LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BẢN
Tác giả: Bồ tát Mã Minh.
Hán dịch: Đời Trần, Đại sư Chân Đế.
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ (2013).

 

QUYỂN 18

* Thứ 35: Phần Đại Quyết Trạch Ma Ha Không Trần Hải Tạng Vương đạo lộ.

Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về Ma Ha Sơn Vương nơi biển biển giải thoát rộng lớn vô tận. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ của Ma Ha Không Trần Hải Tạng Vương. Tướng ấy là thế nào?

* Kệ viết:

Trong đạo lộ Hải Vương

Đầy đủ trăm tự tại

Do nơi nhân duyên này

Kiến lập tên Hải Vương.

* Luận nói: Nay trong kệ này là nêu rõ về nghĩa gì? Là nhằm hiển thị trong Hải Vương tạng không có pháp riêng khác chỉ có tự tại. Có bao nhiêu tự tại? Tức là một trăm loại. Những gì là một trăm loại? Đó là: (1) Thời tự tại. Tức nơi ba mươi hai pháp, cũng một thời chuyển, cũng khác thời chuyển, cũng không chuyển trong lúc chuyển, cũng chuyển trong lúc không chuyển, cũng xa thời chuyển, cũng gần thời chuyển. Cho đến vô lượng. (2) Xứ tự tại, là xứ chuyển như một khác v.v… Cho đến vô lượng. (3) Vật tự tại, là hiện dụng như đồng, dị v.v… Cho đến vô lượng. (4) Châu biến tự tại, là không nơi chốn nào là không thông hợp. Cho đến vô lượng.

1. Đại tiểu tự tại, là rất nặng rất nhỏ v.v… Cho đến vô lượng.

2. Hữu vô tự tại, là cũng hiện bày cũng ẩn giấu. Cho đến vô lượng. (7) Tịch động tự tại, là cũng định cũng tán v.v… Cho đến vô lượng. (8) Thậm thâm tự tại, là những sự việc như không thể nghĩ bàn v.v… Cho đến vô lượng. (9) Bất tự tại tự tại, là do những sự việc như trái ngược v.v… Cho đến vô lượng. (10) Vô ngại tự tại, là do những sự việc như thuận nghịch. Cho đến vô lượng.

Cho đến tự tại tự tại thứ một trăm, là như vô tận tự tại v.v… thảy đều tự tại, cho đến vô lượng. Như ba mươi hai pháp đã nói ở trước, tự tại như vậy là đầy đủ viên mãn, chuyển biến không có thiếu mất. Vì nghĩa này nên lập danh xưng Hải Vương. Nên xét chọn kỹ. Như kệ viết: “Trong đạo lộ Hải Vương, Đầy đủ trăm tự tại, Do nơi nhân duyên này, Kiến lập tên Hải Vương”. Trong Khế kinh Giác Hoa giảng nói như vầy: “Trong môn thứ nhất quảng phân đại hải, nếu nói rộng thì có số lượng tự tại nhiều như số vi trần của một thế giới trong mười phương. Nếu nói tóm lược thì có một trăm pháp tự tại”. Cho đến nói rộng.

* Thứ 36: Phần Đại Quyết Trạch đại bất khả tư nghị trùng trùng bất khả xứng lượng A Thuyết Bản Vương.

Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ của Ma Ha Không Trần Hải Tạng Vương. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về Bản Vương A Thuyết với lớp lớp lớn lao không thể nghĩ bàn không thể nêu xưng. Tướng ấy là thế nào?

* Kệ viết:

Trong Bản Vương A Thuyết

Có mười phương trần lượng

Mười phương không trần lượng

Ba mươi ba biển pháp.

* Luận nói: Nay trong kệ này là nêu rõ về nghĩa gì? Là nhằm hiển thị trong biển A Thuyết có đầy đủ viên mãn số lượng nhiều như vi trần của mười phương thế giới, số lượng vi trần của mười phương thế giới nơi ba mươi ba biển pháp. Số lượng vi trần của mười phương thế giới, số lượng vi trần của mười phương hư không, nơi ba mươi ba biển pháp. Như kệ viết: “Trong Bản Vương A Thuyết, Có mười phương trần lượng, Mười phương không trần lượng, Ba mươi ba biển pháp”.

Trong Khế kinh Bản Vương nói như vầy: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với đại chúng: Ta dùng ba đạt trí, thông suốt tất cả pháp, không có chướng ngại, không có thiếu mất. Nhưng có một biển không thể nghĩ bàn, không thể nghĩ bàn, không thể hiểu rõ cùng tận, đó là biển tạng của Bản Vương Không Trần với tánh đức viên mãn tự tại tự tại vô tận”. Cho đến nói rộng.

HẾT – QUYỂN 18

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20