LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BẢN
Tác giả: Bồ tát Mã Minh.
Hán dịch: Đời Trần, Đại sư Chân Đế.
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ (2013).

 

QUYỂN 12

* Thứ 23: Phần Đại Quyết Trạch nhất chủng công đức thuần thuần vô tạp đại viên mãn địa đạo lộ.

Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về nguyên chủ Thiên vương là mẹ của Ma Ha cạnh thi phạm nặc. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ của một loại địa đại viên mãn với công đức thuần nhất không xen tạp. Tướng ấy là thế nào?

* Kệ viết:

Trong đạo lộ công đức

Có hai ngàn năm trăm

Năm mươi biển pháp môn

* Nơi năm mươi mốt vị.

Mỗi mỗi đều đều gồm

Đủ năm mươi phần vị

Cũng trong mỗi mỗi vị

Có tánh tướng gốc ngọn.

Một vạn hai trăm số

Trong Khế kinh giảng nói:

Gồm một vạn hai ngàn

Bảy trăm năm mươi số.

Lấy số gốc chung kia

Như pháp nên quán xét

Dùng số lượng như vậy

Làm phần giới đạo lộ.

* Luận nói: Theo trong phần đạo lộ của một loại địa đại viên mãn với công đức thuần nhất không xen tạp, gồm có hai ngàn năm trăm năm mươi biển lớn pháp môn sâu xa cùng cực, rộng lớn mênh mông. Như kệ viết: “Trong đạo lộ công đức, Có hai ngàn năm trăm, Năm mươi biển pháp môn”. Do nghĩa gì mà có số lượng như vậy đã thành, nên có thể nhận biết rõ. Nghĩa là trong năm mươi mốt loại phần vị, mỗi mỗi đều đều có đủ năm mươi. Nghĩa này là thế nào? Đó gọi là năm mươi tâm tín, năm mươi tâm niệm, cho đến năm mươi tâm Như Lai đều sai biệt. Như kệ viết: “Nơi năm mươi mốt vị, Mỗi mỗi đều đều gồm, Đủ năm mươi phần vị”. Cũng nơi mỗi mỗi phần vị, đều đều có đủ bốn pháp của tánh tướng gốc ngọn, cho nên số lượng được thành lập là một vạn hai trăm. Như vậy, bốn sự việc ấy sai biệt như thế nào? Nghĩa là như thứ lớp ấy nói về pháp không thể nghĩ bàn, nói về pháp hiện giác ngộ sáng rõ, nói về nhân của chủ thể sinh trưởng, nói về quả của đối tượng sinh trưởng. Như kệ viết: “Cũng trong mỗi mỗi vị, Có tánh tướng gốc ngọn, Một vạn hai trăm số”. Nếu như vậy thì như văn ở đây nói làm sao thông hợp? Nghĩa là trong Khế kinh Kim Cang Đẳng Địa Nhất Hành Tam Muội nêu giảng như vầy: “Trong môn phép tắc của địa cát tường không tạp không loạn mỗi mỗi đồng đồng không xấu ác không lỗi lầm, gồm có một vạn hai ngàn bảy trăm năm mươi pháp môn”. Trong Khế kinh ấy đã nói như vậy là vì gồm chung cả tổng và biệt. Như kệ viết: “Trong Khế kinh giảng nói, Gồm một vạn hai ngàn, Bảy trăm năm mươi số, Lấy số gốc chung kia, Như pháp nên quán xét”. Nay nơi đạo lộ này lấy đó làm lượng, có pháp môn riêng khác. Như kệ viết: “Dùng số lượng như vậy, Làm phần giới đạo lộ”.

* Thứ 24: Phần Đại Quyết Trạch nhất chủng công đức ma ha bản địa minh bạch ly ác phẩm tạng.

Như vậy là đã nói về Phần Đại Quyết Trạch về đạo lộ của một loại địa đại viên mãn với công đức thuần nhất không xen tạp. Tiếp theo là nói về Phần Đại Quyết Trạch về tạng phẩm của một loại Ma Ha bản địa với công đức sáng rõ, lìa ác. Tướng ấy là thế nào?

* Kệ viết:

Trong tạng phẩm Bản Địa

Có một ức ba vạn

Bảy ngàn năm trăm số

Biển pháp môn rộng lớn.

Trước nói trong các vị

Mỗi mỗi đều đều có

 Thâu năm mươi vị riêng

Pháp môn rộng như thế.

Bốn tánh tướng gốc ngọn

So đây thông đạt rộng.

* Luận nói: Theo trong tạng phẩm của một loại Ma Ha bản địa với công đức sáng rõ lìa ác gồm có một ức ba vạn bảy ngàn năm trăm số biển pháp môn rộng lớn sâu xa cùng cực hiện bày khắp chốn. Như kệ viết: “Trong tạng phẩm Bản Địa, Có một ức ba vạn, Bảy ngàn năm trăm số, Biển pháp môn rộng lớn”. Do nghĩa gì mà số lượng thành như vậy? Như trước đã nói trong tất cả phần vị, mỗi mỗi phần vị đều gồm thâu năm mươi phần vị chuyển có sai biệt, biển pháp môn rộng lớn như vậy. Như kệ viết: “Trước nói trong các vị, Mỗi mỗi đều đều có, Thâu năm mươi vị riêng, Pháp môn rộng như thế”. Trong bốn loại sự việc tánh tướng gốc ngọn, do so sánh phối hợp tương xứng, lại tiếp tục tăng số lượng, chuyển thành rộng lớn hơn nữa. Nên xét chọn kỹ. Như kệ viết: “Bốn tánh tướng gốc ngọn, So đây thông đạt rộng”.

HẾT – QUYỂN 12

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20