LUẬN DI LẶC BỒ TÁT SỞ VẤN KINH
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Thành tựu tu hành là phát khởi mọi việc tu hành thanh tịnh. Câu này có nghĩa gì? Vì các Bồ-tát đã thực hiện tất cả mười thiện nghiệp đạo thanh tịnh. Đó gọi là Bồ-tát thành tựu sự tu hành. Như trong kinh Thập Địa có nói: “Bồ-tát này lại tư duy sâu xa: Thực hành mười bất thiện nghiệp đạo, các nhân duyên sẽ tích tập lại, thì rơi vào các cõi địa ngục-súc sinh và ngạ quỷ. Thực hành mười thiện nghiệp đạo, các nhân duyên sẽ tích tập lại, thì sinh trong loài người, cho đến sinh lên cõi trời Hữu Đảnh”. Lại nữa, mười thiện nghiệp đạo trên đây được hòa hợp với tất cả các trí tuệ quán sát, nhưng vì tu hành với tâm niệm hẹp hòi, nhàm chán, sợ ba cõi, xa lìa tâm Đại Bi, theo người khác nghe tiếng mà thông đạt. Do nghe tiếng và ý nhận hiểu mà thành tựu thừa Thanh văn”.

Lại nữa, mười thiện nghiệp đạo thanh tịnh trên đây là không nghe theo người khác mà tự mình biết, rồi không có đủ phương tiện của tâm Đại Bi mà có thể thông đạt pháp nhân duyên sâu xa, cho nên thành tựu thừa Bích-chi-Phật.

Lại nữa, trên mười thiện nghiệp đạo thanh tịnh đầy đủ với tâm Bồtát rộng lớn Vô lượng, vì các chúng sinh mà khởi tâm thương xót, dùng phương tiện thâu nhiếp khéo phát thệ nguyện rộng lớn, không bỏ rơi tất cả chúng sinh, quán sát trí Phật rộng lớn, địa thanh tịnh của Bồ-tát, thanh tịnh Ba-la-mật, ngộ nhập hạnh sâu rộng. Lại nữa, trên mười thiện nghiệp đạo là tất cả mười lực thanh tịnh, là tích tập tất cả pháp Phật làm cho được thành tựu. Vì vậy mình phải bình đẳng thực hành mười thiện nghiệp đạo, tu hành với tất cả chủng loại, làm cho chúng sinh được thanh tịnh đầy đủ. Đó gọi là Bồ-tát thành tựu sự tu hành.

Thành tựu tu hành bởi vì lợi ích cho tất cả chúng sinh mà tu hành mười thiện nghiệp đạo. Câu này có nghĩa gì? Bởi vì các Bồ-tát không đắm theo niềm vui của mình tu hành mười thiện nghiệp đạo làm lợi ích cho chúng sinh mình có thể làm lợi ích cho chúng sinh, vì tâm Từ Bi chứ không phải chỉ vì lợi ích của mình có thể làm lợi ích cho mình rồi lại có thể khiến cho người khác trú trong mười thiện nghiệp đạo. Vì vậy Bồ-tát thành tựu sự tu hành. Chính vì nghĩa này cho nên trong kinh Thập Địa đã nói: “Vì vậy mình nên trước tiên an trú trong pháp thiện, cũng khiến cho người khác trú trong pháp thiện”. Cho nên thành tựu sự tu hành.

Lại như trong kinh Thập Địa nói: “Bồ-tát lại phải ở trong tất cả chúng sinh, phát sinh tâm yên ổn, tâm mềm mỏng, tâm Từ Bi, tâm thương xót, tâm lợi ích, tâm giữ gìn bảo vệ, tâm ngã, tâm bình đẳng, tâm sư, tâm Thế Tôn. Bồ-tát lại suy nghĩ như vậy: Những chúng sinh này rơi vào tà kiến, nghĩ ác và tâm niệm độc ác, họ đi lạc vào rừng rậm của đường ác, mình cần phải khiến cho những chúng sinh đó đi theo con đường chân thật, an trú trong pháp như thật của đạo lý chánh kiến…”. Vì vậy gọi là thành tựu sự tu hành.

Thành tựu tu hành, là tu hành thiện nghiệp đạo đến cuối cùng không cùng tận. Câu này có nghĩa gì? Các Bồ-tát vì không đoạn tuyệt Tam bảo mà tu hành không gián đoạn, thường tu hành nghiệp đạo thiện không cùng tận, cho nên gọi là thành tựu sự tu hành. Như trong kinh Vô Tận Ý nói: Này Đại đức Xá-lợi-phất! Trì giới Ba-la-mật đối với các Đại Bồ-tát là không cùng tận, vì thường xuyên tu hành. Vì sao? Vì giới pháp của phàm phu là thuộc về sự thọ sinh, cho nên có tận cùng, vì vậy mười điều thiện trong loài người cùng tận mà có cùng tận. Phước báo và công đức của các loài trời ở cõi Dục cùng tận mà có cùng tận. Các loài trời ở cõi Sắc bởi vì Vô lượng thiền cùng tận mà có cùng tận. Trời ở cõi Vô sắc vì chọn lấy chứng nhập các định cùng tận mà có cùng tận. Tiên nhân và ngoại đạo vốn có các giới lui mất thần thông, cùng tận mà có cùng tận. Tất cả giới học-vô học của Thanh văn vì chứng nhập giới hạn cùng tận của Niết-bàn mà có cùng tận. Giới của Bích-chi-Phật không có tâm Bi vĩ đại cùng tận mà có cùng tận.

Này Xá-lợi-phất! Giới thanh tịnh của Bồ-tát đều không có cùng tận. Vì sao? Vì giới Bồ-tát vượt ra ngoài tất cả các giới, như gieo trồng không thể tận thì kết quả cũng không cùng tận. Vì chủng tử Bồ-đề không thể cùng tận, cho nên giới cấm của Như Lai cũng không có cùng tận.

Thành tựu tu hành là xa lìa cấu trước của phiền não kiến. Câu này có nghĩa gì? Vì mười thiện nghiệp đạo của các Bồ-tát rời xa vết bẩn của ngã kiến, lúc đó gọi là nghiệp đạo thanh tịnh, vì vậy Bồ-tát thành tựu sự tu hành, chính trong kinh kia nói: “Giới thanh tịnh có nghĩa là không hý luận chấp trước ngã tướng…” vì vậy gọi là thành tựu sự tu hành.

Thành tựu tu hành, là thành tựu tất cả các loại thanh tịnh. Câu này có nghĩa gì? Vì các Bồ-tát tu hành tất cả chủng loại, tất cả quyến thuộc thanh tịnh của mười thiện nghiệp đạo. Lúc đó, Bồ-tát gọi là thành tựu sự tu hành mười thiện nghiệp đạo, cho nên biết. Như trong kinh Vô Tận Ý nói: “Chỉ có Xá-lợi-phất là giữ các giới Bồ-tát với sáu mươi sáu điều thanh tịnh, sự tu sửa cũng không thể cùng tận. Sáu mươi sáu điều ấy là:

  1. Đối với chúng sinh khác, không khởi tâm.
  2. Đối với tài vật của người khác, không sinh tâm trộm cắp.
  3. Đối với vợ và con gái của người khác, tuyệt đối không nhìn với ý bất chính.
  4. Không lừa dối đối với mọi chúng sinh.
  5. Đầu tiên là không nói hai lời, biết dừng đúng lúc đối với quyến thuộc của mình.
  6. Không nói lời thô ác mà nhẫn nhịn với hạng lỗ mãng.
  7. Không nói lời thêu dệt mà thường xuyên nói khéo léo.
  8. Đối với niềm vui của người khác không tham lam-ganh ghét.
  9. Đầu tiên là không giận dữ, mà nhẫn nhục với lời nói hung dữ.
  10. Chánh kiến không tà vạy như các đạo khác.
  11. Tin tưởng sâu xa đối với Phật vì tâm không cấu trược.
  12. Tin tưởng tùy thuận đối với pháp vì các pháp đều là pháp thiện.
  13. Tin tưởng cung kính đối với Tăng vì tôn trọng Thánh chúng.
  14. Rạp lạy sát đất vì chí thành nghĩ đến Phật.
  15. Rạp lạy sát đất vì nhớ nghĩ chánh pháp.
  16. Năm chi thể dập sát đất vì tôn kính Tăng.
  17. Kiên quyết giữ gìn giới cấm tất cả không vi phạm, cho đến giới cấm nhỏ cũng không buông bỏ.
  18. Giữ giới không thiếu sót vì không dựa vào thừa khác.
  19. Giữ giới không xuyên thủng vì xa lìa điều ác phát sinh.
  20. Giữ gìn không sai lầm vì không lẫn tạp các kiết sử.
  21. Giữ giới không nhiễm ô vì chuyên chú tăng trưởng pháp thiện.
  22. Giữ gìn sâu xa này vì tùy ý hồi hướng được Tự Tại.
  23. Giữ gìn ca ngợi vì người trí không quở trách.
  24. Giữ giới thuần thiện vì biết chánh niệm.
  25. Giư giới không bị quở trách vì tất cả các giới không tản mất.
  26. Giư giới tốt lành và vững chắc vì ngăn giữ các căn.
  27. Giư giới nổi tiếng vì được chư Phật nghĩ đến.
  28. Giư giới biết vừa đủ vì không có gì không chán ngán.
  29. Giư giới ít ham muốn vì đoạn tuyệt sự tham lam và luyến tiếc.
  30. Giư giới tánh thanh tịnh vì thân tâm tịch diệt.
  31. Giư giới A-lan-nhã vì xa lìa ồn ào náo nhiệt.
  32. Giư giới duy trì chủng tử của Thánh vì không mong cầu ý niệm nào khác.
  33. Giư giới oai nghi vì tất cả thiện căn được Tự Tại.
  34. Giư giới đúng lời Phật đã nói vì mọi người đều hoan hỷ.
  35. Giư giới tâm Từ vì bảo vệ chúng sinh.
  36. Giư giới tâm Bi vì có thể chịu đựng mọi thống khổ.
  37. Giư giới tâm Hỷ vì không lười biếng.
  38. Giư giới tâm Xả vì xa lìa sự yêu mến-giận dữ.
  39. Giư giới tự tỉnh biết vì tâm khéo phân biệt.
  40. Giư giới vì không tìm tòi, khuyết điểm của mọi người vì gìn giữ tâm của người khác.
  41. Giư giới khéo thâu nhiếp vì khéo giữ gìn.
  42. Giư giới tuệ thí vì giáo hóa chúng sinh.
  43. Giư giới nhẫn nhục vì tâm không giận dữ làm trở ngại.
  44. Giư giới tinh tiến vì không lui sụt trở lại.
  45. Giư giới thiền định vì nuôi lớn các chi thiền định.
  46. Giư giới trí tuệ vì thiện căn đa văn không biết chán đủ.
  47. Giư giới đa văn vì sự học rộng vững chắc.
  48. Giư giới thân cận thiện tri thức vì hỗ trợ thành tựu Bồ-đề.
  49. Giư giới xa rời ác tri thức vì xa lìa con đường ác.
  50. Giư giới không tiếc thân vì quán sát tướng vô thường.
  51. Giư giới không tiếc mạng vì năng tu hành thiện căn.
  52. Giư giới không hối tiếc vì tâm thanh tịnh.
  53. Giư giới không sống bất chánh vì tâm niệm và hành động đều thanh tịnh.
  54. Giư giới không lo buồn vì hoàn cảnh thanh tịnh.
  55. Giư giới không đốt cháy vì tu hành nghiệp thiện.
  56. Giư giới không ngạo mạn vì tâm hạ mình khiêm tốn không kiêu căng.
  57. Giư giới không dâm vì xa lìa mọi dục vọng.
  58. Giư giới không tự cao vì tâm bình đẳng ngay thẳng.
  59. Giư giới nhu hòa vì không xúc phạm đến người khác.
  60. Giư giới điều phục vì không não hại đến người.
  61. Giư giới tịch diệt vì tâm không cấu uế.
  62. Giư giới với lời lẽ hòa thuận vì thực hành như lời nói.
  63. Giư giới giáo hóa chúng sinh vì không xa lìa nhiếp nháp.
  64. Giư giới để bảo vệ chánh pháp vì không trái với như thật.
  65. Giư giới thành tựu đúng như bài tụng vì tâm bình đẳng đối với các chúng sinh
  66. Giư giới thân cận Đức Phật vì tiến vàoTam-muội đầy đủ tất cả pháp của chư Phật”.

Vì vậy gọi là thành tựu sự tu hành.

Thành tựu tu hành, là bởi vì thành tựu quả vị không cùng chung. Đây là nói rõ nghĩa gì? Vì các Bồ-tát thành tựu tu hành thì mười thiện nghiệp đạo thâu nhiếp tâm Bồ-đề. Vì nghĩa này cho nên khi Bồ-tát chứng được Bồ-đề thì trở thành phần vị không chung. Vì vậy gọi là thành tựu sự tu hành, cho nên biết. Như trong kinh Thánh Giả Sa Lão La Long Vương nói: “Này Long vương! Người nào xa rời sự giết hại chúng sinh có được mười pháp thanh tịnh, xa lìa sát sinh thì tất cả thiện căn đều hồi hướng phần vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Khi người đó chứng được Bồ-đề thì tâm Tự Tại và cảm được thọ mạng Vô lượng…”

Hỏi: Cho nên nói về nghĩa nghiệp đạo. Thế nào là nghĩa nghiệp đạo?

Đáp: Thứ tự sẽ nói, nói như thế nào? Vì tạo tác, cho nên gọi là tướng của nghiệp, ngay nơi nghiệp gọi là đạo, là con đường có thể dẫn tới địa ngục, cho nên gọi là nghiệp đạo. Bảy nghiệp của thân-miệng tức là tướng của tự Thể, gọi là nghiệp đạo. Ba nghiệp còn lại là ý thức tương ưng với tâm. Chính những nghiệp đó có thể làm con đường cho nên gọi là nghiệp đạo. Câu này có nghĩa gì? Chỉ có tâm là nghiệp, bảy nghiệp của tâm đó phát sinh cùng một lúc gọi là đạo. Ba nghiệp còn lại cùng tương ưng cho nên gọi là nghiệp đạo.

Hỏi: Nếu chính nghiệp gọi là đạo, thì tất cả nghiệp có thể dẫn đến địa ngục… vì sao ba nghiệp còn lại chẳng phải là nghiệp đạo?

Đáp: Với bảy nghiệp kia, thì ba nghiệp này có thể làm căn bản cho bảy nghiệp kia, vì tương ưng với nhau, mà không có thể như nghiệp kia cho nên không gọi là nghiệp đạo.

Hỏi: Tất cả các hành ác như mùi vị ngon, uống rượu, ăn thịt, vung tay đánh đập, cười cợt đùa giỡn như vậy… Tất cả các hành thiện như cử chỉ lễ bái, cúng dường, cung kính, từ bỏ việc uống rượu như vậy… vì sao không cho là nghiệp đạo?

Đáp: Xa lìa hành động uống rượu… chỉ là nghiệp của tâm, mà nghiệp của tâm thì có thể phát sinh bảy nghiệp hành động không phải là nghiệp của thân và miệng, cho nên không phải là nghiệp đạo. Ngược lại, nếu tạo ra nghiệp tương ưng với tâm thì cũng là nghiệp đạo.

Hỏi: Nếu những nghiệp đó có thể tạo ra đạo cho nên gọi là nghiệp đạo, thì tướng như vậy cũng giúp hiểu là nghiệp đạo. Tất cả pháp đối với tâm đều phải gọi là nghiệp đạo. Nếu vậy thì vì sao chỉ nói mười loại nghiệp đạo, mà không nói là Vô lượng đạo nghiệp?

Đáp: Vì chú trọng điều hơn hẳn. Câu này có nghĩa gì? Vì mọi hành vi ác hay thiện trong mười nghiệp đạo là rất quan trọng, còn mọi hành động khác không phải là quan trọng, cho nên không thể nói là Vô lượng.

Hỏi: Nghĩa này không đúng. Vì sao? Bởi vì nghiệp là bất định. Câu này có nghĩa gì? Vì phương tiện có xa gần là quan trọng, còn chính nghiệp thì không quan trọng, vì vậy không đồng ý chỉ nói mười nghiệp là nghiệp đạo, mà không nói là Vô lượng.

Đáp: Nghĩa này không phải vậy. Vì sao? Vì mười nghiệp đa số là quan trọng, còn phương tiện gần, xa đa phần đều xem nhẹ. Hầu hết chúng sinh ở thế gian đều sợ mười nghiệp, chứ không sợ phương tiện gần xa. Hơn nữa, mười nghiệp đạo có thể gây ra sự bức bách khổ não sâu nặng, còn những nghiệp khác thì không thể. Vì vậy ông nói nghiệp là bất định, thì nghĩa này cũng đã giải đáp rồi. Vả lại trước đây ông nói: Tất cả pháp đối với tâm đều phải gọi là nghiệp đạo. Nghĩa này không phải vậy? Vì sao? Vì bảy nghiệp luôn luôn rất quan trọng, ba nghiệp của ý thức thì cũng nhẹ-cũng nặng, uống rượu… thì không như vậy. Vì nghĩa này cho nên chỉ nói mười nghiệp kia gọi là nghiệp đạo mà không nói các nghiệp khác gọi là nghiệp đạo.

Hỏi: Nói từ bỏ sự giết hại chúng sinh, nên nói về những tướng của sự giết hại chúng sinh…?

Đáp: Giết hại chúng sinh có tám cách:

  1. Tâm cố tình.
  2. Người khác.
  3. Tướng của chúng sinh quyết định hay không quyết định.
  4. Tâm ngờ vực.
  5. Phát sinh phương tiện hủy bỏ mạng sống.
  6. Hành vi gây tạo.
  7. Tướng không trực tiếp gây tạo.
  8. Tướng hoàn toàn không tạo. Những tướng này gọi là nghiệp của thân giết hại chúng sinh. Nghiệp của thân-miệng-ý gọi là sát sinh, bởi vì tâm cố tình.

Hỏi: Có người nói, tâm không tạo ra nghiệp sát sinh mà trở thành tội sát sinh, như chạm vào lửa. Câu này có nghĩa gì? Như lửa có thể đốt cháy, nếu cố tâm hay không cố tâm tiếp xúc thì đều có thể bị đốt cháy. Giết hại chúng sinh cũng vậy, hoặc cố tâm giết hại hay không cố tâm giết hại, đều mắc phải tội báo sát sinh ?

Đáp: Không phải thế. Vì sao? Nếu không cố tâm giết hại mà mắc phải tội báo thì A-la-hán không chứng Niết-bàn. Điều này có nghĩa gì? Vì A-la-hán đoạn tuyệt nhân của thế gian. Có tâm không gây tạo nên nghiệp mà giết hại chúng sinh, như vậy cũng phải sinh trở lại trong thế gian, nhưng thật ra không phải thế. Vì nghĩa này, cho nên không cố tâm giết hại thì không mắc phải tội báo. Vả lại, nói như lửa thì nghĩa đó không đúng. Vì sao? Vì trong nghiệp ác không có tâm ác ngăn cách. Câu đó có nghĩa gì? Giống như lửa kia, củi và than đều ngăn cách tiếp xúc mà không đốt cháy. Như vậy trong nghiệp ác không có tâm ác ngăn cách, mặc dù vẫn còn giết hại chúng sinh nhưng không thể mang lấy quả báo. Vì vậy nghĩa của ví dụ lửa là không tương ưng.

Hỏi: Vì sao người chết phải chịu khổ, mà người sát sinh không mắc phải tội báo?

Đáp: Vì do tâm không tan rã. Vả lại, nghĩa này không phải vậy. Vì sao? Vì xa lìa sự bức não của chúng sinh có tội, xa lìa sự lợi ích của chúng sinh có phước, như đoạn tuyệt thiện căn, Từ Bi, vô tránh, định diệt tận… đều vừa mắc tội, vừa được phước.

Hỏi: Vì sao gọi là người khác?

Đáp: Vì không phải thân mạng của mình.

Hỏi: Vì sao tự sát mình không mắc tội báo?

Đáp: Vì không thể giết mà giết được. Câu này có nghĩa gì? Nếu có người khác là người có thể giết. Người có thể giết chết mạng sống thì mắc tội sát sinh, còn kẻ tự sát thì không có tình huống có thể giết hại, tức là không có kẻ giết hại, vì không có người giết hại, cho nên tự đoạn thân mình, không mắc phải quả báo ác.

Vả lại, năm ấm trong quá khứ không có sự nối tiếp với năm ấm sát sinh này… Vì vậy, kẻ tự sát không mắc phải tội sát hại.

Hỏi: Kẻ tự sát mình, khởi sự bằng tâm niệm giết hại, là cắt đứt mạng căn của con người, họ đã phá hoại năm ấm mà rời bỏ cõi người, thì thành tựu nghiệp giết hại.Tại sao họ không phạm tội sát sinh và không chịu quả báo?

Đáp: Nếu thế thì người A-la-hán phải mắc tội giết hại. Câu này có nghĩa gì? Vì sự chết của La-hán là tự sát, là cắt đứt mạng sống của mình, A-la-hán kia cũng phải mắc tội đoạn mạng sống, nhưng họ vẫn không có tội. Vì sao? Vì A-la-hán xa lìa tâm giận dữ… Vì vậy kẻ tự sát không mắc phải tội sát sinh.

Lại nữa, tướng của chúng sinh là định hay không định, nghĩa là tướng của chúng sinh định, tướng của chúng sinh bất định, thì những tướng ấy của chúng sinh gọi là tướng của chúng sinh định và bất định.

Lại nữa, nếu là định tướng của chúng sinh thì có hàng trăm ngàn sự tạo ra quyết định giết chết một mạng người nào đó trong tâm mình, đó gọi là định, hoặc giết người đó để trở thành tội giết hại, hoặc giết một người khác mà không mắc tội giết hại. Không định có nghĩa là vì buông bỏ tất cả tùy theo sự giết hại mà phải tội, do ở đó không xa rời tướng chúng sinh.

Nghi ngờ nghĩa là tâm ngờ vực sát sinh cũng phạm tội giết hại, vì kẻ ấy đã rời bỏ chúng sinh. Tâm niệm tuy ngờ vực nhưng vì từ bỏ tâm Từ Bi mà sát hại chúng sinh, cho nên phạm tội sát sinh.

Lập phương tiện hủy bỏ mạng sống. Câu này có nghĩa gì? Nếu người giết hại khởi tâm bất thiện, quyết định muốn giết chết chúng sinh, đó không phải là tâm Từ Bi, mà là tâm không ngăn ngừa tội cố sát. Họ cố ý giết hại, tìm cách giết hại, đây gọi là khởi (khởi động).

Lại nữa, có hành động, không hành động, hoàn toàn không hành động. Hành động là những việc tạo tội, không hành động là không tạo tội. Không tạo tội và hành động tạo tội kia cùng khởi động, thì dù tâm niệm tạo ra nghiệp giết hại đã diệt, nhưng pháp thiện, vô ký vẫn nối tiếp nhau mãi không đoạn tuyệt.

Hỏi: Thế nào là không gây cho nên tội mà gọi là nghiệp (hành động)?

Đáp: Vì có khả năng tạo nhân-tạo quả cho việc tạo tội (tác nhân). Câu này có nghĩa gì? Vì mọi nơi đều nói trong nhân có quả và trong quả có nhân.

Như trong kinh, Như Lai có nói: Có thể trông thấy, có thể va chạm tiếp xúc thì gọi là sắc. Không tạo ra là vô tác, tạo ra cái mới là đối tượng, từ cái không thể trông thấy, không thể tiếp xúc, mà tạo ra cái có thể trông thấy, có thể tiếp xúc. Vì người kia không tạo tội, cho nên nói là có thể trông thấy, có thể tiếp xúc. Như vậy nơi đó, nếu sự kiện thân đã dựa kề vào thân để giết chết sự sống bằng dao, gậy… thì gọi là tác bất tác, đều được gọi là nghiệp của thân.

Lại như người Tự Tại ra khẩu lệnh giết người Tiên, vì có lòng giận dữ muốn giết hại chúng sinh, sứ giả nhận sắc lệnh, dựa vào khẩu lệnh của người Tự Tại mà giết hại người Tín Tiên Dạ-xoa. Do lòng giận dữ mà người Tiên giết hại chúng sinh. Người Tự Tại kia và người Tiên cùng tạo ra nhân (tác nhân) giết chết sự sống của Dạ-xoa. Khi sứ giả đã giết Dạ-xoa thì người Tự Tại kia và cả người Tiên đều đã thành tựu thân không tạo nghiệp.

Lại như người thọ giới, khi sắp thọ giới, thân hoạt động miệng nói, đến giờ nhận lãnh giới pháp thì đứng yên lặng, thân miệng không hoạt động. Sau khi làm pháp yết-ma xong, người thọ giới kia mới được thành tựu nghiệp thân không tạo tác. Sự kiện này cũng như vậy. Lại như nghiệp miệng, nhưng miệng thì không nói, chỉ biểu lộ bằng cử chỉ, chỉ gật đầu, nháy mắt, nhướng chân mày, đưa tay lên, qua sự kiện trong khi thọ giới, cũng được thành tựu nghiệp miệng không tạo tác. Đáp lại, thân tạo ra nghiệp, nhưng thân lại không hoạt động, miệng nói lên những phương tiện tạo nghiệp của thân. Lúc sự kiện đó được hoàn thành, thì cũng được thành tựu nghiệp thân không tạo tác.

Có người nói: Miệng và ý cũng được thành tựu nghiệp sát sinh. Nghiệp sát sinh này là nghiệp của ý và miệng, chứ không phải là nghiệp của thân. Dù có lời nói này, nhưng nghĩa đó không phải vậy. Vì sao? Vì nếu chính khi miệng nói thì tâm đã nhớ nghĩ, đã trở thành sát sinh. Có thể là nghiệp của miệng, là nghiệp của ý. Câu này có nghĩa gì? Nếu miệng và ý là thể của nghiệp sát, thì người Tự Tại ra lệnh giết chúng sinh kia, tâm của tiên nhân cũng nhớ nghĩ đến sự giết chết chúng sinh kia, tức là khi vừa nhớ đến lệnh sai khiến của mình thì mạng sống của chúng sinh kia lẽ ra phải chấm dứt. Nhưng sự kiện này không như vậy, vì lẽ kẻ bị sai khiến kia tin tưởng ở Tiên nhân, còn lúc này thì nghiệp của thân Dạ-xoa đã thành là việc phải sát sinh. Nếu không như vậy thì khi người Tự Tại kia miệng nói giết đi và lúc Tiên nhân nọ tâm nổi giận, thì lẽ ra phải trở thành sát sinh mà thật ra không thành.

Lại còn có lỗi là đằng khác, vì người Tự Tại kia tuy miệng đã ra lệnh sát sinh, trong khi kẻ được sai khiến chưa kịp giết hại. Người Tự Tại kia được chứng ngộ Kiến đạo. Sau khi sứ giả nhận lệnh mới sát sinh. Nếu miệng vừa ra lệnh giết xong mà gây tạo sát sinh, thì khi chứng ngộ phần vị Kiến đạo rồi, sau đó mới là sát sinh, nhưng nghĩa này không phải vậy, vì đã được xa rời nhân sát sinh kia và tâm ác phá giới… Vì vậy, không do hai nghiệp miệng và ý làm Thể cho sát sinh. Vì sao? Vì nghiệp thì không sai biệt. Câu này có nghĩa gì? Vì tướng của thiện nghiệp-bất thiện và vô ký… mỗi thứ đều khác nhau. Vì tướng không sai biệt như vậy cho nên nghiệp của thân-miệng-ý cũng không sai biệt. Nhưng do phương tiện xa gần mà nghiệp sát sinh của thân-miệng-ý đã thành, thì sự kiện này không ngăn ngừa được.

Hỏi: Miệng nói giết hại, thì nghiệp sát đã thành hay chưa?

Đáp: Chưa thành. Vì sao? Vì vượt quá thời gian. Câu này có nghĩa gì? Do những thời gian nào? Những phương tiện nào? Ở đâu? Khi người kia giết hại đã vượt qua thời gian và nơi chốn… mà người Tự Tại đã nói.

Người giết hại thì mắc tội, người bảo giết không có tội, nghiệp của thân là dựa vào thân để tạo nghiệp, gọi là tự nghiệp ( nghiệp của thân). Câu này có nghĩa gì? Dựa vào thân để tạo nghiệp, tùy nghiệp mà thân đã tạo ra, gọi là thân nghiệp.

Hỏi: Không có mạng có thể giết. Giết thế nào là mắc tội sát sinh?

Đáp: Dù không có thân mạng thật, mà cắt đứt tự Thể hòa hợp, vẫn gọi là sát sinh. Như chặt cây rừng, dập tắt tim đèn… Nếu có cái ngã linh thiêng thì cái ngã linh thiêng ấy phải thường còn, không có nghĩa sát sinh.

Hỏi: Gây tổn hại các ấm nào gọi là giết? Hại trong quá khứ, hại trong vị lai, hại trong hiện tại. Nếu giết hại trong quá khứ, thì quá khứ đã diệt, nếu giết hại trong vị lai thì vị lai chưa đến, nếu giết hại ngay trong hiện tại thì trong sát na không dừng lại?

Đáp: Có người nói, trú ở đời hiện tại thì bị hoại diệt, còn đời vị lai thì tự Thể năm ấm hòa hợp. Lại có người nói: Hư hại cả đời vị lai và hiện tại. Câu này có nghĩa gì? Vì dao, gậy chỉ có thể gây sát hại năm ấm ở ngay đây. Đó là giết.

Lại có người nói: Năm ấm tự diệt chứ không phải là nhân duyên diệt.

Người thì nói: Hiện tại chỉ làm hư hỏng Sắc ấm trong năm ấm, vì dao-gậy… có thể cắt đứt, có thể va chạm, còn bốn ấm kia thì không thể cắt đứt và va chạm.

Có người lại nói: Giết hại cả năm ấm. Bốn ấm kia mặc dù tự nó không thể va chạm, nhưng lại sống, dựa vào Sắc ấm, mà Sắc ấm đã hư hỏng thì bốn ấm kia cũng hư hỏng theo, ví như chiếc bình đã bể thì nước hay sữa cũng chảy tuột mất.

Có người lại nói: Chỉ giết hại ấm vô ký, vì trong ấm vô ký dao- gậy có thể va chạm, không có sự va chạm, thì ấm có hai loại, tất cả nghiệp có ba loại, như trước đây đã nói, cho nên biết như vậy.

Hỏi: Trong kinh, Như Lai có nói: Có hai loại nghiệp: Một là nghiệp sinh khởi. Hai là nghiệp tao ra. Hai nghiệp này nếu nói rộng thì có ba loại, là nghiệp thân-miệng và ý. Sự khác nhau của ba nghiệp này như vậy nào? Từ nương tựa mà nói, hay là từ Thể mà nói, hay là từ phát sinh mà nói?

Nếu từ chỗ nương tựa mà nói tức là một nghiệp, nhưng mọi nghiệp đều nương tựa vào thân. Nếu từ Thể mà nói tức là một nghiệp, tất cả mọi nghiệp đều chỉ có khẩu nghiệp. Nếu từ phát sinh mà nói tức là một nghiệp, nhưng mọi nghiệp từ tâm phát sinh.

Đáp: Dựa vào ba thứ tự có ba loại nghiệp. Câu này nghĩa gì? Do tâm suy nghĩa tức là nghiệp của tâm. Dựa vào nghiệp của tâm đó mà phát sinh nghiệp của thân-miệng. Vì nương vào tâm, cho nên phát sinh nghiệp của thân và miệng. Theo thứ tự như vậy, cho nên biết. Có tạo nghiệp hay không tạo nghiệp, cho nên biết. Sự sai khác của nghiệp thân và miệng, cho nên biết. Lại nữa, thân tạo ra nghiệp là dựa vào oai nghi, dựa vào thân để tạo ra hình tướng của mỗi cử chỉ oai nghi kia, đó gọi là nghiệp do thân tạo ra.

Hỏi: Vì thân có đi lại, có hành động, có vận chuyển, cho nên gọi là thân nghiệp. Nếu không đi, không lại thì không gọi là nghiệp?

Đáp: Nếu nói có đi lại là nghiệp của thân, thì việc này không phải vậy. Vì sao ? Vì tất cả pháp hữu vi đều chuyển biến trong từng sát na không dừng lại. Sát na không dừng lại đó sẽ diệt ở chỗ nào? Đã không đi-không đến thì tại sao lại nói là đi lại, hành động, vận chuyển, gọi là nghiệp của thân?

Hỏi: Nghĩa này không phải vậy. Vì sao? Nếu tất cả pháp luôn xê dịch, một sát na cũng không ngừng, có thể nói như vậy, cũng nhận thấy có pháp dừng lại trong sát na chứ không phải là không dừng lại, tại sao lại nói không đi-không đến?

Đáp: Nghĩa này không phải vậy. Vì sao? Vì pháp hữu vi hoàn toàn không đứng lại (an trú). Đây là nói rõ nghĩa gì? Vì tất cả các pháp hữu vi kia đều không nhân-không duyên, tự nhiên mà diệt. Đây lại là nghĩa gì? Vì pháp có thể tạo ra thì có nhân duyên mà diệt. Pháp tức là không có vật, nếu không có vật thì pháp kia không có tạo ra. Vì pháp hữu vi không nhân, không duyên, mà diệt mất một cách tự nhiên. Nếu chính lúc pháp sinh mà không diệt, thì về sau cũng không cho nên diệt. Nếu không diệt thì nhất định là thật. Nếu nhất định là thật, thì không cho nên thay đổi. Nếu như vậy thì không cho nên theo nhân duyên diệt kia mà diệt.

Hỏi: Tôi nhận thấy có pháp đã từ nhân duyên mà diệt, như củi… là các pháp đều từ nhân duyên của lửa… mà tàn rụi. Trong mọi lượng thì lượng hiện thấy là hơn hẳn. Vì nghĩa này cho nên tất cả pháp đều diệt từ các nhân duyên?

Đáp: Làm sao biết được củi… là các pháp đều dựa vào các nhân duyên của lửa mà tàn rụi? Tôi đã nói không nhân mà tự nhiên diệt. Cho nên suy nghĩ về nghĩa này! Hỏi: Vì nhân của lửa mà các pháp như củi… diệt, cho nên không trông thấy phải không? Hay là vì không có nhân duyên, mà tự nhiên diệt cho nên không trông thấy? Nghĩa này thế nào? Nhân duyên vốn nối tiếp nhau diệt, ngoài ra lại không nảy sinh, cho nên không trông thấy. Nhân duyên diệt không phải như gió thổi làm tắt đèn, tay chấm dứt tiếng chuông. Sự nhận biết những hiện tượng như vậy này là sự nhận thức của trí so sánh chăng.

Đáp: Tôi đã nói không phải là sự kiện không có thể tạo ra. Đây là nói rõ nghĩa gì? Nếu có một pháp từ nhân duyên mà diệt thì lẽ ra tất cả pháp cũng đều diệt từ nhân duyên, không có pháp nào không phải từ nhân duyên mà diệt, giống như pháp sinh thì tất cả đều từ nhân duyên mà phát sinh, không có pháp sinh nào không từ nhân duyên. Chẳng hạn như tâm-âm thanh và ngọn lửa, không phải là nhân duyên mà diệt, vì chúng không chờ đợi nhân duyên mới diệt.

Hỏi: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì tâm niệm sau nảy sinh thì tâm niệm trước diệt đi, tiếng sau phát ra thì tiếng trước im mất, vì pháp trước chưa kịp đợi chờ pháp sau, vì vậy biết được chúng đều từ nhân duyên mà diệt chăng?

Đáp: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì tâm niệm và âm thanh kia không chờ đợi nhau. Đây là nói rõ nghĩa gì? Vì có sự ngờ vực cho nên mới biết và biết một cách quyết định. Hai pháp đó không cùng lúc khổ-vui-tham-giận cũng đều như vậy. Lại nữa, vì tâm niệm và âm thanh trước thì nhanh, tâm niệm-âm thanh sau lại chậm, vậy thì làm sao tâm niệm-âm thanh không nhanh mà có thể gây tổn hại cho tâm niệm, âm thanh nhanh kia được? Vì vậy, pháp diệt mất không từ nhân duyên.

Hỏi: Mặc dù chiếc đèn và ngọn lửa trong từng niệm không dừng lại, vì pháp không có nhân dừng lại mà có diệt và diệt không phải là pháp. Dựa vào pháp diệt kia mà có sự tắt mất ở chiếc đèn và ngọn lửa.

Vì vậy, phải dựa vào nhân duyên mà diệt chăng?

Đáp: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì pháp là không có vật thì tại sao lại có thể làm nhân cho sự diệt. Lại nữa, pháp là nhân duyên sinh chứ không phải là pháp sát na không dừng lại, trong từng sát na tâm thì sát na tâm hoàn toàn không thể làm nhân cho sinh và làm nhân cho diệt.

Như vậy, tất cả các pháp hữu vi đều không từ nhân duyên mà diệt, cho nên biết.

Như đã giải đáp, nếu dựa vào lửa… có thể làm nhân cho củi… bị tàn rụi, như vậy thì nhân phát sinh tức là nhân tố của sự diệt. Đây nói rõ nghĩa gì? Dựa vào những ngọn lửa nào phát sinh các sắc nào? Tức là ngọn lửa kia có thể tạo ra sự nấu chín loạic ăn rất tốt, sự nung chín đó làm nhân cho trạng thái diệt. Vì vậy cho nên ngay nơi nhân của sự sinh là nhân của sự diệt, không còn có nhân nào khác. Nhưng nghĩa này không như vậy. Làm sao chỉ một pháp mà có thể vừa làm cho pháp sống động, lại vừa có thể khiến pháp tiêu mất. Vả lại, các nhân tố sai biệt như vậy trong mỗi sự khác biệt của ngọn lửa, đều do sự phân biệt hư vọng của ý thức, như nhân của tro, nước uống, rượu đắng, sương, mặt trời, đất, nước, lửa, gạo có thể sinh ra sự nấu chín khác nhau, các màu sắc của sự nấu chín khác nhau ở nơi đó làm sao phân biệt được.

Hỏi: Không như vậy. Vì sao? Vì lửa đun nước, nước do lửa mà cạn, vậy lửa là nhân của sự cạn khô chăng?

Đáp: Như trước đây đã giải thích, làm thế nào biết được nước là do lửa mà cạn chứ không phải tự nhiên mà cạn.

Hỏi: Nếu vậy thì lửa là do cái gì tạo ra?

Đáp: Giới hạn lửa được mở rộng hơn, dựa vào năng lực của lửa mà năng lực của nước suy yếu dần, cho đến thời gian sau này. Thể của nước nối tiếp nhau đoạn tuyệt không phát sinh, những ngọn lửa tạo ra không phải những ngọn lửa diệt đi. Vì vậy tất cả pháp hữu vi tự nhiên mà diệt, không nhân duyên diệt, pháp diệt đó sát na không ngừng, cho nên diệt ngay. Thành tựu các pháp không dừng lại trong sát na như vậy. Vì sát na không dừng lại, cho nên pháp này không đi đến chỗ kia.

Hỏi: Tôi vẫn trông thấy pháp này ở nơi khác. Nếu pháp này không di chuyển đến nơi khác thì làm sao biết được ở chỗ khác có mà trông thấy và nhận thức được mình đang ở một nơi khác?

Đáp: Như cỏ và ngọn lửa, cho nên không đi. Vì vậy, thân oai nghi gọi là thân tác pháp. Nghĩa này đã thành lập chứ không phải cho là thân khác, có thật pháp riêng biệt. Như một phương sinh ra màu sắc gọi là sắc dài, dựa vào sắc dài ấy lại trông thấy màu sắc khác gọi là sắc ngắn. Dựa vào bốn phương, cho nên trông thấy màu sắc của bốn phương, dựa vào một vật hình tròn, cho nên gọi là sắc tròn.

Như vậy, các màu sắc dài-ngắn-vuông-tròn-cao-thấp, ví như gánh một hòm lửa đi thẳng không dừng lại-không tắt mất, sẽ trông thấy ngọn lửa nối tiếp nhau tạo thành một đường lửa chạy dài, mà gọi là lửa hình dài. Ngọn lửa ấy tiếp tục đi vòng quanh không dừng lại-không tắt mất thì gọi là lửa hình tròn, tùy theo mọi cách chuyển đổi mà thấy đủ loại hình dáng khác nhau của ngọn lửa.

Như vậy, lìa ngọn lửa thì không có sự khác biệt về pháp hình tướng có thật. Nếu lìa ngọn lửa, thì ngoài pháp có hình tướng sẽ có hai tướng so sánh nhau. Nhãn căn thì thấy dài mà thân căn tiếp xúc thì ngắn. Vì một sắc đưa vào chứ không phải là hai căn thấy, giống như pháp tiếp xúc dài ngắn… trong sắc như vậy nên biết.

Pháp tiếp xúc chỉ có tâm chứ không phải là căn hiện tại có thể nắm bắt, có thể biết được. Như trông thấy hình dáng ngọn lửa đó, nảy sinh sự nhớ nghĩ và nhận biết trong sự cảm xúc-va chạm; như ngửi mùi thơm của hoa, gợi lên ý niệm trong màu sắc; pháp này thuận theo như thế, dựa vào pháp khác rồi nhớ nghĩ một pháp khác mà không có một pháp nào xúc chạm. Thật ra, có pháp dựa vào cảm xúc va chạm mà có được pháp khác trong oai nghi. Vì vậy không có pháp chân thật của thân oai nghi.

Hỏi: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì như trong đêm tối lờ mờ, từ xa thấy hình dáng bức tượng hoặc dài hay ngắn, sự việc này phải là thật chăng?

Đáp: Chỉ trông thấy màu sắc lờ mờ mà hư vọng phân biệt các màu sắc, hình dáng dài ngắn… khác nào như con kiến trông thấy mình đang đi, thấy vây bọc chung quanh. Sự việc này cũng như vậy. Cái khác của thân oai nghi lại không có pháp thật, chỉ có oai nghi của thân mới được gọi là tác pháp (pháp tạo tác), chứ không rời ngoài thân mà có tác pháp riêng biệt. Trước đây nói về tâm tư duy, là sự nhận thức trong tâm phân biệt về ngã như vậy, tác là như vậy, có thể sinh ra nghiệp thân và miệng, gọi là nghiệp của tâm. Nếu thân đã gây tạo thì gọi là nghiệp của thân. Nếu miệng đã gây tạo thì gọi là nghiệp của miệng, không có pháp thật nào khác biệt với ba nghiệp.

Hỏi: Khác với nghiệp thân và miệng, thật có pháp khác biệt. Vì sao? Vì có ba loại sắc không cấu uế được tăng trưởng, không tạo ra nghiệp đạo… Câu này có nghĩa gì? Trong kinh Như Lai có nói: “Sắc thâu nhiếp ba loại là:

  1. Sắc có thể trông thấy, có thể trở ngại.
  2. Có sắc không thể trông thấy, có thể gây trở ngại.
  3. Có sắc không thể trông thấy, không thể gây trở ngại”.

Sắc không cấu uế, nghĩa là sắc vô lậu. Sắc không cấu uế là sao? Sắc không cấu uế có nghĩa là pháp vô lậu. Pháp vô lậu là gì? Nghĩa là đối với thời gian quá khứ-vị lai-hiện tại không nảy sinh tâm niệm giận dữ, yêu mến trong sắc, cho đến không nảy sinh giận dữ-yêu mến trong thức. Vì nghĩa này, cho nên gọi là pháp vô lậu. Nếu như vậy thì xa rời pháp không tạo tác, ở chỗ nào có Sắc không thể trông thấy, không thể gây trở ngại. Vì là vô lậu cho nên biết có pháp không tạo tác xa rời sức tăng trưởng của nghiệp thân-miệng và ý. Trong kinh, Như Lai có nói: Người có đức tin là những thiện nam, thiện nữ tu hành bảy loại công đức, suốt ngày đêm thường xuyên sinh công đức và nuôi lớn công đức, trong mọi cử chỉ đi-đứng-ngủ-thức… “Nếu rời xa nghiệp của thânmiệng thì không có “không tạo tác”, tại sao pháp của tâm khác mà có thể được tăng trưởng? Vì vậy nên biết, rời xa nghiệp của thân-miệng mà có pháp “không tạo tác”. Lại nữa, chính mình không tạo ra nghiệp mà khiến cho người khác tạo cho nên nghiệp. Nếu không có “không tạo tác” thì nghiệp này làm thế nào được hoàn thành? Hơn nữa, không phải chỉ sai khiến người ta tạo ra nghiệp thì có thể gọi là thành tựu tạo nghiệp, vì nghiệp đó chưa thành hình, lại còn có lỗi là đằng khác. Mặc dù gây tạo nghiệp nhưng chưa có thực thể thành tựu, vì trong kinh, Như Lai có nói: “Các Tỳ-kheo ngoại nhập có mười một loại nhập không thâu nhiếp cho nên không thể trông thấy, không thể trở ngại, nhưng không nói là không phải sắc”. Đây là vì nghĩa gì mà Như Lai lại nói thế? Vì Đức Như Lai nhận thấy sắc “không tạo tác” bao gồm trong pháp của nhập cho nên mới nói như vậy.

Lại còn có người đưa ra vấn nạn: Nếu không có pháp “không tạo tác” thì cũng sẽ không có tám Thánh đạo, vì không có lời nói chân chánh và nghiệp chân chánh, kể cả thì sống chân chánh trong định, cho nên biết rằng nhất định có pháp “không tạo tác”.

Lại có người chất vấn: Nếu không có pháp “không tạo tác”, xa lìa Ba-la-đề-mộc-xoa thì cũng sẽ không có giới “không tạo tác”, vì thọ giới xong rồi sau đó vẫn không có tạo tác. Như trong lúc ngủ và những người hay quên vì bệnh đau đầu… thì cũng gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Vì vậy cho nên biết nhất định có pháp “không tạo tác”.

Lại có kinh mà trong đó Như Lai đã nói về: Xa lìa chiếc cầu phá giới. Nếu không có pháp “không tạo tác” thì sao lại nói xa lìa chiếc cầu phá giới. Vì vậy cho nên biết có pháp “không tạo tác”.

Đáp: Câu vấn nạn này vô cùng phức tạp. Mặc dù đã dùng rất nhiều lời lẽ để diễn đạt, nhưng về ý nghĩa đều không như vậy. Vì sao? Vì trước đây tuy ông dẫn chứng ba loại sắc đã nói trong kinh Như Lai, ông lại không hiểu nổi ý của kinh Như Lai, nghĩa này thế nào? Tất cả năng lực thiền định của Thánh nhân, nhận thấy sắc của cảnh giới Tam-muội, dựa vào năng lực Tam-muội mà phát sinh sắc đó. Vì sắc đó không phải là cảnh giới (đối tượng trực tiếp) của nhãn căn, cho nên không thể trong thấy. Ngoài ra, tất cả sự vật đã không có khả năng cản trở cho nên không thể ngăn ngại.

Hỏi: Nếu nói không phải là cảnh giới của nhãn căn, cho nên không thể gây chướng ngại thì tại sao gọi là sắc?

Đáp: Ông đã xa lìa tâm và ý về có sắc “không tạo tác”. Vì sao có thể gọi là sắc “không tạo tác”? Lại trả lời tiếp: Sắc này mới thật là sắc Tam-muội của Thánh trí, thuộc cảnh giới vô lậu, không giống với sắc hữu lậu của thế gian.

Nói sắc vô lậu là dựa vào sắc của năng lực thiền định Tam-muội kia, được goi là vô cấu. Thánh nhân đã ở trong vô lậu Tam-muội mà nói pháp vô lậu.

Lại có người nói: Sắc của A-la-hán và sắc bên ngoài, đều gọi là vô lậu, vì đã xa lìa pháp hữu lậu.

“Tôi không chấp nhận nghĩa này”.

Lại tăng trưởng công đức, nghĩa là sao? Vì pháp như vậy. Thí chủ bố thí bao nhiêu vật cần dùng như vậy, thường thường sẽ có bấy nhiêu sự thọ dụng như vậy.

Thọ dụng như vậy, tức là dựa vào năng lực công đức của người thọ dụng, tuy thí chủ có tâm niệm khác nhưng vẫn dựa vào bổn tâm, bản thể liên tục tu tập một cách tỉ mỉ chín chắn, thì ngày càng trở cho nên tốt đẹp. Vì chuyển biến tốt đẹp, cho nên sẽ được thành tựu rất nhiều hiệu quả phước đức trong đời sau.

Căn cứ vào nghĩa này, cho nên Đức Như Lai nói: Phát sinh nhiều công đức làm cho công đức tăng trưởng, chẳng lìa tâm-lìa sắc mà có được pháp “không tạo tác”.

Hỏi: Thế nào là thân-tâm khác dựa vào thân-tâm khác mà liên tục chuyển biến vi tế tăng trưởng phước đức trong thân-tâm khác?

Đáp: Thân tâm khác dựa vào thân-tâm khác là thế nào? Có pháp không tạo tác trong thân-tâm khác, phải không? Trả lời tiếp: Nhưng nghĩa này không như vậy. Tôi dựa vào nghiệp của thân-tâm và nghiệp của miệng mà có được công đức thiện-ác. Dựa vào bổn tâm, tạo ra bổn tâm không quên mất Thể vẫn liên tục, bệnh điên đầu, ngủ nghỉ… thường xuyên được tăng trưởng, không tạo nghiệp là chính mình không tạo nghiệp mà lại khiến người khác tạo nghiệp, thì làm sao hoàn thành được nghiệp đạo. Đây là nói rõ nghĩ gì? Vì dựa vào kẻ sai khiến (sứ giả) mà nghĩ ra cách giết hại chúng sinh kia. Vì vậy tính chất vẫn liên tục, tỉ mỉ trong con người sứ giả càng chuyển biến nảy sinh thô bạo. Vì nghĩa này, cho nên có thể phát sinh rất nhiều lỗi lầm trong đời vị lai. Lại nữa, cũng không chỉ là kẻ bị sai khiến tạo ra việc ác, mà kẻ tự tạo ra điều ác và việc tạo ra điều ác đã kết thúc, cũng nảy sinh khá nhiều lỗi lầm trong đời mai sau. Vì vậy ở trong đời vị lai thân thể vẫn chuyển biến phát sinh liên tục, gọi là nghiệp đạo. Bởi vì đã rõ về nghĩa của quả trong nhân, cho nên xa lìa chiếc cầu phá giới. Hôm nay, vì ông có bệnh điên đầu cho nên mới nói như vậy phải không? Nếu thật sự có bệnh đau đầu, loạn não, thì nhanh chóng tìm Nhân trần và Tử tô uống để chữa lành, chứ không cho nên nói những lời phi pháp.

Hỏi: Vì sao thêm cho tôi có pháp “không tạo tác” mà ông tự lập luận là từ tâm phát sinh bổn thể tương tục vi tế chín chắn, mới có được pháp tăng trưởng?

Đáp: Tôi không thêm cho ông có pháp “không tạo tác”, nhưng pháp mà ông đã nói không có nghĩa như vậy. Đây nói rõ nghĩa gì? Chính vì dựa vào tâm mà thực hành việc của thân-miệng, cho nên khi công việc đã làm xong, thì thành tựu nghiệp đạo, là ông đã có pháp xa lìa tâm-thân-miệng. Ở trong pháp Phật, không có nghĩa như vậy. Các pháp thế tánh-thời-phương… của vi trần thì Ni-kiền-tử cho là chúng có bên ngoài tâm.

Các pháp không có tâm niệm thiện-ác như vậy, thì trí giả không chấp nhận, vì vậy không thành lập việc xa lìa sắc-tâm, ngoài thân-tâm mà có pháp “không tạo tác”.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9