LUẬN DI LẶC BỒ TÁT SỞ VẤN KINH
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

Thành tựu tâm Xả.

Hỏi: Vì nghĩa gì trước nói giữ giới, sau đó mới nói đến thành tựu tâm Xả?

Đáp: Vì thấy được năng lực làm lợi ích cho mọi người. Câu này có nghĩa gì? Vì Bồ-tát giữ giới, nhờ vào sự giữ giới này mà được sinh vào đường thiện. Mặc dù thành tựu tâm Xả, nhưng không đầy đủ của cải để nuôi sống. Nếu vậy, thì Bồ-tát không có thể lợi ích cho người khác, và Bồ-tát sẽ không thể nào thành tựu được tất cả các công đức khác. Vì sao? Vì làm lợi ích cho người khác là thâu nhiếp thế gian, nhưng Bồ-tát kia làm đem lợi ích cho mọi người mà buông bỏ hết tài sản của cải, thì không có thể thành tựu. Chính vì nghĩa này, mà dựa vào việc làm lợi ích cho người khác để nói đến việc giữ giới trước, sau đó mới nói đến thành tựu tâm Xả.

Vả lại, còn có nghĩa là giữ giới và tâm Xả cùng nương vào nhau và làm lợi ích cho nhau, vì sự giữ giới đó có thể giúp ích cho tâm Xả, tâm Xả cũng có thể làm lợi ích cho việc giữ giới. Chính vì nghĩa này cho nên nói về giữ giới trước, sau mới nói đến tâm Xả. Lại nữa, vì từ bỏ giữ giới cho nên sinh vào đường dữ, tâm Xả không có thể giữ được quả báo, như quả báo tương ứng thì trước mắt có thể không cảm được đầy đủ. Nhưng nếu người giữ giới sinh trong đường thiện thì tâm Xả có thể nhận được quả báo, như quả báo tương ứng trước mắt được đầy đủ. Chính vì nghĩa này, mà giữ giới có thể làm lợi ích cho tâm Xả và tâm Xả cũng có thể làm lợi ích cho sự giữ giới. Bởi vì người giữ giới luôn được sinh vào đường thiện, nhưng cuộc sống không có tiền của thì rất dễ bị nghèo khổ vây ngặt, cho nên dù có được sinh vào đường thiện mà như là sinh vào đường ác. Trong khi đó, nếu thành tựu tâm Xả, thì sinh vào đường thiện, là nhân tố làm việc lợi mình và lợi người. Vì vậy bố thí có thể làm lợi ích cho giữ giới.

Theo nghĩa thứ tự tu hành thì đây là nói về nghĩa gì? Vì muốn làm lợi ích chúng sinh, cho nên Bồ-tát tu hành. Do đó, theo thứ tự mà tu hành như vậy, nếu muốn được công đức phát sinh từ lời nói và năng lực của mình, thì trước hết phải tu vào sự giữ giới. Sau đó dựa vào tâm không gây tổn hại, khởi lên tâm Đại Từ Bi, đem lại lợi ích cho mọi người bằng pháp thí và giúp cho của cải tiền bạc nuôi dưỡng đời sống của những chúng sinh có thể thâu nhiếp để giáo hóa.

Lại nữa, việc bố thí… là pháp có khả năng trang nghiêm cho giới. Câu này có nghĩa gì? Các Đại Bồ-tát khi hành bố thí… đã dùng pháp để trang nghiêm cho việc trì giới, cho nên có khả năng thành tựu các loại quả báo tốt đẹp. Như trong kinh Sa Lão La Long Vương Sở Vấn, Như Lai nói: “Này Long vương! Đại Bồ-tát từ bỏ sát sinh cho nên có khả năng làm việc bố thí, thì được thành tựu sự Lãou sang với nhiều tiền của, không gì có thể phá hoại và được sống lâu, làm các việc của Bồ-tát làm, tránh khỏi mọi việc ác gây khổ não cho các thế gian.

Những việc như vậy… này Long vương! Mười thiện nghiệp đạo cũng lại như vậy. Bố thí sẽ trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo và thành tựu lợi ích vĩ đại. Giữ giới trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu hết thảy nguyện của pháp Phật. Nhẫn nhục trang nghiêm mười thiện nghiệp đạo, thành tựu ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp và âm thanh mầu nhiệm của Phật. Tinh tiến trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu pháp Phật và hàng phục tất cả các ma oán thù. Tư duy trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu Văn tuệ-Tư tuệ và Tư tuệ luôn được kiên cố thanh tịnh. Bát nhã trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu sự xa lìa mọi tà kiến. Tâm Từ trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu tâm không giết hại tất cả chúng sinh. Tâm Bi trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu tâm không rời bỏ tất cả chúng sinh. Tâm Hỷ trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu tâm tu hành pháp Phật không hèn yếu. Tâm Xả trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu tâm xa lìa yêu-ghét. Bốn nhiếp pháp trang nghiêm cho mười thiện nghiệp đạo, thành tựu tâm giáo hóa tất cả chúng sinh.” Hỏi: Ý nghĩa của Xả là thế nào?

Đáp: Nghĩa là đối trị lòng lam, tham đắm vào năm ấm và những của cải riêng tư, phát sinh tâm Từ Bi, thâu nhiếp những việc làm đem lại lợi ích cho hết thảy mọi người, nhưng không tham đắm các pháp nhân quả giữ gìn chắc chắn sự tu hành, gọi là nghĩa của Xả.

Hỏi: Nên nói về nghĩa thành tựu Xả. Thế nào là Bồ-tát thành tựu Xả?

Đáp: Bồ-tát xa lìa những việc làm dẫn đến vui vẻ của mình, gọi là thành tựu Xả. Nghĩa này như vậy nào? Người ngoại đạo chỉ mong cầu tự vui cho nên họ bố thí. Người ngoại đạo đó dù bố thí rộng, từ bỏ tự vui đi nữa, nhưng họ bị ràng buộc do tâm niệm của cảnh giới ái, cho nên quả báo của họ rất mỏng manh. Lại có hàng Thanh văn và Bích-chi-Phật, mặc dù không mong cầu quả báo yên vui của thế gian, nhưng tâm họ hoàn toàn nhận lấy Niết-bàn, từ bỏ việc làm lợi ích cho chúng sinh, chỉ chọn lấy niềm vui Niết-bàn. Vì vậy công đức nghiệp đạo bố thí của họ ít vì mọi người mà hoàn toàn vì mình, hoàn toàn nghĩ đến thành tựu quả báo lợi ích cho riêng mình. Còn Đại Bồ-tát thì vượt lên trên tất cả thế gian, chỉ vì làm lợi ích cho mọi người mà phát sinh tâm kiên cố với năng lực vĩ đại, khởi lên lòng Đại Bi, áp dụng phương pháp nhu hòa mềm mỏng cho nên việc bố thí hoàn toàn thành tựu tối thắng.

Thành tựu hạnh Xả có sáu loại nhân. Đó là:

  1. Từ bỏ thú vui của riêng mình.
  2. Quán sát không thấy chúng sinh.
  3. Mong cầu Vô lượng pháp Phật.
  4. Thâu nhiếp an trú Vô lượng đời kiếp.
  5. Tu tập Vô lượng các thiện căn.
  6. Không đoạn mất Tam bảo, vì có khả năng thành tựu Vô lượng quả báo. Đó gọi là nghĩa thành tựu hạnh Xả của Bồ-tát.

Vì đem lại lợi ích cho mọi người với tâm niệm một vị. Câu này có nghĩa gì? Chúng sinh ở thế gian đa số vì mình mà từ bỏ việc làm lợi ích cho mọi người. Vì mong cầu niềm vui cho mình, vì muốn được sự báo đáp ngay trong hiện tại, vì mong được hưởng quả báo trong vị lai, cho nên họ mới bố thí cho người những phẩm vật.

Các Đại Bồ-tát thì làm lợi ích cho mọi người, chuyên tâm một vị, nhận thấy các chúng sinh đều nghèo, không có tiền của, tài sản và pháp Bát-nhã… Vì nghĩa này, cho nên Bồ-tát không tham đắm nhân quả, chỉ dựa vào tài thí-pháp thí, ở đời hiện tại và đời vị lai, đều có khả năng ban cho chúng sinh lợi ích to lớn. Vì vậy Đại Bồ-tát thành tựu được tâm Xả.

Lại nữa, vì Xả có nghĩa là tùy thuận. Đây là trình bày về nghĩa gì? Những việc như Bố thí… là tùy thuận thâu nhiếp hành của chúng sinh, thì có thể thâu nhiếp tất cả chúng sinh làm sự việc lợi ích to lớn. Tuy làm việc sự việc lợi ích cho người khác, mà những ngoại đạo-Thanh văn và Bích-chi-Phật… rời bỏ lợi ích của tất cả chúng sinh, chỉ vì thành tựu lợi ích của riêng mình.

Dựa vào tâm Đại Từ Bi mà Đại Bồ-tát phát khởi công hạnh làm lợi ích yên vui cho chúng sinh, như Bồ-tát đã hằng mong muốn được thành tựu như vậy. Chính vì nghĩa này cho nên gọi là thành tựu tâm Xả.

Lại nữa, dựa vào việc chứng được Bồ-đề Phật mà phát sinh tâm Xả. Đây là nói rõ về nghĩa gì? Vì trao niềm vui cho tất cả chúng sinh và tự mong cầu Bồ-đề Phật mà Đại Bồ-tát phát sinh tâm Xả. Nhận thấy chúng sinh lớp lớp rơi vào đường ác, cho nên Bồ-tát tự nghĩ: Mình sẽ giúp cho chúng sinh xa lìa khổ não ngay đời này và cả những đời sau. Vì vậy Bồ-tát suốt đêm ngày luôn làm lợi ích cho chúng sinh, cho nên gọi là thành tựu tâm Xả.

Lại nữa, vì có khả năng thâu nhiếp mọi quả báo. Đây nói về nghĩa gì? Bồ-tát bố thí là làm lợi ích cho mọi người ngay bây giờ và cả mai sau. Bồ-tát thâu nhiếp mọi chúng sinh là muốn cho họ được mọi quả báo tốt. Đó gọi là Bồ-tát đã thành tựu tâm Xả. Như trong kinh Vô Tận Ý có nói: “Ai xin thức ăn uống thì cho thức ăn uống”. Vì mạng sống, vì yên vui, vì biện tài, vì sắc, kể cả vì năng lực, những mong cầu như vậy… Bồ-tát đều có thể thí cho tất cả. Bồ-tát vì xa lìa cầu tiền bạc cung cấp cho đời sống bằng các loại tà mạng. Đây là nói về nghĩa nào? Tham lam mong cầu được tiền của để cung phụng cho sự sống là điều trái ngược với Bố thí Ba-la-mật của các Bồ-tát. Mọi lối sống tà mạng thì Bồ-tát đều xa lìa, như trong kinh Vô Tận Ý có nói: “Đại Bồ-tát không sống theo cách sống điên đảo để cho tà mạng bức bách mong cầu của bố thí như tiền bạc cung phụng cho đời sống”.

Hỏi: Cho nên nói và Xả thanh tịnh và không thanh tịnh. Thế nào là thanh tịnh? Thế nào là không thanh tịnh?

Đáp: Đại Bồ-tát dựa vào tâm thanh tịnh của mình mà bố thí thanh tịnh. Như trong kinh Như Lai có nói: Có bốn cách bố thí thanh tịnh, là có bố thí mà thí chủ thanh tịnh chứ không phải là ở người nhận. Ở trong bốn cách bố thí đều như vậy. Người thí chủ thanh tịnh chứ không phải là người nhận của bố thí kia thanh tịnh. Đó gọi là Đại Bồ-tát bố thí thanh tịnh.

Từ người cho và người nhận đều thanh tịnh, cũng gọi là cách bố thí thanh tịnh của Bồ-tát. Vì sao? Vì Bồ-tát bố thí cho người những phẩm vật mà không mong cầu quả báo, tức là có khả năng bố thí cho hết thảy chúng sinh.

Người bố thí mà cầu được quả báo bố thí, người đó đối với người

nhận chỉ được một phần thanh tịnh. Còn Bồ-tát vì xa lìa quả báo, cho nên bất cứ khi nào thân tâm của Bồ-tát cũng đều thanh tịnh. Vì tâm thanh tịnh cho nên bố thí thanh tịnh.

Vì xa lìa bỗng nhiên mà bố thí. Điều này có nghĩa gì? Vì trong kinh Như Lai có nói: “Cho có chín cách:

  1. Vì gặp mà cho.
  2. Sợ mà cho.
  3. Trả ơn mà cho.
  4. Cho vì mong cầu được trả ơn.
  5. Cho vì bắt chước theo cha mẹ.
  6. Cho vì được sinh lên cõi trời.
  7. Cho để được tiếng khen.
  8. Cho vì trang nghiêm tâm.
  9. Cho vì pháp quyến thuộc, cho vì công đức tu hành, vì nghĩa cao thượng.

– Gặp mà cho, là vì gặp được ruộng phước, để cầu mong được nhiều quả báo. Lại nữa, cho vì được gặp còn có nghĩa là gần quyến thuộc, gọi là gặp mà bố thí.

– Sợ mà cho, là vì nhận thấy tất cả sự vật đều vô thường, mục nát, hư hỏng, thà đem bố thí cho người sử dụng.

– Trả ơn mà cho, là trả ơn cho nhau; người đó trước đây đã cho mình, nay mình cho nên cho lại.

– Cho vì mong cầu được trả ơn, là để cầu mong sau này mình sẽ được người ta trả ơn.

– Cho vì bắt chước theo cha mẹ, có nghĩa là bám vào công phu tu hành trong quá khứ mà khởi tâm như vậy: Cha mẹ mình thường tu hành bố thí rất tinh tiến, mình cũng cho nên thực hành bố thí như vậy.

– Cho vì được sinh lên cõi trời, là vì mong cầu được cảnh giới năm dục ở cõi trời.

– Cho vì tiếng đồn về mình, là để cho các Sa-môn, Bà-la-môn ở khắp bốn phương đều hay biết tiếng tăm mình, mà cho.

Bảy cách cho như vậy đều bị người trí quở trách, bởi vì không thanh tịnh.

Người Thanh văn và Bích-chi-Phật đều xa lìa niềm vui thế gian để mong cầu niềm vui Niết-bàn cho nên họ bố thí, như vậy cũng không phải thanh tịnh.

Đại Bồ-tát không tham đắm niềm vui của mình mà tâm chỉ mong cầu Bồ-đề Phật cho nên bố thí sự bố thí như vậy là thanh tịnh tối thắng trong mọi cách bố thí. Đó gọi là Bồ-tát bố thí thanh tịnh.

Bồ-tát biết như thật về Thể của mọi hành hữu vi. Câu này có nghĩa gì? Phàm phu bám chắc vào ngã tướng hư vọng hý luận với tâm điên đảo, họ chỉ mong cầu niềm vui trong cảnh giới năm dục. Vì xa lìa mắt tuệ, vì đã bị hoen ố do các phiền não dơ bẩn như ái ân… cho nên Xả không thanh tịnh, còn Đại Bồ-tát đã hiểu rõ như thật về Thể của mọi hành hữu vi là hư vọng không thật. Vì vậy Bồ-tát đã xa lìa mọi tướng chấp ngã và còn có khả năng xa lìa năm điều sợ hãi, không thấy trong ngoài có những vật dụng có thể cho.

Không thể buông bỏ, là vì còn bị ràng buộc, do tâm mong cầu lợi ích, do kẻ khác đem đến. Có khả năng xa lìa pháp dơ bẩn mà tự mong cầu niềmvui cho mình. Vì nghĩa này cho nên gọi là Xả thanh tịnh.

Dùng pháp Không quán để quán sát sự phát sinh bố thí. Câu này có nghĩa gì? Các Bồ-tát dùng Không quán để quán sát bình đẳng các pháp bố thí… vì nghĩa này, cho nên gọi là Xả thanh tịnh. Như trong kinh Vô Tận Ý, Như Lai nói: “Dùng Không quán để quán sát việc phát sinh bố thí”. Vì nghĩa này, cho nên bố thí là không thể cùng tận như vậy…

Hỏi: Nên nói đến tướng khác nhau của bố thí?

Đáp: Nói gọn thì chỉ có một cách bố thí, nghĩa là tâm không tham lam, tương ưng với tâm bố thí. Lại có hai loại: Thấy có người nhận, không thấy có người nhận.

Không thấy có người nhận của bố thí, là như để một vật trong lửa hay giữa sông Hằng.

Còn nhận thấy có thí chủ, là có người cho và có của cho. Cách cho bậc nhất cũng có hai loại: nghĩa là ô nhiễm và không ô nhiễm.

Ô nhiễm, nghĩa là theo phép nhà được sắp đặt thức uống ăn, và người dâm nữ sửa soạn thật tươm tất các phẩm vật để bố thí. Đó gọi là bố thí ô nhiễm.

Bố thí không ô nhiễm, nghĩa là bố thí cho những người nghèo khổ, cô độc… gọi là bố thí không ô nhiễm. Lại có hai cách cho, nghĩa là cho pháp và cho của tiền nuôi sống.

Cho pháp, nghĩa là xa lìa tâm niệm cúng dường, cung kính… Theo quy tắc trong giáo pháp, phải có tư tưởng xa lìa tâm ái và tâm điên đảo mà nói Tu-la-la… Đó gọi là thí pháp.

Lại có ba cách cho, tức là hai cách cho này cộng thêm cách cho tinh thần không sợ hãi.

Cho không sợ hãi là như nói lời thế này: “Ông đừng sợ, ông đừng sợ”. Cho sự không sợ hãi, là nhận thấy các chúng sinh mắc đủ mọi thứ sợ hãi, mà ban cho họ tinh thần dũng cảm không sợ hãi. Nghĩa này thế nào? Nghĩa là nhận thấy người khác hốt hoảng sợ hãi, ngay lúc này, luôn ban cho họ tâm không sợ hãi, và nói với họ lời này: “Ông đừng sợ! Ông không phải sợ chi cả. Tôi sẽ vì ông mà tìm phương cách như vậy này, như vậy này. Tùy cách nào thích hợp, tôi sẽ trao cho ông cách cuối cùng không còn sợ hãi nữa”. Đó gọi là bố thí không sợ hãi.

Người sợ hãi như kẻ nghèo nàn cơ cực, phải chịu nỗi buồn phiền khốn khổ, sự sợ hãi này cũng lại như vậy, phải giúp cho họ pháp đối trị là không sợ hãi.

Lại có bốn cách cho, đó là ba cách cho vừa nói, cộng với cách cho vĩ đại.

Nói cách cho vĩ đại, là thọ trì năm giới. Đây là pháp thí thật vĩ đại mà Đức Như Lai đã nói, vì nó có khả năng thâu nhiếp Vô lượng chúng sinh, thành tựu sự yên vui cho Vô lượng chúng sinh, chứ đem tiền của hỗ trợ sự sống và các thức uống ăn để bố thí, thì không thể làm lợi ích cho chúng sinh một cách rộng khắp. Người thọ trì năm giới có khả năng làm lợi ích, suốt đời thọ trì năm giới, thì trong mỗi ý niệm nuôi lớn thêm công đức, vì nương vào tâm căn bản kia, mà có khả năng tạo cho nên sự tích tụ các công đức, mãi cho đến khi mạng căn không còn nữa.

Lại có bốn cách cho, bốn cách cho này nói gọn thành hai:

  1. Không sạch.
  2. Sạch.

Trong không sạch có hai loại khác nhau:

  1. Cho vì sợ hãi.
  2. Cho vì mong cầu được trả ơn.

Vì nghĩa gì gọi là không sạch? Ví như thửa ruộng ở thế gian, vì che lấp bởi chông gai và cỏ dại, cho nên gọi là không sạch. Đây cũng như vậy, vì sợ hãi mà mong cầu được trả ơn, cho nên gọi là cho không sạch.

Sự cho sạch cũng có hai loại khác biệt:

  1. Cho với tâm cung kính tôn trọng.
  2. Cho với lòng Từ Bi.

Trừ bốn cách cho này ra còn có cách cho tốt đẹp cao thượng hơn hết, như bài kệ nói:

Thấp cầu có sự sống

Thấp quá sợ mà cho,

Người trí cho kính trọng,

Trí hơn cho Từ Bi.

Lại có bốn cách cho:

  1. Cho là vì lợi ích của mình chứ không phải vì lợi ích của mọi người.
  2. Vì lợi ích của mọi người mà cho chứ không phải vì lợi ích của mình.
  3. Cho vì cả hai đều lợi ích.
  4. Cho vì cả hai đều không lợi ích.

Cho là vì lợi ích của mình chứ không phải vì lợi ích của mọi người, có nghĩa là phàm phu-Thánh nhân, khi phải điều phục xa rời phiền não, hoặc có người không phải là điều phục xa rời phiền não, có lúc thí cho chư Phật Như Lai, có lúc thí cho hình tượng-chùa tháp, đó gọi là vì lợi ích của chính mình mà cho, chứ không phải vì lợi ích của mọi người.

Cho là vì lợi ích của mọi người chứ không phải vì lợi ích của mình, nghĩa là A-la-hán, A-na-hàm… ngoại trừ vì quả báo trong hiện tại mà thí cho chúng sinh. Đó gọi là vì lợi ích của mọi người mà cho chứ không phải vì lợi ích của mình.

Cho vì cả hai đều được lợi ích, nghĩa là cho vì phàm phu đã dẹp bỏ phiền não, hoặc vì phàm phu chưa dẹp bỏ phiền não, đó gọi là cho vì cả hai đều lợi ích.

Cho vì cả hai đều không lợi ích, ngoại trừ vì quả báo trong hiện tại, nghĩa là A-la-hán, A-na-hàm… vì chùa tháp mà bố thí, đó gọi là cho vì cả hai đều không lợi ích.

Lại có cách nói gọn: Các Đại Bồ-tát có bốn cách cho mà hết thảy đều có khả năng thâu nhiếp mọi thiện căn. Đó là:

Cho với tâm bình đẳng.

Cho vì đối trị.

Cho vì hồi hướng đại Bồ-đề.

Cho vì dựa vào tịch diệt.

Làm đầy đủ như vậy thì các Đại Bồ-tát đã thực hành Bố thí Ba-lamật. Bố thí là như vậy, cho nên biết.

Hỏi: Cho nên nói về quả báo của bố thí. Thế nào là quả báo bố thí?

Đáp: Nói gọn thì bố thí có một quả báo, đó là thọ dụng.

Lại có hai loại quả báo, đó là nhận của trong hiện tại và nhận của trong vị lai.

Lại có ba loại quả báo, tức là hai loại này cộng thêm Bát nhã.

Lại có bốn loại quả báo:

  1. Có quả báo mà không có thọ dụng.
  2. Có thọ dụng mà không có quả báo.
  3. Có quả báo cũng có thọ dụng.
  4. Không có quả báo cũng không có thọ dụng.

– Có quả báo nhưng không có thọ dụng, là cho mà không chí tâm, không tự tay cho, cho với tâm khinh thường.

Người ấy với cách cho như vậy, tuy cảm được Vô lượng quả báo nhưng không có thể thọ dụng, như Thiên chủ Xá Vệ, tuy có được Vô lượng các thứ châu ngọc quý báu, nhưng không có thể thọ dụng.

– Có thọ dụng nhưng không có quả báo, là mình không cho nhưng thấy người ta làm việc bố thí lại sinh tâm tùy hỷ. Chính vì nghĩa này cho nên tuy được thọ dụng, nhưng tự mình không có quả báo. Như vật của Thiên tử thì tất cả Sa-môn và Bà-la-môn… tuy có được áo cơm và sự thọ dụng, nhưng tự mình không có quả báo.

Lại như bốn binh chủng của Chuyển luân Thánh vương, tuy có được áo cơm nhưng không có được quả báo.

– Có quả báo cũng có thọ dụng, là thật tâm cho, không cho với tâm niệm khinh bỉ, như Trưởng giả Thọ Đề Lão…

– Không có quả báo cũng không có thọ dụng, nghĩa là bố thí xong thì nhân bố thí liền mất hết tất cả, hoặc làm trở ngại cho Thánh đạo xuất thế, giống như Thánh nhân xa lìa phiền não.

Lại có năm loại quả báo, đó là được mạng sống, sắc đẹp, năng lực, khoái lạc, biện tài… Như trong kinh Như Lai có nói: “Nhờ ăn mà có được mạng sống vì vậy cho thức ăn tức là cho mạng sống. Vì nhân duyên này mà đời sau cảm được mạng sống lâu dài. Như vậy cho sắc đẹp, cho năng lực, cho niềm vui, cho biện tài… đều cũng như vậy.

Lại có năm loại quả báo tốt đẹp: Là thí cho cha, mẹ, người bệnh, pháp sư, Bồ-tát, thì cảm được quả báo tốt đẹp. Công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi lớn thân mạng mình, vì vậy thí cho cha mẹ sẽ được quả báo tốt đẹp.

Người bệnh là kẻ cô độc đáng thương xót. Chính vì nghĩa này, cho nên phát tâm Từ Bi bố thí cho người bệnh thì được quả báo tốt đẹp.

Đối với người nói pháp, có năng lực sinh ra Pháp thân và nuôi lớn thêm Pháp thân, chỉ dẫn hành vi thiện-ác; ngay thẳng-không phải ngay thẳng, điên đảo-không phải điên đảo, vì vậy người bố thí sẽ được quả báo tốt đẹp.

Các Bồ-tát đều có thể dìu dắt và đem đến cho chúng sinh nhiều lợi ích với tâm vui vẻ, không có nhân duyên mà có khả năng phát sinh tâm Từ Bi, giữ lấy nhân của Tam bảo không làm cho đoạn tuyệt. Chính vì nghĩa này, cho nên người bố thí cho Bồ-tát thì cảm được nhiều quả báo tốt đẹp.

Lại có năm loại quả báo cảm được ngay trong thân hiện tại:

  1. Nhập Tam-muội Từ.
  2. Nhập Tam-muội Vô tránh.
  3. Nhập định diệt tận.
  4. Kiến đạo.
  5. Phần vị A-la-hán.

Nếu người nào Bố thí thì cảm được quả báo. Nhập định Đại Từ, là có năng lực phát tâm ban cho Vô lượng chúng sinh niềm vui sướng yên ổn. Vì ban niềm vui cho Vô lượng chúng sinh, cho nên gọi là tâm Từ. Dùng tâm Từ này mà hun đúc trau dồi tự Thể. Vì vậy, lúc ban đầu phát khởi Tam-muội tâm Từ, thì người bố thí cảm được quả báo trong hiện tại.

Nhập Tam-muội Vô tránh, đều có khả năng phòng vệ các tâm phiền não của tất cả chúng sinh. Dùng tâm thâu nhiếp làm mọi lợi ích cho chúng sinh mà hun đúc tu tập tự Thể, vì vậy, ngay từ ban đầu phát khởi Tam-muội vô tránh, thì người bố thí cảm được quả báo trong hiện tại.

Nhập định diệt tận, là có khả năng thâu nhiếp Vô lượng công đức, lấy Vô lượng công đức để hun đúc, tu tập tự Thể, vì Tam-muội này giống như Niết-bàn, vì vậy ngay từ ban đầu phát khởi Tam-muội diệt tận, thì người bố thí cảm được quả báo trong hiện tại.

Kiến đạo là xa lìa phiền não trong phần vị Kiến đạo, dùng năng lực của Thánh đạo mà hun đúc tu tập tự Thể. Chính vì nghĩa này, cho nên ngay từ ban đầu phát khởi Kiến đạo, thì người bố thí cảm được quả báo trong hiện tại.

Quả báo A-la-hán, là xa lìa tất cả phiền não của phần vị Tu đạo, tâm được tự tại, vì vậy, ngay từ ban đầu phát khởi quả báo của A-lahán, thì người bố thí cảm được quả báo trong hiện tại.

Quả báo bố thí của Đại Bồ-tát, như kinh Vô Tận Ý và trong tất cả các kinh khác đều đã nói rộng, cho nên biết.

Các Đại Bồ-tát… tu tập và thực hành bố thí, luôn hơn hẳn tất cả sự bố thí của người khác, vì Bồ-tát xa rời việc chọn lấy niềm vui riêng mình vì mong muốn đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh mà làm việc bố thí.

Nói gọn, Bồ-tát vì mong cầu hai pháp mà thực hành bố thí:

1. Vì mong cầu có được cuộc sống Lãou sang và có rất nhiều tiền của.

2. Vì mong cầu được thành tựu Ba-la-mật.

Bồ-tát khởi tâm như vậy: Nếu mình không có nhiều của cải tiền bạc, thì tuy mình vốn có tâm bố thí nhưng lại không có của cải tài sản để bố thí, thì không làm đầy đủ việc bố thí. Vì vậy, Bồ-tát mới phát tâm muốn thành tựu cuộc sống Lãou sang và nhiều tiền của để bố thí cho chúng sinh.

Dựa vào pháp bố thí, Bồ-tát cho một cách bình đẳng, không phân biệt kẻ oán người thân, mọi người đều nhận được lợi ích như nhau. Bồtát thấy bố thí theo cách này thành tựu được Vô lượng phước đức. Nói gọn thì có hai mươi lăm loại:

  1. Có khả năng thâu nhiếp tất cả thù oán.
  2. Luôn luôn cung cấp giúp cho tất cả chúng sinh những vật dụng như cơm áo…
  3. Tâm niệm không hèn yếu.
  4. Những người thân không ức hiếp.
  5. Thường được mọi người cung kính, tin tưởng và tôn trọng.
  6. Tất cả quyến thuộc đều tin nhận lời Bồ-tát nói.
  7. Lúc đi vào đại chúng mà tâm không run sợ.
  8. Tất cả kẻ thù oán không có thể gây tổn hại.
  9. Thân thuộc cảm thấy hoan hỷ.
  10. Quả báo trong hiện tại thì đời sống vật chất thường có chứ không thiếu thốn.
  11. Thường được mọi người đến cầu xin.
  12. Mọi việc mình làm đều được thành tựu.
  13. Những người xung quanh mình đều có lòng kính mến.
  14. Những kẻ không kính mến đều rời xa.
  15. Hết thảy thành tựu về lợi ích của thế gian và xuất thế gian đều thù thắng, thường được tất cả bà con mến mộ.
  16. Nếu không đem lại lợi ích cho tất cả mọi người thân thuộc thì Bồ-tát luôn thấy âu lo phiền muộn.
  17. Ngăn ngừa hết thảy mọi điều ác.
  18. Tự mình khiến cho an trú trong các pháp thiện.
  19. Thấy thần thông của người khác mà tâm Bồ-tát không hân hoan, sùng bái.
  20. Luôn luôn ca ngợi tất cả công đức.
  21. Che giấu tất cả lỗi lầm của người khác.
  22. Từ bỏ hết những gì trái với tướng trượng phu.
  23. Thành tựu tất cả các tướng đại trượng phu.
  24. Không có người nghèo khổ thấp kém ăn xin nào thấy Bồ-tát là thí chủ.
  25. Mọi việc mong cầu đều đầy đủ như tâm nguyện.

Vì vậy, Đại Bồ-tát thấy pháp bố thí sâu xa này có Vô lượng công đức như vậy… và vì muốn đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, mà tự mình có thể thành tựu năng lực như vậy.

Tin tưởng vui vẻ bố thí, bởi vì dựa vào niềm tin vui vẻ khi thực hành bố thí, cho nên có thể đầy đủ Bố thí Ba-la-mật.

Hỏi: Từ tâm niệm thù thắng mà thành tựu quả báo bố thí thanh tịnh, hay là từ ruộng phước tốt đẹp mà thành tựu quả báo bố thí thanh tịnh?

Đáp: Có người nói: Từ tâm niệm thù thắng mà thành tựu quả báo bố thí thanh tịnh. Vì sao? Vì hiện tại trông thấy làm việc bố thí là một mà quả báo có nhiều khác biệt, cũng như chủng tử vậy. Nghĩa này thế nào? Cũng như hạt giống và đất… là một, nhưng dựa vào hạt giống và mà thấy có quả tốt đẹp. Những vật để Bố thí như vậy cũng là một, mà dựa vào tâm niệm thù thắng, thậm chí bố thí cho các loài súc sinh… với tâm lực thù thắng thì cũng cảm được quả báo của hàng người trời, quả báo của Chuyển luân Thánh vương, Thanh văn và Bích-chi-Phật và Bồ-đề Phật. Chính vì nghĩa này mà dựa vào tâm thù thắng thì cảm được quả báo thù thắng.

Vì vậy có thể biết tâm thù thắng là quan trọng. Đây lại có nghĩa gì? Nếu sự bố thí là quan trọng, dựa vào sự Bố thí mà thành tựu quả báo bố thí thanh tịnh, xa lìa sự bố thí quan trọng mà dùng tâm Từ Bi thí cho súc sinh, thí cho ruộng phước, như bố thí cho Phật thì không thể thành tựu quả báo bố thí thanh tịnh. Nhưng nếu xa lìa những tâm niệm vui vẻ, tốt đẹp, tôn trọng… mà bố thí cho Đức Như Lai, thì sẽ được thành tựu quả báo của sự bố thí thanh tịnh mà thật sự là không thành tựu. Chính vì nghĩa này cho nên thành tựu quả báo bố thí thanh tịnh, tâm là nhân thù thắng, mà sự bố thí ruộng phước có khả năng nảy sinh tâm niệm tốt đẹp.

Dựa vào nghĩa này cho nên trong kinh Đức Như Lai đã ca ngợi về ruộng phước.

Lại có người nói: Dựa vào ruộng phước tốt đẹp, dựa vào sự bố thí quan trọng mà thành tựu quả báo thanh tịnh. Vì sao? Vì nghe nói bố thí nhưng không biết ruộng phước cảm được quả báo tốt đẹp? Việc này có nghĩa gì? Vì không biết được công đức ruộng phước của chư Phật Bố thí chư Phật cảm được quả báo tốt đẹp. Như có con khỉ thí mật cho Đức Như Lai và Bà-tư-tra-ca-thi-ca… Lại như người nữ với tâm niệm yêu thương đem các cờ phướn, lọng báu và tràng hoa tươi đẹp…, mà tâm vốn có thật sự muốn cúng dường tháp của đứa trẻ, nhưng thực sự là cúng dường tháp của Bích-chi-Phật, nhưng nói đó là tháp của đứa trẻ. Cảm được Vô lượng phước là từ Bích-chi-Phật, chứ không từ tâm niệm ban đầu đến bên đứa trẻ mà cảm được phước. Vì nghĩa này, từ ruộng phước tốt đẹp và từ sự bố thí quan trọng mà cảm được quả báo tốt đẹp, chứ không do tâm mà được. Vì vậy biết tự bố thí ruộng phước là quan trọng.

Lại có người nói: Không biết ruộng phước, không có ruộng phước, thì không thành tựu được quả báo bố thí thanh tịnh. Như có một người thí cho Ni-kiền-tử mà sinh ý tưởng là A-la-hán, không thành tựu được quả báo thanh tịnh.

Lại có người nói: Tâm-ruộng phước và sự Bố thí, cả ba loại cùng hòa hợp. Đây là nói rõ nghĩa gì? Nếu người bố thí từ sự tôn trọng mà khởi tâm bố thí, biết ruộng phước… có Vô lượng công đức, và may mắn gặp được ruộng phước của chư Phật-Như Lai, hoặc đôi khi gặp đệ tử của Như Lai, với tâm tôn trọng mà khởi tâm bố thí, những vật đáng Bố thí đều là sự việc khó bỏ mà có thể bỏ để Bố thí. Ba loại hòa hợp mới thành tựu được quả báo thanh tịnh, mà tâm là quan trọng. Bởi vì nghĩa này, cho nên trong ba loại này chỉ riêng tâm là quan trọng, là tốt đẹp hơn cả. Tâm là người chủ có thể buông bỏ, là người chủ có thể bố thí.

Hỏi: Chủ buông bỏ và chủ Bố thí có gì khác biệt?

Đáp: Có người đến cầu xin, đem vật của người khác mà cho là chủ có thể Bố thí, còn đem vật dụng của mình mà cho là chủ có thể buông bỏ. Lại có người đến xin, đem vật dụng của mình mà cho cũng là chủ có thể Bố thí. Nếu có người khởi tâm cầu xin vật quý trọng, nhưng họ im lặng không nói ra mà mình lại biết được liền cho, là chủ có thể buông bỏ. Lại vào lúc Bố thí vật dụng mà tâm keo kiệt liên tục khởi lên ngăn cách là chủ có thể Bố thí. Nếu không có tâm keo kiệt liên tục khởi lên thì đó là chủ có thể buông bỏ. Vả lại, tuy Bố thí vật dụng cho người mà vì tâm keo kiệt, cho nên tự cầu quả báo của mình, là chủ có thể Bố thí. Nếu Bồ-tát vật dụng cho người không vì tâm keo kiệt mà chỉ cầu của quả báo của mình, thì đó là chủ có thể buông bỏ. Vả lại, từ bỏ những tâm niệm vui mừng… mà thực hành bố thí, là chủ có thể Bố thí. Cùng với tâm hoan hỷ suốt trong ba thời gian, mà tâm Bố thí không hề hối tiếc, là chủ có thể buông bỏ.

Nếu Bố thí mà cầu quả báo tốt đẹp ở vị lai, thì đó là chủ có thể Bố thí. Từ bỏ quả báo thế gian, chỉ mong cầu phần vị Niết-bàn là chủ có thể buông bỏ. Nếu Bố thí mà mong cầu quả báo trong hiện tại-vị lai và phần vị Niết-bàn là chủ có thể Bố thí. Nếu phát tâm mong cầu phần vị đại Bồ-đề, chỉ có tâm Đại Bi bố thí cho chúng sinh, là chủ có thể buông bỏ. Tiếp theo nói về thành tựu khéo biết phương tiện hồi hướng.

Hỏi: Tại sao nói đến khéo biết phương tiện hồi hướng sau khi nói về giữ giới và bố thí?

Đáp: Vì muốn chỉ rõ công đức của đạo khác. Nghĩa này thế nào? Người ngoại đạo… thì mong cầu niềm vui cho mình, còn người tu hành giữ giới bố thí đều vì hồi hướng cho ba cõi.

Người Thanh văn và Bích-chi-Phật…, cũng vì chính mình mong cầu niềm vui Niết-bàn, mà tu tập giữ giới-bố thí để hồi hướng Niếtbàn.

Các Đại Bồ-tát đem lại lợi ích cho chúng sinh, mong cầu đại Niếtbàn, dùng tâm Từ Bi một vị bình đẳng ban vui cho chúng sinh, vui với tu hành giữ giới-bố thí mà hồi hướng quả vị Đại Bồ-đề vô thượng. Vì giữ giới-bố thí… thì cũng giống với ngoại đạo-Thanh văn và Bích-chi-Phật. Vì vậy, Đức Như Lai chỉ rõ công đức thù thắng rồi nói pháp hồi hướng tiếp sau khi nói về giữ giới và bố thí.

Sau đây là nói đến khéo biết phương tiện hồi hướng. Tu tập-giữ giới và bố thí với tâm niệm tham đắm dục lạc trong quả báo của thế gian, thì khó có thể đề phòng. Vì vậy, sau khi nói về giữ giới và bố thí, Đức Như Lai tiếp tục nói đến khéo biết phương tiện hồi hướng.

Việc này có nghĩa gì? Vì giữ giới-bố thí… không phải là thực hành Tam-muội, chỉ nhận được quả báo của cảnh giới sắc thanh tịnh, mầu nhiệm… trong hàng trời, người ở cõi Dục, mà cảnh giới của sắc mầu nhiệm thanh tịnh đó, dù đã đem tâm phòng ngừa mọi phiền não như tham đắm… nhưng vẫn không thể lìa khỏi chúng được. Vì sao? Vì tập khí tham ái đã ngấm sâu vào con người từ vô thỉ trong quá khứ đến nay, đắm vào cảnh giới đó bằng tâm chọn lấy những cảnh giới của sắc… kia, cho nên không dễ gì phòng vệ. Nhưng khi các Bồ-tát còn tu hành pháp phương tiện, thì lúc đó, tuy Bồ-tát vẫn chưa xa lìa phiền não như tham đắm… nhưng vì Bồ-tát tu tập giữ giới-bố thí, cho nên các phiền não tham đắm… không thể làm hoen ố tâm của Bồ-tát.

Lại vì đoạn trừ nghi ngờ cho nên sau khi Đức Như Lai nói về giữ giới và bố thí, tiếp theo mới nói đến Bồ-tát khéo biết phương tiện hồi hướng. Đây là chỉ rõ nghĩa gì?

Trong thế gian có người ngờ vực là Bồ-tát không xa lìa phiền não mà vẫn tu tập giữ giới và bố thí… vì căn tánh khôn lanh cho nên quán sát biết tất cả pháp hữu vi đều là Khổ-Không-Vô thường, còn lúc tu tập, giữ giới và bố thí, thì các phiền não như tham đắm… có làm hoen ố Bồtát hay không làm hoen ố Bồ-tát? Vì đoạn trừ nghi ngờ cho đến không ấy mà nói đến điều này. Bồ-tát lúc bấy giờ vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, mà từ bỏ mọi lợi ích của riêng mình, cho đến không mong cầu quả báo vui sướng của địa vị. Chuyển luân Thánh vương. Chỉ muốn đem niềm vui cho đến tất cả chúng sinh, mà Bồ-tát mong cầu Bồ-đề Phật: Có bao nhiêu thiện căn, Bồ-tát đều hồi hướng Niết-bàn. Chính vì nghĩa này, tuy chưa lìa khỏi thế gian, nhưng Bồ-tát không bị ô nhiễm do những lỗi lầm tai hại mà tất cả thế gian mắc phải.

Dựa vào giới thanh tịnh cho nên hồi hướng thanh tịnh. Đây là làm rõ nghĩa gì? Vì dựa vào năng lực giữ giới thanh tịnh, cho nên Bồ-tát có thể buông bỏ, nhờ năng lực buông bỏ cho nên các pháp mà Bồ-tát đã mong cầu đều hoàn toàn thành tựu. Vì vậy, Đức Như Lai sau khi nói về giữ giới-bố thí, tiếp tục nói đến phương tiện hồi hướng. Trong kinh Như Lai có nói: “Người giữ giới nếu đã mong muốn điều gì, đã thực hiện điều gì, thì cũng đều được thành tựu. Vì sao? Vì Bồ-tát luôn giữ giới thanh tịnh.”

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9