CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA NI ĐÀ NA MỤC ĐẮC CA NHIẾP TỤNG

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường, TQ
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu – năm 2005
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh. năm 2010

 

NI ĐÀ NA

A. TỔNG NHIẾP TỤNG ĐẠI MÔN NI ĐÀ NA:

Ban đầu thọ Cận viên,
Kế chia vật người chết,
Sàn tròn và khóa cửa,
Năm môn tượng Bồ-tát.

I. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ nhất:

Cận viên biết số ngày,
Giới khác, không nhập, địa,
Giới, năm chúng an cư,
Không cắt, da, thịt sống.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Cận viên tướng nam nữ,
Thầy không phải cận viên,
Các nạn, mười, không thầy,
Không truyền giới, bảy tuổi.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Cần phải biết số ngày,
Cáo bạch, đêm nên giảm,
Sáu ngày, mười tám ngày,
Thuyết giới, không tính luôn.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Giới khác không nói tịnh,
Cũng không làm yết ma,
Trên không không thọ dục,
Giải cũ mới kết mới.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Không nhập giới, xả giới,
Giới cây, có Thế tôn,
Không vượt, có thể vượt,
Vị yết ma qua đời.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Đất, tường… tác yết ma,
Kết giới không gởi dục,
Chỉ ngồi ở một chỗ,
Được làm bốn yết ma.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Đại giới hai trạm rưỡi,
Dưới nước và trên núi,
Dị kiến, mặt trời mọc,
Năm chúng thọ bảy ngày.

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Năm chúng thọ an cư,
Thân tộc… thỉnh được đi,
Nơi kinh có nghi vấn,
Người cầu hiểu được đi.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Dù y không cắt rọc,
Có nạn duyên được mặc,
Y may theo thân lượng,
Nếu thiếu may hạ y.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Không chứa năm loại da,
Do vì có lỗi lầm,
Khai cho được thọ dụng,
Vừa đủ thân ngồi nằm.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Thịt sống, các loại dấm,
Có năm loại không dùng,
Bịnh trĩ không cắt bỏ,
Hồi thí, biết mong cầu.

II. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ hai:

Chia y và xướng dắt,
Trương y, người thọ học,
Làm lại, thâu nhiếp, đuổi,
Cầu tịch đồng trên tường.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Chia y vật người chết,
Cùng lấy vật lẫn nhau,
Thấy đánh nên can gián,
Xử phân theo đầu day.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Người xướng ngôn đi xe,
Được y nên cất giữ,
Tăng già được y lợi,
Thánh phàm đều đồng chia.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Có trương, có không trương,
Có xuất, có không xuất,
Nếu người ở ngoài giới,
Nghe sanh tâm tùy hỉ.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Thọ học không tác pháp,
Tác pháp không thành quở,
Mười hai hạng thành quở,
Bất tịnh: phạm căn bản.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Càng nên tác pháp lại,
Chớ bảo Cầu tịch ra,
Khéo dụng tâm thủ hộ,
Ở chỗ thấy không nghe.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Thu nhiếp ở trong giới,
Trong chúng tâm hàng phục,
Chặt bỏ cột, khung cửa,
Ni… cũng đồng đuổi đi.

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Phá giới nên đuổi đi,
Níu núp cũng như trên,
Xúc não tục cầu tạ,
Các chúng khác cũng vậy.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Cho Cầu tịch linh bố (yết ma),
Vì thành thọ Cận viên,
Khi năm pháp thành tựu,
Năm hạ lìa y chỉ.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Đồng phần, chẳng đồng phần,
Tội hữu hạn, vô hạn,
Che giấu, không che giấu,
Một tên, chủng loại khác.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Không hành pháp trên tường,
Không ở chỗ một… ba,
Không đối người phá giới,
Không lấy dục (của) Thọ học.

III. Tổng nhiếp của Biệt môn thứ ba:

Sàn tròn, rớt bể bát,
Khăn, ống khói, chén thuốc,
Vồ sắt, tóc và cửa,
Không nên làm bằng sắt.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Sàn tròn, miếu thờ trời,
Hai trạm rưỡi y chỉ,
Không độ người không bát,
Không ghi tên lên bát.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Cầu tịch rớt bể bát,
Khai cho người chánh niệm,
Hai loại lồng nung bát,
Vật cần dùng theo lồng.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Không lau chung một khăn,
Khi tắm ngăn người vào,
Không cạo tóc trên nệm,
Tùy bịnh mà uống ăn.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Ống khói, y hoại sắc,
Ống mũi, ly uống nước,
Ống kim trừ vật báu,
Que chấm thuốc nhỏ mắt.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Vật đựng thuốc, nệm, thảm,
Kê chân khô, thuốc xổ,
Bí-sô không nên làm,
Nên chọn y người chết.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Nồi sắt và vá muỗng,
Tự thân không mang vác,
Vật thực giúp cha mẹ,
Không mặc y lông dài.

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Xây tháp thờ tóc, móng,
Nên sơn màu trắng sáng,
Tùy ý trang trí đèn,
Làm mái hiên cao lên.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Cửa tháp và mái che,
Xây thêm nền dưới tháp,
Dùng đá đỏ, bột tía tô
Phật cho tùy ý làm.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Không được dùng đinh đóng,
Và leo lên trên tháp,
Cúng hoa bằng vàng bạc,
Làm mái che trên tháp.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Dùng sắt xây dựng tháp,
Cho đến dùng bảy báu,
Lại cho cúng cờ phướn,
Cho đến dùng dầu thơm.

IV. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ tư:

Khóa cửa tùy chỗ dùng,
Thấm y, đại tiểu tiện,
Nhuộm y, lạm nhận y,
Mua chịu, trái, bất tịnh.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Khóa cửa, gối dựa, lưới,
Nhận gạo cho chúng dùng,
Làm phòng riêng trong chùa,
Người ở được thọ dụng.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Tùy ở được thọ dụng,
Người xây cất cần dùng,
Khí cụ và đèn dầu…,
Dùng theo ý thí chủ.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Để mưa thấm vật Tăng,
Nửa đêm chia ngọa cụ,
Giường nhỏ chia theo tuổi,
Chiếu mền cũng như vậy.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Ở chỗ đại tiểu tiện,
Kinh hành không não người.
Rửa chân, vải lau giày,
Nồi, sạn… không đoạt dùng.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Nồi, bình dùng nhuộm y,
Bát của Tăng, ly tách,
Dao nhíp, kéo cắt móng,
Kê giường không tính tuổi.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Đo cắt Yết-sỉ-na,
Kim chỉ lúc đang may,
Nước nhuộm… các vật dụng,
Đang dùng không được đoạt.

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Ngoại đạo lạm nhận y,
Ký hiệu, khi chết cho,
Có năm loại thân hữu,
Tác pháp xin được đi.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Mua chịu y người khác,
Đoán giá y cho người,
Không trả giá thấp cao,
Nên trả hai ba giá.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Sai chăm sóc cây trái,
Bốn loại không nên chia,
Trái chín hiền tiền chia,
Xem sâu chớ ồn náo.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Không tịnh nhơn, tự đưa,
Không được tự lấy ăn,
Không được lựa, trừ bịnh,
Kết giới, ra làm chứng.

V. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ năm:

Cúng dường tượng Bồ-tát,
Kiết tường, đại chúng ăn,
Đại hội, ngồi tòa cỏ,
Nhóm tăng đánh trống lớn.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Cho làm tượng Bồ-tát,
Và làm năm loại cờ,
Làm tòa để tôn nghi,
Tùy ý làm trụ sắt.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Cúng dường tượng Bồ-tát,
Cho làm các chuỗi ngọc,
Hương thoa cùng xe, kiệu,
Dù lọng và cờ phướn.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Kiết tường và cúng dường,
Vòng hoa, hương tổng hợp,
Khi mọi người tập họp,
Ngày mở cửa, đêm đóng.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Đại chúng nhóm thọ thực,
Sanh tháng Tiết xá khư,
Hương đài, năm sáu năm,
Nên thiết lập đại hội.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Đại hội làm tòa cỏ,
Không nên ngồi tạp loạn,
Nên đánh kiền chùy, trống,
Thông báo cho biết hết.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Nhóm Tăng đánh trống lớn,
Cúng xong tháo cờ phướn,
Nếu được nhiều trân bảo,
Tùy lớn nhỏ chia đều.

MỤC ĐẮC CA

B. TỔNG NHIẾP TỤNG ĐẠI MÔN MỤC ĐẮC CA:

Môn đầu tiên sám hối,
Thứ hai định thuộc vật,
Thứ ba tư cụ, y,
Tổng tụng Mục đắc ca.

I. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ nhất:

Sám hối, bãi cỏ êm,
Đáng miễn, vua Ảnh Thắng,
Thịt chó, chén nhỏ, mía,
Cho dùng đường, tô, củ…

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Sám hối, phi Cận viên,
Xem tướng mạo Cầu tịch,
Pháp Bí-sô và Ni,
Lẫn nhau bỉnh pháp thành.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Bãi cỏ, thôn, lược nói,
Khởi tâm làm Trưởng tịnh,
Giặc trói, tội không đồng,
Khai sáu, dạy sám hối.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Người đáng miễn nên miễn,
Đào mương, sai chúng đi,
Một ngày đến bốn tuần,
Da thịt đều bất tịnh.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Thí giường vua Ảnh Thắng,
Vật của mẹ cúng Tăng,
Quạ, cò, hạc, kên kên,
Bí-sô không được ăn.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Không được ăn thịt chó,
Loài chim thú ăn thây,
Ngựa và loài có móng,
Cũng không ăn thịt vượn.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Chén nhỏ và chéo y,
Da, lá đều có lỗi,
Trừ một loại bằng sắt,
Vật khác tùy ý làm.

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Mía, lạc, thịt và mè,
Dược có bốn loại khác,
Gai, cải Mạn thanh, cháo,
Củ… nấu cháo được ăn.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Cho uống nước đường cát,
Được làm Thất nhật dược.
Tâm niệm làm năm việc,
Lợi vật nên cùng chia.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Thầy thuốc bảo dùng Tô,
Dầu, thực phẩm tàn xúc,
Cho dùng Dược thích hợp,
Tịnh trù trừ mười nơi.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Củ, cọng, lá, hoa, quả,
Đều cho ngâm trong rượu,
Khuấy với nước để uống,
Cho dùng thức uống khác.

II. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ hai:

Định vật, nơi có chủ,
Nên hỏi, Kiều-tát-la,
Theo tượng, báo trước, sai,
Giảm bớt tầng, Ni chúng.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Định vật không nên dời,
Chớ lượm vật giặc bỏ,
Ở Thi lâm cũng vậy,
Cho thì tùy ý lấy.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Vật thiên miếu có chủ,
Bí-sô không nên lấy,
Người khán bịnh không nên,
Khuyên người bịnh xả y.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Hỏi thí chủ vật cúng,
Lợi vật nên chia đều,
Hai chúng lớn chia đều,
Chúng khác nên gia giảm.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Giạ trắng Kiều-tát-la,
Nhân con Phật, ăn mì,
Duyên Thất lợi cấp đa,
Nói rộng việc xây cất.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Đưa tượng vào trong thành,
Thọ kiết tường, vật cúng,
Tùy tình trổi trống nhạc,
Bí-sô không nên làm.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Cần phải thông báo trước,
Năm chúng theo vào thành,
Nên sai người giữ vật,
Ni không luân pháp riêng (tách ra riêng).

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Nên sai người chia vật,
Thượng tòa nên định giá,
Không được liền trả giá,
Bị đòi giá, trả y.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Chùa lớn giảm bớt tầng,
Người mang y được dùng,
Nạn khủng bố nếu dứt,
Nên theo quy định trước.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Nếu có pháp hội lớn,
Đánh trống nhóm chúng tăng,
Chúng đông hành thực riêng,
Người kiểm tra ăn trước.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Trên chỗ Thủ chúng ni,
Nên để một chỗ trống,
Cho Bí-sô khác đến,
Cô khổ chớ tăng giá.

III. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ ba:

Tư cụ y, ngu si,
Sai, không dùng, người tục,
Đang làm, trưởng giả cúng,
Dao cạo, trang hoàng tháp,
Cơm, lạc, lá, múc nước,
Và các việc rửa bát…
Mười hai bài tụng này,
Tổng nhiếp cần nên biết.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Mười ba tư cụ y,
Ghi tên cất giữ dùng,
Nếu có y dư khác,
Ký gởi nên phân biệt.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Si không hiểu ba tạng,
Mười hai hạng người này,
Khi mất tánh hồi phục lại,
Quở trách nên ghi nhận.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Sai mười hai hạng người,
Nói thì thành pháp quở,
Khi thọ nói là tục,
Thì không thành Cận viên.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Không dùng năm loại mỡ,
Tùy trường hợp nói giới,
Nhân Ức nhĩ ăn cháo,
Chúng nên thọ ruộng vua.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Người tục và Cầu tịch,
Không được cùng ngồi chung,
Trừ khi có nạn duyên,
Ngồi chung không thành lỗi.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Đang làm đừng bảo dậy,
Ngồi theo tuổi, chậu nhuộm,
Nên cùng giữ vườn Tăng,
Đừng đốt gỗ xây dựng.

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Vật trưởng giả đã thí,
Hỏi rồi nên cất giữ,
Đừng chiếm chỗ người khác,
Rửa sạch mới vào chùa.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Dao và nhíp của Tăng,
Dùng xong không giữ luôn,
Khi tiểu tiện xong rồi,
Không ở lâu trong đó.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Trang hoàng chung quanh tháp,
Bài trí các Thánh tích,
Nước đục tùy uống dùng,
Nước mặn phân biệt biết.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Cơm, lạc… không phải dơ,
Nước trong lu cũng vậy,
Rửa chân, năm loại bình,
Thế nào gọi là sạch?,
Lá, tay bụm nước uống,
Đa nghi, rót vào bát,
Mang lương thực qua sông,
Dù chạm không thành lỗi,
Rửa bát nên dụng tâm,
Người chạm, hỏi mới thọ,
Đổi thức ăn, lương thực,
Hết nạn ngăn trở lại.

IV. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ tư:

Cho phần ruộng, không nên,
Ở trần, định vật cho,
Y Tăng, y vãng hoàn,
Mía, quả, cho ở, quần.

1. Nhiếp tụng thứ nhất:

Cho phần ruộng giúp nhau,
Xe, thuyền và nước sôi,
Quạ mổ, ruồi, không thẹn,
Cúng tháp, tin thiểu dục.

2. Nhiếp tụng thứ hai:

Không nên bảo tặc trụ,
Huỳnh môn… các hạng người,
Cho đến người thọ học,
Hành trù phá tăng chúng.

3. Nhiếp tụng thứ ba:

Không ở trần, khoác y,
Dầm mưa, vào nhà trù,
Tiện lợi, nên khâu vá,
Trộn hồ, phước tăng trưởng.

4. Nhiếp tụng thứ tư:

Định vật cúng nơi này,
Không đem cho nơi khác,
Nếu đã mang đem cho,
Tính giá đền trả lại.

5. Nhiếp tụng thứ năm:

Y Tăng đề thí chủ,
Y mình làm dấu riêng,
Giạ – cá nhân được nhận,
Hạ. ni nên tu sửa.

6. Nhiếp tụng thứ sáu:

Y vãng hoàn người chết,
Đem trả lại nên nhận,
Vì chúng mượn tài vật,
Đem vật chúng trả lại.

7. Nhiếp tụng thứ bảy:

Mía… thức ăn chia đều,
Không nên chia miệng bụng,
Bốn vật thực không chia,
Đêm không chia ngọa cụ.

8. Nhiếp tụng thứ tám:

Quả do Dược xoa cúng,
Tác tịnh rồi thọ ăn,
Còn dư làm nước uống,
Không đốt đất, đài đèn.

9. Nhiếp tụng thứ chín:

Khách chủ nên biết rõ,
Đưa và nhận cẩn thận,
Đóng cửa chùa năm việc,
Khuỷu tay ngắn, tùy thân.

10. Nhiếp tụng thứ mười:

Quần và Tăng khước kỳ,
Bùn thơm dơ y – giặt,
Lượm. bỏ bớt rồi ăn,
Nên biết mười loại bụi.