THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn

 

CHƯƠNG BẢY
 
TIẾT 2
PHẬT-GIÁO TRONG
THỜI-KỲ MẠT-PHÁP

(Tiết-mục nầy CHỈ DẪN”BIỆN-LUẬN” về Thực trạng của PHẬT-GIÁO” trong Thời-buổi MẠT-PHÁP / ĐẤU-TRANH KIÊN-CỐ nầy).

A/- LỤC-SƯ NGOẠI-ĐẠO “MA TÀ TĂNG”

Đối với HÀNG NGŨ Phật-tử “Tại gia” hoặc “xuất-gia” tu-học theo PHẬT-PHÁP – (và nhất là quý-vị đang hành-trì theo Tông-môn  TỊNH-ĐỘ).

(Xuất TẠNG KINH):

Trong Kinh PHẬT đã có lời dạy rằng:

 “Nầy A-NAN,

1/- … Lúc bấy giờ (tức là trong thời-kỳ Mạt-pháp hiện nay), có các hàng Trưởng-giả, cư-sĩ, tuy bị nhiều sự khổ-não bức-thiết, song HỌ vẫn sanh lòng tịnh-tín, cung-kính, tôn-trọng ngôi Tam-bảo, bố-thí, tụng Kinh, tu các công-đức.

2/- Do thiện-căn đó, nên khi mạng chung, HỌ được sanh về “thiện-đạo”, hưởng các điều vui…”    

Qua lời “huyền-ký” trên – (và quả thật là các sự việc xảy ra đều đúng y như vậy) – bởi vì trong thời buổi “Mạt-pháp” và “điên-đảo” hiện nay, Ta thấy rằng:

Đa phần  người xuất-gia lại ưa-thích làm những “công-việc thế-tục” của người tại-gia, chẳng hạn như là làm “Chánh-trị, buôn-bán, tổ-chức Đại nhạc-hội, Cải-lương, ca-vũ nhạc-kịch” vv….

Và:

Một số người cư-sĩ Phật-tử tại-gia lại hành-xử các công việc về Phật-sự và Pháp-sự của giới xuất-gia, chẳng hạn như là hộ-trì Tam-bảo Phật-pháp, tu các công-đức, niệm Phật, tụng Kinh, cúng-dường, bố-thí, giảng-thuyết KinH-ĐIỂN, HOẰNG-DƯƠNG PHẬT-PHÁP…. in chép Kinh-sách v.v…

Đứng về phương-diện:

a/- “Đạo-tâm” thì chư Phật-tử tại-gia (như Quý-vị) rất ư là dõng-mãnh, đáng kính-trọng, khen-ngợi và tán-thán lắm.

Nhưng trên “bình-diện” về:

b/- “Đạo-pháp” và giáo-lý”, thì rất là yếu kém, gần như không biết chi cả(đương-nhiên là : – Vì bận-bịu lo-lắng việc đời, sinh kế, và bị nhiều cảnh “gia-duyên bận-rộn” ràng-buộc, nên không thể nào thường xuyên tham-dự được vào các chốn PHÁP-HỘI, đạo-tràng để nghe học Phật-pháp, hoặc giả như nếu có nghe được chút-đỉnh PHẬT-PHÁP và tu-tập… thì lại gặp nhằm “hạng loại” Thầy lục sư ngoại đạo, Ma-Tà tăng”, giả tu… chuyên về việc “mượn đạo tạo đời”, mua Thần bán Thánh”… hướng-dẫn Phật-tử tu-tập sai-lầmbẻ cong” các phần giáo-lý của PHẬT dạy cùng với việc giảm-thiểu đi những phương-pháp hành-trì”, tu-tập trong cửa Đạo)!!!

Cho nên:

Rốt lại rồi cũng giống như không (tu, không học) mà thôi.

Vậy thì:

Thế nào là những hạng “lục sư ngoại-đạo Ma-Tà tăng” (vừa mới được nêu trên) đó mà “chúng ta” cần phải “biết rõ” và “nhận-diện” ra, để khỏi bị “CHÚNG” gạt gẫm, dẫn-dắt sai-lầm, sái-quấy trên con đường lập tâm tu-tập?

Xin được “Trích-dẫn” ra một đoạn KINH” sau đây để làm “chứng-tín về các loại “MA-TÀ TĂNG” nầy… cho hàng Thiện-tín quý-vị tỏ-rõ, hầu khỏi bị “CHÚNG” gạt lầm.

… “PHẬT bảo cùng với Ngài VĂN-THÙ SƯ-LỢI PHÁP-VƯƠNG TỬ Đại Bồ-Tát rằng:

(Xuất TẠNG KINH):

1/- Khi TA “nhập-diệt” rồi thì có nhiều thứ loại Ma BA-TUẦN xen-lộn vào trong GIÁO-PHÁP của TA, “CHÚNG NÓ” cũng ở chùa, cạo đầu, mặc áo PHẬT (áo cà-sa), và tự xưng là đệ-tử của PHẬT!

“CHÚNG” sống chung lộn với người đời, ăn thịt, uống rượu, làm dơ-bẩn đức PHẬT.

ĐẤY LÀ LOẠI NGOẠI ĐẠO THỨ NHẤT

(Phụ-chú:

Đây chính là những hạng loại “MA-TÀ giả mang hình-tướng TĂNG-BẢO”, ẩn-nương nơi các chốn Già-lam, Phật-tự, lợi-dụng vào oai-đức của Tam-Bảo, với mục-đích tà-siểm là:

Lường-gạt các hàng Thiện-tín có đức TIN, nhưng nhẹ dạ, ít hiểu biết nhiều về đạo-lý

Để mà:

 – Cầu danh và thủ lợi riêng cho cá-nhân “của CHÚNG”.

Ngày nay, trong thời buổi Mạt-pháp, hạng Ma-Tà Tăng nầy được thấy rất nhiều, – (có thể nói là) – gần như 97% các hàng Tăng, Ni trẻ tuổi [mới xuất-gia sau nầy] thảy đều bị PHẬT xếp vào trong loại “Ngoại-đạo Ma-Tà Tăng” nầy cả.)

*

2/- Còn có thêm một loại người dắt vợ, đem con vào trong Phật-tự, học theo tà-thuật, nói là để truyền lại cho đệ-tử.

– Chúng ăn thịt, uống rượu.

– Chúng cũng đi làm chay, tụng Kinh, cúng đám … cho người!

– Chúng không nằm vào trong “SO” nào hết cả.

ĐÂY LÀ LOẠI NGOẠI ĐẠO THỨ HAI

(Phụ-chú:

Vì sao mà PHẬT nói loại “MA-TÀ Tăng” nầy không nằm vào trong SỐ” nào hết?

Vậy thì thế nào mà gọi là SỐ”?

SỐ” đây tức là “Số loại” vậy.

Có hai thứ “Số loại”.

Đó là:

“Số loại” của người Phật-tử tại-gia.

Và:

– “Số loại” của người Phật-tử xuất-gia.

a/- “Số loại” người Phật-tử tại gia:

Đây chính là các hàng ngũ “cư-sĩ” Phật-tử tại gia, sống đời thế-tục, đầu còn để tóc, Họ:

Vợ (hoặc Chồng), con, cháu, gia-đình

công việc làm ăn, như các nghề-nghiệp thuộc về 5 “ngành-nghệ” chánh là:

(kẻ văn-học, kỹ-sư, bác-sĩ, công, tư chức…)

NÔNG (người làm ruộng-rẫy, canh-tác, chăn nuôi, trồng-trọt…)

 – CÔNG (kẻ làm các nghề về công kỹ-nghệ, lao-động…)

BINH (quân-nhân).

THƯƠNG (thương-mãi, buôn-bán).

Tóm lại, những hạng người thuộc vào trong “Số loại” nầy thì:

– Có đầy-đủ hết các việc “thế lợi buộc ràng”…

*

b/- Số loại” người “Phật-tử xuất-gia”:

Đây chính là các hạng người mang hình-dáng Tăng, Ni lìa “hồng-trần gia” (tức là lìa bỏ nhà cửa và gia-đình ngoài thế-tục như vợ, chồng, con-cái, cùng các thứ thế-lợi buộc ràng… khác)

Mà:

Cắt ái, từ thân, thế-phát xuất-gia, làm người “Sa-môn Thích-Tử”.

HỌ:

Sống trong “giới-luật” của Phật-Pháp, mang trọng-trách:

“TÁC NHƯ-LAI SỨ, HÀNH NHƯ-LAI SỰ”

[làm người sứ-giả của Phật, thay thế Phật mà hành-xử các việc về Phật-Pháp]

Để:

– BẢO-TOÀN ĐẠO-PHÁP CÙNG HOẰNG-DƯƠNG CHÁNH-GIÁO CỦA NHƯ-LAI.

(trong cả 3 thời kỳ:

a/- Chánh-pháp, Tượng-pháp, Mạt-pháp

b/- Hoặc nói khác hơn nữa là trong 5 giai đoạn “kiên-cố”, đó là:

– Giải-Thoát kiên-cố.

– Thiền-Định kiên-cố.

– Đa-Văn kiên-cố.

– Tháp-Tự kiên-cố.

– Đấu tranh kiên-cố (của Phật-pháp).

Để:

– TỒI TÀ, HIỂN CHÁNH [Làm cho TÀ PHÁP bị tiêu-diệt, Chánh-Pháp tăng-trưởng].

Và:

– HƯỚNG-DẪN CÁC HÀNG PHẬT-TỬ TẠI-GIA TU HỌC PHẬT-PHÁP… [đúng theo chánh-giáo].

*

Trên đây là “HAI SỐ LOẠI” chánh-yếu, duy-nhất của nhân-quần xã-hội.

   Nay loại “MA-TÀ TĂNG NGOẠI-ĐẠO” THỨ HAI nầy, PHẬT nói rằng:

“CHÚNG không nằm vào trong số loại nào cả”, đó là bởi vì:

a/- Nếu như nói “CHÚNG” thuộc về “số loại tại gia cư-sĩ” thì :

CŨNG KHÔNG PHẢI NỮA

Tại sao?

Bởi vì:

– Rõ-ràng là “Chúng” mang hình-tướng xuất-gia, cạo đầu, mặc áo đạo, ở chùa, tụng Kinh, niệm Phật, cúng đám, làm chay, v.v…

Vậy thì:

– Nói “CHÚNG” là hàng “tại-gia cữ-sĩ” thì chắc-chắn là không phải rồi.

*

b/- Còn nếu như bây giờ mà:

Nói CHÚNG” thuộc về “Số loại xuất-gia” thì:

CHẮC-CHẮN LÀ CŨNG CHẲNG PHẢI NỮA !!

Tại sao?

Bởi vì:

– Tuy là CHÚNG” mang hình-tướng xuất-gia, ở chùa, v.v…

Nhưng mà:

– “Chúng” có vợ, chồng, con cái, bồ-bịch lăng-nhăng…

“Chúng” ăn thịt, uống rượu.

– “Chúng” hành-xử các phần việc của người tại-gia, chẳng hạn như là:

– Tổ chức đại nhạc-hội, cải-lương, ca-vũ nhạc kịch, buôn bán vé-số…vv…..

Làm chuyện chánh-trị, thương-mãi…

Và gần như là có:

 – Đầy-đủ hết các việc thế-tục buộc ràng..

Vậy thì:

– Chắc-chắn là “CHÚNG” không thuộc về “Số loại xuất-gia” rồi.

Và như vậy thì chúng-ta thấy rõ “điều” rằng:

Trong hai Số-loại tại-gia”xuất-gia” nầy, CHÚNG”:

KHÔNG NẰM VÀO TRONG “SỐ-LOẠI” NÀO HẾT !!!

Thế thì thử hỏi:

“CHÚNG” thuộc về “Số-loại” nào đây?

Vì thế nên Ta có thể kết-luận rằng:

CHÚNG” thuộc về loại:

– TĂNG CHẲNG RA TĂNG.

– TỤC CHẲNG RA TỤC.

– ĐẠO CHẲNG RA ĐẠO.

– ĐỜI CHẲNG RA ĐỜI.

CHÚNG” thuộc về “hạng loại” mà trong cửa Đạo gọi rằng:

“MA TĂNG, NGOẠI-ĐẠO” giả mang hình-tướng xuất-gia, để lợi-dụng và nương vào nơi oai-đức của Tam-Bảo, ngỏ hầu cầu danh, thủ lợi, và phá-hoại  chánh-pháp (tức là bẻ cong lời chánh-giáo của Phật dạy) – và (ứng theo thời-thế (MẠT-PHÁP) để) tiêu-diệt Phật-Pháp mà thôi !

(Trong LUẬT KINH gọi “CHÚNG” là hạng “TẶC-TRỤ” (tức là kẻ gian-tặc lẫn-lộn vào trong CHÁNH-GIÁO của PHẬT).

*

 3/- Lại có những hạng người mà:

– Trên thời không có Thầy truyền,

– Dưới thời không có Thầy chứng !

Bị “Ma-quỷ” ám-ảnh khiến cho mê tâm, muội-trí, thấy biết sai-lầm, bậy-bạ…. mà cứ tự cho la (mình) thông-minh (lắm) !

CHÚNG”:

 – Chẳng có công tu-hành chi cả mà tự xưng là thành-đạo.

(Như nói Ta đây chính là : – A-La-Hán, Duyên-giác, Bồ-Tát, Tổ-sư, Vô Thượng Sư, Phật, TU-HÀNH CHỨNG ĐƯỢC “TAM-MUỘI” v.v…)

– Bên ngoài dáng-mạo thì CHÚNG” làm giống theo như PHẬT.

Nhưng mà:

– Trong TÂM thì “CHÚNG” hành-xử nhiều điều tà-mỵ (giả dối), phỉnh-gạt người đời…

 “CHÚNG ”:

– Theo nhau vào trong đường Tà, diệt mất “hột giống TRÍ-HUỆ của PHẬT”.

(Tức là bị mất dần đi các “thiện-căn”CHÚNG” đã vun-bồi từ trong nhiều kiếp trước).

ĐÂY LÀ LOẠI NGOẠI-ĐẠO THỨ BA.

(Phụ-chú:

Phần KINH “HUYỀN-KÝ” nầy PHẬT nói đến các thứ MA-TÀ TĂNG” thuộc về loại MANH TU, HẠT LUYỆN” (tức là “tu đui, luyện mù”), hạng MA-TÀ TĂNG nầy thì trên, dưới, trước, sau… chi-chi, CHÚNG” đều cũng:

– Không có THẦY truyền-dạy (GIÁO-LÝ CĂN-BẢN TỐI-THIỂU) cho về đạo-pháp.

Lại cũng:

– Không có THẦY chứng-minh cho… (sự hiểu biết về Đạo-pháp“CHÚNG” hiện đang có được đó là Đúng hay Sai, hay Chánh v.v…)

CHÚNG”:

– Tự mình xem đọc trộm” lấy KINH-PHÁP” của PHẬT, nhưng bởi do vì ngu-si, dốt-nát, lại không được bậc “THẦY cao đạo” dẫn-dạy [tức là Họ không có được bậc A-XÀ-LÊ chân-chánh giáo-hóa, dắt-dìu một cách cẩn-thận, kỹ-lưỡng… trên đường tu học], cho nên CHÚNG”:

Dốt-nát, ngu-mê.

Hiểu-biết bậy-bạ, sai-lầm với Ý Kinh và lời Phật dạy mà cứ tự cho (mình) là thông-minh, hay giỏi, hiểu đúng, chứng-đạo v.v…

“CHÚNG” đem các điều “hiểu-biết xằng-bậy và ngu-mê” đó ra mà viết soạn sách luận chỉ-dẫn về ĐẠO-HỌC, dạy nói quàng-xiên, lếu-láo (!!!) đến cho hàng bổn-đạo, đệ-tử – [vì lầm tưởng CHÚNG” là bậc chân-tu, có thực tài, thực đức… nên đua nhau tin-nhận theo những lời “CHÚNG” nói] – khiến cho sự hiểu biết (về đạo-pháp) của các hàng hậu-học đều bị mê-lầm, điên-đảo… vì thế mà Thầy, Trò cùng nhau sa vào trong cảnh:

– Một người đui dẫn-dắt đám mù!!!

Rốt lại rồi:

 – Cùng bị rớt hết vào trong Tam đồ ác-đạo).

*

4/- Lại có, những hạng “NGƯỜI”:

– Vẻ bùa, thỉnh chú.

– Đuổi quỷ, sai thần.

– Phỉnh-gạt người đời.

– “Ác-kiến”  của  HỌ  ngày  càng  thêm nhiều.

Thì:

– “Chánh-kiến” về Phật-pháp (của HO) ngày càng thêm tiêu-diệt.

ĐÂY LÀ LOẠI NGOẠI-ĐẠO THỨ TƯ

(Phụ-chú:

Đoạn KINH “HUYỀN-KÝ” nầy là PHẬT nói về các KẺ”:

Bàng-môn, tả-đạo [thầy bùa, thầy pháp tà-quấy, xấu-ác]

Các thứ “Bàng-môn đạo-sĩ” tu Tiên tà-quấy – [trái ngược lại với tôn-chỉ của Lão-Giáo và Đức LÃO-TỬ {tức là ông THÁI-THƯỢNG LÃO-QUÂN} Tổ của đạo Tiên {Taoism}].

Chúng lợi dụng “bùa-chú” để:

– Làm hại những người thiện nam, tín nữ, nhẹ dạ, dốt giáo-lý…

Ngõ hầu:

– Bòn-rút và thu-đoạt tiền bạc của các người ngu-mê ấy…

– Cầu danh, thủ lợi cho “cá-nhân” và (cho) “gia-đình” [của chúng], bất kể lương-tâm, đạo-đức và phải quấy chi cả.

Hạng loại MA-TÀ TĂNG” nầy ngày nay (trong thời MẠT-PHÁP) chiếm đa phần  [hơn 95%]  trong giới “xuất-gia” của Phật-giáo nhà Ta).

5/-  Lại còn có hạng “NGƯỜI”:

 –  Y theo các việc tốt, xấu.

–  Chuyên tu-học theo cách chiếm quẻ,  đoán điềm, bàn-luận kiết (tốt) hung (xấu)

– Coi bói, xem tướng.

– Nói trước các điều họa-phước.

– Dối chúng, gạt người.

– Tiêu-diệt chánh-pháp của PHẬT.

ĐÂY LÀ LOẠI NGOẠI-ĐẠO THỨ 5

(Phụ-chú:

Phần Kinh “HUYỀN-KÝ” nầy là PHẬT nói về các thứ Tà Ma, Ngoại đạo, giả hình làm người xuất-gia tu-niệm, chuyên-môn lợi dụng đạo-pháp để thừa cơ-hội thuận-tiện – (của cá-nhân hoặc gia-đình người bị-nạn) – mà lường-gạt tiền-của, tài-vật….người đời, như là các hạng-loại :

Thầy:

Xem tay, bói toán, viết sách [hoặc làm nghề đoán] tử-vi, số-mạng, chiêm-tinh.

Thầy:

 – Bàn xăm, đoán quẻ, nói đây [điềm nầy] là tốt, kia [điềm nọ] là xấu…

 Mục-đích “thuần” chỉ để:

Dối-gạt người đời và các kẻ không có chánh-kiến hầu thủ-lợi cho cá-nhân.

Hạng loại MA TÀ TĂNG nầy, ngày nay Ta thấy có rất nhiều trong đạo PHẬT).

*

6/- a/- Lại còn có thêm hạng “NGƯỜI”:

 – Sửa-soạn hình-tướng (bên ngoài), y hậu rỡ-ràng… (tức là chuyên-môn trau-tria khăn áo).

– Bụng trống lòng cao… (tức là dốt-nát về đạo-lý mà cứ ngông-nghênh, tự cho Ta đây là hay giỏi – (trong “7 MẠN” thì hạng nầy nằm vào loại TY liệt mạn”).

– Không có được chút Tài-đức nào mà cứ tự xưng Ta đây là một trang tài-giỏi chẳng ai bằng (!)

– Chưa “chứng-ngộ” mà tự cho là đã “chứng-NGO”.

– Học đặng một vài lời trong “Kinh-pháp” của Phật (mà chưa chắc là có hiểu được đúng nghĩa hay không) thì tự cho rằng mình đã thấy được “LÝ-ĐẠO”.

*

b/- Lại có hạng người:

(Làm bộ) chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, giấm… chấp theo “tà-tướng”, dối gạt người vô-trí, “CHÚNG” nói với các người thiện-tín rằng:

– Các ngươi không cần phải xem Kinh, Niệm-Phật,

– Chẳng cần làm phước, tham-thiền,

– Chẳng cần xuất-gia, thọ-giới,

– Không cần tầm sư, học đạo… chi cả.

– “CHÚNG” dám đem cái “sắc thân tứ-đại giả-dối” nầy mà cho rằng đồng với (Báo Thân muôn ĐỨC trang-nghiêm của) PHẬT không khác !

– “CHÚNG” dối-gạt người đời (để đồng nhau với CHÚNG” mà) đi vào trong chỗ “Hắc-ám” (địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh) !

(Rốt lại đều bị):

– Dứt đoạn căn lành, tiêu-diệt hột giống Trí-huệ !

Rồi “a-tòng” theo “CHÚNG” mà:

– Hay chấp theo các sự khờ-khạo, ngu-si…

ĐÂY LÀ LOẠI NGOẠI-ĐẠO THỨ 6

(Phụ-chú:

Loại nầy chính là các nhóm “tà ngoại” được mệnh danh là :

“Vô-Thượng Sư – Truyền-Tâm-Ấn” môn.

Hoặc là:

– Nhóm cuồng -thiền, cuồng -huệ, ma thiền…

– Nhóm truyền-pháp “Quán-đảnh” v.v…

– Nhóm tự cho mình là những người có đủ đại Thiện-căn, đại oai-đức, cầm nắm, gìn-giữ “XÁ-LỢI” của PHẬT, TỔ (để phân-chia cho Phật-tử hoặc các chốn Thiền-môn thờ cúng !!?)

“CHÚNG” đang “làm mưa gió” hiện nay – dưới hình-tướng và danh nghĩa là TĂNG, NI, Đại-Đức, Thượng-Tọa, Hòa-Thượng v.v… – trên chốn “đạo-trường”.

(Các Phật-tử nếu như AI có được “CHÁNH-KIẾN, CHÁNH-TRÍ”, nghe thấy, và biết được các việc “sai-lầm quấy-quá” của CHÚNG”, ắt sẽ thấy rõ được chân-tướng, diện-mục của “CHÚNG” ngay.)

*

7/- PHẬT dạy tiếp nữa rằng:

Sáu hạng “ngoại-đạo” nầy chính là Ma BA-TUẦN.

Ngày sau trong thời MẠT-PHÁP, “CHÚNG” sẽ xen-lộn vào trong “giáo-pháp” của TA, phá-hoại chốn Già-lam, hủy-báng chánh-pháp của PHẬT, chê-bai những “giáo-tướng, nghi-thức tụng-niệm” (tức là xem thường các sự THỜ KÍNH (Thánh-Tượng), cúng, lễ, tụng Kinh, niệm Phật, v.v… mà “Chúng” cho là còn “chấp-tướng” cần phải phá bỏ) !!!

(Phụ-chú:

Trên đây PHẬT đã “nêu rõ” ra và “chỉ đích-danh” 6 loại Ma BA-TUẦN giả làm người xuất-gia, mang hình-tướng Sa-môn Thích-tử… trong thời buổi “đấu-tranh kiên-cố ” nầy rồi…

Ngày nay chúng-ta – [đây là nói đến hạng loại Phật-tử“chánh kiến”, có thật tu, thật hạnh…] – đều thấy rõ điều rằng:

– Có những hạng loại TĂNG, NI dẫn-dạy cho Phật-TỬ tu-học theo nhiều phương-pháp tu-hành rất quái-dị, chẳng-hạn như là:

“Thiền ôm”, “thiền nằm”, “thiền ca-hát”, “thiền trà”, “THIỀN HÀNH” (đi lòng vòng từ chỗ nầy đến chỗ kia).

Không gọi đức Như-LaiPHẬT [như xưa nay trong các chốn Thiền-môn đã từng tôn-kính xưng-tặng] mà “CHÚNG” lại gọi là BỤT.

– Không cần NIỆM-PHẬT, tụngKINH, hay quánPHẬT… chi cả, mà dạy các đệ-tử cứ – (ngồi làm thinh và yên lặng) – quay mặt chăm-chú “QUÁN” vào bức vách tường !!!

*

(Phụ-chú:

[Trường-hợp nầy gọi là:

“Tránh lỗi chấp Phật Tượng”, thì lại bị vướng vào lỗi khác còn tệ-hại hơn nữa là: – “chấp lấy vách tường”!      

Nếu đã như vậy, thôi thà là chọn lỗi chấp Phật Tượng” đi, thế mà lại còn “hay”“mầu-diệu” hơn nhiều].

Lại nữa, chúng-ta cũng còn thấy có thêm những hạng TĂNG, NI khác chuyên-môn dùng quyển Kinh “Tiểu-Bổn A-DI-ĐÀ” đi tụng cầu-siêu, cúng đám… để kiếm tiền, nhưng khi có Phật-tử (biết đạo và tu theo pháp-môn TỊNH-ĐỘ) hỏi thử rằng:

Bạch Thầy, có cõi nước CỰC-LẠC và Phật A-DI-ĐÀ không?

Thì “y Tăng” ta trả lời – (một cách lẹ-làng, không do-dự) – rằng:

“KHÔNG CÓ” !!!

khiến cho TÂM-TRÍ của những Phật-tử – (kém hiểu biết giáo-lý và thiếu “ĐỨC-TIN” đối với pháp-môn Tịnh-Độ) – nghe xong đều bị ngơ-ngẩn hoang-mang, nghi-hoặc, mất tin-tưởng, riết rồi chán-nản, bỏ phế tu-hành và các việc tụng Kinh, Niệm-Phật… mà họ đã từng thực-hành từ bấy lâu nay luôn.

Những người Phật-tử hữu-tâm và có chánh-kiến khác nghe thấy được… các cảnh-trạng đáng buồn nầy, rất lấy làm đau-xót cho đạo PHẬTPHẬT-PHÁP đời nay không sao kể xiết !!!

*

(Phụ-chú 2:

Chính vì “CÓ” các loại MA TÀ-TĂNG giả làm người xuất-gia cùng với sự việc đáng buồn trong thời-buổi MẠT-PHÁP nầy như vậy, cho nên trong quyển “VIỆT-NAM PHẬT-GIÁO SỬ LƯỢC” Thượng-tọa – (nay đã là bậc HÒA-THƯỢNG lớn) – THÍCH MẬT-THỂ đã có viết lên lời rằng:

Thời “MẠT-PHÁP” ngày nay thì:

a/- Các vị “CAO-TĂNG” tuy cũng vẫn có, nhưng bởi vì quá ít-ỏi, cho nên quý vị ấy chẳng khác gì một vài ngôi sao lẻ-tẻ trong bầu trời đen-tối, chẳng soi-sáng được chút gì…

Và:

… Đạo PHẬT ngày càng thêm bị suy-đồi, mất hết cả đi những gì thuần-tuý, cao siêu (!)

Mà:

Chỉ còn như là một phái-môn “THẦN-ĐẠO”, mà nhiệm-vụ chính là:

CHỈ LO VIỆC CÚNG VÁI, TỤNG-NIỆM MÀ THÔI.

Chớ:

KHÔNG BIẾT GÌ KHÁC HƠN NỮA.

b/- Phần-đông dân-chúng (và PHẬT-TỬ) thì HỌ chỉ trọng ông THẦY ở chỗ: danh-vọng, chức-tước. mà thôi, mặc dù cho ông THẦY ấy thiếu học đạo-pháp, thiếu sự thực hạnh, thực tu, thực tài, thực đức…

Bởi tệ-trạng ấy, cho nên hàngngu TĂNG-ĐỒ (người xuất-gia) lần-lần sa vào con đường truỵ-lạc, cờ-bạc, rượu-chè… đắm-mê vào trong vòng THANH, SẮC, LỢI, DANH hết cả.

………………

Do vậy cho nên:

Phần đông TĂNG-ĐỒ (thầy tu) chỉ nghĩ đến danh-vọng, chức tước…

Và:

Chỉ biết cúng-kiến, cầu-đảo, phù-chú…., làm tay sai cho các hàng VUA-CHÚA, quan quyền, phú-hộ, trưởng giả… để làm kế sinh-nhai !!!

c/- Lại còn có thêm một hạng “TĂNG, NI” khác nữa, chỉ lo giữ bổn-thân cho được thanh-nhàn, rồi ăn-chơi, tiêu-khiển… (như uống trà, đánh cờ…) qua ngày.

HỌ bảo lời sai-quấy rằng:

ĐÓ CHÍNH LÀ GIẢI-THOÁT !!

Bởi vậy cho nên:

– Các kiểng CHÙA trong nước dần-dần trở thành ra những cảnh “gia-đình riêng” chớ không còn gì là “tánh-cách đoàn-thể của một Tôn-giáo” nữa.

Họ sống trong PHẬT-GIÁO, hầu-hết chỉ còn có 2 điều “DỐT” “QUÊN”.

“DỐT” vì không chịu học-hỏi “ĐẠO-PHÁP” cho đến nơi, đến chốn.

Còn:

“QUÊN” vì để “khỏi phải biết” đến bổn-phận chơn-chánh của một Tăng-đồ (người Sa-môn Thích-tử).

Ở trong hàng “TĂNG-ĐỒ”
thì như vậy.

Còn:

d/- Ở ngoài hàng ngũ “tín-đồ, cư-sĩ” thì cũng ngơ-ngác, mù-loà, chỉ biết tin càn, theo bướng mà thôi, chớ ít ai là người thông-hiểu đạo-lý… chi hết.

Trong lịch-sử PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM – (từ đây trở riết về sau, trong thời buổi “Đấu-tranh Kiên-cố” nầy) –  Ta có thể đánh vào đấy một dấu than (! ) to lớn”.

(Trích quyển “VIỆT-NAM PHẬT-GIÁO SỬ-LƯỢC” của T.T. THÍCH MẬT-THỂ).

*

Trong thời buổi “Mạt-pháp” và “Đấu-Tranh Kiên-cố” hiện nay, như trước vừa mới nói rằng:

– Các hàng “tại-gia Thiện-tín” chơn-chánh thì HỌ có đức tin, có căn lành…

Và:

– Tâm HỌ luôn nhuần-hướng về đạo-pháp…

Tuy là:

Bị nhiều điều khổ-não bức-bách (do thời-thế, kinh-tế, chánh-trị… gây nên)

Ấy thế mà Quý Phật-tử ấy vẫn còn:

a/- Sanh lòng TỊNH-TÍN sâu-chắc vào nơi Tam-Bảo và Phật-pháp… chăm-chỉ làm các việc “thiện-lành” như là bố-thí, cúng-dường, đọc tụng Kinh-điển

Nhưng lại:

b/- Không có (hoặc kém-khuyết) sự thông-hiểu về PHẬT-PHÁP,

c/- Không được bậc “minh-sư” cùng các hàng “thiện-hữu” dắt-dẫn kỹ-lưỡng nơi bước đường tu,

Vì thế cho nên đa-số các hàng “Thiện-Tín tại-gia” có căn-lành thường hay bị các đám thầy tà thuộc về loại “manh-tu, hạt- luyện” cùng với hàng “Lục sư ngoại-đạo Ma-Tà Tăng” – (vừa kể ở trước) – trá mang hình-dáng Tăng tướng, trà-trộn vào trong cửa PHẬT, mượn danh Tam-bảo, đạo pháp, để lường-gạt đức tin của quý-vị (nói riêng) và hàng Phật-tử kém hiểu-biết giáo-lý (nói chung).

Bởi vì những hạng loại Thầy “giả-tu, tà-mỵ” nầy, thì HỌ” cũng thường ưa nói đến các danh-từ phổ-thông về PHẬT-PHÁP hầu (để) đánh thẳng vào Tâm-lý của chư Phật-tử – (có đức tin, tâm thành, nhưng háo- danh, nhẹ dạ và dốt đạo) – chẳng hạn như HỌ nói rằng:

1/- Muốn chóng được thành Phật, Tổ… thì hãy mau đến nơi CHÚNG, bái “chúng” làm Thầy, rồi cúng-dường “Tứ Sự” cùng trân-trọngtôn-kính “CHÚNG”, thì chúng” sẽ “TRUYỀN TÂM ẤN” cho, bảo-đảm sau 3 năm – (không cần phải tu-hành gian-khổ chi hết) – sẽ được “đương-nhiên thành Phật” !!!

(Như nhóm Tà-giáo “TRUYỀN TÂM-ẤN MÔN” đã từng hành-xử từ bấy lâu nay).

Hoặc HỌ nói rằng:

2/- Nếu muốn được mau thành Phật, Tổ… đủ phép thần-thông, biến-hóa, lên Trời, xuống Biển, hàng-phục quỷ-yêu… thì cứ đến nơi CHÚNG, tôn-kính “CHÚNG” lên làm thầy, rồi cúng-dường, tôn-trọng, thừa sự cho “CHÚNG”…

Trước hết “CHÚNG” làm “PHÁP QUÁN-ĐẢNH” cho, để được dự vào trong bậc Thánh-Tiên…, rồi sau đó sẽ truyền-trao “thần-chú” để tu-luyện…

Có khi “CHÚNG” lại còn nói lên những lời tà-ngụy, lố-lăng… rằng:

3/- Không cần phải xuất-gia “thọ GIỚI”, “giữ GIỚI”, hay tu “ĐỊNH”, tu “HUỆ” chi cả – cứ việc tự mình cạo tóc, mặc áo cà-sa vào, tu-hành lem-nhem, hay là “CHÚNG” nói nếu có….. đôi khi lỡ bị phạm giới (chút đỉnh cũng không sao hết !!), hoặc bảo là cứ việc ra làm chánh-trị, mở-mang cơ-sở thương-mãi (làm việc buôn-bán v.v…), còn tự thân thì cứ việc nay chạy qua Đông, mai chạy qua Tây, mốt đi du-lịch xứ nầy, bữa khác đi tham-quan xứ nọ – (dưới chiêu-bài là đi “Hành-hương thánh-tích”) v.v… cũng được, chớ chẳng có sao hết !!!

Hoặc là “CHÚNG” nói lên các lời nhảm-nhí rằng:

4/- Chẳng cần phải xuất-gia, thọ-giới, hay học kinh-pháp… chi cả.

Cứ việc ở nhà, lập gia-đình (cưới vợ, lấy chồng), lo cho con cháu, (và gây-tạo đủ hết các thứ duyên đời,…) nhưng mà nếu như biết “Niệm-Phật lai-rai”, thì khi lâm-chung cũng sẽ :

– Được PHẬT tới rước cho vãng-sanh về Cực-Lạc.

– Thành ra bậc Bồ-Tát, A-La-Hán… (khơi-khơi như chơi).

Và đặc-biệt là:

– Khi thiêu-hóa thân-xác xong rồi, thì xương-cốt còn xót lại sẽ tự-nhiên hóa thành ra “xá-lợi” – giống như xá-lợi của Phật, Tổ vậy – (nghĩa là cũng có được) :

– Xá-lợi ngũ sắc, Xá-lợi huyết sắc, (màu đỏ) Xá-lợi bạch ngân  (màu trắng bạc) v.v…để lường-gạt những người Phật-tử dễ tin, nhẹ dạ, có Tâm ham muốn mau được thành Phật, Bồ-Tát, Tổ-sư “ngang hông”, hoặc có “XÁ-LỢI” mà không cần phải tích-công, bòn đức, tu-luyện cực-khổ lâu dài… về 3 phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” chi hết… hầu cho Họ – (các loại Tà-sư đó) –  mau thu-đạt được cái “hư danh” (như nói lên lời bịp-bợm rằng Ta đây là Phật, BỒ-TÁT Tổ-SƯ, Cao-tăng đắc-đạo, hay Vô-thượng-Sư, v.v…) cùng với các thứ lợi-dưỡng” khác như tiền-tài, y-phục, ẩm-thực, v.v…

Tóm-lại là “CHÚNG”(các hạng “Ma-Tà Tăng” giả-mỵ đó) –  không từ bất cứ một thủ-đoạn nào cả, miễn là làm sao lừa-dốilường-gạt được những người nhẹ dạ, dễ tin, để tóm-thâu các mối lợi, danh, tiền của… về cho mình mà thôi, chớ không cần nghĩ chi đến việc nhơn-quả, tội báo… gì hết !!.

Do đó cho nên càng ngày HỌ càng thâu-nhận thêm được rất nhiều “tài-lợi” từ các Phật-tử có lòng tịnh-tín mang đến cúng-dường TỨ SỰ” nườm-nượp – (vì thế cho nên “CHÚNG” vừa nổi danh là bậc “đạo-sư”, vừa hưởng được “lợi-dưỡng” dồi-dào) – qua những “tác-phẩm” hí-luận dối đạo, lừa đời của Họ.

*

Là một người nối truyền dòng pháp” của cố “Hòa-thượng Đại-Ninh” THÍCH THIỀN-TÂM, nên trong TÂM Tôi hằng luôn hết lòng lo-nghĩ đến việc hoằng-dương Pháp-môn Tịnh-độ (nói riêng)bảo-trì Phật-pháp (nói chung) nơi hải-ngoại nầy, Tôi rất lấy làm đau buồn trước tình-trạng:

– Vàng thau lẫn-lộn,

– Hắc-bạch nan phân,

của Phật-Pháp ngày nay, cũng như:

Xót-xa trước hoàn-cảnh của chư Thiện-tín hữu tâm  đã, đang (cùng sẽ) còn bị quá nhiều sự gạt lầm, lợi-dụng… nơi bước đường tu như vậy. Vì thế mà liên-tiếp trong mấy năm gần đây, dù đang bận bế-quan nhập-thất, ẩn-tu vô thời-hạn, nhưng Tôi vẫn cố-gắng với tất-cả các sự hiểu-biết thô-thiển của mình đã thu-nhập được suốt mấy mươi năm (qua) trong đường đạo, mà hoàn-thành một số Sách, Luận để hoằng-dương Phật-pháp, hiển chánh, tồi tà… lòng những mong sao mang lại được ít nhiều kiến-thức chơn-chánh (chánh-kiến) cho những hàng Thiện-tín nào có tâm “thiết-tha” muốn tu-học hoặc tìm-hiểu về đạo-pháp, đại-khái như là các quyển sách :

1/- Đại Thừa Phật-Pháp Liễu-nghĩa TRUYỀN TÂM-ẤN LUẬN (1 Bộ gồm có 5 quyển).

(Để minh-nghĩa lại về pháp TRUYỀN TÂM-ẤN” vô-thượng của Phật-giáo nhà Ta mà các vị Tổ-sư đã được bẩm-truyền từ nơi Phật, Bồ-Tát, cùng với các bậc Tiên-hiền, Cổ-đức… khi xưa.)

2/– Tây-Phương Nhật-Khóa (Mật-Tịnh Pháp-nghi – Hành-trì và giải-thích).

3/– Liên-Tông Thập Tam-Tổ. (13 vị Tổ-sư của Tịnh-Độ Tông).

4/- Niệm-Phật Ba-la-mật Kinh (Như-Thích Đại-Sớ) (Một bộ gồm 20 quyển) –(đã có quyển I).

(Với   mục-đích  duy-nhất  là  để   chấn-chỉnh lại”hoằng-dương thêm” về giáo-môn TỊNH-ĐỘ [vốn dĩ đã bị các hạng loại Ma-Tà Tăng” lợi-dụng danh-nghĩa” của Pháp-môn, lường-gạt Phật-tử quá nhiều]).

5/- Thơ gởi người Học Phật (tiếp-nối nhiều quyển sách với số-lượng không ấn-định.

Với mục-đích là để “truyền-trao chánh-kiến” về Phật-pháp đến các hàng Thiện-tín hữu-tâm, hầu cho HỌ khỏi bị “tà sư, ác-hữu” gạt-gẫm và hướng-dẫn sai lầm về Phật-lý, mà bị uổng-phí đi cả một đời tu-tập v.v…).

*

Gần đây, dư-luận Phật-tử tu theo Tịnh-độ có được ít nhiều kiến-thức về Phật-học (tức là có chánh-kiến) hơi bị xôn-xao và bàn-tán sôi-nổi về quyển sách “NIỆM PHẬT LƯU XÁ-LỢI” nầy, có lẽ vì biết Tôi là “truyền-nhân” của cố “Hòa-thượng Đại-Ninh” THÍCH THIỀN-TÂM – (là một bậc đại tôn-sư về Tịnh-Độ của Phật-giáo Việt-Nam) – nơi hải-ngoại nầy, nên tới-tấp gởi thơ đến và gọi điện-thoại về, thưa hỏi để cầu được “quyết-nghi”…

 

Dù đang “bế-quan ẩn-tu” – (vô thời-hạn từ hơn 13 năm qua) – nhưng bởi-vì nhận thấy rằng : – đạo-pháp – (có tương-quan với nhau) – với lại nữa : – Cũng bởi vì mang-mễnh tấm lòng thương-tưởng đến chư “Thiện-Tín hữu tâm” (như quý-vị) đang bị lâm vào trong vòng hoang-mang, nghi-hoặc… nên Tôi cũng phải cố-gắng dành ra đôi chút thời-giờ, biên-soạn lên đây quyển sách “THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI” nầy, để “minh-nghĩa” lại (ít nhiều) về việc:

Sao được gọi là “XÁ-LỢI” ?…

mà quý Phật-tử đang được xem đọc đến trong quyển sách nầy.

*

Tôi cũng biết hoàn-cảnh của:

MỘT CON ÉN KHÔNG THỂ NÀO LÀM NÊN ĐƯỢC MÙA XUÂN.

Hoặc:

MỘT GÁO NƯỚC SÔI CHẲNG THỂ NÀO LÀM TAN ĐƯỢC CẢ CÁNH ĐỒNG BĂNG TUYẾT…

Nhưng bởi-vì có chút tấc dạ quan-hoài” đến đạo-pháp và kiến-thức về Phật-lý cho các hàng-ngũ Phật-tử chơn tu, nên Tôi phải gắng sức biên-soạn, hoàn-thành…(ra quyển Sách nầy).

Vì thế cho nên phần việc của Tôi đang làm đây, nghĩ cho kỹ lại thì cũng tỷ như một “tiếng vang trong sa-mạc” mà thôi, chớ chắc-chắn chẳng thu-đạt được ảnh-hưởng nào đâu(chắc-chắn còn bị “thêm thù, bớt bạn” nữa là khác).

Bởi vì:

Thời nay đứng trên phương-diện của:

a/- Đạo-pháp (nói chung) và giáo-môn Tịnh-độ (nói riêng) đang bị các loại “Ma Tà Tăng” lái đi vào trong con đường sai-lầm, trái ngược lại với “thánh-ý” của PHẬT, Bồ-Tát và chư-vị Liên-tông Tổ-sư cùng với các bậc tiên-hiền, cổ-đức đã, hoặc đang hoằng-dương về Tịnh-độ tông… trước kia.

b/- Thứ đến là đứng về phương-diện của:

– Hàng Thiện-tín hữu tâm, đã hoặc đangsẽ tu-tập theo pháp-môn NIỆM-PHẬT”, phát-tâm cầu học Phật-pháp bị gạt-lầm một cách đau-đớn… về việc “Niệm-Phật lưu Xá-Lợi”đang được phổ-biến rần-rộ trong mấy lúc gần đây…

Vì – (nhận thấy rõ như thế) – nên TÔI bắt buộc:

– Phải cố-gắng biên-soạn lên đây – (quyển sách “THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI”) – đôi lời bày-tỏ, đính-chánh “đúng như PHÁP” nầy, bởi đó là bổn-phận của người “Sa-môn Thích-tử” (nói chung)Tôi (nói riêng) vốn là một kẻ “dung-tăng” nơi cửa Phật, hiện đang nối truyền dòng-pháp của “Sư thúc-phụ” Tôi là Ngài VÔ-NHẤT ĐẠI-SƯ THÍCH THIỀN-TÂM Hòa-thượng, một bậc danh-sư mà – (ai cũng biết rằng) – suốt cả một cuộc đời tu-tập của người:

Chuyên hoằng-dương VỀ GIÁO-MÔN Tịnh-độ.

Trong “THÂM-TÂM” của Tôi chỉ có một điều mong-muốn duy-nhất là:

(Dùng việc PHÁP-SỰ nầy) để biểu-hiện lên “Một tấm chơn-tình” trình dâng bạch PHẬT, chư Bồ-tát, 13 vị Tịnh-Độ Tổ-Sư… cùng hồi-hướng đền-báo đến TỨ-ÂN”, “TAM-HỮU”… mà thôi.

Ngoài ra TUYỆT không còn có thêm vào bất cứ ý-niệm chi sai khác nữa.

Những mong sao cho chư “thức-giả học Phật” khắp nơi, nếu như có cơ-duyên xem đọc đến, LẤY Ý BỎ LỜI mà lượng thứ cho các điều sơ-sót… thì Tôi rấy lấy làm may-mắn lắm.

Trước khi kết-thúc quyển LUẬN nầy, Tôi xin được nương theo lời PHẬT, ý TỔ đã thuyết-dạy, trình-bạch lên chư Tôn-đức” khắp nơi trong cửa đạo, cùng với các hàng Thúc, , tôn-túc, và chư huynh-đệ đồng tu trong cửa ĐẠO… đôi lời tâm-huyết rằng:

– Nếu NHƯ muốn được đạt-đạo, GIẢI-THOÁT SANH-TỬ.

– Nếu NHƯ muốn được vãng-sanh VỀ CỰC-LẠC THEO TÔN-CHỈ CỦA TÔNG-MÔN TỊNH-ĐỘ.

– Nếu NHƯ muốn lưu-lại xá-lợi.

(để làm tín-chứng về phần thực tu, thực hạnh, và sự chứng-đắc của mình – (nếu có) – hầu cho người “học đạo” đời sau “noi gương, bắt chước” (tu-tập theo) ắt-nhiên là phải:

“THIẾT-THỰC HÀNH-TRÌ” PHẦN SỰ TU-TẬP ĐÚNG THEO LỜI DẠY CỦA PHẬT, GIỮ CHẮC BA PHẦN “VÔ-LẬU HỌC” LÀ “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” cho thật kiên-cố, vững bền,…thì mới mong thành-tựu được đạo-quả giải-thoát và khi lâm-chung mới có thể lưu lại XÁ-LỢI” (để làm chứng-tín) về sau…

Chớ chẳng phải là chỉ:

ChuyênTU TRÊN ĐẦU MÔI CHÓT LƯỠI”.

Mà:

Thành đạo và có xá-lợi được đâu.

(Phụ-chú:

Nói theo Ý của Liên-Tông Bát-Tổ Ngài CHÂU-HOẰNG Đại-sư thì “việc TU (CHỨNG (trên “đầu môi chót lưỡi” vừa được nói trên) nầy” chỉ được gọi là:

“ĐẮC TAM-MUỘI nơi cửa miệng”).

mà thôi.

Tại sao?

Bởi vì đức Thế-Tôn đã từng thuyết dạy lên lời rằng:

– “NHƯ-LAI không bao giờ nói chỉ có “ngôn-thuyết suông” mà chứng được đạo-quả Bồ-Đề”.

Đến đây, Tôi xin được trích-dẫn ra một đoạn Kinh khác nữa để làm chứng-tín (cho những lời vừa mới được biện-luận trên) như sau:

… “PHẬT bảo ngài MA-HA CA-DIẾP rằng:

1/- Nầy ĐẠI CA-DIẾP,

Nếu có Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào… nghe được PHÁP nầy mà không có lòng TIN sâu chắc, thiết-thực, thì trọn chẳng bao giờ thành-tựu được đạo-quả Bồ-đề cả.

Tại sao?

2/- Vì phải do nơi TU, nơi HỌC mới chứng được đạo-quả Bồ-đề, chớ chẳng phải là không tu, không học, không thiết-thực hành-trì mà chứng-ĐẠO được đâu.

3/- Nếu như không do nơi tu-tập mà chứng được đạo-quả Bồ-đề, thì những loài mèo, chó, thỏ, gấu, nai… lẽ ra cũng được chứng-đạo (hết sao) ?

4/- Nên nhớ, Phải có “chánh-hạnh”(tức là phải thực-hành đầy-đủ hai phần “LÝ”“SỰ” cho được tương-ưng với nhau)thì mới chứng được Bồ-đề.

5/- Nếu không có “chánh hạnh” mà vẫn đắc được đạo quả Bồ-đề thì ngôn-thuyết (lời nói), văn-tự (chữ nghĩa), tiếng-tăm (âm-thanh), v.v… lẽ ra cũng đều chứng được đạo cả sao ?

6/- NHƯ-LAI không bao giờ nói rằng:

Chỉ có ngôn-thuyết suông mà chứng được đạo-quả Bồ-đề.

7/- Giả sử như tất-cả chúng-sanh trong cõi “Đại Thiên Thế-giới” nầy đều đồng lòng nhau về một NGƯỜI, trải qua trăm ngàn kiếp, vì người đó mà nói rằng:

– Ngươi nên làm PHẬT đi.

– Ngươi phải làm PHẬT đi.

Rồi cùng nhau vây chung-quanh người ấy, rập tiếng xướng to lên lời rằng:

– Sẽ được thành PHẬT.

 – Sẽ được thành PHẬT.

8/-Bảo” và “xướng” to luôn như vậy mãi-mãi không ngừng-nghĩ, dầu cho có trải qua trăm, ngàn, muôn, ức “A-Tăng-Kỳ kiếp” đi chăng nữa, NGƯỜI ẤY cũng vẫn chẳng thể nào thành-tựu được “TÂM BỒ-ĐỀ SƠ PHÁT” lúc ban đầu !

Hà huống là:

Có thể chứng-đắc được quả Bồ-Đề vô-thượng của Phật ư”?

Là những người học Phật và tu theo Phật-pháp – (dù xuất-gia hay tại gia… gì đi chăng nữa)chúng-ta bắt buộc phải “nhớ nằm lòng” lời dạy “vô-giá” nầy, quyết không nên để cho một phút giây nào xao-lãng cả.

Đến đây,

Tôi cũng xin được nương y theo Ý của lời dạy trên mà “chuyển nghĩa” ra rằng:

1/– “Đức NHƯ-LAI chẳng bao giờ nói:

a/- “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” không có mà thành-tựu được xá-lợi.

Và:

b/- Niệm-Phật không chuyên-NHẤT, không có lòng TÍN, NGUYỆN mà được vãng-sanh Cực-Lạc.

Giả-sử như tất-cả chúng-sanh nơi Đại-thiên thế-giới (tức là cõi Ta-Bà) nầy, đồng lòng  nhau  về  một  NGƯỜI,  trải  qua trong trăm ngàn kiếp vì NGƯỜI ấy mà nói rằng:

– Ngươi nên vãng-sanh (Cực-Lạc) đi.

– Ngươi phải vãng-sanh (Cực-Lạc) đi.

Hoặc:

 NGƯƠI NÊN LƯU LẠI “XÁ-LỢI” ĐI.

Rồi cùng nhau vây quanh người đó mà đồng lời, rập tiếng, xướng to lên rằng:

– Sẽ được vãng-sanh Cực-Lạc.

– Sẽ được vãng-sanh Cực-Lạc.

– SẼ ĐƯỢC LƯU LẠI XÁ-LỢI.

 “Bảo” và “xướng” lên như vậy mãi không ngừng-nghĩ, dù có cho đến ngàn, muôn, ức, triệu… năm đi chăng nữa, người ấy cũng vẫn chẳng thể nào thành-tựu được “tâm sơ-phát” ban đầu, hà-huống là được vãng-sanh Cực-Lạc?

Hay là:

“LƯU LẠI XÁ-LỢI” Ư?

 *

Tương-tự như vậy, nghĩa là:

– Lấy đống “cốt hôi” (xương tàn nát vụn còn xót lại) của “NGƯỜI quá-vãng” ấy để vào trong mâm vàng, đĩa ngọc… đem đặt nơi chính giữa nhà, – (hoặc giữa chùa) – rồi đồng lòng nắm tay nhau, vây quanh “đống xương tàn” ấy mà rập tiếng xướng to lên rằng:

– Thành xá-lợi đi.

– Thành xá-lợi đi.

– Sẽ được thành xá-lợi.

– Sẽ được thành xá-lợi.

Dầu xướng to lên như vậy trải qua đến ngàn, muôn, ức, triệu… năm đi chăng nữa(hoặc biên-soạn thành ra ngàn muôn quyển sách tán-dươngquyết Tâm bảo rằng nắm xương tàn ấyxá-lợi)thì đống “xương tàn” kia trước sau gì quyết-nhiên cũng vẫn chỉ là:

– Đống cốt-hôi, xương Tàn, nát vụn, mà thôi.

Chớ chẳng thể nào:

– Thành ra Xá-lợi được.

Tại sao?

ì đấy là một điều “KHÔNG ĐÁNG TIN VÀ “CHẲNG ĐỒNG-LOẠI” vậy.

(Phụ-chú:

a/-  Nói “Không đáng tin” đây là bởi vì:

Phần THỰC HẠNH” thì không có chi cả, nhưng mà bởi vì TÂM “Tăng Thượng Mạn” lẫy-lừng,  nên  vọng  nói  quá  cao,  ngoài  bổn-phận… của mình.

Tại sao?

– Vì “công-phu tu-niệm” của KẺ KIA chưa hội đủ “thắng hạnh” cùng “CÔNG-ĐỨC” tương-ưng để được vãng-sanh CỰC-LẠC hoặc là thành Bậc “thánh-giả” hay có “XÁ-LỢI”… chi hết !

(Vì chưa được “ĐẮC-ĐẠO”)

b/- Còn nói “KHÔNG ĐỒNG LOẠI” đây là bởi vì:

– “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” (của Kẻ quá-vãng ấy) vốn chẳng có (tức là không thành-tựu) được chút chi, nhưng vì Tâm “Tăng-Thượng Mạn”,  háo-lợi, cầu danh… lẫy-lừng, nên mới vọng nói quá cao rằng “cốt hôi” ấy chính là  XÁ-LỢI”!

Sở dĩ mà những người đã nói (hoặc biên chép ra) các lời “vọng-ngôn” ấy – (là do vì HỌ không thông hiểu đạo) – nên tự cho rằng bậc Thầy, bạn, hoặc thân-nhân quá-vãng của Họ cùng-loại” và “ngang-bằng” với các vị Bồ-Tát, Tổ-sư … hết. (Bị mang tội nhiều lắm).

Trên cõi đời nầy, làm gì mà có các sự Đáng tin”Đồng loại” theo “kiểu” đó cho được !

Vì thế cho nên Tôi mới nói lên lời rằng:

VIỆC (lưu xá-lợi được nói đến trong Quyển sách) đó:

 LÀ KHÔNG ĐÁNG TIN VÀ CHẲNG ĐỒNG LOẠI chính là như vậy.

Cũng thế, có những việc “vãng-sanh lưu xá-lợi” của năm ba nhân-vật được “ghi danh” trong “quyển sách kia” cũng “không đáng tin” và “chẳng đồng loại” y như vậy.

Xin được dẫn-chứng ra (dưới) đây lời dạy của đức NHƯ-LAI cùng với Ngài MA-HA CA-DIẾP về việc “CHẲNG ĐÁNG TIN” VÀ “KHÔNG ĐỒNG-LOẠI” nầy như sau:

PHẬT bảo cùng với Ngài MA-HA CA-DIẾP rằng:    

1/- “Nầy ĐẠI CA-DIẾP,

Ý Ông nghĩ thế nào?

Như có người nói rằng:

– Chim thanh-tước (tức là chim se-sẽ)đẻ ra rồng lớn.

Lời nói nầy có “đáng tin” và “đồng loại” không!

Ngài ĐẠI CA-DIẾP đáp:

– Bạch Đức THẾ-TÔN,

Lời nói đó “không đáng tin” và cũng chẳng phải là đồng loại”.

2/- Như có người nói rằng:

– Chim “Đại-bàng kim-sí” đẻ ra loài phi- điểu (tức là đẻ ra thú-vật), Ông nghĩ  thế nào?

Ngài ĐẠI CA-DIẾP đáp:

– Bạch Đức THẾ-TÔN,

 Lời nói đó “không đáng tin” và cũng “chẲng phải là đồng loại”.

3/- Như có người nói rằng:

– Con đom-đóm mang núi Tu-Di bay bổng lên không-gian.

Ông nghĩ thế nào?

Ngài ĐẠI CA-DIẾP đáp:

 – Bạch Đức THẾ-TÔN,

Lời nói đó “không đáng tin” và cũng “chẳng phải là đồng loại”.

………………….

Thế cho nên nơi đây, Tôi xin được nương theo ý của những “lời dạy” trên đây mà “chuyển nghĩa” ra rằng:

1/- Những ai không có thực tu, chẳng có thực hạnh, thực đức, thực tài… (chi cả)

– Hoặc là các loại “Ma-Tà Tăng” giả tu, giả đạo…

– Các kẻ không thành-tựu được 3 phần “Vô-lậu học” là “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”…

Mà nói rằng:

“Được đắc-đạo, được vãng-sanh, có xá-lợi lưu lại”… nhiều bao nhiêu thì lời nói đó càng thêm:

“Không đáng tin” và “chẳng đồng loại”… bấy nhiêu mà thôi.

*

(Khi Tôi viết đến đây thì Trưởng ban hoằng-pháp của bổn-tự là Ưu bà-di Bồ-Tát giới BẢO-ĐĂNG có trao cho Tôi thêm mấy lá thơ khác nữa của vài ba Phật-tử từ xa gởi đến, hỏi ý-kiến Tôi về các việc sau đây:

1/-  “Xá-lợi” còn có thêm vào Ý-NGHĨA nào khác nữa chăng hay chỉ thuần là do nơi linh-cốt của một bậc chơn tu đầy-đủ “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” kết thành thôi?

2/-  Thế nào là “ý-nghĩa” của việc “Thờ cúng Xá-lợi” đúng pháp.

3/-“Giá-trị” của quyển sách “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” kia (như thế nào)?

ĐÁP:

Nơi đây Tôi xin được dùng hai phần “SỰ” “LÝ” để giải đáp.

1/- VỀ PHẦN “SỰ”:

Thì (như trước đã có nói),

XÁ-LỢI” chính là phần “kết-tinh” lại của Tam “vô-lậu học môn là GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” (nói riêng)“NGŨ PHẦN PHÁP THÂN” (nói chung) mà được thành-tựu.

(Phụ-chú:

“Ngũ Phần Pháp-Thân” chính là:

GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, GIẢI-THOÁT, GIẢI-THOÁT TRI KIẾN.

Gọi là “PHÁP-THÂN”THÂN nầy quy-tụ đầy- đủ 3 phần:

PHÁP-THÂN, BÁT-NHÃ, GIẢI-THOÁT.

a/- PHÁP-THÂN:

Được nói ở đây là BỒ-TÁT ĐẠI-SĨ PHÁP-THÂN (chớ chẳng phải Nhị-thừa Thánh-nhơn “Pháp-thân”).

“PHÁP-THÂN” ấy là:

Do nơi phá-trừ “vô-minh hoặc” mà được.

Bởi vì:

Hễ “phá-trừ” được Một phần “VÔ-MINH” thì chứng được Một phần “PHÁP-THÂN”.

Vì thế cho nên chỉ có các bậc Đại-sĩ Bồ-Tát trong hàng THẬP-TRỤ (từ đệ nhất giai-vị “PHÁT-TÂM TRỤ” trở lên mới chứng được MỘT PHẦN PHÁP THÂN cứ lần-lượt như thế, khi lên đến giai-vị thứ 10“QUÁN-ĐẢNH TRỤ” thì) chứng được 10 phần PHÁP-THÂN.

– Qua đến 10 giai-vị THẬP-HẠNH” thì chứng thêm được 10 phần PHÁP-THÂN nữa.

– Lên đến 10 giai-vị THẬP HỒI-HƯỚNG” thì chứng thêm 10 phần PHÁP-THÂN nữa.

– Lên đến 10 giai-vị THẬP-ĐỊA” thì chứng thêm 10 phần PHÁP-THÂN nữa.

– Lên đến giai-vị NHẤT SANH BỔ-XỨ (như Đức DI-LẶC Đại Bồ-Tát hiện nay) thì cần phải phá trừ thêm 1 phần VÔ-MINH Tối-hậu nữa thì mới chứng-đạt đầy-đủ được “41 phần PHÁP-THÂN” để thành-tựu được Quả-vị “VÔ-THƯỢNG BỒ-ĐỀ” CỦA PHẬT.

(Xem lại phần nầy nơi quyển:

ĐẠI-THỪA PHẬT-PHÁP LIỄU-NGHĨA TRUYỀN TÂM-ẤN LUẬN, QUYỂN II

của bút-giả, nơi các trang từ: 237 đến 241 ắt sẽ nhớ lạibiết rõ hơn).

Do đây mà biết rằng:

– Chư NHỊ-THỪA THÁNH-NHƠN” (tức là các quả-vị Thanh-Văn, Duyên-Giác), thì tuy là Quý NGÀI đã được giải-thoát sanh-tử, chứng-đạt được cảnh-giới của NHỊ THỪA NIẾT-BÀN”, nhưng vì :

QUÝ NGÀI CHƯA PHÁ VÔ-MINH

Nên:

CHƯA ĐẮC ĐƯỢC “PHÁP-THÂN” CỦA BẬC BỒ-TÁT ĐẠI-SĨ

(Phụ-chú:

– Chư BỒ-TÁT nơi 10 giai-vị THẬP-TÍN” cũng thế.

Tuy là quý NGÀI đã phá-trừ xong TRẦN-SA HOẶC” rồi, nhưng vì chưa phá vô-minh” nên quý NGÀI cũng vẫn:

CHƯA ĐẮC ĐƯỢC “PHÁP-THÂN” CỦA BẬC ĐẠI-SĨ BỒ-TÁT

*

b/- BÁT-NHÃ:

Đây là phần “TRÍ-HUỆ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT” của bậc Đệ-lục HIỆN-TIỀN ĐỊA” (giai-vị thứ 6 trong 10 giai-vị THẬP-ĐỊA) chứng-đắc được.

Các Bậc Đại Bồ-Tát ở những giai-vị trước như là THẬP-TÍN, THẬP-TRỤ, THẬP-HẠNH, THẬP HỒI-HƯỚNG – (bên Đại-Thừa VIÊN-GIÁO) – thì tuy là quý NGÀI có được “Đại TRÍ-HUỆ”, nhưng cũng vẫn :

CHƯA ĐƯỢC GỌI LÀ “TRÍ-HUỆ BA-LA-MẬT”

*

c/- GIẢI-THOÁT:

Đây là nói về việc Đại BỒ-TÁT giải-thoát” (chớ chẳng phải là nói đến THANH-VĂN, DUYÊN-GIÁC THÁNH-NHƠN GIẢI-THOÁT).

Sao gọi là GIẢI-THOÁT”?

Tức là ra khỏi sanh-tử, chứng được NIẾT-BÀN.

Quý Bậc Thánh-nhơn bên NHỊ-THỪA cũng đã được giải-thoát, chứng (Nhị-thừa) Niết-bàn, nhưng (sự Giải-thoátNiết-Bàn ấy) chưa được thâm-sâu như Niết-Bàn được chứng của chư Đại-sĩ PHÁP-THÂN BỒ-TÁT.

(Xem lại quyển NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT KINH (Như-Thích, Đại Sớ) các trang từ 277 đến 285 sẽ rõ được nghĩa nầy hơn).

*

Sự “KẾT-TINH” nầy có khi thành-tựu được nguyên cả một:

TOÀN THÂN XÁ-LỢI

(Như đức Lục-Tổ HUỆ-NĂNG v.v…)

Hoặc:

TỪNG PHẦN XÁ-LỢI

(Như riêng cho xương, răng, tóc, v.v…)

Chẳng hạn như:

Đức Liên-Tông Thập Nhị Tổ TRIỆT-NGỘ Đại-Sư, khi trà-tỳ, thu được hơn 100 hột Xá-lợi” có màu sắc chói sáng, lóng-lánh

2/- VỀ PHẦN “LÝ”:

Thì 12 Bộ Kinh của PHẬT đã để lại trong thời-gian 49 năm “thuyết-pháp độ sanh” của Ngài là:

1/- Tu đa-la (Sutra : Tức “KHẾ-KINH”.

Là những bộ kinh” lớn, dài(còn gọi là Trường-Hàng kinh) – nghĩa là các bộ KINH bắt đầu từ câu : – “Tôi nghe như thế nầy”… cho đến câu “Hoan-hỷ phụng-hành”.

2/- Kỳ-Dạ (Geya) : Tức là “Kinh trùng-tụng”.

Đây là một lối “Kệ văn” thuật lại những ý-nghĩa của đoạn văn Trường-hàng (“Khế-Kinh” nói trên), đôi khi còn “bổ-túc” ý-nghĩa cho Khế-kinh được đầy-đủ hơn.

3/- Thọ-Ký (Vyakarana): Tức là Kinh “thọ-ký” (cho các đệ-tử sẽ được thành PHẬT về sau…)

Hoặc là nói:

Trong tương-lai sẽ có xảy ra các “sự việc” gì… (tốt hay xấu…)

4/- Phúng-Tụng (Gàthà) : Tức là các kinh dùng để “tụng-niệm” (cô khởi tụng).

Gồm những bài “kệ” riêng-biệt có hai, ba, bốn hoặc năm, sáu… câu.

5/- Tự-Thuyết (Vdana) : Tức là các kinhPHẬT dùng “trí-huệ” quán-xét căn-cơ của chúng-sanh trước, rồi sau đó Ngài mới “tự thuyết” ra KINH, PHÁP  thích-ứng – (để độ HỌ) – chớ không cần phải có người thưa hỏi.

(Thí-dụ như kinh A-DI-ĐÀ”, Kinh PHÁP-HOA v.v…)

6/- Nhơn-Duyên (Nidàna) : Tức là các kinh mà PHẬT dựa vào một thứ “nhơn-duyên” nào đó (có “Duyên khởi”, hoặc có người “thưa thỉnh” làm Nhơn” trước, rồi sau đó mới thuyết-dạy ra được).

(Thí-dụ như kinh LĂNG-NGHIÊM” v.v…)

7/- Thí-Dụ (Avadàna) : Tức là các kinh có nghĩa-lý mầu-nhiệm cao sâu… mà những người căn-trí tối-chậm khó thể nào rõ-thấu nghĩa-lý ngay được, cho nên PHẬT phải dựa vào Ý của một vài “THÍ-DỤ” nào đó (có ý-nghĩa tương-đối dễ hiểu) mà thuyết-dạy ra để phối-hiệp với PHÁP (gọi là lấy “DỤ HIỆP PHÁP” hoặc “LẤY PHÁP HIỆP DỤ”).

8/- Bổn-Sự (Iturtaka) : Tức là các kinh thuật lại những “việc làm”, hoặc tuyên nói lên các “giáo-pháp” của chư PHẬT đời Quá-khứ.

Thí-dụ như đoạn kinh nói :

Nầy chư Tỳ-kheo, Pháp của Ta nói hôm nay gọi là “GIỚI-KINH”.

– Đời Phật CÂU-LƯU-TÔN gọi là “Cam-lồ cổ”.

– Đời Phật CÂU-NA-HÀM MÂU-NI gọi là  “Pháp-cảnh”.

– Đời Phật CA-DIẾP gọi là “Biệt-không”…

9/- Bổn-Sanh (Jàtaka) : Tức là các kinh ghi lại những “việc làm” cùng những “Hạnh tu”, hay là “nhơn-duyên thọ-sanh” của PHẬT(hoặc của các Đại đệ-tử) – khi Ngài còn hành-đạo Bồ-Tát trong quá-khứ.

10/- Phương-Quảng (Vaipulya) : Tức là các kinh Đại-Thừa Phương-Đẳng”, mà nội-dung hàm-ẩn nhiều “nghĩa-lý cao-siêu, rộng-rãi” (như 10 phương Hư-không).

Đại-khái như Kinh “HOA-NGHIÊM”, “PHÁP-HOA”, “NIẾT-BÀN”, v.v…

11/- Vị Tằng-Hữu (Adbhutah dharma) : Tức là các kinh dạy và nói về những “sự việc”, hoặc những “phép tắc huyền-diệu”, cực-kỳ phi-thường, vượt quá sức tin-hiểu của các hàng bạt-địa phàm-phu sanh-tử chúng-sanh.

Thí-dụ như:

“Bồ-Tát (Tất Đạt Đa) sanh ra từ nơi hông mặt của mẹ. Tự động bước đi 7 bước, phóng ra ánh đại quang-minh, dùng mắt “vô sở-uý” nhìn ngó khắp 10 phương…

Vào Thiên-miếu (miễu thờ Trời) thì các tượng Thiên-thần thảy đều đứng dậy chắp tay kính-lễ Bồ-Tát” (Tất-Đạt-Đa) v.v…

12/- Luận-Nghị (Upadêsa) : Tức là các “phần giảng-luận” của chư Bồ-Tát, Tổ-sư có tánh-cách vấn-đáp, biện-luận, phân-biệt rõ-ràng ra các lý-lẽ hoặc chánh hoặc tà, SÂU, CẠN, CAO, THẤP v.v… hay là hiển-bày lên các “thâm-nghĩa” (ĐỆ-NHẤT NGHĨA) về những lời kinh-PHÁP PHẬT đã thuyết dạy.

Thì (tất-cả 12 Bộ “KINH” nầy):

CŨNG ĐỀU ĐƯỢC GỌI LÀ (LÝ) “XÁ-LỢI” hết cả.

Tại sao?

(về các phương-cách tu-chứng để đắc được) 5 phần “PHÁP THÂN” (Giới, Định, Huệ, GiảiThoát, GiảiThoát Tri-Kiến (1)thì thảy đều nằm cả vào trong “12 Bộ Đại-Kinh” nầy hết.

Do đây nên 12 bộ Kinh nầy cũng đều được gọi chung là phần “LÝ XÁ-LỢI”.

(Ngoài ra:

Tượng PHẬT, Tượng BỒ-TÁT, A-LA-HÁN… cũng còn được gọi là toàn-thân XÁ-LỢI nữa (sẽ giải-thích sau).

*

Cho nên:

Về việc THỜ CÚNG XÁ-LỢI CHO “ĐÚNG PHÁP” được HỎI và ĐÁP ở đây là:

THUỘC VỀ PHẦN “LÝ THỂ” vậy.

Sao gọi là “ĐÚNG PHÁP”?

Hễ có “ĐÚNG PHÁP” thì phải có việc “KHÔNG ĐÚNG PHÁP”.

Vậy thì bây giờ:

Xin lược sơ qua về việc “THỜ-CÚNG XÁ-LỢI KHÔNG ĐÚNG PHÁP” trước đã, rồi sẽ nói đến sự “THỜ-CÚNG XÁ-LỢI ĐÚNG PHÁP” sau.

A/- THỜ CÚNG XÁ-LỢI “KHÔNG ĐÚNG PHÁP”

1/- ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI-GIA:

Là như thế nầy:

Đó là (kẻ ấy) vì sự “Sanh-sống của Cá-nhân” (hoặc gia-đình) mà tạo-dựng ra chùa, tháp, tăng-phường (2) để thờ cúng “XÁ-LỢI” của PHẬT.

Những kẻ nầy thì HỌ cũng sắm-sửa các thứ đồ “PHÁP-KHÍ” cần-thiết để cúng-dường (XÁ-LỢI), nhưng chỉ thuần với mục-đích :

Dùng đó làm “phương-tiện” sái-quấy để “thâu-nhập” đủ được các thứ đồ cần-dùng cho cuộc sống thường nhật của mình.

Hoặc chỉ vì:

Để “cầu phước-báo” trong kiếp sống hiện-tại lẫn tương-lai (mà thôi).

Và tuy rằng:

Mặc dầu HỌ đã có trần-thiết (bày-biện) đủ hết các thứ dụng-cu, pháp-khí,… để cúng-dường “XÁ-LỢI” của PHẬT và “Phật-tháp” (tức là chùa, tháp) như thế, nhưng ở nơi “tự thân” cũng như trong “THÂm-TÂM” của “HỌ” thì “HỌ” chẳng bao giờ chịu:

Tu “THÂN”, “TÂM” và “TRÍ-HUỆ” hết cả.

Đây có nghĩa là:

– Nơi Thân của HỌ vẫn còn đầy-đủ (và đôi khi lẫy-lừng nữa là khác) ba nghiệp:

“SÁT, ĐẠO, DÂM”.

– Nơi Khẩu của HỌ vẫn còn đầy-đủ (và đôi khi lẫy-lừng nữa là khác) bốn nghiệp : – Nói dối, nói hung-ác, nói thuê-dệt, nói đôi chiều.

– Nơi Ý của HỌ vẫn còn đầy-đủ (và đôi khi lẫy-lừng nữa là khác) 3 nghiệp : – THAM, SÂN, SI.

(Đây là nói về phần người cư-sĩ tại-gia thờ cúng xá-lợi).

2/- ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẬT-TỬ XUẤT-GIA

Còn nếu như “HỌ” là người xuất-gia thì HỌ chỉ thuần là những kẻ chuyên về việc Thờ-cúng (LÝ) Xá-Lợi (kể trên)tụng-Kinh, Niệm-Phật, cầu phước qua ngày… với mục-đích chỉ thuần vì để có thêm được ít nhiều “phương-tiện sinh-sống” (tức là nương-dựa vào “oai-đức” của Tam-Bảo để sinh-sống) mà thôi.

Chớ:

HỌ không chịu (và cũng chẳng bao giờ muốn) tu “GIỚI”, tu “ĐỊNH”, tu “HUỆ” chi cả.

Đây có nghĩa là:

– “Họ” cũng có mang hình-tướng TĂNG (hoặc NI) trên mình (nhưng “HỌ” chỉ lợi-dụng “Tăng-Tướng” đó để dối lừa “ĐỨC-TIN” của các hàng Thiện-tín).

Họ” cũng có thọ-giới ở nơi 3 giới-đàn (Sa-di, Tỳ-kheo, Bồ-Tát) để được tiếng (Ta đây) là một bậc Đại-Tăng, chớ còn việc có được “Đắc giới” hay không thì HỌ không cần biết đến.

(Phụ-chú:

Y theo lời răn-trách của Ấn-Quang Đại-sư, vị Tổ thứ 13 của Tông Tịnh-Độ rằng:

(Nhắc lại):

“Người (xuất-gia) xưa thọ-giới là vì phát-tâm muốn dứt trừ được sự sanh-tử, luân-hồi.

Trái lại,

Người (xuất-gia) thọ-giới ngày nay phần nhiều chỉ muốn làm ra vẻ là một vị Đại-tăng (như Đại-Đức, Thượng-Toạ, Hòa-Thượng) mà thôi.

Còn việc:

Có được “đắc-giới” hay không thì HỌ “không cần nghĩ tới”.

(Tức là:

– Chỉ “thọ giới” cho “có chừng, có vị” vậy thôi,

Chớ “Họ”:

 – Không có “trì giới” hay chịu “giữ giới” chi cả (đây ý nói là “HỌ” vẫn cứ việc “phạm giới”, (hoặc) phá giới (hay là hành-xử các công-việc “bản hữu” thường nhật giống y) như những người không có GIỚI” vậy).

Vì thế cho nên:

 – Mấy ông Tăng (hoặc NI) thiếu học, thiếu tu bên ngoài, thảy đều là những “người” đã thọ qua 3 giới đàn hết cả.

Sở-dĩ có việc tệ-hại như thế này là do từ nơi Vua THẾ-TỔ nhà THANH bỏ “độ-điệp”, bãi lệ “Thí tăng” mà ra.

Cho đến những kẻ tự xưng là “Thầy” người, song thật ra là “Họ” chỉ lo cầu danh, cầu lợi, hoặc là “tham trước quyến-thuộc” (cho đông nhiều) để được chút hư-danh :

 – “Ta là một bậc cao-tăng có nhiều đệ-tử”

Cũng xuất-phát ra từ nơi “nguyên-nhân” nầy”.

Cho nên Ta có thể nói lời quả-quyết rằng:

– Những hạng loại xuất-gia nào mà chỉ chuyên làm những việc “Tà NGỤY” như thế – (trên vừa mới nói) – thì trong KINH gọi HỌ là:

– Kẻ tự dối-phỉnh mình,

– Dối-phỉnh người,

– Dối-phỉnh Phật, Trời, Thần-thánh…

Những Kẻ “dối-phỉnh” thuộc về loại nầy, thì:

– HỌ cũng có ở chùa, miếu, am, tự.

– HỌ cũng có các hàng đệ-tử xuất gia, tại gia (đôi khi còn rất đông-đảo nữa là khác).

– HỌ cũng có lễ cúng THÁP-MIẾU PHẬT.

– HỌ cũng có thờ XÁ-LỢI PHẬT, TỔ….

Nhưng (như trên đã nói) thì “HỌ” làm các việc “Dối-phỉnh” nầy là chỉ vì muốn:

có THÊM “phương-tiện sinh-sống” mà thôi.

Chớ HỌ:

– Chẳng vì cầu Niết-Bàn.

Hay:

– Cầu ly-dục.

– Cầu giải-thoát.

chi hết cả.

Tóm lại:

“HỌ” (các hàng thờ cúng XÁ-LỢI – (không đúng pháp) – theo lối nầy) thì:

Tự nơi THÂN, TÂM của “HỌ” có đầy-đủ hết các sự xan, tham, tật-đố, giải-đãi, tán-loạn, ngu-sichớ họ:

Chẳng có “trụ” vào nơi “CHÁNH-TÂM” (chút chi hết cả).

“HỌ” chỉ :

Vì sự sanh-sống nên mới “cúng-dường XÁ-LỢI”.

 (Tức là HỌ chỉ chuyên lo các việc:

– Cất chùa lớn,

– Tạo tượng PHẬT to vv……….)

để cho có thêm phương-tiện sinh-sống).

Cùng:

Khuyến-hoá mọi người “cúng-dường xá-lợi” (chỉ để cầu “phước-BÁO” nhưHỌ”) mà thôi.

Cúng-dường XÁ-LỢI theo phương-cách như thế nầy thì gọi là:

THỜ CÚNG XÁ-LỢI KHÔNG ĐÚNG PHÁP

(Phụ-chú:

(Nói chung) thì đây là cách THỜ CÚNG XÁ-LỢI của chúng-sanh trong ba cõi Dục, Sắc, Vô-Sắc,

(Nói riêng) thì đó là cách THỜ CÚNG XÁ-LỢI” của tất-cả hàng Phật-tử (xuất-gia, tại gia) chúng-ta hiện nay.

Bởi vì:

CHÚNG-TA chỉ thuần là những kẻ chỉ muốn cầu hưởng được “PHƯỚC BÁO” tốt đẹp cho kiếp sống hiện-tại lẫn tương-lai, qua việc thờ cúng XÁ-LỢI của PHẬT mà thôi.

Cho nên đối với lời PHẬT đã dạy ở trên, nếu nghĩ-suy cho kỹ lại thì chúng-ta rất lấy làm THẸN, HỔ vậy).

Đến đây, Bút-giả xin được trích-dẫn ra một đoạn Kinh để làm tín-chứng (cho các lời vừa mới được biện-giải trên), như sau:

(Xuất TẠNG KINH):

“PHẬT bảo Ngài MA-HA CA-DIẾP rằng:

1/- Nầy Đại Ca-Diếp,

Nên biết trong đời Mạt-pháp, vào thời-gian năm trăm năm sau cùng(tức là vào thời buổi “Đấu-tranh kiên-cố” hiện nay)có những BỒ-TÁT (3và chư Tỳ-kheo:

– Chẳng tu “THÂN”.

– Chẳng tu “TÂM”.

– Chẳng tu “GIỚI-HUỆ”.

HỌ chỉ vì:

– “Sự sanh-sống” mà – (bày ra việc) -cúng-dường “Phật Tháp Miếu” và “Phật Xá-lợi”.

Chớ HỌ:

– Chẳng vì (cầu đắc được) Niết-Bàn.

– Chẳng vì (cầu đắc được sự) ly-dục (tức là được Giải-thoát).

chỉ vì để cầu “phương-tiện sinh-sống” nên mới:

– Cúng dường XÁ-LỢI (mà thôi).

HỌ:

Tự phạm cấm-giới (Ba-la-đề Mộc-xoa), ngu-si, vô-trí.

2/- Phải biết:

XÁ-LỢI của NHƯ-LAI là do nơi sự huân-tu “GIỚI”, “ĐỊNH”, “HUỆ”, “GIẢI-THOÁT”, “GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN” kết thành.

Mà nay HỌ chỉ vì “sự sanh-sống” nên cúng-dường, tôn trọng XÁ-LỢI (chớ không chịu noi theo gương của PHẬT mà tu Giới, Định, Huệ… chi cả).

3/- Do đó cho nên:

Ở nơi “XÁ-LỢI” của đức NHƯ-LAI, ỨNG-CÚNG, CHÁNH-BIẾN-TRI (vốn dĩ đã được) rời lìa các độc THAM, SÂN, SI, mà HỌ:

– Dùng TÂM (trần lao đầy dẫy) THAM, SÂN, SI.

Và:

– Vì “mạng sống” mà bày ra sự “cúng-dường XÁ-LỢI”.

 ……………..

4/- Tự thân của “HỌ” thì có “đầy-đủ” các thứ Xan-tham, Tật-đố, Giải-đãi, Tán-loạn, Ngu-si, Sân-khuể…, nếu “HỌ” thấy được vị Đại thí chủ nào có chánh-trụ, chánh-tâm, thì “HỌ” vì sanh-sống mà khuyến-hoá (các vị ấy) khiến cúng-dường XÁ-LỢI.

(Tức là HỌ chỉ biết khuyên-dạy người Thiện-tín có lòng CHÁNH-TRỤ, CHÁNH-TÂM ấy nên xây-cất chùa, tháp…, thờ cúng XÁ-LỢI, hoặc in kinh-sách vv…. như HỌ thôi, chớ HỌ không chịu đúng y theo PHÁP” mà khuyến-dạy những người THIỆN-TÍN kia tu “GIỚI”, “ĐỊNH”, “HUỆ”… chi hết).

*

5/- Nầy Đại CA-DIẾP,

Ta chỉ vì muốn giáo-hoá các Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn mới phát-tâm ban đầu tu học.

Nên:

– Dùng sức thần-thông lưu-trụ “XÁ-LỢI” lại, để cho HỌ – (các hàng Thiện-tín chánh-tâm, chánh-trụ nói trên) – cúng-dường, hầu được thọ Phước-báo vui nơi cõi Nhơn, Thiên,

Để:

– Làm NHƠN LÀNH TỐT cho “Họ” (nơi Phật đạo) trong (đời hiện-tại lẫn) vị-lai, mãi đến khi nào “HỌ” chứng được đạo quả Niết-Bàn.

Ấy thế mà:

6/- Các hạng người (Tăng, hoặc Ni) ngu-si kia ở trong Phật-pháp, dầu được xuất-gia mà chẳng hiểu biết Phật-pháp, lại bỏ “chánh-hạnh xuất gia” (4).

(trở qua) :

Chuyên lo “cúng-dường tháp miếu”, cùng “XÁ-LỢI PHẬT” để sinh-sống.

HỌ chỉ vì áo-cơm, vì lợi-dưỡng, vì danh-tiếng… mà cúng-dường XÁ-LỢI PHẬT thôi (chớ không có thật Tâm cần-cầu giải-thoát chút chi hết cả).

(Phụ-chú:

Phần dạy trên Ý nói là:

Đã làm Người xuất-gia rồi, mà không chịu lo chân-thật tu-hành 3 môn “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” (hoặc TỤNG-KINH, NIỆM-PHẬT) để cầu giải-thoát – mà cứ lo tìm đủ “mọi cách-thức quyên góp tiền bạc” để xây-cất chùa to, miễu lớn, hầu có được phương-tiện thuận-lợi để dễ-dàng hơn trong việc “mưu cầu danh-lợi và cơm áo”… không thôi (!!!)

Như những lời PHẬT vừa dạy răn trên đây, thì những hạng bậc xuất-gia nào hành-xử như thế, chính là các loại TĂNG, NI ngu-si, không trí-huệ…)

*

Qua các lời biện-giải” và những phần KINH” chứng-tín vừa được nêu trên, nên Ta có thể kết luận được rằng:

– Những kẻ “tại-gia” hoặc “xuất-gia” nào mà chỉ chuyên lo việc quyên góp tiền-bạc cho nhiều để xây-cất chùa to rộng, tạo tượng (PHẬT, Bồ-Tát) cao, lớn, và “thờ cúng XÁ-LỢI” mục-đích vì cầu “cơm áo, danh-tiếng, lợi-dưỡng”… cho cuộc sống hiện-tại của chính cá-nhân mình mà:

KHÔNG VÌ CẦU NIẾT-BÀN, GIẢI-THOÁT

KHÔNG VÌ VIỆC HOẰNG-PHÁP LỢI SANH…

Thì gọi là:

THỜ CÚNG XÁ-LỢI KHÔNG ĐÚNG PHÁP

vậy.

(Phụ-chú:

Trên đây là vì các hạng “mới nhập đạo tu-hành” – (như chúng-ta đây) – mà nói, chớ chẳng phải là lời thuyết dạy “cứu-cánh” (tức là những lời nói có “tánh-cách quyết-định” dành cho các bậc Tu-hành nào có Tâm quyết-chí cần-cầu giải-thoát Niết-Bàn mà nói.

Phải nên hiểu như vậy.)

*

B/- THỜ CÚNG XÁ-LỢI “ĐÚNG PHÁP”

Là như thế nầy:

(Người thờ cúng XÁ-LỢI) Đó chẳng phải vì cầu danh, lợi, hoặc vì sự sanh-sống của cá-nhân chi cả.

“HỌ”:

Chỉ vì phát-TÂM “hộ-trì TAM-BẢO”, và chân-thật tu-hành – (như là TU)3 Phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, (hoặc là) Niệm PHẬT, TỤNG KINH… chí-quyết cầu được giải-thoát ra khỏi vòng sanh-tử cho cả “MÌNH” lẫn “NGƯỜI”.

Vì thế cho nên:

HỌ “nhứt-tâm, thành-ý” tạo dựng ra chùa, tháp, tăng-phường… để “cúng-dường XÁ-LỢI” của PHẬT (và dùng đấy để làm một “THIỆN QUYỀN PHƯƠNG-TIỆN” trước để tiếp-độ các người Thiện-tín hữu TÂM, HỮU duyên và sau nữa là “sách-tấn lẫn nhau” phát TÂM chơn-thành tu-niệm).

Tại sao?

“HỌ” là những Bậc “chí-hướng tăng-thượng”, tức là tuy rằng HỌ kiến-tạo chùa, tháp, tăng-phường, thờ cúng XÁ-LỢI, nhưng (HỌ) chẳng lợi-dụng vào đó để chuyên  cầu “phước-báo” trong kiếp hiện-tại lẫn cả tương-lai về sau chi cả.

“HỌ” chỉ cầu sao cho mau-chóng:

ĐƯỢC GIẢI-THOÁT RA KHỎI VÒNG SANH-TỬ NƠI BA CÕI.

Và lấy “việc đó” để làm mục-đích trọng-đại chánh trong cuộc đời tu-tập cùng “thờ cúng Xá-Lợi” của “HỌ” mà thôi.

NHƯ THẾ NÀO?

Đó là:

1/- Vì “HỌ” biết rằng:

Sở-dĩ XÁ-LỢI của PHẬT được tất-cả 9 giới chúng-sanh cúng-dường, tôn-trọng và cung-kính… như thế là do nơi sự “kết-tinh” của 5 phần:

GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, GIẢI-THOÁT, GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN
(tức là ngũ phần PHÁP-THÂN)

mà cảm-hiện ra.

Vì thế cho nên:

“XÁ-LỢI” MỚI ĐƯỢC 9 GIỚI CHÚNG-SANH NHỨT-TÂM THÀNH-KÍNH VÀ TRẦN THIẾT
CÁC SỰ ĐẠI CÚNG-DƯỜNG

như vậy.

Do đó mà Người “cúng-dường XÁ-LỢI” đúng pháp là những “Bậc” mà HỌ:

– Có tu “GIỚI” và (được) “ĐẮC GIỚI”.

– Có tu “ĐỊNH” và (được) “ĐẮC-ĐỊNH”.

– Có tu “HUỆ” và (được) “ĐẮC HUE”.

– Có tu “GIẢI-THOÁT” và “ĐẮC (được) GIẢI-THOÁT”.

– Có tu “GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN” và “ĐẮC (được) GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN”.

Người như đây (tức là “Bậc” đã tu chứng-đắc được “NGŨ PHẦN PHÁP-THÂN” nầy) thì được gọi là:

BẬC “CHƠN THẬT CÚNG-DƯỜNG” NHƯ-LAI VÀ “XÁ-LỢI” CỦA PHẬT VẬY.

Vì thế mà nếu như có Bậc Thượng-Nhơn nào đã tu đắc được “Năm phần Pháp-Thân” nầy rồi, thì VỊ đó chẳng cần phải “cúng-dường XÁ-LỢI” làm chi nữa.

Tại sao?

Bởi vì:

ĐÂY CHÍNH THỰC LÀ MỘT BẬC THÁNH-NHƠN (ĐÃ ĐƯỢC) GIẢI-THOÁT

Mà nếu đã là bậc “Thánh-Nhơn giải-thoát” như thế rồi thì:

ĐƯƠNG-NHIÊN LÀ “TỐI-HẬU VÔ-LẬU SẮC THÂN” CỦA NGÀI CHÍNH LÀ “XÁ-LỢI”

(Cả khi còn sống (tức là còn đang mang lấy Tứ đại tối hậu sắc-thân), lẫn sau khi chết (xả bỏ thân tối-hậu) và trà-tỳ thân-xác xong xuôi).

(Phụ-chú:

Sống thì có “nhục thân xá-lợi” (toàn-thân xá-lợi), vì THÂN TỨ-ĐẠINGÀI đang mang, đang thọ đó chính là “Tối-hậu VÔ-LẬU sắc thân” có đầy-đủ hết 5 phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, GIẢI-THOÁT và GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN” của một bậc giải-thoát thánh-nhơn vậy.

Thí dụ như:

Tối-hậu vô-lậu sắc thân của quý Ngài:

– XÁ-LỢI-PHẤT,

– MỤC-KIỀN-LIÊN,

– TU BỒ-ĐỀ,

– MA-HA CA-DIẾP,

v.v…

Còn như sau khi đã:

TỊCH” (Chết) và “trà-tỳ” xong rồi thì đương-nhiên là phải có “toái thân Xá-Lợi” – (tức là “thân tối-hậu” đó vì bị sức lửa quá nóng thiêu-đốt nên nát ra thành “từng phần nhỏ” cứng-chắc, bền-vững và sáng-sạch, trong-trắng như kim-cương).

Bậc mà đã có “XÁ-LỢI” như thế rồi thì khỏi cần phải “cúng-dường XÁ-LỢI” làm chi  nữa.

Tại sao?

Bởi vì:

a/- Chẳng lẽ nào đem “XÁ-LỢI nầy” MÀ cúng-dường  “XÁ-LỢI khác” hay sao?

b/- Chẳng lẼ đem “VÔ-LẬU” nầy MÀ cúng-dường  “VÔ-LẬU” khác” hay sao?

Đến đây, bút-giả xin được trích-dẫn ra một đoạn KINH để làm TÍN-CHỨNG…

“PHẬT bảo cùng với Ngài ĐẠI CA-DIẾP rằng:

(Xuất TẠNG KINH:

……………….

1/- Nầy ĐẠI CA-DIẾP,

Ông xem quốc-độ của Đức PHẬT DIỆU-HOA thuở xưa ấy thanh-tịnh và đầy-đủ các chúng-sanh có “ĐẠI THIỆN CĂN” như vậy.

2/- Tôn-giả MA-HA CA-DIẾP bạch cùng đức PHẬT rằng:

Bạch Đức THẾ-TÔN,

Đức  PHẬT  DIỆU-HOA ấy thọ bao nhiêu kiếp?

3/- PHẬT đáp:

Đức DIỆU-HOA NHƯ-LAI thọ tám kiếp.

Sau khi Đức NHƯ-LAI ấy diệt độ, CHÁNH-PHÁP của NGÀI trụ thế mãn một KIẾP.

Tất-cả chư THIÊN lo việc cúng-dường XÁ-LỢI.

(Vì nhân-dân trong quốc-độ ấy chỉ thuần là NGƯỜI XUẤT-GIA thôi, chớ chẳng còn có nhứt một ai là người tại gia hết cả).

4/- Bấy giờ hai vị BỒ-TÁT TỲ-KHEO đệ-tử lớn của PHẬT DIỆU-HOA tên là “ĐẠT-MA” và “THIỆN-PHÁP” tu hạnh Thiểu-Dục, Tri-Túc, hai Ngài ấy:

– CHẲNG CÚNG-DƯỜNG PHẬT XÁ-LỢI!

Và cũng:

– CHẲNG LỄ PHẬT THÁP MIẾU!

5/- Khi ấy,

Tất-cả chư THIÊN, và các hàng “TÂN HỌC TỲ-KHEO” (TỲ-KHEO mới tu chưa hiểu nhiều về “LÝ-ĐẠO”) cùng với trăm ngàn ĐẠI-CHÚNG đồng bảo nhau rằng:

Hai Tỳ-kheo “ĐẠT-MA” và “THIỆN-PHÁP” ấy tà-kiến, bởi vì HỌ:

– Chẳng cúng-dường PHẬT XÁ-LỢI,

– Chẳng lễ PHẬT THÁP-MIẾU.

6/- Hai Tỳ-kheo ĐẠT-MA và THIỆN-PHÁP mới hỏi chư THIÊN và ĐẠI-CHÚNG rằng:

Ý các NGÀI nghĩ như thế nào:

– SAO GỌI LÀ “CHƠN-THẬT CÚNG-DƯỜNG” NHƯ-LAI?

– DO CỚ SỰ GÌ MÀ “XÁ-LỢI” CỦA ĐỨC NHƯ-LAI ĐƯỢC ĐẠI CÚNG-DƯỜNG?

7/- Chư THIÊN và cả Đại-chúng đồng đáp:

Do vì NHƯ-LAI có huân-tu đầy-đủ 5 phần pháp-thân là:

GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, GIẢI-THOÁT, GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN

mà “XÁ-LỢI” của PHẬT được đại cúng-dường.

8/- Hai TỲ-KHEO BỒ-TÁT ấy nói rằng:

Tu “GIỚI”, “ĐỊNH”, “HUỆ”, “GIẢI-THOÁT”, “GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN” chính là:

– CHƠN THẬT CÚNG-DƯỜNG NHƯ-LAI.

Chớ chẳng phải là:

– CÚNG-DƯỜNG XÁ-LỢI.

9/- Chư THIÊN và đại-chúng TỲ-KHEO tân-học đồng nói:

–  ĐÚNG NHƯ VẬY.

–  ĐÚNG NHƯ VẬY.

– ĐÚNG NHƯ LỜI HAI NGÀI VỪA MỚI NÓI.

Vậy thì:

– Thế nào là “TƯỚNG” của GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, GIẢI-THOÁT, GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN.

Xin được giải-bày cho chúng-tôi được rõ.

10/- Hai Tỳ-kheo “ĐẠT-MA” và “THIỆN-PHÁP” nói:

– Tướng “VÔ-TÁC”(5) chính là “GIỚI TƯỚNG”.

– Tướng “VÔ-TÁC” chính là “ĐỊNH TƯỚNG”.

– Tướng “VÔ-TÁC” chính là “HUỆ TƯỚNG”.

Cho chí đến:

– Tướng “VÔ-TÁC” chính là “GIẢI THOÁT” và “GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN TƯỚNG”.

Vậy Ý của các Ngài nghĩ thế nào:

“VÔ-TÁC” hay cúng-dường “VÔ-TÁC” chăng?

11/- Đại-chúng đồng-đáp:

KHÔNG VẬY, “VÔ-TÁC” KHÔNG CÚNG-DƯỜNG “VÔ-TÁC”.

12/-  Hai bậc TỲ-KHEO BỒ-TÁT ấy nói:

Chơn thật cúng-dường PHẬT là:

– KHÔNG “PHẬT TƯỞNG” (không cầu  TƯỞNG PHẬT)

– KHÔNG “PHẬT KIẾN” (không cầu KIẾN (thấy) PHẬT).

(Phụ-chú:

Vì nếu TÂM còn có “PHẬT TƯỞNG”“PHẬT KIẾN” thì vẫn còn có 2 TRẦN NIỆM là: “TƯỞNG”“KIẾN”

Mà nếu hai NIỆM nầy mà “CÓ” thì bậc Hành-giả ấy:

TÂM vẫn còn có “TƯỞNG” UẨN.

TÂM vẫn còn có “KIẾN” CHẤP.

Nếu như hai phần “TƯỞNG” cùng với “KIẾN” nầy mà CÒN thì:

– Kẻ ấy vẫn chỉ còn là một chúng-sanh còn nằm trong vòng “TRIỀN-PHƯỢC” (trói buộc) mà thôi.

Chớ đâu phải (và làm thế nào mà) trở thành được:

– Bậc THÁNH-NHƠN GIẢI-THOÁT?

(vì trong TÂM còn có chấp “KIẾN”, chấp “TƯỞNG”).

Bởi thế cho nên:

Trong Kinh KIM-CANG”, PHẬT có dạy rằng:

Nhược dĩ “SẮC” kiến NGÃ
Dĩ “ÂM THANH” cầu NGÃ,
Thị nhơn hành tà-đạo,
Bất năng kiến NHƯ-LAI.

Tức là:

– Người nào mà (vẫn còn) dùng Tâm “SẮC TƯỚNG” để cầu thấy PHẬT (THIỆT TÁNH = CHƠN PHẬT).

– Người nào mà dùng GIỌNG NÓI, TIẾNG-TÂM – (tức là còn bị âm-thanh trói-buộc) – để cầu thấy PHẬT.

Thì:

Người đó tu theo TÀ-ĐẠO (Hành Đạo không được chơn chánh, chẳng đúng theo “CHƠN-LÝ”), nên đương-nhiên là chẳng bao giờ thấy được PHẬT (THIỆT-TÁNH) cả.

*

Hai vị BỒ-TÁT TỲ-KHEO ấy nói tiếp:

13/- Nếu muốn cúng-dường PHẬT thì nên

“CÚNG-DƯỜNG TỰ-THÂN” (của mình)

14/- Đại chúng hỏi:

Thế nào là “Ý-NGHĨA” của việc “CÚNG-DƯỜNG TỰ THÂN”?

(Xem phần luận-giải (cùng với các câu “HỎI”“ĐÁP”) để minh-nghĩa kế tiếp dưới đây của LUẬN-GIẢ).

HỎI 1:

Nếu đã như vậy thì bậc “thánh-nhơn” nào đã “chứng-đắc” được hoặc đang “huân-tu” (đầy-đủ hết) “5 phần pháp-thân” như trên vừa mới nói, nếu HỌ muốn “quảng-tu” thêm “hạnh cúng-dường XÁ-LỢI” (như trong 10 Đại Nguyện-Vương của đức PHỔ-HIỀN Đại Bồ-Tát dạy là):

TAM GIẢ “QUẢNG TU CÚNG-DƯỜNG”

Vậy thì HỌ “CÚNG-DƯỜNG” đến NHƯ-LAI hay là cúng-dường “XÁ-LỢI” (của Như-Lai)?

ĐÁP:

Bậc mà đã tu chứng đầy-đủ được “5 phần pháp-thân” nầy rồi, nếu như HỌ “THÍCH muốn” và “có” tu Hạnh cúng-dường” thì:

HỌ CÚNG-DƯỜNG ĐỨC NHƯ-LAI THẬP HIỆU CỤ-TÚC

CHỚ:

KHÔNG PHẢI LÀ CÚNG-DƯỜNG XÁ-LỢI (của Như-Lai) đâu!

Tại sao?

Bởi vì (theo như Ý) trên vừa mới nói thì:

– “XÁ-LỢI” KHÔNG CÚNG-DƯỜNG “XÁ-LỢI”.

– “VÔ-LẬU” KHÔNG CÚNG-DƯỜNG “VÔ-LẬU”

– “VÔ-TÁC” KHÔNG CÚNG-DƯỜNG “VÔ-TÁC”.

HỎI 2:

THẾ NÀO LÀ “Ý-NGHĨA” CỦA VIỆC “CHƠN-THẬT CÚNG-DƯỜNG” ĐỨC NHƯ-LAI THẬP HIỆU CỤ-TÚC?

ĐÁP:

“CHƠN-THẬT cúng-dường” đức NHƯ-LAI “Thập hiệu cụ-túc” (được nói ở đây) tức là (biết “HÀNH” đúng theo “NHƯ-PHÁP” để) cúng-dường tự thân (của mình) vậy ?

 

HỎI:

Thế nào là “Ý-NGHĨA CHƠN-THẬT” của việc cúng-dường tự thân?

ĐÁP :

Đó là “phần việc” của một “BẬC Tu-hành” nào mà trọn cả một cuộc đời TU-TẬP, quý NGÀI luôn-luôn (và lúc nào) cũng:

Tu học theo “đúng ĐƯỢC” như

“sở học” của Đức NHƯ-LAI.

Ấy là phải tu-học  như vầy:

1/- Hộ trì “cấm GIỚI” (tức là “Tu Giới” đã  được “đắc Giới”).

2/- Đạt được ĐỊNH-LỰC” kiên-cố (tức là  có Tu Định”đã được “đắc  ĐỊNH”).

3/- Đạt được HUỆ-LỰC” vô-sanh (tức là  “tu HUỆ”đã được  đắc HUỆ VÔ-SANH”).

4/- Đạt được GIẢI-THOÁT” (tức là tu “Giải-thoát”  và  đã  đắc  được  “GIẢI-THOÁT”).

5/- Đạt được “GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN” (tức là có nương theo các bậc Đại Bồ-Tát và chư PHẬT (trong khắp 10 phương) để tu-học PHẬT PHÁP (Đại-thừa) và đã đắc được “Đại-thừa Phật-pháp GIẢI-THOÁT Tri-kiến”.

6/-  (Biết)  Nhóm -họp  tất-cả  các  “Đại THIỆN-PHÁP” (lại ở nơi TÂM của mình).

7/- TÂM (phải luôn-luôn) Tư-duy “thậm-thâm NGHĨA” (Đế) của các “PHÁP”.

(Tức là sau khi nghe xong “PHÁP” rồi thì phải:

– NGHĨ NHỚ TỚI PHÁP.

– SUY-CẦU THÂM-NGHĨA CỦA PHÁP.

và:

– NẠP PHÁP (đã được nghe, hiểu đó) VÀO TÂM KHÔNG CHO QUÊN MẤT.

Để:

– Đắc được “CHÁNH TRI-KIẾN”.

8/-  “Chẳng chấp” vào nơi các “PHÁP” và “PHÁP TƯỚNG”. (Tức là phá trừ được

Niệm CHẤP PHÁP” CHẤP TƯỚNG” (“CHẤP” nầy thuộc về hai phần “KIẾN-HOẶC” “TƯ-HOẶC”).

Nếu như bậc Đại thánh-nhơn nào tu đắc được 8 “THÁNH-HẠNH” nầy (như trên vừa kể) thì gọi là (ý-nghĩa của việc):

CÚNG-DƯỜNG TỰ THÂN.

Nếu như ai mà biết “cúng-dường tự-thân” như vậy thì sẽ được tất-cả:

TRỜI NGƯỜI CÚNG-DƯỜNG.

(Vì người “ĐÓ” đã là Bậc THÁNH-NHƠN GIẢI-THOÁT” rồi).

Vậy thì nếu như một bậc “HÀNH-GIẢ” nào muốn:

CHƠN-THẬT CÚNG-DƯỜNG XÁ-LỢI CỦA NHƯ-LAI

Thì “BẬC THÁNH-GIẢ” ấy:

PHẢI BIẾT (CÁCH) “CÚNG-DƯỜNG TỰ-THÂN” (gọi là Tự cúng-dường) đúng theo “NHƯ PHÁP” vừa nêu trên vậy.

*

HỎI 3:

Phải như thế nào mới được gọi là một “bậc THÁNH-GIẢ” có đầy-đủ được năm phần “PHÁP-THÂN” (biết) dùng như Pháp “CHƠN-THẬT CÚNG-DƯỜNG” lên đức NHƯ-LAI ?

ĐÁP:

BẬC “THÁNH-GIẢ” (nào) đã chứng-được “NGŨ PHẦN PHÁP-THÂN” và biết dùng pháp “CÚNG-DƯỜNG CHÂN-THẬT” lên đức NHƯ-LAI như vậy, thì đấy đã là một bậc thánh-nhơn nằm trong hạng bậctam thánh giới” (Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát) rồi, cho nên NGÀI mới biết dùng 8  loại “NHƯ PHÁP” ấy để “chơn-thật cúng-dường” lên ĐỨC NHƯ-LAI .

Một Bậc “Thánh-nhơn giải-thoát” nào muốn dùng pháp “cúng-dường chơn-thật” lên ĐỨC “CHƠN PHẬT” (tức là Phật Thiệt-Tánh) thì phải cúng-dường như thế nầy :

1/- TÂM Chẳng khởi “tưởng” tướng,

Thì gọi là Chơn-thật cúng-dường” lên PHẬT.

(Tức là dứt-trừ được tất-cả hai phần “TƯỞNG” TƯỚNG và “SẮC” TƯỚNG). (Dứt trừ ẤM thứ nhất là (SẮC) và thứ ba là (TƯỞNG).

2/- Chẳng sanh KHỞI “TÂM PHÂN-BIỆT”

Thì gọi là Chơn-thật cúng-dường” lên PHẬT.

(Tức là dứt-trừ được các thứ “TÂM PHÂN-BIỆT” và mọi thứ (TRẦN) “TÂM điên-đảo”, “vọng tưởng”… khác của Thế-gian chúng-sanh).

3/- Chẳng “CHẤP” và cũng CHẲNG phải là người của “TAM-TẾ” (tức là chẳng còn bị lệ- thuộc vào trong 3 thời Quá-khứ, Hiện-tại, Vị-lai)

Thì  gọi là Chơn-thật  cúng-dường” lên PHẬT.

(Tức là TÂM luôn thanh-tịnh – (nghĩa là ): – không “nhớ” quá-khứ, không “trụ” hiện tại, và chẳng “mơ tưởng” vị-lai.

Đây gọi là “BẬC” chứng được :

 “TAM LUÂN THANH-TỊNH”).

4/- Chẳng phải bờ bên nầy, bờ bên KIA.

(Tức là đã tu-chứng được “LÝ TRUNG-ĐẠO”).

Nghĩa là:

4a/- Chẳng phải “THƯỜNG”, chẳng phải  “ĐOẠN”.

  (Tức là đã nhập được vào trong “Bất-

  Nhị” của pháp-môn “không hai”).

4b/- Chẳng phải “THỦ”, chẳng phải “XẢ”.

(Tức là “Vô-Trụ”).

Thì gọi là CHƠN-THẬT CÚNG-DƯỜNG” LÊN ĐỨC NHƯ-LAI (Phật Thiệt-tánH “Thanh-tịnh Pháp-thân TỲ-LÔ GIÁ-NA”).

5/- Chẳng  TĂNG,  chẳng  GIẢM,  chẳng

SANH,  chẳng  DIỆT,  chẳng  TẬN, chẳng “BẤT-TẬN”

(Tức là chứng-NHẬPtrở về được Hư- Không Tâm, Hư-Không Thể).

Mà trong “BÁT-NHÃ TÂM-KINH”  gọi là :

  .. “Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”…

……………………

Thì gọi là “CHƠN-THẬT cúng-dường” LÊN ĐỨC NHƯ-LAI.

 6/- Chẳng phải “HỮU-VI”, chẳng phải “VÔ-VI”.

(Tức là xa rời được cả hai sự “CÓ”“KHÔNG” – (Chẳng “chấp CÓ” mà cũng chẳng “chấp KHÔNG”) – Đây có nghĩa là bậc THÁNH-GIẢ ấy đã nhập được vào trong LY “TRUNG-ĐẠO ĐỆ NHẤT NGHĨA KHÔNG”).

Thì gọi là CHƠN-THẬT cúng-dường” NHƯ-LAI.

………………..

Cho đến:

6a/-  Chẳng   khởi  “PHẬT  Tưởng”,   chẳng khởi “PHÁP tưởng”, chẳng khởi  “TĂNG tưởng”.

6b/-  Không NHƠN” (không có “chúng sanh- tưởng”), không TỰ TƯỞNG” (không thấy có mình – (tức là “VÔ-NGÔ), không THA TƯỞNG” (không thấy có người(tức là “VÔ-NHƠN”).

6c/-   Không “Thọ-giả tưởng”.

(Tức là dứt được hết 4 Phàm tướng trói buộc của chúng-sanh là : – NGÃ, NHƠN, CHÚNG-SANH, THỌ GIA(đây có nghĩa là Bậc HÀNH-GIẢ ấy đã được thành đạo giải-thoát) – tối thiểu cũng phải chứng-đắc từ quả-vị A-La-Hán trở lên).

Như thế thì gọi là “CHƠN-THẬT cúng-dường” LÊN NHƯ-LAI vậy.

HỎI:

TẠI SAO?

ĐÁP:

Bởi vì bậc Thánh-Nhơn nào tu-chứng được “ngũ phần pháp-thân” nầy thì đương-nhiên là quý “Ngài” đã chứng-đạt đạo-quả “vô-lậu” và rõ biết được các điều rằng:

(XUẤT TẠNG KINH):

1/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức là Thanh-tịnh pháp-thân Tỳ-lô Giá-na PHẬT) gọi là:  “Tướng VÔ-SANH”.

Cho nên:

Chẳng dùng “SANH” – (đây ý nói là chẳng (nên) dùng Tâm Hữu-lậu của chúng-sanh) mà sắm-sửa cúng-dường.

 (Tức là:

Phải dùng Tâm “Vô-sanh, Vô-diệt” của bậc “GIẢI-THOÁT THÁNH-NHƠN” mà cúng-dường “PHÁP-THÂN” của PHẬT).

2/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức là Pháp-Thân) gọi là TƯỚNG “VÔ-TÁC”

Cho nên:

Chẳng dùng TÂM “TẠO-TÁC” (Tâm “Hữu-lậu” tạo-tác nghiệp tội của chúng-sanh) mà sắm-sửa cúng-dường.

(Tức là:

– Phải dùng Tâm “Bất-Động”, Tâm Vô sở-trụ”, TâmVô sở-hành”… – (chớ không nên dùng TÂM HỮU-Vi của chúng-sanh) – mà cúng-dường lên PHÁP-THÂN của PHẬT).

3/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức Pháp-Thân) gọi là “KHÔNG HAI TƯỚNG”.

Cho nên:

Chẳng dùng “Hai Tướng

(Đây là 2 Tướng nhị-biên “THƯỜNG”“ĐOẠN”)

mà sắm-sửa cúng-dường.

(Tức là:

Phải dùng TÂM “BẤT-NHỊ” (tức là TÂM “NHỨT CHƠN”cúng-dường lên “PHÁP-THÂN” của PHẬT).

Tâm Bất nhị là Tâm không hai

Mà: “Không hai” tức là “MỘT”.

“MỘT” đây tức-là “NHỨT TƯỚNG VÔ-TƯỚNG”. (Đây chính là “TƯỚNG GIẢI-THOÁT” của Bậc Thánh-nhơn).

“NHỨT TƯỚNG VÔ-TƯỚNG” TÂM tức là “CHƠN-NHƯ PHÁP-TÁNH” vậy.

(Phụ-chú:

Thí-dụ như:

“NGÔ“NGÃ-SỞ”“HAI”.

Nhân vì có “NGÔ (có “Ta”)

Nên:

Mới có “NGÃ-SỞ” (có “cái của Ta”).

Nếu như:

Không có “NGÔ.

Thì cũng:

Không có “NGÃ SỞ” (luôn).

Đó chính là:

VÀO PHÁP-MÔN “KHÔNG HAI” vậy.

Mà: “KHÔNG HAI” tức là “MỘT”, còn gọi là THỂ “NHỨT-CHƠN”)

……………..

 

4/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức là “Pháp-Thân”) gọi là “TƯỚNG VÔ-LẬU”

Cho nên:

 Chẳng dùng “TÂM HỮU-LẬU”
(của chúng-sanh) mà sắm-sửa cúng-dường.

(Tức là:

Phải dùng Tâm “VÔ-LẬU GIẢI-THOÁT” (6) mà cúng-dường lên “PHÁP THÂN” của PHẬT).

5/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức là “Pháp-thân”) gọi là “KHÔNG TƯỚNG”.

Cho nên:

Chẳng dùng các loại “TƯỚNG”:

THÂN-KIẾN, MẠN-KIẾN, ĐOẠN-KIẾN, THƯỜNG-KIẾN, NGÃ-KIẾN, NGÃ-SỞ KIẾN, HỮU-KIẾN, VÔ-KIẾN (7)  v.v… mà sắm-sửa cúng-dường.

(Tức là :

Phải dùng TÂM “GIÁC-NGỘ, GIẢI-THOÁT” của Bậc Thánh-nhơn trong hàng TAM-THÁNH (Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát) mà cúng-dường lên “PHÁP-THÂN” của PHẬT).

6/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức là “Pháp-Thân”) gọi là “TƯỚNG VÔ-TƯỚNG”.

Cho nên:

Chẳng dùng “HỮU TƯỚNG”

(Tức là “TƯỚNG” “CÓ CHẤP” của “phàm-phu chúng-sanh”) mà sắm-sửa cúng-dường.

(Tức là:

Phải dùng TÂM VÔ-TƯỚNG (8) mà cúng-dường lên PHÁP-THÂN PHẬT).

…………….

Cho chí đến:

7/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức là “Pháp-Thân”) gọi là:

– TƯỚNG “VÔ-NGUYỆN”,

 – TƯỚNG “BẤT-ĐỘNG”,

 – TƯỚNG “VÔ-HÀNH”,

 – TƯỚNG “LY THAM”,

 – TƯỚNG “LY SÂN”,

– TƯỚNG “LY-SI”.

Cho nên:

Chẳng dùng các thứ loại:

– TÂM HỮU-CẦU, HỮU-NGUYỆN

 – TÂM HỮU-ĐỘNG, HỮU TẠO-TÁC

– TÂM HỮU-HÀNH

(Tức là THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH, Ý HÀNH sái quấy theo lối chúng-sanh).

– TÂM THAM, SÂN, SI……..

mà sắm-sửa cúng-dường lên “PHÁP-THÂN” của PHẬT.

……………….

8/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (tức là “Pháp-Thân”) có đủ Tứ Đức “TỪ, BI, HỶ, XẢ”.

Cho nên:

Chẳng dùng TÂM Sân, Não, Tật-đố, Tán-loạn… mà sắm-sửa cúng-dường lên “PHÁP-THÂN” của PHẬT.

9/- “CHƠN NHƯ-LAI THÂN” (Pháp Thân) có đầy-đủ 10 “BA-LA-MẬT” như sau:

– BỐ THÍ (Ba-la-mật).

– TRÌ GIỚI (Ba-la-mật).

– NHẪN-NHỤC (Ba-la-mật).

– TINH-TẤN (Ba-la-mật).

 – THIỀN-ĐỊNH (Ba-la-mật).

– TRÍ-HUỆ (Ba-la-mật)

– PHƯƠNG-TIỆN THIỆN-XẢO (Ba-la-mật)

– NGUYỆN (Ba-la-mật)

– LỰC (Ba-la-mật)

– TRÍ (Ba-la-mật)

(Xem lại phần giảng về “10 BA-LA-MẬT” nầy trong quyển:

NIỆM-PHẬT BA-LA-MẬT KINH NHƯ THÍCH ĐẠI-SỚ

của bút-giả, nơi các trang từ 288 đến 310 sẽ nhớ lại)

Cho nên:

Chẳng dùng TÂM xan-tham (keo-kiệt), phá giới, sân-hận, giải-đãi (biếng nhác), tán-loạn, si-mê, v.v… mà sắm-sửa cúng-dường lên “PHÁP-THÂN” của PHẬT.

10/- PHẬT lại bảo tiếp cùng với Ngài ĐẠI CA-DIẾP rằng:

Khi Hai vị BỒ-TÁT TỲ-KHEO ĐẠT-MA và THIỆN-PHÁP ấy ở trong Đại-chúng tuyên nói lên “PHÁP” CHƠN-THẬT cúng-dường XÁ-LỢI của NHƯ-LAI và “TỰ-THÂN” như vậy

(Tức là các phần “GIẢI-ĐÁP” mà Luận-giả đã ghi lại và giảng nói ở trên) thì:

11/- Hàng Đại-chúng TỲ-KHEO nghe “PHÁP” (CÚNG-DƯỜNG TỰ THÂN) ấy xong rồi thảy:

 – Đều “AN-TRỤ” vào trong “THÂM NHẪN- PHÁP” và Y THEO lời dạy ĐÓ MÀ TU-TẬP,

– HỌ đều hành Hạnh “THIỂU DỤC, TRI-TÚC” như Hai Bồ-Tát Tỳ-kheo ĐẠT-MA và THIỆN-PHÁP cho nên HỌ cũng:

CHẲNG CÚNG-DƯỜNG PHẬT XÁ-LỢI, CHẲNG LỄ PHẬT THÁP-MIẾU

Tại sao?

Vì các TỲ-KHEO ấy đều ưa-thích và tu-tập theo “THÂM-PHÁP” “CÚNG-DƯỜNG TỰ THÂN” đó vậy.

12/- Sau đó 7 ngày thì:

– Tất-cả PHẬT-PHÁP đều ẩn mất.

Và:

– Tất-cả XÁ-LỢI của PHẬT DIỆU-HOA trong thờ trong bình cũng ẨN MẤT luôn.

TẠI SAO?

– Vì tất-cả chư THIÊN và hàng Đại-chúng TỲ-KHEO ấy đều:

ĐẮC ĐƯỢC “NGŨ PHẦN PHÁP-THÂN”

(Tức là trở thành Bậc THÁNH NHƠN GIẢI-THOÁT, ĐẮC ĐỊNH, ĐẮC NHẪN… hết cả).

13/- Khi hai vị BỒ-TÁT TỲ-KHEO “ĐẠT-MA” và “THIỆN-PHÁP” nói xong PHÁP-MÔN nầy rồi, thì có:

– 420 vạn chúng-sanh đắc được VÔ-SANH PHÁP-NHẪN trụ vào bậc Đại BỒ-TÁT BẤT THỐI CHUYỄN GIAI-VỊ.

– 8 vạn 4 ngàn chúng-sanh đắc được đạo quả “A-NA-HÀM”.

Và:

– 320 vạn chúng-sanh phát tâm VÔ-THƯỢNG BỒ-ĐỀ…

(Phụ-chú:

Đây là cách CÚNG-DƯỜNG XÁ-LỢI ĐÚNG THEO “NHƯ PHÁP” riêng của chư ĐẠI BỒ-TÁT, chớ :

“CHẲNG PHẢI LÀ PHẦN VIỆC” của hàng phàm-nhơn trong 3 cõi như chúng-ta hành-xử đâu.

Cho nên việc cần-thiết:

Đối với chúng-sanh chúng ta thì phải:

– Nhứt tâm cung-kính đảnh-lễ NHƯ-LAI và XÁ-LỢI của NGÀI.

Chớ nên coi thường mà mang vào mình đại tội “TĂNG-THƯỢNG MẠN”.

Việc ấy quyết không nên.

Hàng Bạt địa phàm-phu tu-học PHẬT-PHÁP đời nay – (như chúng-ta đây) – phải nên rõ biết như vậy).

(Phụ-giải:

1/- Cho nên Bậc THÁNH-GIẢ nào đang trên đường “huân-tu” – (tức là đang “hướng đến”) – hoặc đã chứng-đắc xong được “Ngũ-phần PHÁP-THÂN” muốn cúng-dường lên “CHƠN-THẬT PHÁP-THÂN” của NHƯ-LAI ắt:

PHẢI Y NHƯ NHỮNG PHÁP TRÊN (ẤY) MÀ CÚNG-DƯỜNG.

Thì quyết-định sẽ thu-đạt:

ĐƯỢC VÔ-LƯỢNG VÔ-BIÊN CÔNG-ĐỨC, KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN.

“CÔNG-ĐỨC” ấy sẽ đưa Bậc THÁNH-GIẢ đó thành-tựu được quả-vị Vô-Thượng Bồ-Đề” của PHẬT về sau.

2/- Còn hàng phàm-phu sanh-tử bạt-địa chúng-sanh chúng-ta (nói riêng) và trong ba cõi (nói chung) vì luôn dùng Tâm “HỮU-LẬU” MÀ “CUNG-KÍNH”, cúng-dường lên PHẬT, cho nên :

 – CHỈ CẢM ĐƯỢC QUẢ-BÁO TỐT-ĐẸP NƠI CÕI NHƠN-THIÊN, (HOẶC Ở) TRONG “KIẾP hiện-tại”, (HOẶC Ở) TRONG “KIẾP tương-lai” mà thôi.

(Tức là chỉ hưởng được chút đỉnh SI PHƯỚC” nơi hai cõi TRỜI, NGƯỜI)

Hễ như:

Còn PHƯỚC” thì còn (hưởng được các SỰ) vui-đẹp, sung-sướng, giàu-sang.

Mà nếu như:

– “PHƯỚC” ấy đã hết rồi, thìTHẦN-THỨC” ắt phải chuyển-Dời theo các “hành-nghiệp” (hoặc XẤU, hoặc TỐT của kiếp trước, còn sót lại (hoặc của kiếp nầy, mà) bị trầm-nịch vào nơi SÁU đạo (luân-hồi).

(Vì được hưởng “PHƯỚC VUI” (giàu-sang, sung-sướng) cho nên quên mất đi phần “Tu-Tâm, lập Hạnh” cần phải làm, mà trở ngược lại, phóng tâm tạo thêm các “nghiệp-TỘI” mới khác nữa).

Cho nên Tổ-sư cười “thương” rằng:

Người mê “TU PHƯỚC” chẳng “TU ĐẠO”,

Bảo rằng “TU PHƯỚC” ấy là “ĐẠO”.

Bố-thí, cúng-dường “PHƯỚC” không lường,

Trong lòng “Ba Ác(9) vẫn còn tạo !!!

là như vậy.)

Phần “biện-giải” về việc “THỜ CÚNG XÁ-LỢI ĐÚNG PHÁP” đến đây là xong.

*

HỎI:

– Còn vì sao mà “PHẬT TƯỢNG (như trước đã nói) cũng được gọi là “XÁ-LỢI” nữa ? Chẳng hay   “Ý nầy” như thế nào?

ĐÁP:

– Sở-dĩ “PHẬT TƯỢNG” được gọi “XÁ-LỢI”, là bởi vì:

Sau khi ỨNG-THÂN PHẬT” hoại-diệt, tức là PHẬT “nhập Niết-Bàn” rồi, thì “PHẬT TƯỢNG” đương-nhiên là sẽ thay-thế cho “PHẬT SỐNG” (tức là thay-thế “kim thân” cao một trượng sáu, có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp tuỳ hình của “ỨNG-THÂN” THÍCH-CA MÂU-NI THẾ-TÔN lúc còn tại thế) – mà “HOÁ-ĐỘ” và làm nơi “QUY-HƯỚNG” cho hàng Tứ-chúng (y theo PHẬT TƯỢNG” đó mà lễ-bái, cúng-dường, tu-tập, và vun-bồi phước-huệ).

Nương theo Ý (vừa bày-tỏ trên) cho nên PHẬT TƯỢNG” cũng còn được gọi là:

“TOÀN THÂN XÁ-LỢI” CỦA ĐỨC NHƯ-LAI nữa.

Xin được kể lên đây một câu chuyện về “Toàn thân xá-lợi” của “PHẬT-TƯỢNG” để làm “TÍN-CHỨNG” như dưới đây:

1/- “Sau khi Đức Thích-Ca Thế-Tôn thành-đạo tám năm, vì báo-ân cho mẹ là bà Ma-Gia, nên Ngài từ vườn Kỳ-Hoàn hiện lên trên cung trời Đao-Lợi, ngồi kiết-già nơi thành Kim-Thạch” trong Thiện-Pháp Đường”. Bởi duyên cơ-cảm của tình mẹ-con trong nhiều kiếp, nên hai tia sữa từ nơi NGỰC của bà Ma-Gia bỗng bắn vọt đến làm tự-nhuận môi miệng của Phật.

Kế đó Đức Như-Lai mẹ và chư Thiên mà chỉ bày pháp-yếu…

2/- Khi ấy, vắng bóng Phật, bốn chúng ở cõi Trần đều sanh lòng buồn thương, khát-ngưỡng, đau-đớn như bị tên xuyên vào tim, dường như thọ tang của mẹ. Các đệ-tử (chưa đắc thánh-quả) đi khắp các vườn, rừng, tịnh-xá, tìm-kiếm mà vẫn không thấy Đức Thế-Tôn đâu, cho nên lòng càng thêm bi-cảm, HỌ có hỏi thăm Tôn-giả A-Nan, thì ngài cũng đáp rằng :

“Không được biết”.

Riêng hai Vua Ưu-Điền Ba-Tư-Nặc buồn nhớ Phật đến sanh bệnh.

3/- Một hôm, vua Ưu-Điền cho triệu vời những thợ điêu-khắc khéo trong nước đến bảo:

“Ta muốn tạo tượng Đức Thế-Tôn, các ông có thể giúp được chăng?”

Các Tượng sư (điêu-khắc gia) đều thưa:

“Tâu Đại-Vương, chúng-tôi không thể nào tạo-thành tướng mầu-diệu của Phật được. Dù cho trời Tỳ-Thủ Yết-Ma – (là vị Thần điêu-khắc)cũng không sao tạo được hết nét đẹp của Như-Lai.

Điều chúng-tôi họa-may làm được, là chỉ có thể mô-phỏng phần nào hai tướng “loa kế” (tức là “NHỤC KẾ” (búi tóc bằng thịt vun cao trên đỉnh đầu của PHẬT) “ngọc-hào” (tức là “BẠCH-HÀO TƯỚNG QUANG” nằm ở giữa Mi-Tâm của PHẬT). Ngoài ra những nét đẹp lạ, oai-đức, quang-minh của các “tướng” khác, thiết-tưởng trong đây không ai có thể hình-dung ra nổi được.

Nếu cố-gắng gượng làm, chắc rằng khi Đức Như-Lai trở về Pháp-Hội, đại-chúng đem TƯỢNG ra so-sánh, thì danh dự của chúng-tôi sẽ bị tiêu-tan không còn.

Vì thế, sau khi suy-nghĩ kỹ-lưỡng, chúng tôi xin đành cam chịu tội, thật chẳng dám nhận-lãnh”.

4/- Không biết làm sao hơn, vua hỏi đến chất-liệu làm tượng.

Các thợ giỏi đều thưa:

Nên dùng gỗ chiên-đàn thuần sắc tím, vì thể-chất nó chắc mịn, mùi thơm dịu bền.

 Khi hỏi qua về hình-tướng nên làm ngồi hay đứng, cao thấp thế nào, thì một vị trí-thần thưa rằng:

“Tâu Đại-Vương, nên tạc tượng ngồi. Bởi tất-cả Như-Lai khi thành-đạo, chuyển pháp-luân, hiện thần-biến, làm Phật-sự lớn, thảy đều ngồi. Lại tượng phải ở trong tư thế kiết-già, và ngồi trên toà sư-tử.”

5/- Bấy giờ, trời “Tỳ-Thủ Yết-Ma” cảmbiết được Tâm-niệm của Vua, nên tự biến thân Trời ra làm Thợ, cầm đủ các đồ nghề dùng để điêu-khắc, đến trước cửa thành chuyển lời thưa rằng :

“Nay tôi muốn vì Đại-Vương mà tạo tượng.”

6/- Vua nghe xong cả mừng, liền cùng với “quan chủ-tàng” (Quan coi nhà KHO) lựa thứ gỗ thơm, đem giao cho (Thợ Trời) và bảo:

“Ông gắng tạo tượng làm sao cho giống ĐỨC Như-Lai.”

Lúc ấy Tôn-giả Mục-KIỀN-Liên nương-nhờ Thần-lực của Phật, đem “Thợ Trời” đến THIỆN PHÁP ĐƯỜNG nơi cung Trời ĐẠO-LỢI nhìn xem “Kim-tướng” của NHƯ-LAI.

Khi khởi công, tiếng búa đẽo gỗ vang ra, thấu đến cung Trời Đao-Lợi, chỗ Đức Thế-Tôn đang thuyết-pháp.

Do nơi sức oai-thần của Phật, nên hễ tiếng ấy vang đến đâu, chúng-sanh nghe qua, thời liền được:

– Tội cấu đều tiêu trừ.

Kẻ mù bỗng được sáng.

Người điếc được nghe thông.

Kẻ câm bỗng biết nói.

– Người xấu thành ra đẹp.

Kẻ nghèo được sanh phước…

Cho đến các chúng-sanh trong:

– Ba đường “ác-đạo” thảy đều lìa khổ được vui.

Tất-cả sự “lợi-ích chưa từng có” xưa nay, thảy đều hiện khởi.

Thiên-thần Tỳ-Thủ Yết-Ma làm chẳng mấy ngày “tượng” đã xong, cao bảy thước, có kẻ bảo rằng chỉ cao có năm thước(do bởi TÂM cơ-cảm đến PHẬT của mỗi người đều khác nhau, cho nên sự thấy biết không đồng). Mặt và tay chân của tượng Phật đều là màu tử-kim  (vàng tím Diêm-Phù-Đàn).

Vua ƯU-ĐIỀN thấy sắc-tướng của PHẬT TƯỢNG đẹp như thế, sanh lòng tin trong-sạch, phiền-não tiêu-trừ, chứng được “Nhu-thuận nhẫn”.

Mọi người trông thấy TƯỢNG, nghiệp-chướng cũng đều được tiêu-tan, chỉ trừ kẻ nào đã từng đối với “bậc thánh-nhân” tạo nghiệp ác-khẩu (mắng chưởi).

7/- Khi ấy vua Ba-Tư-Nặc thấy biết thế, cũng lo vời thợ khéo trong nước đến, để lo tạo Tượng Phật. Nhà vua nghĩ rằng:

“Tạo tượng của Như-Lai không chi HƠN LÀ bằng vàng ròng !”

Theo ý-nguyện, ngài dùng thuần chất “tử ma kim”, đúc Tượng Phật cao năm thước.

Lúc ấy trong cõi Diêm-Phù-ĐỀ mới có được trước nhất hai “tượng Phật” của Đức Như-Lai.

8/- Trên cõi Trời, qua ba tháng hạ xong, Đức Phật bảo bốn chúng:

“Bảy hôm nữa ta sẽ trở lại cõi Diêm-Phù-Đề, giáng xuống bên bờ ao lớn của nước “TăngGià-Phi.”

Khi ấy, Trời Đế-Thích khuyến cáo Trời Tự-Tại-Thiên dùng vàng, bạc, thủy-tinh làm đường cấp-bực, từ đảnh núi Tu-Di xuống đến bờ ao TăngGià-Phi.

Đến ngày, Đức Thế-Tôn do theo đường báu ấy giáng xuống cõi Diêm-Phù.

Bốn vị quốc-vương:

 – Vua Ba-Tư-Nặc (Prasenajit) nước CÂU TÁT CA (Kosala),

– Vua Ưu-Điền (Udayana) nước CÂU ĐÀM-DI (Kausambi),

Ác-Sanh-Vương (Ajatasatrou) – (tức là Vua A-XÀ-THẾ sau nầy)(10) chúa xứ Ngũ-Đô,

 – Vua Bình-Sa(11) nước Ma-Ha-Đà (Magadha)

đều đến chỗ Phật cung-kính dùng đầu mặt đảnh-lễ dưới chân của PHẬT.

9/- Trong khi đó, Vua Ưu-Điền đầu đội tôn-tượng, đem theo các đồ cúng-dường quí-lạ đến Phật dâng lên, bày-tỏ lòng thành.

Lúc ấy “tượng Phật gỗ” bỗng-nhiên rời khỏi toà ngồi, bước đi nơi hư-không y như Phật sống, thân phóng quanh-minh, dưới chân mưa hoa, đến rước Đức Thế-Tôn.

Tượng lại chấp tay lễ Phật và nói kệ rằng:

“Khi Phật ở Đao-Lợi,
Vì mẹ nói pháp-yếu
Tiếng thợ tạc tôn-tượng,
Vang đến Thiện Pháp Đường.
Chúng Tam-thập tam-thiên,
Đồng lời đến tuỳ-hỷ.
Nếu đời sau tạo tượng,
Sẽ được vô-lượng phước”.

10/- Lúc ấy Đức Như-Lai, quì xuống chấp tay hướng về “PHẬT tượng” hoàn-lễ.

Giữa hư-không trăm, ngàn, “hoá-Phật” cũng đều làm y như thế.

Tượng Phật GỖ” liền “khúc-cung cúi đầu” (cung-kính gập người lại, cúi đầu sát xuống lễ-bái) (tức là nhận lễ của PHẬT).

Xong, Đức Thế-Tôn bước đến dùng bàn tay trăm PHƯỚC trang-nghiêm xoa nơi đảnh “PHẬT tượng” mà thọ-ký rằng:

“Sau khi Ta diệt-độ một ngàn năm, Ngài nên thay THẾ Ta MÀ làm lợi-ích cho hàng nhơn-thiên nơi cõi này.

Nay Ta đem các đệ-tử phó chúc (gởi gắm) cho Ngài. Nếu có chúng-sanh nào sau khi Ta nhập Niết-bàn rồi, Kẻ đó biết tạo “tượng Phật”, dùng hương-hoa, phướng-lọng cúng-dường, thì người ấy đời sau sẽ được thấy Phật, thoát khỏi khổ luân-hồi.”

11/- Khi ấy, Vua Ưu-Điền thưa rằng:

“Bạch Thế-Tôn ! Những vị tạo tượng Phật diệt-độ đời quá khứ, hiện nay đã sanh về nơi đâu ?”

Đức Thế-Tôn đáp:

“Ta dùng “Phật-nhãn” nhìn xem, thấy những người đó đều đã sanh ra ở trước mười phương chư Phật, không một kẻ nào còn ở trong vòng sanh-tử hết. Chỉ có người tạo tượng Bồ-Tát hiện còn vài kẻ lưu-trụ ở đời, như vua Bình-Sa đây là một.”

12/- Bấy giờ, “tượng Phật gỗ” lại bạch xin Đức Thế-Tôn vào nơi tịnh-xá.

Đấng Điều Ngự bảo:

“Thôi ! Không còn bao lâu nữa, Ta sẽ Niết-bàn. Ngài nên ở lại đời làm lợi-ích lâu dài cho chúng-sanh. NHƯ-LAI sẽ viên-tịch trước, vì nếu Ta diệt độ sau, mọi người sẽ dễ sanh lòng biếng-trễ, khinh-lờn.”

Nói xong, Đức Thế-Tôn cất bước chậm-rãi đi vào tịnh-xá.

“Tượng Phật gỗ” cũng quay trở về bản-vị, ngồi cách Đức Thế-Tôn hai mươi bộ. Vua Ưu-Điền trông thấy khôn xiết vui mừng!

13/- Bốn vì vua lại theo vào thưa rằng:

“Bạch Thế-Tôn, PHẢI LÀM chỗ thờ tôn-tượng như thế nào?”

Đức Phật sẽ bàn tay mặt ra, từ dưới đất liền hiện lên cảnh chùa thờ Phật Ca-Diếp khi xưa, và Ngài bảo nên y theo đó mà làm khuôn-mẫu.

Bốn vị quốc-vương tuân lời, đồng nhau góp sức lại làm thành một cảnh chùa lớn ở tại chỗ đó để thờ tượng Phật”.

Chính vì có được “Ý-NGHĨA” như thế cho nên “Bút giả” mới nói rằng:

“PHẬT TƯỢNG” cũng y như là  “Phật sống”.

“Phật tượng” cũng chính là như-LAI “toàn-thân xá-lợi” của PHẬT còn lưu lại thế-gian cho người đời có nơi “quy-kính” và “cúng-dường” để gieo-trồng “Nhân Phúc” hiện-tại và trong tương-lai vậy.

(Phụ-chú:

Cho nên người Phật-tử (dù là Tại-gia hoặc Xuất-gia cũng vậy) phải nên hết lòng tôn-kính PHẬT TƯỢNG.

Nghĩa là:

a/- Đối trước “PHẬT-TƯỢNG” TÂM phải chí-thành cung-kính như là đối trước KIM-THÂN 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tuỳ-hình của Phật lúc còn tại thế.

Chớ chẳng nên:

Xem thường, hoặc lơ-là, giả-dối… mà mang tội.

(PHỤ-LỤC):

– Có một số người tu THIỀN dốt giáo-lý thời nay, HỌ:

– Không (thèm) QUÁN “PHẬT-TƯỢNG”, 

Mà chỉ:

– Quán vào bức vách tường”… thôi.

Đây là một sự:

ĐẠI NGÃ-MẠN

và mang tội rất là to lớn vậy).

b/- Chúng-sanh trong thời Mạt-pháp đời nay, do nơi Tâm chấp “Ngã”, (kiêu-ngạo) và “Tăng thượng-mạn” quá lẫy-lừng, nên dầu cho có thấy được PHẬT TƯỢNG, HỌ” cũng không chịu lễ-bái, chẳng hết lòng cung-kính, cúng-dường

Thiệt là mắc phải biết bao nhiêu tội !

  *

Muốn CẦU tìm “XÁ-LỢI” ư?

– Chẳng cần phải nhọc công cầu tìm ở đâu xa cả.

Bởi vì:

“Toàn-thân XÁ-LỢI” của PHẬT đã “SẴN CÓ” và đang được thờ-KÍNH ngay ở trong chùa rồi.

Đó là:

– PHẬT tượng.

Và:

– 12 bộ ĐẠI KINH.

vậy.

Người Phật-tử chân-chánh cần phải biết cho thật rõ về ĐẠO nầy.)

*

Ẩn-Tu
NGẪU VỊNH THI_________

(ÂM)
ẨN-TU Tịnh ngo “LÝ CHƠN KHÔNG”,
Phổ khuyến nhơn-hoàn TỊNH-ĐỘ công.
Tại khẩu A-DI trì bất đoạn,
NGUYỀN sanh TỈNH-THỔ thánh-nhơn đồng.
LỤC TỰ thường luân vô biệt niệm,
Tiền-trình thập vạn lộ đồ thông.
Liễu-đạt DUY TÂM AN-LAC quốc,
KIM-ĐÀI THƯỢNG-PHẨM PHỤC GIA-PHONG

PHÁP-HOA PHẬT TỰ
MẬT-TỊNH ĐẠO-TRÀNG
Niệm-Phật Tăng
Sa-môn THÍCH HẢI-QUANG
(Đề vịnh)

***

Ưu-bà-di Bồ-tát giới BẢO-ĐĂNG phỏng-dịch:

(Xuất-ý):

(NGHĨA):

ẨN-TU tâm tịnh rõ CHƠN-KHÔNG,
Khuyên khắp người tu Tịnh-Độ công. (12)
Nơi miệng HỒNG-DANH trì niệm mãi,
NGUYỀN sanh CỰC-LẠC thánh-hiền Đồng.(13)
SÁU CHỮ “A-DI” đừng niệm khác,
Mười vạn ức đường lập tức thông.
Biết rõ “DUY-TÂM” là AN-DƯỠNG.
Đài vàng phẩm thượng đoạt gia-phong.(14)

 

Còn “việc” hỏi ý-kiến về:

“GIÁ-TRỊ” CỦA QUYỂN SÁCH “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” kia như thế nào?

Thì việc ấy rất là khó nói.

Tại-sao?

Bởi-vì có các “lý-do” sau đây:

1/- Xuyên qua các “Phần biện-giải” trong quyển sách “THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI” nầy, Tôi chỉ vì muốn mang lại Phần “chánh-kiến”(15) cho chư Phật-tử khắp nơi mà biên-soạn ra, từ phần “khởi-đầu” cho đến đây, chắc có lẽ quý Phật-tử cũng đã có được:

Sự “nhận-xét chính-xác” của riêng mình về “quyển sách” ấy như thế nào rồi.

(Thì còn hỏi thêm ở nơi Tôi làm chi nữa ?).

BỞI VÌ:

2/- Nếu như nói rằng đây là một “quyển-sách” viết đúng theo PHẬT-Pháp và mang lại lợi-ích cho sự “kiến-giải” của chư Phật-tử về phương-diện “XÁ-LỢI” và “Pháp-môn NIỆM-PHẬT” thì :

Tôi không thể nào nói lên lời (trái với chánh-lý) như thế được. (Xem kỹ lại các phần luận-giải”Tôi đã vì quý Phật-tử biên-soạn ra từ trước đến nay).

Còn nếu như nói rằng:

3/- Đây là một quyển-sách” “kém giá-trị”“sai-lầm” thì:

Tôi cũng không thể nào nói lên lời như thế được nữa.

Tại sao?

– Vì sẽ gây nên các sự không hay và có thể là sẽ tạo thành một sự “đụng chạm lớn” đến “Tác-giả” và một số các vị Tăng-sĩ” đã đứng ra hậu-thuẫn cùng chứng-minh, viết lời Tựa, v.v… cho “quyển sách” kia (mà Tôi cũng như vài ba môn-đệ thân-cận đã cùng thấy qua (được “sự đụng-chạm” nầy trước) ở trong “MƠ” rồi).

Hơn nữa:

4/- Lại e còn có thêm các “điều phiền-toái” khác nữa, đó là:

(Có thể) Sẽ gây nên một sự bất-mãn, thù ghét từ nơi các “thân-nhân”, hoặc “môn-đệ” của những người có “phương-danh “lưu” lại “Xá-Lợi đã được Tác-giả ghi chuyện trong quyển sách kia nữa…

Cho nên về:

Việc phê-phán đúng, sai, hoặc bình-luận về giá-trị của quyển-sách ấy v.v… thì:

Tôi chẳng dám lạm bàn.

Mà chỉ xin:

Nhường phần “PHÊ-PHÁN” ấy lại cho “công-luận” của các bậc Đại-gia về “Phật-học” trong chốn “Tông-Môn” và chư Phật-tử (nào) có “chánh-kiến” khắp nơi quyết-định (mà thôi).

***

Chú thích:

(1)- Giải-thoát tri-kiến: là sự “THẤY BIẾT” riêng-biệt của các bậc “thánh-nhơn giải-thoát” (về các sự “thấy biết” nầy thì tất-cả chúng-sanh trong ba cõi không thể nào suy-lường và hiểu thấu đến được).

(2)- Tăng phường: là chỗ của chư Tăng ở tu.

(3)- Đây phải hiểu là những Kẻ xuất-gia hoặc tại-gia“thọ giới Bồ-Tát” chớ chẳng phải là bậc Bồ-Tát Đại-sĩ pháp thân đã được đắc “NHẪN”, đắc “ĐỊNH”… chi đâu.

(4)- Chánh-hạnh xuất gia: Gồm có hai phần:

1/- Một là “Tu thiền-định”.

(Tức là chuyên tu về GIỚI, ĐỊNH, HUỆ).

2/- Hai là “Tụng tập” (Kinh điển)(tức là tu về phần “SỰ hành-trì” đúng theo lời PHẬT dạy về GIỚI, ĐỊNH, HUỆ), để: ĐƯỢC GIẢI-THOÁT

(5)- Vô-Tác : là “DỨT TRỪ” hết tất-cả các thứ “NIỆM PHÂN-BIỆT” và cũng là:

THÂN, KHẨU, Ý vô tạo-tác các nghiệp tội, (nghĩa là  “NÓ” trống vắng và thanh-tịnh như HƯ-KHÔNG vậy).

(6)- Tâm “vô-lậu giải-thoát”: là TÂM của các Bậc Thánh-Nhơn đã chứng-đắc tối-thiểu cũng từ quả-vị vô-sanh “A-LA-HÁN” trở lên mới có.

(7)- Thân Kiến: Chấp Thân tứ-đại “giả-hợp vô-thường” nầy là của Ta. “Mạn” Kiến : là kiêu căng, ngạo-mạn (đầy đủ 7 thứ MẠN).

“Đoạn” Kiến : là nói chết rồi là hết chớ không có luân-hồi, quả báo… chi cả.

Thường Kiến : là nói người chết rồi đầu thai làm người lại, thú chết rồi đầu thai làm thú lại chớ không có sự thay hình đổi xác chi cả…

Ngã Kiến  Chấp TA (tức là chấp sai-lầm rằng thân nầy là “TA” và “của TA”).

Ngã Sở Kiến : Chấp các “vật LOẠI”Ta đang có, đang xử-dụng, v.v… là của Ta (mà không biết rằng luôn-luôn còn, mất, đổi-dời)

Hữu Kiến: Cái thấy biết hạn-hẹp còn nằm trong vòng “hữu sanh, hữu diệt” của chúng-sanh.

Vô Kiến: Cái “thấy biết ngu-si” (không thấy biết rõ được sự sanh-diệt đổi dời… của vạn-vật).

Các thứ “TRẦN TÂM” nầy là TÂM “thấy biết, chấp trước” sai-lầm của chúng-sanh trong 3 cõi.

(8)- Tâm “VÔ-TƯỚNG”: là Tâm rời lìa (không chấp) hết tất-cả các thứ loại “nội, ngoại sắc tướng” của Thánh-nhơn. (Từ bậc Tu-đà Hoàn thánh-giả đã nhập vào “dòng THÁNH” trở lên, mới chứng được TÂM nầy).

a/- NỘI “SẮC-TƯỚNG” là:

Vô-lượng thứ “TƯỚNG-DẠNG” của 4 Ấm “THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC”. (Vốn vô hình, vô sắc).

b/- NGOẠI “SẮC-TƯỚNG” là:

Vô-lượng “TƯỚNG-DẠNG” lớn, nhỏ thuộc về “SẮC ẤM” (có hình, có sắc, (dầu HÌNH, SẮC đó là vi-tế đi nữa, nhưng cũng phải được gọi là “CÓ SẮC-TƯỚNG”).

(9)- Ba “ÁC” : Là THAM, SÂN, SI.

(10)- Gọi là “ÁC-SANH-VƯƠNG” là vì Vua A-XÀ-THẾ đã có sẳn ác-niệm muốn giết cha(do túc nghiệp bị Vua Cha giết hại trong tiền-kiếp) – lúc còn ở trong thai của mẹ (là Hoàng-hậu VI-ĐỀ-HY).

(11)- BÌNH-SA VƯƠNG tức là Vua TẦN-BÀ SA-LA (Bimbisâra) cha của Thái-tử A-XÀ-THẾ (lúc đó Ngài đang còn ở ngôi, chớ chưa bị Thái-tử A-XÀ-THẾ cướp ngôi và giết chết).

(12)- Tịnh-Độ công: Dụng hết “công-phu” để chuyên Tu theo pháp-môn Tịnh-Độ.

(13)- Thánh-hiền đồng: chừng sanh về CỰC-LẠC rồi thì đương-nhiên là sẽ cùng với chư “thánh-nhơn” nơi cõi ấy ĐỒNG đắc được : – Thân sắc huỳnh-kim, (Đại nguyện số 3) – (Thân màu vàng ròng).

– Có đầy-đủ 32 tướng tốt (Đại nguyện số 21)

– Đồng thoát khỏi sanh-tử (Đại nguyện số 15+16).

(14)- Gia-phong: Lấy lại được tư-cách và nối-tiếp sự-nghiệp giải-thoát theo như dòng-dõi của TỔ-TIÊN”.

(Đây ý nói là: – Bấy giờ – (khi đã được vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC rồi) – thì mới được “phục hồi” lại phong-cách của cha-mẹ và gia-đình (PHẬT A-DI-ĐÀ, QUÁN ÂM BỒ-TÁT, ĐẠI THẾ-CHÍ BỒ-TÁT), (mà Ta đã “đánh mất” từ lâu) và : – Chư Thượng Thiện nhơn (Thanh-tịnh Đại-hải Chúng Bồ-tát) nơi cõi CỰC-LẠC chính là “gia-đình chơn-thật” của Ta.

– Được vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC và sống trong sự bất sanh, bất diệt (nơi cõi CỰC-LẠC) chính là phục-hồi lại được tư-cách, dòng-dõinòi giống của Ông-Bà, TỔ-TIÊN vì vô-minh dẫn-lộ – ).

(15)- PHỤ-GIẢI:

“CHÁNH-KIẾN” muốn được “có” phải hội đủ 2 phần sau đây:

a/- Một là: – Có NGHE PHÁP, có XEM KINH

b/- Hai là: – Phải luôn-luôn để “TÂM CHÁNH-NIỆM” (tức là phải có “TÂM SUY-CẦU”, “TÂM NHỚ NGHĨ” đến các PHẦN PHÁP (mà mình đã được NGHE, XEM ấy).

Đầy đủ HAI PHẦN như thế rồi, thì dần-dần:

“CHÁNH-KIẾN” MỚI ĐƯỢC PHÁT SANH

Còn bằng “KHÔNG ĐƯỢC NHƯ VẬY” thì :

– Dầu cho có NGHE hàng ngàn thời PHÁP hay.

Dầu cho có nghe hàng muôn lời “KHAI-THỊ” đúng theo chân-lý.

 Hoặc:

–  Cho có XEM ĐỌC hết tất cả 12 BỘ KINH đi nữa.

Thì:

Sự “NGHE, ĐỌC” đó cũng như “KHÔNG CÓ” vậy mà thôi. (Vì nghe xong thời liền quên hết).