THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn

 

CHƯƠNG BỐN
TIẾT 1
TÌNH-TRẠNG
CỦA NGƯỜI XUẤT-GIA

Trong thời-kỳ Mạt-pháp

Như trên (và chung cùng với các phần luận” trước mà bút-giả đã có nói) thì đa phần người xuất-gia” trong thời buổi Mạt-pháp / ĐẤU-TRANH KIÊN-CỐ nầy, tuy là bên ngoài ho cũng:

–  Mang hình-dáng tăng-tướng,

–  Cũng đầu tròn, áo vuông,

–  Cũng ở chùa, miếu, am-tự,

–  Cũng có (ít nhiều) đọc tụng Kinh-điển, hoặc giảng nói Kinh-Pháp v.v…

Nhưng thật ra thì:

Bên trong của họ hoàn-toàn rỗng-tuếch.

Đây có nghĩa là:

– “Giới-luật” HỌ không có, (vì Ho không thọ” hoặc là “có thọ” chẳng chịu giữ GIỚI).

– “Giới-thể” của HỌ không còn (tức là bị mất hết giới-thể”phạm giới).

Nếu HỌ có:

– Giảng kinh, (hoặc) nói pháp chi chi, thì gần như là sai-trái với ý của PHẬT hết (tức là thuyết-pháp”“KHÔNG CÓ PHÁP”, “giảng KINH”“chẳng có KINH” theo như lời dạy dưới đây:

Y Kinh diễn-nghĩa, Tam-thế PHẬT oan,
Ly Kinh nhứt tự, tức đồng ma thuyết.

Nghĩa là:

Kẻ “giảng KINH” hay “nói PHÁP” nào mà cứ:

a/- Y theo ngôn tự” thế-gian mà PHẬT đã dùng để dạy nói trong Kinh diễn ra thành nghĩa” (đen)(đây ý nói là người “giảng kinh” đó chỉ biết “chấp đúng theo Ý của ngôn-ngữ văn-tự” dùng để biên chép Kinh mà giảng-giải ra thành nghĩa) – thì “OAN-UỔNG” cho chư PHẬT (lắm).

Tại sao ?

– Bởi vì trong “Kinh-văn” ấy còn có tàng-ẩn rất nhiều Mật-nghĩa vô-thượng”, nhưng mà bởi vì “kẻ giảng Kinh” ấy không có đủ khả-năng “hiểu thấu” được, cho nên HỌ cứ một chiều chấp theo văn-tự thế-gian” (của người đời dùng để biên-chép) mà giải nói ra thành “nghĩa Kinh” một cách sai trái, khiến cho những người nghe học PHÁP” đời sau hiểu lầm (tưởng là PHẬT thuyết-dạy ra các lời “thông-thường” “ấu-trĩ” như vậy),  vì thế nên khiến cho :

Chư PHẬT bị mang tiếng oan.

b/- Còn nếu như kẻ” nào – (do vì hiểu không thấu được “mật-nghĩa” trong những lời PHÁPPhật dùng để thuyết-dạy) – nên giảng nói Kinh-điển mà bỏ sót mất đi “lời và “ý của Kinh, khiến cho “văn-nghĩa” bị gián-đoạn, “ý Kinh” lu-mờ, thiếu mạch-lạc, làm cho người nghe, học PHÁP bị mê-muội đi, thì :

Những lời “giảng Kinh” ấy trở thành ra là lời nói của MA.

Cũng chính vì khả-năng và trình-độ hiểu biết về Phật-lý của đa phần “người xuất-gia” trong thời buổi “Mạt-pháp” nầy quá yếu-kém như thế, cho nên trong Kinh “MA-HA MA-DA”, PHẬT có lời huyền-ký rằng:

(Nhắc lại  “một lần nữa” cho nhớ)

…“Bắt đầu từ năm thứ 800 – (tức là ngay vào trong thời-kỳ Tượng Pháp” thứ hai) –  sau khi TA (PHẬT) nhập Niết-Bàn rồi, thì:

1/- “Hàng xuất-gia phần nhiều tham trước danh-lợi, giải-đãi (làm biếng), buông-lung tâm-tánh…

Trong trăm, ngàn người tu, chỉ có một ít người đắc-đạo.

2/- 900 năm kế (sau khi Phật nhập Niết-Bàn), trong giới Tăng, Ni, phần nhiều là hạng “nô-tỳ bỏ tục” xuất-gia.

3/- 1000 năm kế tiếp (sau khi Phật nhập Niết-Bàn), các Tỳ-kheo nghe nói phép “Bất tịnh-quán” (Pháp quán thân-thể của mìnhchúng-sanh đều không sạch để phá trừ niệm “ÁI-DỤC” của chúng-sanh), pháp “Sổ tức quán” (Pháp đếm hơi thở để tu-tập theo phép “ĐỊNH-TÂM”), thì buồn chán không thích tu-tập.

Trong trăm ngàn (100.000) người tu, chỉ có một ít người được vào trong chánh-định.

4/- Từ đó về sau, lần-lần hàng Xuất-gia hủy-phá giới-luật, hoặc uống rượu, hoặc sát-sanh,   hoặc  đem  bán  đồ-vật  của   ngôi  Tam-bảo, hoặc làm các hạnh bất-tịnh. Nếu họ có con trai thì cho làm tăng, con gái thì cho làm ni (Để ăn cắp cùng xài phá và mượn danh của Tam-Bảo hầu thủ-lợi).

Chỉ còn có một số ít người biết giữ giới-hạnh, gắng lo duy-trì và hoằng-dương chánh-giáo. 

5/- Khi áo cà-sa của chư tăng, ni biến thành ra sắc trắng (hiện nay đang từ màu nâu đổi dần ra lam và màu trắng) Đó là triệu-chứng (báo trước)

“PHẬT PHÁP SẮP DIỆT”.

*

Lại nữa, trong Kinh “PHÁP DIỆT-TẬN”, Phật cũng có lời huyền-ký rằng:

(Nhắc lại [một lần nữa] cho dễ nhớ)

1/-… “Về sau, khi “pháp” của ta sắp diệt, nơi cõi “ngũ-trược” nầy, tà-đạo nổi lên rất thạnh.

2/- Lúc ấy có những quyến-thuộc  của  ma trá-hình vào làm sa-môn (tức là giả làm người xuất-gia) để phá rối đạo-pháp của TA. Họ mặc y-phục như người thế-gian, ưa-thích áo “Cà-sa ngũ-sắc” (năm màu), ăn thịt, uống rượu, sát-sanh, tham trước mùi-vị, đã không có từ-tâm tương-trợ, lại còn ganh-ghét (và tàn-hại) lẫn nhau.

3/- Bấy giờ có các vị Bồ-Tát, Bích-Chi PHẬT, A-La-Hán vì bản-nguyện hộ-trì Phật-pháp, nên hiện thân ra làm sa-môn, tu-hành tinh-tấn, đạo-hạnh trang-nghiêm, được mọi người kính-trọng.

4/-Các bậc” (chơn Tăng) ấy có đức thuần-hậu, từ-ái, nhẫn-nhục, nhu-hòa, giúp-đỡ kẻ già-yếu, cô-cùng, hằng đem kinh-tượng cúng-dường, khuyên người thọ-trì, đọc tụng, giáo-hóa chúng-sanh một cách bình-đẳng, tu nhiều công-đức, không nệ chi đến việc “tổn mình, lợi người”.

5/- Khi có những vị “sa-môn đạo-đức” như thế, thì các “Tỳ-kheo ma” kia ganh-ghét, phỉ-báng, vu-cáo cho các điều xấu ác, dùng đủ mọi cách lấn-áp, xua-đuổi,  hạ-nhục… khiến  cho  các “Tỳ-kheo chân tu” đó không được ở yên.

(Phụ-chú:

Việc nầy ngày nay đã thấy xảy ra rất nhiều rồi, trong hàng-ngũ PHẬT-TỬ, bất cứ người có được chút ít “đạo-tâm”“KIẾN-thức” nào cũng đều thấy rõ hết cả.

Như ý của đoạn “KỆ” chứng-tín sau đây:

(Xuất TẠNG KINH)

Phật bảo cùng với ngài HỘ-QUỐC BỒ-TÁT rằng:

1/-Đời vị-lai có Tỳ-kheo chúng,
Bất tín, giải-đãi, TÂM ám-độn.
Lòng thường ngã-mạn và sân-hận,
Thấy chư Tỳ-Kheo hành nhẫn-nhục.
Đuổi xua ra khỏi các chùa tháp,
Nếu được lợi-dưỡng lòng hoan-hỉ.
Đều nói ta là người thường trụ.
Luôn tìm mọi cách vạch lỗi người,
Người nào có tội tôi trị phạt.

2/-Những người như vậy xa chánh-pháp,
Ganh-ghét công-đức đọa tam-đồ,
Chán ghét pháp-diệu của chư Phật,
Người này sẽ vào trong lửa lớn(1)
Người này gây ác chẳng thôi dứt,
Quyết sẽ chịu đủ khổ trong khổ.

3/-Quở-trách mắng-nhục chư Tỳ-Kheo,
Bọn ấy bất thiện không tu “sĩ”  (diện)
Gian-ngụy, khi dối, đủ sự ác,
Đời sau ở trong pháp của Phật.
Mà làm hình tướng các Tỳ-Kheo,
Trong lòng tật-đố đầy mạn-phú (2)
Tay chưn nhiễu-động mất oai-nghi (3)
Ca-sa luôn-luôn thòng hai gốc,
Thân mặc pháp-phục thường ở chợ (4)
Đi trong nhà tục hằng say rượu,
Thân mặc pháp-y gần người đời.
Vứt bỏ chánh-pháp khối công-đức,
Ưa làm sứ giả cho người tục.
Chứa nuôi bò, ngựa, dê, heo, gà.
Tôi trai, tớ gái vật bất tịnh.                            

4/-Làm ruộng làm vườn hằng loạn tâm,
Lòng ưa việc ác không hạnh lành.
Cũng chẳng thân-cận thiện tri-thức,
Miệng chẳng lựa chọn lời nói năng.
Trong thân làm đủ các sự ác,
Tham lấy vật Tăng, vật tháp Phật.
Huống là của mình mà chịu thí,

5/- Thấy chư Tỳ-Kheo trì tịnh-giới.
Chê bai chẳng phải thiệt phạm hạnh !!
Chẳng gìn “cấm giới” không “oai đức”.
Thích ở nhà tục xâm vợ người,
Bạch y có vợ còn hổ-thẹn.
Ác Tỳ-Kheo kia tham còn hơn,
Chứa nuôi vợ con cầu chẳng chán.
Cùng các kẻ tục không có khác,
Nếu có đàn việt thỉnh cúng-dường.
Bố-thí áo cơm thuốc men thảy,
Thọ của tín thí không tịnh-niệm,
Chỉ thèm tham-dục xâm vợ người,
Lòng thường mơ-tưởng bên nữ sắc.
Tùy thuận phiền-não không “thánh-hạnh”
Phương-tiện dụ-phỉnh các phụ-nữ,
Giáo-hóa người tục khiến đoạn dục.
Rằng người tham dục đọa ác-đạo,
Đọa vào địa-ngục quỉ súc-sanh.
Nhưng chính thân mình chẳng y-giáo,
Làm sao truyền pháp giáo-hóa người?
Người này ba nghiệp chẳng đúng pháp,
Bao nhiêu quyến-thuộc cũng như vậy.

6/- Ngày đêm họp bàn không thôi nghỉ,
Chỉ luận “ngũ-dục” các thế-sự.
Nhận nuôi môn-đồ chỉ sai-khiến,
Trọn không dạy bảo các “đạo lành”.
Nhận đệ-tử đông tụ bao quanh,
Hiển mình đức lớn cầu danh-lợi.
Ngoài hiện “dị-tướng” dối “từ-bi”,
Nhiếp các đồ chúng vì cầu lợi.
Môn-đồ, quyến-thuộc, nhiều bịnh-hoạn,
Khô gầy, hủi, lác, ghẻ chóc, thảy (5)
Chỉ là tạp loại hạng hạ nhơn,
Trọn chẳng chỉ dạy Phật-pháp lành.
Giới, văn, định-huệ, đều vứt bỏ,
Chẳng làm việc làm của Tỳ-Kheo.
Chẳng đạo, chẳng tục, không tên gọi (6)
Dường như khúc gỗ hư mục rã.
Đối với luật-nghi lòng khinh-rẻ,
Bồ-tát thuyết giới cũng coi khinh.
Tự tại dạo chơi trái lời Phật,
Đường đột như voi say thả lỏng.

7/- Hoặc lúc dối hiện ở núi rừng,
Lòng thường mơ-tưởng việc thành thị.
“Phiền-não ba độc” luôn phát khởi,
Chẳng thể tạm thời lòng tịch-tịnh.
Quên mất lời Phật đã dạy răn,
Cùng “hạnh đầu đà” các công-đức.
Ngã-mạn cống-cao đầy trong thân,
Đọa “ĐẠI A-TỲ NGỤC” đáng sợ.
Ngày đêm hằng luận quốc-gia sự,
Cũng thường luận nói nơi đạo-tặc.
Thân-tâm chuyên lo việc “thân duyên”(7)
Bỏ lìa “thiền-định” và “trí-huệ”.
Dầu cho có ưa tu sự thô, (8)
Lòng lo tự an nên xây-dựng.

8/- Giả-sử xây-dựng Tăng già-lam,
Tham-ưa phòng nhà mày luôn nhíu(9)
Thân, khẩu, ý mình chẳng điều-nhu,
Đồ-chúng học theo cũng giống vậy.
                                       *
9/- Ác Tỳ-Kheo kia dầu tạo tự (chùa),
Chuyên vì thân mình và quyến-thuộc.
Nếu có Tỳ-Kheo thuận tùng họ,
“Ho” liền áp-trí nhiếp-thọ ở. 
Nếu có trì-giới chư Đại-Đức,
Phương-tiện giỏi hay thuyết chánh-pháp.
Tự điều-phục mình điều-phục người, 
“Họ” trọn chẳng nhận Đại-Đức ấy.
Rằng phòng hiện nay tôi đương ở,
Phòng khác của các đệ-tử tôi.
Ngoài ra đã thuộc các đồng học,
Ông đi chỗ khác, đây không chỗ.
Hiện nay chỗ có giường chõng ấy,
Đều đã giao phó thuộc về người.
Không còn dư chỗ để dung ông.
Cũng không áo cơm ông nên đi.
Đồ dùng tạm-thời còn không cho,
Huống nhờ phòng nhà và các vật ?
Chẳng làm tăng thứ pháp như vậy,

10/- “Ác Tỳ-Kheo” ấy như “tục nhơn”,
Chứa nhiều tiền của quyến-thuộc đông,
Hàng đệ-tử Phật sống đúng pháp. 
Họ luôn đuổi xua chẳng cho ở,
Có lúc họ nhớ lời Phật dạy.
Lòng họ bi-thương vào núi rừng,
Than ôi pháp mầu của Phật dạy.
Chẳng lâu sẽ diệt chẳng còn hiện,
Lại có Tỳ-Kheo cầu nhiều lợi.
Thân không pháp hạnh ghét hiền đức,
Dầu có người “trì-giới công-đức”.
Bị họ ghét-khinh không lợi-dưỡng,
Đều tự buồn than bỏ thành-ấp,
Thường ở trong núi vắng, rừng quạnh.

11/- Những kẻ si mạn, cống cao, ác,
Luôn-luôn đấu tranh thô lưỡng thiệt,
Khi dối người đời cầu lợi-dưỡng.
Tự cho cùng Thánh đồng không khác.

12/- Phật-giáo chánh pháp, tạng công-đức,
Đầy-đủ tất-cả công-đức diệu.
Đời sau bị hoại không còn hiện.
Bởi do ngã-mạn không trì-giới,
Như kho báu kia bị người phá,
Như ao hoa sen bị khô cạn,
Như xe báu kia bị gãy hư,
Đời sau Phật-pháp cũng như vậy,
                                       *
13/- Ác Tỳ-Kheo kia khó điều-phục,
Diệt Phật chánh-pháp không còn thừa(10)
Ở trong đời ác thuở vị-lai,
Phá hoại “Phật-pháp” rất đáng sợ.
Những kẻ vui-thích sự ác ấy,
Rời xa Trời Người và hạnh lành,
Từ nơi thân này xả mạng rồi (chết).
Đọa vào địa-ngục, quỷ, súc-sanh,
Ở đó vô-lượng ức ngàn năm.
Chịu đủ tất-cả những khổ-não.
Về sau giả-sử được thân người,
Nhiều khổ uế-ác luôn bất-tịnh,
Hoặc đui, hoặc điếc, hoặc câm-ngọng,
Thân-thể luôn-luôn nhiều bịnh tật,
Nhan-sắc xấu-ác người chẳng ưa,
Thường phải sợ-sệt phục-vụ người,
Khó vừa ý người, khó được thương.
Có lời nói ra không được tin,
Nếu có người ác-hạnh như vậy,
Ở đâu cũng bị quở đuổi xua.
Người ấy mang nhiều những bịnh khổ,
Thường bị gậy gộc đánh xua-đuổi,
Thường bị đói-khát làm khổ thân,
Mọi người ngó thấy đều khinh-rẻ.

14/- Nếu nghe như vậy nhiều khổ-lụy,
Phải bỏ các ác-tâm, điều-phục,
Đối với chúng-sanh làm điều lành,
Chớ để ngày sau phải ăn-năn,
Thấy người mến kính Phật Thế-Tôn,
Thánh chúng trì-giới pháp đầu đà.
Các ông phải siêng cầu hạnh ấy,
Phải xa quyến-thuộc và lợi-dưỡng,
Danh-lợi điên-đảo như huyễn-hoá,
Phải xem hữu-vi như mộng-mơ.

15/- Ân-ái hiệp-hội tất biệt-ly,
Tất-cả hữu-vi chẳng bền lâu,
Chớ bỏ chánh-cần căn-lực thảy(11)
Siêng cầu các môn Ba-la-mật(12)
Trong khi chưa chứng diệu Bồ-đề
Thường phải tu-tập tất-cả “hạnh”…

Bởi vì (như lờiý của đoạn “KỆ HUYỀN-KÝ”) trên vừa mới nói, cho nên:

(Xuất TẠNG-KINH):

6/- Từ đó các “Ác Tỳ-kheo” kia ngày càng thêm lộng-hành, không tu đạo-hạnh, bỏ chùa-chiền điêu-tàn, hư-phế. “Họ” chỉ lo tích-tụ tài-sản, làm các nghề không hợp-pháp để sanh-sống, đốt phá rừng núi, làm tổn-hại chúng-sanh không có chút từ-tâm (nào).

Lúc ấy,

7/- Có nhiều kẻ nô-tỳ hạ-tiện xuất-gia làm Tăng, Ni, họ thiếu đạo-đức, dâm-dật, tham-nhiễm, nam-nữ sống chung lẫn-lộn.

Phật-pháp suy-vi chính là do bọn nầy!

(Phụ-chú:

Lời huyền-ký nầy ngày nay – (trong thời-buổi MẠT-PHÁP / ĐẤU-TRANH KIÊN-CỐ nầy) – chúng-ta đã thấy xảy ra nhiều rồi, chẳng-hạn như:

a/- Về việc tích-tụ tài-sản:

Thì có nhiều vị Tăng (hoặc NI) tích-chứa rất nhiều Tiền-bạc trong Bank, tối-thiểu cũng từ vài trăm ngàn đồng trở lên đến bạc triệu…., mà:

HỌ chẳng hề lo việc in Kinh, viết sách… để hoằng-dương đạo-pháp, hầu báo-đền ơn đức của NHƯ-LAI và (đáp ơn) đàn-na tín-thí… chi cả.

b/- Có một số các “Tự-viện” ở bên Mỹ nầy, Tăng, Ni sống chung nhau lẫn-lộn – (không phân ra khu-vực riêng-biệt chi cả) – trong cùng một ngôi chùa… chẳng những HỌ” cố-tình “phạm luật” không thôi, mà lại còn cãi bướng rằng:

– Đó là việc thường chớ có sao đâu !!!)

Người biết Đạo và các Bậc Xuất-gia TRÌ-LUẬT trông thấy đều rất buồn lòng.

Vì thế cho nên các bậc cao-Tăng thảy đều “tu ẩn” hết, như cố Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM Sơ-tổ LIÊN-TÔNG của PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM (và cũng là bậc khai-sơn Tổ-sư của Hệ-phái “MẬT-TỊNH SONG TU” tại ĐẠO-TRÀNG ĐẠI-NINH, PHƯƠNG-LIÊN TỊNH-XỨ …) là một.

(Xuất TẠNG-KINH):

8/- Lại có những kẻ trốn phép Vua, Quan, lẫn vào trong cửa đạo, rồi sanh tâm biếng-nhác, không học, không tu.

Đến kỳ bố-tác (tức là tụng lại giới “Ba-la-Đề Mộc-Xoa” (trong mỗi nửa tháng để nhắc cho người XUẤT-GIA đừng quên GIỚI-LUẬT hầu khỏi bị “PHẠM GIỚI” thì) Họ chỉ lơ-là, gắng-gượng, không chịu chuyên-chú lắng nghe. Nếu có giảng-thuyết giới-luật, họ lược trước, bỏ sau, không chịu nói ra cho hết !

Nếu  có  đọc  tụng  kinh-văn,  họ  không rành câu chữ, không chịu tìm hỏi (nghĩa-lý) nơi bậc cao-minh, tự-mãn cầu-danh, cho mình là phải.

Tuy thế, bề ngoài họ cũng làm ra vẻ đạo-đức, thường hay nói phô – (làm ra vẻ như Ta đây là một bậc Thầy, đạo cao, đức trọng, xứng-đáng làm thiện tri-thức” của hàng Tứ-chúng!!!) – để hy-vọng được mọi người cúng-dường.

9/- Các “Tỳ-kheo ma” nầy, sau khi chết sẽ bị đọa vào trong đường địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh trải qua nhiều kiếp. Khi đền tội xong, họ sẽ thác-sanh làm người ở nơi biên-địa,(13) chỗ không có ngôi Tam-Bảo…

(Phụ-chú:

a/- Tại-sao các “Ma Tỳ-kheo” ấy lại bỏ bớt đi giới-luật trong những kỳ “bố-tác”?

Vì:

– HỌ “hổ-thẹn” bởi thấy mình phạm quá nhiều GIỚI” của PHẬT chế, nên mới bỏ bớt đi cho đỡ ngượng-ngùng” và cũng để cho hàng đệ-tử của HỌ không biết rằng HỌ đã phạm giới !!!

b/- Còn sở-dĩ HỌ  không  chịu  tìm  học  thêm “Kinh-nghĩa” ở nơi các bậc cao-minh, là bởi vì:

Hoặc là:

Sợ người khác phát-giác ra các sự dốt đạo”giả tu….của HỌ.

Hoặc là:

– “Họ” quá Kiêu-căng, ngạo-mạn, tự cho là mình đã hay giỏi…rồi (đây tức là phạm lỗi Tăng thượng-mạn), nên chẳng thèm nghe học theo ai hết cả.

(dù thật sự là họ” rất “mù-mờ”“dốt-nát” về Kinh-pháp).

*

(Xuất TẠNG KINH):

Trong kinh “ĐẠI-BI”, Phật có bảo cùng với Ngài A-NAN-ĐÀ rằng:

1/- “Nầy A-NAN, khi ta nhập Niết-bàn rồi, trong thời-gian 500 năm rốt sau, nhóm người giữ-giới, y theo chánh-pháp, lần-lần tiêu-giảm.

2/- Các bè-đảng phá giới, làm điều phi-pháp,  ngày  càng  thêm  đông…..Bấy  giờ  có nhiều Tỳ-kheo đắm-mê danh-lợi, không chịu tu thân, tâm, trí-huệ, họ tham trước những y, bát, thức-ăn, sàng-tòa, phòng-xá, thuốc-men, rồi ganh-ghét, tranh-giành, phỉ-báng lẫn nhau.

Thậm-chí,

Đưa nhau ra (kiện thưa) trước quan-ty, lời nói (của người xuất-gia mà) bén như đao, như kiếm” !

(Phụ-chú:

Theo luật của PHẬT đã chế ra thì:

– Bởi vì bậc xuất-gia (là TĂNG, hoặc Ni) nằm trong Tam-Bảo (PHẬT, PHÁP, TĂNG) nên chẳng được – (làm điều gì phạm vào luật nước) – để cho bất cứ người thế-gian nào ngồi trên trước (làm quan Tòa) mà xét-xử, hay phán-quyết rằng mình là người có Tội, hoặc không Tội

– Vì làm như thế là “điếm-nhục” cho Tam-Bảo, Phật-giáo (nói chung) và hàng Sa-môn Thích-TỬ (nói riêng), ắt kẻ đó sẽ mang đại tội:
– “Phỉ-báng Tam-Bảo”.

Ấy thế mà ngày nay thỉnh-thoảng Ta cũng vẫn thấy:

Có nhiều vị Tăng (hoặc Ni) – (Đại Tăng (như Hòa-Thượng), Trung Tăng (như Thượng-Tọa), Hạ Tăng (như Đại-Đức)… thân mang hình-tướng – (và mặc pháp-phục của) – Sa-môn mà phải bị lôi ra trước Tòa-án đời, ngồi dưới ghế “Bị CÁO” mà làm kẻ “tội-nhơn” để cho người Cư-sĩ  (làm quan Tòa) ngồi  trên  trước xét-xử…

Quả thật là việc rất đau-lòng – (và làm điếm-nhục) – cho hàng-ngũ Sa-môn, Đạo-pháp, làm buồn lòng thêm đến cả các  hàng  Thiện-tín hữu-tâm… vậy).

*

Khi xưa, bên Trung-Hoa, vào trong thời-kỳ THÁP-TỰ KIÊN-CỐ (như hiện nay) có một vị cao-tăng tu THIỀN “ngộ-đạo”(chớ chưa “chứng-đạo”, tức là chưa đắc được quả-vị giải-thoát) – là TỈNH-CÔNG, gặp một vị Tôn-túc Trưởng-lão” bảo cùng với Ngài rằng :

(Xuất TẠNG LUẬN):

– “Ngày kia ông ra hoằng-hóa, dưới tòa của ông có đến 1.000 Tăng chúng, song không có kẻ nào là bậc xuất-gia cả”.

(Đây ý nói là trong 1000 vị Tăng đang tu-học đó, chẳng có nhất đến một kẻ nào đáng được gọi là bậc chơn-chánh xuất-gia” hết).

Quả nhiên, sau Ngài TỈNH-CÔNG đáp lại lời yêu-cầu của Ngài TIỀN-CÔNG, về trụ-trì nơi một ngôi chùa to nọ, Tăng-chúng quy-tụ về tu-học có đến số ngàn, song chỉ toàn là những hạng Tụng-kinh, Niệm-Phật… bình-thường để gieo căn lànhtạo phước-báo ở tương-lai mà thôi, chớ không có được nhất một vị nào tham-thiền ngộ-đạo hết cả !!.

(Phụ-chú 1:

Tại-sao trong chùa có đến 1000 Tăng mà vị (Thần Tăng) Trưởng-lão kia lại nói “không có được KẺ nào (đáng gọi) là bậc xuất-gia cả” ?

Bởi  vì bậc “cổ-đức” (tức là chư BỒ-TÁT, TỔ-SƯ) quan-niệm rằng : 

Nghĩa “chân-thật” của chữ “xuất-gia” là phải :

Ra khỏi “nhà tam giới”

(Tức là đắc được thánh-quả, giải-thoát khỏi ba cõi Dục-giới, Sắc giới Vô sắc giới).

 Hoặc ít nữa cũng phải ra khỏi nhà phiền-não” (tức là dứt được các thứ “phiền-não lớn, nhỏ ở trong nội-tâm”).

Chớ không phải là chỉ: 

– Rời khỏi nhà thế-tục, bỏ cha-mẹ, vợ, con….vào chùa cạo đầu, mặc áo cà-sa, học hai khóa tụng Cầu An, Cầu Siêu… để đi cúng đám kiếm tiền (là đủ đâu).

Từ Ngài Tỉnh-Công đến nay, thời-gian chỉ mới có hơn trăm năm thôi, mà tình-trạng người xuất-gia (lúc đó) đã bệ-rạc như thế, vậy thì bây giờ hãy thử hỏi, hiện nay : 

– (Ở bên các xứ văn-minh, quá đầy-đủ, dư thừa vật-chất, hoa-lệ, như Âu-Mỹ… nầy, thì) :

– Người xuất-gia đời nay, còn tệ-hại đến thế nào ?

Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.

(Phụ-chú 2:

Tuy vậy, nhưng cũng không phải là hoàn-toàn chẳng có bậc chân tu đâu,

Nghĩa là :

Bậc chân-thật xuất-gia tu-hành vì mộ-đạo và cầu giải-thoát thì cũng vẫn có, nhưng mà quý Ngài ấy đều :

– Ẩn cư ở nơi núi rừng xa vắng,
– Giữ đời sống đạm-bạc,
– Thoát hẳn ra ngoài vòng danh-lợi thế-gian.

Người đời rất ít ai biết được đến Tông-tích, Tên-tuổi, hoặc Pháp-hiệu… của quý Ngài.)

***

Chú thích:

(1)- Tức là bị đọa vào trong địa-ngục “A-TỲ”.

(2)- MẠN, PHÚ:

a/- MẠN : là kiêu-ngạo, phách-lối (xem lại 7 điều MẠN đã có giải-thích ở trước).

b/- PHÚ : là che dấu tội-lỗi của mình.

(3)- Oai-nghi: là “phong-cách bên ngoài” của người Xuất-Gia.

Có 4 loại “OAI-NGHI” đó là:

ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI.

(4)- Ý nói : Đã mang thân-tướng của Người “Xuất-gia” rồi, mà cứ ham thích đi tới các chỗ đông-đảo, ồn-náo (như chợ búa, restaurant, đám cưới, đám tiệc, ca-hát, cải-lương…) của người đời.

(5)- Tức là “KHÔNG THUỘC VÀO SỐ LOẠI” (hoặc tại-gia, hoặc Xuất-gia) nào hết, – Nghĩa là không có GIỚI, ĐỨC, THẬT HẠNH….chi cả.

(6)- Ý nói là không có “GIỚI-THỂ” và không “VÀO SỐ” nào cả.

(7)- Thân-duyên : lo ăn mặc ngon đẹp, ngủ-nghỉ (giường cao chiếu rộng) cho mập béo.

(8)- Tu “SỰ THÔ” : tức là chỉ chuyên-môn tu theo “Hình-Tướng ở bên ngoài” mà thôi.

(9)- Nghĩ việc xây cất chỗ ở làm sao cho được sang, đẹp….

(10)- Ý nói là:

Chính các “ÁC TỲ-KHEO” là những kẻ tiêu-diệt hoàn-toàn bộ CHÁNH-PHÁP của PHẬT, chớ chẳng phải là ngoại-đạo hay tà-giáo nào khác mà có thể phá-hoại hoặc tiêu-diệt CHÁNH-PHÁP của PHẬT được đâu.

(11)- CHÁNH-CẦN, CĂN-LỰC :

Là: –    Tứ Chánh-Cần, (4 thứ)

– Ngũ-căn (5 thứ)

– Ngũ-lực. (5 thứ)

(là 14 pháp tu trong 37 phẩm TRỢ-ĐẠO)

(12)- Tức là:

BỐ-THÍ, TRÌ-GIỚI, NHẪN-NHỤC, TINH-TẤN, THIỀN-ĐỊNH, TRÍ-HUỆ là 6 môn BA-LA-MẬT của bậc “THẬP-THÁNH ĐẠI BỒ-TÁT” tu-tập và chứng-đắc.

(13)- Như là các thứ sắc dân MỌI, MÊN, MƯỜNG, MÁN….

Hoặc là:

– Những người lạc-hậu ở PHI-CHÂU, Á-CHÂU vv….

 


 

CHƯƠNG BỐN
TIẾT 2
 
NGƯỜI XUẤT-GIA TRONG THỜI “MẠT-PHÁP”
TRÊN PHƯƠNG-DIỆN “GIỚI- LUẬT”

 

(Chương nầy luận về tình-trạng của “NGƯỜI XUẤT-GIA” trong thời Mạt-Pháp đối với “GIỚI-LUẬT” của PHẬT chế).

 *

Như trước đã có nói:

– Trong thời buổi hiện nay, người xuất-gia (Tăng-Ni) thì rất đông, cùng khắp cả các nơi. Phật-giáo thoạt mới trông qua bên ngoài thì có vẻ như rất là thạnh-hành”, và phấn-khởi,

Nhưng mà:

Nếu như dùng cặp mắt “CHÁNH-KIẾN” của người “BIẾT ĐẠO” mà QUÁN-SÁT kỹ thì sẽ thấy rõ được điều (đáng buồn) rằng:

– Chỉ có được phần VỎ “HÀO-NHOÁNG BÊN NGOÀI” thôi.

Chớ thật ra thì :

– Bên trong hoàn-toàn trống rỗng.

(Xem lại các phần “KINH” PHẬT đã “huyền-ký”bút-giả“dẫn-chiếu” ở trước).

Vì sao Tôi lại dám nói lên lời như thế?

Bởi vì trong KINH, PHẬT đã có bảo cùng với NGÀI MA-HA CA-DIẾP rằng:

 

(Xuất TẠNG KINH):

1/- “Nầy ĐẠI CA-DIẾP,

Vào đời vị-lai sau nầy, có nhiều Tỳ-kheo chẳng tùy-thuận Tăng-chúng (1), chẳng biết báo-ân (2), họ thường dùng lời nói khôn-khéo dối gạt mọi người để được cúng-dường.

2/- Họ cũng chẳng giữ-gìn lời nói, chê trách giới “Biệt-giải-thoát” của Như-Lai.(3)

3/- Họ chẳng nhiếp oai-nghi, ưa ở chỗ bất tịnh, rồi vì những người ở chỗ bất tịnh (4) đó mà giảng nói ra những “pháp-môn” (tu-tập).

……………….

4/- Nầy Đại Ca-Diếp,

Đời vị-lai sẽ có các Tỳ-kheo vì:

Già yếu mà trang-nghiêm y-phục.

Dầu “ho” cạo bỏ râu tóc, nhưng mà ho:

– Hủy-hoại oai-nghi,
– Không có oai-quang,
– Xu hướng tà pháp.

(Phụ-chú:

Tức ý là nói :  Có một số các thầy Tỳ-kheo tu lâu năm trong đường ĐẠO – [sống lâu lên lão làng] – nhưng Họ không có được những oai-nghi, đạo-đức của người xuất-gia chi hết – (đây có nghĩa là tất-cả các hành-độngngôn-ngữ của họ đều giống như người thế-tục không khác).       

Họ không có oai-quang” – tức là không có giới-đức”, TRÍ-HUỆ”… cho nên người đời, ma-quỷ, cùng chư Thiên (có TÂM THÔNG) thảy đều khinh-khi, xa-lánh HỌ hết !

Họ xu-hướng theo tà-pháp” – tức là bên ngoài thì Họ:

– Mang chiêu-bài Phật-giáo.

Mà bên trong thì:

– Bán hàng ngoại-đạo.

(Nghĩa là:

Về hình-dáng bên ngoài thì HỌ dối-hiện tướng Tỳ-kheo, nhưng thật ra bên trong thì (HỌ) ròng tu-tập theo Tà pháp – (như luyện Yoga, chuyển luân-xa vv….)

HỌ làm càn-bướng những việc mà giới-luật” không cho phép, như ưa-thích bói toán, bàn xăm, đoán quẻ, viết và bán các thứ lịch sách tướng-số, chiêm-tinh, tử-vi, phong thủy, địa-lý.

Hoặc là:

– Luận bàn những việc quốc-gia chánh-trị, chuyện Vua, Quan v.v…)

5/- Do nơi ý-tội (5) che-chướng cho nên:

a/- Hoặc ho dối-hiện oai-nghi.

(Tức là: Giả bộ làm như Ta đây là một bậc tu-hành đứng-đắn lắm).

b/- Hoặc “dối-hiện tu-trì phạm-hạnh” (tức là giả bộ như Ta đây là bậc “chân tu cao đạo, có đầy-đủ “giới-đức”…).

c/- Hoặc tự xưng là không có ai bằng Ta cả.

“ho” dùng “ba điều trên” để tỏ cho mọi người nghĩ rằng “Họ” đã có “chứng-đắc”. 

Họ sa vào lỗi Tăng Thượng mạn”.

6/- Lúc lâm-chung “ho” nghĩ gẫm lại những lỗi mà “ho” đã phạm, tự biết là minh giãi-đãi, không siêng-năng tu-hành, lòng họ ăn-năn đau-khổ.  Sau khi chết, họ phải bị đọa vào trong địa-ngục.

……………….

7/- Nầy Đại Ca-Diếp

PHẬT không bao giờ cho những kẽ còn :

– Chấp lấy “ngã kiến”
(tức là chấp “Ngã” “Ngã-sở”)

–  “Chúng-sanh kiến” (tức là  còn  đầy-đủ  các  thứ  Tâm trần-lao” (CHÚNG-SANH TƯỚNG) của chúng -sanh)

– “Thọ-mạng-kiến”
(tức là TÂM của “HỌ” còn luôn ham-thích hưởng-thọ các cảnh ngũ-dục, lục trần …)

– “Hữu-tình kiến”.
(tức là có đầy-đủ hết các thứ, loại tà-kiến, ái-kiến …)

Mà được xuất-gia trong chánh-pháp của PHẬT.

PHẬT đã không cho mà vẫn (ngoan) cố xuất-gia, thời kẽ ấy là “gian-tặc”, là kẽ “giặc” ăn nhờ của tín-thí, và “họ” cũng chẳng bao giờ thành được người “Tỳ-kheo” chơn-thật.

(Phụ-chú:

Thế nào mà được gọi là “Ngã” “Ngã sở”:

a/- NGÃ:  Chính là các sự chấp trước” chẳng đúng như thật”, ở nơi:

– Thân tứ đại giả-hợp,  vô-thường,  tạm-bợ,…chấp rằng:

“Đó là TA”

– Rồi vì Thân” đó mà gây-tạo ra đủ các thứ, loại tội-nghiệp.

Lại còn:

Ở nơi các thứ vọng-tưởng” (mơ-ước trần-tục) mà gây-tạo ra những loại hành-nghiệp thế-gian”. 

Mà hễ còn có “Ngã-Tướng” thì đương-nhiên là còn có “Nhơn-Tướng” (tức là hễ “ái thân mình” thì đương-nhiên là phải có “ái thân người”, do vậy cho nên TÂM sanh ra “Niệm tham-đắm”, chạy theo sắc-đẹp, thân-xác của người nam, nữ khác…, như các việc cưới vợ, gả chồng… con cháu, thân-thuộc, v.v…)

 b/- NGÃ SỞ:

Những thứ loại… mà TA nhứt-định cho rằng :

“NÓ” thuộc về Ta, của Ta

Gọi tắt cho dễ hiểu thì :

– Chính do nơi “tham-dục” mà gọi rằng “Ngã sở”,

Nghĩa là:

– Do “DỤC CẢNH”  (của các Trần:  –  Sắc, thanh, hương, vị, xúc) hòa-hiệp ở nơi thân” rồi sanh ra TÂM THAM.

Mà:

 – Nếu như đã có TÂM THAM” (mê, đắm-đuối) thì liền bị Hư-Hoại “giới-tụ”. (Tức là phạm giới, mất giới-thể).

 – Do “đây” (tức là vì bị “Hoại giới”) mà sanh ra tâm chẳng lành” đối với sở-hữu của người khác (tức là muốn chiếm-đoạt vật sở-hữu của người làm của riêng mình)

Rồi lại :

Do nơi giận-hờn mà khinh-khi, hủy-báng lẫn nhau.

– Thâu-đoạt lấy “tài vật” cùng các thứ “ngũ dục” mà làm sở-hữu của mình, rồi ôm-ấp, giữ gìn… mãi không chịu buông-bỏ.

Chính những thứ nầy
(mà) gọi là “NGÃ-SỞ, vậy.

Người có NGÃ SỞ” thì đương-nhiên là:

1/- “Tâm” phải có lưu-chuyển (tức là phóng TÂM” chạy theo dòng “ngũ dục, lục trần”…).

2/- Đã có “LưU-chuyển” thì có “mê-lầm”.

3/- Đã có “Mê-lầm” thì có “phỉ-báng”.

4/- Đã có “Phỉ-báng” thì có “giận-hờn”.

5/- Đã có “Giận-hờn” thì có “giết-hại”.

6/- Đã có “Giết-hại” thì bị sự “HẠI” nầy đốt cháy – tức là  “Thân”,  “Tâm”  đều  bị  lửa phiền-não, giận-hờn” (Tam độc hỏa) phát cháy bùng lên hừng-hực.

7/- Đã bị  “Đốt cháy” thì  bị  “khắp đốt cháy” – (tức là tất-cả nhơn-loại và khắp mọi nơi trên thế-giới đều bị điên-đảo, cuồng-loạn).

Những thứ “LỖI” này đều do lòng “Tham-dục ở nơi sở-hữu” mà sanh ra.

Đây gọi là “NGÃ SỞ” vậy.

*

 Do nơi các Nghĩa vừa mới được LUẬN trên đây, cho nên trong “Kinh” PHẬT có dạy rằng:

– “Nói “NGÃ SỞ” thì chính là đã tự mắng-nhiếc lấy thân mình.

– Người ngu-si vì “chấp NGÔ mà thành ra kẻ “ngu-phu”, cho nên gọi đó là “ngã sở”.

*

Vậy thì:

THẾ NÀO mà được gọi là

“Tỳ-kheo chơn thật”?

– “Tỳ-kheo chơn-thật” chính là các Bậc Tỳ-kheo ở vào trong thời-kỳ “CHÁNH-PHÁP”(Tức là trong giai-đoạn GIẢI-THOÁT KIÊN-CỐ (thời gian 500  năm   sau  khi  PHẬT  Bát  Niết-

Bàn)xem lại các phần luận” (xuất Tạng Kinh) trước cho dễ nhớ).

Bậc “Tỳ-kheo chơn thật” đó, bắt-buộc phải :

(Phần Giới-luật” lược-khái….dưới đây được bút-giả xuất ra từ LUẬT KINH (xuất “Tạng Luật”)

1/-  Thọ-trì đầy-đủ “tịnh-giới” (Thanh-Văn Tỳ-kheo giới) từ lúc ban đầu (tức là từ khi được “Tác thành giới thể” ở nơi 3 giới đàn” (Sa-di, Tỳ-kheo, Bồ-tát) xong rồi, thì bắt-buộc phải NHỚ (thường-xuyên tụng “giới” trong mỗi nửa tháng) và phải luôn-luôn giữ-gìn không được phạm, dù cho đó chỉ là giới “Đột kiết la” nhỏ nhất đi chăng nữa).

2/-  Tâm chẳng cống-cao (tức là phải xa-lìa 7 điều “MẠN”) (6)

3/-  Chẳng tạo nghiệp “Vô-gián” (7).

4/-  Chẳng phạm Tỳ-kheo Ni (tức là không được “hành-dục” với Tỳ-kheo Ni).

5/-  Chẳng gần-gũi nhà người thế-tục (tức là không được tới lui, gần-gủi hay cố-tình kết-giao, (hoặc tìm cách để) làm quen với những người cư-sĩ tại gia”).

6/-  Không được:

– Sát-sanh, Trộm-cắp, Tà-dâm, Vọng-ngữ, Ỷ-ngữ (tức là chẳng được nói lên các lời tự-cao, kiêu-ngạo, phách-lối)

– Không được “lưỡng thiệt” (nói hai chiều), Ác-khẩu (chữi-rủa và mắng-nhiếc người).

Và phải:

– Lìa bỏ “Tham-dục”, “Sân-hận”, “Tà-kiến”.

7/-  Bậc Tỳ-kheo chơn-thật nầy quyết-định :

a/-  Chẳng tự não-hại mình (Tức là không tự phá-hư  giới-thể của mình –  (không  được phạm giới, không phá-giới …).

b/-  Chẳng não-hại người (tức là không được  làm cho người khác sầu-khổ, tức-tối, ưu-não v.v…)

c/- Chẳng chung cùng với các cảnh dục (Tức là xa-lánh hẳn các chỗ phồn-hoa, ăn-chơi, chỗ Nam-nữ hội-hợp, xa-xỉ, đám cưới, hòa-nhạc, xem hát v.v… của người đời).

d/-  Chẳng thọ-dụng (Tức là xa-lìa hẳn các thứ vật-chất xa-hoa, nam-nữ… cám-dỗ…)

e/- Chẳng bài-bạc cũng chẳng xúi bảo người bài-bạc (Tức là chẳng được – (và cũng chẳng “xúi bảo”, “khuyến-khích” người khác đi đến các sòng bạc (casino), đánh bạc…) – dù chỉ là để xem chơi cho biết).

Lại nữa, bậc “chơn-thật Tỳ-kheo”, quyết-định :

8/-  Chẳng gần gũi kẻ “lai căn” (tức là phải xa-lánh các kẻ “lại bóng”, “lại cái” (gay), kẻ có “hai căn cùng một lúc” (tức là trong một thân mà có cả hai phần Nam cănNữ căn…)

9/-  Chẳng nên đến nhà dâm-nữ (Tức là chẳng được đến nơi nhà điếm, lầu xanh… hay gặp-gỡ những người đàn-bà dâm-đãng).

10/- Chẳng nên đến nhà đàn bà góa, nhà gái trinh.

11/- Chẳng nên gần-gũi vợ người.

(Vì đó là phạm tội “TÀ-DÂM”)

12/- Chẳng  được  gần-gũi  các  kẻ  lưới chim, bắt cá.

(Vì đó là “những kẻ có Ác-Tâm”)

13/- Chẳng được gần-gũi các kẻ “săn bắn” và “Chiên Đà-la” (tức là phải hoàn-toàn xa-lánh các người có tâm ưa-thích các “sự sát-hại” và kẻ hung-ác, hạ-tiện).

14/- Chẳng được đấu-tránh (đánh lộn hoặc tranh-cải lẫn nhau dưới mọi hình-thức).

15/- Chẳng được cầm (hoặc) nắm lấy tay của “người uống rượu”.

Bậc “Chơn-thật Tỳ-kheo” quyết-định phải tránh-xa các việc trên đây như tránh chó điên, hoặc tránh kẽ sát nhân… vậy.    

*

Lại nữa, bậc “Chơn thật Tỳ-kheo” có 20 chỗ cần phải xa-lìa, đó là :

(xuất “LUẬT-TẠNG KINH”)

1/-  Phải xa-lìa người Nữ (để khỏi bị người Nữ và sắc đẹp… của “Họ” làm cho sa-ngã).

2/-  Chẳng được cùng với người Nữ đùa-cợt, nói lời thô-tục.

3/-  Chẳng được cùng người Nữ luận-bàn, cãi-cọ.

4/-  Phải cung-kính Tam-Bảo và cha, mẹ.

(Tức là phải tránh sự hủy-báng Tam-Bảo và bất kính Cha,  mẹ).

5/- Chăng được thuyết-pháp cho  nhóm người “Nữ” dưới số 20 (người) – Trừ khi trong nhóm đó có người “Nam”.

6/-  Trọn chẳng đến hội thuyết-pháp của hàng Tỳ-kheo Ni.

7/-  Chẳng viết thư-từ cho người Nữ,

8/- Nếu vì kẻ khác đem thư (gởi) cho người Nữ thì phải trao cho chồng, chớ nên giao riêng cho vợ.

(E bị người chồng hiểu lầm là có tình-ý riêng tư với vợ của Ho).

9/-  Chẳng được nhận sự mời thỉnh riêng (biệt-thỉnh) của hàng thân-tộc bất luận là lúc nào.

(Tức là phải xa-lìa thân-tộc, như cha, mẹ, vợ, con… nếu “Thân-tộc” có mời-thỉnh cũng quyết không nhận…vì e cho “tình-thương đối với thân-tộc” sẽ bị nảy sanh trở lại mà có ngày phải hoàn-tục).

 10/- Chẳng bao giờ có “Dục Tâm” đối với người Nữ, dù chỉ là trong giây phút.

11/- Chẳng nên rời chỗ của mình mà đến nơi khuất vắng để nói chuyện riêng với người Nữ.

12/- Chẳng cùng với Tỳ-kheo Ni đi chung một đường (ngoại trừ tình-cờ gặp nhau khi đi ngược hướng).

13/- Chẳng được nhận lãnh y-phục mà

Tỳ-kheo Ni cúng-dường (e cho tình-cảm cá-nhân đôi bên nảy sanh).  Trừ khi vì tứ-chúng thuyết-pháp mà được cúng thí.

(Phụ-chú :

Lúc được cúng-thí y-phục như vậy, Tỳ-kheo Tăng trước hết nên khởi niệm “mình như mặt đất hứng chịu đồ vật”, rồi sau đó sẽ lãnh-thọ lấy y-phục, lúc nhận Y” đầu phải cúi ngó xuống đất chớ chẳng được trộm nhìn xem mặt mày, hay dung-sắc của người Tỳ-kheo Ni vừa mới cúng thí (y cho mình)…

14/- Nếu  có  nghe  cô  Tỳ-kheo  Ni  nầy khuyên cô Tỳ-kheo Ni kia cúng thí y-phục (thay thế cho tự thân của chính cô NI đó) – (Mà) Tỳ-kheo Ni được “khuyên” ấy đến cúng thí y-phục (cho mình) thì “không được nhận”.

15/- Nếu có Tỳ-kheo Ni (vì lý-do nào đó), mời thỉnh ăn-uống thì không được nhận.

(Phụ-chú:

Dầu có bịnh cũng không được thọ, huống chi là còn mạnh-khỏe hoặc không bịnh).

16/- Nếu có đàn-bà góa mời thỉnh ăn (mà Tăng số không đủ 20 người) thì không được thọ.

17/- Chẳng nên đi vào trong chúng Tỳ-kheo Ni.

18/- Chẳng nên kêu Tỳ-kheo Ni đến.

19/- Nếu có Tỳ-kheo Ni đến kêu thì Tỳ-kheo ấy phải vòng tay (để tỏ ý chào) rồi ngước đầu (ngó lên trời) mà xây-lưng bỏ đi.

20/- Khi thuyết-pháp nếu có Tỳ-kheo Ni đến đảnh-lễ dưới chân, thì chớ nên động chân, hai tay chấp lại, mắt nhìn thẳng vào nơi hai bàn tay của mình.

Trên đây là “20 chỗ” mà bậc “chơn thật Tỳ-kheo” cần phảibiết” “tránh”.

Các “điều” vừa kể trên chỉ là chút ít phần (lược khái) về GIỚI-LUẬT” của người “xuất-gia chơn-chánh” có thọ giới “Thanh-văn cụ-túc” (như các bậc Đại-Đức, Thượng-Tọa, Hòa-Thượng)… cần phải học biếtthực- hành.

Vậy thì bây giờ hãy xin thử hỏi :

– Các hàng “Thanh-văn Tỳ-kheo” trong 4 thời-kỳ Tượng-Pháp, Đa-Văn, Tháp-TựMạt-Pháp (Đấu-tranh kiên-cố) nầy, có giữ đúng (được ít phần lược khái về) giới luật (vừa nêu trên) như thế hay không ?

a/-  Nếu như “CÓ” thì người đó chính là một Bậc “Thượng-nhân” đầy-đủ được các phần giới hương, giới-thể” … (xem lại các phần “luận” trước cho dễ nhớ) rất xứng-đáng cho các hàng Nhơn, Thiên trong 3 cõi cung-kính, cúng-dường, tôn-trọng, tán-thán…

Bởi vì bậc “Thượng-nhƠn” ấy đã :

a/- Đắc được phần Giới-phẩm siêu-việt” (tức là đạt được Giới-phẩm Thanh-Tịnh).

–  “Giới-phẩm siêu-việt” ấy nếu như đã đạt được rồi, ắt quyết-định dần-dần sẽ :

b/- Đắc được “ĐỊNH-PHẨM siêu-việt”.   (Tức là Thành-tựu Định-lực, chứng Tam-muội, đắc thần-thông)

– “Định-phẩm siêu-việt” kia nếu như đã chứng đắc rồi, ắt sẽ dần-dần :

c/- đạt được phần HUỆ-PHẨM Siêu-việt” (Thành-tựu Huệ-lực, đắc Huệ vô-sanh).

(Đây có nghĩa là:

Đắc được Đạo-quả VÔ-SANH (A-LA-HÁN).

Bậc “Thượng-nhơn Tỳ-kheo” nầy khi còn:

“Sống” thì làm bậc “Tông-Tượng” (tức là Tổ-sư) trong chốn Tông-môn.

Khi “TỊCH” (chết) rồi thì lưu lại “Xá-lợi (cho hàng Trời, Người thờ-phụng)

(Phụ-chú:

Tuy vậy,

Nhưng mà ở vào thời buổi hiện nay (cuối thế- kỷ 20 và bước qua thế-kỷ 21 nầy trở riết về sau), quyết-định là :

CHẲNG CÓ ĐƯỢC NHỨT MỘT AI
THÀNH-TỰU ĐẾN MỨC-ĐỘ NẦY CẢ

HỎI:

Nếu như có người (tu-tập nào – (hoặc xuất-gia, hoặc tại gia) – trong thời buổi nầy) nói rằng :

– Tôi có “TU GIỚI”“ĐẮC GIỚI”.

– Tôi có “TU ĐỊNH”“ĐẮC ĐỊNH”.

 – Tôi có “TU HUỆ”“ĐẮC HUỆ”.

 – Tôi đã Tu “ĐẮC TAM-MUỘI”.

(như “NIỆM-PHẬT TAM-MUỘI”…. chẳng hạn)….

Thì:

CÓ THẾ NÀO “TIN NHẬN” ĐƯỢC HAY KHÔNG?

ĐÁP:

PHẢI DÈ-DẶT CHỚ NÊN TIN-NHẬN LIỀN.

Tại sao ?

Bởi vì trong Kinh “LĂNG-NGHIÊM”, PHẬT đã có lời dạy rằng :

“Gần thì THẬP THẾ (mỗi “THẾ” có 100 năm, THẬP THẾ là 1000 năm) xa thì “BÁCH SANH” (mỗi “SANH” có 30 năm, Bách Sanh là 3000 năm – [tức là vẫn còn nằm vào trong “thời buổi” hiện nay) có rất nhiều loại Tà-ma, Ngoại-đạo ám-nhập người Tu, hoặc ẩn-bóng trong CHÁNH-PHÁP.

Thời buổi nầy, nếu như có “ai” tự-xưng là mình đã chứng-ngộ, hoặc bảo mình là PHẬT, TỔ… hiện thân.

Thì:

Các kẻ đó đích thị là hàng MA, NGOẠI”.

(Chẳng hạn như gần đây :

1/- Có một kẻ (nữ nhơn) tự xưng là VÔ THƯỢNG SƯ”, có khả-năng TRUYỀN TÂM-ẤN” !!!

2/- Có kẻ tự xưng mình là BỒ-TÁT, TỔ-SƯ, tu-hành chứng-đắc có khả năng QUÁN-ĐẢNH”.

3/- Có kẻ nói rằng : tuy thân Ta chưa chết, nhưng “răng” (của Ta) đã hóa-thành ra XÁ-LỢI ngũ sắc” rồi, v.v…

Thì các kẻ nầy chính thực là :

–  Hoặc bị “ẤM MA” (8)  ám-nhập,

– Hoặc là NGƯỜI CỦA các loại Tà-giáo, ngoại-đạo trá-hình “ẩn-núp” trong PHẬT-PHÁP (để lợi-dụng vào “oai-đức” của TAM-BẢO mà cầu danh, thủ lợi…)

Chớ còn như nếu người nào mà nhứt-tâm, nhứt-dạ “chơn thật tu-hành”, mỗi khi được hỏi đến sự chứng-đắc” thì quý Ngài đó thảy đều khiêm-nhượng và thành-thật trình-bày rằng :

– (Tôi) vẫn còn CÓ NHIỀU nghiệp-chướng nặng nề.

Hoặc là:

– (TRONG TÂM) vẫn còn có nhiều sự hôn-trầm, tán-loạn.

– “GIỚI-HẠNH” “OAI-NGHI” thảy đều kém-khuyết.

Hay:

– (TÔI VẪN) Chưa được “chứng-đắc” một chút chi cả…

HỎI:

– Làm sao biết được đó là một bậc “tu hành có chứng đắc” ?

ĐÁP:

– Chẳng THỂ nào biết được cả.

Bởi vì “Người tu được chứng-đắc” thì HỌ:

– Chẳng bao giờ khoe-khoang là mình “Tu chứng đắc” chi hết.

Có khi:

Bên ngoài thì xem HỌ rất là tầm-thường (cũng như bao nhiêu người khác vậy, chớ chẳng có hiện ra tướng-trạng gì khác lạ cả).

Nhưng mà:

– Khi quý BẬC ấy TỊCH (chết) rồi thì NGÀI “kín-đáo” lưu lại một vài “kỳ-tích đặc biệt” ĐỂ LÀM TÍN-CHỨNG CHO SỰ THÀNH-TỰU CỦA MÌNH mà thôi.

(Như trường hợp của Ngài VÔ-NHẤT ĐẠI-SƯ THÍCH-THIỀN-TÂM Hòa-Thượng vậy. – (Xem lại quyển VÔ-NHẤT ĐẠI-SƯ THÍCH THIỀN-TÂM”Một Cao-tăng cận đại, về việc:

Ngài (kín đáo) lưu lại một cái RĂNG-CẤM XÁ-LỢI NGŨ-SẮC, mà chính ngay CẢ ĐẾN người “cầm giữ NÓ” trong một thời-gian dài cũng không biết (đó là XÁ-LỢI CỦA MỘT BẬC CHƠN TĂNG) nữa).

b/-  Còn nếu như “KHÔNG” (giữ được các phần Giới-luật” như trên vừa nói) thì các hàng môn-đồ, quyến-thuộc… chớ nên nói rằng:

THẦY, BẠN, HOẶC THÂN-NHÂN… CỦA TA SAU KHI CHẾT VÀ THIÊU-HÓA XÁC-THÂN RỒI, CÓ LƯU LẠI “XÁ-LỢI”!             

Tại sao?

– Vì đấy chỉ làm cho Bậc “Tôn-túc, Trưởng-bối”… của mình (vô-tình) bị liên-can vào trong cái án “TRỘM DANH KHI ĐỜI(hay nói theo lối thế-gian là : – “Mèo khen mèo dài đuôi” – một cách oan-uổng) – (ắt người quá-vãng ấy sẽ càng thêm bị đọa sâu vào trong 3 ác đạo)..

– Việc ấy chỉ là làm “trò cười” thêm cho các bậc “Đại-gia Thức-giả” trong chốn TÔNG-MÔN mà thôi.

***

Chú thích: 

(1)- Chẳng tuỳ thuận Tăng-chúng : là chẳng chịu nghe theo lời “khuyên-dạy” chánh-đáng của các bậc Trưởng-lão tôn-túc và các bạn đồng tu khác có giới-đức.

(2)- Chẳng biết báo ân : là khi phụ “ơn giáo-hóa” của các bậc Thầy TỔ và những thứ loại, “ơn ngoại-hộ” của “Đàn-na tín-thí” v.v…

(3)- Chê trách giới “Biệt giải-thoát” : là HỌ (các giả Tỳ-kheo) xem thường “giới-luật” (trong bộ “Ba-la-đề Mộc-xoa” giới-bổn) của PHẬT đã chế, cho rằng “luật pháp” đó là lỗi-thời, cần phải sửa-đổi lại cho thích-hợp với hoàn-cảnh hiện-tại (đây tức là “hủy-phá giới-luật” của PHẬT, hoặc là “HỌ” tự chế ra các thứ “giới-luật” của riêng mình để dạy bảo cho đệ-tử – tức là cả THẦY  và TRÒ đồng nhau Phạm hủy-phá GIỚI- luật).

(4)- Ưa ở chỗ bất tịnh : là thích ở nơi chợ búa, chỗ đông-đảo, ồn-ào, náo-nhiệt, ở chung-đụng hoặc ưa thích tiếp-xúc với các hàng tại-gia Nam, Nữ Phật-tử tại-gia giàu-sang, chức-vị.

(5)- Ý-tội : là trong “ý” đầy-dẫy hoặc vẫn còn “lừng-lẫy” 3 thứ độc Tham, Sân, Si.

(6)- 7 điều MẠN : là 7 điều kiêu-ngạo, cống-cao, tự khoe-khoang và phô-trương tài-đức v.v… của các hàng phàm-phu bạt-địa sanh-tử chúng-sanh, đó là :

a/- MẠN : (kiêu-ngạo thông-thường)  là:

– Đối với người có sự hiểu biết thua mình, thì mình chấp rằng mình hơn.

– Đối với người có sự hiểu biết… bằng mình, thì mình chấp rằng mình bằng.

b/- QÚA-MẠN : (kiêu-ngạo một cách thái quá -(quá đáng)  là :

– Đối với người có sở học, sở kiến bằng mình, thì mình chấp mình hơn.

– Đối với người có sở học, sở kiến hơn mình thì mình chấp mình bằng !

c/- MẠN QUÁ-MẠN : (kiêu-ngạo để tranh lấy phần hơn một cách thái-quá và lố-bịch).

Chẳng hạn như:

– Sở kiến, sở học, của người ta vốn hơn hẳn mình.

Mà:

– Mình cứ khăng-khăng và quả-quyết là mình hơn!

d/- NGÃ-MẠN : – Tự-thị tài, sức… của riêng mình (sẵn có) mà lấn-ép và khinh-khi người khác.

e/- TĂNG THƯỢNG-MẠN : Phàm-phu mà cứ tự xưng là BỒ-TÁT, A-LA-HÁN, hoặc PHẬT, (như VÔ-THƯỢNG SƯ)…chưa chứng-đắc mà nói rằng đã chứng-đắc, giả tu mà nói là chân tu

f/- TY LIỆT-MẠN : Tài hèn, sức mọn, mà cứ mang ra khoe ùm lên.

Như là:

– Có được chút ít tài-năng (chưa chắc chi đã là hay, là đúng) mà cứ đi khoe-khoang cùng khắp mọi nơi, nói rằng mình có nhiều tài đức lắm…, không ai bằng cả !

g/- TÀ-MẠN : – Là không có thực đức, thực tài, thực chứng v.v… mà dối xưng rằng mình là kẻ có Đại-đức, đại tài, đại chứng.

– Kiêu-ngạo khoe-khoang, thậm-chí đến khinh-thường cả Trời, Phật, Thần-thánh, cùng xem rẻ kinh-điển của Phật thuyết dạy không thèm đọc, tụng, học v.v… (đây cũng là một tội “Phỉ-báng Tam-Bảo” khác nữa).

(7)- Vô-gián nghiệp : Chính là 5 tội nghịch, đó là:

– Giết cha,

– Giết mẹ,

– Làm thân PHẬT ra máu (đời nay tương-đồng với tội đập hư, bể PHẬT tượng),

– Giết hại bậc A-la-Hán (hoặc Hòa-Thượng A-Xà-Lê) (tức là Thầy “dạy đạo” hoặc vị Thầy “ban giới” cho mình).

– Phá-hoại hòa-hợp Tăng (hoặc phạm Tỳ-kheo Ni (hiếp-dâm).

Phạm nhằm 1 trong 5 tội nầy thì bị đọa vào trong Địa-ngục vô-gián (Tức là ngục A-tỳ).

(8)- ức là “NGŨ-ẤM MA”, gồm có:

Sắc ma, Thọ ma, Tưởng ma, Hành ma, và Thức ma.

 


 

CHƯƠNG BỐN
TIẾT 3

ẢNH-HƯỞNG ĐẾN
NGƯỜI TU-NIỆM TẠI-GIA
(Cư-sĩ Phật-tử)

Còn dưới đây là nói đến hàng-ngũPhật-tử tại gia” (tu) học theo PHẬT-(PHÁP) trong thời buổi “ĐẤU-TRANH KIẾN-CỐ” nầy.

Như thế-nào?

Trong các phần LUẬN-GIẢNG trước, Bút-giả đã có nói rằng:

– Thời Mạt-Pháp” (nhất là trong giai-đoạn Đấu-Tranh Kiên-Cố như hiện nay) thì:

– “Đạo đức suy đồi, Người ác nhiều như cát biển”…

Còn:

– “Kẻ CHƠN-THẬT tu-hành CÙNG VỚI người hiền đức, thì chẳng có được bao nhiêu” !!

Thế cho nên:

– Trong thời buổi “Mạt-Pháp” nầy, đa phần các hàng Phật-tử tại-gia đều bị các cảnh ngũ-dục, lục-trần… – (tức là vật-chất, xa-hoa) – kéo lôi, sai-sử… hết cả.

Vả lại, người đời ngày nay thì bởi vì:

Tâm nặng-nề về “Ngã chấp”, cho nên “Tự-ái” quá nhiều!

Vì thế mà ngoài đời thường hay xảy ra lắm cảnh tranh-đấu, lường-gạt, xâm-đoạt và giết-hại lẫn nhau, còn trong đường đạo (ý nói là hàng ngũ xuất-gia) thì cũng tương-tợ như – (các kẻ ở ngoài đời) vậy.

Nghĩa là:

Cũng có lắm kẻ ganh-đua trên đường danh, nẻo lợi.

(Chớ ít thấy có bậc “XUẤT-GIA” nào tranh-đua

(nhau) trên con đường đạo-đức và chân-thật Tu-hành lắm).

Giai-đoạn này, hàng đệ-tử của PHẬT (xuất-gia lẫn tại-gia) tuy là đông nhiều, song đối với Tam-Tạng Kinh-điển của PHẬT để lại, ít có người nào được “thâm-nhập vào” và “tin-hiểu sâu-chắc” hết.

Số Phật-tử” thoạt trông qua thì rất đông, nhiều, xem có vẻ rần-rộ, song hầu hết đều:

– Không rành giáo-lý.
– Chẳng thiết-thật tu-hành để cầu
được giải-thoát chi cả.

“HỌ”:

– Chỉ lo tu “PHƯỚC” để nhờ cậy nơi kiếp xa sau thôi.

(Phụ-chú:

Cho nên trong “Đạo” có lời nói rằng:

Bây giờ bổn đạo tuy đông,
Ngày sau chở một xuồng dông không đầy!

Chính là nói về tình-trạng (chung) của “NGƯỜI TU-HÀNH” trong giai-đoạn “Đấu tranh kiên-cố” của thời MẠT-PHÁP hiện nay và trở riết về sau vậy.)

Vả lại, giáo-môn tu-tập của PHẬT(vì ứng-hiện theo từng căn-cơ sai khác của chủng-loại chúng-sanh)để lại quá nhiều, giảng-sư lại cũng quá đông, mỗi Vị đều chỉ-dẫn, giảng-dạy theo một cách (!) cho nên “TÂM” của hàng Phật-tử (tại-gia lẫn xuất-gia kém hiểu-biết về giáo-lý) đều phân-vân, bất nhất, chẳng biết phải nên hành-trì theo lời chỉ-dẫn của bậc “THẦY” nào và áp-dụng phương-pháp tu-tập nào để được phần bảo-đảm” về sau ? …

Hiện nay, như trước đã nói – (Vì là ở vào thời-kỳ Mạt-Pháp) – Căn-cơ của chúng-sanh chúng-ta (nói chung)Phật-tử (nói riêng) thảy đều ở vào trong hàng “hạ-căn” hết cả, cho nên nếu như tu-tập theo các “giáo-môn” cao khác…..như THIỀN-ĐỊNH… thì rất khó được đắc-thành kết-quả…

Chính vì như thế cho nên Đức Bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI THẾ-TÔN mới “khai bày phương-tiện khéo”, thuyết-dạy ra pháp-môn “Tịnh-Độ”, chỉ rõ cõi “Cực-Lạc” thù-thắng vi-diệu ở phương Tây…, để tiếp-độ các hàng Tứ-chúng lần cuối cùng,  trong thời-buổi 500 năm tối-hậu nầy, về nơi giải-thoát.

Tôn-chỉ của “giáo-môn” nầy là dùng hai phần căn-bản:

–  “TÍN và “NGUYỆN

Để mà:

CHẤP-TRÌ DANH-HIỆU” ĐỨC A-DI-ĐÀ NHƯ-LAI, VỊ GIÁO-CHỦ CỦA THẾ-GIỚI CỰC-LẠC Ở PHƯƠNG-TÂY (Thế-giới TA-BÀ nầy).

(Đây tức là phần “HẠNH”, một trong 3 “TÔN-CHỈ CHÁNH-YẾU” của PHÁP-MÔN TỊNH-ĐỘ là:

– “TÍN”, “NGUYỆN”,“HẠNH”vậy).

Bởi vì:

– Đức NHƯ-LAI (PHẬT A-DI-ĐÀ) ấy, khi còn đang trong thời-kỳ tu NHƠN” (tức là còn hành “BỒ-TÁT HẠNH”), NGÀI đã có phát ra 48 Đại-Nguyện Tiếp-độ (chúng-sanh) không thể nghĩ-bàn, Đại-Nguyện nào cũng kết-thúc bằng lời quyết-định rằng:

– “NẾU CHẲNG ĐƯỢC NHƯ THẾ, TÔI THỀ KHÔNG LẤY NGÔI CHÁNH-GIÁC”.

Trong “48 lời Đại-Nguyện” ấy có một số các Đại-nguyện thù-thắng sau đây (được chư TỔ-SƯ lấy đó để làm “căn-bản” cho Tông-môn TỊNH-ĐỘ) :

Điều nguyện thứ 2:

– Giả-sử khi Tôi thành PHẬT, hàng Thiên, Nhơn nước Tôi sau khi mạng-chung, (nếu như) còn (bị đọa) trở lại ba ác đạo, thì Tôi thề chẳng lấy ngôi chánh-giác.

Điều nguyện thứ 3:

– Giả-sử khi Tôi thành PHẬT, hàng Thiên, Nhơn nước Tôi nếu chẳng đều được thân màu vàng ròng, thì Tôi thề chẳng lấy ngôi chánh-giác.

Điều nguyện thứ 4:

– Giả-sử khi Tôi thành PHẬT, hàng Thiên nhơn nước Tôi nếu sắc-thân chẳng đồng, mà lại có kẻ xấu người đẹp, thì Tôi thề chẳng lấy ngôi chánh-giác.

Điều nguyện thứ 18:

– Giả-sử khi Tôi thành PHẬT, chúng-sanh ở mười phương chí-tâm tin ưa muốn sanh về cõi nước Tôi (chuyên-cần xưng-niệm danh-hiệu Tôi) – nhẫn đến “mười niệm”, nếu như không được vãng-sanh, thì Tôi thề chẳng lấy ngôi chánh-giác.

Điều nguyện thứ 19:

– Giả-sử khi Tôi thành PHẬT, chúng-sanh ở khắp mười phương phát “Bồ-đề tâm”, tu các công-đức, chí-tâm phát-nguyện muốn được sanh về cõi nước Tôi. Lúc HỌ mạng chung, Tôi Đại (Thánh) chúng sẽ vây quanh hiện ra trước mặt họ (để tiếp-dẫn). Nếu không như vậy, thì Tôi thề chẳng lấy ngôi chánh-giác.

Điều nguyện thứ 20:

– Giả-sử khi Tôi thành PHẬT, chúng-sanh ở khắp mười-phương nghe danh-hiệu của Tôi, chuyên lòng nhớ-tưởng đến cõi nước Tôi, trồng những cội công-đức, chí-tâm hồi-hướng muốn vãng-sanh về nước Tôi mà chẳng được toại-nguyện, thì Tôi thề chẳng lấy ngôi chánh-giác.

Điều nguyện thứ 21:

–  Giả-sử khi Tôi thành PHẬT, hàng Thiên-nhơn (trong) cõi nước Tôi nếu chẳng đều đầy-đủ được ba mươi hai tướng đại-nhơn, thì Tôi thề chẳng lấy ngôi chánh-giác.

(Phụ-chú:

Pháp-môn Tịnh-Độ nầy được tuyên-bày trong các kinh-bổn dạy về Tịnh-Độ như là:

– Đại Bổn A-DI-ĐÀ Kinh. (Tức là quyển “VÔ-LƯỢNG THỌ” kinh)

– “PHẬT THUYẾT A-DI-ĐÀ Kinh”. (Tức là quyển “TIỂU BỔN A-DI-ĐÀ” kinh)

– “QUÁN VÔ-LƯỢNG THỌ” Kinh.

(Tức là quyển “THẬP LỤC QUÁN” Kinh)

– “NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT” Kinh.

Ngoài ra, PHẬT cũng còn có ít nhiều thuyết-dạy đến Pháp-môn TỊNH-ĐỘ nầy trong một số “KINH BỔN” Đại-Thừa khác nữa…).

Và cũng:

Chính vì thuận-hành theo lời PHẬT dạy (nơi các quyển kinh TỊNH-ĐỘ nêu trên) và phối-hợp cùng với các “nguyện-lực thù-thắng” của đức A-DI-ĐÀ Như-Lai, cho nên vào đời nhà ĐÔNG-TẤN, đức HUỆ-VIỄN Đại-Sư (là một vị Đại Bồ-Tát ứng-thân) mới bắt đầu thành-lập và hoằng-truyền ra “pháp-môn TỊNH-ĐỘ” nơi núi LÔ-SƠN…

Pháp-môn nầy theo thời-gian và ứng-hạp với nhân-duyên, thời-tiết, thêm nữa lại còn phối-hợp được cùng với trình-độcăn-cơ của chúng-sanh trong thời Mạt-pháp” nầy, nên dần-dần phổ-cập  vào  đại  đa-số  Quần-chúng  (nói chung) và giới Phật-tử (nói riêng).

Từ đó về sau, trải qua các triều-đại Vua-Chúa kế-tiếp, với “bi-nguyện độ-sanh”, cho nên chư Đại thánh-nhơn (như A-LA-HÁN, DUYÊN-GIÁC, BỒ-TÁT….) tùy theo cơ-duyên cùng thời-tiết thích-hợp mà ứng-hóa ra nơi nhơn thế, thành các vị Tổ-sư, hoằng-dương pháp-môn Tịnh-Độ, khiến cho “TÔNG-PHÁI” nầy mỗi  ngày càng thêm cực thịnh.

(Xem lại các quyển:

– NIỆM PHẬT THẬP-YẾU.
(Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM biên-soạn)

– LIÊN TÔNG THẬP TAM TỔ.

(Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM soạn-dịch)        

(Do Tôi chú-giải – Bổn Tự PHÁP-HOA xuất- bản).

– MẤY ĐIỆU SEN THANH.
(Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM soạn-dịch)

– ĐƯỜNG VỀ CỰC-LẠC,
(Hòa-Thượng THÍCH TRÍ-TỊNH-soạn-dịch)

– TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA.

(Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM biên-soạn)
(Do Tôi chú-giải – Bổn-tự
PHÁP-HOA xuất-bản).

Ắt sẽ hiểu rõ hơn về tôn-chỉ đặc-thù của PHÁP-MÔN nầy).

– NIỆM-PHẬT BA-LA-MẬT KINH.

(Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM soạn-dịch).

(Do Tôi chú-giải, Bổn-tự PHÁP-HOA xuất-bản).