THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn

 

CHƯƠNG SÁU
NIỆM PHẬT ĐỐI VỚI
VẤN-ĐỀ “XÁ-LỢI”…

TIẾT 1
“SỰ” NIỆM PHẬT CỦA
NGƯỜI TU-HỌC THỜI NAY

A/- Đối với người xuất-gia:

(Chương mục nầy sẽ luận về việc:

Niệm-Phật có thể nào kết-thành ra XÁ-LỢI”(qua phong-trào “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” đang gây xôn-xao trong dư-luận Phật-tử từ bấy lâu nay).

hỏi:

Có phải tất-cả những người NIỆM-PHẬT nào khi lâm-chung có “triệu-chứng VÃNG-SANH” cũng đều lưu lại “XÁ-LỢI” hết chăng?

ĐÁP:

Như trước đã có nói sơ qua rằng:

– Tôn-chỉ của pháp-môn Niệm-Phật la

“Đới Nghiệp vãng-sanh”.

Chớ không phải:

NIỆM PHẬT ĐỂ CẦU CHO CÓ ĐƯỢC XÁ-LỢI.

Cho nên Ta có thể nói lên lời quả-quyết rằng:

Chẳng phải tất-cả các người Niệm-Phật nào khi lâm-chung cũng đều có lưu lại “XÁ-LỢI” hết đâu.

(Ngoại trừ người Niệm-Phật ấy là bậc Bồ-Tát, hay Phật, dùng môn “Thiện quyền phương-tiện” ứng-hóa trở lại để làm một bậc Tổ-sư trong tông-môn Tịnh-Độ, khi lâm-chung (cảm-ứng) được PHẬT A-DI-ĐÀ và chư Thánh-chúng quang-lâm đến tiếp-dẫn vãng-sanh, thì khi trà-tỳ mới có lưu lại Xá-lợi để làm chứng-tín cho PHÁP-MÔN, hầu quyết-nghi cho người Tu Tịnh-Độ về sau, nhơn theo đó mà “noi gương bắt chước”).

Tại sao?

(y theo như lời PHẬT “huyền-ký” đã có lược qua ở trước thì) tất-cả những người tu-hành – (nơi các giáo-môn khác, như Thiền, Giáo, Luật, Mật)…, hoặc ngay chính cả đến các người tu theo pháp-môn NIỆM-PHẬT)(tức là Tu Tịnh-Độ) – trong đời MẠT-PHÁP hiện nay (dù là xuất-gia hay tại-gia chi cũng vậy), tuy là:

– Bên ngoài Họ cũng hiện ra hình tướng người tu, mặc áo đạo… miệng Niệm-Phật, thân lễ-bái,… hoặc ở chùa-chiền, am-tự, hay tại gia… nhưng mà:

1/- Thân, tâm của Họ hằng luôn bị các “cảnh duyên” (duyên đời) chung-quanh lôi kéo, ràng-buộc… chẳng hạn như là:

Đối với:

A/- Người xuất-gia:

Thì bị bận-rộn về các việc cúng-kiến, tụng-niệm (như cầu-an, cầu siêu, v.v…), hoặc là ở trong “TÂM” của “HỌ” hằng luôn lo-lắng nghĩ cách vận-động tiền-bạc để có đủ tiền cất chùa to, lập miễu lớn, tổ-chức đi hành-hương, v.v…

Hay là:

a/- Lo nghĩ đến các việc chạy bạc, vay tiền… theo phương-cách của người ngoài thế-tục (như tổ-chức xổ-số, đại nhạc hội, hát cải-lương, ca vũ, nhạc kịch, v.v… với chiêu-bài”để có tiền làm việc Phật-sự ?!)

b/- Nay đi chỗ nầy, mai đến nơi nọ… để “tác Như-lai sứ, hành Như-Lai sự” (nhưng thật ra thì các việc mà Ho đã hoặc đang làm đó, đa phần đều chỉ là Ma-sự” mà thôi, chớ chẳng được gọi là “PHẬT SỰ” chi hết) theo như lời dạy răn của Ngài ĐẠO-AN là một bậc Tổ-sư, đã từng có lời rầy trách sau đây:

… “Ngồi chưa ấm chiếu,
Chạy khắp Tây-Đông.
Thân như sai-dịch,
Danh-lợi mê lòng.
Đức-hạnh ngày tổn,
Tiếng xấu càng sinh.
Thầy bạn hỗ-thẹn,
Người tục cười khinh.
Tu-hành như thế,
Luống thêm nhục mình”…

2/- Tích-trữ tiền-bạc cho  nhiều  để  thụ-hưởng  lợi-lạc (cho cá-nhân, hoặc gia-đình, thân-thuộc…).

(Phụ-chú:

Có nhiều “Thầy” (đại-khái như có một số Thầy quyên góp tiền Phật-tử, nói là để cất chùa,...cứu-trợ bảo-lụt vv….Phật-tử (tưởng Thầy có lòng Từ-Bi) tin thật, quyên góp tiền cho “Thầy” nhiều đến hơn mấy triệu đồng, nhưng chờ mãi mà chùa vẫn không có.

Hỏi thì “Thầy” nói:

“Tiền chưa đủ, cần phải chờ đợi thêm một thời-gian nữa, khi nào đủ rồi thì “Thầy” sẽ cất…”

Đến chừng vở lẽ ra thì “Thầy” đã dùng số tiền ấy vào các việc như sau :

1/- “Thầy” đem một số tiền ấy về Việt-Nam cất nhà mới cho vợ con của “Thầy” (vì “Thầy” đã có gia-đình trước khi xuất-gia ở bên Mỹ).

2/- Số tiền còn lại thì “Thầy” đem cho một Phật-tử có business vay, mỗi tháng “Thầy” cũng “kiếm lời” được mấy ngàn đồng !!!…)

Còn đất “THẦY” mua để cất Chùa thì “THẦY”:

Bán lại cho người khác, kiếm lời cũng Bộn !!!

3/- Làm những việc tà-mỵ, – (đôi khi trái-quấy với lương-tâm và đạo-đức) – dối-phỉnh Mình, Người, Trời, Phật, Thánh, Thần…

Do-đó mà:

4/- “Giới-hạnh”  ngày  càng  thêm  “kém-khuyết”, vì Thân, Tâm đều luôn say-đắm và chạy theo các cảnh “ngũ-dục, lục trần” bên ngoài, (rốt lại rồi bị ) dắt lôi, sai-sử – (nhất là (đa số) các Vị hiện đang tu-hành và sinh-sống tại những thành-phố to lớn, đông-đảo Phật-tử, đầy-đủ tiện-nghi về vật-chất ở nơi các xứ Văn-minh bên ÂU-MỸ nầy).

Ở vào trong thời buổi Mạt-pháp và giai-đoạn “Đấu-tranh Kiên-cố” hiện nay, thì có rất nhiều những hạng tà Tăng, tà Ni” dối xưng xuất-gia… như thế, đầy-dẫy khắp mọi nơi, HỌ đua nhau lừa-gạt các hàng Thiện-Tín bằng đủ mọi “thủ-đoạn” bất chánh, hoàn-toàn sai trái với giới-luật và lời PHẬT dạy… mục-đích chỉ thuần để “cầu-danh, thủ-lợi vinh-thân cho cá-nhân mà thôi, chớ chẳng có chút lòng quan-hoài nào đến đạo-pháp, hoặc là lo chân-thật tu-hành để cầu được vãng-sanh, giải-thoát ngay trong hiện đời chi hết !!

Xin được trích-dẫn ra đây một đoạn Kinh để làm chứng-tín:

(Xuất TẠNG KINH):

– “PHẬT dạy,

/- Nầy Đại Ca-Diếp,

Có một hạng người mà  Đại-chúng  chưa từng quen biết…

(Tức là:

Hạng loại giả tu, hoặc người lạ mặt… không một ai biết rõ xuất-xứ từ đâu đến…, HỌ” tự cạo đầu, mua “áo đạo” mặc  vào, đoạn mướn một căn nhà, rồi sửa-sang sơ-sơ lại, xong thỉnh (một) tượng Phật – (lớn nhỏ gì cũng được) – về an-vị, gọi đó là chùa”, và tự xưng mình là :

 Đại-đức, Thượng-tọa, Hòa-thượng…, để lừa-gạt đức TIN của người Thiện-tín mộ-đạo…, trong cửa Đạo gọi các hạng loại nầy là:

THỐC CƯ-SĨ (tức là “cư-sĩ trọc đầu”).

2/- Vì sự sanh-sống mà nói tướng “NgÔ, tướng “chúng-sanh”… cho đến tướng “Niết-bàn”…

(Tức là:

HỌ cũng “mượn” các lời mà PHẬT đã từng thuyết-dạy trong Kinh ra mà “giảng PHÁP”, như nói TaNgã, NgãTa, kẻ nầy, người nọ…, kia là Chúng-sanh… cho những hàng Thiện-tín   nào   có   lòng  kính-tin  Tam-Bảo, nhưng không thông lý đạo… nghe) (mà “Họ” chẳng biết, chẳng nhớ rằng Họ cũng chính là chúng-sanh nữa

– Họ cứ tưởng Họ là Phật, Bồ-tát !!).

3/- Họ chẳng tuân theo thánh-giáo vô-ngã của Như-Lai.

(Tức là:

“Họ” phá luật-nghi của Phật đã chế, bất chấp những việc làm mà giới-luật” không cho phép, hành-xử các điều tà-ngụy, giảng Kinh, Thuyếtpháp sai-lầm, “TâmTƯỞng” của HỌ đều đầy-dẫy bốn tướng Ngã, Nhơn, Chúng-sanh, Thọ-giả” (tự khen tặng mình, chê đè người khác  theo  cách  Ty Liệt Mạn”…)  dối-gạt  các hàng Phật-tử).

4/- Họ vọng nói rằng:

– PHẬT bảo việc nầy nên làm.

– Việc kia chẳng nên làm.

(Tức là:

HỌ dối mượn “lời Phật dạy” mà tuyên nói sai quấy rằng điều nầy cần phải làm, chuyện kia không nên làm… ra vẻ như Ta đây là một người cao đạo, Tu-hành có chứng-đắc… để mê-hoặc và lường-gạt các hàng Nam, Nữ Phật-tử cư-sĩ có đức Tin, nhưng dốt, kém hiểu biết về Phật-pháp (không thông-hiểu đạo-lý).

5/- Trong Đại-chúng có những người (vì sẳn có TÍN Tâm) tin-thuận theo Phật-pháp, nghe được những lời nói (dối gạt) trên đây thì (lầm) nhận “Ho” là bậc phước-điền thanh-tịnh.

Bèn:

– Đem của cải (như bạc tiền và các thứ đồ Tứ-sự…) đến cung-kính dâng cúng, mãi suốt trong một thời-gian dài (mà vẫn) chưa rõ “Ho(chỉ) là Kẻ (giả tu) sái-quấy.

(Tức là:

Các hàng Thiện-Tín vì đã sẳn có đức-tin và lòng thành-kính đối với Phật-Pháp, Tam-Bảo… nghe thấy HỌ ăn nói hay ho, đúng theo Lý đạo…, lại thêm thấy HỌ“Tăng tướng” đường-hoàng… như vậy, cho nên :

– Lầm tưởng Họ là bậc chân-tu, có “phước-điền” thanh-tịnh.

Vì thế nên – (hàng Thiện-tín đó) – thành-tâm lễ lạy, dâng cúng-dường đầy-đủ các món đồ tứ-sự, để cho Ho tu-hành, cứu nhân, độ-thế… Chớ không ngờ rằng Họ chỉ là một kẻ bịp-bợm, dối đời)!!

6/- Sau khi (thọ-dụng bất chánh các thứ đồ cúng ấy và) ăn-uống xong, Họ ở chỗ đông người – (trước các hàng Thiện-tín, bổn-đạo…) – thường ưa:

– Bàn-luận việc Vua, việc nước, việc giặc, việc chánh-trị, kinh-tế, thời-cuộc…

– Bàn-luận các thứ việc ăn mặc, việc dâm-dật, việc phụ-nữ…

– Bàn-luận việc thuốc men, việc rượu trà, việc nhựt-thực, nguyệt-thực, tinh-tú…

– Bàn-luận việc nhà Vua đi, về…, việc dòng họ, dở hay, ngày tốt xấu, v.v…

(Tức là,

HỌ” chỉ toàn bàn-luận về những chuyện dở, hay, đắc, thất… của “Người Thế-tục”,Ho “ép-danh” gọi đó là “Thuyết-pháp” trước các Phật-Tử ở nơi CHÙA” của Ho thôi, chớ không hề có chút lòng chân-thật nào vì ĐẠO, vì hàng Đàn-na tín thí… mà giảngdịch kinh-điển, hoặc biên-soạn,… thành ra các thứ sách, luận… đúng theo chánh-pháp của PHẬT, BỒ-TÁT, Tổ-sư đã từng thuyết-dạy để “hoằng-dương Phật-pháp”, hướng-dẫn hàng Phật-tử tu học chi hết).

7/- Ngày đêm Ho luôn-luôn suy-tính, luận- bàn những việc như vậy.

8/- Họ không có chánh-kiến, chánh Huệ, hư mất oai-nghi, ngủ mê lăn-lộn, miệng chảy    nhớt giải…

(Tức là:

Vì dối Tu như vậy cho nên đương-nhiên là Họ chẳng có được sự “thấy biết chân-chánh” – (thiếu “chánh-kiến”) – hay chút Trí-huệ…. nào cả.

Trong “4 oai-nghi” của người xuất-gia là “Đi, đứng, nằm, ngồi”, Họ không có được nhất một chút oai-nghi, phong-thái… nào của người Sa-mônThích-Tử cần phải có hết…!).

9/- Lúc thức Họ tưởng nghĩ điều gì, thì khi ngủ chiêm-bao thấy ngay việc ấy.

(Tức là:

Lúc còn thức, “Ho” mơ-tưởng đến các việc sắc, tài, danh, lợi, Nam, Nữ… thì khi ngủ Ho” liền nằm mơ, thấy mình được sắc, tài, danh, lợi, Nam, Nữ…).

10/- Đến khi thức dậy, “Họ” tụ nhau luận- bàn chiêm-bao tốt xấu.

 (Tức là: 

Khi thức dậy, Họ xôn-xao đoán điềm, giải mộng nói rằng đây tốt, kia xấu… chớ Ho không hiểu rằng đó chính là những Hành-tướng của A-lại Da thức” tùy hợp theo TÂM Họ mơ-ước, tưởng-nghĩ – (khi còn thức) – mà giả-dối ứng-hiện ra thôi – (Kinh gọi các trường-hợp nầy là:

“A-LẠI-DA biến tướng”.)

11/- Họ:

– Đi, đứng, nằm, ngồi không khác gì người thế tục.

(Tức là:

Tứ oai-nghi” (đi, đứng, nằm, ngồi) của  Ho  thảy  đều  vút-vắt, trạo-cử… y hệt như cử-chỉ, phong-cách của người ngoài thế-tục không khác, chớ chẳng có được nhất một chút “phong-thái” đáng kính-trọng nào của người tu-hành… hết cả).

– Nói không nhằm lúc, tâm-niệm buông-lung.

(Tức là:

“Họ” nói năng vung-vít, tạp-nhạp, không đúng người và thời lúc, giống như một kẻ Cuồng-huệ (si-dạy), Tâm-tánh buông-lung, dong-rủi theo dòng “ngũ-dục, lục trần” và các thứ loại duyên đời khác… lôi-kéo…).

 – Thích đến xóm đông.

(Tức là:

Họ ưa-thích tìm đến  các  chỗ  chợ-búa,  hội họp, ca-hát, đám cưới,  đám hỏi,  tiệm  quán, nhà hàng, chè rượu…).

– Thích đến nhà sang giàu.

(Tức là:

Họ ham-ưa kết thân với các người  giàu-sang, trưởng-giả, quyền-thế, có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh… để được lây phần vinh-hạnh).

(Phụ-chú:

Điều nầy PHẬT đã có lời Nghiêm-cấm” rầy nhắc và dạy khuyên rằng:

(Trích LUẬT TẠNG KINH)

 1/- … “Lại nầy Xá-Lợi-Phất,

Đời sau, các đệ-tử của TA ít có Tỳ-kheo nào mà trong thâm-tâm mong cầu pháp Niết-bàn tịch-tịnh, phần đông đều “y-cứ” theo ba sự-nghiệp sau đây :

 – Một là thường thích theo cầu “danh-lợi thế gian”.

– Hai là tham-ưa bè-đảng, theo cầu thí-chủ, qua lại chẳng ngớt.

– Ba là ưa thích nhà cao, cửa đẹp, chứa chất của tiền, vàng bạc, châu báu và các thứ đồ dùng.

Đây là “y-chỉ” theo cầu ba sự.

2/- Nầy Xá-lợi-Phất, Các Tỳ-kheo ấy vì y-chỉ theo “ba sự” như vậy cho nên không thoát-khỏi “ba ác đạo”.

3/- Nầy Xá-Lợi-Phất, các Tỳ-kheo ấy chẳng muốn thoát khỏi bàng-sanh, địa-ngục, ngạ-quỉ, mà trái lại họ siêng tu những pháp dứt đường sanh về cõi trời.

“HỌ” lại siêng làm các sự tranh-luận, ly-gián, chê-mắng lẫn nhau, họ lại ưa gần các ác-hữu, lòng tin chẳng thanh-tịnh, bỏ chổ vắng-vẻ (tức là chỗ “A-LAN-NHÔ) -mà ở nơi náo-nhiệt, cùng với (những) người THẾ-Tục kết bè-đảng.

4/- Các “nhà THẾ-Tục” nầy bảo:

 – Nầy Trưởng-lão, nên thường-xuyên đến nhà Tôi, Tôi sẽ cung-cấp (đồ) tứ-sự cúng-dường đầy-đủ. Còn nếu như các trưởng-lão cứ ở mãi nơi thanh-vắng ấy, chẳng chịu giao-tiếp với người “Thế-tục”, thì chúng tôi làm sao mà thăm hỏi được.

Vì thế cho nên các Tỳ-kheo ấy ngày-ngày càng thêm thân-cận với người cư-sĩ tại-gia hơn, cùng nhau trò-chuyện, toàn những sự phiền-tạp thế-tục.

5/- Nầy Xá-Lợi-Phất, Các Tỳ-kheo ấy thích ở chung và giao-thiệp với hạng người bất-lương tham trước chổ ở chẳng hề di-chuyển. Họ tìm bè-đảng và luôn thăm-viếng nhà thí-chủ, đích thân đi mừng, đi điếu, do đó mà thầm-kín thân-ái lẫn nhau”…

12/- Họ:

– Không giữ được “giới-cấm” của Phật.

(Tức là:

Phạm giới, phá giới).

– Riêng nói pháp cho phụ-nữ.

(Tức là:

Có tà-tâm, muốn gần hoặc ưa được thấy sắc đẹp cùng với thân tướng của người ).

– Lúc nói pháp như vậy (cho người Nữ) họ sanh nhiễm-tâm.

(Tức là:

Ngoài miệng thì giả-bộ vì  người Nữ nói PHÁP, nhưng kỳ thật ra thì trong lòng của Họ” chỉ vì đam-mê thân-tướng và nhan-sắc  của người  Nữ nên sanh-khởi  “Dục tâm”).

HỎI:

Vì sao mà nếu như biết giữ mình đúng theo “cấm giới” của PHẬT đã chế trong Bộ luật “BA LA ĐỀ MỘC-XOA” thì mới được đắc ĐỊNH”, đắc HUỆ” và THÀNH-TỰU”  được đạo-quả GIẢI-THOÁT, lưu “XÁ-LỢI”?

ĐÁP:

Giữ đúng theo “GIỚI” của Phật chế có được các điều “ÍCH-LỢI” sau đây:

(Xuất TẠNG KINH)

Do nơi giữ “GIỚI” mà được:

1/- TÂM “KHÔNG HỐI-HẬN”

(Vì không phạm GIỚI” cho nên Thân, Khẩu,     

Ý không có những hành-động sai-lầm, do đó mà không có việc gì khiến cho (Mình) cảm thấy hối-hận cả).

Do “KHÔNG HỐI-HẬN” mà được:

2/- (Trong TÂM) cảm thấy “NHẸ-NHÀN”,

“KHINH-THOÁT”.

Do TÂM được “NHẸ NHÀN”… mà:

3/-  Sanh ra sự “VUI-VẺ, THANH-TỊNH”.

Do “VUI-VẺ THANH-TỊNH” mà:

4/-  THÂN TÂM được “AN-ỔN”.

Do “AN-ỔN” mà:

5/- TÂM được “THOẢI-MÁI, KHÔNG DAO-ĐỘNG”.

Do “THOẢI-MÁI, KHÔNG DAO-ĐỘNG” mà:

6/- TÂM được “LẮNG TRONG”, “AN-  ĐỊNH” (tức là (TÂM) được đứng yên lại một chỗ, chớ không còn bị lâm vào trong cảnh trạo-cử, lao-chao “TÂM VIÊN, Ý MÔ nữa).

(Người mà TU “GIỚI” ĐƯỢC đến mức nầy  thì gọi là : Bậc “ĐẮC-ĐỊNH).

Do TÂM được  “LẮNG  TRONG,  AN-ĐỊNH” cho nên:

7/-  Được sự Thấy-Biết PHẬT-PHÁP “RÕ-RÀNG, ĐÚNG THEO CHÂN-LÝ” NHƯ THẬT.

Do  vì  “THẤY  BIẾT  NHƯ  THẬT,  ĐÚNG THEO CHÂN-LÝ”,

(Tu được đến mức nầy thì gọi là:

“ĐẮC HUỆ”)

8/-   Nên sanh-khởi ra được “TÂM NHÀM-CHÁN”

(đối  với  tất-cả  các  cảnh  “NGŨ-DỤC, LỤC TRẦN” của thế-gian).

Do “NHÀM CHÁN…” như thế, nên:

9/-  TÂM được “VÔ-DỤC” (không còn ham-muốn các cảnh ngũ-dục, lục trần v.v… nữa).

Do TÂM được “VÔ-DỤC” nên được:

GIẢI-THOÁT (ra khỏi) các  thứ  DỤC-ÁI  nơi cõi DỤC….. và DÂM, NỘ (sân), SI…

Do “GIẢI-THOÁT”  khỏi  các  thứ   “DÂM, NỘ, SI”… nầy cho nên được:

10/- Đắc thành  “quả-vị THÁNH-NHƠN” và  được  CHỨNG-ĐẠT  đầy-đủ được  “3 phần vô-lậu” là :

– GIỚI (LỰC)

– ĐỊNH (LỰC)

– HUỆ (LỰC)

(Tu được đến mức nầy thì gọi là:

THÀNH ĐẠO, CHỨNG ĐẠO)

Do vì  “THÀNH-ĐẠO”  cho  nên  quý  NGÀI liền:

11/-  Vượt   ra   khỏi   vòng “LUÂN-HỒI, SANH-TỬ”, TRỞ thành một bậc “THIÊN NHƠN SƯ” trong 3 cõi…(Tức là chứng được  A-LA-HÁN Thánh-quả).

(Và đương-nhiên là quý NGÀI ấy có đầy-đủ tư-cách  đọc  lên  bài  “KỆ THÀNH-ĐẠO” (1) rằng:

(ÂM)

Chư lậu dĩ tận,
Phạm-hạnh dĩ lập.
Sở tác dĩ biện,
Bất thọ hậu-hữu.

(NGHĨA)

Các LẬU đã hết,
Phạm hạnh đã lập.
Việc làm đã xong,
Không còn tái sanh.

Hoặc :

Các “LẬU” ngày nay hết chẳng còn,
Chướng DUYÊN vô thỉ đã tiêu mòn.
Việc làm đều đã xong-xuôi hết,
Ba cõi chẳng còn thệ sắt-son).

13/- Họ:

– Tham mong được cúng-dường nhiều.

– Tham trước luyến-ái.

– Chẳng biết hối-hận.

(Tức là:

Họ chỉ tham-mong thâu-hoạch được nhiều thứ tài-vật, luyến-ái thế-gian cùng với các thứ loại duyên đời khác… mà chẳng bao giờ chịu Tỉnh-Tâm xét nghĩ lại mình là kẻ Sa-môn Thích-Tử, thân mang hình-tướng xuất-gia, mà sanh lòng hối-hận, tàm-quý… chi cả).

14/- Họ:

– Được cúng-thí tốt (nhiều) thì thốt lời  ca-ngợi,  trái lại  (tức là được cúng-thí ít)  thì  chê-trách.

 (Tức  là:

Họ trách phiền hàng Thiện-Tín  cúng-dường ít, hoặc không cúng-dường cho Ta, nên Ta chẳng thèm nói Phật-pháp, đạo-lý… gì cho nghe cả).

15/- Lúc gặp nhau Ho bèn xem đồ được cúng của nhau, Họ hỏi:

– Ngày hôm nay thí-chủ cúng món chi?

– Ai cho ?

– Tiền bạc, đồ dùng (tứ sự) nhiều hay ít?

 (Tức là :

Trong TÂM của Ho chỉ toàn là nghĩ-tưởng đến danh-lợi, của cải, bạc tiền mà thôi, chớ  chẳng  có  chút lòng quan-hoài nào  vì  ĐẠO-PHÁP,  vì GIẢI-THOÁT hết…)

16/- Đây gọi là hạng:

– Chẳng có (chút) tu-hành (chi cả).

Và cũng gồm luôn cả lỗi:

– Hủy báng chánh-pháp nữa.

 (Tức là:

Các hạng loại “dối tu” như Ho thì bị phạm vào trong đại tội “Phỉ-báng Tam-Bảo” CHÁNH-PHÁP của NHƯ-LAI).

17/- Nầy Đại Ca-Diếp,

Với những hạng “người ngu-ác” trên đây, các ông phải có  lòng  xót-thương  đến Họ.

Vì sao ? 

Ho sẽ phải bị thọ lấy  quả-báo  rất  là khổ-não vậy.

…………………….

18/- Nếu  hàng “tứ-chúng” nào  nghe  được Kinh-pháp nầy (như trên vừa mới nói) mà  giận-ghét, khinh-hủy, thời Ho chẳng phải là   “Sa-môn”.

Dầu họ có danh-hiệu “Sa-môn”, nhưng vẫn không phải là đệ-tử của Phật và Ta cũng chẳng phải là Thầy của Họ”…

(Trích TAM-TỤ LUẬT NGHI” Kinh)

(Trở lại phần NIỆM-PHẬT ở trước…)

Bởi thế cho nên:

Nếu hàng xuất-gia Tăng hoặc Ni nào tự cảm biết  mình  đã  gây-tạo  ra quá  nhiều Tội chướng nặng-nề như  thế,  thì điều trước tiên là phải phát lòng Tàm, quý (hổ thẹn)

Đoạn:

Đối trước “Phật-tượng”phát lồ sám-hối, ăn-năn, chí-tâm lập “NGUYỆN” tu-trì theo pháp-môn Tịnh-độ, một lòng chuyên-nhất Niệm Phật, phát tâm Bồ-Đề“nguyện” rằng:

– “Khi lâm-chung được nương theo “Phật nguyện-lực” tiếp-dẫn mà đới-nghiệp vãng-sanh”.

Giả-sử như kẻ ấy vào lúc sắp-sửa lâm-chung, may nhờ có chút “thiện-căn” tu-hành nơi kiếp trước còn sót lại, nên khiến-xui gặp được bậc thiện-tri thức khuyên-dạy, nhắc-nhỡ và hộ-niệm cho, trong các phút giây sau cùng của cuộc đời (tức là phút “Tối hậu sát-na”), buộc TÂM lại một chổ mà niệm PHẬT được từ một niệm (10 câu) cho đến 10 niệm (100 câu):

Nam-mô A-DI-ĐÀ PHẬT.

Thời Họ:

CŨNG LIỀN ĐƯỢC ĐỚI NGHIỆP MÀ VÃNG-SANH VỀ CÕI CỰC-LẠC TỊNH-ĐỘ

(Tức là nương nhờ được vào “sức tiếp-dẫn” của PHẬT, nên mang luôn theo cả NGHIỆP Tội còn sót-thừa lại của mình mà Vãng-sanh về (cõi) CỰC-LẠC quốc-độ của đức PHẬT A-DI-ĐÀ).

Những hạng loại vãng-sanh nhằm vào trong các trường-hợp nầy thì :

LÀM SAO MÀ CÓ XÁ-LỢI ĐƯỢC.

Cho nên:

Có đâu để mà lưu!

TẠI SAO?

Bởi vì những người “vãng-sanh” bằng vào “phương cách” nầy thì quyết-nhiên:

–  HỌ chẳng phải là người “ĐẮC-ĐẠO”.

– HỌ chẳng phải là Bậc “THÁNH-NHƠN” đã có tu-chứng đầy đủ được ba phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”.

……………

(Chư liên-hữu phải nên nhớ biết cho thật rõ điều nầy để khỏi bị phạm nhằm vào trong đại tội:

TĂNG THƯỢNG MẠN

*

Ẩn-Tu
NGẪU VỊNH THI_________

       

ẨN-TU Tịnh ngộ “LÝ CHƠN KHÔNG”,
Phổ khuyến nhơn-nhơn TỊNH-ĐỘ công.
Tại khẩu A-DI trì bất đoạn,
NGUYỀN sanh TỊNH-THỔ thánh-nhơn đồng.
 LỤC TỰ thường luân vô biệt niệm,
Tiền trình thập vạn lộ đồ thông.
Liễu đạt DUY TÂM AN-LẠC quốc,
KIM ĐÀI THƯỢNG PHẨM PHỤC GIA-PHONG

PHÁP-HOA PHẬT TỰ
MẬT-TỊNH ĐẠO-TRÀNG
Niệm-Phật Tăng
Sa-môn THÍCH HẢI-QUANG
(Đề vịnh)

___________________________

Ưu-bà-di Bồ-tát giới BẢO-ĐĂNG phỏng-dịch:

(Xuất-ý):

(NGHĨA):

ẨN-TU tâm tịnh rõ CHƠN-KHÔNG,
Khuyên khắp người tu Tịnh-Độ công. (2)
Nơi miệng HỒNG-DANH trì niệm mãi,
NGUYỀN sanh CỰC-LẠC thánh-hiền Đồng.(3)
SÁU CHỮ A-DI đừng niệm khác,
Mười vạn ức đường lập tức thông.
Biết rõ “DUY-TÂM” là AN-DƯỠNG.
Đài vàng phẩm thượng đoạt gia-phong.(4)

BẢO-ĐĂNG (phỏng-dịch)

***

Chú thích:

(1)- Gọi là “TỨ CÚ THÀNH-ĐẠO” (Bốn câu kệ nói lên sự THÀNH-ĐẠO của một “Hành-giả tu-tập)….

(2)- Tịnh-Độ công: Dụng hết “công-phu” để chuyên Tu Tịnh-Độ.

(3)- Thánh-hiền đồng: chừng sanh về CỰC-LẠC rồi thì đương-nhiên là sẽ cùng với chư “thánh-nhơn” nơi cõi ấy ĐỒNG đắc được:

– Thân sắc huỳnh-kim, (Đại nguyện số 3)

(Thân màu vàng ròng)

– Có đầy-đủ 32 tướng tốt (Đại nguyện số 21)

– Đồng thoát khỏi sanh-tử (Đại nguyện số 15+16).

(4)- Gia-phong: Lấy lại được tư-cách và nối-tiếp sự-nghiệp giải-thoát theo như dòng-dõi của TỔ-TIÊN”.

(Đây ý nói là: – Bấy giờ – (khi đã được vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC rồi) – thì mới được “phục hồi” lại phong-cách của cha-mẹ và gia-đình (PHẬT A-DI-ĐÀ, QUÁN ÂM BỒ-TÁT, ĐẠI THẾ-CHÍ BỒ-TÁT), và:

– Chư Thượng Thiện nhơn (Thanh-tịnh Đại-hải Chúng Bồ-tát) nơi cõi CỰC-LẠC chính là “gia-đình chơn-thật” của Ta.

– Bất sanh, bất diệt (nơi cõi CỰC-LẠC) chính là phục-hồi lại được tư-cách, dòng-dõi và nòi giống của Ông-Bà, TỔ-TIÊN nhà Ta vậy.

 


 

CHƯƠNG SÁU
TIẾT 2

B/- Đối với hàng Phật-tử tại gia:

Càng đi sâu thêm vào thời Mạt-pháp, nhất là ở trong giai-đoạn “Đấu-tranh kiên cố” hiện nay, Phật-pháp (nói riêng) và Đạo-đức của nhân-loại (nói chung) ngày càng thêm bị suy-thoái, tàn-tạ… Đa phần các hàng Phật-tử tại-gia thì TÂM của “Họ” (đương-nhiên là) thiên nhiều hơn về ngũ-dục, lục trần”, và bị chìm-lụy sâu vào trong những sự cám-dỗ” đó mà quên mất đi phần lập tâm tu-niệm.

(…Cho nên trong LUẬN, Tổ-Sư có nói rằng:

“Hễ vật-chất đi đến chỗ nào, thì Đạo-pháp nơi ấy liền bị suy-tàn”, là như vậy).

 

Nhất là bên phía “Nam cư-sĩ” thì lại càng “tệ hại” nhiều hơn so với hàng ngũ “Nữ cư-sĩ”.

Trong  các  chùa,  miếu  và  những  nơi  tu-niệm, lễ bái… thường thì thấy sự “hiện-diện” của chư Tín-nữ” nhiều hơn (gấp 4, 5 lần bên phía bên “THIỆN NAM” (tức là bên Nam giới).

Đây chính là triệu-chứng “CHÁNH-YẾU” đáng buồn, lo, báo trước về việc:

Phật-pháp sắp bị diệt-hoại vậy.

Trong Kinh “PHÁP DIỆT-TẬN”, PHẬT có lời “huyền-ký” rằng:

(Xuất TẠNG KINH)

“Nầy A-NAN,

1/- Lúc Phật-pháp sắp diệt, người “NỮ” phần nhiều tinh-tấn, ưa tu-tập những công-đức phước lành.

Trái lại:

2/- Người “NAM” phần nhiều kém lòng tin-tưởng, thường hay giải-đãi, khinh-mạn.

(Tức là:

Người NAM thì thường hay biếng nhác, trễ nải …..trong việc tu-học, kém lòng tin-tưởng vào nơi đạo-pháp, TÂM của HỌ” vì chấp NGÔ quá nhiều, cho nên đầy-dẫy những sự cống-cao, ngạo-mạn).

Họ (Người Nam):

– Không thích nghe “PHÁP”.

– Không tu “phước-huệ”.

Khi thấy hàng “Sa-môn” (tức là người xuất-gia) thì Ho sanh lòng rẻ-rúng, chê-bai, xem như đất bụi.

(Tức là:

Họ” [Nam-nhơn] thì thường ưa phỉ-báng người Tu, xem hàng “xuất-gia” không ra gì cả !) 

3/- Lúc bấy giờ, do nghiệp-ác của chúng-sanh chiêu-cảm, cho nên:

– Mưa nắng không điều hòa.

– Ngũ cốc (1) hư-hao, tàn-tạ.

– Bệnh dịch lưu-hành.

– Người chết vô-số.

(Phụ-chú:

Về việc nầy thì hiện nay cứ mỗi ngày, tháng, năm… dần qua, Ta càng thấy rõ-ràng hơn bao giờ hết, bởi vì hằng năm thời-tiết càng “bất điều-hòa” nhiều hơn.

Các thứ thiên-tai đáng sợ như là:

Mưa, bão, gió, tuyết, lửa trời, động-đất… cùng với các thứ bệnh lạ – (chưa tìm ra thuốc trị) – ngày càng xuất-hiện thêm nhiều, số người tử-vong mỗi lúc càng cao !…

Đó há chẳng phải là do “nghiệp ác chung của  chúng-sanh  chiêu-cảm  mà thành ra như thế hay sao)?!

*

4/- Thời bấy giờ, hàng quan-liêu phần nhiều khắc-nghiệt, tham-ô, dân-chúng bị nhọc-nhằn, nghèo-khổ, ai nấy cũng đều mong cho có giặc loạn.

(Để hy-vọng – (may ra) – thời-thế có thể thay-đổi được ít nhiều (hoặc giả là khá tốt hơn lúc trước chút nào chăng ?).

5/- Trong thế-gian lúc ấy, khó tìm ra được người lương-thiện, còn kẻ ÁC TÂM NHƠN thì  nhiều  như cát ở bãi biển, đạo-đức suy-tàn.

Chư THIÊN hộ đời buồn thương rơi lệ.

6/- Nầy A-NAN,

Lúc đạo-pháp của TA sắp diệt, ngày đêm rút ngắn, con người đoản-mệnh (tức là chết sớm), nhiều kẻ mới bốn mươi tuổi, tóc trên đầu đã điểm bạc !

Về phần người “NAM”, bởi nhiều dâm-dật nên hay yểu-chiết (chết non), trái lại người “NỮ” thì sống lâu hơn.

(Phụ-chú:

Lời “huyền-ký” nầy đã hiện rõ ra rồi !.

Bởi vì hiện nay khắp mọi nơi trên thế-giới thì Ta nhận thấy được điều rằng:

– Số người chết yểu ngày càng tăng thêm.!

– Nhiều kẻ mới khoảng 40 tuổi, mà trên đầu tóc đã điểm màu sương-tuyết!

Nam, Nữ “DẬY THÌ”“PHÁT DỤC” rất sớm (có khi ở vào lứa tuổi chưa đến 10 (tuổi) nữa !!

Đây chính là triệu-chứng báo trước về việc “Thọ-mạng” của nhơn-loại đang dần bị tổn-giảm (thấp kém) xuống vậy.

– Trong xã-hội thì phần lớn người NAM bị chết sớm hơn so với người NỮ…)

7/- Lúc ấy có nhiều tai-nạn nổi lên như giặc-cướp, bão-lụt, bệnh-tật.

Nhân-dân hoặc không tin-hiểu đó là nghiệp-báo, hoặc vì sống quen trong các cảnh (nạn tai ấy), nên xem như là việc thông-thường.

8/- Bấy giờ có các bậc thánh-nhơn như Bồ-Tát, Bích-Chi Phật, A-la-hán dùng bi-tâm ứng-hiện ra giáo-hóa, nhưng bởi vì:

– Do “nghiệp-ác” của chúng-sanh chiêu-cảm.

Và:

– Do “sức ngoại-ma” (ngoại-đạo, tà-giáo và các thứ ma-quỷ (âm-ma) khác) xua-đuổi, nên cũng ít có người đến tham-dự vào nơi pháp-hội (tức là các chỗ “đạo-tràng tu-tập” chơn-chánh).

9/- Còn các bậc tu-hành chân-chánh, thì phần đông đều ẩn-cư nơi các miền núi rừng xa vắng, giữ đời sống đạm-bạc, được chư Thiên hộ-trì.

10/- Khi “nhơn thọ” giảm xuống còn 52 tuổi (là thượng thọ), thì áo cà-sa của hàng sa-môn đổi thành ra sắc trắng.

Lúc bấy giờ:

Kinh “THỦ LĂNG-NGHIÊM” và “KINH BÁT CHU  TAM-MUỘI”  (tức  là  quyển  Kinh NIỆM-PHẬT VIÊN-ĐỐN”) bị (Ma-vương) tiêu-diệt trước.

– Các KINH-ĐIỂN khác lần-lượt diệt sau… cho đến không còn văn-tự.

11/- Nầy A-NAN,

Như ngọn đèn sắp tắt, bừng sáng lên một lần sau cùng, rồi lu-mờ và mất hẳn như thế nào, thì:

Đạo pháp của Ta đến lúc tiêu-diệt cũng lại có “tướng-trạng” y như thế…

(Phụ-chú:

Cho nên Ta có thể nhận thấy rõ được điều” rằng:

Phật-giáo hiện tại đây, bên ngoài xã-hội thì tuy là thấy:

Chùa chiền – (của các quốc-gia Phật-giáo nói chung và riêng cho Phật-giáo Việt-Nam) mọc lên nhiều như nấm (nhất là ở tại miền NAM California và trên khắp các đô-thị phồn-hoa, đông-đảo nơi những tiểu-bang khác).

Người xuất-gia (TĂNG lẫn NI) thì gần như thấy xuất-hiện cùng khắp cả mọi nơi…

Thoạt xem qua bên ngoài”  thì Phật-giáo Phật-pháp có vẻ hưng-thịnh lắm.

Nhưng:

“Bên trong” thì hoàn-toàn rỗng-tuếch.

Bởi vì:

Phật-pháp đời nay gần như là chỉ được dùng làm một thứ “chiêu-bài” để (cho mọi người dựa vào đó) mà mưu tìm danh-tiếng và  lợi-dưỡng cho cá-nhân, hoặc gia-đình mà thôi.

– Còn đa-số những hàng “xuất-gia trẻ tuổi” – (mới tu sau nầy) – thì phần lớn [97%] là không giữ trọn-vẹn được “giới thể” (tức là phạm giới), (lại còn thêm) bất thông giáo-lý nữa, HO chỉ gắng sức học thuộc lòng được hai khóa lễ cầu an, cầu siêu để đi tụng đám, hầu kiếm chút-đỉnh tiền tài, vật-chất… để thủ-lợi cho cá-nhân thôi, chớ gần như không một ai phát TÂM chân thật vì muốn “hưng-long đạo-pháp” hay giáo-hóa các hàng hậu-học, hoặc cầu được vãng-sanh, giải-thoát chi cả !

(Kinh gọi các hạng loại xuất-gia vừa mới nói trên nầy là “THỢ TỤNG”, và “HÌNH ĐỒNG SA-MÔN”.

(Tức là mang hình-dáng giống như một người thầy tu trong Phật-giáo thôi) chớ chẳng phải là bậc Sa-môn chân-chánh đúng y theo PHÁP nghĩa).

Hàng Phật-tử “hữu-tâm” có “chánh-kiến”“chánh-trí”… trông thấy đều rất buồn lòng.)

*

Do nơi có quá nhiều những việc trần-lụy như thế – (tức là vì nặng về các thứ duyên đời chẳng-hạn như là việc vợ-chồng, con cháu, đủ thiếu, hơn thua, thị-phi, nhơn-ngã v.v… cùng với vô-số phiền-não và các thứ nghiệp-chướng khác lôi kéo, phủ che….. khiến cho hai phần THÂN”TÂM” (của HỌ) thảy đều bị chìm ngập vào trong vô-minh, bất-tịnh) – nên hầu hết hàng Phật-tử tại-gia trong thời buổi Mạt-Pháp nầy khó thể nào an-tâm để tu-tập theo các pháp-môn cao-diệu khác được… –

(đại-khái như là tu theo Thiền-tông, với tôn-chỉ:

Trực-chỉ nhơn tâm, kiến Tánh thành Phật.

(Chỉ thẳng lòng Người, thấy Tánh thành PHẬT).

đang được đa phần các bậc “xuất-gia hoằng-truyền” rần-rộ – (không hợp “CƠ”“THỜI LÚC” như) – hiện nay…

Mà:

Chỉ còn có mỗi một con đường thoát-ly duy-nhất là tu-tập theo “Pháp-môn Tịnh-Độ”, đem “Tâm Khẩu” bám chắc vào câu Niệm “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, để nương nhờ vào “PHẬT NGUYỆN-LỰC TIẾP-DẪN”, ngõ hầu:

Hiện đời đới nghiệp vãng-sanh, được bất thối-chuyển.

mà thôi.

(Phụ-chú:

Vì thế cho nên Liên-Tông Nhị-TổNgài THIỆN-ĐẠO Đại-sư (ứng-thân của Đức PHẬT A-DI-ĐÀ), có lời dạy rằng :

Duy hữu kính lộ tu-hành:

ĐẢN NIỆM A-DI-ĐÀ PHẬT”.

Tức là:

Duy có đường tắt thoát-ly,

Chỉ niệm A-DI-ĐÀ PHẬT”.

chính là như vậy).

Than ôi!

Đối  với  pháp-môn  (TỊNH-ĐỘ)  dễ  tu,  dễ chứng như vậy, mà còn có nhiều kẻ:

– Suốt đời Không từng biết đến một lần xưng danh, Niệm-Phật… thay!

Hoặc đôi khi (HỌ) cũng :

– Có NIỆM-PHẬT, nhưng lại luôn-luôn lơ-là biếng trễ…

Tức là:

(Một ngày tu sơ qua chừng vài ba chục phút, rồi đôi ba tháng lại quên bẳng đi, chẳng tu-niệm gì thêm nữa).

Hay là:

– Ngoài miệng tuy rằng cũng có Niệm-Phật “chút đỉnh”, nhưng trong Tâm thì hằng luôn bấn-loạn, nghi-ngờ… khác nào như “vượn nọ chuyền cây, ngựa kia động chuyển”… vậy.

Cho nên:

Trong số ngàn, muôn, ức kẻ tại-gia cư-sĩ Niệm-Phật đời nay, họa-hoằn lắm mới có được chừng 1 hoặc 2 người bền vững “Niệm Tâm” cùng được “sự hộ-niệm” đúng pháp của bậc thiện-hữu, nên mới có triệu-chứng an-lành” khi lâm-chung(2) mà thôi.

Chớ quyết-định là:

CHẲNG THỂ NÀO CÓ “XÁ-LỢI” ĐƯỢC CẢ.

Tại sao ?

Bởi vì (như trước đã có lược qua thì) người tại gia ngoài thế-tục, trong cuộc sống hằng ngày, “Thân”“Tâm” hằng luôn bận-bịu với muôn DUYÊN (đời), đại-khái như là:

– Chuyện gia-đình (vợ chồng, con cháu, lục thân quyến-thuộc) trói buộc…

– Chuyện bán-buôn (đủ thiếu, đắc thất, còn mất, phải quấy, thấp cao)…

– Chuyện thị-phi, nhơn-ngã, thương-ghét, oán-thù…

Cho nên về:

a/- Phần “GIỚI-LUẬT (ngũ giới hoặc bát giới) hầu như ít nhiều đều bị phạm nhằm hết.

(Ít thì “phát-lồ sám-hối”, nhiều thì “thẹn sợ giấu che”).

b/- Phần “ĐỊNH-LỰC thì (đương-nhiên là) hoàn-toàn không có.

(Vì phạm-giới (TRẦN) Tâm bị các thứ Duyên đời” làm cho luôn-luôn loạn-động).

c/- Phần “TRÍ-HUỆ” thì lại chẳng có được chút chi.

(Vì thiếu chánh-kiến, chánh-tín…. không thường nghe, đọc, hay học hỏi về  PHẬT-Pháp, hoặc chẳng từng gần-gũi, gặp-gở các bậc minh-sư, thiện hữu để có được sự giảng-dạy, dẫn-dắt và  giáo-hóa chân-thật, đúng pháp về PHẬT-LÝ…cần phải biết, phải có trong con đường lập-tâm tu-học)

phần lớn là chỉ được:

Gần-gũi, thân-cận với các hàng Tà-sư, tổn-hữu, ác-đảng… mà thôi.

Còn như đứng về mặt tu-hành (phần ) mà nói thì:

– Một ngày có (Tu) còn 9, 10 ngày không (tu).

Đã như vậy rồi thì thử hỏi:

– LẤY CHI ĐỂ KẾT THÀNH RA “XÁ-LỢI”?

– LẤY GÌ LÀM “TƯ-LƯƠNG” ĐỂ BẢO-ĐẢM CHO “SỰ VÃNG-SANH”?

(tác-giả của quyển sách kia lại)nói rằng:

ĐƯỢC VÃNG-SANH VÀ LƯU LẠI XÁ-LỢI !

“NGHĨA” làm sao?

(Nếu đấy chẳng phải là một sự “Lầm-lẫn” thì gọi là gì)?

***

Chú thích:

(1)- Ngũ cốc : là 5 thứ thực-phẩm cần-thiết đễ nuôi sống thân-mạng con người, đó là:

Lúa nếp, bắp, khoai, đậu-mè, hoa-quả.

(2)- Đây tức ý nói là người có được sự “HỘ-NIỆM ĐÚNG PHÁP” ấy sẽ:

– Hoặc sanh về lại cõi người.  

– Hoặc sanh lên cõi Trời.

– Hoặc (rất ít và hiếm lắm (1 trong ức ức người) mới có được một vài kẻ) vãng-sanh Cực-Lạc mà thôi.

 


 

CHƯƠNG SÁU
TIẾT 3
 
VIỆC “LƯU XÁ-LỢI” ĐỐI VỚI “NHƠN” VÀ “QUẢ”
TRONG ĐƯỜNG TU-TẬP

(Chương nầy luận về hai phần NHƠN GIEOQUẢ CHỨNG trong đường tu-tập cần phải được “phù-hợp” với nhau).

 

TIẾT 3
NHƠN GIEO
(Không phù-hợp)

Phàm bất cứ việc gì cũng vậy, hễ có nhơn” thì mới thu được quả”, nhơn “chắc” thì quả “thật”, nhơn “lép” quả ắt “hư”.

Còn ở trong “SỰ” tu-hành, thì (nếu như “AI” là) người có TRÍ,  ắt phải lắng lòng suy-nghiệm lại cho kỹ những điều gì mà mình đã được nghe, thấy, rồi đem “công-tâm”“CHÁNH-KIẾN” của mình ra mà chiêm-nghiêm, nhận-xét, xem “người lâm-chung” đó (dù là thân-bằng hay quyến-thuộc của mình cũng thế) coi:

– “NHƠN GIEO” (tức là “SỰ” Niệm-Phật –(hoặc “DỤNG-CÔNG” tu-hành) – khi còn sanh tiền).

:

– “QUẢ CHỨNG” (lúc lâm-chung) của kẻ đó có được “phù-hợp” với nhau chăng?

Nếu như “ phù-hợp” thì nói “CÓ”.

Còn bằng như:

“CHẲNG phù-hợp” thì nói “KHÔNG”.

Chớ đừng nên vì muốn đưa người (Thân-nhân hoặc Thầy, bạn) quá-vãng ấy lên cao để được hư-danh:

“Đó là một bậc tu-hành chân-chánh được vãng-sanh CỰC-LẠC, và khi thiêu-hóa xác- thân “Tứ-đại” xong, tìm thấy có rất nhiều “xá-lợi lưu lại…vì như vậy là đồng nghĩa với sự lừa dối (chính mình cùng người nhân-thế và) Trời, Phật, thần-thánh

Để:

CẦU ĐƯỢC CHÚT “HƯ-DANH”

Mà phả :

Bị lâm vào trong cảnh:

Đưa ngọn cỏ qua khỏi lầu cao,
Nói mắt cá sáng hơn châu-ngọc.(1)

ắt sẽ làm trò cười cho các bậc đại-gia, thức giả” về Phật học trong chốn Tông-môn!

Và lại còn:

Mang thêm tội “Tăng Thượng-mạn” nữa!

Việc ấy quyết không nên.

Trong LUẬN, TỔ-SƯ đã có lời dạy về chữ “DANH” rằng:

………………..

THẾ NÀO (mà gọi) LÀ “DANH”?

– “DANH” chỉ là:

Bề ngoài của sự-thật
(chớ không có gì lạ cả).

Giả sử như:

– Có được “THẬT DANH” đi chăng nữa, thì người có TRÍ” quyết cũng không nên lấy đó để làm một điều “hả-hê, kiêu-hãnh”… nữa.

Tại sao?

– VÌ ĐÓ LÀ “BỔN-PHẬN” vậy.

(Phụ-chú:

Vì sao gọi cái “THẬT DANH” kia chỉ là “bổn-phận”, mà người có TRÍ” chẳng nên dựa vào đó để “kiêu-căng”?

Bởi vì:

– Thí-dụ như mình:

– Làm một vị Quốc-vương hoặc là một vị quan thanh-liêm, lúc nào cũng hết lòng vì dân, vì nước, ái quốc, trung quân……

Hoặc như (ở trong đường ĐẠO) thì mình:

Làm một người tu-hành gương-mẫu, có thật tu, thật hạnh, thật đức, thật tài…

Do đó mà:

ĐƯỢC “NỔI DANH”

Và:

– Mọi người gần xa thảy đều “KHEN NGỢI, KÍNH TRỌNG”

Thì cái “DANH” sở-dĩ được đó hoàn-toàn là do vì:

MÌNH CHU-TOÀN ĐƯỢC BỔN-PHẬN MÀ THÔI.

Cho nên cái:

“DANH TIẾNG” được đó, chính là:

Do VÌ  chu toàn “BỔN-PHẬN” mà được.

Mà nếu đã như thế rồi, thì:

Cái DANH” ấy có gì là lạ-lùng”, hy-hữu” để dựa vào đó mà sanh ra lòng Kiêu-hãnh” đâu ?)

Huống chi:

Đã “không tròn-vẹn bổn-phận” trong CHỨC-VỊ…(ở “ngoài đời)….

Lại cũng:

Chẳng phải là một bậc tài-đức, chân-thật tu-hành chi… trong cửa ĐẠO

Hoặc:

– Một chút xíu “GIỚI”,“HẠNH”…cũng không có,

– TÀI, ĐỨC, TRÍ-HUỆ đều không…

Mà:

– Muốn được mang lấy “HƯ-DANH” (là một người TỐT hoặc là một bậc CAO TĂNG, ĐẮC-ĐẠO) để “lòe-bịp”“dối-phỉnh” người nhân-thế, cho chí đến dối-phỉnh cả chính mình cùng Phật, Trời, Thần, Thánh… nữa.

Thì thử hỏi:

HỔ-THẸN BIẾT CHỪNG NÀO?

Người có lòng “TÀM, QUÝ” (tức là biết hổ-thẹn) sao chẳng bình tâm xét nghĩ lại coi?

*

Vả lại:

Sự “vãng-sanh” va “lưu xá-lợi” là một việc “TỐI trọng” chớ chẳng phải tầm-thường, vì thế mà rất cần phải có bậc Tổ-sư tu-hành được “chứng-ngộ” xác-nhận, chớ không nên :

Đoán càng, nói bướng theo thiển ý (của người thường hoặc) riêng mình đâu.

Khi xưa, lúc PHẬT còn tại thế, các bậc thánh-nhơn tu-hành, dù đã được “chứng-đạo, nhập vào TRONG dòng Thánh-số” đi chăng nữa, nhưng nếu không được PHẬT “ấn-ký” cho thì không dám “tự đương danh”.

Huống chi đời nay cách Phật quá xa, lại còn thêm ở vào trong thời-kỳ “MẠT-PHÁP”, và “ĐẤU-TRANH KIÊN-CỐ” nầy, bậc Bồ-Tát, Thanh-văn cùng với chư-vị Tổ-sư và những bậc Tông-tượng trong chốn Tông-môn thảy đều diệt-độ cả, lưu lại (hiện tại đây) chỉ còn có các hàng phàm-tăng, tội nhiều chướng nặng, tu-hành lem-nhem… chưa được chứng-ngộ chi hết…

Còn hàng Phật-tử tại gia (như trước vừa nói) thì đa phần đều không rành giáo-lý, sự hiểu biết về Đạo-Pháp chưa được thấu-đáo, kinh tụng không thuộc, tu-hành bê-bối, khi có khi không… thì (các hàng môn-đồ, pháp-quyến, thân-nhân, bè-bạn…) bằng vào “trình-độ” và “khả năng” chứng-đắc nào – (của riêng mình) – để “y-cứ” vào mà phán-quyết rằng đó là  :

Một bậc Niệm-Phật được vãng-sanh?

Hoặc:

Xương cốt còn Sót lại kia là xá-lợi?

Xin hỏi thời buổi Mạt-pháp đời nay, có được một bậc tu-hành nào (dám) tự xưng rằng mình là người “chứng-ngộ”, là trang “thức-giả cao-minh” có đủ tài-đức, khả-năng… đứng ra “ấn-chứng” cho các điều đó (tức là việc vãng-sanh, lưu Xá-Lợi kia) là đúng?

Sách có câu rằng:     

“THỰC” mới “vực” được ĐẠO.

Tức là:

THỰC TU, THỰC HẠNH, THỰC ĐỨC, THỰC TÀI THÌ:

mới “CHỨNG ĐẠO” “LƯU XÁ-LỢI” ĐƯỢC.

Chớ chẳng phải là:

TU “KHƠI KHƠI” hayGIẢ DỐI”

Mà:

“CHỨNG-ĐẠO” và “LƯU XÁ-LỢI” lại được đâu.

Trong Kinh, PHẬT có dạy rằng:

… “Nầy HỘ-QUỐC (là một vị nhục thân Bồ-Tát thị-hiện),

1/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Chỉ có “ngôn-thuyết” mà chứng được Bồ-đề.

(Phụ-chú:

Tức là phải có phần “thực tu, thực hạnh” đầy-đủ, để làm nền-tảng vững-chắc trước đã…

Rồi sau đó:

dần-dần mới chứng được đạo quả Bồ-đề.

 

Chớ chẳng phải là “không chịu tu-hành”“chẳng có thực tài, thực đức, thực hạnh” chi cả… mà tự nói (hoặc bảo người khác thay-thế mình nói), hay viết lên dòng chữ :

Tôi đã chứng được đạo Bồ-đề.

Rồi: Dán hoặc treo tờ giấy có mang dòng chữ ấy lên áo, lên cổ… lâu ngày mà tự-nhiên chứng được đạo BỒ-ĐỀ đâu !

Thí-dụ như:

– Nói LỬA thì trước hết phải đánh diêm quẹt lên, rồi kế đó là đốt vào bùi-nhùi, hay rơm khô v.v… thì mới có LỬA được.

Chớ chẳng phải là:

– Viết chữ “LỬA” lên giấy mà “sưởi ấm” được.

 – Viết chữ “LỬA” để dưới đít nồi cơm, nồi nước… mà tự-nhiên cơm chín, nước sôi…

Hoặc là:

– Viết chữ kỹ-sư, bác-sĩ dán lên ngực áo, rồi mấy năm sau tự-nhiên thành ra là kỹ-sư, bác-sĩ được đâu…

Trong PHẬT-PHÁP thì việc chơn-chánh tu-hành, thành-đạo, giải-thoát, có ĐƯỢC Xá-Lợi… “lý” cũng giống y như vậy).

*

2/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ dối hiện “thánh-tướng” mà có Tịnh-hạnh.

(Phụ-chú:

(Tức là các kẻ giả tu, chuyên-môn trau-tria hình-tướng, ngôn-thuyết… suông bên ngoài “đầu môi, chót lưỡi”, để lừa gạt người đời, hầu mưu-cầu được danh-tiếng và lợi-dưỡng lớn…cho riêng mình.

Mà:

Thực có được “Tịnh-hạnh đâu

 (Tức là các kẻ TU-HÀNH giả-dối ấy chẳng bao giờ thu-đạt được chút phần “giới-đức thanh-tịnh” chi cả).

*

3/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “Siểm-khúc” mà có “Bồ-đề hạnh”.

(Phụ-chú:

(Tức là các kẻ nào mà trong TÂM của Họ chuyên-môn TƯỞNG-nghĩlàm nên các điều dối-trá, lừa-gạt, tà-ngụy, cong-quẹo… thì quyết-định là chẳng bao giờ có được “Hạnh Bồ-đề”.

Tại sao?

– Vì Bồ-đề hạnh” là (kết quả thành-tựu) riêng của bậc chơn-tu có đầy-đủ được “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” nằm vào trong hàng-ngũ của chư “Thánh-nhơn giải-thoát” vậy).

*

4/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ tham nhiều “lợi-dưỡng” mà có hạnh “cúng-dường” PHẬT.

(Phụ-chú:

(Tức là những kẻ nào hằng luôn tham cầu danh-lợi” (danh tiếng và lợi-dưỡng), chẳng bao giờ chịu “ít muốn, biết đủ” … mà có được:

Hạnh Bố-thí cho những người nghèo-đói, cô-cùng… khác.

Hoặc là:

– Biết (phát-tâm) “Cúng-dường” lên chư Phật, Bồ-Tát, Tổ-sư v.v… chi đâu)

*

5/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “ngã-mạn” mà có hạnh “Bát-nhã thanh-tịnh”.

 

(Phụ-chú:

(Tức là các kẻ kiêu-ngạo cống-cao, phách-lối… hay những hạng loại người nào mà có 1, 2… hoặc đầy-đủ hết cả “7 điều “MẠN”, thì quyết-định là HỌ chẳng bao giờ thành-tựu Trí-huệ Bát-nhãThanh-tịnh Thân, Tâm được cả).

(Vì “HỌ” chẳng bao giờ Hạ-mình xuống để “Cầu Học” về ĐẠO-PHÁP ở nơi một ai hết).

*

6/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “vô-trí” mà “quyết-nghi” được cho người.

(Phụ-chú:

(Tức là các kẻ ngu-si, dốt-nát, vô-trí… chẳng bao giờ giải-quyết được những điều NGHI-NGỜ cho “đại-chúng” cả.

Cũng thế:

– Các hàng Phật-tử kém học, kém tu, không hiểu rõ, hoặc chẳng thông-thuộc Kinh-điển, giáo-lý…

 – Các hàng Tỳ-kheo giả tu” thiếu giới-đức, chánh-kiến, chánh-huệ

– Các hàng Tỳ-kheo “dối hiện thánh-tướng” (tức là các loại TĂNG (hoặc NI) nào tu-hành lem-nhem, giả-dối) mà cứ làm ra bộ-dạng như Ta đây là một người chân-thật tu-hành, đắc-đạo), thì quyết-định là HỌ chẳng bao giờ có đủ được khả năng, trí-huệphạm-hạnh… để “quyết-định”  điều quan-trọng rằng :

– NGƯỜI NẦY (hoặc KẺ kia) là một bậc CHƠN-THẬT TU-HÀNH VÀ Niệm-Phật được vãng-sanh.

Hoặc:  

– Xương cốt còn sót lại kia là xá-lợi… được cả.

Tại sao?

“HỌ” chỉ là kẻ giả-dối, vô-trí, dốt-nát Kinh-giáo thì (đương-nhiên là) (HỌ) không có đủ khả-năngtrình-độ tương-xứng để nói lên “lời quyết-nghi” nào cho “hàng hậu-học” được cả – nhất là về Phật-pháp, việc vãng-sanh, Xá-lợi, vốn dĩ cao-siêu, nhiệm-mầu… chẳng phải là cảnh-giới của hàng dốt đạo, giả-dối… hiểu thấu đến vậy.)

*

7/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “đố-kỵ” mà có hạnh Tinh-tấn.

(Phụ-chú:

Tức là các kẻ đố-kỵ, ganh-tỵ”, vì tâm  của  Họ luôn-luôn ghét-hờn với mọi người chung-quanh, không muốn cho ai hơn mình cả, do-đó cho nên [mặc dù] trong việc tu-tập thì Họ” chỉ là một Kẻ :

Giải-đải, buông-lung tâm-tánh (theo dòng ngũ-dục lạc)… mà cứ giả-bộ như Ta đây là một người TU-HÀNH chuyên-cần lắm… để được các người “thiểu-trí” khen-ngợi rằng :

Đó là một người TU hành tinh-tấn!

Nhưng thật ra thì:

– Việc “tu-hành” của Họ” vốn chẳng phải chơn-thiệt tinh-tấn đúng theo nghĩa đâu, mà đó chỉ là những hạng người:

– “Cầu danh Tu-niệm” và “cầu danh lễ-bái” mà thôi.

(Nghĩa là khi nào thấy có người đến thì giả-bộ ngồi chắp tay ngay-ngắn, hoặc tụng-kinh, niệm Phật hay lễ-bái… chăm-chỉ lắm, ra vẻ như Ta đây là người “tu-niệm chuyên-cần”.

Còn nếu như:

Không thấy có ai đến  (hoặc người đi khuất hết rồi) thì “HỌ” liền đứng dậy, nhảy-nhót tới lui…, mà bỏ tu ngay.

 Hằng ngày Thân, Tâm của Họ” cứ chuyên-chú vào các thứ “trần-lao”, trói-buộc….như là:

– Lo chạy đông, chạy tây, làm các việc hí-luận,siểm-khúc, nhảm-nhí… (như lo kiếm bạc, chạy tiền, v.v…)

Rồi:

Dựng lên “chiêu-bài” dối-gạt những người chung-quanh rằng:

“Làm như thế để lo cho Phật-sự được mau thành

Các Phật-tử phải nên tinh-tế nhận cho rõ được các điều tà mỵ” nầy, nghĩa là :

a/- Đừng nên lầm-lẫn giữa sự tu-hành  tinh-tấn (chơn thật) với sự tu-hành vì có Tâm háo-thắng (tức là Tu chỉ vì muốn tranh hơn thua với người nào đó… trong nhứt thời… mà thôi).

b/- Đừng nên lầm-lẫn giữa sự tu-hành tinh-tấn (chơn thật) với sự tu-hành “hấp-tấp vội-vàng” – (của một cá-nhân nào đó) – trong những giây phút bốc-đồng, vội-vàng và kém suy-nghĩ.

(Chẳng hạn như là thấy người “Tu” rồi mình cũng bắt chước “Tu” theo cho vui…, hay là Tu để lấy cảm-tình của một vài cá-nhân, đối-tượng… nào đó…

Hoặc là:

– Gặp việc buồn rầu, thất-vọng, phẩn-chí... mà cố-gắng Tu “chí-tử” (cho quên buồn, tức…) đi, v.v…

Bởi vì:

c/- Người tu-hành tinh-tấn đúng theo nghĩa thì càng ngày sẽ càng tinh-tấn thêm hơn… (đương-nhiên là hành-giả đó không cần ai trông thấy hay khen, chê… chi cả.

Mà:

– Chỉ “tự mình biết mình” thôi).

Còn như:

d/- Kẻ tu-hành lem-nhem nào mà HỌ làm-bộ, làm tịch giả tinh-tấn (tức là Tu vì háo-thắng, cầu-danh, hấp-tấp, vội-vàng)… thì trước sau gì Họ cũng bị thất-bại và bỏ cuộc một cách thảm-hại.

Tại sao?

– Bởi vì bất cứ một sự việc gì cũng cần phải có đủ thời-gian cần-thiết để phát-triển, trưởng-thành… hết cả.

Muốn “đốt giai-đoạn” cho được mau-lẹ thì chỉ làm cho việc ấy mau-chóng bị hư-hoại mà thôi.

Ví-dụ như:

– Người chạy bộ (đua) thì phải chạy từ-từ, đều-đặn (tức là “lấy nước bền”).

Chớ đừng:

– Vì “háo-thắng” mà cố chạy một hơi cho thật mau – (trong khi mức đến còn quá xa) – rồi ngồi tại chỗ một hồi để thở dốc, có khi (vì mệt quá nên) nằm luôn không sao trở dậy nổi được…).

Cho nên PHẬT mới dạy (lời trên) là :

– “Kẻ đố-kỵ không bao giờ có được sự Tinh-Tấn là như thế.)

*

8/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ không ưa CÔNG-ĐỨC mà có được hạnh THIỆN-ĐẠO.

(Phụ-chú:

(Tức là kẻ chẳng chịu tuân theo lời PHẬT dạy mà “chơn-thật tu-hành”, suốt tháng, quanh năm… lo việc tích công, bòn đức”, thì quyết-định là sẽ:

– Chẳng bao giờ (bước chân) đi được vào trong đường lành của các nẻo Nhơn, Thiên).

*

9/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “không tinh-tấn” mà có các hạnh “ĐÀ-RA-NI”.

(Phụ-chú:

Đà ra ni : dịch là TỔNG-TRÌ.

– Sao gọi là Tổng-Trì”?

Vì bao gồm vô-lượng, vô-biên PHẬT-PHÁP ở trong đó.

Môn ĐÀ-RA-NI” (tức là Tổng-trì) nầy, có công-năng:

– Phá tà, lập chánh,

– Tiêu-diệt nghiệp ác,

– Phát-sanh công-đức, trí-huệ và phước lành…

Do vì như thế, cho nên:

– Kẻ “không tinh-tấn(tức là kẻ buông lung tâm-tánh, giải-đãi, biếng-nhác tu-học)thì chẳng bao giờ đắc được pháp “TỔNG-TRÌ” (tức là đắc ĐÀ-RA-NI cả).

*

10/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ tham-luyến nhà “thế-tục” mà có được hạnh “thân-tâm thanh-tịnh”.

(Phụ-chú:

(Bởi vì Kẻ tu-hành nào mà cứ ham-ưa, luyến thích nơi “nhà thế-tục” – (tức là ham-thích “hồng-trần gia”) – một cách thái quá, tức-nhiên là Họ phải tìm cách để được thân-cận với :

– Các người quyền-quý, cao sang.

Vì những kẻ nầy thì thường có:

– Nhà cao, cửa rộng,

– Vợ đẹp, con xinh…

– Vật-chất dư thừa…

– Lên xe xuống ngựa.

– Kẻ hầu hạ, dạ thưa…

Mà nếu đã ham-thích, thân-cận và tham-luyến nơi nhà thế-tục” như thế rồi, thì Tâm phàm-phu” của kẻ đó sớm hay muộn gì cũng sẽ sanh-khởi ra Niệm” đắm-mê vào trong các sự giàu, sang, xinh-đẹp… của các Kẻ cao-sang kia.

Ắt:            

– Trước sau gì kẻ đó cũng bị phạm dâm, phạm giới (có thể là hoàn-tục luôn).

Những hạng người Tu-hành thuộc vào loại nầy thì :      

– Làm sao mà có hạnh “Thân Tâm thanh-tịnh” được ?)

*

11/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “dối hiện oai-nghi” mà gặp được Phật hội.

(Phụ-chú:

(Kẻ “dối hiện oai-nghi” là những hạng người mà:

– Trong tâm của HỌ thì toàn là tà-quấy, dua-dạy (cong quẹo).

– Phạm giới, phá giới, hủy giới…

– Chẳng có được chút công-đức, phước lành hay trí-huệ… nào cả…

– Giả tu, mượn đạo tạo đời”, chuyên-lo các việc cầu danh, háo lợi…

Các “kẻ” như vậy thì chỉ là:

– Lừa gạt được người thế-gian vô-trí, thiển-cận và không biết đạo… mà thôi.

Chớ:

– Làm sao mà dối-gạt những người có chánh tri-kiến hoặc là các bậc có “tha tâm, đạo nhãn” như chư thánh-nhơn trong hàng “Tứ-thánh” –(hay các bậc thần, tiên, loài ma, quỷ…) được !

Mà:

Nếu đã “giả-dối” như thế rồi thì:

làm thế nào gặp được “Phật Hội”?

(Phật Hội”Hội-Thượng Phật Bồ-Tát – tức là đạo-tràng thuyết pháp của chư Phật hoặc chư Đại Bồ-Tát… để hóa-độ các bậc đại căn, đại trí”TÂM chơn-thật tu-hành).

*

12/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ ưa ở “nhà thế-tục” mà có được “khẩu nghiệp thanh-tịnh”.

(Phụ-chú:

(Người ưa ở  nhà thế tục” được nói đến đây tức là các hạng loại tu-hành “lục-lục thường-nhơn”, cho nên TÂM của “HỌ” hằng luôn ưa-thích thân-cận với hàng “bạch y cư-sĩ” (người tại gia) và buông thả Tâm tánh nơi chốn danh-lợi ràng buộc của thế-tình.

Mà những người ở nơi chốn “THẾ TÌNH” (tức là người tại gia) thì HỌ:

– Có vợ, có chồng, có con trai, con gái, cháu-chít…

– Có công việc làm ăn, buôn-bán, tính-toán phải-quấy, hơn-thua,…

– Có đầy-đủ các thứ Oán, thù, thương, ghét, v.v…

– Có nhiều lời ăn, tiếng nói thô-tục (tức là miệng ưa “văng-tục, nói phét”)

Nói tóm lại là hầu hết các người thế tục”, thì HỌ:

– Có đầy-đủ hết các thứ “trần duyên bất tịnh” ràng buộc Thân, Tâm…

Mình đã là người xuất-gia rồi, mà lại còn ham-ưa giao-thiệp với các Người thế-tục”, thì : 

Làm sao mà:

 Thanh-tịnh thân-tâm cho được ?)

*

TẠI-SAO?

Bởi vì:

– Ở “NƠI NHÀ THẾ TỤC” thì có vô-lượng hoạn-họa, chẳng hạn như là:

(Xuất TẠNG KINH)

12a/- Ở nơi “Nhà thế-tục” thì có:

Tất cả khổ-não làm tổn-hại căn-lành.

12b/- Ở nơi “Nhà thế-tục”  thì:

– Không có điều gì ÁC mà không làm.

– Chẳng   kính-thuận   cha,   mẹ,   sư- trưởng.

12c/- Ở nơi “Nhà thế-tục” thì:

– Có đủ ưu, bi, khổ, não.

– Có đủ các sự giết hại, trói buộc,  đánh-đập, giận mắng,…

 Phát sanh ra nhiều tiếng ác.

12d/- Ở nơi “Nhà thế-tục” thì:

– Các “căn lành” chưa làm thì hững-hờ chẳng (muốn) làm.

– “Căn-lành”  đã  làm  thì  bỏ  hư  (ắt- nhiên là sẽ bị các bậc Đại-Trí như : – chư PHẬT, BỒ-TÁT, THANH-VĂN, DUYÊN-GIÁC… quở-trách).

Cho nên ở nơi “Nhà thế-tục” thì sẽ dễ bị:

– Đọa vào tham, sân, si.

12e/- Ở nơi “Nhà thế-tục” thì rất dễ:

Bỏ KHỐI “GIỚI”, KHỐI “ĐỊNH”, KHỐI “HUỆ”, KHỐI “GIẢI-THOÁT”, KHỐI “GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN”.

12f/- Ở nơi “Nhà thế-tục” thì sẽ dễ bị:

– Thâu-nhiếp   bởi   sự  “THAM-ÁI” của CHA, MẸ, VỢ, CON, ANH-EM, LỤC THÂN QUYẾN-THUỘC.

– Luôn thương-nhớ,  nghĩ-ngợi  về của-cải, bạc tiền, tham-dục….. không chán bỏ (như biển cả nuốt nước muôn sông mà vẫn không bao giờ thấy chán, đủ…)

12g/- Ở nơi “Nhà thế-tục” thì sẽ bị:

– Chướng-ngại đối với thánh-pháp.

– Sanh   ra   nhiều  duyên  sự  đấu-tranh.

– Trái-nghịch, chống-đối lẫn nhau…

12h/- Ở nơi “Nhà thế-tục” thì có đủ hết:

– Các duyên THIỆN, ÁC lộn-lạo sanh-khởi.

– Nhiều sự-vụ  HIỀN-DỮ  chẳng  đồng thay nhau ẩn-hiện.

 Nói tóm lại, ở nơi “NHÀ THẾ-TỤC” thì:

– VÔ-THƯỜNG:

– Vì luôn-luôn có nhiều sự thay đổi, phân-ly, còn, mất.

– KHỔ-NÃO:

– Vì cầu, lo, giữ-gìn (vợ, con, của-cải) lo-sợ bị mất đi.

– OÁN-THÂN kết tụ.

– LY-BIỆT:

– Vì tụ-tán, sanh-ly, tử-biệt….chẳng dừng.

– NHƯ ẢO MỘNG:

– Vì hưng, suy thay nhau còn, mất, xuống, lên…

– NHƯ GIỌT SƯƠNG BUỔI SÁNG:

– Vì mau tan-vở.

– NHƯ GIỌT MẬT:

– Vì chỉ ngọt trong chốc lát (chớ chẳng có “lâu bền hạnh-phúc”).

– NHƯ LƯỚI GAI NHỌN:

– Vì mắc vào trong lưới trói buộc của SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC…

– NHƯ CÔN-TRÙNG MỎ NHỌN:

– Vì chẳng biết kềm-chế sự ăn-uống sạch-sẽ, đúng thời.

NHƯ RẮN ĐỘC:

– Vì ưa tàn hại lẫn nhau.

– NHƯ HY-VỌNG:

– Vì lòng luôn-luôn bồn-chồn, tham-cầu.

– NHƯ KHỦNG-HOẢNG:

– Vì lo-sợ của-cải bị Vua, Quan, NƯỚC, LỬA xâm-đoạt, cháy, trôi…vv……….

 Do những “điều” trên đây cho nên Kẻ nào ưa-thích “NHÀ THẾ-TỤC” thì :

Chẳng những riêng về “KHẨU NGHIỆP” không Thanh-tịnh thôi đâu, mà cho chí đến cả hai “nghiệp” còn lại là : “Ý NGHIỆP” và “THÂN NGHIỆP” nữa…cũng:

KHÓ THỂ NÀO THANH-TỊNH ĐƯỢC.

 *

13/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “không cung-kính” mà có được hạnh “TÂM THANH-TỊNH”.

(Phụ-chú:

(Kẻ chẳng cung-kính” thì tất-nhiên là kiêu-ngạo”.

Mà đã “kiêu-ngạo” rồi – (dù đó là Phật-tử Tại gia hoặc Xuất gia chi cũng vậy) – thì đương-nhiên trong TÂM phải có MẠN” – hoặc 1 Mạn, 2 Mạn,… hay đôi khi đầy-đủ hết cả 7 điều Mạn (thất MẠN) cũng không chừng !!.

(Xem  lại  phần  chú-giải  về  “THẤT MẠN”  ở trước).

Như thế thì Kẻ đó đương-nhiên là:

– “Mục hạ vô-nhân” (xem dưới mắt không có người nào bằng hoặc hơn Ta cả).

Đôi khi còn “tăng thượng-mạn” nữa (là khác), cho nên:

(Do vì nơi TÂM “MẠN” ấy mà có khi còn dám:

– Xem rẻ cả Trời, Phật, Thần, Thánh

Thì HỌ:

Làm sao mà có Hạnh
“TÂM THANH-TỊNH” được ?)

*

14/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ “chẳng tri-túc” mà có được sự “ưa-thích pháp-hạnh”.

(Phụ-chú:

a/- “Chẳng tri-túc” tức là “không bao giờ biết đủ”.

Mà:

– Kẻ “không bao giờ biết đủ” – (dù đó là Phật-tử Tại gia hay Xuất-gia chi cũng thế) – là người có “túi tham không đáy”.

Còn sao gọi là PHÁP-HẠNH?

 – Vì chư “PHÁP” đều không có Tướng” (thị chư PHÁP không Tướng) cho nên xưa nay các “PHÁP” vốn không khứ, không lai, không động, không chuyển

Vì thế mà “PHÁP-HẠNH” được nói đây tức HẠNH CÔNG-ĐỨC” của người đã được giải-thoát ra ngoài ba cõi. (Vì kẻ đó đã xa-lìa được các sự “vọng-động” của ThânTâm rồi).

b/- Lại nữa:

– Người “chẳng tri-túc”người có rất “nhiều mong cầu” ở nơi Lục-trần, Ngũ-dục.

Mà đã “NHIỀU MONG CẦU” như thế rồi,

Thì làm sao:

– ƯA THÍCH “PHÁP-HẠNH”.

Và:

– ƯA-THÍCH “HẠNH GIẢI-THOÁT(CHO) ĐƯỢC.

Còn: 

Người “tri-túc” là người “ít (hoặc không có) mong cầu” nhiều ở nơi Ngũ-dục, Lục-trần (tức là vô-nguyện”).

SAO GỌI LÀ “VÔ-NGUYỆN”?

– Là “chẳng nguyện-cầu” được thác-sanh vào nơi ba cõi DỤC, SẮC, và VÔ-SẮC.

(Để mong được thọ-hưởng “PHƯỚC TRỜI, NGƯỜI”).

Người “vô-nguyện” như thế chính là BẬC giải-thoát” thánh-nhơn.

Nếu như đã được:

Giải-thoát” rồi, thì “TÂM” trống-vắng như Hư-không.

Mà:         

Hư-không” thì chẳng hề có “nhất một sự mong-cầu” nào cả.

Cho nên: 

Người chứng-đắc được PHÁP-HẠNH” LÀ BẬC THÁNH-NHƠN chẳng có mong cầu”.)

*

15/- NHƯ-LAI chẳng nói:

– Kẻ tiếc thân-mạng mà có hạnh “cầu chánh-pháp”.

(Phụ-chú:

(Đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn khi còn hành Bồ-Tát hạnh”, Ngài đã không biết bao nhiêu lần chỉ vì cầu “bốn câu Phật kệ” thôi, mà “thí bỏ” vô-lượng thân-mạng của mình, nhiên-hậu:

MỚI THÀNH-ĐẠT ĐƯỢC QUẢ ĐẠI BỒ-ĐỀ

Cho nên trong “Kinh PHÁP-HOA” có lời dạy rằng:

…………………………….

“Khi ấy Ngài TRÍ-TÍCH Bồ-Tát nói:

Tôi thấy đức Thích-Ca Như-Lai ở trong vô-lượng kiếp, từng làm những hạnh khổ khó làm, chứa dồn nhiều công-đức để cầu đạo Bồ-đề chưa từng có Ý thôi dứt.

TÔI cũng xem trong cõi Tam-thiên Đại-thiên thế-giới nầy, nhẫn đến không còn có nhứt một chỗ nhỏ nào bằng hột cải, mà (nơi ấy) chẳng phải là chỗ của Bồ-Tát (tiền thân của PHẬT THÍCH-CA) khi xưa đã từng xả bỏ thân-mạng của mình để vì làm lợi-ích cho tất cả chúng-sanh.

Do vậy cho nên sau mới thành được “đạo-quả Bồ-Đề”.

Còn như người tu-học đạo Bồ-đề nào – (tức là kẻ phát-nguyện chỉ vì muốn được chứng-thành đạo-quả giảithoát của Thánh-nhơn) – mà cứ luôn “tham-tiếc thân-mạng” của mình một cách quá-đáng…, lại còn vì THÂN-MẠNG” ấy mà gây-tạo ra thêm nhiều thứ “nghiệp tội”, thì đối với cái :

– Thân nầy chỉ là chỗ giả-hợp của Tứ-đại…

– Thân nầy chẳng phải là TACỦA TA.

– Thân nầy TA chẳng thể nào sai-sử, cầm nắm được.

– “Thân nầy là mong-manh, vô-thường, tạm bợ,… rốt lại rồi cũng phải tan về cát bụi”…

Còn không hiểu rõ và chưa dứt được “NGÃ TƯỚNG” thay, huống chi 3 tướng còn lại là:

Nhơn tướng, Chúng-sanh tướng,
Thọ giả tướng

thì làm sao mà dứt cho được?

Nếu như không dứt được Bốn Tướng” nầy – (tức là còn quá hệ-lụy và tham-đắm vào nơi thân-xác, hoặc của Mình, hoặc của Người) – thì kẻ ấy há dám vì đạo Bồ-đề mà xả-thân để CẦU CHÁNH-PHÁP được ư?

*

Trên đây là “15 điều” mà “PHẬT CHẲNG BAO GIỜ NÓI” lên cả.

Vậy thì người Phật-tử nào tu học theo giáo-môn Tịnh-Độ có được sự “kiến-giải rộng-rãi” (tức được có chánh-kiến đối với pháp-môn tu-tập nầy) có bao giờ thấy PHẬT nói trong các Kinh dạy về Tịnh-Độ rằng:

NIỆM PHẬT ĐỂ “CÓ” VÀ “LƯU” LẠI XÁ-LỢI chăng?

Hay là Phật chỉ có” nói lên “điều quyết-định” rằng:

Nếu “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thành-tựu rồi thì tự-nhiên có “XÁ-LỢI”.

Vậy hãy xin thử hỏi trong thời-buổi hiện nay, vào thời-kỳ mà :

MẠT-PHÁP ức-ức nhơn Tu-hành, hãn nhứt đắc đạo !

Tức là vào:

“Thời-kỳ Mạt-pháp, ức-ức người Tu-hành, song không CÓ được NHẤT một ai chứng-đắc cả”!

(Như thế thì có được)

Người Tu-hành nào(dù đó là xuất-gia hoặc tại-gia)dám “đương danh” rằng:

TA là một bậc tu-hành đã thành-tựu được cả 3 phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ?

– TA đã có XÁ-LỢI… rồi ư ?

 (Phụ-chú:

Bậc Tu-hành nào đã thành-tựu được cả 3 phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” nầy thảy đều là những Thánh-nhơn đã phá-trừ xong hai phần:

KIẾN-HOẶC (88 phẩm).

TƯ-HOẶC  (81 phẩm).

trong ba cõi, DỤC, SẮC, VÔ SẮC, đã dự vào trong dòng THÁNH-SỐ và được PHẬT ấn-chứng cho đạo quả Vô-lậu – (tức là đã được ĐẮC-ĐẠO) – rồi thì mới có “XÁ-LỢI” được).

Các BẬC thánh-nhơn đã dứt trừ được 2 phần KIẾN, TƯ HOẶC nầy rồi thì:

Dầu cho tu-hành:

– Đã được CHỨNG-ĐẮC” đi chăng nữa.

Nhưng quý NGÀI (ấy) cũng khiêm-nhượng mà nói lên lời rằng:

“Tôi không chứng, không đắc… chi hết cả”.

Hoặc là nói:

“Tôi chỉ là một kẻ “dung-tăng” tài-đức… chẳng ra gì”… mà thôi.

Chớ quý NGÀI ấy:

Chẳng bao giờ “VỔ-NGỰC TỰ-XƯNG” rằng:

– TA ĐÂY LÀ BẬC THÁNH-NHƠN,

Hoặc:

– Ta đây là người đã có XÁ-LỢI.

(ngay cả khi Ta còn sống) vv……

chi cả.

Tại sao ?

Vì:

Quý “NGÀI” biết:

– Tuân theo lời của PHẬT dạy.

– Có đầy-đủ đạo-đức, khiêm nhường và nhẫn-nhục… của bậc Thánh-nhơn vậy.

Vì thế cho nên trong “KINH LĂNG-NGHIÊM” PHẬT đã có lời dạy rằng:

(Xuất TẠNG KINH)

(ÂM):

“PHẬT cáo A-NAN:

NGÃ diệt-độ hậu, sắc chư BỒ-TÁT, cập A-LA-HÁN, ứng thân sanh bĩ, MẠT-PHÁP chi trung, tác chủng-chủng hình, độ chư luân-chuyển…

Chung bất tự ngôn, ngã chơn BỒ-TÁT, chơn A-LA-HÁN, tiết PHẬT mật nhân, khinh ngôn vị học, duy trừ mạng chung, âm hữu di phủ”…

(NGHĨA):

“PHẬT bảo cùng với Ngài A-NAN rằng:

Sau khi TA diệt-độ, TA sắc-lịnh cho các vị BỒ-TÁT và các A-LA-HÁN, ứng-hiện ra thân sanh vào trong đời MẠT-PHÁP, mang tất-cả các loại thân hình, để cứu-độ chúng-sanh…

… Tuy làm như thế, mà không bao giờ tự xưng rằng TA thiệt là BỒ-TÁT hay thiệt là A-LA-HÁN cả, (rồi) khinh thị lời nói đối với kẻ chưa học, mà làm tiết-lộ cái cơ “bí-mật” của PHẬT.

Chỉ trừ lúc mạng-chung rồi, mới âm-thầm để lại một vài “kỳ-tích” cho người đời biết mà thôi”…

(Lời phụ-giải:

Vì thế cho nên người Phật-tử tu-học theo PHẬT-PHÁP phải nên biết rõ điều rằng:

– Chư PHẬT, BỒ-TÁT hoặc A-LA-HÁN thị hiện ra nơi đời để “cứu-độ chúng-sanh” mà chúng-sanh không thể nào hiểu thấu cho được, chỉ trừ khi nào các vị ấy cởi bỏ xác-phàm (chết) thì mới lưu lại cho đời một vài “Thánh-tích đặc biệt”, chừng đó chúng-sanh mới (có thể) biết được mà thôi.

Nhưng khi biết rồi thì không bao giờ còn gặp lại quý NGÀI được nữa.

 1/- Lấy thí-dụ như ở bên TRUNG-HOA, thì:

ĐẠT-MA Tổ-sư hiện thân đến Trung-quốc, trên từ vua LƯƠNG-VÕ-ĐẾ, dưới cho chí đến quan-dân đều không một ai biết được.

Đến khi biết NGÀI là bậc THÁNH-NHƠN” rồi, thì không còn gặp, thấy… được NGÀI nữa.

2/- Và gần đây, bên VIỆT-NAM:

Thì Hòa-Thượng THÍCH-THIỀN-TÂM, sơ-tổ của dòng pháp “MẬT-TỊNH ĐẠI-NINH”… Khi NGÀI còn sống chẳng một ai biết NGÀI là chi hết cả.

Đến khi NGÀI thị-tịch rồi, âm-thầm lưu lại một cái răng cấm XÁ-LỢI, cứng chắc như kim-cương, long-lanh màu ngũ-sắc… chừng đó mới biết NGÀI là một bậc phi-thường…

Bởi thế cho nên hiện nay, những người nào mà tự-xưng mình là PHẬT, BỒ-TÁT, VÔ-THƯỢNG SƯ hay là Ta đây – (ngay khi còn sống) – đã có “Xá-Lợi” rồi…

Thì :

– Căn-cứ vào nơi đoạn KINH (dẫn-chứng) nầy, chúng-ta liền thấy rõ-ràng và biết chắc-chắn rằng:

– Đấy không phải thiệt là PHẬT, BỒ-TÁT, VÔ-THƯỢNG SƯ, A-LA-HÁN… gì cả.

HỌ chỉ là những kẻ lợi-dụng TAM-BẢO (và PHẬT-PHÁP) để:

– Lường gạt đức tin của hàng Thiện-tín ngõ hầu cầu danh, thủ lợi mà thôi.

Phải nên hiểu như vậy mới khỏi bị gạt lầm).

*

Còn những người “Hạ-căn Niệm-Phật” trong đời MẠT-PHÁP (hiện nay) như chúng-ta đây, ngoài miệng thì tuy là cũng có NIỆM PHẬT (chút đỉnh) thật đó, nhưng mà 6 căn của Ta là:

1/- MẮT vẫn còn chạy theo các loại “SẮC TƯỚNG” (sắc đẹp của Nam, Nữ, nhà-cửa, quần-áo, đồ trang-sức, cảnh-vật v.v…).

2/- TAI vẫn còn chạy theo các loại “ÂM THANH” (như tiếng đờn, ca, xướng, hát, tiếng khóc, tiếng cười… tiếng oán, tiếng thương, tiếng nỉ-non, thỏ thử v.v…)

3/- MŨI vẫn còn chạy theo các loại “MÙI HƯƠNG” (như thơm, hôi… rồi sanh lòng ưa, ghét).

4/- LƯỠI vẫn còn say-đắm các loại “MÙI-VỊ” (béo bổ, ngon-ngọt, cay-đắng, mặn, nhạt.)

5/- THÂN vẫn còn say-mê vào các loại “CHẠM XÚC” (giữa thân-xác Nam, Nữ với nhau… hoặc nhung-gấm, lụa-là v.v…).

6/- Ý vẫn còn quá nhiều các sự “phân-biệt, động-tịnh, SANH-DIỆT”… ở nơi các thứ GHÉT, THƯƠNG, PHẢI-QUẤY…

Tóm lại là hầu hết NGƯỜI NIỆM-PHẬT” đời nay thì gần như:

CHƯA “BUÔNG-BỎ” ĐƯỢC NHẤT MỘT THỨ, LOẠI “TRẦN-LAO” NÀO CẢ.

Thì:

a/- Làm sao mà có thể “Tịnh-tâm” được trước các “ngoại-duyên quyến-rũ” (của LỤC-TRẦN, Ngũ-Dục ?).

b/- Làm sao được “vãng-sanh” (vì Niệm-Phật không nhứt tâm)?

Và như vậy thì:

– Thế nào đắc được 3 phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”?

Mà nói rằng:

– Lâm-chung được vãng-sanh.

Hoặc là:

– Xương cốt biến THÀNH RA XÁ-LỢI.

(Cả lúc còn sống lẫn sau khi chết và thiêu-hoá xác-thân xong ?)

***

Chú thích:

(1)- Tối ra ngoài mặt biển xem thấy mắt của loài cá (lội trong nước biển) (có) ánh-sáng lấp-lánh (nên tưởng lầm đó là Ngọc-Bích).

Đây ý nói là:

LẤY GIẢ LÀM THẬT

(Lộng “GIẢ” thành “CHƠN”)