THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 35

PHÁP TRÁNH SỰ THỨ TÁM

Phật tại thành Vương xá, lúc đó các Tỳ kheo cùng các Tỳ kheo khác tranh cải nhau với những lời thô ác, các Thức-xoa-ma-na cùng các Thức-xoa-ma-na khác tranh cải nhau với những lời thô ác, các Sa di cùng các Sa di khác tranh cải nhau với những lời thô ác, các Sa-dini cùng các Sa-di-ni khác tranh cải nhau với những lời thô ác. Tỳ kheo Ca-lưu-đà-di sau khi cùng Tỳ kheo khác tranh cải nhau với những lời thô ác, lại tùy thuận trợ giúp các Tỳ kheo ni. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại cùng Tỳ kheo khác tranh cải nhau với những lời thô ác rồi tùy thuận trợ giúp Tỳ kheo ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Có bốn loại tránh sự: Một là việc đấu tranh, hai là việc không căn cứ, Ba là việc phạm tội, bốn là việc thường đã làm (thường sở hành)”.

Việc đấu tranh là như các Tỳ kheo cùng Tỳ kheo khác tranh cải nhau với những lời thô ác, nói là pháp hay là phi pháp, là thiện hay là bất thiện. Trong đây tranh cải nhau, trợ giúp nhau có sai khác.

Việc không căn cứ là như có Tỳ kheo nêu ra tội phạm của-Tỳ kheo khác hoặc là tội Hữu tàn có làm, hoặc tội Hữu tàn không làm, hoặc tội Hữu tàn làm và không làm, hoặc tội Vô tàn có làm, hoặc tội Vô tàn không làm, hoặc tội Vô tàn làm và không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn có làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn làm và không làm. Trong đây tôi phạm nêu ra đếu là không có căn cứ nên cùng nhau tranh cải không dứt.

Việc phạm tội là bao gồm năm loại tội phạm Ba-la-di, Tăng-giàbà-thi-sa, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la hoặc là phạm, hoặc là nhiễm ô, hoặc là không sám hối.

Việc thường đã làm là những việc mà Tăng thường đã làm như Đơn-bạch-yết-ma, Bạch-nhị-yết-ma, Bạch-tứ-yết-ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười bốn hạng người…

Việc đấu tranh lấy gì làm cội gốc? Có mười bốn nhân duyên phá Tăng và sáu căn cứ của việc đấu tranh.

Việc không căn cứ lấy gì làm cội gốc? Có căn cứ thấy, nghe và nghi. Như Tỳ kheo cùng Tỳ kheo khác tranh cải nhau, từ thân tạo tội rồi bảo người khác nói Tỳ kheo đó phạm hoặc là tội Hữu tàn có làm, hoặc tội Hữu tàn không làm, hoặc tội Hữu tàn làm và không làm, hoặc tội Vô tàn có làm, hoặc tội Vô tàn không làm, hoặc tội Vô tàn làm và không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn có làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn làm và không làm. Tất cả tội trên nêu ra có sai khác đều là cội gốc của việc không căn cứ. Như Tỳ kheo từ khẩu hay ý tạo tội rồi bảo người khác nói Tỳ kheo đó phạm hoặc là tội Hữu tàn có làm, hoặc tội Hữu tàn không làm, hoặc tội Hữu tàn làm và không làm, hoặc tội Vô tàn có làm, hoặc tội Vô tàn không làm, hoặc tội Vô tàn làm và không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn có làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn làm và không làm. Tất cả tội trên nêu ra có sai khác đều là cội gốc của việc không căn cứ.

Việc phạm tội lấy gì làm cội gốc và từ đâu sanh khởi? Từ năm loại tội phạm mà sanh khởi và lấy năm loại tội phạm này làm cội gốc: Một là loại phạm tội do thân làm, không phải do khẩu và tâm làm; hai là loại phạm tội do khẩu làm, không phải do thân và tâm làm; Ba là loại phạm tội do thân và tâm làm, không phải do khẩu làm; bốn là loại phạm tội do khẩu và tâm làm, không phải thân làm; năm là loại phạm tội do cả thân, khẩu và tâm làm, không chỉ do tâm phạm. Từ năm loại phạm tội trên mà việc phạm tội sanh khởi.

Việc thường đã làm lấy gì làm cội gốc và từ đâu sanh khởi ?: Từ những việc mà Tăng thường đã làm mà sanh khởi và lấy Tăng làm cội gốc.

Loại việc đấu tranh có sáu câu:

– Một là đấu tranh đã có đều gọi là việc đấu tranh.

– Hai là có việc đấu tranh cũng gọi là đấu tranh.

– Ba là có đấu tranh không phải là việc đấu tranh.

– Bốn là có việc đấu tranh không phải là đấu tranh.

– Năm là có đấu tranh cũng là việc đấu tranh.

– Sáu là không phải là đấu tranh cũng không phải là việc đấu tranh

Loại có đấu tranh không phải là việc đấu tranh thứ ba nghĩa là như các Tỳ kheo nói chuyện với nhau chưa thành việc đấu tranh.

Loại có việc đấu tranh không phải là đấu tranh thứ tư tức là ba loại tránh sự.

Loại có đấu tranh cũng là việc đấu tranh thứ nh nghĩa là như các Tỳ kheo nói chuyện với nhau cũng thành việc đấu tranh. Loại không phải đấu tranh cũng không phải là việc đấu tranh là trừ ba trường hợp trên.

Loại việc không căn cứ có sáu câu:

– Một là Không căn cứ đã có đều gọi là việc không căn cứ.

– Hai là có việc không căn cứ cũng gọi là Không căn cứ.

– Ba là có Không căn cứ không phải là việc không căn cứ.

– Bốn là có việc không căn cứ không phải là Không căn cứ.

– Năm là Không căn cứ cũng là việc không căn cứ.

– Sáu là không phải là Không căn cứ cũng không phải là việc không căn cứ.

Loại Không căn cứ không phải là việc không căn cứ thứ ba nghĩa là chỉ nói tội không có căn cứ của người khác, chưa khởi việc không căn cứ.

Loại có việc không căn cứ không phải là Không căn cứ thứ tư tức là ba loại tránh sự.

Loại Không căn cứ cũng là việc không căn cứ thứ nhất: Như có Tỳ kheo không căn cứ cử tội người khác, cũng khởi việc không căn cứ.

Loại không phải là Không căn cứ cũng không phải là việc không căn cứ thứ sáu là trừ ba trường hợp trên.

Loại việc phạm tội có sáu câu:

– Một là phạm tội đã có đều gọi là việc phạm tội.

– Hai là có việc phạm tội cũng gọi là phạm tội.

– Ba là có phạm tội không phải là việc phạm tội.

– Bốn là có việc phạm tội không phải là phạm tội.

– Năm là có phạm tội cũng là việc phạm tội.

– Sáu là có không phải phạm tội cũng không phải là việc phạm tội.

Loại có phạm tội không phải là việc phạm tội thứ ba: Đã gọi là phạm tội.

Loại có việc phạm tội không phải là phạm tội thứ tư tức là ba loại tránh sự.

Loại có phạm tội cũng là việc phạm tội thứ nhất: Đã gọi là phạm tội cũng gọi là việc phạm tội.

Loại không phải là phạm tội cũng không phải là việc phạm tội thứ sáu là trừ ba trường hợp trên.

Loại Thường sở hành có sáu câu:

– Một là Thường sở hành đã có đều gọi là việc thường sở hành.

– Hai là có việc Thường sở hành cũng gọi là Thường sở hành.

– Ba là có Thường sở hành không phải là việc Thường sở hành.

– Bốn là có việc Thường sở hành không phải là Thường sở hành.

– Năm là có Thường sở hành cũng là việc Thường sở hành.

– Sáu là không phải là Thường sở hành cũng không phải là việc thường sở hành.

Loại có Thường sở hành không phải là việc Thường sở hành thứ ba: Đã gọi là làm.

Loại có việc Thường sở hành không phải là Thường sở hành tức là ba loại tránh sự.

Loại có Thường sở hành cũng là việc Thường sở hành: Việc thường đã làm.

Loại không phải là Thường sở hành cũng không phải là việc Thường sở hành là trừ ba trường hợp trên.

Việc đấu tranh là thiện hay bất thiện hay vô ký. Thiện nghĩa là các Tỳ kheo tranh cải nhau với tâm thiện để biết là pháp hay là phi pháp, là luật hay là phi luật. Bất thiện nghĩa là các Tỳ kheo tranh cải nhau với tâm bất thiện để biết là pháp hay là phi pháp, là luật hay là phi luật. Vô ký nghĩa là các Tỳ kheo tranh cải nhau không phải với tâm thiện, cũng không phải với tâm bất thiện để biết là pháp hay là phi pháp, là luật hay là phi luật.

Việc không căn cứ là thiện hay bất thiện hay vô ký. Thiện là các Tỳ kheo tranh cải nhau với tâm thiện để cử tội người khác hoặc là tội Hữu tàn có làm, hoặc tội Hữu tàn không làm, hoặc tội Hữu tàn làm và không làm, hoặc tội Vô tàn có làm, hoặc tội Vô tàn không làm, hoặc tội Vô tàn làm và không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn có làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn làm và không làm. Bất thiện là các Tỳ kheo tranh cải nhau với tâm bất thiện để cử tội người khác hoặc là tội Hữu tàn có làm, hoặc tội Hữu tàn không làm, hoặc tội Hữu tàn làm và không làm, hoặc tội Vô tàn có làm, hoặc tội Vô tàn không làm, hoặc tội Vô tàn làm và không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn có làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn làm và không làm. Vô ký là các Tỳ kheo tranh cải nhau không phải với tâm thiện, cũng không phải với tâm bất thiện để cử tội người khác hoặc là tội Hữu tàn có làm, hoặc tội Hữu tàn không làm, hoặc tội Hữu tàn làm và không làm, hoặc tội Vô tàn có làm, hoặc tội Vô tàn không làm, hoặc tội Vô tàn làm và không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn có làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn không làm, hoặc cả hai tội Hữu tàn và Vô tàn làm và không làm.

Việc phạm tội là bất thiện hay vô ký. Bất thiện là như các Tỳ kheo biết Phật đã kết giới mà vẫn cố phạm. Vô ký là không cố ý phạm những giới Phật đã chế.

Việc thường sở hành là thiện hay bất thiện hay vô ký. Thiện là các Tỳ kheo với tâm thiện làm những việc mà Tăng thường đã làm như Đơn-bạch-yết-ma, Bạch-nhị-yết-ma, Bạch-tứ-yết-ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười bốn hạng người… Bất thiện là các Tỳ kheo với tâm bất thiện làm những việc mà Tăng thường đã làm như Đơn-bạch-yết-ma, Bạchnhị-yết-ma, Bạch-tứ-yết-ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười bốn hạng người… Vô ký là các Tỳ kheo không với tâm thiện, cũng không với tâm bất thiện mà làm những việc Tăng thường đã làm như Đơn-bạch-yếtma, Bạch-nhị-yết-ma, Bạch-tứ-yết-ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười bốn hạng người…

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, việc đấu tranh nên dùng mấy loại Tỳ-ni để diệt tránh?”, Phật nói: “Nên dùng hai loại Tỳ-ni để diệt tránh, đó là Hiện tiền Tỳ-ni và Đa mích Tỳ-ni”, lại hỏi: “Việc không căn cứ nên dùng mấy loại Tỳ-ni để diệt tránh?”, Phật nói: “Nên dùng bốn loại Tỳ-ni để diệt tránh, đó là Hiện tiền Tỳ-ni và Ức niệm Tỳ-ni; Hiện tiền Tỳ-ni và Bất si Tỳ-ni; Hiện tiền Tỳ-ni và Thật mích Tỳ-ni”, lại hỏi: “Việc phạm tội nên dùng mấy loại Tỳ-ni để diệt tránh?”, Phật nói: “Nên dùng ba loại Tỳ-ni để diệt tránh, đó là Hiện tiền Tỳ-ni và Tự ngôn Tỳ-ni; Hiện tiền Tỳ-ni và Bố thảo Tỳ-ni”, lại hỏi: “Việc thường sở hành nên dùng mấy loại Tỳ-ni để diệt tránh?”, Phật nói: “Nên dùng một loại Tỳ-ni để diệt tránh, đó là Hiện tiền Tỳ-ni”.

Việc đấu tranh tại sao lại dùng hai loại Tỳ-ni để diệt tránh?: Tùy các Tỳ kheo ở chỗ nào tranh cải với nhau, việc tranh cải này nên giao cho Tỳ kheo làm Thác lại tra xử đoán. Tỳ kheo làm Thác lại tra nhận xử đoán việc này nên như pháp như Tỳ-ni, như lời Phật dạy mà hiện tiền trừ diệt thì gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh. Sao gọi là Hiện tiền? Có hai là nhơn hiện tiền và Tỳ-ni hiện tiền. Nhơn hiện tiền là người theo trợ giúp nguyên cáo và bị cáo cùng nhóm lại một chỗ. Tỳ-ni hiện tiền là như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy mà xử đoán việc này.

Nếu Tỳ kheo làm Thác lại tra không thể như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy mà xử đoán việc này thì nên giao lại cho Tăng; Tăng nhận lại việc này nên như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy mà xử đoán việc này. Nếu Tăng có thể như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy xử đoán được việc này thì gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh.

Hiện tiền Tỳ-ni là Tăng hiện tiền, nhơn hiện tiền và Tỳ-ni hiện tiền. Tăng hiện tiền là những Tỳ kheo có mặt trong đây đều có thể cùng làm yết ma, cùng đồng tâm hòa hợp một chỗ, người thọ dục nên mang dục đến, Tỳ kheo có mặt có thể ngăn thì không ngăn. Đây gọi là Tăng hiện tiền. Nhơn hiện tiền là người theo trợ giúp nguyên cáo và bị cáo cùng nhóm lại một chỗ. Tỳ-ni hiện hiền là như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy mà xử đoán việc này. Nếu Tăng không thể như pháp… xử đoán việc này thì ở trong Tăng nên cử hai Tỳ kheo làm Ô-hồi-cưu-la rồi yết ma sai Tỳ kheo làm Ô-hồi-cưu-la xử đoán việc này. Tác pháp yết ma sai như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng hỏi: “Vị nào có thể làm Ô-hồi-cưu-la như pháp, như Tỳ-ni xử đoán việc này?”, nếu trong Tăng có người đáp là có thể thì nên xét xem người này, nếu có đủ có năm pháp: Tùy ái hành, tỳ sân hành, tùy bố hành, tùy si hành, không biết xử đoán hay không xử đoán thì không nên sai. Ngược lại nếu thành tựu có năm pháp: Không tùy ái hành, không tùy sân hành, không tùy bố hành, không tùy si hành, biết xử đoán hay không xử đoán thì nên sai. Lúc đó một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo tên ………. có thể làm Ô-hồicưu-la, như pháp như Tỳ-ni xử đoán sự việc trong Tăng. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ kheo ………. làm Ô-hồi-cưu-la có thể như pháp xử đoán sự việc trong Tăng. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng đã sai Tỳ kheo ……….

làm Ô-hồi-cưu-la xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tỳ kheo làm Ô-hồi-cưu-la này nếu là Thượng tòa, các Tỳ kheo Hạ tòa nên gởi dục cho vị này rồi mới đi xa; nếu vị này là Hạ tòa thì phải đến chỗ các Thượng tòa lấy dục để các vị này đi xa. Tỳ kheo làm Ô-hồi-cưu-la phải như pháp… xử đoán việc này, nếu có thể như pháp… xử đoán được việc này thì gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh. Hiện tiền Tỳ-ni giải thích giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo làm Ô-hồi-cưu-la thứ nhất không thể như pháp… xử đoán việc này thì nên giao lại cho Tỳ kheo làm Ô-hồi-cưu-la thứ hai, vị thứ hai này nên nhận và như pháp… xử đoán việc này. Nếu vị thứ hai ày có thể như pháp… xử đoán được việc này thì gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh. Hiện tiền Tỳ-ni giải thích giống như trên.

Nếu vị thứ hai này vẫn không thể như pháp… xử đoán việc này thì nên giao lại cho Tăng gần trú xứ, Tăng gần trú xứ nên nhận và như pháp… xử đoán việc này. Nếu Tăng gần trú xứ này có thể như pháp… xử đoán được việc này thì gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh. Hiện tiền Tỳ-ni giải thích giống như trên.

Nếu Tăng gần trú xứ này vẫn không thể như pháp… xử đoán việc này, nghe Tăng ở một trú xứ khác có đại chúng tốt, thương tòa trong chúng này biết Ba-la-đề-mộc-xoa; trong chúng tăng này lại có nhiều Tỳ kheo trì Tu-đa-la, trì Tỳ-ni, trì Ma-đa-la-già thì Tăng gần trú xứ này nên sai sứ đến chỗ Tăng trú xứ đó. Trong Tăng nên cử người đi tuyên truyền sự việc, nên ở ngoài giới với đủ túc số tăng, nhất tâm hòa hợp hỏi: “Trong đây ai có thể làm người đi tuyên truyền sự việc, từ nơi này đến Tăng trú xứ kia nói rõ sự việc, nếu giữa đường có thể xử đoán được việc này thì tốt”, nếu có người đáp là có thể thì nên xem xét người này, nếu có đủ có năm pháp kể trên thì không nên sai, ngược lại nếu thành tựu có năm pháp kể trên thì nên sai. Người được sai truyền sự này nên đến chỗ Tăng trú xứ kia nói rõ sự việc, nếu giữa đường có thể như pháp… xử đoán được việc này thì tốt, đây gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh. Nếu người truyền sự này không thể giữa đường như pháp… xử đoán thì nên đến chỗ Tăng trú xứ kia. Trong Tăng ở trú xứ kia nếu có Thượng tòa quen biết được nhiều Trưởng lão Tỳ kheo thì người truyền sự này nên kể rõ sự việc trên cho vị Thượng tòa này nghe: “Việc này khởi ra như thế như thế…, nhân duyên như thế như thế… Thác lại tra không xử đoán được, chúng tăng không xử đoán được, Ô-hồicưu-la thứ nhất không xử đoán được, Ô-hồi-cưu-la thứ hai cũng không xử đoán được nên giao lại cho Tăng, Tăng vẫn không xử đoán được, Tăng gần trú xứ cũng không xử đoán được… cho đến người truyền sự ở giữa đường cũng không xử đoán được, cuối cùng đến trong Tăng của trú xứ này. Trưởng lão có thể nhận xử đoán giúp việc này được không?”. Nếu Thượng tòa này đáp là có thể thì người truyền sự nên cùng ước hẹn, nếu không ước hẹn thì không nên giao. Ước hẹn là hẹn cho đến chín tháng. Việc tranh cải có năm điều khó xử đoán: Một là cứng nhắc, tức là cố chấp việc này; hai là thế lực mạnh, tức là nguyên cáo và bị cáo đều có thế lực mạnh; Ba là hung dữ, tức là nguyên cáo và bị cáo đều có tánh ác ưa sân hận; bốn là lan truyền qua lại, tức là sự việc này lan truyền rọng ra từ nơi này đến nơi khác; năm là nghi sợ, tức là các Tỳ kheo nghi sợ khi xử đoán xong sự việc, Tăng nhất tâm hòa hợp sẽ bị phá thành hai phe.

Trong Tăng ở trú xứ này nên cử người hành trù (phát thẻ), Tăng nhất tâm hòa hợp hỏi rằng: “Vị nào có thể làm người hành trù?”, nếu có người đáp là có thể thì nên xem xét người này, nếu có đủ có năm pháp: Tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si, không biết phát thẻ hay không phát thẻ thì không nên sai; ngược lại nếu thành tựu có năm pháp: Không tùy ái, không tùy sân, không tùy sợ, không tùy si, biết phát thẻ hay không phát thẻ thì nên sai. một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo tên ………. có thể làm người phát thẻ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ kheo ………. làm người phát thẻ. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng đã sai Tỳ kheo ……….làm người phát thẻ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tỳ kheo hành trù nên tùy theo số Tăng nhiều ít mà làm hai loại thẻ: Loại thẻ dài, trắng và loại thẻ ngắn, đen. Người nói như pháp thì lấy thẻ dài trắng, người nói phi pháp thì lấy thẻ ngắn đen; người nói như pháp thì lấy thẻ bằng tay phải và lấy từ từ, người nói phi pháp thì lấy thẻ bằng tay trái và lấy vội vàng. Tỳ kheo hành trù nên phát thẻ cho người nói như pháp trước, phát thẻ cho người nói phi pháp sau, khi phát thẻ nên nói rằng: “Đây là thẻ của người nói như pháp, đây là thẻ của người nói phi pháp”. Phát thẻ xong nếu đếm thấy thẻ của người nói như pháp nhiều hơn cho đến một thẻ thì đây gọi là dùng hai pháp Hiện tiền Tỳ-ni và Đa mích Tỳ-ni để diệt tránh. Hiện tiền Tỳ-ni giải thích giống như trên; Đa mích Tỳ-ni là xuôi ngược tìm người như pháp để diệt tránh. Nếu đếm thấy thẻ của người nói phi pháp nhiều hơn cho đến một thẻ thì đây cũng gọi là dùng hai pháp Hiện tiền Tỳ-ni và Đa mích Tỳ-ni để diệt tránh, nhưng Hiện tiền Tỳ-ni trong đây là phi pháp phi Tỳ-ni, không như lời Phật dạy mà dứt diệt.

Có bốn cách phát thẻ: Một là bí mật phát thẻ, tức là phát thẻ trong tối hay ở chỗ có vách ngăn; hai là Điên đảo phát thẻ, tức là đưa thẻ của người nói như pháp cho người nói phi pháp, hoặc đưa thẻ của người nói

phi pháp cho người nói như pháp; Ba là ước hẹn phát thẻ, tức là người phát thẻ ước hẹn với Hòa thượng, A-xà-lê hoặc đồng Hòa thượng, đồng A-xà-lê hoặc thiện tri thức đồng tâm tùy theo quốc độ, tụ lạc, nhà cửa mà ước hẹn rằng: “Chúng ta sẽ lấy thẻ như thế như thế, các vị chớ cách xa chúng tôi, chớ có riêng khác, hãy cùng nói chuyện và cùng đồng sự”; bốn là tất cả Tăng lấy thẻ, tức là tất cả Tăng họp lại một chỗ, không được lấy dục, vì sao, vì sợ có nhiều Tỳ kheo nói phi pháp.

Nếu chúng tăng này phần lớn là Thượng tòa biết Ba-la-đề-mộcxoa có thể xử đoán được việc này thì gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh. Nếu chúng tăng này phần lớn là Thượng tòa biết Ba-la-đề-mộc-xoa vẫn không thể xử đoán việc này thì nên giao lại cho người truyền sự, người truyền sự nên nhận lại việc này, nếu giữa đường có thể xử đoán được việc này thì gọi là dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh. Nếu người truyền sự này vẫn không thể xử đoán việc thì ở giữa đường nghe ở trong Tăng phường nào có ba, hai, một Tỳ kheo hoặc trì Tu-đa-la hoặc trì Tỳ-ni hoặc trì Ma-đa-la-già được bốn chúng cung kính tôn trọng, người truyền sự này nên đến trong tăng phường đó nói với Tỳ kheo đó rằng: “Đại-đức, sự việc này nhân duyên khởi lên như thế như thế, Thác lại tra không xử đoán được, chúng tăng không xử đoán được, Ô-hồi-cưu-la thứ nhất không xử đoán được, Ô-hồi-cưula thứ hai cũng không xử đoán được, Tăng cũng không xử đoán được, Tăng gần trú xứ cũng không xử đoán được… người truyền sự giữa đưỡng cũng không xử đoán được, Tỳ kheo tăng đại Thượng tòa cũng không xử đoán được… Đại-đức nay nên nhận việc này như pháp… xử đoán, nếu được thì tốt”, Tỳ kheo được bốn chúng tôn trọng này nên đáp: “Không thể hai bên cùng nói mà đều được thắng, phải có một bên thắng, một bên thua”. Nếu nói như thế thì gọi là nói như pháp, nếu không nói như thế thì gọi là nói phi pháp, các Tỳ kheo nên nói với nhau rằng: “Nếu như pháp xử đoán được việc này mà còn phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề, nếu quở trách việc này xử đoán không như pháp thì phạm Đột-kiết-la”.

Có mười cách Hành trù (phát thẻ) như pháp và mười cách Hành trù phi pháp. Mười cách Hành trù phi pháp :

– Một là không vì việc nhỏ mà phát thẻ.

– Hai là sự việc đã qua mà phát thẻ.

– Ba là không hỏi ý kiến của bậc Trưởng lão mà phát thẻ.

– Bốn là phi pháp phát thẻ.

– Năm là biệt chúng phát thẻ.

– Sáu là phi pháp biệt chúng phát thẻ.

– Bảy là dùng cách phát thẻ này muốn khiến cho có nhiều người phi pháp.

– Tám là dùng cách phát thẻ này sẽ có nhiều người phi pháp.

– Chín là dùng cách phát thẻ này muốn phá hòa hợp Tăng.

– Mười là dùng cách phát thẻ này sẽ phá hòa hợp Tăng.

Sao gọi là không vì việc nhỏ mà phát thẻ? Tức là không vì việc có thể sám hối mà phát thẻ.

Sao gọi là sự việc đã qua mà phát thẻ?: Tức là sự việc này đã trải qua từ trú xứ này đến trú xứ khác.

Sao gọi là không hỏi ý kiến bậc Trưởng lão mà phát thẻ?: Trưởng lão là chỉ cho Tỳ kheo trì kinh luật luận mà không đến hỏi ý kiến của vị ấy về thiện hay bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là không tội, thế nào là trắng, thế nào là đen, thế nào là lợi ích cho đời này, thế nào là lợi ích cho đời sau, thế nào là đạo lợi ích cho người hành trì…

Sao gọi là phi pháp phát thẻ?: Là trong cùng một giới mà ở chỗ khác phát thẻ.

Sao gọi là phi pháp biệt chúng phát thẻ? Là trong cùng một giới ở chỗ khác không như pháp phát thẻ.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này muốn khiến cho có nhiều người phi pháp?: Là Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này muốn khiến cho có nhiều người phi pháp.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này sẽ khiến cho có nhiều người phi pháp? Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này sẽ có nhiều người phi pháp.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này muốn phá hòa hợp Tăng?: Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này muốn phá hòa hợp Tăng.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này sẽ phá hòa hợp Tăng?: Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này sẽ phá hòa hợp Tăng.

Mười cách Hành trù như pháp:

Có mười cách Hành trù (phát thẻ) như pháp và mười cách Hành trù phi pháp. Mười cách Hành trù phi pháp :

– Một là vì việc nhỏ mà phát thẻ.

– Hai là sự việc chưa qua mà phát thẻ.

– Ba là hỏi ý kiến của bậc Trưởng lão rồi phát thẻ.

– Bốn là như pháp phát thẻ.

– Năm là hòa hợp chúng phát thẻ.

– Sáu là như pháp hòa hợp chúng phát thẻ.

– Bảy là dùng cách phát thẻ này muốn khiến cho có nhiều người như pháp.

– Tám là dùng cách phát thẻ này sẽ có nhiều người như pháp.

– Chín là dùng cách phát thẻ này muốn Tăng hòa hợp.

– Mười là dùng cách phát thẻ này sẽ khiến Tăng hòa hợp.

Sao gọi là vì việc nhỏ mà phát thẻ? Tức là vì việc có thể sám hối mà phát thẻ.

Sao gọi là sự việc chưa qua mà phát thẻ? Tức là sự việc này chưa trải qua từ trú xứ này đến trú xứ khác.

Sao gọi là hỏi ý kiến bậc Trưởng lão mà phát thẻ? Trưởng lão là chỉ cho Tỳ kheo trì kinh luật luận, nhiều lần đến hỏi ý kiến của vị ấy về thiện hay bất thiện, thế nào là có tội, thế nào làkhông tội, thế nào là trắng, thế nào là đen, thế nào là lợi ích cho đời này, thế nào là lợi ích cho đời sau, thế nào là đạo lợi ích cho người hành trì…

Sao gọi là như pháp phát thẻ? Là Tăng ở trong cùng một giới như pháp phát thẻ.

Sao gọi là như pháp hòa hợp chúng phát thẻ? Là Tăng ở trong cùng một giới hòa hợp như pháp phát thẻ.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này muốn khiến cho có nhiều người như pháp? Là Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này muốn khiến cho có nhiều người như pháp.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này sẽ khiến cho có nhiều người như pháp? Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này sẽ có nhiều người như pháp.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này muốn Tăng hòa hợp? Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này muốn Tăng hòa hợp.

Sao gọi là dùng cách phát thẻ này sẽ khiến Tăng hòa hợp? Tỳ kheo phát thẻ với dụng ý dùng cách phát thẻ này sẽ khiến Tăng hòa hợp.

Nếu là việc của Tăng thì nên giao cho Tăng xử đoán dứt diệt hoặc giao cho ba người, hai, một người. Tăng nên nhận việc của Tăng để xử đoán dứt diệt; ba, hai, một người cũng nên nhận việc của Tăng để xứ đoán dứt diệt. Đây gọi là dùng hai pháp Tỳ-ni để diệt tránh.

Việc không căn cứ sao lại dùng bốn pháp Tỳ-ni để diệt tránh? Hoặc dùng hai pháp Hiện tiền Tỳ-ni và Ức niệm Tỳ-ni, hoặc dùng hai pháp Hiện tiền Tỳ-ni và Bất si Tỳ-ni, hoặc dùng hai pháp Hiện tiền Tỳni và Thật mích Tỳ-ni để diệt tránh.

Sao gọi là dùng hai pháp Hiện tiền Tỳ-ni và Ức niệm Tỳ-ni để diệt tránh? Như Tỳ kheo Đà-phiêu bị Tỳ kheo ni Di-đa-la đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng, do Tăng hoặc ba, hai, một người thường bàn nói việc này nên Tỳ kheo này theo Tăng xin Ức niệm Tỳ-ni. Tăng nên cho Tỳ kheo Đà-phiêu này pháp Ức niệm Tỳ-ni, như pháp như luật, như lời Phật dạy để diệt trừ việc không căn cứ này.

Trong đây Hiện tiền Tỳ-ni là người đã cho pháp Ức niệm Tỳ-ni và Tỳ kheo được cho Ức niệm Tỳ-ni.

Sao gọi là dùng hai pháp Hiện tiền Tỳ-ni và Bất si Tỳ-ni để diệt tránh? Như Tỳ kheo Thi-việt do tâm cuồng si điên đảo mà làm nhiều việc không thanh tịnh, phi pháp, không phải đạo tùy thuận, không phải pháp Sa-môn. Người này sau khi trở lại bổn tâm, những tội đã làm trước kia do Tăng hoặc ba, hai, một người thường bàn nói việc này nên Tỳ kheo này theo Tăng xin Bất si Tỳ-ni . Tăng nên cho Tỳ kheo Thi-việt này pháp Bất si Tỳ-ni, như pháp như luật, như lời Phật dạy để diệt trừ việc không căn cứ này.

Trong đây Hiện tiền Tỳ-ni là người đã cho pháp Bất si Tỳ-ni và Tỳ kheo được cho Bất si Tỳ-ni.

Sao gọi là dùng hai pháp Hiện tiền Tỳ-ni và Thật mích Tỳ-ni để diệt tránh? Như Tỳ kheo Thích tử Tượng thủ không có hổ thẹn, phạm tội có đủ căn cứ thấy nghe nghi. Tỳ kheo này trước tự nói tôi phạm, sau lại nói là không phạm. Tăng nên cho Tỳ kheo này pháp Thật mích Tỳ-ni, như pháp như luật, như lời Phật dạy để diệt trừ việc không căn cứ này.

Trong đây Hiện tiền Tỳ-ni là người đã cho pháp Thật mích Tỳ-ni và Tỳ kheo được cho Thật mích Tỳ-ni.

Việc phạm tội sao lại dùng ba pháp Tỳ-ni để diệt tránh? Hoặc dùng Hiện tiền Tỳ-ni, hoặc dùng Hiện tiền Tỳ-ni và Tự ngôn Tỳ-ni, hoặc dùng Hiện tiền Tỳ-ni và Bố thảo Tỳ-ni để diệt tránh.

Sao gọi là dùng Hiện tiền Tỳ-ni và Tự ngôn Tỳ-ni để diệt tránh?: Như Tỳ kheo bị Tỳ kheo khác cử tội hoặc không bị cứ tội, hoặc khiến cho nhớ nghĩ, hoặc không khiến cho nhớ nghĩ mà tự nói là tôi phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì Tỳ kheo này nên theo Tăng xin yết ma Biệt trụ (cho đến xin pháp hành Ma-na-đỏa, yết ma Bổn-nhật-trị và yết ma Xuất tội). Tăng nên cho Tỳ kheo này pháp yết ma Biệt trụ (cho đến tác pháp cho các yết ma hành Ma-na-đỏa, yết ma Bổn-nhật-trị, yết ma Xuất tội), như pháp như luật, như lời Phật dạy để diệt trừ việc phạm tội này.

Trong đây hiện tiền tự ngôn là Tỳ kheo này tự nói là tôi phạm

Tăng-già-bà-thi-sa; Hiện tiền Tỳ-ni là người cho các pháp yết ma trị tội và Tỳ kheo bị trị tội như pháp hối quá, cùng hòa hợp một chỗ, như pháp như luật, như lời Phật dạy để diệt trừ việc phạm tội này.

Sao gọi là dùng Hiện tiền Tỳ-ni và Bố thảo Tỳ-ni để diệt tránh?: Như có một trú xứ, các Tỳ kheo trong đây ưa gây gổ nhau, các Tỳ kheo này nên hòa hợp lại một chỗ nói với nhau: “Các Trưởng lão, chúng ta mất mát lớn, không được gì cả, suy hao lớn không có lợi ích, là đại ác bất thiện. Chúng ta do lòng tin cầu đạo nên xuất gia trong Phật pháp, nay lại ưa gây gổ nhau; nếu chúng ta truy tìm nguồn gốc của sự việc thì trong Tăng những việc chưa khởi sẽ khởi, những việc đã khởi sẽ không thể dứt diệt”, nói rồi cùng tác bạch:

Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay dùng pháp Bố thảo Tỳ-ni để dứt diệt việc này. Bạch như vậy.

Ngay lúc đó các Tỳ kheo phân làm hai bộ, mỗi bộ nhóm lại một chỗ, trong hai bộ chúng này, nếu có vị Trưởng lão đại Thượng tòa, vị này nên nói với bộ chúng thứ nhất rằng: “Chúng ta mất mát lớn, không được gì cả, suy hao lớn không có lợi ích, là đại ác bất thiện… giống như đoạn văn trên cho đến câu việc đã khởi không thể dứt diệt được. Chúng ta nay phải tự khuất ý, những tội mà chúng ta đã làm trừ tội Thâu-langiá và tội tương ưng Bạch y, những tội khác chúng ta nên hiện tiền phát lồ sám hối không có che dấu”. Nếu trong bộ chúng này không có Tỳ kheo nào ngăn việc này thì vị Trưởng lão Thượng tòa này nên đến nói với bộ chúng thứ hai rằng: “Chúng ta mất mát lớn, không được gì cả… giống như đoạn văn trên cho đến câu trừ tội tương ưng Bạch y, những tội khác chúng ta nên tự vì mình vì người hiện tiền phát lồ sám hối không có che dấu”. Các Tỳ kheo trong bộ chúng thứ nhất nói: “Các thầy tự thấy tội không?”, đáp: “Thấy tội, như pháp sám hối không khởi lại nữa”, bộ chúng thứ hai cũng nói như thế. Đây gọi là pháp Bố thảo Tỳ-ni.

Trong đây Hiện tiền Tỳ-ni là người cho pháp Bố thảo và các Tỳ kheo được pháp Bố thảo, cùng hòa hợp một chỗ, như pháp như luật, như lời Phật dạy để diệt trừ việc phạm tội này.

Việc thường sở hành sao lại dùng một pháp Hiện tiền Tỳ-ni để diệt tránh? Những việc mà Tăng thường đã làm như Đơn-bạch-yết-ma, Bạch-nhị-yết-ma, Bạch-tứ-yết-ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười bốn hạng người… Tăng nên hòa hợp một chỗ, người tác pháp yết ma và người được yết ma đều như pháp như luật, như lời Phật dạy mà làm các Tăng sự này.