SÁCH CHÂU THỦ NHÃN

 

 Sổ Châu Thủ (Tay cầm tràng hạt):

Tay thứ ba trong tám tay thuộc Yết Ma Bộ của Mật Pháp, là Pháp Câu Triệu.

Câu thứ 38 trong Chú Đại Bi là:”Phật Ra Xá-Lợi” dịch nghĩa là thân giác ngộ (Giác Thân) tức Sổ Châu Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 38: Phật Ra Xá-Lợi

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 14 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn mười phương chư Phật mau đến trao tay thì nên cầu nơi tay Sổ Châu“.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 29:

“Nếu người nào vì chư Phật ở mười phương mau đến trao vào bàn tay thì nên cầu nơi bàn tay cầm tràng hạt”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 27 là:

Nếu vì chư Phật đến trao vào tay nên tu pháp Sổ châu (tràng hạt). Tượng NIỆM CHÂU QUÁN TỰ TẠI Bồ Tát….Xong tay phải cầm chuỗi tràng hạt, tay trái đặt ở đầu gối như thế xoa,vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là hai tay phải trái cầm chuỗi tràng hạt trì niệm, đội trên đảnh đầu 3 lần, làm tướng Quy Mệnh.

Niệm Châu Quán Tự Tại Bồ Tát

29) Sổ-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn 10 phương chư Phật sớm đến đưa tay tiếp dẫn, nên cầu nơi Tay cầm xâu Chuỗi-Ngọc.”

Thần-chú rằng: Phật Ra Xá-Lợi [38]

𑖥𑖩 𑖫𑖨𑖰
BHALA ŚARI

BHALA (Trông thấy, chứng kiến) ŚARI (Loài thú hoang, mãnh thú, trực giác nhạy bén)

BHALA ŚARI: Tu hành Pháp Thân thanh tịnh vượt ra khỏi các pháp chướng ngại mà làm Bậc Pháp Vương ở Pháp Tự Tại.

Phật Ra Xá Lợi” là Tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “giác thân tử”. Các bạn còn nhớ Xá Lợi Phất còn gọi là “Xá Lợi Tử” chăng? Dịch ra nghĩa là “thân tử”, tức là “xá lợi”.

Phật Ra Xá Lợi” là “giác thân tử” đây là Sổ Châu Thủ Nhãn sở tu của Bồ Tát; sổ châu cũng là niệm châu. Bồ Tát tu Sổ Châu Thủ Nhãn thì có thể đắc được mười phương chư Phật cấp tốc đến nhiếp thọ, mười phương chư Phật tiếp dẫn vị đó đến mười phương thế giới thành Phật.

Kệ:

Tứ thập nhị thủ diệu vô cùng
Thông thiên đạt địa cảm mê mông
Bài nỗ cung tiễn uy thần tốc
Cường giả điều phục nhược giả hưng

Dịch:

Vi diệu khôn lường bốn mươi hai pháp
Thông đất trời cảm hóa kẻ trầm luân
Cung tiễn, thuẫn bài, nỏ báu hiển uy thần
Kẻ cường tráng giúp đỡ người nhu nhược.

Chơn-ngôn rằng: Nẳng mồ– ra đát-nẳng, đát ra dạ dã. Án– a na bà đế vĩ nhá duệ, tất địa tất đà lật thế, tát-phạ hạ. 

𑖡𑖦𑖺 𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧_𑖌𑖼_ 𑖀𑖡 𑖪𑖝𑖰, 𑖪𑖰𑖕𑖧𑖸 𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠, 𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖯𑖨𑖿𑖞𑖸 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
NAMO RATNA-TRAYĀYA_OṂ_ ANA VATI, VIJAYE SIDDHA, SIDDHĀRTHE SVĀHĀ

NAMO RATNA-TRAYĀYA (Quy Mệnh Tam Bảo)

OṂ (Nhiếp triệu) ANA VATI VIJAYE SIDDHA (đời sống đầy đủ sự thành tựu tối thắng) SIDDHĀRTHE (thành tựu tất cả nghĩa lợi) SVĀHĀ (Quyết định thành tựu )

Sổ châu là xâu chuỗi có số lượng hạt hạn định dùng để lễ Phật, niệm Phật theo ký số. Đây là tiêu xí của chư Phật biểu thị cho nghĩa “Trao vào trong tay”.

Vì đây là pháp Quán Âm Liên Hoa Bộ, nên sổ châu gồm 108 hạt sen biểu thị cho 108 phiền não với Mẫu Châu biểu thị cho Đức Phật A Di Đà hoặc các vị Quán Âm. Khi tụng Chú, lấy một hạt châu trừ một phiền não tức là tạo một hạt giống của chư Phật, cho nên hạt châu còn biểu thị cho quả vị Bồ Tát. Như vậy các hạt châu hai bên phải trái của Mẫu Châu còn biểu thị cho hai loại Phước Trí trang nghiêm.

Bồ Tát Quán Thế Am dùng bản nguyện từ bi cầm xâu chuỗi ngọc biểu thị cho nghĩa “Chư Phật mau trao vào tay”.

Muốn thành tựu Pháp này, Hành Giả ở trước Bản Tôn, tụng Chú Đại Bi. Sau đó hai tay nâng niệm châu, quán tưởng chư Phật mười phương đều đến trao vào tay khiến cho không bị sự khủng bố và mau chóng tăng trưởng hạt giống Giải Thoát.

Kệ tụng:

Niệm tư tại tư vọng quy chơn
Thập phương chư Phật thọ thủ thân 
Tốc chứng tam bối phẩm tư địa 
Ma ha diệu pháp thắng linh văn. 

[NHỨT-TÂM TRÌ NIỆM THỦ NHÃN, thì vọng niệm không sanh khởi tức là QUY-CHƠN,
Mười phương chư Phật đưa Tay-tiếp-dẫn từ TỊNH ĐỘ NẦY SANG TỊNH ĐỘ KHÁC.
Làm cho “QUÝ-VỊ” mau chứng được 9 PHẨM 3 ĐỊA VỊ BẤT THỐI CHUYỂN,
Diệu pháp ĐẠI-THỪA THẬT SỰ LÀ THÙ THẮNG, THẬT SỰ LÀ TỐI LINH.]

Nếu Quý-vị NHỨT-TÂM TRÌ THỦ NHÃN NẦY, TRONG VÒNG  hoặc 7, 21, 49, 100 NGÀY… thì trong đời hiện tại cũng có thể chứng được SỰ NHỨT-TÂM, cho đến LÝ-NHỨT-TÂM đối với CHÚNG TA chẳng phải tuyệt phần hy-vọng?

Sự trì niệm thủ nhãn nầy, cũng giống như người NIỆM PHẬT vậy, không có gì  khác biệt. Trong “NIỆM PHẬT THẬP YẾU”  nói về SỰ NHỨT-TÂM, LÝ-NHỨT-TÂM như sau:-

* Sự-nhứt-tâm là thế nào? – Khi hành-giả chuyên tâm chú-ý trên sáu chữ hồng-danh, lâu ngày tất cả tạp niệm đều dứt bặt, lúc nằm ngồi đi đứng duy có một câu Phật-hiệu hiện tiền, gọi là cảnh-giới Sự-nhứt-tâm. Đây là định cảnh của người tu Tịnh-độ, cũng ngang hàng với sự nhập định của bậc tu Thiền.

* Lý-nhứt-tâm là thế nào? Trên Sự-nhứt-tâm nếu tiến thêm một bước, dụng công đến chỗ chí cực, ngày kia tâm địa rỗng suốt, thoát hẳn căn trần ngộ vào thật-tướng. Khi ấy hiện tại tức là Tây-Phương mà chẳng ngại gì riêng có cõi Cực-Lạc, tánh mình chính là Di-Đà cũng chẳng ngại gì riêng có đức A-Di-Đà. Đây là cảnh-giới Lý-nhứt-tâm. Địa-vị nầy là cảnh “định huệ nhứt như” của người niệm Phật, ngang hàng với trình-độ khai-ngộ bên Thiền Tông.

* Với thuyết Sự, Lý-nhứt-tâm, Ngẫu-Ích đại-sư đã giản-biệt tường-tận. Ngài bảo: “Không luận sự-trì hay lý-trì; niệm đến hàng phục phiền-não, kiến-hoặc tư-hoặc không khởi hiện, là cảnh giới Sự-nhứt-tâm. Không luận sự-trì hay lý-trì, niệm đến tâm khai, thấy rõ bản tánh Phật, là cảnh-giới Lý-nhứt-tâm. Sự-nhứt-tâm không bị kiến, tư hoặc làm loạn. Lý-nhứt-tâm không bị nhị-biên làm loạn” (Nhị biên: có, không – đoạn, thường v.v…)

Như thế chẳng nói chi Lý-nhứt-tâm, với Sự-nhứt-tâm người đời nay cũng chẳng dễ gì đi đến. Tuy nhiên, với công-đức của câu niệm Phật cộng thêm sự chí thiết hành-trì, trong mỗi niệm sẽ diệt được một phần vô minh thêm một phần phước-huệ, lần lần tất sẽ đi đến cảnh giới tốt. Và hành-trì lâu ngày như thế, lo gì không tiến đến chỗ mỗi niệm khai ngộ, được hảo-cảnh gọi là “Nhứt phiên đề khởi nhứt phiên tân” (Một phen đề khởi niệm, một phen lộ bày cảnh mới).

Cho nên, dù là căn tánh thời mạt, nếu thiết thật dụng công, trình-độ Sự, Lý-nhứt-tâm đối với chúng ta chẳng phải tuyệt phần hy vọng?

Tuy nhiên, nếu chưa đạt được trình độ SỰ, LÝ-NHỨT-TÂM, thì người tu TỊNH-ĐỘ HẰNG NGÀY PHẢI TÌM CÁCH PHÁ TRỪ: 3 ĐIỀU NGHI, 4 CỬA ẢI, để không bị chướng ngại cho sự vãng-sanh của QÚY-VỊ.

* Từ-Chiếu đại-sư nói: “Người tu Tịnh-độ khi lâm chung thường có ba điều nghi, bốn cửa ải, hay làm chướng ngại cho sự vãng-sanh, phải dự bị suy nghĩ trước để phá trừ. 

Ba điều nghi là: 

1.- Nghi mình túc-nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít, e không được vãng-sanh.

2.- Nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham sân si chưa dứt, e không được vãng-sanh.

3- Nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước, e không được vãng-sanh. 

Bốn cửa ải là: 

1.- Hoặc nhân bị bịnh khổ mà trở lại hủy báng Phật không linh.

2.- Hoặc nhân tham sống mà giết vật mạng cúng tế.

3.- Hoặc nhân uống thuốc mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi.

4.- Hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia đình.

Nếu phá trừ được “TAM NGHI, TỨ QUAN”, thì chắc chắn chúng ta sẽ được “ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH”, còn được ĐỊA VỊ CAO THẤP, LÀ DO CÔNG PHU TRÌ CHÚ hoặc NIỆM PHẬT có sâu cạn khác nhau. 

( Xin xem phần giải thích của HT. THÍCH THIỀN TÂM về “TAM NGHI, TỨ QUAN” ở phần sau của THỦ NHÃN nầy)

3 ĐỊA VỊ BẤT THỐI CHUYỂN:

HÁN

Nhứt cú Di Ðà
Chứng tam bất thối
Chỉ thử nhất sanh
Tiện bổ Phật vị

VIỆT

Một câu A Di Ðà
Chứng ba ngôi Bất Thối
Chỉ trong một đời này
Ðược bổ lên Phật vị

LƯỢC GIẢI:

Ba ngôi Bất Thối Chuyển là: Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối, và Niệm Bất Thối. Cứ theo Thiên Thai Giáo, chứng được đệ nhất bất thối tâm trụ, mới lên ngôi Vị Bất Thối. 

Chứng Thập Hồi Hướng, lên ngôi Hạnh Bất Thối

chứng Sơ Ðịa mới vào ngôi Niệm Bất Thối

Nhưng ước theo đường lối phổ thông của Ðại Thừa giáo thì phá được kiến tư hoặc mới lên ngôi Vị Bất Thối

Phục đoạn trần sa hoặc, lên ngôi Hạnh Bất Thối

Và tiến phá vô minh hoặc, mới vào ngôi Niệm Bất Thối

Như thế chứng được ba ngôi bất thối thật không phải dễ! Theo các giáo môn khác, tất phải tu tập trải a tăng kỳ số kiếp mới chứng nhập được. 

Với pháp môn Tịnh Ðộ, khi được vãng sanh kể như vĩnh viễn không còn bị thối chuyển nữa. Ðiều này, theo kinh giáo, gọi là Xứ Bất Thối. 

Từ Xứ Bất Thối, địa vị tam bất thối là cầm chắc trong tay, lần lượt sẽ tiến lên Phật qủa. Cho nên kinh Di Ðà nói: “Là bậc A Bệ Bạt Trí (Bất thối chuyển)”. Chư thiện nhơn ở Cực Lạc sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, chỉ trong một kiếp sanh về nơi đó đã dư thời gian chứng lên ngôi Nhứt Sanh Bổ Xứ, được bổ vào Phật vị rồi.

Tóm lại, nếu Qúy-vị NHỨT-TÂM trì tụng thủ nhãn nầy, thì cũng giống như người trì danh hiệu “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT” vậy,  phải dự bị suy nghĩ trước để phá trừ  3 ĐIỀU NGHI 4 CỬA ẢI, thì khi lâm chung được chư Phật 10 phương trau tay tiếp dẫn vãng-sanh từ cõi TỊNH ĐỘ nầy SANG cõi TỊNH ĐỘ khác, làm cho QÚY-VỊ mau chứng được 3 bậc bất thối chuyển. 

Cho nên, ta thấy KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA, LÀ DIỆU PHÁP THÙ THẮNG, LÀ KIM CHỈ NAM CHO TẤT CẢ CHÚNG-SANH TU HÀNH THÀNH PHẬT. 

Kệ tụng Việt dịch:

Tâm thường niệm Phật vọng hóa chân
Tay Phật mười phương tự trao truyền
Chín phẩm ba tầng mau chứng được
Ma ha diệu pháp bản kinh huyền.

Sổ-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Chín

Phật Ra Xá-Lợi [38]
𑖥𑖩 𑖫𑖨𑖰
BHALA ŚARI

Nẳng mồ– ra đát-nẳng, đát ra dạ dã. Án– a na bà đế vĩ nhá duệ, tất địa tất đà lật thế, tát-phạ hạ.
𑖡𑖦𑖺 𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧_𑖌𑖼_ 𑖀𑖡 𑖪𑖝𑖰, 𑖪𑖰𑖕𑖧𑖸 𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠, 𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖯𑖨𑖿𑖞𑖸 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
NAMO RATNA-TRAYĀYA_OṂ_ ANA VATI, VIJAYE SIDDHA, SIDDHĀRTHE SVĀHĀ

Tam Nghi Tứ Quan

Từ-Chiếu đại-sư nêu ra thuyết “Tam Nghi Tứ Quan” ở trên, bậc trí huệ có thể suy nghĩ tìm phương pháp giải quyết. 

Nay bút giả (HT. THÍCH THIỀN-TÂM) xin mạn phép nói lược qua cách phá trừ để góp ý, và các bạn đồng tu với sự hiểu biết của mình, có thể suy diễn hiểu rộng thêm ra.

1.- Phá mối nghi túc nghiệp nặng, công tu ít: 

-Phật A Di Đà từng có lời thệ nguyện: “Chúng sanh nào chí tâm muốn về Cực Lạc, niệm danh hiệu Ngài cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, Ngài thề không thành Phật.” 

Phật không khi nào nói dối, vậy hành giả phải tin nơi đức Từ Tôn. Mười niệm là thời gian công phu tu hành rất ít mà còn được vãng sanh, huống chi ta niệm nhiều hơn số đó. 

Lại dù kẻ nghiệp nặng đến đâu, như phạm trai phá giới, tạo đủ nghiệp ác, nếu chí tâm sám hối nương về Phật A Di Đà, Ngài đều tiếp dẫn. 

Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã chẳng nói kẻ tạo tội nặng ngũ nghịch thập ác, khi lâm chung chí tâm niệm mười niệm đều được vãng sanh đó ư? 

Trong truyện Vãng Sanh, như Trương Thiện Hòa, Hùng Tuấn, Duy Cung, trọn đời giết trâu bò, phá giới, làm ác, khi lâm chung tướng địa ngục hiện, sợ hãi niệm Phật, liền thấy Phật đến rước. Cho đến loài chim sáo, két niệm Phật , còn được vãng sanh, huống chi ta chưa phải là tệ đến mức đó?

2.- Phá mối nghi bản nguyện chưa trả, tham sân si chưa dứt: 

– Bản nguyện của hành giả đại khái có hai: đạo và đời. 

Về đạo, có người nguyện cất chùa bố thí hay nguyện tụng số kinh chú bao nhiêu, làm chưa tròn đã đến giờ chết. Phải nghĩ rằng: chỉ tín tâm niệm Phật, khi được vãng sanh sẽ làm vô lượng vô biên công đức, còn bản nguyện chỉ là việc nhỏ, làm xong hay chưa không mấy quan hệ, và chẳng có hại chi cả. 

Về đời, hoặc có người vì nhiệm vụ gia đình chưa tròn, như cha mẹ suy già không ai săn sóc, vợ con thơ dại thiếu chỗ tựa nương, hoặc có kẻ thiếu nợ người chưa kịp trả, tâm nguyện chưa vẹn nên lòng chẳng yên. Phải nghĩ rằng: lúc ta sắp chết, dù có lo hay không cũng chẳng làm sao được. Chi bằng chuyên tâm niệm Phật, khi đã được vãng sanh Tây Phương chứng đạo quả, thì tất cả bản nguyện trái duyên đều có thể trả xong, tất cả kẻ oán người thân đều có thể cứu độ.

Lại Kinh Na Tiên nói: “Ví như hột cát nhẹ, bỏ xuống nước liền chìm. Trái lại tảng đá dù nặng to, nếu được thuyền chở, có thể đem từ chỗ này sang chỗ khác. 

Người niệm Phật cũng thế, nghiệp tuy nhẹ nếu không được Phật cứu độ, tất bị luân hồi, tội chướng dù nặng bao nhiêu, được Phật tiếp dẫn sẽ sanh về Cực Lạc.” 

Theo đoạn kinh đây, ta thấy môn Niệm Phật là pháp có thể đới nghiệp vãng sanh, vì nhờ tha lực. Tảng đá lớn ví cho sức nghiệp nặng to, thuyền chở ví cho nguyện lực của Phật. Vậy người tu đừng nghĩ rằng mình còn tham, sân, si, e không được vãng sanh. Thí dụ trên có thể phá luôn điểm nghi về nghiệp nặng ở điều thứ nhứt.

3. Phá mối nghi niệm Phật, e Phật không đến rước: 

– Người niệm Phật tùy theo công đức mình, khi lâm chung thấy Phật, hoặc Bồ Tát, hay Thánh chúng đến rước. Có khi không thấy chi, mà nhờ sức nguyện của mình và Phật lực thầm nhiếp thọ, thần thức tự bay về Tây Phương. 

Đây là bởi công hạnh của mình có cao thấp, sâu cạn. Chỉ cần yếu lúc ấy ta phải chí tâm niệm Phật, đừng nghĩ chi sai khác. Nếu nghi ngờ sẽ tự sanh ra chướng ngại. 

Tóm lại, khi lâm chung dù thấy tướng tốt hay không cũng đừng quản đến, chỉ hết lòng niệm Phật cho đến giây phút cuối cùng mà thôi.

* Phá chung bốn cửa ải: 

1.- Nhân bịnh khổ hủy báng Phật 

2.- Tham sống sát sanh cúng tế 

3.- Cầu lành bịnh uống ruợu, hoặc dùng thuốc có chất huyết tanh 

4.- Vì ái luyến nên tâm niệm ràng buộc với gia đình.

Người niệm Phật mà bị tai nạn bịnh khổ, đó là do nhờ công đức tu hành, nên chuyển quả nặng thành quả nhẹ, chuyển hậu báo thành hiện báo, trả cho hết để được sanh về Tây Phương. Nếu trở lại nghi ngờ hủy báng, là người kém tin hiểu, phụ ơn Phật, tự gây tội chướng cho mình. Trong sự tích Tịnh Độ có thuật chuyện ông Ngô Mao cùng rất nhiều Phật tử khác, nhờ dồn nghiệp mà sớm được vãng sanh. Vậy khi gặp cảnh này, người niệm Phật nên ý thức để hiểu rõ.

Lời bàn: 

Người tu NIỆM PHẬT hoặc TRÌ CHÚ thì mỗi ngày nghiệp chướng tiêu trừ, THIỆN CĂN TĂNG TRƯỞNG, ĐỊNH-LỰC KIÊN CỐ, NÊN TẤT CẢ NGHIỆP CHƯỚNG TRONG QUÁ KHỨ KHÔNG CÓ NHÂN DUYÊN PHÁT SANH, CŨNG NHƯ TRIỆU THỐ THEO NGỘ ĐẠT QUỐC SƯ 10 ĐỜI để đồi mạng MÀ KHÔNG LÀM GÌ ĐƯỢC như trong KINH THỦY SÁM đã nói, lại có thể chuyển TAI NẠN BỊNH KHỔ nặng thành nhẹ, nhẹ thành không. Dù chưa trả hết nghiệp, vẫn được vãng-sanh. Cho nên, trong KINH gọi là “ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH” LÀ LÝ DO NẦY VẬY. 

Khi được vãng-sanh, thì QÚY-VỊ có thể dùng ỨNG THÂN, hoặc HÓA THÂN ĐỂ ĐỘ TẤT CẢ TẤT KẼ OÁN NGƯỜI THÂN Ở KHẮP 10 PHƯƠNG ĐỀU THÀNH PHẬT ĐẠO.

Lại thân này giả tạm, tùy theo tội nghiệp mà kiếp sống có vui khổ lâu mau. Nếu giết sanh mạng để nuôi dưỡng sanh mạng, hoặc cúng tế, thì tội khổ càng thêm nặng, phải triệt để nương theo Phật và tin chắc lý nhân quả.

Khi đau yếu chỉ cầu Phật, không nên cầu phù phép tà sư, hoặc nghe lời kẻ chưa hiểu đạo, trở lại ăn mặn, uống rượu, hay dùng thuốc bằng chất máu huyết tanh hôi. Thân này nhơ nhớp, được về cõi Phật sớm chừng nào hay chừng ấy, như bỏ chiếc áo hôi rách mặc sắc phục đẹp thơm, đáng chi phải bận lòng?

Đến như mối hại về ái luyến khi lâm chung, thì như đoạn trên đã nói. Phải nghĩ: trong gia đình từ cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, đều do đời trước có nợ nần ân oán, nên mới tạm hội ngộ nhau. Khi nhân duyên đã hết thì mỗi người đi mỗi ngả. Nếu có lòng thương, tốt hơn ta nên gát bỏ tình trần cầu sanh Tây Phương, để độ tất cả kẻ oan thân. Khi cái chết sắp đến, dù có quyến luyến cũng không thể đem theo, không làm chi được, bởi chính sắc thân của ta còn phải tan về cát bụi. Nếu ái luyến thì đã không được vãng sanh, lại bị khổ luân hồi vô cùng vô tận.

Những điểm về Tam Nghi Tứ Quan trên đây, hành giả phải suy nghiệm ghi nhớ kỹ, để dự bị trước cho tinh thần được yên ổn trong lúc lâm chung.