên che chắn trăm cửa pháp sáng, Bồ-tát vì tức giận trái với Từ bi ngăn cách đạo là sự việc nặng nề”. Đại Tập chép: “Một niệm tức giận nổi lên tất cả ma quỷ được thuận tiện”. Niết-bàn chép: “Thói quen gần gũi tức giận, hoặc tâm độc điên đảo cũng nên có quỷ”. Như Kinh Nại Nữ chép: “Sân thì có bọ cạp, con sâu này gọi là tướng đa sân”. Trái với trước là tướng sân ít. Kẻ nhiều ngu si, tà vạy vẽ vời các kiến giải, bác bỏ không có nhân quả chê bai Đại thừa, như trong Đại Kinh, nói cũng như trước đều có sâu và quỷ. Tai họa của ba độc như vậy, muốn lìa xa nơi này cho nên dốc lòng trì niệm Quán Âm, liền được xa lìa. Có người giải thích: Khởi tâm và điều phục xuống trái nhau gọi là xa lìa. Không phải lìa dứt nay cho rằng văn kinh nói là xa lìa sao ý nói là chẳng phải? Nếu căn cứ vào kinh Thỉnh Quán Âm thì sạch hết ba độc căn cơ thành tựu Phật đạo vô ngại. Nay làm mười thứ trình bày cứu giúp ba độc, ba thứ là điều phục hoặc nói về xa lìa, bảy thứ là dứt trừ hoặc nói về xa lìa.

Hỏi: Xa lìa phiền não phải là trí tuệ, chỉ niệm chẳng lẽ được xa lìa hay sao?

Đáp: Kinh nói thường niệm tức là chánh niệm, thể hội thấu đạt tánh phiền não không phải vốn có, sống trong tham dục tức là thật tế, thật tế vắng bặt bốn câu không có năng – không có sở – niệm tánh thanh tịnh, chánh niệm như vậy chẳng phải trí tuệ, thì trải qua nơi nào tìm kiếm trí tuệ? Tuệ này không xa lìa phiền não, cái gì có thể lìa bỏ? Hoặc như bị nạn ắt cần công dụng riêng biệt, trí tuệ phá trừ phiền não ấy, ở đây thì có hoặc để dứt có trí năng đoạn, chẳng phải chỉ riêng hoặc không thể dứt mà tuệ trở lại thành hoặc, há có thể gọi là tuệ dứt hoặc hay sao? Nay chánh niệm này không dùng sắc niệm không dùng phi sắc niệm- như vậy, bốn câu vừa dùng sắc niệm – vừa dùng phi sắc niệm. Như vậy bốn câu hoặc lần lượt nói về phi niệm, hoặc không lần lượt nói về phi niệm, hoặc không lần lượt nói về niệm, hoặc lần lượt nói về xa lìa, hoặc không lần lượt nói về xa lìa.

Kế là Quán giải thích: Bảy thí dụ trên có thể hiểu, nay chỉ hai thứ thuận nghich dựa theo giới ngoại mà thực hiện, không phân biệt tướng ba độc phần đoạn, nay phân biệt tâm dục của thiện nghiệp gọi là tham. Đại Kinh chép: “Tất cả thiện pháp dục là căn bản”. Nhị thừa ham muốn cái vui Niết-bàn gọi là tham, chán ghét sanh tử gọi là sân, không thấu suốt lý này gọi là si. Khai triển tam độc thì có tám muôn bốn ngàn rõ ràng đầy đủ. Tịnh Danh chép: “Kiết tập chưa hết, hoa vướng lại thân.” Nhị thừa chưa dứt trừ ba độc này, tức là tướng ba độc Biến dịch”. Chưa dứt trừ biệt hoặc thì Bồ-tát cũng cùng có ba độc này. Cho nên có Bồtát tham cầu Phật pháp ở trong hằng sa kiếp chưa hề tạm thời xả bỏ. Nhiều học vấn không thỏa mãn đầy đủ tức là tướng tham. Giặc Ác Nhị thừa không thích nghe tên gọi của nó, cho nên nói thà khởi ba xấu ác, phong hủi, hoang dại vụng về chứ không khởi tâm nhị thừa. Như thí dụ về chặt cành của đại thụ, há chẳng phải tướng sân hay sao? Vô minh chồng chất rất nhiều, trí Bồ-đề của Phật là năng đoạn, lý Phật tánh chưa rõ ràng, chưa rõ ràng điều ấy là tướng si. Vì muốn dứt bỏ ba phiền não nầy, thường niệm Quán Âm tùy cơ ứng phó liền được xa lìa mãi mãi. Xa lìa mãi mãi có hai loại, nếu Bồ-tát này ở trong sanh thân hoàn toàn chưa trừ bỏ biệt hoặc, chính là Biến dịch nói về hoàn toàn chưa xa lìa mãi mãi, nếu trong sanh thân đã lấn át biệt hoặc, ngay trong Biến dịch trừ diệt những gì còn thừa lại nói về xa lìa mãi mãi.

Kế là nói về nghịch nói quán sát ba độc: Tất cả chúng sanh gọi là thiểu dục sân si, vì sao? Vì giận khổ ba đường, tham niềm vui trời người, Nhị thừa chỉ giận sanh tử muốn đạt được niềm vui Niết-bàn, đều gọi là thiểu (ít). Bồ-tát không như vậy, vui mừng cầu mong Phật pháp chẳng phải chỉ cầu mong một Phật pháp, mà lần lượt cầu mong tất cả Phật pháp không thể nói, như biển cả nuốt các dòng chảy còn không thỏa mãn, chẳng những không chịu đựng sanh tử mà cũng không chịu Niếtbàn. Cho nên kinh Đại Phẩm quyển năm chép: “Không chịu như vậy tức là đại sân, năng lực vô minh to lớn trí Phật có thể dứt trừ, Bồ-tát đối với hoặc của lực vô minh to lớn hãy còn tồn tại. Lại nữa, si giống như hư không chẳng thể hết, cho đến già chết giống như hư không chẳng thể hết”. Như vậy ba độc tức là ba pháp môn, một là lấy, hai là xả bỏ, ba là không lấy không xả bỏ. Đại từ bi – bốn nhiếp pháp – mười lực vô úy – Tam-muội giải thoát vô thượng Bồ-đề, hạnh tinh cõi nước Phật hóa độ chúng sanh, gọi là pháp môn thủ, tức là đại tham. Tất cả pháp không – chẳng có gì không trụ không trước, Bát-nhã giống như lửa lớn nóng nực bốn phía không thể lấy được, đại Niết-bàn là không, thành Ca-tỳ-la là không, đường dứt ngôn ngữ tâm hành diệt, không dùng bốn câu đạt được Bồ-đề, vô đắc vô chứng tức là pháp môn Xả, gọi là đại sân. Trung đạo chẳng phải phân biệt chẳng phải xả bỏ, không ghét không thích, không đoạn không thường, không có đi không có đến, không sanh ra không diệt đi, như ảnh tượng trong gương không thể thấy mà thấy, thấy mà không thể thấy, chẳng phải có thể thấy chẳng phải không thể thấy, ngăn chặn hai bên cho nên không thể nói năng. Tịnh Danh ngậm miệng tức nói Trung đạo, đây chính là đại si. Vì thế Văn Thù chép: Ta là tham dục Thi lợi – sân nhuế Thi lợi – tà kiến Thi lợi”. Đây chính là minh chứng cho điều đó, muốn thỏa mãn ba pháp môn này, thường niệm Quán Âm thì thường được mãn nguyện tất cả. Bậc Thánh tự hành hóa tha không có gì không từ ba pháp môn này mà đi vào, xa lìa nơi này. Lại không thể có đạo. Do đó Kinh Vô Hành chép: “Tham dục chính là đạo, tức giận si mê cũng như vậy, trong ba pháp như vậy đầy đủ tất cả Phật pháp, tất cả Phật pháp không ra ngoài muôn hạnh Ba-la-mật, không chịu đựng công dụng to lớn của Tam-muội Trung đạo thật tướng. Ba pháp môn này không thể biểu thị công khai, thương chúng sanh cho nên hoặc là thực hiên thuận nói hoặc là thực hiện nghịch nói có loại trừ – phân biệt lẫn nhau. Đây tức là ý bốn tất-đàn phó duyên lợi ích”. Như trong Hoa Nghiêm thứ bốn mươi hai trình bày: “Hiểm nạn quốc trong thành Bảo Hoa Nghiêm có người nữ tên gọi là Bà Tu Mật Đa, nói pháp môn trong ly dục, tất cả chúng sanh tùy theo chủng loại thấy Ta, Ta đều là hình tượng người nữ đó. Người thấy Ta được hoan hỷ Tam-muội, cùng Ta nói được vô ngại diệu âm Tam-muội, nắm tay Ta được đến cõi chư Phật Tam-muội, người cùng Ta trú ngụ được Giải thoát quang minh Tam-muội, mắt nhìn ta được pháp môn Tịch tịnh, thấy Ta nhíu mày rên rỉ được pháp môn hoại tán ngoại đạo, người A Lê thích hợp Ta được Nhiếp nhất thiết chúng sanh Tam-muội, người A chúng bao bọc Ta được các công đức bí mật tạng, trú ở pháp môn ly dục này rộng ra làm lợi ích”. Đây há chẳng phải nghịch thuận muốn pháp môn dẫn dắt lợi ích chủng loại quần sanh hay sao? Lại nữa, trong Hoa Nghiêm thứ bốn mươi mốt: Mãn Túc Vương trong thành Mãn Trùng, ở nơi chánh điện tiến hành vương pháp, người phạm pháp đó chém chặt đun nấu mổ xẻ phanh ra băm nhỏ, trơn mắt quát mắng khổ sở để trị tội. Thiện Tài sinh nghi, vương quyết định sự việc xong nắm tay Thiện Tài đi vào cung đó, thấy cảnh giới không thể nghĩ bàn không thể thí dụ, nói với Thiện Tài rằng: “Tôi biết pháp môn huyễn hóa, hóa thành chúng sanh mà kiên trì sửa trị, để điều phục tất cả, người đó thấy nghe phát tâm Bồ-đề” Đây há chẳng phải pháp môn sân. Phương tiện bảo Bà-la-môn năm hơi nóng nướng thân tức là pháp môn si như trước đã nói hay sao? Kế là trình bày hai quán Biệt – Viên quán sát ba độc, từ bi cơ cảm cũng như trước có thể biết nên không ghi lại đầy đủ. Thứ ba từ “Nếu có nữ nhân v.v…” trở xuống, trình bày thân nghiệp làm cơ cũng chia làm ba: Một. Thuận theo văn, Hai. Dẫn sự việc chứng minh. Ba. Quán giải thích. Thuận theo văn chia làm hai: Một. Ước nguyện thỏa mãn. Hai. Kết thúc khen ngợi cầu mong, lại chia làm hai: Một là cầu con trai, hai là cầu con gái. Văn chép: Người nữ cầu con trai nếu là không có con trai thì tuyệt tự, có con trai thì cha mẹ điều vui mừng. Tại vì sao chỉ nêu lên người nữ cầu con trai vậy? Giải thích điều đó hoặc chép: Nữ chán ghét thân nữ chứ chẳng phải cầu con. Lại giải thích nữ tánh phần nhiều yêu quí vui mừng chú trọng nghiêng về con trai cho nên nêu lên người nữ. Nay giải thích người nữ vì không có con là đau khổ, bị chồng bỏ đi, vả lại phụ nữ bộ xem thường, người chung quanh chế nhạo. Lại nữa, phụ nữ có bảy cái mất, sáu cái hãy còn có thể nén chịu nhưng không có con bi thảm nhất. Vẻ mặt dữ tợn tánh tình đố kỵ không thể hầu hạ mẹ chồng ham ăn vụng về, không có con mang về. Không có con đã đau khổ cho nên lấy nêu lên người nữ cầu con trai vậy. Cầu con trai – văn chia làm ba: Một là lập nguyện. Hai là tu hành. Ba là đức nghiệp. Nguyện và hạnh giống như văn. Đức nghiệp: Trình bày tầng lớp kẻ sĩ có trăm hạnh, mà trí đứng đầu trong trăm hạnh. Nếu chỉ có trí mà không có phước thì địa vị thấp hèn nên tài sản thiếu hụt phạm vi tiếp xúc khốn đốn, trí và phước hợp lại càng giúp đỡ lẫn nhau, hiển bày phước thì tài sản địa vị lên cao, tuệ thì danh tiếng lừng lẫy vang xa, cho nên nói thường sanh ra con trai phước đức trí tuệ. Cầu con gái trong văn chỉ nói về nguyện và đức nghiệp mà không nói về tu hành ấy vì hành giống như lễ bái cho nên không luận lặp lại. Nguyện đức đã đặc biệt nên cần phải phân rõ tất cả. Người nữ xinh đẹp là thứ nhất của bảy đức, người chỉ xinh đẹp mà không có tướng thì hoặc là thấp hèn cô độc nhạt nhẽo vô vị tướng mạo không đẹp. Nay trình bày dung mạo và dáng vẻ giúp lẫn nhau càng hiển rõ đức đó, xinh đẹp thì làm cho sủng ái – tướng thì dẫn đến bổng lộc cung kính. Vì thế văn chép: Mọi người ái kính. Nếu yêu quí kèm theo khinh mạn thì đâu gọi là đức? Yêu quí mà cung kính cho nên là tướng. Có người giải thích: Vốn có gieo trồng cội rễ công đức là đủ để giải thích nghi ngờ. Mọi người đều cho rằng: Quán Âm có thể làm cho cha mẹ hội tụ gieo trồng trí tuệ xinh đẹp cho đứa trẻ. Nếu như là Quán Âm ban tặng trí tuệ xinh đẹp đó, thì rơi vào sai lầm của vô nhân. Tôi chất vấn lời nói này: Nếu phước tuệ là nghiệp của đứa trẻ, Quán Âm chỉ có thể hội tụ sự thọ sanh đó, đứa trẻ không có sanh duyên với Quán Âm có thể hội tụ cho sanh, đứa trẻ không có phước tuệ Quán Âm cũng có thể khiến cho có. Quán Âm bèn không thể làm cho không có phước, gieo trồng phước sao có thể thích hợp khiến cho không sanh mà sanh? Luận về phước sợ rơi vào vô nhân, nói về sanh sao không sợ rơi vào vô nhân? Nếu như vậy, bậc Thánh hoàn toàn không có thể ban tặng phước tuệ, chỉ có thể làm người môi giới. Điều này không thể giải thích. Chất vấn về Quán Âm không thể khiến cho đứa trẻ có phước tuệ: Trên nói một người xưng danh hiệu thì nhiều người đều thoát khỏi nạn La-sát. Đây là vô nhân mà không giống như cách giải thích kia, vô cớ sao bỗng nhiên thoát được vậy? Nay nói về Thánh lực vô cùng to lớn không có gì không tham gia, có thể khiến cho người có phước tuệ đời trước nhờ đó sanh ra. Dù do đời trước không gieo trồng thiện duyên, cũng có thể khiến cho người đó tu phước ở trong giai đoạn Trung ấm. Nghĩa này trích từ Kinh Trung ấm. Nay không phân biệt câu này làm ý nghĩa giải thích nghi ngờ. Nếu có lễ bái thì phước không dối uổng, đây là kết luận thành tựu cơ của thân nghiệp, cũng là nghĩa của giải thích nghi ngờ. Kết luận nghĩa có thể hiểu rõ. Giải thích nghi ngờ ấy nếu nói lễ bái nguyện mãn, tự nhiên có lễ bái mà không được nguyện mãn, sao có thể nói là không dối uổng? bởi vì tâm không thành kính thì nguyện không đầy đủ, công lao lễ bái thầm kín giúp đỡ không mất. Điều này có thể là giải thích nghi ngờ.

Hỏi: Lễ bái là cơ của thân nghiệp cũng thích ứng thoát được các nạn nước – lửa hay không?

Đáp: Đây nêu ra nam nữ là nói sự xinh đẹp mà thôi. Kế là dẫn ra sự việc chứng minh. Truyện Ứng Nghiệm chép: “Có người họ Cách, ngày tám tháng tư sinh ra người gốc ở nước Nguyệt Thị”. Kế là Quán giải thích: Quả báo cầu nam nữ ấy như trong A-hàm chép: “Từ địa ngục giới trở lên cho đến trời cõi Dục đều có nỗi khổ về không có con cái, lễ bái cầu nguyện cũng có thể thõa mãn tâm nguyện”. Kế là trình bày tu nhân nói về nam nữ: Trước tiên phân rõ pháp môn, tiếp đến trình bày cùng với nguyện. Pháp môn ấy là vô minh làm cha – tham ái làm mẹ, sáu căn nam, sáu căn nữ, Thức làm mai mối bán gã sanh ra vô lượng con cháu phiền não, nam nữ này không vất vả nguyện cầu mà tùy ý vân dụng trở thành quyến thuộc. Như ngoại thư lấy trời dương đất âm lắng xuống nổi lên làm nam nữ, huống chi Phật pháp mà không có vây sao? Hoặc ngay trong nội điển Phật là vua – Kinh giáo là phu nhân, sanh ra tất cả Bồ-tát Phật tử. Lại nữa, thiện quyền phương tiện là cha, trí độ Bồtát là mẹ, tất cả các bậc thầy dẫn dắt, không ai không từ đây sanh ra. Lại nữa, từ bi là con gái – thiện tâm là con trai, hoặc thiền định yên lặng tinh tế là con gái, quán sát trí tuệ phân biệt là con trai. Nhị thừa định nhiều mà tuệ ít, Bồ-tát định ít mà tuệ nhiều. Đại Kinh chép: “Nếu nghe pháp Phật tánh của đại Niết-bàn, nên biết người này có tướng trượng phu, chánh quán cương quyết là con trai, vô duyên từ bi hàm chứa bao phủ tất cả là con gái”. Nay mượn nam nữ thế gian đều biểu hiện pháp môn mà thôi.

Hỏi: Sao có thể dùng nam nữ dể biểu hiện pháp môn? Bởi vì không có nam nữ tức là không có pháp môn, như Đại Kinh nói mãi mãi xa lìa mười tướng gọi là đại Niết-bàn. Đại Luận chép: “Không có tướng nam nữ, cho nên gọi là vô tướng”. Tịnh Danh chép: Tất cả các pháp chẳng phải nam chẳng phải nữ, như Phật đã nói cũng chẳng phải nam chẳng phải nữ”. An Lạc Hạnh chép: “Cũng không phân biêt là con trai hay là con gái”. Nhập Bất Nhị Pháp Môn chép: “Không có tâm Thanhvăn tức là không ở nơi định, không có tâm Bồ-tát tức là không ở nơi tuệ, tiểu thừa tam tạng duyên theo đế lý, Ta nghe trong giải thoát không có ngôn nói”. Thành luận đi vào Không bình đẳng cũng không có nam nữ, nam nữ dã không hề biểu hiện an trú, cho nên biết không có pháp môn định tuệ vậy?

Đáp: Đại thừa thật tướng không cho rằng có nam nữ và không có nam nữ, thiện xảo phương tiện dùng bốn tất-đàn giới thiêu về có – không. Thiên nữ chép: Không xa lìa văn tự nói nghĩa giải thoát, tánh văn tự xa lìa tức là giải thoát, đều bởi vì văn tự có quá khứ hiện tại và tương lai. Chẳng phải nói là Bồ-đề thât tướng cũng như vậy, chẳng phải có chẳng phải không – chẳng phải hai mà hai, rõ ràng hai pháp này chưa hề xa lìa nhau, giống như một thân có tay trái tay phải, định tuệ cũng như thế. Định tĩnh lặng tuệ soi chiếu, tuy lại là hai phần, nhưng không xa lìa pháp tánh. Nói định tức là có tuệ, nói tuệ tức là có định, giống như người nữ mà có tay phải, cũng như người nam mà có tay trái, định tuệ cũng như vậy. Vô duyên từ đầy đủ chánh quán tuệ mà lấy định làm tên gọi, Trung đạo chủng trí đầy đủ đại từ định lấy trí nêu lên hạng mục, đâu chỉ lý như vậy mà văn hiện nay cũng như thế. Văn chép: “Thường sanh con trai phước đức trí tuệ” lời này tự nhiên đầy đủ hai pháp môn sao vất vả có nghi ngờ mà gọi là con trai. Văn chép: “Thường sanh con gái xinh đẹp có tướng mạo”. Xinh đẹp không tà vạy xấu xí biểu hiện cho Trung đạo chánh quán, xa lìa sự xấu xí của nhị biên, chính là nghĩa của tuệ. Tướng chính là ba mươi hai tướng từ tâm đã gieo trồng, tức là biểu hiện cho nghĩa của định. Tuy đầy đủ hai nghĩa mà gọi là con gái vây. Do đó biết văn này hoặc là thực hiện hai cách giải thích nam nữ, tức là biểu hiện định tuệ không hai mà hai. Hoặc là thực hiện giải thích về bất nhị, tức là biểu hiện định tuệ hai mà không hai, lý thật sự chẳng phải hai chẳng phải không hai, phó duyên là hai là không hai, tức là biểu hiện văn nghĩa hai pháp môn ở tại đây.

Tiếp đến trình bày ứng cơ mãn nguyện: Quả báo mãn nguyện như trước đã chép: Tu nhân ấy là nếu dựa vào tu năm giới mà luận thì không giết hại là nhân ái – không trộm cắp là liêm khiết, thuộc về nữ biểu hiện cho pháp Định. Không nói xằng bậy là chất phác thẳng thắn – không dâm dật là chân thực lương thiện – không uống rượu là xa lìa tà vạy mê muội, đây thuộc về nam biểu hiên cho pháp tuệ. Nếu không đạt được nam nữ năm giới này, thì mất đi đường trời người, cô độc rơi vào ở ba đường ác, qui mạng cầu cứu năm giới hoàn toàn đầy đủ tức là con trai nữ nguyện mãn. Mười thiện ví dụ có thể biết. Lúc tu thiền, phương tiện tu tuệ tinh tiến như ba phương tiện là con trai, niệm nhất tâm là con gái. Hoặc ngay nơi rừng thiền chi giác quán hỷ là con trai, lạc nhất tâm là con gái, cho đến Phi Tưởng thiền trong thiền tinh tế thực hiện có thể hiểu rõ. Tiếp đến nói về Thanh-văn nam nữ: Ngũ đình tâm quán, chữa trị tức giận sử dụng Từ – chữa trị tán loạn sử dụng sổ tức, hai cách này là con gái. Chữa trị tham lam sử dụng bất tịnh, chữa trị si mê sử dụng nhân duyên, chữa trị chướng đạo sử dụng niệm Phật, ba cách này thuộc về nam. Lại nữa, thẳng duyên theo đế lý chánh trí quyết đoán gọi là con trai, ra khỏi quán sử dụng pháp duyên từ là con gái. Nếu không đạt được hai pháp này, tức là sẽ đọa lạc vào phàm phu, bị nhà lửa thiêu đốt làm hại, bần cùng cô độc. Nếu được thùy ứng phát sanh nam nữ Ngũ đình tâm thì được đi vào chân, ra khỏi quán phát sanh nam nữ được đi vào Giả, hai nghĩa đã đầy đủ thì không trở lại sợ hãi hai mươi lăm Hữu. Tiếp đến là Bích Chi Phật: Duyên theo phương tiện đạo khởi Từ bi quán gọi là con gái, tuệ quán gọi là con trai. Hoặc là phát chân duyên theo lý gọi là con trai, ra ngoài quán duyên theo Từ gọi là con gái. Bích Chi Phật ví như hươu hãy còn có Từ quay đầu nhìn lại. Nếu không đạt định tuệ như vậy, nhờ đâu mau chóng vượt ra mà thiết tha chăm chỉ cầu pháp? Nếu được thỏa mãn tâm nguyện thì thản nhiên vui sướng. Tiếp theo nói về Lục độ Bồ-tát: Bồ-tát có Từ bi không đoạn hoặc ở nơi sanh tử làm lợi ích cho vật gọi là con gái, thực hành sáu độ phương tiện trí tuệ gọi là con trai. Người nữ pháp ứng sanh con, từ bi pháp ứng nhân chịu sanh tử hóa độ cho vât, hóa độ cho người trước khai phát thiện tâm, tức là nghĩa của sanh con, người trước sanh ra năm độ ấy là sanh ra nữ, người trước sanh ra trí tuệ là sanh ra nam. Nếu nghĩa của định tuệ không thành tựu, thì hạnh Bồ-tát không tồn tại, cho nên cầu Quán Âm mà được thỏa mãn tâm nguyện. Kế là là Thông giáo Bồ-tát: Đã dứt trừ phiền não thì có tuệ của trí đoạn duyên theo đế lý là con trai, từ bi giúp tập khí còn lại đi vào ba cõi gọi là con gái, tại vì sao? Bởi vì giống như pháp nam không sanh biểu thị cho trí tuệ quết đoán dứt trừ đối với phiền não, không sanh vào ba cõi mà nay trở lại sanh ấy, chính là từ bi giúp tập khí còn lại cho nên được tiếp tục sanh ra, gọi đó là là con gái, cầu nguyện Quán Âm được thỏa mãn tâm nguyện này. Kế là nói về Bồ-tát Thập Tín Biệt giáo: Tu phước đức trang nghiêm năm độ Ba-la-mật là con gái, từ Địa thứ nhất – địa thứ hai trí tuệ trang nghiêm là con trai. Ba mươi tâm gọi là chỗ nam nữ giao tiếp Thánh thai, Sơ địa Trung đạo chánh trí khai phát gọi là con trai sanh ra, tâm về duyên từ mở rộng gọi là con gái sanh ra. Hai loại này cần phải ở tại Sơ địa mới được khai phát, cũng gọi là con trai nữ cùng sanh ra. Nếu không như vậy thì rơi vào cái lỗi sanh tử nhị biên của nhị thừa. Sanh ra nam nữ này là sanh đại hoan hỷ cho nên gọi là Hoan Hỷ Địa. Từ bi che phủ vật – vật chịu ân cho nên gọi là Đại từ đại bi. Đại từ đại bi có thể thành tựu Phật đạo sanh ra Bát-nhã, là tổ mẫu của chư Phật cho nên xưng là Đại nữ. Mười lực vô úy mọi chúng sanh không biết cho nên không gọi là Đại. Kế là Viên giáo dùng vô duyên từ bi gieo trồng nghiệp của ba mươi hai tướng cũng gọi là con gái. Người nữ này xinh đẹp có trí tuệ tương tự Trung đạo làm nam. Người nam này ngay thẳng phước đức, Thập Tín sáu căn thanh tịnh gọi là ở thai – ban đầu trú ở Từ – Trí nam nữ cùng sanh ra. Nếu đạt được nam này không có sợ ái kiến đại bi thuận theo đạo pháp ái, cũng không sợ không có trí tuệ phương tiện trói buộc. Phương tiện và tuệ cùng giải trừ ấy tức là con trai nữ đầy đủ cả hai đều cầu mong ý nguyện thỏa mãn. Biến dịch hai loại có thể hiểu. Lại nữa, từ năm giới mười thiện cùng cõi trời Lục dục trở đi đều không có thiền định, đều là tán tâm tuệ pháp mang thai nam nữ. Nhưng tuệ không có định, ở thiền thứ tư có rừng thiền chi nhất tâm gọi là con trai nữ đầy đủ phước tuệ. Từ định tuệ nam nữ trong ba cõi, nam không có công lao phá trừ hoặc, nữ không có sức lực sanh ra vô lậu. Đây không có công dụng của nam nữ, từ nhị thừa – Thông giáo trở đi, tuệ có công dụng dứt trừ hoặc, tức là con trai đảm nhiệm sự việc, nữ có đức phát sinh vô lậu tiếp nối về sau. Nhị thừa – Thông giáo vốn có định tuệ không có thể phá trừ vô minh thấy Phật tánh, tuy nam mà nữ, Định thì không thể mang con ở nơi Trung đạo giống như phụ nữ không mang thai (thạch nữ), tuy nữ mà nam. Do đó Đại Kinh chép: “Người hàng nhị thừa Định nhiều tuệ ít không thấy Phật tánh, người hàng Bồtát bên Thông giáo Tuệ nhiều Định ít cũng không thấy Phật tánh, từ đây về trước chúng ta đều gọi là người tà kiến. Chỉ có Biệt giáo tăng địa chân minh tuệ phát khởi vô duyên Từ thành tựu. Đây mới gọi là chân chánh nam nữ. Sơ trú Viên giáo lúc thấy Trung đạo, định tuệ đầy đủ tướng nam nữ hoàn toàn, mới xứng hợp kinh văn nam thì phước đức – nữ thì xinh đẹp”. Cho nên biết dựa vào sự biểu thị pháp, sao có thể thực hiện mai mối bán gả giải thích về Quán Âm được? Thứ ba từ “Cho nên chúng sanh v.v…” trở xuống, là khuyến khích thọ trì, chia làm ba: Một – Khuyến khích thọ trì. Hai. so sánh lượng. Ba. Kết thúc khuyến khích. Trì như trên nói Quán Âm được tên gọi nhân duyên lực đó rộng lớn, đã không phân rõ hình dạng tính chất tương đối, tức chính là kể ra tên gọi nói về đức. Nếu muốn trở về sùng kính nên phụng trì danh hiệu, cho nên nêu lên trì danh để khuyến khích. Hai là so sánh lượng chia làm bốn: Một. Cơ sở so sánh lượng. Hai. Thưa hỏi. Ba. Trả lời. Bốn. Chính so sánh lượng. Nên lên ba sự nhiều làm cơ sở so sánh lượng, sáu mươi hai ức là nêu lên phước điền nhiều, toàn trọn đời thọ mạng là nêu lên thời tiết nhiều, bốn sự đầy đủ là nêu lên hạt giống nhiều. Xưa chỉ cho ba ý nay trì danh hiệu nhiều, tất cả nêu lên bốn cái nhiều để so sánh. Kế là thưa hỏi – trả lời như văn. Tiếp là chính nêu so sánh: Trở lại nêu lên bốn cái ít để so sánh bốn cái nhiều. Công đức chánh bằng với trì danh ít phước điền ít thời tiết ít hạt giống ít.

Hỏi: Ý gì lấy ít địch với nhiều vậy?

Đáp: Phật nhãn xứng lượng không tăng giảm, bốn cái nhiều sâu nặng gấp bội công đức đích thực ngang nhau như vậy, so sánh lượng không sai lầm. Hỏi: Ý gì sự bằng nhau đó xưa giải thích có năm cách:

1/ Nói rằng phước đó thật sự đặc biệt dẫn ra vật để luận bàn, cách giải thích này chính là bàn luận phù phiếm, Quán Âm trở thành không có đức, thât đáng quí trọng.

2/ Nói rằng ruộng có cao thấp gây nên bạc màu cằn cỗi, như cúng dường trăm vị Sơ quả. Không bằng nhất quả – nhị quả cho đến vô học; đây cũng chẳng phải ý khen ngợi công đức, chính là lấy thấp so với cao thì pháp tùy đó tốt hay xấu mà thôi.

3/ Tâm có đậm nhạt vì thế khiến cho phước không giống nhau.

4/ Thời có thể hiểu không có thể hiểu; hai cách giải thích này đều là tâm lực của người trước tạo nên phước, đâu quan hệ gì công đức cao xa của Quán Âm?

5/ Người có duyên hay không có duyên, như cung cấp hay phá hủy người đi đường thì tội phước nông cạn, cung cấp hay hủy nhục cha mẹ thì tội phước sâu dày. Nay trình bày một hay nhiều tánh không thể đạt được hai tướng có – không, một thì chẳng phải một, nhiều cũng chẳng phải nhiều, cùng đi vào như thật tế – thật tế chánh bằng nhau không sai khác. trong một giải thích vô lượng cho nên nói sáu mươi hai ức, trong vô lượng giải thích một cho nên nói Quán Âm xoay vần sanh chẳng phải thật. Chẳng phải thật: Tức là một không có một chân thật – một từ vô lượng sanh ra, nhiều cái không có nhiều chân thật – nhiều từ một sanh ra cho nên lý đích thực đồng đều, cho nên nói trí ấy không sai khác. Vô sở úy là soi chiếu Sự – Lý đó đã rõ ràng không nảy sinh nghi ngờ sợ hãi, cho nên nói là Chánh đẳng. Luận Pháp Hoa chép: “Cuối cùng quyết định biết rõ pháp, pháp tức là pháp tánh chân như Pháp thân, vì thế cho nên sáu mươi hai ức danh hiệu Phật và danh hiệu Quán Âm công đức không sai khác”.

Lại, dựa theo quán giải thích: Hai quán phát khởi Trung đạo – hai quán thật sự không bằng nhau mà nói bằng nhau là bởi vì Trung đạo bình đẳng, cho nên nói là Đẳng. Như vậy những người gặp nạn kia hơn hẳn Như-lai cho nên nói là Đẳng v.v… Ba là kết thúc thành tựu lúc xưng danh hiệu phước không thể cùng tận. Đại Phẩm chép: “Môt đóa hoa rải ra giữa hư không cho đến tất cả khổ phước đó không cùng tận”.

Như văn hỏi đáp thứ hai. Từ “Vô Tận Ý bạch Phật dạy: Bồ-tát Quán Thế Âm dạo ở cõi Ta bà thế nàov.v…” trở xuống, trước hỏi duyên gì được tên gọi, Đức Phật trả lời ba nghiệp chúng sanh hiển bày cơ là cảnh pháp thân linh trí thầm kín cảm ứng, cảnh trí nhân duyên gọi là Quán Thế Âm. Nghĩa này đã xong. Nay hỏi: Vì sao dạo khắp thế giới Ta bà này? Đức Phật trả lời dùng Phổ Môn thị hiện. Ba nghiệp hiển bày cảm ứng – cảm ứng mười nghĩa cơ v.v… của chúng sanh. Một hỏi hai trả lời. Hỏi chia làm ba: Một. Du hóa thế nào là hỏi về thân nghiệp, nói thế nào là hỏi về miệng nghiệp, phương tiện là hỏi về ý nghiệp. Đây là ba nghiệp của bậc Thánh không mong cầu mà khắp nơi ứng với tất cả, cũng gọi là ba không lỗi (lầm) – ba luân hóa độ không nghĩ bàn, cũng gọi là ba bất hộ. Ba bất hộ: là nói Quán Âm an trú trong bất tư nghị viên phổ pháp môn, thật sự không tác ý suy tính trù lượng, lần lượt trải qua tìm kiếm phương pháp thực hành cảm ứng này, tức là không phân biêt cũng không trước sau, tùy ý vận dụng thành tựu giống như gương sáng tùy theo vật đối diện liền hiển rõ cùng lúc đều cảm ứng, cho nên nói ba nghiệp không bao che. ba không lỗi: Căn cơ chúng sanh không giống nhau sâu cạn có khác biệt, Quán Âm tuy không tác niệm xem xét cơ mà không sai lầm phù hợp tương đương người trước, kín hội nhập Sự Lý cho nên nói không lầm. Ba luân bất tư nghị hóa: nếu cũng là thân Phật thì cũng thị hiện tâm Phật, miệng Phật, cho đến thị hiện thân chấp Kim Cương Thần, cũng là tâm miệng Kim Cương, tuy hiện bày rộng rãi sắc thân co cụm lợi vật, mà đối với pháp thân trí tụê không hề bị giảm bớt. Tịnh danh chép: “Khéo léo có thể phân biệt tướng các pháp, đối với Đệ nhất nghĩa không lay động; không lay động mà lay động, đây là hóa độ không nghĩ bàn”.

Hỏi: Ý nghiệp làm sao có thể thị hiện?

Đáp: Thánh ý không thể nào lường được, nếu muốn thị hiện thì dùng cho côn trùng cũng có thể biết được.

Đức Phật trả lời chia làm ba: Một là Tách biệt trả lời. Hai là trả lời chung. Ba là Khuyến khích cúng dường. Thứ nhất là trả lời riêng cũng trả lời ba câu hỏi. Nói “Đáng dùng” là trả lời về năng lực của phương tiện đó, là hỏi về ý nghiệp, vì sao? Bởi vì nơi ý quán xét cơ nhìn thấy những gì thích hợp đó, nên thị hiện thân nào nên nói giảng pháp nào, tùy đó mà hóa độ. Cho nên biết nói “Đáng dùng” trả lời về ý nghiệp. Hiện thân là trả lời về thân nghiệp, nói pháp trả lời về miệng nghiệp, cho nên biết trả lời đầy đủ ba câu hỏi. Lại nữa, chỉ thực hiện hai lần trả lời bao gồm được đối với ba, nói về hiện thân đó không chỉ có sắc ấm mà thôi, chắc chắn có đủ năm ấm, tức là bao gồm trả lời về ý nghiệp. miệng cũng dựa vào thân tức là bao gồm trả lời về miệng nghiệp. Hoặc như người nói pháp không chỉ giống như cây cối vô tâm, muốn biết trí đang nói khéo léo vận dụng bốn tất-đàn phương tiện, tức là bao gồm miệng nghiệp để trả lời về ý nghiệp. Hai cách giải thích đều nói về trả lời ba câu hỏi.

Từ trong tách biệt trả lời tất cả hiện rõ ba mươi ba thân – mười chín lần nói pháp, thâu tóm lại làm thân mười pháp giới, nhưng văn thiếu hai pháp giới ấy, hoặc là dựa vào phẩm trước nói về thân Bồ-tát, hoặc là người phiên dịch bỏ sót hoặc dựa vào văn Chánh Pháp Hoa của bản cổ xưa, hoặc nói Quán Âm tức là thân Bồ-tát, đâu cần phải tiếp tục hiện thân, hoặc ba cách giải thích đều có khó khăn, nay vì thế không sử dụng. Nay dựa theo bản cổ xưa để nói về nghĩa Bồ-tát, nhưng Bồ-tát một pháp giới hoặc quyền hoặc thật, mà nghĩa các loại ứng hóa không thể thiếu sót, cho nên giải thích về pháp giới Bồ-tát vậy. Lại nữa, không có thân của pháp giới địa ngục ấy, hoặc dựa vào phẩm trước hoặc khổ sâu nặng không có thể độ, hoặc nói hình dạng đó phá hoại người nhìn thấy kinh sợ hãi hùng cho nên không hiện thân. Nay trình bày tách biệt giải thích tuy không tổng quát, nhưng trong trả lời có văn chép: “Dùng đủ mọi thân hình đi khắp các cõi nước”, sao có thể nói là không có được? Lại nữa, Thỉnh Quán Âm chép: “Hoặc dạo ở địa ngục vì đại bi thay thế chịu đựng đau khổ, hoặc nói chỉ thay thế chịu đựng đau khổ mà không nói về nói pháp. Nếu dựa vào Phương Đẳng nói Bà Tẩu giáo hóa tức là có nói pháp. Thích luân chép: “Bồ-tát giáo hóa địa ngục phần nhiều thực hiện thân Phật, ngục tốt nhìn thấy không dám ngăn trở”. Lấy đây mà suy ra, cần có thân pháp giới địa ngục nói pháp. Nếu như vậy, thân mười pháp giới thì là đầy đủ. Nay tất cả dựa theo mười thân, làm bốn câu chọn lọc. Tự có thân một pháp giới hóa độ một pháp giới, tự có thân mười pháp giới hóa độ mười pháp giới, tự có thân một pháp giới hóa độ mười pháp giới, tự có thân mười pháp giới hóa độ một pháp giới. Nếu Diệu Giác Pháp thân thì ứng hóa thật báo độ, làm người nhận sự giáo hóa của Xá Na Phật, thuần các vị Bồ-tát đều cầu Phật đạo lại không có thân khác; đây là một pháp giới hóa độ một pháp giới. Nếu Phương tiện hữu dư độ có năm người cùng sanh ra đều cầu Đại thừa, văn trước chép: Nhưng ở cõi kia cầu Phật trí tụê ở cõi này làm Phật; cũng là một pháp giới hóa độ một pháp giới. Nếu Đồng cư độ nơi vắng lặng đạo tràng, lúc mới thành Phật trước tiên mở ra đốn nói, đồ chúng vâng theo giới pháp đều là người có kiến tư phiền não, mà người là cơ duyên trọn vẹn cùng cảm được Phật thân, cũng có thể là thân một pháp giới hóa độ một pháp giới. Nếu nơi vắng lặng đạo tràng mà đồ chúng vâng theo giáo pháp ở các pháp giới không như nhau, hoặc là người hoặc là trời rồng thần quỷ v.v… Lại căn tánh Viên – Biệt hai hạng khác nhau, tuy các pháp giới không như nhau mà cùng thấy một thân Phật vì họ nói pháp ấy tức là một pháp giới hóa độ nhiều pháp giới. Nếu có thân của một pháp giới chỉ thấy thân một pháp giới hiện bày thì không được độ, thì thị hiện thân của nhiều loại quyến thuộc vây chung quanh, cùng nhau hòa hợp một duyên, thì gọi là thân nhiều pháp giới hóa độ một pháp giới. Nếu thân Phật – thân Bồ-tát hóa độ khắp nơi làm thân mười pháp giới, lần lượt đi vào các đường, tất cả khiến cho được nhìn thấy, cùng hình tượng đó mà vì họ nói pháp, đây là nhiều pháp giới hóa độ nhiều pháp giới. Sử dụng bốn câu này, trải qua năm vị năm thời hiện thân đều như vậy. Lại nữa, dựa theo pháp nói nhiều ít: như Thiện Tài đi theo một trăm mười vị thiện tri thức hỏi về các pháp môn, thì nhiều người nhiều pháp vì một người mà nói. Như Tịnh Danh chép: “Vì hàng Thanh-văn nói bốn đế, vì hàng Duyên-giác nói mười hai nhân duyên, cho đến vì Phạm Vương nói thắng tuệ, vì Đế Thích nói vô đế, một người sử dụng một pháp vì một người mà nó”. Nếu như Thông giáo nói Bát-nhã thì người ba thừa cùng nhau vâng lãnh, đây thì môt pháp vì nhiều người mà nó. Nếu là tất cả không ngăn ngại thì người trong một đường vượt ra sanh tử mở thông tri kiến Phật, đây thì nhiều pháp vì nhiều người mà nói. Lại nữa, nhân quả đối chiếu nhau trình bày nhiều ít: Năm giới mười thiện nhân ít quả cũng ít, Thanh-văn – Ngũ đình tâm – Noãn Đảnh v.v… đi vào hai Niết-bàn, đây là nhân nhiều quả ít, Bích Chi Phật thấy hoa bay lá rụng liền đạt được đạo, đây là nhân ít quả nhiều, các Bồ-tát muôn hạnh thành tựu quả muôn đức tròn đầy. Đây là nhân nhiều quả cũng nhiều. Quán Âm hiểu rõ nơi hướng về của căn chúng sanh, hoặc thị hiện nhân nhiều ít, hoặc nói pháp nhiều ít, hoặc tu nhân nhiều ít, hoặc chứng quả nhiều ít, hòa hợp với cơ kia nên chắc chắn không có sai lầm. Có người chép: “Hiện nhân thân nói quả pháp, hiện quả thân nói nhân pháp, hiện một thân nói nhiều pháp, hiện nhiều thân nói một pháp, hoặc hiện thân mà không nói pháp”. Điều này hạn hẹp so với cơ của mười pháp giới. Xưa giải thích ba mươi ba thân chia làm ba: Một. Bậc Thánh ba thừa. Hai. Bốn chúng. Ba. Tám bộ. Tất cả có đầu ngọn lấy trời người làm đầu ngọn của hàng Thánh, bởi vì hạng đó là chịu đựng căn khí có thể tu học Phật đạo (đạo khí). Đồng nam đồng nữ là đầu ngọn bốn chúng, vì có thể trở thành bốn chúng. Chấp Kim Cương là đầu ngọn tám bộ,vì cùng có đại lực. Nếu như vậy, lực chấp Kim Cương to lớn ý gì làm đầu ngọn?

Đáp: Đây là ở sau cuối để che đậy dấu tích.

Nay nói về ba mươi ba thân văn chia làm tám loại:

  1. Thân Thánh.
  2. Thân trời.
  3. Thân người.
  4. Thân bốn chúng.
  5. Thân phụ nữ.
  6. Thân đồng nam đồng nữ.
  7. Thân tám bộ.
  8. Thân Kim Cương.

Nói về thứ tự đó phát ra từ ý người mà thôi. Một là nói về bậc Thánh trước tiên nói về Phật: đây là ứng Phật hay là hóa Phật, nhưng bậc Thánh hòa hợp với vật có hai nghĩa. Nếu trong một lúc bỗng nhiên có gọi đó là Hóa, thuận theo giống như trước sau gọi đó là Ứng. Nếu tìm văn này sẽ hiểu rõ của Ứng.

Hỏi: Sao không lấy chân Phật vì chúng sanh nói pháp mà lại lấy Ứng Phật vậy?

Đáp: Thân Phật nhiều chủng loại, nếu Ứng – Hóa chẳng phải chân Phật thì cũng chẳng phải người nói pháp. Chân Phật ấy là dựa vào Diệu giác Pháp thân rốt ráo cực địa Tỳ-lô-giá-na mới gọi là chân Phật. Chân Phật sâu xa không thể nào nói chỉ rõ, làm sao có thể hiểu được, như những gì Diệu Âm thực hiện mà Văn Thù không biết. huống chi hạng Hạ địa phàm phu làm sao chỉ rõ chân thân được. Nếu vì trâu dê gãy đàn không bằng làm tiếng kêu của ruồi muỗi. Nếu từ Diệu Giác Ứng là Thật báo tướng hảo viên mãn – vô lượng quang minh, giống như chúng sanh bốn mươi mốt Địa ở cõi Thật báo, vì họ nói một pháp của thật đế chánh chân mà giáo hóa họ. Ứng như vậy chẳng phải pháp giới khác kham nhận được. Tại vì sao? Bởi vì các Địa hạng này đã từng phần đi vào vị Địa, không thể dùng thân pháp giới khác để Ứng, cũng không được dùng thân Phật khác để Ứng. Như vậy Ứng ấy chỉ Ứng với cõi kia, chẳng phải cõi khác kham nhận được. Kế là cõi Biến dịch nói về Ứng Phật: Kinh Tiểu thừa chép: “Ngoài ba cõi vô sanh, năm loại ý sanh thân của Đại thừa mới sanh về Phương tiện độ”. Đây tức là ngoài ba cõi thọ sanh sanh về Biến dịch độ. Thích Luận chép: “Thân pháp tánh Bồ-tát sanh ngoài ba cõi, đã có sanh lẽ nào không có Ứng Phật?” Pháp Hoa chép: “Ta ở cõi nước khác làm Phật lại có tên gọi khác” chính là nghĩa này vậy. Ứng Phật này chính là có hai tướng: Một là thị hiện Thắng Ứng thân, ứng của thật báo tướng hải viên mãn như trước nói. Hai là thị hiện Liệt Ứng thân, khiến cho người thấy kém hơn trước. chỉ là hai Phật lại không thị hiện làm các thân nhiều loại. Vì sao như vậy? Bởi vì thị hiện năm loại ý sanh thân khác nhau về lợi – độn, đi đến căn tánh này cho nên thị hiện hai thân, chỉ nói hai loại thứ tự – không thứ tự về Đại thừa, do đó không cần đến thân khác pháp khác để hóa độ. Như người Viên giáo chưa phá trừ vô minh và đã phá trừ từng phần, người Biệt giáo ở trong Hồi hướng và đã phá trừ từng phần vô minh ấy, người này sanh ở cõi kia thì căn lợi, người Biệt giáo chưa tu chưa phá trừ, và Thông giáo đoạn hoặc, người trong Tam Tạng đoạn hoặc sanh về cõi kia đều là căn độn. Phàm Thánh đồng cư độ nói về Ứng Phật: Độ có hai loại, một là tịnh độ – hai là uế độ. Như Phú Lâu na độ – Các độ ở Tây phương, chúng sanh trong đó có đủ ba độc kiến tư, không có tên gọi ba ác,quả báo nghiêm tịnh, đây gọi là Tịnh độ. Như vậy Ta bà có ba ác – bốn thú – gai góc – gò đồi, là tên gọi uế độ. Hoặc là tịnh hoặc là uế đều là Phàm Thánh đồng cư độ. Chúng sanh ở hai độ đều có hai loại, căn lợi trược nặng – căn độn trược nặng, căn lợi trược nhẹ – căn độn trược nhẹ. Trược nặng ấy là như chúng sanh cõi Ta bà thân hình xấu xí thấp bé hèn kém, mạng chỉ có tám mươi hoặc lại trung bình hay non yểu, phiền não hừng hực các kiến tâm cứng cõi cố chấp, thời tiết thô bạo hiểm độc, đây là năm trược nặng nề. Tịnh độ không như vậy, là vì năm trược nhẹ nhàng. Tại vì sao như vậy? Bởi vì không tu nhiều phước đức nên sanh về cõi trược nặng nề, tu nhiều phước đức nên sanh nơi cõi trược nhẹ nhàng. Hoặc sanh trong uế độ có giới và thừa đều chậm, có thừa nhanh giới chậm, có thừa chậm – giới nhanh, có giới và thừa đều nhanh. Giới nhanh thọ thân trời người, thừa nhanh có cơ cảm đến Thánh. Cơ có hai loại: Một là Đại. Hai là Tiểu. Tiểu cơ thì thị hiện thân Phật tam tạng nói pháp, đại cơ tùy đó dùng thân Phật Xá Na nói pháp, vì thế cho nên giáng thần vào thai mẹ chính là thị hiện hai tướng. Đốn cơ đã cảm liền thấy Xá Na Bồ-tát cùng với trăm ngàn quyến thuộc vây chung quanh nơi thai nói pháp, chúng sanh mười phương đều ở trong thai, ra khỏi thai ánh sáng đầy khắp, nơi vắng lặng đạo tràng, trở thành Lô-xá-na Phật chuyển pháp luân như Nhất thật đế – vô lượng bốn đế v.v… ví như mặt trời mọc soi chiếu núi cao trước, liền nghe đốn giáo thấy Phật tánh được độ thoát. Vì thế kinh Niết-bàn chép: “Trong Tuyết Sơn có loại cỏ tên là nhẫn nhục, nếu trâu bò ăn cỏ ấy liền được đề hồ”. Đây là nói điều này. Như người Tiểu cơ cảm đến Phật, chánh niệm đi vào thai mẹ ra đời trong vương cung, sáu năm khổ hạnh ngồi đệm cỏ dưới cây, thành Trưởng lão Tỳ-kheo Phật, ở nơi Lộc Dã Uyển (vườn nai) chuyển pháp luân sanh diệt bốn đế, năm người câu lân v.v… đầu tiên đạt được cam lồ ngộ đạo Tiểu thừa. Đã chẳng phải đề hồ thì không gọi là được độ thoát, cho nên chép: Chỉ xa lìa hư vọng gọi đó là giải thoát, thật ra chưa được giải thoát tất cả, chưa nhận được Đại giáo giống như điếc như câm, trong Đại giáo vô ích, chỉ có lực xông ướp sâu xa, dẫn đến giống như vị nhũ (sữa). Lúc nghe phương tiện nói về ba cõi dứt trừ kiến tư, bấy giờ chuyển vị nhũ thành lạc. Tiếp đến nghe Phương Đẳng bốn loại bốn đế, sử dụng Đại giáo công kích Tiểu giáo hổ thẹn Quyền pháp ngưỡng mộ Thật pháp, khởi tâm kích động mạnh gọi là vị sanh tô. Tiếp đến nghe ba loại bốn đế chuyển giáo của Bát-nhã, tâm đó hơi thuần thục gọi là vị thục tô. Tiếp tục nghe xả bỏ ba phương tiện của Pháp Hoa, chỉ nói về tri kiến nhất thật của Phật, Thanh-văn trừ diệt nghi ngờ được thọ ký làm Phật, Bồ-tát không còn mê hoặc tăng thêm đạo giảm bớt sanh, bấy giờ gọi là vị đề hồ. Người hàng Bồ-tát khắp pháp mê được lìa bỏ, người độn căn cũng giống như nhị thừa, người hàng nhị thừa bắt đầu từ nơi đây được thấy Phật tánh. Vì vậy chép: “Mới thấy thân Ta – nghe những gì Ta đã nói, liền đều tín thọ đi vào Như-lai tuệ” chứng minh người đại cơ trước đều đạt được đề hồ. “Ngoại trừ người trước đây tu tập học pháp Tiểu thừa, Ta nay cũng khiến cho được nghe kinh này đi vào Như-lai tuệ” tức là chứng minh hàng Tiểu cơ bắt đầu ở nơi Pháp Hoa được đi vào đề hồ. Nếu lại có hàng độn căn đối với Pháp Hoa không hiểu ra, lại đã trải qua nơi Bát-nhã điều phục thuần thục cho đến Niết-bàn, nói được ba tu, tức là nói về thường trụ được thấy Phật tánh, chính là vị đề hồ, đây là cùng ở nơi uế độ thị hiện thân Phật nói về pháp Viên – Tiệm, hoặc thị hiện các loại thân nói pháp Viên – Tiệm. Bốn câu này mở ra nghĩa của năm vị, uế độ đã vậy thì tịnh độ cũng như thế, đã có hai cơ lợi – độn, lẽ nào không nói hai pháp đốn – tiệm để trình bày Ứng thân và nói pháp hay sao? Trong này thuận theo nói về Biệt – Viên căn cứ vào quán khởi lên từ bi, nay khắp cả pháp giới khởi lên ứng v.v… giống như trước đây suy nghĩ biết được.

Hỏi: Kinh chỉ chép: “Dạo đi ở cõi Ta bà”, không nói đến cõi nước như Thật báo – Phương tiện v.v…?

Đáp: Trong phần trả lời tổng quát chép: “Dạo đi các cõi nước”, các là nhiều không chỉ một, lẽ nào chỉ có Ta bà thôi sao? Lại như Đại Bổn, văn chép: “Nếu có thể quán sát sâu sắc thấy Ta ở tại núi Kỳ-xà-quật cùng Thanh-văn – Bồ-tát Tăng. Đây chính là Ta bà mà là Phương tiện độ”. Lại chép: “Liền thấy Ta thuần các Bồ-tát không có hàng Thanhvăn – Duyên-giác, thì đây là Thật báo độ”. Do đó dựa theo cõi nước này trình bày nghĩa không sai lầm.

Hỏi: Hai cõi nước cùng gọi là pháp tánh vì sao khác nhau?

Đáp: Chân đế Trung đạo điều này thì rất khác nhau.

Kế là trình bày đáng dùng thân Bồ-tát được độ thoát. Hoặc Địa thượng – Địa hạ – Tam tạng – Thông – Biệt – Viên v.v… phụ giúp Phật không như nhau, nếu Phật ở cõi Thât báo làm Phật, thì Quán Âm chính là hình tướng Bồ-tát cõi Thật báo, hoặc làm hình tướng Bồ-tát cõi Phương tiện, hoặc làm hình tướng Bồ-tát cõi Đồng Cư, tùy theo hai duyên lợi độn. Tùy theo lợi duyên ấy tức là nhị thừa Pháp Tuệ – Kim Cương Tạng v.v… trong Hoa Nghiêm. Tùy theo độn duyên ấy là hoặc như Di-lặc v.v… Nếu chuyển pháp môn năm vị, pháp môn hưng phế phụ giúp Phật thì Bồ-tát cũng từng tiết từng tiết hưng phế hoặc quyền hoặc thật mở rộng lợi ích cho chúng sanh. Trong này cũng thuận theo nói về

Biệt – Viên căn cứ vào quán cơ ứng. Kế là nói về thuận theo dùng thân Bích Chi Phật: Như Văn Thù hai muôn ức kiếp làm Bích Chi Phật, hóa độ chúng sanh hiện thân nói pháp.

Kế là nói đáng dùng thân Thanh-văn: Hoặc làm Tam tạng hoặc làm Thanh-văn Thông giáo, hoặc làm Thanh-văn tùy theo năm vị chuyển giao, trong bí mật ngoài hiện rõ trang nghiêm, bốn khô héo – bốn tươi tốt dẫn dắt lợi ích chúng sanh. Kế là dẫn chứng trong Hoa Nghiêm các vị Bồ-tát Tỳ-kheo đi vào pháp giới kiến, trú pháp môn bất tư nghị tức là nghĩa, thành tựu này. Kế là dẫn ra bốn loại quán – mười hai nhân duyên quán trong Đại Kinh, bổn địa từ bi của Biệt – Viên không thủ – không xả, nay làm bốn loại bậc Thánh phổ ứng tất cả.

Hỏi: Phật làm sao độ Phật?

Đáp: Đẳng giác Bồ-tát làm thân Phật hóa độ sơ địa Phật, ý nào không được? Giống như người cũng có thể hóa độ người v.v…

Kế là nói về thân Phạm Thiên: Phạm tức là Thiên chủ cõi sắc tên là Thi Khí, Hán dịch nói là Đảnh kế. Anh lạc nói về bốn cõi thiền đều có vương. Ở đây nói là Phạm ấy phải là đỉnh của Sơ thiền, còn có giác quán nói pháp được làm chủ của ngàn cõi giới. Quán Âm tu Bạch sắc Tam-muội không thủ không xả, không thủ cho nên không tùy theo Thiền sanh ra, không xả cho nên thuận theo làm Phạm vương nói về xuất dục, bốn câu hiên thân là dùng Quyền dẫn ra Thật. Đáng dùng thân Đế Thích ấy là Địa này ở Thiên chủ. Nói đầy đủ là Thích Ca Đề Hoàn Nhân Đà La. Thích Ca nói là Năng, Đề Hoàn chỉ là Đề Bà, Đề Bà tức là Thiên, Nhân Đà La gọi là chủ. Bồ-tát tu nan phục Tam-muội không thủ không xả, nói các loại Thắng luận, bốn câu hiện thân dùng Quyền dẫn ra Thật. Trời Tự Tại là đỉnh của cõi Dục, nói đầy đủ là Bà Xá Bạt Đề, ở đây nói là Tha Hóa Tự Tại, mượn việc làm của người khác để trở thành niềm vui của mình, tức là ma vương. Tịnh Danh chép: “Phần nhiều là giải thoát bất tư nghị, Bồ-tát an trú xích sắc Tam-muội không thủ không xả, thuận theo làm Ma vương, khiến cho các cõi ma chính là cõi Phật, bốn câu hiện thân dùng Quyền dẫn ra Thật”. Đại Tự Tại tức là Ma-hê-thủ-la đỉnh của cõi Sắc. Lâu Thán gọi là A-ca-ni-tra, Hoa Nghiêm gọi là Sắc Cứu Cánh. Hoặc có người cho là cõi trời thứ sáu, nhưng các kinh luận phần nhiều gọi là Đại Tự Tại là đỉnh của cõi Sắc. Thích luận chép: “Vượt qua Tịnh Cư Thiên có Bồ-tát Thập trú tên gọi Đại Tự Tại, chủ của Đại thiên giới”. Kinh Thập Trú chép: “Ánh sáng của Đại trời Tự Tại hơn hẳn tất cả chúng sanh, Niết-bàn hiến cúng Đại trời Tự Tại tối thắng cho nên chẳng phải cõi trời thứ sáu”. Thích Luận chép: “Ma-hê-thủ-la-hán dịch là Đại Tự Tại cởi trâu trắng tám tay ba mắt là các vị Thiên tướng, không biết đây là cùng tên gọi hay chính là chỉ ra vương làm tướng?”. Thiên Đại Tướng Quân: Như Kim Quang Minh thì lấy Tán chỉ làm Đại tướng. Đại Kinh chép: “Lực sĩ trong tám Kiện Đề Thiên”. Thích Luận gọi là Ma-hê-thủ-la giống như trước. Lại gọi là Cưu-ma-già, ở đây nói là Đồng Tử, cưỡi chim khổng tước nâng gà cầm chuông xách phướn đỏ, Vi nữu Hán dịch là Biến Văn, bốn cánh tay nắm bảo bối cầm vòng tròn cưỡi chim cánh vàng, đều là những đại tướng cõi trời. Không biết Đại tướng quân này xác định là hạng nào phù hợp với bốn câu? Thân Tiểu Vương: Hoặc nói Thiên Vương là Đại – Nhân vương là Tiểu. Ngay trong Nhân Vương có bốn loại Chuyển Luân Vương tự có Đại – Tiểu, nếu như chẳng phải bốn Luân Vương ấy thì gọi là Túc Tán Vương tự có đại tiểu, Trung Quốc gọi là Đại – nước phụ thuộc (phụ dung) gọi là Tiểu, lưu truyền mãi hướng về lẫn nhau. Nay nói là Tiểu: Tiểu hãy còn vương huống đó là Đại hay sao? Đây cũng có bốn câu, đâu chỉ phước nghiệp thọ báo, đi vào Đồng Cư độ đầy đủ Hóa Tha, cùng nhau tu công đức Từ tâm lợi ích vật, đây là Vương vậy.

Thân Trưởng giả: Phải giải thích mười đức của người Trưởng giả bên trong phù hợp pháp môn.

Cư sĩ: Tích lũy nhiều của cải hàng hóa cư nghiệp dồi dào, lấy đây làm tên gọi vậy.

Tể quan: Tể nghĩa là chủ – quan là nghĩa công năng, nghĩa là ba bậc dùng công năng thường giúp đỡ công việc cho người chủ cho nên nói là Tể quan. Quận huyện cũng xưng là Tể quan, cai quản công việc dân chúng ở dưới vậy.

Bà-la-môn: Xưng là tịnh hạnh, kiếp ban đầu chủng tộc dừng lại nơi thôn dã người tự nhiên nhàn rỗi mà xưng gọi vậy. Mỗi mỗi thân đều có bốn câu căn cứ vào quán. Tiếp đến nêu ra bốn chúng giải thích giống như trước.

Kế là là thân phụ nữ: Không nói về phụ nữ của các Tiểu vương, Vương gia cấm cố không được đi lại phân tán, hóa vật là khó cho nên không làm. Nếu như Diệu Âm thì nói là ở hậu cung của Vương thay đổi làm hình tượng người nữ. Thân đồng nam đồng nữ: Phân biệt hai người con của Diệu Trang Nghiêm Vương để giải thích, trong Hoa Nghiêm – Đồng tử nghịch đất cát chơi đùa vui vẻ. Tiếp nói thân tám bộ: Trên nêu ra Đại oai đức Thiên, nay lại nêu lên hai mươi tám bậc Thiên, hoặc có thể là những tinh tú chủ quản nhân gian vậy. Rồng có bốn loại: Một. Trông coi cung điện cõi trời sắp xếp khiến cho không rơi xuống trần gian, phía trên nhà làm hình dạng rồng mà thôi. Hai. loại nổi mây lên gây nên mưa ích lợi cho trần gian. Ba. Loại rồng đất khơi sông mở ngòi. Bốn. Loại ẩn khuất trông coi kho tàng của Chuyển Luân Vương và người đại phước. Triệu sư chỉ đưa ra ba loại mà không đưa ra Thiên Long. Dạ Xoa ở đây nói là Tiệp Tật, loại này có ba nơi: Hải đảo – không trung – thiên thượng, truyền bá cho nhau giữ gìn không được ăn người. Lúc Phật mới thành đạo cho đến nói pháp truyền nhau xướng to đến trời. Càn-thát-bà Hán dịch là Hương Ấm, thần nhạc của Đế Thích, trú nơi hang Kim Cương ở phía nam núi Tu-di, trời muốn tấu nhạc thì tâm loại đó chuyển động. Thập Sư chép: “Thân trú trong núi báu có tướng đặc biệt, chính là sự tấu nhạc ở trên vậy. A-tu-la có ngàn cái đầu hai ngàn cánh tay, muôn cái đầu hai muôn cánh tay, hoặc ba đầu sáu tay, Hán dịch là Vô Tửu, giữ gìn một giới không uống rượu, nam xấu xí nữ xinh đẹp, chúng cùng nhau trú trong núi, hoặc nói ở đáy biển, phong luân giữ gìn nước như mây ở tại đó. Văn trước chép: “Ở tại bờ biển lớn, có đại lực miệng trách mắng mặt trăng mặt trời, mặt trăng mặt trời vì vậy mất ánh sáng; bàn tay đâp Tu-di, Tu-di vì thế lồi lõm, đi vào biển ngang lưng, thấy trời uống cam lộ, mà bốn thiên hạ hái hoa, đặt rượu nếp vào trong bốn biển, chúng sanh trong biển nghiệp lực chủ trì, tiến lên thì mất cam lộ lùi lại thì không thành rượu, liền dứt trừ rượu cho nên nói là Vô Tửu, thần không uống rượu cho nên đạt được đại lực”.

Ca-lầu-la: Hán dịch là Kim-sí, đầu và cánh màu vàng theo đó để gọi tên. Loài chim này cùng với loài rồng qui ước “Người đến Tu-di làm cho đứt đoạn, ta đạp biển thấy bùn, ta không bằng nộp con cho người sai bảo cung cấp, ngươi không bằng nộp con để cho ta ăn. Thiên lực giữ Tu-di không thể đứt đoạn cho nên rồng nộp con. Chim do Noãn sanh ra ăn trứng rồng, không thể nào ăn ba loại sanh kia. Thấp sanh ăn hai – thai sanh ăn ba, hóa sanh ăn bốn.

Khẩn-na-la: Thần nhạc đàn sáo của Thiên Đế, nhỏ không bằng Càn-thát-bà, hình dạng tựa như người mà đầu có sừng, cũng gọi là Nghi Thần, cũng là người chẳng phải người. Nay không lấy người chẳng phải người để giải thích về Khẩn-na-la. Đây chính là kết thúc số lượng về tám bộ mà thôi.

Ma-hầu-la: Thập sư chép: “Là rồng đất”. Triệu sư chép: “Là loại trăn lớn đi bằng bụng”. Tám bộ đều có thể thay đổi hình dạng vốn có mà ở nơi tòa nghe pháp. Thân thần Kim Cương chẳng phải số lượng tám bộ, tay cầm vật báu này hộ trì Phật pháp. Hoặc chép: Ở trong trời cõi Dục – cõi Sắc giáo hóa các trời, tức là Đại quyền Thần. Kinh chép: “Là anh của ta”.

Hỏi: Thân cõi trên có thể hóa độ cõi dưới, thân cõi dưới làm sao hóa độ cõi trên?

Đáp: Những việc làm của Bồ-tát thuận theo có thể được độ bèn ứng hiện mà thôi, giống như Vương nghe loài kiến đánh nhau:

Kế là từ “Thành tựu công đức như thế v.v…” là trả lời chung, đây là kết thúc riêng mở ra chung, “thành tựu công đức như thế” là kết thúc riêng, “Dùng các loại thân hình đến các cõi nước” là trả lời chung. Các tên gọi không đồng, ngang thì rộng khắp mười phương, dọc thì xuyên suốt ba độ, tùy cơ biến hiện đâu chỉ có ba mươi ba thân. Tùy ý hóa độ theo duyên há hạn cuộc ở thế giới Ta bà hay sao? Dùng nhiều loại hình tướng nói chung về thân thị hiện rộng rãi, đến các cõi nước là nói chung về nơi giáo hóa rộng rãi, độ thoát chúng sanh tổng quát nói về được lợi ích rộng rãi. Nói tuy sơ lược mà nghĩa trên rất rộng về phía trước cho nên gọi là trả lời chung. Thiện Tài đi vào pháp giới văn tuy rộng mà nghĩa chưa hẳn bao gồm mười pháp giới. Người của Tông Địa Luận thấy văn nhiều thì xếp vào Viên tông, thấy văn Pháp Hoa sơ lược thì cho là không phải chân tông. Nếu tìm ý này thì chẳng có nghĩa nào không chân thật. Ba từ “cho nên các ông v.v…” trở xuống, là khuyến khích cúng dường. Đức Phật trả lời câu hỏi trước đây là trước chung sau riêng, chưa khuyến khích thọ trì mà chúng sanh kính cúi xin lợi ích thầm kín, chỉ có thể trì danh theo tên chữ mà thôi, vì thế trước đây mở ra ba đoạn trước sau khai hợp tương xứng đối với nghĩa. Đức Phật trả lời câu hỏi sau là riêng trước, chung sau, chưa khuyến khích dường mà chúng sanh đã đội ân lợi ích hiển rõ. Thấy sắc nghe tiếng cho nên khuyến khích cúng dường. Đây là khai hợp tương xứng trước sau, mà chung riêng trước sau ấy là nêu lên lẫn nhau mà thôi. Có người lấy trả lời chung làm khen ngợi công đức phân văn như vậy làm tổn hại đến nghĩa.

Hỏi: Sau khuyến khích cúng dường nhận ý chỉ dâng tặng anh lạc, trước đó khuyến khích trì danh sao có thể không có?

Đáp: Mặc niệm trì danh cho nên văn không rõ ràng, sự cúng dường hiển bày phải cởi chuỗi anh lạc. Lại muốn thành tựu nghĩa thầm kín hiển bày trước là lộ rõ cơ, hơn nữa trì danh mặc niệm tức là thành tựu cơ thầm kín, sau là cơ thầm kín, lại trải qua cúng dường tức là thành tựu cơ hiện rõ, khiến cho hai nghĩa đầy đủ.

Hỏi: Nêu ra ứng lại trở thành hai ứng ư? Đáp: Hai cơ đã đầy đủ chắc chắn biết có ứng, cho nên không nói thêm nữa.

Thứ nhất là khuyến khích chung cúng dường, hai là vâng theo ý chỉ. Thứ nhất lại có hai: Trước là khen ngợi công đức như văn, hai là nêu ra ý cúng dường. Ý ấy là đích thực căn cứ vào năng thí chúng sanh vô úy – từ đức hạnh được tên gọi. Chúng sanh ở nơi sợ hãi được thoát khỏi vì vậy nêu lên tên gọi này. Đức đã vô lượng thì tên gọi cũng nhiều, không thể nói không thể nói được. Trong vâng chỉ cúng dường chia làm sáu: Một là Vâng mạnh. Hai. Không nhận. Ba là Trở lại vâng mạnh. Bốn. Phật khuyến khích. Năm là Thọ nhận. Sáu. Kết luân đức hạnh đó. Kinh văn không chắc chắn, hoặc chúng bảo anh lạc hoặc làm thành chúng bảo châu, đây là phiên dịch giảm bớt độ dài mà thôi. Chúng bảo:

Các thứ báu xen giữa châu ngọc cùng nhau tô điểm nghiêm trang. Nếu dựa vào kinh Anh Lạc, thì từ Sơ Trú là anh lạc bằng đồng quí báu cho đến Đẳng Giác là anh lạc bằng ma-ni, nay địa vị của Vô Tận Ý trên cao, sao bỗng nhiên chỉ có giá trăm ngàn lượng vàng? Đáp: Đây là sơ lược nói trăm họ muôn dân mà thôi, thật sự không thể như vậy. Nếu dựa vào quán giải thích điều ấy thì lấy sự bày tỏ lý đâu được dùng sự mà hiểu được! Cảnh là biểu thị cho lý nhất thật của Trung đạo, dùng rất nhiều pháp môn vô trước trang nghiêm thât tướng giống như chuỗi anh lạc ở trên cổ. “Mở” là biểu thị cho Bồ-tát đối với hạnh nguyện thường xả bỏ, tất cả nguyện hạnh công đức cho đến trí Phật Bồ-đề Niết-bàn, cũng không trú không trước chẳng dựa vào chẳng ỷ lại cho nên nói là “Mở”. Kinh Đại Tập chép: Giới định tuệ Đà-la-ni dùng làm anh lạc, trang nghiêm cho pháp thân”. Trăm ngàn là mười muôn, đây là biểu thị cho một Địa có muôn công đức, tức là mười muôn. Pháp thí: Xưa chép: “Giống như pháp thí trọng pháp thí, cầu pháp thí, học pháp thí, đều gọi là pháp thí”. Vô Tận Ý trọng pháp cho nên thí, nay nói giống như pháp thí, chính là dùng tài vật thông suốt đối với pháp gọi là tài, tức là pháp tài, chính là nhân duyên sanh pháp tức Không – tức Giả – tức Trung, một tâm ba đế đầy đủ tất cả, đối với pháp bình đẳng đối với tài cũng bình đẳng. Người thí như vậy chính là pháp thí. “Chẳng chịu nhận”: Sự giải thích Vô Tận Ý vâng mạnh cúng dường, mình chưa vâng mạnh sao bỗng nhiên vội vàng thọ nhận, cũng là sự cần phải khiêm tốn nhường lại. Quán giải thích điều ấy: Không thọ nhân cái dụng rộng lớn của Tammuội cho nên không thọ nhận cái gì. “Xin Ngài vì thương chúng tôi: Hoặc có thể thỉnh cầu bậc trên xót thương hạng dưới, hoặc có thể địa vị ngang nhau cho nên thương xót lẫn nhau, hoặc có thể mình vì bốn chúng cho nên thí, vì không thọ nhận điều gì mà thọ nhận sự thỉnh cầu thọ nhận. Phật khuyên thưởng”: Tức là thương xót tất cả chúng sanh và bốn chúng, chính là Bồ-tát vì chúng sanh cho nên thí – vì chúng sanh cho nên thọ nhận. “Hai phần”: Biểu thị cho hai phần Sự – Lý. Nhân dâng lên hai vị Phật: Đem hai nhân hướng về hai quả, lý tròn đầy tức là pháp Phật sự đầy đủ tức là Báo Phật, hai vị Phật biểu thị cho hai quả. Thứ ba từ “Trì Địa nói v.v…” trở xuống, là khen ngợi công đức nghe phẩm này. Văn chép: “Người nghe Quán Thế Âm này, là nghe một đoạn hỏi đáp về lợi ích thầm kín trước đó. Phẩm Phổ Môn: Là nghe một đoạn hỏi đáp về lợi ích hiện rõ”. Trong này nói về nghiệp Tự Tại, nếu là nghiệp của phàm phu bị ái làm thấm ướt, nhân duyên hữu lâu không được tự tại. Quán Âm vì điều phục mười pháp giới, thị hiện ba nghiệp này lực từ bi tưới nhuần tùy theo cảm ứng mà thọ sanh, không bị phiền não hệ lụy, cho nên nói là nghiệp Tự tại, là thuộc về Trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Đối với hai đế được tự tại không có gì sánh bằng ấy là nhị thừa tuy thoát ra ba cõi mà hãy còn có pháp bậc thượng chẳng phải không ai sánh bằng (vô đẳng đẳng). Phật là địa vị cao nhất cho nên nói không gì sánh bằng (vô đẳng), phát tâm cầu Phật cho nên nói không có ai sánh bằng (vô đẳng), sánh bằng Phật. Lại dựa theo tâm, trong tâm đầy đủ tám muôn bốn ngàn pháp môn, nếu phát tâm thật tướng tức là sánh bằng tám muôn bốn ngàn pháp môn, cũng là tám muôn bốn ngàn Ba-la-mật, cũng là tám muôn bốn ngàn trần lao môn làm hạt giống Như-lai. Kinh chép: “Phát tâm, cuối cùng cả hai không sai khác, hai tâm như vậy tâm trước là khó”. Nay phát sơ tâm chẳng khác gì hậu tâm, sơ tâm khó cho nên nói là vô đẳng, chẳng khác gì hậu tâm gọi là vô đẳng đẳng. Đây chính là bốn tất-đàn nói về phát tâm. Phát tâm có ba: Một là Danh tự phát, tức là năm hạng đệ tử, hai là tương tự phát, là sáu căn thanh tịnh; Ba là Phần chân phát tâm, tức là từ Sơ Trụ trở lên đến đây. Phát tâm là phát tâm chân thật.

 

Pages: 1 2