BẢO BÁT THỦ NHÃN

 

Bảo Bát Thủ (Tay cầm cái bình bát báu):

Tay thứ sáu trong tám tay thuộc Kim Cương Bộ của Mật Pháp, là Pháp Điều Phục.

Câu thứ 42 trong Chú Đại Bi là: “Hô Lô Hô Lô Hê Lỵ” dịch nghĩa là Tác Pháp tự tại tức là Bảo Bát Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng Hô lô Hô lô Hê lỵ: Hiện tướng Tứ Tý Tôn Thiên

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 33 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn trị các bệnh khổ trong bụng thì nên cầu nơi tay Bảo Bát (Cái bát báu )”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ ba:

“Nếu người nào vì các bệnh trong bụng thì nên cầu nơi bàn tay cầm cát bát báu”

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ ba là:

Nếu người muốn trị bệnh trong bụng, có thể tu pháp Bát Báu. Nên vẽ tượng BẢO BÁT QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT ……xong hai tay để ngang rốn cầm bình bát báu, liền thành.

Tướng Ấn đó là Lý Trí (2 tay trái phải) kết Nhập Định Ấn.

Bảo Bát Quán Tự Tại Bồ Tát

3) Bảo-Bát Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn trị các thứ bịnh trong bụng, nên cầu nơi Tay cầm Bát-Báu.”

Thần-chú rằng: Hô Lô Hô Lô Hê Lỵ (Rị)[42]

𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖫𑖿𑖨𑖱
HULU  HULU  ŚRĪ

HULU (nhanh chóng) ŚRĪ (Cát tường)

HULU  HULU  ŚRĪ: Nhanh chóng làm pháp Cát Tường tự tại

Hô Lô Hô Lô Hê Lỵ”: Câu Chú này cũng là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “tác pháp vô niệm”. Còn gọi là “tác pháp tự tại”. Ở trên là tác pháp như ý, đây là tác pháp vô niệm. Như ý thì vẫn còn có một ý niệm; bây giờ vô niệm thì dù một niệm cũng chẳng có, tác pháp thì chẳng có bất cứ một niệm gì. Còn một niệm thì còn vọng tưởng, bạn chẳng còn niệm thì chẳng còn vọng tưởng; chẳng còn vọng tưởng cho nên tác pháp tự tại, biến thành Quán Tự Tại.

Câu Chú này là “Bảo Bát Thủ”, là Thủ Nhãn thứ ba trong 42 Thủ Nhãn. Bảo Bát Thủ có công năng gì? Hay giải trừ tất cả bệnh đau của chúng sinh. Giống như bây giờ một số người xuất gia rất tin Chú Ðại Bi, bèn gia trì ‘nước Chú Ðại Bi’. Nếu ai có bệnh thì gia trì một ly ‘nước đại bi’ cho họ uống. Uống vào có khi bệnh khỏi, có khi bệnh không khỏi, đó là xem nhân duyên của bạn. Nhân duyên của bạn uống ‘nước Chú Ðại Bi’ khỏi bệnh thì bạn sinh niềm tin, tin Bồ Tát Quán Thế Âm; có khi bệnh không khỏi thì bạn chẳng tin, chẳng tin Bồ Tát Quán Thế Âm.

Kỳ thật, có khi cũng không khỏi, có khi mau khỏi, đó là xem nhân duyên của bạn với bệnh nhân. Nếu bạn và y có duyên thì y uống ‘nước đại bi’ của bạn sẽ khỏi bệnh; nếu chẳng có duyên mà uống ‘nước đại bi’ thì y cũng chẳng có niềm tin, bệnh cũng chẳng khỏi. Nói tóm lại, có đủ thứ nhân duyên mới có thể giúp thành pháp duyên này. Nếu bạn có sự tu hành thì đối phương mới có tâm thành. Song bạn có sự tu hành mà đối phương chẳng thành tâm uống ‘nước đại bi’, hoặc là không khỏi bệnh. Hoặc bạn chẳng có sự tu hành mà đối phương có tâm thành, uống ‘nước đại bi’ thì cũng sẽ khỏi bệnh. Ở đây có đủ thứ quan hệ, có khi người này nghiệp chướng nặng, và ‘nước đại bi’ của bạn không có công lực lớn mấy, cho nên y uống vào thì bệnh cũng chẳng hết. Có khi người đó nghiệp chướng nhẹ, và ‘nước đại bi’ của bạn rất có công phu. Gì gọi là có công phu ? Tức là bạn luôn luôn trì Chú Ðại Bi thì có một sức lực cảm ứng đạo giao, cho nên bệnh của người đó được lành. Do đó, bất cứ việc gì cũng đều có đủ thứ nhân duyên ở trong đó để hỗ trợ, có đủ thứ trợ duyên mới thành tựu. Bạn đừng cho rằng tôi tu “Bảo Bát Thủ”, tôi gia trì ‘nước đại bi’, sao chẳng có chút công hiệu nào ? Phải chăng ‘nước đại bi’ chẳng có công hiệu, là vì công phu của bạn không đủ, cho nên công hiệu cũng giảm bớt.

Vì vậy, có những kẻ ngoại đạo cũng dùng ‘nước đại bi’ cho bệnh nhân uống, rất linh nghiệm, rất có công lực. Tại sao? Vì có những kẻ ngoại đạo có thiên ma đến trợ giúp họ. Thiên ma trợ giúp người tu hành đó khiến cho một số người tin họ thì họ dễ dàng dẫn những người đó đi vào trong thiên ma ngoại đạo. Cho nên cùng tu một pháp môn mà có nhiều sự việc khác nhau.

Chúng ta muốn dùng “nước đại bi” để cho bệnh nhân uống, đó cũng là một trong những hạnh của Bồ Tát đạo, song bạn phải hành Bồ Tát đạo, trước hết tu Bồ Tát hạnh. Bạn phải tồn tâm chẳng có tướng người, tướng ta, tướng thọ mạng, tướng chúng sinh.

Bạn đừng cho rằng: Tôi hay trị lành bệnh cho mọi người, tôi niệm Chú Ðại Bi rất có cảm ứng. Ðừng có tâm niệm như thế, tại sao ? Vì bạn có tâm niệm như vậy là có sở chấp trước, có chấp trước thì có ma chướng. Nếu bạn chẳng có tâm niệm như thế thì vẫn có ma chướng. Vì một số người có mao bệnh hoặc là nghiệp, hoặc là ma. Nếu bị nghiệp chướng mà bạn chữa khỏi thì chẳng có vấn đề gì, nếu họ bệnh về ma chướng, có ma mà bạn nghĩ muốn cho họ hết bệnh, thì con ma sẽ nghĩ muốn tìm bạn để đấu tranh. Nếu đạo lực của bạn không đủ thì sẽ nhập vào cảnh giới ma vương. Dù bạn có đạo lực cũng sẽ kết oán với con ma đó. Kết oán thì con ma sẽ muốn tìm cơ hội để đấu tranh với bạn. Trong quá khứ, tôi rất thích trị bệnh cho người, ai có bệnh thì tôi nhất định nghĩ cách trị cho khỏi, song về sau tôi gặp ma chướng rất lớn.

Tôi đã từng nói qua, lúc tôi ở tại Ðông Bắc bên Trung Quốc thì quái vật ở trong nước muốn dùng nước giết chết tôi, song chẳng giết chết tôi được, chúng giết chết khoảng năm sáu chục người, nhà cửa bị sập đổ khoảng tám chín trăm căn nhà. Về sau khi tôi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, đi bằng đường biển thì quái vật ở trong biển lại muốn làm lật thuyền của tôi đi, cho nên cũng sém làm mồi cho cá. Từ đó về sau, tôi đến nội địa rất ít chữa bệnh cho người.

Việc chữa bệnh rất dễ kết oán, lại rất dễ kết duyên. Nếu bạn chữa bệnh cho người khỏi hẳn thì người đó sẽ biến phương pháp để cúng dường bạn, hoặc là cho bạn ăn vật ngon, hoặc là cho bạn đồ tốt, hoặc là cúng dường chút tiền cho bạn. Ðó cũng rất dễ hóa duyên, song cũng rất dễ kết oán, cho nên vấn đề nầy cũng có tốt cũng có xấu. Nếu bạn chẳng còn tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, bốn tướng thì có thể làm. Nếu bốn tướng chưa phá được thì rất dễ bị ma chướng. Muốn kết duyên chữa bệnh cho người nên có đủ thứ quan hệ như thế.

Kệ:

Tứ tí tôn thiên hiện thần uy
Nhất thiết tà ma vọng phong hồi
Quy y tam bảo quan tự tại
Tích công lủy hành thiện đức bồi

Dịch:

Vẻ hiên ngang thần bốn tay hiển thị
Khiến tà ma ngưỡng mộ dáng uy phong
Nguyện quy y tam bảo, quán sát thong dong
Công tích lủy, đức vun bồi thiện hạnh.

 

Chơn-ngôn rằng: Án– chỉ rị chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra.

𑖌𑖼_ 𑖎𑖰𑖩𑖰 𑖎𑖰𑖩𑖰 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ KILI KILI VAJRA HŪṂ PHAṬ

OṂ (Nhiếp triệu) KILI (giết chết Nội Bệnh) KILI (giết chết Nghiệp Bệnh) VAJRA (Kim Cương ) HŪṂ (khủng bố) PHAṬ (phá bại )

Bình Bát (Patra) là vật tròn trịa dùng chứa thực phẩm. Các vị Khất Sĩ thường ôm Bình Bát đi xin thức ăn để trừ đói bụng. Riêng cái Bát Báu của chư Phật ba đời có hình tròn trịa, biểu thị cho nghĩa KHÔNG (Śùnya:Trống rỗng) tức là sự vô ngại, Bát chứa đầy thực phẩm biểu thị cho nghĩa “Bình phục hay che ngăn mọi bệnh”. Do uy đức này mà Đức Phật Thích Ca thường đem cơm trong Bát của mình để trị các bệnh trong bụng cho chúng Tỳ Kheo.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản Nguyện Từ Bi cầm giữ cái Bát Báu của chư Phật ba đời, bỏ các thực phẩm thuỐc men vi diệu vào Bát để ban phát cho chúng sanh nhằm chữa trị các bệnh trong thân tâm của họ.

BỆNH có 2 loại là: Nội Bệnh và Ngoại Bệnh

1. NỘI BỆNH: Là nghiệp bệnh thường nói là các bệnh trong bụng, bệnh nóng lạnh của thân tâm, bệnh vì bốn đại tăng giảm.

Phàm nóng bức trong bệnh tức là nghiệp tà của đời trước phát khởi cho nên dùng CHÍNH  trị TÀ nghĩa là dùng Bát Báu mà chữa trị.

Nếu cho nước, thức ăn, hương liệu, thuốc men …vào trong cái Bát đặt trước Bản Tôn, tụng Chú 108 biến. Sau đó ăn uống vào thì trừ được các bệnh trong bụng và sống lâu … Ngoài ra còn trừ được Tâm bệnh.

2. NGOẠI BỆNH: Là các bệnh do  Quỷ ác, Vọng Lượng … gây ra nên dùng  tay cầm nhành Dương Liễu chữa trị.

Kệ tụng:

Bát vạn tứ thiên bệnh ma triền
Bảo bát cam lộ khả ly thuyên
Bồ đề tát đỏa tự tại quán
Từ bi phổ độ hóa hữu duyên.

[Tám mươi bốn ngàn bệnh ác “MA” lâm thân,
Nước “Cam-lộ” trong BÌNH  “Bảo-bát” có khả năng tiêu trừ tất cả.
Quán-Tự-Tại Bồ-tát Ma-ha-tát,
Từ bi cứu độ người có duyên.]

Trong luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội có thuyết minh về Thập Bất Cầu Hạnh, nghĩa là mười hạnh không cầu, để phá mười điều chướng ngại lớn. Mười điều chướng ngại này gồm nhiếp tất cả chướng ngại. Cho nên nếu nắm vững mười hạnh không cầu đây, thì tất cả chướng ngại đều phải tiêu tan.

Mười hạnh ấy là:

1. Lấy bịnh khổ làm thuốc hay.

2. Lấy hoạn nạn làm giải thoát.

3. Lấy chướng ngại làm tiêu dao.

4. Lấy các ma làm bạn pháp.

5. Lấy việc khó làm an vui.

6. Lấy bạn xấu làm giúp đỡ.

7. Lấy kẻ nghịch làm vườn hoa.

8. Lấy sự quên việc thi ân như quên bỏ chiếc dép rách.

9. Lấy thanh đạm làm giàu sang.

10. Lấy sự oan ức làm duyên tiến đạo.

Tóm lại, nếu QUÝ-VỊ thường trì BẢO-BÁT THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì sẽ vượt qua tất cả BỊNH TẬT CHƯỚNG DUYÊN, mà còn lấy những CHƯỚNG DUYÊN làm duyên TIẾN ĐẠO.

Kệ tụng Việt dịch:

Ma bệnh buộc ràng tám vạn tư
Bát vàng sương ngọc tịnh tâm hư
Tự tại Quán Âm Bồ Tát hạnh
Duyên lành nhiếp thụ đại tâm từ.

 

Bảo-Bát Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba

Hô Lô Hô Lô Hê Lỵ [42]
𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖫𑖿𑖨𑖱
HULU  HULU  ŚRĪ

Án– chỉ rị chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra.
𑖌𑖼_ 𑖎𑖰𑖩𑖰 𑖎𑖰𑖩𑖰 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ KILI KILI VAJRA HŪṂ PHAṬ