LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BẢN
Tác giả: Bồ tát Mã Minh.
Hán dịch: Đời Trần, Đại sư Chân Đế.
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ (2013).
QUYỂN 7
* Thứ 13: Phần Đại Quyết Trạch bất khả tư nghị câu câu vi trần nhất thiết Sơn Vương đạo lộ.
Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về Bản Đại Sơn Vương số lượng là cùng cùng với vi trần không thể nghĩ bàn không thể nêu xưng. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ của tất cả Sơn Vương số lượng là cùng cùng với vi trần không thể nghĩ bàn. Tướng ấy là thế nào?
* Kệ viết:
Trong vô số đạo lộ
Có mười phương cõi lượng
Năm mươi mốt vị gốc
Danh cùng trước nói đồng.
Trong năm mươi mốt một
Mỗi mỗi đều có đủ
Có mười phương cõi lượng
Biển Tam bảo trị chướng.
Như một khác cũng vậy
Hợp đây nên biết rõ.
* Luận nói: Theo trong cùng cùng vi trần đạo lộ, tức có năm mươi mốt vị căn bản, số lượng là một thế giới trong mười phương. Số lượng danh tự ấy cùng với phần đã nói ở trước là như nhau không có sai biệt. Như kệ viết: “Trong vô số đạo lộ, Có mười phương cõi lượng, Năm mươi mốt vị gốc, Danh cùng trước nói đồng”. Theo trong năm mươi mốt vị của một loại thì mỗi mỗi đều có số lượng của mười phương thế giới. Biển lớn Phật bảo, biển lớn pháp bảo, biển lớn Tăng bảo, biển lớn đối trị biển lớn phiền não, đã chuyển biến đầy đủ. Như kệ viết: “Trong năm mươi mốt một, Mỗi mỗi đều có đủ, Có mười phương cõi lượng, Biển Tam bảo trị chướng”. Như nói năm mươi mốt vị của một loại, thì hết thảy vị khác cũng lại như vậy. Như kệ viết: “Như một khác cũng vậy, Hợp đây nên biết rõ”.
Như vậy là đã nói về môn hiển thị bản thể an lập. Tiếp theo là nói về môn hiển thị thượng mạt chuyển tướng. Tướng ấy là thế nào?
* Kệ viết:
Nay đạo lộ Phật này
Xuất hưng tiểu vô lượng
Biển lớn pháp và hóa
Chuyển thứ hai bậc giác.
Xuất hưng trung vô lượng
Biển lớn pháp và hóa
Chuyển thứ ba bậc giác
Xuất hưng đại vô lượng.
Biển lớn pháp và hóa
Trong các chuyển sau sau
Như thứ lớp không vượt
Dần dần tăng số lượng.
* Luận nói: Dựa nơi một tín gốc, xuất hưng bậc giác ngộ, gồm có số lượng là một thế giới trong mười phương, ở đấy có một Đức Phật đã thành đạo rồi, tức liền xuất hưng tiểu vô lượng có số lượng nhiều như số vi trần của một thế giới trong mười phương là biển lớn của hóa thân tự tại vô ngại, là số lượng biển lớn của tín tâm như thế. Như kệ viết: “Nay đạo lộ Phật này, Xuất hưng tiểu vô lượng, Biển lớn pháp và hóa”. Dựa nơi thân Phật này xuất hưng hóa thân gồm có tiểu vô lượng, số lượng nhiều như số vi trần của thế giới trong mười phương, ở đấy có một Đức Phật đã xuất hưng rồi, tức liền xuất hưng trung vô lượng số lượng nhiều như số vi trần của thế giới trong mười phương, là biển lớn của hóa thân tự tại vô ngại, là số lượng biển lớn của tín địa như thế. Như kệ viết: “Chuyển thứ hai bậc giác, Xuất hưng trung vô lượng, Biển lớn pháp và hóa”. Dựa nơi hóa thân này xuất hưng hóa thân, gồm có trung vô lượng số lượng nhiều như số vi trần của thế giới trong mười phương, ở đấy có một Đức Phật đã xuất hưng rồi, tức liền xuất hưng đại vô lượng số lượng nhiều như số vi trần của thế giới trong mười phương, là biển lớn của hóa thân tự tại vô ngại, là số lượng biển lớn của tín địa như vậy. Như kệ viết: “Chuyển thứ ba bậc giác, Xuất hưng đại vô lượng, Biển lớn pháp và hóa”. Như vậy như vậy tùy tùy như như. Trong các lần chuyển về sau như thứ lớp không vượt chỉ dần dần tăng số lượng. Như kệ viết: “Trong các chuyển sau sau, Như thứ lớp không vượt, Dần dần tăng số lượng”. Nêu ra một lãnh vực này tức nên thông suốt rộng. Trong Khế kinh Bản Phẩm Túc Địa Trí giảng nói như vầy: “Thí dụ về đại địa vi trần là dụ cho biển lớn pháp môn hành hóa vô trụ. Trong lần chuyển thứ nhất là tiểu vô lượng có số phẩm nhiều như vi trần nơi đại phương. Trong lần chuyển thứ hai là trung vô lượng phẩm. Trong lần chuyển thứ ba là đại vô lượng phẩm. Trong lần chyển thứ tư là vô biên vô lượng phẩm. Trong lần chuyển thứ năm là vô số vô lượng phẩm. Trong lần chuyển thứ sáu là vô lượng vô lượng phẩm. Trong lần chuyển thứ bảy là không thể tính về lượng vô lượng phẩm. Trong lần chuyển thứ tám là đầy đủ vô lượng phẩm. Trong lần chuyển thứ chín là không thể nói vô lượng phẩm. Trong lần chuyển thứ mười là không thể nghĩ bàn vô lượng phẩm. Cho đến nói rộng”.
* Thứ 14: Phần Đại Quyết Trạch nhất thiết hư không nhất thiết vi trần số lượng Cao Vương.
Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ của tất cả Sơn Vương, số lượng là cùng cùng với vi trần không thể nghĩ bàn. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về tất cả Cao Vương, số lượng nhiều như số vi trần của hết thảy hư không. Tướng ấy là thế nào?
* Kệ viết:
Trong vi trần hư không
Tức có mười phương lượng
Mười phương trần không lượng
Năm mươi mốt vị gốc.
Trong năm mươi mốt, một
Mỗi mỗi đều có đủ
Lượng như trước đã nói
Biển Tam bảo trị chướng.
* Luận nói: Theo trong phần tất cả Cao Vương, số lượng nhiều như vi trần của hết thảy hư không, tức có năm mươi mốt loại vị căn bản thuộc trần lượng của thế giới trong mười phương theo trần lượng của thế giới trong mười phương. Có năm mươi mốt vị căn bản thuộc trần lượng của mười phương hư không theo trần lượng của thế giới trong mười phương. Như kệ viết: “Trong vi trần hư không, Tức có mười phương lượng, Mười phương trần không lượng, Năm mươi mốt vị gốc”. Theo trong năm mươi mốt vị căn bản của một loại, mỗi mỗi đều đều có trần lượng của mười phương thế giới theo trần lượng của mười phương thế giới. Có trần lượng của mười phương thế giới theo trần lượng của mười phương hư không, thuộc biển lớn của Phật bảo, biển lớn của Pháp bảo, biển lớn của Tăng bảo, biển lớn đối trị, biển lớn của phiền não, đã chuyển biến đầy đủ. Như kệ viết: “Trong năm mươi mốt một, Mỗi mỗi đều có đủ, Lượng như trước đã nói, Biển Tam bảo trị chướng”.
Như vậy là đã nói về môn hiển thị bản thể an lập. Tiếp theo là nói về môn hiển thị thượng mạt chuyển tướng. Tướng ấy là thế nào?
* Kệ viết:
Bậc vương giác gốc này
Số trước gấp mười lớp
Hưng hóa tuyên thuyết pháp
Đại thông sáng mới hiểu.
Trong các chuyển sau sau
Như thứ lớp không vượt
Số lượng dần dần tăng
Chuyển thắng chuyển rộng lớn.
* Luận nói: Nay trong môn này là nêu rõ về nghĩa gì? Là muốn hiển thị, dựa nơi một tín lực căn bản xuất hưng bậc giác ngộ, trong đó thí dụ về một vị Phật, là dụ cho số lượng tăng lên mười lần, xuất hưng biến hóa tuyên thuyết về tín địa. Trong những lần chuyển càng về sau thì số lượng dần dần tăng theo các số trăm ngàn vạn ức cho đến vô lượng vô cùng tận. Như kệ viết: “Bậc vương giác gốc này, Số trước gấp mười lớp, Hưng hóa tuyên thuyết pháp, Đại thông sáng mới hiểu, Trong các chuyển sau sau, Như thứ lớp không vượt, Số lượng dần dần tăng, Chuyển thắng chuyển rộng lớn”. Trong Khế kinh Địa Trí nêu giảng như vầy: “Tự thể của Vương hợp với một Tổng trì hiện bày rộng lớn khắp, tướng chuyển là vô lượng vô biên. Thí dụ về lượng là nói trong lúc chuyển hóa, số lượng dần tăng đầy đủ số lượng huyền bí. Cho đến nói rộng”.
HẾT – QUYỂN 7