THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 55

ƯU BA LY VẤN PHÁP (Tiếp Theo)

20. Hỏi Về Pháp Thuận Hành

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo là người hành Biệt trú, cũng là người hành Biệt trú xong, cũng là người hành Ma-na-đỏa, cũng là người hành Ma-na-đỏa xong hay không?

Đáp: Có, như Tỳ-kheo xuất tinh phạm Tăng-già-bà-thi-sa không che giấu, theo Tăng xin hành sáu đêm Ma-na-đỏa, Tăng cho hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Sau khi hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong, lại xuất tinh và không che giấu nên theo Tăng xin hành sáu đêm Ma-na-đỏa, Tăng cho hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Sau khi hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong lại xuất tinh và che giấu, tùy số ngày che giấu đến trong Tăng xin Biệt trụ; hành Biệt trụ xong lại xuất tinh và cũng che giấu, tội trước che giấu một đêm, tội sau che giấu hai đêm, tội trước đã hành biệt trụ nên gọi là người hành Biệt trú xong, tội sau đang hành nên gọi là người hành Biệt trú; vì một tội nên gọi là hành Ma-na-đỏa, vì một tội nên gọi là hành Ma-na-đỏa xong.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, người hành Biệt trú không được cùng người hành Biệt trú; có trú xứ không cùng một mái che, không có trú xứ không cùng một mái che, chỗ có Tăng phường, chỗ không có Tăng phường. Có trường hợp người hành Biệt trú cùng người hành Biệt trú có trú xứ không cùng một mái che, không có trú xứ không cùng một mái che, chỗ có Tăng phường, chỗ không có Tăng phường mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu người này vốn là ngoại đạo.

Lại hỏi: Có người không tội cũng gọi là biệt trụ không?

Đáp: Nếu người này vốn là ngoại đạo.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không theo số ngày che giấu để theo Tăng xin biệt trụ, Tăng cũng không cho người này hành biệt trụ tùy số ngày che giấu; người này cũng không theo Tăng xin hành sáu đêm Ma-na-đỏa, cũng không theo Tăng xin xuất tội, Tăng cũng không cho người này xuất tội, mà người này vẫn được gọi là thanh tịnh hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo này chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không theo hai bộ Tăng xin nữa tháng hành Ma-na-đỏa, hai bộ Tăng cũng không cho hành nữa tháng Ma-na-đỏa, cũng không theo hai bộ Tăng xin xuất tội, hai bộ Tăng cũng không cho yết ma Xuất tội, mà người này vẫn được gọi là thanh tịnh hay không?

Đáp: Có nếu Tỳ-kheo-ni này chuyển căn thành Tỳ-kheo . Lại hỏi: Người xin xuất tội ở dưới đất, các Tỳ-kheo ở trên cao; hoặc người xin xuất tội ở trên cao, các Tỳ-kheo ở dưới đất; hoặc người xin xuất tội ở trong giới, các Tỳ-kheo ở ngoài giới; hoặc người xin xuất tội ở ngoài giới, các Tỳ-kheo ở trong giới thì có được gọi là xuất tội không?

Đáp: Không được, nếu người xin xuất tội và các Tỳ-kheo đều ở trong giới, đứng hay ngồi đều được gọi là xuất tội.

Lại hỏi: Có trường hợp người hành Biệt trú cùng người hành Biệt trú, người hành Biệt trú cùng người hành Biệt trú xong, người hành Biệt trú cùng người hành Ma-na-đỏa, người hành Biệt trú cùng người hành Ma-na-đỏa xong, người hành Biệt trú cùng người phạm Bất cọng trụ có trú xứ không cùng một mái che, không có trú xứ không cùng một mái che, nếu người hành Biệt trú xuất giới mà không có Tỳ-kheo trú xứ cùng đi thì sẽ mất một đêm hành Biệt trụ; hoặc nói: “Tôi không thể hành Biệt trụ, cũng không thể hành Ma-na-đỏa”, liền đến bạch Tăng xin ngưng hành, chúng tăng cho ngưng hành để lại đó chừng bao nhiêu ngày?

Đáp: Nên cho ngưng hành khoảng hai mươi lăm ngày.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo không phạm lại theo Tăng xin biệt trụ, Tăng cho biệt trụ thì có gọi là khéo cho không?

Đáp: Nếu người này vốn là ngoại đạo.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc phạm Tănggià-bà-thi-sa, tùy số ngày che giấu theo Tăng xin biệt trụ, Tăng cho biệt trụ thì có gọi là khéo cho không. Sau đó theo Tăng xin hành sáu đêm Ma-na-đỏa, Tăng cho hành Ma-na-đỏa thì có được gọi là khéo cho không. Sau đó theo Tăng xin xuất tội, Tăng cho xuất tội thì có gọi là khéo cho hay không?

Đáp: Đó là dữ học Sa-di (Sa-di học hối)

21. Hỏi Về Pháp Ngăn

Lại hỏi: Tỳ-kheo có được cách đêm cho phép người khác cử tội không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Có được cách đêm ngăn thuyết giới, ngăn tự tứ và ngăn giáo giới Tỳ-kheo-ni không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Người ở dưới đất có được làm yết ma phú bát cho người ở trên cao; hoặc người ở trên cao có được làm yết ma phú bát cho người ở dưới đất; hoặc người ở trong giới có được làm yết ma phú bát cho người ở ngoài giới; hoặc người ở ngoài giới làm yết ma phú bát cho người ở trong giới không?

Đáp: Không được, nếu người làm yết ma phú bát và người được cho đều ở trong giới, đứng hay ngồi đều được làm yết ma phú bát.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo ngồi dưới đất, người ở trong túc số ngồi trên cao; hoặc các Tỳ-kheo ngồi trên cao, người trong túc số ở dưới đất; hoặc các Tỳ-kheo ở trong giới, người trong túc số ở ngoài giới; hoặc các Tỳkheo ở ngoài giới, người trong túc số ở trong giới thì có được làm yết ma phú bát hay không?

Đáp; không được, nếu các Tỳ-kheo và người trong túc số đều ở trong giới, đứng hay ngồi đều được làm yết ma phú bát.

Lại hỏi: Người ở dưới đất có được làm yết ma ngưỡng bát cho người ở trên cao; hoặc người ở trên cao có được làm yết ma ngưỡng bát cho người ở dưới đất; hoặc người ở trong giới có được làm yết ma ngưỡng bát cho người ở ngoài giới; hoặc người ở ngoài giới làm yết ma ngưỡng bát cho người ở trong giới không?

Đáp: Không được, nếu người làm yết ma ngưỡng bát và người được cho đều ở trong giới, đứng hay ngồi đều được làm yết ma ngưỡng bát.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo ngồi dưới đất, người ở trong túc số ngồi trên cao; hoặc các Tỳ-kheo ngồi trên cao, người trong túc số ở dưới đất; hoặc các Tỳ-kheo ở trong giới, người trong túc số ở ngoài giới; hoặc các Tỳkheo ở ngoài giới, người trong túc số ở trong giới thì có được làm yết ma ngưỡng bát hay không?

Đáp; không được, nếu các Tỳ-kheo và người trong túc số đều ở trong giới, đứng hay ngồi đều được làm yết ma ngưỡng bát.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, không được cách đêm cho phép xuất tội người khác, có Tỳ-kheo cách đêm cho phép xuất tội người khác mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu khi thọ tự tứ thì được, còn các thời khác thì không được.

Lại hỏi: Nên từ chỗ nào cầu thính (xin cho phép xuất tội)?

Đáp là ở trong Tăng.

Lại hỏi: Nên từ chỗ nào cho phép?

Đáp: Ở trong chúng tăng.

Lại hỏi: Nên từ chỗ nào ngăn thuyết giới?

Đáp: Ở trong chúng tăng.

Lại hỏi: Nên từ chỗ nào ngăn tự tứ?

Đáp: Ở trong chúng tăng.

Lại hỏi: Nên từ chỗ nào nói như pháp?

Đáp: Ở trong chúng tăng

Lại hỏi: Nên từ chỗ nào như pháp đoán sự?

Đáp: Ở trong chúng tăng.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo ngăn người câm, người điếc, hoặc người câm điếc; người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thuyết giới, thì có được gọi là ngăn không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Nếu các Tỳ-kheo lấy túc số người câm, người điếc, hoặc người câm điếc; người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại để ngăn thuyết giới thì có được gọi là ngăn không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Tỳ-kheo thọ pháp ngăn Tỳ-kheo không thọ pháp, hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp ngăn Tỳ-kheo thọ pháp thuyết giới thì có được gọi là ngăn không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Tỳ-kheo thọ pháp lấy túc số Tỳ-kheo không thọ pháp, hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp lấy túc số Tỳ-kheo thọ pháp để ngăn thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa thì có được gọi là ngăn không?

Đáp: là không được.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo ngăn bốn trú xứ thuyết giới, có được gọi là ngăn không?

Đáp: Nếu để giường hoặc ván cây nối liền bốn giới lại thì được gọi là ngăn.

Lại hỏi: Có một người trong túc số ngăn bốn trú xứ thuyết giới, có được gọi là ngăn không?

Đáp: Nếu để giường hoặc ván cây nối liền bốn giới lại thì được gọi là ngăn.

22. Hỏi Về Pháp Ngọa Cụ

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, người thọ pháp dù là trưởng lão cũng không được gọi là tôn trưởng, người nói phi pháp dù là Thượng tòa cũng không được gọi là tôn trưởng. Sao gọi là tôn trưởng và không phải tôn trưởng?

Đáp: Tỳ-kheo thọ pháp nên kính lễ Tỳ-kheo không thọ pháp; Tỳkheo không thọ pháp không nên kính lễ Tỳ-kheo thọ pháp, đó gọi là tôn trưởng và không phải tôn trưởng.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, Tỳ-kheo an cư nơi này không nên lấy ngọa cụ ở chỗ kia. Có trường hợp Tỳ-kheo an cư nơi này lại lấy ngọa cụ chỗ kia mà không phạm không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo hậu an cư hay A-lan-nhã, an cư nơi này nhưng lấy ngọa cụ ở chỗ kia, vì muốn đến thọ tuổi an cư thì không phạm.

Lại hỏi: Như Phật dã bảo trưởng lão Xá-lợi-phất: “Các thầy trước nên trù lượng người, sau đó mới phân chia cho lấy ngọa cụ”, sao gọi là trù lượng người?

Đáp: Thượng tòa ở mỗi bộ thanh tịnh hòa hợp, đó gọi là trù lượng người.

Lại hỏi: Sa-di ở trong Tăng phường có được lấy ngọa cụ không?, đáp là được lấy.

Lại hỏi: Tỳ-kheo một mình ở trong Tăng phường có được lấy ngọa cụ không?

Đáp là được lấy.

Lại hỏi: Hai Tỳ-kheo ở trong Tăng phường có được lấy ngọa cụ không?

Đáp là được lấy.

Lại hỏi: bA-tỳ-kheo ở trong Tăng phường có được lấy ngọa cụ không? Đáp là được lấy.

Lại hỏi: Nếu bốn Tỳ-kheo ở trong Tăng phường có nên xướng để chia ngọa cụ không?, đáp là nên xướng

Lại hỏi: Một Tỳ-kheo ở bốn trú xứ có được lấy ngọa cụ không?

Đáp: Nếu để giường hoặc ván cây nối liền bốn giới lại thì được lấy ngọa cụ.

Lại hỏi: Tỳ-kheo không hiện tiền có được cho ngọa cụ không?

Đáp: Hoặc cho hoặc không cho, vị nào nên cho thì biết sẽ đến, vị nào không nên cho thì biết sẽ không đến; lại nữa không dặn dò thì không nên cho, nếu dặn dò thì nên cho, cho rồi nên bảo làm thay các công việc.

23. Hỏi Về Pháp Diệt Tránh

Lại hỏi: Có trường hợp lấy một việc dùng pháp đa mích để diệt tránh, được gọi là diệt mà không phạm không?

Đáp: Có, khi xướng chia ngọa cụ thì sự việc xảy ra.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, có hai nguyên nhân nên phá Tăng: Một là xướng nói, hai là lấy thẻ. Trong đây nếu Tỳ-kheo tặc trụ, người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại xướng nói và phát thẻ thì có gọi là phá Tăng không?

Đáp: Không gọi là phá Tăng.

24. Hỏi Về Pháp Tạp

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, ở biên địa người trì luật thứ năm được truyền thọ giới cụ túc. Có trường hợp mười người chỉ lấy năm người thì được gọi là thọ giới cụ túc không?

Đáp: Được thọ giới cụ túc, nhưng người cho thọ giới cụ túc phạm tội.

Lại hỏi: Người điếc được vật thí như thế nào?

Đáp: nếu người mắt thấy hay bị mù thì nên để trong tay hay để trên đầu gối, tâm nghĩ là ta được vật thí.

Lại hỏi: Nếu trên ngọa cụ có thêu hay vẽ hình tượng người nữ, hoặc nữa có nữa không thì có được ngồi nằm không?

Đáp: Không được, không phạm là trừ khi bị hư hoại nhiều hoặc trải Ni-sư-đàn ngồi.

Lại hỏi: Có được nắm đuôi trâu cái để lội qua sông không?

Đáp là không được.

Lại hỏi: Trừ trâu cái, có được nắm đuôi các súc sanh khác để lội qua sông không?

Đáp: Nếu nắm đuôi sư tử, cọp, lang, voi, trâu đực, lừa, ngựa thì được.

Lại hỏi: Nếu thọ nước thạch mật để cách đêm qua bảy ngày, xen tạp thứ khác thì có được dùng không?

Đáp: Nếu xen tạp thứ khác thì không được dùng.

Lại hỏi: Có thuốc bất tịnh để trong dầu nấu thì có được dùng không?

Đáp: Không được, nếu người bịnh thoa trên thân hay trên tay, trên chân hay nhỏ vào mũi thì không phạm.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo dùng lửa, dao, móng tay để làm tịnh trái cây thì có được ăn không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Nếu cây ở trên đất tịnh, cành nhánh ở bên đất bất tịnh, quả rơi trong đó có được ăn không?

Đáp: Không được ăn

Lại hỏi: Nếu cây ở trên đất tịnh, cánh nhánh cũng ở bên đất tịnh, quả rơi trong đây có được ăn không?

Đáp: Được ăn. Từ nay các Tỳ-kheo không nên làm yết ma kết tịnh địa, nếu làm thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Sữa người có được uống không?

Đáp: Không được, nếu người bịnh dùng để rửa vết thương hay bôi trên mắt thì được.

Lại hỏi: Thịt người có được ăn không?

Đáp: Không được ăn, nếu ăn thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu cố giết lấy thịt súc sanh thì có được ăn không? Đáp: Không được ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la. Thịt chim chóc bất tịnh cũng không được ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la. Thịt chim ưng cũng không được ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la. Thịt chim cú mèo, thịt ểnh ương cho đến đỉa nước đều không được ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiếtla.

Ngay ngày nay thọ bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược hòa hợp lại một chỗ thì trước giờ ngọ nên dùng, vì hiệu lực của thời dược là quá ngọ không được dùng. Nếu ngay ngày nay thọ thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược hòa hợp lại một chỗ thì trong thời phần nên dùng, vì hiệu lực của thời phần dược là quá thời phần thì không được dùng. Nếu ngay ngày nay thọ thất nhật dược và tận hình dược hòa hợp lại một chỗ thì trong vòng bảy ngày nên dùng, vì hiệu lực của thất nhật dược là quá bảy ngày thì không được dùng. Nếu là tận hình dược thì trọn đời được tùy ý lấy dùng.

Lại hỏi: Có loại từ bên một vật làm bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược không?

Đáp: Có, Cam giá, là thời dược, nước ép trong là thời phần dược, làm thạch mật là thất nhật dược, đốt thành tro là tận hình dược. Lạc là thời dược, nước ép trong là thời phần dược, làm tô là thất nhật dược, đốt thành tro là tận hình dược. Hồ ma là thời dược, ép làm dầu là thất nhật dược, đốt thành tro là tận hình dược. Thịt là thời dược, chiên lấy mở là thất nhật dược, đốt thành tro là tận hình dược.

Lại hỏi: Bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược nếu để cách đêm thì có dược dùng không?, đáp là không được

Lại hỏi: Tỳ-kheo nếu tự lấy trước rồi mới theo tịnh nhân thọ thì có được dùng không?

Đáp là không được.

Lại hỏi: Bốn loại dược này nếu tay thọ, miệng thọ, Tỳ-kheo không bịnh có được dùng không?

Đáp: Không được dùng, nếu bịnh thì được dùng.

Lại hỏi: tám loại nước uống phi thời có được uống không?

Đáp: nếu không có mùi vị rượu, thanh tịnh thì được uống.

Lại hỏi: Có được thọ y từ người điên cuồng không?

Đáp: Nên thọ hoặc không nên thọ. Nếu biết người này có cha mẹ, anh em, gia đình cho thì nên thọ; nếu biết người này không có cha mẹ, anh em, gia đình cho thì không nên thọ.

Lại hỏi: Đối với người điên cuồng khi nào được thọ y?

Đáp: Khi trở lại được bổn tâm.

Nếu Tỳ-kheo một mình ở một trú xứ, trong đây đàn việt bố thí y vật, Hiện tiền tăng nên chia. Tỳ-kheo này nên tâm niệm miệng nói: “Y vật này Hiện tiền tăng nên chia, nay y vật này thuộc về tôi, tôi được tự thọ dùng”, nếu nói như vậy rồi thì gọi là làm yết ma, sau đó có Tỳ-kheo khác đến muốn lấy thì không nên cho. Nếu không nói như vậy thì không nên lấy vật này, lấy thì phạm Đột-kiết-la, nên chia cho Tỳ-kheo khác, nếu không làm như thế thì ra khỏi giới liền phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Nếu hiền giả trách phạt trẻ, đứa trẻ này mang vật đến cho Tỳ-kheo thì có được thọ không?

Đáp: Không được thọ.

Lại hỏi: Đàn việt trước đó khi thí y vật cho Tăng nói rằng: “Y vật này thí cho Tăng an cư trong đây”, lúc này không phải là tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo cũng không thọ y Ca-hi-na thì y vật này nên thuộc về ai?

Đáp: Lúc đó không phải tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo không thọ y Ca-hi-na thì y vật này thuộc về Tăng an cư trong đây nên chia.

Lại hỏi: Khi đàn việt thí y nói rằng: “Y này thí cho Hiện tiền tăng trong đây”, lúc này là tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na thì y này nên thuộc về ai?

Đáp: Tuy là tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na nhưng y này vẫn thuộc về Hiện tiền tăng trong đây nên chia.

Lại hỏi: Khi đàn việt thí y nói rằng: “Y này thí cho Tăng an cư trong đây từ năm ngoái cho đến mười năm”, lúc này không phải là tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo cũng không thọ y Ca-hi-na thì y này nên thuộc về ai?

Đáp: Lúc đó không phải tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo không thọ y Ca-hi-na thì y vật này thuộc về Tăng an cư trong đây từ năm ngoái cho đến mười năm nên chia.

Lại hỏi: Khi đàn việt mang y vào trong Tăng phường nói rằng: “Y này thí cho Tăng an cư trong đây, tương lai một năm, hai năm cho đến mười năm”, lúc này là tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na thì y này nên thuộc về ai?

Đáp: Tuy là tháng cuối hạ, các Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na nhưng y này vẫn thuộc về Tăng an cư trong đây, tương lai một năm cho đến mười năm.

Lại hỏi: Chủ khuyến hóa vì Tăng sự xuất giới đi thì ai sẽ cho phần an cư?

Đáp: Xuất giới ở chỗ nào thì chỗ đó nên cho phần an cư. Lại nữa, tùy chỗ nào an cư nhiều ngày nhất thì nên cho phần an cư.

Lại hỏi: Tỳ-kheo phá an cư có nên cho phần y không?

Đáp: Hoặc cho hoặc không nên cho. Nên cho là nếu biết tiền an cư hay hậu an cư hoặc ở nhiều ngày hoặc ở nữa hạ thì nên cho; ngược lại thì không nên cho.

Lại hỏi: Người khán bịnh xuất giới đi vì người bịnh, khi người bịnh qua đời có nên chia y vật cho người khán bịnh không? Đáp: Nên cho hoặc không nên cho. Nếu người khán bịnh thật vì người bịnh mà xuất giới đi thì nên cho, nếu vì việc khác mà xuất giới đi thì không nên cho.

Lại hỏi: Như thế nào gọi là người khán bịnh?

Đáp: Nếu người có thể chăm sóc cho người bịnh đến khi lành bịnh hay qua đời, cho uống thuốc và ăn thức ăn tùy theo bịnh, cung cấp đầy đủ cho người bịnh, thân gần giúp cho người bịnh được lợi ích, có thể lìa đau đớn, suy tổn, thì người này gọi là người khán bịnh.

Lại hỏi: Nếu bạch y làm người khán bịnh thì có nên chia vật cho người khán bịnh không?, đáp là không nên.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo-ni làm người khán bịnh thì có nên chia vật cho người khán bịnh không?

Đáp: Không nên chia.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo khán bịnh an cư ở chỗ khác thì có nên chia vật cho người khán bịnh không?, đáp là nên cho.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo khán bịnh hậu an cư, Tỳ-kheo bịnh tiền an cư thì có nên chia vật cho người khán bịnh không?

Đáp: Nên cho.

Lại hỏi: Nếu Sa-di làm người khán bịnh thì có nên chia vật cho người khán bịnh không?, đáp là nên cho.

Lại hỏi: Nên chia cho như thế nào?

Đáp: Cho bằng phần của đại Tỳ-kheo

Lại hỏi: dữ học Sa-di (Sa-di học hối) lúc nào thì làm tịnh thí? Đáp:

Tùy lúc nào được thì làm tịnh thí lúc đó.

Lại hỏi: Tiền nên tịnh thí như thế nào?

Đáp: Nên nói: “Đây là vật bất tịnh, nếu tịnh sẽ thọ”.

Lại hỏi: Một Tỳ-kheo ở bốn trú xứ cùng một lúc an cư, được gọi là an cư mà không phạm không?

Đáp: Nếu để giường hoặc ván cây nối liền bốn giới lại thì được gọi là an cư.

Lại hỏi: Chỗ nào nên chia phần an cư?

Đáp: Cả bốn chỗ, mỗi chỗ cho một phần trong bốn phần, nếu Tỳkheo được ít y tắm mưa, y che phủ ghẻ thì phạm Đột-kiết-la, nếu chia y dư thừa cho Tỳ-kheo cũng phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm ba tướng: Một là xích lỏa, hai là mặc y giác chí súy, ba là búi tóc Khâm bà la thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo trừ ba tướng này, làm các tướng khác thì phạm tội gì?, đáp là Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, y cũ không được thọ làm y Ca-hi-na, nếu thọ thì không gọi là thọ, sao gọi là y cũ?

Đáp: Đã từng thọ làm y Ca-hi-na thì gọi là y cũ.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, y mới nên thọ làm y Ca-hi-na, sao gọi là y mới?

Đáp: Chưa từng thọ làm y Ca-hi-na thì gọi là y mới. Tỳ-kheo được Tăng sai làm y Ca-hi-na nên theo thứ lớp giặt nhuộm cắt may. Tỳ-kheo này khi giặt vải nên khởi niệm: “Ta dùng vải này may y Ca-hi-na để thọ trì”, khi nhuộm, đo, tính toán kích lượng, cắt may cũng khởi niệm giống như trên, tổng cộng là sáu niệm, khởi đủ sáu niệm này mới gọi là khéo may y Ca-hi-na; nếu không khởi đủ sáu niệm này thì không gọi là khéo may y Ca-hi-na. Lại nữa người làm y Ca-hi-na nên khởi ba tâm:

Một là ta dùng vải này sẽ may thành y Ca-hi-na để thọ.

Hai là ta dùng vải này nay may thành y Ca-hi-na để thọ.

Ba là ta dùng vải này may thành y Ca-hi-na để thọ xong rồi. Nếu khởi đủ ba tâm này mới gọi là khéo may y Ca-hi-na, nếu không khởi đủ ba tâm này thì không gọi là khéo may y Ca-hi-na. Lại nữa nên khởi hai tâm:

Một là ta dùng vải này nay may thành y Ca-hi-na để thọ.

Hai là ta dùng vải này may thành y Ca-hi-na để thọ xong rồi. Nếu khởi hai tâm này mới gọi là khéo may y Ca-hi-na, nếu không khởi hai tâm này thì người may y Ca-hi-na phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Nếu thọ y cất cách đêm rồi mới thọ y Ca-hi-na thì không được gọi là thọ y Ca-hi-na. Sao gọi là y cất cách đêm? Đáp: Y dư chứa quá mười đêm, hoặc thọ y bất tịnh thì không gọi là thọ y Ca-hi-na .

Lại hỏi: Sao gọi là y bất tịnh?

Đáp: Là y có được do mong cầu.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, y Khứ lai không được thọ làm y Ca-hina. Sao gọi là y khứ lai?

Đáp: Y phủ trên mình người chết, sau khi để người chết trong gò mã liền lấy lại y này mang về, nên gọi là y khư lai.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, dùng tịnh y thọ làm y Ca-hi-na, sao gọi là tịnh y?

Đáp: Là y được Phật cho thọ và khen ngợi thì gọi là tịnh y.

Lại hỏi: Nếu khi chưa thọ y Ca-hi-na, Tăng chia làm hai bộ thì bộ nào nên thọ y Ca-hi-na?

Đáp: Bộ nào như pháp thì nên thọ.

Lại hỏi: Nếu các Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na xong, Tăng chia làm hai bộ thì các Tỳ-kheo có được gọi là thọ y Ca-hi-na không?

Đáp: Đều được gọi là thọ.

Lại hỏi: Nếu trú xứ thọ y Ca-hi-na xong, Tăng chia làm hai bộ, trong hai bộ này có các Tỳ-kheo xả y Ca-hi-na thì có được gọi là xả không?

Đáp: Nếu như pháp xả thì gọi là xả. Người làm y Ca-hi-na nên khởi ba tâm:

Một là ta dùng vải này sẽ may thành y Ca-hi-na để thọ.

Hai là ta dùng vải này nay may thành y Ca-hi-na để thọ.

Ba là ta dùng vải này may thành y Ca-hi-na để thọ xong rồi. Nếu khởi đủ ba tâm này mới gọi là khéo may y Ca-hi-na, nếu không khởi đủ ba tâm này thì không gọi là khéo may y Ca-hi-na. Lại nữa nên khởi hai tâm:

Một là ta dùng vải này nay may thành y Ca-hi-na để thọ.

Hai là ta dùng vải này may thành y Ca-hi-na để thọ xong rồi. Nếu khởi hai tâm này mới gọi là khéo may y Ca-hi-na, nếu không khởi hai tâm này thì người may y Ca-hi-na phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Y này có nghĩa gì nên được gọi là y Ca-hi-na?

Đáp: Nghĩa của y gọi là Ca-hi-na, sanh khởi chín tâm nên gọi là thọ y Ca-hi-na, do tám nhân duyên nên gọi là xả y Ca-hi-na.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, trú xứ của y Ca-hi-na gọi là che phủ. Che phủ có nghĩa như thế nào?

Đáp: Trú xứ của y Ca-hi-na che phủ Tăng để được thọ các y vật bố thí.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, được dùng y cấp thí thọ làm y Ca-hi-na, sao gọi là y cấp thí?

Đáp: Còn mười ngày nữa mới đến tự tứ liền được y vật, thì y này gọi là y cấp thí.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, được dùng thời y thọ làm y Ca-hi-na, sao gọi là thời y?

Đáp: Vào tháng cuối hạ được y vật thì, thì y này gọi là thời y.

Lại hỏi: Có năm hạng Tỳ-kheo không được làm người làm y Cahi-na: Một là người không có tuổi hạ, hai là người phá an cư, ba là người hậu an cư, bốn là người bị tẫn, năm là người hành Biệt trú. Nếu túc số chưa tới năm người thọ y Ca-hi-na thì không được gọi là thọ y Ca-hi-na; nếu bốn Tỳ-kheo và người thứ năm là bạch y cũng không được gọi là thọ y Ca-hi-na. Nếu Sa-di, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế (phá nội, ngoại đạo), tặc trụ; người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương chảy máu, những người này làm người thứ năm trong túc số năm người thì không được gọi là thọ y Ca-hi-na .

Lại hỏi: Tùy ngày nào thọ y Ca-hi-na, ngày đó xả mà không làm yết ma lại không phạm không?

Đáp: Có, các Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na vào ngày mười bốn, khách Tỳ-kheo đến vào ngày mười năm, nếu cựu Tỳ-kheo vì khách Tỳ-kheo ngay ngày đó làm bố tát rồi xả y Ca-hi-na thì không phạm.

Lại hỏi: Sao gọi là phạm tội phá Tăng?

Đáp: Nếu phi pháp biết là phi pháp, vì tà kiến nên phá tăng thì gọi là phạm tội phá Tăng. Lại nữa phi pháp cho là pháp, tà kiến phá Tăng thì gọi là phá Tăng; hoặc trong phi pháp khởi nghi, tà kiến nên phá Tăng thì phạm tội phá Tăng.

Lại hỏi: Việc phá tăng đã có đều là tiếng tranh cãi của Tăng hay tiếng tranh cãi của Tăng đã có đều là phá Tăng? Đáp: Có bốn trường hợp

Một là có phá Tăng nhưng không có tiếng tranh cãi của Tăng, tức là nếu Tăng chia làm hai bộ, chưa thọ mười bốn việc phá Tăng.

Hai là có tiếng tranh cãi của Tăng nhưng không phải phá Tăng, tức là các Tỳ-kheo đã chấp trì mười bốn việc phá Tăng, nhưng Tăng chưa chia làm hai bộ.

Ba là có Phá Tăng cũng có tiếng tranh cãi của Tăng, tức là nếu Tăng chia làm hai bộ và thọ mười bốn việc phá Tăng.

Bốn là không có phá Tăng cũng không có tiếng tranh cãi của tăng, tức là trừ ba trường hợp trên.

Lại hỏi: Việc phá Tăng đã có đều là do Tăng biệt ly hay Tăng biẹt ly đều là phá Tăng?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Một là có phá Tăng nhưng không phải do biệt ly, tức là phá Tăng trong cùng một trú xứ.

Hai là có biệt ly nhưng không phải là phá Tăng, tức là hai chúng chia rẽ ở riêng, đất riêng, giới riêng, thí riêng và y riêng, tuy riêng nhưng chưa phải là phá Tăng.

Ba là có phá Tăng cũng có biệt ly, tức là Tăng chia làm hai bộ chia rẽ ở riêng, đất riêng, giới riêng, thí riêng và y riêng.

Bốn là không có phá Tăng cũng không có biệt ly, tức là trừ ba trường hợp trên.

Lại hỏi: Có việc phá Tăng là do Tăng khác biệt hay Tăng khác biệt đều là phá tăng?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Một là có phá Tăng nhưng không phải do Tăng khác biệt, tức là Tăng bị phá nhưng chưa khác biệt về nếp sinh hoạt, đất, giới, thí và y.

Hai là có tăng khác biệt nhưng không phải là phá tăng, tức là tuy tăng có khác biệt về nếp sống sinh hoạt, đất, giới, thí và y nhưng Tăng chưa bị phá làm hai bộ.

Ba là có phá Tăng cũng có Tăng khác biệt, tức là Tăng bị phá làm hai bộ và sống khác biệt về mọi phương diện như trên.

Bốn là không có phá Tăng cũng không có Tăng khác biệt, tức là trừ ba trường hợp trên.

Lại hỏi: Tăng chia làm hai bộ, nếu một bộ xả giới thì có được gọi là xả không?

Đáp: Nếu như pháp xả thì được gọi là xả.

Lại hỏi: Nếu tăng bị phá, Tỳ-kheo-ni có nên làm bố tát không?

Đáp: Nên làm bố tát, vì Tỳ-kheo-ni không đồng sự việc.

Lại hỏi: Nếu Tăng bị phá, Tỳ-kheo làm Thác lại tra làm sao bố tát?

Đáp: Nên xuất giới làm bố tát.

Lại hỏi: Nếu tăng bị phá làm hai bộ, Tỳ-kheo-ni nên đến bộ nào thỉnh giáo thọ?

Đáp: Nên theo bộ nào nói như pháp, nếu không có người nói như pháp thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra nên ra ngoài giới giáo thọ Tỳ-kheoni.

Lại hỏi: BA-tỳ-kheo bị tẫn, một Tỳ-kheo tùy thuận cung cấp thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm hai tội Đột-kiết-la và một tội Ba-dật-đề .

Lại hỏi: Tỳ-kheo bị tẫn gọi là một mình, có bạn đảng hay không?, đáp là một mình không có bạn đảng.

Lại hỏi: Tỳ-kheo bị tẫn nhưng chưa quyết định thì có được ở chung và cùng làm việc chung hay không?

Đáp: Cùng ở chung và cùng làm việc chung không phạm. Lại hỏi: Tỳ-kheo thọ pháp có được cùng Tỳ-kheo không thọ pháp tác pháp yết ma không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Tỳ-kheo không thọ pháp có được cùng Tỳ-kheo thọ pháp tác pháp yết ma không?

Đáp là không được.

Lại hỏi: Nếu một Tỳ-kheo bị tẫn, bốn Tỳ-kheo tùy thuận thì có gọi là phá tăng không?

Đáp: Phá tăng, vì sao, vì bốn Tỳ-kheo tùy thuận là đủ túc số tăng lại tùy thuận người mà Tăng đã tẫn.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, người như vậy không nên làm yết ma Bất kiến tẫn, nếu làm thì phạm Thâu-lan-giá, vì sao, vì nhân duyên gần phá Tăng.

Lại hỏi: Sao gọi là người như vậy?

Đáp: Tức là người có oai đức lớn, quen biết nhiều, đa văn, nhiều trí huệ, hiểu nghĩa kinh, luật và luận nên gọi là người như vậy. Đối với người như vậy thì không nên cho yết ma Bất kiến tẫn, nếu cho yết ma Bất kiến tẫn thì phạm Thâu-lan-giá, vì làm nhân duyên gần phá Tăng.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, dựa theo lời của tỳ-kheo đáng tin nên thấy tội. Sao gọi là Tỳ-kheo đáng tin?

Đáp: Nghe từ bên Tỳ-kheo nói lời đáng tin và cũng tự tin có tội này.

Lại hỏi: Nếu Tăng sắp bị phá, người biết pháp theo thứ lớp trải giường độc tọa, ở giữa chừa một chỗ ngồi, Tỳ-kheo ngồi trong đó nên tác tăng pháp yết ma, cũng nên giáo thọ Tỳ-kheo-ni, trong đây như thế nào gọi là thành pháp?

Đáp: Nếu các Tỳ-kheo cùng có tâm hối biết tội, cung kính lễ bái chào hỏi nhau.

Lại hỏi: Như Phật đã day, nên tha thiết cầu nhân duyên chúng tăng hòa hợp, chớ cầu nhân duyên phá Tăng. Sao gọi là tha thiết cầu?

Đáp: Nếu cầu lời nói, cầu nghĩa thú, phân biệt trù lượng, tha thiết cầu nhân duyên chúng tăng hòa hợp, chớ cầu nhân duyên phá Tăng.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo bị tẫn, tâm hối hận biết tội, cung kính đảnh lễ tăng, các Tỳ-kheo dẫn ra ngoài giới cho giải tẫn thì có được gọi là giải không?

Đáp: Được giải, nhưng các Tỳ-kheo phạm tội.

Lại hỏi: Khi nào ở Câu-xá-di gọi là Phá tăng?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo Câu-xá-di cùng một trú xứ ở trong giới riêng làm bố tát và các pháp yết ma thì lúc đó gọi là Phá tăng. Lại hỏi: Người nào ở Câu-xá-di gọi là phá Tăng?

Đáp: Là Tỳ-kheo biết pháp cùng một trú xứ ở trong giới riêng làm bố tát và các pháp yết ma.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo-ni tăng bị phá làm hai bộ, Tỳ-kheo-ni đến các Tỳ-kheo cầu giáo pháp, các Tỳ-kheo có nên cho giáo pháp không?

Đáp: Nên nói rằng: “Các vị hãy cùng nhau hòa hợp”.

Lại hỏi: Có hai nhân duyên gọi là phá hòa hợp Tăng: Một là xướng nói, hai là lấy thẻ. Ngoài hai nhân duyên này còn có nhân duyên khác gọi là phá tăng không?

Đáp: Không có

Lại hỏi: Nếu tăng bị phá làm hai bộ, Tỳ-kheo-ni đến cầu giáo hóa thì có nên giáo hóa không?

Đáp: Nên giáo hóa, vì sao, vì không muốn để cho Tỳ-kheo-ni tăng bị phá.

Lại hỏi: Tỳ-kheo Tỳ-da-ly thọ Tỳ-kheo-ni thỉnh giáo hóa, nếu lúc đó Tỳ-kheo Câu-xá-di ở trong giới của tỳ-kheo Tỳ-da-ly thì làm sao giáo hóa?

Đáp: Nên xuất giới để giáo hóa.

Lại hỏi: Hai bộ bạn đảng ở Câu-xá-di tập họp một chỗ để bố tát, Tỳ-kheo làm Thác lại tra làm sao bố tát?

Đáp: Nên xuất giới làm bố tát.

Lại hỏi: Nếu đàn việt nắm tay Thượng tòa nói là thí vật cho Tăng, thì vật thì này nên thuộc về ai?

Đáp: Bộ nào làm Thượng tòa thì bộ đó được vật thí.

Lại hỏi: Nếu đàn việt nắm tay đệ nhất Thượng tòa, đệ nhị Thượng tòa nói là thí vật cho Tăng, thì vật thì này nên thuộc về ai?

Đáp: Nếu hai Thượng tòa này ở chung trong một bộ thì vật thí thuộc về một bộ; nếu hai Thượng tòa ở trong hai bộ thì vật thí thuộc về cả hai bộ.

Lại hỏi: Nên chia như thế nào?

Đáp: Nên chia đồng đều, phần thứ tư cho Sa-di.

Lại hỏi: Tỳ-kheo Tỳ-da-ly đến chỗ Tỳ-kheo làm Thác lại tra để cùng làm thuyết giới bố tát thì có được gọi là thuyết giới bố tát không?

Đáp: Được, nên hiển tướng của Thác lại tra.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm Thác lại tra đến chỗ Tỳ-kheo Tỳ-da-ly làm thuyết giới bố tát thì có được gọi là thuyết giới bố tát không?

Đáp: Được nhưng mất tướng của Thác lại tra.

Lại hỏi: Tỳ-kheo Câu-xá-di đến chỗ Tỳ-kheo làm Thác lại tra để cùng làm thuyết giới bố tát thì có được gọi là thuyết giới bố tát không? Đáp: Được, nên hiển tướng của Thác lại tra.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm Thác lại tra đến chỗ Tỳ-kheo Câu-xádi làm thuyết giới bố tát thì có được gọi là thuyết giới bố tát không?

Đáp: Được nhưng mất tướng của Thác lại tra.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, có một trú xứ các Tỳ-kheo làm yết ma phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, như pháp hòa hợp chúng. Ý nghĩa của các yết ma này như thế nào?

Đáp: Phi pháp biệt chúng yết ma là như đáng cho yết ma Khổ thiết lại cho làm yết ma Khu xuất, Tăng lại không hòa hợp. Phi pháp hòa hợp chúng là như đáng cho yết ma Khổ thiết lại cho làm yết ma Khu xuất, nhưng Tăng hòa hợp làm. Tợ pháp biệt chúng là như khi cho làm yết ma Bất kiến tẫn lại xuớng trước bạch sau, Tăng cũng không hòa hợp. Tợ pháp hòa hợp chúng là như khi cho làm yết ma Bất kiến tẫn lại xướng trước bạch sau, nhưng Tăng hòa hợp làm. Như pháp biệt chúng là như đáng cho yết ma Khu xuất thì cho làm yết ma Khu xuất nhưng Tăng lại không hòa hợp làm. Như pháp hòa hợp chúng là như đáng cho yết ma Khu xuất thì cho làm yết ma Khu xuất và Tăng hòa hợp làm. Nếu một Tỳ-kheo tẫn một người thì phạm một tội Đột-kiết-la, một người tẫn hai người thì phạm hai Đột-kiết-la, một người tẫn ba người thì phạm ba Đột-kiết-la, một người tẫn bốn người thì phạm bốn Đột-kiết-la; hai người tẫn hai người thì phạm hai Đột-kiết-la… hai người tẫn bốn người thì phạm bốn Đột-kiết-la, hai người tẫn một người thì phạm một Độtkiết-la; ba người tẫn ba người thì phạm ba Đột-kiết-la… ba người tẫn một người thì phạm một Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Nếu bốn Tỳ-kheo tẫn bốn Tỳ-kheo thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, vì nhân duyên phá Tăng.

Lại hỏi: Nếu chúng tăng ngủ khi tác pháp tẫn một Tỳ-kheo thì Tỳkheo này có được gọi là tẫn không?

Đáp: Nếu nghe bạch rồi ngủ thì được gọi là tẫn.

Lại hỏi: Nếu tăng dùng nhân duyên khác hòa hợp để tẫn một Tỳkheo thì có được gọi là tẫn không?

Đáp: Được gọi là tẫn, nhưng người nói yết ma phạm tội.

Lại hỏi: Nếu chưa tới túc số bốn Tỳ-kheo mà tác pháp tẫn người thì có được gọi là tẫn không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Nếu bA-tỳ-kheo và người thứ bốn là bạch y, Sa-di, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương, thì có được tác pháp tẫn người khác không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, có một trú xứ, khi tác pháp yết ma các Tỳ-kheo không tập họp một chỗ, người nên gởi dục lại không gởi, Tỳkheo hiện hiền có thể ngăn, nếu ngăn thì thành ngăn. Lúc đó Tỳ-kheo tác pháp yết ma nên làm thế nào?

Đáp: Loại yết ma nên làm với túc số bốn người thì bốn Tỳ-kheo nên làm, loại yết ma nên làm với túc số năm người thì năm Tỳ-kheo nên làm, loại yết ma nên làm với túc số mười người thì mười Tỳ-kheo nên làm, loại yết ma nên làm với túc số hai mươi người thì hai mươi Tỳkheo nên làm, phải là Tỳ-kheo thanh tịnh đồng kiến cùng ở chung. Đây là điều mà Tỳ-kheo tác pháp yết ma nên làm.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo ngủ, Tăng làm pháp tẫn, có được gọi là tẫn không?

Đáp: Nếu nghe bạch rồi ngủ thì được gọi là tẫn.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nhập định, các Tỳ-kheo tác pháp tẫn thì có được gọi là tẫn không?

Đáp: Nếu nghe bạch rồi nhập định thì được gọi là tẫn.

Lại hỏi: Nếu Tăng bị phá làm hai bộ, tác pháp tẫn lẫn nhau thì có được gọi là tẫn không?

Đáp: Nếu tẫn như pháp thì được gọi là tẫn.

Lại hỏi: Nếu lấy túc số Tỳ-kheo làm Thác lại tra để tác pháp tẫn một Tỳ-kheo, thì có được gọi là tẫn không?

Đáp: Được nhưng mất tướng của Thác lại tra .

Lại hỏi: Yết ma phi pháp đã có đều là yết ma biệt chúng hay yết ma biệt chúng đều là yết ma phi pháp?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Là yết ma phi pháp không phải là yết ma biệt chúng tức là các Tỳ-kheo khi tác pháp yết ma hòa họp một chỗ, người nên gởi dục thì gởi, Tỳ-kheo hiện hiền nếu ngăn thì thành ngăn mà không ngăn. Nếu người không hiện tiền, không nói trước việc đó mà cho làm yết ma.

2. Là yết ma biệt chúng không phải là yết ma phi pháp, tức là các Tỳ-kheo khi tác pháp yết ma không tập họp một chỗ, người nên gởi dục lại không gởi, Tỳ-kheo hiện hiền có thể ngăn, nếu ngăn thì thành ngăn.

Nếu người hiện tiền, nói trước việc đó rồi mới cho làm yết ma.

3. Là yết ma phi pháp cũng là yết ma biệt chúng, tức là các Tỳkheo khi tác pháp yết ma không tập họp một chỗ, người nên gởi dục lại không gởi, Tỳ-kheo hiện tiền có thể ngăn, nếu ngăn thì thành ngăn. Nếu người không hiện tiền, không nói trước việc đó mà cho làm yết ma.

4. Không phải yết ma phi pháp cũng không phải yết ma biệt chúng, tức là các Tỳ-kheo khi tác pháp yết ma hòa họp một chỗ, người nên gởi dục thì gởi, Tỳ-kheo hiện hiền nếu ngăn thì thành ngăn mà không ngăn. Nếu người hiện tiền, nói trước việc đó rồi mới cho làm yết ma.

Lại hỏi: Yết ma như pháp đã có đều là yết ma hòa hợp hay yết ma hòa hợp đều là yết ma như pháp?

Đáp: Có bốn trường hợp :

1. Là yết ma như pháp không phải là yết ma hòa hợp tức là các Tỳ-kheo khi tác pháp yết ma không hòa họp một chỗ, người nên gởi dục thì không gởi dục đến, Tỳ-kheo hiện hiền có thể ngăn, nếu ngăn thì thành ngăn. Nếu người hiện tiền, nói trước việc đó rồi mới cho làm yết ma.

2. Là yết ma hòa hợp không phải là yết ma như pháp, tức là các Tỳ-kheo khi tác pháp yết ma hòa họp một chỗ, người nên gởi dục thì gởi dục đến, Tỳ-kheo hiện hiền nếu ngăn thì thành ngăn mà không ngăn. Nếu người không hiện tiền, không nói trước việc đó mà cho làm yết ma.

3. Là yết ma như pháp cũng là yết ma hòa hợp, tức là các Tỳ-kheo khi tác pháp yết ma hòa họp một chỗ, người nên gởi dục thì gởi dục đến, Tỳ-kheo hiện tiền nếu ngăn thì thành ngăn mà không ngăn. Nếu người hiện tiền, nói trước việc đó rồi mới cho làm yết ma.

4. Không phải yết ma như pháp cũng không phải yết ma hòa hợp, tức là các Tỳ-kheo khi tác pháp yết ma không hòa họp một chỗ, người nên gởi dục thì không gởi, Tỳ-kheo hiện hiền có thể ngăn, nếu ngăn thì thành ngăn. Nếu người không hiện tiền, không nói trước việc đó mà cho làm yết ma.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, người đã có tội, Tăng nên can ngăn cho đến ba lần; nếu Tỳ-kheo không có tội thì Tăng có nên can cho đến ba lần hay không?

Đáp: Trừ các tội, những việc khác đều là khuyên nhắc.

Lại hỏi: Bạch cách đêm trong Tăng, có được tác yết ma không?

Đáp: Trừ yết ma thuộc về Hòa thượng ni, nếu tăng chưa đứng dậy thì được làm tất cả các yết ma.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo xướng nói rồi mới nói cho Tỳ-kheo bị tẫn biết thì có được gọi là tẫn không?

Đáp: Được gọi là tẫn nhưng người làm yết ma phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo nhân nơi cách đêm gởi dục để làm các yết ma thì có được gọi là làm không?

Đáp: Trừ yết ma thuộc về Hòa thượng ni, nếu tăng chưa đứng dậy thì được làm tất cả các yết ma.

Lại hỏi: Tỳ-kheo tự làm yết ma, có được không?

Đáp: Không được, nếu người này làm thì tăng nên nói rằng: “Thầy nên tự thuận theo và tự thọ trì”.

Lại hỏi: Nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y… thì người này làm sao tự nói như pháp?

Đáp: Người này nên ở trong Tăng tự nói cho đến ba lần.

Lại hỏi: Một lúc có thể được xướng nói bốn người khiến cho đắc giới không?

Đáp là không được.

Lại hỏi: Một lúc có thể được xướng nói khiến cho bốn người được thọ giới cụ túc không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Túc số bốn Tỳ-kheo, người thứ bốn là bị tẫn hoặc là người hành Biệt trú tác pháp tẫn người khác thì có được gọi là tẫn không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo chiết phục tẫn xuất thì có được gọi là tẫn không?

Đáp: Được gọi là tẫn, nhưng yết ma chiết phục trước đã được bỏ rồi.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo bị tẫn nên y chỉ Tỳ-kheo, có thể tỏ bày sám hối nơi Tỳ-kheo không?

Đáp: Yết ma Y chỉ này trước đã được bỏ rồi.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo làm yết ma chiết phục cho Trưởng lão đã bị tẫn thì có được gọi là làm không?

Đáp: Không được, vì ở trong đây không đồng sự.

Lại hỏi: Các Tỳ-kheo làm yết ma Y chỉ cho Tỳ-kheo đã bị tẫn khiến tỏ bày sám hối, có được gọi là làm không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Trừ Tỳ-kheo, nói gièm siểm người khác thì phạm tội gì?, đáp là Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Yết ma Chiết phục có ý nghĩa gì?

Đáp: Đây là tên của một pháp yết ma, xuất phát từ ngôn tránh, Tăng nên nói với người này: “Tăng sẽ trù lượng việc của thầy sau”.

Lại hỏi: Yết ma Y chỉ có ý nghĩa gì?

Đáp: Đấy là tên của một pháp yết ma, xuất phát từ làm các tội, Tăng nên nói với người này: “Thầy nên y chỉ Tỳ-kheo kia”.

Lại hỏi: Yết ma Khu xuất có ý nghĩa gì?

Đáp: Đấy là tên của một pháp yết ma, xuất phát từ Ô-tha-gia, Tăng nên nói với người này: “Thầy nên rời khỏi đây, chớ ở trong đây nữa”.

Lại hỏi: Yết ma Hạ ý có ý nghĩa gì?

Đáp: Đấy là tên của một pháp yết ma, xuất phát từ khinh mắng bạch y, Tăng nên nói với người này: “Thầy nên đến cư sĩ đó tạ lỗi”

Lại hỏi: Như Phật đã dạy là thầy nên y chỉ Tỳ-kheo kia mà ở, câu này có nghĩa gì?

Đáp: Tùy Tỳ-kheo phạm tội gì đều thâm tâm ái niệm, nên bảo y chỉ Tỳ-kheo kia mà ở.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy là Tăng sẽ trù lượng, lời này có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa là thấy có tội phải ở trong Tăng tự thú ba lần để Tăng tùy tội mà xử trị, đó gọi là trù lượng.

Lại hỏi: Nếu đối với người có hai mắt, Tỳ-kheo nói là có một mắt thì phạm tội gì?, đáp là Ba-dật-đề cố vọng ngữ.

Lại hỏi: Đối với người một mắt, Tỳ-kheo nói là một mắt thì phạm tội gì?, đáp là Ba-dật-đề khinh hủy xúc não.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, Tỳ-kheo ở trong hay ngoài khinh hủy xúc não người khác, thế nào là trong, thế nào là ngoài?, đáp: Trong là trong giới, ngoài là ngoài giới; lại nữa, trong nhà gọi là trong, ngoài đất trống gọi là ngoài.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, Tỳ-kheo A lợi tra, dòng Bà-la-môn Yết đà, vốn là đệ tử mà nói pháp ngăn đạo là không có ngăn đạo, thế nào là ngăn đạo?

Đáp: Dục chính là ngăn đạo.