THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 58

TỲ NI TỤNG (Tiếp Theo)

2. Giới Trộm (Tiếp Theo):

Các Tỳ-kheo nói với nhau: “Chúng ta hãy cùng đi làm giặc”, đáp là tùy ý rồi cùng nhau đi, đi đến giữa đường liền sanh tâm hối hận, nghĩ rằng: “Chúng ta do lòng tin xuất gia trong Phật pháp thiện mà lại đi làm giặc hay sao”, nghĩ rồi không đi nữa, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Các Tỳ-kheo nói với nhau: “Chúng ta hãy cùng đi làm giặc”, đáp là tùy ý rồi cùng nhau đi, đi đến giữa đường, một người trong số đó suy nghĩ: “Ta do lòng tin xuất gia trong Phật pháp, sao lại đi làm giặc. Nhưng nếu ta không đi, họ sẽ giết ta, ta tuy cùng đi nhưng không đoạt lấy vật cũng không lấy phần”, nghĩ rồi cùng đi, không đoạt lấy vật cũng không nhận lấy phần, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Các Tỳ-kheo nói với nhau: “Chúng ta hãy cùng đi làm giặc”, đáp là tùy ý rồi cùng nhau đi, khi đi đến nơi không lấy được gì cả, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Các Tỳ-kheo nói với nhau: “Chúng ta hãy cùng đi làm giặc”, đáp là tùy ý rồi cùng nhau đi, đi đến nơi, phân nữa-tỳ-kheo canh chừng, phân nữa-tỳ-kheo lấy vật. Số Tỳ-kheo canh chừng nói với nhau: “Chúng ta không lấy vật nên không có tội”, sanh nghi không biết có phạm Ba-ladi không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâulan-giá”.

Các Tỳ-kheo nói với nhau: “Chúng ta hãy cùng đi làm giặc”, đáp là tùy ý rồi cùng nhau đi, khi đến nơi lấy thì phân nữa-tỳ-kheo lấy được vật, phân nữa-tỳ-kheo không lấy được vật. Số người không lấy được vật nói với nhau: “Chúng ta không lấy vật cũng không lấy phần thì không có tội”, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Các Tỳ-kheo nói với nhau: “Chúng ta hãy cùng đi làm giặc”, đáp là tùy ý rồi cùng nhau đi, đến nơi nói với nhau là lấy ít chớ có lấy đủ năm tiền. Khi lấy xong gom lại để cùng chia thì thấy là đủ số năm tiền, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Tùy người lấy vật rời khỏi chỗ cũ trị giá bao nhiêu mà kết phạm”. Lúc đó người canh giữ cho Tỳ-kheo y, Tỳ-kheo không lấy nghĩ rằng: “Trong đây ai là đàn việt, ai là chủ”, liền bạch Phật, Phật nói: “Tùy người nào thí thì nhận”.

Có giặc bắt đệ tử mang đi, Hòa thượng đoạt lại dẫn về, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu quyết định là thuộc về giặc thì phạm Ba-la-di, nếu không quyết định thì không phạm”. A-xà-lê có đệ tử cận hành bị giặc bắt cũng như vậy.

Có giặc bắt Tỳ-kheo dẫn đi, sau đó bỏ trốn chạy thoát trở về, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật nói: “Tự thoát thân thì không phạm”.

Có Tỳ-kheo mang vật đáng đóng thuế đi qua ải thuế quan, nghĩ rằng: “Nếu ta mang vật này qua thì phạm Ba-la-di, nhưng tiền đóng thuế vật này thà mang cho Phật pháp tăng hay cho Hòa thượng, A-xàlê hay cho cha mẹ”, nghĩ rồi liền dùng lời dịu dàng nói với người thuế quan: “Tôi mang vật này là để cúng dường cho Phật pháp tăng hoặc cho Hòa thượng, A-xà-lê hoặc cho cha mẹ”, do lực của lời nói này mà được đi qua không phải đóng thuế thì không lỗi, hoặc bay qua thì không phạm. Có Tỳ-kheo đến mượn của tỳ-kheo khác chiếc giường độc tọa, nghĩ là không trả lại, chủ đến đòi, nói là không trả, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Lại có Tỳ-kheo đến mượn Tỳ-kheo khác quyển kinh, nghĩ là không trả lại, chủ đến đòi, nói là không trả, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”

Có Tỳ-kheo trộm lấy đãy y xấu rách nhưng trong đó lại có chiếc y quý giá, thấy y này rồi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật nói: “Tính giá đãy y này nếu đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, nếu không tới năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá”.

Có đám giặc mang rượu đến chỗ A-lan-nhã, uống một nữa còn một nữa đem cất, lúc đó các Tỳ-kheo du hành đến thấy rượu này liền nói với đệ tử: “Hãy mang rượu này về trú xứ dùng làm rượu đắng”, đệ tử vâng lời thầy lấy mang về. Đám giặc trở về, tìm không thấy rượu liền đến hỏi các Tỳ-kheo: “Rượu để chỗ kia, các thầy có lấy mang đi không?”, đáp là có mang đi, đám giặc tức giận nói: “Các thầy là giặc của giặc”, Tỳ-kheo hỏi: “Sao lại nói là giặc của giặc?”, giặc nói: “Chúng tôi là giặc, các thầy trộm lấy của tôi nên là giặc của giặc”. Tỳkheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy rượu với tâm gì”, đáp: “Con cho là rượu không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ rồi mới lấy”.

Lại có đám giặc mang thịt đến chỗ A-lan-nhã, ăn một nữa còn một nữa đem cất, lúc đó các Tỳ-kheo du hành đến thấy thịt này liền nói với đệ tử: “Hãy mang thịt này về trú xứ để ngày mai cúng dường”, đệ tử vâng lời thầy lấy mang về. Đám giặc trở về, tìm không thấy thịt liền đến hỏi các Tỳ-kheo: “Thịt để chỗ kia, các thầy có lấy mang đi không?”, đáp là có mang đi, đám giặc tức giận nói: “Các thầy là giặc của giặc”, Tỳ-kheo hỏi: “Sao lại nói là giặc của giặc?”, giặc nói: “Chúng tôi là giặc, các thầy trộm lấy của tôi nên là giặc của giặc”. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy thịt với tâm gì”, đáp: “Con cho là thịt không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ rồi mới lấy”.

Có đám giặc cướp phá thành ấp cướp lấy được tài vật rồi mang đến chỗ A-lan-nhã định chia, quan binh đến bao vây, đám giặc hoảng sợ nên đem tài vật này bố thí hết cho các Tỳ-kheo rồi bỏ chạy. Khi các bạch y đến nhìn thấy tài vật này ở chỗ Tỳ-kheo liền hỏi: “Tài vật này vì sao ở chỗ các thầy?”, đáp là bọn giặc cho chúng tôi, bạch y nói: “Ai tin lời của các thầy, hoặc là các thầy làm giặc hoặc là đồng đảng của giặc nên mới có được tài vật này”. Các Tỳ-kheo không biết làm sao, đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không được lấy vật từ bọn giặc, nếu chủ giặc cho thì được thọ, thọ rồi nên nhuộm cho hoại sắc rồi mặc, nếu đã nhuộm hoại sắc mà chủ vẫn đòi thì nên trả lại”.

Có cư sĩ cởi áo để bên đường rồi đi tiện lợi, một Tỳ-kheo nạp y đi đến thấy y này, nhìn chung quanh thấy không có ai liền lấy y này mang đi, cư sĩ chạy theo đòi y nói rằng: “Tỳ-kheo không được mang áo của tôi đi”, Tỳ-kheo không nghe thấy nên vẫn mang đi không dừng lại, cư sĩ nói: “Pháp của tỳ-kheo là người khác không cho mà vẫn miễn cưỡng lấy đi hay sao?”, Tỳ-kheo nói: “Tôi cho là y này vô chủ”, cư sĩ nói: “Đây là áo của tôi, nó là vật có chủ”, Tỳ-kheo nói: “Nếu là vật của ông thì ông cứ lấy”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy y với tâm gì”, đáp: “Con cho là y không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ vật này là có chủ hay không chủ rồi mới lấy”.

Khi có người thân chết, người nhà liền mang người chết đến bỏ nơi rừng thây chết, pháp của người dân trong nước này là cởi lấy y sạch đẹp trên người của người chết rồi mới hỏa thiêu. Người nhà cởi lấy y sạch đẹp trên người chết để ở bìa rừng rồi làm lễ hỏa thiêu người chết, lúc đó Tỳ-kheo nạp y đi đến thấy y này, nhìn chung quanh thấy không có ai liền lấy y này mang đi, cư sĩ chạy theo đòi y nói rằng: “Tỳ-kheo không được mang áo của tôi đi”, Tỳ-kheo không nghe thấy nên vẫn mang đi không dừng lại, cư sĩ nói: “Pháp của tỳ-kheo là người khác không cho mà vẫn miễn cưỡng lấy đi hay sao?”, Tỳ-kheo nói: “Tôi cho là y này vô chủ”, cư sĩ nói: “Đây là áo của tôi, nó là vật có chủ”, Tỳ-kheo nói: “Nếu là vật của ông thì ông cứ lấy”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy y với tâm gì”, đáp: “Con cho là y không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ là vật có chủ hay không có chủ rồi mới lấy”.

Có người giặt y đem y ngâm trong nước rồi quên bỏ đi đến tụ lạc khác, sau mới nhớ lại không biết có mất số y này không liền trở về. Lúc đó có Tỳ-kheo nạp y tìm cầu nạp y cũ rách đi đến chỗ này thấy y, nhìn chung quanh thấy không có ai liền lấy y này mang đi, người giặt y thấy Tỳ-kheo lấy y liền chạy theo đòi y nói rằng: “Tỳ-kheo không được mang áo của tôi đi”, Tỳ-kheo không nghe thấy nên vẫn mang đi không dừng lại, người giặt y nói: “Pháp của tỳ-kheo là người khác không cho mà vẫn miễn cưỡng lấy đi hay sao?”, Tỳ-kheo nói: “Tôi cho là y này vô chủ”, cư sĩ nói: “Đây là áo của tôi, nó là vật có chủ”, Tỳ-kheo nói: “Nếu là vật của ông thì ông cứ lấy”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy y với tâm gì”, đáp: “Con cho là y không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ vật là có chủ hay không có chủ rồi mới lấy”.

Lại có người giặt y mang y đến bên bờ nước giặt, giặt xong vắt rồi đem phơi, ngồi một chỗ để canh chừng, lúc đó có một Tỳ-kheo nạp y tìm cầu y nạp cũ rách đi đến chỗ này thấy y, nhìn chung quanh thấy không có ai liền lấy y này mang đi, người giặt y thấy Tỳ-kheo lấy y mang đi liền chạy theo đòi y nói rằng: “Tỳ-kheo không được mang áo của tôi đi”, Tỳ-kheo không nghe thấy nên vẫn mang đi không dừng lại, người giặt y nói: “Pháp của tỳ-kheo là người khác không cho mà vẫn miễn cưỡng lấy đi hay sao?”, Tỳ-kheo nói: “Tôi cho là y này vô chủ”, cư sĩ nói: “Đây là áo của tôi, nó là vật có chủ”, Tỳ-kheo nói: “Nếu là vật của ông thì ông cứ lấy”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Bala-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy y với tâm gì”, đáp: “Con cho là y không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ là vật có chủ hay không có chủ rồi mới lấy”.

Có một đứa trẻ mang xá lặc, rong chơi trên đường bỏ quên lại xá lặc mà trở về nhà, lúc đó có một Tỳ-kheo nạp y đi đến thấY-xá-lặc này, nhìn quanh thấy không có ai liền lấy mang đi. Người nhà của đứa bé từ xa nhìn thấy liền nói với Tỳ-kheo: “Không được lấY-xá-lặc đi”, Tỳ-kheo nói: “Tôi nhặt ở trên đường”, người nữ nói: “Con tôi mang xá lặc đi rong chơi bỏ quên trên đường, thầy không nên lấy”, Tỳ-kheo nói: “Nếu là của con cô thì cô cứ lấy lại”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy vật đó với tâm gì”, đáp: “Con cho là vật không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ rồi mới lấy”.

Lúc đó các Tỳ-kheo nạp y mặc nạp y dơ bẩn khiến các thần kim cang và thiên thần không vui, cũng tự mất oai đức, bạch Phật, Phật nói: “Nạp y bất tịnh thì không nên mặc, nếu mặc thì phạm Đột-kiết-la”.

Có một cư sĩ nghe nói Sa-môn Thích tử có người mặc nạp y liền đem điệp y quý giá gói tám văn tiền rồi bỏ trong đống phân, cố ý cho điệp y ló ra rồi đứng ở chỗ xa xem chừng. Lúc đó có một Tỳ-kheo nạp y tìm cầu nạp y cũ rách đi đến, thấy điệp y ló ra liền lấy, lấy rồi mới phát hiện ra là điệp y quý giá nên mang đi. Cư sĩ từ xa nhìn thấy liền kêu lên: “Trưởng lão chớ lấy điệp y của tôi”, Tỳ-kheo nói: “Tôi nhặt trong đống phân, đâu can gì đến ông”, cư sĩ nói: “Tôi nghe nói Sa-môn Thích tử có người mặc nạp y liền đem điệp y quý giá gói tám văn tiền rồi bỏ trong đống phân, cố ý cho điệp y ló ra rồi đứng ở chỗ xa xem chừng. Nếu thầy không tin thì hãy mở ra xem thử”, Tỳ-kheo mở ra xem thì thấy có tám văn tiền liền nói: “Nếu là của ông thì cứ lấy lại”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy vật đó với tâm gì”, đáp: “Con cho là vật không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ rồi mới lấy”.

Có Tỳ-kheo nạp y cất giấu nạp y một chỗ rồi vào thành Xá-vệ khất thực, lúc đó có một Tỳ-kheo nạp y khác đi đến chỗ này phát hiện nạp y, nhìn quanh thấy không có ai liền lấy mang đi, sau đó đem giặt sạch rồi phơi bên cửa tinh xá Kỳ-hoàn. Tỳ-kheo chủ y khất thực trở về tìm không thấy nạp y, khi đến tinh xá Kỳ-hoàn thấy y đang phơi bên cửa liền nói với Tỳ-kheo phơi y: “Trưởng lão đã phạm Ba-la-di”, Tỳ-kheo hỏi tại sao, liền nói: “Nạp y của tôi thầy đã lấy mang đi”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳkheo: “Thầy khi lấy nạp y đó với tâm gì”, đáp: “Con cho là nạp y không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ là vật cất giấu hay là vật vô chủ rồi mới lấy”.

Nước Kiều-tát-la gần chỗ rừng thây chết có miếu thờ trời, người giữ miếu giặt y vắt rồi phơi quên không cất, gió thổi y bay đến chỗ người chết, lúc đó có một Tỳ-kheo đang ở bên người chết quán tử thi, nhìn thấy y rơi xuống liền lấy mang đi. Người giữ miếu đi đến thấy liền nói: “Trưởng lão chớ lấy y của tôi”, Tỳ-kheo nói: “Tôi lấy y này ở bên người chết đâu can gì đến ông”, người giữ miếu nói: “Tôi phơi y quên cất, gió thổi bay đến chỗ người chết”, Tỳ-kheo nói: “Nếu là của ông thì ông cứ lấy lại”, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi lấy y đó với tâm gì”, đáp: “Con cho là y không có chủ nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu thấy vật nên suy xét kỹ rồi mới lấy”.

Các Tỳ-kheo lấy y ở trong chỗ bỏ người chết, các Chiên-đà-la thấy nói: “Trưởng lão không được lấy, đó là vật đóng thuế của chúng tôi”, các Tỳ-kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay Tỳ-kheo không nên lấy y ở chỗ người chết, nếu lấy thì phạm tội”. Lại có các Tỳ-kheo lượm những đoạn nạp y ở bên ngoài chỗ bỏ người chết, các Chiên-đà-la cũng ngăn không cho lấy, Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Nếu ngăn không cho lấy thì đừng lấy, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la”.

Lúc đó có cư sĩ thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời, cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Khi Phật và Tăng đi đến nhà cư sĩ, trưởng lão Daxá ở lại giữ Tăng phường nên nhận lấy phần thức ăn, lúc đó có hai đứa con nhỏ của cư sĩ Cấp-cô-độc đến chơi đùa trong sân của Tăng phường, giặc muốn đến xâm não và cướp đoạt của hai đứa bé. Trưởng lão Da-xá thấy rồi liền suy nghĩ: “Hai đứa trẻ này đáng thương, không biết giặc sắp làm hại”, nghĩ rồi liền nhập định dùng thần thông lực khởi bốn binh, giặc thấy bốn binh cho là bị quan binh bao vây hoảng sợ bỏ chạy. Sau đó các Tỳ-kheo biết chuyện nói với trưởng lão Da-xá: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi tại sao, liền nói: “Giặc xâm não cướp đoạt ật của hai đứa trẻ, thầy đã đoạt lấy lại”, Da-xá sanh nghi nên bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy dùng tâm gì đoạt lấy lại”, đáp: “Con dùng thần thông lực”, Phật nói: “Nếu dùng thần thông lực lấy lại thì không phạm”.

Lúc đó có cư sĩ thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời, cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Khi Phật và Tăng đến nhà cư sĩ, một Tỳ-kheo ở lại giữ Tăng phường nên nhận lấy phần thức ăn. Tỳ-kheo đang tụng chú thuật, lúc đó có hai đứa con nhỏ của cư sĩ Cấp-cô-độc đến chơi đùa trong sân của Tăng phường, giặc muốn đến xâm não và cướp đoạt của hai đứa bé. Tỳ-kheo thấy rồi liền suy nghĩ: “Hai đứa trẻ này đáng thương, không biết giặc sắp làm hại. Ta đang tụng chú thuật nên dùng thử xem có linh nghiệm không”, nghĩ rồi liền tụng chú thuật khởi bốn binh, giặc thấy bốn binh cho là bị quan binh bao vây hoảng sợ bỏ chạy. Sau đó các Tỳkheo biết chuyện nói với Tỳ-kheo này: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi tại sao, liền nói: “Giặc xâm não cướp đoạt vật của hai đứa trẻ, thầy đã đoạt lấy lại”, Tỳ-kheo này sanh nghi nên bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy dùng tâm gì đoạt lấy lại”, đáp: “Con dùng thử chú thuật”, Phật nói: “Nếu dùng lực của chú thuật lấy lại thì không phạm”.

Có một cư sĩ thường dùng ruộng của Tăng mà không đưa cho Tăng tiền thuế, sau đó lại muốn gieo trồng, cựu Tỳ-kheo đến nói với cư sĩ: “Ông thường dùng ruộng của Tăng mà không đưa cho Tăng tiền thuế, nay ông không được gieo trồng nữa, nếu muốn gieo trồng thì phải đưa cho Tăng tiền thuế”, cư sĩ nghe rồi nhưng vẫn cố gượng gieo trồng trên ruộng. Cựu Tỳ-kheo liền nằm trên ruộng ngăn không cho gieo trồng, cư sĩ hổ thẹn nên không gieo trồng nữa, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, nhưng từ nay không được đem thân mình ra làm việc đáng xấu hổ như thế”.

Có một Tỳ-kheo trộm vật trong Phật điện, sau đó sanh nghi không biết c1 phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu có người coi giữ thì tính theo giá của vật đã lấy, nếu đủ năm tiền thì phạm Ba- la-di”.

Cựu Tỳ-kheo sai người gieo trồng trên ruộng của Tăng, ruộng của Tăng gần sát ruộng của một cư sĩ, Tỳ-kheo cũng bảo người gieo trồng trên ruộng của cư sĩ, cư sĩ thấy liền nói: “Không được gieo trồng trên ruộng của tôi”, Tỳ-kheo nói: “Tôi gieo trồng trên ruộng của Tăng, đâu can gì đến ông”, cư sĩ nói: “Ruộng này là của tôi có phi nhân làm chứng”. Theo pháp nước thì các thửa ruộng phân ranh giới lấy cọc có cột xương chân hay xương đầu của người chết cắm trong đất để biết ranh giới, sau khi cư sĩ chỉ rõ tướng của ruộng mình, Tỳ-kheo xấu hổ bỏ bò cày mà đi, nhưng sau đó lại sai người vượt qua tướng ranh gieo trồng giống như trước. Cư liền nói với Tỳ-kheo: “Trước đây tôi có chỉ cho thầy thấy tướng ranh của thửa ruộng, sao nay thầy lại cho gieo trồng trên ruộng của tôi nữa”, Tỳ-kheo nghe nói rồi liền bỏ bò cày mà đi, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nên tính theo giá, đủ thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo người khác không cho mà lấy cây hoa, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nên tính theo giá của cây hoa, đủ thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá; cây quả cũng như vậy”.

Có một Tỳ-kheo phá tổ của chim diều hâu nên chim diều hâu thường đến bay lượn trên tinh xá kêu thảm thiết, Phật hỏi A-nan nguyên do, A-nan đem việc trên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không được phá tổ của chim diều hâu, nếu phá thì phạm Đột-kiết-la”. Lại có một Tỳkheo lấy tổ của chim diều hâu nấu để nhuộm nên chim diều hâu thường đến bay lượn trên tinh xá kêu thảm thiết, Phật hỏi A-nan nguyên do, Anan đem việc trên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không được lấy tổ của chim diều hâu nấu để nhuộm, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la”.

Có một cư sĩ trồng La-bặc trong vườn rất tươi ngon, một Tỳ-kheo đến xin La bặc, cư sĩ hỏi: “Thầy có tiền không?”, đáp là không có, cư sĩ nói: “Nếu thầy cần La bặc thì hãy mang tiền đến, nếu cho không thì tôi làm sao sinh sống”, Tỳ-kheo nói: “Ông nhất định không cho phải không?”, đáp là không cho. Tỳ-kheo liền dùng năng lực của chú thuật chú nguyện cho cây khô héo, làm rồi sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nên tính theo giá của cây La bặc, đủ thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá. Vườn cây, vườn hoa, vườn rau, vườn quả cũng như vậy”.

Lúc đó có một con ngựa đang ăn, Tỳ-kheo dùng một bó cỏ dụ ngựa, con ngựa đi theo Tỳ-kheo, Tỳ-kheo lại chỉ cỏ khác, tâm nghĩ muốn nó ăn cỏ của người khác, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”

Các Tỳ-kheo từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xá-vệ, tháp tùng theo đoàn thương buôn, khi đi ngang qua đường hiểm, các thương nhơn cởi ngựa tốt nói với các Tỳ-kheo: “Các thầy nên cởi ngựa tốt để đi mau qua con đường hiểm này”. Tỳ-kheo liền cởi ngựa tốt liền khởi phương tiện: “Ngựa này đáng được”, nghĩ rồi thân cũng hơi động liền sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”

Có thương buôn chở vật báu đầy thuyền, khi Tỳ-kheo đi nhờ qua sông thấy vật báu này liền khởi phương tiện: “Vật báu này đáng được”, nghĩ rồi thân cũng hơi động liên sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâulan-giá”

Có thương buôn chở vật báu qua sông, thuyền bị chìm nên vật báu cũng chìm theo, chỉ có rương quần áo là trôi theo dòng nước. Thương nhân vì hoảng sợ nên không thể vớt lấy rương quần áo, lúc đó một Tỳkheo đang tắm ở dưới nguồn của sông, thấy rương quần áo trôi đến liền vớt lấy mang đi. Thương nhân thấy rồi liền nói với Tỳ-kheo: “Chớ lấy rương quần áo của tôi”, Tỳ-kheo nói: “Tôi vớt được trên sông đâu can gì đến ông”, thương nhân nói: “Thuyền của tôi bị chìm, vật báu của tôi cũng chìm theo, chỉ có rương quần áo nổi trôi theo dòng, vì tôi hoảng sợ nên không thể vớt được”, Tỳ-kheo nói: “Nếu đúng như lời ông nói thì hãy lấy đi đi”, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Có một Tỳ-kheo mang vật của Tăng bốn phương dời để một chỗ khác, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Đột-kiết-la”.

Có đám giặc dẫn bò cột vào một gốc cây nơi A-lan-nhã rồi đi, các Tỳ-kheo sau giờ ăn đi kinh hành thấy bò bị cột ở gốc cây, cảm thấy thương xót nên mở dây thả cho bò đi, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Đột-kiết-la”.

Ở nước Xá-vệ có một tượng thiên thần có thể cho người ước nguyện một cư sĩ đến đó cầu nguyện và như như nguyện nên rất vui mừng, liền đem tấm bạch điệp khoác lên tượng thiên thần. Lúc đó có Tỳ-kheo tên là Hắc-a-nan có sức mạnh, không sợ gì hết liền lấy tấm bạch điệp này của tượng thiên thần mang đi, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-ladi, chỉ phạm Thâu-lan-giá”. Lại có một tượng thiên thần có thể bảo hộ người, một cư sĩ đến đó cầu nguyện và được như nguyện nên đem búi tóc bằng vàng kết trên đầu của tượng thiên thần. Tỳ-kheo Hắc-a-nan muốn đến lấy búi tóc bằng vàng này, khi sắp đến lấy, tượng thiên thần hiện tướng khủng bố khiến Tỳ-kheo dựng lông tóc, vậy mà vẫn không sợ lấy búi tóc bằng vàng mang đi. Sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Tại nước Xá-vệ, có vợ của các cư sĩ đến tắm trong sông A-kỳ-Labà, trước khi xuống sông tắm đã cởi bỏ y phục và đồ trang sức để trên bờ, bên bờ sông có một cây, trên cây có một con khỉ ở, thấy rồi liền leo xuống mang lấy chuỗi anh lạc và đồ trang sức lên cây. Vợ cư sĩ tắm xong lên bờ mặc lại y phục rồi tìm khắp nơi không thấy chuỗi anh lạc và đồ trang sức đâu nên bỏ về. Lúc đó con khỉ lại mang chuỗi anh lạc và đồ trang sức trả lại chỗ cũ, một Tỳ-kheo sau giờ ăn đi kinh hành đến đó thấy chuỗi anh lạc và đồ trang sức này liền lấy đem đến đưa cho vợ cư sĩ. Vợ cư sĩ nói: “Thầy là kẻ giặc đã trộm lấy đồ trang sức của tôi, nay tâm hối nên đem trả lại phải không?”, Tỳ-kheo đáp là tôi không lấy, vợ cư sĩ nói: “Nếu thầy không lấy tại sao thầy có được”, Tỳ-kheo đem việc trên kể lại rồi sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”.

Ở trên hang phía đầu đường kinh hành có chim Khang lang làm tổ nên nó thường tha xương và nạp y cũ rách về bỏ dưới đất, Tỳ-kheo kinh hành liền phá tổ của chim nên chim thường đến bay lượn trên tinh xá kêu thảm thiết, Phật hỏi A-nan nguyên do, A-nan đem việc trên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không được phá tổ của chim Khang lang, nếu phá thì phạm Đột-kiết-la”.

Ở một chỗ có kho chứa, các Tỳ-kheo thường đem thức ăn thức uống, tiền và vật dụng để trong đó. Có một hang chuột trong đó, mỗi khi ra khỏi hang chuột này liền tha thức ăn, tiền và vật dụng của các Tỳ-kheo mang vào trong hang, các Tỳ-kheo thấy mất nhưng không biết là ai lấy trộm. Lúc đó có một Tỳ-kheo khất thực về để thức ăn một bên, đợi đến giờ ngọ mới ăn, không ngờ chuột từ trong hang bò ra tha lấy thức ăn, Tỳ-kheo thấy rồi biết chính là chuột trộm liền phá hang chuột, không những lấy lại vật của mình mà còn lấy lại tất cả những gì chuột đã tha vào trước đó. Các Tỳ-kheo liền nói: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi vì sao, đáp là vì đã lấy vật của chuột, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, từ nay chỉ nên lấy lại vật của mình, không nên lấy vật của chuột”.

Có một Tỳ-kheo nằm ngủ trên giường ở trong phòng, ban đêm thấy có chuột mang thức ăn đến bỏ dưới giường. Tỳ-kheo này sáng sớm thức dậy rửa tay rồi từ tịnh nhân thọ lấy thức ăn này ăn. Các Tỳ-kheo không thấy Tỳ-kheo này đi khất thực mà vẫn có thức ăn ăn nên hỏi nguyên do, sau khi biết rõ nguyên do liền nói: “Thầy đã phạm Ba-ladi”, hỏi vì sao, các Tỳ-kheo nói: “Chuột không cho mà thầy tự lấy ăn”, Tỳ-kheo nghe rồi sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo này không phạm, vì sao, vì con chuột kia đời trước là cha của tỳ-kheo này, vì thương con nên mang thức ăn bỏ ở dưới giường cho Tỳ-kheo”.

Có một người thợ săn đuổi theo một con nai chạy vào trong Tăng phường, muốn tìm nai nhưng các Tỳ-kheo không cho nên phải quay về, lúc đó các Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”.

Có một người thợ săn dùng mũi tên độc bắn một con nai, nai chạy vào trong Tăng phường, thợ săn muốn tìm nai nhưng các Tỳ-kheo không cho nên phải quay về, lúc đó các Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”.

Có một người thợ săn dùng mũi tên độc bắn một con nai, nai chạy vào trong Tăng phường, thợ săn muốn tìm nai nhưng các Tỳ-kheo không cho, thợ săn nói: “Nai này đã trúng độc ắt sẽ chết”, Tỳ-kheo nói: “Dù có chết cũng không cho”, thợ săn năn nỉ không được nên phải quay về, không bao lâu sau nai chết, lúc đó các Tỳ-kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Nên trả lại cho người thợ săn”.

Có thợ săn làm dụng cụ bắt nai, nếu Tỳ-kheo với tâm vui thích phá bỏ dụng cụ này thì phạm Thâu-lan-giá, nếu phá vì tâm thương xót thì phạm Đột-kiết-la. Có người giăng bẫy lưới bắt chim, nếu Tỳ-kheo với tâm vui thích phá bỏ dụng cụ này thì phạm Thâu-lan-giá, nếu phá vì tâm thương xót thì phạm Đột-kiết-la.

Có người bán y, Tỳ-kheo thấy rồi liền lấy mang đi, người bán y nói: “Không được lấy y của tôi”, Tỳ-kheo nói: “Tôi cầm y để chỉ cho người kia thấy rồi sẽ lại lại cho ông”, nhưng sau đó lại sanh tâm muốn không trả lại, nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có Tỳ-kheo sai thợ mộc làm mà không chịu trả tiền công, thợ mộc đòi tiền, Tỳ-kheo không đưa cho, sau đó sanh nghi hối, nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”. Lại có Tỳ-kheo lấy đồ gốm của người thợ gốm mà không trả tiền, thợ gốm đòi tiền, Tỳ-kheo không đưa, sau đó sanh nghi hối, nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”. Lại có Tỳ-kheo đến một cửa hiệu mua đồ mà không trả tiền, chủ cửa hiệu đòi tiền, Tỳ-kheo không đưa, sau đó sanh nghi hối, nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâulan-giá”.

Có một Tỳ-kheo bịnh muốn ăn bánh nên đưa tiền cho Tỳ-kheo khán bịnh nói rằng: “Thầy cầm tiền này làm bánh cho tôi, tôi ăn một ít và cúng cho Tăng”, các Tỳ-kheo khán bịnh nói với nhau: “Vì sao chúng ta lại đem tiền này làm bánh cho Tăng được, chúng ta chỉ nên làm một ít bánh cho người bịnh ăn thôi, tiền còn dư chúng ta sẽ cùng chia”, bàn xong liền làm một ít bánh cho người bịnh rồi cùng nhau chia tiền còn lại, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Đột-kiết-la “

Có một Tỳ-kheo bịnh đưa tiền cho Tỳ-kheo khán bịnh nói rằng: “Thầy cầm tiền này nấu cho tôi ba thời cháo mới, tôi ăn một ít và cúng cho Tăng”, các Tỳ-kheo khán bịnh nói với nhau: “Vì sao chúng ta lại đem tiền này nấu cháo cho Tăng được, chúng ta chỉ nên nấu một ít cháo cho người bịnh ăn thôi, tiền còn dư chúng ta sẽ cùng chia”, bàn xong liền nấu một ít cháo cho người bịnh rồi cùng nhau chia tiền còn lại, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Đột-kiết-la ”.

Có một Tỳ-kheo bịnh có nhiều tiền nghĩ rằng: “Sau khi ta chết chắc chắn Tăng chia tiền của ta, nay ta sẽ làm cho Tăng không thể chia được”, nghĩ rồi liền nói với người khán bịnh: “Hãy nấu cho tôi canh đậu ma sa”. Người khán bịnh nấu canh này mang đến, vì có việc nên ra ngoài, người bịnh bỏ tiền vào trong canh và húp hết, do thức ăn này khó tiêu nên Tỳ-kheo bịnh chết, Tỳ-kheo khán bịnh đem thây bỏ trong rừng thây chết, chim đến rỉa bụng ăn nên tiền rớt ra ngoài đất. Lúc đó tăng đánh kiền chùy gọi người khán bịnh đến nói: “Tỳ-kheo qua đời để lại nhiều tiền, thầy hãy mang đến cho Tăng chia”, Tỳ-kheo khán bịnh tìm tiền không thấy. Có một Tỳ-kheo sống ở trong gò mả, đến chỗ người chết để quán vô thường, thấy tiền này nên mang đến cho Tăng, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”.

Có một Tỳ-kheo bịnh có nhiều ruộng đất, nói với Tỳ-kheo khán bịnh: “Hãy gọi các Tỳ-kheo đến, tôi muốn chia ruộng đất này cho Phật và Tăng hoặc cho người”, Tỳ-kheo khán bịnh suy nghĩ: “Nếu Tỳ-kheo bịnh đem ruộng đất chia cho Phật, Tăng hay cho người thì ta sẽ không được gì”, nghĩ rồi liền không gọi các Tỳ-kheo đến, sau khi Tỳ-kheo bịnh chết, Tỳ-kheo khán bịnh đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Không nên vì một việc nhỏ mà làm trái ý người bịnh, nên làm theo ý muốn của người sắp qua đời”.

Có một Tỳ-kheo bịnh có nhiều y bát và các vật cần dùng trong sinh hoạt, nói với Tỳ-kheo khán bịnh: “Hãy gọi các Tỳ-kheo đến, tôi muốn chia các vật này cho Phật và Tăng hoặc cho người”, Tỳ-kheo khán bịnh suy nghĩ: “Nếu Tỳ-kheo bịnh đem các vật này chia cho Phật, Tăng hay cho người thì ta sẽ không được gì”, nghĩ rồi liền không gọi các Tỳ-kheo đến, sau khi Tỳ-kheo bịnh chết, Tỳ-kheo khán bịnh đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Không nên vì một việc nhỏ mà làm trái ý người bịnh, nên làm theo ý muốn của người sắp qua đời”.

Có một Tỳ-kheo-ni ở Đông phương đi chung đường với Tỳ-kheoni tên Ba-lợi, Ba-lợi đi trước đánh rơi y, Đông phương đi sau nhặt lấy, về đến trú xứ liền hỏi là ai đã đánh rơi y, Ba-lợi nghe rồi liền hỏi: “Cô đã lấy y sao?”, đáp là đã nhặt lấy, Ba-lợi liền nói: “Cô đã phạm Ba-ladi”, Đông phương hỏi tại sao, Ba-lợi nói: “Vì cô dùng tâm trộm để lấy”, Đông phương nghe rồi sanh nghi không biết mình có phạm Ba-la-di hay không, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói không phạm.

Có Tỳ-kheo-ni tên Thi-việt quen biết rộng, là người có phước đức, thích được cúng dường tô, dầu, mật, thạch mật. Lúc đó có một thương buôn thấy vị ni này sanh tâm tín kính nói rằng: “Khi nào cô cần tô, dầu, mật, thạch mật cứ đến nhà con lấy về dùng”, ni liền nhận lời. Một Tỳkheo-ni khác nghe được, qua mấy ngày sau đến nhà thương buôn đó nói rằng: “Ni Thi-việt cần năm thăng dầu mè”, thương buôn liền cúng cho, vị ni này mang về tự dùng. Vài ngày sau, thương buôn này gặp ni Thi-việt liền nói: “Sao cô chỉ cần lấy dầu mè mà không lấy thứ khác”, ni liền hỏi nguyên do rồi nói: “Nếu có xin thứ khác, ông cũng nên cho”, nói rồi trở về quở trách vị ni kia: “Cô là Tỳ-kheo-ni xấu xa, hạ tiện, cô đã phạm Ba-la-di”, ni kia hỏi rõ nguyên do rồi nói: “Không phải chủ không cho mà tôi nhận lấy, mà là tôi mượn tên cô để nhận lấy”, nói rồi sanh nghi không biết mình có phạm Ba-la-di hay không liền đem việc này bạch Phật, Phật hỏi: “Cô dùng tâm gì để nhận lấy?”, đáp là mượn tên của Thi-việt để nhận lấy, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di nhưng phạm tội vọng ngữ Ba-dật-đề, từ nay không được dối mượn tên người khác để lấy, nếu lấy thì phạm tội”.

Ở thành Xá-vệ, có một thương buôn trang bị thuyền bè để vào biển cả, khi vào trong biển có rồng đến nắm lấy thuyền, mọi người trên thuyền đều cầu khẩn thiên thần mong được thoát nạn. Trong số này có một thương buôn là đệ tử của trưởng lão Đại Mục-kiền-liên, trưởng lão thường lui tới nhà này, lúc đó người này suy nghĩ: “Nếu ta niệm thánh hiệu của thánh giả Đại Mục-kiền-liên ắt sẽ được cứu thoát”, nghĩ rồi liền nhất tâm niệm danh hiệu thánh giả Mục-liên. Lúc đó trưởng lão Mục-liên dùng thiên nhãn thấy liền nhập định, dùng thần thông lực hóa thành chim chúa Kim súy đậu trên đầu thuyền, rồng thấy chim chúa Kim súy hoảng sợ buông thuyền rồi lặn mất. Các thương nhơn được an ổn trở về, hết lời ca ngợi trưởng lão Đại Mục-kiền-liên: “Chúng ta được thoát chết từ biển trở về đều nhờ ân lực của trưởng lão Mục-liên”. Các Tỳ-kheo biết chuyện liền đến nói với trưởng lão Mục-liên: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi vì sao, đáp: “Thuyền đã thuộc về rồng, thầy đã lấy lại từ nó”, Mục-liên nghe rồi sanh nghi nên bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy cứu họ như thế nào?”, đáp là dùng thần thông lực, Phật nói: “Nếu dùng thần thông lực cứu thì không phạm”.

Ở nước Xá-vệ, các thương nhơn đi vào tụ lạc thành ấp buôn bán, khi đi qua đường hiểm gặp giặc cướp bao vây đánh cướp, mọi người đều cầu khẩn thiên thần mong được thoát nạn. Trong số này có một thương buôn là đệ tử của trưởng lão Đại Mục-kiền-liên, trưởng lão thường lui tới nhà này, lúc đó người này suy nghĩ: “Nếu ta niệm thánh hiệu của thánh giả Đại Mục-kiền-liên ắt sẽ được cứu thoát”, nghĩ rồi liền nhất tâm niệm danh hiệu thánh giả Mục-liên. Lúc đó trưởng lão Mục-liên dùng thiên nhãn thấy liền nhập định, dùng thần thông lực hóa hiện bốn binh. Giặc cướp thấy bốn binh không biết là của vua quan hay của người trong tụ lạc nên hoảng sợ bỏ chạy. Các thương nhơn được an ổn trở về, hết lời ca ngợi trưởng lão Đại Mục-kiền-liên: “Chúng ta được thoát chết từ biển trở về đều nhờ ân lực của trưởng lão Mục-liên”. Các Tỳ-kheo biết chuyện liền đến nói với trưởng lão Mục-liên: “Thầy đã phạm Bala-di”, hỏi vì sao, đáp: “Các thương nhơn đã thuộc về giặc cướp, thầy đã đoạt lại từ họ”, Mục-liên nghe rồi sanh nghi nên bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy cứu họ như thế nào?”, đáp là dùng thần thông lực, Phật nói:

“Nếu dùng thần thông lực cứu thì không phạm”.

Trưởng lão Tất-lân-già-bà-ta thường ra vào nhà đàn việt, có đứa trẻ mỗi khi thấy Tỳ-kheo đến nhà liền đến đảnh lễ, hai tay chạm vào chân của tỳ-kheo rồi mới đứng dậy. Một hôm đứa trẻ đang đứng chơi trên bờ sông, có thuyền của giặc cướp đến dụ nó lên thuyền. Trưởng lão dùng thiên nhãn thấy rồi liền nhập định, dùng thần thông lực hiện đứng trên đầu thuyền, đứa trẻ này thấy trưởng lão liền đến đảnh lễ, hai tay chạm vào chân trưởng lão, trưởng lão liền bay đi, đứa trẻ cũng bay theo, trưởng lão đưa đứa trẻ trở về nhà. Các Tỳ-kheo biết chuyện liền đến nói với trưởng lão Tất-lân-già-bà-ta: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi vì sao, đáp: “Đứa trẻ đã thuộc về giặc cướp, thầy đã đoạt lại từ họ”, Tất-lângià-bà-ta nghe rồi sanh nghi nên bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy cứu họ như thế nào?”, đáp là dùng thần thông lực, Phật nói: “Nếu dùng thần thông lực cứu thì không phạm”.

Lúc đó vua Bình-sa cho Tăng trong Trúc viên năm trăm người giữ vườn để làm việc cho Tăng, năm trăm người này ở trong một thôn cách Trúc viên không xa, giặc cướp thường đến cướp đoạt tài vật của họ. Trưởng lão Tất-lân-già-bà-ta thấy việc này rồi suy nghĩ: “Không nên để cho những người này bị giặc cướp hại”, nghĩ rồi liền dùng thần thông lực hóa thành tường vách cao, khi giặc cướp đến đánh cướp phải làm thang cao để leo qua nhưng chưa làm xong thang thì trời sáng, giặc cướp hoảng sợ bỏ chạy. Các Tỳ-kheo biết chuyện liền đến nói với trưởng lão Tất-lân-già-bà-ta: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi vì sao, đáp: “Tài vật đã thuộc về giặc cướp, thầy đã đoạt lại từ họ”, Mục-liên nghe rồi sanh nghi nên bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy cứu họ như thế nào?”, đáp là dùng thần thông lực, Phật nói: “Nếu dùng thần thông lực cứu thì không phạm”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó vào tháng cuối hạ, Bạt-nan-đà đi đến các tinh xá để dò xét xem chỗ nào được cúng dường nhiều y vật. Từ xa các Tỳ-kheo thấy Bạt-nan-đà đi đến liền đứng dậy nghinh đón, mời ngồi rồi thăm hỏi có an lạc hay không. Im lặng một lát, Bạt-nan-đà liền hỏi các Tỳ-kheo: “Trú xứ này an cư có được cúng dường y vật không?”, đáp là được, lại hỏi chia chưa, đáp là chưa chia, liền bảo mang đến để chia, các Tỳ-kheo liền mang đến cho Bạt-nan-đà chia. Sau khi chia xong, vị thượng tòa nhận phần của mình rồi đi, Bạt-nan-đà bảo chờ một chút, thượng tòa hỏi có việc gì, đáp là cứ đợi. Do Bạt-nan-đà có biện tài thuyết pháp với đủ ngôn từ khiến cho vị thượng tòa này nghe pháp xong rất hoan hỉ, vì ái pháp nên nói với Bạt-nan-đà: “Phần y này của tôi xin cúng cho thầy”, cứ như thế các Tỳ-kheo trong trú xứ này đều đem phần y của mình cúng dường hết cho Bạt-nan-đà, không phải chỉ một trú xứ này mà các trú xứ khác cũng vậy nên Bạt-nan-đà được rất nhiều y vật gánh về Kỳ lâm. Lúc đó các Tỳ-kheo đang kinh hành ở chỗ đất trống bên ngoài cửa Kỳ-hoàn, từ xa thấy Bạt-nan-đà gánh y vật đi đến liền nói với nhau: “Bạt-nan-đà này là người không biết xấu hổ, có làm điều xấu thấy nghe nghi nên mới thọ được nhiều y vật như thế mang về”. Khi Bạt-nan-đà đến gần, các Tỳ-kheo hỏi: “Y vật này từ đâu có được?”, đáp: “Do tôi thuyết pháp cho các Tỳ-kheo hay nên được”. Có Tỳ-kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳkheo tăng rồi hỏi Bạt-nan-đà: “ thầy thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo an cư ở chỗ này lại đi đến các chỗ khác thọ phần y”, nhưng lúc đó Phật chỉ quở trách chứ chưa kết giới.

Phật tại nước Kiều-tát-la cùng đại chúng an cư tại một trú xứ, lúc đó các cư sĩ trong nước này cúng dường rất nhiều y cho Tăng hoặc cúng ở trong phòng riêng, hoặc cúng sau hạ an cư. Năm sau Phật an cư trong Kỳ lâm, trong trú xứ này có hai Tỳ-kheo an cư, các cư sĩ suy nghĩ: “Chúng ta nên cúng hạ an cư như xưa, không nên bỏ phế, các Tỳ-kheo được cúng dường còn chúng ta được phước”, nghĩ rồi liền mang nhiều y vật đến cúng cho Tăng an cư. hai Tỳ-kheo này suy nghĩ: “Y vật cúng dường quá nhiều, chúng ta chỉ có hai, nếu đem chia không biết sẽ mắc tội gì”, do tâm nghi nên không chia y vật. Lúc đó vào tháng sau hạ, Bạt-nan-đà đi đến các tinh xá để dò xét xem chỗ nào được cúng dường nhiều y vật. Bạt-nan-đà suy nghĩ: “Năm trước Phật an cư nơi đây, nhất định nơi đó được cúng nhiều y vật”, nghĩ rồi liền đi đến trú xứ này. Từ xa hai Tỳ-kheo thấy Bạt-nan-đà đi đến liền đứng dậy nghinh đón, mời ngồi rồi thăm hỏi có an lạc hay không. Im lăng một lát, Bạt-nan-đà liền hỏi hai Tỳ-kheo: “Trú xứ này an cư có được cúng dường y vật không?”, đáp là được, lại hỏi chia chưa, đáp là chưa chia, lại hỏi vì sao không chia, đáp: “Y vật quá nhiều, chúng tôi chỉ có hai, sợ chia không biết sẽ phạm tội gì, do tâm nghi nên không chia”, Bạt-nan-đà nói: “Hai thầy không chia là đúng, nếu chia rồi không biết sẽ phạm tội gì”, hai Tỳ-kheo hỏi: “Thầy có thể chia giúp được không?”, đáp: “Tất nhiên là được, chỉ cần làm yết ma”. Hai Tỳ-kheo này liền mang tất cả y vật đến cho Bạt-nan-đà chia, Bạt-nan-đà chia làm ba phần, một phần đưa cho hai Tỳ-kheo, còn hai phần cho mình và nói rằng: “Hai thầy hãy lắng nghe tác pháp yết ma”, liền nói kệ:

“Hai thầy được một phần,
Tổng cọng là ba phần.
Hai phần này với tôi,
Tôi cũng có ba phần”.

Hai Tỳ-kheo hỏi: “Yết ma chia như vậy có ổn không?”, đáp là rất ổn, nói rồi liền gánh y đi. hai Tỳ-kheo nói: “Nhưng hai chúng tôi chưa được chia y”, Bạt-nan-đà nói: “Nếu tôi chia cho hai thầy thì người biết pháp phải được một cái y tốt”, đáp là được, Bạt-nan-đà liền chọn lấy một cái y quý giá để riêng ra rồi chia số y còn lại làm hai phần cho hai Tỳ-kheo, chia xong liền gánh y trở về Kỳ-hoàn. Lúc đó các Tỳ-kheo đang kinh hành ở chỗ đất trống bên ngoài cửa Kỳ-hoàn, từ xa thấy Bạtnan-đà gánh y vật đi đến liền nói với nhau: “Bạt-nan-đà này là người không biết xấu hổ, có làm điều xấu thấy nghe nghi nên mới thọ được nhiều y vật như thế mang về”. Khi Bạt-nan-đà đến gần, các Tỳ-kheo hỏi: “Y vật này từ đâu có được?”, Bạt-nan-đà liền đem việc trên kể lại cho các Tỳ-kheo nghe. Có Tỳ-kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ-kheo tăng rồi hỏi Bạt-nan-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo lại cố tình đoạt lấy y vật của tỳ-kheo khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Bạt-nan-đà này không phải chỉ đời này mà trong quá khứ cũng đã đoạt lấy vật thực của hai người này. Các thầy hãy lắng nghe:

Thuở xưa trong một khúc sông có hai con rái cá bắt được một con cá chép lớn trong sông, do không biết nên chia như thế nào nên cả hai đứng đó để giữ con cá. Lúc đó có một con dã can muốn đến bờ sông để uống nước, thấy vậy liền hỏi nguyên do, rái cá nói: “chúng con bắt được một con cá chép lớn trong sông nhưng không biết nên chia như thế nào, cậu có thể chia giúp chúng con được không?”, dã can nói: “Tất nhiên là được, chỉ cần nói kệ”, dã can liền chia con cá ra làm ba phần rồi hỏi rái cá: “Ai thích sống ở chỗ cạn”, một con đáp là con, lại hỏi: “Ai thích sống ở chỗ sâu”, con còn lại đáp là con, dã can nói: Hãy nghe ta nói kệ:

“Vào cạn được phần đuôi,
Vào sâu được phần đầu,
Phần thịt ở giữa thân,
Chia cho người biết pháp”.

Nói rồi liền ngậm phần thịt cá đi, một con dã can cái thấy liền nói kệ hỏi:

“Anh từ chỗ nào về,
Trong miệng lại ngậm đầy,
Không đầu đuôi như thế,
Thịt cá chép ăn ngon”

Dã can nói kệ đáp:

“Người biết cách ăn nói,
Nhưng không biết phân chia,
Người biết cách phân chia,
Như quan được kho báu,
Phần thịt cá chép này,
Thuộc về tôi được ăn”.

Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hai con rái cá thuở xưa chính là hai Tỳkheo kia ngày nay, dã can ngày xưa chính là Bạt-nan-đà ngày nay.

Thuở xưa Bạt-nan-đà đã chiếm đoạt vật thực, nay lại chiếm đoạt y”, Phật quở trách Bạt-nan-đà rồi bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay nếu an cư trong trú xứ này thì không được đến các trú xứ khác thọ phần y, nếu thọ thì phạm Đột-kiết-la”.

Trưởng lão A-nan có đệ tử cọng hành tên là Trực tín là người nho nhã hiền lành, thường lui tới nhà một cư sĩ. Cư sĩ này bịnh nặng, Tỳkheo Trực tín đến thăm, sau khi thăm hỏi rồi, cư sĩ nói với Tỳ-kheo Trực tín: “Tôi có hai đứa con, sau khi tôi chết, thầy quán xem đứa trẻ nào tốt thì giao chìa khóa nhà cho nó”, nói xong liền qua đời. Tỳ-kheo nhớ lời cư sĩ, quán sát thấy một trong hai đứa trẻ là người tốt hiền lành liền giao chìa khóa nhà cho nó, đứa kia liền đòi chia phần, đứa được chìa khóa nhà không chia. Đứa trẻ không được chia phần liền đến chỗ trưởng lão A-nan kể lại việc trên, trưởng lão A-nan nghe rồi liền đuổi Tỳ-kheo Trực tín. Trực tín vốn thuộc dòng họ Thích nên đến nói với năm trăm Thích tử: “Xin thỉnh cầu Hòa thượng giúp tôi cho tôi sám hối”, liền hỏi giúp như thế nào, Trực tín nói: “Các vị dẫn hai đứa trẻ này đến chỗ Hòa thượng đảnh lễ rồi ngồi một bên, Hòa thượng ắt sẽ thuyết pháp cho các vị, các vị nghe pháp xong khi ra về nên để lại hai đứa trẻ, Hòa thượng ắt sẽ bảo các vị dẫn chúng đi, các vị nói: Hãy cho Tỳ-kheo Trực tín sám hối thì sẽ dẫn hai đứa trẻ đi”, các Thích tử nhận lời làm y theo lời Trực tín nói, lúc đó trưởng lão A-nan suy nghĩ rồi nói với các Thích tử: “Ta cho Trực tín sám hối”, sau đó bảo Trực tín rằng: “Thầy phạm tội Độtkiết-la”.

Có hai Tỳ-kheo quen thân nhau, một người tên là Chiên-đà-la, một người tên là Tô-đà-di. Chiên-đà-la có y Tăng-già-lê muốn đổi, Tô-đà-di lại cần y Tăng-già-lê; lúc đó Chiên-đà-la để y trong phòng, Tô-đà-di suy nghĩ: “Chiên-đà-la muốn đổi y, ta cũng cần có y, ta nên đắp thử xem nếu vừa thì ta sẽ đổi”, nghĩ rồi liền đắp y thử, Chiên-đà-la bước vào thấy rồi liền nói: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi vì sao, đáp: “Thầy có tâm trộm lấy y của tôi đắp”, Tô-đà-di nghe rồi sanh tâm nghi hối liền bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy dùng tâm gì khi lấy y?”, đáp: “Con cho là đồng ý nên lấy đắp thử”, Phật nói: “Nếu cho là đồng ý mà lấy đắp thử thì không phạm, từ nay vật của người không được đồng ý thì không nên lấy, nếu lấy thì phạm tội. Có năm trường hợp được đồng ý lấy: Một là thiện tri thức đáng tin cậy, hai là người hiện tiền, ba là vật hiện tiền, bốn là khi lấy nói trước với người chủ, năm là nếu lấy mà người kia hoan hỉ”.

Có hai Tỳ-kheo quen thân nhau, một người tên là Tu-thi-ma, một người tên là Hòa-tu-đạt. Tu-thi-ma có thể cắt rọc may y nên Hòa-tu-đạtmang vải đến chỗ Tu-thi-ma nói rằng: “Nếu thầy cắt rọc may y này thì tôi sẽ cho thầy bát”, Tu-thi-ma nhận lời nói rằng: “Nếu như lời thầy nói cho tôi bát thì hãy để vải lại đây”, Hòa-tu-đạt để vải lại rồi đi. Sau khi cắt rọc may thành y xong, Tu-thi-ma giao cho Hòa-tu-đạt rồi nói: “Tôi đã may thành y, thầy hãy mang bát đến cho tôi”, Hòa-tu-đạt rửa sạch bát rồi để trước mặt Tu-thi-ma không nói cho mà liền bỏ đi, Tu-thi-ma khởi tưởng là vật của mình nên lấy mang đi, Hòa-tu-đạt nói với Tu-thima: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, hỏi vì sao, đáp: “Thầy có tâm trộm lấy bát của tôi”, Tu-thi-ma sanh nghi hối liền bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy dùng tâm gì khi lấy bát?”, đáp: “Con khởi tưởng là của mình nên lấy”, Phật nói: “Không phạm, từ nay không được vì lấy vật mà làm việc cho người khác, nếu vì lấy vật mà làm thì phạm Đột-kiết-la. Không phạm là nếu người kia nói: Khi thầy có việc tôi sẽ làm thay cho thầy, như khi tôi giữ Tăng phường thì thấy nhận lấy phần thức ăn giùm tôi”.

Có hai Tỳ-kheo khách trời tối đến trong Tăng phường, một người tên là A-dật-đa, một người tên là Xá-ma-đạt-đa. Xá-ma-đạt-đa có y mới nhuộm rất đẹp, A-dật-đa vừa nhìn thấy liền sanh tâm tham. Hai người ngủ chung một phòng, mỗi người tự xếp y cất vào một chỗ, trời chưa sáng A-dật-đa đã thức dậy, cho gói y của mình là của Xá-ma-đạtđa nên trộm lấy mang đi, đến khi trời sáng mở ra xem mới biết là gói y của mình, sanh tâm nghi hối liền bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy dùng tâm gì khi lấy gói y đi?”, đáp là dùng tâm trộm lấy, Phật nói: “Làm trước khi kết giới thì không phạm, từ nay không nên dùng tâm trộm tự lấy y của mình, nếu dùng tâm trộm mà lấy y của mình thì phạm Thâu-lan-giá”.

Có người chăn heo làm mất heo, tên trộm bắt heo này đem đến bên bờ hào của tinh xá Kỳ-hoàn giết heo rồi mang phần thịt đi, để lại phần ruột heo ở đó. Lúc đó các Tỳ-kheo vào trước ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, thấy ruột heo này ở trên đất liền nói với nhau: “Thầy mang ruột heo này về nấu còn tôi vào thành khất thực”. Khi người mất heo vào thành kiếm heo, đến gần Kỳ-hoàn thấy có khói bay lên nên đến hỏi Tỳ-kheo làm gì, đáp là nấu ruột heo, người này nói: “Tôi bị mất heo, thầy nấu ruột heo như vậy là đã giết heo của tôi”, Tỳkheo nói là không có giết heo, người này nói: “Không giết thì làm sao có ruột heo nấu”, đáp là lượm ở bên bờ hào, hai bên cùng nhau tranh cải và đưa đến chỗ quan xử đoán, quan hỏi Tỳ-kheo: “Thầy thật có giết heo không?”, Tỳ-kheo đáp: “Tôi thật không có giết, mà là lượm ở bên bờ hào của tinh xá Kỳ-hoàn”. Quan xử đoán này tín kính Phật pháp nên tin lời Tỳ-kheo, thả cho ra về và nói với Tỳ-kheo rằng: “Từ nay không nên lượm lấy ruột heo ở chỗ đất trống nữa”. Tỳ-kheo này trở về kể lại cho các Tỳ-kheo khác nghe, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay không được lượm lấy vật bất tịnh đã bỏ, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la”.

Có người có bà con chết, dùng tấm bạch điệp liệm cho người chết rồi đem bỏ trong rừng thây chết, trưởng lão A-nan trên đường đi thấy tấm bạch điệp này rồi muốn đến lấy, người chết bỗng động đậy nói rằng: “Xin đừng lấy tấm bạch điệp của tôi”, A-nan liền để lại rồi bỏ đi, về đến tinh xá kể lại việc trên cho các Tỳ-kheo nghe. Có một Tỳ-kheo tên là Hắc A-nan nghe rồi liền hỏi người chết hiện giờ ở đâu, đáp là ở tại ____, Tỳ-kheo này liền đến đó lấy tấm bạch điệp của người chết, người chết động đậy nói: “Xin đừng lấy tấm bạch điệp của tôi”, Hắc A-nan liền nói: “Ngạ quỷ từ đâu đến mà tham muốn y này, đời trước ngươi keo kiệt nên mới đọa làm ngạ quỷ”, nói rồi liền lấy tấm bạch điệp đi, ngạ quỷ theo sau đòi, Hắc A-nan về đến tinh xá, thiện thần giữ cửa không cho ngạ quỷ vào, xô xuống hào trước tinh xá. Hắc A-nan cầm bạch điệp khoe và kể lại việc trên cho các Tỳ-kheo nghe, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay thi thể của người chết chưa hoại thì không được lấy vật của họ, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la”. Phật bảo Hắc A-nan đem thi thể của người chết trở về chỗ cũ và trả lại tấm bạch điệp cho người chết. Hắc A-nan phải đi sau, không được đi phía trước; nên đứng bên trái, không được đứng bên phải; nên đứng gần đầu, không được đứng gần chân và chớ để cho 3 ngạ quỷ này đánh.

Có Tỳ-kheo là người có phước đức, thích được cúng dường tô, dầu, mật, thạch mật. Lúc đó có một thương buôn thấy Tỳ-kheo này sanh tâm tín kính nói rằng: “Khi nào thầy cần tô, dầu, mật, thạch mật cứ đến nhà con lấy về dùng”, Tỳ-kheo liền nhận lời. Tỳ-kheo này có một đệ tử cọng hành nghe rồi liền suy nghĩ: “Thương buôn này thỉnh thầy ta tùy ý đến lấy tô, ta nên đến lấy thử xem có thật như lời đã thỉnh hay không”, nghĩ rồi qua mấy ngày sau đến nhà thương buôn đó nói rằng: “Hòa thượng tôi cần năm thăng tô”, thương buôn liền cúng cho, đệ tử mang về để dần trong thức ăn cho thầy. Thời gian sau, thương buôn này gặp Tỳ-kheo liền nói: “Sao thầy chỉ cần lấy tô mà không lấy thứ khác”, Tỳ-kheo liền hỏi nguyên do rồi nói: “Nếu có xin thứ khác, ông cũng nên cho”, nói rồi trở về quở trách đệ tử: “Thầy đã phạm Ba-la-di”, đệ tử hỏi rõ nguyên do rồi nói: “Không phải chủ không cho mà con đến lấy, vì người ấy thỉnh thầy tùy ý đến lấy tô… nên con mới đến lấy xem thử có thật như lỡi đã thinh hay không, nhưng tô lấy về con không tự dùng mà để dần trong thức ăn của thầy”, nói rồi sanh nghi không biết mình có phạm Ba-la-di hay không liền đem việc này bạch Phật,, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di nhưng phạm tội vọng ngữ Ba-dật-đề”.

Có một trú xứ, cọp giết nai rồi chọn lấy thịt ngon ăn trước rồi để lại thịt dư, các Tỳ-kheo qua giờ ngọ đi ngang qua chỗ này thấy thịt nai của cọp ăn dư này liền nói với nhau: “Chúng ta mang về để ngày mai ăn”, liền mang về trong Kỳ-hoàn. Lúc đó cọp đói tìm thịt nai dư để ăn nữa nên đi quanh quẩn bên Kỳ-hoàn cất tiếng rống lên, Phật nghe tiếng cọp rống liền hỏi A-nan nguyên do, A-Nan-đáp: “Vì các Tỳ-kheo mang thịt nai dư của cọp mang về”, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay không được lấy thịt dư của cọp mang về, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la, vì sao, vì cọp không có dứt mong cầu. Nếu lấy thịt dư của Sư tử thì không phạm, vì sao, vì Sư tử dứt mong cầu”.

3. Giới Sát Thứ Ba:

Lúc đó Phật vì các Tỳ-kheo ở bên bờ sông Bà-cầu-mạt kết giới bất sát và nói là làm trước khi kết giới thì không phạm, các Tỳ-kheo này khởi tâm nghi: “Ta đã vì nhiều Tỳ-kheo khen ngợi cái chết khiến họ phát tâm muốn chết, không biết lúc đó là trước hay không phải trước”, liền bạch Phật, Phật nói: “Trước là trước khi kết giới, tất cả thời đã làm đều không phạm nên nói là làm trước thì không phạm”.

Có một Tỳ-kheo tưởng người là phi nhân nên giết, sau đó sanh

nghi không biết có phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu người tưởng là người mà giết thì phạm Ba-la-di; người tưởng là phi nhân mà giết cũng phạm Ba-la-di; người sanh nghi mà giết cũng phạm Ba-ladi. Nếu phi nhân tưởng là phi nhân mà giết thì phạm Thâu-lan-giá; phi nhân tưởng là người mà giết cũng phạm Thâu-lan-giá; phi nhân sanh nghi mà giết cũng phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo mắc bịnh lâu ngày, một Tỳ-kheo quen biết đến thăm, người bịnh nói: Hãy mang dao đến cho tôi”, hỏi là muốn làm gì, đáp là cứ mang đến, Tỳ-kheo liền mang dao đến, Tỳ-kheo bịnh liền cầm dao vào phòng cắt cổ tự sát mà chết. Tỳ-kheo kia đưa dao cho rồi sanh nghi vào phòng xem thì thấy Tỳ-kheo đã chết liền suy nghĩ: “Người bịnh này chết là do mình, nếu mình không đưa dao thì người bịnh không chết”, nghĩ rồi sanh nghi hối không biết có phạm Ba-la-di không, liền bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay không được đưa dao cho người bịnh, nếu đưa dao tạo điều kiện cho họ chết thì phạm Đột-kiết-la”.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, cư sĩ đi vắng chỉ có vợ ở nhà, sau khi thăm hỏi, vợ cư sĩ im lặng một lát rồi nói với Tỳ-kheo: “Hãy cùng tôi hành dâm”, Tỳ-kheo nói: “Đừng nói lời này, chồng cô rất hung dữ”, vợ cư sĩ nói: “Tôi sẽ khéo xử sự”. Sau đó vợ cư sĩ cho chồng uống thuốc độc mà chết, Tỳ-kheo này lại đến nhà cư sĩ, vợ cư sĩ yêu cầu cùng hành dâm, Tỳ-kheo nói: “Chớ nói lời này, tôi là người đã đoạn dục”, vợ cư sĩ nói: “Sao trước đây thầy không nói là người đã đoạn dục, tôi vì thầy mà giết chết chồng”, Tỳ-kheo nói: “Tôi không bảo cô giết chết chồng cô”, nói rồi sanh nghi hối không biết có phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Có một Tỳ-kheo thường lui tới nhà một cư sĩ, Tỳ-kheo này sáng sớm hôm đó đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, cư sĩ bịnh, vợ cư sĩ sau khi thăm hỏi, rồi nói với Tỳ-kheo: “Hãy cùng tôi hành dâm”, Tỳ-kheo nói: “Đừng nói lời này, chồng cô đang bịnh”, vợ cư sĩ nói: “Tôi sẽ khéo xử sự”. Sau đó vợ cư sĩ cho chồng uống thuốc độc mà chết, Tỳ-kheo này lại đến nhà cư sĩ, vợ cư sĩ yêu cầu cùng hành dâm, Tỳ-kheo nói: “Chớ nói lời này, tôi là người đã đoạn dục”, vợ cư sĩ nói: “Sao trước đây thầy không nói là người đã đoạn dục, tôi vì thầy mà giết chết chồng”, Tỳ-kheo nói: “Tôi không bảo cô giết chết chồng cô”, nói rồi sanh nghi hối không biết có phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật nói không phạm.

Nếu Tỳ-kheo có tâm sát đánh người, người này chết thì Tỳ-kheo phạm Ba-la-di, người này không chết thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳkheo có tâm sát đánh người, trong khoảng thời gian người này chưa chết mà Tỳ-kheo điên hay phản giới hoàn tục thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo tức giận người mẹ mà làm cho người mẹ hư thai, người mẹ chết thì Tỳ-kheo phạm Ba-la-di, thai nhi chết thì phạm Thâu-lan-giá, cả hai mẹ con đều chết thì phạm Ba-la-di, cả hai không chết thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo tức giận thai nhi mà làm cho người mẹ hư thai, thai nhi chết thì Tỳ-kheo phạm Ba-la-di, người mẹ chết thì phạm Thâu-lan-giá, cả hai mẹ con đều chết thì phạm Ba-la-di, cả hai không chết thì phạm Thâu-lan-giá.

Có một Tỳ-kheo bịnh nói với người khán bịnh: “Tôi muốn uống nước Tô-tỳ-la”, người khán bịnh cho uống, người bịnh uống xong liền chết, Tỳ-kheo khán bịnh sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”. Có một Phạm chí mắc bịnh ghẻ lở đến nói với Tỳ-kheo: “Nếu tôi uống nước Tô-tỳ-la thì sẽ hết bịnh”, Tỳ-kheo nói: “Vì sao lại đòi uống nước này?”, Phạm chí nói: “Tôi đã từng mắc bịnh này, trước đây khi bịnh phát, tôi uống nước này liền khỏi bịnh”, Tỳ-kheo liền đưa cho uống, Phạm chí cuồng xong liền chết, Tỳkheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”.

Có một người bị xuyên qua ngọn cây đau đớn vô cùng, liền nói với một Tỳ-kheo ở trong gò mả bên người chết quán vô thường rằng: “Hãy cho tôi uống nước Tô-tỳ-la”, Tỳ-kheo liền cho uống, người này uống xong liền chết, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”. Lại có một người bị chặt tay chân nằm trong hào của tinh xá Kỳ-hoàn, các Tỳ-kheo-ni đến trong đây nghe pháp thì nghe tiếng người này kêu khóc liền cùng đến xem, thấy người này rồi liền nói với nhau: “Nếu có thể cho người này uống thuốc mà chết thì sẽ không phải chịu đau khổ như thế nữa”, một Tỳkheo-ni ngu si nghe được lời này liền đưa nước Tô-tỳ-la cho người này uống, người này uống xong liền chết. Các Tỳ-kheo-ni nói: “Cô đã phạm Ba-la-di”, hỏi vì sao, đáp: “Nếu cô không đưa nước Tô-tỳ-la cho uống thì người này không chết”, Tỳ-kheo-ni sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo-ni: “Cô dùng tâm gì khi đưa nước cho người đó uống?”, đáp: “Con muốn người đó không phải chịu đau khổ nữa nên đưa cho uống”, Phật nói: “Ngay khi người đó chết thì cô phạm Ba-la-di”.

Ở nước A-la-tỳ đang xây Tăng phường mới, Tỳ-kheo làm ở trên cao, trong tay cầm cái đục (cái búa) làm rơi xuống trúng vào đầu của người thợ mộc, người này liền chết. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nên nhất tâm nhìn xuống phía dưới”. Lại có trường hợp khi kéo cây gỗ lên phía trên, Tỳ-kheo ít người mà cây gỗ lại nặng nên kéo không nổi, làm cây gỗ rơi xuống đè chết người thợ mộc. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nên nhất tâm khi nhìn xuống phía dưới”.

Ở nước A-la-tỳ đang làm nhà tắm, khi kéo cây đà lên phía trên, Tỳ-kheo ít người mà cây đà lại nặng nên kéo không nổi, làm cây đà rơi xuống đè chết người thợ mộc. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nên nhất tâm khi nhìn xuống phía dưới, đừng để hại người. Nếu người ít thì không nên kéo cây đà nặng”. Lại có trường hợp khiêng bùn lên để lợp mái của nhà tắm, làm đứt dây bùn rớt xuống làm chết người thợ mộc, các Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay khi làm việc nên cẩn thận, đừng để hại người ”.

Có một Tỳ-kheo ngồi thiền trên núi, lại có một Tỳ-kheo đang đẩy đá đi tới, đá rơi xuống trúng đầu Tỳ-kheo ngồi thiền liền chết, Tỳ-kheo đẩy đá sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay khi đẩy đá nên kêu to là đẩy đá đến”.

Có một Tỳ-kheo đi giữa bầy bò, có con bò đực hung dữ muốn húc Tỳ-kheo, Tỳ-kheo bỏ chạy té đè trên mình một đứa bé làm cho đứa bé chết. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nên cẩn thận khi đi giữa bầy bò”.

Có một Tỳ-kheo bịnh lâu ngày gầy ốm lưng còng, không muốn sống nữa nên tự gieo mình xuống hầm để tự sát. Trong hầm này có một con dã can đang ăn thít người chết, Tỳ-kheo rơi trên mình của con dã can này và đè nó chết, Tỳ-kheo lưng còng bỗng được thẳng, sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay không được vì chút nhân duyên mà tự sát”.

Có một Tỳ-kheo ở chỗ nóng lấy y trùm lên người, một Tỳ-kheo khác gọi đứng dậy, liền đáp: “Chớ gọi tôi đứng dậy, nếu tôi đúng dậy sẽ chết”, một Tỳ-kheo khác lại gọi đứng dậy, Tỳ-kheo này liền chết, Tỳ-kheo kia sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật,

Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá” Tỳ-kheo điên cuồng với tâm sát đánh người khiến người chết thì phạm Ba-la-di, người không chết thì phạm Thâu-lan-giá. Có một Tỳkheo bịnh lâu ngày, Tỳ-kheo khán bịnh suy nghĩ: “Ta nuôi bịnh đã lâu, người bịnh này không chết cũng không lành, nay ta không nuôi bịnh nữa, bỏ mặc cho chết”, nghĩ rồi liền không nuôi bịnh nữa nên người bịnh qua đời. Tỳ-kheo nuôi bịnh sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâulan-giá”.

Có một Tỳ-kheo bịnh có nhiều y bát và tài vật, Tỳ-kheo khán bịnh suy nghĩ: “Ta nuôi bịnh đã lâu, nếu chết tài vật cũng nhập vào Tăng, nay ta không nuôi bịnh nữa, để mặc cho cho chết”, nghĩ rồi liền không nuôi bịnh nữa nên người bịnh qua đời. Tỳ-kheo này sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-ladi, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo có mụt nhọt chưa muồi, Tỳ-kheo khác giúp làm cho mụt nhọt vỡ ra khiến cho Tỳ-kheo này chết. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật nói: “Mụt nhọt chưa muồi lại phá vỡ khiến cho người chết thì phạm Thâu-lan-giá, nếu mụt nhọt đã muồi phá vỡ mà chết thì không phạm”.

Có một Tỳ-kheo bịnh, người khán bịnh tìm thức ăn uống ứng với bịnh đã lâu mà không được, nay mới có được liền bảo người bịnh ăn, người bịnh ăn thức ăn này liền chết. Người khán bịnh sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Bala-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”. Lại có một Tỳ-kheo bịnh, người khán bịnh tìm thuốc thang ứng bịnh đã lâu được, nay mới tìm được thuốc liền bảo người bịnh uống thuốc, người bịnh uống thuốc này xong liền chết. Người khạn bịnh sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”.

Có một Tỳ-kheo bịnh nói với Tỳ-kheo khán bịnh: “Thầy dìu tôi đứng dậy, dìu tôi ngồi, mặc y giúp cho tôi rồi dìu tôi ra ngoài, để tôi ngồi ở chỗ mát, sau đó dìu tôi trở vào phòng, dìu tôi ngồi nằm”, Tỳkheo khán bịnh làm theo lời, khi Tỳ-kheo bịnh nằm xuống thì chết, Tỳ-kheo khán bịnh sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm”.

Có một Tỳ-kheo ngồi thiền ngủ gật, Tỳ-kheo kinh hành đi tuần thấy vậy liền dùng pháp trượng đánh để Tỳ-kheo kia tỉnh dậy, không ngờ Tỳ-kheo kia lại chết, Tỳ-kheo này sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo kia bị gió đao phát khởi, dù chạm hay không chạm cũng chết, thầy không phạm”. Lại có một Tỳ-kheo ngồi thiền ngủ gật, Tỳ-kheo kinh hành đi tuần thấy liền dùng gối bông ném để Tỳ-kheo kia tỉnh dậy, không ngờ Tỳ-kheo kia lại chết, Tỳ-kheo này sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo kia bị gió đao phát khởi, dù ném gối bông hay không ném cũng chết, thầy không phạm”. Lại có Tỳ-kheo ngồi thiền ngủ gật, Tỳ-kheo khác lấy nước tưới lên đầu để Tỳ-kheo kia tỉnh dậy, không ngờ Tỳ-kheo kia lại chết, Tỳ-kheo này sanh nghi không biết có phạm Ba-ladi không, bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo kia bị gió đao phát khởi, dù tưới nước hay không tưới cũng chết, thầy không phạm”.

Trong nhóm Thập thất quần Tỳ-kheo có một Tỳ-kheo thích cười, các Tỳ-kheo kia liền chọc lét khiến cho cười, Tỳ-kheo này cười nhiều nên đứt hơi mà chết, các Tỳ-kheo kia sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Các thầy khi chọc lét với tâm gì”, đáp: “Chúng con đùa giỡn muốn chọc cho cười nên chọc lét”, Phật nói: “Không phạm, từ nay không nên chọc lét người khác, nếu làm thế thì phạm Ba-dật-đề”.

Có một cư sĩ vừa thu hoạch được lúa mới và rau cải tươi, thường lệ đem cúng cho Tăng trước rồi sau mới dùng để ăn. Có một Tỳ-kheo A-lan-nhã thường lui tới nhà này, hôm đó trước giờ ngọ đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, cư sĩ sau khi cùng nhau thăm hỏi rồi suy nghĩ: “Lúa mới và rai cải này nay cúng cho Tỳ-kheo A-lan-nhã này, khỏi phải đem cúng cho Tăng”, nghĩ rồi liền đem cúng cho Tỳ-kheo A-lan-nhã. Lúc đó Tỳ-kheo tăng không thấy cư sĩ đem lúa và rau cải tới cúng như thường lệ liền nói với nhau: “Vì sao cư sĩ không cúng lúa và rau cải như thường lệ, không biết có Tỳ-kheo nào ra vào nhà đó?”, một Tỳ-kheo nói: “Có Tỳ-kheo A-lan-nhã thường lui tới nhà đó”, các Tỳ-kheo liền cho gọi Tỳkheo A-lan-nhã đến hỏi: “Cư sĩ tên ____ thường cúng lúa mới và rau cải tươi cho Tăng trước rồi sau mới dùng để ăn, lần này không cúng có phải thầy đã ngăn hay không?”, đáp là không có, các Tỳ-kheo liền dùng hai cây gỗ kẹp để hỏi cho ra sự thật không ngờ lại làm cho Tỳ-kheo kia chết, các Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”

Có một cư sĩ thường cúng y an cư cho Tăng, có một Tỳ-kheo Alan-nhã thường lui tới nhà này, hôm đó trước giờ ngọ đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, cư sĩ sau khi cùng nhau thăm hỏi rồi suy nghĩ: “Y này nay cúng cho Tỳ-kheo A-lan-nhã này, khỏi phải đem cúng cho Tăng”, nghĩ rồi liền đem cúng cho Tỳ-kheo A-lan-nhã. Lúc đó Tỳ-kheo tăng không thấy cư sĩ đem y an cư tới cúng như mọi năm liền nói với nhau: “Vì sao cư sĩ không cúng y an cư như mọi năm, không biết có Tỳ-kheo nào ra vào nhà đó?”, một Tỳ-kheo nói: “Có Tỳ-kheo A-lan-nhã thường lui tới nhà đó”, các Tỳ-kheo liền cho gọi Tỳ-kheo A-lan-nhã đến hỏi: “Cư sĩ tên ____ thường cúng y an cư cho Tăng, hạ an cư năm nay không cúng có phải thầy đã ngăn hay không?”, đáp là không có, các Tỳ-kheo muốn Tỳ-kheo này nói ra sự thật nên ném Tỳ-kheo này xuống ao không ngờ làm cho Tỳ-kheo này chết. Các Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá”

Có một Tỳ-kheo khất thực, trước giờ ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, đi đến một cửa nhà có nhiều người tụ họp, khi vắt y lên, chéo y chạm vào cái chày gỗ, chày gỗ rớt xuống trúng một đứa bé làm cho nó chết. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay khất thực nên nhất tâm xem ngó trước sau”.

Có một Tỳ-kheo khất thực, trước giờ ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, đến nhà của một Bà-la-môn. Chủ nhà này sáng sớm tắm gội sạch sẽ mặc y tắng ngồi bên trong cửa, nhìn ra thấy Tỳ-kheo đang đứng bên cửa khảy móng tay liền sanh tâm ác suy nghĩ: “Ta chưa cúng trời, chưa cúng cho cha mẹ người thân mà Sa-môn trọc đầu mặc y hoại sắc này lại đến nhà ta khất thực”, với tâm tức giận người này liền dùng tay đẩy vào ngực Tỳ-kheo để xua đuổi, Tỳ-kheo ngã lăn ra đất đè trên mình một đứa bé làm cho nó chết. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay khi khất thực nên nhất tâm nhìn ngó trước sau”.

Có một Tỳ-kheo dùng chú thuật chữa bịnh bằng cách vỗ vào má của người bịnh, không ngờ người bịnh này lại chết, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay muốn vỗ nên vỗ nhè nhẹ không nên vỗ mạnh làm cho người chết”.

Có một Tỳ-kheo khi ăn bị mắc nghẹn, một Tỳ-kheo khác vỗ vào cổ cho thức ăn văng ra, không ngờ làm cho Tỳ-kheo ói máu mà chết. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nên vỗ nhè nhẹ để cho thức ăn văng ra, không nên vỗ mạnh làm cho người chết”.

Trưởng lão Ca-lưu-đà-di thường lui tới một nhà cư sĩ, vợ cư sĩ vừa mới sanh con nhỏ, sáng sớm bồng con để trên giường, đắp chăn cho con rồi đi. Vừa lúc đó Ca-lưu-đà-di đến, đứng ngoài cửa khảy móng tay, vợ cư sĩ mới vào nhà và mời ngồi, Ca-lưu-đà-di không xem kỹ liền ngồi lên mình đứa bé đang nằm trên giường, đứa bé kêu lớn, do thân của Calưu-đà-di to lớn và nặng nên làm cho đứa bé lòi ruột ra mà chết. Ca-lưuđà-di trở về chùa kể lại việc trên cho các Tỳ-kheo nghe, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật hỏi Ca-lưu-đà-di: “Thầy dùng tâm gì khi ngồi trên giường đó?”, đáp là do không xem xét kỹ mà ngồi lên, Phật nói: “Không phạm, từ nay khi ngồi nên xem kỹ rồi mới ngồi, nếu không xem xét kỹ mà ngồi thì phạm Đột-kiết-la”. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đa cũng như vậy.

Lại có hai cha con Tỳ-kheo cùng du hành từ nước Kiều-tát-la muốn đến nước Xá-vệ, khi đi ngang qua con đường hiểm thì trời sắp tối, người con nói: “Đây là đường hiểm nên đi mau qua”, người cha vội đi nhanh, vì đi nhanh nên mệt lã mà chết. Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật hỏi Tỳ-kheo: “Thầy khi nói người cha đi nhanh với tâm gì”, đáp: “Con vì thấy trời sắp tôi nên nói đi nhanh để qua khỏi đường hiểm”, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu khi đi qua đường hiểm mà trời sắp tối thì Tỳ-kheo nhỏ nên mang giúp y vật cho Tỳ-kheo lớn tuổi và nói tôi đi trước, thầy đi sau”. Lúc đó các Tỳ-kheo sanh nghi không biết tại sao Tỳ-kheo này giết cha lại không phạm Ba-la-di và tội nghịch, Phật liền nói nhân duyên bổn sanh:

Quá khứ, có một người cạo đầu mặc áo nhuộm dắt con đến bên bò nước giặt y, giặt xong vắt phơi, phơi khô rồi xếp bỏ vào trong túi mang về nhà. Trên đường đi trời nóng mắt mờ nên dừng lại nghỉ dưới một gốc cây, nguời cha lấy túi y gối đầu nằm ngủ. Lúc đó có một con muỗi bay tới căn người cha, người con tức giận cầm cây đập muỗi, muỗi bay đi, cây đập xuống làm bể đầu người cha, người cha liền chết. Thần cây thấy rồi liền nói kệ:

“Thà thù với người trí,
Không gần với người ngu,
Ngu đập muỗi giúp cha,
Muỗi bay, bể đầu cha”.

Phật bảo các Tỳ-kheo: “Người cha ngày xưa chính là Tỳ-kheo người cha ngày nay, đứa con ngày xưa chính là Tỳ-kheo người con ngày nay. Ngày xưa giết cha không phạm tội nghịch, ngày nay giết cha cũng không phạm Ba-la-di và tội nghịch”.