KIM CƯƠNG ĐỈNH KINH DU GIÀ TU TẬP TỲ LÔ GIÁ NA TAM MA ĐỊA PHÁP

Hán dịch: Đời Đường tặng Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, tên Thụy là Đại Hoằng Giáo Tam Tạng, Sa Môn KIM CƯƠNG TRÍ (Vajra-bodhi) phụng chiếu dịch.
 Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

_ Quy mệnh Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha)

Nghiệp Thân Khẩu Ý khắp hư không (Gagana)

Diễn nói Như Lai Tam Mật Môn (Tathāgata-tri-guhya-mukha)

Kim Cương Nhất Thừa (Vajra-Eka-yāna), Giáo (Śāstra) thâm sâu

Ta y Pháp Du Già Tối Thắng (Vijaya-yoga)

Mở bày nơi tu hành như thật

Vì khiến chúng sinh hiển chân thật

Chứng ngay Vô Thượng Chính Đẳng Giác (Anuttarā-samyaksaṃbuddha)

 

_ Đệ Tử kiên cố Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Theo Thầy đã nhận Quán Đỉnh Vị

Khéo tu Định (Samādhi), Tue (Prajña) luôn quan sát

Vào sâu Nghiệp Dụng Thiện Xảo Môn

Dạy các Hữu Tình Thắng Bồ Đề (Jaya-bodhi)

Dùng bốn Nhiếp Pháp (Catvāri-saṃgraha-vastūni) mà nhiếp lấy

Chẳng chán Đại Bi (Mahā-kāruṇa), chưa từng buông

Thấy hành chút Thiện (Kuśala) liền khen hay

Không trụ Đàn Thí (Dāna) ngang hư không

Hay dùng Tuệ Quang (Prajña-prabha) phá ngu tối

Có chỗ vui cầu, luôn chẳng nghịch

Nói lời, cười trước khiến Tâm vui

Hay ở trong Pháp màu (Saddharma: Diệu Pháp) không nhiễm

Khéo dùng Bát Nhã (Prajña) chặt các Sử (Kleśa:phiền não)

Vô Thượng Pháp Luân (Anuttarā-dharma-cakra) luôn chẳng thoái

Bốn Biện diễn nói không sợ hãi

Trong sự nghiệp chư Phật, chúng sinh

Luôn mặc giáp trụ Đại Thệ Từ

Phá bại Ma La (Mārā: loài Ma) thắng quân chúng

Giữ vững Bí Môn của chư Phật

Người có đầy đủ Đức như thế

Mới nên ấn khả mà truyền thụ

 

_ Nơi Phật, Thánh, Tiên đã dạo qua

Mọi loại Thắng Địa hoặc sườn núi

Xây dựng Tĩnh Thất, bày Luân Đàn

Bùn thơm xoa tô làm Tôn Vị

Đèn sáng, Át Già (Ārgha) cùng xếp đặt

Diệu Hoa rải đất để trang nghiêm

Vì khiến chúng sinh, Khí Thế Giới

Thuần một Tĩnh Diệu làm đất Phật (Buddha-kṣetra)

Dùng câu Tự Tha thanh tĩnh này Ứng suy tư, ngầm xưng tụng Chân Ngôn là:

Án, tát-phộc bà-phộc, thú đà. Tát bà đạt ma, tát-phộc bà phộc thú độ hàm”

*)OṂ_ SARVA SVABHĀVA ŚUDDHA _ SARVA DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHA-UHAṂ

 

_ Tiếp nên vận Tâm khắp Pháp Giới (Dharma-dhātu)

Biển trần sát Phật đầy hư không

Chữ Hồng (HŪṂ) Chủng Tử gia ba Nghiệp

Kết Kim Cương Khởi cảnh giác khắp

Đàn Tuệ (2 ngón út) móc kết Kim Cương Quyền Hợp hai Tiến Lực ( 2 ngón trỏ ) nhấc ba lần

Chân Ngôn là:

Án , ma chiết-lộ, để sắt-xá”

*)OṂ _ VAJRA TIṢṬA

Do Chân Ngôn Ấn này gia trì

Chư Phật chẳng tham vui vắng lặng (Tịch Tĩnh Lạc)

Đều từ Định khởi đến tập hội

Quán sát Hành Nhân đồng nhiếp thọ

 

_ Tiếp kết Kim Cương Trì Đại Ấn

Mỗi mỗi tưởng lễ chân Như Lai

Thiền (ngón cái phải) Tuệ (ngón út trái) Đàn (ngón út phải) Trí (ngón cái trái) cài ngược nhau

Gối phải sát đất, đặt trên đỉnh

 

Chân Ngôn là:

Án, ma chiết-la, vật”

*)OṂ _ VAJRA VIḤ

Vừa kết Kim Cương Trì Ấn xong

Tất cả Chính Giác đều tùy thuận

Liền ở trước chư Phật mười phương

Lễ sự, cúng dường đều viên mãn

 

_ Vì muốn thừa sự các Như Lai

Xả thân phụng hiến A Súc Phật (Akṣobhya-buddha: Bất Động Phật )

Toàn thân sát đất, dùng Tim lễ

Kim Cương Hợp Chưởng duỗi trên đỉnh

 

Chân Ngôn là:

Án, tát bà đát tha nghiệt đa, bố nho ba tát-tha ná dã, a đát-ma nam, niết-lị dạ đa, dạ nhĩ. Tát bà đát tha nghiệt đa, ma chiết-la, tát đát-phộc, a địa sắt-xá, tát phộc hàm”

 

*)OṂ_ _ SARVA TATHĀGATA PŪJA PASVANĀYA ATMĀNĀṂ NIRYĀTA YĀMI _ SARVA TATHĀGATA VAJRA-SATVA ADHIṢṬA SVĀMAṂ

Do kết Chân Ngôn Thân Ấn này

Liền được viên mãn Tâm Bồ Đề

 

_ Tiếp nên kính lễ Bảo Sinh Tôn ( Ratna-sambhava-nàtha)

Vì phụng Quán Đỉnh, cúng dường nên

Kim Cương Hợp Chưởng hạ ngang tim

Cúi trán sát đất để phụng hiến Chân Ngôn là:

“Án, tát bà đát tha nghiệt đa, bố nhạ, tỳ sái ca gia, đát-ma nam, niết-lị dạ đa, dạ nhĩ. Tát bà đát tha nghiệt đa, ma chiết-la, la đát-na, tỳ săn già, tát-phộc hàm”

 

*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA PŪJA ABHIṢEKĀYA ATMĀNĀṂ NIRYĀTA YĀMI _ SARVA TATHĀGATA VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA SVĀMAṂ

Do hiến thân này diệu thỉnh nên

Chẳng lâu sẽ làm chủ ba cõi (Tam Giới Chủ)

 

_ Vì cầu cúng dường chuyển Pháp Luân (Dharma-cakra-pravartana)

Tiếp nên kính lễ Vô Lượng Thọ (Amitāyus)

Kim Cương Hợp Chưởng đặt trên đỉnh

Để miệng sát đất, phụng thân ấy Chân Ngôn là:

Án, tát bà đát tha nghiệt đa, bố nhạ, bát-la miệt lật đa na dạ, đát-ma nam, niết-lị dạ đa, dạ nhĩ. Tát bà đát tha nghiệt đa, ma chiết-la đạt ma, bát-la miệt lậtđa dạ hàm

 

*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA PŪJA PRAVARTTANĀYA ATMĀNĀṂ NIRYĀTA YĀMI _ SARVA TATHĀGATA VAJRA-DHARMA PRAVARTTĀYA MAṂ

Do hiến thân này chân thành thỉnh

Sẽ đồng Cứu Thế Chuyển Pháp Luân

 

_Lại nên kính lễ Bất Không Tôn (Amogha-siddhi: Bất Không Thành Tựu)

Vì cầu cúng dường Yết Ma (Karma) nên Kim Cương Hợp Chưởng để trên tim

Đỉnh đầu sát đất mà phụng hiến Chân Ngôn là:

Án, Tát bà đát tha nghiệt đa, bố nhạ, yết ma ni, a đát-ma nam, niết-lị dạ đa, dạ nhĩ. Tát bà đát tha nghiệt đa, ma chiết-la yết ma ni, cú lộ hàm”

 

*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA PŪJA KARMAṆI ATMĀNĀṂ NIRYĀTA YĀMI _ SARVA TATHĀGATA VAJRA-KARMA KURU MĀṂ

Do hiến thân này phụng hiến nên

Liền hay thị hiện mọi loại thân

 

_ Tiếp đem thân mình trước biển Phật

Chắp tay quỳ gối, Sám (Kṣamayati) các lỗi

Vô Thủy Luân Hồi (Saṃsāra) trong các Hữu (Bhava: mọi cõi tồn tại)

Nghiệp Thân Khẩu Ý đã sinh tội

Như Phật Bồ Tát đã sám hối

Nay con trần sám cũng như vậy

 

_ Lại nên phát sâu Tâm vui vẻ

Tùy Hỷ tất cả nhóm Phước (Puṇya) Trí (Jñāna)

Trong Hạnh Nguyện chư Phật (Buddha), Bồ Tát (Bodhi-satva)

Ba Nghiệp Kim Cương, nơi sinh Phước

Duyên Giác (Pratyeka-buddha), Thanh Văn (Śrāvaka) với Hữu Tình (Satva)

Gom chứa căn lành (Kuśala-mūla), tùy hỷ hết

 

_ Lại quán chư Phật ngồi Đạo Trường

Hé mở mắt Giác chiếu ba cõi (Tam Hữu )

Nay con quỳ gối xin Khuyến Thỉnh

Chuyển nơi Vô Thượng Diệu Pháp Luân ( Bánh xe Diệu Pháp Vô Thượng )

Lại đều khuyến thỉnh các Thế Tôn (Lokanātha)

Chẳng Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa) luôn ở đời

 

_Hết thảy Như Lai (Tathāgata), Chủ ba cõi (Trayo-dhātavaḥ: Tam Giới Chủ)

Bậc đến Vô Dư Bát Niết Bàn (Nirupadhiśeṣa-nirvāṇa)

Con đều khuyến thỉnh xin trụ lâu

Chẳng bỏ Bi Nguyện cứu Thế Gian (Loka, hay Laukika)

 

_Phước: Sám Hối, Tùy Hỷ, Khuyến Thỉnh.

Nguyện con chẳng mất Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Chư Phật Bồ Tát trong Diệu Chúng

Thường làm bạn lành chẳng chán bỏ

Lìa nơi tám nạn (Aṣṭav-akṣaṇāḥ), sinh không nạn

Túc Mệnh (Purvanivasānusmṛti-jñāna) trụ Trí Tướng nghiêm thân. Mau lìa ngu mê, đủ Bi (Kāruṇa) Trí (Jñāna) Đều hay mãn túc Ba La Mật (Pāramitā).

Giàu, vui, sung túc, sinh Thắng Tộc

Quyến thuộc rộng nhiều thường thịnh vượng.

Bốn Vô Ngại Biện (Catasraḥ- pratisaṃvidaḥ), mười Tự Tại (Daśa -vaśitā) Sáu Thông (Ṣaḍ-abhijñāḥ), các Thiền (Dhyāna) đều viên mãn. Như Kim Cương Tràng (Vajra-ketu) với Phổ Hiền (Samanta-bhadra) Nguyện tán hồi hướng cũng như vậy.

 

_ Hành Giả tiếp tu Tam Ma Địa (Samādhi)

Kiết Già, thẳng thân vào Chính Thọ

Bốn Tâm Vô Lượng (Catvāry-apramāṇāni) tận Pháp Giới

Liền vào Phổ Hiền Tam Muội Gia (Samanta-bhadra-samaya )

Thể đồng Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) nên

Định Tuệ (2 tay) hòa hợp Kim Cương Phộc

Hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) dựng như Phướng

Vừa tụng Bản Thệ Ấn Chân Ngôn

Thân ở vành trăng đồng Tát Đỏa Chân Ngôn là:

Án, tam ma gia, tát-đát-phạm”

*)OṂ _ SAMAYA STVAṂ

 

_ Tiếp kết Cực Hỷ Tam Muội Ấn

Dùng ưa thích này khế hợp Thánh

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vào trong Mãn Nguyệt Chưởng ( lòng bàn tay )

Thiền Trí (2 ngón cái) Đàn Tuệ (2 ngón út) đều kèm duỗi

Chân Ngôn là :

Án, tam ma gia, hộc, tô đa la, tát-đát-phạm”

*)OṂ_ SAMAYA HOḤ SURATA STVAṂ

Do Diệu An này với Chân Ngôn

Tất cả Thánh Chúng đều vui vẻ

 

_ Tiếp nên mở Tâm vào Phật Trí (Buddha-jñāna)

Chữ Đát La Tra (TRĀṬ) tưởng trên vú

Đặt Kim Cương Phộc trước trái tim

Hai chữ chuyển chốt như mở cửa Chân Ngôn là:

Án, ma chiết-la mãn đà, đát-la tra”

*)OṂ_ VAJRA-BANDHA TRĀṬ

 

_ Sen trắng tám cánh mở một khuỷu

Cuống hiện chữ A (AḤ) màu sáng trong

Thiền Trí (2 ngón cái) đều vào Kim Cương Phộc

Triệu vào Như Lai Tịch Tĩnh Trí Chân Ngôn là :

Án, ma chiết-la, vi xá, ác”

*)OṂ_ VAJRA AVIŚA _ AḤ

 

_ Tiếp kết Như Lai Kiên Cố Quyền

Tiến Lực ( 2 ngón trỏ ) co trụ lưng Thiền Trí ( 2 ngón cái )

Dùng Diệu Ấn này tương ứng nên Liền được giữ vững các Phật Trí Chân Ngôn là :

Án, ma chiết-la, mẫu sắt-tri hàm”

*)OṂ_ VAJRA-MUṢṬI _ VAṂ

 

_ Tiếp dùng Uy Nộ Giáng Tam Thế

Tĩnh trừ nơi sinh chướng trong ngoài

Hai vũ (2 tay) giao cánh (cánh tay) Kim Cương Quyền

Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Hành Giả tưởng thân phát lửa mạnh (Uy Diễm)

Tám mặt, bốn tay, dựng nanh bén

Gầm rống chữ Hồng (HŪṂ) như tiếng sấm Trên đỉnh chuyển phải thành Kết Giới Chân Ngôn là :

Án, tốn bà, nễ tốn bà nễ, hồng, cật-lý hận-noa, cật-lý hận-noa, hồng. Cậtlý hận-noa, a bá gia, hồng. A nan gia, hộc. Bạc già phạm , ma chiết-la, hồng, phát tra”

*)OṂ_ SUMBHANI SUMBHA HŪṂ _ GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ _ GṚHṆA APAYA HŪṂ _ ĀNAYA HOḤ _ BHAGAVAṂ VAJRA HŪṂ PHAṬ

 

_ Tiếp kết Liên Hoa Tam Muội Gia (Padma-samaya)

Vì khiến thành tựu Tam Ma Địa (Samādhi)

Hai vũ Định Tuệ (2 bàn tay) Kim Cương Phộc

Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) hòa hợp, dựng

 

Do Chân Ngôn Mật Ấn này nên Tu hành Tam Muội mau hiện tiền Chân Ngôn là :

Án, ma chiết-la, bát ná-ma, tam muội gia, tát-đát-phạm”

*)OṂ_ VAJRA-PADMA SAMAYA STVAṂ

 

_ Hành Giả muốn vào Kim Cương Định

Trước trụ Diệu Quán Sát Trí Ấn

Hai vũ Định Tuệ (2 bàn tay) ngửa cài nhau

Tiến (ngón trỏ phải) Thiền (ngón cái phải), Lực (ngón trỏ trái) Trí (ngón cái trái) đều trụ nhau

 

Dùng Diệu Ấn này tu Đẳng Dẫn (Samāhita)

Liền được Như Lai Bất Động Trí

 

_ Hành Giả tiếp nên tu Tam Muội A Sa Phả Na Già (Āśvāsa-apānaka: Sổ Tức Quán). Ngồi ngay thẳng thân, đừng để thân nghiêng động, co đầu lưỡi trụ ở vòm họng (nóc vọng), chận hơi thở ra vào khiến cho hơi ra vào thật nhỏ nhiệm. Chân thật quán các Pháp đều do Tâm của mình, tất cả Phiền Não (Kleśa) với Tùy Phiền Não (Upakleśa), Uẩn (Skandha), Giới (Dhātu), Nhập (Ātayana)… đều như Huyễn, váng nắng, thành Càn Thát Bà (Gandharva-nagara), như vòng lửa xoay, như trống rỗng (Không: Śūnya), tiếng vang vọng trong hang núi.

Quán như vậy xong, chẳng thấy Thân Tâm, trụ ở Tịch Tĩnh Vô Tướng Bình Đẳng dùng làm Trí cứu cánh chân thật.

Bấy giờ liền quán trong hư không có vô số chư Phật giống như hạt mè đầy tràn Đại Địa, đều duỗi cánh tay màu vàng ròng, búng ngón tay cảnh giác rồi nói rằng: “Này Thiện Nam Tử! Nơi Sở Chứng của ngươi mới là một lối thanh tĩnh vẫn chưa chứng Kim Cương Du Già Tam Muội Tát Bà Nhã Trí. Đừng lấy làm đủ, nên mãn túc Phổ

Hiền, thành Tối Chính Giác” Hành Giả nghe cảnh giác

Trong Định lễ khắp chân (hai bàn chân của các Như Lai)

Nguyện xin các Như Lai

Chỉ cho con Hành Xứ

_ Chư Phật đồng âm bảo

Ngươi nên quán Tâm mình (Tự Tâm)

_ Đã nghe lời ấy xong

Như Giáo quán Tự Tâm

Trụ lâu quan sát kỹ

Chẳng thấy Tướng Tự Tâm

Lại tưởng lễ chân Phật Bạch rằng: “Tối Thắng Tôn! Con chẳng thấy Tâm mình Tâm này là tướng nào?” _ Chư Phật đều bảo rằng: Tướng Tâm khó đo lường

Trao cho Tâm Chân Ngôn

Như quán kỹ Tâm

“Án, chất đa bát-la để vi đặng, ca lỗ nhĩ “

*)OṂ _ CITTA PRATIVEDHAṂ KARA-UMI

 

_ Niệm mau khiến thấy Tâm

Tròn đầy như trăng trong Lại tác suy tư này Tâm đấy là vật nào ?

Phiền Não (Kleśa) tgom hạt giống

Thiện Ac đều do Tâm

Tâm là A Lại Gia (Ālaya )

Tu Tĩnh (Viśuddha) dùng làm Nhân (Hetu)

Huân tập sáu Độ (Sad-pàramità) nên

Tâm ấy là Đại Tâm

Tàng Thức (Ālaya-vijñāna)vốn chẳng nhiễm

Thanh tịnh không tỳ vết Lâu dài gom Phước Trí

Ví như trăng tròn sạch

Không Thể cũng không việc

Liền nói Chẳng phải trăng

Do đủ Phước Trí nên

Tự Tâm như trăng đầy Tâm hớn hở vui vẻ Lại bạch: “Các Thế Tôn! Con đã thấy Tâm mình

Thanh tịnh như trăng đầy

Lìa các nhơ phiền não (Phiền não cấu)

Nhóm Năng Chấp (Grāka), Sở Chấp (Grāhya)

 

_ Chư Phật đều bảo rằng Tâm ngươi vốn như vậy

Vì khách trần che ám

Tâm Bồ Đề là Tịnh

Ngươi quán vành trăng trong

Được chứng Tâm Bồ Đề

Trao Tâm Chân Ngôn này

Ngầm tụng mà quán chiếu

“Án, bồ đề chất đa mẫu đát-bả ná, dạ nhĩ “

*)OṂ _ BODHICITTAM UTPĀDA YĀMI

Hay khiến vành trăng Tâm

Tròn đầy hiện sáng tỏ

 

_ Chư Phật lại bảo rằng Bồ Đề là kiên cố

Khéo trụ kiên cố nên

Lại trao Tâm Chân Ngôn

“Án, để sắt-xá, ma chiết-la”

*)OṂ _ TIṢṬA VAJRA

Ngươi ở vành trăng trong

Quán Ngũ Trí Kim Cương

Khiến vòng khắp Pháp Giới

Chỉ một Đại Kim Cương (Mahā-vajra)

Cần phải biết thân mình

Tức là Kim Cương Giới (Vajra-dhātu )

“Án, ma chiết la, đát ma cú hàm”

*)OṂ_ VAJRA ATMAKA-UHAṂ

Tự Thân là Kim Cương

Chắc thật không nghiêng hoại

_ Lại bạch chư Phật rằng

Con là thân Kim Cương (Vajra-kāya)

_ Thời các Như Lai ấy Sắc cho Hành Giả rằng

Quán thân là hình Phật

Lại trao Chân Ngôn này

“Án, duệ tha, tát bà đát tha nghiệt đa, tát đát tha, hàm”

*)OṂ_ YATHĀ _ SARVA TATHĀGATA STATHĀ HAṂ

Đã chứng Tâm thanh tĩnh

Tự thấy Thân là Phật

Mọi Tướng đều tròn đủ

Tức chứng Tát Bà Nhã (Sarva-jñā: Nhất Thiết Trí)

_ Trong Định lễ khắp Phật

Nguyện gia trì bền chắc _ Tất cả chư Phật nghe

Kim Cương Giới nói xong

Vào hết trong Kim Cương

Liền nói Kim Cương Tâm (Vajra-hṛdaya)

“Án, tát bà đát tha nghiệt đa, tỵ tam bồ đề, niết lý trà, ma chiết la, để sắt xá”

*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA ABHISAṂBODHI _ DṚḌHA-VAJRA TIṢṬA

 

_ Chư Phật, Đại Danh Xưng (Mahā-yaśa)

Vừa nói Minh (Vidya) đó xong

Đẳng Giác Kim Cương Giới

Liền chứng Trí chân thật

 

_ Thời các Như Lai ấy

Gia trì bền chắc xong

Lại từ Kim Cương ra Trụ khắp ở hư không

 

_ Hành Giả tác niệm này

Đã chứng Kim Cương Định

Liền đủ Tát Bà Nhã

Ta thành Chính Đẳng Giác

 

_ Vì khiến chứng, nhập vào Phật Địa (Buddha-bhūmi)

Nên kết Kim Cương Tam Muội Gia (Vajra-samaya)

Mười Độ (10 ngón tay) viên mãn, cài chéo ngoài

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như phướng đều thẳng đứng

Ấn tim với trán, họng và đỉnh Đều tụng một biến dùng gia trì Chân Ngôn là:

Án, ma chiết la, tát-đát phộc, địa sắt-xá, tát phộc hàm”

*)OṂ_ VAJRA-SATVA ADHIṢṬA SVĀMAṂ

 

_ Liền tưởng các Như Lai trong Không (hư không)

Cầm Báu Hư Không (Hư Không Bảo) rưới đỉnh Ta

Định Tuệ (2 tay) hòa hợp Kim Cương Phộc

Tiến Lực (2 ngón trỏ) Thiền Trí ( 2 ngón cái ) như hình báu

Dùng ấn trên trán, gia trì xong

Mão năm Phật Trí ở đỉnh ấy

Liền chia Trí Quyền (quyền phải) cột sau đỉnh Nên biết đã cột lụa lìa dơ (ly cấu) Chân Ngôn là:

Án, ma chiết la, la đán-ná , a tị săn giả, hàm. Tát bà mẫu nại-la mê, niết-lý trị cú lô, phộc la, ca phộc chế na, hàm”

*)OṂ_ VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA MĀṂ _ SARVA MUDRA ME DṚḌHA KURU _ VARA-KAVĀCENA _ VAṂ

 

_ Hành Giả lại nên tác suy tư này: “Nay Ta đã thành Chính Giác nên đối với tất cả chúng sinh, hưng Tâm Đại Từ, ở trong sinh tử vô tận luôn mặc giáp trụ Đại Thệ Trang Nghiêm. Vì muốn Tịnh cõi nước của Phật, thành tựu chúng sinh, phụng sự tất cả các Như Lai… đều khiến cho tất cả chúng sinh ngồi dưới cây Bồ Đề giáng phục

Thiên Ma, thành Tối Chính Giác cho nên mặc giáp trụ Từ Bi của Như Lai ba đời”

Trí Quyền (quyền phải) cột Man (vòng hoa) sau đỉnh xong

Liền lại buông duỗi Tiến Lực (2 ngón trỏ) trước

Hai Độ Án Châm (OṂ ṬUṂ) cùng quấn quanh

Chẳng dứt lục quang (ánh sáng màu xanh lục) như cột giáp

Trên Tim, lưng, rốn, eo, hai vai

Họng, đỉnh, trước trán với sau cổ

Đều đem Tiến Lực (2 ngón trỏ) chuyển ba vòng

Bung quyền trước mặt rũ Thiên Y (áo khoác ngoài)

Tức hay hộ khắp các chúng sinh Tất cả Thiên Ma chẳng thể hoại Chân Ngôn là:

Án, ma chiết la, ca phộc chế, ma chiết-lê cú lô, ma chiết la, ma chiết la, hàm”

*)OṂ_ VAJRA-KAVĀCE _ VAJRA KURU _ VAJRA VAJREDA HŪṂ

 

_ Tiếp nên kết Hoan Hỷ Ấn ấy

Hai vũ Định Tuệ (2 bàn tay) vỗ ba lần

Do dùng Phách Ấn gia trì nên

Tất cả Thánh Chúng đều vui vẻ Chân Ngôn là :

Án, ma chiết la, đổ sử, hộc “

*)OṂ_ VAJRA TUṢYA HOḤ

 

_ Hành Giả tiếp nên dùng Thành Sở Tác Trí Tam Ma Địa. Tưởng ở trước thân của mình, quán biển sữa vô tận sinh ra Đại Liên Hoa Vương có Kim Cương làm cuống lớn ngang bằng Pháp Giới. Bên trên tưởng có lầu gác làm bằng bảy báu trân diệu. Báu Như Ý của cõi Trời làm vật nghiêm sức. Mây hoa, biển hương, kỹ nhạc, ca tán. Ở trong lầu báu, trên Tòa Sư Tử (Siṃhāsana), trong vành trăng trong sạch hiện Hoa Sen trắng màu nhiệm. Quán Hàm Tự Môn (猲- HŪṂ) phóng tỏa ánh sáng lớn chiếu khắp Pháp Giới, làm Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathāgata) thân sắc như trăng đầy, đầu đội mão 5 Như Lai , áo khoác ngoài bằng lụa mỏng, anh lạc buông rũ nghiêm thân tỏa ánh sáng chiếu khắp. Vô lượng vô số chúng Đại Bồ Tát trước sau vây quanh dùng làm Quyến Thuộc.

_Hành Giả vì muốn khiến cho tất cả Như Lai đều tập hội nên dùng Kim Cương

Vương Bồ Tát Tam Ma Địa triệu tập các Thánh Hai vũ Định Tuệ (2 tay) Kim Cương Quyền

Giao cánh ôm ngực, co Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Búng tay thành tiếng tràn ba cõi

Đế quán biển Phật vân tập khắp Chân Ngôn là:

Án, ma chiết la, tam ma nhạ, nhược “

*)OṂ_ VAJRA-SAMAJA JAḤ

 

_ Tiếp kết Kim Cương Câu Đại Ấn Trí Câu Triệu của các Như Lai

Định Tuệ (2 tay) hòa hợp cài bên ngoài

Tiến (ngón trỏ phải) như móc câu, co ba lần

Chân Ngôn là:

Án, a dạ hệ, nhược”

*)OṂ_ ĀYAHI JAḤ

 

_ Tiếp kết Kim Cương Sách Đại Ấn

Dẫn vào Thân Tôn như Thể Trí

An trước, Thiền Độ (ngón cái phải) vào chưởng Định (lòng bàn tay trái)

Lực (ngón trỏ trái) Trí ( ngón cái trái ) cùng vịn như cái vòng (Hoàn Thế)

Chân Ngôn là:

Án, a hệ , hồng, hồng”

*)OṂ _ ĀHI HŪṂ HŪṂ

 

_ Tiếp kết Kim Cương Câu Tỏa Ấn

Hay khiến Bản Tôn trụ bền chắc

Thiền Trí (2 ngón cái) Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng móc kết Đây tên Kim Cương Năng Chỉ Ấn

Chân Ngôn là:

Án, hệ, tát-bố tra, hàm”

*)OṂ_ HE SPHOṬA VAṂ

 

_ Tiếp kết Kim Cương Diệu Khánh Ấn

Hay khiến các Thánh đều vui vẻ

Thiền Trí (2 ngón cái) co vào Kim Cương Phộc Đây tên Kim Cương Hoan Hỷ Ấn

Chân Ngôn là:

Án, kiện tra, ác, ác” 

*)OṂ_ GHAṂṬA AḤ AḤ

 

_ Tiếp vào Bình Đẳng Tính Trí Định

Phụng trì Át Già (Ārgha) mọi nước thơm

Tưởng tắm Thân Vô Cấu (Amala-kāya) của Thánh Sẽ được Quán Đỉnh Pháp Vân Địa Chân Ngôn là:

Án, ma chiết lộ ná nga, hồng”

*)OṂ _ VAJRA-UDAKA HŪṂ

 

_ Tiếp dùng Kim Cương Pháp Ca Vịnh

Tán dương các Phước Trí Như Lai

Đế quán tướng tốt, vận âm trong (tiếng trong trẻo) Dùng khế Như Như Chân Tính Lý Chân Ngôn là:

Án, ma chiết la tát đát-phộc, tăng nghiệt-la ha_ Ma chiết la la đát-ná ma nỗ đát-lam_ Ma chiết la đạt ma, nga dã nại _ Ma chiết la yết ma, yết lộ bà phộc”.

 

*)OṂ_ VAJRA-SATVA SAṂGRAHĀ _ VAJRA-RATNAM ANUTTARAṂ_ VAJRA-DHARMA GĀYATRA_ VAJRA-KARMA KARA- UDBHAVA

 

_ Tiếp kết Kim Cương Hỷ Hý Ấn

Thành tựu Nội Quyến Thuộc Như Lai

Định Tuệ (2 tay) hòa hợp Kim Cương Phộc

Hai Độ Thiền Trí (2 ngón cái) dựng ngang tim

Chân Ngôn là:

Án, ma ha la để”

*)OṂ_ MAHĀ-RATI

Do dùng Hỷ Hý cúng dường nên

Chẳng lâu sẽ chứng Kim Cương Định

 

_ Tiếp kết Kim Cương Hoa Man Ấn

Quán mây Diệu Man (vòng hoa màu nhiệm) khắp Pháp Giới Chẳng sửa Ấn trước, dâng phía trước

Tưởng dâng Bảo Man (vòng hoa báu) trang nghiêm đầu Chân Ngôn là:

Án, lộ ba, thú bệ”

*)OṂ_ RŪPA ŚOBHE

Do kết Kim Cương Man cúng dường

Sẽ nhận Quán Đỉnh Pháp Vương Vị

 

_ Tiếp kết Kim Cương Ca Vịnh Ấn

Dùng tiếng nhiệm màu (Diệu âm thanh) khen Phật Trí

An trước, từ rốn đến miệng, buông

Diễn Diệu Lạc Âm, vui Thánh Hội Chân Ngôn là:

Án, truật-lô đát-la, táo khê”

*)OṂ _ ŚRŪTRA SAUKHYE

Do dùng Kim Cương Ca cúng dường

Chẳng lâu sẽ đủ Như Lai Biện

 

_ Tiếp kết Kim Cương Vũ Diệu Ấn

Quán mây Diệu Kỹ (kỹ nhạc màu nhiệm) cúng dường khắp

Định Tuệ (2 tay) ngang tim đều xoay múa

Kim Cương Hợp Chưởng đặt trên đỉnh

 

Chân Ngôn là:

Án, tát bà bổ nhi-duệ” 

*)OṂ_ SARVA PUṆYE

Do dùng Diệu Vũ cúng dường nên

Sẽ được Như Lai Ý Sinh Thân

 

_ Tiếp kết Phần Hương Ngoại Cúng Dường Dùng đây xông khắp Phật Hải Hội

Hòa hợp Kim Cương chẳng bung chưởng

Tưởng mây Diệu Hương vòng Pháp Giới Chân Ngôn là:

Án, bát la ha-la nễ nễ”

*)OṂ _ PRAHLADINI

Do dùng Phần Hương (hương đốt) cúng dường nên

Liền được Như Lai Vô Ngại Trí

 

_ Tiếp kết Kim Cương Tán Hoa Ấn Dùng hoa trang nghiêm các Thế Giới

Phộc Ấn bung lên như hiến hoa

Mây hoa thơm lừng khắp Pháp Giới Chân Ngôn là:

Án, phả la nga nhĩ” 

*)OṂ _ PHĀLA GAMI

Do kết Kim Cương Hoa cúng dường

Mau chứng băm hai (32) Tướng Như Lai

 

_ Tiếp dùng Kim Cương Đăng Minh Ấn Chiếu khắp Phật Hội khiến tỏa sáng

Thiền Trí (2 ngón cái) trước, ép Kim Cương Phộc

 

Ánh đèn Ma Ni soi Pháp Giới Chân Ngôn là :

Án, tô để nhạ, cật-lị”

*)OṂ_ SUTEJA AGRI

Dùng Kim Cương Đăng này cúng dường

Đủ năm mắt Tịnh của Như Lai

 

_ Tiếp kết Kim Cương Đồ Hương Ấn Dùng làm cúng dường các Phật Hội

Bung Kim Cương Phộc như xoa hương

Hơi thơm lan vòng mười phương Giới Chân Ngôn là :

Án, tô hiến đãng nghi”

*)OṂ_ SUGANDHA AṄGI

Do dùng Kim Cương Đồ Hương Ấn

Được đủ năm phần Pháp Thân Trí

 

_ Như vậy rộng làm Phật Sự xong

Tiếp nên Đế Tâm tác niệm tụng

Trước theo một Duyên, quán Bản Tôn

Bốn Minh dẫn vào nơi Kỷ Thể (Thể của ta)

Biết Thân Tôn không có hai

Sắc Tướng uy nghi đều giống hệt

Chúng Hội Quyến Thuộc tự vây quanh

Trụ ở Viên Tịch Đại Cảnh Trí

Hai vũ Định Tuệ (2 tay) Kim Cương Phộc

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như đao, Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ

Trước tụng Kim Cương Bách Tự Minh Vì khiến gia trì chẳng lay động Chân Ngôn là:

Án_ Ma chiết la tát đát-phộc tam ma gia ma nỗ bá la gia. Ma chiết la tát đát-phộc để vĩ nỗ bá để sắt-xá. Niết-lý trụ nhĩ bà phộc. Tố đô sử-dụ nhĩ bà phộc. A nỗ lộ khất-đô nhĩ bà phộc. Tố bổ sử-dụ nhĩ bà phộc. Tát bà tất địa di bát-la dã sai. Tát bà yết ma tố già nhĩ. Chỉ đa thất-lợi dược cú lỗ . Hồng, ha ha ha ha hộc. Bạc già phạm, tát bà đát tha nghiệt đa, ma chiết la, ma, mỵ, muộn già, ma chiết lị bà phộc, ma ha tam ma gia tát đát-phộc, ác”

*)OṂ–VAJRA-SATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA – VAJRA-SATVA

TVENA UPATIṢṬA – DṚḌHO ME BHAVA- SUTOṢYO ME BHAVA-

ANURAKTO ME BHAVA- SUPUṢYO ME BHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTA ŚRĪYAṂ KURU HŪṂ_ HA HA HA HA HOḤ – BHAGAVAṂ – SARVA TATHĀGATA VAJRA, MĀ ME MUṂCA _VAJRĪ BHAVA- MAHĀ-SAMAYA-SATVA- ĀḤ

Do dùng Ma Ha Diễn Na Bách Tự Chân Ngôn gia trì cho nên giả sử phạm 5 tội Vô Gián, phỉ báng tất cả chư Phật với Kinh Phương Quảng (đều có thể trừ được hết). Người tu Chân Ngôn dùng Bản Tôn trụ bền chắc ở thân mình cho nên đời này mong cầu tất cả Tất Địa (Siddhi) như là: Tối Thắng Tất Địa, Kim Cương Tát Đỏa Tất Địa, cho đến Như Lai Tối Thắng Tất Địa. Chẳng sửa Kim Cương Giới Đại Ấn

 

Liền tụng Bản Tôn Căn Bản Minh Chân Ngôn là:

Án, ma chiết la đà đô, hàm” 

*)OṂ_ VAJRA-DHĀTU VAṂ

 

_ Hai vũ Định Tuệ (2 tay) nâng Châu Man (tràng hạt)

Thêm Bản Chân Ngôn bảy biến xong

Nâng để trên đỉnh, lại ngang tim

Trụ chắc Đẳng Dẫn (Samāhita) mà niệm tụng

Hơi động đầu lưỡi, hợp môi răng

Thuận nghịch theo thân, quán tướng tốt

Bốn Thời siêng năng chẳng gián đoạn

Ngàn trăm (100.000) làm hạn, lại hơn đây

Tất cả Thần Thông với Phước Trí

Đời này đồng với Biến Chiếu Tôn (Vairocana)

 

Hành Giả niệm tụng hết phần hạn xong thì nâng tràng hạt lên trên đỉnh đầu, siêng Phát Nguyện lớn.

Sau đó kết Tam Ma Địa Ấn vào Pháp Giới Thể Tính Tam Muội, tu tập Ngũ

Tự Tuyền Đà La Ni

Các Pháp vốn chẳng sinh

Tự Tính lìa ngôn thuyết

Thanh tịnh không cấu nhiễm

Nhân Nghiệp ngang hư không

Chuyển lại suy tư kỹ

Chữ chữ hiểu chân thật

Đầu cuối tuy sai biệt

Nơi chứng đều về một

Chẳng bỏ Tam Muội ấy

Kèm trụ Vô Duyên Bi

Nguyện khắp các Hữu Tình

Như Ta không có khác

 

_ Hành Giả từ Tam Muội xuất ra xong. Liền kết Căn Bản Ấn, tụng Bản Minh bảy biến.

Lại dùng tám Đại Cúng Dường cúng dường chư Phật. Dùng ngôn từ màu nhiệm xưng tán ca ngợi Hiến nước Át Già.

Dùng Giáng Tam Thế Ấn

chuyển bên trái thành Giải Giới .

 

Liền kết Kim Cương Giải Thoát Ấn phụng tống chư Thánh đều quay về Bản Thổ.

Ấn là: Kết Kim Cương Tam Muội Gia Ấn lúc trước, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) nâng đỡ hoa, đưa lên trên đỉnh đầu rồi bung

Chân Ngôn là:

“Án, khất-lý đố phộc, tát phộc tát đát-phộc lật thác, tất địa nại đa, duệ tha nỗ nga, nghiệt sai đặc-noan, một đà vĩ sái diễm, bổ ná la nga ma na dã đô. Án, ma chiết la tát đát-phộc, mục”

 

*)OṂ_ KṚTO VAḤ _ SARVA SATVA ARTHA SIDDHIRDATTĀ YATHĀNUGĀGACCHATHAṂ _ BUDDHA-VIṢAYAṂ PUNARĀGA MANĀ YATU _ OṂ VAJRA-SATVA MUḤ

 

_ Tác Pháp đó xong. Lại dùng Tam Muội Gia Ấn, tụng Gia Trì Minh đem ấn bốn nơi.

Sau đó Quán Đỉnh, mặc áo giáp Kim Cương, y theo bốn lễ lúc trước lễ Phật ở bốn phương.

Sám Hối, Phát Nguyện… Sau đó y theo chốn nhàn tĩnh (Araṇya) dùng hương hoa nghiêm sức, trụ Bản Tôn Tam Ma Địa, đọc tụng Kinh Điển Đại Thừa Phương

Quảng, tùy ý Kinh Hành (Caṅkramana) Nếu có chúng sinh gặp Giáo này

Ngày đêm bốn Thời tinh tiến tu

Đời này chứng được Hoan Hỷ Địa

Mười sáu đời sau thành Chính Giác

 

KIM CƯƠNG ĐỈNH KINH TU TẬP TỲ LÔ GIÁ NA TAM MA ĐỊA PHÁP

_Hết_