LUẬN DI LẶC BỒ TÁT SỞ VẤN KINH
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

Hỏi: Hành lấy hai nhân duyên Danh sắc và Thức mà nói là quan trọng, thì có gì tốt đẹp?

Đáp: Ban đầu thác thai thì Thức và hành làm nhân duyên, vì Hành và Thức là nghĩa có thể làm chủng tử. Chủng tử đã gieo trồng thì Danh sắc làm nhân duyên mà có thể hòa hợp thành tựu các việc. Lấy hai nhân duyên để nắm giữ sự thành tựu và nương tựa mà có thể quán sát tiếp nhận cảnh giới. Hơn nữa, nhân duyên của Hành mà gọi là nghiệp. Vì vậy trong kinh nói: Nhân của các nghiệp thì có thể sinh ra nhân. Nhân duyên của Danh sắc thì gọi là Ái. Vì vậy trong kinh nói: Ái kia làm duyên vì có thể sinh ra duyên, lấy hai nhân duyên dựa vào cảnh giới mà trú vào cảnh giới.

Vả lại, nhân duyên của Hành bắt đầu sinh tâm mà được tên gọi. Nhân duyên của Danh sắc, Lục nhập chưa thành tựu thì Lục nhập có được tên gọi. Vả lại, nhân duyên của Hành dựa vào một môn hành. Nghĩa này thế nào? Nhân duyên của Hành kia chỉ dựa vào môn hành. Nhân duyên Danh sắc dựa vào hai môn hành. Đây là có nghĩa gì? Danh sắc dựa vào hai môn là thân căn và ý căn mà hành động, lấy hai nhân duyên dựa vào sáu môn hành.

Lại nữa, nhân duyên của Hành chỉ ở trong đường dữ vì dựa vào nghiệp tội có thể thâu nhiếp tồn tại. Như trong kinh nói: Các chúng sinh kia ở trong đường dữ cho đến khi nghiệp ác chưa hết thì không chết và chỉ khi nào nghiệp đã hết sạch mới chết. Nhân duyên của Danh sắc loài người và loài trời trong cõi Dục và cõi Sắc là như vậy, vì nơi đó có hai việc Danh sắc, trong cõi Vô sắc thì không có hai nhân duyên.

Hỏi: Theo như trong kinh dụ về cái thành kia và trong kinh Đại Nhân Duyên Đẳng, Đức Như Lai đã nói: Dựa vào Danh sắc nhân duyên với Thức. Vì sao ở trong kinh này lại nói: Dựa vào Thức nhân duyên với Danh sắc chăng?

Đáp: Nhân duyên Danh sắc dựa vào Thức mà có. Đây là có nghĩa gì? Vì thật có Thức, Danh sắc và thức cùng thay phiên làm nhân lẫn nhau, nhưng dựa vào hiện hữu của Thức mà có Danh sắc hiện hữu, ví như nương tựa và nơi nương tựa, cho nên có sự nương tựa. Đây là nghĩa gì? Ví như vua và quan cùng thay đổi nương tựa lẫn nhau, nhưng vua là hơn hết, vì lúc vua đi thì quan cũng đi theo. Đây cũng như vậy, Thức và Danh sắc cùng thay nhau nương tựa, nhưng Thức thì cao hơn. Vì vậy, dựa vào Thức mà có Danh sắc. Nếu nhân duyên của Thức không thác vào thai mẹ thì các tâm số pháp không hiện hữu được. Vì Thức đã thác vào thai, cho nên tâm số pháp cũng đều đi theo. Lại bởi vì tâm căn bản mà thành Ca-la-la, hai sắc tố đỏ-trắng hòa hợp, thì có thể trở thành Cala-la, là trở thành chúng sinh. Tâm thức là nhân căn bản của Ca-la-la ấy. Như trong pháp môn Đại Nhân Duyên nói: “Phật bảo A-nan! Nếu tâm thức đó không thác vào thai mẹ, thì Ca-la-la và Danh sắc kia cũng không thành tựu. Vì vậy thức là chủng tử của các khổ, là muốn chỉ rõ về nghĩa căn bản, cho nên chỉ nói là Thức duyên Danh sắc mà không nói Danh sắc nhân duyên với thức.

Hỏi: Có người nói mười hai nhân duyên đều có quan hệ đến thời tiết. Người kia dựa vào nghĩa là Thức nhân duyên Danh sắc thì không thành. Vì sao? Vì không có nhân duyên. Việc này có nghĩa gì? Vì Thức đã diệt về sau mới có thể làm nhân duyên của Danh sắc, hay là Thức không diệt mà có thể làm nhân duyên mà Danh sắc? Nếu như Thức diệt rồi mà làm nhân duyên của Danh sắc, thì vô nghĩa. Vì sao? Vì chủng tử diệt đi thì không có thể làm nhân duyên cho mầm non phát sinh.

Lại còn vấp phải lỗi lầm, vì Thể trung gian của chúng sinh bị cắt đứt. Nếu Thức không diệt mà có thể làm nhân duyên cho Danh sắc, thì một thân chúng sinh, ở trong một niệm có đến hai Thức. Chính vì nghĩa này, cho nên thức không thể làm nhân duyên cho Danh sắc?

Đáp: Nối tiếp nhau không đoạn không tuyệt, nhân duyên như Thể ánh lửa của cây đèn nối tiếp nhau không gián đoạn. Việc này có nghĩa gì? Ánh sáng của ngọn lửa nối tiếp nhau không gián đoạn mà luôn luôn có tác dụng, chứ không phải là ánh lửa trước tắt mà ánh lửa sau cháy lên. Nếu ánh lửa trước tắt mà từ ánh lửa cháy lên, vậy thì diệt rồi về sau lại sinh. Lại còn có lỗi, là lúc ánh lửa sau cháy lên nhưng không có nhân mà lại cháy. Lại còn có lỗi, là nếu không có nhân mà vẫn cháy thì phải luôn luôn cháy. Vả lại, cũng không phải là ngọn lửa trước cháy rồi dừng lại, sau đó ngọn lửa khác mới cháy. Nếu ngọn lửa trước dừng lại, ngọn lửa sau mới cháy, thì ngọn lửa trước phải có ý niệm thứ hai tồn tại. Nhưng trong pháp Phật thì không có nghĩa như vậy. Lại còn có lỗi, là ngọn lửa trước đã cháy nhưng không có nhân mà cháy. Lại còn có lỗi nữa là ngọn lửa cần phải tăng mạnh hơn. Lại còn có lỗi, là cần phải có nhiều ngọn lửa cùng cháy một lượt. Vả lại, cũng không phải là chính ngọn lửa trước dừng lại mà ngọn lửa khác lại cháy. Vì sao? Vì không có sự tiếp nhận, hiện tượng này có nghĩa thế nào? Tùy thuộc vào ngọn lửa trước đang cháy. Vì những nơi nào, những nhân duyên nào? Chính là nơi phát sinh của ngọn lửa, chính là nhân duyên của ngọn lửa, chính là ngọn lửa trước cháy lên, chính là lúc cùng chấm dứt. Vì vậy có thể tiếp nhận ngọn lửa khác và nhân duyên khác. Lại còn có lỗi, là ngọn lửa trước tắt, ngọn lửa sau cháy, không từ nhân duyên không có lửa mà cháy, nghĩa này không hợp lý. Vì sao tim đèn cháy sáng? Vì trước sau theo thứ tự không đoạn không tuyệt mà nối tiếp nhau cháy mãi. Thức-Danh sắc… cũng như vậy, theo thứ tự sinh-diệt mà có thể làm thành nhân quả, cho nên biết. Chính vì nghĩa này, cho nên dựa vào nhân duyên của Thức có thể sinh ra Danh sắc, nghĩa nhân quả được thành lập.

Hỏi: Nhân duyên của Danh sắc có lục nhập, là do những nhân nào?

Đáp: Do nhân của Danh sắc kia. Vì sao? Vì nhân duyên năm nhập thanh tịnh của sắc, vì nhân duyên ý nhập thanh tịnh của danh, mà gọi là nhân duyên lục nhập của Danh sắc. Hỏi: Nếu dùng Danh sắc duyên với Lục nhập thì nghĩa này không thành. Vì sao? Vì tuy có Danh sắc nhưng không có Danh sắc. Điều này có nghĩa gì? Khi Ca-la-la tuy có Danh sắc, nhưng không có lục nhập… Vì nghĩa này, mà nghĩa này thì không thành. Hơn nữa, sở dĩ nghĩa này không thành, là vì chúng sinh có người mù, điếc… Việc này có nghĩa gì? Nếu Danh sắc có thể làm nhân của lục nhập, thì không cho nên có chúng sinh điếc và mù, tất cả đều phải có nguyên vẹn các căn.

Đáp: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì không rời Danh sắc mà thành lục nhập, cũng như mây và mưa. Ý này là nghĩa gì? Ví như ông nói trời mưa, nếu trước đó đã có mây, sau đó mới có mưa, thì đương nhiên không phải là rời mây mà cũng có mưa, lúc có mây nhưng vẫn không có mưa. Lục nhập cũng như vậy, nếu có Danh sắc thì có lục nhập, chẳng phải lìa xa Danh sắc mà lại có Danh sắc nhưng không có lục nhập.

Hỏi: Vì nghĩa gì mà có Danh sắc nhưng không có lục nhập?

Đáp: Vì các nhân duyên không đầy đủ. Câu này có nghĩa gì? Cũng như nhãn thức có mắt như thật, nhưng vì các nhân duyên không đầy đủ, cho nên không thành nhãn thức. Lại nữa, như thật có chủng tử, nhưng vì các nhân duyên không hòa hợp cho nên không thể thành sự nảy mầm, việc này cũng như vậy. Vì nhân duyên trong thời kỳ Ca-la-la… không trọn vẹn, cho nên các nhập (các trần) của mắt… cũng không đầy đủ.

Hỏi: Các nhân duyên kia không đầy đủ như vậy nào?

Đáp: Vì nghiệp phiền não và Danh sắc, hòa hợp thuần thục cho nên thành tựu.

Hỏi: Làm sao biết được phiền não cũng là nhân duyên của lục nhập?

Đáp: Vì A-la-hán không còn sinh trở lại. Việc này có nghĩa gì? Vì dù còn có nghiệp nhưng A-la-hán không có phiền não cho nên không sinh, vì không sinh cho nên không có lục nhập, vì vậy biết được phiền não cũng chính là nghiệp nhân sâu xa của lục nhập, và cũng chính là nhân duyên của lục nhập kia. Vì sao? Vì có sự mù lòa… Vì vậy dù thật sự có phiền não, nhưng còn phải tùy thuộc vào sự sinh của từng chủng loại đủ sáu thứ nghiệp có mù-điếc… Vì vậy biết nghiệp cũng là nhân của lục nhập.

Lại vì mười hai nhập có nhiều thứ. Việc này có nghĩa gì? Vì nhập có nhiều thứ cùng thay đổi không giống nhau chỉ trong một thân thể của một chúng sinh mà có nhiều thứ khác nhau, huống là trong thân của đủ thứ chúng sinh có các nghiệp khác nhau, thế lực-nhà cửa-sắc đẹp-mạng sống đều khác nhau. Tất cả sự khác biệt về thế lực-nhà cửa-sắc đẹp… như vậy đều dựa vào nghiệp. Chính vì nghĩa này, cho nên nghiệp kia cũng là nhân duyên của lục nhập, Danh sắc cũng là nhân duyên của lục nhập, vì Lục nhập kia dựa vào chủng tử. Việc này có nghĩa gì? Vì tuy còn có nghiệp phiền não… mà chủng tử của Danh sắc nảy sinh ở Lục nhập, không lìa Danh sắc mà có thể sinh ra Lục nhập, như không lìa chủng tử mà có thể mọc ra mầm. Vì vậy có thể biết nhân gần của Danh sắc nảy sinh lục nhập, cũng dựa vào nghiệp kia mà sinh ra lục nhập. Vì sao? Vì tuy có nghiệp mà như không có nghiệp. Việc này có nghĩa gì? Vì mặc dù vẫn có nghiệp phiền não…, nhưng Danh sắc kia không thành tựu đầy đủ, như trong thời gian Ca-la-la.., không có nhãn… nhập, nhưng dựa vào Danh sắc đó mà thành tựu lục nhập, ví như mới bắt đầu kết hạt, thì chung quy có thể trở thành quả. Vì vậy có thể biết Danh sắc-nghiệp phiền não… đã được thuần thục mà có thể làm nhân duyên của lục nhập kia.

Hỏi: Ông nói nhân duyên còn không đầy đủ. Vì sao? Vì trong đó không nói đến nhân duyên bên ngoài. Việc này có nghĩa gì? Vì chỉ trừ các duyên như Thanh nhập Danh sắc… cùng phát sinh lục nhập. Nếu như vậy thì chỉ nói nhân duyên Lục nhập không đầy đủ mà nói nhân duyên của Danh sắc, đây là lỗi lầm?

Đáp: Việc này không cần phải nói. Vì sao? Vì nhận thấy hai chỗ. Điều này có nghĩa gì? Vì nhận thấy hai chỗ ngoại nhập kia. Vì dựa vào chúng sinh thâu nhiếp hay dựa vào không phải là chúng sinh thâu nhiếp? Đây lại có nghĩa gì? Ở đây chỉ dựa vào thứ tự của chúng sinh mà nói về mười hai nhân duyên, chứ không dựa vào phi chúng sinh mà nói về mười hai nhân duyên. Vì vậy chỉ dựa vào chúng sinh đã thâu nhiếp mà nói, chứ không dựa vào cái phi chúng sinh mà nói. Do nghĩa này, cho nên ở đây chỉ dựa vào nhân duyên bên trong mà chúng sinh thâu nhiếp để nói, chứ không phải dựa vào nhân duyên bên ngoài kia mà nói.

Hỏi: Nếu vậy thì không cho nên nói về Danh sắc. Điều này có nghĩa gì? Nếu như vậy thì trong chi Hữu thuộc Danh sắc không nên nói về Danh sắc, vì sắc thấy ở hai nơi?

Đáp: Thật sự như lời chất vấn. Tuy nhiên, nếu ở chỗ kia không nói Danh sắc, chỉ nói dùng Danh duyên Lục nhập. Như vậy, không nói năm loại sắc nhập, sắc cũng thanh tịnh trong Lục nhập kia, chứ không phải chỉ có Danh sắc nhập thanh tịnh. Việc này có nghĩa gì? Cho nên nói là có thể thấy duyên nhập sắc… Vì vậy, chỗ kia cũng nói là sắc. Vì vậy cho nên nói Thức nhân duyên Danh sắc và duyên ý nhập như vậy… Ba thời gian như vậy không có phân biệt. Vì vậy, Đức Như Lai nói ở trong này, thì gọi là nói chính xác.

Hỏi: Tại sao không nói nhân duyên ngoại nhập?

Đáp: Nói về mắt… thì chính là nói về thành tựu. Điều này có nghĩa gì? Trong kinh này nói về Thể của chúng sinh thành tựu đầy đủ. Việc này lại có nghĩa gì? Có nghĩa là tùy thuộc vào những vị trí nào, các nhập của mắt… sẽ ở vị trí đó, tất nhiên có sắc ngoại nhập… Vì sao? Vì không thể xa lìa cảnh giới của sắc… mà có nhãn thức… Chính vì nghĩa này cho nên các nhập của mắt… đã thâu nhiếp các sắc ngoại nhập… Vì vậy, không nói riêng về các ngoại nhập. Lại bởi vì dựa vào nội nhập mà được tên gọi. Đây là có nghĩa gì? Vì dựa vào nội nhập, cho nên được gọi là chúng sinh, chứ không phải là dựa vào ngoại nhập. Chính vì nghĩa này cho nên chỉ nói nội nhập mà không nói ngoại nhập.

Hỏi: Vì sao gọi là Xúc?

Đáp: Hướng đến gọi là Xúc.

Hỏi: Nghĩa này thế nào?

Đáp: Pháp trái ngược với Thức ở trong cảnh giới của niệm, vì nhãn thức… ở trong các cảnh giới của các sắc kia có sự trái ngược nhau giữa hai bên, đó gọi là Xúc. Lại có Xúc tiếp cận hướng về hòa hợp vào một nơi, tên gọi khác nhau mà nghĩa như nhau. Vả lai hòa hợp sinh ra pháp trong phần vị của ý cho nên gọi là Xúc.

Hỏi: Nói về nhân duyên của Xúc còn không đầy đủ, vì ba loại pháp hòa hợp nhân duyên mà sinh ra Xúc. Đây là có nghĩa gì? Vì có ba pháp hòa hợp với nhau mà sinh ra Xúc. Đức Phật đã nói như vậy. Ở đây chỉ nói nhân duyên lục nhập mà sinh ra Xúc, vì vậy trong này không nói đầy đủ về nhân duyên sinh ra Xúc, là một sự lỗi lầm chăng?

Đáp: Vì nói nhân duyên bên trong thâu nhiếp được duyên bên ngoài, ví như tiếng trống. Đây là có nghĩa gì? Như có người vỗ trong bọng cây nhịp nhàng sẽ phát ra tiếng, chỉ nói đó là tiếng trống. Ba pháp như vậy hòa hợp mà sinh ra Xúc. Tuy nói là dựa vào bên trong, nhưng thâu nhiếp được cả bên ngoài, vì vậy không có lỗi. Vả lại, không đồng nghĩa với sự nảy mầm của chủng tử. Nghĩa này thế nào? Như dù có thời tiết-đất-nước… hòa hợp, có thể làm nhân duyên cho sự nảy mầm nhưng nói hạt giống gọi là nhân tốt đẹp, hạt giống có thể nảy mầm là nhân duyên tốt đẹp của mầm. Đây là mầm lúa tẻ, đây là mầm lúa mạch, chứ không nói là cùng nhân; Xúc cũng có nghĩa bất đồng như vậy, dù có ba pháp hòa hợp mới nảy sinh, nhưng chỉ nói nội nhập mà không nói là cùng nhân.

Vì nhân hơn hẳn. Nghĩa này thế nào? Tuy có ba pháp hòa hợp mà sinh ra Xúc, nhưng vì dựa vào căn có khả năng nảy sinh mà nói là nhân nội tại, vì dựa vào sự hơn hẳn kia, dựa vào căn kia, cho nên các Thức có thể nảy sinh, vì những kẻ mù-điếc… không có Thức… vì các pháp như sắc … là cảnh giới của Thức, cho nên dựa vào ba pháp hòa hợp của căn mà có thể sinh ra pháp kia. Tuy ba pháp sinh ra Xúc, nhưng căn là hơn hẳn, cho nên Đức Như Lai chỉ nói pháp hơn hẳn, như nói Lục nhập. Lại nữa, tuy nói Lục nhập, nhưng thâu nhiếp được ba pháp hòa hợp thì mới trở thành Xúc. Vì đã gọi là nhập, tức là nói sáu thức. Vì thức tùy theo nhau cho nên nói nhập (thức) như mắt… tức là thâu nhiếp Xúc nhập như sắc… Vì sao? Vì thức (nhập) không lìa sắc… mà có được thức (nhập) của mắt… Chính vì nghĩa này, ở đây nói lục nhập cũng như vậy.

Hỏi: Lục nhập duyên Xúc, đây là nhân nào?

Đáp: Người mù… không có mắt… nhưng vẫn có cảm xúc với người khác. Đây là có nghĩa gì? Vì có căn mắt… là có sự cảm xúc mắt… nếu lìa xa căn mắt… thì không có sự cảm xúc của mắt… Như người mù… chỉ có ý thức. Lục nhập duyên xúc ở đây cũng như vậy.

Hỏi: Dựa vào Xúc duyên Thọ, đây là nhân nào?

Đáp: Cảnh giới và cảm nhận niềm vui có hòa hợp thì mới có sự cảm nhận niềm vui… Nghĩa này thế nào? Như người bị bệnh phong nhiệt, vì bực tức sự nóng nực, cho nên mong tìm nơi có tuyết rơi hoặc có sự che mát của ngọc ma-ni…

Lại có người vì thời tuyết lạnh lẽo làm cho khổ não, mà mong tìm lửa sưởi cho ấm, mong có áo ấm và tất cả sự va chạm ấm áp như nước nóng…

Hỏi: Xúc duyên Thọ, nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì cùng với sự cảm xúc nảy sinh. Nghĩa này thế nào? Xúc cùng nảy sinh với Thọ. Chính vì nghĩa này, cho nên Xúc duyên Thọ, nghĩa này không đúng. Ví như hai chiếc sừng cùng mọc một lượt, sừng bên phải không làm nhân duyên cho sừng bên trái, sừng bên trái không làm nhân duyên cho sừng bên phải. Đây cũng như vậy, vì vậy phải dựa vào nhân duyên khác mà sinh ra, chứ không phải là nhân duyên của Xúc. Vả lại, nếu cùng sinh, mà Xúc có khả năng làm nhân duyên cho Thọ, thì vì nghĩa này mà Thọ không thể cùng Xúc làm nhân duyên, vì Thọ là nhân tương ưng Xúc sinh ra.

Đáp: Tuy là cùng nảy sinh nhưng môt pháp là nhân, một pháp không phải là nhân. Nghĩa này thế nào? Có hai loại pháp, tuy rằng cùng nảy sinh nhưng có một pháp có khả năng làm nhân cho pháp kia, chứ không phải là pháp thứ hai làm nhân cho pháp kia. Như ánh sáng và ngọn lửa tuy là cùng sinh ra, nhưng ngọn lửa là nhân của ánh sáng chứ ánh sáng không phải là nhân của ngọn lửa. Lại nữa, ví như mặt trời và ánh sáng là hai pháp cùng sinh, nhưng mặt trời chỉ có khả năng làm nhân cho ánh sáng chứ ánh sáng không thể làm nhân cho mặt trời.

Lại nữa, như thân cùng sinh ra cái bóng của thân, thân làm nhân cho bóng chứ bóng không làm nhân cho thân.

Xúc cũng như vậy, tuy cùng phát sinh với Thọ, nhưng Xúc làm nhân cho Thọ mà Thọ không thể làm nhân cho Xúc.

Nỗi hoài nghi này đã chấm dứt. Ngoài ra còn có nghĩa khác , là không phải theo thứ tự làm nhân duyên cùng phát sinh với xúc trong pháp này của tôi. Chính vì nghĩa này, cho nên không phải là thọ và Xúc đều nảy sinh nhất thời trong pháp này của tôi và nảy sinh thế nào? Dựa vào thời gian quá khứ mà Thọ làm nhân cho thời gian sau, và thứ tự làm nhân cho duyên sinh. Làm thế nào biết được? Vì nói một nhân. Đây là có nghĩa gì? Vì nói dựa vào nhân duyên của Xúc mà sinh ra Thọ, chứ không nói là dựa vào nhân duyên của Thọ mà sinh ra Xúc. Đây là có nghĩa là gì? Nếu hai pháp này đều cùng phát sinh thì cho nên nói là duyên, tức là chúng làm nhân lẫn nhau. Chính vì nghĩa này cho nên nói là duyên theo thứ tự, chứ không nói là nhất thời.

Hỏi: Dựa vào Thọ duyên Ái, thì đây là nhân gì?

Đáp: Vì Thọ làm nhân cho mọi ham muốn vui mừng mà sinh ra Ái.

Hỏi: Nếu như vậy thì khổ không cho nên sinh ra chăng?

Đáp: Vì mong cầu rời xa.

Hỏi: Người mong cầu cảm nhận niềm vui là thấy niềm vui cho nên mong cầu không cần phải mong cầu đau khổ bởi vì không cần dùng chăng?

Đáp: Tuy không tìm cầu sự đau khổ nhưng cũng có Ái, vì không muốn thọ nhận nỗi đau kia. Mong muốn xa lìa nỗi đau khổ, đó chính là Ái. Vì vậy cảm nhận nỗi đau khổ cũng là nhân duyên của Ái. Lại nữa, sự cảm nhận niềm vui cũng là nhân duyên của dục ái. Nhận lấy đau khổ, xa lìa nhân duyên hữu ái, đây là có nghĩa gì? Như người đang đau khổ dựa vào sự bức bách của khổ mà không hay biết, vì không có thế lực cho nên thân mạng phải bị giết hại. Dù không tìm khổ, dù không mong cầu niềm vui, mà vẫn có nhân duyên của Ái.

Lại nữa, người mù quáng dựa vào Vô minh, mà chuốt lấy nỗi khổ đau, như kẻ khát nước trong đêm tối quờ quạng uống phải nước lẫn phân. Đây cũng như vậy.

Hỏi: Cảnh giới sắc… đều là duyên của Ái. Vì sao chỉ nói Thọ là duyên của Ái?

Đáp: Vì cảm nhận niềm vui mà mong cầu sắc… kia. Đây là có nghĩa thế nào? Cuộc sống với cảm nhận những niềm vui tất nhiên sẽ có nhiều bạn bè. Chính vì nghĩa này cho nên đối với các pháp sắc… đều sinh tâm yêu thích. Sự thọ nhận là nhân hơn hẳn chứ không phải là sắchương… Vì vậy chỉ nói thọ làm nhân cho Ái mà không nói đến sắc….

Hỏi: Thủ có nghĩa gì?

Đáp: Nhận lấy-gần gũi-nhiễm-bám dính, đều gọi là Thủ. Mong cầu ở chi Hữu và tất cả những vướng mắc đối với của cải riêng trong đời sống… Lại thích ứng với sự ô nhiễm vướng mắc không rời bỏ nhau, gọi là Thủ. Thủ này có bốn loại: Dục thủ, kiến thủ, giới thủ và ngã thủ.

Dục thủ là tham lấy công đức của cảnh giới năm dục.

Giới thủ là bởi vì giữ giới mà ôm lấy ba loại chấp.

Kiến thủ là thân kiến và ngã kiến.

Vả lại, chấp trước vào ngã, gọi là ngã thủ. Người kia đắm theo ngã vì ngã mà mong cầu niềm vui. Vì vậy cầu mong cảnh giới của năm dục kia cầu mong niềm vui của chư Thiên. Hoặc chọn lấy mong thấy được chư Thiên mà thực hành các pháp khổ hạnh như vậy, đó gọi là kiến thủ. Nếu đã cầu được cảnh giới của năm dục, tham đắm vào pháp ấy, thì gọi là dục thủ. Đắm vào cảnh giới dục lạc của đời vị lai cho nên không có thể xa lìa cảnh giới của năm dục, giữ giới như vậy, thì gọi là giới thủ. Lại đắm vào thân mình, tùy thuận với hai bên thì gọi là kiến thủ. Nghĩa là thế nào? Nếu rơi vào bên đoạn thì cố chấp giữ lấy cảnh giới năm dục, đó gọi là dục thủ. Nếu rơi vào bên thường thì tham đắm năm dục, lấy làm nơi sinh tốt đẹp, giữ giới như vậy thì gọi là thủ. Hỏi: Ái làm duyên cho Thủ, đây là nhân nào?

Đáp: Vì không thoả mãn Ái, cho nên sự mong cầu cứ tăng thêm, như uống nước muối lại càng khát thêm. Lại dựa vào Ái cho nên có bốn loại Thủ. Nghĩa này thế nào? Vì dựa vào duyên Ái, cho nên mong cầu cảnh giới năm dục trong hiện tại. Như kinh nói: Dựa vào nhân duyên của Ái mà mong cầu mọi dục vọng, đó gọi là dục thủ.

Lại dựa vào Ái cho nên mong cầu cảnh giới năm dục trong đời vị lai. Vì sự yêu thích ấy mà khởi lên sự giữ giới, mà gọi là giới thủ. Vì người đó chỉ mong cầu cảnh giới năm dục, nếu đã cầu được cảnh giới năm dục, thì không muốn rời bỏ, mà cầu mong ở các trời, chọn ngày tốt thờ tự cúng tế, đều là những mong muốn của ngã. Đắm theo ngã như vậy gọi là ngã thủ, đó gọi là dựa vào nhân duyên Ái hướng về Thủ.

Hỏi: Những Ái nào duyên những Thủ nào?

Đáp: Các dục ái-dục thủ-hữu ái-năng thủ-giới thủ-ngã thủ đều lìa ái-năng thủ và kiến thủ của chi Hữu. Lại nữa, ngã ái và kiến thủ của chúng sinh nảy sinh ra Ái-giới thủ-thọ ái-dục thủ, đối với tất cả thủ tham đắm vào kiến thủ. Dục thù và giới thủ trong bốn thủ là hai thủ thuộc về Ái, hai thủ còn lại thuộc về căn bản vô minh.

Hỏi: Thế nào là nghĩa của Hữu?

Đáp: Hữu này có khả năng phát sinh. Dựa vào khả năng phát sinh này mà siêng tu khả năng ấy. Dựa vào pháp này mà có khả năng phát sinh pháp khác cho nên gọi là Hữu.

Hỏi: Dựa vào Hữu duyên Sinh, đây là nhân nào?

Đáp: Dựa vào nghiệp của Hữu mà Sinh, như trước đây đã nói. Dựa vào Hành có Thức, ở đây cũng vậy, cần phải nói đầy đủ.

Hỏi: Phiền não cũng là nhân duyên của chi Sinh, như kinh nói:

Nhân của Ái có khả năng phát sinh. Vì sao chỉ nói Hữu là nhân duyên của Sinh mà không nói duyên Thủ?

Đáp: Vì dựa vào nhân phát sinh hơn hẳn cho nên nói như vậy. Nghĩa này thế nào? Trong này chỉ nói nhân hơn hẳn của pháp sinh. Vậy thế nào là hơn hẳn? Đây là địa ngục, đây là con người, và đây là trời, những thân nghiệp như vậy… là nhân gần, mà không phải là phiền não. Những nhân kia lại có nhân đã sinh, sinh trong đồng loại, mỗi cái đều có sự khác nhau, nghĩa là tất cả đều khác biệt về sắc lực, về nhà cửa, sống lâu, chết yểu, có bệnh, không bệnh, tiêu dùng của cải trong đời sống. Các nghiệp trong này cũng vậy, cho nên biết đó là nhân gần chứ không phải phiền não, là vì nói nhân duyên Hữu, Sinh hữu chứ không phải là nhân duyên Thủ.

Hỏi: Nếu Hữu có khả năng làm nhân duyên cho Sinh, thì tại sao nói Hữu là nhân duyên Sinh mà không nói là nhân duyên Sinh với Hữu?

Đáp: Vì Hữu định và bất định. Nghĩa này thế nào? Vì có chi Hữu tất nhiên phải có chi Sinh, nhưng có chi Sinh thì không cần phải có chi Hữu. Giống như dựa vào đế thứ hai kia, cho nên phải có đế thứ nhất, nhưng không cần phải nhờ có đế thứ nhất mới có đế thứ hai. Nếu không như vậy thì cuối cùng sẽ không có nhân duyên giải thoát. Vì vậy, nói dựa vào nhân duyên của chi Hữu thì phải có chi Sinh chứ không phải Sinh duyên Hữu.

Hỏi: Lão là nghĩa gì?

Đáp: Da nhăn, thể lực sút kém gọi là lão. Có người nói: Gọi là lão vì có sự thay đổi khác đi. Nghĩa này không thành. Vì sao? Vì không dừng lại, vì hành của hữu vi không dừng lại trong sát na. Nếu hành của hữu vi trong mỗi ý niệm không hề dừng lại, thì sao lại nói là đổi thay mà gọi là lão? Lại còn có lỗi, nếu pháp có thay đổi thì cần phải dừng lại trong sát na thứ hai. Nếu pháp dừng lại trong sát na thứ hai thì không phải là nghĩa của pháp Phật. Lại còn có lỗi nói thay đổi khác đi là phủ nhận thật thể. Nếu ngay trong pháp trước có sự đổi thay khác đi thì pháp ấy cần phải xả bỏ bản thể. Còn nếu như pháp đó không thay đổi khác đi, thì không có thể nói là có đổi thay, có khác biệt. Còn nếu pháp không bỏ rơi bản thể của nó thì cũng không có thể nói là có sự đổi khác mà gọi là lão. Vì vậy không có thể nói là có chuyển biến mà gọi là lão. Trước có nói tướng lão, đó là nghĩa của lão.

Hỏi: Tâm-tâm số pháp, làm sao biết được là lão?

Đáp: Vì nhận thấy tâm pháp dựa vào pháp khác, có nghĩa là các căn mà bốn đại sút giảm rõ rệt, sự nhớ nghĩ mỏng manh-quên sót-lầm lẫn, đối với các pháp môn đã có-đã nghe, không nhận thấy rõ được cảnh giới khó trông thấy. Với những trạng thái như vậy, thì biết là tâm có lão.

Hỏi: Tử có nghĩa gì?

Đáp: Chết là từ bỏ mạng sống cuối cùng, tiêu mất hẳn trước khi đi đến một thế giới khác… Đó gọi là tử. Như vậy thì tử này và lão vừa nói trên, kết hợp cả hai hiện tượng này cho nên gọi là chi lão tử.

Lại còn có người nói: Sau khi các căn và bốn đại… sút kém rất tinh tế khó phân biệt, đó gọi là lão, bị tan vỡ gọi là tử, như tán cây tàn tạ dần. Lại nữa, bốn đại bị phá hoại gọi là lão, tiêu tan hết gọi là tử, như chiếc xe cũ kỹ hư mục rã rời tan nát. Lại nữa, đối với năm ấm tùy thuận diệt mất, đó gọi là lão, hiện tượng diệt gọi là tử, như ngôi nhà cũ đã mục hết.

Hỏi: Sinh duyên lão tử có nghĩa gì?

Đáp: Vì pháp kia đã tan rã mà có được pháp này. Nếu không có pháp kia thì cũng không có pháp này. Nghĩa này thế nào? Như mới đầu, nắn chiếc bình, thời gian sau bình sẽ cũ. Lại nữa, trước nắn chiếc bình, thời gian sau chiếc bình sẽ bị vỡ nát. Đây cũng như vậy. Có chúng sinh sinh ra về sau có già chết, chứ không phải là không sinh ra. Vì vậy là dựa vào sinh duyên lão tử.

Hỏi: Nếu trong một niệm Sinh mà lập tức chết đi, thì trong đó làm sao có Sinh duyên lão tử?

Đáp: Mạng diệt mất. Nghĩa này thế nào? Nơi kia có mạng rút giảm hiện tiền thì mạng năm ấm diệt mất, đó gọi là lão. Giống như cơn mưa có mây cho nên mưa, không có mây thì không có mưa, cũng có lúc có mây mà không có mưa. Phạm vi này cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao trong ba pháp tướng hữu vi một chỗ chỉ nói sự sống là chi Sinh, một chỗ lại nói lão và lấy làm chi lão?

Đáp: Vì nghĩa tùy thuận. Lúc pháp sắp sinh thì Sinh luôn luôn tùy thuận, khi pháp sắp diệt thì chi lão tùy thuận. Lại nữa, chi lão tử tùy thuận pháp hoại, chi Sinh và lão tử kia trái ngược với nhau, hai pháp Lão tử cùng thay phiên nhau tùy thuận.

Nói tùy thuận, vì tùy thuận với sự phá hoại cho nên gọi là lão tử cũng như vậy. Vì vậy lão tử hợp thành một chi, Sinh là chi riêng.

Hỏi: Vì sao không nói sự âu lo… là chi?

Đáp: Vì không bao phủ khắp trong tất cả các chúng sinh. Nghĩa này thế nào? Các pháp âu lo… không bao phủ khắp trong ba cõi, chính vì nghĩa này cho nên không nói là chi.

Hỏi: Vô minh diệt thì hành diệt có theo thứ tự nào không?

Đáp: Như Lai nói theo thứ tự là mười hai phân nhân duyên như Vô minh… có thể sinh ra chi Hữu. Vì mọi chúng sinh không có thể nhận biết được mười hai nhân duyên cho nên rơi vào Đoạn kiến. Đức Như Lai đã nói theo thứ tự là Vô minh diệt, thì những Chi khác cũng đều diệt. Vì mọi chúng sinh không thể thấy biết nhân duyên Vô minh, cho nên rơi vào Thường kiến. Vả lại, như trước đây đã nói, thế nào là thế gian có? Vì không thấy biết mười hai nhân duyên, cho nên rơi vào vô biên? Chính vì nghĩa này cho nên Đức Như Lai mới nói: Thế nào là thế gian mất? Vì không thấy biết các pháp là gì cho nên rơi vào có biên. Chính vì nghĩa này, cho nên Đức Như Lai nói tiếp như trong kinh Như Lai Ca Chiên Diên. Vả lại, đã nói đến thân kiến-Tập đế-Đạo đế, mà chưa nói đến thân kiến-Khổ đế-Diệt đế, vì vậy cần phải nói. Lại nữa, đã nói đến Nhiễm đế mà chưa nói đến Tịnh đế.

Lại nữa, đã nói đến chân lý của sự ràng buộc, nhưng chưa nói đến chân lý của sự giải thoát. Nay cần phải nói đến, cho nên Như Lai nói Vô minh diệt thì Hành cũng diệt.

Hỏi: Các nhân duyên này có bao nhiêu thứ?

Đáp: Nói gọn có bốn loại. Đó là:

  1. Có thời gian của mười hai nhân duyên.
  2. Sát na.
  3. Thứ tự.
  4. Không đoạn tuyệt.

Thời gian là đến lúc, gọi là lúc nhân duyên. Nghĩa này thế nào? Thời Vô minh là thời quá khứ. Sinh phiền não là thời của Vô minh. Nói thời gian của Hành, là nói nghiệp thuộc thời gian quá khứ, đó gọi là thời gian của Hành.

Nói thời gian Thức, là tâm thác sinh, cùng sinh với quyến thuộc, đó gọi là thời gian của Thức.

Thời gian Danh sắc là khi tinh huyết chưa hòa hợp thành, tức Cala-la An-phù-đà, Tỳ-ni-kiên-chi… Trong thời gian như vậy chưa sinh ra các căn, năm tình, và lục nhập chưa đầy đủ. Thể của sự phát sinh trong thời gian ấy thì gọi là Danh sắc.

Thời gian lục nhập đã sinh ra các căn đầy đủ như mắt… các cơ quan của lục nhập chưa có khả thể có sức lực làm chỗ nương tựa cho tâm, tâm số pháp, đó gọi là thời gian lục nhập.

Nói thời gian Xúc là thời gian tùy thuộc vào các căn có thể làm chỗ nương tựa cho tâm-tâm số pháp kia, nhưng chưa có thể thực hiện phân biệt khổ-vui, cũng chưa có thể làm mọi việc tốt, xấu, chưa có hành động hơn hẳn, đó gọi là thời gian Xúc.

Nói thời gian Thọ, là thời gian biết cảm nhận khổ, vui, phân biệt được nỗi khổ, niềm vui, gồm cả những việc tốt xấu, vui mừng, ăn uống, chưa có sự yêu thích ái dục, chưa đủ sức tiếp nhận tiền của riêng cho sự sống, đây là thời gian Thọ.

Nói thời gian Ái, là hành động yêu thích-ham muốn, có tiền của cung phụng cho đời sống, nhưng chưa thể phân biệt có không, đây gọi là thời gian ái.

Nói thời gian Thủ là biết phân biệt có, không, khởi lên sự mong cầu như vậy, đó gọi là thời gian Thủ.

Nói thời gian Hữu, là mong cầu cảnh giới năm dục ở đời này, và trong đời vị lai, cho nên dong ruổi tìm kiếm mưu cầu cho đời sống tương lai, bắt đầu gây ra mọi thứ nghiệp, đó gọi là thời gian hữu.

Nói thời gian Sinh, là kiếp sống này đã lùi vào dĩ vãng, tức là sẽ được ký thác vào nơi sinh của đời kiếp sau, đó gọi là thời gian Sinh.

Thời gian Lão tử là từ đây về sau, các căn sẽ bị phá hoại dần, gọi là thời gian Lão tử.

Nói Sát na nghĩa là các chi như Danh sắc… gọi là Sát na (Khoảnh khắc), vì trong một ý niệm đều có đủ tất cả mười hai chi. Nghĩa này thế nào? Như một người dựa vào tâm tham lam mà giết hại chúng sinh. Chỗ dựa đó đã có sự mê lầm ngu si… gọi là Vô minh. Chỗ dựa đó đã có tâm niệm tương ưng với sự lo nghĩ, gọi là Hành. Chỗ dựa đó đã có ý thức tương ưng với pháp, gọi là Thức. Chỗ dựa đó đã có pháp tướng nảy sinh cùng với Thức. Bốn Đại và sự nương dựa vào bốn Đại mà nảy sinh bốn Trần, các pháp diễn ra như vậy gọi là Sắc. Chỗ dựa đó đã có Nhập dựa vào, tạo ra nghiệp mà chẳng lìa được Nhập, gọi là Lục nhập. Chỗ dựa đã có các pháp đối xứng tương ưng với nhau, gọi là Xúc. Chỗ dựa đó đã có sự tương ưng với những cảm giác, gọi là Thọ. Chỗ dựa đó đã có sự tương ưng với tâm tham dục, gọi là Ái. Chỗ dựa đó đã có tâm niệm không buông bỏ ái, gọi là Thủ. Chỗ dựa đó đã có nghiệp thân-miệng-ý, gọi là Hữu. Chỗ dựa đó đã có các pháp khởi lên thay thế các pháp đó, gọi là Sinh. Chỗ dựa đó các pháp đã có đổi khác, gọi là Lão. Chỗ dựa đó các pháp đã có tản diệt, gọi là Tử.

Có thứ tự là nghĩa vô thỉ. Nghĩa này thế nào? Vì nhân quả kia không đoạn tuyệt. Chính vì nghĩa này cho nên không biết điểm khởi đầu của nhân quả đó.

Không đoạn tuyệt vì mỗi nhân của nhân kia không đoạn tuyệt. Nghĩa này thế nào? Là nghĩa từ xa đến. Hơn nữa, không phải chỉ có mười hai chi hữu có khả năng nảy sinh nhân duyên, vì tất cả các pháp hữu vi kia đều gọi là nhân duyên.

Hỏi: Các pháp như tâm sâu xa… có thứ tự nào?

Đáp: Vì thành tựu tất cả công đức thù thắng, vì không đánh mất tâm Bồ-đề trong tất cả các pháp, vì làm căn bản. Nghĩa này thế nào? Ở trong công đức tu hành của các Đại Bồ-tát, nói tâm sâu xa kia dùng làm căn bản, bởi vì các Bồ-tát đều thành tựu tâm sâu xa, và lấy làm nhân để không đánh mất tâm Bồ-đề. Như tâm sâu xa, các hành cũng như vậy.

Tự nhiên tu hành chỉ vì muốn đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh. Vì vậy Đức Như Lai vì muốn chỉ rõ nghĩa theo thứ tự như thật tu hành, cho nên sau khi nói về tâm sâu xa, thì tiếp theo Ngài nói về hoạt động của tâm. Lại bởi vì Bồ-tát thành tựu thâm tâm và hành tâm, rồi sau đó tu hành đem lại lợi ích cho mọi người. Vì muốn chỉ rõ nghĩa thù thắng như vậy cho nên Đức Như Lai nói đến thành tựu tâm Xả sau khi nói về việc tu hành. Lại bởi vì Bồ-tát tu hành như thật về giữ giới-bố thí … và nguyện đem pháp tốt đẹp đó hồi hướng. Dựa vào nghĩa như vậy chỉ rõ sự tu hành trợ đạo Bồ-tát. Vì vậy, tiếp theo nói về thành tựu hồi hướng. Vả lại, từ giữ giới cho đến hồi hướng đều không phải là thiện căn nhất định, tiếp theo là muốn chỉ rõ pháp Tam-muội thù thắng, muốn làm cho chúng sinh an trú trong những căn thiện như Từ Bi… Chính vì nghĩa này cho nên Đức Như Lai nói về thành tựu tâm Đại Từ Bi… sau khi nói pháp hồi hướng. Đức Như Lai đã an trí pháp yên vui mầu nhiệm nhất định đối với Bồ-đề, vì muốn xa lìa tâm niệm tham đắm kia, cho nên sau khi nói về tâm Từ Bi thì tiếp theo mới nói đến pháp phương tiện. Vì có phương tiện cho nên có trí tuệ sáng suốt thấy rõ các pháp. Chính vì nghĩa này cho nên Bồ-tát không rơi vào phần vị Thanh văn và Bích-chi-Phật, mà đi vào phần vị Bồ-tát.

Vì vậy, Đức Như Lai nói đến thành tựu Bát nhã Ba-la-mật sau khi nói về pháp phương tiện.

Hơn nữa, nói gọn từ thành tựu tâm sâu xa cho đến phương tiện, là chỉ rõ sự thành tựu công đức hỗ trợ cho đạo.

Cuối cùng thành tựu Bát nhã Ba-la-mật là chỉ rõ thành tựu trí tuệ trợ đạo.

Lại nữa, từ thành tựu tâm sâu xa cho đến phương tiện là chỉ rõ thành tựu công đức Bồ-đề đạo. Thành tựu cuối cùng là Bát nhã Ba-lamật, tức là chỉ rõ thành tựu đạo trí tuệ Bồ-đề.

Vả lại, từ thành tựu tâm sâu xa cho đến hồi hướng là chỉ rõ thành tựu thân Giới. Hai pháp Từ-Bi là chỉ rõ thành tựu thân Định, phương tiện Bát nhã là chỉ rõ thành tựu thân tuệ. Lại nữa, thành tựu tâm sâu xa tức là chỉ rõ thành tựu tâm ngay thẳng. Bảy câu còn lại là chỉ rõ thành tựu sự tu hành.

Hơn nữa, thành tựu tâm sâu xa và thành tựu tâm hành là chỉ rõ nhà giới. Thành tựu tâm Xả và thành tựu hồi hướng là chỉ rõ nhà bố thí. Thành tựu tâm Đại Từ và thành tựu tâm Đại Bi là chỉ rõ nhà diệt. Thành tựu phương tiện và thành tựu Bát nhã là chỉ rõ nhà trí. Như vậy, tất cả các pháp có trở ngại hay không trở ngại, thì trong tất cả các Tu-la-la khác đã nói rộng, cho nên biết.

Tu-la-la này là dựa vào nghĩa giới học của các Đại Bồ-tát mà nói.

Như vậy, với tám vạn bốn ngàn Vô lượng vô biên các pháp môn…của các Đại Bồ-tát, đều thuận theo tương tự biết rõ.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9