KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH THẦN BIẾN CHÂN NGÔN
Hán dịch: Đại Đường_Thiên Trúc Tam Tạng BỒ ĐỀ LƯU CHÍ (Bodhi-ruci: GiácÁi, hay Dharma-ruci: Pháp Ái)
Việt dịch: HUYỀN THANH
QUYỂN THỨ MƯỜI TÁM
THẬP ĐỊA CHÂN NGÔN PHẨM THỨ BA MƯƠI MỐT
_Nhất Tự Chân Ngôn là:
“Án”
*)OṂ
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇa-citta) quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, nên khéo tu hành 10 loại Thắng Nghiệp. Nhóm nào là mười?
1_Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu Ý Nghiệp Tịnh Thắng nghĩa là nên dùng Nhất Thiết Bất Không Trí Trí Tâm tu tập tất cả căn lành, sự nghiệp Thắng Ý …chẳng thể đắc
2_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu Tâm Nghiệp bình đẳng của tất cả hữu tình, nghĩa là nên dùng Nhất Thiết Bất Không Trí Trí Tâm dẫn phát 4 Tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Tất cả hữu tình chẳng thể đắc
3_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu Nghiệp Bố Thí nghĩa là nên dùng Nhất Thiết Bất Không Trí Trí Tâm đối với các hữu tình không có chỗ phân biệt mà hành bố thí. Người cho, người nhận kèm với vật đã cho chẳng thể đắc
4_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp gần gũi bạn thiện lành nghĩa là thấy các bạn thiện lành chỉ đường cảm hóa hữu tình khiến cho kẻ ấy tu tập Nhất Thiết Bất Không Trí Trí Tâm, nên liền gần gũi, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Hỏi, nhận Chính Pháp, thừa sự không có mệt mỏi. Bạn lành, bạn ác không có hai tướng
5_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu cầu Pháp Nghiệp nghĩa là nên dùng Nhất Thiết Bất Không Trí Trí Tâm siêng năng cầu Chính Pháp vô thượng của Như Lai, chẳng rơi vào Địa Thanh Văn Duyên Giác. Các Pháp đã monng cầu chẳng thể đắc
6_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp thường xuất gia nghĩa là
Tất cả nơi sinh ra, luôn chán ghét ở nhà ngục tù ồn ào tạp nhạp. Thường thích Phật
Pháp thanh tịnh, xuất gia không bị trở ngại. Nhà cửa đã vứt bỏ chẳng thể đắc
7_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp yêu thích thân Phật nghĩa là tạm nhìn thấy hình tượng Phật một lần, cho đến đắc được Bồ Đề, cuối cùng chẳng bỏ nơi niệm Phật, tác ý. Các Tướng tùy hảo chẳng thể đắc
8_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp làm rõ Pháp Giáo là Khế Kinh (Sūtra), Ứng Tụng (Geya), Ký Biệt (Vyākaraṇa), Tự Thuyết (Udāna), Duyên Khởi (Nidāna), Thí Dụ (Abadāna), Bản Sự (Itivṛttaka), Bản Sinh (Jātaka), Phương Quảng (Vaipulya), Hy Pháp (Adbuta-dharma), Luận Nghĩa (Upadeśa: Luận Nghị). Đức Như Lai ở đī với sau khi Niết Bàn, vì các hữu tình mở bày rõ Pháp Giáo. Chặng đầu, chặng giữa, chặng sau khéo nghe nghĩa xảo diệu, thuần nhất viên mãn Phạm Hạnh thanh tịnh. Pháp đã phân biệt chẳng thể đắc
9_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp phá kiêu mạn nghĩa là thường ôm giữ sự khiêm kính, hàng phục Tâm kiêu mạn. Do đây chẳng sinh vào họ thấp kém, dòng hạ tiện. Các Pháp hưng thịnh chẳng thể đắc
9_ Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp Hằng Đế Ngữ nghĩa là xưng biết, thuyết nói hành tướng phù hợp. Tính của tất cả lời nói (ngữ) chẳng thể đắc
Như vậy người tu trì Chân Ngôn này, hay hại các tội nặng, ác trong quá khứ hiện tại. Tất cả cấu chướng đều tiêu diệt hết, sẽ được tất cả chư Phật, Bồ Tát, Thiên, Tiên, Rồng, Thần thảy đều vui vẻ. Ngay sau khi buông xả mạng, đến cõi nước Cực Lạc ở phương Tây, hóa sinh trong hoa sen, trụ Cực Hỷ Địa (Pramudita-bhūmi)
_Nhị Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bộ (2)”
*)OṂ PU
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, suy nghĩ 8 Pháp tu tập viên mãn. Nhóm nào là tám?
1_Viên mãn Giới Cấm thanh tịnh, nghĩa là chẳng dấy lên Tác Ý của Thanh Văn, Độc Giác với phá Giới khác làm chướng ngại Bồ Đề
2_Biết ơn, báo ơn nghĩa là nhận chút ơn còn chẳng quên báo đáp, huống chi Ân Huệ lớn mà chẳng cần báo đáp sao?!…
3_An trụ Nhẫn Lực (sức nhẫn nại) nghĩa là giả sử các hữu tình đi đến nhìn thấy xâm phạm hủy hoại. Nhưng đối với kẻ ấy, không có Tâm tức giận gây hại
4_Nhận sự vui vẻ thù thắng, nghĩa là nơi cảm hóa hữu tình đã được thành tựu.
Thân tâm vui thích, nhận sự vui vẻ thù thắng
5_Chẳng buông bỏ hữu tình, nghĩa là nhổ bứt Tâm hữu tình, luôn chẳng buông bỏ
6_Luôn khởi Đại Bi, nghĩa là tác niệm này: “Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình. Giả sử đều như vô lượng vô số căng già sa kiếp ở Địa Ngục lớn chịu các sự khổ đau dữ dội, hoặc bị thiêu đốt, hoặc bị chưng nấu, hoặc bị chặt, hoặc bị cắt, hoặc bị đâm, hoặc bị treo, hoặc bị chà xát, hoặc bị đâm giã… chịu vô lượng việc khổ như vậy, cho đến khiến cho kẻ kẻ nương vào Phật Thừa mà Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa)”. Như vậy tất cả giới hữu tình dứt hết nhưng Tâm Đại Bi từng không có chán nản mỏi mệt.
7_Đối với các Sư Trưởng dùng Tâm kính tin, thăm hỏi nương theo, cúng dường như tưởng phụng sự Đức Phật. Nghĩa là cầu Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, cung thuận Sư Trưởng đều không có chỗ chống trái
8_Siêng năng cầu tu tập Pháp Ba La Mật (Dharma-pāramitā), nghĩa là đối với các Pháp Ba La Mật Đa chuyên tâm tu học, xa lĩa việc khác
Như vậy người tu trì Chân Ngôn này, hay hại tội chướng trong quá khứ hiện tại, mọi loạc các bệnh đều tiêu diệt hết, tất cả Quỷ Thần chẳng ngang ngược gây nhiễu não. Ma Ni Bạt Đà Thần, Tỳ Sa Môn Thần gìn giữ tài bảo mà thường ủng hộ. Đức Phật A Di Đà hiện ra chứng minh, ngay khi buông xả mạng xong thì sinh trong cung điện báu của Quán Thế Âm Bồ Tát trên núi Bổ Đà Lạc, trụ Ly Cấu Địa (Vimalabhūmi), được Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Tất Địa mà tự hiện ra trước mặt
_Tam Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bát (2) đầu-mễ (3)”
*)OṂ_ PADME
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, trụ tu 5 Pháp. Nhóm nào là năm?
1_Siêng năng cầu Đa Văn (Bahu-śruta) không có chán ngấy, nơi Pháp đã nghe chẳng dính vào văn tự. Nghĩa là phát siêng năng, tinh tiến tác niệm này: “Hoặc cõi Phật này, hoặc mười phương cõi: Chính Pháp mà chư Phật Thế Tôn đã nói thì ta đều lắng nghe, học tập, đọc tụng, thọ trì nhưng ở trong ấy chẳng dính vào văn tự”
2_Dùng Tâm không có nhiễm, thường hành Pháp Thí (Dharma-deśanā), tuy rộng khai hóa mà chẳng tự cao. Vì các hữu tình tuyên nói Chính Pháp, bên trên chẳng tự giữ lấy cho mình mà đem căn lành này hồi hướng Bồ Đề, huống chi là cầu việc khác. Tuy hóa đạo nhiều nhưng chẳng tự phụ
3_Vì trang nghiêm Tịnh Thổ mà gieo trồng các căn lành, tuy dùng hồi hướng nhưng chẳng tự đề cao mình. Nghĩa là dũng mãnh tinh tiến tu các căn lành, vì muốn trang nghiêm Tịnh Quốc của chư Phật với làm cho đất tâm của mình và người khác được thanh tịnh. Tuy làm việc này nhưng chẳng tự cao
4_Vì cảm hóa hữu tình, tuy chẳng chán mệt sinh tử không có bờ mé, nhưng chẳng tự cao. Nghĩa là muốn thành thục tất cả hữu tình, gieo trồng các căn lành, nghiêm tịnh cõi Phật, cho đến chưa mãn Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñā-jñāna), tuy chịu vô biên sinh tử, siêng năng cực khổ mà chẳng chán mệt, nhưng chẳng Tự Cao
5_Tuy trụ Tàm (Hrī: biết hổ thẹn về việc tội lỗi mà mình đã làm ), Quý (Apatrāpya: biết ghê sợ tội lỗi của mình, biết xấu hổ với người khác) nhưng không có chỗ dính mắc. nghĩa là chuyên cầu Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Đối với các Thanh Văn Độc Giác, tác ý có đủ Tàm Quý, cuối cùng chẳng tâm dấy lên, nhưng ở trong ấy cũng không có chỗ dính mắc
Người tu trì Chân Ngôn này thì Quán Thế Âm Bồ Tát làm hình Đồng Tử hiện ra trước mặt, âm thầm gia cho mọi Nguyện, được thấy Tối Thắng Liên Hoa Đỉnh Mạn Noa La, các Đại Liên Hoa Chân Ngôn Đàn Ấn Tam Muội Gia, Nhất Thiết Như Lai Bí Mật Chân Ngôn Đàn Ấn Tam Muội Gia. Ngay khi buông xả mạng xong, sinh về cõi Tịnh, trụ Phát Quang Địa (Prabhākāri-bhūmi)
_Tứ Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bát (2) đầu-ma (3) hột-lợi (4)”
*)OṂ_ PADMA HRĪḤ
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, nên trụ 10 Pháp thường hành chẳng vuông bỏ. Nhóm nào là mười?
1_Trụ A Luyện Nhã (Araṇya) thường chẳng buông lìa. Nghĩa là cầu Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, vượt qua đẳng địa của Thanh Văn Độc Giác, cho nên thường chẳng buông bỏ nơi A Luyện Nhã
2_ Trụ ở ít ham muốn, bến trên chẳng tự vì mình cầu Đại Bồ Đề, huống chi là ham muốn nhóm việc danh lợi của Thế Gian
3_Trụ ở vui biết đủ, chuyên vì chứng đắc Nhất Thiết Bất Không Trí Trí Tâm cho nên đối với việc khác không có dính mắc, mà vui biết đủ
4_Thường chẳng buông lìa Công Đức của Như Lai, thường ở Pháp thâm sâu dấy lên lời nói xem xét chân thật
5_Nơi các Học Xứ chưa từng vứt bỏ, đối với Giới đã học gìn giữ vững chắc chẳng dời, nhưng ở trong ấy lại chẳng chấp vào Tướng (thủ tướng)
6_Đối với các sự ham muốn vui thích (dục lạc) sinh chán lìa sâu xa, đối với sự ham muốn vui thích màu nhiệm (diệu dục lạc) chẳng khởi tâm ham muốn, tìm kiếm
7_Thường hay phát khởi Tịch Diệt Câu Tâm, Nghĩa là đạt các Pháp, từng không có khởi làm
8_Buông bỏ các Sở Hữu. Đối với Pháp bên trong bên ngoài, từng không có nơi chọn lấy (vô sở thủ)
9_Tâm chẳng trì trệ chìm đắm, đối với các Thức (Vijñāna) trụ Tâm chưa từng khởi
10_Đối với các Sở Hữu không có nhớ nhung lưu luyến. Nghĩa là đối với các Pháp không có chỗ suy nghĩ
Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này mau đều thành tựu sự nghiệp Xuất Thế (Lokottara). Đức A Súc Như Lai (Akṣobhya-tathāgata) hiện thân, xoa đỉnh đầu bảo rằng: “Nay ngươi đã được Thân Nghiệp thanh tịnh, diệt các Cái Chướng, sẽ sinh vào nước của Ta, chứng Túc Mệnh Trí, chẳng thọ sinh trong bào thai nữa, trụ Diệm Tuệ Địa (Arciṣmatī-bhūmi)”
_Ngũ Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bát (2) đầu-ma (3) bộ (4) nê (5)”
*)OṂ_ PADMA-PUṆYE
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, nên lìa 10 Pháp. Nhóm nào là mười?
1_Nên xa lìa nhà ở, nghĩa là nơi Chí Tính thích dạo chơi tất cả cỏi nước của chư Phật, tùy theo nơi sinh ra thường ưa thích xuất gia, cắt bỏ râu tóc, cầm giữ Ứng Khí (Pātra), mặc 3 Pháp Phục, hiện làm Sa Môn
2_Nên lìa xa các Bật Sô Ni (Bhikṣuṇī: Tỳ Kheo Ni) nghĩa là thường nên xa lìa các Bật Sô Ni, chẳng cùng ở chung như khoảng búng ngón tay, cũng lại đối với điều ấy, chẳng dấy lên Tâm khác
3_Nên xa lìa gia xan (Tâm bị cột trói với sự ưa thích đến thăm nhà của Thí Chủ). Nghĩa là tác suy nghĩ này: “Ta ứng với đêm dài, lợi ích an vui cho tất cả hữu tình. Nay hữu tình này có Phước Lực tự do. Cảm được nhà Thí Chủ thù thắng như vậy, cho nên
Ta ở bên trong chẳng nên khởi Tâm ham muốn”
4_ Nên xa lìa sự tức giận tranh giành của Chúng Hội. Nghĩa là tác suy nghĩ này: “Nếu ở Chúng Hội mà trong ấy hoặc có Thanh Văn Độc Giác, hoặc nói Pháp Yếu tương ứng với Thừa ấy khiến cho Ta lùi mất Tâm Bồ Đề. Thế nên quyết định xa lìa Chúng Hội”
Lại tác niệm này: “Các sự tranh giành tức giận hay khiến cho hữu tình phát khởi sự giận dữ gây hại, tạo làm mọi loại ác, nghiệp Bất Thiện … còn trái ngược với nẻo thiện lành huống chi là Bồ Đề. Thế nên quyết định xa lìa sự tức giận tranh giành”
5_Nên xa lìa việc tự khen mình chê bai người khác. Nghĩa là đối với Pháp bên trong bên ngoài, đều không có sở kiến. Cho nên cần xa lìa việc tự khen mình chê bai người khác
6_Nên xa lìa con đường của 10 nghiệp bất thiện. Nghĩa là tác suy nghĩ này: “Pháp 10 ác này còn gây trở ngại cho nẻo thiện lành, huống chi là Đại Bồ Đề. Cho nên cần phải xa lia”
7_Nên xa lìa Tăng Thượng, ngạo mạn. Nghĩa là chẳng thấy có Pháp, há lại dấy lên sự ngạo mạn sao?!…
8_Nên xa lìa sự điên đảo. Nghĩa là quán sự điên đảo đều chẳng thể đắc
9_Nên xa lìa sự do dự. Nghĩa là quán sự do dự đều chẳng thể đắc
10_Nên xa lìa nghiệp tham sân si. Nghĩa là đều chẳng thấy có sự tham sân si
Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này hại các Lậu Chướng, được Thân Vô Úy, được Pháp Vô Úy, Đức Đại Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác hiện thân bảo rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Ngươi gom chứa to lớn Bất
Không Vương Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn Đàn Ấn Tam Muội Gia, Đại Phước Đức Uẩn, căn lành Bồ Đề đều được thành tục. Sau khi ngươi hết mạng sẽ được cúng dường 92 căng già sa câu chi na dữu đa trăm ngàn Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, gieo trồng căn lành, mới đi đến nước của Ta, hóa sinh trong hoa sen, trụ Cực Nan Thắng Địa (Sudurjayā-bhūmi)
_Lục Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bát (2) đầu-ma (3) bà (4) lộ (5) ca (6)”
*)OṂ_ PADMA-VĀLUKA
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, nên tu 6 Pháp. Nhóm nào là sáu?”
1_Nên viên mãn Bố Thí Ba La Mật Đa, Tịnh Giới Ba La Mật Đa, An Nhẫn Ba La Mật Đa, Tinh Tiến Ba La Mật Đa, Tĩnh Lự Ba La Mật Đa, Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nghĩa là vượt hơn đẳng địa của Thanh Văn Độc Giác, trụ 6 Ba La Mật Đa này. Phật với trụ Nhị Thừa hay vượt qua bờ biển đã biết trong quá khứ, bờ biển đã biết trong hiện tại, bờ biển đã biết trong vị lai, bờ biển đã biết của Vô Vi, bờ biển đã biết chẳng thể nói
2_Nên xa lìa Tâm của Thanh Văn Độc Giác. Nghĩa là nói lời này: “Tâm của các Thanh Văn chẳng phải là chứng Vô Thượng Bồ Đề Đạo, cho nên cần xa lìa”
Lại nói lời này: “Tâm của các Độc Giác quyết định chẳng hay được Nhất Thiết Bất Không Trí Trí, cho nên phải xa lìa”
3_Nên xa lìa Tâm nhiệt não. Nghĩa là nói lời này: “Tâm sợ hãi sự nhiệt não của sinh tử, chẳng phải là chứng Vô Thượng Chính Đẳng Giác Đạo, cho nên phải xa lìa”
4_Thấy người ăn xin đi đến thì Tâm chẳng chán ghét lo lắng. Nghĩa là tác niệm này: “Tâm chán ghét lo lắng này đới với Đại Bồ Đề chẳng phải là hay chứng Đạo, cho nên quyết định xa lìa”
6_Buông xả hất thảy vật có được, Tâm không có lo buồn hối hận. Nghĩa là tác niệm này: “Tâm lo buồn hối hận này, quyết định gây chướng ngại nơi chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, cho nên Ta buông lìa”
6_Đối với người đến cầu xin thì cuối cùng chẳng giả trá lừa dối. Nghĩa là tác niệm này: “Tâm giả trá lừa dối này quyết định chẳng phải là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Đạo. Tại sao thế? Khi Bồ Tát Ma Ha Tát mới phát Tâm thời tác lời Thề rằng: “Phàm hết thảy thứ mà Ta đã có, đều đem cho người đến cầu xin, tùy theo thứ ham muốn chẳng khiến cho không có”. Như thời nay tại sao lại giả trá lừa dối người kia?!…”
Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này vượt qua 5 Hối (5 điều răn dạy), chứng Liên Hoa Đỉnh Bí Mật Tâm Chân Ngôn Thành Tựu, nhìn thấy cửa cung điện của tất cả 8 Bộ Trời Rồng mở ra, đều được thành tựu Pháp Thế Xuất Gian. Tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác ở 10 phương phóng ánh sáng lớn chiếu chạm thân ấy. Tất cả Như Lai nhiều như số hạt bụi nhỏ trong 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới cùng một lúc hiện thân quán sát, an ủi. Đức Liên Hoa Quan Tràng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác hiện ra trước mặt bảo rằng: “Nghiệp mà ngươi đã tu đều được thành tựu, sẽ sinh vào nước của Ta, trụ Hiện Tiền Địa (Abhimukhī-bhūmi) thẳng đến Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề”
_Thất Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bát (2) đầu-ma (3) nhập phộc (4) la (5) hồng (6) điệt-lực (7)”
*)OṂ_ PADMA-JVALA HŪṂ DHṚ
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, cần phải xa lìa 20 loại Pháp. Nhóm nào là hai mươi?”
1_Nên xa lìa Ngã Chấp (Ātma-grahā), Hữu Tình Chấp (Satva-grahā), Mệnh Giả Chấp (Ayuḥ-grahā), Sinh Giả Chấp (Jāta-grhā), Dưỡng Chấp (), Sĩ Phu Chấp (), Số Thủ Thú Chấp (Pudgala-grahā), Nho Đồng Chấp (Mānava-grahā), Ý Sinh Chấp (Manuja-grahā), Tri Giả Chấp (), Kiến Giả Chấp ()… Nghĩa là quán Ta, hữu tình cho đến người hiểu biết (tri giả), sự thấy biết (kiến giả)… rốt ráo chẳng thể đắc
2_Nên xa lìa Đoạn Chấp (Uccheda-grahā). Nghĩa là quán các Pháp rốt ráo chẳng sinh, không có nghĩa chặt đứt
3_Nên xa lìa Thường Chấp (Nitya-grahā). Nghĩa là quán Tính không có thường của các Pháp
4_Nên xa lìa Tướng Tưởng (quan điểm và nhận thức). Nghĩa là quán Tính tạp nhiễm chẳng thể đắc
5_Nên xa lìa Nhân Đẳng Kiến Chấp, nghĩa là đều chẳng thấy có Tính của các Kiến (Dṛṣṭi)
6_Nên xa lìa các Danh Sắc Chấp (Nāma-rūpa-grahā), nghĩa là quán Tính của Danh Sắc đều chẳng thể đắc
7_Nên xa lìa Uẩn Chấp (Skandha-grahā), nghĩa là quán Tính của 5 Uẩn đều chẳng thể đắc
8_Nên xa lìa Xứ Chấp (Āyatana-grahā), nghĩa là quán Tính của 12 Xứ đều chẳng thể đắc
9_Nên xa lìa Giới Chấp (Dhātu-grahā), nghĩa là quán Tính của 18 Giới đều chẳng thể đắc
10_Nên xa lìa Đế Chấp (Satya-grahā), nghĩa là quán Tính của các Đế đều chẳng thể đắc
11_Nên xa lìa Duyên Khởi Chấp (Pratītya-samutpāda-grahā), nghĩa là quán Tính của các Duyên Khởi đều chẳng thể đắc
12_Nên xa lìa Trụ Trước Tam Giới Chấp, nghĩa là quán Tính của 3 Quả đều chẳng thể đắc
13_Nên xa lìa Nhất Thiết Pháp Chấp (Sarva-dharma-grahā), nghĩa là quán Tính của các Pháp đều chẳng thể đắc
14_Nên xa lìa nơi Nhất Thiết Pháp Như Lý Bất Như Lý Chấp, nghĩa là quán Tính của các Pháp đều chẳng thể đắc, không có Tính của như lý, bất như lý
15_Nên xa lìa Y Phật Kiến Chấp, nghĩa là y theo sự chấp vào cái thấy của Phật thì chẳng được thấy Phật
15_Nên xa lìa Y Pháp Kiến Chấp, nghĩa là đạt Tính của Chân Pháp thì chẳng thể thấy
16_Nên xa lìa Y Tăng Kiến Chấp, nghĩa là biết Hòa Hợp Chúng không có tướng (vô tướng), không có tạo làm (vô vi) thì chẳng thể thấy
18_Nên xa lìa Y Giới Kiến Chấp, nghĩa là biết Tính của Tội, Phước đều chẳng phải là có
19_Nên xa lìa Bố Úy Không Pháp, nghĩa là quán các Không Pháp (Śūnyadharma) đều không có Tự Tính thì việc đã sợ hãi rốt ráo chẳng phải là có
20_Nên xa lìa Vi Bội Không Tính, nghĩa là quán Tự Tính của các Pháp đều trống rỗng (Śūnya: không), chẳng phải là trống rỗng (phi không) cùng với trống rỗng (Śūnya: không) và tồn tại (Bhava: hữu) trái ngược nhau
Lại nên viên mãn 20 loại Pháp. Nhóm nào là hai mươi?
1_Nên viên mãn thông đạt trống rỗng (Sūnya: không) nghĩa là đạt Tự Tướng của tất cả Pháp đều trống rỗng(Sūnya: không)
2_Nên viên mãn chứng Vô Tướng Định (Nirnimitta-samādhi), nghĩa là chẳng suy nghĩ tất cả các Tướng
3_ Nên viên mãn biết Vô Nguyện Trụ, nghĩa là đối với Tâm của 3 cõi không có chỗ trụ
4_Nên viên mãn 3 luân thanh tịnh, nghĩa là đầy đủ con đường 10 nghiệp thiện lành thanh tịnh, 3 Luân thanh tịnh
5_Nên viên mãn thương xót hữu tình. Nghĩa là đã được Đại Bi với trang nghiên Tịnh Thổ, viên mãn thương xót hữu tình, và đối với hữu tình không có chỗ chấp dính
6_Nên viên mãn sự thấy bình đẳng của tất cả Pháp. Nghĩa là đối với tất cả Pháp: chẳng thêm chẳng bớt, không có chỗ chấp dính
7_Nên viên mãn sự thấy bình đẳng của tất cả hữu tình. Nghĩa là đối với tất cả hữu tình: chẳng thêm chẳng bớt, không có lấy, không có trụ
7_Nên viên mãn thông đạt Lý Thú chân thật. Nghĩa là đối với đối với Lý Thú chân thật của tất cả Pháp, tuy thật thông đạt không có chỗ thông đạt, không có lấy, không có trụ
9_Nên viên mãn Vô Sinh Nhẫn Trí, nghĩa là nhẫn tất cả Pháp: không có sinh, không có diệt, không có chỗ tạo làm với biết Danh Sắc rốt ráo không có sinh
10_ Nên viên mãn nói Lý thú một Tướng của tất cả Pháp, nghĩa là đối với tất cả Pháp thực hành tướng không có hai
11_Nên viên mãn diệt trừ phân biệt, nghĩa là đối với tất cả Pháp chẳng dấy lên phân biệt
12_Nên viên mãn xa lìa các Tưởng, nghĩa là xa lìa tất cả Tưởng: lớn, nhỏ, vô lượng
13_Nên viên mãn xa lìa các Kiến (Dṛṣṭi), nghĩa là xa lìa cái thấy (kiến) của tất cả hàng Thanh Văn, Độc Giác
14_Nên viên mãn xa lìa phiền não, nghĩa là ở nơi: vứt bỏ tất cả Hữu Lậu (Sāsrava), phiền não (Kleśa), tập khí (Vāsanā) nối tiếp nhau
15_Nên viên mãn Địa Xa Ma Tha (Śamatha-bhūmi: Thiền Chỉ Địa)), Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana-bhūmi: Thiền Quán Địa), nghĩa là tu tất cả Bất Không Đạo Trí (Amogha-mārga-jñāna), Tam Muội Gia Trí (Samaya-jñāna)
16_Nên viên mãn điều phục Tâm Tính, nghĩa là đối với Pháp của 3 cõi: chẳng ưa thích, chẳng lay động
17_Nên viên mãn Tâm Tính vắng lặng, nghĩa là ở nơi: khéo nhiếp 6 căn, Tâm Tính vắng lặng
18_Nên viên mãn Vô Ngại Trí Tính (Tính Trí không có ngăn ngại), nghĩa là tu được Tính Trí không có ngăn ngại của con mắt Phật (Phật nhãn)
19_Nên viên mãn không có chỗ ái nhiễm, nghĩa là đối với 6 xứ bên ngoài (sắc, thanh, hương, vị, xúc, Pháp) khéo vứt bỏ
20_Nên viên mãn tùy theo điều mà Tâm đã muốn đến các cõi Phật, ở Chúng Hội của Phật tự hiện thân ấy. Nghĩa là tu Thần Thông thù thắng, từ một cõi Phật hướng đến một cõi Phật: cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi chư Phật Thế Tôn, thỉnh chuyển bánh xe Pháp nhiêu ích tất cả
Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này thì tất cả viên mãn, lìa dơ bẩn, không có sợ hãi, được Liên Hoa Ly Chướng Thanh Tịnh Tam Ma Địa. Thân tỏa ra mọi ánh sáng chiếu khắp 3 ngàn Đại Thiên cõi Phật, tất cả cung diện, nơi mà ánh sáng đi đến, hóa hiện mây biển hoa ánh sáng mọi báu cúng dường tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác. Đức Liên Hoa Quang Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Padma-prabhatathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya) hiện thân xoa đỉnh đầu bảo rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Điều mà ngươi đã tu, là Pháp cúng dường Tâm rất bí mật của các Như Lai, cũng là Chân Thật Bí Mật Kiên Cố Tâm Đại Liên Hoa Đỉnh Mạn Noa La Tam Muội Gia của Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. Nay ngươi đã được Y Mộ Già Vương Liên Hoa Đỉnh Thần Thông viên mãn thành tựu, sẽ sinh vào cõi của Ta, trụ Viễn Hành Địa (Dūraṅgamā-bhūmi), làm đại Phật sự”
_Bát Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) y (2) mộ (3) già (4) ma (5) nê (6) bát (7) đầu-mễ (8)”
*)OṂ_ AMOGHA-MAṆI PADME
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, nên mãn 4 Pháp. Nhóm nào là bốn?”
1_Nên viên mãn ngộ nhập Tâm Hành của tất cả hữu tình, nghĩa là dùng Bất Không Nhất Tâm Trí Tuệ, như thật biết khắp Pháp Tâm, Tâm Sở của rất cả hữu tình
2_Nên viên mãn tất cả Thần Thông du hý, nghĩa là mọi loại Thần Thông tự tại của sự du hý, nghĩa là thấy Phật, cho nên từng một nước Phật hướng đến một nước Phật, cũng lại chẳng sinh tưởng dạo chơi nước Phật
3_Nên viên mãn thấy các cõi Phật, như chỗ thấy ấy mà tự nghiêm tịnh mọi loại nước Phật. Nghĩa là trụ một cõi Phật hay thấy vô biên cõi Phật ở 10 phương, cũng hay hiện bày mà từng chẳng sinh tướng cõi nước của Phật. Lại vì thành thục các hữu tình, cho nên hiện ở địa vị Chuyển Luân Vương trong 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới mà tự
trang nghiêm. Lại hay vứt bỏ mà không có chỗ chấp dính
4_Nên viên mãn cúng dường, thừa sự chư Phật Thế Tôn, đối với thân của Như Lai thì như thật quán sát. Nghĩa là muốn nhiêu ích hữu tình, cho nên đối với nghĩa thú của Pháp như thật phân biệt, dùng Pháp cúng dường thừa sự chư Phật. Lại quán sát kỹ lưỡng Pháp Thân (Dharma-kāya) của chư Phật
Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này được thân viên tịnh như báu Phả Chi (Sphaṭika: pha lê). Quán Thế Âm Bồ Tát hiện trước mặt, xoa đỉnh đầu bảo rằng: “Lành thay! Lành thay! Nay Thiện Nam Tử được Tối Thượng Bồ Đề Định Tâm, nên tùy theo Ta đến Tịnh Thổ của Đức Quang Minh Vương Như Lai (Prabha-rāja-tathāgata) trụ Bất Động Địa (Acalā-bhūmi) rộng hưng vượng Phật sự, được Pháp tối thắng Thế Gian Xuất Thế Gian của Bất Không Liên Hoa Đỉnh Đàn Ấn Tất Địa”
_Cửu Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bát (2) đầu-ma (3) lộ (4) giả (5) nỉ (6) hổ (7) lỗ (8) hồng (9)”
*)OṂ_ PADMA-LOCANE HURU HŪṂ
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, mãn 4 Pháp. Nhóm nào là bốn?”
1_Nên viên mãn biết căn hơn, kém của tất cả hữu tình. Nghĩa là trụ 10 Lực của Phật như thật biết rõ các căn hơn, kém của tất cả hữu tình
2_Nên viên mãn nghiêm tịnh cõi Phật, nghĩa là dùng không có chỗ đắc mà làm phương tiện, nhiêm tịnh Tâm Hành của tất cả hữu tình
3_Nên viên mãn Như Huyễn Đẳng Trì (Māyā-samādhi) luôn nhập vào các Định
(Samādhi). Nghĩa là trụ Đẳng Trì (Samādhi) này, tuy hay thành biện tất cả sự nghiệp mà Tâm chẳng động. Vì tu Đẳng Trì rất thành thục cho nên chẳng làm Gia Hành (Prayoga: thực hành như công dụng) mà luôn luôn hiện trước mặt
4_Nên viên mãn tùy theo căn lành của các hữu tình đáp ứng kỹ càng, cho nên nhập vào các hữu (các cõi) tự hiện Hóa Sinh (Upapāduka). Vì muốn thành thục căn lành thù thắng của các loại hữu tình, nên tùy theo nơi thích hợp của họ, nhập vào các hữu (các cõi) mà hiện Thọ Sinh (đầu thai)
Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này được Thọ Ký (Vyākaraṇa) gọi là con của Quán Thế Ấm. Căng già sa câu chi na dữu đa trăm ngàn Như Lai làm các Thần Thông, cùng một lúc hiện ra trước mặt, duỗi bàn tay xoa đỉnh đầu, bảo rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Ngươi đà tu tập Pháp Thế Xuất Thế của Chân Ngôn
Kinh này đều được thành biện, khi buông xả mạng thì sinh trong cõi nước của Ta, đến Thiện Tuệ Địa (Sādhu-matī-bhūmi)”
_Thập Tự Chân Ngôn là:
“Án (1) bát (2) đầu-mộ (3) sắt-nê (4) sái (5) nhĩ (6) ma (7) lê (8) hồng (9) phất (10)”
*)OṂ_ PADMOṢṆĪṢA VIMALE HŪṂ PHAṬ
Chân Ngôn như vậy, dùng Tâm Đại Bi quán Quán Thế Âm, như Pháp thọ trì, cần phải viên mãn 12 loại Pháp. Nhóm nào là mười hai?”
1_Nên viên mãn nhiếp thọ tất cả Đại Nguyện trong vô biên xứ sở, tùy có ước nguyện đều khiến cho viên mãn. Vì để tu đủ 6 Ba La Mật Đa rất viên mãn. Hoặc vì nghiêm tịnh cõi nước của chư Phật, hoặc vì thành thục các loài hữu tình… tùy theo Tâm đã nguyện đều được viên mãn
2_Nên viên mãn Trí biết âm thanh khác loài của các hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, Càn Thát Bà, a Tố Lạc, Nghiệt Lỗ Trà, Khẩn Na La, Ma Hô La Già, người, Phi Nhân… nghĩa là vì tu tập ngôn từ thù thắng, hiểu biết không có ngăn ngại, khéo biết ngôn âm khác biệt của hữu tình
3_ Nên viên mãn Vô Ngại Biện Trí, nghĩa là tu tập biện bác thù thắng, hiểu biết không có ngăn ngại, vì các hữu tình hay nói không có cùng tận
4_Nên viên mãn Nhập Thai Cụ Túc, nghĩa là tuy tất cả nơi sinh ra, nhưng thật luôn hóa sinh. Vì lợi ích hữu tình nên hiện nhập vào bào thai, ở bên trong đầy đủ mọi loại việc thù thắng
5_Nên viên mãn Xuất Sinh Cụ Túc, nghĩa là khi ra khỏi thai thời hiện bày mọi loại việc thù thắng hiếm có, khiến các hữu tình nhìn thấy đều vui vẻ, được đại an lạc
6_Nên viên mãn Gia Tộc Cụ Túc, nghĩa là sinh trong nhà Đại Tộc Tính Sát Đế Lợi, hoặc sinh trong nhà Đại Tộc Tính Bà La Môn, vâng thuận cha mẹ, không thể quở trách, nghi ngờ
7_Nên viên mãn Chủng Tính Cụ Túc, nghĩa là thường chuẩn bị sinh trong dòng tộc của các Đại Bồ Tát quá khứ
8_Nên viên mãn Quyến Thuộc Cụ Túc, nghĩa là thuần dùng vô lượng vô số Bồ Tát để làm quyến thuộc, chẳng phải là các loại tạp
9_Nên viên mãn Sinh Thân Cụ Túc, nghĩa là khi mới sinh ra, thời thân ấy đầy đủ tất cả tướng tốt, phóng ánh sáng lớn chiêu khắp vô biên Thế Giới của chư Phật, cũng khiến cho cõi ấy biến động theo 6 cách, hữu tình gặp được thì không có ai chẳng được lợi ích
10_Nên viên mãn Xuất Gia Cụ Túc, nghĩa là khi xuất gia thời vô lượng vô số hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, Càn Thát Bà, a Tố Lạc, Nghiệt Lỗ Trà, Khẩn Na La, Ma Hô La Già, người, Phi Nhân…đi theo hầu cận. Đi đến Đạo Trường cắt bỏ râu tóc, mặc 3 áo Pháp, thọ trì Ứng Khí (Pātra: vật khí đựng thức ăn ứng với Pháp), dẫn đường cho vô lượng vô số hữu tình khiến nương vào 3 Thừa mà hướng đến Viên Tịch (Parinirvāṇa: vào Niết Bàn)
11_Nên viên mãn Trang Nghiêm Bồ Đề Thụ Cụ Túc, nghĩa là đối với căn lành thù thắng, Nguyện lực rộng lớn, cảm được cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa) màu nhiệm như vầy: dùng báu Lưu Ly làm gốc cây, báu chân Kim Cương làm rễ, 7 báu thượng diệu làm cành, là, mọi loại hoa quả. Cây ấy cao rộng che trùm khắp 3 ngàn Đại Thiên cõi Phật, tỏa ánh sáng chiếu soi vòng khắp căng già sa đẳng Thế Giới của chư Phật ở 10 phương
12_Nên viên mãn Nhất Thiết Công Đức Thành Biện Cụ Túc, nghĩa là nơi viên mãn tất cả tư lương Phước Tuệ thù thắng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật
Như vậy,người mỗi mỗi tu trì đầy đủ Chân Ngôn này sẽ được tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác trong vô lượng căng già sa câu chi na dữu đa cõi nước ở 10
phương… làm mọi loại Thần Thông, cùng một lúc hiện ra trước mặt, bảo rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện Nam Tử thường vì tất cả 8 Bộ Thiên Tiên Long Thần, người dân trong Thế Gian… bày kính vô lượng. Được Liên Hoa Đỉnh Chân Ngôn Minh Tiên này, cho đến Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, trụ Pháp Vân Địa (Dharmamegha-bhūmi), tùy theo phương sở phát triển Phật Sự”
_Này Bí Mật Chủ! Ông hỏi tu hành Đà La Ni Chân Ngôn này, mỗi mỗi hay thành Tất Địa tối thượng. Tôi đều diễn nói Pháp bậc thượng, Pháp bậc trung, Pháp bậc hạ của Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này
Như vậy, người đọc tụng, thọ trì thường tắm gội sạch sẽ, dùng hương xoa bôi thân, mặc quần áo sạch. Đối với các hữu tình khởi Tâm Đại Bi, nói lời chân thật, tin sâu Tam Bảo, kính sự cúng dường Hòa Thượng, Xà Lê, cha mẹ, bạn thiện lành, trì đủ Luật Nghi, thọ trì Pháp này. Như vậy phát hành thì gọi là người Chân Thọ Trì Chân Ngôn, ắt sẽ quyết định được chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ đề”
_Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ Bồ Tát Ma Ha Tát nghe nói Pháp này thì vui vẻ mỉm cười, xoay vần cái chày trong lòng bàn tay, từ chỗ ngồi đứng lên, khom mình, chắp tay bạch rằng: “Thánh Giả! Chân Ngôn Tam Muội Gia của nhóm này, tên gọi chung là Bất Không Vương Liên Hoa Đỉnh Bí Mật Tâm Mạn Noa La Quảng Đại Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia. Nhóm Đà La Ni Chân Ngôn này chỉ cần đọc tụng, thọ trì đều được thành tựu, làm Đại Phật Sự
Nếu có người y theo Pháp, làm cúng dường lớn, mỗi tháng y theo thời, một ngày một đêm chặt đứt nói năng, chẳng ăn. Hoặc chỉ ăn quả trái, hoặc để bụng trống, uống sữa. Hoặc lại thường ăn 3 loại thức ăn uống màu trắng, ngày đêm tinh cần đọc tụng, thọ trì. Người như vậy được Công Đức nào? Thành căn lành nào? Trụ cõi nước nào? Trao truyền Pháp Môn nào?”
Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Như vậy gọi chung là Bất Không Vương Liên Hoa Đỉnh Bí Mật Tâm Mạn Noa La Quảng Đại Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia. Này Bí Mật Chủ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nếu Bật Sô, Bật Sô Ni, Tộc Tính Nam, Tộc Tính Nữ… vào ngày 1 của kỳ Bạch Nguyệt, thừa sự cúng dường, lặng lẽ chặt đứt nói năng, ăn 3 loại thức ăn màu trắng, đọc tụng, thọ trì Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn
1_Quán mỗi một chữ như vòng hoa ánh sáng của mặt trời
2_Quán ánh sáng của chữ hiện Quán Thế Âm
3_Quán ánh sáng của chữ hiện Phật Thế Tôn
4_Quán Tự Tính Thần Lực Thanh Tịnh Pháp Giới Tam Muội của ánh sáng của chữ tuôn ra mọi loại Thần Thông Tam Ma Địa Môn, ngày đêm chẳng dứt
Cho đến ngày 8, một ngày một đêm nhịn ăn thọ trì thì người này liền được trừ diệt: 5 tội Vô Gián đáng bị đọa trong Địa Ngực A Tỳ với sự khổ đau trong một kiếp. Ngay lúc buông xả mạng thì sinh về cọi nước Cực Lạc ở phương Tây, hóa sinh trong hoa sen, đủ Túc Trụ Trí; Phước Thọ Mệnh ngang bằng 80 ngàn kiếp, thọ nhận các cực lạc, đời đời nơi sinh ra chẳng bị rơi trong 3 đường ác
Lại được chuyển sinh vào Thế Giới Ái Lạc, 62 ngàn kiếp, thọ nhận khoái lạc thù thắng
Lại được chuyển sinh vào Thế Giới Quán Sát, 72 ngàn kiếp, thọ nhận an vui lớn
Lại được chuyển sinh vào Thế Giới Bảo Thắng, 12 ngàn kiếp, làm Đại Trì Bảo Đại Chân Ngôn Tiên
Lại được chuyển sinh trong cung điện báu của Quán Thế Âm Bồ Tát trên núi Bổ Đà Lạc, 18 ngàn kiếp thọ nhận niềm vui của các Pháp
Lại được chuyển sinh vào A Ca Ni Trá Thiên (cõi Trời Sắc Cứu Cánh), 90 ngàn kiếp, thọ nhận khoái lạc của hàng Trời
Lại được chuyển sinh trên Đâu Suất Đà Thiên, 80 ngàn kiếp, thọ nhận khoái lạc của hàng Trời
Lại được chuyển sinh vào Tam Thập Tam Thiên, 100 ngàn Đại Kiếp, làm Thiên Đế Thích thọ nhận đại khoái lạc
Lại được chuyển sinh trong cõi nước ở 10 phương, 50 ngàn kiếp Du Hý Thần Thông trải qua các cõi Phật, cúng dường chư Phật, thọ nhận các khoái lạc
Lại ở 20 ngàn kiếp làm Đại Chân Ngôn Minh Tiên, cho đến Bồ Đề lại chẳng thọ nhận Noãn (Aṇḍaja-yoni: sinh trong trứng), Thai (Jarāyujā-yoni: sinh trong bào thai), Thấp (Saṃsvedajā-yoni: sinh ở nơi ẩm thấp), Hóa (Upapādukā-yoni: sinh theo cách biến hóa) lần nữa… nơi sinh ra thường được Hóa Sinh, đủ Túc Trụ Trí
_Này Bí Mật Chủ! 7 ngày 7 đêm thừa sự, cúng dường, đọc tụng, thọ trì còn được tương ứng căn lành của nhóm Phước rộng lớn như vậy, huống chi là lại có người hay mỗi ngày 1 của kỳ Bạch Nguyệt, ăn 3 loại thức ăn màu trắng, đọc tụng, thọ trì Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn này ngày đêm chẳng dứt, đến ngày 8, ngày đêm chẳng ăn, chặt đức các ngữ ngôn, y theo Pháp tụng trì… há chẳng hiện thân cho chứng Bất Không Ly Chướng Thanh Tịnh Tam Ma Địa, Bất Không Trang Nghiêm Tam Ma Địa, Bất Không Liên Hoa Thần Biến Quang Diệm Tam Ma Địa, Bất Không Thanh Tịnh Quang Tam Ma Địa, Bất Không Sát Tràng Tam Ma Địa, Bất Không Liên Hoa Vô Cấu Quán Tam Ma Địa, Bất Không Liên Hoa Đỉnh Quang Diệm Bí Mật Tâm Tam Ma Địa sao?!…
Người này lại sẽ thừa sự 92 câu chi căng già sa số Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, ở đấy gieo trồng căn lành. Ngay khi buông xả mạng xong, đến nước An Lạc, hóa sinh trên đài sen, được Bất Không Liên Hoa Vương Liên Hoa Đỉnh Giải Thoát Đàn Ấn Tam Muội Gia đều hiện ra trước mặt, được làm Bất Không Quảng Đại Chân Ngôn Minh Tiên”
THÀNH TỰU THẾ GIAN PHẨM THỨ BA MƯƠI HAI
_Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ Bồ Tát Ma Ha Tát lại bạch rằng: “Bậc Thánh Đại Bi! Nguyện vì viên mãn ý ưa thích của tất cả hữu tình, diễn bày Pháp thành tựu Mạn Noa La Chân Ngôn của Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn này”
Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Nếu có Bật Sô, Bật Sô Ni, Tộc Tính Nam, Tộc Tính Nữ như Tam Muội Giáo thừa sự cúng dường, cung kính, lễ bái. Thường đối với tất cả hữu tình khới Tâm Đại Bi, mỗi ngày như Pháp tụng trì Căn Bản Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn
1_Quán mỗi một chữ như vòng hoa ánh sáng của mặt trời
2_Quán ánh sáng của chữ hiện Quán Thế Âm
3_Quán ánh sáng của chữ hiện Phật Thế Tôn
4_Quán ánh sáng của chữ tùy thuận thông đạt tất cả Pháp Tính (Dharmatā) thâm sâu chẳng thể nghĩ bàn, cùng với hư không ngang bằng, Tự Tướng không có ngăn ngại, Tâm Chính Đẳng Giác của tất cả Pháp Giới, phát ra âm thanh không cùng tận, tịnh Tâm không có cái Ta (vô ngã)
Mãn 21 biến, quyết địch trừ sạch tất cả tội năng trong tất cả Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh. Được căn lành lớn, thành Phước Uẩn lớn, chẳng bị tất cả thuốc độc, trùng độc, tai quái, bệnh não, Quỷ Thần trong Thế Gian… gây nhiễu hại
Do nghĩa này, cho nên dùng Đà La Ni Chân Ngôn này gia trì vào cát sạch 21 biến, rải tán trên thi hài (xác chết) trong rừng Thi Đà (Śīta-vana), hoặc trên trên mồ, trên mả… nhìn thấy đều rải tán thì các Vong Giả (vong linh) kia ở tại Giới Xứ chịu mọi kịch khổ đều được giải thoát, sinh lên Trời
Nếu dùng giấy, tre trắng nõn, lụa… viết chép Căn Bản Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn này, đều để ở trên tháp, trên cây phướng, thì hết thảy tất cả hữu tình: 2 chân, 4 chân, nhiều chân, không có chân, Noãn (sinh trong trứng), Thai (sinh trong bào thai), Thấp (sinh ở nơi ẩm thấp), Hóa (sinh theo cách biến hóa) được bóng ảnh của cái tháp chiếu lên thân, hoặc nhìn thấy, tiếp chạm… đều được trừ diệt tất cả tội chướng, buông xả thân này xong, đều sinh lên Trời
Nếu gia trì vào cái loa, đến nơi cao xa, thổi ra tiếng thì chúng sinh sinh theo 4
cách (noãn, thai, thấp, hóa) nghe tiếng loa, được diệt tội nặng, buông xả thân này xong, đều sinh lên Trời
Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện… trước tiên thọ nhận Bồ Tát Giới, 250 Giới, 500 Giới, 5 Giới, 10 Giới, 8 Giới, 3 Quy Y Giới… nghe tiếng loa, ngay khi buông xả thân này xong thì thẳng đến cõi nước Cực Lạc ở phương Tây, hóa sinh trong hoa sen, trụ Bất Thoái Địa
Nếu gia trì vào hương Bạch Chiên Đàn rồi thiêu đốt trong thành, ấp… khiến các hữu tình ngửi thấy mùi thơm thì đều trừ diệt mọi loại tội chướng
Nếu thiêu đốt Hương nay xông ướp thân thể, trang phục thì cũng được trừ các sự ganh tị, cấu chướng, được người nhìn thấy vui vẻ kính trọng
Nếu xông ướp thân, xông ướp áo, như Pháp đeo mặc… hướng mặt về Nhật Thiên (Āditya-deva), một lần tụng Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn, một lần hô gọi Nhật Thiên thì Nhật Thiên âm thầm gia hộ
Nếu gia trì vào hương An Tất, hương Bạch Chiên Đàn… ở trước mặt Đại Tự Tại Thiên, một lần tụng Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn, một lần hô gọi Đại Tự Tại Thiên rồi thiêu đốt… thì Đại Tự Tại Thiên sẽ làm ủng hộ, cho mãn các Nguyện
Nếu ở trước mặt Na La Diên Thiên, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi Na La Diên Thiên rồi thiêu đốt…thì Na La Diên Thiên sẽ làm ủng hộ, cho mãn các Nguyện
Nếu gia trì vào hạt cải trắng, hương Bạch Chiên Đàn… ở trước mặt Đại Phạm Thiên, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi Đại Phạm Thiên rồi thiêu đốt… thì Đại Tự Tại Thiên sẽ làm ủng hộ, cho mãn các Nguyện
Nếu gia trì vào bột hoa sen khô, hương Bạch Chiên Đàn… ở trước mặt Ma Ha Ca La, (Mahā-kāla: Đại Hắc Thiên), như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi Ma Ha Ca La rồi thiêu đốt… thì Ma Ha Ca La Thần sẽ đi theo ủng hộ, đi vào rừng núi lấy Phục Tàng (Nidhi: kho tàng bị che lấp), hái tất cả các thuốc đều được tùy ý
Nếu gia trì vào Long Hoa, hương Bạch Chiên Đàn… ở bên cái ao có Rồng, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi tên của vị Rồng rồi thiêu đốt…Lại dùng Chân Ngôn gia trì vào hạt cải trắng, rải trong nước ao, nhanh chóng tụng Chân Ngôn thì quyến thuộc của Long Vương đều ủng hộ, tùy theo ý của người tu Chân Ngôn
Nếu gia trì vào tro thiêu đốt người chết trong rừng Thi Đà, hương Bạch Chiên Đàn rồi hòa chung với nhau. Trong rừng Thi Đà tác tiếng rất giận dữ, như vậy tụng trì Chân Ngôn thiêu đốt… thì tất cả Dược Xoa, Quỷ Thần tự hiện thân, nhận các việc sai khiến, cho đến khi hết tuồi thọ
Nếu gia trì vào 2 Cấp Bá La (Kāpala: đầu lâu) hợp với nhau…đem hòa tro, hương thiêu đốt như Pháp, tụng Chân Ngôn gia trì vào Cấp Bá La, liền được Quỷ Thần nhận các việc sai khiến
Nếu gia trì vào đất, làm Đàn. Dùng Cồ Ma Di (phân bò) như Pháp xoa bôi, tô trét… ngay trên tâm Đàn, dùng 2 xích (2/3m) vẽ Dược Xoa Nữ (Yakṣiṇī), dùng bột gạo tẻ giới hạn 4 mặt Đàn. Đem gạo tẻ, thức ăn khô vụn để trong Đàn cúng dường. Dùng tro hương lúc trước, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi Dược Xoa Nữ rồi thiêu đốt…Lại dùng hạt cải trắng, một lần tụng Chân Ngôn, một lần đánh ném vào tượng Dược Xoa Nữ… sẽ được Chân Dược Xoa Nữ (nữ Dược Xoa thật) hiện trước mặt, đến nhận các việc sai khiến tùy theo ý của người tu Chân Ngôn. Nếu thỉnh làm mẹ thì thường đi theo ủng hộ như hộ giúp con đỏ, cung cấp tất cả tài bảo cần dùng. Nếu thỉng làm chi em gái thì tùy theo ngày, cung cấp quần áo, tiền tài chẳng để cho thiếu thốn
Nếu gia trì vào hương An Tất, hương Bạch Chiên Đàn. Dùng bàn tay đè lên đầu Công Đức Thiên, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi Công Đức Thiên rồi thiêu đốt…thì Công Đức Thiên sẽ làm ủng hộ, ban cho tài bảo, được giàu có lớn
Nếu ở trước mặt Tỳ Sa Môn Thiên, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi Tỳ Sa Môn Thiên rồi thiêu đốt…thì Tỳ Sa Môn ban cho ngàn lượng vàng
Nếu ở trước mặt Ma Ni Bạt Đà La Thần, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô gọi Ma Ni Bạt Đà La Thần rồi thiêu đốt…thì Ma Ni Bạt Đà La Thần đi đến, ban cho một ngàn đồng tiền vàng
Nếu ở trong rừng núi lớn, như vậy một lần tụng Chân Ngôn, một lần hô Dược Tinh rồi thiêu đốt…thì tất cả Dược Tinh hiện ra, cho hái lấy
Nếu ở đầu 4 cửa thành, một lần tụng Chân Ngôn, một lần thiêu đốt… liền được bên trong thành: tất cả tai chướng đều được trừ diệt
Nếu ở tất cả nơi có nạn cọp, sói… một lần tụng Chân Ngôn, một lần thiêu đốt… liền được trừ diệt nhóm nạn cọp, sói
Nếu ở trước mặt người bị bệnh Quỷ Thần, một lần tụng Chân Ngôn, một lần thiêu đốt, xông ướp người bệnh, liền được trừ diệt nhóm bệnh Quỷ Thần
THUỐC LIÊN HOA ĐỈNH A GIÀ ĐÀ PHẨM THỨ BA MƯƠI BA
“Thuốc Liên Hoa Đỉnh Già Đà này
Hiện Chủng Tộc Vương Đại Thần Lực Tỳ Sắt Nỗ Thiên, Tứ Thiên Vương
Âm thầm gia hộ, cung kính, khen
Dùng Long Não hương, Trầm Thủy hương
Ngưu Hoàng, Đinh hương, Thanh Mộc hương
Lượng tốt bằng nhau, đâm giã, chọn
Mồ hôi tai voi trắng, hòa làm viên
Để ở trong Đàn, trước Quán Âm
Dùng Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni
Nhóm Chủng Tộc Phấn Nộ Chân Ngôn
Gia trì thuốc ấy, hiện ba Tướng”
_Này Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ! Sự trị thân thể trang phục tinh khiết, đem thuốc mài nghiền, chấm trên trán, trên đỉnh đầu, trên bắp tay, trên ngực…trên 2 khuỷu cánh tay đều đeo một cái vòng, miệng ngậm một viên… đi vào trong Đại Chúng thì được người yêu kính, cũng như nhóm Phước uy đức của chúng tôi. Phàm nói ngôn từ điều phục thì hữu tình thảy đều thuận phục
Nếu vào trong chúng Tăng thì được Tăng yêu thích, quán nhìn khen ngợi cũng như chúng tôi, mãn mọi loại ý nguyện của các hữu tình. Tất cả 8 Bộ Thiên Tiên Long Thần cung kính thủ hộ. Tất cả thuốc độc, trùng độc, yểm cổ, chú trớ, các bệnh Quỷ Thần đều chẳng thể gây tai hại. Lại nữa, chẳng bị quốc vương, liêu tá ngang ngược dùng roi vọt, giam cầm chịu các khổ não. Tất cả nhóm nạn: các ác, Dược Xoa, La sát, Sư Tử, cọp, sói, trộm cướp, sét đánh, oan gia… chẳng thể gây tai hại
Nếu đầu đội viên thuốc, kèm lại dùng thuốc xoa bôi khắp trên bánh xe… cầm bánh xe đi vào trong quân trận của nước khác thì binh nước khác nhìn thấy, tự nhiên hòa giải. Nếu vào thành của vua thì người dân nhìn thấy đều tôn kính, vui vẻ
Nếu bị bệnh Quỷ mà chữa trị chẳng khỏi. Khiến uống thuốc này, kèm dùng thuốc này hòa với nước nóng tắm gội, liền được trừ khỏi
Nếu bị mụn nhọt sưng vù lên. Đem thuốc hòa với nước, mài nghiền, xoa bôi trên mụn nhọt, trên chỗ sưng vù… đều được trừ khỏi. Người này, do điều này mà tất cả Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát chẳng thể gây não hại
Như Pháp dùng thuốc thì tất cả chư Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát gia bị, ủng hộ, tăng trưởng căn lành. Đời này, đời sau thọ nhận an vui lớn, nơi sinh ra được Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ với quyến thuộc ủng hộ
Nếu gia trì vào bơ hòa với thuốc rồi ăn vào, sẽ được Đại Trí Tuệ, hiểu các Kinh Luận
_“Lại thuốc Liên Hoa Đỉnh Già Đà
Hiện trong Bộ này: các Chân Ngôn
Tối Thượng Tất Địa Tam Muội Gia
Kiền Đà La Sai, hương Thanh Mộc
Một La Khả Ma Khất Sử La
Tố Mạt La Noa Khất Sử La
Tố Kiện Đà La, Tắc Phả Chi
Xá Mạc Khất Tử, tua Long Hoa
Hoa Uất Bát La, nhiều hạt sen
Hương An Tất, hương Uất Kim tốt
Hương Bạch Chiên Đàn, hương Cam Tùng
Kèm hoa Dạ Hợp, kèm Đinh Hương
Bễ Lỗ Bát La… lượng bằng nhau
Như Pháp, xoa Đàn, hòa hợp trị
Để bên trong Đàn, trước Quán Âm
Dùng Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni
Nhóm Chủng Tộc Phấn Nộ Chân Ngôn
Gia trì thuốc ấy trăm biến (100 biến) xong
Ba Tư Thạch Mật, hương Long Não
Bằng nhau, nước chưng, như Pháp hòa
Thuốc viên Chân Ngôn như hạt táo
Bày trí trong Đàn, trước Quán Âm
Dùng Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni
Nhóm Chủng Tộc Phấn Nộ Chân Ngôn
Bất Không Vương Mẫu Đà La Ni
Đều gia trì thuốc, hiện ba Tướng
Chứa trong vật khí sạch, phơi khô
Giữ thuốc kín sạch, đừng chạm dơ”
Này Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ! Nếu khi dùng thuốc, trước tiên tắm gội sạch sẽ xong, dùng hương xoa bôi thân, mặc quần áo sạch, gia trì vào dầu hạt cải đen rồi hòa với thuốc ấy… chấm giữ trên thân, liền được tùy theo ý vào hang A Tu La, hang Rồng, hang Quỷ Thần đều đi không có trở ngại. Các Quỷ Thần ấy nhận làm việc sai khiến
Nếu gia trì vào Tăng Khả nhũ (?sữa đã được hòa hợp), sữa bò hòa với thuốc rồi xoa bôi, chấm trên đầu, trên trái tim… liền suy nghĩ mọi loại chướng lụy của người bậc Thượng Trung Hạ được niệm trừ khiển
Nếu gia trì vào dầu thơm hòa với thuốc, xoa bôi trên 2 cẳng chân, 2 lòng bàn chân thì đi nhanh như gió, một ngày đi gấp bội, thường vào trong nước không bị dính ướt
Nếu đem thuốc hòa với sữa người rồi chấm trong 2 con mắt. Liền được tùy ý đến các tụ lạc, tự tại dạo nhìn, được người yêu kính. Hoặc đối trước mặt người, tâm nghĩ dời vật khiến cho các nhân chúng đều chẳng thấy biết
Nếu xoa bôi trên mặt, trên thân, trên bàn tay, đến trong Đại Chúng làm các Bái
Tán thì khiến các người dân chỉ nghe thấy tiếng tán, chẳng nhìn thấy thân
Nếu xoa bôi bên trong bên ngoài cái bình, rồi chứa đầy nước sạch. Cầm đến trong Chúng giơ cái bình lên cao rồi rót nước thời các người dân chỉ thấy nước chảy xuống chứ chẳng thấy hình tượng cái bình
Nếu xoa bôi bên trong bên ngoài cái bồn, rồi chứa đầy nước sạch….thời các người dân chỉ thấy nước ấy chứ chẳng thấy hình tượng cái bồn
Nếu gia trì vào dầu thơm hòa với thuốc, xoa bôi thân, xông ướp áo… thì vào hang A Tu La, hang Rồng, hang Quỷ Thần đều được tự tại, chẳng dám gây nhiễu hại. Nếu vào đáy nước thì nước chẳng thể cuốn chìm, hũu tình trong nước cũng chẳng gây hại. Nếu vào trong lửa thì lửa chẳng thể thiêu đốt. Nếu vào ao Rồng thì Rồng chẳng thể hại. Hết thảy Pháp của mọi loại việc trong Thế Gian thời Tâm chỉ thỉnh niệm, làm thì đều thành
Nếu thường tinh cần thọ trì Pháp này, ngày ngày thấy thêm việc tùy theo niệm của mọi loại Tình với Phi Tình trong Thế Gian
_“Lại thuốc Liên Hoa Đỉnh Tất Địa
Hay hiện mọi loại tướng Thần Biến
Được an vui lớn, nhiều tài bảo
Thời Thế người dân tranh cúng dường
Tua nhụy hoa sen, Ca Câu Bà
Hương Kiền Đa La Sa, Ngưu Hoàng
Trúc Hoàng, Hùng Hoàng, hương Uất Kim
Hoa Ưu Bát La xanh, bọt biển (hải mạt)
Tiểu Bách Đàn, A Ma Lặc vàng
Bằng nhau, như Pháp tinh hợp trị (sửa trị hòa hợp tinh khiết)
_Lại Long Não hương kèm Xạ hương
Ba Tư Thạch Mật đều hòa trị
Để bên trong Đàn, trước Quán Âm
Dùng Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni
Nhóm Chủng Tộc Phấn Nộ Chân Ngôn
Gia trì trên thuốc, hiện ba Tướng”
_Này Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ! Thân áo sạch sẽ xong, dùng thuốc hòa với nước mài nghiền rồi xoa bôi thân phần, tay chân, đầu mặt kèm chấm trong con mắt… liền chứng Tam Muội bí mật tự tại. Nên cao giọng xưng chự Hồng (HŪṂ) liền được hiện Thân Mệnh, các Quỷ Thần đều thấy trên thân tuôn ra lửa sáng lớn. Vào nước chẳng bị chìm, vào lửa chẳng bị thiêu đốt. Vào trong Đại Chúng, điều mà Tâm đã khải thỉnh, rải tán thuốc trong hư không, thỉnh triệu Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát biến hiện tất cả tướng của các Thiên Tiên, biến hiện nhóm tướng của tất cả người dân, biến hiện tất cả mọi loại Nhân Địa của tất cả chư Phật, Bồ Tát: tướng buông bỏ đầu, mắt, tủy, não, thân, thịt, tay chân…. Trong hư không biến hiện tướng: thân trên tuôn ra nước, thân dưới tuôn ra lửa. Biến hiện tướng sống chết, thối nát, hư hoại. Điều mà Tâm đã thỉnh, tùy theo Tâm tán rải liền đều hiển hiện
Lại dùng thuốc xoa bôi trên thân. Lại gia trì vào dầu thơm hòa với thuốc… xoa bôi đầu, xoa bôi 2 lòng bàn tay với thiêu đốt xông ướp thân, chỉnh sửa quần áo, ngay thẳng thân bước từ từ vào nơi 4 Chúng, thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát: nhập vào Thủy Quán Tam Muội, Hỏa Quán Tam Muội đứng nằm trong hư không. Tưởng thân trên tuôn ra nước, thân dưới tuôn ra lửa, kèm phát ra âm thanh của mọi loại nhạc Trời… tùy theo đều hiện ra
Lại gia trì vào nhựa cây Đỗ Trọng hòa với thuốc, xoa bôi thân, tay chân rồi vào trong Đại Chúng, thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát hiện ra Bồ Tát ở quá khứ: bố thí các đất nước, địa vị, thê thiếp, con trai con gái, voi, ngựa, 7 báu… ngồi Bồ Đề Trường giáng phục các chúng Ma. Tất cả Thần Biến, hoa quả, cung điện, quần áo màu nhiệm của cõi Trời, vật dụng trang nghiêm… Tất cả điềi đã thỉnh, tùy theo Tâm niệm liền sẽ hiện ra… Vì khiến cho chúng sinh Tà Kiến, Tuệ ác thấy Thần Thông này, phát Tâm Bồ Đề, tin cầu Phật Đạo, cho nên nói Pháp này
KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH THẦN BIẾN CHÂN NGÔN
_QUYỂN THỨ MƯỜI TÁM (Hết)_