THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 59

 TỲ NI TỤNG (Tiếp Theo)

3. Giới Sát Thứ Ba (Tiếp Theo):

Có hai Tỳ-kheo là cha con du hành từ nước Kiều-tát-la đến nước Xá-vệ, khi đi đến một tụ lạc không có già lam thì trời tối, người con hỏi người cha nên ngủ đêm ở đâu, người cha đáp là ngủ đêm trong tụ lạc, người con nói: “Trong tụ lạc không có Tăng-già-lam, nếu ngủ đêm trong đó thì khác gì bạch y”, người cha nói: “Vậy chúng ta ngủ đêm ở đâu?”, người con nói là ngủ ngoài đất trống, người cha nói: “Sợ có cọp đến, nếu ta ngủ thì con không được ngủ”. Do người cha ngủ ngáy to tiếng nên cọp tìm đến và cắn vào đầu người cha, người cha la lớn rồi chết. Người con sanh nghi hối: “Cha ta vì ta mà chết, cha ta muốn ngủ đêm trong tụ lạc, nếu ta nghe lời cha thì cha ta không chết”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nên đốt lửa và la to làm cho cọp sợ mà bỏ đi”.

Nếu Tỳ-kheo có tâm sát sai bảo giết người, người kia chết thì Tỳkheo phạm Ba-la-di, nếu không chết thì phạm Thâu-lan-giá. Có một Tỳ-kheo giết chết khỉ, các Tỳ-kheo nói là phạm Ba-la-di, hỏi vì sao, đáp: “Khỉ giống như người”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Ba-dật-đề ”.

Có các Tỳ-kheo du hành từ nước Kiều-tát-la đến nước Xá-vệ, giữa đường thấy có một ngôi chùa trống không, vào bên trong xem xét thì thấy có đầy đủ những vật cần dùng của tỳ-kheo liền nói với nhau: “Vì sao chúng ta không ở trong đây an cư”, đáp là tùy ý. Các Tỳ-kheo này khi an cư lập chế: “Chúng ta an cư ba tháng xong không tự tứ, để đến tháng tám mới tự tứ, vào tháng cuối hạ chúng ta sẽ được vật bố thí”. Vào tháng tám có giặc cướp xuất hiện, chúa giặc suy nghĩ: “Đánh cướp chỗ nào không cần dùng binh khí chiến đấu mà vẫn đánh cướp được nhiều tài vật”, nghĩ rồi liền kéo nhau tới đánh cướp trong chùa. Trong chùa này có Tỳ-kheo đã được thần thông, cũng có người trước kia vôn là đại lực sĩ hoặc vốn là người có tài thiện xạ nhưng họ nghĩ: “Chúng ta do tâm tốt xuất gia, không nên cùng giặc cướp đánh nhau”, do nghĩ như vậy nên để yên cho giặc cướp lấy hết tài vật đến nỗi tất cả đều lỏa hình. Pháp thường của chư Phật là một năm có hai kỳ đại hội vào tháng sau của cuối mùa xuân và vào tháng sau của cuối mùa hạ. Vào tháng cuối của mùa xuân, Tỳ-kheo các nơi suy nghĩ: “Phật đã dạy chúng ta nên an cư, trong ba tháng an cư tu tập sẽ được an lạc trụ”, đây là đại hội thứ nhất. Vào tháng cuối của mùa hạ, các Tỳ-kheo an cư ba tháng đã xong nghĩ rằng: “Đã lâu chúng ta không gặp Phật”, nghĩ rồi liền đắp y mang bát đi đến chỗ Thế tôn, đây là đại hội thứ hai. Lúc đó các Tỳkheo bị giặc cướp này sau khi làm lễ tự tứ xong, đi đến nước Xá-vệ yết kiến Phật, đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên, pháp thường của Phật là khi có khách Tỳ-kheo đến đều hỏi thăm có nhẫn đủ không, khất thực có dễ không, đi đường có nhọc mệt không. Lúc đó các Tỳ-kheo đều đáp là nhẫn đủ, khất thực không khó, đi đường không nhọc mệt, rồi đem việc trên bạch Phật. Phật do việc này nhóm Tỳ-kheo tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay khi có giặc kéo đến, các thầy nên tạo ra âm thanh lớn, đánh chuông, đánh trống… để khủng bố chúng”. Nghe Phật nói rồi các Tỳ-kheo thấy được lỗi của mình, năn sau cũng trở lại chỗ cũ an cư và cũng quy định giống như năm trước đến tháng tám mới tự tứ vì tháng cuối hạ sẽ được vật thí an cư. Giặc cướp cũng như trước kéo đến chùa đánh cướp, nhưng lần này các Tỳ-kheo đã chuẩn bị trước phương pháp chống giặc. Các cửa phòng đều được đóng kín và các Tỳ-kheo ở trên lầu tạo ra các âm thanh như đánh chuông trống để khủng bố giặc. Lúc đó có hai Tỳ-kheo ở trong tối ném đá ra ngoài để khủng bố, không ngờ làm cho giặc cướp chết, hai Tỳ-kheo nói với nhau: “Tôi và thầy cùng ném đá, không biết ai đã ném trúng giặc”, nói rồi sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, nhưng khi ném đá nên là là đá rớt”.

4. Giới Đại Vọng Ngữ:

Phật vì các Tỳ-kheo bên bờ sông Bà-cầu-ma nước Tỳ-da-ly kết giới đại vọng ngữ và nói là làm trước thì không phạm. Các Tỳ-kheo này suy nghĩ: “Chúng ta đã nhiều lần nói dối là được pháp hơn người, không biết lần nào là trước và không phải trước”, liền bạch Phật, Phật nói: “Trước là trước khi kết giới, tất cả thời nói đều không phạm nên nó 0 là làm trước thì không phạm”.

Có Tỳ-kheo ở trước người tưởng là phi nhân, tự nói mình được pháp hơn người, sau đó sanh nghi bạch Phật, Phật nói: “Người tưởng là người mà nói được pháp hơn người thì phạm Ba-la-di; người tưởng là phi nhân mà nói cũng phạm Ba-la-di; người mà sanh tâm nghi cũng phạm Ba-la-di. Phi nhân tưởng là phi nhân mà nói được pháp hơn người thì phạm Thâu-lan-giá; phi nhân tưởng là người mà nói cũng phạm Thâulan-giá; phi nhân mà sanh tâm nghi cũng phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo ở trước cư sĩ nói mình được pháp hơn người, cư sĩ không hiểu nên hỏi: “Đại đức nói gì?”, Tỳ-kheo nói: “Không có nói gì”, nói rồi sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”. Có người hỏi Tỳkheo: “Thầy là A-la-hán phải không, thầy nên thọ sự cúng dường trước các vị Thượng tòa phải không?”, nếu im lặng thọ thì phạm Thâu-langiá. Lại có người hỏi Tỳ-kheo: “Thầy là Bà-la-môn đã diệt trừ được pháp ác phải không?”, nếu im lặng chấp nhận thì phạm Thâu-lan-giá. Lại có người hỏi Tỳ-kheo: “Nếu thầy là A-la-hán thì đến thọ y phục, cho đến các thức ăn thức uống, thuốc thang”, nếu Tỳ-kheo im lặng chấp nhận thì phạm Thâu-lan-giá.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, cư sĩ đứng ở cửa nói: “Nếu đại đức là A-la-hán thì vào nhà tôi ngồi, thọ nước và thức ăn uống rồi chú nguyện cho tôi”, nếu Tỳ-kheo im lặng vào nhà ngồi thọ thức ăn uống, chú nguyện rồi đi thì phạm Thâu-lan-giá. Lại có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, cư sĩ đứng ở cửa nói: “Nếu thầy là A-la-hán thì vào”, Tỳ-kheo nói: “Tôi không phải là A-la-hán, nếu cho thì tôi vào”, cư sĩ cho vào thì không phạm, cho đến vào chỗ ngồi ngồi thọ thức ăn uống xong rồi chú nguyện cũng như vậy không phạm.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá, tôi có thể tự tại đi khắp nơi trong đó”, các Tỳ-kheo nói: “Đệ tử Thanh văn hiện thần thông lực đi cực xa cũng chỉ đến cõi trời Phạm thế. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì người nào nương nơi Sơ thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thần thông lực, người ấy có thể tự tại đi khắp nơi từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Tỳ-kheo nương vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng đều như vậy. Mục-liên nương vào bốn thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thần thông lực, nên có thể tự tại đi khắp nơi từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Tiếng nói của tất cả chúng sanh từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời Aca-ni-trá, tôi có thể dùng thiên nhĩ nghe được hết”, các Tỳ-kheo nói: “Đệ tử Thanh văn dùng thiên nhĩ thông, nghe cực xa cũng chỉ đến cõi trời Phạm thế. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì người nào nương nơi Sơ thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thiên nhĩ thông, người ấy có thể nghe được âm thanh của tất cả chúng sanh từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Tỳ-kheo nương vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng đều như vậy. Mục-liên nương vào bốn thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thiên nhĩ thông, có thể nghe được tất cả âm thanh của các chúng sanh từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá.

Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Những ý nghĩ của tất cả từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá, tôi có thể biết được hết”, các Tỳ-kheo nói: “Đệ tử Thanh văn được Tha tâm thông, biết cực xa cũng chỉ đến cõi trời Phạm thế. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì người nào nương nơi Sơ thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được tha tâm thông, người ấy có thể biết được ý nghĩ của tất cả chúng sanh từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Tỳ-kheo nương vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng đều như vậy. Mục-liên nương vào bốn thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được tha tâm thông, có thể tự tại biết được ý nghĩ của tất cả chúng sanh từ địa ngục Atỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Túc mạng của tất cả chúng sanh từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời Aca-ni-trá, tôi có thể biết được hết”, các Tỳ-kheo nói: “Đệ tử Thanh văn được Túc mạng thông, biết cực xa cũng chỉ đến cõi trời Phạm thế. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì người nào nương nơi Sơ thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được Túc mạng thông, người ấy có thể biết được túc mạng của tất cả chúng sanh từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Tỳ-kheo nương vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng đều như vậy. Mục-liên nương vào bốn thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được túc mạng thông, có thể biết được túc mạng của tất cả chúng sanh từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Tất cả chúng sanh chết ở cõi này sanh ỡ cõi khác, từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá, tôi có thể dùng thiên nhãn biết được hết”, các Tỳ-kheo nói: “Đệ tử Thanh văn được thiên nhãn thông, thấy cực xa cũng chỉ đến cõi trời Phạm thế. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì người nào nương nơi Sơ thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thiên nhãn thông, người ấy có thể tất cả chúng sanh chết ở đây sanh ở chỗ kia, từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Tỳ-kheo nương vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng đều như vậy. Mục-liên nương vào bốn thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thiên nhãn thông, có thể tự tại biết được tất cả chúng sanh chết ở đây sanh ở chỗ kia, từ địa ngục Atỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Nếu nói người nào cầu đuợc Lậu tận A-la-hán, sanh tử đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, trút bỏ gánh nặng, đoạn hết các hữu kiết sử, được Chánh trí giải thoát thì người đó chính là tôi. Vì sao, vì tôi là Lậu tận A-la-hán… cho đến được Chánh trí giải thoát”, các Tỳ-kheo nói: “Thầy thật sự đã được Lậu tận A-la-hán… cho đến được Chánh trí giải thoát hay sao, thầy còn đa sự đa dục, thầy không được pháp hơn người mà lại đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”. Các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì người nào cầu đuợc Lậu tận A-la-hán, sanh tử đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, trút bỏ gánh nặng, đoạn hết các hữu kiết sử, được Chánh trí giải thoát thì người đó chính là Đại Mụckiền-liên. Mục-liên thật đã được lậu tận A-la-hán… được Chánh trí giải thoát, Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo:

“Tôi thấy có một chúng sanh cao lớn đến năm trăm do tuần với ngọn lửa lớn đốt thân, ở trong không trung bay đến kêu khóc đau khổ vô cùng”, các Tỳ-kheo nói: “Làm gì có chúng sanh này, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ta cũng thấy có một chúng sanh cao lớn đến năm trăm do tuần với ngọn lửa lớn đốt thân, ở trong không trung bay đến kêu khóc đau khổ vô cùng, nhưng ta không nói với người khác vì sợ họ không tin. Nếu người nào không tin lời Như lai nói sẽ chịu khổ não trong đêm dài sanh tử.Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Tôi thấy có một chúng sanh bị năm trăm quỷ Dạ-xoa cầm năm trăm chiếc búa, trải qua năm trăm ngày đêm mới chặt gẫy một chiếc xương sườn, xương sườn này rơi trong biển làm cho nước biển đục ngầu”, các Tỳ-kheo nói: “Làm gì có chúng sanh này, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ta cũng thấy có một chúng sanh bị năm trăm quỷ Dạxoa cầm năm trăm chiếc búa, trải qua năm trăm ngày đêm mới chặt gẫy một chiếc xương sườn, xương sườn này rơi trong biển làm cho nước biển đục ngầu, nhưng ta không nói với người khác vì sợ họ không tin. Nếu người nào không tin lời Như lai nói sẽ chịu khổ não trong đêm dài sanh tử. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Tôi thấy có một chúng sanh cao lớn như chiếc thuyền lớn, đầu như chum rượu, hơi thở như tiếng sấm, mắt to như chén đồng ở nước Kiềutát-la, trong miêng lè lưỡi ra như mây đen phát ra tia chớp ”, các Tỳkheo nói: “Làm gì có chúng sanh này, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ta cũng thấy có một chúng sanh cao lớn như chiếc thuyền lớn, đầu như chum rượu, hơi thở như tiếng sấm, mắt to như chén đồng ở nước Kiều-tát-la, trong miệng lè lưỡi ra như mây đen phát ra tia chớp, nhưng ta không nói với người khác vì sợ họ không tin. Nếu người nào không tin lời Như lai nói sẽ chịu khổ não trong đêm dài sanh tử. Mụcliên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Ở phương Bắc có một cái ao tên là Mạn-đà-khẩn-ni, dài rộng năm mươi do tuần, chu vi hai trăm do tuần, dưới đáy có cát vàng, nước có đủ tám công đức thường đầy ắp trong ao, vị ngon ngọt như mật nguyên chất, các loại hoa sen đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng xen lẫn nhau che kín cả mặt ao. Lại có các loài chim cất tiếng hót hòa lẫn nhau rất hay, xung quanh bờ ao có vô số cây hoa và cây trái”, các Tỳ-kheo nói: “Làm gì có ao như thế, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ở phương Bắc có một cái ao tên là Mạn-đà-khẩn-ni, dài rộng năm mươi do tuần, chu vi hai trăm do tuần, dưới đáy có cát vàng, nước có đủ tám công đức thường đầy ắp trong ao, vị ngon ngọt như mật nguyên chất, các loại hoa sen đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng xen lẫn nhau che kín cả mặt ao. Lại có các loài chim cất tiếng hót hòa lẫn nhau rất hay, xung quanh bờ ao có vô số cây hoa và cây trái. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên ở trong núi Kỳ-xà-quật nhập định Không xứ vô sắc, khéo giữ lấy tướng nhập định nhưng lại không khéo giữ tướng xuất định, từ tam muội dậy liền nghe tiếng voi rất lớn ở bên bờ ao Tát-Tỳ-ni, nghe rồi liền nhập tam muội, nghĩ rằng: “Ta nhập tam muội nghe được tiếng voi ấy”, sau khi xuất tam muội liền nói với Tỳ-kheo: “Tôi nhập định Không xứ vô sắc nghe được tiếng voi rất lớn ở bên bờ ao Tát-tỳ-ni”, các Tỳ-kheo nói: “Nhập định Không xứ vô sắc mà còn thấy nghe được là không có lý đó, vì sao, vì người nhập định Không xứ vô sắc là phá tướng sắc, lìa tướng âm thanh. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳkheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Mục-liên thấy được việc trước mà không thấy được việc sau; Như lai thì trước sau đều thấy được. Mục-liên ở trong núi Kỳ-xà-quật nhập định Không xứ vô sắc, khéo giữ lấy tướng nhập định nhưng lại không khéo giữ tướng xuất định, từ tam muội dậy liền nghe tiếng voi rất lớn ở bên bờ ao Tát-tỳ-ni, nghe rồi liền nhập tam muội, nghĩ rằng: “Ta nhập tam muội nghe được tiếng voi ấy”. Người nhập định Không xứ vô sắc mà còn thấy nghe được là không có lý đó, vì sao, vì người nhập định vô sắc là phá tướng sắc, lìa tướng âm thanh. Nếu Mục-liên không được pháp hơn người mà lại đại vọng ngữ thì cũng không có lý đó, Mục-liên nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên ở trong núi Kỳ-xà-quật nhập định Thức xứ vô sắc, khéo giữ tướng nhập định nhưng không khéo giữ tướng xuất định, từ tam muội dậy liền nghe được âm thanh ca hát của các vị trời trong thành Trời, nghe rồi liền nhập định trở lại, nghĩ rằng: “Ta ở trong tam muội nghe được tiếng ca hát của các vị trời”, sau khi xuất định liền nói với các Tỳ-kheo: “Tôi nhập định Thức xứ vô sắc nghe được tiếng ca hát của các vị trời”, các Tỳ-kheo nói: “Người nhập định Thức xứ vô sắc mà còn thấy nghe được là không có lý đó, vì sao, vì người nhập định vô sắc là phá tướng sắc, lìa tướng âm thanh. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Mục-liên thấy được việc trước mà không thấy được việc sau; Như lai thì trước sau đều thấy được. Mụcliên ở trong núi Kỳ-xà-quật nhập định Thức xứ vô sắc, khéo giữ tướng nhập định nhưng không khéo giữ tướng xuất định, từ tam muội dậy liền nghe được âm thanh ca hát của các vị trời trong thành Trời, nghe rồi liền nhập định trở lại, nghĩ rằng: “Ta ở trong tam muội nghe được tiếng ca hát của các vị trời”. Nếu người nhập định Thức xứ vô sắc mà còn thấy nghe được là không có lý đó, vì sao, vì người nhập định vô sắc là phá tướng sắc, lìa tướng âm thanh. Nếu Mục-liên không được pháp hơn người mà lại đại vọng ngữ thì cũng không có lý đó, Mục-liên nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên ở trong núi Kỳ-xà-quật nhập định Vô sở hữu xứ vô sắc, khéo giữ tướng nhập định nhưng khéo giữ tướng xuất định, từ tam muội dậy liền nghe được tiếng kỹ nhạc của các A-tu-la trong thành A-tu-la, nghe rồi liền nhập định trở lại, nghĩ rằng: “Ta ở trong tam muội nghe được tiếng kỹ nhạc của các A-tu-la trong thành A-tu-la”. Sau khi xuất định liền nói với các Tỳ-kheo: “Tôi nhập định Vô sở hữu xứ nghe được tiếng kỹ nhạc của các A-tu-la trong thành A-tu-la”, các Tỳ-kheo nói: “Người nhập định Vô sở hữu xứ vô sắc mà còn thấy nghe được là không có lý đó, vì sao, vì người nhập định vô sắc là phá tướng sắc, lìa tướng âm thanh. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Mục-liên thấy được việc trước mà không thấy được việc sau; Như lai thì trước sau đều thấy được. Mục-liên ở trong núi Kỳ-xà-quật nhập định Vô sở hữu xứ vô sắc, khéo giữ tướng nhập định nhưng khéo giữ tướng xuất định, từ tam muội dậy liền nghe được tiếng kỹ nhạc của các A-tu-la trong thành A-tu-la, nghe rồi liền nhập định trở 10 lại, nghĩ rằng: “Ta ở trong tam muội nghe được tiếng kỹ nhạc của các A-tu-la trong thành A-tu-la”. Nếu người nhập định Vô sở hữu xứ vô sắc mà còn thấy nghe được là không có lý đó, vì sao, vì người nhập định vô sắc là phá tướng sắc, lìa tướng âm thanh. Nếu Mục-liên không được pháp hơn người mà lại đại vọng ngữ thì cũng không có lý đó, Mục-liên nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Ở phương Bắc có một cái ao A-nậu-đạt, dài rộng năm mươi do tuần, chu vi một trăm năm mươi mươi do tuần, dưới đáy có cát vàng, nước có đủ tám công đức thường đầy ắp trong ao, vị ngon ngọt như mật nguyên chất, các loại hoa sen đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng xen lẫn nhau che kín cả mặt ao. Lại có các loài chim cất tiếng hót hòa lẫn nhau rất hay, xung quanh bờ ao có vô số cây hoa và cây trái. Cung điện nơi đây là chỗ ở của voi chúa Thiên trụ với tám ngàn voi làm quyến thuộc. Khi Chuyển luân thánh vương ra đời thì con voi nhỏ nhất trong tám ngàn voi kia sẽ làm voi báu cho Chuyển luân thánh vương cỡi”, các Tỳ-kheo nói: “Làm gì có ao đó và voi đó, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ở phương Bắc có một cái ao A-nậu-đạt, dài rộng năm mươi do tuần, chu vi một trăm năm mươi mươi do tuần, dưới đáy có cát vàng, nước có đủ tám công đức thường đầy ắp trong ao, vị ngon ngọt như mật nguyên chất, các loại hoa sen đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng xen lẫn nhau che kín cả mặt ao. Lại có các loài chim cất tiếng hót hòa lẫn nhau rất hay, xung quanh bờ ao có vô số cây hoa và cây trái. Cung điện nơi đây là chỗ ở của voi chúa Thiên trụ với tám ngàn voi làm quyến thuộc. Khi Chuyển luân thánh vương ra đời thì con voi nhỏ nhất trong tám ngàn voi kia sẽ làm voi báu cho Chuyển luân thánh vương cỡi. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Ở ngoài biển cả có cái đảo với núi tên là Minh nguyệt, cung điện nơi đây là chỗ ở của Ngựa chúa Bà-la-ê với tám ngàn con ngựa làm quyến thuộc. Khi Chuyển luân thánh vương ra đời thì con ngựa nhỏ nhất trong tám ngàn con ngựa đó sẽ làm ngựa báu cho Chuyển luân thánh vương cỡi”, các Tỳ-kheo nói: “Làm gì có đảo đó và có ngựa đó, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳkheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ở ngoài biển cả có cái đảo với núi tên là Minh nguyệt, cung điện nơi đây là chỗ ở của Ngựa chúa Bà-la-ê với tám ngàn con ngựa làm quyến thuộc. Khi Chuyển luân thánh vương ra đời thì con ngựa nhỏ nhất trong tám ngàn con ngựa đó sẽ làm ngựa báu cho Chuyển luân thánh vương cỡi. Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần các Tỳ-kheo hỏi trưởng lão Đại Mục-kiền-liên: “Nước của sông Đa phù từ đâu chảy đến?”, đáp là từ ao A-nậu-đạt chảy đến, các Tỳ-kheo nói: “Nước trong ao A-nậu-đạt có vị ngon ngọt, có đủ tám công đức còn nước của sông này nóng sôi và mặn đắng. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳkheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ao A-nậu-đạt ở cách đây rất xa, tuy có đủ tám công đức với vị ngon ngọt nhưng nó đã chảy qua năm trăm địa ngục nhỏ rồi mới chảy đến nơi đây, nên nước sông này nóng sôi và mặn đắng. Nếu các thầy hỏi vì sao nước sông này nóng và mặn thì Mục-liên sẽ giải thích như thế, Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Dưới đáy núi Kỳ-xà-quật có cái ao dài rộng năm mươi do tuần, dưới đáy có cát vàng, nước có đủ tám công đức thường đầy ắp trong ao, vị ngon ngọt như mật nguyên chất, các loại hoa sen đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng xen lẫn nhau che kín cả mặt ao. Lại có các loài chim cất tiếng hót hòa lẫn nhau rất hay, xung quanh bờ ao có vô số cây hoa và cây trái. Cung điện nơi đây là chỗ ở của vua rồng Ma-na-tư”, các Tỳ-kheo nói: “Làm gì có ao đó và vua rồng đó, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ở dưới dáy núi Kỳ-xà-quật có cái ao dài rộng năm mươi do tuần, dưới đáy có cát vàng, nước có đủ tám công đức thường đầy ắp trong ao, vị ngon ngọt như mật nguyên chất, các loại hoa sen đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng xen lẫn nhau che kín cả mặt ao. Lại có các loài chim cất tiếng hót hòa lẫn nhau rất hay, xung quanh bờ ao có vô số cây hoa và cây trái. Cung điện nơi đây là chỗ ở của vua rồng Ma-na-tư, Mục-liên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”. Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Ở cõi trời Tam thập tam có Thiện pháp đường, trong Thiện pháp đường có năm trăm cây cột trụ, trong số cây cột trụ này có một cây cột trụ báu nhỏ như sợi lông, trên đầu cột trụ có tòa báu là chỗ ngồi của Thích đề hoàn nhơn với các loại hoa trang nghiêm; hai bên tòa này là tòa ngồi của chư thiên cũng có các loại hoa trang nghiêm”, các Tỳ-kheo nói: “Làm gì có tòa báu đó, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì ở cõi trời Tam thập tam có Thiện pháp đường, trong Thiện pháp đường có năm trăm cây cột trụ, trong số cây cột trụ này có một cây cột trụ báu nhỏ như sợi lông, trên đầu cột trụ có tòa báu là chỗ ngồi của Thích đề hoàn nhơn với các loại hoa trang nghiêm; hai bên tòa này là tòa ngồi của chư thiên cũng có các loại hoa trang nghiêm.Mụcliên nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Có một lần trưởng lão Đại Mục-kiền-liên nhập định thấy Dạ-xoa Bạt-kỳ cùng Dạ-xoa Ma-kiệt-đà đánh nhau và Dạ-xoa Bạt-kỳ đánh bại Dạ-xoa Ma-kiệt-đà. Sau khi xuất định liền nói với các Tỳ-kheo: “Người nước Bạt-kỳ sẽ đánh bại người nước Ma-kiệt-đà”. Sau đó vua A-xà-thế khéo dẫn binh chúng đến đánh bại người nước Bạt-kỳ, các Tỳ-kheo nói: “Trước đây thầy nói người nước Bạt-kỳ sẽ đánh bại người nước Ma-kiệt-đà; nhưng nay người nước Ma-kiệt-đà lại đánh bại người nước Bạt-kỳ. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Mục-liên thấy được việc trước mà không thấy được việc sau; Như lai thì trước sau đều thấy được. Dạ-xoa Bạt-kỳ cùng Dạ-xoa Ma-kiệt-đà đánh nhau và Dạ-xoa Bạt-kỳ đánh bại Dạ-xoa Ma-kiệt-đà thì khi ấy, người nước Bạtkỳ cũng đánh bại người nước Ma-kiệt-đà. Sau đó do vua A-xà-thế khéo tập họp binh lại nên được thắng, Nếu Mục-liên không được pháp hơn người mà lại đại vọng ngữ thì cũng không có lý đó, Mục-liên nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

Trưởng lão Đại Mục-kiền-liên lại nhập định thấy Dạ-xoa Makiệt-đà đánh nhau với Dạ-xoa Bạt-kỳ và đánh bại được Dạ-xoa Bạt-kỳ. Sau khi xuất định nói với các Tỳ-kheo: “Người nước Ma-kiệt-đà sẽ đánh bại người nước Bạt-kỳ”, sau đó người nước Bạt-kỳ lại đánh bại người nước Ma-kiệt-đà, các Tỳ-kheo nói: “Trước đây thầy nói người nước Ma-kiệt-đà sẽ đánh bại người nước Bạt-kỳ, nhưng nay người nước Bạt-kỳ lại đánh bại người nước Ma-kiệt-đà. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Mục-liên thấy được việc trước mà không thấy được việc sau; Như lai thì trước sau đều thấy được. Dạ-xoa Ma-kiệt-đà đánh nhau với dạ xọa Bạt-kỳ được thắng thì lúc đó người nước Makiệt-đà đánh bại người nước Bạt-kỳ; nhưng sau đó người nước Bạt-kỳ tập họp binh chúng đánh bại đuợc người nước Ma-kiệt-đà.Mục-liên nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

Trưởng lão Đại Mục-kiền-liên thường lui tới nhà một cư sĩ, sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ mời ngồi rồi cùng nhau thăm hỏi. Lúc đó vợ cư sĩ đang mang thai, cư sĩ hỏi Mục-liên: “Vợ tôi sanh trai hay gái?”, đáp là sanh trai, nói rồi ra về. Sau đó lại có 1 Phạm chí đến, cư sĩ cũng hỏi: “Vợ tôi sanh trai hay gái?”, Phạm chí đáp là sanh gái. Thời gian sau quả thật vợ cư sĩ sanh con gái, các Tỳ-kheo nói với Mục-liên: “Trước đây thầy nói vợ cư sĩ sanh con trai nhưng nay lại sanh con gái, thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Mục-liên thấy được việc trước mà không thấy được việc sau; Như lai thì trước sau đều thấy được. Khi Mục-liên nói thì thai nhi quả là con trai, sau đó chuyển căn thành nữ, Mục-liên nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

Lúc đó trời hạn hán không mưa, Mục-liên nhập định thấy sau bảy ngày nữa trời sẽ mưa to, nước ngập cả hào thành. Dân chúng trong thành nghe rồi ai nấy đều vui mừng, vội bỏ việc làm lo che chắn nhà cửa, nhưng đến ngày thứ bảy lại không có một giọt mưa nào. Các Tỳkheo nói với Mục-liên: “Thầy nói bảy ngày sau trời sẽ mưa to ngập cả hào thành nhưng ngày nay một giọt mưa cũng không có. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳkheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Mục-liên thấy được việc trước mà không thấy được việc sau; Như lai thì trước sau đều thấy được. Ngày thứ bảy quả thật có mưa rất lớn, vì vua A-tu-la là La-hầu dùng tay hứng lấy nước đổ vào biển cả, Mục-liên nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

Trưởng lão Sa-già-đà nói với các Tỳ-kheo: “Từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá, tôi có thể làm cho đầy lửa ở trong đó”, các Tỳkheo nói: “Đệ tử Thanh văn hiện thần thông lực có thể tạo lửa cực xa cũng chỉ đến cõi trời Phạm thế. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thấy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy chớ nói Sa-già-đà phạm tội này, vì sao, vì người nào nương nơi Sơ thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thần thông lực, người ấy có thể tự tại làm cho lửa đầy khắp từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Tỳ-kheo nương vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng đều như vậy. Sa-già-đa nương vào bốn thiền khéo tu tập Tứ như ý túc được thần thông lực, nên có thể tự tại làm cho lửa đầy khắp từ địa ngục A-tỳ cho đến cõi trời A-ca-ni-trá. Sa-già-đà nói thật, không phải đại vọng ngữ nên không phạm”.

Trưởng lão Thâu tỳ đà nói với các Tỳ-kheo: “Tôi có thể trong một niệm biết được việc trong năm trăm kiếp trước”, các Tỳ-kheo nói: “Đệ tử Thanh văn được Túc mạng thông, trong một niệm cũng chỉ biết được một đời. Thầy không được pháp hơn người mà đại vọng ngữ, thầy đáng bị tẫn xuất”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳkheo: “Các thầy chớ nói Mục-liên phạm tội này, vì sao, vì Thâu-tỳ-đà này tiền thân từ cõi trời Vô tưởng mạng chung sanh vào cõi này. Cõi trời Vô tưởng thọ mạng đến năm trăm kiếp nên mới nói là trong một niệm có thể biết được việc trong năm trăm kiếp. Thâu tỳ la nói theo tâm tưởng nên không phạm”.

5. Nói Sơ Lược Về Bốn Pháp Còn Lại Là Tăng-Già-Bà-Thi-Sa

Phật tại nước Xá-vệ, do trưởng lão Ca-lưu-đà-di nên Phật kết giới cố ý xuất tinh và nói là làm trước thì không phạm. Ca-lưu-đà-di suy nghĩ: “Ta đã nhiều lần cố ý làm xuất tinh, không biết lúc nào là trước và không phải là trước”, bạch Phật, Phật nói: “Trước là trước khi kết giới, tất cả thời cố ý làm xuất tinh đều gọi là trước nên nói là làm trước thì không phạm”.

Có một Tỳ-kheo không động thân mà lại xuất tinh, nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Tỳ-xá-khư lộc tử mẫu vì kính tín Tăng nên khi đảnh lễ hai tay chạm chân, khi đảnh lễ hai tay chạm vào chân của Ca-lưu-đà-di, Calưu-đà-di liền xuất tinh rơi trên đầu bà. Ưu-bà-di này đưa tay sờ trên đầu nói: “Ta được đại lợi, các vị đồng học của ta có người nhiều dâm dục như vậy mà cũng có thể đoạn dục tu phạm hạnh”, Ca-lưu-đà-di sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, nhưng nếu Tỳ-kheo có nhiều dục như vậy thì nên bọc buộc lại”.

Có một Tỳ-kheo khi tắm rửa liền xuất tinh, nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm. Lại có một Tỳ-kheo tắm nhờ Tỳ-kheo khác chà thân, lúc chà liền xuất tinh, nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu xúc chạm ngược mà xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thisa, nếu xúc chạm xuôi có che phủ mà xuất tinh thì không phạm”.

Có một Tỳ-kheo tà niệm nên xuất tinh, nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Lại có một Tỳ-kheo vừa thấy người nữ xinh đẹp liền xuất tinh, nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Có Tỳ-kheo khi bị người nữ nắm tay, nắm chân hoặc đầu gối, bắp vế liền xuất tinh, nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Có Tỳ-kheo được mẹ ôm nói lời thương yêu liền xuất tinh, nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá. Đối với chị em, vợ cũ, hay người trước kia cùng tư thông cũng giống như vậy”.

Có Tỳ-kheo ở trước người nữ mới chết hay người nữ chết đã sình trướng cho đến thối rửa, bị chim thú ăn dư, khi khô teo hay chỉ còn là bộ xương mà xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Cũng do Ca-lưu-đà-di nên Phật kết giới xúc chạm người nữ và nói là làm trước thì không phạm, Ca-lưu-đà-di suy nghĩ: “Ta đã nhiều lần xúc chạm thân người nữ, không biết lúc nào là trước, lúc nào không phải là trước”, bạch Phật, Phật nói: “Trước là trước khi kết giới, tất cả thời xúc chạm thân người nữ đều gọi là trước nên nói là làm trước thì không phạm”.

Có một Tỳ-kheo đối trước người nữ khởi tưởng không phải nữ mà xúc chạm, sau đó sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu là người nữ khởi tưởng là người nữ mà xúc chạm thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu là người nữ khởi tưởng là nữ phi nhơn cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu là người nữ mà sanh nghi cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Là nữ phi nhơn khởi tưởng là người nữ mà xúc chạm thì phạm Thâu-lan-giá; là nữ phi nhơn khởi tưởng là nữ phi nhơn cũng phạm Thâu-lan-giá; là nữ phi nhơn mà sanh nghi cũng phạm Thâu-lan-giá”.

Nếu Tỳ-kheo dùng chân chạm vào thân người nữ thì phạm Độtkiết-la, nếu người nữ dùng chân chạm vào thân Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo không phạm. Nếu Tỳ-kheo nắm tay người nữ thì phạm Đột-kiết-la, nếu người nữ nắm tay Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo không phạm. Tỳ-kheo sờ tóc cho đến các đồ trang sức trên thân người nữ như tràng hoa, chuỗi anh lạc vòng xuyến, bông tai… đều phạm Thâu-lan-giá.

Có người nữ nhờ Tỳ-kheo xối nước, Tỳ-kheo sanh tâm tà đối với người nữ, sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Do Tỳ-kheo Ca-la nên Phật kết giới mai mối và nói là làm trước thì không phạm, Tỳ-kheo này suy nghĩ: “Ta đã nhiều lần làm mai mối, không biết lúc nào là trước, lúc nào không phải là trước”, liền bạch Phật, Phật nói: “Trước là trước khi kết giới, tất cả thời làm mai mối đều gọi là trước nên nói là làm trước thì không phạm”.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ mời ngồi cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể nói với người nữ ____ đến chỗ tôi được không?, đáp: “Tôi có thể đến nói nhưng không thể trở lại trả lời cho ông”, cư sĩ hỏi: “Làm sao biết được là thành hay không thành?”, đáp: “Nếu thành thì tôi sẽ bảo một Tỳ-kheo đứng ở chỗ ____”. Tỳ-kheo nói rồi ra về, sau đó gặp một Tỳ-kheo nói rằng: “Thầy đứng ở đây một lát”, hỏi: “Đứng đây làm gì?”, đáp: “Cứ đứng một lát, đừng hỏi”, Tỳkheo này đứng đó, Tỳ-kheo kia liền bỏ đi, cư sĩ đi ra thấy Tỳ-kheo này đứng ở chỗ đó liền nói: “Lành thay, việc đã thành”, Tỳ-kheo này liền hỏi: “Việc gì đã thành”, đáp: “Đừng hỏi, đây là chỗ hẹn”. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ cùng nhau tham hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể đến nói với người nữ ____ đến chỗ tôi được không?”, đáp là được. Khi đến nói thì người nữ kia nói là không cần, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-langiá”.

Có hai vợ chồng giận nhau không hòa hợp, có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ cùng nhau thăm hỏi rồi Tỳ-kheo liền bảo hai người sám hối. hai người sám hối rồi hòa hợp như cũ và cùng nhau hành dục, Tỳ-kheo sanh nghi đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Có ba loại vợ: Một là vợ do dùng tài vật mà được, hai là vợ do dùng lễ pháp mà được, ba là vợ do đánh phá mà được. Ba loại vợ này nếu người chồng tuy làm giấy tờ thôi vợ nhưng lễ pháp chưa đoạn nên vẫn còn qua lại; Tỳ-kheo nếu giúp cho họ hòa hợp lại thì phạm Thâu-lan-giá. Ba loại vợ này nếu người chồng đã làm giấy tờ thôi vợ, lễ pháp đã dứt, không còn qua lại nữa nhưng chưa tuyên bố không còn là vợ; nếu Tỳ-kheo giúp cho họ hòa hợp lại cũng phạm Thâu-lan-giá. Ba loại vợ này nếu người chông đã làm giấy tờ thôi vợ, lễ pháp đã dứt, không còn qua lại và đã tuyên bố không còn là vợ tôi nữa; nếu Tỳ-kheo mai mới cho họ hòa hợp lại thì phạm Tănggià-bà-thi-sa”.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể nói với dâm nữ ____ đến chỗ tôi được không?, đáp là được, liền đến nói, dâm nữ đi đến giữa đường thì có người khác đón đi, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-giàbà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thisa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể nói người nữ ____ đến chỗ tôi được không?”, đáp là được, liền đến nói, người nữ trang điểm định đi thì người chồng trở về nên không đi được. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể nói với người nữ ____ đến chỗ tôi được không?, đáp là được, liền đến nói, người nữ nhận lời rồi suy nghĩ: “Ta đến đó chắc đêm nay không ngủ được, ngủ trước một chút rồi sẽ đến đó”, không ngờ ngủ quên cho đến sáng và không đến đó được. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một cư sĩ say mê một cô gái, đến nói với cô rằng: “Hãy cùng tôi hành dâm”, người nữ nói không rảnh, cư sĩ hỏi là lúc nào rảnh, người nữ nói: “Có một Tỳ-kheo thường ra vào nhà tôi, khi nào tôi rảnh tôi sẽ nhờ Tỳ-kheo đánh vào lưng ông, lúc đó ông biết là tôi rảnh”. Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà cô gái này, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cô gái mời ngồi thăm hỏi một lát rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy đến chỗ cư sĩ ____ rồi đánh vào lưng ông ta”, hỏi vì sao lại đánh, đáp: “Thầy cứ đánh, đừng hỏi”, Tỳ-kheo đến chỗ cư sĩ và đánh vào lưng, cư sĩ liền nói: “Việc đã thành”, hỏi là thành việc gì, đáp: “Là việc hẹn hò”. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ mời ngồi cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể nói với người nữ ____ đến chỗ tôi được không?”, đáp: “Chúng tôi không được làm sứ giả, nếu ông cần thì nên mở hội cúng Tăng, tôi sẽ mời người nữ đó đến”, cư sĩ nghe lời mở hội cúng Tăng và Tỳ-kheo này mời cô gái đó đến, cư sĩ được dịp cùng cô gái hành dâm. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bàthi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có vợ của một thương buôn rất xinh đẹp, có một cư sĩ muốn cùng cô tư thông nhưng không được. Sau đó chồng cô chết, mẹ cô gái hỏi: “Có phương tiện gì khiến cho người nam tới lui nhà mình không?”, cô gái nói: “Có một cư sĩ thường đưa tin đến cho con nói là muốn cùng con tư thông nhưng con không đồng ý”, người mẹ nói: “Con nên chìu ý ông ta để mọi người được vui”, cô gái nói: “Nên nhờ ai nói”, người mẹ nói: “Nên nhờ Tỳ-kheo thường lui tới nhà mình nói giùm”. Có một Tỳkheo thường lui tới nhà này, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cô gái mời ngồi cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể đến nói với cư sĩ ____ việc như vậy như vậy không?”, đáp là được, liền đến nói, cư sĩ đến nhà cô gái. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một cư sĩ làm Tăng phường, thường cung cấp y phục, mền nệm thức ăn uống và thuốc thang cho Tăng. Sau khi cư sĩ qua đời thì không có ai cung cấp cho Tăng nữa. Một Tỳ-kheo đến gặp vợ của cư sĩ này nói: “Vì sao cô không cung cấp thức ăn uống và những vật cần dùng cho Tăng như chồng cô trước kia?”, vợ cư sĩ nói: “Có một cư sĩ nhiều phước đức có thể cung cấp cho Tăng, thầy hãy đến nói với cư sĩ đó đến đây cùng xử phân công việc thì các thầy sẽ được cung cấp đầy đủ như chồng tôi trước kia”, Tỳ-kheo liền đến chỗ cư sĩ đó nói, cư sĩ nói: “Tôi nhiều việc, cùng xử phân công việc thì không xuể”, Tỳ-kheo nói: “Hay là ông nhận làm người cung cấp cho Phật pháp tăng”, cư sĩ này có lòng tin Phật pháp nên nhận lời, nhân việc này cư sĩ tới lui và cùng vợ cư sĩ kia hòa hợp. Tỳ-kheo nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Có một cư sĩ làm Tăng phường, thường cung cấp y phục, mền nệm thức ăn uống và thuốc thang cho Tăng. Sau khi vợ cư sĩ qua đời thì không có ai cung cấp cho Tăng nữa. Một Tỳ-kheo đến gặp cư sĩ này nói: “Vì sao ông không cung cấp thức ăn uống và những vật cần dùng cho Tăng như trước kia nữa?”, cư sĩ nói: “Có vợ của một cư sĩ nhiều phước đức có thể cung cấp cho Tăng, thầy hãy đến nói với vợ cư sĩ đó đến đây cùng xử phân công việc thì các thầy sẽ được cung cấp đầy đủ như trước kia”, Tỳ-kheo liền đến chỗ vợ cư sĩ đó nói, vợ cư sĩ nói: “Tôi nhiều việc, cùng xử phân công việc thì không xuể”, Tỳ-kheo nói: “Hay là cô nhận làm người cung cấp cho Phật pháp tăng”, vợ cư sĩ này có lòng tin Phật pháp nên nhận lời, nhân việc này vợ cư sĩ tới lui và cùng cư sĩ kia hòa hợp. Tỳ-kheo nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ mời ngồi cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể đến nói với người nữ ____ đến chỗ tôi được không?, đáp là được, liền đến nói, không ngờ cư sĩ và người nữ này đều bị bịnh không thể hòa hợp được. Tỳ-kheo nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, vợ cư sĩ mời ngồi cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể đến nói với cư sĩ ____ đến chỗ tôi được không?”, đáp là được, liền đến nói, không ngờ cả hai người này đều bị bịnh không thể cùng hòa hợp được. Tỳ-kheo nghi không biết có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm Tăng-già-bà-thi-sa, chỉ phạm Thâu-lan-giá.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà, cư sĩ mời ngồi cùng nhau thăm hỏi rồi nói với Tỳ-kheo: “Thầy có thể vì con trai tôi đến nói với cư sĩ ____ gả chị em hoặc con gái cho con trai tôi được không?”, đáp là được, liền đến nói, không ngờ những người nữ kia hoặc bị gù lưng hoặc bịnh điên cuồng hoặc đã có chồng. Tỳ-kheo nghi không biết có phạm Tăng-giàbà-thi-sa không liền bạch Phật, Phật nói không phạm Tăng-già-bà-thisa, chỉ phạm Thâu-lan-giá.

Một Tỳ-kheo hỏi Phật: “Giống như người nam có Ưu-bà-tắc đáng tin, phi nhơn cũng có hay không?”, Phật nói: “Có, đó là trời đắc đạo”

Lại hỏi: “Giống như người nữ có Ưu-bà-di đáng tin, nữ phi nhân cũng có hay không?”, Phật nói: “Có, đó là thiên nữ đắc đạo”

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo nói với người khác rằng: “Tôi có thể ngồi kiết già trong hư không”, thì có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo này không có được việc đó thì phạm Ba-ladi. Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi có thể biến một thân làm nhiều thân, nhiều thân trở lại một thân. Tôi dùng trí huệ thông đạt được việc hiện tại hay không phải hiện tại; có thể vượt qua tường vách không bị chướng ngại, có thể ra vào trong đất như trong hư không; đi trên nước như đi trên đất; đi trong hư không như chim.Mặt trời mặt trăng có đại oai đức, tôi có thể không động mà dùng tay chạm đến, cho đến có thể tự tại qua lại cõi trời Phạm thế”, nếu việc này không thật có thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo làm y bất tịnh, mặc mà không phạm Ba-dậtđề hay không?

Đáp: Có, nếu y này chiều dọc bất tịnh, chiều ngang tịnh hoặc chiều ngang bất tịnh, chiều dọc tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực hay vải tạp khác. Nếu mặc y như vậy thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Trong Tỳ ní nói Tỳ-kheo không được để tóc dài, nếu trên đầu có ghẻ thì phải làm sao?

Đáp: dùng dao kéo cắt bỏ

Lại hỏi: Tỳ-kheo được thức ăn tịnh, khi ăn sanh nghi không biết là tinh hay bất tịnh thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu viết thư, hay hiện tướng hay sai sứ hay nói pháp cho các nữ phi nhân như thiên nữ, long nữ, Dạ-xoa nữ… quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo lợp nhà quá ba lớp mà không phạm Ba-dậtđề hay không?

Đáp: Có, nếu làm nhà trước thì tùy ý dùng ván lợp .

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo hẹn người nữ đi chung đường mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu hẹn với các nữ phi nhân như thiên nữ, long nữ, Dạxoa nữ… đi cùng đường thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Súc miệng như thế nào?

Đáp: Miệng húp nuớc rồi súc ba lần thì gọi là súc miệng.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo ăn biệt chúng mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu ăn trong hư không thì không phạm.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo ăn thức ăn mà phạm Ba-la-di không? Đáp: Có, nếu ăn thức ăn với tâm trộm.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo ngồi trong nhà ăn (nhà có nam nữ yêu thương nhau) mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người nữ thọ giới một ngày (bát quan trai giới), người nam không thọ, Tỳ-kheo ngồi trong nhà ăn này thì phạm Độtkiết-la; ngược lại cũng vậy. Nếu cả hai cùng thọ giới một ngày, Tỳkheo ngồi trong nhà ăn này thì không phạm.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo ngồi một mình với người nữ trong nhà ăn (nhà có nam nữ yêu thương nhau) mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người nữ thọ giới một ngày (bát quan trai giới), người nam không thọ, Tỳ-kheo ngồi trong nhà ăn này thì phạm Độtkiết-la; ngược lại cũng vậy. Nếu cả hai cùng thọ giới một ngày, Tỳkheo ngồi trong nhà ăn này thì không phạm.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo đến xem quân xuất hành mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu xem quân Dạ-xoa thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác: “Thầy cùng tôi đi đến nhà kia, tôi sẽ bảo họ cúng cho thầy thức ăn ngon”, sau đó lại nói rằng: “Tôi không thích cùng ngồi và cùng nói chuyện với thầy, tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình vui hơn”, mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu chưa đến nhà kia hoặc đến trong ngõ hẽm rồi trở về thì phạm Đột-kiết-la. Nếu nói trong Tăng phường thì không phạm.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo không bịnh vào nhà bạch y, từ Tỳ-kheo-ni không phải bà con, tự tay thọ thức ăn uống mà không phạm Ba-la-đềđề-xá-ni hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni tự mang thức ăn uống đến nhà bạch y đưa cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo tự tay thọ thì không phạm. Lại hỏi: Có Tỳkheo-ni chỉ vẽ bạch y đưa thức ăn cho Tỳ-kheo cơm như vậy, canh như vậy mà không phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni là bà con của tỳ-kheo này, Tỳ-kheo không quở trách mà ăn thức ăn này thì phạm Đột-kiết-la.