LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BẢN
Tác giả: Bồ tát Mã Minh.
Hán dịch: Đời Trần, Đại sư Chân Đế.
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ (2013).

 

QUYỂN 17

* Thứ 33: Phần Đại Quyết Trạch giải thoát Sơn Vương đại đạo lộ.

Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về địa địa căn bản của Sơn Vương giải thoát tự tại vô ngại. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ lớn của Sơn Vương giải thoát. Tướng ấy là thế nào?

* Kệ viết:

Trong đạo lộ Sơn Vương

Trước đã nói trong lượng

Tăng không không hữu hữu

Vị vị chuyển thắng sinh.

* Luận nói: Theo trong phần đạo lộ lớn của Sơn Vương giải thoát tức có ba chuyển. Những gì là ba chuyển? Một là không không chuyển, là mười không vô vi, mỗi mỗi đều đều sinh ra mười không. Hai là hữu hữu chuyển, là mười hữu vô vi, mỗi mỗi đều đều sinh ra mười hữu. Ba là vị vị chuyển, là năm mươi mốt phần vị, mỗi mỗi đều đều sinh ra năm mươi phần vị. Đây gọi là ba chuyển. Do chọn lấy tự tướng sinh không phải là tha tướng. Như kệ viết: “Trong đạo lộ Sơn Vương, Trước đã nói trong lượng, Tăng không không hữu hữu, Vị vị chuyển thắng sinh”. Các loại môn còn lại chuyển chuyển tăng số lượng, nên thông đạt rộng.

* Thứ 34: Phần Đại Quyết Trạch quảng đại vô tận giải thoát hải hải Ma Ha Sơn Vương.

Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ lớn của Sơn Vương giải thoát. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về Ma Ha Sơn Vương nơi biển biển giải thoát rộng lớn vô tận. Tướng ấy là thế nào?

* Kệ viết:

Các chuyển trước đã nói Là không có cùng tận.

* Luận nói: Nay trong kệ này là nêu rõ về nghĩa gì? Là nhằm hiển thị không sinh ra từ không, là không có cùng tận. Không sinh ra không khác, là không có cùng tận. Không sinh ra các hữu, là không có cùng tận. Hữu cũng như vậy, là không có cùng tận. Phần vị cũng như vậy, là không có cùng tận. Lớp lớp vô cùng, loạn chuyển vô cùng, không có biên vực, không có trước sau, thăm thẳm sâu xa, hiện bày cùng khắp, chuyển hành rộng lớn. Đây tức là thể tướng dụng tự tại vô ngại của Sơn Vương nơi biển biển giải thoát. Như kệ viết: “Các chuyển trước đã nói, Là không có cùng tận”.

HẾT – QUYỂN 17

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20