LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO
Vô Trước Bồ-tát tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 4

Phẩm 1- 4: NHIẾP SỰ

Như vậy đã nói xong. Nay sẽ nói về công đức các quả.

Tụng nói:

Vô lượng các giải thoát,

Thắng xứ và biến xứ.

Vô tránh diệu nguyện trí,

Vô ngại giải thần thông.

Luận nói: Vô lượng, là 4 vô lượng, như kinh nói: 1. Từ vô lượng, nghĩa là cùng với tâm từ, không oán không ghét, không tổn hại, tu tập cực thiện rộng lớn vô lượng. Về một phương diện, như vậy cho đến 10 phương tất cả vô biên thế giới, ý giải biến mãn cụ túc trụ. Cùng với tâm từ, là đối với chúng sinh không khổ không vui, muốn cho vui, tương ưng tâm A-thế-da. Không oán, là đối trị dục kia thêm sân là nhân duyên gây khổ. Không ghét, là đối trị sân, nhân duyên gây chướng ngại lạc. Không tổn hại, là đối trị dục kia và không nên sân. Rộng, là khởi tác ý đối với thấy. Lớn, là hành tác ý đối với nghe. Vô lượng, là hành tác ý đối với giác tri. Cực thiện tu tập, là do quán tập tương ưng lìa các cái ở một phương diện như vậy lần lượt cho đến 10 phương tất cả vô biên thế giới, tức là khắp duyên khí thế gian và hữu tình thế gian. Ý giải, nghĩa là duyên ý giải tư duy cảnh giới.

Biến khắp, là duyên cảnh giới hữu tình không xen hở. Cụ túc trụ, là như trước đã nói trong tĩnh lự.

1. Bi vô lượng, nghĩa là cùng với tâm bi, cho đến nói rộng, cùng với tâm bi, nghĩa là đối với chúng sinh có khổ muốn cứu khổ, tương ưng với tâm A-thế-da. Không oán, là đối trị với khổ hại kia. Không ghét, là đối trị chướng ngại bạt khổ hại kia. Không tổn hại, là đối trị dục kia và không nên không hỷ lạc. Ngoài ra như trước đã nói.

2. Hỷ vô lượng, nghĩa là cùng với tâm hỷ, cho đến nói rộng, cùng với tâm hỷ nghĩa là đối với chúng sinh có vui, tùy hỷ tâm vui kia, tương ưng với tâm A-thế-da nên không oán, nghĩa là đối trị với dục kia với không hỷ lạc nhân duyên của khổ. Không ghét, nghĩa là đối trị chướng ngại lạc nhân duyên không hỷ lạc. Không tổn hại, là đối trị dục kia và không nên không hỷ lạc. Ngoài ra như trước đã nói.

3. Xả vô lượng, nghĩa là cùng với tâm xả, cho đến nói rộng, cùng với tâm xả nghĩa là muốn khiến không nhiễm, tương ưng với tâm A-thế-da nên không oán, nghĩa là đối trị với khiến nhiễm tham sân. Không ghét, nghĩa là đối trị chướng ngại trừ nhiễm tham sân. Không tổn hại, là đối trị điên đảo không nhiễm tham và sân. Ngoài ra như trước đã nói.

Thể tính 4 vô lượng này như thế nào?

Nghĩa là từ lấy thiện căn không sân làm thể. Bi lấy thiện căn không làm hại làm thể. Hỷ lấy thiện căn không tật đố làm thể. Xả lấy thiện căn không tham không sân làm thể. Vì đều là pháp thương xót chúng sinh cho nên trong 4 pháp này chỉ có từ là không sân, 2 cái tiếp theo có một phần không sân, xả thì có một phần không tham không sân. Lại nữa cùng với các tâm tâm pháp đẳng trì tương ưng với nó và quyến thuộc đều là thể của 4 vô lượng. Phải biết rằng trước do pháp hành tăng thượng, khéo tu trị tâm, lại dựa vào tĩnh lự thanh tịnh nên mới được thanh tịnh vô lượng.

Các giải thoát, là 8 giải thoát, như kinh nói:

1. Quán giải thoát có sắc, các sắc. Có sắc, là dựa vào hữu sắc định, ý giải tư duy. Các sắc, là nếu như sắc ở trong thắng xứ rộng tự phân biệt. Quán, là ở trong các sắc được biến hóa tự tại, ý giải tư duy, hiển thị tướng của chúng.

2. Quán giải thoát trong không sắc tưởng, ngoài các sắc. Trong không sắc tưởng, là dựa vào vô sắc định, ý giải tư duy. Ngoài, là trừ mắt v.v… các căn, ý giải tư duy các sắc. Quán các sắc, là như đã nói ở trước.

3. Tịnh giải thoát, thân tác chứng cụ túc trụ. Giải thoát tịnh, là hoàn toàn ý giải tư duy sắc tịnh diệu, để được tăng thượng an lạc trụ. Giải thoát, là giải thoát sự chướng ngại tâm của sắc tịnh, bất tịnh. Thân, là ý thân. Tác chứng, là do trí đoạn, được tác chứng. Cụ túc trụ, như trước đã nói.

Các giải thoát vô sắc, như trước phân biệt. Cái khác nhau trong đây là muốn chứng đắc tất cả các thứ thân nghiệp tự tại và để giải thoát chướng kia nên lại trừ sắc ánh sáng, ý giải tư duy vô biên hư không. Cho nên gọi thứ 4 là vô biên hư không xứ giải thoát, là để phát khởi các công đức thánh thần thông vô tránh nguyện trí, vô ngại biện v.v…

Lại để chứng đắc tâm tự tại có thể trợ giúp phát khởi các công đức, lại để giải thoát các chướng kia, lại để ý giải tư duy vô biên thức, nên gọi thứ 5 là vô biên thức xứ giải thoát.

Hành giả làm các phương tiện phát khởi công đức như vậy, đã khiến khởi tĩnh lự thứ tư, hiện tại trước phát các công đức vì muốn chứng đắc tối thắng vô lậu trụ tự tại, lại vì giải thoát chướng kia, lại ý giải tư duy vô sở hữu, nên gọi thứ 6 là vô sở hữu xứ giải thoát.

Lại muốn chứng đắc tối đệ nhất hữu trụ tự tại , lại vì giải thoát chướng kia, lại làm ý giải tư duy phi tưởng phi phi tưởng, nên gọi thứ 7 là phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

Vì muốn chứng đắc tối thắng tịch tĩnh trụ tự tại, lại vì giải thoát chướng kia nên từ phi tưởng phi phi tưởng xứ tâm tiến tới, dừng lại, ra, vào dứt diệt phan duyên, nên gọi thứ 8 là tưởng thụ diệt giải thoát.

Thắng xứ, là 8 thắng xứ như trong kinh nói: Một là trong có sắc tưởng, ngoài các sắc quán ít, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc kém hoặc hơn. Đối với các sắc hơn biết hơn, thấy được tưởng như vậy gọi là sơ thắng xứ. Trong có sắc tưởng, là như trong giải thoát nói. Ngoài, nghĩa là trừ nhãn căn v.v… hiển các sắc. Các sắc quán, là như trước nói. Ít, nghĩa là ý giải tư duy tư cụ nhiếp sắc. Hoặc tốt hoặc xấu, nghĩa là ý giải tư duy các sở nhiếp sắc như sắc tịnh và bất tịnh. Hoặc kém hoặc hơn, nghĩa là ý giải tư duy các sở nhiếp sắc như các thanh hương vị xúc tịnh và bất tịnh. Đối với các sắc thắng kia, nghĩa là tác ý tư duy năng trị và sở trị, chướng ngại công dụng không não hại . Tri, là dùng Xa-ma-tha đạo. Kiến, là dùng Tì-bát-xá-na đạo. Được tưởng như vậy, nghĩa là đối với trong thật thắng được thật thắng không có tưởng kiêu mạng. Đối với trong không thắng được thật không thắng , không có tưởng kiêu mạn. Hai là trong có sắc tưởng, ngoài các sắc quán nhiều, cho đến gọi là thắng xứ thứ hai. Trong không sắc tưởng, 2 thứ quán ít quán nhiều cũng vậy. Trong có sắc tưởng, ngoài các sắc quán như trước nói. Nhiều, là hiển thị biến khắp tư duy sắc của hữu tình thế gian và khí thế gian., ngoài ra như trước đã nói. Năm trong vô sắc tưởng, ngoài các sắc quán xanh. Xanh hiển lộ xanh có thể thấy, ánh sáng xanh như hoa ô-mạc-ca, hoặc như xứ Bà-la-ni-tư nhuộm áo màu xanh. Cũng giống như vậy màu vàng đỏ trắng đều nên nói thế. Trong đây cái khác biệt là màu vàng như hoa yết-ni-ca-la, hoặc như xứ Ba-la-ni-tư nhuộm áo màu vàng. Màu đỏ như hoa Bàn-đậu-thờiphược-ca, hoặc như xứ Bà-la-ni-tư nhuộm áo màu đỏ. Màu trắng như sao ô-xa-na, hoặc như xứ Bà-la-ni-tư tẩy áo trắng. Xanh, là câu nói chung. Cái xanh hiển thị, là cái xanh câu sinh. Cái xanh có thể thấy, là hòa hợp thành xanh. Ánh sáng xanh, nghĩa là 2 thứ phát ra ánh sáng xanh sáng sạch. Phải biết, giống như màu xanh, màu vàng đỏ trắng cũng đều nói như vậy. Ngoài ra như trước đã nói. Ở tất cả mọi nơi nói 2 thí dụ, nghĩa là đây hiển thị 2 thứ sắc là câu sinh và hòa hợp, làm chỗ y chỉ cho 8 thắng xứ và tu 3 thứ duyên sắc giải thoát. Sau cũng phải biết ý giải tư duy 4 thắng xứ sắc của Dục giới thiên và sắc của Sắc giới là các thắng xứ để đối trị chủng tử hạ địa. Theo đuổi tác ý tư duy không phải là đối trị tự địa sở trị tác ý tư duy.

Biến xứ, là 10 biến xứ như kinh nói, tức là địa biến xứ. Một là có thể hiểu rõ trên dưới và phương bàng vô nhị vô lượng. Như vậy thủy hỏa phong biến, thanh hoàng xích bạch hư không thức biến, trên dưới và phương bàng vô nhị vô lượng. Địa biến xứ, là do sắc sở y biến khắp, săc năng y kia cũng biến khắp vì do nó tăng trưởng. Một có thể hiểu rõ, nghĩa là có thể chứng quán Bổ-đặc-già-la này. Trên dưới và bàng, nghĩa là biến khắp các phương và và 4 phương bàng. Vô nhị, là lìa các cõi khác và không tạp hiển sắc biến khắp. Vô lượng, là biến khắp không có tướng phân biệt. Như địa biến xứ, các thủy hỏa phong thanh hoàng xích bạch cũng như vậy tùy theo chỗ tương ưng. Hư không biến xứ, nghĩa là tác ý tư duy biến khắp đối trị tất cả sắc tướng, ngoài ra như trước đã nói. Thức biến xứ, nghĩa là tác ý tư duy biến khắp duyên vô lượng thức, ngoài ra như trước đã nói. Trong đây do 3 giải thoát nên được thắng sắc tự tại. Do được đó rồi mới có thể nói thắng sắc tự tại cực thành tựu. Thức xứ trở lên không có biến khắp, vì sở duyên vô lượng, xa lìa phân biệt hình đoạn y chỉ. Phải biết thắng xứ cùng với biến xứ là các giải thoát năng thanh tịnh đạo do các thắng xứ thắng sở duyên, do các biến xứ biến khắp sở duyên, nên khiến giải thoát thanh tịnh.

Vô tránh, nghĩa là có khả năng bảo vệ các hành vi phiền não, dẫn nhiếp trí vô si kiến tính, và các tâm tâm pháp tương ưng đẳng trì với nó. Do đây làm nhiều sở hành.

Trí diệu nguyện, nghĩa là trong tam thế và phi thế gồm trong pháp sở tri, hiểu rõ như thật vô dư, dẫn nhiếp trí vô si kiến tính, và các tâm tâm pháp tương ưng đẳng trì với nó. Do đây làm nhiều sở hành.

Vô ngại giải, là 4 vô ngại giải như kinh nói:

1. Pháp vô ngại giải, nghĩa là trong các tên gọi khác nhau trong tất cả các thứ tất cả các pháp, như thật giác ngộ, dẫn nhiếp trí vô si kiến tính, và các tâm tâm pháp tương ưng đẳng trì với nó.

2. Nghĩa vô ngại giải, nghĩa là trong các thứ tướng của nhất thiết chủng nhất thiết pháp, như thật giác ngộ, dẫn nhiếp trí vô si kiến tính, ngoài ra như trước đã nói.

3. Huấn từ vô ngại giải, nghĩa là trong các huấn thích từ của nhất thiết chủng nhất thiết pháp, như thật giác ngộ, dẫn nhiếp trí vô si kiến tính, ngoài ra như trước đã nói.

4. Biện tài vô ngại giải, nghĩa là trong sự thông đạt nhất thiết chủng nhất thiết pháp, như thật giác ngộ, dẫn nhiếp trí vô si kiến tính, và các tâm tâm pháp tương ưng đẳng trì với nó. Do đó làm nhiều sở hành.

Thần thông, là 6 thần thông như trong kinh nói:

1. Thần cảnh trí kiến tác chứng thông, nghĩa là vì thị hiện tất cả các thứ thân nghiệp tự tại trí vô si kiến tính, và các tâm tâm pháp tương ưng đẳng trì với nó. Do đó làm nhiều cảnh giới quyết định.

2. Thiên nhĩ trí kiến tác chứng thông, nghĩa là vì tùy nghe tất cả các thứ ngữ nghiệp trí vô si kiến tính, ngoài ra như trước đã nói.

3. Tâm sai biệt trí kiến tác chứng thông, nghĩa là vì nhập tất cả các thứ tha tâm hành trí vô si kiến tính, ngoài ra như trước đã nói.

4. Túc trụ tùy niệm trí kiến tác chứng thông, nghĩa là vì nhập tất cả các thứ thú hành đời trước trí vô si kiến tính, ngoài ra như trước đã nói.

5. Tử sinh trí kiến tác chứng thông, nghĩa là vì nhập tất cả các thứ thú hành của hữu tình trí vô si kiến tính, ngoài ra như trước đã nói.

6. Lậu tận trí kiến tác chứng thông, nghĩa là vì nhập xuất ly tất cả phiền não và vô dư khổ trí vô si kiến tính, và các tâm tâm pháp đẳng trì tương ưng với nó. Do đó làm nhiều hành quyết định cảnh giới.

Tụng nói:

Các tướng hảo thanh tịnh,

Và các lực vô úy,

Không hộ cùng niệm trụ,

Vĩnh đoạn các tập khí.

Luận nói: Các tướng, là 32 tướng đại trượng phu, như kinh nói: Một là khéo an lập đầy đủ tướng đại tượng phu bởi Như Lai khéo đầy đủ Bồ-đề tư lương, đầy đủ thụ trì hạnh bình đẳng cho nên cảm được tướng này. Do tướng này, có khi vừa mới thấy liền tin Như Lai đầy đủ tướng, đầy đủ tiêu chí, đầy đủ hình mạo đại trượng phu. Nếu khéo an lập đầy đủ tướng thì như vậy các tướng khác của đại trượng phu phải biết đều tùy ứng. Nghĩa là nơi tay thì có tướng tay, tiêu chí của tay, hình mạo của tay. Cũng như vậy như đỉnh đầu và các chi tiết khác v.v… đều tùy ứng theo tên của nó.

Hảo, là 80 vẻ đẹp như kinh nói. Các vẻ đẹp này đều gồm đầy đủ trong tướng, như nói trong Bồ-tát địa. Nếu như tùy theo thích nghi của chúng sinh thì tùy thắng tướng có đủ, như nói trong Kinh Đại Tuệ Độ. Nếu rộng phân biệt các vẻ đẹp, thì rộng phân biệt như nói trong tướng.

Thanh tịnh, là 4 nhất thiết tướng thanh tịnh như kinh nói:

1. Y chỉ thanh tịnh, nghĩa là do Như Lai chứng được nhất thiết tướng thanh tịnh trí và nhất thiết tướng thanh tịnh đoạn, nên đối với y chỉ thì trụ trong xả, rốt ráo tự tại vô thượng.

2. Cảnh giới thanh tịnh, nghĩa là do Như Lai chứng đắc nhất thiết tướng thanh tịnh trí và nhất thiết tướng thanh tịnh đoạn, nên đối với tất cả việc trong cảnh giới biến hóa rốt ráo tự tại vô thượng.

3. Tâm thanh tịnh, nghĩa là do Như Lai chứng đắc nhất thiết tướng thanh tịnh trí và nhất thiết tướng thanh tịnh đoạn, nên đối với tất cả tướng thế xuất thế trong tâm thiện căn tăng trưởng rốt ráo tự tại vô thượng.

4. Trí thanh tịnh, nghĩa là do Như Lai chứng đắc nhất thiết tướng thanh tịnh trí và nhất thiết tướng thanh tịnh đoạn, nên đối với tất cả tướng trong sở tri, trí vô trước vô ngại, rốt ráo tự tại vô thượng.

Các lực, là 10 lực của Như Lai, như kinh nói:

1. Xứ phi xứ trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng trong nhân quả có thể như thật vấn ký trí tính vô ngại và các tâm tâm pháp đẳng trì tương ưng với nó.

2. Tự nghiệp trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng ở các xứ sở riêng biệt liên tục khởi nghiệp và trong báo được trí tính vô ngại như trước đã nói.

3. Tĩnh lự giải thoát Tam-ma-địa Tam-ma-bát-để trí lực, nghĩa là đối với sự nhiếp thụ tất cả tướng thế gian thanh tịnh công đức, trong phương tiện trí tính vô ngại, ngoài ra như trước nói.

4. Căn thượng hạ trí lực, nghĩa là đối với xuất thế gian công đức sở y, tất cả các tướng sở hóa, trong căn sai biệt của hữu tình trí tính vô ngại, ngoài ra như trước nói.

5. Các thứ thắng giải trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng sở hóa hữu tình, trong A-thế-da sai biệt trí tính vô ngại, ngoài ra như trước nói.

6. Các thứ giới trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng sở hóa hữu tình, trong tùy miên sai biệt trí tính vô ngại, ngoài ra như trước nói.

7. Biến thú hành trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng thừa, trong xuất ly sai biệt trí tinh vô ngại, ngoài ra như trước nói.

8. Túc trụ tùy niệm trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng đời trước, trong thú hướng sai biệt trí tính vô ngại, ngoài ra như trước nói.

9. Tử sinh trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng đời sau trong thú hướng sai biệt trí tính vô ngại, ngoài ra như trước nói.

10. Lậu tận trí lực, nghĩa là đối với tất cả tướng thú phi thú, trong xuất ly phương tiện sai biệt trí tính vô ngại, và các tâm tâm pháp đẳng trì tương ưng với nó, lại nữa trong các lực cần phải nói có thể hỏi và ghi nhận như thật.

Vô úy, là 4 vô úy, như kinh nói:

1. Phật nói lời thành thật rằng ta là bậc chính đẳng giác. Nếu có người hỏi vặn rằng trong pháp này không chính đẳng giác. Ta đối với câu hỏi này, chính kiến vô duyên, nên vô úy. Nghĩa là Như Lai vì nhất thiết chủng trí nên chứng được diệu thiện thanh tịnh.

2. Phật nói lời thành thật rằng ta đã hết các lậu. Nếu có người hỏi vặn rằng các lậu như vậy như vậy chưa hết. Ta đối với câu hỏi này, chính kiến vô duyên, nên vô úy. Nghĩa là Như Lai vì đoạn nhất thiết chủng nên chứng được diệu thiện thanh tịnh. Hai vô úy này là dựa vào đức tự lợi.

3. Phật nói lời thành thật rằng ta vì đệ tử nói nhiễm pháp chướng ngại tức là chướng. Nếu có người hỏi vặn rằng nhiễm tập pháp này không thể là chướng. Ta đối với câu hỏi này chính kiến vô duyên, cho nên vô úy. Nghĩa là dựa vào chỗ vì hóa độ hữu tình của Như Lai nên nói tất cả pháp đối trị.

4. Phật nói lời thành thật rằng ta vì đệ tử nói đạo xuất ly, tu định xuất ly. Nếu có người hỏi vặn rằng tuy tu đạo này không thể xuất ly, không chính hết khổ và chứng khổ biên. Ta đối với câu hỏi này chính kiến vô duyên, cho nên vô úy. Nghĩa là dựa vào chỗ vì hóa độ hữu tình của Như Lai nên nói tất cả pháp đối trị. Hai vô úy này là dựa vào đức lợi tha.

Không hộ, là 3 không hộ, như kinh nói:

1. Như Lai hiện hành thân nghiệp diệu thiện thanh tịnh, không gì không thanh tịnh, hiện hành thân nghiệp có thể phải che giấu cho nên không hộ. Nghĩa là Như Lai tất cả mọi thư, tất cả mọi lúc thân nghiệp diệu thiện thanh tịnh nên khi vì hữu tình thuyết pháp có thể dùng thắng lực chiết phục nhiếp thụ tất cả đồ chúng. Giống như thân nghiệp không hộ, thứ hai là ngữ nghiệp không hộ, thứ ba là ý nghiệp không hộ cũng như vậy.

Niệm trụ, là 3 niệm trụ, như kinh nói đây tức khi nhiếp thụ chúng sinh được hóa độ, đối với 3 thứ đồ chúng trong hành sai biệt, trụ tối thắng xả, tâm tính không ái, không nhuế, không nhiễm.

Vĩnh đoạn các tập khí, nghĩa là chư Như Lai xuất ly vô lượng vô số đại kiếp sinh tử từ vô thủy, vì chứng tự tính không tùy chuyển, chứng được Như Lai diệu tịnh trí đoạn.

Tụng nói:

Không quên mất diệu pháp,

Và Như Lai đại bi,

Phật đức pháp không chung,

Tất cả thứ diệu trí.

Luận nói: Không quên mất diệu pháp, nghĩa là vì chứng tất cả thứ, tất cả việc làm vì hóa độ tất cả hữu tình không quá thời, nên chứng được Như Lai diệu tịnh trí đoạn.

Và Như Lai đại bi, nghĩa là cái bi của Như Lai do 4 thứ nhân duyên nên gọi là đại bi:

1. Y chỉ nơi tất cả diệu thiện thanh tịnh chuyển y mà thành tựu.

2. Thời gian dài tu tập mà có được.

3. Do trí diệu thiện thanh tịnh dẫn đến.

4. Duyên rất sâu bền chắc cảnh giới các thứ khổ tướng.

Phật đức pháp không chung, nghĩa là 18 Phật pháp không chung, như kinh nói vượt quá tất cả bậc Thanh Văn, Độc Giác mà kiến lập các pháp ấy.

1. Như Lai không có nghiệp sai lầm, nghĩa là không có nhiễm ô phạm sai lầm.

2. Không có âm thanh thô bạo, nghĩa là không nhiễm ô cười lớn nói thô bạo.

3. Không quên mất niệm, nghĩa là không tùy niệm nhiễm ô nói nhiều làm việc gì nhiều.

4. Không tâm bất định, nghĩa là trong tất cả oai nghi đi đứng, tác ý đẳng trì hằng tùy chuyển.

5. Không có các tưởng, nghĩa là trong lưu chuyển tịch diệt, chứng dược trí vô phân biệt, vô sai biệt.

6. Không không chọn đã bỏ, nghĩa là rốt ráo không bỏ việc hữu tình.

7. Dục không thoái lui, nghĩa là được thanh tịnh sở tri chướng nên với dục không thoái chuyển. Cũng như vậy:

8. Chính cần không thoái chuyển.

9. Niệm không thoái chuyển.

10. Đẳng trì không thoái chuyển.

11. Tuệ không thoái chuyển.

12. Giải thoát giải thoát trí kiến không thoái chuyển.

13. Đối với đời quá khứ, trí không chấp trước không trở ngại, vì biết tất cả các thứ dục tác ý.

14. Đối với vị lai, cũng giống như quá khứ.

15. Đối với hiện tại, nên biết trí vô trước vô ngại.

16. Tất cả thân nghiệp trí của Như Lai là để dẫn đạo tùy trí mà hành, nghĩa là do trí phát khởi nhiếp thụ phương tiện khéo léo tất cả mọi thời. Giống như thân nghiệp, cũng vậy đối với

17. Ngữ nghiệp, và

18. Ý nghiệp.

Tất cả thứ diệu trí, nghĩa là chứng được tối cực trí đoạn của Như Lai. Tức là đối với 2 pháp nhiễm ô và thanh tịnh, trí tính vô ngại trong tất cả thứ số tướng sai biệt và các tâm tâm pháp đẳng trì tương ưng với chúng. Lại nữa, Như Lai trụ trong cõi vô lậu, vì làm tất cả các việc cho hữu tình, trong mười phương cõi thị hiện Phật có sinh, hiện thân có nói năng, tâm có sở hành, có tuyên thuyết thành đẳng chính giác, chuyển bánh xe diệu pháp, trí tính vô ngại nhập Đại Niết-bàn, và các tâm tâm pháp đẳng trì tương ưng với chúng. Đây cũng gọi là tất cả thứ diệu trí.

Lại nữa tướng hảo v.v… công đức của chư Phật lược thích nghĩa kinh đã nói, nếu phân biẹt rộng thì đã có nói riêng trong Bồ-tát địa. Nay sẽ nói phân biệt chung 9 việc.

Tụng nói:

Phải biết trước 9 việc,

Trước hết 2 sở y,

Tiếp 2, sau 6 thứ,

Gồm tạp nhiễm thanh tịnh.

Nhiễm vì y sai biệt,

Thanh tịnh do sở duyên.

Vì tâm không lưu tán,

Vì chính tu phương tiện,

Vì vị kia sai biệt,

Vì ngôn thuyết các nhân,

Vì quả các công đức,

Nhiều thứ lớp như vậy.

Luận nói: Trong 9 việc trước, đầu tiên tất cả mọi việc có 2 sở y: một là tạp nhiễm sở y, hai là thanh tịnh sở y. Do tiếp đến 2 việc gồm các tạp nhiễm: một là do giới, hai là do tạp nhiễm. Do sau 6 việc gồm các thanh tịnh: một do đế, hai do y chỉ, ba do giác phần, bốn do chúng sinh, năm do quả, sáu do công đức. Do 2 thứ việc gồm sở y tạp nhiễm trong tạp nhiễm nên tạp nhiễm sai biệt. Do 6 thứ việc gồm cảnh giới thanh tịnh trong thanh tịnh nên trong cảnh giới tâm không lưu tán. Do không tán loạn đối với cảnh sở duyên nên chính phương tiện. Chính phương tiện là vì vị sai biệt. Và vì các nhân ngôn thuyết nên chính phương tiện quả. Vì quả công đức kia nên trong đây vị sai biệt. Vì các nhân ngôn thuyết nên biết 2 cái này kiến lập việc chúng sinh. Các nhân ngôn thuyết, nghĩa là vì ngôn thuyết dễ cho nên vì tùy thuận thế gian, vì tránh sự sợ hãi, vì khiến tin biết cái tạo thành sự tội ác và công đức của mình và người. Do nhân duyên ấy mà có 9 thứ việc. Quyết định và lần lượt quyết định, nên biết là muốn tư lường cũng phải nói rộng như 9 việc này.

Tụng nói:

Muốn tư lường vô lượng,

Các hỏi đáp sai biệt,

Do lời chư Phật nói,

Gồm trong sự và tưởng

Luận nói: Nếu muốn tư lường như 9 việc trên, vô lượng hỏi đáp sai biệt, nghĩa là do gồm 2 thứ nên có thể tư lường. Một là do lời Phật nói gồm có sự. Hai là do lời Phật nói gồm có tưởng. Trong đây, tất cả lời Phật nói gồm có sự, là do 3 thứ kinh: một là do tăng thập kinh, hai là do quảng nghĩa kinh, ba là do tập dị môn kinh. Tất cả lời Phật nói gồm có tưởng, là do 4 thứ Ôn-đà-nam Già-tha. Bốn thứ là gì?

Tụng nói:

Câu mê hoặc hí luận,

Trụ chân thật diệu tịnh,

Tịch tĩnh tính đạo lý,

Giả thi thiết hiện quán.

Phương sở vị phân biệt,

Tác, chấp trì, tăng giảm.

Ám, ngữ, sở giác, thượng,

Viễn ly, chuyển, tạng hộ.

Giản trạch và hiện hành,

Thùy miên và tương thuộc.

Các tương nhiếp, tương ưng,

Thuyết, nhiệm trì, thứ đệ.

Cảnh sở tác Du-già,

Xa-ma-tha và quán,

Các tác ý giáo thụ,

Đức Bồ-đề thánh giáo.

Luận nói: Câu, nghĩa là 6 xứ: vô lượng cảnh giới, vô lượng phương sở, vô lượng thời tiết. Lại có 3 cõi: 1. Cõi Dục, 2. Cõi Sắc, 3. Cõi Vô sắc. Lại có 3 thế giới: 1. Tiểu thiên thế giới, 2. Trung thiên thế giới, 3. Đại thiên thế giới. Lại có 4 nhóm: 1.Nhóm tại gia, 2.Nhóm xuất gia, 3. Nhóm Ô-ba-sách-ca, 4. Nhóm phi nhân. Lại có 3 cảm thụ là cảm thụ khổ, cảm thụ vui, cảm thụ không khổ không vui. Lại có 3 đời: đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại. Lại có 3 ngôi báu là Phật bảo pháp bảo tăng bảo. Lại có 3 pháp là pháp thiện, pháp không thiện, pháp vô ký. Lại có 3 thứ tạp nhiễm là phiền não tạp nhiễm, nghiệp tạp nhiễm, sinh tạp nhiễm. Lại có 4 thánh đế là khổ tập diệt đạo. Lại có 9 định theo thứ lớp là sơ tĩnh lự cho đến định diệt thụ tưởng. Lại có 37 pháp Bồ-đề phần là niệm trụ, chính đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi. Lại có 4 thứ quả Sa-môn là quả dự lưu, quả nhất lai, quả bất hoàn, quả tối thắng A-la-hán. Lại có nhiều công đức tối thắng, là vô lượng giải thoát, thắng xứ, biến xứ, , vô tránh, nguyện trí, vô ngại biện, 6 thần thông v.v… Lại y vào quảng thừa có 5 thứ việc là: 1. Tướng, 2. Tên gọi, 3. Phân biệt, 4. Chân như, 5. Chính trí. Lại có 2 thứ không tính là: 1. Chúng sinh không tính, 2. Pháp không tính. Lại có 2 thứ vô ngã tính là: 1. Chúng sinh vô ngã tính, 2. Pháp vô ngã tính. Lại có hạnh ở trung đạo xa lìa nhị biên, là xa lìa bên tăng ích và bên tổn giảm. Lại có 4 thứ chân thật là: 1. Thế gian sở thành, 2. Đạo lý sở thành, 3. Phiền não chướng tịnh trí hành xứ, 4. Sở tri chướng tịnh trí hành xứ. Lại có 4 thứ tầm tư là danh tầm tư, sự tầm tư, tự tính giả lập tầm tư, sai biệt giả lập tầm tư. Lại có 4 thứ như thật biến tri, là danh tầm tư sở dẫn như thật biến tri, sự tầm tư sở dẫn như thật biến tri, tự tính giả lập tầm tư, sai biệt giả lập tầm tư. Lại có 4 thứ như thật biến tri, là danh tầm tư sở dẫn như thật biến tri, sự tầm tư sở dẫn như thật biến tri, tự tính giả lập tầm tư sở dẫn như thật biến tri, sai biệt giả lập tầm tư sở dẫn như thật biến tri. Lại có 3 thứ tự tính là một biến kế sở chấp tự tính, hai y tha khởi tự tính, ba viên thành thật tự tính. Lại có 3 thứ vô tự tính tính là: 1. Tướng vô tự tính tính, 2. Sinh vô tự tính tính, 3. Thắng nghĩa vô tự tính tính. Lại có 5 tướng Đại Bồ-đề là tự tính, công dụng, phương tiện, chuyển, hoàn. Lại có 5 thứ Đại thừa là: 1. Chủng tử, 2. Thú nhập, 3. Thứ đệ, 4. Chính chuyển, 5. Chính chuyển quả. Nghĩa là ban đầu mới phát tâm, đối với các hữu tình khởi đại bi, Ba-la-mật-đa, nhiếp sự, tự tha tương tục thành thục. Lại có 5 vô lượng tưởng: 1. Hữu tình giới vô lượng tưởng, 2. Thế giới vô lượng tưởng, 3. Pháp giới vô lượng tưởng, 4. Điều phục giới vô lượng tưởng, 5. Điều phục phương tiện giới vô lượng tưởng. Lại có chân thật nghĩa tùy chí. Nghĩa là trong tất cả vô lượng pháp tùy đến chân như và trí. Lại có uy đức tín giải không thể nghĩ bàn. Lại có trí không chướng ngại. Lại có 32 tướng đại trượng phu và 80 thứ vẻ đẹp tùy hình. Lại có 4 thứ tất cả tướng thanh tịnh, 10 lực, 4 vô úy, 3 niệm trụ, 3 không hộ, đại bi, pháp không quên mất, vĩnh đoạn tập khí. Tất cả thứ diệu trí, như trên đã nói, sơ lược chỉ có 2 thứ: một là câu giải thích trong Thanh Văn thừa, hai là câu giải thích trong Đại thừa. Mê hoặc, là 4 điên đảo: Một là trong vô thường điên đảo chấp là thường. Hai là trong khổ điên đảo chấp là lạc. Ba là trong bất tịnh điên đảo chấp là tịnh. Bốn là trong vô ngã điên đảo chấp là ngã. Hí luận, là các phiền não và tạp phiền não. Các uẩn trụ, là 4 thức trụ và 7 thức trụ. Chân thật, là chân như và 4 thánh đế. Tịnh, là 3 thứ tịnh tính. Diệu, là như nói xây dựng tốt nơi Tam Bảo nên gọi là diệu. Tịch tĩnh, nghĩa là tự thiện pháp dục cho đến tất cả pháp Bồ-đề phần và các quả chứng đều gọi là tịch tĩnh. Tính, là tướng của pháp, như tự tướng, tướng chung, tướng giả lập, tướng nhân, tướng quả, gọi chung là tính. Đạo lý, là các duyên khởi và 4 đạo lý. Giả thi thiết, nghĩa là chỉ nơi pháp giả lập chúng sinh và chỉ giả lập nơi tướng. Các pháp hiện quán, là 6 thứ hiện quán, như sẽ nói trong phẩm Thành hiện quán.

Phương sở, là sắc uẩn. Vị, là thụ uẩn. Phân biệt, là tưởng uẩn. Tác, là hành uẩn. Chấp trì, là thức uẩn. Tăng, là có 2 thứ nên biết, một là tăng phiền não hai là tăng nghiệp. Giống như tăng, giảm cũng có 2 thứ là giảm phiền não và giảm nghiệp. Ám, là vô minh nghi. Ngữ, là 12 phân ngữ để nói gọi là ngữ. Sở giác, là các thứ pháp nghĩa được nói ra gọi là sở giác. Thượng, là quả Sa-môn. Viễn ly, là 5 thứ xa lìa: 1. Xa lìa ác hạnh, 2. Xa lìa dâm dục, 3. Xa lìa chúng cụ, 4. Xa lìa tụ hội, 5. Xa lìa phiền não. Chuyển, là 3 cõi và 5 thú. Tạng hộ, là lưu luyến quá khứ, mong muốn vị lai, tham đắm hiện tại. Giản trạch, là một hàng thuận câu trước thuận câu sau, câu sự câu vô sự, sắc pháp phi sắc pháp, hữu kiến vô kiến, hữu đối vô đối, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi, hữu tránh vô tránh, hữu vị trước vô vị trước, dựa vào đam mê dựa vào xuất ly, thế gian xuất thế gian, nhiếp thuộc không nhiếp thuộc, trong ngoài, thô tế, hơn kém, xa gần, có sở duyên không sở duyên, tương ưng không tương ưng, có hành không hành, có sở y không sở y, nhân phi nhân, quả phi quả, dị thục phi dị thục, có nhân không nhân, có quả không quả, có dị thục không dị thục, có chấp thụ không chấp thụ, 4 đại chủng tạo chẳng phải 4 đại chủng tạo, đồng phần bỉ đồng phần, hữu thượng vô thượng, quá khứ vị lai hiện tại, thiện bất thiện vô ký, Dục hệ Sắc hệ Vô sắc hệ, học vô học, phi học phi vô học, kiến đoạn tu đoạn vô đoạn. Lại có 4 duyên: một nhân duyên, hai đẳng vô gián duyên, ba sở duyên duyên, bốn tăng tượng duyên. Lại có 4 chỗ dựa: 1. Dựa vào pháp không dựa vào chúng sinh, 2. Dựa vào nghĩa không dựa vào văn, 3. Dựa vào kinh liễu nghĩa không dựa vào kinh không liễu nghĩa, 4. Dựa vào trí không dựa vào thức. Lại có 4 vô lượng, 4 niệm trụ, 4 chính đoạn, 4 thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 biến giác chi, 8 thánh đạo chi, 4 thứ hành, 4 pháp tích, Xa-ma-tha, Tì-bát-xá-na, giới tăng thượng, tâm tăng thượng, tuệ tăng thượng, giải thoát, thắng xứ, biến xứ v.v… Hiện hành, là phiền não ràng buộc. Thùy miên, là phiền não tùy miên. Tương thuộc, là 6 xứ cùng một chỗ y chỉ. Lại có các pháp có thể dẫn nhiếp pháp khác, chúng cũng lần lượt thuộc vào nhau. Lại có cảnh giới các căn năng thủ sở thủ thuộc vào nhau. Các tương nhiếp có 11 thứ: 1. Nhiếp giữ lẫn nhau, 2. Nhiếp giữ cảnh giới, 3. Nhiếp giữ tướng, 4. Nhiếp giữ chủng loại, 5. Nhiếp giữ phần vị, 6. Nhiếp giữ không rời nhau, 7. Nhiếp giữ thời gian, 8. Nhiếp giữ phương sở, 9. Nhiếp giữ một phần, 10. Nhiếp giữ toàn phần, 1. Nhiếp giữ thắng nghĩa. Tương ưng có 5 thứ: 1. Tương ưng với tính khác không phải tự tính. 2. Trong tương ưng với tính khác, tương ưng với pháp bất tương vi chứ không tương ưng với pháp tương vi. 3. Trong tương ưng với bất tương vi, tương ưng với tương tự hạ trung thượng phẩm chứ không phải không tương tự. 4. Trong tương ưng với tương tự hạ trung thượng phẩm, tương ưng đồng thời chứ không phải không đồng thời. 5. Trong tương ưng đồng thời, tương ưng với đồng địa chứ không phải tương ưng với bất đồng địa. Thuyết, là có 4 thứ ngôn thuyết: 1. Kiến ngôn thuyết, 2. Văn ngôn thuyết, 3. Giác ngôn thuyết, 4. Tri ngôn thuyết. Nhiệm trì, là có 4 thứ ăn: 1. Đoàn thực, 2. Xúc thực, 3. Ý tư thực, 4. Thức thực. Thứ đệ, có 5 thứ thứ đệ: 1. Lưu chuyển thứ đệ, 2. Thành sở tác thứ đệ, 3. Thuyết thứ đệ, 4. Sinh thứ đệ, 5. Hiện quán thứ đệ. Sở tác, có 8 thứ sở tác: 1. Y chỉ diệt, 2. Y chỉ chuyển, 3. Biến tri sở duyên, 4. Hỷ lạc sở duyên, 5. Đắc quả, 6. Ly dục, 7. Chuyển căn, 8. Phát khởi thần thông. Cảnh là 4 thứ sở duyên: 1. Sở duyên biến khắp, 2. Sở duyên khiến tịnh các hành, 3. Sở duyên khéo léo, 4. Sở duyên khiến tịnh các phiền não. Du-già, đây hoặc có 4 thứ hoặc có 9 thứ. Bốn thứ là: 1. Tín, 2. Dục, 3. Chính cần, 4. Phương tiện. Chín thứ là: 1. Thế gian đạo, 2. Xuất thế gian đạo, 3. Phương tiện đạo, 4. Vô gián đạo, 5. Giải thoát đạo, 6. Thăng tiến đạo, 7. Hạ phẩm đạo, 8. Trung phẩm đạo, 9. Thượng phẩm đạo. Xa-ma-tha là 9 thứ trụ tâm. Quán là 3 thứ sự quán, hoặc 4 thứ quán, hoặc 6 sự sai biệt sở duyên quán. Ba sự quán là: 1. Hữu tướng quán, 2. Tìm cầu quán, 3. Thẩm sát quán. Bốn thứ là: 1. Quán lựa chọn các pháp, 2. Quán cực lựa chọn các pháp, 3. Quán trù lượng biến khắp, 4. Quán thẩm sát biến khắp. Sáu sự sai biệt sở duyên quán là: 1. Quán nghĩa sở duyên, 2. Quán sự sở duyên, 3. Quán tướng sở duyên, 4. Quán phần sở duyên, 5. Quán thời sở duyên, 6. Quán đạo lý sở duyên. Các tác ý là 7 thứ tác ý: 1. Liễu tướng tác ý, 2. Thắng giải tác ý, 3. Viễn ly tác ý, 4. Nhiếp lạc tác ý, 5. Quán sát tác ý, 6. Phương tiện cứu cánh tác ý, 7. Phương tiện cứu cánh quả tác ý. Giáo thụ là 5 thứ giáo thụ: 1. Giáo giáo thụ,

2. Chứng giáo thụ, 3. Tùy thứ giáo thụ, 4. Giáo thụ không điên đảo, 5. Thần biến giáo thụ. Đức, nghĩa là như trước đã nói các pháp công đức giải thoát vô lượng v.v… Bồ-đề là 3 thứ Bồ-đề: 1. Thanh Văn Bồ-đề, Độc Giác Bồ-dề, vô thượng chính đẳng Bồ-đề. Thánh giáo, nghĩa là thụn quy y, chế lập học xứ.

Thi thiết thính là kiến lập sư tư thí luận, giới luận, sinh thiên luận, ha dục ái vị thị dục tội lỗi, nói rõ pháp tạp nhiễm và thanh tịnh, dạy dỗ dắt dẫn xuất ly, ca ngợi công đức, rộng nói tất cả phần pháp thanh tịnh.

Tụng nói:

Nếu muốn chính tu hành,

Biết khắp các công đức,

Do 10 thứ pháp hành,

Và 6 thứ lý thú.

Luận nói: Nếu các hành, là muốn chính tu hành đối với 9 việc trước, biết khắp, vĩnh đoạn, tác chứng, tu tập các công đức v.v… Do 10 pháp hành và 6 lý thú cần phải tu học. Mười thứ pháp hành như trước đã nói. Sáu thứ lý thú là: 1. Lý thú chân nghĩa, 2. Lý thú chứng đắc, 3. Lý thú dạy dỗ dắt dẫn, 4. Lý thú lìa nhị biên, 5. Lý thú không nghĩ bàn, 6. Lý thú ý lạc.

QUYỂN 4 HẾT