THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn

 

Thơ…..
Thầy

(Cung-tặng Thượng-Tọa bổn-sư
THÍCH HẢI-QUANG)

THẦY nương hạnh-nguyện đến nơi nầy,
THẦY truyền Tịnh-Độ chỉ trời Tây.
THẦY thường khuyên-nhắc con tu-tập,
THẦY dạy đường tu gắng đắp-xây.
THẦY chú-giải kinh truyền hậu-học,
THẦY luôn Niệm-Phật phá mù mây.
THẦY sẽ vãng-sanh khi mãn kiếp,
THẦY được tâm trong trí-huệ đầy.

Ưu bà-di
Bồ-Tát giới BẢO-ĐĂNG
Trưởng-ban Hoằng-pháp, Nghi-lễ,
PHÁP-HOA TỰ Tucson, Arizona.
(Cảm-tặng)

 

CHƯƠNG BẢY

TIẾT 1
SỰ VÃNG-SANH ĐỐI VỚI VẤN-ĐỀ XÁ-LỢI

 

(TIẾT MỤC nầy luận về sự việc của:

– Những người NIỆM-PHẬT được vãng-sanh CỰC-LẠC…

Đối với:

VẤN-ĐỀ “LƯU XÁ-LỢI”)

Như trước đã có lời rằng:

Quyển sách “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” nầy đã gây nên một sự “xôn-xao”“hiểu lầm” về việc:

Người được “vãng-sanh Cực-Lạc”
chắc chắn LÀ sẽ lưu-lại XÁ-LỢI?

Cho nên có:

– Rất nhiều người Cư-sĩ (PHẬT-GIÁO) học Phật thiếu “CHÁNH-KIẾN”, không thông-rõ lý đạo, HỌ dựa vào một vài sự việc qua đời được tương-đối tốt, nhẹ-nhàng, ít bị bệnh đau hành xác... của Thân-nhân (hoặc Thầy, Tổ) mình mà nghĩ rằng:

– Đó là triệu-chứng được vãng-sanh.

Mà nếu:

Đã vãng-sanh như (Họ đã tự nghĩ) vậy thì chắc là có được “XÁ-LỢI” !!!

Do đó mà sau khi thiêu-xác thân-nhân (hoặc thầy bạn) của mình xong rồi, các mảnh “xương vụn”, cốt hôi còn xót lại HỌ đều hiểu lầm, rồi cố-ý (hoặc vô-tình) tự mệnh-danh” cho đó XÁ-LỢI…

Vì vậy mà mới có những chuyện “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” tầm bậy, sai-trái với LÝ ĐẠO” được ghi lại trong quyển sách kia…

HỎI:

Như vậy thì các người “Niệm Phật vãng-sanh” có phương-danh ghi trong quyển sách “lưu xá-lợi” (đang được lưu-hành) kia là (hạng bậc) thế nào ?

ĐÁP:

Muốn biết được “hạng bậc” của những nhân-vật được vãng-sanh, lưu xá-lợi” có tên trong quyển sách ấy như thế nào, thì trước hết người tu-học theo PHẬT-PHÁP chân-chánh cần phải tịnh-tâm lại, rồi kế đến là dùng “CHÁNH-KIẾN” của riêng mình mà “quán-sát” vào nơi các sự “DỤNG-HÀNH” (tức là các hành-động gây ra từ Thân, Khẩu, Ý) của “Họ” (xuyên qua một ít lời “tường-thuật” – (của hàng “môn-đồ, pháp-quyến” hoặc “thân-nhân”) – đã được Tác-gia ghi chép lại nơi quyển-sách ấy) nói về đời sống riêng tư cùng với việc Tu-hành của đương nhơn khi còn sanh tiền ắt-nhiên sẽ rõ.

Đó là:

a/- Hãy xem các NHƠN” của “Ho” (người quá-vãng kia) đã “gieo trồng” ra (lúc còn sanh tiền).

Như là:

– Đức “tin” của Họ đối với “Phật-Pháp”

(nói chung) và “Pháp-môn Tịnh-Độ” (nói riêng) như thế nào?

– “Công-phu Niệm-Phật” của “Họ” (sâu dầy hay cạn-cợt) thế nào?

– “Giới-phẩm”, “Đức-Hạnh” và “SỰ Hành-Trì” tu-tập của “Họ” sâu cạn ra sao?

v.v…

Đây gọi là xem (nơi)NHƠN” vậy.

*

b/- Xem “QUẢ” (tức là xem tình-trạng TrướcSau khi Họ lâm-chung (có triệu-chứng) như thế nào?)

Đại-khái như là:

1/- Người quá-vãng ấy trước những giờ phút sau cùng, TÂM-TRÍ có sáng-suốt, minh-mẫn, chánh-niệm,… hoặc biết trước được ngày giờ vãng-sanh không (hay là “hôn-mê” bất tỉnh [không nhớ biết… chi cả] hoặc là bị nằm trên “giường bệnh” trong nhiều ngày, tháng, năm… hoặc là có “triệu-chứng” bị “ma-quỷ ám-nhập”)?

2/- Có “tỉnh-táo” tập-họp thân-bằng, quyến-thuộc, đệ-tử v.v… lại để căn-dặn, nhắc-nhở như là:

“Các con phải nên “nhớ” cố-gắng tinh-tấn Niệm-Phật, tu-hànhnhiều hơn trước”… không?

3/- Có lưu lại Kệ sau cùng” trước khi “nhắm mắt vãng-sanh” không ?

4/- Có thốt lời từ-giã” các môn-đồ, pháp-quyến (hoặc thân-thuộc) trước khi lìa khỏi cõi đời không ?…

5/- Có nói (một cách tỉnh-táo) rằng Tôi (thấy) được PHẬT A-DI-ĐÀ hoặc chư Bồ-Tát Thánh-chúng (hay là nói : – có nhiều người cõi Trời v.v..) – tới tiếp rước Tôi đi không ?

6/- Có nằm ngay-ngắn, hoặc ngồi kiết-già chắp tay hướng về phương Tây, vui-vẻ Niệm-Phật, rồi từ-giả đại-chúng… mà thoát-hoá không ?  v.v…

Đây gọi là “xem QUẢ” vậy.

Tóm lại là cần phải xem:

1/- Hai phần NHƠN GIEO” và QUẢ CHỨNG” của “người quá-vãng” đó có phù-hợp với nhau chăng ?

2/- NHƠN gieo”QUẢ-CHỨNG” ấy thuộc về loại, thứ bậc nào?

Nghĩa là:

–  “Nhơn” ấy là bậc Hạ, bậc Trung, hay bậc Thượng.

–   “Nhơn” ấy là “nhơn  hư  lép” hay “nhơn chắc thật”.

 (Phụ-chú:

– Như “NHƠN gieo” thuộc về bậc HẠ, thì “QUẢ vãng-sanh” quyết-định chẳng thể nào là bậc TRUNG hay THƯỢNG được.

Còn như:

“NHƠN gieo” thuộc về bậc TRUNG, thì “QUẢ vãng-sanh” quyết-định chẳng thể nào là bậc HẠ hay THƯỢNG được.

“NHƠN gieo” thuộc về bậc THƯỢNG, thì “QUẢ vãng-sanh” quyết-định chẳng thể nào là bậc HẠ hay  TRUNG được, v.v…

Nếu như:

a/- NHƠN” đã gieo ấy thuộc về bậc HẠ, thì kẻ đó chỉ là một thường-nhơn (tội nhiều, chướng nặng) nhưng biết Niệm-Phật chút đỉnh, sơ-sài,… trước khi lâm-chung nhờ được sự “Hộ-Niệm đúng pháp” của các Thiện-hữu….. nên có “thoại-tướng” (tức là điềm lành) “Đới nghiệp vãng-sanh” về bậc “Hạ-phẩm”.

Thì Kẻ quá-vãng ấy:

quyết-ĐỊNH không có ĐƯỢC “xá-lợi”.

Tại sao?

Vì một người có  quá  nhiều  “nghiệp tội”

(hoặc “duyên đời”) ràng-buộctu-niệm lem-nhem (khi còn sanh-tiền) như thế…, đến khi “lâm-chung” (may-mắn nhờ vào sức hộ-niệm đúng pháp” của các người thân-cận chung-quanh…) nên được cảnh đới nghiệp” về bậc HẠ-phẩm Hạ-sanh thì đó cũng là một việc “hy-hữu”“đáng mừng” lắm rồi. Vả lại, vì người quá-vãng ấy lúc còn sanh tiền, HỌ:

– Không có “tu giới” và “đắc giới”.

– Không có “tu Định” và “đắc Định”.

– Không có “tu HUỆ” và “đắc HUỆ”.

Tức là “HỌ”:

– KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI TU-HÀNH ĐƯỢC ĐẮC-ĐẠO, chi cả.

Mà:

Trái lại khi còn sanh-tiền TÂM của HỌ vẫn còn dong-ruỗi theo đủ mọi thứ duyên đời (như là các việc vợ, chồng, con, cháu, phải quấy, ghét thương, đủ thiếu, v.v…)(ngoài ra đương-nhơn ấy) có thể là còn gây-tạo thêm nhiều loại nghiệp-tội… khác nữa, thì:

LÀM THẾ NÀO XƯƠNG CỐT THÀNH RA “XÁ-LỢI” CHO ĐƯỢC?

Mà nói rằng:

CÓ XÁ-LỢI ĐỂ LƯU!!

(Phụ-chú:

HẠ PHẨM có 3 bậc vãng-sanh, đó là:

– Hạ phẩm Hạ-sanh.

– Hạ phẩm Trung-sanh.

– Hạ phẩm Thượng-sanh.

 Về “hành-nhơn” của 3 bậc vãng-sanh nầy, thì khi thần-thức được sanh về cõi Cực-Lạc đều phải bị tru trong hoa-sen búp (búp sen) chớ chưa được nở – (tức là chưa liền được cảnh “HOA KHAI KIẾN PHẬT”).

Các  “BẬC” nằm vào trong “HẠ-PHẨM VÃNG-SANH” nầy chỉ thuần là nương nhờ vào nơi “THA-LỰC TIẾP-DẪN” của Đức A-DI-ĐÀ PHẬT nên mới được ĐỚI-NGHIỆP vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC mà thôi.

CHỚ:

CHƯA PHẢI LÀ NGƯỜI ĐẮC-ĐẠO.

CHƯA PHẢI LÀ NGƯỜI ĐÃ TỪNG “HUÂN-TU” đầy-đủ được 3 phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”.

(Nên đương-nhiên là không có “XÁ-LỢI”).

(Xem lại Hành-Tướng” của ba bậc Hạ-phẩm vãng-sanh” nơi quyển :

TÂY PHƯƠNG NHẬT KHOÁ MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI

(Hành-trì và giải-thích)

do Hoà-Thượng THÍCH-THIỀN-TÂM biên-soạn và Tôi chú-giải, bổn TỰ (Pháp-Hoa) xuất-bản (vào năm 1996), nơi  các trang từ 572-573-574… đến 578 sẽ hiểu rõ hơn).

*

b/- Nếu như NHƠN” đã gieo ấy thuộc về bậc TRUNG, thì kẻ đó lại cũng chỉ là một Người thiện-nhơn Niệm-Phật bình-thường, công phu tu-niệm có khi lùi, khi tiến (tức là : – “Tu-niệm lai-rai”) và cũng đã có biết y theo lời TỔ-SƯ dạy trong “PHÁP-NGHI TỊNH-ĐỘ” mà Hành-Trì phần “SỰ” để “phát-nguyện vãng-sanh”. Đến khi lâm-chung, nhờ vào sự “Hộ-niệm đúng pháp” của các Thiện-hữu mà được cảnh “đới-nghiệp vãng-sanh” về bậc Trung-phẩm.

Thì kẻ đó:

Quyết-định là không có “xá-lợi”.

Tại sao?

Vì một người có quá nhiều nghiệp-tội cùng với các thứ DUYÊN đời” ràng-buộc như thế…, khi lâm chung (chỉ nhờ vào sức Hộ-niệm” đúng pháp của các bậc Thiện-hữu) nên có được “thoại-tướng” (tức là điềm-lành) đới-nghiệp vãng-sanh” về bậc TRUNG-PHẨM, thì đó cũng là việc “hy-hữu”“đáng mừng” lắm rồi.

Vả lại, vì người quá-vãng ấy khi còn sanh-tiền:

– Không có “tu GIỚI” và “ĐẮC GIỚI”,

– Không có “tu ĐỊNH” và “ĐẮC ĐỊNH”,

– Không có “tu HUỆ” và “ĐẮC HUỆ”.

chi cả. Trái lại TÂM của vẫn còn dong-ruổi theo đủ mọi thứ duyên đời”, thì :

LÀM THẾ NÀO XƯƠNG CỐT THÀNH RA XÁ-LỢI CHO ĐƯỢC ?

Mà nói rằng:

CÓ XÁ-LỢI ĐỂ LƯU!!

(Phụ-chú:

TRUNG-PHẨM có 3 bậc Vãng-sanh, đó là:

Trung-phẩm Thượng-sanh. 

– Trung-phẩm Trung-sanh. 

– Trung-phẩm Hạ-sanh.

Về “hành-nhơn” của cả Ba bậc vãng-sanh nầy thì:

– Trừ ra bậc Trung-phẩm Thượng-sanh thì hoa-sen liền nởđắc ngay được quả-vị A-LA-HÁN, đầy đủ Tam-Minh, Lục Thông, Bát giải thoát.

 (Bậc vãng-sanh nầy sau khi thiêu-hoá xác-thân xong thì thấy có Xá-lợi bởi vì :

Đã có công (huân) tu sâu dầy trong nhiều kiếp, nay đã đến mức “chín mùi” rồi, nên vừa vãng-sanh xong thì: LIỀN ĐƯỢC CHỨNG QUẢ)

– Còn hai bậc Trung phẩm Trung-sanh”Trung phẩm Hạ-sanh” thì phải trụ” ở trong búp sen một thời gian từ 7 ngày cho đến “7 ngày 7 đêm” thì Hoa sen ấy mới nở. (Một ngày nơi cõi CỰC-LẠC bằng một Đại-kiếp nơi cõi TA-BÀ, tức là bằng 1 tỷ 280 triệu năm của thế-gian).

Khi HOA SEN nở xong thì người ấy liền đắc được sơ-quả “TU-ĐÀ-HOÀN”.

(Xem lại “Hành Tướng” của bậc Trung-phẩm vãng-sanh nầy, nơi quyển : – TÂY PHƯƠNG NHẬT KHÓA – MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI” (Hành-trì và giải-thích) nơi các trang từ 567 đến 571 sẽ rõ hơn).

(Bậc TRUNG-PHẨM TRUNG-SANH nầy khi trà-tỳ thân-xác xong cũng có được Xá-Lợi – vì công tu đã chứng được Sơ-quả).

*

c/- Nếu như NHƠN” đã gieo ấy thuộc về bậc “THƯỢNG-THƯỢNG”, thì người đó là một Bậc THƯỢNG-NHƠN NIỆM-PHẬT”, (hầu hết các “Hành-giả” Niệm-Phật nầy thảy đều là chư Đại BỒ-TÁT dùng PHÁP “ĐẠI-QUYỀN PHƯƠNG-TIỆN” ứng-thân ra nơi cõi thế-gian để làm các bậc Tổ-Sư” trong Tông-môn Tịnh-Độ cả), khi lâm-chung quyết-định sẽ được đức PHẬT A-DI-ĐÀ, ĐỨC QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-tát, ĐỨC ĐẠI-THẾ-CHÍ Bồ-tát và vô-lượng chư BỒ-TÁT Thánh-chúng nơi cõi Cực-Lạc…đồng mang đài KIM-CƯƠNG đến tiếp-dẫn “đương-nhơn” vãng sanh về cõi CỰC-LẠC.

Khi đã được sanh:

Về cõi CỰC-LẠC xong, Hoa sen liền nở.

Bậc Đại Bồ-Tát” đó liền chứng được:

– Vô-lượng trăm ngàn môn ĐÀ-RA-NI.

– Đắc “vô-sanh PHÁP-nhẫn”.

– Quả-vị chứng-đắc tương-đương với bậc Bồ-Tát “Đệ Bát BẤT ĐỘNG-ĐỊA”

(của hàng THẬP THÁNH) [bên Đại-thừa VIÊN-GIÁO]

Sau khi “Trà-tỳ xác-thân” xong, ắt linh-cốt của Bậc “THƯỢNG-NHƠN” ấy sẽ:

KẾT THÀNH RA XÁ-LỢI.

Tại sao?

Vì các Bậc “THƯỢNG-NHƠN” ấy khi còn sanh-tiền, quý NGÀI đều:

– CÓ “TU GIỚI” VÀ “ĐẮC GIỚI”.

– CÓ “TU ĐỊNH” VÀ “ĐẮC ĐỊNH”.

– CÓ “TU HUỆ” VÀ “ĐẮC HUỆ”.

Cho nên quý NGÀI ấy thảy đều là:

các BẬC “THƯỢNG-THƯỢNG NHƠN” NIỆM-PHẬT, được vãng-sanh về PHẨM (SEN) THƯỢNG-THƯỢNG vậy.

(Phụ-chú:

“THƯỢNG-PHẨM” có ba bậc Vãng-sanh, đó là:

– THƯỢNG-PHẨM THƯỢNG-SANH.

– THƯỢNG-PHẨM TRUNG-SANH.

– THƯỢNG-PHẨM HẠ-SANH.

Về “hành-nhơn” vãng-sanh của 3 PHẨM nầy, trừ bậc Thượng-phẩm Thượng-sanh” thì sau khi vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC xong, bậc THƯỢNG-THƯỢNG NHƠN ấy liền được cảnh Hoa-khai Kiến Phật” và chứng ngay VÔ-SANH PHÁP-NHẪN”, trụ vào trong cõi THẬT-BÁO TRANG-NGHIÊM ĐỘ” của chư Đại-sĩ Pháp-Thân Bồ-Tát.

Còn hai bậc “Trung-phẩm Thượng-sanh”“Hạ-phẩm Thượng-sanh”, thì phải trải qua từ “1 đêm” cho đến “một ngày, một đêm” Hoa-sen mới nở và được thấy PHẬT.

(Hai  bậc  nầy  cũng  “trụ”  nơi  cõi  THẬT-BÁO TRANG-NGHIÊM ĐỘ”.

Và:

Khi “Trà-tỳ” thân-xác xong, cả 3 BẬC VÃNG-SANH nầy thảy đều thu đạt được:

Hoặc XÁ-LỢI ngũ-sắc, hoặc XÁ-LỢI MÀU TRẮNG trong-sạch và sáng lóng-lánh như kim-cương).

(Xem lại Hành-Tướng của ba bậc Thượng-phẩm vãng-sanh nầy nơi quyển : “TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHOÁ – MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI” (Hành trì và giải-thích) nơi các trang từ 558 đến 566 sẽ .

*

Trên đây là nói về các loại “NHƠN CHẮC THẬT” của ba bậc vãng-sanh (THƯỢNG, TRUNG, và HẠ).

*

Còn dưới đây là nói về các loại “NHƠN LÉP, NHƠN HƯ”…

Sao gọi là NHƠN “HƯ, LÉP”?

Đó là:

hạng loại của những người “tu-hành giả-dối”.

Và có TÂM: TĂNG-THƯỢNG-MẠN vậy.

Những hạng người nầy (nếu HỌ là Xuất-gia) thì:

– Bên ngoài “HỌ” cũng sửa-soạn hình-tướng trang-nghiêm, trau-tria y áo, Tăng-tướng đàng-hoàng… ra vẻ như “Ta đây” (là bậc chơn-tu lắm).

Nhưng mà:

– Bên trong “TÂM” (của HỌ) thì (chứa) đầy-dẫy đủ các thứ “bợn nhơ, tà-mỵ”….

“Hạng loại” nầy chính là các kẻ:

– Tự dối-phỉnh mình, 

– Dối-phỉnh người,

Và:

– Dối-phỉnh cả Phật, Trời, Thần, Thánh… nữa.

Người gieo NHƠN HƯ, LÉP, giả dối, tà-mỵ… nầy khi lâm-chung quyết-định:

SẼ BỊ ĐOẠ VÀO MỘT TRONG BA ĐƯỜNG ÁC

(Hoặc Địa-ngục, hoặc ngạ-quỷhoặc Súc-sanh)

Còn về việc hỏi:

Những “nhân-vật” có tên (được Tác-giả) ghi trong quyển sách “NIỆM PHẬT LƯU XÁ-LỢI” kia thuộc về “hạng loại” như thế nào ?

Thì ngoại trừ ra ba “vị” là:

– HƯ-VÂN Thượng-nhơn.  

– THÍCH TUYÊN-HOÁ Hoà-Thượng.

– THÍCH THIỀN-TÂM Hoà-Thượng.

là những bậc thánh-nhơn ỨNG-THÂN thị-hiện” ra nơi cõi đời nầy, Quý NGÀI ấy chân-chính tu-hành, giữ trọn 3 phần GIỚI. ĐỊNH. HUỆ để  làm gương “mô-phạm” cho các hàng “hậu-bối” tu-học trong đường đạo hiện-tại và về sau…

Các BẬC” nầy đều có THẬT DANH, THẬT HẠNH, THẬT ĐỨC, THẬT TÀI hết cả, cho nên:

Việc vãng-sanh và lưu lại XÁ-LỢI” của quý NGÀI thì rất là “CHỨNG TÍN”, không có gì đáng để nghi-ngờ hết.

Chớ những người (xuất-giatại-gia) còn lại (được Tác-giả ghi tên trong quyển sách kia), thì Tôi không được biết – [bởi vì về phương-diện GIỚI-ĐỨC” sự tu-hành” (tức là phần NHƠN GIEO”) của HỌ thì không được bậc “chứng-ngộ cao-Tăng” nào xác-nhận hết, nên chẳng thể nào cả quyết được].

Vả lại:

dù “có biết” cũng “không NÊN nói”.

Tại sao?

a/- Vì nếu nói HO xứng-đáng có “xá-lợi” va “được vãng-sanh” thì trái ngược lại với lời của Phật dạy (về việc cần phải TU đắc được 3 phần Vô-lậu học GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” và lại còn phải có thêm SỰ HÀNH-TRÌ Nhứt Tâm Niệm-Phật” nữa (tức là trọn đời chỉ chuyên-tu TỊNH-ĐỘ mà thôi, chớ chẳng tạp-tu, như đã có nói ở trước).

Còn nếu như:

– Nói “HỌ không xứng-đáng có xá-lợi” và chẳng được vãng-sanh, thì e cho “đụng-chạm” đến “tự-ái” của hàng môn-đệ, hoặc thân-nhân của Họ (cho chí đụng-chạm luôn đến “tác-giả của quyển sách” kia nữa)cho nên việc ấy không nên (nói), [để tránh các sự bất-mãn, thù hằn]

Hơn nữa,

Trong thời buổi “MẠT-PHÁP” và “Đấu-tranh Kiên-cố” hiện nay, – (tất cả chúng-ta và ngay chính đến bổn-thân của Tôi nữa) – vì công-phu Tu-hành còn quá lem-nhem bê-bối, chẳng “chứng-ngộ” được chút chi hết, lại cũng chưa đắc được chút chi THA TÂM” (THÔNG), ĐẠO-NHÃN”, cho nên:

KHÓ THỂ NÀO QUYẾT-ĐỊNH ĐƯỢC ĐÂU LÀ “KẺ THẬT, NGƯỜI DỐI”.

Như thế NÀo?

Vì hầu hết người tu-hành đời nay cũng ví như trái AM-LA” (loại trái cây nầy thì từ lúc còn sống cho đến khi chín, vỏ của NÓ lúc nào cũng chỉ thuần là “một màu xanh”), nên rất là khó lòng xét-đoán được.

Nếu như muốn rõ biết, ắt trước hết phải cùng với kẻ ấy ở chung với nhau trong một thời-gian dài, ngắn nào đó…, rồi sau đấy sẽ quán-sát đến phần “ngôn” (lời nói),  “hành”  (việc làm)  của Họ” trải qua nhiều năm, tháng,… nhiên-hậu mới có thể hiểu thấu được phần nào.

Xin được trích-dẫn ra một đoạn kinh sau đây để làm chứng-tín (về việc vừa mới nói trên), như sau:

Xuất TẠNG KINH)

… “Ngài Sư-Tử HỐNG Bồ-Tát bạch cùng PHẬT rằng:

1/- Bạch THẾ-TÔN,

a/- Có hạng người “làm việc kỷ” mà Tâm “chẳng chánh thiệt”.

(Phụ-chú:

(Tức là hạng loại người“bên ngoài” trau-tria y-áo, Tăng-tướng đường-hoàng, thoạt trông có vẻ đạo-đức tu-hành… lắm…

 Nhưng mà:

– Bên “trong Tâm” của đương-nhơn thì chỉ toàn là dua-vạy, lừa dối, phỉnh-gạt (mình và người…) – (gọi nôm-na là kẻ “ngụy  quân-tử” hoặc “dối tu”…).

*

b/- Có hạng người “Tâm kỷ” mà việc làm “chẳng chánh thiệt”

(Tức là những hạng loại người mà “bên ngoài” xem có vẻ tu-hành lem-nhem, bê-bối…, giống như kẻ chẳng ra gì.

Nhưng mà:

– Bên trong TÂM của Họ thì thiệt là thanh-tịnh, đầy-đủ giới-đức” và có thật hạnh, THẬT DANH, THẬT ĐỨC, THẬT TÀI… của một bậc chơn tu (hoặc hiền-nhơn, quân-tử,…)

(Đại-khái như là TẾ-CÔNG HÒA-THƯỢNG và vị PHẬT SỐNG chùa KIM-SƠN v.v…)

Bạch THẾ-TÔN,

Hai “hạng người” nầy, làm sao biết được?

(Ghi-chú:

(Đây là bậc Đại BỒ-TÁT đã được “ĐẮC-ĐỊNH, ĐẮC NHẪN”…. rồi chớ chẳng phải là người thường hay chẳng biết đâu. Sở dĩ Ngài thưa hỏi lên PHẬT về việc nầy là bởi vì:

– NGÀI thay-thế cho chúng-sanh đời sau – (như chúng-ta đây) – mà Thưa, hỏi lên PHẬT Để gián-tiếp:

KHAI-THỊ CHO HÀNG PHẬT-TỬ sơ-học về SỰ TRI-KIẾN (thấy biết) CỦA BẬC THÁNH-NHƠN hầu cho Người Phật-tử tu-học PHẬT-PHÁP đời Mạt-pháp về sau phải biết rõ mà thôi).

2/- Phật phán:

Lành thay, nầy Thiện nam tử, Hai hạng người nầy rất khó (lòng) biết được, vì khó biết nên phải:

a/- Cùng với họ ở chung,

(Để xem-xét kỹ ở nơi lời nói, hành-động cùng việc tu-hành của Ho… có “phù-hợp với nhau” không, hay đó chỉ là kẻ “nói một đường, làm một nẻo” – (tức là trên ngôn-từlời nói của HỌ, khi vừa mới nghe qua thì xem có vẻ như rất tốt, rất lành, đầy-đủ đạo-đức… nhưng mà những hành-động thực-sự của Họ thì rất xấu-xa, tà-ngụy) – đây gọi là những hạng người :

“Ngôn hành” bất tương ưng).

*

b/- Ở chung, nếu chẳng biết được thời phải ở lâu.

(Vì người “ngỤY quân-tử” hoặc kẻ “giả-DỐI tu-hành”… nầy, rất khéo-léo giấu-diếm các sự tà-ngỤY của Họ”, – (như con rùa dấu kỹ năm chi) – cho nên (nếu là người chẳng có CHÁNH-KIẾN) ắt không dễ gì trong một sớm, một chiều mà thấu rõ được.

Vì thế nên cũng có vài ba trường-hợp cần phải ở chung với Ho” lâu ngày, chầy tháng,…  (mới có thể Thấy” được các sự giả-dối, tà ngụy… ấy).

*

c/- Ở lâu nếu chẳng THỂ NÀO biết được thì PHẢI dùng ĐẾN “trí-huệ”.

(Cũng có vài trường-hợp, kẻ đó là “người giả-ngụy” thuộc về loại “cáo già”, hoặc “đầu có sạn”, nên chẳng dễ-dàng gì thấy rõ được mặt thật (chân diện-mục) của Họ, vì thế nên phải dùng Trí-huệ để nhận-xét thêm).

*

d/- Dùng “TRÍ-HUỆ”  mà chẳng thể nào nhận biết được, thì phải nên “quán-sát suy-gẩm kỹ”.

Do NƠI “quán-sát, suy-gẫm” kỹ thời sẽ biết được.

Cho nên:

Phải cần (có) đầy-đủ hết cả 4 điều là:

Ở chung, ở lâu, Trí-huệ, quán-sát thời (SẼ) biết” (kẻ đó là chơn hay giả)

(Tức là:

Có khi dùng TRÍ phân-biệt” mà cũng chẳng thể nào “nhận biết rõ-ràng” được, thì bấy giờ phải :

– Nhập chung hết tất cả “4 điều-KIỆN trên” lại.

Để mà:

Quán-sát, suy-gẫm” cho thật tinh-tường ở nơi những lời nói, hành-động, cử-chỉ, tánh-tình, v.v… của Họ, nhiên-hậu mới có thể rõ biết được).

*

Như qua những “lời dạy” trên của PHẬT, thì việc muốn biết rõ về THẬT HẠNH” của một người khác chẳng phải dễ-dàng, nhất là Kẻ đó và mình không từng thân-cận lâu dài bên nhau.

Cho nên Ta chẳng thể nào phán-xét một cách vội-vàng hay quả-quyết rằng:

– Người đó là tốt hay xấu, chơn hay giả,

– Người đó “tu-niệm chơn-thật” hay “TÀ ngụy” như thế nào?

Hoặc:

– Người đó “tu-hành tinh-tấn” hay “biếng trễ” như thế nào?

Công-phu Niệm-Phật của người đó đáng được vãng-sanh, có XÁ-LỢI hay chẳng đáng?…

Vì thế mà xuyên qua những lời được “Kể lại” từ nơi các hàng đệ-tử, con cháu, thân-thuộc… về  việc tu-hành, Niệm-Phật, vãng-sanh… của những nhân-vật có phương-danh” được ghi trong quyển Niệm-Phật lưu xá-lợi” kia, người học PHẬT cần phải nên dùng chánh tâm” xem-xét cho kỹ-lưỡng

Tại sao?

Bởi vì (trong thời buổi “mạt-pháp”/ĐẤU-TRANH KIÊN-CỐ, dẫy đầy các sự vàng thau lẫn-lộn, hắc bạch nan phân” hiện nay), có thể là:

1/- Hàng đệ-tử vì muốn tôn-vinh bậc “sư-phụ” của mìnhlên trước công-luận.

2/- Hàng “con cháu, quyến-thuộcvì muốn làm nở mặt mày cho “thân-nhân” của mình

3/- Hàng “thân-hữu” vì muốn cho bè bạn của mình được khen-tặng (đó là một bậc chơn tu) sau khi quá-vãng

Nên HỌ mới:

Tạo-dựng và vẻ-vời ra thành một “câu-chuyện vãng-sanh” cho bậc tôn-trưởng” của mình tựa như một số truyện mà (có lẽ là) “Họ” đã từng đọc được qua các quyển sách ghi lại về những sự-tích vãng-sanh của các bậc “cổ-đức” khi xưa, chẳng hạn như là các bộ:

– ĐƯỜNG VỀ CỰC-LẠC. (Hòa-Thượng THÍCH TRÍ-TỊNH soạn-dịch).

– MẤY ĐIỆU SEN THANH (Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM soạn-dịch)

(cũng không chừng)!?

Vì sao Tôi lại dám đưa lên các lời ức-thuyết” như thế?

Bởi vì gần đây Bổn-tựBan Hoằng-Pháp đã nhận được rất nhiều thơ, điện-thoại… của chư độc-giả Phật-tử gởi đến cùng gọi về, bày-tỏ lên những sự “nhận-xét riêng của Họ” về quyển-sách nầy và đôi ba nhân-vật “vãng-sanh, lưu xá-lợi”tên ở trong đó, đại khái như là:

Nhận-xét thấy rằng:

a/- “NHƠN”“QUẢ” của một số người vãng-sanh LƯU xá-lợi… được ghi tên trong “quyển sách” đó không phù-hợp với nhau!

Nhận-xét thấy rằng:

b/- “Người ấy” khi còn sanh tiền, chúng tôi đã từng biết qua, HỌ nào có được chút GIỚI-ĐỨC hoặc CHÂN-THẬT TU-HÀNH gì đâu!

Vả lại:

Suốt cả một đời tu-tập, HỌ gần như cứ mãi-miết chạy Đông chạy Tây, nay đi chỗ nầy, mai đến chỗ nọ, tuần tới đi nước nầy, tháng sau đi nước khác… dưới danh-nghĩa là đi làm Phật-sự, nhưng thật ra thì HỌ chỉ toàn là… bôn-ba cầu lợi (như kiếm đô-la chẳng hạn), cầu danh, không thôi… thì làm sao mà đắc “ĐỊNH” (TÂM) cho được !

Nhận xét thấy rằng:

c/- Suốt đời chưa từng thấy HỌ phiên-dịch được một quyển Kinh hay biên-soạn ra một cuốn sách “hoằng-dương Phật-pháp” nào giá-trị đâu mà nói là có “HUỆ” !

– Như vậy thì làm thế nào đắc được ba phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” mà nói là “lưu lại xá-lợi” đến cả mấy mâm !!!

*

Đến đây, xin hãy tạm lấy ra câu chuyện của một Sa-di, pháp-hiệu là MINH-ĐẠT, người mà trong quyển sách “Lưu xá-lợi” ấy, tác-giả có ghi lên bốn “sự thành-tựu và chứng-đắc” (!!!) đến mức độ siêu-đẳng, chẳng những vượt ra ngoài “Tam-giới sanh-tử”… của các bậc THÁNH “NHỊ-THỪA” không thôi mà lại còn :

VƯỢT HẲN RA NGOÀI CẢNH-GIỚI của các bậc Pháp-thân Đại-sĩ Đại Bồ-Tát trong hàng TAM HIỀN” (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi-Hướng)…nữa

Và:

Thâm-nhập được luôn vào trong cảnh-giới “Bất Tư-nghì thậm-thâm giải-thoát” của chư THẬP THÁNH” pháp thân Đại-sĩ của hàng “THẬP-ĐỊA” Đại Bồ-Tát giai-vị nữa !!!

Đại khái như là Tác-giả có ghi lại trong quyển sách “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” nói về BỐN sự “chứng-đắc phi-thường” của “nhân-vật” nầy rằng:

1/- Đó là một người đã báo trọnTỨ-ÂN” (và nêu lên một vài trường-hợp để dẫn-chứng về việc báo “Tứ-Ân” – [rất là tầm-thường, ấu-trĩ, thiển-cận…hoàn-toàn sai trái với PHẬT-PHÁP] –  của người Sa-di mới tu-tập nầy…)

2/- Đó là một người đã đắc “Vô-sanh pháp-nhẫn” và đạt được ĐẾN GIAI-VỊ “bất thối-chuyển(của hàng Đại-sĩ Bồ-Tát pháp-thân TRONG HÀNG THẬP THÁNH) !!!

3/- Đó là một người chứng-đắc đầy-đủ được “lục độ Ba-la mật” !!!

4/- Đó là một người đã Trừ dứt được BA ĐỘC “Tham, Sân, Si” !!!

v.v…

Sau khi xem đọc qua những lời ghi-chép về các việc thành-tựu “không thể nghĩ-bàn” được của người Sa-di mới vừa “Tập tễnh bước chân vào trong đường TU-NIỆM” mà chẳng có “SƯ THỪA”, và bị “từ chối chẳng cho thọ giới Tỳ-Kheo” (vì tính-tình cộc-cằn, thô-lỗ và không hội đủ điều-kiện về “Đức-Hạnh”) nầy, người chơn-thật Phật-tử” đúng nghĩa – (tức là có “chánh-kiến”“thông-hiểu Phật-pháp”) – sẽ thấy rõ-ràng được “điều” rằng:

– Đấy chỉ toàn là những lời “tán-dương” dành riêng cho một cá-nhân – (có thể là từ nơi các thân-nhân trong gia-đình của người Sa-Di nầy, cùng với chính tác-giả của quyển sách kia và những người không thông-hiểu chút chi về Phật-pháp hết) – được bịa-đặt ra một cách cực-kỳ ấu-trĩ, thô-thiển, đáng buồn cười…

Ở chỗ nào ?

Ở “các chỗ” sau đây, trước hết là (từ nơi):

A/- Về PHẦN “người thuật chuyện” (lại các “SỰ CHỨNG-ĐẮC” (!!) của Sa-di nầy):

Thì Tôi (sau khi dùng công tâm – (đúng theo LÝ ĐẠO) – mà nhận-xét) thì thấy rõ-ràng được các “điều” rằng:

1/- Người “thuật chuyện” nói đến chữ “TỨ-ÂN” mà “HỌ” không biết thế nào là “ý-nghĩa chơn-thật” của từ-ngữ “TỨ-ÂN” cả, nên mới dám dùng lời “đại-ngôn” để “tán-dương” một cách quá-đáng – (đến mức lố-bịch) – cho thân-nhân của mình là người đã “báo trọn được TỨ-ÂN” !

(Phụ-chú 1:

Vì muốn để cho người tu-học Phật-pháp “hiện-tại” lẫn “mai hậu” hiểu rõ thế nào là nghĩa chơn-thật  của “TỨ ÂN”, cho nên trong phần kế-tiếp dưới đây, soạn-giả sẽ y theo “thánh-giáo” – (lời dạy của PHẬT, Tổ-sư trong các KINH, LUẬN) – để lược sơ qua về Bốn loại “ân trọng” nầy.)

Vậy thì thế nào là TỨ ÂN?

Đây tức là 4 phần “Ân-trọng” (ơn lớn) mà những người trong cả hai giới “xuất-gia” (lẫn “tại gia”) rất cần phải báo đền.

Đó là:

ƠN (của) PHẬT, ƠN (của) THẦY (TỔ), ƠN (của) CHA MẸ, và ƠN (của) CHÚNG-SANH.

*

1/- Sao gọi là “ƠN PHẬT”?

(Xuất TẠNG LUẬN):

ƠN PHẬT” là như thế nầy:

a/- “Như đức THÍCH-TÔN ta, khi mới phát-tâm, vì độ chúng-ta mà tu BỒ-TÁT đạo, trải qua trong vô-lượng kiếp bất khả xưng kể, chịu đủ các sự “khổ”.

b/- Lúc Ta tạo nghiệp, đức PHẬT xót thương, (dùng đủ các thứ “Thiện-Quyền phương-tiện” giáo-hoá, mà Ta ngu-si, không chịu tin theo. Ta đọa ác đạo, PHẬT lại càng thương, muốn thay Ta chịu khổ.

Nhưng Ta nghiệp nặng, không thể cứu vớt.

Đến khi:

c/- Ta được sanh ra làm người, PHẬT dùng (vô-lượng) phương-tiện, khiến gieo căn lành, nhiều kiếp theo dõi, lòng không tạm bỏ.

d/- (Lúc) PHẬT mới ứng-thế, Ta còn trầm-luân. Nay được thân người, PHẬT đã diệt độ!

Thử hỏi Ta đây:

– “Tội chi mà sanh (ra) nhằm thời mạt-pháp?

– “Phước  gì  mà  còn được  dự  (vào) chốn tăng-luân?

– “Chướng  chi  mà  không  thấy  kim-thân?

– “May(mắn) gì mà còn được gặp  thánh-tượng?

e/- Rồi Ta phải tự suy-nghĩ rằng:

– Nếu đời trước Ta không gieo-trồng căn lành, thì kiếp nầy làm sao được nghe Phật-pháp?

– Nếu như không nghe được chánh-pháp, thì làm sao biết mình thường thọ Phật-ân?

 “Ân-đức” nầy, sánh ra ắt “biển thẳm không cùng, non cao khó ví”.

 f/- Nếu như Ta không phát-tâm Bồ-đề, tu Bồ-Tát hạnh, giữ vững chánh-pháp, cứu độ chúng-sanh… thì dù cho thịt nát, xương tan đi chăng nữa, cũng chẳng thể (nào) báo đền được trong muôn một”…

*

2/- Sao gọi là “ƠN THẦY” (Tổ)?

ƠN THẦY” (Tổ) là như thế nầy:

a/- “Cha-mẹ” tuy sanh-dục ra sắc-thân Ta, nhưng nếu không có “thầy thế-gian” dạy bảo, thì Ta chẳng hiểu biết NGHĨA, NHƠN.

– Còn như không có “thầy xuất-thế” dắt-dìu, tất-nhiên Ta chẳng am-tường Phật-Pháp.

Mà nếu như:

b/- Không biết lễ, nghĩa, liêm-sỉ (ở ngoài đời) thì nào khác chi các loài cầm-thú?

– Không tường Phật-pháp, nhơn-quả, (ở trong Đạo) thì đâu khác gì các hạng “ngu-mông”?

Nay Ta đây:

c/- Biết chút-ít lễ-nghĩa, liêm-sỉ và hiểu được đôi phần Phật-pháp là nhờ đâu?

(Đương-nhiên là phải nhờ vào nơi ơn của THẦY, TỔ rồi).

Huống nữa:

 d/- Nay Ta duyên may được dự vào trong “hàng NGŨ xuất-gia”, tấm “thân giới-phẩm” đã nhuận phần đức-hạnh, áo cà-sa thêm rạng vẻ phước-điền. Thật ra đều nhờ nơi “ơn sư-trưởng” mà được.

e/- Đã biết như thế, nên nếu Ta cầu tiểu-quả (Thanh-văn, Duyên-giác) thì chỉ có thể lợi riêng cho mình mà thôi. Vậy Ta phải phát “đại tâm” (tu Bồ-tát Hạnh) mới mong độ khắp các loài “hàm-thức”. (1)

Như vậy thì:

– Thầy thế-gian mới được lợi-ích.

Và,

– Thầy xuất thế cũng được vui lòng”…

*

3/- Sao gọi là “ƠN CHA-MẸ”?

“ơn cha-mẹ” là như thế nầy:

a/- Than-ôi!

Cha-mẹ sanh ra Ta khó-nhọc, mười tháng mang thai mỏi, nặng, ba năm bú sữa, mớm cơm. Đến khi Ta khôn-lớn, trưởng-thành, mong sao cho Ta nối dõi được tông-đường, cúng thờ tiên-tổ.

b/- Ngờ đâu Ta đã xuất-gia, lạm-xưng Thích-tử, không dâng cơm nước, chẳng đở tay chân. Cha mẹ còn Ta không thể nuôi-dưỡng thân già, cha mẹ chết Ta chưa thể dắt-dìu “thần-thức” !

(Vì Tu chưa được “chứng-đắc quả-vị” chi hết).

Chừng hồi-tưởng lại, thì:

Nước, trời đã cách-biệt từ-dung,
Mộ biếc chỉ hắt-hiu thu-thảo.

 c/-  Như thế:

– Đối với “đời” là một “lỗi lớn”!

– Đối với “đạo” lại “chẳng ích chi”!

Hai đường đã lỗi, khó tránh “tội khiên” !

Nghĩ như thế rồi, làm sao chuộc lại?

d/- Chỉ có trăm kiếp, ngàn đời, tu Bồ-tát hạnh.

– Mười phương, ba cõi, độ khắp chúng-sanh.

e/- Được như vậy thì:

– Chẳng những cha-mẹ một “đời” thôi, mà cha-mẹ nhiều đời, cũng đều nhờ độ-thoát.

– Chẳng những cha-mẹ một “người” thôi, mà cha-mẹ “nhiều người” (Cửu-huyền thất-tổ), cũng được siêu-thăng…..

*

4/- Sao  gọi  là  “ƠN  CHÚNG- SANH”?

“ơn chúng-sanh” là như thế nầy:

a/- Ta cùng chúng-sanh, từ vô-thỉ đến nay, kiếp-kiếp, đời-đời, đổi thay (mặt, đổi hình) nhau mà làm quyến-thuộc, nên “kia” (là người), “đây” (là mình) đều có “nghĩa” với nhau.

b/- Nay dù cho cách đời, thay hình, cải dạng, khác họ, đổi tên, hôn-mê không nhớ, biết. Nhưng nếu cứ lấy “LÝ” mà suy ra, thì chẳng thể nào không đền-đáp được.

c/- Vật loại mang lông, đội sừng ngày nay, biết đâu Ta là “con” của “nó” trong kiếp trước.

– Loài bướm, ong, trùng, dế hiện-tại, biết đâu đó là thân-sinh tiền-thế của mình.

d/- Còn đến như:

– Tiếng rên-siết trong thành ngạ-qủy,

– Giọng kêu-la dưới cõi Âm-ty.

Ta tuy mắt không thấy, tai chẳng nghe, song “họ” vẫn van-cầu, cứu-vớt.

 Ngoài Phật-kinh ra, nơi đâu chỉ rõ việc nầy, còn nếu như không nhờ PHẬT nói, ắt chẳng ai hiểu rành “nghĩa” ấy.

e/-  Cho nên:

– Bồ-tát xem ong, kiến là cha-mẹ quá-khứ,

– Nhìn thú-cầm là chư Phật tương-lai.

– Thương nẻo khổ dài lâu, hằng lo cứu-vớt,

– Nhớ nghĩa xưa sâu nặng, thường tưởng báo-ân…

*

(Phụ-chú 2:

Lại còn có thêm 4 Ơn” lớn nữa mà người xuất-gia  (lẫn  cả  kẻ  tại-gia)  cần  phải báo đền, đó là:

– ƠN CHA MẸ, ƠN CHÚNG-SANH, ƠN QUỐC-VƯƠNG, ƠN TAM-BẢO.

Về ƠN CHA MẸ, đại lược như trên có nói (và cũng đã có bày-tỏ ở nơi các bức thơ” trước kia – trong quyển THƠ GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT thứ 2) rồi…

Cho nên:

Nơi đây vì để tỉnh-giảm “bút lực”, nên bút-giả chỉ xin được lược qua về “2 ƠN còn lại trong số 4 ƠN trên là:

“ƠN QUỐC-VƯƠNGƠN TAM-BẢOthôi.

*

A/- Sao gọi là “ƠN QUỐC-VƯƠNG”?

“Quốc-Vương” là vị VUA” đứng đầu trong một nước.

Có 2 loại VUA (Quốc-Vương), đó là:

– Phúc-Đức Vương.

  – Phi “Phúc-Chủ Vương”.

a/- Sao gọi “PHÚC-ĐỨC VƯƠNG”?

(Còn gọi bằng một tên khác nữa là bậc Thánh-Vương.)

NHƯ THẾ NÀO?

Bởi vì vị “VUA” nầy thường hay dùng “CHÁNH PHÁP” để giáo-hoá nhân-dân trong nước, khiến cho tất-cả đồng hưởng-thọ được các sự lợi-ích, an-vui. Do vì nhờ vào nơi “PHÚC-ĐỨC” của bậc “THÁNH-VƯƠNG” nầy, cho nên trong toàn cả nước không bị 8 sự “khủng-bố” (dưới đây) xâm-nhập vào được.

Gì là 8 sự “khủng-bố” đó?

Chính là:

1a/-  Bị nước ngoài xâm-chiếm, bức hại.

2a/- Trong nước Quan, Dân sanh ra các sự phản-nghịch.

3a/- Ác-quỷ, tật-bệnh hiểm-ác hoành-hành

4a/- Đất nước nghèo-đói, dân-chúng thiếu thốn, lầm-than.

5a/-Mưa gió trái quá thời-tiết (thất thường).

6a/- Bão lụt, động đất, núi lửa…

7a/- Nhật-thực, nguyệt-thực, thường hay xảy ra.

8a/- Tinh-tú biến-quái (tức là các vì sao – (chẳng hạn như Hỏa-tinh, sao Chổi…) – đi sái lộ-trình gây ra nhiều thứ hoả-hoạn, thiên-tai…).

Vị “PHÚC-ĐỨC VƯƠNG” nầy vì luôn dùng “CHÁNH PHÁP” để giáo-hoá dân-chúng và trị nước – (tức là dạy dân tu theo phép THẬP-THIỆN”) – cho nên “8 loại ĐẠI nạn” nầy không thể nào xâm-phạm vào trong quốc-độ được.

Do đây nên “PHÚC-ĐỨC VƯƠNG” còn được gọi (bằng một danh-xưng khác nữa) là “CHÁNH- PHÁP VƯƠNG”.

CHÁNH-PHÁP VƯƠNG” (còn gọi bằng tên khác nữa là CHUYỂN-LUÂN VƯƠNG”) thành-tựu được 10 pháp “thắng diệu” sau đây, đó là :

(Xuất TẠNG KINH) :

1/- Năng chiếu (soi-sáng) : tức là đem “mắt trí-huệ” soi-sáng cho Thế-giandân-chúng.

(Ý nói là:

– Dạy dỗ và hướng-dẫn mọi người dân trong NƯỚC của mình tu-học đúng theo CHÁNH-PHÁP của NHƯ-LAI.

Do đó:

– Dân-chúng đều được TRÍ-HUỆ sáng-suốt, biết rõ các điều:

– Lành nên làm.

– Dữ nên tránh.)

2/- Trang-nghiêm : tức là đem “phúc-đức” và “trí-huệ” của mìnhTrang-nghiêm cho đất nước.

(Ý nói là:

Khiến cho dân-chúng được giàu-sang, mạnh-mẽ, và có kiến-thức rộng-rãi về Đạo-học).

3/- Dữ lạc (cho vui) : tức là đem lại sự Thanh-bình, An-lạc cho đất nước và nhân-dân.

4/- Phục-oán (dẹp-tan oán-giặc) : tức là tất cả các loại giặc-cướp, nổi-loạn, oán-thù… đều tự-nhiên chịu hàng-phục.

(Mà không cần phải dùng đến binh-lực để chinh-phục, tảo-trừ).

5/- Ly-Bố (xa-lìa các sự sợ-hãi) : Tức là dẹp tan hết được 8 nạn lớn của nhân-dân.

(Tám nạn lớn là:

5a/- Bị đọa vào địa-ngục,

5b/- Bị đoạ vào ngạ-quỷ,

5c/- Bị đoạ vào súc-sanh,

5d/- Điếc, đui, câm, ngọng,

5e/Thế trí biện thông.

 (Thế trí biện thông:

Tức là Thông-minh theo lối đời, nhưng mà không có sự hiểu biết gì về đạo-pháp, do đó mà đương-nhơn ấy – (ỷ vào nơi Tài-trí thông-minh của MÌNH cho nên) – thẳng tay gây-tạo ra đủ các thứ Tội-lỗi, không lòng thẹn-hổ và chẳng biết nghĩ đến hoặc lo-sợ quả-báo chi cả).

5f/Sanh ra “trước Phật” (còn đang Ứng-thế) hoặc “sau Phật” (đã nhập Niết-Bàn), do đó mà không có “duyên may” được gặp, thấy Kim-thân “32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp tuỳ hình” của PHẬT.

5g/Sanh vào Bắc Câu Lư Châu”,

(Người ở Châu (đại-lục) nầy được sung-sướng, an-vui…như Thiên-chúng trên cõi Trời TỨ-VƯƠNG, Trời ĐẠO-LỢI… nhưng bị “rủi” một “điều” là chẳng gặp được PHẬT, BỒ-TÁT, DUYÊN-GIÁC, THANH-VĂN (cùng chẳng có) chánh-pháp, cho nên không biết tu-hành chi cả).

5h/Sanh lên cõi Trời VÔ-TƯỞNG.

 (Chư Thiên ở nơi cõi Trời nầy, tuy là được thân Trời, nhưng bị Tà-kiến, ngu-si… cầm nắm, chẳng hạn như là HỌ nói rằng:

– Không có khổ, cũng chẳng có vui (nên Thân, Tâm của HỌ vô-tri đồng như cây cỏ….

Cho là sống hoài không chết… (nên HỌ” chẳng biết sợ vô-thường, sanh-tử).

Tức là HỌ:

(Không hiểu biết chi hết về Tứ Chơn-Đế” Khổ, Tập, Diệt, Đạo… )

*

6/- Tựu-hiền (người hiền-đức “Tựu-họp” về) :

– Tức là được cùng với các bậc HIỀN-NHƠN, QUÂN-TỬ, TÀI-ĐỨC… hội-họp lại, để cùng nhau luận-bàn việc quốc-chánh, cai-trị nước nhà và dạy-dỗ nhân-dân… tu-hành đúng theo chánh-pháp.

7/- Pháp bản  (gốc của chánh-pháp):

– Tức là Nhân-dân trong nước đều một lòng tu-tập đúng theo chánh-pháp (Thập-Thiện) của Vua dạy, vì thế nên dân-chúng luôn được  an-cư, lạc-nghiệp.

(Nhờ được Thần, Thánh cảm ĐỨC mà đến hộ-trì).

8/- Trì-thế (giữ-gìn thế-gian):

– Tức là đem pháp “Thập-thiện” của cõi Trời mà gìn-giữ thế-gian.

(Cho nên dù là ở cõi Thế-gian, nhưng dân-chúng vẫn hưởng được các sự vui-sướng, phước-đức như chư Thiên trên Thiên-đường).

9/- Nghiệp-chủ (chủ-nhơn của mọi thứ nghiệp):

– Tức là tất-cả các NGHIỆP, (hoặc Thiện hoặc Ác) thảy đều do ở nơi Quốc-Vương mà được tồn-tại (nghiệp Thiện) hay bị diệt vong (nghiệp Ác).

10/- Nhân-chủ (chủ-nhơn của nhân-dân):

– Tức là tất-cả nhân-dân trong nước thì nhà VUA đứng đầu – (vì có đầy-đủ được 10 điều “thắng-Diệu” như vậy).

Do đây mà nhân-dân trong quốc-độ ấy hằng luôn miệng tán-thán lên “PHÚC-ĐỨC VƯƠNG” lời ca-tụng rằng :

 “THÁNH-VƯƠNG TA, THÁNH-VƯƠNG TA”…

Cho chí đến các hàng:

Thiên-Long Bát-Bộ, Hộ-pháp, Thiện-Thần đều đồng nhau vui-mừng… ủng-hộ cho cả nước được an-bình, mưa-hòa, gió-thuận, các thứ ngũ-cốc, và các loại thất-bảo, v.v… (đều được sung-túc).

Vì “PHÚC-ĐỨC VƯƠNG” có đầy-đủ được 10 Điều “đại ơn-đức” như thế cho nên:

Người trong nước (tại-gia lẫn xuất-gia) đều phải báo đền.

ĐÂY GỌI LÀ “ƠN QUỐC-VƯƠNG” VẬY.

(tức là “biết ơn”“biết báo ơn” VUA)

*

Trái ngược với “PHÚC-ĐỨC VƯƠNG” là “ÁC-ĐỨC VƯƠNG”.

NHƯ THẾ NÀO ?

Vị VUA nầy vô-đức, vô-đạo, trong “TÂM” dẫy-đầy tà-kiến, tà-mạn… cho nên VUA” nầy được (và bị) gọi là PHI-PHÚC CHỦ-VƯƠNG” (Vua không có phúc-đức), vì thế mà khiến cho cả nhân-dân và đất nước… đều bị “8 nạn khủng-bố” (xem lại ở trên) xâm-hại…

Đối với VUA “PHI-PHÚC CHỦ” nầy (cả hai giới xuất-gia lẫn tại-gia) đều không cần phải báo-đền ơn chi hết.

*

B/- Sao gọi là “ƠN TAM-BẢO”?

ƠN TAM-BẢO” là “3 đại ơn” của PHẬT, PHÁP, và  TĂNG  đối với chúng-sanh trong 9 giới  (nói chung).

Gọi làƠN TAM-BẢO” ƠN” nầy làm lợi-ích cho chúng-sanh không thể nghĩ bàn được.

Tại sao ?

Bởi hết thảy chúng-sanhphiền-não, nghiệp-chướng… ngăn che, cho nên như đui, điếc, không hiểu-biết gì là “ĐẠO-ĐỨC”, TU-HÀNH, CHÁNH-PHÁP, TÀ-PHÁP và “NGHIỆP TỘI” chi hết, do-đó mà THÂN, KHẨU, Ý đều phạm vào THẬP-ÁC”… phải bị chìm-đắm mãi vào biển khổ sanh-tử trong vô-lượng, vô-số kiếp.

TAM-BẢO” ra đời làm bậc Đại thuyền-sư” (thuyền trưởng khéo-léo), ngăn trừ dòng ái-dục, khiến cho vô-lượng chúng-sanh đồng được ra khỏi khổ-nạn sanh-tử, chứng lấy giải-thoát Niết-Bàn.

Nên chúng-sanh trong 9 giới (nói chung) và cả hai phàm giới tại gia, xuất gia (nói riêng) rất cần-thiết phải báo đền.

HỎI:

Ai là bậc đã đền báo được các “đại ơn” (bốn trọng ơn) nầy?

ĐÁP:

Chính là các bậc Đại-sĩ pháp-thân Bồ-Tát trong hàng TAM-HIỀN”, “THẬP-THÁNH” (nói chung)(riêng) cho giai-vị Bất Thối-Chuyển ĐẠI BỒ-TÁT (từ Đệ bát “BẤT-ĐỘNG ĐỊA” trở lên trong hàng THẬP-THÁNH” [Thập Địa]) đang trụ ở nơi Bất tư-nghì THẬM-THÂM giải-thoát cảnh-giới ” vậy.

HỎI:

Còn các bậc Nhị Thừa Thánh-nhơn (tức là quý Ngài Thanh-Văn, Duyên-giác), có thể nào báo-đền đầy-đủ được 4 đại ơn” ấy chăng?

ĐÁP:

Các bậc Thánh-nhơn bên Nhị thừa không thể nào báo đền hết được “4 ĐẠI-ƠN” nầy.

Tại sao?

Bởi vì:

1/- QÚY Ngài chỉ lo tu phần “Tự-Lợi” (lợi-ích riêng cho mình) mà chẳng chịu tu hạnh “Lợi-Tha” (làm lợi-ích cho chúng-sanh),

(Thì làm thế nào mà báo-đền “ƠN CHÚNG-SANH” cho được ?)

2/- Quý Ngài chẳng phát-tâm “Đại Bồ-Đề” để “độ-tận chúng-sanh” (tức là không có tu Bồ-Tát Đại hạnh)

3/- Quý Ngài chẳng phát tâm Đại Bồ-Đề cầu thành Phật quả.

4/- Quý Ngài vừa chứng xong quả-vị giải-thoát và dứt trừ được sanh-tử ở nơi 3 cõi (DỤC, SẮC, VÔ-SẮC) rồi, thời liền “nhập” vào trong Niết-Bàn CHÁNH-VỊ” (Thanh-Văn, Duyên-Giác Niết-Bàn).

(Bỏ mặc chúng-sanh chìm nổi trong biển khổ sanh-tử, luân-hồi).

Vì thế cho nên quý Ngài không báo trọn được 4 “đại ơn” nầy.

Qua “Ý” trên cho nên (bút-giả) mới nói rằng :

CHỈ CÓ BẬC ĐẠI BỒ-TÁT TRONG HÀNG “BẤT THỐI CHUYỂN VỊ” MỚI BÁO-ĐỀN ĐƯỢC “TỨ TRỌNG ÂN” mà thôi.

Chớ còn như các hàng:

phàm-phu tăng” cùng với các hạng bạt địa phàm-phu SANH-TỬ chúng-sanh “lục-lục thường tài” (tức là KHÔNG (có) “GIỚI”, KHÔNG (có)ĐỊNH”, KHÔNG (có) “HUỆ”, hoặc là các hàng Tà tăng” giả mang hình-tướng xuất-gia lẫn-lộn vào trong cửa Đạo…) mà suốt cả cuộc đời “HỌ” chỉ chuyên lo (tu) về việc tụng-Kinh, niệm-Phậtcầu phước qua ngày… dối-gạt đàn-na tín-thí… thì đương-nhiên là:

CHẲNG THỂ NÀO ĐỀN BÁO ĐƯỢC ”TỨ TRỌNG-ÂN”

Các hàng Phật-tử tu-học Phật-pháp rất cần phải nên hiểu rõ điều nầy, ngỏ-hầu khỏi bị phạm nhằm vào trong tội “nói (láo) quá bổn phận” “Tăng thượng mạn”.

*

2/- Người “thuật chuyện” đó lại còn nói thêm các lời “đại-ngôn” khác (để lừa-dối PHẬT-TỬ) nữa rằng:

Sa-di MINH-ĐẠT ấy là một người đã chứng được:

“Vô sanh pháp-nhẫn”,

Và :

“Đắc Bất thối chuyển”

đương-sự” chẳng biết thế nào là “thật nghĩa” của vô-sanh pháp-nhẫn và “Bất thối chuyển” cả.

Tại sao?

Bởi vì đúng y theo những lời Kinh mà PHẬT đã dạy về quả (chứng) Vô-sanh pháp nhẫn nầy, thì đối với các bậc Nhị-thừa Thánh-nhơn đã được tự-tại ngoài ba cõi là:

2a/- THANH-VĂN:

– Bậc (Tứ quả) THÁNH-NHƠN (A-la-hán) nầy đã phá-trừ xong hai phần Kiến-hoặc”, Tư-hoặc” của ba cõi Dục, Sắc, Vô-Sắc, dứt-tDỪ được sanh-tử, thoát khỏi luân-hồi, làm Thiên-nhơn sư phước-điền cho tất-cả chúng-sanh trong tam-giới.

2b/- DUYÊN-GIÁC:

– Bậc THÁNH-NHƠN nầy đã đoạn dứt được 12 phần “Tục-Đế nhơn-duyên” (đương- nhiên là có kiêm thêm cả việc loại-trừ xong hai phần Kiến-hoặc”Tư-hoặc” nữa).

Cả hai bậc “THÁNH” nầy đều đã được tự-tại giải-thoát ra khỏi vòng sanh-tử nơi ba cõi.

Ấy vậy mà:

Cũng vẫn còn chưa (và chẳng bao giờ) – chứng được “vô-sanh pháp-nhẫn thay.

(Phụ-chú:

Để quý chư Hiền tu-học theo Phật-pháp hiểu được thế nào là “VÔ-SANH PHÁP NHẪN”, bút-giả xin y theo KINH-GIÁO mà lược sơ qua về QUẢ ĐỊA”  nầy như sau:

 Gọi “VÔ-SANH PHÁP-NHẪN” đây tức là:

a/- Cảnh-giới của việc “THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG”….(trong Bát-Nhã Tâm-Kinh) vậy……

b/- Cảnh-giới của việc “LỤC CĂN VÔ-ĐỘNG, LỤC TRẦN VÔ-CHUYỂN”….vậy.

Vì thế cho nên:

– Trong “TÂM” (của quý NGÀI) không sanh-khởi ra (tướng-dạng của) nhất một loại “PHÁP” nào cả.

Xin được trích-dẫn ra một đoạn KINH để làm “CHỨNG-TÍN” như sau;

NGÀI VĂN-THÙ SƯ-LỢI PHÁP-VƯƠNG TỬ ĐẠI BỒ-TÁT bạch cùng với PHẬT rằng:

(Xuất TẠNG KINH)

1/- Bạch Đức THẾ-TÔN, VÔ-SANH PHÁP-NHẪN” được nói đó, thế nào được gọi là VÔ-SANH NHẪN?

Bạch đức THẾ-TÔN,

Do nơi “NGHĨA” gì mà gọi là:

a/- PHÁP VÔ-SANH-NHẪN?

b/- Đại Bồ-Tát phải (tu-hành) như thế nào mới chứng được “NHẪN PHÁP” ấy?

2/- Đức PHẬT phán dạy rằng:

Nầy VĂN THÙ SƯ-LỢI,

Phải biết rằng:

– Thiệt không có nhất một  KẺ  nào  còn  ở trong “SANH PHÁP” (tức là vẫn còn bị lệ-thuộc vào trong sự sanh-diệt của PHÁP HỮU-VI nơi ba cõi) mà đắc được “VÔ-SANH-NHẪN” (2) cả.

3/- Nói “ĐƯỢC” (NHẪN PHÁP) ấy là chỉ có (trên) “ngữ-ngôn, văn-tự” mà thôi.

Tại sao?

– Vì  “VÔ  SANH  PHÁP”  chẳng  thể  nào ĐƯỢC vậy.

(Vì “VÔ-SANH” thì:

KHÔNG CÓ, làm sao mà CHỨNG-ĐẠT được?) 

 – Vì lìa “PHAN-DUYÊN”(3) cho nên chẳng thể ĐƯỢC “PHÁP NHẪN” vậy.

(Vì không theo “NHƠN-DUYÊN” cho nên VÔ-SANH PHÁP chẳng thể nào sanh-khởi ra được).

Nếu nh :

– “ĐƯỢC” không “chỗ được”,

–  Không đắc, không thất,

Do đây mà gọi là :

ĐẠT ĐƯỢC “VÔ-SANH PHÁP-NHẪN”

4/- Lại nữa, nầy VĂN-THÙ SƯ-LỢI, “VÔ-SANH PHÁP-NHẪN” được nói ấy là:

– Vì tất-cả “PHÁP” vô-sanh(vì chư PHÁP không có TƯỚNG, nên không có SANH):

Nên “NHẪNnhư vậy.

–  Vì tất-cả “PHÁP” vô-lai, vô-khứ (vì chư PHÁP không có TƯỚNG, khônG CÓ SANH, cho nên không DIỆT, và cũng chẳng có Đến, Đi chi cả):

Nên “NHẪNnhư vậy.

– Vì tất-cả “PHÁP” vô-ngã, vô-chủ (vì chư PHÁP kkông SANH, không NGÃ, không TƯỚNG):

– Nên “NHẪNnhư vậy.

–  Vì tất-cả “PHÁP” vô-thủ, vô-xả:

Nên “NHẪN” như vậy.

– Vì tất-cả “PHÁP” vô sở-hữu (tức là không thật có):

Nên “NHẪN” như vậy.

– Vì tất-cả “PHÁP” vô-tỉ (không có gì để ví-dụ, so-sánh… được), vô đẳng-đẳng (không có thứ bậc nào cả):

Nên “NHẪN” như vậy.

(Vì trong “CHƠN-NHƯ PHÁP-TÁNH GIỚI” đâu có nhất một thứ PHÁP” nào (đâu) để mà so-sánh).

– Vì tất-cả “PHÁP” vô thiệt:

Nên “NHẪN” như vậy…

Cho đến:

……………………….

– Vì tất-cả các “PHÁP” vô lực (không có “Tự sức”), vô-tác (không tự “Tác-động”), gầy-kém (yếu đuối), hư-cuống (không thật còn), như ảo (giả-dối), như mộng (chiêm-bao), như hưởng (âm-hưởng của tiếng vang), như ảnh (như bóng), như cảnh-tượng (không bền), như ba tiêu (cây chuối, nếu cứ lột bẹ (chuối) riết rồi, sẽ không còn thấy có cây chuối đâu nữa), như tụ-mạt (bụi tụ), như thủy-bào (bóng-nước), v.v…

Nên “NHẪN” như vậy.

(Phụ-chú:

Nói các PHÁP”vô-lực, vô-tác, gầy-kém, hư-cuống, v.v… bởi-vì:

 – (Tất-cả các) PHÁP tự nơi không thể nào sanh-khởi” ra được – vì “NÓ” không sẵn có TƯỚNG-TRẠNG bản hữu.

Mà:

(các PHÁP ấy) bắt-buộc phải nương nhờ vào nơi một thứ THẾ LỰC” khác mới phát-sanh ra được.

“THẾ-LỰC” ĐÓ LÀ:
“NHÂN-DUYÊN”“TÊN GỌI”

Cho nên:

– Hễ cònNHÂN-DUYÊN” “tên gọi” thì PHÁP” mới được sanh-khởi ra và tồn-tại.

Còn nếu như:

 – “NHÂN-DUYÊN” cùng “tên gọi” bị diệt MẤT ĐI rồi thì:

PHÁP (ẤY) CŨNG LIỀN BỊ DIỆT THEO LUÔN

Phải nên hiểu như vậy.

(Xem lại phần LUẬN về “PHÁP DUYÊN-KHỞI” nầy trong quyển : TÂY-PHƯƠNG NHẬT-KHÓA / MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI / HÀNH-TRÌGIẢI THÍCH, nơi các trang từ ; 221 đến 224 cho dễ nhớ lại và hiểu rõ hơn).

Mà:

5/- Cái “bị NHẪN” cũng  không  có  “ĐƯỢC NHẪN”.

(Vì nếu còn thấy Ta có “NHẪN” thì tức là còn “TRỤ-CHẤP” vào nơi bốn tướng Ngã, Nhơn, Chúng-sanh, Thọ gia”, (tất-cả chúng-sanh), chúng-ta do vì còn “Hữu sở đắc” nơi bốn tướng” nầy cho nên mới còn thấy “Ta có”, “Ta được”, “Ta nhẫn”

Hễ:

Còn thấy (“Ta có”…) như thế đó (phần vừa giải-thích ở trên điều 5) thì đấy chỉ là PHÁP CHÚNG-SANH hữu-vi” chớ đâu phải là PHÁP VÔ-SANH VÔ-VI” của bậc thánh-nhơn giải-thoát).

6/- Chẳng  phải  “PHÁP”,  chẳng  phải  “PHI PHÁP”.

Mà:

7/- Chỉ dùng “danh-tự” (tức là “Tên gọi”) để nói lên “PHÁP” ấy thôi.

Nhưng phải biết rằng:

8/- “Danh tự” ấy cũng là “KHÔNG” và “bất khả đắc”, bổn-tánh (vô-sanh) của  “PHÁP” “tự LY” (hết tất-cả các thứ  loại “nội  ngoại” TƯỚNG-DẠNG)

(PHỤ-CHÚ:

Tại sao “DANH-TỰ” (Tức là tên gọi) là BẤT KHẢ-ĐẮC?

Bởi vì

“DANH-TỰ” chỉ là do nhiều thứ “NHƠN”“DUYÊN” họp lại mà THÀNH (ra DANH-TỰ).

Hễ “NHƠN DUYÊN” ấy CÒN.

Thì:

DANH-TỰ đó CÒN.

 Mà nếu:

“NHƠN, DUYÊN” ấy MẤT.

Thì

DANH TỰ đó MẤT.

Thí-dụ như :

Danh-tự “SÂN-HẬN vốn không có (sẵn).

“NÓ” chỉ “CÓ” hiện ra khi nào:

– (TA) bị người “chọc-tức” hay “nói xấu”, “vu-khống” (đây là NHƠN-DUYÊN của SÂN-HẬN).

Thì:

1/- SÂN TÂM SÂN PHÁP nổi lên ngay:

và liền sau đó thì:

2/- DANH-TỰ “SÂN-HẬN” mới “CÓ ĐƯỢC” để gọi mà thôi.

Nếu như “NHÂN-DUYÊN” bị “CHỌC-TỨC” hoặc “NÓI XẤU” ấy không còn nữa (tan rồi) thì:

– “SÂN-TÂM” và “DANH-TỰ “SÂN”

cũng bị mất theo luôn.

Vì thế cho nên mới gọi:

DANH-TỰ (vốn thiệt) là “KHÔNG”“BẤT KHẢ-ĐẮC” là như vậy).

……………

Đây gọi là ĐẠI BỒ-TÁT ở trong các “PHÁP” được “VÔ-SANH NHẪN”,

Cho đến:

– Chẳng “HÀNH” tất-cả “TƯỞNG” vậy.

(tức là “TƯỞNG LẶNG”)

Nghĩa là:

– Tất-cả các thứ loại NIỆM-TƯỞNG”… cũng đều (phải nên) chẳng có, chẳng NGHĨ, chẳng đến).

(Phụ-chú:

TƯỞNG”PHÁP thứ 3 trong “ngũ-uẩn”.

Đây là một trong bốn loại “NỘI TƯỚNG DẠNG” của bốn ẤM (Thọ, Tưởng, Hành, Thức).

…………..

9/- Văn-Thù  Sư-Lợi  Đại  Bồ-Tát  bạch PHẬT rằng:

– Bạch đức THẾ-TÔN, nói là “NHẪN” ấy, thế nào gọi là  “NHẪN” cho đến chẳng  bị “cảnh-giới phá-hoại” nên GỌI LÀ “NHẪN”.

10/- THIỆN-TRỤ  Ý  Thiên-Tử  liền  hỏi  Ngài VĂN-THÙ SƯ-LỢI Đại Bồ-Tát rằng:

 – Bạch  Đại-sĩ, những  gì  (mà)  chẳng  bị “cảnh-giới phá-hoại”?

11/- Ngài VĂN-THÙ SƯ-LỢI Đại Bồ-Tát đáp:

Nầy  Thiên-Tử,  đó  là “NHÃN” (con mắt) vậy. PHÁP nào “phá-hoại” NHÃN?

Đó là:

– Sắc “tốt” hay “xấu” kia làm (việc Phá) hoại NHÃN.

Như “NHÃN” bị  “SẮC”  (tướng) làm cho “hư hoại” như thế rồi, thì các “trần” khác kia còn lại là:

(Âm) Thanh hoại NHĨ (lỗ tai)

(Mùi) Hương hoại TỶ (lỗ mũi)

(Mùi) Vị hoại THIỆT (lưỡi)

Xúc (dục) hoại THÂN

Pháp (sanh, diệt) hoại Ý.

(Đây tức là “sáu căn” bị “sáu trần” hủy-hoại làm cho hư-hại đi, chẳng còn được thanh-tịnh (như VÔ-VI) nữa.

Vì thế cho nên “Hành-giả” tu-tập hoài mà:

Chẳng thể nào đắc-đạo giải-thoát.

Và:

– Chẳng thể nào trở thành ra Bậc THÁNH-NHƠN được).

(Tại vì “sáu căn” còn chạy theo “sáu trần” trói-buộc vậy).

12/- Nầy Thiên-tử,

Nếu Bồ-Tát, MẮT thấy “SẮC” mà:

– Chẳng “nắm lấy TƯỚNG”,

– Chẳng “ham tốt”,

Chẳng “chê xấu”,

Chẳng “phân-biệt tư-tưởng”,

Chẳng “ái, chẳng yểm” (chẳng thương, chẳng bỏ),

Mà còn lại biết thêm rằng:

– “BỔN-TÁNH thanh-tịnh” (tức là “Phật-tánh”) vốn không có “NIỆM TƯỞNG”.

– “Bổn-Tánh” của MẮT không bao giờ bị các thứ loại “SẮC-TƯỚNG” làm cho “hư-hoại”…

Như thế cho chí đến hiểu được “điều” rằng:

– “BỔN-TÁNH” của “TAI” không bao giờ bị các thứ loại “ÂM-THANH” làm cho hư-hoại.

– “BỔN-TÁNH” của  TỶ  (mũi)THIỆT  (lưỡi), THÂN,  Ý  cũng  không  bị  các  thứ  loại HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP (TRẦN) làm cho “hư- hoại”… như thế.

(Phụ-chú:

– Sở-dĩ 6 căn của mình bị 6 Trần làm cho “hư-hoại” đi, đó là bởi vì:

MÌNH “TÁC-Ý” sai-lầm (tức là “TRẦN-TÂM” bị lôi-cuốn và mê-đắm vào nơi sáu trần mà sanh ra – (do đó cho nên bị) – hư-hoại pháp thân” đi).

Chớ:

“Bổn tánh” (chơn-như) của 6 căn vốn VÔ-HÌNH, VÔ-TƯỚNG, VÔ-ĐỘNG, VÔ-TÁC… thì làm sao mà (bị) hư-hoại cho được).

13/- Nầy Thiên-tử,

Nếu như:

Sáu  căn  (lục căn)  ấy  không  “trước” (không chấp, không mê đắm), không  “phược” (không bị 6 trần trói buộc), không hoại,  không  tan, không hại…

Thì:

ĐẠI BỒ-TÁT NẦY AN-TRỤ ĐƯỢC VÀO NƠI “VÔ-SANH PHÁP NHẪN”

14/- “an-trụ” được vào “VÔ-SANH PHÁP-NHẪN” như vậy, cho nên ở nơi tất-cả PHÁP, đại Bồ-Tát ấy sẽ :

– Không chỗ phân-biệt,

– Không sanh, bất sanh,

– Không lậu, bất lậu,

– Không thiện, không bất thiện,

– Không vi (hành), không “bất vi” (không phải là chẳng phải “chẳng hành”)

– Không niệm “thế-pháp” và “xuất thế-pháp”.

– Không phân-biệt, chẳng tư-duy.

Như thế thì gọi là:

VÔ-SANH PHÁP-NHẪN vậy.

(“PHÁP-NHẪN” nầy tức là PHÁP “VÔ CÔNG DỤNG HẠNH” của các bậc ĐẲNG-GIÁC Bồ-Tát tu-chứng).

15/- Lúc nói PHÁP “NHẪN” nầy có:

 – Sáu  vạn  chúng-sanh  phát-tâm  “Vô-Thượng Bồ-Đề”.

– 12.000  vị  Bồ-Tát  đắc  được  “Vô-Sanh Pháp-Nhẫn”.

……………..

(Lời phụ của bút-giả:

Như trước đã có nói rằng:

PHÁP “VÔ-SANH NHẪN” đây là phần hành của bậc Đại Bồ-Tát từ hàng THẬP-ĐỊA trở lên hành-trì, chớ chẳng phải là PHÁP tu-tập của hàng Thanh-văn, Duyên-giác đâu…

(Huống-hồ chi hàng “BẠT-ĐỊA PHÀM-TĂNG” – (chưa chứng được thánh-quả Vô-Sanh tối-thiểu cũng phải từ A-LA-HÁN trở lên) – thì làm sao dự phần vào cho được).

Vậy mà:

– Người thuật chuyện” đốt đạo kia lại nói lên lời đại ngôn” rằng hàng “bạt địa phàm-phu sanh-tử tăng” Sa-di MINH-ĐẠT kia là người đã đắc được VÔ-SANH NHẪN” rồi!

Vậy thì hãy thử hỏi rằng:

Đấy chẳng phải là người “Tăng Thượng-Mạn” (nói).

Đấy chẳng phải là “người dốt đạo” (nói).

Thì gọi là gì ?

(Ghi-chú:

Ấy thế mà từ Tác-giả của Quyển-sách cho chí đến những “Người chứng-minh, giới-thiệu” (quyển sách kia) đến cho hàng ngũ Phật-tử khắp nơi xem, lại còn :

 – “A-dua” và “chấp-thuận” theo (lời người “thuật chuyện dốt đạo” kia nói), rồi cho in lên thành sách và quảng-bá ra khắp nơi nữa !

Hỡi ôi !

Thật là đáng buồn thương cho Phật-pháp, và cho những Kẻ tự xưng mình là người “Hoằng-dương đạo-pháp” (lẫn cả đến “buồn giùm” cho các hàng đạo-tâm thiện-tín” đang tu-học Phật-Pháp – (bị gạt lầm) – trong thời buổi Mạt-pháp sau cùng nầy biết bao) !

*

Cao hơn (chư NHỊ THỪA THÁNH-NHƠN) nữa là bậc Đại-Thừa Bồ-Tát bên hàng THẬP-TÍN, các vị THÁNH-NHƠN nầy là những “Bậc” đã phá trừ xong “Trần-Sa-Hoặc” (nơi các giai-vị Đệ bát HỒI-HƯỚNG TÂM”, Đệ cửu “GIỚI-TÂM”, Đệ thậpNGUYỆN-TÂM”), phần chứng-đắc của Quý NGÀI còn cao-siêu hơn những bậc “Nhị-thừa Thánh-giả” rất nhiều, ấy thế mà cũng vẫn còn chưa đạt được “vô-sanh pháp-nhẫn” thay.

Kế tiếp đến:

2c/- (Trên hàng THẬP-TÍN Bồ-Tát) là các bậc Bồ-Tát Đại-sĩ PHÁP-THÂN nơi 10 giai-vị THẬP-TRỤ”, 10 giai-vị THẬP-HẠNH”, 10 giai-vị THẬP HỒI-HƯỚNG” cùng với 6 giai-vị đầu tiên của Bậc THẬP-ĐỊA ĐẠI-SĨ PHÁP-THÂN Bồ-Tát” trong Bất Tư-Nghì thậm-thâm cảnh-giới giải-thoát” (từ Sơ “Hoan-Hỷ Địa” đến Đệ lục Hiện-Tiền Địa”) – trước sau quý Ngài đã phá-trừ xong được 36 phẩm “vô-minh” và chứng được lục độ Ba-La-Mật rồi… ấy thế mà cũng vẫn còn chưa chứng được VÔ-SANH PHÁP-NHẪN” thay.

(Phụ-chú:

Chỉ riêng có Bậc Bồ-Tát Đại-sĩ Pháp thân trong hàng THẬP-ĐỊA” (tức là Thập Thánh) nơi các giai-vị chót là:

– Đệ thất “VIỄN-HÀNH ĐỊA”, Đệ bát “BẤT ĐỘNG-ĐỊA”, Đệ cữu “THIỆN-HUỆ ĐỊA”, Đệ Thập “PHÁP-VÂN ĐỊA” mới tu-chứng được “CẢNH-GIỚI” của “VÔ-SANH PHÁP-NHẪN” nầy mà thôi).

Như thế mà “người thuật chuyện” dốt đạo và “tăng-thượng mạn” kia – (có lẽ là một trong những thân-nhân ruột thịt của cố Sa-di MINH-ĐẠT nên mới) dám “cả gan” nói lên lời “đại n quá đáng” rằng :

Sa-di nầy là một bậc:

– Đã đền báo xong Tứ Ân !!!

– Đã đắc được vô-sanh pháp-nhẫn rồ !!!

Tôi cũng chẳng hiểu tại-sao mà một người không thông-hiểu nhất một chút chi về Phật-pháp như HỌ, lại dám – (khinh-thường các bậc Đại gia Phật-học” khắp nơi) – thốt ra lời Đại-ngôn tán-dươngvô ý-thức đối với một sa-di phàm-tăng vừa mới học, mới tu… lem-nhem như vậy ? – (mà chẳng biết là “đương-nhơn” ấy khi còn sanh-tiền có được “đắc-giới Sa-di” không nữa).

2d/- Người “thuật chuyện” dốt đạo ấy lại còn “đại ngôn” thêm lời rằng:

Sa-di MINH-ĐẠT ấy đã tu-chứng được “BẤT THỐI-CHUYỂN” vị !

Họ nói đến chữ “BẤT-THỐI-CHUYỂN” vô-thượng của các giai-vị Đại-Thừa Đại-sĩ Pháp-thân Bồ-Tát tu-chứng, mà Họ chẳng hiểu được chút (xíu) thật-nghĩa nào của quả-địa “BẤT THỐI CHUYỂN” ấy cả !!!

Việc nầy như thế nào?

Bởi vì Bất thối-chuyển” quả-địa đây (nói đúng theo PHÁP-NGHĨA Đại-thừa) thì đó chẳng phải là:

“Cảnh-giới” và phần “tu-chứng” của các Bậc Thánh Nhị-thừa THANH-VĂN, DUYÊN-GIÁC”.

Cùng với những:

– Bậc phá “Trần-sa hoặc” Thập-Tín Bồ-Tát (giai-vị thứ 8-9- và 10).

Lại nữa, “quả-ĐỊA” đó cũng chẳng phải là cảnh-giới tu-chứng” của:

a/- Hàng Đại-sĩ Pháp-Thân Bồ-Tát đã và đang phá từng phần “vô-minh hoặc” trong 10 giai-vị THẬP-TRU, 10 giai-vị THẬP-HẠNH, 10 giai-vị THẬP HỒI-HƯỚNG.

(cộng thêm là ):

b/- 7 giai-vị phá “vô-minh hoặc” đầu tiên của các bậc Đại-ThừaĐại-sĩ Pháp-Thân Bồ-Tát” trong hàng THẬP-ĐỊA, từ Sơ “HOAN-HỶ ĐỊA” cho đến Đệ thất “VIỄN-HÀNH ĐỊA”, tu-chứng nữa.

Mà:

“Bất-thối-chuyển vị” đây chính thật là:

– “Cảnh-giới” và “phần chứng” của các BậcĐại-sĩ pháp thân Bồ-Tát” trong hàng THẬP-THÁNH từ giai-vị Đệ bát “BẤT-ĐỘNG ĐỊA” trở lên đến Đệ thập “PHÁP-VÂN ĐỊA”, ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT… mới có đủ khả-năng tu-chứng được (cảnh-giới nầy).

Vậy thì như thế nào (và vì sao) mà được:

Gọi là Bậc “BẤT THỐI-CHUYỂN” Đại Bồ-Tát?

Xin hãy “tạm nghe”“suy-gẫm” kỹ về “nghĩa-lý” của vài đoạn Kinh mà bút-giả trích-dẫn ra để làm “chứng-tín” sau đây:

“Ngài VĂN-THÙ SƯ-LỢI Pháp-Vương Tử Đại Bồ-Tát nói cùng với Ngài BỬU-THƯỢNG Thiên-Tử – (cũng là một vị Đại Bồ-Tát khác nữa, dùng môn “Thiện-quyền phương-tiện” hiện thân ra làm một vị Thiên-tử để giáo-hóa các hàng Thiên-tử (khác) nơi cõi Trời)  – rằng:

(Xuất TẠNG KINH):

1/- Nầy Thiên-tử, nếu có bậc Bồ-Tát nào quán-sát được:

– Tất-cả các PHÁP “chẳng có tai-hoạn” (4)        

Không “chẳng có tai-hoạn” (tức là “có tai-hoạn”) (5)

Mà cũng:     

– Không “chẳng phải là chẳng có tai-hoạn” (6)

Thì gọi đó là Đại “Bồ-Tát Bất Thối Chuyển vậy.

2/- Lại nầy Thiên-tử,

Nếu có Bồ-Tát nào mà:  

– Cũng “thối” cũng “chẳng thối”.

(xem Phụ-chú 4 dưới đây)

Thì gọi là Bồ-Tát “Bất Thối-Chuyển” vậy.

(Phụ-chú 4:

Nói “THỐI” (thụt-lùi) đây tức l :

– Thối bỏ các điều thiện” của Dục-giới, Sắc-giới, và Vô Sắc-giới.

Tại sao?                

Bởi vì nếu bậc Đại Bồ-Tát nào mà còn thấy có các “điều THIỆN” nầy thì – (có nghĩa là) – vị Đại Bồ-Tát đó cũng vẫn còn (bị) trụ” vào nơi Quả-Địa “HỮU-CÔNGDỤNG”, chớ chưa được chứng nhập vào trong Quả-Địa “VÔ CÔNG-DỤNG” của bậc PHÁP-VÂN ĐỊA ĐẠI-SĨ ĐẠI BỒ-TÁT (giai-vị thứ 10 của hàng THẬP-THÁNH).      

(Xem lại lời chú-giải về pháp Tu “VÔ CÔNG- DỤNG HẠNH” nầy nơi quyển TRUYỀN TÂM-ẤN LUẬN 1, các trang 99, 100, 101 sẽ hiểu rõ hơn).

3/- Lại nầy nữa Thiên-tử, Bồ-Tát vì:

 – Chẳng biết, chẳng hiểu nên “Thối”.

(Tức là “chẳng biết, chẳng hiểu” được các NGHĨA vừa nêu ở trước).

– Vì biết”hiểu” nên chẳng có tránh-TỤNG”(tức là không có các sự nghi-ngờ tranh-cãi, (hí) luận… về vấn đề “pháp chấp”).

Đây gọi là “Bồ-Tát Bất Thối Chuyển”.

4/- Ở nơi PHẬT-PHÁP không nghi-ngờ, chẳng tin theo lời người khác,

(Tức là do nhờ vào nơi TRÍ-HUỆ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT” [đã chứng-đắc được ở giai-vị Đệ-lục “HIỆN-TIỀN ĐỊA”)mà tự mình suy-hiểu ra THẬM-THÂM NGHĨA-LÝ” trong PHẬT-PHÁP, chớ không do bậc Thánh nào khác tuyên nói ra cả).

– Rời lìa hai việc PHẢI” và CHẲNG PHẢI”,

(tức là dứt được THỊ và PHI-THỊ)

– Sơ tâm thanh-tịnh không có tật-đố,

– Không  ĐỘNG,  không  LAY,  trí-huệ chiếu-sáng,

– Được “tự-tại” đối với các PHÁP, hiểu (nghĩa-lý) như thật.

Đây gọi là “Bồ-Tát Bất Thối Chuyển”.

 …………………..

5/- Nầy  Thiên-tử,  BỒ-TÁT  nếu  có  thể:

– Chẳng  phân-biệt  “NHƯ-LAI THẬP LỰC”,

(10 Trí-lực của PHẬT).

– Chẳng  phân-biệt  “Tứ vô-úy”,  (bốn pháp “không sợ” của PHẬT).

– Chẳng phân-biệt “thập  bát  bất  cộng PHÁP”, (18 pháp “không đồng loại” với chư Thánh-nhơn Thanh-Văn,  Duyên-giác,  Bồ-Tát, của PHẬT)(7).

– Chẳng phân-biệt tất-cả các thứ:

CĂN, LỰC, GIÁC, ĐẠO, (8)

– Chẳng phân-biệt các  tướng-hảo  (32 tướng tốt + 80 vẻ đẹp tùy hình của PHẬT),

– Chẳng phân-biệt trang-nghiêm Phật quốc,

– Chẳng phân-biệt Thanh-văn, Duyên-giác,

– Chẳng phân-biệt Bồ-Tát,

Nhẫn đến:

 – Chẳng  phân-biệt  tất-cả  “phân-biệt thối-chuyển”, thì gọi là “Bồ-Tát Bất

Thối-Chuyển”.

(Tức là hoàn-toàn dứt được các thứ loại “NIỆM-TƯỞNG PHÂN-BIỆT” phù-phiếm không đúng theo NHƯ-PHÁP”).

 (Phụ-chú:

Trên đây Tôi chỉ nêu lên vài đoạn KINH dẫn-chứng để cho hàng Phật-tử tu học theo Phật-pháp Đại-Thừa biết được thế nào là “NGHĨA” của bậc Đại Bồ-Tát “Bất thối-chuyển” mà thôi, chớ không giảng-giải ra chi-tiết, bởi vì:

Đó lại là chuyện khác.

– Vả lại nếu như muốn giảng-giải cho rõ NGHĨA, e có khi phải dài đến hơn 1000 trang giấy… Các phần “Bất Thối-Chuyển” nầy sẽ được giảng đến trong bộ sách :

NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT KINH
(Như-Thích-Đại-Sớ)

do Tôi sớ-giải (20 quyển) sẽ xuất-bản trong những thời-gian sắp tới đây) – (đã có quyển 1).

3/- Người “THUẬT CHUYỆN” ấy lại nói rằng :

Sa-di MINH-ĐẠT là người đã tu-chứng được LỤC-ĐỘ BA-LA-MẬT (!!!)

Đến đây thì:

NGƯỜI “THUẬT CHUYỆN” dốt đạo nầy nói đến chữ “BA-LA-MẬT”HỌ không hiểu được “chút xíu” gì về “THẬM-THÂM NGHĨA-LÝ” của “BA-LA-MẬT” cả.

NHƯ THẾ NÀO?

“BA-LA-MẬT” ấy vốn chẳng phải là “cảnh giới” và phần “tu-chứng” của:

a/- Các bậc Nhị-thừa thánh-nhơn là chư Thanh-văn, Duyên-giác.

Cùng với:

b/- Các bậc Bồ-Tát đã phá trừ xong trần-sa hoặc” (trong hàng THẬP-TÍN Bồ-Tát giai-vị đệ 8, 9, 10).

c/- Các bậc Bồ-Tát Đại-sĩ pháp-thân đãđang phá từng phần vô-minh hoặc” (trong 10 giai-vị THẬP-TRỤ, 10 giai-vị THẬP-HẠNH, 10 giai-vị THẬP HỒI-HƯỚNG).

Mà:

Ba-la-mật” đây chính-thực là “cảnh-giới tu-hành” và “chứng-đắc” của các bậc Bồ-Tát Đại-SĨ PHÁP-THÂN (đang phá thêm từng phần “vô-minh hoặc” cao hơn bên hàng TAM-HIỀN Bồ-Tát nữa) nơi “10 giai-vị” của hàng THẬP-ĐỊA (tức là THẬP THÁNH BỒ-TÁT) vậy.

Bởi vì:

– Khi đã chứng-đắc xong giai-vị “SƠ HOAN-HỶ đỊA” rồi, thì Bậc Đại Bồ-Tát ấy mới thành -tựu đượcBố-Thí Ba-la-mật”.

Qua đến các giai-vị kế sau, như là:

Đệ nhị “LY-CẤU ĐỊA”, Đại Bồ-Tát mới chứng được “TRÌ-GIỚI Ba-la-mật”.

Đệ tam “PHÁT-QUANG ĐỊA”, Đại Bồ-Tát mới chứng được “NHẪN-NHỤC Ba-la-mật”.

Đệ tứ “DIỄM-HUỆ ĐỊA”, Đại Bồ-Tát mới chứng được “TINH-TẤN Ba-la-mật”.

Đệ ngũ “Cực NAN-THẮNG ĐỊA”, Đại Bồ-Tát mới chứng được “THIỀN-ĐỊNH Ba-la-mật”.

Đệ lục “HIỆN-TIỀN ĐỊA” Đại Bồ-Tát mới chứng được “TRÍ-HUỆ Ba-la-mật”.

Xin được “trích-dẫn” ra một vài lời PHẬT dạy về “chơn-thật nghĩa” của “quả-địa” BA-LA-MẬT, sau đây:

(Xuất TẠNG KINH):

Gọi “BA-LA-MẬT”(tức là quả-địa của những bậc Đại Bồ-Tát Đáo bỉ ngạn” ấy) là do ở nơi các “NGHĨA” (dưới đây) :

1/- Vì siêu quá các “SỞ HÀNH” của hàng NHỊ-THỪA vậy.

(Tức là:

– Tất-cả những sự chứng-đắc, phát-tâm độ-sanh, tu-tập v.v… của chư NHỊ-THỪA giải-thoát thánh-nhơn không thể nào so bì kịp với Bậc ĐẠI BỒ-TÁT chứng-đắc được quả địa BA-LA-MẬT).

2/- Vì (được) quảng-đại viên-mãn “NHƯ-LAI TRÍ” vậy.

(Tức là:

– Bậc Đại BỒ-TÁT Đáo bỉ-ngạn ấy đã thâm-nhập được vào trong biển TRÍ-HUE“CẢNH-GIỚI BÍ-MẬT”) của chư PHẬT).

3/- Vì chẳng “CHẤP TRƯỚC” ở nơi HỮU-VI, VÔ-VI vậy.

(Tức là :

– Bậc Đại BỒ-TÁT Đáo bỉ-ngạn ấy đã CHẲNG CHẤP nơi “CÓ” mà cũng chẳng chấp nơi “KHÔNG”).

Sao gọi là HỮU-VI?

– Vì CÓ “SANH”, CÓ “TRỤ”, và CÓ “DIỆT”– (Đây là cảnh-giới của chúng-sanh còn nằm trong vòng “luân-hồi, sanh-tử”).

Sao gọi là VÔ-VI?

– Vì BẤT SANH”, BẤT TRỤ”, BẤT DIỆT”) – (Đây là cảnh-giới của bậc GIẢI-THOÁT THÁNH-NHƠN từ quả-vị A-LA-HÁN trở lên).

4/- Vì “NHƯ THIỆT” biết rõ lỗi hoạ của sanh-tử vậy.

(Tức là:

– Bậc Đại BỒ-TÁT Đáo bỉ-ngạn ấy biết rõ chúng-sanh trong 6 nẻo luân-hồi sanh-tử hằng luôn gây-tạo vô-lượng tội-lỗi và hoạ-hoạn – (do nơi “Vô-minh điên-đảo” mà sanh-khởi ra) – vì thế cho nên quý Ngài phát đại-nguyện là sẽ dứt trừ sanh-tử, lỗi-hoạ cho chúng-sanh).

5/- Vì những kẻ “chưa giác-ngộ” đều khiến cho “được giác-ngộ” vậy.

6/- Vì được “NHƯ-LAI vô-tận pháp-tạng” vậy.

 (Tức là:

– Bậc Đại BỒ-TÁT Đáo bỉ-ngạn ấy đã thâm-nhập được vào trong cảnh-giới “TRÍ-HUỆ LỰC”“PHƯƠNG-TIỆN LỰC” của chư PHẬT).

7/- Vì được “Vô-ngại giải-thoát” vậy.

8/- Vì dùng “BỐ-THÍ” để độ thoát chúng-sanh vậy.

9/- Vì dùng “TRÌ-GIỚI” để viên-mãn “bổn THỆ” (nguyện đã phát) vậy.

10/- Vì dùng “NHẪN-NHỤC” để  được  đầy-đủ  vô-lượng  tướng-hảo  trang- nghiêm vậy.

11/- Vì dùng “TINH-TIẾN” để  được  đầy-đủ các Phật-pháp vậy.

12/- Vì dùng  “THIỀN-ĐỊNH”  để  xuất-sanh  “TỨ VÔ-LƯỢNG TÂM” vậy.

13/- Vì  dùng  “BÁT-NHÔ  để  diệt  trừ phiền-não vậy.

14/- Vì dùng “NGUYỆN”  để  có  thể  khiến cho các Phật-pháp  của  mình  được viên-mãn vậy.

15/- Vì dùng “LỰC”  để  khiến  cho  chúng- sanh được tinh-tiến vậy.

16/- Vì dùng “TRÍ”  để  được  đầy-đủ  Như-Lai “Nhứt Thiết chủng-trí” vậy…

(Ghi chú :

Như muốn biết cho đầy-đủ về quả-địa “BA-LA-MẬT”, xin xem lại “PHÁP-nghĩa” của “phần chứng” nầy nơi quyển “NIỆM-PHẬT BA-LA-MẬT KINH” (Như-Thích Đại-Sớ – Quyển I, nơi các trang từ 311 đến 329) do Tôi chú-giải và Bổn-tự PHÁP-HOA đã xuất-bản).

 …………………

Còn người MINH-ĐẠT đây chỉ là một Sa-di “phàm tăng bạt địa”, tu-hành lem-nhem (mà chắc-chắn là đương-sự chẳng “ĐẮC” được “giới Sa-di” rồi), ấy thế mà “người thuật chuyện” dốt đạo kia lại nói rằng đã tu-chứng đến mức-độ:

Đầy-đủ lục Ba-la-mật !!!

(Đây là “TỘI” Đại Tăng-Thượng-Mạn”Đại VỌNG-NGỮ” [Một Tội “rất là khó cứu” ở trong Phật-pháp]).

Nhẫn đến việc:

4/- Người “thuật chuyện” dốt đạo ấy lại còn nói thêm lời rằng:

Sa-di MINH-ĐẠT ấy là người đã Dứt được THAM, SÂN, SI !!!

Người Phật-tử chân-chánh tu-học theo Phật-Pháp – (tức là có “CHÁNH-KIẾN”“Thông-hiểu kinh-điển, giáo-lý”) – phải nên biết rõ điều rằng:

ai là bậc đã dứt được ba độc Tham, Sân, Si?

Chính các Bậc Thánh Nhị-thừa (Thanh-văn, Duyên-giác), là những BẬC đã phá-trừ xong 88 phẩm KIẾN-HOẶC” và 81 phẩm “TƯ-HOẶC” trong ba cõi  dỤc, SẮC, VÔ-SẮC, cùng đoạn diệt được 12 phép “Tục-Đế Nhơn-Duyên”, thành-tựu xong đạo-quả A-LA-HÁN, DUYÊN-GIÁC, chứng đầy-đủ các phần:

Tam Minh, Lục Thông, và Bát Giải-thoát.

(Mới dứt được Ba độc THAM, SÂN, SI nầy)

(Lời phụ:

Các điều Tôi vừa mới dẫn-chứng trên đây, chỉ là “vài ba” trong “hàng chục”  phần  sai-lầm khác riêng về chuyện : 

Vãng-sanh lưu xá-lợi của (cố) Sa-di MINH-ĐẠT mà thôi.

Còn nếu như viện-dẫn ra cho cùng đi nữa thì tất cả những Phần Giáo-lý và các chuyện vãng-sanh lưu xá-lợi” của những nhân-vật có tên trong quyển sách kia”, (trừ ra ba vị) là:

HƯ-VÂN THƯỢNG-NHƠN,

THÍCH-TUYÊN-HÓA Hòa-Thượng,

THÍCH-THIỀN-TÂM Hòa-Thượng.

Kỳ dư còn lại thì thảy đều là:

a/- SAI-TRÁI với LÝ ĐẠO (ở một tầm-mức rất  nghiêm-trọng)

b/- SAI-TRÁI với TÔN-CHỈ CỦA “TỊNH-ĐỘ PHÁP-MÔN”.

c/- PHẠM  NHẰM  LỖI  “TĂNG  THƯỢNG- MẠN” VÀ “ĐẠI VỌNG-NGỮ”.

hết cả. Nhưng vì không muốn gieo nhân “đấu-tranh” và làm “mất lòng” đối với TỰ-ÁI của “Tác-giả” cùng với các “nhân-vật” (đờiđạo) có liên-hệ (bảo trợ) đến quyển-sách nầy… cho nên Tôi chẳng dám kể thêm ra [các điều sai-trái ấy] làm chi).

*

B/- Về phần: “người Biên-soạn” CỦA QUYỂN SÁCH

(tức là “Tác-giả” của quyển sách “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI”) kia, nếu như lấy “công tâm” – (đúng y theo LÝ ĐẠO) – ra mà nhận-xét thì:

“Người biên-soạn” nên quyển-sách nầy – (được biết qua lời kể lại) – là một Phật-tử tại-gia lớn tuổi, cũng có được chút-ít công-lao xem, đọc, và nghiên-cứu kinh-sách của đạo PHẬT ta (nhất là về PHÁP-MÔN TỊNH-ĐỘ), nhưng bởi vì không được “bậc chân-sư” dẫn-dắt, giảng-dạy đúng mức về phần nghĩa-lý, mà chỉ thuần là:

– Tự xem đọc và suy-hiểu “KINH NGHĨA” thiển-cận một chiều – (theo lối Thế-trí biện thông) – của riêng mình thôi.

Người nầy thì:

Cũng có “thiện-tâm”, “hảo-ý” đối với người Tu (Tại gia và Xuất-gia).

– Cũng có lòng Tin thành” đối với 3 ngôi “Tam-bảo”.

– Cũng có hiểu biết được “chút-đỉnh” về Phật-pháp.

– Cũng có “nghiên-cứu” sơ qua về tôn-chỉ (ngoài lông, da) của “Tịnh-Độ pháp-môn”.

– Cũng  có  được  chút  đỉnh  khả-năng  viết lách

Nhưng mà:

Sự hiểu biết CHƠN-CHÁNH, đúng LÝ về PHẬT-PHÁP thì còn rất nông-cạn.

Và:

– Không có được trí xét-đoán đâu là THỨC, hư, chơn, giả trong đường đạo cùng ở nơi Phật-Pháp thậm-thâm vi-diệu cả!

Vì thế mà:

1/- Chẳng thể nào phân-biệt được đâu là việc:

– Vãng-sanh thật,

 – Vãng-sanh giả (tức là bịa-chuyện),

– Xá-lợi thật,

– Xá-lợi giả (tức là cốt hôi),

– Cốt chuyện (vãng-sanh) thực,

– Cốt chuyện (vãng-sanh) hư. (Tức là bịa chuyện KHÔNG thành ra CÓ, ÍT XÍCH ra NHIỀU vv….)

Cho nên:

2/- Cứ nhắm mắt “đoán bậy, nghe càn”(theo lối “thế-trí biện-thông” của riêng mình), chớ không chịu nghiệm-xét kỹ lại những lời tường-thuật (do các hàng đệ-tử, thân-nhân, hoặc con cháu… của “người quá-vãng” ấy) kể lại để đoán-quyết các việc ấy là:

Có lý hay vô-lý.

“ĐÚNG PHÁP” HAY “KHÔNG ĐÚNG PHÁP”

(Tức là không biết xem kỹ lại hai phần NHƠN GIEO”QUẢ CHỨNG” được kể lại, của người quá-vãng ấy có phù-hợp với nhau không).

– Đáng tin hay chẳng đáng tin.

– Đúng với Phật-pháp, Phật-lÝ, hay là sai trái với lời KINH, ý PHẬT, và Ý của chư BỒ-TÁT, TỔ SƯ…

Vì thế cho nên mới hạ bút biên ra thành sách, trong “ý” của tác-giả” nầy, có lẽ người nghĩ rằng việc mình làm như thế là Phật-sự”, và sẽ:

– Gây lợi-ích cùng hoằng-dương thêm cho pháp-môn Tịnh-Độ…

– Khuyến-khích hàng Phật-Tử Niệm Phật nhiều thêm hơn nữa…

– Là nêu gương “vãng-sanh hiện-đại”…

– Là tôn-vinh những “người vãng-sanh” kia và “Xá-lợi” (!!!) của Họ

Nhưng thật ra thì “quyển sách ấy” cùng với những phần chuyện vãng-sanh” và “XÁ-LỢI” (!!) của các nhân-vật được ghi tên trong đó chỉ làm:

– Tổn-hại cho pháp-môn Tịnh-Độ,

Sai-lầm với tôn-chỉ của “pháp-môn Niệm-Phật”.

– Làm tăng thêm lòng “Tăng Thượng Mạn” cho những kẻ giả dối… (hoặc cho những người  chỉ  chuyên  tu  trên  đầu môi, chót lưỡi) mà thôi.

Ở chỗ nào ?

Ở chỗ:

“Tôn-chỉ chánh-yếu” của pháp-môn TỊNH-ĐỘ trước hết là phải: phát lòng TÍN, NGUYỆN,

Rồi sau đó mới đến việc:

1/- Chuyên-nhất một lòng (nhất tâm) TRÌ CÂU Phật hiệu(tức là HẠNH)để được “NƯƠNG NHỜ” vào nơi:

2/– Sức “tự lực” trì-niệm của riêng mình.

Cùng (phối-hợp) với:

3/– “Nguyện-lực tiếp-dẫn” (THA-LỰC) của PHẬT (A-DI-ĐÀ) ngõ hầu trong giây phút tối-hậu của cuộc đời – (tức là lúc lâm-chung) – được:

ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH mà thôi, chớ nào có phải là:

NIỆM PHẬT ĐỂ (CẦU CHO) CÓ ĐƯỢC “XÁ-LỢI” ĐÂU !

Vả lại, như trong những phần “biện-giải” ở trước, Tôi đã có nói rằng:

– Xá-lợi là “kết-tinh” của ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” – đó là công-phu tu-chứng của các bậc thánh-nhơn đã được dự vào trong dòng THÁNH-SỐ” (tức là “ĐẮC-ĐẠO”) (Từ quả-vị TU-ĐÀ-HOÀN” trở lên…), chớ còn những hạng loại Tu-hành biếng trễ, Niệm-Phật lem-nhem, bê-bối, như chúng-ta đây, (nhất là ở vào trong thời kỳ Mạt-pháp / đấu-tranh kiên-cố tối hậu nầy) thì cũng giống như cảnh:

Một ngày “phơi nắng”, 9 (hoặc) 10 ngày “bỏ lạnh”… vậy.

Nghĩa là:

– Một ngày niệm-Phật” (chẳng biết có đến “vài giờ” hoặc được “vài câu” PHẬT HIỆU nào đạt đến mức “NHỨT-TÂM” không nữa) rồi 9, 10 ngày sau lại bỏ quên đi (tức là không có Niệm).

Như thế thì làm sao mà:

Trừ diệt được vô-lượng, vô-biên phiền-não, nghiệp-chướng… tích-tụ từ vô-thỉ kiếp đến nay?

Hơn nữa, hầu-hết những người Phật-tử Niệm-Phật trong thời buổi nầy, thì bởi vì:

– “Tâm” vẫn mãi còn bị đủ mọi thứ “duyên đời” trói buộc.

– “Ý” vẫn mãi dong-ruổi hoài nơi chốn Đông,Tây…
(Ngay cả khi Niệm-Phật” hoặc đang trong khóa LỄ cũng vậy nữa.)

Nay vầy, mai khác, (TÂM) thay đổi liền liền trong mỗi sát-na.

Kinh-điển không học, không tụng tập…. không hiểu nghĩa-lý, không thuộc…

– Phật-pháp không biết, không nghe…

– Không thành-tựu được ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ… – (tức là chẳng được ĐẮC-ĐẠO) – hết cả.

– KHÔNG ĐƯỢC bậc “MINH-SƯ, THIỆN-HỮU” dẫn-dắt NIỆM-PHẬT (và tu-tập) ĐÚNG PHÁP.

– v.v…

Vậy thì thử hỏi:

– LẤY GÌ ĐỂ BẢO-ĐẢM CHO VIỆC VÃNG-SANH?

Vả lạ :

Những BẬC được Vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC – (ngoại trừ ba bậc “THƯỢNG PHẨM VÃNG-SANH” ra) – kỳ dư còn lại đều toàn là nương-nhờ vào “SỨC TIẾP DẪN” của Đức PHẬT A-DI-ĐÀ mà “ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH” cả, chớ:

CHƯA PHẢI LÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐẮC-ĐẠO MÀ VÃNG-SANH ĐÂU

Như thế thì:

LẤY GÌ ĐỂ KẾT-THÀNH RA “XÁ-LỢI”?

Mà nếu nh :

“XÁ-LỢI” đã không thành, không có rồi, thì:

SAO ĐƯỢC GỌI LÀ “LƯU”?

(Phụ-chú 1:

Đọc hết tất-cả các phần ghi chép về việc “LƯU LẠI XÁ-LỢI” của các “nhân-vật”phương-danh ghi trong quyển sách “NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI” nầy, quý Phật-tử, nếu như ai có được “CHÁNH-KIẾN” (sự hiểu biết chân-chánh về Đạo-pháp) ắt cũng đều thấy rõ-ràng rằng :

Ngoại trừ 3 vị “chân tăng” là :

Ngài HƯ-VÂN THƯỢNG-NHÂN,

– Ngài THÍCH TUYÊN-HOÁ Hoà-Thượng,

– Ngài THÍCH THIỀN-TÂM Hoà-Thượng.

ra, kỳ dư những “nhân-vật” còn lại và XÁ-LỢI (!!!) của HỌ, chỉ toàn là do ở nơi các “thân bằng, quyến thuộc”, các hàng “môn-đồ, pháp-quyến”không biết đạo, thiếu “chánh-kiến”… đem cốt hôi” (hoặc “hôi cốt”) của người quá-vãng ra “ép văn, ép từ, ép nghĩa” rồi tôn-xưng lên là “XÁ-LỢI” mà thôi, chớ chẳng phải thật là Xá-Lợi đúng theo “KINH nghĩa”.

Chẳng hạn như về việc “XÁ-LỢI” của SD/M.Đ./NNH ở Lancaster, P.A. thì bổn tựban Hoằng-pháp có nhận được một vài bức thơ Khinh dễ” và trực-tiếp nghe lời “chê cười” rằng:

– “Nếu như xương-cốt của y ta mà được gọi là XÁ-LỢI, thì:

– Xương-cốt của Trâu, Bò, Chó, Ngựa, Gà, Vịt, v.v… cũng phải được xem là “XÁ-LỢI” hết cả” !!!

Vậy thì:

Các Phật-tử nghĩ sao về các lời “phê-phán đáng buồn” nầy?)

(Phụ-chú 2:

Qua một vài phần vừa được bút-giả luận-giải để chứng-minh trên đây, cho nên Ta có thể nói lên lời quả-quyết rằng:

Quyển sách NIỆM-PHẬT LƯU XÁ-LỢI nầy chỉ là một tác-phẩm “Hí-luận” .

Chớ:

Không đƯỢC dùng làm “mô-phạm” và “cương-kỹ” trong đạo (nói chung) (riêng) cho các PHẬT-TỬ đã cùng đang tu-tập theo Tông-môn TỊNH-ĐỘ.

Gây ra rất “nhiều tai-hại” cho những người tu-học Phật-Pháp hiện-tại lẫn cả về sau  (nói chung)(riêng) đến các “hành-giả” tu theo PHÁP-MÔN Tịnh-Độ.

Ở chỗ nào?

Ở các chỗ:

1/- Sẽ khiến cho có thêm nhiều “chuyện vãng-sanh bịa đặt” mới khác nữa, từ nơi các kẻ háo-danh, chẳng có thực hạnh, không học, không tu… mà muốn được tiếng thân-nhân hoặc Thầy bạn của Ta là một bậc “chân tu”, được Phật đến rước (ngang hông) về cõi Cực-Lạc… hầu để:

– Nở mặt mày với “lối xóm bà con” trong “đường đạo”.

Cùng:

– Lừa dối người nhân thế… (hiện-tại lẫn cả về sau).

……………………………….

(Đại khái như trường-hợp “vãng-sanh”“lưu xá-lợi” (!!!) của Bà DC / TKLUtah, được thân-quyến ngụy-tạo ra một cách rất là “ấu-trĩ”. (Vì Tôi biết rất rõ-ràng về sự tu-hành hằng ngày của từ khi còn mạnh, cho đến lúc lâm bệnh cùng những giờ phút cuối cùng (tại nhà thương) cũng có Tôi hiện-diện để hộ-niệm và lo việc chung-sự sau đó…).

Và:

Tác-giả đã hấp-tấp đăng vào trong “quyển sách kia” mà không kiểm-chứng lại cho kỷ-lưỡng trước khi “hạ-bút” biên thành ra cốt-chuyện… để phổ-biến.

Còn về phần “XÁ-LỢI” của đương-nhơn, thật ra thì chỉ là “cốt hôi” được con cháu tuyển-chọn rồi sắp lớp lại để chụp hình và “tác-giả” của quyển sách “NPLXL” kia đã đưa các hình chụp đó vào “PHOTOSHOP” của computer để biến thành ra XÁ-LỢI” có màu sắc nầy, màu sắc nọ (mà thôi) – Vì chính tay tôi đã lượm những miếng cốt đó và đưa cho thân-quyến !

Đây há chẳng phải là một sự việc không thật thì gọi là gì?

(Hai câu chuyện vãng-sanh LUU XÁ-LỢI nầy (1 của Sa-di MĐ và 1 của bà DC) đã “không thật” có rồi thì các chuyện khác làm sao tin-tưởng được) !

*

Quyển sách “NIỆM PHẬT LƯU XÁ-LỢI” nầy,  qua các phần luận-giảng” và những đoạn “Kinh-văn” mà Tôi đã trích-lục ra để trực-tiếp chứng-minh (từ trước cho đến đây), nếu như bình-tâm xem đọc quyển sách (NPLXL) ấy và chiêm-nghiệm lại cho thật kỹ, chắc người Học Phật cũng nhận thấy rằng:

Đây chính là một “tác phẩm hí-luận”

Cho nên một số những phần “PHÁP-LUẬN” để biện-giải mà Tác-giả đã biên-chép trong (quyển sách) đó, mới đọc qua thì xem có vẻ:

TƯƠNG-TỢ NHƯ PHẬT-PHÁP

nếu dùng công-tâm” và “CHÁNH-KIẾN” (của một người biết đạo) xem xét lại cho thật kỹ ắt sẽ thấy rõ-ràng là:

Hoàn-toàn sai trái với lời và ý của PHẬT dạy trong Kinh-điển cùng làm tổn-hại đến “pháp-môn (Tịnh-độ) niệm-phật viên-đốn” của Đức Như-Lai.

(Phụ-chú:

– Đây ý nói rằng:

Một số các phần GIÁO-PHÁP được “dẫn-chứng” trong quyển-sách ấy, đa phần đều bị tác-giả ép văn, bẻ ý” một cách cong-quẹo, (và) không phù-hợp được với các lời biện-giải của đương-nhơn, vì thế cho nên vô-tình làm mất đi mùi-vị cam-lồ” của chánh-pháp (nói chung) và (riêng) cho Tông-môn TỊNH-ĐỘ).

Bởi vì:

Nếu như có hàng Phật-tử sơ-cơ”, hậu học nào, không từng biết qua về Phật-lý và lại cũng chẳng hiểu rõ được “tôn-chỉ” của Pháp-môn TỊNH-ĐỘ, khi đọc đến quyển-sách nầy, ắt HỌ” (ít nhiều) sẽ:

1/- Hiểu lầm về tôn-chỉ của Tịnh-độ và pháp-MÔN Niệm-Phật “đới nghiệp vãng-sanh”… đi.

2/- Lên mặt ngạo-kiêu, tự xem “thân-nhân” hay “thầy bạn”(hoặc quá-vãng, hay còn tạithế) của HỌ VỀ HAI PHƯƠNG-DIỆN: – “TU-CHỨNG” VÀ “ĐẠO-HẠNH” THẢY đều ngang bằng với các bậc Bồ-Tát, Tổ-sư hết.

(Dù rằng các người “Vãng-sanh lưu Xá-Lợi” được ghi trong Quyển-sách đó đứng về 2 phần : – “GIỚI-HẠNH”“TÀI-ĐỨC” chẳng ra gì).

3/- (Tự) Xem cốt hôi (hoặc hôi cốt) của “Thầy”, “bạn”, hoặc “thân-nhân” quá-cố của HỌ đều trở thành ra là “XÁ-LỢI” HẾT cả, có thua kém gì SO với “xá-lợi, linh-cốt”… của các bậc Tiên-hiền, cổ-đức và chư Bồ-Tát, Tổ-sư… khi xưa đâu.

Như vậy thì vô-tình mình sẽ làm cho HỌ bị mang tội gì?

– HỌ sẽ bị vướng vào trong lỗi: TĂNG THƯỢNG-MẠNhết cả.

Tội “MẠN” nầy, như trong Kinh nói, dầu cho PHẬT còn tại thế cũng khó thể nào cứu được(vì Họ bịchướng-nghiệp” khinh-mạn ngăn che, cho nên không thể nào gặp được Phật) – huống chi là các bậc Thánh-nhơn trong hàng “Tam thừa” là Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát (mà có thể cứu-giải cho HỌ được ư ?)

*

Đừng để cho các hàng “Phật-tử cư-sĩ” có được chút ít kiến-văn về đạo-HỌC mà chưa-chắc là có “căn-bản” hay không (như tác-giả của quyển sách “Niệm-Phật lưu Xá-lợi” nầy là một) nhìn vào nơi “giới xuất-gia” mà bình-luận, chê cười và cho chúng-ta là những hạng người:

Giáo-lý vị thường thố hoài,
Huyền-đạo vô-nhơn khiết-ngộ…

***

Chú thích:

(1)- Hàm-thức : là “ngậm tánh linh”

Đây ý nói là các loài “HỮU TÌNH CHÚNG-SANH”.

(2)- Vì “Vô Sanh Nhẫn”“pháp VÔ-VI”. (Vô-vi chính là : “Vô-sanh, vô trụ, vô diệt”, là chơn-như pháp tánh-giới…)

(3)- Phan-duyên : Là (còn) chạy theo DUYÊN đời và các thứ loại “trần-cảnh, pháp-cảnh”… chung quanh.

(4)- Chẳng có tai-hoạn :  Tức là không có 4 sự vô-thường, biến-hoại là : (sanh, trụ, dị. diệt).

(5)- Có tai-hoạn : tức là có “biến hoại”, có “vô-thường”, có “sanh, trụ, dị, diệt”.

 (6)- Chẳng phải là chẳng có tai-hoạn : Tức là các Pháp:

– Có sanh, trụ, biến, diệt (đây là đối với hàng phàm-phu sanh-tử trong ba cõinói).

– Không có sanh, trụ, biến, diệt (đây là đối với các bậc “vô-lậu thánh-nhơn” đã tu-chứng được hai phần “NHƠN KHÔNG” “PHÁP KHÔNG” (A-LA-HÁN) mà nói).

Cũng có “sanh, trụ, biến, diệt” và cũng không có “sanh, trụ, biến, diệt” (đây là nói theo “LÝ TRUNG-ĐẠO ĐỆ-NHẤT-NGHĨA KHÔNG” của các bậc Đại-sĩ Pháp-Thân Bồ-Tát từ giai-vị Đệ bát “BẤT-ĐỘNG ĐỊA” (trong hàng THẬP-THÁNH) trở lên tu-chứng mà nói).

(7)- Xem phần ghi-chú sau đây :

A/- THẬP LỰC. Gồm có 10 “TRÍ-HUỆ LỰC” như sau:

1a/- Tri “thị-xứ, phi xứ” trí-lực:

Tức là:

Trí thấy biết và phân-biệt rõ về những sự việc đúng hoặc sai của các phần SỰ đúng y như thật, không hề lầm-lẫn, sai-lạc.

2a/- Tri “Tam thế nghiệp-báo” trí-lực:

Tức là:

Trí thấy biết rõ cùng tột hết tất-cả các thứ loại nghiệp-báo (nhơn-quả) sai biệt (khác nhau) của chủng loại chúng-sanh trong tất-cả pháp-giới một cách chắc thật, chẳng chút sai-lầm (trong suốt cả 3 thời quá-khứ, hiện-tại, vị-lai).

3a/- Tri “chư Thiền giải-thoát tam-muội” trí-lực:

Tức là:

Trí biết hết tất-cả các “đẳng bậc tu-hành” của chủng loại chúng-sanh hoặc tiến, hoặc thối v.v… như thế nào… một cách chắc thật, chẳng chút sai-lầm.

4a/- Tri “chúng-sanh tâm-tánh” trí-lực:

Tức là:

Trí biết hết tất-cả Tâm-tánh của chủng-loại chúng-sanh trong khắp 10 phương, ba đời, một cách chắc thật, chẳng chút sai-lầm.

5a/- Tri “chủng-chủng giải” trí-lực:

Tức là:

Trí rõ biết hết tất-cả chủng loại chúng-sanh trong 10 phương, ba đời (thập-phương tam-thế) v.v… tu chứng-đạt được đến mức-độ nào… một cách chắc thật, chẳng chút sai-lầm.

6a/- Tri “chủng-chủng giới” trí-lực:

Tức là:

Trí rõ biết hết tất-cả cảnh-giới của chủng-loại chúng-sanh trong khắp 10 phương, ba đời, hoặc tu, hoặc chứng, hoặc đọa, hoặc siêu… (như thế nào) một cách chắc thật chẳng chút sai-lầm.

7a/- Tri “nhất thiết sở đạo” trí-lực:

Tức là:

Trí rõ biết hết tất-cả phương-pháp tu (Pháp-nghi Tu-tập) hành-đạo nào mà hàng “hữu lậu chúng-sanh” (trong 6 đạo), cùng với các hàng “vô-lậu chúng-sanh” (trong ba thánh giới) cần phải nương theo tu-tập để chứng được quả-vị giải-thoát.

8a/- Tri “thiên-nhãn vô-ngại” trí-lực:

Tức là:

Trí thấy và biết rõ hết tất-cả “sở hành, tâm hành”… của chủng loại chúng-sanh trong khắp 10 phương, ba đời một cách chắc thật, chẳng chút sai-lầm.

9a/- Tri “túc-mạng vô-lậu” trí-lực:

Tức là:

Trí thấy biết rõ hết tất-cả những kiếp đời lâu xa về trước của chủng loại chúng-sanh trong khắp 10 phương ba đời, một cách chắc thật, chẳng chút sai-lầm.

10a/- Tri “vĩnh-đoạn tập-khí” trí-lực:

Tức là:

Trí-lực đoạn trừ hoàn-toàn hết tất-cả các “tập-khí” (hơi hám, thói quen) dư thừa.

(Sớ-giải:

Thế nào mà gọi là “Tập khí” (thói quen và hơi hám “dư thừa”)?

Xin được kể ra đây một câu chuyện để giải-thích:

– Một buổi sáng đó…

Ngài XÁ-LỢI-PHẤT đi kinh-hành theo sau PHẬT, lúc ấy có một con chim Diều-hâu bay theo đuổi bắt một con chim Bồ-câu. Chim Bồ-câu ấy sợ hãi bay nhào đi để trốn, gần đến bên chỗ của PHẬT, lúc ấy Phật vừa đi tới, bóng của PHẬT che lên trên mình chim Bồ-câu, chim ấy tức thời được an-ổn, vui hót líu-lo, không còn có một chút sợ-hãi nào cả (mặc cho chim Diều-hâu kia vẫn còn bay liệng đe-dọa chung-quanh).

Khi bóng của PHẬT đi qua rồi.

Bóng của Ngài XÁ LỢI PHẤT đi tới, cũng che phủ lên trên mình của chim Bồ-câu, thì chim ấy lại kêu la, run-rẩy và sợ-hãi y như trước.

Xá Lợi Phất thấy thế mới thưa hỏi lên PHẬT rằng:

– Bạch đức Thế-Tôn, conNhư-Lai đều đã được giải-thoát, không còn ba độc (Tham, Sân, Si) nữa, cớ chi khi được bóng của Phật che cho thì Bồ-câu hết sợ, còn đến lúc được bóng của con che thì chim ấy vẫn còn sợ-hãi như xưa?

Phật đáp:

– Tại vì tập-khí (hơi-hám) “ba độc” của ông chưa được hoàn-toàn trừ sạch nên bóng của ông chưa đủ sức làm cho chim Bồ-câu nầy được “vô-úy”.)

*

“10 trí-lực” trên đây chỉ ở nơi đức PHẬT đầy- đủ Thập hiệu mà thôi, đó là đấng:

– Như-Lai, Ứng-Cúng, Chánh biến-tri, Minh- hạnh túc, Thiện-Thệ, Thế-gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều-ngự Trượng-phu, Thiên nhơn-sư, Phật Thế-Tôn.

Kỳ ra, từ bậc Nhất Sanh Bổ-xứ Bồ-Tát trở xuống thì không một ai có đầy-đủ được Thập-lực nầy (trừ khi nào vị đại Bồ-Tát đó là bậc cổ Phật ứng-tích trở lại, chẳng hạn như đức QUÁN THẾ-ÂM đại Bồ-Tát… mới có đầy đủ được “10 lực” nầy).

B/- TỨ VÔ-ÚY.

Là bốn loại pháp “không sợ hãi”(đối với bất cứ một “ai” hoặc một “GIỚI” nào ở trong “9 giới” cả) – của PHẬT.

Đó là:

a/- “Nhứt-thiết (chủng) trí” vô sở-úy:

Tức là:

– Có trí biết hết (tất-cả) các pháp nên không bao giờ cảm thấy sợ-hãi (khi tuyên-thuyết ra các loại pháp trước tất-cả các hạng, bậc chúng-sanh trong 9 giới).

b/- “Lậu tận” vô-sở-úy:

– Vì đã được “vô-lậu”, hoàn-toàn dứt hết các thứ “phiền-não”“TẬP-KHÍ” dư-thừa – (tức là những thói quen của nhiều kiếp đời đã qua còn sót lại) – trói-buộc cho nên không còn bị bất cứ việc gì làm cho sợ hãi được nữa.

c/- “Thuyết-pháp chướng-đạo” vô-sở-úy:

Tức là:

– Giảng-giải rõ các pháp, chỉ rõ ra những thứ loại pháp sai quấy làm cho “chướng ngăn” sự thành đạo của người tu, không sợ (nói sai-lầm) chi hết cả.

d/- “Thuyết tận khổ đạo” vô-sở-úy:

Tức là:

– Giảng-giải rõ các pháp  “dứt khổ”không sợ  (chỉ dẫn sai-lầm) chi hết cả.

C/- THẬP BÁT “BẤT CỘNG” PHÁP.

Đây là 18 pháp “bất cộng” (không cùng chung, không cùng loại đối với 9 giới chúng-sanh) của PHẬT.

Gọi là “Bất cộng” vì chẳng chung cùng (một loại) với hàng Nhị-Thừa Thanh-văn, Duyên-giác.

Hay nói một cách khác hơn nữa là:

– Tất-cả 3 thánh thừa: – Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát đều chẳng có (đầy-đủ) được hết cả 18 pháp nầy – (vì không được đầy-đủ như thế nên gọi là “Bất cộng” hay là “Bất cụ” (túc) pháp).

18 pháp Bất cộng của Phật là:

1/-  Thân không lỗi.(Vì chư Phật không có Thân Ngũ-ấm, tứ đại, lục-nhập… mà chính là Thân “Chơn-Như Pháp-Tánh giới”Thân nầy đồng-đẳng với Hư-không – cho nên KHÔNG BAO GIỜ có nhứt thứ một LỖI LẦM NÀO hết cả. (Vì là Hư-Không).

2/- Khẩu vô thất (Miệng không lỗi).

3/- Niệm vô thất (Ý không lỗi).

(Vì thân của PHẬT (dù cho đó là ứng-thân đi chăng nữa) nhưng thân ấy cũng vẫn là thân “Chơn-Như Pháp-Tánh-giới”, đồng như Hư-không, cho nên cả ba căn Thân, Khẩu, Ý của Phật thảy đều vắng-lặng, vì thế mà không có tạo ra nhứt một thứ lỗi-lầm nào cả).

(Vì thế mà MA VƯƠNGMA CHÚNG, cùng tất-cả chư THIÊN trong ba cõi dùng hết sức ĐỊNH của HỌ để tìm “LỖI” của PHẬT, nhưng:

– Đều không sao tìm được nhất một chút lỗi nào, dù là “LỖI” nhỏ như vi-trần đi nữa…)

Tóm-yếu lại mà nói thì 3 nghiệp:

THÂN, KHẨU, Ý của PHẬT đều là “TÙY TRÍ-HUỆ HÀNH” (hành xử mọi việc, mọi lời nói… đúng theo “Trí-huệ bát-nhã” cho nên hoàn-toàn không có lỗi hoặc sai-lầm chi cả).

4/- Vô-dị tưởng.

(Vì đồng với chơn-như và Hư-không nên không có “Tưởng”).

5/- Vô bất-định tâm.

(Tâm không có “chao động”, tức là Tâm Hư-Không bình-đẳng pháp-tánh giới” cho nên không còn có bất cứ một thứ loại “điên-đão tưởng”  nào hết cả).

6/- Vô bất-tri dĩ-xả.

(Xả bỏ tất-cả mọi “thế-gian pháp” (8 pháp) như là : – lợi, suy, hủy, dự, xưng, , khổ, lạc,… trong tất cả ba cõi).

 7/- Dục vô diệt.

(Sự DỤC (ham muốn) hộ-trì và độ tận chúng-sanh không bao giờ thối-thất – (vì thế cho nên chứng được pháp “Kim cang tràng tổng-trì phương tiện”).

8/- Tinh-tấn vô diệt.

(Sự tinh-tấn của Phật đối với sự “độ sanh” và các “pháp lành” không bao giờ “biết chán đủ” cả.

Nghĩa là tinh-tấn :

 – Cung-kính, phụng thờ bậc thiện tri thức không nhàm đủ (vô diệt). 

Cúng dường chư Phật không nhàm đủ (vô diệt).

Độ vô-lượng chúng-sanh không nhàm đủ (vô diệt).

 ……………….

Do đây nên chứng được môn tam-muội tên là :

VĂN PHẬT-PHÁP TỔNG-TRÌ PHƯƠNG-TIỆN”).

9/- Niệm vô diệt (Ý-tưởng vô-diệt).

(- Tu tập “tứ niệm-xứ”, quán nội, ngoại Thân là vô thường, khổ, không, vô-ngã.

– Niệm “tam thánh đế-lý” (không, vô-tướng, vô- nguyện) vô-diệt.

– Thành-tựu “Như-Lai niệm tâm” vô-diệt).

10/- Huệ vô-diệt (Trí-huệ vô-diệt).

(Biết tất-cả những thứ “Trí-huệ” như là:

Lợi-huệ (chánh trí-huệ), vô-biên huệ, thậm-thâm huệ, giải-huệ, tịnh-huệ, bất-động huệ, vô-ngại huệ, vô-thắng huệ

– Biết rõ Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát trí huệ.

 Do đây nên chứng được VÔ-NGẠI-TRÍ”. Với TRÍ nầy, Phật biết rõ hết tất-cả các “pháp thế-gian”“xuất thế-gian”.)

11/- Giải-thoát vô-diệt.

(Làm cho tất-cả 9 giới chúng-sanh đều được giải-thoát. “Giải-thoát” như thế không có gì làm lay-động được. Vì thế cho nên chứng được môn :

“Thanh-tịnh tổng trì phương tiện”.)

12/- Giải-thoát tri-kiến vô-diệt.

(Biết rõ hết các thứ TÂM như là:

Tâm vô tham, vô sân, vô si… (chúng-sanh tâm).

 – Tâm Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát (TÂM của chư giải-thoát thánh-nhơn).

Để tùy phương-tiệnthuyết-pháp cho “họ” chứng-đạt được cứu-cánh giải-thoát – Mà giải-thoát là “VÔ DIỆT”.)

13/- Nhứt thiết thân-nghiệp “tùy trí-huệ” hành.

14/- Nhứt thiết khẩu-nghiệp “tùy trí-huệ” hành.

15/- Nhứt thiết ý-nghiệp “tùy trí-huệ” hành.

(Vì “Tùy Trí-huệ hành” như thế, cho nên Thân, Khẩu, Ý đều không gây ra nhất một sự lỗi-lầm nào. Do vậy mà các loại MA không thể nào tìm ra dịp thuận-tiện để làm hại được).

16/- Trí-huệ tri “quá-khứ thế” vô-ngại.

17/- Trí-huệ tri “hiện-tại thế” vô-ngại.

18/- Trí-huệ tri “vị-lai thế” vô-ngại.

(Trí-huệ biết suốt cả ba thời quá-khứ, hiện-tại, và vị-lai không sai lầm).

Trên đây là 18 pháp “bất cộng” của chư PHẬT.

(8)- CĂN: là ngũ căn, LỰC: là NGŨ LỰC, GIÁC: là THẤT GIÁC CHI PHẦN.

ĐẠO: là BÁT CHÁNH-ĐẠO (THÁNH)