BẠT CHIẾT LA THỦ NHÃN

 

Bạt Chiết La Thủ (Tay cầm chày Kim Cương Tam Cổ):

Tay thứ nhất trong tám tay thuộc Kim Cương Bộ của Mật Pháp, là Pháp Điều Phục.

Câu thứ 68 trong Chú Đại Bi là:”Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ” dịch nghĩa là thành tựu sự không thể so sánh tức Bạt Chiết La Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng: Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 36 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn giáng phục tất cả Thiên Ma, Ngoại Đạo thì nên cầu nơi tay Bạt Chiết La”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ năm:

Nếu người nào vì giáng phục tất cả Thiên Ma, Thần thì nên cầu nơi bàn tay cầm Bạt Chiết La (Vajra: chày Tam Cổ)”

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ năm là:

Nếu muốn giáng phục Đại Ma Thần, nên tu pháp Phộc Nhật La (tay Tam Cổ Xử) Tượng KIM CƯƠNG QUÁN TỰ TẠI đó…. xong tay phải cầm chày Tam Cổ đặt ở eo phải. Tay trái nắm quyền đặt ở eo, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là Tay phải ngón cái đè lên đồng với móng ngón út, các ngón còn lại như hình Phộc Nhật La, chuyển bên trái 3 vòng.

Kim Cang Quán Tư Tại Bồ Tát

5) Bạt-Chiết-La Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn hàng phục tất cả thiên-ma và thần, nên cầu nơi Tay cầm cây Bạt-Chiết-La.”

Thần-chú rằng: Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ [68]

𑖓𑖎𑖿𑖨𑖯 𑖧𑗜𑖠𑖯𑖧  𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯:
CAKRĀ  YUDHĀYA  SVĀHĀ

CAKRĀ (Luân, bánh xe) YUDHĀYA (Cây gậy)

CAKRĀ YUDHĀYA: Đạo Thanh Tịnh vô thượng dùng Kim Cang Luân và cây gậy báu hàng phục ma oán.

Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ”: Cũng là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “kim cang luân”. Kim cang luân tức cũng là một thứ kim cang bạt triết la hình tròn. Còn có một ý nghĩa là “hàng phục oán ma”, hay hàng phục tất cả oán ma. Oán là có tâm oán hận. Tại sao họ phải làm ma? Vì trong tâm của họ có khí bất bình, cho rằng việc của Phật làm cũng không đúng, việc Bồ Tát làm cũng không đúng, việc A La Hán làm cũng không đúng, việc của chư Thiên làm cũng không đúng, việc vua Diêm Vương làm cũng không đúng, việc gì chúng cũng đều phản đối, cũng đều oán hận, chúng nhìn tất cả đều không đúng. Cho nên chúng giống như người bệnh cuồng, cũng chẳng màng đến quốc pháp, gia pháp, thế gian pháp, chẳng màng đến bất cứ những gì. Chúng ở thế gian chuyên môn hoành hành, chẳng kiêng nể ai. Ở trong loài người gọi là người điên cuồng, ở trong quỷ thần gọi là ma. Oán ma này có luồng oán khí xung thiên:”Các vị đều khinh tôi, đối với tôi không tốt, cho nên tôi phải đả đảo các ngươi. Phật tôi cũng đả đảo; Bồ Tát tôi cũng đả đảo, La Hán tôi cũng đả đảo, tất cả mọi người tôi đều phải ăn họ”. Có luồng oán khí :”Tất cả quỷ, tôi đều giết chết hết”. Gặp con quỷ nào thì giết con quỷ đó. Cho nên thứ ma này lợi hại như thế.

Pháp này gọi là “Bạt Chiết La Thủ”, Bạt Chiết La Thủ Nhãn dùng kim cang luân này hàng phục được tất cả thiên ma ngoại đạo và lị mị vọng lượng. Bất cứ ma quỷ gì, bạn dùng kim cang luân này tát pháp thì chúng đều lão thực, đều cúi đầu đảnh lễ bạn, nói:” Hay lắm, tôi sẽ giữ gìn quy cụ, tôi không dám phạm quy cụ nữa”, chúng sẽ đầu hàng bạn. Ðây là Bạt Chiết La Thủ, chẳng những hàng phục được mà còn có âm thanh. Ở trong Ðạo giáo thì có “ngũ lôi oanh đỉnh”. Song trong Ðạo lão họ có ‘chưởng tâm lôi’. Nếu chưởng tâm lôi, dùng tay để chưởng thì có thể có tiếng sấm xuất hiện, tiếng sấm này có thể chấn giữ thiên ma ngoại đạo. Thậm chí tiếng lôi này đến thân thể thì bổ nát thân thể ra. Lúc tôi giảng Kinh Lăng Nghiêm, tôi có nói tôi có người bạn có chưởng tâm lôi, chưởng tay này có tiếng sấm. Ðây là pháp thuật ở trong Ðạo giáo. Trong Phật giáo cũng có, tức là Bạt Chiết La Thủ Nhãn này, đây là chưởng tâm lôi của Phật giáo. Bạn tu thành Thủ Nhãn này, tu pháp này thành công thì có tiếng sấm, hàng phục được tất cả oán ma.

A Tất Ðà Dạ” dịch ra nghĩa là “vô tỉ thành tựu”, chẳng gì sánh bằng, công đức thành tựu này quá lớn, cho nên mới hàng phục được tất cả oán ma.

Kệ: 

Sắc thân tam muội hiện tam thiên
Kiến tương văn danh thoát vô gian
Liễu sanh đại pháp đăng bỉ ngạn
Hàm mông nhiếp thụ giác vương tiền

Dịch:

Ứng hóa sắc thân hiện ba ngàn cõi
Ai thấy nghe danh tướng thoát ngục hình
Rõ tận nguồn sinh tức vượt tử sinh
Trước pháp vương chúng sinh đồng tiếp nhận.

Chơn-ngôn rằng:  Án– nể bệ nể bệ, nể bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ.

𑖌𑖼_ 𑖟𑖱𑖢𑖸 𑖟𑖱𑖢𑖸 𑖟𑖱𑖢𑖧, 𑖦𑖮𑖯-𑖫𑖿𑖨𑖱𑖧𑖸_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ DĪPE DĪPE DĪPAYA, MAHĀ-ŚRĪYE_ SVĀHĀ

OṂ (Quy mệnh) DĪPE (đèn đuốc ) DĪPE DĪPAYA ( Đèn Pháp của 3 thuốc soi đuốc 3 loại Ma chướng ) MAHĀ-ŚRĪYE (Đại Cát Tường ) SVĀHĀ (Quyết định thành tựu)

Bạt Chiết La (Vajra) là tiếng Thiên Trúc – Đời Đường dịch là Kim Cương hoặc Tam Cổ xử (chày Tam Cổ). Đấy là chày Kim Cương có 3 móc câu biểu thị cho nghĩa giáng phục 3 loại Ma: Nội Ma, Ngoại Ma, Tâm Ma).

1. NỘI MA: là tội nghiệp của đời trước.

2. NGOẠI MA: là các loài hay gây chướng ngại bên ngoài như Thiên Ma, Quỷ Thần, 36 loài cầm thú.

3. TÂM MA: khi tâm động thì mê ngoại trần nên chẳng giải được Chính Đạo.

Kim Cương Mật Tích Lực Sĩ dùng Bản Nguyện cầm nắm chày Tam Cổ này để phù hộ Chính Pháp của chư Phật ba đời và giáng phục Ma Thần.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản Nguyện Từ Bi xông ướp Tam Muội nên tay cầm Bạt Chiết La giáng phục tất cả Đại Ma Thần.

Khi bị Đại Ma Thần gây nhiễu loạn, hành giả dùng Linh Mộc làm chày, đặt trước Bản Tôn, tụng chú Đại Bi. Sau đó lấy chày này chú 21 biến rồi tác thế phá, nhớ Bản Tôn với Ấn Tướng, dùng nơi đi đến làm giới thì tự nhiên thành tựu.

Kệ tụng:

Pháp lôi cao kình cảnh ngoan minh
Pháp cổ phủ xao chấn quý lung
Pháp vân phổ âm lợi vạn vật
Pháp vũ biến sái nhuận quần sinh.

[Pháp Bạt Chiết La như Sấm Sét thức tỉnh người ngu tối
Pháp Bạt Chiết La như Đánh Trống làm chấn động kẽ điếc mù
Pháp Bạt Chiết La như Mây Che trở che vạn vật được mát mẽ
Pháp Bạt Chiết La như Mưa rưới nước Cam Lồ mang lại sự sống cho quần sanh.]

Bạt-Chiết-La là âm tiếng phạn của chữ VAJRA, dịch là Kim-cang-xử, đây cũng là một loại chày Kim-cang.

Những chân ngôn sau đây, chỗ có vạch ngang dài (–) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có vạch ngang vắn (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một, muốn cầu điều gì, đọc chân ngôn theo điều ấy.

(HT. THÍCH THIỀN TÂM)

Cam-lồ như sương có vị ngọt làm cho THÂN TÂM của chúng sanh được mát mẽ an vui.

Nếu QUÝ-VỊ thường trì BẠT-CHIẾT-LA THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì cũng như SẤM SÉT, như ĐÁNH TRỐNG, như MÂY CHE, như NƯỚC CAM LỒ, để KHAI THI cho chúng sanh NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN. Đặc biệt là chư THẦN và THIÊN MA, vì HỌ thọ ÂN SÂU, cho nên thường theo HỘ VỆ BÊN HÀNH GIẢ tu THỦ NHÃN nầy.

Kệ tụng Việt dịch:

Pháp như sấm dậy tỉnh người ngu
Trống pháp êm tai kẻ điếc, mù
Mây pháp ngang trời che vạn vật
Như mưa rưới đất nhuận quần sinh.

Bạt-Chiết-La Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Năm

Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ [68]
𑖓𑖎𑖿𑖨𑖯 𑖧𑗜𑖠𑖯𑖧
CAKRĀ  YUDHĀYA

Án– nể bệ nể bệ, nể bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ.
𑖌𑖼_ 𑖟𑖱𑖢𑖸 𑖟𑖱𑖢𑖸 𑖟𑖱𑖢𑖧, 𑖦𑖮𑖯-𑖫𑖿𑖨𑖱𑖧𑖸_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ DĪPE DĪPE DĪPAYA, MAHĀ-ŚRĪYE_ SVĀHĀ