LUẬN DI LẶC BỒ TÁT SỞ VẤN KINH
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Từ bỏ trộm cắp: Trộm cắp có chín loại:

  1. Vật người khác đang giữ gìn.
  2. Nghĩ đến vật ấy.
  3. Tâm ngờ vực.
  4. Nhận biết không theo.
  5. Muốn cướp đoạt.
  6. Biết vật của người khác mà sinh tâm cho là của mình.
  7. Tạo tác
  8. Tướng không tạo tác.
  9. Không có tướng tạo tác.

Những loại này gọi là nghiệp trộm cắp của thân.

– Vật người khác đang gìn giữ; đây là nói rõ việc trộm lấy vật người khác đang gìn giữ.

– Nghĩ đến đồ ấy, nghĩa là nếu không nảy sinh ý tưởng là của mình, không nói là đồ vật của mình, thì gọi là nghĩ đến vật ấy.

– Tâm ngờ vực; nếu như tâm có ngờ vực vật này là của mình hay của người khác, mà vật đó vẫn là của người khác.

– Biết mà không theo, là biết vật của người khác, nảy sinh tâm niệm theo người khác với tư tưởng đó là vật của mình.

– Muốn cướp đoạt, là phát sinh tâm niệm gây tổn hại.

– Biết vật của người khác mà sinh tâm cho là của mình. Hoặc thấy không khác lạ, hoặc lấy vật ở chỗ tối, hoặc lấy vội vàng, hoặc lấy vật khác, hoặc đã lấy vật của người rồi cho là của mình.

– Về tạo tác, tướng không tạo tác và không có tướng tạo tác, như đã nói trong phần sát sinh ở trước. Nghiệp đạo thành hay không thành tùy thuộc vào nghĩa tương ưng để giải thích, cho nên biết.

Từ bỏ tà dâm; Tà dâm có tám loại:

  1. Người con gái được bảo hộ.
  2. Tưởng nghĩ người đó.
  3. Tâm hoài nghi.
  4. Đạo và phi đạo.
  5. Không giữ gìn.
  6. Phi đạo và phi thời.
  7. Tạo tác.
  8. Tướng không tạo tác.

Những loại này gọi là nghiệp tà dâm của thân.

– Người con gái được bảo hộ; là người con gái được cha mẹ gìn giữ, bảo vệ như vậy…

– Tưởng nghĩ người đó; là biết người con gái kia đã được cha mẹcó ý tưởng che chở chứ không phải là không có ý tưởng che chở.

– Tâm ngờ vực; như nảy sinh tâm ngờ vực, cô này hay cô khác, cha mẹ gìn giữ hay không gìn giữ; cô gái này của mình hay là cô khác. Nhưng người con gái đó đã được cha mẹ gìn giữ. Đối với những người con gái đã được sự bảo hộ của cha mẹ, thì mọi việc nghi ngờ đó đều là tà dâm.

– Đạo và phi đạo; đạo là có chỗ ấy, phi đạo nghĩa là không phải chỗ ấy. Bất hộ là người kia không giữ gìn người con gái. Phi đạo và phi thời cũng gọi là tà dâm (tức dâm dục không phải thời, không phải chỗ âm đạo).

– Không phải giữ gìn; là người con gái tự giữ lấy mình hay người con gái không tự giữ lấy mình, hành dâm trái chỗ của họ cũng là tà dâm.

Lại nữa, người con gái không được giữ gìn, nghĩa là tất cả người con gái mà không biết giữ gìn…, đều gọi là tà dâm.

– Tạo tác và tướng không tạo tác, thì như đã nói trong phần sát sinh ở trước, cho nên biết.

– Tướng không tạo tác là pháp không tạo tác, trong việc tà dâm nó không như vậy. Vì điều xấu tự gây tạo cho nên, như người bệnh phải uống thuốc. Vì uống thuốc cho nên khỏi bệnh tật, hóa ra không có bệnh.

Người bệnh thì được lành, nhưng bệnh của thầy thuốc thì không lành.

Từ bỏ nói dối: Nói dối có bảy loại:

  1. Chuyện trông thấy…
  2. Việc lộn ngược và không lộn ngược.
  3. Tâm nghi ngờ.
  4. Phát sinh tư tưởng che giấu.
  5. Tạo tác.
  6. Tướng không tạo tác.
  7. Không có tướng tạo tác.

Những loại này gọi là nghiệp nói dối của miệng.

– Chuyện thấy… nghĩa là thấy-nghe-biết ở trong những việc lộn ngược hay không lộn ngược.

– Việc lộn ngược là nghe chuyện của người kia như vậy, không lộn ngược là y như việc của người kia mà nói.

– Tâm nghi ngờ, là nảy sinh ngờ vực; là như vậy, là không như vậy, là luôn luôn như vậy, là luôn luôn không như vậy

– Phát sinh tư tưởng che giấu, là cố ý che giấu sự thật, làm chuyện khác lạ rồi nói theo chuyện khác lạ đó.

– Tạo tác và tướng không tạo tác-không có tướng tạo tác, như trước đã nói trong phần sát sinh.

Có người nói: Tướng của thân và cử chỉ đứng yên lặng trong lúc bố tát đều có tướng không tạo tác của nói dối trở thành nghiệp của thân và ý vì cho là nói dối. Mặc dù có nói những lời này, nhưng về nghĩa thì không như vậy. Vì sao? Vì nghiệp khác với tướng.

Khác với tướng là vì nghiệp của thân-miệng-ý khác với tướng. Vì vậy nghiệp của miệng không phải là Thể của nghiệp thân và ý, nhưng vẫn dựa vào nghiệp vốn có của miệng, điều mà thế gian thường dùng. Nhưng khi nghiệp miệng và nghiệp thân đã biểu lộ trước mắt, dù nói là không tạo ra nghiệp miệng, nhưng nghiệp miệng vẫn có tên gọi. Hoặc trong bố tát, Tỳ-kheo dù không nói vẫn trở thành nghiệp của miệng. Vì sao? Vì vẫn dựa vào nghiệp miệng mà đặt ra pháp chế ngự. Trước hết phải chấp nhận lời nói này: “Mình ở trong pháp Phật không tạo ra pháp như vậy, tạo ra pháp như vậy, mà người kia trước có tâm quan trọng nhưng về sau lại không nói, mà chỉ đứng yên lặng. Người đó đã rời bỏ tâm quan trọng ban đầu mà họ có, Vì vậy, có thể hoàn thành nghiệp nói dối của miệng”.

Từ bỏ nói hai lời. Nói hai lời có bảy loại:

  1. Gợi lên ý nghĩ bất thiện.
  2. Thật sự nói dối.
  3. Tâm phá hoại.
  4. Trước cố ý phá hoại không hòa hợp.
  5. Tạo tác.
  6. Tướng không tạo tác.
  7. Không có tướng tạo tác.

Những loại này gọi là nghiệp nói hai lời của miệng.

– Ý nghĩ bất thiện là nghiệp bất thiện tương ưng với tâm phiền não.

– Thật sự nói dối, là biết rõ người khác, biết rõ cái xấu trong tâm người khác, hoặc nói thật-hoặc nói dối để làm hỏng tâm của người khác, phá hoại tâm người khác.

– Trước cố ý phá hoại không hòa hợp, nghĩa là ý thì gợi lên điều ác, còn thân tự nổi lên pháp ác, đó gọi là nói hai lời.

– Tạo tác, tướng không tạo tác-không có tướng tạo tác, như đã nói trong phần sát sinh trước đây.

Có người nói: Phá hoại vô tác trong nghiệp nói hai lời, không gì nặng hơn là phá hoại Tăng bằng nói hai lời. Nhưng ở bên Như Lai mà nói thì vẫn không phá hoại được, vậy thì không thành nghiệp ác phá hoại Tăng.

Như vậy, nghiệp không phá hoại là không nói hai lời.

Từ bỏ lời nói hung dữ. Lời nói hung dữ có bảy loại:

  1. Dựa vào ý nghĩ bất thiện.
  2. Khởi tâm gây rắc rối.
  3. Dựa vào tâm rối loạn.
  4. Nói với người bằng lời lẽ hung dữ.
  5. Tạo tác.
  6. Tướng không tạo tác.
  7. Không có tướng tạo tác.

Những loại này được gọi là nghiệp lời nói hung dữ của miệng.

– Dựa vào ý nghĩ bất thiện, là miệng thốt ra lời nói ác khiến cho người nghe có thể nảy sinh khổ đau, phiền muộn.

– Khởi tâm gây rắc rối, là tâm niệm chỉ nổi lên sự não loạn gây rắc rối chứ không hề khởi tâm yên ổn. Nếu có tâm yên ổn thì dù có nói lời hung dữ, cũng không có tội gây não loạn rắc rối.

– Dựa vào tâm rối loạn là khởi tâm như vậy mà tùy lúc gây rối loạn cho người nghe. Gây loạn là không làm rối loạn bằng tâm nói ác.

– Tướng tạo tác và tướng không tạo tác-không có tướng tạo tác, như đã nói trong phần sát sinh ở trước.

Từ bỏ lời nói thêu dệt: Nói thêu dệt có bảy loại:

  1. Dựa vào ý nghĩ bất thiện.
  2. Lời nói không có nghĩa.
  3. Phi thời.
  4. Tương ưng với pháp ác.
  5. Tạo tác.
  6. Tướng không tạo tác.
  7. Không có tướng tạo tác.

Những điều này trùm khắp lời nói hung dữ, gọi là nghiệp nói thêu dệt của miệng.

– Dựa vào ý nghĩ bất thiện, là dựa vào phần vị Tu đạo ở cõi Dục, có lời nói tương ưng với tâm phiền não, cho nên gọi là nói thêu dệt.

– Lời nói vô nghĩa, là rời xa nghĩa chân thật.

– Phi thời, là lời nói tuy có nghĩa nhưng nói không phải lúc, cũng trở thành lời nói thêu dệt. Lại nói có lúc, ví như người tự do ăn nói ở giữa đại chúng, cũng trở thành lời nói thêu dệt.

– Tương ưng với pháp ác, là mọi lời nói đùa cợt, phi pháp, ca vũ… tất cả đều không tương ưng với pháp thiện, đều là nói thêu dệt.

– Tạo tác, tướng không tạo tác-không có tướng tạo tác, như đã nói trong phần sát sinh trước đây.

Tham, là bị ràng buộc do tâm niệm yêu thích, muốn có được tiền bạc tài sản của người khác. Tâm tham ái ràng buộc chắc chắn mà mong muốn được Tự Tại như người khác, đó gọi là tướng tham, nên biết!

Sân, là khởi lên tâm ác đối với chúng sinh khác muốn đánh đậpgiết hại…, ngược với tâm Đại Từ Bi, đó gọi là sân.

Chúng sinh, là xa lìa việc chẳng phải chúng sinh. Người khác là xa lìa việc của chính mình. Nói sân đối với chúng sinh khác, là khởi lên tâm độc ác đối với chúng sinh khác.

Tâm hại là không có tâm Từ. Đánh là không có tâm Bi vì muốn giết chết kẻ đó và đánh đập là dùng roi-gậy-đất đá… có khả năng gây khổ não đều gọi là đánh. Trái với tâm Từ Bi, muốn giết chết người khác là trái với tâm Từ, đánh người là trái với tâm Bi, những hành động như vậy gọi là tướng sân, nên biết.

Tà kiến là thấy không có sự ban cho trong pháp bố thí… Đây là nói rõ nghĩa gì? Ở trong Bố thí thấy không có Bố thí, ở trong ban cho thấy không có ban cho, ở trong buông xả thấy không có buông xả. Những cách nhìn như vậy gọi là tà kiến.

Hỏi: Tại sao như vậy gọi là tà kiến? Vả lại, ba câu là Bố thí-ban cho và buông xả có gì sai biệt?

Đáp: Bố thí; tâm chân chánh thì ruộng phước và không phải ruộng phước đều bố thí cả. Ban cho cũng là tâm chân chánh mà ban cho ruộng phước mà không phải ruộng phước.

Buông xả, là chỉ với tâm chân chánh mà Bố thí ban cho ruộng phước. Lại nói: Thấy không có Bố thí, bởi vì nhận thấy sự Bố thí không thanh tịnh. Lại nói: Thấy không có ban cho bởi vì bài báng người Bố thí không có công đức. Lại nói: Thấy không có buông xả, bởi vì bài báng người tiếp nhận không có công đức.

Những cách nhìn không chính đáng như vậy đều là tướng của con người keo kiệt.

Bởi vì thấy những người Lãou có thì keo kiệt tham tiếc, mà người nghèo thì có thể Bố thí, cho nên người này đã khởi tâm như vậy: Nếu thật sự có Bố thí cho, thì người keo kiệt không đáng Lãou có. Vì sao? Vì đời trước họ đã quen thói keo kiệt bủn xỉn khá lâu.

Lại nảy sinh tâm nghi ngờ, là người có thể Bố thí này không đáng nghèo khó. Vì sao? Vì đời trước họ đã quen bố thí trong thời gian khá lâu. Dù người đó có nảy sinh tà kiến như vậy, nhưng mà ý nghĩa thì không như vậy.

Hỏi: Nếu vậy thì nghĩa này là sao?

Đáp: Người Lãou kia dù trong kiếp quá khứ đã quen tánh keo kiệt, nhưng bỗng nhiên gặp được ruộng phước thanh tịnh, đã làm việc bố thí chút ít trong ruộng phước đó, cho nên họ cảm được quả báo Lãou có trong đời này, nhưng vì thói quen mà tánh keo kiệt vẫn không bỏ.

Người nghèo có thể bố thí; điều này thế nào? Người nghèo kia trong đời quá khứ, vì không có lòng tin tưởng đối với không phải ruộng phước, vì không hết lòng, vì muốn được tiếng khen, vì mong cầu quả báo, vì mong muốn được người tôn trọng, cho nên người đó mới bố thí. Chính vì nghĩa đó, cho nên không cảm được quả báo Lãou có. Vì đã từng quen bố thí từ trước, cho nên đời này cũng có thể buông bỏ.

Không có hành động tốt lành-hành động hung ác; là dựa vào tự thân thấy thường-vô thường, mà phát sinh hình tướng lỗi lầm.

Không có quả báo của hành nghiệp tốt-xấu, người kia thấy có kẻ làm điều thiện mà nhận chịu đau khổ, kẻ làm điều ác mà được hưởng niềm vui, cho nên người ấy nảy sinh tâm niệm như vậy: Quả báo khổ vui có một cách tự nhiên chứ không phải từ nhân duyên.

Không có đời này-đời khác, nghĩa là người kia với tâm niệm thấy đời này sẽ hoại diệt, mà họ không thấy đời sau sẽ đến, cho nên họ nghĩ thầm sẽ không có đời sau. Người kia lại nảy sinh tâm niệm này: Thật không có ngã, vì nếu có ngã thì thế gian sẽ không có chúng sinh hóa sinh. Bởi vì họ không quán sát mười hai nhân duyên.

Lại sinh tâm ngờ vực cho là tất cả nam nữ vì niềm vui của mình mà làm chuyện dâm dục, chứ không vì nảy sinh từ ngã, mà ngã dựa vào nghiệp của mình và sinh trưởng trong đó. Như chúng sinh loài thấp sinh (sinh trong môi trường ẩm thấp) nương vào nơi nào có đất ẩm ướt thì sinh sôi nảy nở. Đất ẩm ướt không phải là cha mẹ của chúng sinh đó, ngã cũng như vậy.

Họ lại thấy A-la-hán cầu lạnh, cầu nóng, cầu thức ăn-thức uống… rồi cho là thế gian không có A-la-hán. Vì sao? Vì A-la-hán còn có tâm niệm yêu thích. Người đó tự mình không còn năng lực tu hành, cho nên họ không thể đoạn tuyệt được mọi phiền não, rồi cho là thế gian không có A-la-hán.

Hỏi: Nên nói về nghĩa từ bỏ sát sinh. Vì nghĩa nào mà có thể gọi là từ bỏ? Vì có sự việc có thể giết mà được gọi là từ bỏ, hay là vì không có sự việc có thể giết mà gọi là từ bỏ? Nếu có sự giết mà bảo là từ bỏ thì nghĩa không thành. Vì sao? Vì quả của thói quen tạo ra đã thành hình, sao lại nói từ bỏ các sự sát sinh được? Nếu không có sự việc có thể giết mà gọi là tử bỏ, thì không có phước của việc từ bỏ sát sinh. Như không có sừng thỏ để có thể cắt đứt, thì cũng không có nghĩa từ bỏ việc cắt đứt. Lại nói từ bỏ sát sinh, gọi là việc không sát sinh, cũng như không buông bỏ việc thâu nhiếp chúng sinh!

Đáp: Vì đã thọ pháp không giết hại, dựa vào tâm thọ pháp vốn có mà có năng lực. Vì vậy, không tạo ra việc ác sát sinh kia, bởi vì đã thọ pháp từ bỏ sát sinh, và cũng vì phát sinh pháp thiện cho nên từ bỏ sát sinh, chứ không từ bỏ việc thâu nhiếp chúng sinh.

Hỏi: Có thể sát sinh mà từ bỏ sát sinh, hay là không thể sát sinh mà từ bỏ sát sinh, hay là có thể sát sinh cũng không thể sát sinh mà từ bỏ sát sinh?

Đáp: Có thể sát sinh cũng không thể sát sinh mà từ bỏ sát sinh. Vì sao? Vì tâm ác khởi lên không ngừng nghỉ, cho nên gọi là từ bỏ sát sinh. Đây là nói rõ nghĩa gì? Nếu còn có thể giết hại chúng sinh mà từ bỏ sát sinh, hay không thể giết hại chúng sinh mà không từ bỏ lĩnh vực sát sinh, thì nghĩa từ bỏ không thành. Đây lại có nghĩa gì? Bởi vì từ bỏ tội lỗi có thể giết hại chúng sinh thì thành phước thiện không thể giết hại chúng sinh. Chính vì nghĩa này cho nên đối với đối với có thể giết hại chúng sinh và bên cạnh không thể giết hại chúng sinh sẽ trở thành phước thiện vì từ bỏ sát sinh. Nếu không như vậy thì không có thể nói là từ bỏ việc sát sinh, không trở thành buông bỏ việc sát sinh, không nhận chịu sự việc sát sinh, sẽ đạt được từ bỏ việc sát sinh. Nếu không như vậy thì không nhận chịu cần phải từ bỏ, mà nhận chịu tùy theo thì không từ bỏ.

Hỏi: Phải dựa vào ấm-giới-nhập trong hiện tại có thể từ bỏ sát sinh, chứ không phải trong quá khứ-vị lai?

Đáp: Nếu hỏi và đáp như trước đây thì không thành tựu về nghĩa từ bỏ sát sinh.

Hỏi: Nên nói về từ bỏ sát sinh… có bao nhiêu loại từ bỏ?

Đáp: Có ba loại từ bỏ:

  1. Thành lập.
  2. Dựa vào.
  3. Phát sinh.

Dựa vào và thành lập, sát sinh và lời nói hung dữ dựa vào chúng sinh, vì tâm sân hận mà hình thành. Trộm cắp, tà dâm là dựa vào tiền của hỗ trợ cho đời sống, vì tâm tham lam mà hình thành. Nói dối, nói hai lời và nói lời thêu dệt đều dựa vào danh tự, đều vì tâm tham lam mà hình thành. Tà kiến dựa vào sắc, vì tâm ngu si mà hình thành. Khởi lên mười bất thiện nghiệp đạo, tất cả đều từ tham lam-giận dữ và si mê gây ra.

Dựa vào tâm tham lam mà khởi lên hành động sát sinh, tâm tham lam mà sát sinh, hoặc vì ham da-thịt-gân-xương-răng-sừng và tiền bạctài sản… mà giết chết mạng sống chúng sinh, hoặc vì mình, vì những gì mà mình yêu thích, mỗi thứ đều có đủ ba việc mà sát sinh.

Dựa vào tâm giận dữ mà khởi lên sát sinh, nghĩa là vì tâm giận dữ cho nên giết kẻ thù oán và giết người yêu thương của kẻ thù, đó gọi là dựa vào tâm giận dữ mà khởi lên sát sinh. Dựa vào tâm si mê mà khởi lên sát sinh, như có người nói: Giết rắn rít… tuy giết mà không có tội. Vì sao? Vì sinh vật đó gây cho nên mọi khổ não cho chúng sinh”.

Lại có người nói: Nếu giết nai-dê-trâu… thì không có tội báo. Vì sao? Vì chúng sinh này do nghiệp mà cảm như vậy.

Lại có những người ở nước Ba-la-tư nói: Giết cha mẹ Lão yếu và người bệnh nặng thì không có tội báo”. Tất cả những việc như vậy gọi là dựa vào tâm si mê mà khởi lên sát sinh.

Dựa vào tâm tham lam mà khởi lên ăn trộm. Vì cần những của cải như vậy, cho nên mới lấy những vật dụng như vậy, hoặc lấy cho mình, hoặc vì người khác, hoặc vì sự uống ăn. Đó gọi là dựa vào tâm tham lam mà khởi lên trộm cắp.

Dựa vào tâm giận dữ mà khởi lên trộm cắp, nghĩa là vì tâm niệm giận dữ người ta và đối với những gì mà người tay yêu quý, cố tình trộm cắp tất cả vật của họ. Đó gọi là dựa vào tâm giận dữ mà khởi lên trộm cắp.

Dựa vào tâm si mê mà khởi lên trộm cắp, như Bà-la-môn nói: Hết thảy mọi vật trên trái đất này đều là sở hữu của một mình ta. Vì sao? Vì quốc vương kia trước đây đã cho ta, nhưng vì ta không có năng lực, cho nên đã bị dòng họ khác cướp đoạt hết mọi sự thọ dụng của ta. Vì vậy, nay ta lấy tức là lấy vật của mình, không gọi là trộm cắp. Người ngu si kia vì nảy sinh tâm niệm đó, cho nên mới có sự ăn trộm này. Đó gọi là dựa vào tâm ngu si, mà khởi lên trộm cắp.

Dựa vào tâm tham lam mà khởi lên tà dâm, nghĩa là đối với chúng sinh khởi lên tâm tham lam ô nhiễm, không tu hành như thật, đó gọi là dựa vào tâm tham lam mà khởi lên tà dâm.

Dựa vào tâm giận dữ mà khởi lên tà dâm, nghĩa là đối với người con gái, hoặc được sự bảo vệ của người khác, hoặc tự gìn giữ, hoặc người khác gìn giữ tiền của nuôi sống, dựa vào tâm giận giữ cho nên khởi lên sự tu hành không như thật. Như bên cạnh người vợ của kẻ thù và bên cạnh người thiếp mà kẻ thù yêu mến, đó gọi là dựa vào tâm giận giữ mà khởi lên tà dâm.

Dựa vào tâm si mê mà khởi lên tà dâm, nghĩa là như có người nói: Ví như cối giã gạo-hoa thơm-quả chín-đồ ăn thức uống-nước sông và đường đi…, những người nữ như vậy tà dâm không có tội. Lại như ở Ba-la-tư có người tà dâm với mẹ… đó gọi là dựa vào tâm si mê mà khởi lên tà dâm.

Nói dối dựa vào tâm tham lam mà phát sinh, dựa vào tâm tham lam khởi lên mà tâm giận dữ phát sinh, dựa vào tâm giận dữ khởi lên mà tâm si mê phát sinh, dựa vào tâm si mê khởi lên như vậy mà nói hai lời-nói lời hung dữ-nói lời thêu dệt cũng đều như vậy. Nên biết rằng tham lam dựa vào tâm tham lam mà khởi lên dựa vào kiết tham lam mà phát sinh thứ tự hai tâm hiện tiền như vậy gọi là dựa vào tâm tham lam mà khởi lên. Dựa vào kiết giận dữ mà phát sinh gọi là dựa vào tâm giận dữ mà khởi lên. Dựa vào kiết si mê mà phát sinh gọi là dựa vào tâm si mê mà khởi lên. Như tham lam-giận dữ và tà kiến, cũng đều như vậy, nên biết!

Hỏi: Vì sao không nói đến tạo tác và tướng, không tạo tác-không có tướng tạo tác, quyết định trong nghiệp nào có, trong nghiệp nào không?

Đáp: Chỉ trừ tà dâm, trong sáu nghiệp đạo còn lại đều thuộc về bất định. Nghĩa này như vậy nào? Nếu chính mình tạo tác thì thành tựu việc tạo ra nghiệp và không tạo ra nghiệp. Nếu khiến người khác làm thì chỉ có không tạo tác chứ không có thể có tạo tác. Ở trong tà dâm quyết định có tạo tác, chứ không thể nào có sự không tạo tác. Vì sao? Vì nghiệp tà dâm này là hoàn toàn tự tạo tác, chứ không có khiến người khác tạo tác, vì vậy kinh nói: “Có thể có nghiệp chẳng phải là thân tạo tác, mà nhất định thành tựu tội sát sinh chăng? Đáp: Có, miệng khiến người khác làm thì thành tựu tội sát. Lại hỏi: Có thể có nghiệp chẳng phải là miệng tạo tác, mà nhất định thành tựu tội nói dối chăng? Đáp: Có, vì thân nghiệp tạo tác mà thành tựu tội nói dối của nghiệp miệng. Lại hỏi: Có thể có nghiệp chăng phải là thân tạo tác, nghiệp chẳng phải là miệng tạo tác, mà nhất định thành tựu nghiệp của thân-miệng chăng?

Đáp: Có. Vì dựa vào tâm niệm giận dữ của người Tiên, vì trong thiện nghiệp tạo chỉ có sắc thân của cõi Dục là hoàn toàn có tạo tác và không có tạo tác thiền và giới vô lậu không có giới vô tác. Vì sao? Vì dựa vào tâm mà thiền trung gian thì bất định. Nếu tâm sâu xa, tâm hoàn toàn cung kính tạo cho nên nghiệp của thân-miệng, thì thành tựu tác nghiệp và vô tác nghiệp tác. Nếu kiết sử sâu dày, tâm phát sinh nghiệp của thân miệng, thì cũng thành tựu tác nghiệp và vô tác nghiệp. Nếu không phải là tâm sâu xa, không phải là tâm hoàn toàn cung kính tạo ra nghiệp thân-miệng, thì chỉ có tác nghiệp, không có vô tác nghiệp. Nếu không phải là kiết sử sâu dày mà tâm phát khởi nghiệp thân-miệng, thì cũng chỉ có tác nghiệp chứ không có vô tác nghiệp, nhưng phương tiện tác nghiệp của tâm trở lại ăn năn thì chỉ có tác nghiệp mà không có vô tác nghiệp”

Hỏi: Trong nghiệp đạo, cái gì là quyến thuộc trước? Cái gì là quyến thuộc sau?

Đáp: Nếu khởi lên phương tiện sát sinh. Như người đồ tể bắt dê, hoặc đem vật mua dẫn đến nơi giết mổ, bắt đầu hạ xuống một nhát dao, hoặc hai- ba nhát dao, mạng dê chưa chấm dứt mà vốn có nghiệp ác gọi là quyến thuộc trước. Tùy vào nhát dao nào ấn xuống chấm dứt mạng sống của con dê, ngay lúc nghĩ đến điều đó thì đã có tác nghiệp và vô tác nghiệp, những hành động này đều gọi là nghiệp đạo căn bản. Hành nghiệp của thân thực hiện gây ra tiếp theo sau, đó gọi là nghiệp quyến thuộc sau của sát sinh. Cho đến nói lời thêu dệt cũng đều như vậy, nên biết! Ngoài ra trong tham lam-giận dữ-tà kiến, thì không có quyến thuộc trước, vì khi tâm mới khởi lên lập tức đã thành tựu nghiệp đạo căn bản. Còn thân-miệng-ý trong mười bất thiện nghiệp đạo, tất cả đều có quyến thuộc trước sau. Nghĩa này thế nào? Như người khởi tâm muốn giết chúng sinh này, nhân đó lại muốn giết luôn chúng sinh kia. Như muốn đến trời mà sát hại chúng sinh, liền cướp đoạt vật dụng của người khác mà muốn giết người ấy, lại dâm với vợ của họ. Nảy sinh tâm niệm như vậy, trở lại xúi giục vợ của người đó tự giết chồng mình, lại dùng đủ loại lẽ gây, rối loạn phá hoại thân thuộc của người ấy. Không lúc nào chân thật, luôn sinh tâm tham đắm của cải vật dụng của người ta, lại sinh tâm giận dữ với người ta, vì giết hại người ấy cho nên phát sinh tà kiến như vậy, làm cho tà kiến tăng trưởng mà giết hại người kia, lại còn muốn giết cả vợ con người ta nữa.

Như vậy theo thứ tự, đầy đủ mười bất thiện nghiệp đạo. Những nghiệp như vậy gọi là quyến thuộc trước. Tất cả mười bất thiện nghiệp đạo cũng đều như vậy, cho nên biết.

Vả lại, từ bỏ thiện nghiệp đạo chẳng phải là phương tiện tu hành thiện nghiệp đạo, vì phương tiện này là xa rời căn bản và xa rời phương tiện. Nói phương tiện, như Sa-di kia muốn thọ Đại giới, phải đích thân đến giới trường lễ dưới chân chúng Tăng, xin Hòa thượng thọ trì ba y, bắt đầu tác bạch, tác bạch lần bậc nhất, rồi tác bạch lần thứ hai. Những hành động như vậy đều gọi là quyến thuộc trước.

Từ lần tác bạch thứ ba cho đến khi làm pháp Yết ma xong là đã bắt đầu tác nghiệp, và lúc nghĩ đến điều ấy thì khởi lên vô tác nghiệp. Những hành động này đều gọi là nghiệp đạo căn bản.

Sau đây, nói đến bốn pháp nương tựa, cho đến không rời bỏ thiện hạnh mà mình tiếp nhận, thân-miệng tác nghiệp và vô tác nghiệp như vậy, đều gọi là quyến thuộc sau.

Hỏi: Cho nên nói về bất thiện nghiệp đạo. Ở trong năm đạo thì đạo nào đầy đủ, đạo nào không đầy đủ và trong đạo nào nhiều, trong đạo nào ít?

Đáp: Địa ngục có năm bất thiện nghiệp đạo, đó là nói hai lời, nói thêu dệt, tham lam, giận dữ và tà kiến. Nghĩa này như vậy nào? Vì không giết hại người khác cho nên không có sát sinh, không có điều gì khác để tâm gìn giữ vì vậy không có ăn trộm, không có người con gái giữ gìn cho nên không có tà dâm, không có tâm ngay thẳng cho nên không có nói dối, thường không có tướng chánh niệm cho nên không có tâm phá hoại và không có nói lời hung dữ: Vì thường phá hoại cho nên dựa vào khổ đau phiền não vây ngặt mà có nói hai lời. Có nói phi thời, cho nên có lời nói thêu dệt: Vì tham lam-giận dữ-tà kiến đều có đủ cả, cho nên gọi là có, nhưng không phải là có trong hiện tại. Chính vì nghĩa này cho nên một chỗ thì nói có, một chỗ khác thì nói là không. Như Uất-đơn-việt về phía Bắc không có sáu loại trước, chỉ có bốn loại sau. Vì mạng sống đã nhất định cho nên họ không có sát sinh. Vì không có sự giữ gìn cho nên không có ăn trộm. Vì không có người con gái giữ gìn cho nên không có tà dâm. Người ở cõi ấy lúc muốn dâm dục, muốn vui vẻ thì nắm tay người con gái dẫn đến dưới tán cây, nếu cây uốn cành xuống che phủ người ấy thì đó là hành dâm. Nếu muốn dâm dục, và muốn vui vẻ, mà nhánh cây không cong xuống che phủ thì người kia cảm thấy hổ thẹn liền buông ra mà rời xa.

Vì không có tâm lừa dối người khác cho nên không có nói dối. Vì thường định tâm cho nên không có nói hai lời. Vì thường nói lời dịu dàng mềm mỏng cho nên không có nói lời hung ác. Vì có ca vũ cho nên có nói lời thêu dệt. Còn lại là nghiệp của ý, bởi vì hoàn toàn có mà không phải là hiện có. Lại nữa, trừ ra Uất-đơn-việt thì ba cõi còn lại đều thọ nhận mười nghiệp đạo. Uất-đơn-việt phía Bắc cũng xa lìa bất thiện nghiệp đạo. Trong cõi súc sinh, ngạ quỷ và các trời ở cõi Dục, cũng xa lìa thọ nhận mười nghiệp đạo. Các trời trong cõi Dục xa lìa và không thọ giới bất thiện nghiệp đạo, mặc dù trời không giết hại trời, nhưng trời cũng giết hại chúng sinh thuộc đường khác.

Lại có người nói: Trong cõi trời cũng có cảnh chặt tay chân… nhưng tức khắc chân tay đều mọc lại như cũ. Nếu chặt đầu, hoặc khoảng giữa thân mình, thì chết không sống lại. Cũng có bất thiện nghiệp đạo giết hại người khác và ăn trộm vật dụng của người khác. Trong cõi trời Sắc-Vô sắc, không có bất thiện nghiệp đạo.

Hỏi: Bất thiện nghiệp đạo ở trong các đạo thì mỗi đạo có bao nhiêu loại?

Đáp: Địa ngục phía Bắc Uất-đơn-việt không có tham lam, giận dữ, cũng không có tà kiến. Vì hoàn toàn có mà không phải là hiện có, ba cõi còn lại và các trời cõi Dục từ bỏ thọ pháp mà có thọ pháp. Các trời cõi Dục cũng có thọ pháp thiện vô lậu, cho nên biết.

Súc sinh, ngạ quỷ cũng không có thọ pháp, các trời trong cõi Sắc đều có thọ pháp, vì thâu nhiếp thiện pháp hiện đang thọ nhận vả lại cõi ấy có Thánh nhân sinh ra, có dựa vào thiện nghiệp đạo vô lậu. Trong cõi Vô sắc chỉ có tâm nghiệp đạo, vì thành tựu nghiệp không phải là hiện hữu. Trời trong cõi Sắc, tuy rằng vẫn có thành tựu mà không phải là hiện hữu, hết thảy Thánh nhân sinh ra ở đó đều hiện hữu, vì họ dựa vào sức giữ giới vô lậu.

Hỏi: Nên nói về quả của mười bất thiện nghiệp đạo và nhân tùy thuận.

Đáp: Có ba loại quả:

  1. Quả của quả báo.
  2. Quả của tập khí.
  3. Quả của tăng thượng.

Mỗi nghiệp đạo đều có ba loại. Nghĩa này thế nào? Đầy đủ mười bất thiện nghiệp đạo bậc thấp, trung bình và bậc cao đều sinh trong địa ngục, đó gọi là quả của quả báo.

Quả của tập khí là từ địa ngục rút lui, sinh vào trong loài người. Vì dựa vào hành động sát sinh cho nên có quả báo bị giết, vì ăn trộm cho nên chịu quả báo trong đời sống không có tiền bạc của cải, vì tà dâm cho nên không có thể gìn giữ vợ mình, vì nói dối cho nên mắc quả báo bị người khác chê bai, vì nói hai lời cho nên mắc quả báo quyến thuộc bị người ta phá hoại, vì nói hung dữ cho nên không nghe được âm thanh êm đẹp, vì nói thêu dệt thêm bớt cho nên không ai tin mình, vì trước kia tham lam cho nên tâm tham lam mạnh mẽ hơn, vì trước kia giận dữ cho nên tâm giận dữ càng thêm mãnh liệt, vì dựa vào tà kiến cho nên tâm niệm càng mù quáng ngu muội thêm. Tất cả như vậy gọi là quả của tập khí.

Quả tăng thượng là dựa vào mười bất thiện nghiệp đạo đó, mà tất cả sự vật bên ngoài không có khí thế, đó là đất đai gỗ, ghề cao thấp, chim chuột nhiều, mưa gió thất thường, gai góc rậm rạp, bụi bặm mù mịt, mùi hôi xông lên, có nhiều rắn rít, ít thóc lúa-ngũ cốc thiếu, ít hoa trái-hoa trái thiếu hụt và quả đắng chát. Tất cả mọi thứ như vậy gọi là quả tăng thượng.

Lại có quả tương tự, vì giết hại cho nên nhận chịu mọi sự khổ đau cùng chúng sinh đã bị hại, bởi vì khổ đau ấy cho nên sinh trong địa ngục nhận chịu đủ loại khổ đau. Vì đoạn mất mạng sống loài khác cho nên đời sau sinh trong loài người phải chịu quả báo chết yểu. Vì đoạn mất sự tiếp xúc ấm áp của loài khác, cho nên tất cả đồ vật bên ngoài cung cấp cho đời sống không còn có thế mạnh tốt đẹp.

Như vậy, tất cả mười nghiệp đạo này, tùy theo nghĩa tương ứng mà giải thích, cho nên biết.

Cướp đoạt của người, tà dâm vợ người, tuy không gây cho nên nỗi đau buồn trầm trọng cho người khác, nhưng vì tâm phá hoại cho nên phải nhận chịu tội báo, tuy không phá hoại-không giận dữ-không nói lời hung ác, nhưng vì tâm niệm gian ác cho nên mắc tội.

Hỏi: Người cố tâm phát khởi làm mọi việc ác là quyết định thành tựu nghiệp ác-nghiệp bất thiện và chắc chắn nhận quả đau khổ trong đường ác kia, hay là không quyết định thành tựu nghiệp ác và không chắc chắn nhận quả báo đau khổ trong đường ác. Nếu mọi nghiệp ác đã gây tạo đều nhất định phải nhận quả thì những tội-nghiệp trong đường dữ đều không thể vượt qua được. Điều này nói rõ nghĩa gì? Vì hoàn toàn thành tựu tội nghiệp của ác đạo thì phải rơi vào đường ác…

Trừ ra nghiệp năm nghịch, từ vô thỉ đến nay đã quen gây tạo các nghiệp thì phải nhận lấy tội lỗi trong đường ác.

Đã quyết định hoàn toàn nghĩa là mọi đường ác không thể vượt qua được, nhưng không tu tập phạm hạnh, lại trái ngược với kinh pháp. Trong kinh, Như Lai có nói: “Có người tu tập bất thiện nghiệp đạo đã mắc phải tội báo sẽ nhận chịu địa ngục, người ấy nhận chịu ngay trong thân hiện tại…”. Nếu quả báo của tội năm nghịch kia, hoàn toàn phải nhận chịu trong địa ngục, thì tại sao lại nói nghiệp tội trong đường dữ có thể xoay chuyển được? Tại sao lại nói các tội trong đường dữ đều nhận chịu ngay trong đời sống hiện tại? Vả lại, có lỗi lầm như tội nghiệp trong đường ác của địa ngục nhận chịu trong thân hiện tại nếu như vậy thì luật nhân quả sẽ trở cho nên phức tạp lẫn lộn. Vì sao? Vì thời gian và quả báo nặng nhẹ đều không nhất định.

Đáp: Có người nói, nhận chịu tội báo địa ngục ngay trong đời sống hiện tại, vì người này thấy được thật đế, cho nên trong thân đời này nhận chịu một ít tội báo, nhưng nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì nghiệp không Tự Tại. Đây là nói nghĩa gì? Vì tất cả nghiệp tội, và nghiệp phước đã gây tạo không có năng lực Tự Tại, mà tùy thuộc vào các nhân duyên nào đã hòa hợp, dựa vào nhân duyên đó mà trong thân này phải chịu quả của các tội hay trong thân đời sau phải chịu. Việc nhận quả báo đời này có nhiều ý nghĩa cao vượt. Nếu nghiệp được quả báo vui thì sẽ được nhận quả báo vui. Còn mắc quả khổ thì sẽ nhận quả báo khổ. Đó là dựa vào nghiệp không nhất định, mà nói như vậy. Vì cũng dựa vào nghiệp tương tự không nhất định mà nói như vậy, và cũng không phải dựa vào quả báo nhất định. Vì sao? Vì sẽ không được phần giải thoát. Vì A-la-hán thọ giới Ba-la-đề-mộc-xoa, giới thiền định và giới vô lậu, cho đến khi mạng sống chưa chấm dứt thì vẫn giữ giới Bala-đề-mộc-xoa. Nếu có quả báo thì không được giải thoát. Vì vậy trong hiện tại nhận chịu quả báo của nghiệp là không nhất định.

Hỏi: Nếu như vậy, thì các nghiệp không nhất định, cũng trái với Tu-la-la, Vì sao? Vì trong Tu-la-la Như Lai đã nói: “Tạo nghiệp do thói quen mà không nhận chịu quả báo thì không có chuyện đó”. Những nghiệp do thói quen kia đều hoàn toàn nhận chịu quả báo nhất định hoặc trong thân đời này, hoặc trong thân đời sau chăng?

Đáp: Nghĩa này không như vậy, Vì sao? Vì các nhân duyên chưa

hòa hợp, cho nên chưa nhận chịu quả báo. Nghĩa này thế nào? Thói quen làm các nghiệp, tuy thật sự có thể nhận chịu quả báo trong đời này, nhưng hiện tại không nhận chịu. Vì sao? Vì các nhân duyên chưa hòa hợp. Việc này có nghĩa gì? Giống như hạt giống, dựa vào các nhân duyên như đất… hòa hợp mới có thể nảy mầm, việc này cũng như vậy. Nghiệp dựa vào Thức, mà tồn tại, nhân duyên hòa hợp thì chủng tử của Thức bất tịnh có thể nảy sinh các mầm như Danh sắc… Đây nói về nghĩa gì? Nếu dựa vào tu hành như thật, tùy thuận Bát-nhã như thật và biết như thật về hành của hữu vi, khi đoạn trừ các phiền não, dựa vào năng lực của Thánh đạo mà tu tập các công đức, thì có khả năng sinh mầm của căn thiện. Lúc đó, tuy có nhận chịu nghiệp của đời sau, nhưng bởi vì không có bè bạn phiền não, cho nên không có thể nhận chịu quả báo của đời sau. Vì đoạn trừ các phiền não, tuy rằng không nhận chịu quả báo của thân sau, nhưng vẫn còn dựa vào bất thiện nghiệp đạo kia, cho nên chỉ nhận chịu một ít quả báo của thói quen trong thân đời này, chứ không nhận chịu hoàn toàn quả báo trong đường ác, như trong Tu-la-la Như Lai đã nói: Phải nhận chịu như vậy.

Phải nhận chịu như vậy. Câu nói này của Như Lai chứng minh nghĩa gì? Có nghĩa là: Tuy có nhận chịu một ít nỗi vui mừng, tuy có nhận chịu một ít lo lắng buồn phiền, nhưng thiện nghiệp-bất thiện lập tức nhận chịu hết, thậm chí nhận chịu một chút bệnh khổ đau đầu… Đây là nhận chịu tội nhỏ với quả tương tự ấy. Trước đây nói là trái với Tula-la, thì nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì dựa vào quả báo không nhất định và dựa vào nghiệp chưa đối trị để mà đối trị, cho nên Đức Như Lai mới nói như vậy trong Tu-la-la. Nếu hoàn toàn quyết định tâm tạo nghiệp nhưng không nhận quả báo, thì không có chuyện đó. Đây là nói rõ về nghĩa gì? Tuy bậc A-la-hán đoạn trừ hết nghiệp quả của đời sống, kể cả quả báo tội phước của thân sau, nhưng vẫn nhận chịu nhân duyên quả báo trong thân này và không còn hòa hợp nữa. Nếu như vậy thì A-la-hán kia dựa vào nghiệp đạo này có thể không nhập Niết-bàn. Chính vì nghĩa này, cho nên biết ông không hiểu ý của Đức Như Lai nói trong Tu-la-la.

Hỏi: Nên nói về giới thanh tịnh và không thanh tịnh. Thế nào là giới thanh tịnh và thế nào là giới không thanh tịnh?

Đáp: Có chung giới thanh tịnh. Các Thanh văn và Bích-chi-Phật và Bồ-tát cùng tu tập năm giới pháp thanh tịnh, cho nên biết. Năm giới pháp đó là:

  1. Căn bản thanh tịnh.
  2. Quyến thuộc thanh tịnh.
  3. Giác quán bất loạn.
  4. Thâu nhiếp ý niệm.
  5. Hồi hướng Niết-bàn.

Căn bản thanh tịnh, là xa lìa tội lỗi của nghiệp đạo căn bản.

Quyến thuộc thanh tịnh là xa lìa mọi phương tiện, hành động như sát sinh…

Giác quán bất loạn, là hiểu rõ tất cả các ác hành mà xa lìa sự ham muốn giết hại và giận dữ…

Thâu nhiếp ý niệm là thâu nhiếp các ý niệm như niệm Phật-niệm Pháp-niệm Tăng…

Hồi hướng Niết-bàn, là vì Niết-bàn mà hộ giới, chứ không vì sự sống và tiền của ở thế gian. Đây là phần ít giới giống nhau.

Giới thù thắng của các Đại Bồ-tát là dựa vào lúc mới phát tâm Bồ-đề, không gây tổn hại, mà bắt đầu giới tụ cho đến tám địa, qua Vô lượng thời gian tu tập tất cả giới tụ, đem tâm làm lợi ích cho người khác mà hồi hướng về trí Nhất thiết trí, xa rời tất cả tập khí đạt được Đại Niết-bàn. Các Đại Bồ-tát này đều khéo thanh tịnh tất cả giới, cho nên biết. Ngoài ra, phương tiện dựa vào thầy dạy mà trì giới… đều không thanh tịnh.

Hỏi: Giữ giới có bao nhiêu cách?

Đáp: Nói gọn thì có một cách giữ giới, là nương vào tâm không gây tổn hại, tâm không điên đảo mà phát khởi nghiệp của thân-miệng.

Lại có hai cách giữ giới:

  1. Thọ giới.
  2. Giới pháp.

Lại có ba cách:

  1. Học.
  2. Vô học.
  3. Phi học phi vô học.

Lại có bốn cách:

  1. Thọ giới Ba-la-đề-mộc-xoa.
  2. Giới thiền định.
  3. Giới vô lậu.
  4. Giới xa lìa phiền não.

Giới Ba-la-đề-mộc-xoa, là thọ giới để răn dạy thế gian, như giới mà bảy chúng đã lãnh thọ.

Giới thiền định, là giới hữu lậu đã chuyển biến và giới vô lậu đã chuyển biến.

Giới vô lậu là giới học-vô học.

Giới xa lìa phiền não, là dựa vào sự nhàm chán ham muốn do đạo trung gian mà chuyển biến. Sự giữ giới, phá giới của người kia cùng với năng lực của họ phát khởi đối trị phiền não là nhân duyên của phá giới.

Nói hữu lậu, là dựa vào giới thiền định mà nói. Nói vô lậu, là dựa vào giới vô lậu định mà nói.

Lại có năm loại: Giới của cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, giới tạo tác, không tạo tác và vô lậu không tạo tác.

Lại có sáu loại không tham… giới tạo tác có ba loại khác nhau, không tạo tác cũng có ba loại khác nhau.

Lại có bảy loại; là từ bỏ sát sinh cho đến nói lời thêu dệt, chính bảy loại này dựa vào sự khác biệt của tạo tác và không tạo tác mà thành mười bốn loại. Chính bảy loại này dựa vào không tham… mà có hai mươi mốt loại. Chính bảy loại này dựa vào sự khác biệt của tạo tác và không tạo tác, mà có bốn mươi loại. Dựa vào sự sai biệt lần lượt trong từng sát na mà có Vô lượng loại.

Hỏi: Quả của giới là gì?

Đáp: Quả của giới là giới hữu lậu định và giới vô lậu định. Cảnh giới đồng loại kia dựa vào cảnh giới đồng loại, tức là tương ưng với quả, nên biết.

Giới vô lậu, là vì xa lìa phiền não, có hai loại quả báo. Các Đại Bồ-tát vì Nhất thiết trí mà giữ giới, nhận lấy phần vị Bồ-đề Phật. Từ bỏ sát sinh… thực hành mười thiện nghiệp đạo, cảm được quả báo tốt đẹp. Đức Như Lai đã giảng nói rộng rãi trong các kinh. Trong tất cả các kinh đều có nói điều này, cho nên biết. Như trong kinh Sa Lão La Long Vương Sở Vấn, Đức Như Lai đã nói: “Này Long vương! Thiện nam, thiện nữ nào từ bỏ sự giết hại chúng sinh thì cảm được mười pháp mát mẻ xa lìa phiền não nóng bức”. Mười pháp đó là:

  1. Giúp cho tất cả chúng sinh sự không sợ hãi.
  2. An trú trong niệm Đại Bi.
  3. Đoạn trừ tập khí tai họa của các phiền não.
  4. Nhận được quả báo không có bệnh tật.
  5. Gieo trồng chủng tử trường thọ.
  6. Được các loài Phi nhân luôn luôn bảo vệ.
  7. Ngủ thức đều yên ổn.
  8. Không thấy ác mộng, từ bỏ tâm oán hận.
  9. Không sợ tất cả ngoại đạo.
  10. Chết được sinh lên cõi trời.

Đó gọi là mười pháp mát mẻ xa lìa phiền não nóng bức. Này Long vương! Nếu người nào đem thiện căn không giết hại chúng sinh hồi hướng phần vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì người đó khi chứng được Bồ-đề, tâm sẽ được Tự Tại, cho nên mạng sống lâu Vô lượng.” Cho đến trong đạo Chánh kiến đều cần phải giải thích rộng ra, như trong tất cả các kinh, nên biết.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9