QUÁN ÂM NGHĨA SỚ KÝ

QUYỂN 01

Sa-môn Tri Lễ ở Tứ Minh đời Tống soạn

Giải thích Sớ có hai: Một là Giải thích đề mục, có hai: Thứ nhất – Chính là giải thích đề mục. Nghĩa ấy là thích nghi, nghĩa là giải thích văn kinh khiến cho thích hợp, đồng thời là nghĩa lý. Vì đây là Trí Giả nhập Pháp Hoa Tam-muội, ở trong địa vị Quán Hạnh thấy lý đệ nhất nghĩa, dùng lý này giải thích văn kinh này. Sớ ấy là từ của thông ý. Nhưng âm Sơ, chính là nghĩa của sự khơi thông chú giải rành mạch. Hai là có hai người nói và ghi lại. Giải thích Sớ văn, có hai: Một là dự định phân chia chương đoạn, có hai: Đầu tiên nói về ba đoạn của hai nhà chú giải. Phẩm này đã là Sấm sư vì Bắc Lương ngăn trở hết sức được lánh đi, tách biệt truyền lại ở đời, cho nên từ đời Lương – Trần đến nay người giải thích rất nhiều, thế là phân biệt trích lọc văn kinh thành ba đoạn có khác nhau. Hai là từ “Nay, Sư v.v…” trở xuống là nêu ra Thiên Thai có nhiều loại, có hai: Một là nói rộng về nhiều loại phân chia văn. Hai là từ “Nếu làm v.v…” trở xuống là y cứ rộng vào tiết mục hai đoạn. Từ “Căn cứ trước v.v…” trở xuống là chính thức giải thích văn kinh, có hai: Một. Lần hỏi đáp trước, có hai: Một là phân khoa. Từ “Một là bấy giờ v.v… “ trở xuống tùy theo đó giải thích, có hai: Một Thưa hỏi, có bốn: Đầu tiên là thời gian, có hai: Một là Giải thích nghĩa chữ. Hai là từ “Tức là v.v…” trở xuống nói về tất-đàn, có hai: Đầu tiên giải thích riêng về Tướng, có bốn: Một là thế giới, phương Đông – phương Tây – tùy cơ ưa muốn. Hai là từ “Hoặc có thể v.v…” trở xuống là vì người, hoặc có căn tánh nghe về phẩm trước đây rồi được thế giới Tất-đàn, cho nên nói là vui mừng xong; nay nghe phẩm này lần sinh ra nghiệp thiện vốn có. Ba là từ “Hoặc có thể v.v…” trở xuống là đối trị, phá bỏ nghi ngờ hiểu rõ sự việc là thuộc về đối trị, phá bỏ nghi ngờ nhận ra lý là thuộc về đệ nhất nghĩa, nay thuận theo hiểu rõ việc thích hợp với tấtđàn thứ ba. Bốn là từ “Hoặc có thể v.v…” trở xuống là nghĩa đệ nhất. Hai cõi: Nghĩa là Tịnh Quang Trang Nghiêm độ tám muôn bốn ngàn tùy theo Diệu âm; Hoa Đức và bốn muôn hai ngàn Thiên tử cõi này, nhờ Bồ-tát ấy qua lại đạt được đạo, nay tám muôn người phát tâm giác ngộ tại Quán Âm.

Từ “Chư Phật v.v…” trở xuống là nói chung về tất-đàn. Như-lai giống như trống – bốn cơ giống như dùi trống, có đánh vào trống từng tiếng từng tiếng không phát ra lẻ loi, nay chính là lúc bốn cơ hợp với Phật. Hai là nêu người, có hai: Một là Giải thích tên riêng, có ba: Thứ nhất là Trung đạo đối với Tiểu. Tên gọi của Bồ-tát này do chứng đạt Trung đạo mà đặt ra, Trung đạo chắc chắn không nghiêng lệch, nay nghiêng lệch thuận tên Vô Tận là đối với Tiểu thừa, là diệt tất cả pháp chỉ làm nổi bật Trung đạo, vì tánh vô tận. Tiểu thừa tận trí: Nghĩa là mình thấy khổ rồi, dứt tập rồi, chứng diệt rồi – tu đạo rồi, lúc nghĩ như vậy thì trí tuệ vô lậu kiến, minh, giác. Vô sanh trí: Nghĩa là mình đã thấy khổ không thể trở lại tiếp tục thấy, đã dứt tập không thể còn tiếp tục dứt, đã không chứng diệt hết không thể còn tiếp tục chứng, đã tu đạo không thể tu hơn nữa, lúc nghĩ như vậy trí tuệ vô lậu kiến, minh, giác. Từ “Lại nói v.v…” trở xuống là ba đế sáng tỏ trọn vẹn, có hai: Một là nêu chung. Hai là từ “Đại Phẩm v.v…” trở xuống là nêu riêng, có ba: Một là Viên Không vô tận lựa chọn phân tích nêu ra Thể cho nên nói chính sắc là Không. Phải biết rằng Thể Không khai triển thông suốt ba giáo. Thông giáo thì chỉ có Thể sanh tử tức là Không, đây là nghiêng về Không. Biệt – Viên giáo thường là thể Niết-bàn cũng không, đây là ở giữa Không. Lìa xa bờ mé thuộc về Biệt – ngay nơi bờ mé thuộc về Viên, nay ở tại Viên. Viên Trung gọi là Không – không này là Vô tận. Hai là từ “Lại Đại v.v…” trở xuống là Viên Giả vô tận, có hai: Một là dẫn kinh nêu ra tướng, có ba: Đầu tiên Đại Tập dựa theo quyển tám mươi nói về Giả, có hai: Thứ nhất sự tu tập của bổn độ, đây là diệu giả đầy đủ đối với ba quán, bất diệt cho nên Giả, bất sanh cho nên Không, bất xuất cho nên Trung. Vì Không di động ra hai bên. Quán này quán sát Phật, đầy đủ quán sát ba thân, đến địa vị phần chứng gọi là thấy Phật, tất cả Phật pháp chẳng pháp nào không hiện tiền, tạm thời nêu ra Lục độ mà thôi. Hai là từ “Thân Tử v.v…” trở xuống dựa vào pháp đặt ra tên gọi, có hai: Một là Thân Tử thưa hỏi, Hai là Bồ-tát trả lời. Vốn có nguyện hạnh rõ ràng, nguyện hạnh vô tận, tên gọi từ đây đặt ra. Nhân duyên quả báo tức là dựa vào khổ – tập lập thành thệ nguyện, nhân duyên là tập, quả báo là khổ, vì tất cả đều dựa vào diệt mà đặt ra thệ nguyện, dùng Nhất-thiết-trí và pháp ngũ phần đến Phật quả. Chúng sanh tánh về sau dựa vào đạo đặt ra thệ nguyện, vì thuận theo pháp tánh giáo hóa chúng sanh biết được đạo pháp, đều gọi là phát tâm, biết là đặt ra thệ nguyện. Từ “Lại Đàn v.v…” trở xuống là dựa vào thệ lập hạnh, muôn hạnh đều là Đàn gồm nhiếp ngang nhau, xứng hợp hạnh Ba-lamật đến quả. Hoặc là nguyện hoặc là hạnh đều vô tác cho nên mới được vô tận. Từ “Phàm bát v.v…” trở xuống là kết thúc nguyện hạnh ở trên, đều chính là pháp giới, vì thế cho nên đều bao gồm tất cả Phật pháp. Từ “Lại Tịnh v.v…” trở xuống là Tịnh Danh dựa theo hai đế nói về Giả, Hữu vi là Tục đế có thể tận cùng, Vô vi là Chân đế không thể tận cùng, trí Tiểu thừa nông cạn, tận cùng nơi hữu vi trú vào nơi vô vi, cho nên quay về hủy diệt trừ bỏ (khôi đoạn). Người bên Viên giáo quán Tục đế tức là Diệu Hữu, cho nên thực hành muôn hạnh, quán Chân đế thường đạt được Chân của Bất không, vì thế cho nên không trú vào ba hố sâu của vô vi, vì thế hai đế đều là thường trụ bất tư nghị Giả, cho nên gọi là vô tận. Ba là Hoa Nghiêm dựa theo Thập Tạng nói về Giả. Tân Kinh quyển hai mươi phẩm Thập Vô Tận Tạng chép: “Bồtát có mười loại tạng, ba đời chư Phật đều nói, đó là Tín tạng – Giới tạng – Tàm tạng – Quý tạng – Văn tạng – Thí tạng – Tuệ tạng – Niệm tạng – Trì tạng – Biện tạng”. Cho đến chép: “Mười thứ vô tận tạng này có mười thứ vô tận, khiến cho các vị Bồ-tát rốt ráo Bồ-đề. Mười thứ vô tận là? Vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, vì hồi hướng bổn nguyện nghiệp thiện, vì tất cả các kiếp không dứt bặt, vì tận cùng hư không giới tâm đều khai ngộ không giới hạn, vì hồi hướng hữu vi mà không vướng mắc, vì nhất niệm cảnh giới tất cả các pháp không cùng tận, vì tâm đại nguyện không thay đổi khác nhau, vì cố gắng gồm nhiếp chọn lấy các Đà-la-ni, vì được tất cả chư Phật hộ niệm, vì hiểu rõ tất cả các pháp đều như huyễn. Đây là mười thứ pháp vô tận, có thể khiến cho những gì mà tất cả thế gian thực hiện đều được rốt ráo vô tận đại tạng”. Hai là từ “Như các kinh này v.v…” trở xuống là kết thúc kinh nói về Giả. Ba là từ “Lại như v.v…” trở xuống là Viên Trung vô tận, có hai: Một là dẫn kinh nêu ra Tướng, có bốn: Thứ nhất là kinh Thắng-man dựa theo Phật pháp để nói về Trung. Vì tất cả các pháp đều là Phật pháp, pháp không gì không Trung, Trung cho nên thường trú, thường trú cho nên vô tận. Hai là Đại Phẩm dựa theo pháp giới nói về Trung. Thể của pháp giới là đại tổng tướng cho nên các pháp đều hướng về, như đưa ra cương lĩnh thì hạng mục bé nhỏ đều quay về, tạo ra cảnh giới đều Trung thì pháp nào chẳng nhóm họp; nay chỉ nói ý vì để giải thích kinh, ý là pháp giới thì lý chắc chắn song phi (cả hai chẳng phải). Danh vô tận: Danh thiên ý viên cho nên ví như Chân thường thật không có bờ mé, trái ngược, nay giải thích vô tận trên dưới đều như thế. Ba là Tịnh Danh nêu ra ngay nơi bờ mé là Trung, đương thể Không – Hữu đều là Viên Trung, tánh Trung không thay đổi, há có thể có tận cùng. Vô tận này gột sạch tình của hai bên, vì thế cho nên không tận, và bất tận. Từ “Cho nên, biết v.v…” trở xuống là kết thúc thành tựu Viên Trung là Chân vô tận. Bốn là Đại Phẩm nói các pháp đều Trung. Toàn bộ Thể của tu ác là tánh ác, mười hai nhân duyên cho đến năm ấm, mỗi pháp như hư không thường trú rộng khắp thì chẳng phải nghĩa của đương tông, văn này chớ hiểu như thế. Hai là từ “Như đây v.v…” trở xuống là kết thúc kinh nói về Trung. Ba là từ “Thông đạt v.v…” trở xuống là thuận theo đức lập ra tên gọi, có hai: Một là Chính thức lập ra tên gọi, Ý của năng đạt thuận theo pháp sở đạt, được gọi là Vô Tận. Người học phải hiểu rõ, ý tức là ba đế không phân biệt sở đạt, năng đạt cũng không, nếu điều đó không phải như vậy thì chẳng phải Vô tận ý. Hai là từ “Cũng gọi là v.v…” trở xuống là ví dụ các pháp. Tâm – trí – năm ấm và tất cả các pháp đã chính là ba đế cho nên đều được đặt ra tên gọi Vô Tận. Từ “Bồ-tát v.v…” trở xuống là giải thích tên gọi thông thường, có ba: Một là Đối chiếu Phạn văn phiên dịch tên gọi. Hai là Dựa theo Hoa ngữ giải thích nghĩa, có hai: Thứ nhất giải thích chúng sanh, có hai: đầu tiên nói chung về nhân quả, năng sanh thật pháp – sở sanh giả nhân, bắt đầu từ người phàm cuối cùng đến người tôn cực, không ai không từ nơi các pháp mà sanh. Hai là nói riêng về Bồ-tát, từ vô tận các hành mà sanh, nên gọi là chúng sanh. Từ “Phát tâm v.v…” trở xuống là giải thích tên gọi khác. Lại dựa theo trên cầu dưới hóa mà giải thích, trước dùng các hành sanh ra người giả là mình, nay dùng đạo pháp thành tựu chúng sanh là người khác. Giải thích mở rộng như trên. Ba là nghi thức cung kính, có hai: Một là Phân kinh; Hai là từ “Đứng dậy v.v…” trở xuống là tùy theo giải thích, có ba: Một là giải thích về khởi, thân có hai: Đầu tiên là Sự giải thích. Lễ tức là cúi mình lễ lạy. Đại sư chép: “Thỉnh nghiệp thì khởi – thỉnh ích thì khởi.” Trịnh Thị chú thích: Tôn sư trọng đạo, khởi như hiện tại vén y trước khi thỉnh. Nghiệp là biên chép thành thiên quyển, ích nghĩa là được giới thiệu mà không hiểu, muốn thầy tiếp tục giải thích rõ ràng. Nay Vô Tận Ý muốn thỉnh cầu việc làm lợi ích người khác của Quán Âm, vì muốn thực hành Bồ-tát lợi ích cho tâm mình, đứng dậy khỏi chỗ ngồi. Hai là Quán giải thích, có ba: Một là dựa theo Không luận nghĩa khởi, văn có hai ý: Trước là nói về quán Không chẳng vướng mắc các pháp; kế là nói về quán Không tự không mê đắm vào Không, vì thế gọi là khởi. Hai là từ “Lại Bồ-tát v.v…” trở xuống dựa theo Giả luận nghĩa khởi, tức là không khởi lên diệt định hiện rõ các oai nghi. Ba là từ “Lại Trung v.v…” trở xuống dựa theo Trung luận mà khởi. Trung đạo ngăn dứt hay soi chiếu đều dứt đối đãi, cho nên khởi hay chẳng có khởi không gì chẳng phải Trung đạo thật sự, chính là soi chiếu của ngăn dứt, gọi là khởi của không khởi. Khởi này tự mình có thể khởi phát Trung đạo thật sự, cũng có thể khiến cho người khởi phát Trung đạo thật sự.

Từ “Vén y bày vai phải v.v…” trở xuống giải thích nghĩa vén y, có hai: Một là Giải thích về Sự, có hai: Đầu tiên dựa theo cõi nước phía Tây. Hai là từ “xứ này v.v…” trở xuống là dựa theo Trung Hoa. Nói Tu Giả tạ lỗi Trương Nghi ấy là hợp lại nói sai tên chữ của Trương Lộc, vốn là Phạm Tuy người nước Ngụy, ban đầu làm quan nước Ngụy cùng với Trung đại phu Tu Giả đi sứ ở nước Tề, Tề lấy Tuy làm người hiền, thưởng riêng cho vàng và ngọc bích cùng với trâu rượu, Tu Giả ganh tị nên tức giận, đi sứ trở về gièm pha Tuy với tướng Ngụy là Ngụy Tề: Phạm Tuy đem sự việc bí mật của Ngụy nói cho Tề biết. Ngụy Tề rất tức giận, cắt sườn bẻ răng vòng chiếu tre cuộn lại vứt trong nhà xí, Tuy không chết xin người coi nhà xí đưa ra, Tuy đã được thoát, thay đổi họ tên gọi là Trương Lộc, đi theo sứ Tần là Vương Kê, đến nước Tần gặp mặt Chiêu Vương, Chiêu Vương vui sướng bái làm khách công khanh, dần dần chuyển làm Tả Thừa Tướng. Sau đó, Tu Giả đi sứ sang Tần, Tuy bèn mặc áo quần cẩn thận mà ra chống gậy ở đường gặp, Tu Giả nhìn thấy quá đỗi kinh hãi. Hỏi Tuy: Lại nói về Tần ư? Tuy chép: Người trốn đi nơi khác được khỏi chết mà thôi, đâu dám nói đến Tần ư? Lại hỏi Tuy: Tướng Tần Trương quân tử có biết hay chăng? Tuy chép: Chủ nhân ông cũng được tiếp xúc gần gũi. Tu Giả chép: Nay muốn nhờ ông thỉnh cầu yết kiến Trương quân, thế là cùng nhau đến dưới xe. Người giữ cổng kinh hãi đứng lên nghiêm sắc mặt. Tu Giả nghi ngờ. Tuy nhập vào mà không ra. Tu Giả hỏi môn khách biết là tướng Tần thì thất sắc, run rẫy cởi mũ, trần mình bày thịt trên người vén áo xin vào tạ tội. Tuy bèn trách mắng rồi tha cho, cho đến khi Tu Giả đi sứ trở về, Tuy chép: Vì ta báo với vua Ngụy, ra lệnh chém Ngụy Tề, nếu không thì ta đem quân đánh Ngụy. Ngụy Tề sau đó quả là tự thắt cổ chết, Ngụy Vương chặt đầu chuyển cho Tần. Theo quán Giải thích: Dùng sự biểu hiện Lý đã thành tựu pháp môn, có thể tu quán cho nên gọi là quán giải.

Kế là giải thích về “chắp tay”, có hai: Một là Giải thích có hai: Đầu tiên là giải thích về Sự; Hai là quán giải thích, có hai: Một là Biểu hiện quyền thật, xưa chia ra nay hợp lại thuận theo bộ biểu hiện quán, trăm cõi một niệm quyền thật phù hợp không sai. Hai là từ “Lại năm v.v…” trở xuống là biểu thị Sự – Lý. Mê khác ngộ kết hợp, pháp tánh năm ấm phàm Thánh lẽ nào khác ư? Nhưng bậc Thánh ra ngoài ràng buộc mà chúng sanh đang còn đắm nhiễm, tánh ấm trong đắm nhiễm khởi lên ấm sanh tử để làm năng cảm, vì thế khiến cho Thánh nhân ra khỏi ràng buộc của thật ấm khởi lên quyền ấm mà làm năng ứng cảm. Nếu trở lại tánh ứng thì quay về chân, cho nên dùng hai bàn tay biểu thị cho nay mới hợp lại, muốn giúp cho người thực hành tập tức quán sự ấm, kết hợp với tánh ấm. Hai là giải thích “Hướng Phật”: Văn chỉ giải thích quán mà lại có hai ý: đầu tiên là nói thẳng về nghĩa hướng Phật, kế đến bao gồm nghĩa chắp tay để trình bày nghĩa của Hướng.

Kế chính là thưa hỏi, có hai: Một là Phân văn lập ý, có ba: Đầu tiên bao gồm chung phần tiết. Hai là từ “Đại Kinh v.v…” trở xuống là hỏi đáp về công đức. Ba là từ “Thích luận v.v…” trở xuống là lựa chọn nêu ra câu hỏi hiện nay. Từ “Thế Tôn v.v…” trở xuống dựa vào văn giải thích nghĩa, có ba: Một là Giải thích khen ngợi. Từ “Quán Thế v.v…” trở xuống là giải thích lời thưa hỏi. Từ “Nhân gì v.v…” trở xuống chính là giải Thích Câu hỏi, có hai: Đầu tiên là hỏi nhân duyên có thể thành tựu, có hai: Một là Phân tách chọn lấy cảnh trí, cảnh là cơ cảm trí là Thánh ứng, cảm ứng gọi là hạn cục – nhân duyên thì thông suốt. Hai là từ “Nếu căn cứ v.v…” trở xuống là Phàm Thánh thông suốt lẫn nhau, nhân gần gũi duyên sơ sài cùng nói về nhân phát ra, cùng nói về duyên trợ giúp. Từ “Gọi là Quán v.v…” trở xuống là hỏi về danh hiệu đã thành lập, nhân duyên là thật pháp, danh hiệu là giả nhân, nắm lấy thật trở thành giả.

Đức Phật trả lời, có hai: Đầu tiên là phân khoa. Hai là từ “Số là v.v…” trở xuống là tùy đó giải thích, có ba: Một là trả lời chung, có hai: Đầu tiên dựa vào văn, có hai: Thứ nhất nói về cơ, có bốn: Trước tiên nêu lên nhân số, có hai: Một là Nêu ra số nhiều, có ba: Một là lặp lại kinh sơ lược chỉ ra, văn kinh vốn nêu ra trăm ngàn muôn ức, chẳng phải nói là mười pháp giới cùng có số này, bởi lẻ dựa vào một nghiệp có số người như vậy. Hai là từ “Như một v.v…” trở xuống là cùng nhận chịu một khổ đau, lấy khổ đau nghiệm xét người biết cùng một nghiệp. Nếu không phải như vậy sao có thể nhận chịu một loại khổ đau như nhau được? Ba là từ “Đem ý này v.v…” trở xuống lấy ví dụ về các đường. Từ “Sở dĩ v.v…” trở xuống là nói nhiều ý. Phàm Địa phát tâm còn có thể gồm nhiếp rộng khắp, trong quả cứu giúp cho vật lẽ nào có những thiếu sót? “Cảnh nhiều v.v…” là củi cơ nếu nhiều thì lửa ứng chắc chắn cháy mạnh. Hai là gặp khổ nạn, có hai: Một là Thành tựu nghĩa trước hiển bày vô lượng, có hai: Đầu tiên là dùng nghiệp riêng bao gồm chịu đựng như nhau. Trước nói trăm ngàn là nghiệp giống nhau, cùng nhau nhận chịu một khổ nạn. Nay nói các khổ, tức là có nhiều trăm ngàn muôn ức. Từ “Dùng ý này v.v…” trở xuống là lấy ý này trải qua mười pháp giới, từng pháp giới một có nhiều trăm ngàn muôn ức, Hoa Nghiêm nói số cao nhất đến Bất khả thuyết bất khả thuyết. Từ “Nay nói v.v…” trở xuống là đối chiếu trả lời riêng làm nổi bật nghĩa bao gồm rộng khắp, có hai: Một là nói trả lời chung, văn tóm lược mà ý mở rộng. Ở trên nói các khổ nạn thật sự khắp cả mười pháp giới, khổ do hoặc nghiệp tức là nói lên có thể thoát khỏi ba chướng của mười pháp giới, mở rộng há vượt qua nơi này? Hai là Sau đó trả lời riêng, văn mở rộng mà ý thu hẹp trả lời riêng về bảy nạn. Dựa theo quán hạnh giải thích đầu tiên chung cả ba thừa, nay trả lời chung văn bao gồm mười pháp giới. Ba là nghe tên gọi, có hai: Một là Gặp khổ nạn nghe tên gọi cùng nhau làm cơ. Vì quá khứ hiện tại xấu ác cho nên gặp phải các khổ nạn, lại nhờ nghiệp thiện của hai đời mà được nghe tên gọi. Diệu Huyền chép: “Từ Xiển-đề khởi tâm hối cải, lên đến Đẳng Giác đều có thiện ác kèm theo nhau làm cơ. Từ “Nghe có v.v…” trở xuống là bốn Văn, ba Tuệ đều là năng cảm, có hai: Một là Giải thích tướng, có hai: Thứ nhất phân biệt chỉ ra bốn Văn của bốn giáo, năng văn sở văn của ba Tạng giáo đều là Thật Hữu, Thông giáo tức Không, Biệt giáo tức Giả, Viên giáo biết rõ năng sở đều là Pháp giới. Văn đã có bốn thì Tư – Tu cũng vậy. Do đó Đại Bổn sớ giải về Ngã Văn: “Có nghe là nghe, nghe là không nghe; không nghe là nghe, không nghe là không nghe. Từ “Nếu năng v.v…” trở xuống chính là nêu ra ba Tuệ của Viên giáo. Văn Tuệ của ba giáo trước không được Viên Văn, bốn loại văn Tuệ của Viên giáo thông suốt khắp cả, thông suốt bốn loại đều là không nghe là không nghe, tức là Văn mà Tư đâu nương tựa, đâu mê đắm, hai tuệ dẫn dắt hạnh, nhất tâm xưng danh gọi là tu tuệ trọn vẹn. Từ “Văn này v.v…” trở xuống là kết thúc nêu ra. Bốn là xưng danh hiệu, có hai: Một là Trích văn nêu ra Sự – Lý. Hai là từ “Nếu dùng v.v…” trở xuống tất cả nêu ra xưng niệm, có hai: Một là Sự, có hai: Đầu tiên nói về nhất tâm, có tương tục nhất tâm, có sổ tức nhất tâm. Hai là nói về xưng danh. Nay văn chỉ xưng danh hiệu của Sở quy, không xưng từ ngữ của năng quy, do đó là sơ lược chẳng phải mở rộng. Hai là Lý, có hai: Đầu tiên nói về nhất tâm. Tâm có sanh diệt không gọi là Nhất, nay đạt được tâm tánh chẳng phải bốn câu phát sanh, đã vốn không sanh lại cũng không diệt, mới gọi là Nhất tâm. Nhưng thiết lập Nhất tâm đối chiếu người khác (tha) trở thành hai. Nếu không có Một là không có tâm thì không có nhiều – không có pháp, suy cho cùng không thể được gọi là Lý Nhất Tâm. Nói đạt được tâm này, tức là thể đạt được Nhất tâm trong Sự. Từ “Biết tiếng v.v…” trở xuống nói về xưng danh. Đã đạt được tâm Không, từ nơi tâm sanh ra tất cả đều Không, khiến cho âm hưởng năng xưng sở xưng đều không sanh diệt, cho nên nói là Lý xứng. Sự chưa hẳn là Lý – Lý chắc chắn có đủ sự, lấy đây làm nhân, lẽ nào không cảm đến Thánh. Hai là nói về ứng, có hai: Một là Phân khoa. Hai là từ “Ứng có v.v…” trở xuống thuận theo giải thích, có hai: Thứ nhất nói về tướng Ứng, có hai: Đầu tiên phân định tác ý của ba giáo ích lợi thiên – viên thì Ứng không cùng một lúc, Viên giáo tùy ý vận dụng Ứng trong một lúc rộng khắp tất cả. Từ “Các cơ v.v…” trở xuống nói về tướng Cơ – Ứng nhanh chóng. Quán Âm ứng hiện đi đến chúng sanh trong tâm, chúng sanh cơ cảm Quán Âm trong tâm. Nếu không như vậy thì không rộng khắp không nhanh chóng.

Từ “Đều được v.v…” trở xuống nói về giải thoát, có hai: Một là Dựa theo nhiều cơ hiển bày Ứng đầy đủ, do đó trước đây giải thích về nhân số chép: Đây là đưa ra các cảnh nhiều cơ để hiển bày quán sâu xa ứng rộng lớn. Từ “Hoặc khi v.v…” trở xuống dựa theo ba nghĩa nhanh tiếp tục thuận theo văn. Kinh chép: “Quán Thế Âm Bồ-tát lập tức quán sát âm thanh đó đều được giải thoát”. Quán sát như thế nào, có thể khiến cho các khổ nạn rộng khắp đều được giải thoát? Người nói người nghe thích hợp với thiện ác. Hai là từ “Hỏi mười pháp giới v.v…” trở xuống là phân biệt để giải thích (liệu giản), có hai: Một là Trình bày cơ trong mười pháp giới Ứng đều thường rộng khắp, có hai: Thứ nhất vì nhiều cơ nên tai nạn khác nhau. Hai là từ “Đáp thí v.v…” trở xuống dùng bốn Sự trọn vẹn rộng khắp để trả lời, có năm: Một là Dùng bốn thí dụ nêu ra. Hai là từ “Bồ-tát v.v…” trở xuống dựa theo bốn pháp hợp lại. Ba là từ “An lạc v.v…” trở xuống dẫn các kinh chứng minh. Trí tuệ – bảo tạng chứng minh hai loại tài – trí. Bốn là từ “Lại như v.v…” trở xuống thêm ba thí dụ để hiển bày. Năm từ “Lại là v.v…” trở xuống chỉ ra lực Tam-muội. Trung đạo là vua, gồm nhiếp tất cả hai đế, một tâm đầy đủ nhập vào mười lợi ích khắp nơi được hưởng. Quán Âm nhập vào Tam-muội này, tức là nhập vào khắp cả tâm tánh của tất cả chúng sanh, thường dùng lực của Tam-muội, mang lại cho họ mười thứ lợi ích, nhưng vì cơ cảm gần gũi hay thưa xa, khiến cho lợi ích có sâu dày hay nông cạn. Vương Tam-muội ở nơi Diệu Huyền thứ bốn mươi và lợi ích ở tại thứ sáu.

Từ “Hỏi nhất v.v…” trở xuống trình bày Sự – Lý nhất tâm đặt ra năng cảm, có hai: Một là Hỏi về xưng niệm lâu dài không có hiệu quả. Hai là Trả lời vì tâm phân tán trái với pháp. Nếu có thể nhất tâm xứng hợp Sự – Lý, điều đó giống như hình đối bóng sanh, tiếng cất lên thì tiếng vang dội lại.

Trả lời riêng, có hai: Một là Phân khoa thuật về ý, có hai: Đầu tiên là phân khoa. Hai là thuật rõ ý, có hai: Một là Thuật rõ ý của Sư khác, có ba: Đầu tiên lập thành ba cơ, có ba: Thứ nhất từ “Có người v.v…” trở xuống xác định ba nghiệp trước sau. Hai là từ “Thông luận v.v…” trở xuống nói về ba cơ dứt trừ và ban cho. Miễn nạn là loại trừ quả, ly độc là loại trừ nhân, đắc tử (sanh con) là mang lại niềm vui. Ba là thuật rõ ba lần lựa chọn, có ba: Một là Hỏi: Sao bỗng nhiên ban cho niềm vui ấy là thuở xưa lấy sự sanh được con làm niềm vui. Đáp: Ban cho niềm vui đôi chút không ngăn ngại Bi môn. Hai là Hỏi: Lễ bái cầu con chỉ ra cầu quả vui sướng, sao không khiến cho cầu giới và các thiện nghiệp làm nhân vui sướng vậy? Đáp: Quả vui sướng, vừa ý có thể dắt dẫn người, chịu khó chịu khổ cầu tu nhân, chẳng phải dẫn dắt tiếp cận pháp, văn đó ở sau là mười chín cách nói pháp nêu bày rộng rãi về tu nhân vậy. Ba. Hỏi cùng với trả lời có thể thấy. Từ “Có người v.v…” trở xuống lập ra bảy nạn, có hai: Một là Nói về cặp hay đơn lẻ (song chích). Quỷ mở ra khứ – lai: Khứ nghĩa là trôi dạt rơi vào cõi nước đó, Lai nghĩa là đến nơi này làm hại người. Vương luân nặng nhẹ: Bị sát hại thì nặng – tra xét giam giữ thì nhẹ. Thể tức là năm khai ra thì thành bảy. Hai là Nói về thứ tự. Quỷ – Vương xen nhau nêu ra là: Ba là nạn cõi nước quỷ, bốn là nạn sắp bị làm hại, năm là nạn đến não loạn, sáu là nạn gông xiềng. Ba và bốn sánh cùng nhau, nạn quỷ ở tại cõi nước sông biển thì nặng, nạn vua chúa ở tại phạm vi thành ấp tựa như nhẹ. Bốn và năm sánh với nhau, nạn vua chúa hoặc là chết cho nên nặng, quỷ não loạn hoặc không chết cho nên nhẹ, tất cả nói về nhẹ – nặng cho nên nói là tương tự, chính là xen lẫn nhau. Từ “Có Sư v.v…” trở xuống lập thành tám nạn, có hai: Một là Một Sư lập ra; Hai là Một Sư phá bỏ. Hai là từ “nay nói rõ v.v…” trở xuống trình bày ý Sư hiện nay, có hai:

Một là Nói về ba cơ, có hai: Thứ nhất bác bỏ sai lầm của người khác, có hai: Đầu tiên bác bỏ tình ý lựa chọn Thánh ứng. Hai là từ “Nay không v.v…” trở xuống bác bỏ Bi môn ban cho niềm vui. Hai là từ “Nay nói v.v…” trở xuống trình bày ý hiện nay, có hai: Một là Tùy theo thế gian đặt ra thứ tự. Cõi nước Ta bà này âm thanh làm Phật sự, miệng cơ là thứ nhất, ý căn sâu xa bí mật khởi lên nhất định là thân đời trước, thân nghiệp thô trước hiển bày ở sau tâm, mà lần lượt sử dụng ba nghiệp há không phải thế ư? Hai là từ “Nếu tìm v.v…” trở xuống là Thánh ứng không có mưu cầu. Tạm thời tùy theo thế tục đặt ra thứ tự như trước, căn cứ vào Thánh không có mưu cầu tức như gõ vào lập tức ứng. Từ “Người khác đã v.v…” trở xuống nói về bảy nạn, có hai: Một là Nói về thứ tự, có hai: Thứ nhất tạm thời cùng như trước đã lập thứ tự, từ nặng đến nhẹ cùng thứ tự trước. Từ “Đến như v.v…” trở xuống cảnh cáo không thể khăng khăng chấp trước. Từ “Hỏi: Các nạn..” trở xuống nói về những gì đã bày tỏ, có hai: Một. Trách nhiều nạn sao chỉ nói bảy nạn. Hai là từ “Đáp: Đây v.v…” trở xuống lấy bảy nạn biểu thị cho sáu loại để trả lời, có hai: Một là Chính thức nêu ra ý bày tỏ, có hai: Thứ nhất – Trình bày tất cả bảy nạn và sáu loại. Kinh nói bảy nạn, không chỉ có ở Sự, cho nên dựa theo quán giải thích tất cả thông suốt ba thừa. Nếu không có gì bày tỏ thì không thể bao gồm sâu xa, do đó dựa theo bảy nạn để biểu lộ sáu loại, ngoài nước – lửa – gió biểu thị ba loại bên trong, dao gậy – gông xiềng ngăn trở bền chắc biểu thị Địa chủng bên trong, vua chúa cùng hữu tình có thể biểu thị Thức chủng, thế giới đại thiên tuy chẳng phải là nạn chính, nhưng là nạn nương vào thì có thể biểu thị cho Không chủng bên trong.

Từ “Thế nào nói v.v…” trở xuống là nêu riêng Không – Thức, có hai: Một là nói về tướng biểu thị. Hai là từ “Không là v.v…” trở xuống là nói đó là nạn, có hai: Một là Không. Tuy chẳng phải nạn chính là mà là lý do của nạn. Nếu nói về quán hành cũng là hai Thức sở quán, Thức khởi lên ái kiến chắn bao gồm ái kiến hai loại Thông – Biệt. Từ “Sở dĩ v.v…” trở xuống là kết luận nêu ra ý chỉ có bảy. Từ “Một là hoả” trở xuống dựa vào nghĩa giải thích văn, có ba: Một là miệng cơ, có hai: Thứ nhất nói về bảy nạn, có bảy: Đầu tiên nạn lửa, có hai: Một là Ý khoa mục, có ba: Thứ nhất tiết đoạn văn kinh. Hai là từ “Trên tổng v.v…” trở xuống là nói rõ ý kinh. Ba là từ “Giải Thích Các nạn v.v…” trở xuống là nêu ra nghĩa về Môn. Từ “Nêu lại văn v.v…” trở xuống tùy đó giải thích, có ba: Một là Dựa theo văn, có bốn: Thứ nhất trì danh, có hai: Đầu tiên giải thích nghĩa văn, có hai: Một là Giải thích trì danh, thuộc về miệng:

Đại Luận chép: “Hơi thở ra vào là thân hành, giác quán là miệng hành, thọ là tâm hành”. Tâm trì theo đã là giác quán, cho nên thuộc về miệng nghiệp. Hai cách giải thích nếu có, chữ Khiêu khứ thanh không nhất định là tướng mạo. Từ “Còn lại đều v.v…” trở xuống nói về trước sau, có hai: Một là nói về cổ xưa, nghĩa là cùng đưa ra nghĩa đó không phải như vậy. Hai là giải thích hiện nay, có ba: Thứ nhất dựa theo nghĩa giải thích. Hai là từ “Như từ v.v…” trở xuống là dẫn ra việc khuyến khích, có hai: Một là dẫn việc chứng minh. Đây là người con trai tên là Từ Đồng Nữ, bán củi nuôi mẹ rất hiếu thuận thành thật. Sau đó muốn vượt qua biển, mẹ ôm lấy chân không muốn con đi, không nghe lời mẹ giằng co giật đứt một nắm tóc của mẹ, trên biển lạc mất bạn bè nhập vào các thành quý báu, thọ nhận vui sướng nhiều năm, đó là nhờ phước báo thực hành hiếu thảo. Về sau nhập vào thành sắt vòng lửa đội trên đầu đây, là quả báo giật đứt tóc mẹ. Nếu chỉ thực hành hiếu thuận thì không gặp phải vòng lửa. Từ “Người thực hành v.v…” trở xuống là khuyến khích nghĩ nhớ giữ gìn. Từ “Hoả nạn v.v…” trở xuống là dựa theo nặng kết thành hai lần gặp phải khổ nạn và ba ứng. Bốn là từ “Oai thần v.v…” trở xuống là kết luận. Từ “Tiếp căn cứ v.v…” trở xuống là nêu ra Sự, có hai: Một là Chỉ ra hai người được lưu truyền. Hai là từ “Kỳ truyện v.v…” trở xuống là nêu ra bốn người được thoát nạn.

Từ “Căn cứ quán v.v…” trở xuống là quán giải thích, có ba: Một là nêu chung. Báo là sự cố về lửa, mắt nhìn thấy thân cảm giác, nghiệp và phiền não chỉ có nghĩa thiêu đốt, làm cho thiện nghiệp thế gian và ba quán bị hư hoại cho nên gọi là lửa, là để xứng với ngay nơi quán hành giải thích.

Hỏi: Ba quán vốn đối chiếu chỉ ở phiền não, cho dù bao gồm xa xôi ngăn cách chỉ đến nơi nghiệp, các sự tướng về lửa hoàn toàn không trở ngại cho quán, làm sao có thể quả báo tham dự vào quán để giải thích được?

Đáp: Kinh nêu ra bảy nạn, chỉ ở trong loài người, người trí sâu xa cùng tận, công lao cứu nạn thuộc về Tam-muội Vương, tức là tánh Ngã chân thường của hai mươi lăm Hữu Quán Âm đã chứng, mới có thể khắp nơi dứt trừ đau khổ cho chúng sanh, ở nơi mỗi một Hữu có mười thứ phá trừ chướng nạn, làm cho tánh Ngã cuối cùng đồng một sâu xa, mới tận cùng cái dụng dứt trừ đau khổ của Đại Sĩ. Nhưng mười thứ phá trừ không ra ngoài ba chướng, nếu tận cùng lý mà nói, đối với mỗi một loại đều phá trừ ba chướng. Nay muốn dễ hiểu thuận theo nghĩa trội hơn mà nói, báo tạm thời ở tại Sự – Nghiệp thuộc về hữu lậu, chỉ riêng hoặc chướng đạt đến cực điểm, Quán Âm tu tập Vương Tam-muội, thường có thệ nguyện rộng lớn dứt trừ nỗi khổ về ba chướng ở pháp giới, cho nên nay chúng sanh bị nỗi khổ ba chướng ép ngặt, nhất tâm xưng danh đều được giải thoát. Nghĩa đó như vậy, há có thể không nói được các quả báo về lửa hay sao? Nên biết rằng Tổ chúng tôi nói Quán Thế Âm tu trọn vẹn Tam-muội, phát khởi đầy đủ Tăng na nhập vào đầy đủ pháp môn, cứu giúp các tai nạn, ý làm cho người thực hành phỏng theo đó tu tập hội nhập, ba chướng đã nêu ra đâu chỉ có ngay nơi cảnh tu quán bây giờ mà cũng là nghĩa dứt trừ khổ ở tương lai. Cho nên biết chỉ ra đầy đủ bảy nạn cạn sâu, chính là nói về tướng đầu đuôi của quán hành. Hai là từ “Quả báo v.v…” trở xuống chỉ bày phân nhỏ. Nghiệp, báo, phiền não bắt đầu từ Bạc Địa cuối cùng đến Đẳng Giác, đều có đủ ba loại này. Do đó trong Phụ Hạnh nói về cõi Phần Đoạn đến cõi Thật Báo đều có ba đường. Ba đường trong Phần Đoạn đó là kiến tư hoặc là đường phiền não, phiền não tưới nhuần nghiệp gọi là đường nghiệp, cảm quả sanh trong ba cõi gọi là đường khổ. Ba đường trong Phương Tiện đó là hoặc trần sa làm đường phiền não, lấy nghiệp vô lậu gọi là đường nghiệp, sanh tử Biến dịch gọi là đường khổ. Ba đường trong Thật Báo đó là hoặc vô minh làm đường phiền não, nghiệp chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu là đường nghiệp, cõi kia Biến dịch gọi là đường khổ. Nay từ nghĩa mạnh mà nói, cho nên dựa theo sự cố về lửa mà làm quả báo, chỉ đến Sơ thiền, nhân của luân hồi, vì là nghiệp lửa, cho nên đến Hữu Đảnh. Ba quán đã phá trừ mới gọi là phiền não, do đó chung cả ba thừa. Kế nữa các nạn ý đó theo đúng như vậy. Ba là từ “Quả báo hoả nạn v.v…” trở xuống tùy theo thứ tự giải thích, có ba: Một là Quả báo về lửa, có hai: Thứ nhất là gặp nạn, có ba: Đầu tiên là nói chung về nơi chốn. Hai là từ “Như A v.v…” trở xuống là nêu riêng tướng. Ba là từ “Phàm nhất v.v…” trở xuống là tổng kết về số. Bốn đường bốn châu báu cõi trời và Sơ thiền, nếu thêm Phạm Vương hợp lại nói là mười sáu, cùng ở Sơ thiền tạm thời nói là mười lăm. Hai là từ “Trì danh này v.v…” trở xuống là cảm ứng, có hai: Một là Cơ duyên thành tựu được thoát khỏi. Hai là từ “Thẳng căn cứ v.v…” trở xuống chỉ ra số bài bác hạn cuộc. Thẳng thắn ngay nơi quả báo mát mẻ của Địa thượng, nghiệm xét đối với cách giải thích trước đây thì điều ấy vốn sai lầm nhiều. Vì đã rõ ràng, bỏ chín phen phá hữu, người khác không nghe tên gọi. Hai là từ “kế nói v.v…” trở xuống là lửa nghiệp ác, có hai: Một là Gặp nạn, có hai: Thứ nhất là nói về tu nhân. Trước đã nói trong hiện báo cầu tránh khỏi khổ ách an ổn cho quả của thân đó, nay luận đến tu hành giới thiện và định của tám Địa, cầu mong quả vui của trời người ở vị lai. Từ “Phần nhiều bị v.v…” trở xuống nói về gặp phải lửa, có ba: Một là giải thích về tướng. Xưa huân tập phá giới và mười nghiệp ác, vào lúc tu trì khởi lên trở thành chướng nạn, khiến cho nghiệp thiện và các giới định không thể thành tựu, gọi là bị thiêu đốt. “Hữu Đảnh v.v… Như vậy là thiện hữu lậu cao nhất đến Phi tưởng định, chẳng phải lửa nghiệp ác; từ Vô sở hữu trở xuống chính là nghiệp ác. Tạm thời muốn chỉ ra ác chung ở cả ba cõi, cho nên dẫn ra mà thôi. Hai là từ “Thuật Bà v.v…” trở xuống là dẫn chứng, có hai: Một là Dẫn ra sự việc. Thuật Bà Già lửa dâm dục hừng hực khởi lên thiêu đốt thân. Đây chính là nghiệp lửa, thường sanh khởi sự cố về lửa, nghiệm xét ba thứ lửa tánh của nó không khác. Hai là từ “Kim Quang v.v…” trở xuống là dẫn ra kinh. Ba là từ “Năng phá v.v…” trở xuống là bị thiêu đốt. Thiện tăng lên cao đã bị thiêu cháy, chính là tùy theo nghiệp ác lôi kéo rơi xuống dưới. Hai là từ “Nếu có thể v.v…” trở xuống là cảm ứng, có ba: Một là Thành tựu cơ được thoát khỏi. Hai là từ “Cho nên, thỉnh v.v…” trở xuống là dẫn ra tiêu tan khuất phục để chứng minh. Phạm hạnh là tịnh hạnh, nghĩa là các giới Đại – Tiểu là hạnh thanh tịnh của người ba thừa, mười ác là chủ động phá bỏ (năng phá) – phạm hạnh là bị phá bỏ (sở phá). Từ “do Bồ-tát này v.v…” trở xuống sử dụng văn này kết thúc. Ba là lửa phiền não, có hai: Một là Ngay nơi cơ – ứng giải thích, có hai: Thứ nhất nói về cơ cảm thiên – viên, có hai: Đầu tiên là giải thích riêng, có hai: Một là Dựa theo Thanh-văn chỉ ra rộng rãi, nhân của kiến tư – quả của phần đoạn, bốn tâm lưu động ba tướng di chuyển gọi là nhà lửa, cạnh tranh với nhau đun đẩy giành ra khỏi nhà lửa này. Nếu không một lòng xưng niệm Quán Thế Âm, thì chắc sẽ bị rơi rớt lửa dữ thiêu đốt. Quán Âm của giáo này thân ở tại bờ bên này độ người bờ bên kia, cho nên khiến Thanh-văn đạt được hai Niết-bàn. Hai là từ “kế là nói v.v…” trở xuống ví dụ địa vị khác đều là cơ, ngang nơi Thông giáo kiến tư là lửa, Biệt giáo chính là lấy trần sa làm lửa, Viên giáo trước sau vô minh làm lửa. Hai cõi trước cùng gọi là Biến dịch, người chưa có thể điều phục dứt trừ vô minh hoặc, gọi là người độn căn. Nếu có thể điều phục dứt trừ thì gọi người lợi căn, điều phục thuộc về phương tiện – dứt trừ cùng tận là Thật Báo. Từ “Phàm có v.v…” trở xuống là nêu chung, có hai: Một là Tu quán bị thiêu đốt. Chỉ trừ ra người cầu xa lìa quả báo lửa, từ giới thiện trở lên đều gọi là tu đạo, cho nên nói là chín thứ. Ngay cả người bị lửa của năm trụ hoặc thiêu đốt, tu nhân thiền định, cũng bị ba trụ ái hoặc thiêu đốt, huống chi nghiệp của ba độc gồm nhiếp tất cả kiến tư. Từ “Xưng Quán v.v…” trở xuống là xưng danh hiệu được thoát khổ, tất cả dựa vào bổn pháp mà tu nhất tâm cho đến xưng niệm danh hiệu, nếu cơ ấy thành tựu thì ch có ai không được thoát khổ. Từ “Hỏi Bồ v.v…” trở xuống nói về tiệm đốn từ bi, có hai: Đầu tiên câu hỏi phát khởi. Như trên đã nói về khổ nạn ba chướng trong hai mươi lăm Hữu có mười thứ khiến cho thoát khỏi, chẳng hay Đại Sĩ tu phương tiện gì, chứng pháp môn nào mà đạt được lực như vậy? Từ “Đáp: Bồ v.v…” trở xuống là giải thích nêu ra, có hai: Một là Sơ lược chỉ ra. Hai là từ “Sở dĩ v.v…” trở xuống mở rộng giải thích, có hai: Một là trình bày dần dần, có hai: Thứ nhất là tu quán bổn thệ, có ba: Đầu tiên là quả báo từ bi. Đã từ nguyên thỉ phát tâm Bồ-đề, hễ là nói thấy, nghe kỳ hạn cuối cùng được dứt trừ cứu giúp. Từ “Thọ trì v.v…” trở xuống là tu nhân từ bi. Lược nói giới cấm, cần phải bao gồm mười hai môn Thiền căn bản, vì nghiệp lửa đó đều có thể phá hoại. Ba là từ “Tu vô lậu v.v…” trở xuống là vô lậu từ bi, có hai: Một là Sự về Định. Nếu căn cứ vào căn bản, ngoài vị của Thiền còn có căn bản tịnh Thiền, đó là sáu Diệu môn – mười sáu Đặc thắng tất cả nói về Thiền. Các loại này cũng gồm chứa vô lậu có thể dứt trừ phiền não. Nay chỉ thuận theo các quán về ánh sáng xương cốt v.v… làm vô lậu ấy là vì chọn lấy trong Sự thiền xuất thế có tên gọi lửa. Giải thích về tướng của quán đó, đây chính là dùng lửa của Sự thiền, diệt trừ lửa của kiến tư. Nhưng Sự thiền có bốn, tức là Quán – Luyện – Huân – Tu. Quán gọi là chín tưởng – tám bối xả – tám thắng xứ – mười nhất thiết xứ. Luyện là chín định thứ đệ. Huân Tam-muội Sư Tử Phấn Tấn Tu nghĩa là Tammuội Siêu Việt. Nay ở trong bốn loại chỉ nêu Quán Thiền, trong ba loại không dẫn ra tám bối xả là vì trong tám bối xả không có tên gọi của lửa, đại khái tùy theo phương tiện. Đầu tiên nói xương trắng trải qua thời gian tức là thuộc về xương trắng cấp thứ tám trong chín tưởng, tu tập nhập vào sắc trải qua thời gian. Nói tám sắc là, thấy Địa sắc giống như đất vàng trắng sạch sẽ, thấy Thủy sắc như nước sâu xa trong veo, thấy Hoả sắc như lửa yên lặng không khói, thấy Phong sắc như gió trở lại sạch sẽ không bụi bặm, thấy Thanh sắc như núi vàng đẹp đẽ, thấy màu vàng như hoa chiêm bặc, thấy màu đỏ như sáng mùa xuân, thấy màu trắng như tuyết trắng như đá ngọc sò ốc. Thấy sắc rõ ràng mà không chất ngại.

Tám thắng xứ là:

  1. Trong có sắc tưởng ngoài quán sắc ít.
  2. Trong có sắc tưởng ngoài quán sắc nhiều.
  3. Trong không có sắc tưởng bên trong quán sắc ít.
  4. Trong không có sắc tưởng bên ngoài quán sắc nhiều. Cuối bốn câu này đều nói hoặc tốt hoặc xấu thì gọi là thắng tri thắng kiến.
  5. Địa thắng xứ.
  6. Thủy thắng xứ.
  7. Hoả thắng xứ.
  8. Phong thắng xứ, đối với các duyên này chuyển biến tự tại quán tâm thuần thục hơn hẳn tám sắc trước đây.

Mười nhất thiết xứ:

  1. Thanh nhất thiết xứ.
  2. Hoàng nhất thiết xứ.
  3. Xích nhất thiết xứ.
  4. Bạch nhất thiết xứ.
  5. Địa nhất thiết xứ.
  6. Thủy nhất thiết xứ.
  7. Bạch nhất thiết xứ.
  8. Phong nhất thiết xứ.
  9. Không nhất thiết xứ.
  10. Thức nhất thiết xứ.

Đối với sở quán này phổ biến tức là quán thiền thành tựu.

Từ “Lại quán v.v…” trở xuống là ba quán. Các thứ lửa ấy là lửa báo – nghiệp – phiền não và lửa trong sự Định, đều là cảnh sở quán của ba quán. Vì cảnh này duyên sanh, đầu tiên chính là Không – kế đến Giả – sau là Trung cho nên trở thành Biệt quán, từng tiết từ bi thệ nguyện, dứt trừ lửa của báo – nghiệp và ba hoặc. Từ “Nay trú v.v…” trở xuống huân tu phát khởi ứng, có hai: Một là Theo thệ nguyện đi cứu nạn, có ba: Thứ nhất diệu lực của Chân bi, tức là vô cùng gần gũi đồng Thể từ bi thầm xông ướp chúng sanh, khiến cho thành tựu cơ cảm thị hiện ứng dứt trừ khổ nạn. Từ “Nếu sự v.v…” trở xuống các cơ liên quan đến thệ nguyện. Nếu lúc ba loại lửa của chúng sanh phát khởi, không khác với ban đầu Bồ-tát đã khởi lên, liên quan đến bi của phần quả, dùng thệ nguyện trong nhân để đáp lại. Tăng Triệu nói: “Phát khởi Tăng na ở tâm ban đầu, cuối cùng Đại Bi để đi cứu nạn.

Từ “Nếu các v.v…” trở xuống là ngay một lúc cứu giúp rộng khắp. Biệt giáo tuy tu có thứ tự, mà chứng phải viên dung, do đó mười thứ cơ có thể trong một lúc ứng hiện được. Từ “Như Hoa v.v…” trở xuống là dẫn kinh chứng minh thành tựu, có hai: Một là dẫn kinh.

Hỏi: Tông phái này phân định về Hoa Nghiêm, lúc Thiện Tài chưa gặp gỡ Di-lặc và Văn-thù trở về trước, đều là Biệt giáo trải qua Biệt pháp môn. Nay Văn đã nói núi lửa này, gọi là pháp môn Vô tận, nếu nhập vào môn này có thể biết các pháp, môn này há chẳng phải nghĩa viên dung hay sao?

Đáp: Đây là chỉ ở trong pháp môn lửa có thể biết các pháp, không thể đối với pháp môn khác biết được các pháp. Kinh đó chép: “Ta chỉ biết một pháp môn này”, cho nên biết vẫn là nói về giáo đạo. Nếu như vậy thì Tam-muội này an trụ đế lý nào phá trừ loại hoặc nào? Đáp: Đã nói là pháp môn Vô tận, lại nói là có thể biết các pháp, tức là Trung đạo Tam-muội phá trừ vô minh hoặc. Vì thế trong Thích Thiêm có nói: “Nếu Thiện Tài ở chỗ tri thức đạt được Tam-muội Thật Tướng, thì phá trừ hoặc chướng trong vi tế vô minh, phần nhiều cùng dựa theo giáo đạo không dung hợp, phá trừ vô minh hoặc” (Trên đây đều trong Thích Thiêm). Từ “Nêu lên kinh kia v.v…” trở xuống là kết thúc nêu ra. Quán Âm nếu là Biệt giáo, cứu người ở trong lửa phiền não, tức là giống như tướng phương tiện chỉ bày Bà-la-môn tu tập. Mười thứ lợi ích: Chính là kết hợp tất cả ba loại từ bi trước đó đến nay. Từ “kế nói rõ v.v…” trở xuống là nói về viên đốn, có hai: Một là nói về Bồ-tát vốn tu viên quán từ bi. Sơ tâm quán sát lửa là cảnh bất tư nghị, ngay đối với một pháp môn lửa đầy đủ pháp trong ba ngàn, tuy đều là khắp trong nhau mà mỗi một tướng phân biệt rõ ràng, tức là đối với cảnh này phát tâm Bồ-đề, thề dứt trừ nạn lửa của ba chướng cho chúng sanh, thề mang lại niềm vui của ba thứ lửa cho chúng sanh.

Từ “Nếu pháp v.v…” trở xuống là nói nhập vào địa vị cơ ứng của pháp giới, có hai: Một là giải thích, có ba: Thứ nhất là không mưu cầu mà ứng. Tu đầy đủ chứng trọn vẹn dùng thệ nguyện đầy đủ xông ướp lực dụng trọn vẹn, không lay động mà nhất tâm cứu giúp mười nạn lửa. Hai là từ “Tuy không v.v…” trở xuống là không phân chia mà phân chia. Bi trọn đầy rộng khắp thấu suốt cùng tận mà cứu giúp, thật sự chẳng phải trước sau, ứng hiện cạn sâu chỉ dựa vào cơ cảm. Ba chướng phân chia như nhau là đối với năng lực của hai mươi lăm Tam-muội Vương, mà tự thành tựu nhiều ít. Tránh khỏi lửa quả báo tương đương nơi lực của mười lăm Tam-muội Vương, tu thiện nghiệp hữu lậu tránh khỏi lửa nghiệp ác tương đương lực của hai mươi bốn Tam-muội Vương, liên quan gì đến một vậy? Nếu trừ bỏ nghiệp ác mà không cần Phi Tưởng, hoặc thành tựu nhân thiện mà không cần Địa ngục, vì nhân địa ngục không thành tựu, cho nên nhân của Phi Tưởng không trừ diệt. Vì thế tu nhân nghiệp ác rất cao hay rất thấp cùng luận lẫn nhau không dùng một Tam-muội. Từ nhị thừa trở đi đến trọn vẹn nhập vào Trung, từng tiết một đều sử dụng lực Vương Tam-muội trong hai mươi lăm Hữu. Từ “Tuy ứng v.v…” trở xuống là nhập vào mà không nhập vào. Tuy nhập vào lửa ba chướng của các Hữu, vì Thể đó rõ ràng ngay nơi Không – Giả – Trung cho nên không có tướng đạt được, sao có năng thiêu và sở thiêu được? Hai là từ “Bồ-tát v.v…” trở xuống là kết luận. Từ “ Thường đồ v.v…” trở xuống là nêu ra sự được mất của mình và người. Tam-muội Như huyễn phá bỏ cõi Hữu Diêm Phù, đầy đủ nói về mười loại, Sư khác chỉ biết một ích lợi về quả báo, cho nên nói là phần ít. Hai là nạn nước, có hai: Một là Nêu ra nghĩa về Môn, hai là từ “Nêu lại văn v.v…” trở xuống là tùy theo Môn giải thích, có ba: Một là Thuận theo văn, có hai: Thứ nhất là xét về kinh (khoa kinh). Hai là từ “Hỏi: Vì sao v.v…” trở xuống là giải thích nghĩa, có ba: Một là Gặp phải nước, có hai: Thứ nhất là hỏi. Hai là trả lời, có hai: Đầu tiên là dựa vào nạn nước để trả lời. Hai là từ “Hỏa nạn v.v…” trở xuống là so sánh nạn lửa để trả lời. Hai là xưng danh hiệu. Ba là từ “Nước luận v.v…” trở xuống là được ứng hiện. Hai là dẫn chứng. Ba là quán giải thích, có hai: Một là Nêu ra ba thứ nước. Thuận theo ý trội hơn giống như nạn lửa ở trước. Hai là từ “Như Địa v.v…” trở xuống là giải thích ba loại nước, có ba: Một là Quả báo, có hai : Thứ nhất là gặp nạn. Hai là từ “Thời ấy v.v…” trở xuống là Cơ ứng. Hai là từ “kế là nước các nghiệp v.v…” trở xuống là nghiệp ác, có hai: Thứ nhất là gặp nạn. “Buông bỏ phao nổi”: Đại Kinh chép: “Như người mang phao muốn vượt qua biển cả, có một Lasát xin phao này. Ban đầu thì xin cả phao, người đó không cho. Kế lại xin nửa phao, kế xin một phần ba, cứ tiếp tục cỡ bằng ngón tay, sau cùng cỡ bằng hạt bụi. Người đó nghĩ: Nếu cho bằng hạt bụi, khí sẽ dần dần thoát ra, làm sao vượt qua biển được? Vì thế hoàn toàn không cho. Hộ trì giới cấm cũng giống như vậy, thường có La-sát phiền não làm cho người phá giới. Nếu phá giới căn bản giống như cho tất cả, phá tăng tàn giống như cho một nữa, phá xả đoạ như cho một phần ba, phá ba dật đề như đồng ý cho cỡ bằng ngón tay, phá Đột-cát-la như đồng ý cho bằng hạt bụi. Giới bị phá tuy ít, nếu không phát lộ thì không thể nào vượt sanh tử đến bờ bên kia. Bồ-tát giữ gìn các giới trọng – cấm và Độtcát-la như nhau không hề sai khác”. Nay nói về nghiệp ác cho nên nói phóng xả. Từ “Nếu có thể v.v…” trở xuống là cơ ứng. Ba là phiền não, có hai: Một là nói về cơ, có hai: Thứ nhất nói về nước hoặc, có hai: Đầu tiên trình bày chung về nước trong các Hữu. Bồ-tát Hương Tượng chân tuy đến đáy, nếu chưa đến bờ đâu tránh khỏi lay động? Duyên-giác quán xét Tập mà làm Môn ban đầu, cho nên nói nước Ái thêm lớn các Hữu. Hai là từ “Nhị thừa v.v…” trở xuống là tách biệt nêu ra cơ của bốn giáo, có hai: Một là Nêu Thanh-văn. Hai là từ “kế là Bích Chi v.v…” trở xuống là ví dụ các địa vị. Bích-Chi-Phật tu hành không lập ra phần quả, quán xét sâu sắc duyên khởi từ lâu gieo trồng ba thứ Đa, phước tuệ đã sâu đậm, chuẩn bị lấn áp hai Tập, tuy chưa phát chân mà bốn Lưu chẳng lay động gọi là được chỗ cạn, liền chứng quả cao nhất an tâm đến bờ bên kia. Bồ-tát bên Thông giáo chính là được chỗ cạn, Tập không còn đến được bờ. Hai cõi Biến dịch cùng lấy hoặc riêng mà làm giữa dòng, Thượng phẩm Tịch Quang mới là bờ bên kia. Từ “Lại nữa v.v…” trở xuống là nêu ra bốn Lưu. Thông thường bốn Lưu chỉ là hoặc của giới nội, nay chọn lấy hoặc riêng mới gọi là Vô minh, cho nên biết chính là không khác với năm trụ, chỉ kết hợp Sắc và Vô Sắc, làm một Hữu Lưu mà thôi. Từ “Bồ-tát v.v…” trở xuống là nói về ứng. Mười thứ trước đều có tướng tu, đều được mang cơ cầu sự giải thoát; nay nói hai loại tướng tu của Bổn Quán, đều là căn bản thùyứng của Quán Âm, có hai: Một là nêu chung hai quán từ bi. Bao gồm quán riêng lược có hai ý: 1. Sơ tâm lập hạnh của giáo này tuy dựa vào thứ tự lần lượt, để biết giữa thực tế hậu tâm có thể chứng Tam-muội Vương. 2. Muốn dùng tướng trải qua riêng biệt, hiển bày đối với viên dung nhất niệm đầy đủ. Đầu tiên của mười thừa là Ma-ha Chỉ Quán, trước hết nói về thứ tự hiển bày không thứ tự. Nay nói phẩm này, Bổn Quán đều là hai có hai ý. Hai là từ “Sở dĩ v.v…” cho đến trở xuống là nói riêng về Tam-muội tiệm đốn, có hai: Một là Tiệm, có hai: Thứ nhất là tiệm tu. Đầu tiên phát tâm trên cầu dưới hóa Tam-muội thủy quang, tức là quán sát xương trắng – một sắc trong tám sắc trải qua thời gian. Các loại như Thủy thắng xứ v.v… ví dụ giống như nói trong nạn lửa. Từ “Nay thành v.v…” trở xuống là đốn ứng, có hai: Một là nương theo thệ đi cứu nạn, từng bước tu nhanh chóng chứng đắc thường xem xét pháp giới, mười thứ cơ duyên trôi nổi trên nước của ba chướng, đối với trong nhân từng tiết thệ nguyện, khiến cho tất cả cơ duyên đều được giải thoát. Hai là từ “Như Hoa v.v…” trở xuống là dẫn kinh chứng minh thành tựu, có hai: Một là Chứng minh. Nhờ vào việc biển cả để quán sát biển ba chướng. Mười hai năm là mười hai duyên, dần dần càng sâu thấy biển mười đức thành tựu mười quán, sanh ra hoa sen lớn là nói lên diệu cảnh. Trời, rồng trang nghiêm là đầy đủ lực dụng tuyệt diệu, có tướng tốt của Phật thường thấy Lô-xána. Duỗi cánh tay phải ấy là quyền trí ứng hiện. Xoa đảnh đầu tôi là thật trí cảm hiện, tức là dùng đường cảm ứng giao nhau làm sáng tỏ, ban đầu vốn có phân chia và kết hợp. Thuyết là kinh Phổ Nhãn phân biệt được quả pháp. Từ một ngày thọ nhận cho đến không thể được hết”: Một niệm tâm như mảy bụi hiển bày quyển kinh bằng cõi Đại thiên. Từ “Nên biết v.v…” trở xuống là kết luận. Đã như chữ A có đủ tất cả các nghĩa, nên biết rằng cũng là pháp môn Trung đạo, nhưng dẫn dắt giáo đạo, chỉ biết một pháp môn này mà thôi. Hai là từ “Lại nữa v.v…” trở xuống là Đốn, có hai: Một là Đốn tu mười pháp giới hướng đến nước: Nước là pháp giới, gồm nhiếp tất cả các pháp cho nên nói là hướng về. Đã lập ra năng thú và sở thú, cho nên đó là Tục đế. Nước còn v.v… Nước của sở thú toàn thể là tánh, không có tướng có thể đạt được, không có sở thú cho nên đâu có năng thú. Năng sở đều Không gọi là Chân đế. “Làm sao v.v…” Nước còn không thể đạt được thì không có hướng về, có hướng về đã bặt dứt thì không hướng về tự mất, tức là dùng cả hai đều chẳng phải để hiển bày Trung đạo. Ba đế này cùng một pháp tánh, tức một mà ba – tức ba mà một, là Đế bất tư nghị. Từ “Như đây v.v…” trở xuống là Đốn ứng, có hai: Một là nói về không ứng mà ứng. Đại Kinh chép: “Nếu như Từ có – không – chẳng phải có – chẳng phải không gọi là Như-lai Từ”. Há chẳng phải ba đế phát khởi từ bi hay sao?

Trước là vấn nạn chung về chúng sanh trong mười cõi chịu các khổ mà xưng niệm danh hiệu, Bồ-tát liền quán sát âm thanh đó đều được giải thoát. Không quán sát mười pháp giới tức Không – Giả – Trung làm sao có thể ngay một lúc xa lìa các khổ được? Vì ba đế là bổn tánh chúng sanh cũng là nguồn gốc quả Thánh, không hề có hai Thể, cho nên cùng chung Thể Bi mới có thể dứt trừ trọn vẹn.

Hai là nói về không phân mà phân. Đại ý giống như đã nói trong nạn lửa ở trước. Nay dùng bốn Lưu so sánh với nạn của các địa vị, bốn giáo nhập vào Không xa lìa Hữu Lưu, giống như hai lưu Kiến và Dục. Giả đối với hữu lưu không nhiễm ẩm ướt là Giả tuy là Không kia cũng không chấp mắc, gọi là quán Bình đẳng, nghĩa ở chỗ này, trung quán phá trừ vô minh, cũng như thường nói.

 

Pages: 1 2 3 4