NHƯ Ý CHÂU THỦ NHÃN
Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp (Tay cầm viên ngọc Như Ý):
Tay thứ nhất trong tám tay thuộc Ma Ni Bộ của Mật Pháp, là Pháp Tăng Ích.
Câu thứ 25 trong Chú Đại Bi là: “Ma ra ma ra” dịch nghĩa là trong ngoài không dơ bẩn, tức là Như Ý Châu Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 31 trong Kinh Văn:
“Nếu muốn cầu giàu có, mọi loại trân bảo vật dụng thì nên cầu nơi tay Như Ý Bảo Châu”
Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ nhất:
“Nếu người nào vì sự giàu có, mọi thứ trân bảo, vật dụng cần thiết thì nên cầu nơi bàn tay cầm viên ngọc Như Ý”.
Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ nhất là:
Nếu muốn được tài bảo giàu có, nên tu Pháp MA NI……. Nay DỮ NGUYỆN QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT, tay trái đặt ngang trái tim cầm Ma Ni, hình trạng trái châu màu lưu ly, ánh sáng vàng và phát ra ánh lửa. Tay phải kết Dữ Nguyện khế, co cánh tay hướng lên trên . Vẽ tượng như vậy xong, đặt ở nơi thanh tĩnh, lễ bái, cúng dường, tác pháp niệm tụng.
Tướng Ấn đó là: hai tay buộc chặt, Tiến Lực (2 ngón trỏ) làm hình Ma Ni, Thiền Trí (2 ngón cái) kèm duỗi đứng, liền thành tựu.
1) Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Kinh nói rằng: “Nếu Chúng-sanh nào muốn được giàu lớn, có nhiều thứ châu báu đồ dùng, nên cầu nơi Tay cầm Châu-Như-Ý.”
Thần-chú rằng: Ma Ra Ma Ra [25]
𑖦𑖯𑖩 𑖦𑖯𑖩
MĀLA MĀLA
MĀLA (Chuỗi Anh lạc, tràng hoa biểu thị cho sự gom chứa pháp lành)
MĀLA MĀLA: Tăng trưởng Thiện Pháp Như Ý cho ta và người
“Ma Ra Ma Ra” là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “tăng trưởng”, cũng gọi là “như ý”, cũng gọi là “tùy ý”. Tăng trưởng cái gì ? Tăng trưởng phước huệ. Như ý về cái gì ? Tức là tùy tâm như ý, cát tường như ý.
Cho nên Thủ Nhãn này là Thủ Nhãn Châu Như Ý. Nếu bạn muốn phát tài thì bạn hãy tu Thủ Nhãn này. Nếu tu Thủ Nhãn này thành công rồi thì bạn muốn dùng gì cũng có, chẳng còn lo nghèo khổ nữa, luôn luôn đều giàu có. Trí huệ của bạn vô lượng vô biên, phước báu của bạn cũng vô lượng vô biên. Cho nên tăng trưởng phước huệ, cát tường như ý, tùy tâm như ý, bạn thấy nhiều sự diệu dụng vô cùng! Do đó trong 42 Thủ Nhãn thì Châu Như Ý liệt vào Thủ Nhãn hạng nhất; bảo châu như ý diệu không thể tả.
Kệ:
Hỗ tương miễn lệ hỗ tinh tiến
Đồng tu thiện pháp tục tâm ấn
Tha nhật thành tựu bồ đề quả
Long Hoa hội thượng khánh hoan hân
Dịch:
Lại khuyến nhủ lẫn nhau cùng tinh tấn
Dấu ấn chân tâm cầu được kế thừa
Có một ngày thành tựu quả Phật thừa
Long Hoa hội lòng an vui hớn hỡ.
***
Chơn-ngôn rằng: Án– phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.
𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖢𑖝𑖿𑖨 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ VAJRA-PATRA HŪṂ PHAṬ
OṂ (Quy mệnh) VAJRA PATRA (Kim Cương Bát hay Kim Cương Tản) HŪṂ (thành tựu) PHAṬ (phá bại)
* [Bản khác ghi là OṂ VAJRA VATARA (Kim Cương Bình) HŪṂ PHAṬ ]
Ngọc Như Ý (Cintāmani) hay Ma Ni Châu là một trong bảy báu của Chuyển Luân Thánh Vương, đường kính lớn nhất là 1 thước 6 (thước Tàu) có hào quang tròn ẩn màu lưu ly tỏa ra ánh lửa màu vàng, ngày đêm thường chiếu xa 16 dặm. Nếu dùng lụa ngũ sắc quấn quanh viên ngọc đó thì trên đầu viên ngọc sẽ tuôn ra vô lượng tài bảo.
Đại Luận Kinh ghi: “Như Ý Châu được sanh ra từ Xá Lợi Phật, một khi Pháp chấm dứt thì các Xá Lợi của Phật đều biến thành Như Ý Châu” .
Hoa Nghiêm ghi: “Tâm Bồ Đề giống như Ngọc Như Ý hay chu cấp cho người nghèo khó”
Bồ Tát Quán Thế Âm dùng bản nguyện Từ Bi cầm trái Như Ý Châu nhằm giúp cho chúng sanh nghèo khó được đầy đủ tài thực và sau đó thực chứng được Tâm Bồ Đề .
Nếu muốn tu Pháp này, Hành Giả làm hình Ma Ni Châu đặt trước Bản Tôn làm Ấn Tướng, trì Trai tụng Chú. Sau 3 ngày, 7 ngày thì sẽ được tất cả tài thực. Vì tự Hành Nghiệp phải tương hợp với tay Bản Tôn thì mới có thể tuôn mưa báu được, cho nên người không có Từ Bi lại hay keo kiệt gian xảo thì không thể thành tựu Pháp này.
Kệ tụng:
Thanh hương bảo đỉnh hóa tam thiên
Như ý kim ngao du cửu uyên
Thiện Tài Long Nữ tiếu huyên huyên
Phật giáo diệu pháp nhữ yếu tham.
[Hương thanh tịnh từ LƯ-HƯƠNG tỏ ra ba ngàn đại thiên thế giới.
Con rùa vàng mong muốn bơi qua chín vực thẳm.
Thiện Tài, Long Nữ cười ha ha!
Mau lên tham cứu diệu pháp Môn.]
Vì vạn pháp DUY TÂM sở hiện, duy thức sở biến, nên hễ Tâm tưởng đến đâu, thì hương thanh tịnh đến đó.
Nếu QUÝ-VỊ chỉ tu phước báo mong được giàu sang ở cõi NHÂN, THIÊN, mà muốn NGỘ, NHẬP PHẬT TRI KIẾN, thì cũng như con RÙA mong muốn bơi qua CHÍN VỰC THẲM ( 9 PHÁP GIỚI từ ĐỊA NGỤC…cho đến BỒ-TÁT ĐẲNG GIÁC). Cho nên, THIỆN TÀI, LONG NỮ mới cười ha ha! Tại vì sao?
Vì chúng ta đêm cái NHÂN SANH DIỆT, mà cầu cái QUẢ BẤT SANH BẤT DIỆT của PHẬT, thì là việc không thể được NHƯ NẤU CÁT MÀ MUỐN THÀNH CƠM vậy.
Cho nên, THIỆN-TÀI, LONG-NỮ mới khuyên chúng ta mau lên tham cứu diệu pháp THÀNH PHẬT, đừng mong cầu phước báo NHÂN THIÊN nữa.
Cũng như TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT trong KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT vậy.
KINH VĂN:
Lúc bấy giờ, trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương-Xá, từng quy y Tam-Bảo và thọ trì năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội. Vị Trưởng-Giả này từ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp quá khứ, từng gần gũi thừa sự cúng dường vô lượng vô biên muôn ức hằng hà sa đức Phật, y theo Chánh pháp tu hành. Hiện tại làm thân cư sĩ, vợ con đông nhiều, nhà cửa nguy nga, kho đụn đầy rẫy. Tuy ở giữa cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng tâm trí giải thoát.
Tuy hưởng dụng ngũ dục thế gian, nhưng vẫn hoài bão đại nguyện độ sanh của chư Đại Bồ-Tát. Tuy ở trong chốn bùn lầy dơ bẩn mà vẫn sẵn sàng xả ly thân mạng tài sản, quyến thuộc để gieo trồng hạt giống Bồ-Đề. Tuy ở trong căn nhà lửa chập chùng hiểm nạn, mà vẫn thực hành Tuệ-giác Vô-lậu, hết lòng thương tưởng chúng sanh như con một, thể hiện Pháp thí oán, thân bình đẳng.
(Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật HT THIỀN-TÂM dịch ra VIỆT-VĂN)
Tóm lại, nếu QÚY-VỊ thường trì “NHƯ-Ý-CHÂU THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì tất cả sự mong cầu ĐIỀU ĐƯỢC NHƯ-Ý muốn của QÚY-VỊ, tuy được giàu sang phú qúi, nhưng vẫn sẵn sàng XẢ-LY tất cả, để tham cứu DIỆU PHÁP THÀNH PHẬT như TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT vậy.
Kệ tụng Việt dịch:
Đỉnh hương nhập diệu khắp ba ngàn
Rùa ngọc chín tầng như ý chơi.
Cầu học Phật môn vô thượng pháp
Huyên thuyên Long Nữ Thiện Tài cười.
Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Nhứt
Ma Ra Ma Ra [25]
𑖦𑖯𑖩 𑖦𑖯𑖩
MĀLA MĀLA
Án– phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.
𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖢𑖝𑖿𑖨 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ VAJRA-PATRA HŪṂ PHAṬ
Xin hoan hỷ giảng giúp con là “Thần chú” và “Chơn ngôn” khác nhau như thế nào ạ?
Con thấy một số bài về 42 thủ nhãn ấn pháp thường chỉ ghi “chơn ngôn” ở mỗi thủ nhãn thôi mà không ghi “Thần chú”. Vậy khi hành trì thì mình đọc “Thần chú” xong đến “Chơn ngôn” ạ.
Con xin cảm ơn ạ!
Thần chú là nguyên câu văn, còn chân ngôn là câu mật ngữ ngắn gọn tóm tắt lại, hiệu triệu cũng như phát huy của bộ thần chú.
Dạ lúc tập, đọc tiếng việt cũng được ạ?
Nên thực hành bằng tiếng Việt.