BỐN MƯƠI HAI TAY MẮT THIÊN THỦ QUÁN ÂM
Việt dịch: Huyền Thanh

 

37_Bảo Kinh Thủ (Tay cầm quyển Kinh báu):

_ Tay thứ ba trong tám tay thuộc Ma Ni Bộ (Mani-kula) của Mật Pháp, là Pháp Tăng Ích (Va’sikarana)

_Câu thứ 53, 54,55,56 trong văn của bài Chú là:”Tất đà dạ, sa bà ha, ma ha tất đà dạ, sa bà ha” dịch nghĩa là thành tựu Trí Tuệ tức Bảo Kinh Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

_Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đờờng, là tướng tay thứ 39 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn thông minh, nghe nhiều học rộng chẳng quên mất thì nên cầu nơi tay Bảo Kinh (Quyển Kinh báu)”.

_Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 37:

“Nếu người nào vì nghe nhiều học rộng thì nên cầu nơi bàn tay cầm quyển Kinh báu”.

_Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 37 là:
Nếu ngưới cầu đa văn nên tác Pháp Bát Nhã Kinh. Tướng BÁT NHÃ QUÁN TỰ TẠI…..chỉ có tay phải để ngang trái tim cầm Trí Ấn xuất sinh Bát Nhã Lý Thú Kinh, tay trái kết Quyền Ấn, tượng thành xong.

Tướng Ấn dùng Phạm Giáp Ấn.

Chân Ngôn là:

ÁN _ PHỘC NHẬT LA ĐẠT MA (Kim Cương Pháp ) BÁT LA NHẠ (Bát Nhã hay Trí Tuệ) TỐ ĐẠT TẬN (quyển Kinh) MA HA NA DA (lớn rộng) SA PHỘC HẠ