1. Bố cục quan trọng của tác phẩm Huyền Nghĩa -Tổng chú
2. Bố cục quan trọng của tác phẩm Huyền Nghĩa -Biệt chú
2.1 Giải thích chữ Pháp
2.2 Giải thích chữ Diệu
2.2.1. Tích Môn Thập Diệu
2.2.2. Bản Môn Thập Diệu
2.3 Giải thích chữ Liên Hoa
2.4 Giải thích chữ Kinh
3. Phương thức tư tưởng Trí Khải
Kết luận về đề tài thảo luận thứ nhất

Phần Hai

Sự ngộ nhập huyền nghĩa kinh
Diệu Pháp Liên Hoa

Trong Phần Hai của tập sách nầy, chúng tôi sẽ phân tích thấu đáo tác phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa của Trí Khải Đại Sư. Qua sự phân tích, chúng tôi hy vọng làm sáng tỏ nội dung tác phẩm siêu việt nầy. Mặt khác, đây chỉ là cố gắng sơ khởI nhắm mục đích cống hiến độc giả những chi tiết về tác phẩm. Hơn nữa, giá trị của tác phẩm chính là những gì tác phẩm chứa đựng ở phần nộI dung. Nhờ vậy, câu trả lờI về tầm quan trọng của tác phẩm Huyền Nghĩa không còn là một điều trừu tượng. Ít ra, ý nghĩa của tập sách nầy nằm trong sự kiện nói lên được nền minh triết hài hòa diệu vờI toàn bích của Trí Khải Đại Sư.

Sự sưu tập của chúng tôi nhằm vào đường lối diễn tả có hệ thống nguồn tư tưởng Huyền Nghĩa căn cứ vào chú giải đáng kể của Đại Sư về kinh Pháp Hoa. Như đã được nói trong phần lờI tựa, không những cách xếp đặt tư tưởng của tác phẩm làm ngườI đọc sững sốt, mà kỷ thuật Đại Sư dùng để thành lập lý thuyết của mình thì thật là một kế hoạch. Điều nầy nói lên rằng những kỷ thuật nầy phản ảnh triết học của Trí Khải, là nguồn minh triết phù hợp vớI kinh Pháp Hoa, thấy rằng kinh Pháp Hoa diễn tả được giáo nghĩa của Thế Tôn, nơi đó, chân lý viên dung được phơi bày thành tựu. (1)

Tư tưởng triết học của Trí Khải đồng điệu vớI Pháp Thân bất khả tư nghì là điều đã được kinh Pháp Hoa nhấn mạnh. Cũng như vậy, tác phẩm Huyền Nghĩa của Trí Khải Đại Sư là bản chú giải kinh Pháp Hoa hùng hồn, đáng tin cậy. Thẩm quyền chú nghĩa kinh của Đại Sư càng làm tăng thêm sự phổ cập của bản kinh. Cách thức chú thích đi cùng vớI nền tảng triết học của Đại Sư trở thành rường cột nói lên chân lý của tông Thiên Thai và chỉ con đường đạt đến chân lý nầy (2). Kết quả là sự thành tựu nầy đưa đến những cống hiến đầy ý nghĩa đối vớI sự phát triển Phật giáo Trung Hoa bằng cách thiết lập một nền tảng, theo đó tất cả các học phái Phật giáo về sau phải nhờ cậy và tham gia vào. Tất cả những tông phái Phật giáo đáng kể ở Trung Hoa đã thành hình từ khái niệm Triết học và hệ thống tôn giáo của Trí Khải, như là cách thức phân loại, lý thuyết về chân lý tối thượng, hệ thống thực hành pháp Chỉ và Quán, v.vẨTrong lảnh vực nhận thức, bản sắc khế hợp có hệ thống trong tư tưởng Đại Sư đã làm tượng hình những nguồn tư tưởng lớn của Phật giáo Trung quốc.. Học thuyết Lý Sự Vô Ngại ( Li-shih wu ai) của Pháp Tạng (Fa Tsang / 780-841) thuộc Hoa Nghiêm Tông chịu ảnh hưởng rất lớn từ học thuyết của Trí Khải Đại Sư, nhấn mạnh trên nhất chân pháp giới. Tông phái Thiền (Chan) cho rằng con ngườI có thể đạt giải thoát bất ngờ và bất cứ lúc nào khi cảm ứng được vào thế giớI hiện tượng. Truy ra nguồn gốc của học thuyết nầy không khác vớI những điều Trí Khải đã từng nói : Tất cả việc đờI không có gì đối nghịch vớI chân lý. MỗI một màu sắc, mỗI một làn hương không ra ngoài Trung Đạo. Ng Yu Kwan Chủ trương rằng Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông và Thiền tông hòa giải lẩn nhau vớI cùng mối quan tâm sau cùng trong phạm vi cảm thọ và quán chiếu, bởI vì cả ba tông phái cùng biện minh cho khái niệm về dụng. (3) Sự nhấn mạnh trên dụng từ hai tông phái Hoa Nghiêm và Thiền lại thêm một yếu tố phản ảnh tư tưởng của Trí Khải. Nhìn qua Phật học Nhật Bản, Tendai Buddhism được ngài Saicho (767-822) sáng lập, là tông phái giống in hệt như đã lọt lòng từ đồ chúng ở Trung Hoa và căn cứ vào giáo nghĩa Pháp Hoa(4) Tông phái Nhật Liên (Nichiren) ở Nhật do ngài Nhật Liên thành lập (1222- 1282) không chỉ xưng tán kinh Pháp Hoa như thánh điển trên tất cả thánh điển mà còn ngâm vịnh tựa đề kinh như thánh từ biểu hiện nhân và quả của Phật giới. Điều nầy lại được thấy là chịu ảnh hưởng tư tưởng của Trí Khải khi giải thích về tựa đề kinh Pháp Hoa trong tác phẩm Huyền Nghĩa.

Vì thế, chương nầy trình bày sự ngộ nhập của Trí Khải qua tác phẩm Huyền Nghĩa, cũng như xác định giá trị của Huyền Nghĩa nhằm mục đích chỉ rõ sự ngộ nhập của Trí Khải đã phản chiếu trong triết thuyết tuyệt diệu dung hòa của Đại Sư.

Minh triết của Trí Khải dung hợp vạn toàn như thế nào? Dựa vào sưu khảo của chúng tôi về tác phẩm Huyền Nghĩa, chúng tôi muốn trình bày rằng nhiều đặc tính của chân lý được Trí Khải diễn bày tương hợp vớI giáo thuyết của Đại Sư.

Đầu tiên, Trí Khải kết giao vớI chân lý Nhất Thừa ( là điều được minh định trong kinh Pháp Hoa). Điều nầy có nghĩa là Nhất Thừa biểu trưng cho vị trí tối thượng, vớI vị trí đó con ngườI có thể thấy được Pháp Thân. Pháp Thân bất tư nghì chánh thống là năng lực dung hợp bao trùm tất cả những học thuyết Phật giáo khác nhau và đưa ba thừa ( Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát ) về một. Một cách hiển nhiên, nói về Phật thừa, chân lý có bản tánh toàn vẹn và dung hòa khác biệt.

Thứ hai, chân lý dính liền vớI sự viên dung bao gồm ba khía cạnh (Thể, Tướng, Dụng) và sự tương quan giữa một và ba thì bất khả tư nghì. Trí Khải định nghĩa sự vi diệu bất khả tư nghì nầy như không phải một, không phải khác, và như thế, bản tính linh động của chân lý hiển bày: Một mặt được bàn đến bao gồm cả ba mặt; ba mặt được bàn đến thật sự chỉ là một. Những khía cạnh nầy không khác chi nhau, không thêm vào nhau, cũng không giống nhau. Vì thế, gọI chúng là vi diệu(5)

Thứ ba, chân lý biểu trưng bởI Phật thừa. Trí Khải cho rằng sự nhận thực chân lý đồng nghĩa vớI Phật tánh. Trí Khải xác quyết điều vi diệu nầy là tịch và chiếu. Thí dụ, khi định nghĩa về Diệu Cảm Ứng, Đại Sư nói rằng Phật luôn là tịch nhưng có thể chiếu soi vào chúng sinh hữu tình bằng cảm ứng để khơi dậy trí tuệ sẳn có trong mỗI chúng sinh. (6) Trí Khải quy hướng về mặt phản chiếu để điều hòa bản tánh động và dụng của chân lý.

Thứ tư, chân lý theo Trí Khải là Phật tánh, là cái có sẳn trong mỗI chúng sinh. Phật tánh như chân lý tối hậu tất cả chúng sinh đều có thể đạt đến và Phật tánh là mục tiêu cứu rổI sau cùng, bất cứ nơi đâu cũng không bỏ chúng sinh. Mặt khác, khái niệm Phật tánh vẽ ra một kế hoạch tuyệt hảo đưa đường Đạo về vớI tự do, vì bao gồm nhân và quả. Phật tánh cắm rễ nơi tất cả chúng sinh biểu lộ khả năng tiềm ẩn là nguyên nhân đến được Pháp Thân. Sự hiển lô của Pháp Thân có nghĩa rằng sự thông đạt được Pháp Thân là kết quả. Như vậy, bằng cách tiết lộ khả năng giải thoát vô hạn của chúng sinh, Pháp Thân vô ngại. Pháp Thân như chân lý sau cùng có nhân và quả trên đường Đạo tựu thành viên mãn.

Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày đặc tính nói trên của chân lý tương đồng vớI triết học của Trí Khải như thế nào, qua đó, tư tưởng của Đại Sư có thể được mô tả là tuyệt vờI và dung hợp, phơi bày Pháp Thân bất khả tư nghì.(7) Nói cách khác, chúng ta có thể chứng minh tám đặc trưng từ tác phẩm Huyền Nghĩa đã phát họa triết lý : hóa giải, uyển chuyển, đầy đủ, thâm huyền, diệu dụng, thiện xảo, toàn hảo và viên dung của Đại Sư.

I. Hóa giải: (reconciliation) có nghĩa là hóa giải những khác biệt của hiện tượng và cách nhìn hiện tượng để đến được trạng thái điều hòa của tất cả hiện hữu trên căn bản quán chiếu. Sự có mặt của tất cả thực thể và hiện tượng được nhìn như tùy thuộc lẩn nhau và chỉ tùy thuộc trong tương quan vớI nhau.

(2) Uyển chuyển (flexibility) là trạng thái toàn vẹn của tư duy, theo đó, quang cảnh thế giớI không còn chết cứng và hạn hẹp, nhưng vô biên, không hai, không cực đoan, và như vậy, hành giả đạt đến cái nhìn thâm sâu về sự vật trong sự kết hợp và tương đồng. BởI vì đường lối suy tư của Trí Khải phần nào mang ảnh hưởng của Lão giáo, là điều Roger T. Ames diễn tả như diệu dụng của Đức (Te) trong Lão giáo hoàn toàn tương hợp vớI đặc tính uyển chuyển nầy:

Cái dụng của Đức là để thiết lập một sự đồng điệu rõ ràng và hợp nhất- đều đặn và tiết nhịp. Tuy nhiên, không phải là những danh ngôn trừu tượng mà là sự tuôn chảy vô hạn định. (8)

I. Thiện xảo (dynamism) là kỷ thuật Trí Khải sử dụng trong biện luận và quan điểm. Phương tiện thiện xảo nầy cũng nằm trong phương pháp giải thích không bó buộc trong khuôn thước nhưng mở bày và thích nghi. Điều nầy phần nào tỷ dụ được cách chú giải của Đại Sư về sự thành hình những sắc thái khác nhau của Trung Hoa, từ đó, học thuyết của Đại Sư hòa đồng mỗI cá biệt trong tương quan vớI toàn thể được diễn bày. Điều nầy có nghĩa rằng bất cứ hiện hữu nào cũng đồng nhất vớI toàn thể, và toàn thể dung chứa mỗI mỗI hiện hữu. (9) Phương tiện nầy cũng thấy trong đường lối phát họa thực thể trong giao tế giữa Cảnh (object) và Thức (knowledge), từ đó, tương giao trong thâm nhập và dung hợp.

I. Diệu dụng (funtionality) là những phương thức chú nghĩa kinh được Trí Khải áp dụng để trình bày hệ thống tư tưởng sống động của Đại Sư.

I. Đầy đủ (completeness) nói đến bản chất tổng quát tư tưởng Trí Khải có thể thấy được trong cách bố cục tác phẩm Huyền Nghĩa, phương cách hòa hợp tất cả những giáo nghĩa khác nhau của Thế Tôn, cách dẩn chứng tường tận những gì khả dĩ có được liên quan đến tác phẩm, và học thuyết về chân lý thấm sâu rộng vào vạn pháp.

(6) Thâm huyền ( comprehensiveness) là không phiến diện, không phân biệt, không rờI rạc của một sự hòa đồng vi diệu trong đó vạn vật hiện diện điều hòa trong cùng một thực tại.

(7) Toàn hảo (perfection) nói đến hệ thống tư tưởng của Trí Khải như một toàn thể, hoặc là trong cách thức chú giải, cách trình bày, cách phân loại, cách thành lập ý, tưởng, và khái niệm. Trí Khải cố gắng đào sâu vào tất cả những đề loại liên quan đã bị khuất lấp và đan dệt tư tưởng thành một tấm thảm toàn hảo.

(8) Viên dung (10) ( all- embracing) : phản ảnh quan điểm rộng mở đối vớI thế giớI cảm quan trong sự nhận thực chân lý có mặt tự bao giờ trong mỗI thực thể , tô đậm, trải đều không biên giới. Trong đoạn văn nầy, chân lý thấm nhập vào vạn sự vạn vật trên thế giớI, một khả dĩ toàn diện và là một cách nhìn độc đáo cảm nhận được cõi con ngườI đang có mặt. Thế giớI loài ngườI là nơi sống và chết không khác vớI cõi giải thoát bất tử. VớI lối nhìn như thế, quan điểm phủ nhận thế giớI loài ngườI biến đổi. Thay vì như quan niệm từ lâu đã nhìn thế giớI con ngườI tương tự những bất trắc, ngăn cản đường giải thoát, tư tưởng viên dung của Trí Khải hướng về thế giớI như một cách mạng, luận lý nhận thức và cứu thế.

Tám đặc tính nói trên trong tư tưởng Trí Khải sẽ được diễn bày ở phần sau.

Sự khảo sát về nền minh triết của Trí Khải dựa vào ba câu hỏi chính mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần tham vấn tiếp theo. Ba câu hỏi nầy chỉ rõ triết thuyết của Đại Sư lợI ích như thế nào, và tư tưởng của Đại Sư đã cống hiến vào sự thành tựu của Phật giáo Trung Hoa ra sao. Câu hỏi thứ nhất nhắm vào kết cấu của tác phẩm Huyền Nghĩa bằng cách đọc qua toàn thể tác phẩm, khám phá cách trình bày tư tưởng đặc thù của Trí Khải và Huyền Nghĩa chính là một thực thể của tư tưởng tuyệt vờI nầy. Câu hỏi thứ hai khảo cưú kỷ thuật Trí Khải sử dụng để làm sáng tỏ động cơ sử dụng những kỷ thuật nói trên và sự khéo léo trong cách sắp xếp. Câu hỏi thứ ba nhắm vào sự thâm cứu hệ thống tư tưởng của Đại Sư để có thể chuyển đạt cách thức tư tưởng của Trí Khải đã được tạo dựng.

I. Trí Khải đã cấu trúc tác phẩm Huyền Nghĩa như thế nào để chú giải kinh Pháp Hoa vớI mục đích trình bày hệ thống tư tưởng của riêng mình?

Trí Khải đã cấu tạo toàn bộ tác phẩm vào năm đề mục. Kinh Pháp Hoa được chú giải theo năm ý nghĩa chính nầy, Đại Sư gọI là Ngũ Huyền (Five Sections) hoặc là Ngũ Trùng Huyền Nghĩa (wu chung hsuan-I). Năm nghĩa nầy được dùng như dụng cụ khảo sát nghiêm túc để chú giải nghĩa kinh Pháp Hoa. Nghĩa thứ nhất Danh giải thích tựa đề kinh. Nghĩa thứ hai Thể là nền tảng giáo nghĩa Pháp Hoa căn cứ vào, tức chân lý tối thượng. Nghĩa thứ ba Tông liên quan đến yếu nghĩa Pháp Hoa và hành trì để đạt đến Pháp Thân như nguyên nhân, và đạt đến được Pháp Thân như kết quả. Nghĩa thứ tư Dụng tức năng lực của kinh Pháp Hoa đưa đến lợI ích cho chúng sinh. Nghĩa thứ năm Giáo phân loại những giáo pháp khác nhau của Thế Tôn, từ đó, tất cả những lờI Phật dạy được nối kết và xác định.

Ngũ Huyền rất quan trọng vì là họa đồ cẩn trọng chú nghĩa thánh thư Trí Khải đã vẽ ra dùng chú giải tất cả kinh Phật. Điều nầy có nghĩa rằng tất cả kinh điển Phật dung chứa năm huyền nghĩa nầy, từ đó, tất cả kinh điển được thấm nhuần và giải nghĩa. Riêng về khoa chú giải thánh điển, Donald Lopez nói : nhìn tổng quát như liên quan đến sự thành lập những nguyên tắc nhằm phơi bày ý nghĩa, đặc biệt từ những đoạn văn được dùng như đề mục của một bài thuyết giáo. (11)

Ngũ Huyền, như phương cách khảo sát nghiêm túc chú giải kinh Phật, do đó, có thể được xem là khoa chú nghĩa kinh của riêng Trí Khải. Hơn nữa, Ngũ Huyền cũng được áp dụng như một phương tiện thiện xảo để sắp xếp tư tưởng của Đại Sư. Vì vậy, sự giải thích thâm nghĩa Pháp Hoa dựa vào năm huyền nghĩa nầy cũng là cách trình bày có hệ thống triết học của Trí Khải. Ngũ Huyền giải thích ở hai bậc: Tổng chú và Biệt chú. Những sự giải thích nầy thành hình cấu trúc nộI dung tác phẩm Huyền Nghĩa như sau :

1. Bố cục quan trọng của tác phẩm Huyền Nghĩa Ố Tổng chú

Tổng chú là cấp bậc sơ khởi của Huyền Nghĩa dùng chuẩn bị trình bày năm huyền nghĩa như cách khảo cứu hợp lý để giải nghĩa kinh Pháp Hoa và những kinh điển khác. Ngũ Huyền sẽ được thảo luận trong bảy phần. Phần định nghĩa thứ nhất phân định năm huyền nghĩa bằng định nghĩa. Phần dẩn chứng thứ hai tán trợ bản kinh bằng cách trưng dẩn những đoạn kinh khiến năm huyền nghĩa thích ứng như một phương sách của Trí Khải nhằm giải nghĩa thánh điển. Phần sinh khởI thứ ba cắt nghĩa sự liên tục theo thứ tự năm huyền nghĩa. Phần thứ tư khai hộI bàn luận năm huyền nghĩa cùng những khái niệm Phật giáo khác vớI mục đích chuyển đạt ý nghĩa của năm huyền nghĩa bao gồm trong những khái niệm nầy. Phần lựa chọn thứ năm làm sáng tỏ những nghi ngờ, nếu có, của ngườI đọc về định nghĩa của năm huyền nghĩa, và sự chọn lựa dùng năm số thứ tự để khảo sát. (11) VớI cách thức nói trên, năm huyền nghĩa được khẳng định là cách phổ quát để chú giải tất cả kinh Phật. Phần quán tâm thứ sáu giớI thiệu phương pháp quán tâm. Một cách xác thực pháp quán tâm có thể khế hợp cả năm đề mục vừa nói trên, Trí Khải chỉ bày cách hữu hiệu và thực tiển nhất để nhận ra chân lý. (13) Phần hộI ý thứ bảy Đại Sư gắng công hợp nhất năm huyền nghĩa như một phương thức mớI để mở toang ra tất cả ý nghĩa thâm sâu giáo pháp của Thế Tôn vớI Tứ giáo ( là bốn phương pháp của giáo pháp Phật : Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo) (14) . Hơn nữa, giớI thiệu Tứ giáo có ý rằng mặc dù chân lý chỉ có một, phương tiện dùng để diễn tả chân lý thì đa dạng. Những lờI dạy khác nhau của Thế Tôn có thể được tóm tắt vào Tứ giáo nhấn mạnh trên thiền, giáo và mườI hai bộ kinh. Tứ giáo cũng là nền tảng để hiểu những giáo lý khác nhau của Phật đã được Trí Khải soạn ra như phần chính trong năm huyền nghĩa, đó là, năm huyền nghĩa không gì khác hơn sự diễn đạt của Tứ giáo. BởI vì Tứ giáo được xem như là phương pháp Thế Tôn dùng để dung hợp tất cả Phật pháp; cũng vậy, năm huyền nghĩa cũng có thể được tiếp tục xem như một phương pháp phổ thông dùng chú giải nghĩa kinh.

2. Bố cục quan trọng của tác phẩm Huyền Nghĩa Ố Biệt chú

Biệt chú như cấp bậc thứ hai của tác phẩm Huyền Nghĩa trong cách sắp xếp Ngũ Huyền thành năm phần riêng biệt và giải thích từng phần. Phần thứ nhất là Thích Danh (Shih ming), giải thích toàn đề kinh Pháp Hoa là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Đề mục thứ hai là Hiển Thể (Pien tI), phân biệt kinh Pháp Hoa vớI những kinh khác. Phần thứ ba là Minh Tông (Ming tsung), liên quan đến quan điểm chính yếu, độc đáo của kinh Pháp Hoa. Phần thứ tư là Luận Dụng (Lun Yung), nói về năng lực hữu hiệu của kinh Pháp Hoa. Phần thứ năm là Phân Giáo (Pan Chiao), phân loại giáo pháp của Thế Tôn vào tam giáo : đốn giáo, tiệm giáo và bất định giáo.
Trong năm phần nói trên, riêng phần thích danh được xem là phần chú nghĩa phong phú nhất. Phần nầy đưa ra bốn đề mục:

1. Xét đoán những điểm chung và riêng của kinh Pháp Hoa ( pan tsung pieh), khảo sát những chỗ cùng chung vớI các kinh khác và những chỗ chỉ riêng kinh Pháp Hoa mớI có, do đó, thấy được sự siêu vượt của kinh Pháp Hoa .
2. Xác định thứ tự giữa hai từ Diệu và Pháp, làm sáng tỏ lý do tại sao chữ Pháp cần được giải thích trước chữ Diệu, thay vì giải nghĩa hai từ theo thứ tự như tựa đề kinh.
3. Tóm lược những chú giải của các bậc tiền bối về kinh Pháp Hoa. Bằng cách đối chiếu vớI những chú giải có trước, Trí Khải đã làm sáng tỏ phương pháp giải nghĩa kinh thâm mật và mạch lạc của Đại Sư.
4. Tu sửa những chú giải kinh Pháp Hoa có trước ( Cheng chieh Miao fa Lien Hua), Trí Khải đã công khai trình bày cách giải nghĩa kinh của riêng mình. VớI ba đề mục trên như dựng rào, Trí Khải bắt đầu đề mục thứ tư nầy như một chú giải rộng mở về tựa đề kinh Pháp Hoa như sau:

2.1 Giải nghĩa chữ Pháp :

Trước hết, chữ Pháp được giải thích. Trí Khải nhìn Pháp có ba mặt : Chúng sinh pháp, Phật pháp và Tâm pháp. Với cách nhìn nầy, Đại Sư bao gồm tất cả những gì Thế Tôn đã dạy trong giáo pháp của Ngài.

(1) Chúng sinh pháp : giải thích pháp trong bối cảnh sâu rộng liên hệ đến Thập Như Thị trong tương quan với thập Pháp Giới. Thập như thị là : Tướng, Tánh, Thể, Lực, Tác, Nhân, Duyên, Quả, Báo và Bản Mạc Cưú Cánh Đẳng. (16) Thập như thị được Trí Khải dùng để diễn đạt chân như hoặc thực tánh, và bao gồm cả mười pháp giới : Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A tu la, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật.

(2) Phật pháp : diễn tả pháp trong bối cảnh thượng đạt. Đó là, Thập pháp giới và thập như thị được quán trong tương đối và tuyệt đối. Như tương đối, mỗi pháp giới khác nhau và chín pháp giới được phân biệt với Phật giới tối thượng. Như tuyệt đối, tất cả pháp giới và Thập Như Thị từ mỗi phần khác nhau thì không gì khác hơn là Phật giới. Trên giáo thuyết, Phật giới có tất cả những giới khác, không tương đối, không tuyệt đối mà là viên dung. Pháp giới vô phân biệt nầy, vì thế, phản chiếu chín giới tương đối kia và Phật giới tuyệt đối.

(3) Tâm pháp : giải thích pháp từ bối cảnh chan hòa. Đó là, tâm pháp thấm nhập vào tất cả pháp và không hề phân biệt giữa tâm, Phật và chúng sinh. Vì vậy, tâm pháp hợp nhất Phật pháp và chúng sinh pháp.

2.2 Giải thích chữ Diệu:

Thứ đến, chữ Diệu được giải thích. Đại Sư giải thích chữ Diệu vào hai phần, tổng nghĩa và biệt nghĩa. Tổng nghĩa giải thích chữ Diệu chia làm hai loại: tương đối và tuyệt đối. Mặt khác, tương đối diệu đối lập với những giáo thuyết đơn sơ dạy phàm phu. Giáo thuyết thô không chuyển đạt tất cả chân lý Phật đạo và bản hoài thật sự phổ độ chúng sinh của Thế Tôn không phơi bày ở đây. Giáo pháp vi diệu, đó là kinh Pháp Hoa, chuyển đạt toàn vẹn chân lý, nơi đó bản hoài của Thế Tôn được hiển lộ. Điều nầy có nghĩa rằng kinh Pháp Hoa là cái Diệu tương đối khi so sánh với những lời dạy đơn sơ. Mặt khác,tuyệt đối diệu không cần thiết phải tùy thuộc vào những điều không vi tế nầy để chứng minh sự vi diệu ẩn chứa. Điều nầy cũng có nghĩa khi kinh Pháp Hoa được xem là lời dạy tối thượng của Thế Tôn, là đã kết hợp ba thừa ( Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) vào một Phật thừa, đó chính là cái vi diệu tuyệt đối.(18)

Biệt nghĩa giải thích chữ Diệu chú giải sự vi diệu lan rộng đến Tích Môn Thập Diệu, chung đồng và sai biệt giữa Tích Môn và Bản Môn, và Bản Môn Thập Diệu. Trí Khải gắng công chú nghĩa những môn thập diệu như trên nhắm mục đích hợp nhất những lý thuyết hiện có về giáo pháp của Thế Tôn và vẽ ra một hệ thống Phật pháp hoàn bị, liên tục.

2.2.1Tích Môn Thập Diệu:

Sự chú giải bắt đầu với Tích Môn Thập Diệu :
1. Diệu Cảnh (Ching miao) (19) liên quan đến những nguyên lý khác nhau hoặc được Thế Tôn giảng dạy hoặc từ Trí Khải gồm Thập Như Thị, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Đế, Tam Đế, Nhị Đế, Nhất Đế. Các Tích môn nầy phản ảnh khuynh hướng hệ thống hóa những lời dạy của Thế Tôn hoặc những chân lý ẩn tàng trong bản kinh, Trí Khải đã giải thích với tư tưởng của riêng mình, như Tứ Giáo. Làm như thế, không những các nguyên lý trên được trình bày có hệ thống, ngoài ra, hệ thống nguyên lý nầy trở lại duy trì được tư tưởng của Trí Khải và trở thành nền tảng cho triết học Phật giáo của Đại Sư.

2. Diệu Trí ( Chih miao) (20) dẩn lối đưa hành giả thâm nhập Cảnh như ( đã nói trong phần Cảnh Diệu) và ứng giải cụ thể ( nói trong phần Hành Diệu) để đạt đến những cảnh nầy. Hai mươi Trí (21) liên hệ đến Cảnh Như Thực là hệ thống tư tưởng của Trí Khải tứ căn cơ thông đạt tứ chủng đạo lý. Bằng cách đưa ra Trí và Cảnh, Trí Khải cho chúng ta thấy được bốn cấp bậc thông hiểu chân lý ( như tứ chủng thập nhị nhân duyên, tứ chủng tứ đế…) là kết quả của tứ cơ mà con người sở hữu.(22) Vì thế Trí Khải cung cấp cho hành giả sự hướng dẩn cụ thể là làm thế nào có được Diệu Trí để có thể thông đạt được diệu lý.

3. Diệu Hành : (Hsing miao) (23) hợp nhất những cách tu tập trong Phật giáo bằng cách giải thích nội dung của những hành trì vào ba nguyên lý : quy tắc, thiền định và trí tuệ. Nên chú ý rằng bằng cách đưa ra những hình ảnh cụ thể cách hành trì Bồ Đề hạnh cưú chúng sinh ra khỏi hai mươi lăm cõi với trí tuệ của Vô Tác Tứ Đế, Trí Khải đã vẽ ra một bức tranh đầy đủ về vũ trụ luận của Phật giáo (24)

4. Diệu Vị : (Wei miao) (25) kết hợp tất cả những nguyên lý về các quả vị trong Phật giáo. Trí Khải đã đưa các Vị vào sáu bậc từ thấp lên cao với mục đích dựng lên một hệ thống tùy theo cấp bậc hành trì.

5. Diệu Tam Pháp : (san-fa miao) (26) nói về ba quỹ phạm của Phật tánh như ba nhân của Pháp Thân. Chân Tánh (Chen-Hsin- Kui) thuận theo nguyên lý (Chánh nhân) thừa nhận tất cả chúng sinh đều có chân tánh. Quán Chiếu (Kuan Chao Kui) thuận theo Tuệ (Liễu nhân) nói đến trí lực tiềm ẩn trong tất cả chúng sinh khiến mở bày được Phật tánh sẳn có. Tư Thành (Tzu cheng Kui) thuận theo Định (Duyên nhân) là những năng lực và xu hướng Phật tánh trong tất cả chúng sinh khiến hành giả gieo trồng được những hạt giống Phật để được Phật tuệ. Vì thế quỹ phạm có sự liên hệ đến Cảnh, Trí và Hành. Đây là ba phần chính trong công trình gieo hạt giống Phật của học thuyết Trí Khải về Phật đạo, tương đương với Chứng (Cheng), Giáo (Chiao) và Hành (Hsing) trong truyền thống Phật học. Trí Khải chỉ rõ rằng ba thành phần trên đã cắm rể trong mỗi một chúng sinh, vì vậy, Đại Sư nhấn mạnh rằng tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Học thuyết Tam Quỹ Phạm bao gồm bốn môn Diệu đã nói trước và khẳng định rằng sự gieo trồng hạt giống Phật có thể thành tựu bằng chính năng lực tự hành trì. Để minh chứng sâu hơn về ý nghĩa Ba Pháp đưa đến Phật địa, Trí Khải đã phối hợp tam quỹ phạm với mười môn của tam pháp (27) liên quan đến sự đạt đến Pháp tánh và từ đó khái niệm chính yếu về Pháp tánh được phơi bày. Với môn Diệu thứ năm, tiến trình đạt đến Phật tánh do tự lực hoàn tất. Năm môn Diệu tiếp theo (từ thứ sáu đến thứ mười) nói về sự chứng ngộ của hành giả nhờ vào Phật lực.

6. Diệu Cảm Ứng : (Kan Ying miao) (28) nói về Phật lực cứu vớt chúng sinh từ Ứng tùy thuận khả năng Cảm của chúng sinh. Điều nầy nói rằng chúng sinh từ nhiều cõi khác nhau có thể được hợp nhất với Phật. Diệu ứng của Phật đến với chúng sinh do Từ và Bi. Giáo thuyết nầy giữ vững chủ trương phổ độ được nhấn mạnh trong kinh Pháp Hoa, vì có Cảm và Ứng cho nên chúng sinh trước sau gì cũng được cứu rổi.

7. Diệu Thần Thông : ( Shen-tung miao) (29) nói về chư Phật dụng lực thần thông trong việc thức tỉnh chúng sinh từ mê lầm và giáo hóa chúng sinh. Đây là hiện tượng siêu phàm nơi chư Phật thường được nói đến trong kinh điển và kết hợp với giáo thuyết về thần thông của Trí Khải. Tư tưởng nầy thật đặc biệt vì là sự nhấn mạnh của Đại Sư về phương tiện thiện xảo của chư Phật trong cách giáo hóa và biến đổi chúng sinh.

8. Diệu Thuyết Pháp : (Shuo Fa miao) (30) là bước kế tiếp chư Phật hướng dẩn chúng sinh với giáo pháp. Mục đích của Trí Khải là giải thích mười hai tạng kinh vì là rường cột Phật pháp và làm đại biểu cho những lời dạy của Thế Tôn. Không cần biết là Đại Thừa hoặc Thanh Văn thừa, tất cả giáo pháp của Thế Tôn quy về mười hai tạng kinh.

9. Diệu Quyến Thuộc: (Chuan-shu miao) (31) phần nầy lấy từ lời Phật thuyết, liên quan đến nhiều hàng quyến thuộc của Như Lai. Trí Khải phân quyến thuộc vào năm hạng (32) để khẳng định với chúng ta rằng tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của Phật và sẽ được Phật cứu rổi.

10. Diệu Lợi Ích: (Li-I miao) (33) là kết quả khi là quyến thuộc của chư Phật. Phần nầy kết luận rằng tất cả chúng sinh với căn cơ khác nhau đều được lợi ích tùy thuận với diệu ứng của chư Phật. Diệu môn nầy hợp nhất với những đại ân có được từ giáo pháp của Thế Tôn và giải thích tại sao có những ích lợi khác nhau theo sự phân chia cao thấp. Tỉ lệ được xác định từ những ích lợi chúng sinh thọ nhận từ những lảnh vực khác nhau để có thể giảm thiểu đau khổ, giới hạn ô nhiểm và chứng ngộ. Với tỉ lệ phân định nầy, Trí Khải đưa ra nhiều chứng cớ để giữ vững về phổ độ, cho thấy rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng trên đường đi tìm chỗ đứng của chính mình trong vũ trụ.

Về bố cục của tác phẩm, Tích MônThập Diệu được bàn luận dưới năm đề mục. Đề mục thứ nhất là phần định nghĩa, xác định từ một cho đến mười diệu môn trong Thập Diệu. Phần thứ hai là phần dẩn chứng từ kinh điển để chính thức xác nhận Thập Diệu nầy. Phần thứ ba là Sinh Khởi giải thích sự liên tục của Thập Diệu. Phần thứ tư là phần giải thích tổng quát, trình bày phần chính yếu của tác phẩm Huyền Nghĩa, liên quan đến sự giải thích Thập Diệu. Đề mục thứ năm kết luận về tương đối và tuyệt đối, làm sáng tỏ ba giáo thuyết (Tạng, Thông và Biệt giáo) không chỉ là những giáo nghĩa thô. Thật sự, ba giáo thuyết nầy gồm cả thô và tế, bởi vì dung chứa hoài bảo của Thế Tôn và là những phương tiện thích ứng diễn bày Viên giáo. Theo hệ thống tư tưởng của Trí Khải, tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, Viên) được phân ra tương đối và tuyệt đối. Ba cái trên là tương đối và cái sau cùng là tuyệt đối. Tứ giáo ứng hợp với phẩm chất của năm vị sữa (sữa, kem, sữa đặc, bơ và đề hồ). Ba giáo đầu là giáo pháp thô hoặc xen lẩn thô và tế, tương tự với bốn loại sữa trước. Viên giáo là giáo pháp tế, được sánh với vị toàn hảo của chất đề hồ.

2.2.2. Bản Môn Thập Diệu:

Phần tiếp theo, Trí Khải quy hướng về Bản Môn Thập Diệu (34). Điều nầy nói lên rằng Tích Môn Thập Diệu thật sự đến từ Bản Môn và là sự biểu lộ của Bản Môn. Mặc dù Tích Môn và Bản Môn có vẻ như là hai môn khác nhau, nhưng thật sự cả hai không thể tách rời. Bởi vì Tích Môn biểu lộ Bản Môn và Bản Môn là nguồn gốc chứa đựng Tích Môn, cả hai hiện diện trong nhau và là một thực thể. Điều Trí Khải muốn chỉ bày bằng cách đưa ra tánh dị, đồng giữa Tích Môn và Bản Môn, rằng Phật pháp vi diệu, bất khả tư nghì, không thể dùng những danh xưng cố định nào khả dĩ chuyển đạt được. Mặc dù Tích Môn tượng trưng cho thế tục đế và Bản Môn biểu thị đệ nhất nghĩa đế, nhưng nói tận cùng thì thế tục đế không thuần là chân lý tương đối vì Tích Môn ẩn chứa Bản Môn; đệ nhất nghĩa đế cũng không chỉ giới hạn trong danh xưng tuyệt đối vì Bản Môn ẩn tàng Tích Môn. Như vậy, từ bối cảnh bất khả phân ly, Tích Môn không chỉ là Tích Môn, Bản Môn không chỉ là Bản Môn. Cả hai Tích và Bản đều vi diệu, bất khả tư nghì, không tương đối mà cũng không tuyệt đối nhưng đồng thời biểu hiện cả hai.

(1) Bản Nhân Diệu ( Pen-yin miao): là sự hành trì tu tập lúc ban đầu không tính đếm được trong quá khứ, chỉ ba mối diệu đầu tiên (cảnh, trí và hành) thuộc Tích Môn biểu thị bản nhân.

(2) Bản Quả Diệu ( Pen kuo miao) : Là nhân tu trì ban đầu thông đạt được Phật tánh, chỉ Tam Pháp thuộc Tích Môn biểu thị bản quả.

(3) Bản Quốc Độ Diệu (Pen kuo tu miao) : là kết quả đạt đến Phật tánh, là độc tôn, vì quốc độ gọi là cõi Sa Bà, là nơi Thế Tôn chứng đắc pháp giải thoát, đã có sẳn nơi Bản Môn. Cõi Sa Bà là nơi Thế Tôn dùng Tích Môn chỉ bày cũng là từ quốc độ, có nghĩa rằng chư Phật thường trú nơi quốc độ khi giáo hóa chúng sinh qua Tích Môn.

(4) Bản Cảm Ứng Diệu ( Pen kan ying miao) : nói về Cảm từ chúng sinh và Ứng từ chư Phật thuộc Tích Môn là những cảm ứng liên tục đã thành tựu ở Bản Môn. Điều nầy lộ bày rằng chư Phật phổ độ chúng sinh bắt đầu từ Bản Môn vào Tích Môn không dừng.

(5) Bản Thần Thông Diệu ( Pen shen-tung miao) : là Phật lực giải thoát chúng sinh, có nghĩa rằng thần thông của chư Phật thuộc Tích Môn là biểu thị vô lượng từ tâm và bi tâm cứu rổi chúng sinh.

(6) Bản Thuyết Pháp Diệu (Pen shuo fa miao) : là Thế Tôn sơ chuyển pháp luân, giáo pháp từ Tích Môn biểu thị Bản Môn.

(7) Bản Quyến Thuộc Diệu (Pen chuan shu miao) : là sự tựu thành quyến thuộc sớm nhất của Thế Tôn, chỉ rằng chúng sinh luôn luôn là con chư Phật, luôn được lợi ích từ Phật pháp qua Bản Môn và Tích Môn.

(8) Bản Niết Bàn Diệu ( Pen-nieh pan miao) : như khi Thế Tôn nhập diệt là sự vi diệu đã có nơi Bản Môn, tiết lộ sự kiện rằng chư Phật thường trú Niết Bàn. Lời tuyên bố vào Niết Bàn của Thế Tôn nơi Tích Môn chỉ là phương tiện thích hợp cho việc điều phục và hóa độ chúng sinh.

(9) Bản Thọ Mệnh Diệu (Pen shou-ming miao) : như khi Thế Tôn nhập diệt là điều vi diệu đã có nơi Bản Môn. Điều nầy có ý rằng thọ mệnh của chư Phật là vô lượng. Sự thị hiện thọ mệnh dài, ngắn khác nhau trong Tích Môn cũng là từ thọ mệnh vô lượng của chư Phật.

(10) Bản Lợi Ích Diệu ( Pen li i miao) : như kết quả từ giáo pháp hóa độ chúng sinh của Như Lai, nghĩa là chúng sinh luôn luôn được ích lợi từ Phật pháp qua Bản Môn và Tích Môn.

Về bố cục của tác phẩm, Bản Môn Thập Diệu đưa ra mười đề mục:

(1) Tổng chú ( Lueh shih) : Giải thích nghĩa của mỗi Thập Diệu.

(2) Sinh Khởi ( Sheng-chi) : giải thích thứ đệ của Thập Diệu. Thứ tự của Thập Diệu giống như thứ tự trong Tích Môn. Thập Diệu theo thứ đệ sinh khởi và phần trước là tiền duyên của phần sau.

(3) Đồng và Dị giữa Tích và Bản Môn ( Chi pen tung- i) : diễn bày sự tùy thuận giữa Thập Diệu qua Tích và Bản Môn.

(4) Minh chứng ( yin wen cheng) : Dẩn chứng nhiều đoạn kinh Pháp Hoa làm sáng tỏ nghĩa Thập Diệu của Bản Môn ẩn tàng trong kinh Pháp Hoa.

(5) Quảng chú Bản Môn Thập Diệu ( Kuang chieh pen men shih miao) : giải thích riêng rẻ từng phần trong Thập Diệu.

(6) Đo lường và chọn lọc ba thời (San shih Liao chien) : nhấn mạnh rằng Thế Tôn đã đạt Đạo trong vô lượng thời gian là Bản Môn, việc phổ độ của Thế Tôn trong hiện tại và tương lai biểu trưng cho thọ mệnh vô lượng của Như Lai thuộc Bản Môn.

(7) Luận về Thô Và Tế ( Lun tsu miao) : nói rõ rằng Tích Môn là thô vì đến từ Bản Môn. Bản Môn thì tế vì là bản giải thoát của Phật.

(8) Kết luận về tương đối và tuyệt đối (Chieh cheng Chuan shih) : chỉ rõ rằng Tích Môn gồm có cả hai tương đối và tuyệt đối, Bản Môn thì chỉ có tuyệt đối. Bỏ ra ngoài khái niệm về tương đối và tuyệt đối, Trí Khải nhấn mạnh rằng nói đến chỗ tận cùng thì tất cả đồng là Pháp Tánh ( Fa-hsing) là cái không là Bản cũng chẳng phải Tích, không tương đối mà cũng chẳng tuyệt đối. Nguyên lý nầy chỉ bày Pháp tánh không thể biện phân, nhưng vì thế tục mà phải được biện phân hầu giúp con người hiểu được.

(9) Lợi Ích ( Li-i) : nhằm liệt kê những lợi ích từ Bản Môn.

(10) Quán tâm ( Kuan hsin) : nhấn mạnh rằng sự thấy Tánh không phải ngoài Tâm và quán tâm là con đường gần nhất giúp hành giả đạt đến giải thoát.

2.3 Giải thích chữ Liên – Hoa :

Chữ Diệu là chữ thứ ba trong tựa đề kinh đã được chú giải đi đôi với chữ hoa sen (35). Hoa sen, theo Trí Khải hoặc là biểu tượng của Pháp hoặc được ví như Pháp. Bởi vì chân lý (tương đối và tuyệt đối) không thể đạt đến bằng khái niệm hóa nên hoa sen phải được dùng như một tỉ dụ nói lên sự vi diệu của Pháp. Trong tư tưởng Trí Khải, hoa sen được nói đến tương tự như Bản Môn và Tích Môn, cũng như Thập Diệu trong hai môn. Phép ẩn dụ về hoa sen thích hợp với sự trình bày về kinh Pháp Hoa của Trí Khải qua Bản Môn, Tích Môn, và Thập Diệu của hai môn.

2.4 Giải thích chữ Kinh :

Chữ thứ tư và cũng là chữ cuối trong tựa đề được giải thích là chữ Kinh (36) Chữ Kinh có nhiều nghĩa. Trước hết, chữ Kinh có năm nghĩa, vì thế không thể dịch trực tiếp. Những nghĩa nầy đã được Trí Khải giải thích trong ba phương diện: Giáo ( Chiao), Hành (Hsing) và Lý (I).

(1) Hiển thị : giáo lý Thế Tôn diễn giảng (Tứ Tất Đàn ).

(2) Xuất sinh : hiển bày Tứ Tất Đàn gồm những tiến trình dần đưa chúng sinh đến giải thoát sau cùng qua Giáo, Hành và Lý từ cạn đến sâu.

(3) Tuyền dũng : ý nghĩa từ Tứ Tất Đàn thì vô tận, pháp tánh thì vô cùng.

(4) Thằng mặc : giáo pháp Tứ Tất Đàn ứng dụng như những nguyên tắc cho hành giả tuân hành, theo đó hành giả trừ tuyệt những quan điểm trái ngược với chánh pháp, chuyển từ lối mê qua đường giác, từ bỏ những lối nhìn sai lầm của thế tục, đạt đến bờ giải thoát.

(5) Kết man : có nghĩa kết lại với nhau, ba môn Giáo, Hành và Lý mà kinh dung chứa , nối kết lại thành một toàn thể. (37)

Thứ đến, Kinh có thể được dịch là lời Phật, cũng gồm có năm nghĩa. Mỗi nghĩa đều được Trí Khải chú giải vào ba đề mục Giáo, Hành và Lý.

(1) Về Giáo, chữ Kinh (tiếng Trung Hoa có nghĩa là sắp sợi lên khuôn dệt), chỉ cho những bài kinh Phật thuyết được ghi lại thành kinh điển. Về Hành, nghĩa Kinh gồm những hành trì quy về chân lý, đến từ tâm và lời Phật

Về Lý, Kinh tức chân lý từ tâm và lời Phật.

(2) Ý nghĩa sinh khởi chỉ cho thế giới tất đàn phù hợp với duyên cảnh, vị nhơn tất đàn phù hợp với bản thể tinh vẹn, đối trị tất đàn phù hợp với sự chuyển đổi tà tâm, đệ nhất nghĩa tất đàn phù hợp với chân lý.

(3) Ý nghĩa hiển thị không khác với nghĩa ở phần thứ nhất.

(4) Ý nghĩa kết man tức Giáo, Hành và Lý đan dệt thành một toàn thể.

(5) Ý nghĩa thanh tịnh giáo chỉ cho Giáo, Hành và Lý tinh vẹn biểu trưng từ Tứ Tất Đàn.(38)

Ngoài ra, Kinh có thể được chú nghĩa khác nhau tùy mỗi cách nhìn khác nhau. Ở đây nới rộng cách hiểu chung của chúng ta Kinh là những lời Phật dạy, đến sự hiểu rằng Kinh có trong tất cả. Có người cho rằng âm vang lời Phật là Kinh, có người cho rằng những hình thức ghi lại trên giấy mực lời Phật là Kinh. Riêng với những người có lục căn tinh thuần, họ có thể nhìn mỗi một cảnh trong lục cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là Kinh. (39) . Khi Kinh được nói đến trong sự quán tâm, Kinh có nghĩa rằng, như căn bản nền tảng, không hề có sự phân ly hoặc đối nghịch nào giữa chân lý và bất cứ thực tại nào trong thế giới của giác quan, bởi vì Tâm có thể thấm nhập tất cả. Điều nầy nói lên rằng tất cả ý nghĩa mà Kinh làm thành có thể được nhìn với tâm thể tinh ròng, và tất cả các thứ tâm cũng không ngoài Kinh.(40)

Những điều nói trên chỉ là những nét đại cương về nội dung và bố cục của tác phẩm Huyền Nghĩa gồm hai cấp bậc. Một cách thích đáng, Trí Khải chia kinh Pháp Hoa làm hai phần chính để chú giải giáo pháp của Thế Tôn: Tích và Bản. Tích môn biểu lộ tánh vô sinh diệt và hóa độ thường hằng của Phật. Bản môn nói về sự thông đạt Phật tánh của Thế Tôn từ sơ nguyên vô lượng thời gian, và là nền tảng Tích môn được hiển thị. Bố cục của tác phẩm Huyền Nghĩa thích ứng với bố cục của lời kinh mà Huyền Nghĩa chú giải đã đưa nền minh triết của Trí Khải đến chỗ vẹn toàn diệu âm viên mãn.

Khi chúng ta đọc toàn bộ tác phẩm Huyền Nghĩa, chúng ta có thể bối rối vì có quá nhiều đề mục khác nhau, nhiều đoạn, nhiều phần, nhiều khía cạnh quy về những đề tài và khái niệm. Chúng ta có thể tự hỏi rằng có thể nào có được một đầu mối hoặc là một công thức giúp chúng ta lần bước dò dẫm theo? . Thật vậy, có một phương thức mà Trí Khải đã hợp nhất trong toàn thể tư tưởng của Đại Sư. Cái đã làm nên công thức nầy liên quan đến nhiều khía cạnh của tác phẩm theo thứ tự đi lên và có thể được nhìn tổng quát như sau:

3. Phương thức của tư tưởng Trí Khải:

Công thức trong luận đàm của Trí Khải gồm có ba thứ bậc. Bậc thứ nhất liệt kê và giải thích những học thuyết lưu hành đương thời liên quan đến một số tác phẩm trình bày tư tưởng Phật học vào thế kỷ thứ sáu ở Trung quốc dưới tựa đề Tổng Luận hoặc Minh định. Hẳn nhiên , sự liệt kê nầy không chỉ đơn giản là một sự lập lại những học thuyết nầy mà được nhìn tổng quát và đại cương dưới đề mục Quảng chú hoặc giải nghĩa theo hệ thống phân loại riêng của Trí Khải, như Tứ Giáo liên hệ đến đường lối giáo pháp của Thế Tôn. Vì thế, những học thuyết nầy được trình bày trong những môn khác nhau theo đẳng cấp, và phù hợp với Tứ Giáo – bắt đầu với Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo và sau cùng là Viên giáo. Sự trình bày của Tri Khải về những học thuyết nầy đưa ra một cách nhìn mới mẻ về Phật học, phản ảnh chí nguyện của người Trung Hoa là trồng hạt giống Phật trên đất Trung quốc. Phương thức Trí Khải đưa ra những lập luận giới thiệu nhiều khái niệm về Phật giáo khác nhau liên hệ đến đề tài bàn thảo và xác định rõ ràng những học thuyết nầy dưới tựa đề Định nghĩa giới thiệu(Piao chang) . Hầu hết những đoạn kinh Trí Khải đưa ra dưới đề mục Dẩn Chứng tán trợ cho hệ thống tư tưởng của Đại Sư trở nên hợp nhất với truyền thống Phật học. (41)
Bước thứ hai là phân biệt các bộ môn khác nhau đang hiện diện, nhờ vậy sự tương quan giữa những bộ môn nầy lộ bày. Hầu hết, sự tương quan có chiều hướng đi lên. Có nhiều cách để khảo nghiệm điều nầy. Trước tiên, với tiến trình của Tứ Giáo, trình bày một hướng đi về sự thật, tất cả những ý niệm tùy thuận cũng được khảo sát trong mối tương quan nầy. Điều nầy được Trí Khải gọi là Sinh Khởi (Sheng chi). Thứ nữa, Tứ Giáo và những khái niệm theo sau được phân biệt cạn sâu, tình phàm ý thánh phơi bày, và Viên giáo là chân lý phổ độ. Trí Khải dùng danh từ Đo lường và chọn lọc (Liao chien) hoặc Khai Hội (Kai-ho) hoặc Luận về thô tế ( Pan tsu miao). Ghi nhớ lối phân chia tiêu chuẩn nầy, hành giả biết được mình phải hướng về đâu. Nói cách khác, nếu hành giả hành trì pháp Thanh văn, Duyên giác theo Tạng giáo, hành giả được nhắc nhở rằng không nên trụ vào giáo pháp nầy mà nên tiến xa hơn vào Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo.

Bước sau cùng tạo lập thành phương thức trong cánh đồng minh triết của Trí Khải là hợp nhất tất cả học thuyết và ý tưởng bằng cách nói rõ rằng chân lý có trong vạn sự vạn vật. Với Trí Khải, biết thô hoặc tế của Tứ Giáo chưa phải là đủ, bởi vì Pháp tánh tối thượng tịch tĩnh, vô phân biệt hiển hiện thực tại đồng nhất và hợp nhất tất cả thực tại. Tuy nhiên, tại sao trước hết cần phải phân biệt vật nầy với vật khác trước khi vượt qua chúng? Hành giả có thể nào đạt đến mục tiêu cuối cùng mà không cần phải đi ngang qua quá trình phân biệt? Cái hiểu của chúng ta về phương cách của Trí Khải là khả năng của hành giả tiến đến chỗ vượt qua mọi phân biệt dựa vào chính sự nhận thức về sự phân biệt, là tiến trình vào được chân lý qua hành trì. Phân biệt là một bước cần thiết để đạt đến chỗ vô phân biệt. Hành giả phải nhận ra được rằng sự phân biệt sẽ là vô bổ nếu như tâm vô phân biệt không ló dạng, bởi vì tâm phân biệt là một chướng ngại cần phải vượt qua để thông đạt Pháp tánh.Vì vậy, phân biệt lại chính là một nhịp cầu bắc qua vùng tối thượng vô phân biệt và cần biết rõ bao lâu sự phân biệt nầy không bị hiểu lầm như mục tiêu giải thoát.

Làm thế nào hành giả có thể vượt qua sự phân biệt giữa thô và tế?. Trí Khải giới thiệu phương pháp Mở thô hiển tế ( kai tsu hsien miao) hoặc Kết thúc về tương đối và tuyệt đối, hoặc Quán tâm hoặc Kết luận về Tứ Tất Đàn.

(1) Mở thô hiển tế là phương cách của Trí Khải làm hiển lộ thực tại nền tảng giáo pháp của Thế Tôn, khẳng định rằng lý do Thế Tôn dạy những điều thô là để chuẩn bị cho người nghe nhận ra được những điều vi tế. Khi bản hoài nầy được phơi bày, giáo pháp thô hòa tan vào giáo pháp vi tế, bởi vì chân lý được đưa ra nằm trong tất cả giáo pháp, từ đó chúng sinh bình đẳng quy về cõi Phật.

(2) Bằng cách kết thúc những lập luận về tương đối và tuyệt đối, chân lý được chuyển đạt ở trong cả hai tương đối và tuyệt đối, tương đối được dùng để hiển thị tuyệt đối và sự bừng sáng của tuyệt đối tùy thuộc vào tương đối. Khi chân lý hiển lộ, những khái niệm đối nghịch về cả hai điều trên sẽ hội nhập vào một thực thể.

(3) Kết luận về Tứ Tất Đàn là phương cách của Trí Khải giải thích sự hiện diện về những giáo pháp khác nhau của Thế Tôn. Thực tại tối thượng như nguyên lý của vạn pháp mà Trí Khải mở bày đã không giới hạn cái thấy của Đại Sư về muôn trùng hiện hữu của thế giới hiện tượng như thực. Với lối nhìn siêu việt về thực tại, Tứ Tất Đàn được đưa ra để minh thị rằng mặc dù chỉ có một thực thể tối thượng, cách thức diễn đạt thực thể nầy có thể muôn mặt tùy thuận theo căn cơ và cảnh giới khác nhau của chúng sinh. Ngoài ra, cách nhìn về sự hội nhập Thể Tánh là mục tiêu sau cuối của giáo pháp Thế Tôn, Tứ Tất Đàn có thể được xem là bốn nấc thang hướng dẩn chúng sinh đạt đến Thể Tánh. Bước thứ nhất là nói lên khả năng của chúng sinh bằng cách giảng dạy về Thế Tục Đế; bước thứ hai là làm bừng dậy thiện tâm nơi mỗi chúng sinh; bước thứ ba là hàng phục tà tâm nơi chúng sinh và bước sau cùng là chuyển đạt chân lý siêu việt đạt đến giải thoát với Phật thừa. Với Phật thừa như điểm rốt ráo, hành giả vượt qua những khác biệt giữa hai giáo pháp thô, tế đạt đến chân như. Tóm lại, hoặc thô hay tế, cả hai đều hợp nhất vào tánh Phật.

Phương thức của Trí Khải được diễn tả như trên được áp dụng để khảo sát những phần quan trọng của tác phẩm. Thí dụ, với cấp bậc đầu tiên Tổng chú gồm bảy phần, phần đầu là giới thiệu định nghĩavà phần thứ nhì dẩn chứng liên hệ đến những định nghĩa, những khái niệm và những trích dẩn khác nhau từ bản kinh, thuộc về bước đầu. Phần thứ ba sinh khởi và phần thứ tư khai hội liên quan đến sự phân biệt của Ngũ Huyền (Five Sections) thuộc bước thứ hai. Phần thứ năm Đo lường và chọn lọc, phần thứ sáu Quán Tâm và phần thứ bảy Hội nhập những dị biệt liên hệ đến bước thứ ba, bởi vì phần nầy quy về sự xóa bỏ những dị biệt trong những đề mục khác nhau bằng cách nhấn mạnh rằng Ngũ Huyền hợp lực với sự liên tục của kinh điển.

Bậc thứ hai của phẩm Biệt Chú gồm năm phần phù hợp với công thức của Trí Khải bằng cách xếp năm phần theo tiến trình. Tất cả thực thể phải có tên, và như thế, Thích Danh là phần thứ nhất, và cũng có thể tìm thấy ở phần sau cùng. Khi chân lý có tên, chân lý nầy được gọi là sau rốt, đó là Thể. Vì thế, Hiển Thể là phần thứ hai. Với Thể như nền tảng, phần Minh Tông được thành lập như phần thứ ba làm hiển lộ giáo nghĩa Pháp Hoa như nguyên nhân và hậu quả của Phật tánh. Như kết quả, Luận Dụng là phần thứ tư với mục đích hiển thị năng lực bất khả tư nghì của kinh Pháp Hoa chỉ rõ hoài bảo của Thế Tôn hướng dẩn chúng sinh đạt đến Phật tánh. Phần cuối Phán Giáo tức phân loại những đặc điểm của giáo pháp là phần kết luận, trong đó tất cả những lời dạy của Thế Tôn hợp nhất như một toàn thể và được phân làm ba loại : đốn giáo, tiệm giáo và bất định giáo. Ba đặc tính của những giáo pháp nầy chỉ rõ rằng mặc dù Thế Tôn giáo pháp tùy thuận căn cơ chúng sinh, cứu cánh giáo pháp của Thế Tôn là một, đó là đưa chúng sinh đạt đến cội nguồn Phật tánh. Mục đích sự phân biệt những đặc tính của giáo pháp là để chỉ rõ chân lý là một sự hợp nhất của tất cả những thực tại hoặc Pháp, và chân lý nầy được nhận ra với sự thành tựu năng lực bất khả tư nghì của giáo nghĩa tối thượng Diệu Pháp Liên Hoa.

Nhìn về sự chú giải Tích Môn Thập Diệu bao gồm năm đề mục, đề mục đầu là giới thiệu định nghĩa, đề mục thứ hai là dẩn chứng đã xác định ý nghĩa của Thập Diệu và trích dẩn lời kinh phù hợp với Thập Diệu, đưa về bước đầu tiên. Đề mục thứ ba sinh khởi và thứ tư quảng chú hiển lộ chuỗi Thập Diệu và giải thích mỗi phần riêng biệt, đưa vào bước thứ hai. Đề mục thứ năm kết thúc về tương đối và tuyệt đối hợp nhất sự khác biệt củaThập Diệu bằng cách kết luận như tương đối và tuyệt đối, đưa vào bước thứ ba trong lập luận của Trí Khải.

Nhìn vào chú giải Bản Môn Thập Diệu bao gồm mười đề mục, năm đề mục đầu nằm trong phạm vi của bước đầu tiên trong tư tưởng Trí Khải. Đề mục đầu giải nghĩaThập Diệu. Đề mục thứ hai giải nghĩa theo thứ tự mười Thập Diệu. Đề mục thứ ba giải nghĩa sự tùy thuận giữa Bản Môn Thập Diệu và Tích Môn Thập Diệu. Đề mục thứ tư trình bày ý nghĩa của Thập Diệu được nói đến trong kinh Pháp Hoa. Đề mục thứ năm trình bày một sự giải thích rộng hơn về mỗi Diệu trong mười Diệu. Bưóc thứ hai trong lập luận của Trí Khải tìm thấy sự tương đương trong hai đề mục sáu và bảy liên quan đến sự phân biệt những sai khác giữa thô và tế.. Đề mục tám, chín và mười tương đương với bước thứ ba liên hệ đến sự hiển bài thực tại duy nhất. Đề mục thứ tám đưa ra Bản như chân lý tuyệt đối, từ đó Tích như chân lý tương đối khơi nguồn. Đề mục thứ chín nhấn mạnh xa hơn về sự siêu việt của Bản bằng cách liệt kê sự tương quan của những lợi ích khác nhau. Đề mục thứ mười tuyên nói rằng giải thoát thì cùng thực tại như tư tưởng quán chiếu vào tự tâm, vì từ đó có thể đạt đến giải thoát bằng tâm quán chiếu. (42)

4. Kết luận về đề tài thảo luận thứ nhất :

Phần trên là cái nhìn sơ lược về cấu trúc tác phẩm Huyền Nghĩa biểu hiện được rằng toàn bộ chú giải trong Huyền Nghĩa chẳng khác dòng suối tuôn tràn : phần sau nối tiếp phần trước trong một phạm vi rộng lớn. Hai thứ bậc trong tác phẩm nối liền nhau dưới những danh xưng tổng tướng và biệt tướng của kinh Pháp Hoa trong Ngũ Huyền. Cấp bậc thứ hai giải thích sâu hơn về Ngũ Huyền đã được trình bày trong phần một.

Hơn nữa, bố cục tác phẩm và bố cục học thuyết tạo nên Huyền Nghĩa. Bố cục tác phẩm Huyền Nghĩa được cấu tạo trong hai bậc chú giải : Tổng và Biệt. Bố cục học thuyết Huyền Nghĩa được trình bày qua Tứ giáo. Đó là, Tứ giáo là nguyên lý tiêu chuẩn được áp dụng để khảo sát tường tận mỗi phần chú giải. Một thí dụ rõ ràng phản ảnh trong cách chú giải của Trí Khải về Cảnh như Mười Hai Nhân Duyên và Tứ Đế. Hai phần nầy được hiểu qua bốn loại phù hợp với Tứ giáo. Kết quả là Trí Khải trình bày bốn phương tiện để hiểu Mười Hai Nhân Duyên và bốn phương tiện để hiểu Tứ Đế. Xa hơn, mười hai tri kiến được phân chia vào bốn nhóm phù hợp với Tứ giáo. Biểu trưng về hành trì cũng được mang ra dưới ánh sáng của Tứ giáo. Đặc biệt là mỗi một phần trong Tứ giáo có số lượng và cách hành trì khác nhau. Như kết quả từ những hành trì nầy, cũng có những thứ bậc chứng đắc khác nhau gọi là Vị, tùy thuộc Tứ giáo. Khi Tam Đế được khảo sát dưới ánh sáng Tứ giáo thấy có bốn ý nghĩa. Hẳn nhiên, Tứ giáo là nguyên lý rường cột Trí Khải tạo lập để dựng bố cục tác phẩm Huyền Nghĩa, nơi đó tất cả học thuyết Phật giáo hợp nhất và diễn bày như một toàn thể liên tục (mặc dù Trí Khải chỉ đưa ra một chú giải chi tiết ở những phần khác) (43) . Nói về ý nghĩa Tứ giáo của Trí Khải Đại Sư, Ng Yu Kwan viết:

Học thuyết thâm sâu và sáng tỏ của Trí Khải vì vậy vượt qua tất cả những học thuyết khác, không nên để rơi vào quên lãng. Giáo thuyết nầy hiển lộ đường lối độc nhất vô nhị của Trí Khải trong việc toát yếu kết thành pha lê giáo lý Phật và quan điểm của Đại Sư về Phật pháp viên diệu. (44)

Vấn đề căn bản là Trí Khải đã diễn bày tư tưởng của mình và chú giải kinh Pháp Hoa như thế nào qua cách bố cục tác phẩm ( đã phản ảnh sự tròn đầy, viên mật của một triết thuyết toàn vẹn), chúng ta đi dần về câu hỏi thứ hai liên quan đến kỷ thuật Trí Khải áp dụng trong cách diễn đạt tư tưởng của mình. Điều nầy sẽ hiển lộ sâu hơn nền minh triết của Đại Sư.