THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn

 

CHƯƠNG HAI
TIẾT 1
NĂM THỜI-KỲ KIÊN-CỐ TRONG PHẬT-PHÁP
(ẢNH-HƯỞNG ĐẾN GIỚI TU-SĨ (XUẤT-GIA))

 

(Lời soạn-giả:

Tiết-mục nầy luận về:

PHÁP-VẬN” của Phật-pháp đối với Năm thời-kỳ kiên-cố ảnh-hưởng đến giới PHẬT-TỬ (xuất-gia lẫn tại-gia) như thế nào?)

Theo định-luật vô-thường về việc THÀNH-HOẠI của tất-cả các “HỮU-VI PHÁP” trên thế-gian nầy (nói riêng)10 phương thế-giới (nói chung) thì:

– Không có bất cứ một thứ loại vật-thể (tức la PHÁP-TƯỚNG) nào, hoặc hữu-hình, hoặc vô-hình mà thường còn mãi được, do đó cho nên từ xưa đến nay “VẠN-PHÁP” hễ có “SANH” thì quyết-định là phải có “DIỆT” chớ chẳng bao giờ tồn-tại lâu dài (hay là) bất-biến được cả.

(Phụ-chú:

Vạn-pháp (hoặc vô-lượng “HỮU-VI PHÁP”) là nói rộng ra.

Còn nếu như ước-lược lại mà nói thì Thế-gian chúng-sanh có tất-cả 14 loại PHÁP HỮU-VI” đó là :

SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, NAM, NỮ, SANH, TRỤ, DIỆT, KHỔ, LẠC, BẤT KHỔ, BẤT LẠC.

14 loại “HỮU-VI PHÁP” nầy thảy đều bị nằm vào trong vòng VÔ-THƯỜNG SANH-DIỆT” hết cả, chớ chẳng đặng thường còn, bất biến.)

Vì thế cho nên GIÁO-PHÁP của đức THẾ-TÔN – (nói riêng và tất-cả giáo-pháp của Ngoại-đạo, Tà-giáo khác…nói chung) – cũng phải bị nằm luôn vào trong vòng vô-thường sanh-diệt (y như vậy).       Và :

Sự “VÔ-THƯỜNG SANH-DIỆT”  trong  “PHẬT PHÁP” (nầy) được PHẬT chia ra làm 5 thời-kỳ “KIÊN-CỐ” như sau:

1/- Giải-thoát kiên-cố:

Giai-đoạn của thời “pháp-vận” nầy bắt đầu kể từ khi PHẬT (và các vị Thánh-tăng đại đệ-tử) nhập Niết-bàn (tịch) cho đến 500 năm về sau – (nghĩa là 500 năm sau khi PHẬT nhập Niết-bàn).

Trong thời-gian nầy vì đa-số người tu còn biết hành-trì đúng theo GIỚI-PHÁP (tức là Giới-luậtKinh-pháp) của PHẬT dạy cho nên:

– Trong số 100 người tu-hành thì cũng có đến được 50 hoặc 70 người đắc-đạo và giải-thoát.

Xin được trích-dẫn ra một đoạn KINH để làm “tín-chứng” về việc đắc-đạo, giải-thoát trong THỜI-KỲ “GIẢI-THOÁT KIÊN-CỐ” nầy như sau :

Trong kinh “MA-HA MA-GIA” Phật có dạy rằng:

Sau khi ta vào Niết-Bàn rồi thì :

1/– 100 năm sau, có Tỳ-kheo ƯU-BA CÚC-ĐA,(1) đủ biện-tài thuyết-pháp cũng như PHÚ LẦU-NA DI ĐA-LA NI-TỬ (2), độ vô-lượng chúng.

2/- 100 năm kế đó (tức là 200 năm sau khi Phật nhập Niết-Bàn) có Tỳ-kheo THI-LA NAN ĐÀ, khéo nói pháp-yếu, độ 12 ức người trong Châu Diêm-Phù.

3/- 100 năm kế tiếp đó (tức là 300 năm sau khi Phật nhập Niết-Bàn) có Tỳ-kheo THANH-LIÊN HOA-NHÃN, thuyết-pháp độ được nữa ức người.

4/- 100 năm kế nữa (tức là 400 năm sau khi Phật nhập Niết-Bàn), có Tỳ-kheo NGƯU-KHẨU thuyết-pháp độ được một vạn người.

5/- 100 năm kế tiếp đó (tức là 500 năm sau khi Phật nhập Niết-Bàn) có Tỳ-kheo BẢO-THIÊN thuyết-pháp độ được hai vạn người (20.000) và khiến cho vô-số chúng-sanh phát-tâm vô-thượng Bồ-Đề.

 Đến đây thì:

THỜI-KỲ CHÁNH-PHÁP ĐÃ CHUNG-MÃN.

(Phụ-chú:

Trên đây chỉ là nói đến các vị Tổ-sư sau khi đắc-đạo xong rồi, quý Ngài phát tâm Bồ-đề hoằng-dương Phật-pháp, cứu độ chúng-sanh trong thời Chánh-pháp nầy thôi.

Còn như các vị Thánh-nhơn khác cũng hành-trì y theo chánh-pháp của PHẬT, ẩn-tu nơi các miền núi rừng (lan nhã) xa vắng, tu-hành được đắc đạogiải-thoát ở vào trong thời-kỳ GIẢI-THOÁT KIÊN-CỐ nầy (rồi âm-thầm nhập Niết-Bàn luôn, chớ chẳng chịu “ứng thế độ sanh” chi cả), như quý Ngài THI-LA NAN-ĐÀ, THANH-LIÊN HOA-NHÃN, NGƯU-KHẨU, BẢO-THIÊN (vừa nói ở trước) vv… thì số-lượng như vậy có rất nhiều, mà ở trên đã nói (từ 50 đến 70%).

Vậy thì việc tu-hànhđắc-đạo của quý NGÀI đó như thế nào?

Tức là quý Ngài ấy:

1a/- Giữ chặt-chẽ các giới-luật” của PHẬT đã chế một cách nghiêm-cẩn, không hề khuyết-phạm, dù cho đó chỉ là tội nhỏ như ĐỘT KIẾT LA” (xem lại phần ghi chú ở trước).

– Những gì là giới-luật ấy mà quý NGÀI cần phải gìn-giữ?

Đó  là  các  giới  hoặc  trọng  (nặng)  hoặc khinh (nhẹ) nằm trong bộ luậtBa-la-đề mộc xoa”  (Prati-moksha) – (Hán dịch là Biệt Giải-thoát giới”) vậy.

Gồm có:

a/- Tỳ kheo tăng 250 giới, chia ra làm các thứ loạidanh-mục như sau:

– 4 Đại giới Ba la-di, 

– 13 giới Tăng tàn, 

– 2 giới Bất định.

– 30 giới Ni tát kỳ dật đề,

– 90 giới Ba dật đề, 

– 4 giới Đề xá ni.

– 100 giới Bá chúng học pháp, 

– 7 giới Diệt-tránh.

b/- Tỳ-kheo ni 348 giới, chia ra làm các danh-mục như sau:

– 8 Đại giới Ba-la-di, 

– 17 giới Tăng-tàn, 

– 30 giới Ni tát-kỳ dật-đề.

– 178 giới Ba-dật-đề, 

– 8 giới Đề-xá-ni, 

– 100 giới Bá-chúng học-pháp.

– 7 giới Diệt-tránh.

(Ghi chú:

Nơi đây bút-giả chỉ nêu lên “tên” của Giới” mà thôi chớ không giảng giới vì đó lại là phần việc khác.)

Các “giới” nầy được gọi bằng một tên chung là:

“BA-LA-ĐỀ MỘC-XOA” GIỚI-BỔN.

Tên nầy – (Ba-la-đề mộc-xoa) – gồm có các nghĩa như sau:

a/- THIỂU DỤC, Tri-túc (tức là ít muốn, biết đủ – không tham cầu, không cất chứa).

b/- Thành-tựu “tứ oai-nghi” (tức là 4 cách đi, đứng, ngồi, nằm đầy-đủ các thứ oai-nghi, chững-chạc – mà hàng phàm-phu như chúng-ta chẳng thể nào có được).

c/- Không “nhận lãnh” và “cất chứa” những thứ vật loại bất tịnh (mà trong Bộ Luật PHẬT đã cấm).

d/- Tịnh-mạng (thành-tựu được “pháp-thân, huệ-mạng” – tức là ĐẮC-GIỚI)

e/- Lìa hẳn các nghiệp ác bất thiện của Thân, Khẩu, Ý.

(gọi là Tịnh Thân”, “Tịnh Khẩu” “Tịnh Ý – Đây có “nghĩa” là giữ chắc được Thập thiện nghiệp – và xa lìa thập ác nghiệp”) v.v…

Trong thời-kỳ  “giải-thoát kiên-cố”  nầy, đa phần các bậc tu-hành thảy đều là chân-chánh cả, bởi vì Quý Ngài ấy biết:

1/- Giữ chặt các “giới” đã thọ, không để cho bị khuyết-phạm, (do đó mà) thành-tựu được “giới-thể thanh-tịnh”.

Vì thế cho nên:

TÂM CỦA QUÝ NGÀI ĐƯỢC AN-ĐỊNH.

Nghĩa là:

KHÔNG BỊ CHAO-ĐỘNG TRƯỚC SỰ CÁM-DỖ CỦA CÁC CẢNH “NGŨ-DỤC”, “LỤC TRẦN” (3)

Nhờ vậy mà:

2/- Quý Ngài đắc được “ĐỊNH”, thành-tựu phần “ĐỊNH-LỰC” (4) (sức mạnh của Tâm-lực, chứng Ngũ Thần-thông)

Và:

3/- Phát sanh ra “TRÍ-HUỆ” sáng-suốt.

Với “trí-huệ” nầy, quý NGÀI liền quán-sát cùng tu-tập theo 4 Pháp “thánh-đế” (tức là “TỨ DIỆU-ĐẾ”), đó là việc quý Ngài biết rõ được rằng:

– KHỔ (là các thứ nghiệp-quả” khổ, vui… mà mình đang lãnh-thọ trong hiện kiếp nầy).

– TẬP (là các thứ nghiệp-nhơn” lành, dữ…mà mình đã gây tạo ra, hoặc trong kiếp trước (quá khứ) hoặc ở kiếp nầy (hiện-tại).

– DIỆT (là diệt-trừ được các thứ NHƠNQUẢ đây có nghĩa là giải-thoát, đắc đạo).

– ĐẠO (là  y  theo  các  pháp-môn  tU-TẬP  Phật đã thuyết- dạy ra như : 37 phẩm trợ-đạo, bát bội-xả, bát thắng-xứ, v.v…mà chăm lòng và nghiêm-chỉnh tu-tập).

Do vì “biết rõ”“chăm lòng, nghiêm-chỉnh… tu-tập” như vậy, nên dần-dần và rốt lại, quý NGÀI:

a/- Dứt được KHỔ (tức là không còn bị thọ (thêm) Quả-báo” nữa).

b/- Trừ được TẬP (tức là dứt được “NGHIỆP NHƠN” đời trước và không còn gây-tạo thêm  Nghiệp NHƠN” mới – (trong đời nầy) – nữa).

c/- Tu  theo  ĐẠO  (tức  là  y  theo  những PHƯƠNG-PHÁP tu-hànhPHẬT đã thuyết-dạy trong Kinh, rồi tinh-tấn và chuyên-cần tu-tập).

d/- Chứng được DIỆT (tức là Thành-tựu đạo-quả, đắc Tam-muội, chứng giải-thoát).

Vì thế nên quý Ngài dần-dần (tùy theo thứ loại đạo-quả đã “chứng-đắc”) mà:

– Dứt được 88 phẩm “Kiến-hoặc” (đắc đạo-quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm).

– Dứt được 81 phẩm “Tư-hoặc” (đắc đạo-quả vô-sanh A-la-hán – giải-thoát ra khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử của Tam-giới, như chim thoát lồng, cá ra khỏi lưới).

Đến đây thì quý NGÀI hoàn-toàn tu-chứng được Tứ Thánh Đế” (Tứ CHƠN-ĐẾ) (là KHỔ-ĐẾ, TẬP-ĐẾ, DIỆT-ĐẾ, ĐẠO-ĐẾ).

Và đắc được phần ĐỊNH-PHẨM” tối cao là : “DIỆT TẬN ĐỊNH”  của cảnh-giới Niết-Bàn.

HỎI:

– Sao gọi là “DIỆT TẬN ĐỊNH”?

Và:

Sao gọi “DIỆT TẬN ĐỊNH” nầy là cảnh- giới của Niết-Bàn?

ĐÁP:

Sở-dĩ gọi DIỆT TẬN ĐỊNH” là bởi vì:

Đây là ĐỊNH” của bậc thánh-nhơn giải-thoát(tối thiểu cũng phải từ Quả-vị A-la-hán trở lên mới chứng-đắc được ĐỊNH nầy).

NHƯ THẾ NÀO?

a/- Bởi vì khi chứng được Quả-vị A-la-hán rồi thì bậc Thánh-nhơn đó mới:

–  Đoạn dứt được NGÃ CHẤP”.

 – Xả bỏ “TÀNG-THỨC” (tức là A-lại-Da thức thứ 8).

Vì thế mà:

– Thức MẠT-NA (thứ bảy) không còn có chỗ nào để “sở-y” (dựa vào) được nữa – (chỗ “sở-y” của “Mạt-Na thức” “Tàng-thức”) – vì thế cho nên bậc A-LA-HÁN thánh-nhơn không còn chấp NGÔ.

b/-  Còn gọi “DIỆT-TẬN-ĐỊNH” là bởi vì:

Định nầy có tánh cách:

1/- Diệt trừ hết 6 thức “TÂM VƯƠNG” (tức    là diệt hết “6 thức” của Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, ThânY, không cho sanh-khởi lên nữa).

2/- Diệt luôn các thứ “TÂM SỞ”  (tức là loại bỏ hết các  pháp sở hữu”  của Tâm như là các món  căn-bổn phiền-não”  và  tùy phiền-não” (5) v.v…).

3/- Diệt  luôn các phần  “Tạp nhiễm” (tức là các thứ duyên đời, phiền-não…) của Lục-Thức(Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý thức) – mà “Mạt-Na” (thức) đã từng thâu- góp lấy trước kia…

Vì thế mà khi một bậc thánh-nhơn nào nhập vào trong “ĐỊNH” nầy, rồi ở luôn trong ĐỊNH ấy (tức là không Xuất Định) thì được gọi là:

“NHẬP NIẾT-BÀN”

PHẬT và các Vị Thánh-Tăng Đại-Đệ Tử của Ngài đều do nơi ĐỊNH DIỆT-TẬN” nầy mà NHẬP vào trong NIẾT-BÀN CHÁNH-VỊ” hết cả.

Xin trích-dẫn ra đây một đoạn Kinh để làm chứng-tín về việc nầy (Nhập Niết-Bàn của PHẬT), như sau:

……………………

1/-  Đức PHẬT bảo Đại-chúng:

– Giờ đây ta nhập “NIẾT-BÀN”…

2/-  Nói vừa xong thì đức THẾ-TÔN liền:

2a/- Nhập vào (cảnh-giới của) Sơ-Thiền Định.

– Xuất “Sơ-Thiền” nhập “Nhị-Thiền”.

– Xuất “Nhị-Thiền” nhập “Tam-Thiền

– Xuất “Tam-Thiền” nhập “Tứ-Thiền”.

(Đây là nhập vào Tứ-Thiền” của cõi Sắc-giới).

2b/- Xuất “Tứ-thiền” nhập “Không-Xứ Định”.

– Xuất “Không-Xứ Định” nhập “Thức-Xứ Định

– Xuất “Thức-Xứ Định” nhập “Bất-Dụng-Xứ Định(tức là Vô sở-hữu xứ định).

– Xuất “Bất-Dụng-Xứ Định” nhập “Phi-Tưởng Phi-Phi Tưởng xứ Định”.

(Đây là nhập vào trong Tứ Định” của cõi Vô-Sắc giới).

2c/- Xuất “Phi-Tưởng Phi-Phi Tưởng xứ Định” nhập vào “DIỆT-TẬN ĐỊNH”.

(Đây gọi là “THUẬN NHẬP” theo thứ-lớp của các Thiền-Định từ THẤP lên CAO).

Đoạn NGÀI:

2d/- Xuất “DIỆT-TẬN ĐỊNH” nhập (trở lại)

“PHI-TƯỞNG PHI-PHI TƯỞNG XỨ ĐỊNH”.

  • XuấtPHI-TƯỞNG PHI-PHI TƯỞNG XỨ ĐỊNH” nhập (trở lại) “BẤT-DỤNG-XỨ ĐỊNH” (Vô Sở-Hữu Xứ Định).
  • Xuất “BẤT-DỤNG-XỨ ĐỊNH” nhập (trở lại) “THỨC-XỨ ĐỊNH”.
  • Xuất “THỨC-XỨ ĐỊNH” nhập (trở lại) “KHÔNG-XỨ ĐỊNH”.
  • Xuất “KHÔNG-XỨ ĐỊNH” nhập (trở lại) “TỨ-THIỀN”.
  • Xuất “TỨ-THIỀN” nhập (trở lại) “TAM-THIỀN”.
  • Xuất “TAM-THIỀN” nhập (trở lại) “NHỊ-THIỀN”.
  • Xuất “NHỊ-THIỀN” nhập (trở lại) “SƠ-THIỀN”.

(Đây gọi là “NGHỊCH NHẬP” theo thứ-lớp của các Thiền-Định” từ CAO xuống THẤP).

3/- Đức THẾ-TÔN THUẬN, NGHỊCH  nhập  các Thiền-Định như thế xong, NGÀI phổ-cáo cùng Đại-chúng… (khuyên tất-cả đồng gắng giữ GIỚI-LUẬT, LẤY “GIỚI-LUẬT làm THẦY, và kiên-tâm, trì-chí… tu-hành).

4/- Phổ-cáo xong,  Đức  THẾ-TÔN  liền  nhập vào “Thiền-Định (bằng phương-cách) siêu-việt:

Từ “SƠ-THIỀN” xuất, nhập vào “TAM-THIỀN” (không qua “NHỊ-THIỀN”).

Xuất “TAM-THIỀN” nhập “KHÔNG-XỨ ĐỊNH” (không qua Tứ-Thiền).

Xuất “KHÔNG-XỨ ĐỊNH” nhập “VÔ-SỞ-HỮU XỨ ĐỊNH”.

Xuất “VÔ-SỞ-HỮU XỨ ĐỊNH” nhập “DIỆT-TẬN ĐỊNH”.

(Không qua “THỨC-XỨ ĐỊNH”“PHI-TƯỞNG PHI-PHI TƯỞNG XỨ ĐỊNH”).

(Đây gọi là Siêu-Việt THUẬN NHẬP “không theo thứ lớp” của các ĐỊNH từ THẤP lên CAO).

Đoạn NGÀI:

Xuất “DIỆT-TẬN ĐỊNH” nhập (trở lại) PHITƯỞNG PHI-PHI TƯỞNG XỨ-ĐỊNH”.

Xuất “PHI-TƯỞNG PHI-PHI TƯỞNG XỨ ĐỊNH” nhập (trở lại) “THỨC-XỨ ĐỊNH”.

Xuất “THỨC-XỨ ĐỊNH” nhập (trở lại) TỨ-THIỀN”.

(Không qua “VÔ-SỞ-HỮU XỨ ĐỊNH”“KHÔNG-XỨ ĐỊNH”.)

Xuất “TỨ-THIỀN” nhập (trở lại) “NHỊ-THIỀN”. (Không qua TAM-THIỀN).

Xuất “NHỊ-THIỀN” nhập (trở lại) “SƠ-THIỀN”.

5/- Đức THẾ-TÔN nghịch và thuận nhập

Thiền-Định (bằng một phương-cách)  Siêu-Việt như thế xong, NGÀI phổ-cáo cùng Đại-Chúng…

6/- Phổ-cáo xong đức THẾ-TÔN liền nhập  vào Thiền-Định Siêu-Việt:

Xuất “SƠ-THIỀN” nhập “TAM-THIỀN”. (Không qua Nhị-Thiền).

Xuất “TAM-THIỀN” nhập “DIỆT-TẬN ĐỊNH”.

(Không qua các “THIỀN-ĐỊNH” trung-gian).

Xuất “DIỆT-TẬN ĐỊNH” (nghịch nhập trở lại) “SƠ THIỀN”.

(Không qua các “THIỀN-ĐỊNH” trung-gian).

7/- Đức NHƯ-LAI lần-lượt “Thuận-Nghịch”

nhập, xuất các Thiền Định Siêu Việt như vậy đến 3 lần, mỗi lần NGÀI đều có các lời phổ-cáo, dặn-dò, phú-chúc, nhắc-nhở đại-chúng (cố-gắng nhớy theo lời PHẬT đã thuyết-dạy mà chân-thật và tinh-tiến tu-hành…).

8/- Lúc đó, đúng  vào  giữa  đêm,  đức  NHƯ-LAI

nằm trên giường Thất-Bảo trong rừng Ta-La Song thọ, nhập vào Định TỨ-THIỀN, yên-lặng mà BÁT NIẾT-BÀN.

(Phụ-chú:

PHẬT không cần vào DIỆT-TẬN ĐỊNH” để nhập Niết-Bàn – vì NGÀI là đấng NHƯ-LAI PHÁP-VƯƠNG, được tự-tại trong tất-cả các thứ loại THIỀN-ĐỊNH”. Nên bất cứ ở ĐỊNH” nào, NGÀI cũng đều vào Niết-Bàn được cả, chớ còn như các bậc A-la-Hán – (hoặc DUYÊN-GIÁC) – thì quý NGÀI bắt-buộc phải :

Vào “DIỆT TẬN ĐỊNH”

thì mới nhập Niết-bàn được).

(Ghi-chú quan-trọng :

a/- Bậc thánh-nhơn” thì có ĐẾ” (chữ ĐẾ đây có nghĩa là Chơn-Đế hay còn gọi bằng một tên khác nữa là giải-thoát).

b/- Hàng phàm-phu” trong 3 cõi (Dục, Sắc, Vô-Sắc) thì không có ĐẾ – (vì chưa được chứng-đạo và giải-thoát) – mà chỉ có 4 thứ “Triền-phược”KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO thôi.

(Nghĩa là : – Chỉ thấy biết được hai phần khổ (Quả-báo), tập (Nghiệp-Nhơn).

Và:

– Còn đang ở trên đường tu-tập theo “ĐẠO” (PHÁP) để mong có ngày chứng được “DIỆT” – (nhưng hiện-tại thì vẫn còn là Phàm-phu bạt-địa sanh-tử, chớ chưa thành-tựu được đạo-quả giải-thoát” – (tức là chưa chứng được DIỆT) – Cho nên không có được XÁ-LỢI chi cả).

c/- Các loại ngoại đạo, tà giáo (96 thứ), cùng các loài ma, quỷ, v.v… thì duy-nhất chỉ có 2 thứ là KHỔ (quả-báo lãnh-thọ) và “TẬP” (nghiệp-nhơn chứa nhóm) mà thôi, chớ không có “DIỆT”- (mà cũng) – không có “ĐẠO”. (Vì HỌ không có được các phần đạo-pháp chơn-chánh” (chẳng hạn như là 37 phẩm TRỢ ĐẠO v.v…) để tu-tập theo, cho nên  HỌ chẳng  bao  giờ  chứng được DIỆT” – (tức là HỌ không được đắc-đạo và giải-thoát).

Nhiều lắm là HỌ (các giáo-phái Ngoại-đạo) được sanh lên cõi TRỜI hoặc DỤC-GIỚI hoặc SẮC-GIỚI hay là đáo trở lại làm NGƯỜI mà thôi (có khi còn bị rơi vào trong 4 ác-đạo nữa (A-tu-la, Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh).

Tại sao?

– Vì HỌ tu-tập theo “Tà-pháp” vậy).

*

Các phần” vừa được dẫn-giải (sơ-lược) trên đây chính là việc “Tu-hành” của các bậc “giải-thoát thánh-nhơn” trong thời-gian 500 năm nơi giai-đoạn GIẢI-THOÁT KIÊN-CỐ” (đã nói ở trên) vậy.

Nghĩa là:

– Do vì giữ-gìn “GIỚI-LUẬT” chặt-chẽ không cho khuyết-phạm, (quý NGÀI):

Đắc đượcĐỊNH”.

Do được ĐỊNH” mà:

– Sanh ra HUỆ”.

– Do nơi “HUỆ nên thấu-hiểu được các thâm-nghĩa” của những lời Phật dạy trong kinh-điển, rồi y theo (các nghĩa) đó mà suy-cứu, tham-cầuhành-trì đúng y “nhưPHÁP” (chẳng hạn như tu 37 phẩm Trợ-đạo…)

mà:

Đắc được tứ thánh-quả (từ Tu-đà-hoàn… đến A-la-hán).

Cho nên khi quý NGÀI – (còn tại thế, cũng như sau khi) – viên-tịch và thiêu-hóa thân-xác xong rồi thì phần xương-cốt còn lại (đương-nhiên và tự-động) chuyển thành ra XÁ-LỢI (còn gọi là Thánh-cốt, linh-cốt) cứng-chắc cùng-cực, trong-sạch như kim-cương (gõ  vào phát ra tiếng kêu nghe rất trong thanh), linh-hiển phi-thường, được tất-cả các hàng Trời, Thần, Người trong 3 cõi (Dục-giới, Sắc-giới, Vô sắc-giới) quý-trọng, cung-kính, phụng-thờ và lễ-bái… (để cầu được hưởng nhiều phước-báo về sau).

*

(Phụ-chú:

Người PHẬT-TỬ tu-học PHẬT PHÁP cần phải nên biết rằng:

– Vì “XÁ-LỢI” là do sức “ĐỊNH-LỰC” tối-thượng kết thành, cho nên cứng-chắc phi- thường, trên thế-gian nầy (nói riêng) và 10 phương, 3 cõi (nói chung), không có nhất một thứ vật loại gì có thể phá-hoại được cả, dù cho có đốt, đập, mài, dủa v.v… đến cách mấy đi chăng nữa, nhưng trước sau gì XÁ-LỢI chẳng những cũng vẫn y-nhiên mà lại càng thêm tỏ-sáng, rực-rỡ hơn xưa.

Chớ chẳng phải như “Tác-giả” của quyển sách

“Niệm Phật Lưu Xá-Lợi” kia… khuyên nói lên lời sai-lầm rằng:

– “Khi có thiêu xác người mất thì nhớ căn-dặn nhân-viên lò thiêu đừng có đốt kỹ quá, mà chỉ để lửa vừa-vừa trong một thời-gian ngắn (cố-định) nào đó mà thôi. Vì nếu như đốt lâu và kỹ quá thì xương-cốt sẽ nát ra thành bột hết, không còn có Xá-Lợi được nữa” !!!

Hoặc là nói lên lời sái-quấy rằng:

– Vì “XÁ-LỢI” lớn quá cho nên phải dùng búa đập nhỏ ra để bỏ vào trong hủ và:

– Phân-phát cho Phật-tử đem về thờ-cúng…. đâu.

Đây cũng là một bằng chứng về việc:

Tác-giả (nói riêng) và các Phật-tử khác (nói chung) tuy rằng từng có nghe nói đến “XÁ-LỢI” (là thế nầy, thế kia), nhưng mà:

Chẳng biết chút gì về XÁ-LỢI (hết) cả.

Cho nên HỌ:

– Đọc được quyển-sách “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” kia…..

Hoặc là:

Hễ nghe nói đến hai chữ “XÁ-LỢI” (hay là được nghe nói có người quá-vãng nào, sau khi thiêu-hoá xác thân xong có lưu lại XÁ-LỢI” (!) là HỌ phát tâm ái-mộ, xem như đó là một việc cực-kỳ hy-hữu lắm, và nhắm mắt, nhắm mũi… cung-kính tin nhận theo liền, bất kể đó là “Thiệt” hay “Giả”, “ĐÚNG” hay “SAI” chi hết).

*

2/- Thiền-định kiên-cố:

Sau 500 năm của thời “Giải-thoát kiên-cố” qua xong rồi, thì:

Đến thời-kỳ thứ hai của “pháp-vận” là:

“THIỀN-ĐỊNH KIÊN-CỐ”.

Trong thời Pháp-vận” nầy thì hai phần GIỚI-LUẬT”PHÁP-NGHI TU-TẬP” thảy đều bị “lỏng-lẻo”“sai-lạc”.

Nghĩa là:

a/- Về phần “GIỚI-LUẬT” thì đa-số các hàng xuất-gia thảy đều (hoặc ít, hoặc nhiều) “phạm giới” hết cả chớ không còn được nghiêm-tịnh, chặt-chẽ, như ở vào trong thời-kỳ “giải-thoát kiên-cố” khi trước nữa.

Thứ đến là:

b/- Về “pháp-thức tu-tập”  thì các PHÁP-NGHI HÀNH-TRÌ (về phần SỰ) không còn được “đúng y như pháp” nữa, hoặc nếu có đúng” thì sự hành-trì của các Hành-giả tu-tập đa phần đều lơ-là, biếng-trễ, chớ chẳng còn chuyên-cầntinh-tấn tu-tập như ở vào thời-kỳ “Giải-thoát kiên-cố” khi xưa.

NHƯ THẾ NÀO?

Xin được trích một đoạn Kinh để làm chứng-tín (về việc vừa được luận trên) như sau:

Cũng trong Kinh “MA-HA MA-GIA”, PHẬT có huyền-ký lại lời dạy rằng :

“100 năm kế tiếp sau thời-kỳ “GIẢI-THOÁT KIÊN-CỐ” (tức là 600 năm sau khi PHẬT nhập Niết-Bàn rồi) thì :

– 96 thứ tà-giáo, ngoại-đạo phục-hưng (sống dậy)[vì chẳng có các bậc THÁNH-NHƠN GIẢI-THOÁT trụ đời hoằng-dương CHÁNH PHÁP, cho nên các thứ ngoại-giáo nầy không còn bị “kềm-chế” như trước nữa], tà thuyết mới được dịp nổi lên, phá hoại chánh-pháp.

Lúc ấy,

– Có Tỳ-kheo MÃ-MINH (6) ra đời.

Tỳ-kheo nầy dùng tài “huệ-biện” (Trí-huệ biện-tài) hàng-phục ngoại-đạo.

– 100 năm kế tiếp (tức là 700 năm sau khi

Phật nhập Niết-Bàn), có Tỳ-kheo LONG-THỌ(7) ra đời, dùng sức “chánh-trí” (Trí-huệ Bát-nhã chân-chánh), xô-ngã cột phướng Tà-kiến, đốt sáng ngọn đuốc Phật-pháp.

(Lời phụ của người chú-giải:

Đến đây thì thời-kỳ chánh-pháp bắt đầu suy-kém và tàn-rụi dần-dần, nhường lại cho thời-kỳ “Tượng-pháp”“Mạt-pháp” kế tiếp theo sau.)

Vì thế cho nên:

Bắt đầu năm thứ 800 sau khi PHẬT nhập Niết-Bàn rồi thì:

– Hàng xuất-gia phần nhiều tham trước danh-lợi, giải-đải (làm biếng), buông-lung tâm-tánh…

Trong trăm, ngàn người tu, chỉ có một ít người Đắc-đạo.

– 900 năm tiếp (sau khi Phật nhập Niết-Bàn), trong giới Tăng, Ni, phần nhiều là những hạng nô-tỳ bỏ tục xuất-gia.

– 1000 năm tiếp (sau khi Phật Niết-Bàn), các Tỳ-kheo nghe nói đến pháp tu “Bất tịnh-quán(Pháp quán thân-thể mình và chúng-sanh đều là nhơ-bẩn chớ không có sạch, để dứt trừ sự “DỤC ÁI”), Pháp “Sổ tức quán(Cách đếm hơi thở để làm cho TÂM” được AN-ĐỊNH), thì buồn chán không thích tu-tập.

Trong trăm ngàn (100.000) người Tu, chỉ có một ít người được vào trong “chánh-định”.

Đến đây thì thời-kỳ “THIỀN-ĐỊNH KIÊN-CỐ” thứ hai đã chung-mãn (để bắt đầu bước sang thời “MẠT PHÁP” kế tiếp gồm có “3 thời-kỳ” nhỏ là

– “ĐA-VĂN”, THÁP TỰ” và ĐẤU TRANH” Kiên-cố – (sẽ được luận bàn đến ở sau)

Tóm lại:

Trong giai-đoạn “THIỀN-ĐỊNH KIÊN-CỐ” nầy thì:

Nhơn tâm (lòng người) biến đổi.  

– Giới-luật lỏng-lẻo.

– PHÁP-NGHI TU-TẬP (và SỰ HÀNH-TRÌ thảy  đều)  KÉM-KHUYẾT.

Vì thế cho nên:

– Trong số 100 người Tu thì chỉ được chừng 5 hoặc 7 người chứng-đắc được đạo-quả giải-thoát.

– Đa số còn lại (khoảng 50 hoặc 70 người) thì chỉ đắc được THIỀN-ĐỊNH” mà thôi.

(Phụ-chú:

Nói đắc THIỀN-ĐỊNH đây tức là đắc được:

4 THIỀN” và 4 ĐỊNH” của hai cõi Sắc-GiớiVô Sắc-Giới thiên (tức là đắc được các thứ loại “Phàm-phu Thiền-định” (sẽ được lần-lượt giảng nói dưới đây), mà thôi.

***

Chú thích:

(1)- Ưu-Ba Cúc-Đa: Theo trong KINH PHẬT HUYỀN-KÝ thì bậc Tổ-Sư nầy là “ỨNG-THÂN” của PHẬT quá-khứ (là) VÔ-TƯỚNG PHẬT (thị-hiện) Ngài nối ngôi-vị Tổ thứ Ba (là Ngài THƯƠNG-NA HÒA-TU) mà làm TỔ THỨ TƯ (bên Thiền-Tông).

(2)- Phú Lầu-Na Di-Đa-La Ni-Tử: là một trong hàng “Thập đại đệ-tử” (10 đệ tử A-LA HÁN vĩ-đại nhất của Phật THÍCH-CA) được danh tặng là: – “người thuyết pháp đệ nhất”.

(3)- Ngũ dục, lục trần:

a/- Ngũ dục : Là 5 sự “ham-muốn” của người đời, đó là:

– Tài (tiền bạc, quý kim…),

Sắc (sắc đẹp của nam, nữ, hoặc vật loại…)

– Danh (danh vọng, tiếng tăm khen-ngợi), 

Thực (ăn uống),

Thùy (ngủ-nghỉ).

b/- Lục trần : Là 6 thứ “cám-dỗ” người đời, đó là:

Sắc (đẹp), Thanh (âm-thanh), Hương (mùi-hương), Vị (mùi-vị), Xúc (xúc-chạm giữa hai thân Nam, Nữ…), Pháp (các thứ vật loại hoặc hữu-tình, hoặc vô-tình).

(4)- ĐỊNH của bậc “thánh-nhơn giải-thoát” gồm có 9 thứ. Đó là:

– Sơ thiền ĐỊNH (ly (Dục) sanh hỷ, lạc),

– Nhị thiền ĐỊNH (Định sanh hỷ, lạc).

– Tam thiền ĐỊNH (Ly hỷ diệu lạc) ,

– Tứ thiền ĐỊNH (xả niệm thanh-tịnh)

(Đây là 4 THIỀN của Trời Sắc giới)

– Không vô-biên xứ định,

– Thức vô-biên xứ định.

– Vô sở hữu xứ định.

–  Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định.

(Đây là 4 ĐỊNH của cõi Trời Vô Sắc Giới)

8 thứ THIỀN-ĐỊNH nầy PHẬT gọi là “PHÀM-PHU THIỀN (vì người Tu dù cho có chứng đắc được hết 8 thứ ĐỊNH nầy đi chăng nữa, nhưng cũng vẫn chưa dứt được các sự sanh-tử, luân-hồi – tức là chưa giải-thoát ra ngoài ba cõi).

– Chư Thiên trong hai cõi SẮC”VÔ SẮC” tùy theo mức độ tu-hành mà chứng-đắc được các thứ ĐỊNH” tương-xứng.

Còn ở nơi các bậc “thánh-nhơn giải-thoát” thì:

– Quý Ngài cũng đắc đủ được 8 thứ ĐỊNH nầy, nhưng (ngoài ra) quý Ngài còn đắc thêm ĐỊNH thứ 9 nữa là:

DIỆT-TẬN ĐỊNH

– “Định DIỆT-TẬN” nầy chỉ có từ bậc Thánh-nhơn Vô-lậu A-la-hán (trở lên) mới tu-chứng được mà thôi.

(5)- Căn bổn phiền não: Là các món “phiền-não” “CHÁNH GỐC và CHỦ-LỰC”.

Gồm có 10 thứ:

Đó là:

Tham, sân, si, mạn, nghi (đây là 5 món “độn sử”, rất khó trừ phục).

Thân kiến, biên-kiến, tà-kiến, kiên thủ-kiến, giới thủ-kiến (đây là 5 món “lợi sử”, thuộc về “ÁC-KIẾN”, tương-đối dễ Trừ-phục hơn – nếu được “kiến-đạo” (tức là đắc quả Tu đà-hoàn).

Tùy phiền não : Là các thứ phiền-não “PHỤ-TRỢ”, đại-khái gồm có 20 thứ, đó là:

1/- Phẩn (giận), 2/- Hận (hờn), 3/- Phú (che giấu), 4/- Não (buồn-phiền), 5/- Tật (ganh-ghét), 6/- Xan (bỏn-xẻn), 7/- Cuống (dối gạt), 8/- Siểm (nịnh bợ), 9/- Hại (tổn-hại), 10/- Kiêu (kiêu-căng), 11/- Vô-tàm (không biết xấu hổ với mình), 12/- Vô-quý (không biết xấu-hổ với người chung-quanh), 13/- Trạo-cử (chao-động thân, tâm), 14/- Hôn-trầm (tối mờ), 15/- Bất-tín (không có lòng tin), 16/- Giải-đải (làm biếng), 17/- Phóng-dật (buông lung tâm-tánh), 18/- Thất niệm (không nhớ), 19/- Tán-loạn (lăng-xăng, rối-loạn), 20/- Bất chánh-tri (không có sự hiểu biết chơn-chánh).

(6)- MÃ-MINH Đại-Sĩ: là Ứng-thân của một bậc Đại-sĩ Bồ-Tát ở ngôi-vị “SƠ HOAN-HỶ ĐỊA” trong hàng THẬP-ĐỊA ĐẠI-SĨ PHÁP-THÂN GIAI-VỊ (THẬP-THÁNH). Ngài nối-tiếp TỔ thứ 11Đức PHÚ-NA DẠ-XA mà chấp chưởng ngôi Tổ-vị thứ 12 bên Tây-Thiên Trúc (cổ Ấn-Độ).

Ngài Thầy của Tổ thứ 13 (là Đức CA-TÌ MA-LA).

Bộ LUẬN quan-trọng nhất của NGÀI để lại cho hậu-thế là :  – Bộ “ĐẠI-THỪA KHỞI-TÍN LUẬN”

Nhờ bộ “LUẬN” nầy mà giáo-môn “ĐẠI-THỪA PHẬT-PHÁP” được phục-hưng và hoằng-truyền rộng-rãi mãi cho đến ngày nay.

(7)- LONG-THỌ BỒ-TÁT: Cũng là Ứng-thân của một vị Đại Bồ-Tát khác nữa.

Ngài nối-tiếp Tổ thứ 13Đức CA-TÌ MA-LA mà chấp chưởng ngôi Tổ-vị thứ 14 bên Tây-Thiên Trúc.

Ngài có soạn ra ba bộ “LUẬN” rất quan-trọng để lại cho hậu-thế là:

– ĐẠI-TRÍ ĐỘ LUẬN,

– TRUNG-QUÁN LUẬN,

– THẬP NHỊ MÔN LUẬN.

Vô-số hàng Thiện-Tín nhờ ở nơi ba bộ LUẬN nầy mà được “tỏ-ngộ” tâm-yếu của Đại-Thừa PHẬT-PHÁP.