BẢO ĐẠC THỦ NHÃN

 

 Bảo Đạc Thủ (Tay cầm cái chuông báu):

Tay thứ sáu trong tám tay thuộc Ma Ni Bộ của Mật Pháp, là Pháp Tăng Ích.

Câu thứ 33 trong Chú Đại Bi là:”Dá Ra Dá Ra” dịch nghĩa là hành động tức Bảo Đạc Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 33: Dá Ra Dá Ra

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 35 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn thành tựu tất cả tiếng Phạm Âm màu nhiệm thì nên cầu nơi tay Bảo Đạc (Cái chuông báu nhỏ)”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 30:

“Nếu người nào vì thành tựu tất cả tiếng Phạm Âm thượng diệu thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái chuông báu (Bảo Đạc)”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 30 là:

Nếu muốn thành tựu Phạm Âm thượng diệu (âm thanh tiếng Phạm tuyệt diệu) nên tác pháp Bảo Đạc (cái chuông báu nhỏ) Tượng PHÁP ÂM QUÁN TỰ TẠI, ……xong tay trái cầm cái chuông Kim Cương báu, tay phải nắm quyền đặt ở eo, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là đem 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay cào nhẹ 3 lần.

Pháp Âm Quán Tự Tại Bồ Tát

30) Bảo-Đạc Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn có được tất cả Phạm-âm-thanh tốt nhiệm mầu, nên cầu nơi Tay cầm chiếc Linh-Báu”.

Thần-chú rằng: Dá Ra Dá Ra [33]

𑖓𑖩 𑖓𑖩
CALA CALA

CALA (Lay động, tác động, hành động)

CALA  CALA: Hiện tướng Đại Phẫn Nộ rống tiếng sấm Pháp phá hủy sự trì độn chậm chạp của chúng sinh.

Dá Ra Dá Ra” cũng là tiếng Phạn, dịch ra gọi là “hành động”, tức là ta có hành động. Có hành động gì? Tức là “có những hiệu lệnh”. Ở trong quân đội hành quân thì gọi là hành động, chúng ta đi đường cũng gọi là hành động. Hành động của chúng ta là một thứ mệnh lệnh, kêu chúng ta đi làm việc gì, thì đó là một thứ “hiệu lệnh”. Hiệu lệnh kêu bạn đi làm việc gì đó thì bạn phải đi làm, nếu bạn không đi làm thì trái ngược với mệnh lệnh.

Thủ Nhãn này gọi là gì? Gọi là “Bảo Ðạc Thủ”, tức là tay cầm cái chuông báu lắc, đây là Thủ Nhãn thứ ba mươi. Bảo Ðạc Thủ là một thứ âm nhạc, cầm lắc thì âm thanh “kẻng, kẻng, kẻng” vang ra. Tiếng vang này chấn động đến ba ngàn thế giới, đều “kẻng kẻng” lên. Bạn nghĩ muốn làm gì thì tất cả trời, người, quỷ thần, yêu ma đều phải nghe mệnh lệnh của bạn, đều phải giữ quy cụ. Giống như sắp động đất mà bạn lắc chuông báu lên thì khắp nơi đều phát ra hiệu lệnh :”Không được động đất !” thì không thể động đất. Sự diệu dụng của Bảo Ðạc Thủ rất lớn. Nếu muốn âm thanh ca hát hay thì cũng phải dùng Bảo Ðạc Thủ này. Tu Bảo Ðạc Thủ đến nơi rồi thì âm thanh của bạn rất hay giống như âm thanh của đại hồng chung, nói ra lời nói như âm thanh của tiếng đại hồng chung.

Kệ:

Nộ mục dương mi nhiếp tà ma
Uy đức vô biên hộ chư Phật
Nhất thiết chúng sanh đắc an lạc
Bồ tát sự tất tiếu ha ha

Dịch:

Trừng mắt, nhíu mày chỉnh tà, đốn quỷ
Uy đức vô biên bảo hộ Như Lai
An lạc thân tâm muôn chủng vạn loài
Việc hoàn tất Bồ tát cười vui vẻ.

Chơn-ngôn rằng: Nẳng mồ– bát ra hàm bá noa duệ. Án– a mật lật đảm, nghiểm bệ thất rị duệ, thất rị chiếm rị nảnh, tát-phạ hạ.

𑖡𑖦𑖺  𑖢𑖟𑖿𑖦-𑖢𑖯𑖜𑖧𑖸_ 𑖌𑖼_ 𑖀𑖦𑖴𑖝  𑖐𑖦𑖿𑖥𑖱𑖨  𑖫𑖿𑖨𑖱𑖧𑖸, 𑖫𑖿𑖨𑖱  𑖦𑖯𑖩𑖰𑖡𑖰_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
NAMO  PADMA-PĀṆAYE_ OṂ_ AMṚTA  GAMBHĪRA  ŚRĪYE, ŚRĪ  MĀLINI_ SVĀHĀ

NAMO PADMAPĀṆAYE (Quy mệnh Liên Hoa Thủ) OṂ (Nhiếp triệu) AMṚTA  GAMBHĪRA  ŚRĪYE (sự tốt lành thâm sâu của Cam Lộ) ŚRĪ  MĀLINI (tràng hoa Cát Tường ) SVĀHĀ (quyết định thành tựu )

Bảo Đạc (Ratna ghamta hay Ratnave’sa) là cái chuông nhỏ dùng tay cầm lắc hoặc gió nhẹ thổi qua thì phát ra âm thanh.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản Nguyện Từ Bi xông ướp âm thanh nên tay cầm cái Chuông báu biểu thị cho nghĩa“Phát ra Diệu Âm”.

Nếu tu Pháp này, Hành Giả làm cái Chuông báu đặt trước Bản Tôn, tác niệm tụng Chú Đại Bi cho đến lúc cái chuông tự phát ra tiếng thì thành tựu.

Như Kinh nói: “Hành Giả tụng trì Đà La Ni này, bao nhiêu âm thanh nói ra, dù thiện dù ác, thì tất cả Thiên Ma, người … đều tưởng là Pháp Âm thanh tịnh và khởi tâm cung phụng, tôn trọng Hành Giả như Đức Phật”.

Kệ tụng:

Phạm âm liệu lượng biến thái không
Khải lung chấn quý cảnh ngu mông
Huyền diệu biến hóa bảo đạc thủ
Văn thanh ly khổ giác hoa tông.

[PHẠM-ÂM vang ngân biến khắp cùng tận hư không PHÁP GIỚI,
KHAI THỊ cho người ĐIẾC, kẽ MÙ và thức tỉnh người NGU TỐI.
Bảo-đạc-thủ là PHÁP TĂNG TRƯỞNG THIỆN CĂN thật Huyền-bí, thật Diệu-kỳ,
Nếu có “AI” thấy nghe, thì ly khổ đắc lạc, chứng nhập cảnh giới HOA NGHIÊM TÔNG.]

PHẠM-ÂM là PHÁP-ÂM của chư Phật, khi chư Phật THUYẾT PHÁP thì tất cả chúng-sanh trong PHÁP GIỚI, đều hiểu được theo “NGÔN NGỮ” của mình. Cho nên, trong KINH nói rằng: “CHƯ PHẬT CÓ VIÊN ÂM” là vậy. Nếu nói theo “THẦN CHÚ” thì đây là ÂM-THANH “ĐÀ-RA-NI”. Khi trì tụng THỦ NHÃN nầy, thì có được tất cả Phạm-âm-thanh tốt, nhiệm mầu như là:-

  1. Âm thanh rất trong tốt.
  2. Âm thanh cực dịu dàng.
  3. Âm thanh hòa nhã thích ý.
  4. Âm thanh tôn trọng sáng suốt.
  5. Âm thanh không pha lẫn giọng nữ.
  6. Âm thanh giác ngộ không mê lầm.
  7. Âm thanh rất sâu xa.
  8. Âm thanh sang sảng tuôn trào bất tận…

Bài Kệ tụng nầy ý nói, nếu QÚY-VỊ TRÌ TỤNG BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì có được tất cả Phạm-âm-thanh tốt, nhiệm mầu…

 Đặc biệt là đời đời kiếp kiếp được THẤY, được NGHE, được THỌ TRÌ ĐỌC TỤNG “KINH HOA NGHIÊM”, lại còn TÍN, GIẢI, HÀNH, CHỨNG cảnh giới bất khả tư nghị của TÔNG HOA NGHIÊM. Đây là CHỦNG TÁNH KIM-CANG BẤT HOẠI DIỆT.

Pháp-âm của ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH vang khắp tận cùng hư không  pháp giới, cũng như tiếng BẢO-LINH (CHUÔNG-BÁU), nhưng nếu CHÚNG-SANH NÀO CHƯA  PHÁT TÂM “THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ”, thì dù ở trong PHÁP GIỚI, vẫn không THẤY không NGHE. Cũng như chúng ĐẠI THANH VĂN ở tại rừng THỆ ĐA vậy.

KINH VĂN:

Lúc đó chư thượng thủ đại Thanh Văn các Trưởng lão:

– Xá Lợi Phất,
– Ðại Mục Kiền Liên,
– Ma Ha Ca Diếp,
– Ly Bà Ða,
– Tu Bồ Ðề,
– A Nâu Lâu Ðà,
– Na Ðà,
– Kiếp Tân Na,
– Ca Chiên Diên,
– Phú Lâu Na…

Chư đại Thanh Văn này ở tại rừng Thệ Ða mà đều chẳng thấy thần lực của Như Lai.

Chẳng thấy sự nghiêm hảo của Như Lai.
Chẳng thấy cảnh giới của Như Lai.
Chẳng thấy sự du hí của Như Lai.
Chẳng thấy sự thần biến của Như Lai.
Chẳng thấy sự tôn thắng của Như Lai.
Chẳng thấy sự diệu hạnh và oai đức của Như Lai.
Chẳng thấy sự trụ trì của Như Lai.
Chẳng thấy cõi thanh tịnh của Như Lai.

Lại cũng chẳng thấy cảnh giới Bồ Tát bất tư nghì, Bồ Tát đại hội, Bồ Tát phổ nhập, Bồ Tát phổ chí, Bồ Tát phổ nghệ, Bồ Tát thần biến, Bồ Tát du hí, Bồ Tát quyến thuộc, Bồ Tát phương sở, Bồ Tát trang nghiêm sư tử tòa, Bồ Tát cung điện, Bồ Tát trụ xứ, Bồ Tát nhập tam muội tự tại, Bồ Tát quán sát, Bồ Tát tần thân, Bồ Tát dũng mãnh, Bồ Tát cúng dường, Bồ Tát thọ ký, Bồ Tát thành thục, Bồ Tát dũng kiện, Bồ Tát pháp thân thanh tịnh, Bồ Tát trí thân viên mãn, Bồ Tát nguyện thân thị hiện, Bồ Tát sắc thân thành tựu, Bồ Tát tướng hảo cụ túc thanh tịnh, Bồ Tát quang minh thường nhiều màu trang nghiêm, Bồ Tát phóng lưới đại quang minh, Bồ Tát khởi mây biến hóa, Bồ Tát thân khắp mười phương, Bồ Tát các hạnh viên mãn.

Những sự như vậy, tất cả Thanh Văn đại A La Hán thảy đều không thấy.

Tại sao vậy?

– Vì thiện căn chẳng đồng.

– Vì vốn không tu tập thiện căn thấy Phật tự tại.

– Vì vốn chẳng khen nói công đức thanh tịnh của tất cả Phật độ ở mười phương.

– Vì vốn chẳng ca ngợi những thần biến của chư Phật Thế Tôn.

– Vì vốn chẳng ở trong sanh tử phát tâm Vô thượng Bồ đề.

– Vì vốn chẳng làm cho kẻ khác phát tâm Bồ đề.

– Vì vốn chẳng có thể làm cho chủng tánh Như Lai không đoạn tuyệt.

– Vì vốn chẳng nhiếp thọ chúng sanh.

– Vì vốn chẳng khuyên kẻ khác tu hạnh Ba La mật của Bồ Tát.

– Vì lúc ở trong sanh tử lưu chuyển, vốn chẳng khuyên bảo chúng sanh cầu đại trí nhãn tối thắng.

– Vì vốn chẳng tu tập thiện căn phát sanh Nhứt thiết trí.

– Vì vốn chẳng thành tựu thiện căn xuất thế của Như Lai.

– Vì vốn chẳng được trí thần thông nghiêm tịnh Phật độ.

– Vì vốn chẳng được cảnh sở tri của Bồ Tát nhãn.

– Vì vốn chẳng cầu những thiện căn siêu xuất thế gian bất cộng Bồ đề.

– Vì vốn chẳng phát Bồ Tát đại nguyện.

– Vì sanh ra vốn chẳng từ sự gia bị của đức Như Lai.

– Vì vốn chẳng biết tất cả pháp như huyễn, chư Bồ Tát như mộng.

– Vì vốn chẳng được sự hoan hỷ quảng đại của chư đại Bồ Tát.

Những điều trên đây đều là cảnh giới trí nhãn Phổ Hiền Bồ Tát chẳng cùng chung với tất cả hàng Nhị thừa. Do cớ này, nên chư đại Thanh văn không thấy được, chẳng biết được, chẳng nghe được, chẳng nhập được, chẳng chứng được, chẳng niệm được, chẳng quán sát được, chẳng tính lường được, chẳng tư duy được, chẳng phân biệt được. Thế nên dầu cũng ở trong rừng Thệ Ða mà chẳng thấy được những đại thần biến của Như Lai.

(Kinh Hoa Nghiêm-Phẩm Nhập Pháp Giới Thứ ba mươi chín)

Tóm lại, ĐÂY LÀ PHÁP “TĂNG ÍCH”. Nếu  “QÚY-VỊ” muốn  được “ÂM THANH ĐÀ-RA-NI”, muốn được “THẤY NGHE”, được “THỌ TRÌ ĐỌC TỤNG” ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH, hay “BẤT CỨ KINH CHÚ ĐẠI THỪA NÀO KHÁC”, để Y theo tu hành, chứng được “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, thì nên trì tụng “BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP” nầy, “QÚY-VỊ” nhất định sẽ được như Ý NGUYỆN.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau biết tất cả pháp.

 NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau độ các chúng sanh.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm được qua biển khổ.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau được giới định đạo.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau về nhà vô vi.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.
Nếu con hướng về loài Ngạ-quỷ,
Ngạ-quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu-la,
Tu-la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các Súc-sanh,
Súc-sanh tự được trí-huệ lớn.

NAM MÔ ĐẠI-BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Ma-ha-tát

Kệ tụng Việt dịch:

Phạm âm réo rắt một trời không
Đui, điếc, ngu si được tỏ thông
Chuông báu diệu huyền muôn biến hóa
Nghe chuông thoát khổ ngộ hoa tông.

Bảo-Đạc Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi

Dá Ra Dá Ra [33]
𑖓𑖩 𑖓𑖩
CALA CALA

Nẳng mồ– bát ra hàm bá noa duệ. Án– a mật lật đảm, nghiểm bệ thất rị duệ, thất rị chiếm rị nảnh, tát-phạ hạ.
𑖡𑖦𑖺  𑖢𑖟𑖿𑖦-𑖢𑖯𑖜𑖧𑖸_ 𑖌𑖼_ 𑖀𑖦𑖴𑖝  𑖐𑖦𑖿𑖥𑖱𑖨  𑖫𑖿𑖨𑖱𑖧𑖸, 𑖫𑖿𑖨𑖱  𑖦𑖯𑖩𑖰𑖡𑖰_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
NAMO  PADMA-PĀṆAYE_ OṂ_ AMṚTA  GAMBHĪRA  ŚRĪYE, ŚRĪ  MĀLINI_ SVĀHĀ